Có thể nói, hoạt động truyền thông về di sản Tràng An đang đứng trước rất nhiều những thách thức đòi hỏi các tổ chức liên quan phải nỗ lực để phát huy hiệu quả những tiềm năng và lợi thế
Trang 1ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
TRUYỀN THÔNG VỀ DI SẢN THẾ GIỚI Ở VIỆT NAM
QUA BÁO CHÍ ĐỐI NGOẠI
(TRƯỜNG HỢP QUẦN THỂ DANH THẮNG TRÀNG AN,
NINH BÌNH)
LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU: Xã hội và Nhân văn
CHUYÊN NGÀNH: Văn hóa – nghệ thuật
Mã số công trình:
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
Chương 1: LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG DI SẢN, BÁO CHÍ ĐỐI NGOẠI VÀ KHÁI QUÁT QUẦN THỂ DANH THẮNG TRÀNG AN, NINH BÌNH 7
1.1 Lý luận về truyền thông di sản 7
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 7
1.1.2 Nguyên tắc truyền thông di sản qua kênh báo chí đối ngoại 13
1.2 Khái quát quần thể di sản danh thắng Tràng An 17
1.2.1 Đặc điểm quần thể di sản 17
1.2.2 Quá trình hình thành và công nhận di sản thế giới quần thể di sản 18
1.2.3 Giá trị nổi bật của quần thể di sản 23
1.3 Vai trò của truyền thông di sản 26
Tiểu kết chương 1 28
Chương 2: TRUYỀN THÔNG DI SẢN QUẦN THỂ DANH THẮNG TRÀNG AN QUA BÁO CHÍ ĐỐI NGOẠI 29
2.1 Giới thiệu chủ thể truyền thông 29
2.1.1 Kênh truyền hình đối ngoại VTV4 29
2.1.2 Báo mạng điện tử Vietnamplus 30
2.2 Thực trạng về truyền thông di sản quần thể danh thắng Tràng An trên kênh truyền hình đối ngoại VTV4 và Báo điện tử Vietnamplus 31
2.2.1 Trên kênh truyền hình đối ngoại VTV4 31
2.2.2 Trên báo mạng điện tử Vietnamplus 33
2.3 Nội dung truyền thông di sản quần thể danh thắng Tràng An qua báo chí đối ngoại 34
2.3.1 Kênh truyền hình đối ngoại VTV4 35
2.3.2 Báo mạng điện tử Vietnamplus 38
2.4 Đánh giá hoạt động truyền thông di sản qua báo chí đối ngoại 39
2.4.1 Mặt tích cực 39
2.4.2 Mặt hạn chế 41
Tiểu kết chương 2 42
Chương 3: GÓC NHÌN CỦA SINH VIÊN NGÀNH VĂN HOÁ TRUYỀN THÔNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC LÀM TRUYỀN THÔNG CỦA BẢN THÂN TRONG TƯƠNG LAI 43
3.1 Các yếu tố tác động đến truyền thông di sản qua báo chí đối ngoại qua góc nhìn của sinh viên ngành văn hoá truyền thông 43
Trang 33.1.1 Xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế 43
3.1.2 Sự phát triển của các phương tiện truyền thông mới 44
3.1.3 Nhu cầu thông tin của công chúng nước ngoài 46
3.1.4 Quan điểm của Đảng và Chính Phủ về thông tin đối ngoại 47
3.2 Giải pháp nâng cao năng lực làm truyền thông của bản thân trong tương lai 48
3.2.1 Xây dựng năng lực chuyên môn ngành truyền thông thông qua tuyên truyền, tập huấn 49
3.2.2 Xây dựng năng lực chuyên môn ngành truyền thông thông qua học tập, lắng nghe từ những người cùng chuyên môn 50
3.2.3 Xây dựng năng lực chuyên môn ngành truyền thông thông qua áp dụng công nghệ hiện đại 51
3.2.4 Xây dựng năng lực chuyên môn ngành truyền thông thông qua rèn luyện kỹ năng tư duy, sáng tạo 51
Tiểu kết chương 3 52
KẾT LUẬN 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
PHỤ LỤC 56
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hiện nay, truyền thông đã và đang trở thành một trong những lĩnh vực có vaitrò quan trọng trong phát triển hình ảnh, thương hiệu của mỗi quốc gia Truyềnthông không chỉ là phương tiện quảng bá hình ảnh thương hiệu, thu hút công chúngtrong và ngoài nước biết đến nhiều hơn, rõ nét hơn về giá trị của di sản thế giới, mà
nó còn là “đòn bẩy” cho sự hợp tác và giao lưu quốc tế, góp phần khẳng định sứcmạnh và vị trí của mỗi quốc gia Chính vì sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệptruyền thông, rất nhiều các quốc gia đã liên tục mạnh tay đầu tư cho truyền thông đểnhằm phát triển hình ảnh, thương hiệu di sản văn hóa cho chính quốc gia của mình
Trong thời kỳ nền kinh tế mở cửa và hội nhập sâu rộng, truyền thông chính làcầu nối giữa nền văn hóa - kinh tế - chính trị giữa các quốc gia… Nhưng điều nàyđồng thời sẽ tạo ra những thách thức, sự cạnh tranh về sản phẩm, về nhân lực, giá
cả, đầu tư Vì vậy mỗi quốc gia, mỗi địa điểm di sản thế giới cần xây dựng “thươnghiệu” cho riêng mình, nghĩa là tạo ra những điểm khác biệt, vượt trội hơn các địađiểm khác Chính vì vậy, bài toán về xây dựng “thương hiệu di sản” thông qua cáckênh truyền thông sẽ cần phải được đề ra và cần phải có những phương pháp phùhợp để phát triển Truyền thông hình ảnh di sản được thực hiện thông qua nhiềuphương thức và phương tiện khác nhau, trong đó có báo chí đối ngoại
Với thế mạnh của mình, quần thể di sản thế giới Tràng An - Ninh Bình chứađựng những yếu tố quan trọng, trở thành một di sản được nhiều du khách biết đến.Đây là một trong những biểu tượng của du lịch Việt Nam, có sức ảnh hưởng mạnh
mẽ trong khu vực Đông Nam Á và thế giới Năm 2014, nơi đây được UNESCOcông nhận là di sản thế giới kép và được Chính phủ Việt Nam xếp hạng di tích quốcgia đặc biệt quan trọng, mang đầy đủ các giá trị về địa chất - địa mạo, lịch sử - vănhóa, tâm linh… Ngoài ra, Tràng An (Ninh Bình) còn là điểm kết nối với các khuvực du lịch di sản lân cận khác: Hà Nội, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Tuynhiên, thực tế hiện nay, di sản thế giới Tràng An vẫn chưa phát triển xứng đáng vớitiềm năng vốn có của mình Rất nhiều khách du lịch quốc tế còn chưa hiểu hoặcchưa biết đến về quần thể danh thắng Tràng An Cơ sở thông tin đối ngoại còn nhiềurời rạc, chưa có tính cụ thể hay xác thực, khó tiếp cận với công chúng một cách hiệu
Trang 5quả Có thể nói, hoạt động truyền thông về di sản Tràng An đang đứng trước rấtnhiều những thách thức đòi hỏi các tổ chức liên quan phải nỗ lực để phát huy hiệuquả những tiềm năng và lợi thế của một di sản thế giới.
Xuất phát từ thực tiễn thiết thực và tính cấp bách của vấn đề, chúng em đãlựa chọn đề tài: “Truyền thông di sản thế giới ở Việt Nam qua báo chí đối ngoại(trường hợp di sản Thế giới Quần thể Danh thắng Tràng An - Ninh Bình)” nhằm tìmhiểu được cách thức truyền thông di sản thế giới qua kênh đối ngoại và qua đó, rút
ra bài học kinh nghiệm cho quá trình làm truyền thông trong tương lai cho bản thân
2 Tình hình nghiên cứu
Trong thời kỳ hội nhập, việc truyền thông thương hiệu di sản văn hóa Thếgiới, cụ thể là Quần thể Danh thắng Tràng An tới Quốc tế là một việc làm ý nghĩa,khẳng định được vị trí của Việt Nam trong con mắt bạn bè Quốc tế Mới được đưavào danh sách di sản Thế giới năm 2014, những vấn đề truyền thông thương hiệuQuần thể Danh thắng Tràng An chưa được nổi bật và chú trọng nhiều qua các kênhtruyền thông đối ngoại Tuy nhiên, trong giới học thuật và tạp chí chuyên ngành củanước ngoài cũng đã có sự quan tâm và xây dựng nhiều bài nghiên cứu, chia sẻ về disản này
Một số công trình tiêu biểu phải kể đến:
+ Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến di sản Thế giới ở Việt Nam:Sách Di sản thế giới ở Việt Nam của Tổng cục Du lịch (Trung tâm du lịch) do NXBThanh Niên phát hành, Tri thức Bách Khoa: Các nền văn minh và di sản Thế giớicủa Lê Quang, Di sản Thế giới ở Việt Nam của Trần Mạnh Thường, Việt Nam vớinhững di sản Thế giới của Kim Nguyễn, Di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu tỉnhNinh Bình của Nguyễn Mạnh Cường, Sách Việt Nam với những di sản thế giớiNXB Hồng Đức, Phát triển bền vững du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị disản văn hóa và thiên nhiên thế giới- quần thể danh thắng Tràng An của Tiến sĩ BùiThành Đông (Trong Kỷ yếu hội thảo khoa học “Văn hóa và con người Ninh Bìnhtrong phát triển bền vững”)
+ Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến báo chí đối ngoại: Giáo trìnhTruyền thông đối ngoại của Lê Thanh Bình, Truyền thông Quốc tế của Đinh NgọcDũng, Tổng quan truyền thông Quốc tế: Dành cho người làm công tác thông tin đối
Trang 6ngoại của Lê Thanh Bình, Thông tin đối ngoại Việt Nam - Một số vấn đề lý luận vàthực tiễn của Phạm Minh Sơn, Giáo trình Tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí đốingoại và truyền thông quốc tế của tác giả Nguyễn Ngọc Oanh, Nguyễn Thị ThươngHuyền Đây là những công trình nghiên cứu khai thác thông tin về báo chí đối ngoại
và truyền thông đối ngoại, thông qua những công trình nghiên cứu trên đề tài nghiêncứu sẽ chính xác và có tính xác thực hơn
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Đề tài được nghiên cứu hoạt động truyền thông di sản thế giới – quần thểdanh thắng Tràng An trên các kênh truyền thông đối ngoại Thông qua việc phântích thực trạng hoạt động truyền thông di sản trên Kênh truyền hình đối ngoạiVTV4 và Báo mạng điện tử Vietnamplus đưa ra được một số giải pháp cho bản thântrong quá trình tiếp cận với ngành truyền thông trong tương lai
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa lý luận về truyền thông di sản
- Phân tích thực trạng hoạt động truyền thông di sản quần thể danh thắngTràng An qua báo chí đối ngoại
- Đưa ra những định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quảng báthương hiệu di sản Thế giới Quần thể Danh thắng Tràng An (Ninh Bình) qua báo chíđối ngoại
4 Đối tượng, và phạm vi nghiên cứu
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp tập hợp, sưu tầm, đánh giá, phân tích tài liệu: dựa trên sách,báo, báo điện tử, tạp chí điện tử, internet, mạng xã hội, các bài viết có liên quan
Trang 7nhằm tìm hiểu về hoạt động truyền thông di sản tại các di sản thế giới ở Việt Nam(cụ thể là ở quần thể danh thắng Tràng An - Ninh Bình).
- Phương pháp đối chiếu, so sánh: So sánh, đối chiếu hoạt động và hiệu quảhoạt động truyền thông di sản Tràng An với một số di sản thế giới khác ở Việt Nam
- Phương pháp phỏng vấn, khảo sát: Để có được những nhận định kháchquan và hiểu biết sâu sắc về truyền thông đối ngoại di sản thiên nhiên thế giới, cụthể là trường hợp Quần thể Danh thắng Tràng An, nhóm nghiên cứu đã tiến hànhphỏng vấn, khảo sát ngay tại sinh viên ngành văn hóa truyền thông và ngành vănhóa đối ngoại tại Khoa Văn hóa học - Trường Đại học Văn hóa Hà Nội để có thêmthông tin toàn diện cho đề tài
6 Ý nghĩa của đề tài
Điều tra, khảo sát để có cái nhìn tổng quát về các vấn đề cũng như hiệu quảđạt được từ truyền thông thương hiệu di sản Quần thể danh thắng Tràng An thôngqua các phương tiện đại chúng quốc tế Trên cơ sở đó đề ra những định hướng cụthể, giải pháp tối ưu nhằm phát triển mạnh mẽ tiềm lực truyền thông của bản thân
Trang 8Chương 1
LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG DI SẢN, BÁO CHÍ ĐỐI NGOẠI
VÀ KHÁI QUÁT QUẦN THỂ DANH THẮNG TRÀNG AN, NINH BÌNH 1.1 Lý luận về truyền thông di sản
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1 Khái niệm di sản
Theo Y Ahmad (2006), hiện nay có không dưới 40 văn bản mang tính quốc
tế và quốc gia liên quan đến vấn đề di sản và bảo tồn di sản chủ yếu do UNESCO(Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc) và ICOSMOS (Hội đồng
di tích và di chỉ Quốc tế) ban hành Trong các văn bản này, người ta mới quan tâmđến các di sản văn hóa, ít quan tâm đến các loại hình di sản khác bao gồm di sản tựnhiên Vì vậy một định nghĩa chung về di sản chưa được thể hiện rõ Theo Y.Ahmad (2006), UNESCO và ICOSMOS hiểu khái niệm di sản từ Hiến chươngVenice khác nhau vào những năm 1960 UNESCO định nghĩa di sản là các tài sảnvăn hóa trong khi ICOSMOS lại định nghĩa di sản là các di tích và các di chỉ Kháiniệm này được thống nhất hơn trong Công ước của UNESCO năm 1972 về bảo tồncác di sản văn hóa và tự nhiên Trong các văn bản trên, người ta có thể hiểu di sảnbao gồm những loại hình nào nhưng chưa có một định nghĩa rõ ràng nào về di sản.Hiệp hội Lý luận về Di sản Quốc gia, Hội đồng thuật ngữ Quebec (1980) đã địnhnghĩa “di sản là các tác phẩm hoặc sản phẩm kết hợp giữa tự nhiên và con người, ởtrạng thái nguyên vẹn của nó, tạo nên môi trường mà con người sinh sống theokhông gian và thời gian Di sản là một thực thể, sở hữu của cộng đồng, và có giá trị
kế thừa mà chúng ta cần phải thừa nhận và tham gia bảo tồn chúng” Tuy nhiên,trong Bản Hiến chương về Bảo tồn di sản ở Quebec do ICOSMOS Canada ban hànhnăm 1982 lại cho rằng di sản là một thuật ngữ bao gồm nhiều khái niệm (acomprehensive term) trong đó có 3 thực thể chính: văn hoá vật chất (tài sản vănhoá), môi trường địa lý và môi trường nhân văn Văn hóa vật chất hay tài sản vănhóa không chỉ bao gồm các kiến trúc thông thường và phổ biến mà còn bao gồm tất
cả các bằng chứng vật chất như các hiện vật khảo cổ và dân tộc học, hình tượng, tàiliệu lịch sử; đồ trang trí, nghệ thuật hay nói tóm lại là môi trường vật chất xungquanh ta Môi trường địa lý, như bờ biển tự nhiên, núi non, đồng bằng - cảnh quan
Trang 9thiên nhiên có giá trị độc đáo về thẩm mỹ, đại diện; và môi trường con người baogồm các nhóm người có phong tục và truyền thống riêng, đặc biệt hoặc cách sốngcủa họ thích nghi với điều kiện môi trường cụ thể nào đó Trong định nghĩa nảy,ICOSMOS đã bao hàm cả các môi trường tự nhiên có gắn với các hoạt động củacon người hay cảnh quan văn hóa là kết quả tương tác giữa môi trường tự nhiên vàcon người.
1.1.1.2 Di sản thế giới
Khái niệm Di sản thế giới được đề cập chính thức trong Công ước về di sảnvăn hóa và thiên nhiên thế giới năm 1972 Theo đó, di sản thế giới là những di sảnvăn hóa và di sản thiên nhiên có giá trị ngoại hạng và vì vậy cần được bảo tồn Nhưvậy, di sản thế giới là di chỉ, di tích hay danh thắng của một quốc gia như rừng, dãynúi, hồ, sa mạc, tòa nhà, quần thể kiến trúc hay thành phố do các nước có thamgia Công ước Di sản thế giới đề cử cho Ủy ban Di sản thế giới, được công nhận vàquản lý bởi UNESCO Sau đó UNESCO sẽ lập danh mục, đặt tên và bảo tồn những
vị trí nổi bật về văn hóa hay đặc điểm tự nhiên cho di sản nhân loại chung Những
vị trí được đưa vào danh sách di sản thế giới có thể được nhận tiền từ Quỹ Di sảnthế giới theo một số điều kiện nào đó Ủy ban này được thành lập bởi Công ước vềBảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, gọi tắt là Công ước Di sản thế giới,
nó được Đại hội đồng UNESCO chấp nhận vào ngày 16 tháng 11 năm 1972 Trong
hệ thống các danh hiệu của UNESCO, di sản thế giới chính là danh hiệu danh giá vàlâu đời nhất
1.1.1.3 Truyền thông di sản
+) Khái niệm về truyền thông:
Thuật ngữ truyền thông có nguồn gốc từ tiếng La tinh “Commune” với nghĩa
là “chung” hay “cộng đồng” Theo đó: Nội hàm của nó là nội dung, cách thức, conđường, phương tiện để đạt đến sự hiểu biết lẫn nhau giữa những cá nhân với cánhân, cá nhân với cộng đồng xã hội Nhờ truyền thông - giao tiếp mà con người tựnhiên trở thành con người xã hội
Truyền thông, truyền thông đại chúng hay phương tiện thông tin đại chúng lànhững thuật ngữ rất phổ biến trong thời đại khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển
Nó có vai trò của thông tin và có ý nghĩa to lớn trong một xã hội mở, sự hội nhập,
Trang 10tương tác, liên thông giữa lĩnh vực, các ngành, các mặt trong đời sống diễn ra rất đadạng, phức tạp, chặt chẽ
Truyền thông là một lĩnh vực rất rộng, các hoạt động của truyền thông baogồm các hoạt động truyền đạt, thông báo, tuyên truyền, quảng bá thông tin Đó làquá trình trao đổi thông điệp giữa các thành viên hay các nhóm người trong xã hộinhằm đạt được sự hiểu biết lẫn nhau, để từ đó chia sẻ ý tưởng hay hành động vì mộtmục đích nhất định
Truyền thông theo định nghĩa hẹp là “sự trao đổi tin tức hoặc thông báo”,còn nghĩa rộng, theo UNESCO là hoạt động của cá nhân hoặc tập thể bao gồm toàn
bộ những chuyển giao và trao đổi ý niệm, sự việc, dữ kiện
Xuất phát từ những hình thức truyền thông đơn giản, rồi dần dần con ngườiphát minh ra những hình thức truyền thông phức tạp và hiện đại hơn như truyềnhình, Internet, vệ tinh nhân tạo Và chính những phương tiện thông tin hiện đại đódần trở thành những công cụ không thể thiếu được để đảm bảo sự hoạt động ổn địnhcủa mỗi nền kinh tế cũng như mỗi chế độ xã hội
Không những thế, truyền thông còn đáp ứng nhu cầu nhận thức của conngười Con người không chỉ nắm bắt được những gì liên quan giữa bản thân mình
và cuộc sống phong phú xung quanh mà còn đánh giá được khả năng, xác địnhđúng cách thức, phương hướng cho những hành vi và hoạt động tiếp theo từ quátrình truyền thông
Dẫu vậy, chúng ta cũng cần nhắc đến một khái niệm đó là “truyền thôngmới” Truyền thông với các di sản văn hóa là hai phạm trù song hành để tạo nênhiệu quả xã hội mà ở các nước phát triển người ta đã thực hành từ lâu Theo đó,những giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể đã đến được với công chúng, vớinhững nhà quản lý, khiến cho di sản phát huy được tác dụng, khắc phục được nhữngbất cập, tránh được những nguy cơ hủy hoại di sản từ thiên nhiên và con người
+) Khái niệm hoạt động truyền thông:
Hoạt động truyền thông có vai trò quan trọng, phản ánh trung thực mọi hoạtđộng của đời sống xã hội đến công chúng và là cầu nối để công chúng tiếp nhận,phản hồi thông tin Càng ngày, mức độ công khai của hoạt động truyền thông đếncông chúng ngày càng được mở rộng Ngoài những ấn phẩm như sách, báo, tờ gấp
Trang 11các phương tiện truyền thông đại chúng khác như phát thanh, truyền hình, báo điện
tử, báo in cùng với các hội nghị, hội thảo đã và đang góp phần thúc đẩy hoạt độngtruyền thông mạnh mẽ
Hoạt động truyền thông có thể tác động vào ý thức xã hội để xác lập và củng
cố hệ thống tư tưởng chính trị thống nhất, qua đó, liên kết các thành viên rời rạc thànhmột khối đoàn kết Trong định hướng dư luận xã hội, việc lựa chọn góc độ thông tin
và hàm lượng thông tin phân tích và bình luận trong mỗi sản phẩm truyền thông có ýnghĩa quan trọng Với mỗi sự kiện, vấn đề, khi được hoạt động truyền thông đề cậpcấp đến sẽ tạo ra sự ảnh hưởng tới dư luận xã hội về sự kiện, vấn đề đó
+) Khái niệm về truyền thông di sản:
Hiện nay, chưa có nhiều tài liệu thực tế và chuẩn xác về truyền thông di sản.Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu là truyền thông di sản là các hoạt động tuyêntruyền, quảng bá những hình ảnh và thông tin về các giá trị quý báu của di sản thếgiới, di sản văn hóa, di sản thiên nhiên thế giới hay di sản hỗn hợp thông qua cácphương tiện đại chúng
1.1.1.4 Báo chí đối ngoại
+) Truyền thông đối ngoại:
Trước hết cần phân biệt rõ giữa truyền thông đối ngoại và truyền thông quốc
tế Tác giả Lê Thanh Bình đã định nghĩa về truyền thông quốc tế như sau:
Truyền thông quốc tế là hoạt động truyền thông giữa các quốc gia chủ yếu
bằng các phương tiện thông tin đại chúng do sự tác nghiệp của các nhà báo quốc tếchuyên nghiệp/nhà truyền thông quốc tế Trên thực tế, truyền thông quốc tế gắn vớinhiều chủ thể chuyên nghiệp như nhà báo quốc tế, nhà truyền thông quốc tế; gắnvới các chủ đề, các vấn đề quốc tế; gắn với công chúng quốc tế rộng lớn, phươngtiện, chuẩn mực của báo chí truyền thông mang tính phổ biến, quốc tế…
Truyền thông đối ngoại: Trên thực tế chưa có khái niệm chuẩn xác về truyền
thông đối ngoại nên khái niệm này có thể hiểu là truyền thông và đối ngoại là hoạtđộng truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia, đất nước, con người, lịch sử, vănhóa dân tộc Việt Nam; chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật, chính sách củaNhà nước Việt Nam ra thế giới, thế giới vào Việt Nam
Trang 12+) Báo chí:
Luật Báo chí 2016 đã nêu rõ: Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện,vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh được sángtạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông quacác loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử
Trong cuốn Cơ sở lý luận báo chí do tác giả Tạ Ngọc Tấn làm chủ biên đãđưa khái niệm về báo chí như sau:
Báo chí là hiện tượng đa nghĩa, gắn bó chặt chẽ với các thành tố của kiến trúc thượng tầng Báo chí là một loại hình hoạt động nghề nghiệp sáng tạo, với tính chất chính trị - xã hội rõ ràng Hoạt động báo chí bao hàm trong đó sự vận hành phức tạp của một loạt nghề nghiệp, quan hệ với nhau bằng quy luật vận động nội tại của cả hệ thống và bằng hiệu quả xã hội có tính mục đích
Theo tác giả Nguyễn Văn Dững:
Báo chí truyền thông là hoạt động thông tin - giao tiếp xã hội trên quy mô lớn nhất, là công cụ và phương thức kết nối xã hội hữu hiệu nhất, là công cụ và phương thức can thiệp xã hội hiệu quả nhất trong mối quan hệ với công chúng và
dư luận xã hội, với nhân dân và bới các nhóm lợi ích, với các nước trong khu vực
và quốc tế…
Từ những khái niệm trên, theo tác giả, báo chí có thể hiểu như sau: Báo chí
là phương tiện truyền thông đại chúng nhằm truyền tải thông tin của mọi mặt đờisống xã hội tới đông đảo quần chúng nhân dân
+) Báo chí đối ngoại:
Tại Điều 3, Thông tư số 03/2019/TT-BTTTT ngày 06/5/2029 về việc quyđịnh đăng, phát nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí nêu rõ:
Báo chí đối ngoại là báo in, báo điện tử, kênh phát thanh, truyền thông đối ngoại được thủ tướng phê duyệt tại Các quy hoạch báo chí đối ngoại
Đối ngoại là quảng bá hình ảnh quốc gia, đất nước, con người, lịch sử, vănhóa dân tộc Việt Nam; chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật, chính sách củaNhà nước Việt Nam ra thế giới, thế giới vào Việt Nam
Trong quyết định phê duyệt Quy hoạch hệ thống báo chí đối ngoại đến năm
2020, định hướng đến năm 2030 ngày 13/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ đã nêuquan điểm:
Trang 13Báo chí đối ngoại là một trong những lực lượng quan trọng của công tácthông tin đối ngoại, là một bộ phận trong công tác tuyên truyền và công tác tư tưởngcủa Đảng, là nhiệm vụ thường xuyên lâu dài của cả hệ thống chính trị; tập trung xâydựng, phát triển lực lượng báo chí đối ngoại chuyên trách làm nòng cốt, phù hợpvới sự phát triển của hệ thống báo chí nói chung.
Nguyên tắc đăng, phát nội dung đối ngoại trên báo chí tại Điều 5, Thông tư
Như vậy, báo chí đối ngoại là sản phẩm thông tin quảng bá hình ảnh quốc gia đất nước, con người, lịch sử, văn hóa dân tộc Việt Nam; chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật, chính sách của nhà nước Việt Nam thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định lỳ và phát hành, truyền dẫn ra thế giới và từ thế giới vào Việt Nam.
Trong xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra một cách mạnh mẽ trên thế giớinhững năm qua, báo chí đã thực sự trở thành một trong những phương tiện thựchiện nhiệm vụ tuyên truyền quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách,pháp luật của nhà nước; phản ánh những tâm tư, nguyện vọng của nhân dân; nhữngbất cập, bức xúc trong xã hội; đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí vàsuy thoái đạo đức, lối sống Báo chí cũng đã góp phần giáo dục truyền thống tốt đẹpcủa dân tộc, truyền thống văn hóa đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao củangười dân
Bên cạnh đó, báo chí nước ta trong quá trình hội nhập, đổi mới đã góp phầnnâng cao chất lượng thông tin đối ngoại, góp phần quan trọng trong việc giới thiệuđất nước, văn hóa con người Việt Nam với bạn bè quốc tế; thực hiện đường lối đốingoại độc lập, tự chủ, đa dạng, đa phương hóa các quan hệ quốc tế của Đảng, Nhànước, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế
Trang 14Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và mạnginternet, các cơ quan báo chí, nhất là báo điện tử đều đang thực hiện nhiệm vụ thôngtin đối ngoại Báo chí chuyên trách về thông tin đối ngoại có vị trí nòng cốt.
1.1.2 Nguyên tắc truyền thông di sản qua kênh báo chí đối ngoại
Thời gian gần đây, truyền thông ngày càng khẳng định vai trò của mình trongviệc thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội Di sản văn hóa cũng không nằmngoài ảnh hưởng của hoạt động truyền thông này Đặc biệt, trong quá trình hội nhậpviệc thúc đẩy, trao đổi thông tin trong và ngoài nước là việc cấp thiết, chính vì vậytruyền thông di sản qua kênh báo chí đối ngoại ngày càng đóng vai trò quan trọng
Peter Howard là một nhà địa lý học tiếp cận với di sản từ các nghiên cứu vềcảnh quan Ông là biên tập viên của tạp chí quốc tế “Nghiên cứu di sản” (HeritageStudies) Ông đã có nhiều năm giảng dạy về di sản tại Trường Đại học Plymouth.Hiện nay, ông đảm nhiệm việc nghiên cứu và giảng dạy tại một số viện nghiên cứu
ở Vương quốc Anh Các công trình đã xuất bản của ông như: The Artists’ Vision(1991), European Heritage Planning and Management (1999), Heriatge:Mangement, Interpretation, Identity (2003)
Một trong những luận điểm Howard đưa ra là: “Có dấu hiệu về một lựclượng mới và quan trọng trong thị trường di sản được đại diện bởi truyền thông.Giới truyền thông, luôn quan tâm tới các vấn đề di sản và đã đưa tin rộng rãi vềchúng, mặc dù việc đó được thực hiện tốt hay không đang còn tranh cãi… Di sản làmột sản phẩm trên thương trường và đó là một thị trường đông đúc Có ít nhất nămthành viên tham gia thị trường, bao gồm những chủ sở hữu, các cơ quan chính phủ
và học giả cũng như khách du lịch và người trong cuộc, và truyền thông là thànhviên thứ sáu… Quan hệ công chúng hay quản lý truyền thông do vậy là một khíacạnh lớn của công tác quản lý di sản thành công, bao gồm cả chính sách rõ ràng đốivới những rủi ro mà giới truyền thông gây ra Điều này nhanh chóng trở thành tiêuchí ảnh hưởng đến toàn bộ sự thành bại của các dự án Chiến lược truyền thông dovậy cần phải được đặt ở trung tâm, và quả thực được đưa ra bàn luận bởi ban quản
lý một dự án di sản đang hình thành, và sẽ cần tính đến yếu tố ‘đáng đưa tin’
Để đáp ứng được điều này, cần nắm vững một số nguyên tắc dưới đây đểtruyền thông được đúng cách và đạt được hiệu quả:
Trang 151.1.2.1 Tính chính trị
Mặc dù Việt Nam được coi là một đất nước giàu truyền thống, dầy lịch sử,nhiều di sản văn hóa, nhưng công tác truyền thông đối ngoại gắn với di sản văn hóachưa thực sự được coi trọng Nguyên nhân của việc thiếu coi trọng ở đây là thuộc
về hai phía Chính vì vậy, phía người làm truyền thông cần chủ động, tích cực tìmhiểu về di sản
Hiện nay nhiều thành phần phá hoại đang len lỏi và một bộ phận người dânnhằm phá hủy những giá trị văn hóa tốt đẹp, làm cho ý thức người dân kém đi vàthiếu ý thức về việc bảo vệ và phục dựng những giá trị văn hóa vốn có Nhiệm vụcủa người làm truyền thông báo chí đối ngoại là phát huy, tuyên truyền, quảng bánhững bản sắc tốt đẹp đáng lưu truyền đến bạn bè trong nước và quốc tế Làm tôđiểm thêm niềm tự hào về vẻ đẹp di sản văn hóa của Việt Nam
1.1.2.2 Tính pháp lý
Để truyền thông trở thành một cánh tay nối dài cho ngành di sản văn hóa ởViệt Nam thì ngành di sản văn hóa cần có một chiến lược khả thi để truyền bá di sảnvăn hóa tới công chúng và cộng đồng Chiến lược khả thi ấy phải được xây dựngtrên thực tiễn Việt Nam, mang tính chất ngành và phải có mục tiêu tổng trước mắt,lâu dài, tổng thể và chi tiết Do chúng ta chưa có một một chiến lược khiến chomạnh ai người nấy làm, tùy hứng và nhất thời, trong khi hàng loạt những luật vềLuật di sản văn hóa, Nghị định hướng dẫn thi hành Luật, thông tư Chính Phủ về bảotàng ngoài công lập hay về sưu tập tư nhân cần sớm đi vào cuộc sống, thì dườngnhư chúng ta chưa mấy được tận tường, do chúng ta chưa đặt được một chiến dịchtruyền thông
Chiến lược truyền thông khả thi phải được xây dựng trên cơ sở của nội lực
và ngoại lực, mà ở đó, chúng ta có thể thấy, ngành Di sản văn hóa có thể chủ độnglàm gì, do sự tiến bộ của truyền thông đem lại và cần truyền thông hỗ trợ gì, do dựtiến bộ của truyền thông đem lại và cần truyền thông hỗ trợ gì với những nội dungthật chi tiết, bài bản và khoa học
1.1.2.3 Tính sáng tạo
Trong thời gian qua, phải đề cập đến vấn đề ngành di sản văn hóa và ngànhtruyền thông chưa có nhiều sự liên kết với nhau để thúc đẩy di sản văn hóa ra bên
Trang 16ngoài Với một quốc gia vô cùng đa dạng và phong phú về di sản văn hóa như ViệtNam và trước một tiềm năng vô cùng lớn về Truyền thông Việt Nam thì mở ra nhiềucon đường phát triển di sản văn hóa qua internet với tốc độ cao.
Điểm đáng lưu ý đó chính là biết truyền thông thôi là chưa đủ, người dântruy cập mạng Internet hiện nay không chỉ truy cập một cách khuôn khổ, máy mọc
mà họ là đối tượng công chúng biết chọn lọc thông tin Một di sản văn hóa đượctruyền thông theo cách truyền thống là báo in, báo điện tử thì đối tượng công chúngtiếp cận chỉ đang dừng ở mức đọc, biết chưa có khả năng chi trả để tìm đến với disản văn hóa của chúng ta Việc mà một người truyền thông báo chí đối ngoại cầnlàm là thiết kế di sản văn hóa theo dạng Megabook một cách độc đáo và lạ mắt, đưathông tin kèm hình ảnh bắt mắt, lôi cuốn người đọc Bên cạnh đó, không chỉ thiết kế
ở báo đọc mà còn thiết kế báo nghe truyền tải lên các trang mạng xã hội đang nónghiện nay như Facebook, Tiktok hay cộng đồng người nước ngoài ở Twitter để đốitượng dễ tiếp cận, công chúng bị thu hút bởi nội dung sáng tạo, mới lạ
1.1.2.4 Tính đại chúng
Có thể nói, đối với mỗi quốc gia, dân tộc, di sản của tiền nhân để lại là nguồntài sản vô cùng quý giá, vì thế, chúng không chỉ luôn được quan tâm gìn giữ, màcòn được đặc biệt quan tâm đến việc phát huy giá trị , để phục vụ cho các lợi íchcủa xã hội Và thực tế cũng đã chứng minh, để thực hiện được điều đó thì không thểthiếu công tác truyền thông và cũng không thể không sử dụng các phương tiệnthông tin đại chúng Như vậy, có thể thấy, di sản văn hóa, truyền thông báo chí nướcngoài và các phương tiện đại chúng có mối quan hệ mật thiết
Xuất phát từ góc độ của một người làm truyền thông trong lĩnh vực di sảnvăn hóa, để lưu giữ, quản lý và phát huy các giá trị di sản ra bên ngoài đến với bạn
bè quốc tế thì cần sử dụng đến các phương tiện thông tin đại chúng để tiến hànhcông tác truyền thông
Các phương tiện thông tin đại chúng mà báo chí đối ngoại hướng đến rất đadạng đó là truyền hình, đài phát thanh, các loại báo, tạp chí và một phương tiệntruyền thông mới ra đời là internet Mỗi loại phương tiện thông tin đại chúng kể trênđều có thế mạnh của nó Chẳng hạn, khi sử dụng phương tiện truyền hình, những
“thông điệp” di sản văn hóa muốn hướng đến là người xem mang tính trực quan,
Trang 17sinh động, và được nhiều người chú ý, đây là cách làm truyền thông rất hiệu quả.Khi sử dụng phương tiện truyền thông là đài phát thanh thì người nghe được tiếpnhận thông điệp một cách trực tiếp qua thính giác.
1.1.2.5 Tính kịp thời
Ban Tuyên giáo Trung ương, các cơ quan báo chí và truyền thông luôn thựchiện nhất quán phương châm chủ động, kịp thời và linh hoạt Trong thời gian nhữngnăm qua, tình hình dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp, biến động không ngừngbáo chí đối ngoại bên cạnh nhiệm vụ truyền thông, quảng bá di sản văn hóa còn làmnhiệm vụ cấp thiết là cung cấp thông tin kịp thời chính xác về di sản văn hóa tronggiai đoạn này
Báo chí đối ngoại liên tục nắm bắt thông tin, truyền thông nhanh chóng thờigian hoạt động và dừng hoạt động phục vụ du khách trong thời gian dịch bệnh.Chẳng hạn, đối với di sản thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An, đãtiến hành dừng mở cửa đón khách quốc tế trong thời gian dịch bệnh Đây là thôngtin cần nhanh chóng truyền tải đến công chúng, tránh nhiều trường hợp chỉ biếtquảng bá mà không biết nắm bắt tâm lý và tuyên truyền quy tắc 5K của Bộ Y Tếtrong thời gian Covid diễn biến khó lường
1.1.2.6 Tính đồng bộ
Nhược điểm lớn nếu mắc phải của báo chí đối ngoại chính là tính đồng bộ,nhất quán Trong lịch sử hình thành và phát triển, các loại hình báo chí truyền thốngnhư báo in, phát thanh, truyền hình luôn có sự độc lập tương đối với nhau vớinhững đặc thù và thế mạnh riêng Sự bùng nổ của internet đã tác động mạnh mẽ đếnđời sống xã hội và ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của hệ thống báo chí thế giớinói chung Trước hết, với sự ra đời của báo điện tử (còn gọi là báo mạng), thông tinđược cung cấp cho công chúng theo hình thức đa phương tiện sinh động, hấp dẫnhơn Trong tiếng Anh, “multimedia” được dịch là “truyền thông đa phương tiện”, là
sự truyền tải một thông điệp bằng sự kết hợp của các loại hình ngôn ngữ viết, ảnh,video, âm thanh, thiết kế đồ họa và các phương thức tương tác khác; các hình thứcthể hiện đa diện góp phần tạo nên một bức tranh toàn cảnh đầy đủ thông tin và cósức thuyết phục cao
Trong một xã hội hiện đại với sự bùng nổ thông tin, công chúng ngày càng
có những nhu cầu cao hơn đối với nội dung cũng như chất lượng thông tin Sự phát
Trang 18triển mạnh mẽ của truyền thông đa phương tiện nhưng thiếu sự quy hoạch chungvừa là sự lãng phí vừa làm giảm hiệu quả của truyền thông Cùng một nội dungthông tin người ta có thể khai thác được ở quá nhiều nguồn khác nhau sẽ tạo ra tâm
lý rằng hình như thông tin đó sao chép của nhau, không có bản sắc riêng, do đónhiều nguồn thông tin trở nên mờ nhạt, thiếu tính chính xác, nhất là với các nguồntin trên các trang báo điện tử
Chính vì vậy, với di sản văn hóa tính đồng bộ trong truyền thông được đòihỏi rất cao, thông tin đa chiều nhưng phải mang tính chính xác, mức độ tin cậy caotạo được niềm tin với công chúng quốc tế
1.2 Khái quát quần thể di sản danh thắng Tràng An
1.2.1 Đặc điểm quần thể di sản
Quần thể danh thắng Tràng An trải rộng trên địa bàn 20 xã, phường của cáchuyện Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan, thị xã Tam Điệp và thành phố Ninh Bình vớidiện tích hơn 12.000 ha, được bao bọc bởi 4 dòng sông: Sông Hoàng Long ở phíaBắc, sông Hệ ở phía Nam, sông Bến Đang ở phía Tây và sông Chanh ở phía Đông.Trong khu di sản có trên 40 di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh đượcxếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh, trong đó có 2 di tích cấp quốc gia đặc biệt là Cố
đô Hoa Lư và Danh thắng Tràng An, Tam Cốc - Bích Động
Quần thể danh thắng Tràng An là nơi tổng hợp các di sản văn hóa và thiênnhiên thế giới do UNESCO công nhận ở Ninh Bình Tại đây có nhiều di tích cấpquốc gia vô cùng đặc biệt như Khu du lịch sinh thái Tràng An, khu du lịch Tam Cốc– Bích Động, chùa Bái Đính, cố đô Hoa Lư… Song song đó còn là nơi tập hợp cácđặc trưng thiên nhiên của vùng Bắc bộ với hệ sinh thái núi đá vôi và hệ thống độngthực vật đặc hữu Quần thể danh thắng Tràng An chứa những di chỉ khảo cổ có giátrị cao như hang Mòi, hang Bói, hang Trống, mái Ốc, thung Bình, thành Hoa Lư;những di tích lịch sử nổi tiếng gắn với 4 vương triều Đinh – Lê – Lý – Trần nhưcung điện Hoa Lư, đền Vua Đinh-Vua Lê, chùa Bích Động, chùa Bái Đính, hànhcung Vũ Lâm, đền Thái Vi, đền Trần, đền Suối Tiên hay những thắng cảnh khác nhưvườn chim thung Nham, thung Nắng, hang Múa, rừng đặc dụng Hoa Lư…
Tràng An là di sản địa chất tuyệt vời cho biết rõ ràng hơn những nơi kháctrên thế giới về các giai đoạn cuối cùng của quá trình tiến hóa karst trong môi
Trang 19trường nhiệt đới ẩm Đây là một mô hình xuất sắc và nổi bật trên phạm vi toàn cầu.
Sự phân cắt sâu của một sơn khối đá vôi chuyển động nâng lên qua giai đoạn hơn 5triệu năm đã tạo nên hàng loạt các cảnh quan cổ điển, bao gồm các tháp, nón, trũngsâu khép kín (hay hố sụt), thung lũng thoát nước về phía trong (hay bồn địa), cáchang cơ sở và lối đi ngầm qua hang động với các trầm tích trong đó Mang ý nghĩa
vô cùng to lớn là sự hiện diện của các dạng chuyển tiếp giữa các karst “fengcong”
có các sống núi nối các tháp, và karst "fenglin” nơi các tháp đứng rời rạc trên đồngbằng bồi tích Trong thời kỳ Cánh Tân và Toàn Tân, cảnh quan hoàn toàn bị biếnđổi do nhiều lần biển tiến và biển thoái Dấu vết các lấn biển tiến trước đây thể hiệnqua hàng loạt các ngấn sóng biển xâm thực trên vách đá với các hang liên quan,trầm tích biển và các lớp sò biển
1.2.2 Quá trình hình thành và công nhận di sản thế giới quần thể di sản
Nhận thức được những giá trị về tiềm năng văn hóa và thiên nhiên của vùngđất Cố đô Hoa Lư và Tràng An, ngay từ đầu những năm 1990 của thế kỷ XX, tỉnhNinh Bình đã phối hợp với Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch) trình UNESCO đưa khu di tích Cố đô Hoa Lư vào danh mục dự kiến xâydựng hồ sơ Di sản thế giới Tuy nhiên, sau khi tham vấn Tiến sĩ Richard Engelhardtchuyên gia cao cấp UNESCO, các công trình và kết quả nghiên cứu về giá trị vănhóa của di sản vào thời điểm lúc đó chưa đủ cơ sở khoa học cho việc lập hồ sơ
Vào năm 2003, có một sự kiện đáng nhớ diễn ra là theo đề nghị của UBNDtỉnh Ninh Bình và Bộ Kế hoạch-Đầu tư, Bộ Văn hóa - Thông Tin, Thủ tướng Chínhphủ Phan Văn Khải đã ký Quyết định số 82/2003/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạchtổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử, văn hóa Cố đô Hoa
Lư Đây chính là cơ sở quan trọng cho tỉnh Ninh Bình triển khai hàng loạt các dự ánnghiên cứu, khai quật khảo cổ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản trong khu vực Cố
đô Hoa Lư, Tam Cốc - Bích Động, khu sinh thái Tràng An và chùa Bái Đính
Trong những năm từ 2007 đến 2011, các cơ quan chuyên môn của tỉnh NinhBình, cùng với sự hỗ trợ tích cực của Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường, đãphối hợp với Viện Khảo cổ, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, Trường Đạihọc Cambridge (Vương quốc Anh) và Tiến sĩ Nishimura, chuyên gia khảo cổ họcNhật Bản triển khai nhiều dự án nghiên cứu về giá trị cảnh quan địa chất, địa mạo
Trang 20và khai quật khảo cổ học Với những kết quả nghiên cứu về tự nhiên cho thấy toàn
bộ khối đá vôi Tràng An có tuổi địa chất trên 250 triệu năm, cảnh quan tháp kart (đávôi) là khu vực đẹp và ngoạn mục mang vẻ đẹp siêu nhiên; đặc biệt, nghiên cứu vềcảnh quan văn hóa, đã phát hiện nhiều địa điểm hang động có dấu vết của ngườitiền sử đã cư trú tồn tại ở Tràng An cách đây từ 25.000 đến 30.000 năm
Từ những kết quả nghiên cứu đã được các nhà khoa học phát hiện và công bốtrên các ấn phẩm quốc tế có uy tín, các chuyên gia thấy rằng Tràng An có nhiều giátrị tiêu biểu về thiên nhiên và văn hóa, có tiềm năng đáp ứng các tiêu chí củaUNESCO để trở thành Di sản thế giới
Nhận diện giá trị di sản, cánh cửa để Tràng An hướng tới Di sản thế giới rộng
mở hơn so với những năm trước Ngày 3-8-2011, UBND tỉnh Ninh Bình đã có vănbản đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ cho phéptỉnh Ninh Bình lập hồ sơ Và cũng trong năm ấy, trên cơ sở đề nghị của các cơ quanViệt Nam, Trung tâm Di sản thế giới đã chính thức đưa Quần thể danh thắng Tràng
An vào danh mục dự kiến xây dựng Hồ sơ di sản thế giới
Quá trình xây dựng hồ sơ, ban đầu các chuyên gia trong nước đề xuất nghiêncứu đề cử 2 tiêu chí về thiên nhiên, đó là giá trị thẩm mỹ và giá trị địa chất, địa mạo.Tuy nhiên, để lựa chọn đúng tiêu chí cho việc xây dựng hồ sơ, Ban chỉ đạo xâydựng hồ sơ của tỉnh đã tổ chức Hội thảo khoa học Cuộc hội thảo đã thu hút đượcnhiều nhà khoa học, các chuyên gia trong và ngoài nước tham gia, qua hội thảo,Ban chỉ đạo xây dựng hồ sơ đã lựa chọn được 3 tiêu chí đề cử di sản lập hồ sơ trìnhUNESCO gồm tiêu chí (V) "là thí dụ nổi bật về truyền thống cư trú và sử dụng đấtcủa loài người, đại diện cho sự tương tác của con người với môi trường"; tiêu chí(VII) "chứa đựng các hiện tượng siêu nhiên hoặc các khu vực có vẻ đẹp tự nhiên vàgiá trị thẩm mỹ đặc biệt"; tiêu chí (VIII) "là thí dụ nổi bật đại diện cho các giai đoạnlịch sử chính của trái đất, bao gồm các bằng chứng về sự sống, các quá trình địachất quan trọng đang diễn ra trong quá trình tiến hóa của cảnh quan hoặc các đặcđiểm địa mạo hay thủy văn nổi bật"
Được sự chỉ đạo sát sao của các đồng chí lãnh đạo tỉnh, sau gần 6 tháng làmviệc vất vả với tất cả lòng say mê, trách nhiệm và nhiệt huyết của các cơ quan chuyênmôn, các chuyên gia trong nước, quốc tế và tập thể cán bộ, nhân viên Ban quản lý
Trang 21Quần thể danh thắng Tràng An, tháng 9-2012, Dự thảo hồ sơ lần I cơ bản được hoànthành Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể Thao
và Du lịch đã ký hồ sơ Quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình, hồ sơ đượcgửi tới Trung tâm Di sản thế giới tại Paris để tham vấn, cho ý kiến
Ngày 15-11-2012, tỉnh Ninh Bình nhận được thông báo ý kiến đánh giá về
hồ sơ Quần thể danh thắng Tràng An, Trung tâm Di sản thế giới đánh giá bộ hồ sơ
đề cử được chuẩn bị kỹ lưỡng, công phu, khoa học và đáp ứng đầy đủ các yêu cầucủa chuyên gia UNESCO, phần chỉnh sửa rất nhỏ
Tiếp thu những góp ý của Trung tâm Di sản thế giới, chúng ta đã chỉnh sửa,
bổ sung hồ sơ và ngày 17-1-2013 Bộ hồ sơ chính thức đề cử Quần thể danh thắngTràng An là Di sản thế giới đã hoàn thành và nộp cho Trung tâm Di sản thế giớitrước thời hạn 13 ngày (theo quy định của UNESCO, hồ sơ cần được gửi tới trụ sởUNESCO tại Paris trước 7 giờ ngày 31-1-2013 Nếu muộn hơn thời điểm đó hồ sơ
sẽ không được tiếp nhận để xem xét) Sau khi nhận được hồ sơ, ủy ban Di sản thếgiới đã cử các chuyên gia thuộc các cơ quan tư vấn của UNESCO là Hội đồng Quốc
tế về Di tích và Di chỉ (IUCN) và Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên thế giới (ICOMOS)sang Việt Nam thẩm định, đánh giá hồ sơ tại Tràng An
Nhìn chung, các chuyên gia thẩm định của UNESCO đã đánh giá rất tích cựccho Hồ sơ di sản Tràng An Tuy nhiên, trong thời gian này, do có công ty xi mănggửi đơn tới UNESCO đề nghị đưa vùng quy hoạch nguyên liệu xi măng ra ngoàivùng bảo vệ di sản dẫn đến Hồ sơ Tràng An có nguy cơ đi vào ngõ cụt, đầy khókhăn, thách thức Ban chỉ đạo xây dựng hồ sơ của tỉnh đã chủ động, kịp thời báocáo với Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, ngànhliên quan về các phương án để giải quyết với mong muốn Tràng An được công nhận
là Di sản thế giới, đồng thời vẫn giải quyết đủ vùng nguyên liệu cho sản xuất ximăng và ổn định môi trường đầu tư
*) Ghi danh Di sản thế giới
Sau một năm rưỡi thẩm định, đánh giá hồ sơ, ngày 2-5-2014, Trung tâm Disản thế giới đã có văn bản thông báo đánh giá, khuyến nghị của các cơ quan tư vấnUNESCO đối với Hồ sơ Quần thể danh thắng Tràng An trình UNESCO gửi tới ủyban Di sản thế giới Trong báo cáo, các cơ quan tư vấn đều khẳng định Quần thểdanh thắng Tràng An có tiềm năng đáp ứng các tiêu chí về giá trị nổi bật toàn cầu
Trang 22Tuy nhiên, sau cuộc họp của Hội đồng thẩm định IUCN và ICOMOS, Tràng
An vẫn bị kiến nghị ở mức D, vì chưa đáp ứng yêu cầu về tính toàn vẹn của di sản,chủ yếu do việc thu hẹp diện tích vùng đệm, dẫn tới công tác quản lý và bảo vệ disản chưa đáp ứng các quy định của UNESCO Nếu ủy ban Di sản thế giới đồng ýtheo khuyến nghị này thì nhanh nhất là di sản Tràng An mới được đưa ra xem xétvào kỳ họp năm 2016
Đây thực sự là một thử thách lớn đối với Ban chỉ đạo xây dựng hồ sơ củatỉnh và nhóm xây dựng hồ sơ cùng các chuyên gia, bởi thời gian bổ sung hồ sơ chưađầy một tháng rưỡi cho đến khi ủy ban Di sản thế giới họp khóa 38, mà nội dungphải bổ sung một số điểm quan trọng và phức tạp Nội dung các vấn đề mà các cơquan tư vấn UNESCO khuyến nghị đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vàBan chỉ đạo xây dựng hồ sơ của tỉnh chỉ đạo khẩn trương xây dựng báo cáo giảitrình, bổ sung hồ sơ để kịp trình lên khóa họp lần thứ 38 của ủy ban Di sản thế giớivào tháng 6 năm 2014
Để hỗ trợ nhóm xây dựng hồ sơ trong thời điểm "nước sôi lửa bỏng", Ban chỉđạo xây dựng hồ sơ của tỉnh đã phối hợp với ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nammời giáo sư Paul Dingwall, Tiến sĩ Ryan Rabett (Trường Đại học Cambridge-Vương quốc Anh) và các chuyên gia Việt Nam đến Ninh Bình, trực tiếp làm việc tạithực địa, không kể ngày đêm, vừa nghiên cứu bổ sung vào hồ sơ, vừa chuẩn bị mộtvăn bản dài 26 trang A4 với đầy đủ toàn bộ nội dung khoa học giải trình, phản biệnlại các đánh giá khuyến nghị của các cơ quan tư vấn Đồng thời phối hợp với ủy banQuốc gia UNESCO Việt Nam, phái đoàn Việt Nam bên cạnh UNESCO, Bộ Vănhóa, Thể thao và Du lịch, Cục Di sản văn hóa tổ chức gặp gỡ tiếp xúc với phái đoàncủa các nước thành viên ủy ban Di sản thế giới bên cạnh UNESCO tại Paris (Cộnghòa Pháp) để giải thích, chứng minh những giá trị nổi bật toàn cầu của Tràng An vềvăn hóa và thiên nhiên nhằm thuyết phục các tổ chức của UNESCO ủng hộ cho hồ
sơ Tràng An
Dự đoán trước được những khó khăn, thách thức do đánh giá hồ sơ Tràng An
ở mức D, để chuẩn bị cho công việc bảo vệ hồ sơ, Ban chỉ đạo xây dựng hồ sơ củatỉnh đã quyết tâm rất cao, lựa chọn và mời các chuyên gia giỏi chuyên môn và ngoạingữ, giàu kinh nghiệm tham gia đoàn công tác đi bảo vệ hồ sơ tại kỳ họp thứ 38 của
ủy ban Di sản thế giới, tổ chức ở Doha (Qatar) từ ngày 15-6 đến ngày 25-6-2014
Trang 23Dưới sự chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, sự giúp đỡ nhiệt tìnhcủa ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Qatar và pháiđoàn Việt Nam bên cạnh UNESCO, ngay từ ngày đầu đến Qatar, đoàn công tác củatỉnh ta đã làm việc tích cực, không kể ngày đêm, giờ giấc, tận dụng mọi điều kiện,mọi cơ hội, tổ chức tiếp xúc, gặp gỡ các đoàn chuyên gia các nước thành viên ủyban Di sản thế giới trong và bên lề phiên họp để giới thiệu và giải thích về hồ sơcũng như những vấn đề khuyến nghị của các cơ quan tư vấn nhằm thuyết phục cácnước trong ủy ban Di sản thế giới ủng hộ hồ sơ Tràng An trên cả tiêu chí văn hóa vàthiên nhiên.
Vì vậy tại Hội nghị, sau khi đại diện của hai tổ chức IUCN và ICOMOS trìnhbày bản báo cáo thẩm định vẫn giữ nguyên nhận xét đánh giá ban đầu: Hồ sơ Tràng
An ở mức D (hồ sơ phải để lại tiếp tục hoàn thiện và thẩm định), Đoàn Malaysiaphát biểu đầu tiên ủng hộ Tràng An của Việt Nam đã đáp ứng đủ tiêu chí để côngnhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới, rồi sau đó hầu hết các nước trong
ủy ban Di sản thế giới phát biểu đều ủng hộ cho Tràng An Sau gần 2 giờ tranh luận,chỉnh sửa Nghị quyết, tiếng gõ búa vang lên của Chủ tịch ủy ban Di sản thế giới vàohồi 11h 57 phút giờ Qatar ngày 23 tháng 6 năm 2014 đã đưa Quần thể danh thắngTràng An vào Danh sách Di sản thế giới Và ngày 25 tháng 6 năm 2014, Quần thểdanh thắng Tràng An đã được UNESCO vinh danh là Di sản Văn hóa và Thiênnhiên thế giới và trở thành di sản thứ 1004/1007 của thế giới, là di sản hỗn hợp thứ
31 trên thế giới, thứ 11 ở Châu á - Thái Bình Dương và là Di sản hỗn hợp đầu tiêncủa Việt Nam và Đông Nam á Đây thực sự là thắng lợi lớn tại kỳ họp này, bởi nỗlực của Đoàn công tác tỉnh ta đã hoàn toàn đảo ngược tình thế và đã hoàn thànhxuất sắc nhiệm vụ được giao, bảo vệ thành công Hồ sơ đệ trình UNESCO côngnhận Quần thể danh thắng Tràng An là Di sản thế giới
Quần thể danh thắng Tràng An - hành trình trở thành Di sản thế giới là kếtquả của sự quan tâm, chỉ đạo, tạo điều kiện của Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch, Bộ Ngoại giao, Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia, Văn phòngUNESCO tại Hà Nội, Các Bộ, ngành Trung ương; sự tham gia, đóng góp, giúp đỡnhiệt tình của các cơ quan, các nhà khoa học, các chuyên gia trong nước và quốc tế;của Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường và trên hết là sự nỗ lực, quyết tâm của
Trang 24Đảng bộ và nhân dân Ninh Bình trong việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị của
1.2.3 Giá trị nổi bật của quần thể di sản
*) Giá trị văn hóa
Tràng An là địa điểm nổi bật ở khu vực Đông Nam Á và trên thế giới chứađựng những bằng chứng khảo cổ phong phú và vẫn còn được bảo tồn gần nhưnguyên trạng, chủ yếu là vỏ ốc, vỏ sò, xương động vật, đồ gốm, công cụ bằng đá,nền bếp, gốm vặn thừng và di cốt người Đây là kho tư liệu vô giá cho thấy sự thíchứng của người tiền sử với những biến đổi quan trọng về môi trường kéo dài hơn30.000 năm, ít nhất từ thời kỳ Băng hà cuối cùng Trong thời gian này, họ đã trảiqua một số biến đổi địa lý và khí hậu khắc nghiệt nhất trong lịch sử trái đất Bêncạnh đó, các di tích văn hóa lịch sử như đền, chùa, cung điện cũng góp phần bổsung và củng cố nhiều tư liệu khảo cổ học
*) Giá trị thẩm mỹ
Cảnh quan tháp karst Tràng An là một trong những khu vực đẹp và ngoạnmục nhất thuộc loại này trên thế giới, gồm chủ yếu một loạt các tháp karst dạng nónvới vách dốc đứng cao 200m so với nền đất và mực nước xung quanh Đan xen cácđỉnh núi hình tháp là hệ thống các thung lũng và hố sụt karst có độ nông sâu khácnhau Trong các hố sụt là các đầm lầy bồi tích rộng, nối thông với nhau bởi cácdòng suối ngầm xuyên qua núi tạo thành vô số hang luồn, trên trần hang lấp lánhnhững thạch nhũ muôn hình vạn trạng Hòa vào vẻ đẹp của cảnh quan karst là thảmrừng nguyên sinh dày, bao phủ các vách đá, mang lại không khí mát mẻ, hoang sơ.Điểm xuyết giữa những ngọn núi hùng vĩ, hang động huyền bí, sông nước thanh
Trang 25tĩnh là những đền, chùa, miếu linh thiêng Đặc biệt, cảnh quan của vùng đệm xungquanh Tràng An tạo nên một bức tranh cuộc sống nông thôn truyền thống sinh động,quyến rũ với những ngôi làng nhỏ nối với nhau bởi các con đường đất hoặc đườngmòn cùng mạng lưới sông suối và kênh rạch.
*) Giá trị địa chất - địa mạo
Quần thể danh thắng Tràng An có diện tích 6.172ha thuộc địa bàn huyện Hoa
Lư, Gia Viễn, Nho Quan, thị xã Tam Điệp và thành phố Ninh Bình, cách thủ đô HàNội khoảng 90km về phía đông nam Bao quanh quần thể là vùng đệm có diện tích6.268ha, chủ yếu là đồng ruộng và làng mạc Là khu vực có sự hòa lẫn giữa thiênnhiên và văn hóa, quần thể danh thắng Tràng An bao gồm ba vùng được bảo vệ liền
kề nhau là khu di tích lịch sử văn hóa cố đô Hoa Lư, khu danh thắng Tràng An-TamCốc-Bích Động và rừng nguyên sinh đặc dụng Hoa Lư
Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, quần thể danh thắngTràng An là vùng bán sơn địa có phương phát triển chung theo hướng tây bắc –đông nam Phía bắc và tây bắc Tràng An là các dải đồi Bái Đính; phía tây nam vànam là dải đá vôi Đồng Tâm – Sơn Hà, Tam Cốc – Bích Động; phía đông nam vàđông bắc là dải đá vôi Trường Yên; phía đông bắc và bắc là dải đá vôi Tràng An.Tràng An có mạng lưới sông suối khá phát triển với sông Hoàng Long ở phía bắc,sông Chanh ở phía đông, sông Hệ ở phía nam, sông Bến Đang ở phía tây cùng hệthống sông Sào Khê, Ngô Đồng, Đền Vối nằm trong vùng lõi di sản Trước đây, khuvực Tràng An đã bị biển xâm lấn, biến cải nhiều lần rồi nâng cao trở thành đất liềnnhư hiện nay Sự kiến tạo địa chất trong giai đoạn lâu dài đã tạo ra những cảnh quanngoạn mục – một sự pha trộn giữa những ngọn núi dạng tháp có vách dốc đứngtrong khu rừng nhiệt đới nguyên sinh, bao quanh những trũng, thung lớn, sâu, chứanước trong và tĩnh lặng thông với vô số các hang động và sông suối ngầm, nhiềuchỗ có thể đi lại bằng thuyền
*) Giá trị văn hóa
Tràng An là địa điểm nổi bật ở khu vực Đông Nam Á và trên thế giới chứađựng những bằng chứng khảo cổ phong phú và vẫn còn được bảo tồn gần nhưnguyên trạng, chủ yếu là vỏ ốc, vỏ sò, xương động vật, đồ gốm, công cụ bằng đá,nền bếp, gốm vặn thừng và di cốt người Đây là kho tư liệu vô giá cho thấy sự thích
Trang 26ứng của người tiền sử với những biến đổi quan trọng về môi trường kéo dài hơn30.000 năm, ít nhất từ thời kỳ Băng hà cuối cùng Trong thời gian này, họ đã trảiqua một số biến đổi địa lý và khí hậu khắc nghiệt nhất trong lịch sử trái đất Bêncạnh đó, các di tích văn hóa lịch sử như đền, chùa, cung điện cũng góp phần bổsung và củng cố nhiều tư liệu khảo cổ học.
*) Giá trị thẩm mỹ
Cảnh quan tháp karst Tràng An là một trong những khu vực đẹp và ngoạnmục nhất thuộc loại này trên thế giới, gồm chủ yếu một loạt các tháp karst dạng nónvới vách dốc đứng cao 200m so với nền đất và mực nước xung quanh Đan xen cácđỉnh núi hình tháp là hệ thống các thung lũng và hố sụt karst có độ nông sâu khácnhau Trong các hố sụt là các đầm lầy bồi tích rộng, nối thông với nhau bởi cácdòng suối ngầm xuyên qua núi tạo thành vô số hang luồn, trên trần hang lấp lánhnhững thạch nhũ muôn hình vạn trạng Hòa vào vẻ đẹp của cảnh quan karst là thảmrừng nguyên sinh dày, bao phủ các vách đá, mang lại không khí mát mẻ, hoang sơ.Điểm xuyết giữa những ngọn núi hùng vĩ, hang động huyền bí, sông nước thanhtĩnh là những đền, chùa, miếu linh thiêng Đặc biệt, cảnh quan của vùng đệm xungquanh Tràng An tạo nên một bức tranh cuộc sống nông thôn truyền thống sinh động,quyến rũ với những ngôi làng nhỏ nối với nhau bởi các con đường đất hoặc đườngmòn cùng mạng lưới sông suối và kênh rạch
*) Giá trị địa chất - địa mạo
Tràng An minh chứng cho các giai đoạn cuối cùng của quá trình tiến hóakarst trong môi trường khí hậu nhiệt đới ẩm Sản phẩm của quá trình phân cắt mạnhcác khối đá vôi lớn trong hàng trăm triệu năm là một dãy hoàn chỉnh các dạng địahình đá vôi điển hình, bao gồm tháp, lũng (hố karst), thung lũng (hố sụt), các cấutrúc sạt lở, các lớp trầm tích, hang ngầm và sông ngầm, hang động và trầm tíchhang động Mạng lưới các đứt gãy song song giao nhau chia cắt khu vực thành các
ô mạng và thúc đẩy sự phát triển của các trũng karst tròn, kín Sự hiện diện rộng rãicủa một loạt các ngấn xâm thực trên các vách đá với những hang động, nền sóng vỗ,lắng đọng bãi biển và vỏ sò là những bằng chứng cho mực nước biển cũ
Ngày 23/6/2014, tại thủ đô Doha (Qatar), Ủy ban Di sản Thế giới thuộc Tổchức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức
Trang 27ghi danh Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) vào danh mục Di sản Văn hóa
và Thiên nhiên thế giới dựa trên 3 tiêu chí: văn hóa, vẻ đẹp thẩm mỹ và địa chất địa mạo
-1.3 Vai trò của truyền thông di sản
Trong bối cảnh giao lưu, hội nhập văn hóa hết sức mạnh mẽ như hiện nay,vấn đề bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa Việt Nam càng trở nên cấp thiết,đòi hỏi sự chung tay, chung sức của nhiều cấp, nhiều ngành trong đó có các cơ quanbáo chí, truyền thông Vai trò đặc biệt này được thể hiện ở chỗ "sức mạnh", sự ảnhhưởng của truyền thông trong xã hội ngày nay và mối quan hệ giữa truyền thông với
di sản văn hóa
+ Góp phần quảng bá thương hiệu di sản Thế giới tại Việt Nam
Nhìn lại con số thống kê về di sản văn hóa trên cả nước, có thể thấy, truyềnthông đã mang di sản đến gần hơn với công chúng Truyền thông đã góp phần đưaVịnh Hạ Long của Việt Nam thành di sản thiên nhiên thế giới, được Tổ chức Giáodục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) vinh danh
Hoạt động truyền thông là cầu nối để lan tỏa những giá trị của Di sản đếnbạn bè trong nước và quốc tế Việc quản lý hoạt động truyền thông góp phần lan tỏagiá trị ngoại hạng của một di sản tầm cỡ đến bạn bè trong và ngoài nước, giúp nângcao hình ảnh của di sản Cũng từ đó có những tác động tích cực trở lại góp phần choviệc bảo tồn và phát huy giá trị di sản
+ Góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản Thế giới tạiViệt Nam
Trong nhiều năm qua, các cơ quan báo chí truyền thông đại chúng đã tậptrung tuyên truyền đậm nét vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộcdưới nhiều hình thức giới thiệu về các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh,
di sản văn hóa quốc gia, di sản văn hóa thế giới, đồng thời phản ánh chân thực, sinhđộng những phong tục tập quán, nét đẹp truyền thống, lễ hội truyền thống tốt đẹpcủa cộng đồng 54 dân tộc anh em Báo chí cũng đã có những phản biện kịp thời vềnhững chính sách, những hạn chế, bất cập trong quản lý di sản văn hóa giúp các địaphương cũng như các cơ quan quản lý Nhà nước khắc phục khiếm khuyết Truyềnthông đã và đang đóng góp quan trọng cho sự bảo tồn giữ gìn văn hóa truyền thống,các di sản văn hóa trong đời sống xã hội
Trang 28Bên cạnh đó, qua truyền thông sẽ có những thông tin phát tán về mặt trái của
di sản, đe dọa phá hoại di sản, buộc nhà quản lý phải có động thái kịp thời, kêu gọicộng đồng cùng lên tiếng bảo vệ; kịp thời phát hiện, phản ánh những việc chưa tốt,những hành vi chưa phù hợp trong thực hiện nhiệm vụ
Thêm vào đó, từ những phát hiện, phản ánh của truyền thông đã góp phầngiúp các nhà quản lý văn hóa, chính quyền địa phương nắm bắt được những vấn đềbất cập để tháo gỡ, xử lý Có thể kể đến vụ việc các công trình xây dựng trong khu
di sản văn hóa Tràng An - Bái Đính, khu danh thắng Núi Sam, Công viên địa chấttoàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn…
+ Phát huy những nguồn lực của di sản Thế giới thông qua hoạt động truyềnthông đối ngoại nhằm phát triển du lịch Việt Nam
+ Tăng độ nhận diện của thương hiệu di sản Thế giới tại Việt Nam trong đốivới công chúng quốc tế
Trước thực trạng bảo tồn các giá trị di sản văn hóa hiện nay cũng còn nhiềuvấn đề như xâm hại di tích, “chảy máu” di sản, một số nét đẹp truyền thống dân tộc
bị mai một , nhiều đại biểu thống nhất cho rằng, việc kết hợp được thế mạnh củatruyền thông trong hỗ trợ tuyên truyền, quảng bá, phát huy giá trị di sản văn hóa làbiện pháp hữu hiệu thu hút sự quan tâm của cộng đồng với di sản văn hóa, bảo vệ disản trước thách thức của quá trình hội nhập
Cũng nhờ truyền thông, những di sản nổi tiếng của Việt Nam đã được bạn bèquốc tế biết đến nhiều hơn, như: Quần thể Di tích Cố đô Huế, khu phố cổ Hội An,danh thắng Tràng An, rừng quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng… Nhờ đó, lượng khách
du lịch quốc tế đến Việt Nam ngày càng nhiều, khẳng định vị trí và vai trò của disản văn hóa trong đời sống xã hội, góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hộicủa đất nước
Trong thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay, với sự phát triển của báo chí đaphương tiện, việc kết hợp được thế mạnh của truyền thông trong việc hỗ trợ tuyêntruyền, quảng bá, phát huy giá trị di sản văn hóa là biện pháp hữu hiệu thu hút sựquan tâm của cộng đồng với di sản văn hóa, bảo vệ di sản trước thách thức của quátrình hội nhập…
Trang 29Tiểu kết chương 1
Có thể nói, tác động của truyền thông tới việc phát huy và bảo tồn di sản làrất lớn khi nội dung truyền thông không chỉ tập trung quảng bá hình ảnh của một disản mà qua hoạt động truyền thông, các nhà nghiên cứu còn nhận ra những vấn đềcủa di sản, từ đó đưa ra những góp ý xác đáng, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị
di sản Song song với việc phát đi những thông tin về các sự kiện liên quan, truyềnthông còn phản ánh những giá trị đã, đang và sẽ tiếp tục khai thác
Trang 30Chương 2 TRUYỀN THÔNG DI SẢN QUẦN THỂ DANH THẮNG TRÀNG AN
QUA BÁO CHÍ ĐỐI NGOẠI 2.1 Giới thiệu chủ thể truyền thông
2.1.1 Kênh truyền hình đối ngoại VTV4
Từ một chương trình truyền hình mang tên “Dành cho đồng bào Việt Nam ở
xa Tổ quốc” ra đời năm 1998, VTV4 hiện đã phát triển thành một kênh truyền hìnhtổng hợp phát sóng 24/24h với các chương trình thời sự, phim truyện, ca nhạc, tàiliệu, giải trí…
Theo Quyết định số 1139/ QĐ-THVN ngày 11/11/2003 của Tổng giám đốcĐài THVN: Ban Truyền hình Đối ngoại là đơn vị sự nghiệp thuộc Đài truyền hìnhviệt Nam, có chức năng sản xuất, khai thác các chương trình truyền hình để pháttrên kênh truyền hình đối ngoại và các kênh truyền hình khác của Đài truyền hìnhViệt Nam, cung cấp cho các Đài Truyền hình n ớc ngoài theo chỉ đạo của TổngƣGiám đốc, trên cơ sở đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật củaNhà nước Ban Truyền hình đối ngoại có nhiệm vụ, quyền hạn: xây dựng kế hoạchcông tác hằng năm và dài hạn, trong đó có kế hoạch về định hướng tuyên truyền,sản xuất và khai thác các thể loại chương trình truyền hình tuyên truyền đối ngoại
và tổ chức thực hiện kế hoạch đã đ ợc phê duyệt; đạo diễn, sắp xếp, bố trí chươngƣtrình phát sóng trên kênh truyền hình đối ngoại (VTV4)
Là một trong những kênh thông tin riêng dành cho đồng bào nước ngoàiđược xây dựng và hoạt động khá hiệu quả, sự ra đời của Kênh truyền hình đối ngoạiVTV4 chính là nhằm đáp ứng kịp thời việc đưa thông tin một cách “chính thống”,nhanh nhạy, trung thực về mọi mặt đời sống xã hội của Việt Nam đến với thế giới
và người dân Việt Nam ở nước ngoài
Với phương châm hoạt động “lấy khán giả làm trung tâm”, VTV4 khôngngừng nâng cao chất lượng chương trình, lắng nghe và đáp ứng nhu cầu của khángiả Với sứ mạng “Mang giá trị Việt ra khắp thế giới”, VTV4 tôn vinh văn hóa, lịch
sử, đất nước, con người Việt Nam, đặc biệt quan tâm đến các thành công của cộngđồng người Việt ở nước ngoài