1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lý luận của chủ nghĩa mác – lênin về nhà nước xã hội chủ nghĩa liên hệ thực tiễn

28 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Lý do chọn đề tài Trong suốt quá trình lãnh đạo của nền cách mạng Việt Nam, vấn đề về chủ nghĩa, chính quyền và xây dựng đất nước lên Chủ Nghĩa xã hội với mục tiêu trở thành một xã hội

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT

- -

Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về nhà nước xã hội chủ nghĩa Liên hệ thực tiễn

Tiểu luận cuối kỳ môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học Mã môn học: LLCT120405_23_1_07

1 Đặng Thị Mỹ Hạnh 22132036 2 Nguyễn Hoàng Ngọc 22132101 3 Ngô Thị Thu Hiền 22132041 4 Nguyễn Lê Thùy Duyên 22132027 5 Lê Thị Kiều Giang 22132033 6 Nguyễn Chiến Công 21144156

GVHD: ThS Trần Ngọc Chung

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2023

Trang 2

DANH SÁCH NHÓM THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN 2 Nguyễn Chiến Công 21144156 100% 0794295350 3 Nguyễn Lê Thùy Duyên 22132027 100% 0935985624 4 Lê Thị Kiều Giang 22132033 100% 0983367817 5 Ngô Thị Thu Hiền 22132041 100% 0367941017

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 3

1.1 Sự ra đời, bản chất, chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa 3

1.1.1 Sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa 3

1.1.2 Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa 3

1.1.3 Chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa 4

1.2 Nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa 5

1.3 Tính tất yếu của việc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa 5

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 7

2.1 Tính tất yếu khách quan của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 7

2.2 Bản chất và đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 7

2.2.1 Bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 8

2.2.2 Đặc trưng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 8

2.3 Cơ sở nhà Nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 12

2.4 Chức năng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 13

2.5 Thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 14

2.5.1 Những kết quả đạt được 14

2.5.2 Những hạn chế tồn tại 15

2.5.3 Nguyên nhân hạn chế còn tồn tại 16

2.6 Giải pháp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 17

2.6.1 Tăng cường dân chủ xã hội chủ nghĩa 17

2.6.2 Đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước 17

2.6.3 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật 18

KẾT LUẬN 20

Trang 4

PHỤ LỤC – BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TRONG NHÓM 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 6

1

PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Trong suốt quá trình lãnh đạo của nền cách mạng Việt Nam, vấn đề về chủ nghĩa, chính quyền và xây dựng đất nước lên Chủ Nghĩa xã hội với mục tiêu trở thành một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân là mối quan tâm, nhiệm vụ và là mục tiêu hàng đầu của Đảng và nhà nước ta Do vậy chúng ta cần làm sáng tỏ về bản chất, nội dung, chức năng, đặc trưng của nó, tạo thành hệ thống quan điểm lý luận, định hướng cho việc hoàn thiện nhà nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Nhà nước Xã hội chủ nghĩa mang bản chất giai cấp công nhân, giai cấp này đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển xã hội chủ nghĩa, và lợi ích của giai cấp công nhân cũng là lợi ích của nhân dân lao động Họ là nguồn gốc và nền tảng của sự nghiệp xã hội này Lần đầu tiên trong lịch sử, nhà nước không nằm trong tay giai cấp bóc lột, mà nằm trong tay nhân dân, thực hiện dân chủ với nhân dân, chuyên chính với các thế lực thù địch của nhân dân Điều này đảm bảo rằng quyền lợi của nhân dân và sự phát triển của xã hội được đặt lên hàng đầu Nhà nước Xã hội chủ nghĩa thực hiện dân chủ, trong đó quyền lực thuộc về nhân dân và từ nhân dân Quyết định chính sách và quản lý xã hội được thực hiện dựa trên ý kiến và ý muốn của nhân dân, đồng thời hướng tới tiến bộ và công bằng cho toàn bộ xã hội Ngoài ra, nhà nước Xã hội chủ nghĩa chuyên chính với các thế lực thù địch của nhân dân, nhằm đảm bảo an ninh, độc lập và tự do cho toàn thể nhân dân Trong điều kiện hiện nay, nhà nước Xã hội chủ nghĩa và đặc biệt là nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã trở thành trụ cột và công cụ tổ chức quan trọng để thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân Nhà nước đại diện cho nhân dân, chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội và bảo vệ quyền lợi của nhân dân

Vì những lý do trên nên nhóm đã chọn đề tài: “Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước XHCN Liên hệ thực tiễn” để nghiên cứu nhằm hiểu rõ về lý luận của Mác-Lênin về nhà nước XHCN và cách áp dụng nó vào thực tế Đồng thời, cũng có thể khám phá những thách thức và cải tiến trong việc xây dựng nhà nước XHCN theo tư duy Mác-Lênin Qua đó, có thêm những kiến thức về loại hình nhà nước này và ứng dụng chúng

Trang 7

2

để xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và tiến bộ Mặc dù, nhóm chúng em đã cố gắng hết sức nhưng không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Vì vậy, chúng em rất mong nhận được sự góp ý của thầy để tiểu luận của chúng em được bổ sung đầy đủ và hoàn thiện hơn

Chúng em xin trân thành cảm ơn!

2 Mục tiêu nghiên cứu

Bài tiểu luận nghiên cứu khái quát lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về sự ra đời, bản chất, chức năng, nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa Nhờ đó sẽ thấy rõ tính tất yếu của việc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa Nghiên cứu phân tích việc áp dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào việc xây dựng và phát triển nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam Thông qua đó giúp người đọc có thể hiểu về mối quan hệ giữa lý luận xã hội chủ nghĩa và thực tiễn của nó một cách cụ thể, rõ ràng

Trang 8

3

CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

1.1 Sự ra đời, bản chất, chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa

1.1.1 Sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa

Đã từ rất lâu trong lịch sử đã luôn tồn tại khát vọng về một xã hội công bằng, dân chủ, bình đẳng và bác ái Nơi mà con người được tôn trọng, bảo vệ và có điều kiện để phát triển tự do tất cả năng lực của mình không phân chia tầng lớp Để thoát khỏi sự áp bức bất công và tiến lên xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng thì cuộc cách mạng do giai cấp vô sản và nhân dân lao động đã được tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Từ đó mà nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời Tuy nhiên, tùy vào đặc điểm và điều kiện của mỗi quốc gia, sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng như việc tổ chức chính quyền sau cách mạng có những đặc điểm, hình thức và phương pháp phù hợp

Chẳng hạn như nước ta, hơn 30 năm mới đổi, nhận thức về dân chủ xã hội chủ nghĩa, vị trí, vai trò của dân chủ ở nước ta có nhiều điểm mới Trước hết, Đảng khẳng định một trong những đặc trưng của xã hội Việt Nam là do nhân dân làm chủ Với mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

Nói chung thì điểm chung của các nhà nước xã hội chủ nghĩa đều là tổ chức thực hiện quyền lực của nhân dân, là cơ quan đại diện cho ý chí của nhân dân, thực hiện việc tổ chức quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội của nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng

Cộng sản Tóm lại, nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước mà ở đó, sự thống trị chính trị thuộc về giai cấp công nhân, do cách mạng xã hội chủ nghĩa sản sinh ra và có sứ mệnh xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, đưa nhân dân lao động lên làm chủ trên tất cả các mặt của đời sống xã hội trong một xã hội phát triển cao – xã hội xã hội chủ nghĩa

1.1.2 Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa

Nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước mới, có bản chất khác với bản chất của các kiểu nhà nước bóc lột trong lịch sử

Về chính trị, nhà nước xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp công nhân, giai

cấp có lợi ích phù hợp với lợi ích chung của quần chúng nhân dân lao động Ở xã hội này, giai cấp vô sản là lực lượng giữ địa vị thống trị về chính trị nhằm giải phóng giai

Trang 9

4

cấp mình và giải phóng tất cả các tầng lớp nhân dân lao động khác trong xã hội Ở Việt Nam, bản chất dân chủ xã hội chủ nghĩa là dựa vào Nhà nước xã hội chủ nghĩa và sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân Đảng luôn xác định xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển xã hội, là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa Dân chủ gắn liền với kỷ cương và phải có chế độ hóa bằng luật, được pháp luật bảo đảm, Bản chất dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam được thực hiện thông qua các hình thức dân chủ gián tiếp và dân chủ trực tiếp

Về kinh tế, bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa chịu sự quy định của cơ sở kinh

tế của xã hội xã hội chủ nghĩa, đó là quan hệ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu Do đó, không còn tồn tại quan hệ sản xuất bóc lột Nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa là một bộ máy chính trị - hành chính, một cơ quan cưỡng chế, vừa là một tổ chức quản lý kinh tế - xã hội của nhân dân lao động, nó không còn là nhà nước theo đúng nghĩa, mà chỉ là “nửa nhà nước” Việc xây dựng dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam diễn ra trong điều kiện xuất phát từ một nền kinh tế kém phát triển, lại chịu hậu quả của chiến tranh tàn phá nặng nề Cùng với đó là những tiêu cực trong đời sống xã hội chưa được khắc phục triệt để, âm mưu “diễn biến hòa bình”, làm ảnh hưởng đến bản chất tốt đẹp của chế độ dân chủ nước ta, làm suy giảm động lực phát triển của đất nước

Về văn hóa, xã hội, nhà nước xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên nền tảng tinh

thần là lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và những giá trị văn hóa tiên tiến, tiến bộ của nhân loại, đồng thời mang những bản sắc riêng của dân tộc

Thực tiễn cho thấy, bản chất đẹp và tính ưu việt của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam càng ngày càng thể hiện giá trị lấy dân làm gốc Đây là chế độ bảo đảm quyền làm chủ trong đời sống của nhân dân từ chính trị, kinh tế cho đến văn hóa, xã hội; đồng thời phát huy tích cực, sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa

1.1.3 Chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa

Tùy theo góc độ tiếp cận, chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa được chia thành các chức năng khác nhau Căn cứ vào phạm vi tác động của quyền lực nhà nước, chức năng của nhà nước được chia thành chức năng đối nội và chức năng đối ngoại Các chức năng đối nội là chức năng bảo đảm ổn định chính trị, an ninh, an toàn xã hội, bảo vệ các quyền và lợi ích cơ bản của công dân Các chức năng đối ngoại: Chức năng bảo

Trang 10

5

vệ tổ quốc, củng cố quốc phòng để bảo vệ độc lập dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của các nước XHCN; chức năng củng cố, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước

Ngoài ra căn cứ vào lĩnh vực tác động của quyền lực nhà nước, chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa được chia thành chức năng chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, Căn cứ vào tính chất của quyền lực nhà nước, chức năng của nhà nước được chia thành chức năng giai cấp (trấn áp) và chức năng xã hội (tổ chức và xây dựng) Trong nhà nước xã hội xã hội chủ nghĩa, mặc dù vẫn còn chức năng trấn áp, nhưng đó là bộ máy do giai cấp công nhân và nhân dân lao động tổ chức ra để trấn áp giai cấp bóc lột đã bị lật đổ và những phần tử chống đối để bảo vệ thành quả cách mạng, giữ vững an ninh chính trị, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội V.I.Lênin cho rằng, vấn đề quản lý và xây dựng kinh tế là then chốt, quyết định Tóm lại, cải tạo xã hội cũ, xây dựng thành công xã hội mới là nội dung chủ yếu và mục đích cuối cùng của nhà nước xã hội chủ nghĩa

1.2 Nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa

Nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa trước hết đó là quản lí kinh tế gồm: tạo lập môi trường; định hướng, hướng dẫn; tổ chức; điều tiết; kiểm tra và xử lý các vi phạm Thứ hai là xây dựng phát triển không ngừng cơ sở vật chất để phục vụ cũng như đáp ứng điều kiện phát triển Thứ ba, quản lý văn hóa xã hội Điều này góp phần ổn định an ninh, trật tự xã hội Thứ tư, giáo dục đào tạo phát triển toàn diện nhằm nâng cao tri thức cho toàn xã hội Cuối cùng, không ngừng mở rộng các mối quan hệ hợp tác quốc tế để thúc đẩy phát triển, hội nhập thế giới

1.3 Tính tất yếu của việc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa:

Thứ nhất, tính tất yếu của nhà nước xã hội chủ nghĩa bắt nguồn từ mối quan hệ

biện chứng giữa thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và chuyên chính vô sản (tức nhà nước xã hội chủ nghĩa) CNTB được xây dựng trên cơ sở chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, dựa trên chế độ áp bức bóc lột Còn CNXH xây dựng trên cơ sở công hữu tư liệu sản xuất là chủ yếu, không còn các giai cấp đối kháng, không còn chế độ áp bức, bóc lột Bản chất của thời kỳ quá độ ấy là quá độ về chính trị, chuyên chính vô sản là bản chất của thời kỳ quá độ

Thứ hai, thực tiễn của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Dù sự phát triển của

CNTB có ở mức cao đến mấy thì cũng chỉ tạo ra tiền đề vật chất – kỹ thuật, điều kiện

Trang 11

6

hình thành các quan hệ xã hội mới- xã hội XHCN Đối với những nước chưa trải qua công nghiệp hóa, hiện đại hóa tiến lên CNXH thì thời kỳ quá độ có thể phải kéo dài với nhiệm vụ trọng tâm là tiến hành công nghiệp hóa XHCN Nhà nước XHCN đóng vai trò đảm bảo sự lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với toàn xã hội, đảm bảo cho lực lượng xã hội to lớn này thành lực lượng có tổ chức Xây dựng CNXH là nhiệm vụ cực kỳ khó khăn, phức tạp, đòi hỏi Đảng phải nỗ lực vươn lên cả về phẩm chất chính trị tư tưởng, cả về trình độ trí tuệ và năng lực lãnh đạo

Trang 12

7

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

2.1 Tính tất yếu khách quan của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền chủ nghĩa xã hội Việt Nam

Ở Việt Nam, khái niệm “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” lần đầu tiên được nêu ra tại Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII và tiếp tục được khẳng định tại Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng Tại Đại hội Đảng lần thứ XII, Đảng ta tiếp tục khẳng định quan điểm về đẩy mạnh nhiệm vụ xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân: “Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của hệ thống chính trị Hoàn thiện thể chế, chức năng, nhiệm vụ, phương thức và cơ chế vận hành, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của nhà nước pháp quyền XHCN” Xây 1

dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay là yếu tố cơ bản đảm bảo các tổ chức và hoạt động của nhà nước tuân thủ theo đúng quy định pháp luật, đảm bảo chủ quyền và quyền tự do dân chủ của người dân, giúp người dân có quyền tham gia vào quản lý, kiểm soát bộ máy nhà nước khơi dậy sức sống và sự sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Đại hội XII của Đảng đã chỉ rõ: “Xây dựng Nhà nước pháp quyền phải tiến hành đồng bộ cả luật pháp, hành pháp, tư pháp và được tiến hành đồng bộ với đổi mới hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; gắn với đổi mới kinh tế, văn hóa, xã hội Tiếp tục hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp và pháp luật” 2

Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bảo vệ, phát huy quyền con người, quyền công dân, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong điều kiện mới Xây dựng nhà nước pháp quyền là một đòi hỏi tất yếu, khách quan và phù hợp với xu thế phát triển lịch sử chung của xã hội loài người, bởi nhà nước pháp quyền là một giá trị chung của nhân loại trên con đường phát triển tiến bộ

2.2 Bản chất, đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần ⅩⅢ, t Ⅰ, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr 174

2 Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần Ⅻ, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.175

Trang 13

8

2.2.1 Bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Điều 2 Hiến pháp năm 2013 khẳng định:

“Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.3

Bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Hiến pháp 2013 là nhà nước của dân, do dân và vì dân Cụ thể:

– Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước;

– Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của tất cả các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam, là biểu hiện tập trung của khối đại đoàn kết toàn dân tộc;

– Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng trong mối quan hệ giữa nhà nước và công dân;

– Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước dân chủ và pháp quyền

Nhà nước bảo đảm cho nhân dân thực sự tham gia vào quản lý nhà nước và quản lý xã hội, đảm bảo quyền ứng cử cũng như quyền bầu cử của nhân dân, thực sự có quyền lựa chọn những người đại biểu xứng đáng của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước 2.2.2 Đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Thứ nhất, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Ðảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo

Đặc trưng này có cơ sở pháp lý được hiến định tại Điều 4 Hiến pháp năm 2013, thể hiện tính đặc thù của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phù hợp với hệ thống chính trị của Việt Nam khi Nhà nước được tổ chức và hoạt động dưới sự lãnh đạo của một Đảng duy nhất cầm quyền - Đảng Cộng sản Việt Nam Từ đó càng đề cao vị trí bất biến và vai trò quan trọng của Đảng, là kim chỉ nam đối với mọi hoạt động trong công cuộc đi lên xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

3 Điều 2 Hiến pháp năm 2013

Trang 14

9

Thứ hai, Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân

Đặc trưng này có cơ sở pháp lý được hiến định tại Điều 2 Hiến pháp năm 2013, thể hiện được bản chất dân chủ của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, giúp phân biệt Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ta với các Nhà nước khác trên thế giới Nhân dân được phép thực hiện quyền làm chủ của mình dưới hai hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan có thẩm quyền khác của Nhà nước Nhà nước theo đó phải bảo đảm được trách nhiệm tôn trọng và thúc đẩy quyền làm chủ của nhân dân, đặt nhân dân ở vị trí trung tâm, mọi chính sách đặt ra cũng đều nhằm mục tiêu xây dựng và thực thi một nền dân chủ thực sự, đồng nghĩa với việc thực hiện tốt cả dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện, bám sát phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”

Thứ ba, quyền con người, quyền công dân được công nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ theo Hiến pháp và pháp luật

Đặc trưng này có cơ sở pháp lý được hiến định tại Điều 14 Hiến pháp năm 2013 Công nhận, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân vừa là bản chất, vừa là mục tiêu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Các quyền cơ bản, thiêng liêng của mỗi con người, mỗi công dân như quyền sống, quyền bình đẳng, quyền mưu cầu hạnh phúc,… đều được Nhà nước công nhận, ghi nhận trong Hiến pháp và được bảo đảm thực hiện thông qua các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan Nhà nước có trách nhiệm tạo mọi điều kiện cho công dân thực hiện và thụ hưởng đầy đủ các quyền của mình theo đúng các quy định của pháp luật, bất cứ chủ thể nào có hành vi xâm phạm đến quyền con người, quyền công dân đều sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật Suy cho cùng, tất cả đều là nhằm bảo đảm mục tiêu lấy con người làm trung tâm của nguồn lực phát triển xã hội, vì một mục tiêu dân giàu, nước mạnh, “lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”

Thứ tư, Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật

Đặc trưng này có cơ sở pháp lý được hiến định tại Điều 8 Hiến pháp năm 2013, là đặc trưng mang tính phổ biến, xuyên suốt bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Cụ thể:

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo

Ngày đăng: 08/04/2024, 19:05

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w