Báo cáo thực tập nghề nghiệp 1 tại công ty cổ phần dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế

38 0 0
Báo cáo thực tập nghề nghiệp 1 tại công ty cổ phần dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

- Khai thuê hải quan và các dịch vụ liên quan: kiểm soát, C / O, kiểm dịch, khử trùng, hợp pháp hóa lãnh sự, khai báo hóa chất…- Dịch vụ kho bãi tiêu chuẩn và các dịch vụ gia tăng như ph

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘIKHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Trang 2

Hà Nội, tháng 6 năm 2023

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘIKHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO

THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP 1

Tên đơn vị thực hành: CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ

Trang 4

NỘI DUNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰCLOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA DOANHNGHIỆP 12

2.1 Sản lượng sản phẩm/Giá trị dịch vụ từ năm 2019-2022 12

2.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2019-2022 13

NỘI DUNG 3: HOẠT ĐỘNG KIẾN TẬP NGHỀ NGHIỆP CỦA SINHVIÊN TẠI DOANH NGHIỆP 16

Trang 5

3.1 Thời gian thực tập 16

3.2 Vị trí nhân viên thực tập 16

3.3 Những công việc làm tại nơi thực tập: 16

3.4 Báo cáo công việc hàng tuần 17

3.5 Kết quả thực tập 20

3.6 Thuận lợi trong quá trình thực tập 20

3.7 Khó khăn trong quá trình thực tập 20

Trang 6

CHỮ VIẾT TẮT

Trang 7

MỞ ĐẦU

Trong điều kiện hiện nay, khi hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đang phát triển mạnh, kinh doanh quốc tế trở thành một tất yếu khách quan đối với mọi quốc gia Hoạt động vận tải nội địa và vận tải quốc tế, hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, đã trở thành khâu quan trọng trong dây chuyền vận tải hàng hóa, không chỉ tạo điều kiện thúc đẩy, mở rộng mua bán mà còn góp phần vào hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu Để giải quyết bài toán này, sinh viên ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng cần được trau dồi, nghiên cứu kiến thức kết hợp giữa các hoạt động sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu và các hoạt động liên quan tới kho bãi, hoạt động vận tải hàng hóa một cách đúng đắn

Sau một thời gian học tập tại Trường đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội em đã có cơ hội được tiếp xúc với thực tế Đây là cơ hội tốt giúp em hiểu sâu sắc hơn các kiến thức về Logistics và quản lý chuỗi cung ứng và đồng thời cũng giúp em có thể vận động các kiến thức sách vở vào thực tế

Kiến tập chính là cơ hội tốt cho em hiểu biết hơn về Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, hiểu biết thực tế hơn so với những gì em được học tại trường Đồng thời cũng tạo cơ hội cho em được tiếp xúc trực tiếp với phong cách làm việc chuyên nghiệp trong môi trường văn phòng Chính vì vậy, em đã quyết định chọn Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Giao Nhận Vận Tải Quốc Tế là nơi để thực hiện đợt kiến tập này

Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Giao Nhận Vận Tải Quốc Tế là một trong những công ty hàng đầu Việt Nam vận chuyển hàng hóa trên toàn thế giới Trải qua 14 năm hình thành và phát triển, công ty Cổ Phần Dịch Vụ Giao Nhận Vận Tải Quốc Tế từ một văn phòng nhỏ 50m2 với 10 người đến nay trụ sở chính gồm 100 người tại van phòng 200m2 Không những thế, hiện tại Công Ty cũng đã mở rộng thêm

Trang 8

các văn phòng tại Hồ Chí Minh , Hải Phòng , Vinh , Đà Nẵng ,Viên Chăn (Lào) , Phnompenh (Campuchia) , Tổng số nhân sự toàn công ty là 200 người

Thời gian thực tập tại Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Giao Nhận Vận Tải Quốc Tế đã giúp em áp dụng những kiến thức trên sách vở vào thực tiễn để từ đó góp phần nâng cao nhận thức của bản thân hoàn thiện kỹ năng làm việc để chuẩn bị cho những hành trình phát triển tiếp theo của bản thân mình Để hoàn thành bài báo cáo này ngoài nỗ lực của bản thân còn có sự giúp đỡ của nhiều người từ phía nhà trường và công ty

Mặc dù em đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện báo cáo này tuy nhiên do còn nhiều hạn chế về kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp quý báu của thầy cô.

Trang 9

- Địa chỉ tại Hà Nội : Tầng 8, tòa nhà Toyota , 315 Trường Chinh , Thanh Xuân , Hà Nội

- Địa chỉ tại thành phố Hồ Chí Minh : 94 Thăng Long , phường 4 , Tân Bình , thành phố Hồ Chí Minh

- Địa chỉ tại Hải Phòng : 630 đường Lê Thánh Tông , Đông Hải 1 , Hải An, Hải Phòng.

- Tên giao dịch trong nước: Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Giao Nhận Vận Tải Quốc Tế

- Tên Quốc Tế: International Transportation Corporation - Tên viết tắt: INTERTRANS CORP.

-Website: https://www.intertrans.com.vn

1.2 Lĩnh vực hoạt động

Trang 10

- Vận chuyển đường biển quốc tế và nội địa cho FCL và LCL với tần suất hàng tuần.

- Vận chuyển hàng không quốc tế & nội địa với tần suất cao - Khai thuê hải quan và các dịch vụ liên quan: kiểm soát, C / O,

kiểm dịch, khử trùng, hợp pháp hóa lãnh sự, khai báo hóa chất…

- Dịch vụ kho bãi tiêu chuẩn và các dịch vụ gia tăng như phân phối, đóng gói, bốc dỡ và di chuyển hàng hóa / máy móc… - Đội ngũ xe tải thuộc sở hữu bao gồm khoảng 100 xe tải

thường, xe container và xe tải thấp có thể đáp ứng nhiều nhu cầu của khách hàng từ hàng lẻ, hàng FCL đến hàng rời.

- Vận tải đường bộ xuyên biên giới từ / đến Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Malaysia

- Ngoài ra, Công ty cung cấp các dịch vụ Logistics: giao nhận quốc tế, vận tải nội địa, dịch vụ hải quan, Logistics và cho thuê kho bãi.

1.3 Nhiệm vụ

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh dịch vụ và các kế hoạch có liên quan nhằm đáp ứng các chức năng hoạt động của công ty.

- Bảo tồn và phát triển nguồn vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng cường duy trì đầu tư điều kiện vật chất nhằm tạo nên tảng phát triển vững chắc và lâu dài cho doanh nghiệp - Đẩy mạnh chiến lược marketing tìm kiếm nhu cầu liên quan

đến suất nhập khẩu từ khách hàng truyền thống và khách hàng tiềm năng ở để vạch ra phương án làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

- Quản lý việc sử dụng nguồn vốn hợp lý và có hiệu quả đảm bảo cho hoạt động kinh doanh.

Trang 11

- Đảm bảo thực hiện các chính sách cán bộ chính sách về lao động và tiền lương.

- Đảm bảo tổ chức hoạt động kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký, chịu trách nhiệm đối với khách hàng và trước pháp luật về những sản phẩm dịch vụ mà công ty cung cấp.

- Chấp hành nghiêm túc các chế độ, chính sách, pháp luật của đảng, nhà nước và tập quán quốc tế về lĩnh vực có liên quan đến công tác giao nhận vận tải, các quy định về tài chính, tài sản cố định Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với nhà nước và cơ quan chức năngban ngành như chi cục thuế, chi cục hải quan - Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường và

phòng cháy chữa cháy trong khu vực hoạt động của công ty - Thêm vào đó để cạnh tranh với nhiều nhà cung cấp dịch vụ

logictics chuyên nghiệp và có uy tín trong thời buổi hội nhập kinh tế thị trường như hiện nay, công ty đã xác định đầu tư vào con người bằng việc gửi nhân viên và cán bộ đi đào tạo chuyên môn.

- Hàng giao nhận hàng hóa nội địa dịch vụ ngân hàng dịch vụ thủ tục hàng hóa suất nhập khẩu hàng chuyển cửa khẩu kinh doanh kho bãi

- Công ty cung cấp chuỗi dịch vụ bao gồm: lưu kho, xếp dỡ hàng hóa

- Thông quan hàng hóa xuất khẩu, xin giấy phép suất khẩu hàng hóa, giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận kiểm dịch mua bảo hiểm hàng hóa Công ty hỗ trợ và cung cấp cho khách hàng các dịch vụ giao nhận khai báo hải quan một cách nhanh chóng,linh hoạt.

- Kinh doanh kho bãi trung chuyển phục vụ cho việc tập kết hàng XNK của các đơn vị ký gửi đại lý giao nhận cho các công ty ở nước ngoài.

Trang 12

- Hiện nay, đang làm đại lý cho các công ty giao nhận hàng hóa lớn ở các nước: Lào, Campuchia,… Các dịch vụ cung cấp bao gồm: liên lạc với hãng tàu thông báo cho khách hàng.

1.4 Cơ cấu tổ chức

1.4.1.Đại hội đồng cổ đông

- Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được Điều lệ Công ty và Pháp luật liên quan quy định Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nhiệm vụ sau:

 Thông qua, sửa đổi, bổ sung Điều lệ;

 Thông qua kế hoạch phát triển Công ty, thông qua báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo của HĐQT, Ban kiểm soát và của Kiểm toán viên;

 Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊBAN KIỂM SOÁT

Trang 13

hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty;

 Quyết định tổ chức lại và giải thể Công ty;

 Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thành viên HĐQT, Ban kiểm soát;  Quyết định số thành viên HĐQT;

 Các quyền khác được quy định tại Điều lệ Công ty.

1.4.2.Hội đồng quản trị (HĐQT)

- HĐQT là cơ quan quản trị của Công ty có 03 thành viên, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền Đại hội đồng cổ đông HĐQT có các quyền sau:  Quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy của Công ty;

 Quyết định chiến lược đầu tư, phát triển của Công ty trên cơ sở các mục đích chiến lược do ĐHĐCĐ thông qua;

 Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giám sát hoạt động của Ban Giám đốc;

 Kiến nghị sửa đổi bổ sung Điều lệ, báo cáo tình hình kinh doanh hàng năm, Báo cáo tài chính, quyết toán năm, phương án phân phối lợi nhuận và phương hướng phát triển, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm trình

 Đề xuất việc tái cơ cấu lại hoặc giải thể công ty;  Các quyền khác được quy định tại Điều lệ.

1.4.3.Ban kiểm soát (BKS)

- Ban kiểm soát do ĐHĐCĐ bầu ra gồm 03 thành viên, thay mặt

Trang 14

cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty BKS chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ và pháp luật về những công việc thực hiện theo quyền và nghĩa vụ như:

 Kiểm tra sổ sách kế toán và các Báo cáo tài chính của Công ty, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của các hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính Công ty, kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết, quyết định của HĐQT;

 Trình ĐHĐCĐ báo cáo thẩm tra các báo cáo tài chính của Công ty, đồng thời có quyền trình bày ý kiến độc lập của mình về kết quả thẩm tra các vấn đề liên quan tới hoạt động kinh doanh, hoạt động của HĐQT và Ban Giám đốc;

 Yêu cầu HĐQT triệu tập ĐHĐCĐ bất thường trong trường hợp xét thấy cần thiết;

 Các quyền khác được quy định tại Điều lệ.

1.4.4.Ban giám đốc (GĐ)

- Giám đốc Công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao Giúp việc cho Giám đốc là các Phó Giám đốc Giám đốc có nhiệm vụ:

 Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị;

 Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị;

 Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;

 Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ

Trang 15

của công ty;

 Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;Quyết định tiền lương và quyền lợi khác đối với người lao động trong công ty kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc ;

 Tuyển dụng lao động;

 Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;

 Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết của HĐQT.

1.4.5.Các ban chức năng

 Phòng hành chính nhân sự: phụ trách những gì liên quan đến

quản lý nguồn nhân lực

- Một số công việc chính trong phân mảng hành chính của phòng ban hành chính nhân sự như sau:

 Quản lý, sắp xếp thông tin giấy tờ, hồ sơ một cách khoa học, bao gồm tiếp nhận, xử lý, lưu trữ, cập nhật;

 Công việc lễ tân bao gồm: hỗ trợ giải đáp, xử lý giao dịch với khách hàng, tổ chức hoạt động giao lưu nội bộ công ty;

 Thiết kế bảng lương, cân nhắc danh sách lương thưởng hợp lý cho nhân viên trong công ty;

 Theo dõi, kiểm tra, sắp xếp thông tin nhân viên của công ty; - Nhiệm vụ công việc nhân sự của Phòng ban Hành chính Nhân

sự :

 Quản lý, thực hiện các quyết định thay đổi nhân sự trong doanh nghiệp, như: Tuyển dụng, Thực tập, Đào tạo, Sa thải, Nghỉ hưu;

 Tổ chức các cuộc họp, buổi hội thảo chính thức cho ban quản lý;

Trang 16

 Tạo điều kiện đào tạo và phát triển chất lượng nguồn nhân lực như: nâng cao kỹ năng, kiến thức chuyên môn;

 Phối hợp cung cấp các quyền lợi thiết yếu cho người lao động như: lương hưu, trợ cấp, chế độ bảo hiểm y tế,…

 Giải quyết khiếu nại, vấn đề của nhân viên công ty.

 Phòng kinh doanh nội địa:

- Chăm sóc và duy trì mối quan hệ với các khách hàng cũ;

- Nhận chỉ tiêu từ trưởng phòng và triển khai việc bán hàng theo địa bàn, khu vực được giao;

- Tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng thị trường (đối tượng khách hàng là các công ty xuất nhập khẩu trong nước);

- Tìm hiểu nhu cầu khách hàng, tư vấn và chào bán các dịch vụ giao nhận vận tải và tiếp vận của công ty phù hợp nhất với nhu cầu của khách hàng;

- Thương lượng và thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty;

- Kết hợp với các bộ phận và đại lý trong nước theo dõi tiến trình lô hàng tới khi kết thúc hợp đồng giao nhận và vận chuyển; - Có trách nhiệm phối hợp với các bộ phận liên quan để phục vụ

khách hàng, giải quyết kịp thời các vấn đề, khiếu nại của khách hàng;

- Quản lý theo dõi các đơn hàng, phối hợp với các bộ phận có liên quan để đảm bảo đúng tiến độ giao hàng;

- Thu hồi công nợ, đối chiếu và chốt sổ công nợ với khách hàng; - Thu thập và đánh giá thông tin phản hồi từ khách hàng, thông

tin đối thủ cạnh tranh;

- Lập kế hoạch công tác, báo cáo kết quả công việc theo yêu cầu của trưởng phòng.

 Phòng xuất nhập khẩu: là bộ phận chịu trách nhiệm quản lý và

kiểm soát toàn bộ hoạt động của chuỗi cung ứng trong các doanh nghiệp có phát sinh các hoạt động kinh doanh mua bán trên phạm

Trang 17

vi quốc tế. 

- Định hướng chiến lược hoạt động xuất nhập khẩu cho công ty; - Nghiên cứu và tìm kiếm thị trường;

- Lập phương án kinh doanh;

- Nhận chứng từ từ khách hàng: invoice, packing list, contract, PO… tùy theo lô hàng mà cần những chứng từ khác nhau để làm bill chi tiết gửi cho bên vận chuyển 1 bản, khách hàng 1 bản để kiểm tra sự chính xác trước khi làm bill gốc Liên hệ với khách hàng khi bộ chứng từ có sai xót.

- Tiến hành các nghiệp vụ khai báo cho lô hàng, truyền thông tin và lấy kết quả phân luồng hàng hóa từ chi cục Hải quan Liên lạc thường xuyên với bên vận chuyển để lấy thông tin hãng tàu, máy bay,container, theo dõi tình hình các lô hàng, nắm được tình hình vận chuyển lô hàng và thông báo với người gửi hàng Bên cạnh đó cung cấp, tư vấn các dịch vụ cho khách hàng nếu khách hàng yêu cầu Thực hiện việc hỏi ý kiến của khách hàng trong một số tình huống như về: loại hình vận chuyển, các điều kiện cần thiết cho phù hợp với yêu cầu xếp hàng của họ.

 Phòng Hành Chính:

- Là bộ phận chuyên môn nghiệp vụ tham mưu giúp Giám đốc về công tác tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương, thi đua, khen

thưởng, kỷ luật, đào tạo, quy hoạch, hành chính, văn thư, lưu trữ, y tế, quân sự và bảo vệ chính trị nội bộ.

Trang 18

- Đảm nhiệm công tác hành chính - tổng hợp, văn thư - lưu trữ, thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, pháp chế theo quy định hiện hành, quản lý công tác bảo vệ và tổ xe.

- Nhận tài liệu về việc xếp hàng từ phòng giao dịch, kiểm tra với phòng khách hàng để làm giấy đòi nợ và gửi kèm các tài liệu về việc xếp hàng, sau đó gửi cho phòng kế toán để làm đơn Kiểm tra tất cả các hoá đơn, tài liệu của các yêu cầu thanh toán Làm các báo cáo hàng hoá trong và ngoài kho hải quan.

- Bộ phận giao nhận phụ trách công việc giao nhận hàng hóa, các thủ tục nhập suất có liên quan trực tiếp đến công tác giao nhận, điều phối, theo dõi kiểm tra và giám sát với đoàn xe của các nhà đối tác vận tải hợp pháp về các chứng từ có liên quan trực tiếp đến công tác giao nhận

- Giải quyết mọi vướng mắc của khách hàng một cách nhanh gọn và dứt điểm cho từng lô hàng.

 Sale Logistics:

- Nhân viên kinh doanh Logistics là những người làm việc tại công ty logistics hoặc trong đơn vị hậu cần của một tổ chức Họ chịu trách nhiệm tìm kiếm, thuyết phục khách hàng sử dụng các dịch vụ, cung cấp giá cước, chi phí vận chuyển liên quan, hỗ trợ điều phối, lập kế hoạch và thực hiện, giám sát các hoạt động của chuỗi cung ứng trong một tổ chức Cụ thể là:

- Tìm kiếm khách hàng qua việc quảng bá, giới thiệu các dịch vụ vận chuyển của hãng.

Trang 19

- Thường xuyên liên lạc, chăm sóc khách hàng, hỗ trợ giá cả, dịch vụ ưu đãi cho khách hàng.

- Cung cấp hỗ trợ cho nhóm hậu cần, đảm bảo rằng tất cả các lô hàng đi và đến đều không bị hư hại hay nhầm lẫn.

- Yêu cầu khách hàng xác nhận đơn, đặt hàng bên ngoài với các nhà giao nhận vận chuyển hoặc môi giới.

- Làm việc với các nhà vận chuyển để phối hợp trả lại hàng hóa và quản lý các tập tinvận chuyển điện tử

- Nhân viên kinh doanh tìm kiếm khách hàng, tiếp nhận nhu cầu của khách hàng, chào giá dịch vụ của công ty, đàm phán với các hãng tàu Sau đó tiến hành xem xét và báo giá, hai bên thỏa thuận và ký hợp đồng giao nhận.

Sale XNK:

- Tìm kiếm khách hàng/đối tác nước ngoài, để bán/mua sản phẩm, chăm sóc các mối quan hệ, tự chốt đơn cho doanh nghiệp Mục tiêu là đem lại doanh thu và lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh của công ty mình Các công việc gồm có: Tìm kiếm khách hàng nước ngoài và ký kết hợp đồng, quản lý dữ liệu lô hàng, xử lý các khiếu nại và phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng hóa.

 Phòng Kế toán: Phòng Kế toán thực hiện công tác kế toán,

thống kê tài chính của Công ty Kế toán trưởng là người trực tiếp giúp Giám đốc Công ty chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê tài chính của Công ty Phân tích tài chính trong Công ty một cách thường xuyên, hàng tháng đảm bảo phục vụ cho công tác điều hành của BGĐ, đồng thời xây dựng các quy định

Ngày đăng: 08/04/2024, 17:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan