1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN Phong tục tập quán Việt Nam

11 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

HỌC KỲ: II NĂM HỌC: 2020-2021

Học phần: Phong tục tập quán Việt Nam (VH6017)

Hình thức thi: Tự luận nộp bài sau

Ngày thi: 27/7/2021

Giảng viên: TS Vũ Hồng Thuật Sinh viên: Triệu Thị Kim Nhân Mã sinh viên: 61DLH28128 Mã lớp: N08

Hà Nội, 2021

Trang 2

Bài thi môn: Phong tục tập quán Việt Nam Sinh viên:Triệu Thị Kim Nhân

Lớp: N08

người Việt (người Kinh)? Qua đó, anh (chị) nhận xét về phong tục đốt vàng mã của

người Việt (người Kinh) hiện nay?

Câu 02 (06 điểm): Anh (chị) hãy trình bày quan niệm về cái chết và phong tục thờ cúng tổ tiên trong gia đình người Việt (người Kinh)? Nhận xét sự thay đổi trong phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay so với trước đây?

BÀI LÀM

Như chúng ta biết, phong tục tập quán là một phần của cuộc sống con người và

cư trú và tộc người Điều này cũng giống như đặc tính của phong tục tập quán là

như các hoạt động sống hằng ngày của con người Phong tục tập quán cũng luôn luôn thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh đương đại Để chứng minh điều này, chúng ta cùng

(người Kinh)? Qua đó, anh (chị) nhận xét về phong tục đốt vàng mã của người Việt (người Kinh) hiện nay?

Tết là dịp lễ truyền thống được lưu truyền từ thuở xưa, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người Việt chúng ta Từ ngày xa xưa, hoạt động sản xuất buôn bán luôn gắn liền với vấn đề nông nghiệp Nổi bật như là nền văn minh lúa nước, nền văn minh

này đã được thể hiện trong những câu truyện dân gian truyện cổ tích, như câu chuyện bánh chưng bánh giày… chính vì vậy nguồn gốc của tết người Việt được bắt nguồn từ đầu là Tết cơm mới 10/10 (âm lịch) Hiện nay, Tết cơm mới được thể hiện trong nhiều văn hóa lưu truyền ở nhiều dân tộc địa phương, tiêu biểu như người dân tộc Hà Nhì

Việt ta gồm có 9 ngày lễ tết chính trong một năm Bản chất của tết chính là một dấu mốc về thời gian, khởi đầu cho một mùa vụ mới và cầu cho sức khỏe dồi dào, mùa

màng bội thu Nhắc đến tết, thứ không thể thiếu đó chính là nén nhang Chẳng biết từ

hương như một chiếc cầu nối thiêng liêng giữa cuộc sống hiện hữu của con người với

Trang 3

cõi tâm linh của trời đất Có thể nói, hương đã len lỏi vào tận cùng ngóc ngách của đời

Một năm có 12 tháng cũng gắn liền với 12 ngày rằm Có 3 ngày rằm quan trọng, rằm tháng Giêng, ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới, tục xưa gọi là Tết Nguyên Tiêu Tết Nguyên Tiêu còn gọi là Tết Thượng Nguyên, bởi còn có Tết Trung Nguyên (rằm tháng bảy) và Tết Hạ Nguyên (rằm tháng mười)

Nếu Tết Nguyên Tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới, cầu mong một năm mới vạn sự như ý, an lành cho bản thân và gia đình (dành cho người sống)

Thì Tết Trung Nguyên là để con cháu tỏ lòng hiếu thảo với ông bà tổ tiên, những

người đã khuất

Người ta nói rằng “Cúng quanh năm không bằng rằm tháng 7” Tết rằm tháng

nơi địa phủ Dân gian cho rằng, vào rằm tháng 7 thì mọi tội nhân, trong đó có những

vàng mã cho vong linh người thân của gia đình Ngày này có 2 lễ khác nhau: đó là Tết

không nơi nương tựa, không còn người thân ở trần gian để thờ phụng hoặc thất lạc, hoặc vì một oan khiên nào đó

một trong số ít đệ tử xuất chúng của Ðức Phật Ngài có quyền pháp vô biên Mẹ ngài là bà Thanh Đề đã qua đời, ngài tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên đã dùng tuệ nhãn quan sát khắp “bốn phương tám hướng” Tôn giả Mục Kiền Liên thấy mẹ mình đang chịu cảnh tội đồ, là quỷ đói trong ngục A tỳ, thân thể gầy héo, xanh xao, chỉ còn da bọc xương, khổ đau khôn xiết Dù biết đó là do kết quả của thói tham lam, độc ác, sự dối trá từ thuở sinh thời mẹ đã gây nên, nhưng ngài vẫn không khỏi thương xót Dùng pháp thuật của mình, Tôn giả Mục Kiền Liên mang cơm dâng lên mẹ Nhưng, do nghiệp quá lớn nên bát cơm bà Thanh Ðề cầm trên tay bỗng hoá thành than đỏ

Chứng kiến cảnh tượng ấy, ngài rất đau lòng, về bạch lại với Phật, mong Ðức Phật cứu vớt để linh hồn mẹ ngài được siêu thoát Cảm động trước tấm lòng hiếu nghĩa của Tôn giả Mục Kiền Liên, Ðức Phật đã chỉ cách để Ngài có thể cứu vớt được mẹ ra khỏi cảnh đoạ đầy

Trang 4

Ðức Phật nói: “Ông tuy quyền phép vô biên, lại hiếu thảo hơn người, tấm lòng của ông làm cảm động cả trời đất nhưng tội ác của mẹ ông quá nặng, một mình ông không thể cứu được mẹ Ðến ngày rằm tháng bảy, Chư Phật hoan hỉ, Chư Tăng tự tứ, hãy sửa soạn lễ vật cúng dàng, thành tâm thỉnh cầu Chư Tăng chú nguyện thì mẹ ông mới có thể siêu thoát được”

Theo lời Phật dạy, nhằm ngày Rằm tháng Bảy, Tôn giả Mục Kiền Liên lập bồn Vu Lan (chậu đựng đồ lễ cúng), thỉnh mời Chư Tăng đến chú nguyện Nhờ đó bà Thanh Ðề mới được siêu thoát Các vong linh khác cũng nhờ phúc lành của Chư Tăng mà được siêu thoát

Noi gương hiếu đễ của Tôn giả Mục Kiền Liên, cứ đến ngày rằm tháng bảy hàng năm các tín đồ, Phật tử khắp nơi lại tưng bừng tổ chức ngày lễ Vu Lan với tín tâm cầu cha mẹ, ông bà, tổ tiên mình sẽ được thoát khỏi tội đồ

Lễ Vu lan là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo vì vậy mà dân gian ta có câu “Tết cả năm không bằng rằm tháng bảy” Đây là đại lễ báo hiếu ông bà, cha mẹ, tổ tiên – một tập tục đáng quý của người Việt

Lễ cúng cô hồn câu chuyện xá tội vong nhân

Về lễ cúng cô hồn, theo đạo Phật cũng có 2 tích Chuyện kể rằng ngày trước, quỷ thường hay quấy phá, làm hại người, khiến họ không thể yên ổn làm ăn, khổ quá bèn kêu lên Phật Đức Phật giúp con người trục quỷ, đày chúng xuống địa ngục Thế nhưng vì lượng cả từ bi, ngài cho phép chúng trở lại dương gian mỗi năm một lần vào dịp rằm tháng 7 Do đó, vào tháng 7 âm lịch, người ta quan niệm trên dương thế có rất nhiều quỷ đói nên phải cúng cháo, gạo, muối hối lộ cho chúng để chúng không quấy nhiễu cuộc sống bình thường

Một tích khác liên quan đến câu chuyện giữa ông A Nan Ðà, thường gọi tắt là A Nan, với một con quỷ miệng lửa (diệm khẩu) cũng gọi là quỷ mặt cháy (diệm nhiên) Có một buổi tối, A Nan đang ngồi trong tịnh thất thì thấy một con ngạ quỷ thân thể khô gầy, cổ nhỏ mà dài, miệng nhả ra lửa bước vào

Quỷ cho biết rằng ba ngày sau A Nan sẽ chết và sẽ luân hồi vào cõi ngạ quỷ miệng lửa mặt cháy như nó A Nan sợ quá, bèn nhờ quỷ bày cho phương cách tránh khỏi khổ đồ Quỷ đói nói: “Ngày mai ông phải thí cho bọn ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc thức ăn, lại vì tôi mà cúng dường Tam Bảo thì ông sẽ được tăng thọ mà tôi đây cũng sẽ được sanh về cõi trên”

A Nan đem chuyện bạch với Ðức Phật Đức Phật bèn đặt cho bài chú gọi là “Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni”, đem tụng trong lễ cúng để được thêm phước Phật tử Trung Hoa gọi lễ cúng này là phóng diệm khẩu, tức là cúng để bố thí và cầu nguyện cho loài quỷ đói miệng lửa Nhưng dân gian thì hiểu rộng ra và trại đi thành cúng cô hồn, tức là cúng thí cho những vong hồn vật vờ không nơi nương tựa vì không có ai là thân nhân trên trần gian cúng bái Vì vậy, ngày nay mới có câu: “Tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân”

Trang 5

Còn theo tín ngưỡng dân gian của người Việt, lễ xá tội vong nhân bắt nguồn từ công việc đồng áng của người nông dân trước kia Hàng năm, cứ đến tháng 6-7 âm lịch là vào vụ thu hoạch mùa màng Để công việc được may mắn, không gặp trắc trở, người dân thường cầu xin thần linh, thổ địa bắt giam những yêu ma, oan hồn lại cho khỏi quấy nhiễu Và đến đúng ngày 15/7, mọi việc phải được hoàn tất, đó cũng là lúc "ông thần tha ma, chủ nhà tha thợ cấy", "mở cửa ngục xá tội vong nhân"

Vào ngày này, người ta thường làm một lễ cúng tạ ơn các thần linh, một mâm tưởng nhớ ông bà tổ tiên để cầu nguyện cho các vong hồn siêu thoát và cầu bình an cho gia đình

Khác với cúng dân hương lúc giao thừa là cúng ngoài trời vào nhà, cúng lễ rằm tháng 7 được thực hiện từ trong nhà ra ngoài trời: cúng Gia Thần, cúng Gia Tiên, cuối cùng mới cúng chúng sinh

Vì ngày rằm tháng 7, cửa ngục mở cho tất cả các cô hồn nên người ta thường cúng vào ban ngày và cúng trước ngày rằm tháng 7 để đảm bảo cho người thân của mình dễ dàng nhận đồ cúng Theo tục lệ của người Việt, lễ cúng gia tiên nên có một mâm cơm, có thể là món mặn, có thể là món chay tùy thuộc vào hoàn cảnh của người đang sống Tuy nhiên, theo quan niệm đạo Phật cho rằng nên cúng gia tiên bằng món chay để tránh gia tiên tiếp tục mắc nghiệp sát sinh Ngoài cơm cúng, người ta còn chuẩn bị tiền vàng và những vật dụng cần thiết cho người quá cố được làm bằng giấy tượng trưng Vì ngày rằm tháng 7, sẽ có rất nhiều vong hồn vất vưởng nên các món đò cúng như áo quần, vàng mã,… phải được ghi rõ tên người nhận

Ngoài việc cầu siêu cho gia tiên, người Việt còn có lễ cầu siêu cho các vong nhân khi tại thế đã thất cơ lỡ vận, phiêu bạt bơ vơ,… bằng việc đặt mâm lễ ngoài trời hoặc trước cửa ngôi nhà Vật phẩm thường đơn giản như cháo loãng, bỏng ngô,… Cúng cô hồn khôn nơi nương tựa cũng được gọi là cúng chúng sinh, được thực hiện ngoài trời, ngoài cửa chứ không cúng trong nhà Cúng chúng sinh thể hiện đạo đức từ bi của con người nhân dịp “xá tội vong nhân” Sau khi cúng cô hồn xong phải thực hiện mời các vong đi; tức là phải có thủ tục “tiễn khách” để tránh đưa vong hồn vào nhà

Về bản chất đây là một lễ báo hiếu của người sống với người chết, con cháu với ông bà tổ tiên thông qua hình thức ngày 15/7 cúng đốt đồ mã vàng cho người đã mất Thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều gia đình thể hiện những lễ cúng rất rầm rộ, nhiều người đốt cung điện, đốt biệt thự, đốt máy bay thậm chí còn đốt cả người giúp việc cho người đã khuất Thực chất vật phẩm cúng là thể hiện sự văn minh, biết ơn, nhưng nhiều người đã thể hiện thái quá vượt tầm giới hạn truyền thống Chúng ta lầm tưởng, cách cúng đấy không liên quan gây tác hại, nhưng chúng sẽ khiến cho người sống trở về cái bất nhân bất nghĩa Ví dụ như việc đốt người giúp việc, cha mẹ chúng ta có nghèo khó đến đâu cũng không nhờ người khác để nuôi con mình, mà trực tiếp bằng mồ hôi nước mắt công sức để nuôi, nhưng đến khi chúng ta lớn lên rồi sinh sang bổng lộc, bây giờ lại nhờ người khác chăm sóc nuôi

Trang 6

dưỡng ông bà cha mẹ mình, đấy là sự bất hiếu Còn việc đốt vàng mã lại thêm một tội giả tạo bởi vì cảnh giới khác nhau thì không thể chung phương tiện, chẳng hạn như thế giới chúng ta đi xe ô tô, đi máy bay nhưng ở thế giới bên kia họ có đi như vậy không Đó chính là chúng ta đang lừa dối chúng ta, đồng thời chúng ta đang đồng lóa với những trò mê tín dị đoan Không có công đức nào lớn hơn việc báo hiếu cha mẹ, giúp đỡ người thân và không có việc thiện nào tốt đẹp hơn là giúp đỡ những người khó khăn Nhưng chắc chắn đó không phải là việc đốt vàng mã tràn lan, không phải là những khóa lễ cúng cầu đến hàng trăm triệu đồng Mà thay vào đó là gắng tu sửa lại nét sống của bản thân, đi vào bếp nấu một bữa ăn đơn giản cho bố mẹ, mua một chút quà nhỏ biếu ông bà hoặc là tham gia một đợt tình nguyện dọn vệ sinh môi trường, thăm nom giúp đỡ những đứa trẻ bất hạnh hơn mình Thực chất, thế giới âm cũng chính là suy nghĩ trong ý thức của con người chứ không hoàn toàn tồn tại thật sự, chính vì vậy những đồ vàng mã mà chúng ta đốt cũng chỉ là biểu trưng suy nghĩ của mình, chúng ta cần thể hiện tốt tâm ý của mình Tránh thể hiện thái quá gây lãng phí vô ích mà còn rơi vào trạng thái mê tín dị đoan, bất nhân bất nghĩa

Vậy ta thấy rằng, tết lễ chính là sự đánh dấu thời vụ, chuyển giao thời gian Nếu đầu năm là dành cho người cõi trần thì cuối năm sẽ mở màng các hoạt động cho người âm như mồ mả Tết Trung Nguyên (15/7), thể hiện sự báo hiếu của người sống với người chết, con cháu với ông bà tổ tiên Đồng thời cũng là cơ hội để xá tội cho những vong nhân khi tại thế đã cơ lỡ, không nơi nương tựa Là sự dung hợp văn hóa trong phong tục tập quán, tín ngưỡng dân gian, Đạo giáo và Phật giáo Thông qua câu truyện Mục Kiền Liên tôn giả nhìn thấy mẹ mình bị đánh đập qua đó giáo dục con người

cõi trần dương xuống âm phủ không bị trừng trị, thể hiện rõ quan niệm “ác giả ác báo” Đây cũng chính là một sự thừa nhận của xã hội về cõi trầm âm “chết không phải là hết, mà là sự chuyển giao sự sống từ cõi dương sang cõi âm” trần sao âm vậy

Có thể nói, tết Trung Nguyên là một dịp lễ tết quan trọng mà cần phải bảo tồn và phát huy, là một phong tục lưu truyền Thuộc hệ thống phong tục tập quán liên quan đến chu kỳ thời tiết trong năm, qua đó cũng thể hiện chu kỳ vòng đời con người

Việc cúng lễ tết Trung Nguyên của người Việt không chỉ đơn thuần là việc cầu cúng theo mê tín mà thể hiện tấm lòng của người còn sống với người đã khuất, cũng là một dịp để tưởng nhớ công ơn những người đã hy sinh vì đất nước Từ đó thấy ý nghĩa nhân văn, hướng thiện, là dịp thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu với ông bà cha mẹ, không chỉ với người quá cố mà còn cả với người đang sống Đó chính là hạnh hiếu của nhà Phật và tâm hiếu của con người đồng thời cũng là nét đẹp trong truyền thống văn hóa trọng đạo lý của con người Việt Nam

tiên trong gia đình người Việt (người Kinh)? Nhận xét sự thay đổi trong phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay so với trước đây?

*Trả lời:

Trang 7

Từ xa xưa người Việt Nam sống với tâm thức: Con người ta sanh ra, lớn lên, dựng vợ gả chồng, sinh con đẻ cái, tạo lập công danh sự nghiệp… cuối cùng cũng theo quy luật sinh lão bệnh tử Do xem và chấp nhận cái chết là quy luật nên người Việt Nam đón nhận cái chết trong tinh thần chủ động thư thản như sắm trước quan tài (gọi là Thọ), xây dựng sanh phần (gọi là Kim tỉnh) cho chính bản thân khi còn sống Nhân sanh quan người Việt xưa nay cũng cho là "sống ở, thác về", xem cuộc sống trên mặt đất chỉ là cõi trọ tạm bợ, và chết không phải là hết, mà về cõi vĩnh cữu Do vậy "người chết cần được mồ yên mả đẹp", việc "động mồ động mả" rất kiêng cử ví có thể ảnh hưởng đến sự nghiệp của con cháu nhiều đời Người Việt còn sống theo đạo lý: "nghĩa tử là nghĩa tận", tức là bao nhiêu hờn oán đều xóa bỏ khi đối tượng đã chết, vì chết là dứt nợ trần gian Không ai truy cứu người chết bao giờ Trong dân gian tới nay ngay vẫn còn một bộ phận lớn người tin vào linh hồn, cho rằng người chết rồi thì linh hồn sẽ sống ở cõi âm, nơi đó linh hồn cũng sinh hoạt như ở dương thế

Dù quan niệm cái chết thế nào thì tang lễ là một hình thức bày tỏ lòng nhớ ơn và thương xót của người sống đối với người chết Người Việt quan niệm lễ tang là một phần của đạo hiếu mà con cháu dành cho ông bà cha mẹ khi quá cố Do vậy, việc tổ chức tang lễ được diễn ra rất trọng thể

Trình tự lễ tang ngày trước như sau: người chết được tắm rửa sạch sẽ, Lúc tắm

đứng dậy Cha thì con trai vào tắm, mẹ thì con gái vào tắm Lấy vuông vải dấp vào ngũ vị, lau mặt, lau mình cho sạch rồi lấy lược chải tóc lấy sợi vải buộc tóc, lấy khăn

lược thìa và nước đem đi chôn; rước thi thể đặt lên giường

Thay quần áo tươm tất, rồi lấy một chiếc đũa đặt giữa hai hàm răng, bỏ vào miệng một dúm gạo và ba đồng tiền xu gọi là lễ ngậm hàm Lễ này theo tục xưa, bỏ

được siêu thoát Lễ này ngày nay nhiều nơi đã bỏ, có nơi thay thế bằng may một cái túi, trong túi đựng một ít tiền gạo và một vài đồ lặt vặt mà khi sống, người đó hay dùng đến Theo "Thọ mai gia lễ", lễ này được tiến hành như sau: Lấy ít gạo nếp xát

Trang 8

Sau đó đặt người chết nằm xuống chiếu trải sẵn dưới đất (theo quan niệm "từ đất sinh ra lại trở về với đất") Tiếp đó là lễ khâm liệm (liệm bằng vải trắng) và lễ nhập quan (đưa thi hài vào quan tài) Sau khi nhập quan là lễ thành phục, chính thức phát tang Con trai, con gái và con dâu của người quá cố, đội khăn sô, mũ chuối (hoặc mũ tết bằng rơm), mặc áo sô Cháu chắt họ hàng, thân thích chít khăn để tang Những ngày quàn người chết trong nhà đều phải cúng cơm sớm, chiều Phường nhạc cử nhạc ai, bà con, bạn bè, làng xóm đến viếng Sau khi chọn được ngày, giờ tốt làm lễ đưa tang Đám tang có câu đối, linh sàng, nhà táng (nơi đặt linh cữu) Người đưa tang đi sau linh cữu, dọc đường có rắc vàng thoi (bằng giấy) Đến huyệt làm lễ hạ huyệt và đắp mộ Chôn cất xong về nhà làm lễ tế

Ba ngày sau tang chủ làm lễ viếng mộ (lễ mở cửa mả), được 49 ngày làm lễ chung thất (thôi cúng cơm cho người chết) Sau 100 ngày làm lễ tốt khốc (thôi khóc) Sau một năm làm lễ giỗ đầu, sau ba năm (ở nhiều nơi là hai năm) làm lễ hết tang

Ngày nay, lễ tang được tổ chức theo nghi thức đơn giản hơn: lễ khâm liệm, lễ nhập quan, lễ viếng, lễ đưa tang, lễ hạ huyệt và lễ viếng mộ Người trong gia đình để tang bằng cách chít khăn trắng hoặc đeo băng tang đen

bà cha mẹ những người đã khuất thì ngày lễ tết hằng năm thì không nhà nào là khong làm việc này Ngoài cúng các ngày này, thì trong một tháng người Việt đều cúng vào ngày Rằm và mùng 1 hằng tháng Đây là tục không nhà nào không cúng, bởi theo quan niệm, mùng 1 gọi là ngày “Sóc”, Rằm gọi là ngày “Vọng” Bởi người Việt ta coi ngày “Sóc, Vọng” là ngày để tưởng nhớ tổ tiên, trời đất thần phật cầu những điều tốt đẹp cho tổ tiên nơi suối vàng và nhờ ơn tổ tiên phù hộ cho bản mệnh được tốt lành công việc được tiến tới

chuẩn bị xong các đồ vật thì tiến tới hành dâng cúng tổ tiên Trước khi cúng một lần nữa phải lau dọn bàn thờ cúng cẩn thận, rồi mới tiến hành đặt các đồ vật lên Đối với người Việt điều quan trọng nhất trong việc thờ cúng tổ tiên đó là cái tâm, sự hiếu kính của con cháu với tổ tiên Miễn sao, bàn thờ phải cao ráo lúc nào cũng sạch sẽ Dù bàn thờ đơn giản hay cầu kỳ thì nhiều người cho rằng, cốt ở tấm lòng Việc thờ cúng tổ tiên phải đặt đạo hiếu ở đầu và sự hướng vọng về tổ tiên mới là điều quan trọng Bàn thờ có cầu kỳ đến mấy mà con cháu chỉ lo hình thức, thì việc hành lễ cũng chẳng thể yên lòng tổ tiên Đấy chính là ý nghĩa nhân văn lớn nhất trong việc thờ cúng tổ tiên

đi xa,… người Việt cũng dâng hương, làm lễ cúng tổ tiên để báo cáo, để cầu tổ tiên phù hộ, hay để tạ ơn khi công việc thành công

cũng như người chết” Họ luôn tin rằng, linh hồn của những người tân đã khuất vẫn luôn hiện hữu trong gia đình, dòng tộc và tác động đến đời sống của con cháu Trong quan niệm văn hóa thờ cúng tổ tiên của người Việt, sau khi qua đời linh hồn của

Trang 9

những người thân trong gia đình thường ngự trên bàn thờ để dõi theo giúp đỡ những người thân nơi dương thế Chính vì vậy, luôn có mối quan hệ mật thiết và tác động đến

việc cúng giỗ là việc thực hiện giao lưu giữa cõi âm và cõi dương

Tập tục thờ cúng tổ tiên của người Việt xuất phát từ Nho giáo, ý muốn thực hiện lời dạy của Khổng Tử, lấy chữ “hiếu” làm đầu, tuy nhiên nhiều người lại biến hóa thành hủ tục rườm rà, phiền toái đánh mất đi sự giản dị và trong sáng của việc thể hiện chữ “hiếu”

ông bà tổ tiên Thờ cúng tổ tiên là thờ những vong linh của những ngưởi trước thế hệ mình, thuộc dòng dõi của gia đình mình, dòng họ mình Điều này thể hiện tư tưởng đạo hiếu, chữ hiếu Thông qua đó, nuôi dưỡng tâm thức đạo lý “uống nước nhớ

nguồn” của người Việt Trong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt còn có tục thờ bà cô Mãnh, tưc là những người chưa có gia đình, người ta quan niệm đó là những người rất lương thiện, và thường bảo trợ cho những người sống trong gia đình gia tộc Nên người ta thường có một ban thờ riêng dành cho bà cô Mãnh và rất tôn trọng

nhiệm đối với bậc sinh thành mà còn để giáo dục con cháu lưu truyền nòi giống theo một hệ thống văn hóa dòng tộc giàu tính nhân văn

Tập tục thờ cúng tổ tiên thể hiện được tính nhân văn của dân tộc Việt, những người đã khuất không bị lãng quên trong tâm tưởng của những người còn lại, chứng tỏ dân tộc Việt là một dân tộc đặc biệt mang trong máu một thứ tình cảm thiêng liêng hơn bao giờ hết

Tập tục thờ cúng tổ tiên của người Việt cũng còn có mặt ưu là duy trì được tình thân trong quan hệ thân tộc Những ngày lễ, ngày Tết hoặc ngày kỷ niệm một người thân qua đời, là những dịp để con cháu ở các nơi khác hội tụ lại, cùng nhau gặp gỡ hàn huyên để kết chặt mối thâm tình, đồng thời thăm nom an ủi ông bà cha mẹ, nếu như họ còn sống Đây là một việc làm thiết thực và cao quý nhất trong việc thể hiện chữ hiếu của một dân tộc giàu tình cảm như người Việt

Trong quan niệm dân gian Việt Nam, qua việc thờ cúng tổ tiên, giới vô hình và giới hữu hình luôn luôn như có một sự liên lạc mật thiết Sự thờ cúng chính là môi trường gặp gỡ của thế giới hữu hình và vũ trụ thần linh

Đối với người Việt Nam cổ, chết chưa phải là hết, thể xác tuy chết đi nhưng

Thế nhưng, tục ta lại tin rằng dương sao âm vậy, người sống cần gì, sống làm sao thì người chết cũng như vậy và cũng có một cuộc “Sống” ở cõi âm như cuộc của người trên dương thế, nói khác đi, người chết cũng cần ăn, uống, tiêu pha, nhà ở như người sống

Tin như vậy, việc cúng lễ là cần thiết, và việc thờ cúng tổ tiên không thể không có được Tục ta lại còn tin rằng vong hồn người khuất thường luôn ngự trên bàn thờ để

Trang 10

gần gũi con cháu, theo dõi con cháu trong công việc hàng ngày và giúp đỡ con cháu trong từng trường hợp cần thiết

Sự tin tưởng vào vong hồn ông bà cha mẹ ngự trên ban thờ, có ảnh hưởng nhiều đến hành động của người sống Nhiều người vì sợ vong hồn cha mẹ buồn đã tránh những hành vi xấu xa, và đôi khi định làm một công việc gì cũng suy tính kỹ lưỡng, xem công việc lúc sinh thời cha mẹ có chấp nhận hay không Người ta sợ làm cho vong hồn cha mẹ phải tủi hổ qua hành động của mình và mang tội bất hiếu

Tập tục thờ cúng tổ tiên của người Việt là một loại hình tín ngưỡng dân gian đậm tính nhân bản, tuy có mặt tích cực về phương diện đạo đức làm người và là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt, nhưng ngược lại cũng bộc lộ sự mê tín, huyễn hoặc, khi tin rằng tổ tiên đã chết có quyền lực che chở phù hộ cho con cháu Tập tục này cũng gây nhiều khó khăn và hao phí tiền của, công sức của con cháu Vì trong thực tế, trong một xã hội văn minh như hiện nay, ai ai cũng đều hiểu người chết không thể về ăn những mâm cỗ cúng của con cháu Làm giỗ cũng có khi chỉ là để “trả nợ miệng” cho nhau và cũng để không bị miệng đời đàm tiếu cho rằng con cháu bất hiếu để cho ông bà tổ tiên phải đói lạnh!

Thực chất, thờ cúng tổ tiên không thể được xem là một tôn giáo, mà đây chỉ là một loại tín ngưỡng dân gian, bắt nguồn từ sự thể hiện tấm lòng hiếu thuận của con cháu đối với ông bà, cha mẹ tổ tiên đã khuất Vì trong tôn giáo không có khái niệm quốc gia, không có biên giới trong sự hiện hữu và tồn tại của con người Mục tiêu của tôn giáo là phần đời sau cái chết thuộc thể, tôn giáo hoạt động có tổ chức, có hệ thống chặt chẽ, có trường lớp đào tạo cơ bản, có nơi chốn riêng để thực hành các nghi thức thờ phụng Tôn giáo hoạt động trên lĩnh vực tâm linh, lấy đức tin làm chính Đối tượng thờ tự của mỗi tôn giáo đều khác biệt nhau

phong tục cúng tổ tiên Tuy nhiên, nhiều gia đình trẻ, do đặc thù công việc, họ đã dần mai một cũng như là biến cách rất nhiều trong phong tục này

Việc thực hành thờ cúng tổ tiên mang nhiều niềm tin, sự ngưỡng vọng và mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với những người đang sống.

Ngày đăng: 08/04/2024, 17:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN