Bài thi kết thúc học phần đề tài dân tộc mường

39 0 0
Bài thi kết thúc học phần đề tài dân tộc mường

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mol nghĩa là người, còn từ Mường dùng để chỉ một dân tộc cụ thể có lẽ xuất hiện tương đối muộn.. Do ruộng bậc thang làm ở trên cao, nguồn nước tưới tiêu khó khăn nên người Mường biết đào

Trang 1

BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCHTRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦNMÔN: VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ

ĐỀ TÀIDÂN TỘC MƯỜNGGiảng viên: Nguyễn Anh Cường

Thực hiện: Nhóm Mường – LHHD10A

Nguyễn Việt Anh 63DLH10006

Trang 2

BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC

1 Nguyễn Việt Anh Phần V: Văn hóa xã hội Tổng hợp Word

2 Vi Thị Thu Hằng Phần IV: Văn hóa phi vật thể

3 Đoàn Thị Hoàng Duyên Phần II: Văn hóa mưu sinh

4 Dương Thị Giang Phần IV: Văn hóa phi vật thể

5 Nguyễn Thị Mỹ Duyên Phần III: Văn hóa vật thể

6 Nguyễn Thị Bích Ngọc Phần VII: Xu thế phát triển và biến đổi hiện nay của dân tộc Mường

Xây dựng Powerpoint 7 Bùi Thùy Hương Phần VI: Phong tục tập quán

8 Giàng Thị Chinh Phần I: Khái quát chung

Trang 3

PHẦN VII: XU THẾ PHÁT TRIỂN VÀ BIẾN ĐỔI HIỆN NAY CỦA DÂN TỘC MƯỜNG

3

Trang 4

PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG1.1: Tên dân tộc

Hiện nay Mường đã trở thành tên gọi hình thức của một dân tộc Thực ra nó là từ dùng để chỉ một địa phương, một khu vực, một vùng (như Mường Bi, Mường Vang, Mường Ống) Trước đây, người Mường tự gọi mình là Mol (hoặc Mon, Mual, Muan tùy theo từng địa phương) Mol nghĩa là người, còn từ Mường dùng để chỉ một dân tộc cụ thể có lẽ xuất hiện tương đối muộn Tuy nhiên ở đây cũng cần lưu ý rằng không phải từ khi có tên Mường để chỉ tên dân tộc thì mới xuất hiện dân tộc Mường, thực ra họ đã trở thành một dân tộc từ lâu.

1.2: Dân số

Theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê công bố năm 1989, dân tộc Mường ở Việt Nam mới chỉ có 914.396 người nhưng 10 năm sau, tức năm 1999, vẫn theo kết quả Tổng điều tra dân số của Tổng cục Thống kê công bố, người Mường đã tăng lên 1.137.515 người, sau 10 năm tiếp, tức năm 2019, vẫn theo kết quả tổng điều tra dân số thì số người Mường tăng lên là 1.434.628 người.

1.3: Địa bàn sinh sống

Người Mường sống tập trung ở các thung lũng hai bờ sông Đà (Phú Thọ, Sơn La, Ba Vì, Hòa Bình) và khu vực trung lưu của sông Mã, sông Bưởi (các huyện Thạch Thành, Bá Thước, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc của tỉnh Thanh Hóa) Người Mường ở Thanh Hoá gồm hai bộ phận: Mường Trong (Mường gốc) và Mường Ngoài (người Mường di cư từ Hoà Bình vào) Sang đến tỉnh Nghệ An hầu như không có người Mường sinh sống (năm 1999 chỉ có 523 người Mường trong toàn tỉnh) Ngoài ra ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ cũng có gần 27.000 người mới di cư vào trong những năm gần đây.theo Tổng điều tra dân số năm 1999, người Mường sống tập trung ở các tỉnh: Hòa Bình (479.197 người, chiếm 63,3% dân số của tỉnh), Thanh Hóa (328.744 người, chiếm 9,5% dân số của tỉnh), Phú Thọ (165.748 người, chiếm 13,1% dân số của tỉnh), Sơn La (71.906 người, chiếm 8,2% dân số của tỉnh), Ninh Bình (46.539 người), Hà Nội (khu vực Ba Vì), Yên Bái, Đắk Lắk Số người Mường ở các tỉnh nói trên chiếm khoảng 98% số người Mường ở Việt Nam năm 1999.

Ở Đắk Lắk số người mường chiếm khoảng 1,5% toàn tỉnh chủ yếu tập trung ở thành phố Buôn Ma Thuột và một số huyện lân cận người Mường ở đây di cư từ năm 1954 và có nguồn gốc từ Mường Phú Thọ và Hòa Bình Đa số họ vẫn giữ được phong tục tập quán nguồn gốc và bản sắc văn hóa dân tộc mình.

1.4: Lịch sử hình thành và phát triển

Nhiều nhà nghiên cứu căn cứ vào các tài liệu khoa học khác nhau đã đi đến nhận định: người Việt và người Mường vốn có chung một nguồn gốc Về nhân chủng, hai nhóm Mường - Việt cùng chung những đặc điểm nhân chủng trong nhóm Nam Á thuộc tiểu chủng Mongoloid Phương Nam Trong phong tục tập quán, giữa người Mường và người Việt có nhiều nét giống nhau Tuy vấn đề nguồn gốc người Việt - Mường hiện nay còn đang tiếp tục nghiên cứu, song hầu hết các nhà nghiên cứu đều

Trang 5

cho rằng họ là những cư dân bản địa Ý kiến được nhiều người tán đồng cho tổ tiên người Việt - Mường là người Lạc - Việt, một chủ nhân của Văn Hóa Đông Sơn nổi tiếng, hay nói rộng hơn và nền văn minh sông Hồng Do đó, có cơ sở để cho rằng, vào thời các vua Hùng (hoặc trong thời đại đồng thau) và cả giai đoạn tiếp theo, Việt - Mường cũng là một khối thống nhất Vào các thời kỳ sau do những nguyên nhân và điều kiện lịch sử nhất định sự phân hóa đã nảy sinh, khối cộng đồng Lạc - Việt đã dần phân ly thành hai Quá trình phân hóa đó diễn ra một cách lâu dài, chậm chạp, không đồng đều, chủ yếu là trong thời Bắc thuộc Từ sau thế kỉ X, XI, Việt và Mường đã bắt đầu trở thành hai tộc người, nhưng vẫn có sự giao lưu về kinh tế và văn hóa Người Mường Thanh Sơn giải thích về nguồn gốc dân tộc của mình Như bộ sử thi “ Đẻ đất, đẻ nước”, kể về gốc tích và công cuộc đấu tranh của người Mường ở thời đại rất xa xưa, chứa đựng những quan niệm người Mường cổ về việc hình thành trời đất, tạo lập thế giới.

Cũng như các dân tộc khác, để lý giải về nguồn gốc của dân tộc mình, dân gian Mường ở Hòa Bình còn lưu giữ và truyền kể những huyền thoại về sự xuất hiện dân tộc mình dưới dạng những áng Mo (bản mo hát với phiên bản dài ngắn khác nhau) Thuở xưa, khi con người còn chưa xuất hiện, trời làm hạn hán,khô khan, cây cối khô mà chết, rồi trời lại mưa Một trận mưa to chưa từng thấy Nước chảy thành suối thành sông Đất lở bồi thành đồng bằng Đá lăn chất đầy thành gò thành đống, thành đồi thành núi Từ dưới đất mọc lên một cây si Cây si lớn như thổi trở thành một cây cổ thụ, cành lá che kín cả bầu trời Cây si bị sâu đục ăn làm cho gãy cành rụng lá Từ gốc cây si đẻ ra một đôi chim Chim Ây là đực, Cái ứa là cái Đôi chim rủ nhau bay lên cành cây si làm tổ Cành si gãy Chim bay lên cây đa làm tổ Cây đa đổ Chim Ây và Cái Ứa lại rủ nhau bay lên núi đá lấy cỏ làm thành tổ Hang Hao Cái Ứa đẻ ra trăm ngàn quả trứng Trứng chim nở ra thành muôn loài muôn vật Còn lại một trăm cái trứng thì nở ra con người Đó là người Mường và người Kinh.

Người Mường Thanh Sơn còn cho rằng Đức Thánh Tản Viên Sơn (còn gọi là Sơn tinh) – Con rể vua Hùng thứ 18 – là người Mường Thanh Sơn Truyền kể rằng, ở vùng mường Xuân đài, Khả Cửu ngày xưa có một cô gái con nhà Lang tên là Đinh Thị Đen (người Mường Thanh Sơn gọi là Đinh Thị Điên) Cô là người đen đủi xấu xí nhất trong gia đình dòng họ nên bị bố mẹ, anh chị em hắt hủi Một lần vào rừng lấy củi, cô gái tủi thân ngồi khóc trên một tảng đá và ngủ thiếp đi Từ đó cô có thai và đã bị nhà Lang hắt hủi đuổi đi Cô đã lang thang lần đi đến vùng mường Tất Thắng Dân ở đó thấy cô đói khát đã cho cô ăn uống Từ Tất Thắng, cô lại đi tiếp đến động Lăng Xương (thuộc xã Trung Nghĩa huyện Thanh Thuỷ ngày nay) thì đẻ ra thần Tản Viên Dân bản ở đây thương tình đã đóng cho cô một bè nứa và đưa hai mẹ con cô vượt sông Đà sang vùng Ba Vì (thuộc Hà Nội ngày nay) Mẹ con bà Đinh Thị Đen được bà Ma Thị là chúa các động mường cưu mang nhận làm con nuôi Khi Tản Viên lớn lên, thần được bà Ma Thị truyền cho quyền cai trị và bảo vệ các xứ mường Thần đã lấy con gái vua Hùng thứ 18 tên là Ngọc Hoa làm vợ.

5

Trang 6

Người Mường ở các xã Lai Đồng, Đồng Sơn, Thạch Kiệt còn lưu truyền truyền thuyết "Đẻ giang" như sau: ở đất mường Tồng (tên gọi cũ của Lai Động) có một cái hang gọi là hang Cơng Tiếng Ở đó có con chim ưng đẻ ra một quả trứng Quả trứng nở ra một con vứa (con ngài tằm) Con Vứa bay hết Mường này sang Mường nọ rồi đậu vào cây đa, cây sấu rồi bay tiếp lên núi đá trắng Cũng từ đó bản Mường trở nên đông vui sầm uất Người Mường biết làm nhà để ở và đẻ con cái, ra bố mẹ con giang Bố mẹ con giang ra trước rồi tiếp theo đẻ ra được Buồng Nang Ráu, là cháu nàng Thăn, con của nàng Ún Mái Nàng Ún Mái lại đẻ ra dân ra bản, đẻ ra vợ chồng Từ đó, Người Mường có quê quán, có nhà có cửa, có cơm ăn, rượu uống và vàng bạc Họ mang giang đi hát khắp nơi Từ đó các bản mo giang được truyền bá rộng rãi như sang mường Pi, mường Thàng (Hòa Bình) để những vùng mường này phát triển Nhờ đó con giang được truyền và ăn sâu vào đời sống tinh thần của người Mường.

1.5: Đặc trưng môi trường sinh sống

Địa bàn người Mường sinh sống tập trung thành làng xóm nhiều trong các thung lũng hẹp, quanh chân thấp của những sườn núi, sườn đồi bao bọc các thung lũng, nơi đất thoải nhiều sông suối, nơi có nhiều đất sản xuất.

Trang 7

PHẦN II: VĂN HÓA MƯU SINH

Người Mường sống định canh định cư ở miền núi, nơi có nhiều đất sản xuất, gần đường giao thông, thuận tiện cho việc làm ăn Người Mường làm ruộng từ lâu đời Lúa nước là cây lương thực chủ yếu Trước đây, người Mường trồng lúa nếp nhiều hơn lúa tẻ và gạo nếp là lương thực ăn hàng ngày Nguồn kinh tế phụ đáng kể của gia đình người Mường là khai thác lâm thổ sản như nấm hương, mộc nhĩ, sa nhân, cánh kiến, quế, mật ong, gỗ, tre, nứa, mây, song Nghề thủ công tiêu biểu của người Mường là dệt vải, đan lát, ươm tơ Nhiều phụ nữ Mường dệt thủ công với kỹ thuật khá tinh xảo Văn hóa mưu sinh của người Mường bao gồm: nông nghiệp, thủ công, săn bắt và hái lượm, mua bán và trao đổi hàng hóa và hoạt động chăn nuôi Nông nghiệp ruộng nước chiếm vị trí hàng đầu, cây lúa là cây lương thực chính Công cụ làm đất phổ biến là chiếc cày chìa vôi và chiếc bừa đơn, nhỏ có răng bằng gỗ hoặc tre Lúa chín dùng hái gặt bó thành cum gùi về nhà phơi khô xếp để trên gác, khi cần dùng, lấy từng cum bỏ vào máng gỗ, dùng chân chà lấy hạt rồi đem giã Trong canh tác ruộng nước, người Mường có nhiều kinh nghiệm làm thủy lợi nhỏ.Ngoài ruộng nước, người Mường còn làm nương rẫy, chăn nuôi gia súc, săn bắn, đánh cá, hái lượm và sản xuất thủ công nghiệp (dệt vải, đan lát ).

Cụ thể như sau:

2.1: Nông nghiệp

Nghề nông trồng lúa nước được tiến hành ở những nơi có địa bàn bằng phẳng gần sông, ngòi Đó là những mảng đồng bằng thung lũng hay những doi đất nhỏ hẹp dưới chân các dãy núi, ven các đồi gò thấp Người Mường rất coi trọng cây lúa nếp, vì trong cuộc sống, bữa ăn truyền thống thì cơm nếp là nguồn lương thực chủ đạo Bên cạnh đó, người Mường còn trồng cả lúa tẻ và ngày càng phổ biến giống lúa này cho năng suất cao.

7

Trang 8

(hình ảnh phụ nữ Mường chăm sóc lúa)

Ngoài những thửa ruộng nước ở đồng bằng, người Mường đa phần làm ruộng bậc thang tận dụng đất ở sườn, chân đồi gò Loại ruộng này thường hẹp về chiều rộng nhưng lại dài như những cánh cung vòng quanh các đồi gò Do ruộng bậc thang làm ở trên cao, nguồn nước tưới tiêu khó khăn nên người Mường biết đào mương bắc máng, làm guồng xe nước lợi dụng dòng chảy của các con sông, suối, ngòi để đưa nước lên cao, cung cấp cho những thửa ruộng dài ngoằn nghèo.Ruộng bậc thang chủ yếu chỉ trồng được một vụ trong năm là vụ mùa Các vụ khác người Mường dùng để trồng ngô, khoai, rau… Những loại hoa màu này thích hợp với mùa khô ít nước.

Một loại ruộng mà người Mường biết tận dụng khai phá để trồng lúa gọi là ruộng chằm, ruộng rộc Đây là những thửa ruộng ở nơi đầm lầy dưới là bùn loãng, nước còn ở mặt trên cùng cỏ dại mọc thành tầng, thành lớp Ruộng chằm – rộc thường rất sâu, đến thắt lưng thậm chí còn đến ngực Do đó, ruộng loại này thường rất khó khăn trong canh tác vì không thể cày bừa dễ dàng như ruộng bậc thang hay ruộng nước ở đồng bằng.Tuy vậy, do điều kiện không có nhiều diện tích thuận lợi cho canh tác nông nghiệp thì những loại ruộng chằm, ruộng rộc cũng chiếm một vị trí khá quan trọng trong cuộc sống của người Mường.

Bên cạnh những thửa ruộng nước, người Mường còn đốt nương làm rẫy với hình thức lao động lạc hậu kiểu chọc lỗ tra hạt Chọn được mảng rừng đồi ưng ý, người Mường tiến hành chặt khoanh vùng để phân giới không cho người khác lấy mất Người Mường đốt mảng rừng này để lấy mùn và tiện lợi cho việc dọn nương.Người Mường trồng lúa nương không bằng cày cuốc mà bằng cách lấy một đoạn cây to bằng cổ tay vót nhọn một đầu dùng để đâm hố tra hạt Gieo giống xong, họ chặt ngọn nứa, cành cây nhỏ để quét lớp mùn bề mặt lấp các hố lại Việc gieo trồng lúa nương tương đối đơn giản nhưng lại đòi hỏi nhiều công sức, đặc biệt là làm cỏ cũng như trông nom không để chim thú phá hoại Trong làm nương rẫy, người Mường đặc biệt có ý thức hạn chế hỏa hoạn cháy rừng tràn lan Điều này bắt nguồn từ quan niệm truyền thống

Trang 9

"vạn vật hữu linh"Từ quan niệm đó mà trong lao động sản xuất của người Mường có nhiều tục lệ lễ nghi nông nghiệp như tục rước vía lúa, lễ cầu mùa, lễ mừng cơm mới cho đến tục đóng cửa rừng và mở cửa rừng … kèm theo lệ cấm kiêng kị mang tính chất siêu nhiên linh thiêng.

2.2: Thủ công

Ngành nghề thủ công phổ biến ở đồng bào Mường là nghề dệt, nghề đan lát song, mây, tre và nghề mộc làm nhà cửa Trong từng gia đình, phụ nữ ai cũng biết dệt vải, nam giới ai cũng biết đan lát, làm mộc.

Nghề dệt được chị em phụ nữ đảm nhiệm từ khâu trồng bông, kéo sợi, dệt vải, dệt thổ cẩm, nhuộm, cho đến khâu cắt may, khâu thành quần, áo, váy mặc Sản phẩm dệt của đồng bào Mường không chỉ được sử dụng để làm y phục, mà còn được dùng làm chăn đắp, làm màn gió, màn cửa buồng ngủ, làm màn chống muỗi Kỹ thuật dệt thổ cẩm của người Mường rất độc đáo Vải thổ cẩm làm nên những tấm váy Mường nổi tiếng đẹp với những mô típ hoa văn hình rồng, hình phượng, hươu, rùa, chim… có tính thẩm mĩ cao Nghề dệt thổ cẩm của người Mường rất độc đáo với kỹ thuật dệt chiếc thắt lưng

Vùng người Mường sinh sống sẵn các sản vật: tre, luồng, song, mây Đàn ông Mường Sử dụng các sản vật đó để đan những đồ gia dùng như thúng, mủng, giần, sàng, nong nia, đan các công cụ dùng đánh bắt cá như: đơm, đó, giỏ; dùng dây gai, dây đay để đan chìa, lưới đánh cá như: đơm, đó, giỏ; dùng dây gai, dây đay để đan chìa, lưới đánh cá Người Mường, hay người Mường Thanh Sơn đặc biệt khéo tay trong việc đan lát các vật dụng dùng trong gia đình từ nguyên liệu là tre, nứa và giang, mây như đan vỏ dao dùng để đi rừng, rổ, rá, thúng, nia, mâm, ớp, giỏ… Trong các nghề thủ công truyền thống của người Mường đầu tiên phải kể đến là nghề dệt vải Trong mỗi gia đình Mường đều có các khung cửi dùng để dệt vải bông, vải lanh để phục vụ may mặc cho các thành viên Công việc trồng bông và dệt vải chủ yếu do nữ giới đảm nhận Tuy nhiên, nghề dệt vải ở người Mường chưa mang nhiều yếu tố hàng hoá Họ chủ yếu sản

9

Trang 10

xuất lúc nông nhàn mà chưa dành thời gian đáng kể cho nó Trong vùng Mường , các xã nổi tiếng về dệt vải đẹp phải kể đến các xã như Minh Đài, Xuân Đài, Lai Đồng, Tất Thắng, Cự Đồng… Nguyên liệu dùng để dệt vải ngoài bông, lanh còn có tơ tằm Nghề trồng dâu, sắn nuôi tằm tương đối phổ biến trong mỗi gia đình Bên cạnh đó, nghề mộc cũng tương đối phát triển Hầu như ở bản làng nào của người Mường đều có đội mộc riêng của mình để phục vụ trong xây dựng nhà cửa, đình miếu hoặc làm hậu sự cho lễ tang… Đàn ông Mường rất khéo tay trong nghề này Họ làm ra những sản phẩm tương đối độc đáo như bao dao, làm cung, nỏ, đồ thổi xôi từ gỗ và các vật dụng khác phục vụ cho cuộc sống.

2.3: Săn bắn và hái lượm

Đồng bào Mường tận dụng môi trường tự nhiên để thu hái lâm, thổ sản: sẵn bắt muông thú, đánh cá Sản vật trên núi rừng là guồn cung cấp thực phẩm thường xuyênո cho đồng bào Mường Hàng ngày đi làm trên nương, ngoài đồng ruộng, lúc về nhà, chị em phụ nữ thường tranh thủ hái rau rừng, măng rừng hoặc lấy bó củi về đun Lúc đói kém, người Mường vào rừng đào củ mài, củ nâu, hạ cây báng về chế biển ăn thay cơm Nấm hương mộc nhĩ, mật ong rừng, quế cũng được đồng bào hết sức quan tâm thu hái, bởi đây được coi là thứ đặc sản rừng Những sản vật này không chỉ có giá trị sử dụng cao, mà còn có giá trị kinh tế lớn có thể đem bán ở ngoài chợ bất kì mùa nào

Con trai đồng bào Mường cũng hay đánh bẫy, săn đuổi, săn rình các con thú nhỏ và hạ thủ chúng bằng súng kíp, súng hoả mai Trong bản làng người Mường, gia đình nào cũng có

súng để sử dụng vào việc săn bắn thú rừng Việc săn bắn thú rừng vừa bảo vệ mùa màng vừa để cải thiện cuộc sống và điều quan trọng nữa là rèn tính can đảm trước sự “uy hiếp” của thủ rừng đối với con người cũng như mùa màng

Người Mường hay đánh bắt cá,mò cua, bắt ốc ở các ao, đầm, hồ và những con sông con suối hoặc trên đồng ruộng khi vào mùa cày cấy Người nam giới nào cũng biết đánh cá trên sông suối ao hồ Công cụ đánh cá khá đa dạng: chài, lưới, đơm, đó, đăng

Trang 11

Ngoài việc vây đánh bắt, người Mường còn dùng cách đánh cá bằng thuốc lá cây Ở một số mơi, người Mường có thói quen đánh cá vào dịp cuối năm, khi nước ở các ao, hồ, sông, suối xuống thấp, đồng bào hay đánh cá để lấy thực phẩm dự trữ ăn trong những ngày Tết cổ truyền Săn bắn và hái lượm là hoạt động kinh tế phụ gắn bó với cuộc sống thường ngày của người Mường Nguồn rau rừng như rau tàu bay, rau rớn, rau vi, đắng cảy, măng giang, măng nứa… được khai thác một cách hợp lý để có thể cung cấp lâu dài Các cây củ cho bột như củ nâu, củ mài, củ vớn … chỉ được người Mường khai thác và những năm đói kém, mất mùa Việc thu hái rau rừng thường được thực hiện cùng với các công việc khác như lấy củi, đi nương rẫy hoặc lấy rau lợn… Họ tranh thủ làm việc này sau khi đã hoàn tất các công việc khác mà theo họ là quan trọng hơn Hoạt động săn bắn chim thú, bổ sung cho bữa ăn là công việc thường xuyên và là đặc quyền của người đàn ông Mường Ngoài ra, săn bắn còn xuất phát từ nhu cầu của việc bảo vệ nương rẫy khỏi sự phá hoại của chim thú cũng như việc mất mát các con vật nuôi Trong gia đình người Mường, người đàn ông thường có những chiếc nỏ súng cho riêng mình Họ rất tự hào và chăm sóc chu đáo cho dụng cụ mà họ cho rằng thể hiện nam tính cũng như vai trò của mình trong gia đình Con trai Mường ngay từ nhỏ đã được ông, cha cho theo trong mỗi lần đi săn, làm bẫy thú nên khi lớn lên rất thạo việc săn bắn Người Mường biết làm nhiều loại bẫy thú với những kiểu dáng khác nhau để bẫy những con thú lớn, thú nhỏ và chim Trong các loại bẫy của người Mường , thông dụng nhất là bẫy đâm, bẫy lao và bẫy sập Loại bẫy này dùng để bẫy các con thú lớn như hươu, nai, gấu hoặc lợn rừng Còn các loại bẫy nhỏ như "ngọ đánh", "ngọ cắp", "ngọ rô" dùng để bắt các con thú nhỏ như gà rừng, chim, sóc… được đặt quanh nương rẫy để bảo vệ hoa màu Hoạt động săn bắt và hái lượm của người Mường diễn ra 1 cách sôi nổi.

2.4: Mua bán và trao đổi hàng hóa

(Chợ ở Mường Bi)

11

Trang 12

Tuy nền kinh tế tự túc, tự cấp là chính, nhưng bước đầu có một số hoạt động mua bán ở trong vùng người Mường Đó là sự hình thành các chợ nông thôn Trong các chợ này, đồng bào Mường bán các loại hàng nông sản như: trâu, bò, lợn, gà, vị ngô, khoai, sắn, thổ cẩm, bán các lâm sản như măng khô, mật ong, nấm hương, mộc nhĩ, quế, mua các loại hàng nhu yếu phẩm như muối, dầu thắp, kim khâu, sách vỡ, giấy bút mực cho trẻ em đi học, mua các loại công cụ sản xuất như: lưỡi cuốc, lưỡi cày, thuổng, xèng, dao, búa…Đặc biệt, những sản phẩm người Mường Thanh Sơn thu từ rừng không chỉ đủ dùng trong gia đình mà còn được dùng để trao đổi với các lái buôn từ miền xuôi như măng, mộc nhĩ, nấm, trầm hương, sa nhân, cánh kiến, các loại gỗ quý

như đinh, lim, táu, lát, xửa, kháo trắng, kháo vàng, treo, chò… và các loại dược liệu quý như đẳng sâm, khúc khắc, hoài sơn… Người Mường đổi những sản phẩm từ khai thác rừng để lấy những vật dụng dùng trong gia đình như muối, dầu

thắp, kim chỉ, kiềng, bát địa, xoong nồi, dao, cuốc, gương lược Bên cạnh đó, hàng năm, người Mường còn bán cho các lái thương một số lượng lớn trâu bò Hoạt động buôn bán ngày càng len lỏi vào tận các bản mường xa, từng bước tạo nên mối quan hệ giữa miền xuôi và miền ngược, giữa người Mường, người Kinh và các dân tộc khác, góp phần vào giao lưu văn hoá - kinh tế giữa các tộc người gần gũi nhau.

2.5: Chăn nuôi

Đồng bào Mường chăn nuôi đại gia súc; trâu, bò theo phương thức: ban ngày thả trâu, bò vào rừng tự kiếm cỏ ăn, chiều tối lùa trâu, bò về chuồng Trâu, bò được nuôi để làm sức kéo; cày ruộng, nương, kéo xe, kéo gỗ nhưng đồng thời trâu, bò cho nguồn phân chuồng để bón cho ruộng, nương và các loại cây trồng khác Nuôi trâu, bò còn có mục đích sử dụng vào việc ăn thịt trong các dịp cưới xin, ma chay, lễ tết và bán cho đồng bào miền xuôi Chăn nuôi trâu, bò được thực hiện trong từng gia đình Mỗi gia đình thường nuôi dăm, bảy con đại gia súc Tiểu gia súc cũng được nuôi nhiều trong các gia đình đồng bào Mường Đó là lợn, chó, mèo Chó, mèo nuôi để giữ nhà, còn lợn thì chủ yêu để ăn thịt và làm vật hiến sinh trong các nghi lễ cúng bái, cưới xin, tang ma và cũng để bán.

Gia cầm được nuôi phổ biến là gà, vịt Cách nuôi cũng chủ yếu là chăn thả ra vườn, ra đồi núi để tự kiếm ăn ban ngày, chiều tối gọi về cho ăn một bữa rồi chúng tự vào chuồng ngủ đêm.

Trong môi trường rừng núi, một số gia đình nuôi ong lấy mật và sáp Mật ong dùng để ăn, nhưng cũng để bán hoặc làm vật trao đổi hàng.

Ở một số nơi đồng bào nuôi tằm lấy tơ dệt lụa

PHẦN III: VĂN HÓA VẬT THỂ

Trang 13

3.1: Nhà ở và công trình kiến trúc

Có sự tích xưa kể lại cách nhà sàn của người Mường được thần Rùa dạy cho và thể hiện dễ hiểu qua câu: Bốn chân tôi là bốn cột cái/ Hai mai tôi là hai mái nhà/ Xương sống tôi là đòn nóc/ Chặt cây lim làm cột/ Lạt buộc bằng cây giang/ Cỏ gianh dùng để lợp Trước đây các cột cái nhà sàn được chôn sâu dưới đất, sàn nhà làm cao, cách mặt đất từ 2,5-3 m, ngày nay, có nhà có thể không chôn cột mà nâng cột lên mặt đất kê lên những phiến đá để chống mối mọt, sàn nhà cũng không làm cao như trước Dù vậy thì các nguyên tắc cơ bản về kiến trúc ngôi nhà cũng không thay đổi là mấy Cũng như các dân tộc khác ở nước ta thì nhà của người Mường được làm bằng thảo mộc , ngay cả với tầng lớp quý tộc, tuy nhà của họ khá quy mô và bề thế nhưng chủ yếu cũng chỉ là gỗ, tre, nứa, lá…

Theo quy cách phổ biến thì nhà của người Mường cũng được làm trên cơ sợ các vì kèo, đúng hơn là một dạng trung gian giữa vì cột và vì kèo Hay nói cách khác đây là kiểu vì đang trong quá trình chuyển từ vì cột sang vì kèo Nhà của người Mường khác với người Việt ở chỗ, nhà của người Việt thường có nhiều kiệu, nhiều dạng vì kèo thì nhà của người Mường chỉ có một dạng vì kèo, đó là kiểu có bốn cột: Hai cột cái ( a), đầu cột đấu vào Qúy giang ( b), và đội đòn cái © , hai cột con ( d) Bộ kèo thì có hai kèo đơn ( đ), đầu ngoạm vào nhau, hai chân doãng ra giống như hình chữ A Gần chỏm kèo có một thanh ngang gọi là quyết đồ( e) giằng lấy hai kèo Dưới dụng kèo, nơi giáp đòn tay cái có cái ngạnh ( g) gác lên đòn tay cái để khỏi bị tụt Lưng kèo đc đóng bởi các hàng đinh tre, để đỡ các đòn tay.

Nếu là vi ở đầu hồi thì quyết đồ còn là nơi hội tự bắp cày và hai léo hè là hai bộ phận làm giá đỡ cho bộ khung mái nhà đầu hồi

Nhà sàn với những bậc cầu thang lẻ vì theo quan niệm của người Mường, họ không sử dụng số chẵn để làm các bậc cầu thang vì những điều kiêng kỵ và không đem lại may mắn Trong một ngôi nhà sàn thường sử dụng 2 cầu thang, cầu thang chính được

13

Trang 14

đặt ở đầu hồi bên phải, cầu thang phụ ở đầu hồi bên trái Cầu thang chính dành cho khách đến chơi và đàn ông trong nhà, dưới chân cầu thang đặt chiếc chạn đựng nước bằng ống bương để rửa chân tay trước khi bước lên nhà Cầu thang phụ dành cho phụ nữ trong gia đình, gia chủ làm bếp, chăn nuôi gia súc, gia cầm hoặc sau khi đi làm nương về lên nhà

Nhà sàn của người Mường thường có cấu trúc một gian hai chái, được chia làm 3 phần Mặt trên cùng là gác để đựng lương thực, đồ dùng gia đình Sàn nhà là nơi sinh hoạt, nghỉ ngơi, còn gầm sàn nhà là nơi để các dụng cụ sản xuất, nhốt gia súc, gia cầm Mái nhà truyền thống có 4 mái, 2 mái trước và sau có hình thang cân, 2 mái đầu hồi có hình tam giác cân Mái nhà thường được lợp bằng cỏ gianh, lá cọ, sàn nhà thường được lát bằng cây bương hoặc gỗ Nhà sàn được làm theo thông thuỷ, giữa các gian thường không có vách ngăn một cách chắc chắn, chỉ có sự phân biệt mang tính chất tượng trưng Không gian nhà được chia theo cả chiều dọc và chiều ngang Từ cầu thang chính bước vào phần giữa sàn nhà, phía ngoài là để tiếp khách, phía trong là nơi sinh hoạt của cả gia đình Trong nhà, theo chiều dọc, phía trên có các cửa sổ (cửa voóng), chỗ ngồi gần cửa voóng thường dành cho người cao tuổi còn phía dưới dành cho lớp trẻ, khi ngồi không được quay lưng vào cửa voóng Theo chiều ngang, phía ngoài dành cho nam giới, phía trong dành cho nữ giới.

(hình ảnh ngôi nhà truyền thống của người Mường)

Một phần không thể thiếu và quan trọng nhất, được coi là linh hồn của ngôi nhà sàn Mường đó là bếp Đây không chỉ là nơi chuẩn bị các thức ăn mà còn là nơi diễn ra các hoạt động chính trong gia đình và cộng đồng Bếp chính được đặt bên trong và gian dưới nhà sàn, nơi có cửa sổ và gần vại nước ở gian khách cũng có một bếp phụ, chỉ dùng để sưởi, hong khô các vật dụng và đun nước pha trà Trên bếp chính ở gian trong, gia chủ làm một cái giá treo cao và vững chắc để sấy khô lương thực, thực phẩm như ngô, lúa, thịt trâu, thịt bò Bếp luôn được người Mường coi trọng và giữ ngăn nắp, sạch sẽ Khách đến nhà chơi cũng được gia chủ thân tình tiếp chuyện, mời cơm bên bếp lửa

3.2: Ẩm thực

Trang 15

Cỗ lá văn hóa ẩm thực dân tộc Mường được tạo nên từ những món ăn đơn giản, dân

dã mang hương vị của núi rừng nhưng vô cùng độc đáo và hấp dẫn mang đặc trưng nông nghiệp, lao động sản xuất Khi nói đến người Mường ta phải nhớ ngay đến cỗ lá,

món ăn nói lên sự độc đáo từ khâu lựa chọn nguyên liệu, cách chế biến đến việc bày trên mâm và cả những quan niệm nhân sinh trong tiềm thức của người Mường Các món ăn được chế biến bao giờ cũng được lấy từ cây lá trên rừng, trong vườn nhà, vì thế đồng bào Mường đã tạo nên những món ăn vừa ngọt lành, vừa đậm đà dư vị Trong mâm cỗ lá của người Mường không thể thiếu món ăn vốn là đặc trưng đó là món rau đồ Nguyên liệu để chế biến món rau đồ khá dễ kiếm, đó là các loại rau, lá có trên rừng, trong vườn nhà như bắp chuối, quả cà dại, lát lốt, rau tòm bóp….Khi hái về, các loại rau quả này được trộn lẫn, rửa sạch rồi thái nhỏ trước khi cho vào đồ khoảng 20-30 phút là chín Khi chín, rau vẫn giữ được màu xanh tự nhiên và độ ngọt đặc trưng Rau đồ thường chấm với nước muối gừng nên vừa có độ ngọt, vị cay Người Mường quan niệm, rau đồ đều là vị thuốc quý cho cơ thể, vừa có vị ngọt, chua, chát, cay nên giúp cho cơ thể tiêu hóa tốt, huyết áp ổn định Cỗ lá của người Mường có món ăn rất độc đáo, mang đậm bản sắc cổ truyền đó là món chả lá bưởi Đồng bào Mường từ bao đời nay, khi làm cỗ lá dù có nhiều món ngon đến đâu cũng không thể thiếu món ăn này Để chế biến được món chả cuốn lá bưởi, Chỉ cần ra vườn nhà, chọn hái những lá bưởi đang độ non bánh tẻ, bề mặt lá xanh bóng, dẻo và thịt lợn của người Mường nuôi, loại thịt ba chỉ có lẫn nạc và mỡ, hành củ, hạt sẻng, hạt dổi, rau thơm các loại và không quên chuẩn bị than hoa Khi chế biến, cho nhân thịt vào giữa lá bưởi rồi cuốn tròn theo chiều ngang, khi cuốn hết bề mặt lá, dùng một tăm nhọn xiên ngang miếng chả để giữ lá, tạo độ chặt cho miếng chả, sau đó kẹp vào phên nướng hoặc vào kẹp tre rồi nướng trên than hồng Chả cuốn lá bưởi ngon nhất khi chấm với muối ớt cùng với hạt dổi nướng Nói đến nét đặc trưng về ẩm thực , người Mường có một câu rất đặc trưng: "Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui, ngày lui, tháng tới", vì thế với nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, canh tác lúa nước,thì trong mâm cỗ lá cơm nếp đồ là thứ không thể thiếu, là món ẩm thực mang ý nghĩa lớn để cảm ơn trời đất cho mùa màng bội thu Người Mường đồ cơm nếp bằng “cuốp” (loại cây thân mềm không độc, khi đồ cơm không bị nứt) như thân cây cọ khoét rỗng, hoặc cây “bương”

Chiều cao của “cuốp” khoảng 40 - 50cm, đường kính khoảng 25 - 30cm, chứa được chừng vai ba cân gạo một mẻ Khi đồ cơm nếp bằng “cuốp” thì cơm nếp vẫn giữ được hương thơm và giá trị dinh dưỡng của gạo Khi cơm chín, người Mường đổ cơm vào thúng hay nia, mủng rồi quạt cho nguội, làm như vậy cơm vừa dẻo, vừa khô, không bị nát, ăn rất ngon Ở một số nơi, người Mường còn đồ cơm nếp thành các màu bằng cách lấy các thứ cây thân cỏ đem giã lấy nước rồi trộn với gạo đem đồ Khi đồ cho lần lượt các màu đỏ vào trước rồi đến màu xanh, vàng, tím trắng cho lên trên cùng Ngoài

15

Trang 16

các món ăn mang đặc trưng, đồng bào Mường còn chế biến các món ăn khác như canh loóng nấu từ thân cây chuối rừng ăn vừa ngon, vừa tốt cho cơ thể Món cá đồ, măng rừng luộc và thịt lợn luộc, chả nướng Khi chọn lợn, người Mường thường chọn lợn đen, được nuôi theo kiểu thả rông Vì thế thịt lợn thơm, ngon, da dày và giòn.

Người Mường vốn nổi tiếng có tài khéo léo chế biến các món ẩm thực

Thịt chua

mang đậm bản sắc dân tộc mình Trong đó, món thịt chua được đồng bào chế biến từ bao đời nay Khi mổ lợn, muốn giữ ăn lâu ngày người dân đã nghĩ ra cách làm món thịt chua để ăn dần Thịt chua được muối trong ống tre, ống nứa dày rồi bịt kín đầu và treo lên gác bếp để ăn quanh năm Nguyên liệu để chế biến thịt chua khá đơn giản nhưng hết sức cầu kỳ Lợn để làm thịt chua phải là lợn Mán đen, nuôi tự nhiên, không nuôi bằng chất kích thích và chỉ ăn rau củ trên rừng Thịt lợn ăn phải thơm ngon, săn chắc, bì phải giòn mới đủ tiêu chuẩn làm thịt chua Ngoài thịt còn có thính ngô hay thính gạo nghiền nhỏ, rang vàng cho thơm Thính là gia vị quan trọng để làm nên vị thơm ngon của thịt chua xứ Mường Cùng với thính là muối tinh và lá ổi loại bánh tẻ dùng để rắc đầy lên bề mặt của thịt Khâu chế biến khá quan trọng và cẩn thận Thịt được sơ chế sạch sẽ, loại bỏ hết phần bạc nhạc bên ngoài, để nguyên phần thớ thịt Dùng dao sắc mỏng thái lát mỏng miếng thịt thành từng miếng nhỏ sau đó tẩm ướp gia vị và thính ch ko o đều rồi nén thịt vào ống tre hoặc lọ nhựa Thịt càng nén chặt càng giòn và ngon Sau đó, người ta dùng lá ổi rửa sạch để khô phủ lên bề mặt thịt, dùng hai thanh nứa nén chặt bên trên lá ổi rồi mới bịt ống hay đậy nắp lọ Thịt chua được ủ nơi thoáng khí và sạch sẽ Nếu vào mùa hè, thịt lên men 3-4 ngày là ăn được Vào mùa đông, do khí hậu lạnh nên để khoảng 5-6 ngày Thịt chua có thể giữ được vị ngon trong khoảng thời gian 2-3 tháng Người Mường dùng các loại lá trên rừng hay có sắn trong vườn nhà để ăn kèm với thịt chua như lá sung, lá mơ, lá nhội… Khi ăn, gia vị chấm không thể thiế k u là tương ớt Thưởng thức món thịt chua xứ Mường sẽ mang lại nhiều dư vị khác nhau Có vị giòn sần sật của bì lợn Vị béo của thịt, vị bùi của thính hòa vào vị chua thanh của men thịt cùng vị chát bùi của các loại lá.

3.3: Trang phục

Một bộ trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Mường khá cầu kì, về cơ bản gồm những yếu tố sau: Chiếc khăn trắng thắt trên đầu, người Mường gọi là bít trôốc (hoặc mũ); Áo pắn (áo ngắn) có độ dài vừa chấm eo lưng; Áo chùng, tương tự như áo ngắn nhưng được kéo dài xuống ngang đầu gối, phía dưới hơi xòe rộng, hai vạt áo buông tự do, tạo cảm giác mềm mại (ngày nay thường chỉ thấy trong các lễ hội); Yếm; Váy, gồm hai phần chính là cạp váy và chân váy, cạp váy có màu sắc rực rỡ, được dệt rất công phu và là bộ phận nổi bật trên trang phục; Bộ tênh (khăn thắt ở eo) và đồ trang sức (gồm: vòng bạc đeo tay, chuỗi hạt cườm và bộ xà tích) Nhưng trang phục truyền thống chủ yếu có 4 màu sắc chính là nâu, trắng, xanh và hồng, tuy không không rực rỡ

Trang 17

nhưng trang nhã, sâu sắc, thể hiện tính cách của người phụ nữ Mường - chân thành, trầm lắng và hết sức tinh tế Chiếc khăn đội đầu có ý nghĩa quan trọng Khăn có màu .

trắng Người Mường quan niệm màu trắng như một sự tinh khiết, thanh cao, là bầu trời, một cõi cực lạc và thoát tục nên phụ nữ Mường đội đầu bằng chiếc khăn màu trắng để thể hiện lòng kính trọng và tôn vinh Áo pắn (áo ngắn) có cánh thân ngắn đến chấm eo lưng, xẻ ngực, ống tay dài Phía trước không có cổ, phía sau có đường can vải dọc sống lưng Ngày xưa, áo ngắn có hai loại nẹp áo, phụ nữ khá giả nẹp áo được may vắt qua cổ sang hai bên Tràng rộng ngón tay, may chồng hai lớp vải Phụ nữ bình dân mặc loại áo cổ tròn, hai vạt may nẹp Tay áo không may nối vai mà được căt may liền theo kiểu áo bà ba thon về phía cổ tay.

Bên trong là loại yếm cùng với đầu váy nổi lên giữa hai vạt áo ngắn Điểm nhấn của bộ trang phục nằm ở đầu váy và cạp váy Khi mặc, mảng hoa văn nổi lên giữa trung tâm cơ thể Đặc biệt, phần cạp váy thể hiện sự tinh tế, khéo léo, sâu sắc của người dệt Phần này thường do ba bộ phận dệt riêng rồi can lại với nhau Điểm nổi bật nhất của cạp váy mường là những họa tiết trang trí hoa văn Với một diện tích không lớn thì phần cạp váy của người

Mường chứa đựng một lượng văn hóa khá lớn về cả kiến thức và kiểu loại Đặc biệt cạp váy có thể tách làm các bộ phận riêng, khi chưa cần đến có thể cất đi Đi đôi với váy là bộ tênh, thường bằng vải đũi, màu xanh hoặc màu vàng, dài hơn sải tay, khâu nối hai đầu, thắt đúng giữa eo trên nền cao váy, làm nổi eo người mặc Bộ sà tích bằng bạc được móc vào tênh từ bên hông đeo vòng về phía trước Bộ trang phục của người phụ nữ đặc sắc và nội

bật khi được sự hỗ trợ của rất nhiều bộ trang sức như khuyên tai trâm cài đầu, vòng cổ, vòng tay, xag tích… Ngày thường các trang sức quý này thường được cất giữ trong hòm Vào những ngày lễ quý mới đưa ra để dùng Qua bộ trang phục truyền thống xưa kia cũng thể hiện rõ được gia thế, độ tuổi, tầng lớp phụ nữ và các vùng Mường

17

Trang 18

(hình ảnh trang phục truyền thống dân tộc mường) Trang phục của nam giới đơn giản hơn và không đặc sắc như của nữ

Xưa kia đàn ông mường thường để tóc dài và búi lại, trên đầu bịt khăn vòng sau gáy, gài dưới mái tóc Họ dùng thêm một loại khăn khác ngắn hơn, bịt từ phía sau ra trán rồi thắt mối, hai cái khăn đứng nghiêm trong như hai cái sừng trông thật khỏe khoắn và độc đáo Trang phục thường ngày của họ là áo cánh và quần vải.

Áo cánh được may xẻ ngực, cài khuy và dài trùm mông, cổ đứng, trùm quanh vai là một hình bán nguyệt, tạo dáng đứng cho áo Giữa sống lưng á0o được may ghép hai thân thẳng từ cổ xuống đên gấu, Trên ngực bên trái may một túi nhỏ có gân chéo gần miệng túi và làm bằng vải trang trí Áo không xẻ nách, tay dài buông tới mu bàn tay, ống tay may vừa phải có thể xắn lên tới khủy

Quần thường nhuộm màu chàm được may rộng chùng với mắt cá chân, cạp to Khi mặc người ta dùng dây vải buộc ngoài cho chặt, ngày nay người ta may cạp quần dải rút Trước kia nam giới còn dùng thắt lưng nơi eo bụng, thắt xong để xõa mỗi xuống đầu gối.

3.4: Phương tiện vận chuyển

Mặc dù sinh sống ở khu vực riêng biệt và có các hoạt động sản xuất khác nhau, tuy nhiên các loại phương tiện vận chuyển của người Mường vẫn có nhiều nét tương đồng về cách thức chế tác và chức năng với nhiều dân tộc khác, đặc biệt là những dân tộc có cuộc sống ở các địa điểm tương tự Chẳng hạn tàu, thuyền dùng để di chuyển trên sông, suối; các loại gùi, bung, dậu… khi di chuyển trên bộ, các loại xe ngựa, xe bò…

Trang 19

để chở hàng, kéo gỗ Cách đây khoảng vài chục năm trước người dân chỉ đi lại bằng ,

các con đường rừng đầy dốc, sỏi, do đó trong những năm đó, người Mường chỉ đi bộ là chính Để chuyển hàng hóa, những người phụ nữ Mường thường sử dụng các loại gùi chắc chắn được đan bằng tay từ tre hoặc nứa Đôi dậu thường gọi là đòn xóc thường được dùng để gánh lúa sau mùa gặt Cũng có khi người Mường dùng 4 góc nẹp thành thẳng đứng, có dây đeo qua trán hoặc qua vai để chuyên chở hàng hóa Để dẫn .

nước từ suối, khe về buôn làng phục vụ các hoạt động sinh hoạt hằng ngày, người Mường thường dùng các ống tre, nứa, rỗng ruột dài hơn 1 mét để đựng nước và vác trên vai đem về để ở vách nhà để dùng dần Ngựa được xem là phương tiện chở hàng chủ yếu, nhưng chỉ có ở những gia đình giàu có, có thế lực Ở những nơi có đường mòn, dễ di chuyển hơn thì người dân thường dùng trâu, bò để làm phương tiện kéo và chuyển hàng hóa

3.5: Nhạc cụ

Âm nhạc của người Mường tiêu biểu có cồng chiêng, ống sáo ôi, và dân ca Mường chia ra thành bốn loại chính Thể loại hát giao duyên; Thể loại hát ru; Thể loại hát Mo, Mỡi; Thể loại hát kể.

Trong các thể loại dân ca của dân tộc Mường, nổi bật hơn cả là hát giao duyên Trong thể loại này nổi bật nhất là điệu hát Rằng thường (Đang cặp) Thời xưa còn chế độ phong kiến, không ít người con trai Mường vì quá nghèo khó, không có tiền mua sắm lễ vật để mang cho nhà gái, vì thách lễ quá nhiều thứ Vì vậy họ chỉ có hai con đường, một là chịu cuộc sống cô đơn trọn đời, hai là phải chịu khó học hát Rằng thường cho giỏi, muốn vậy, họ phải tự rèn luyện tính nhanh nhạy, hoạt bát, có được tri thức cần thiết, để mang những điều ấy, những tri thức ấy đi hát Rằng thường (Đang cặp) với các cô thiếu nữ Rồi nhờ tài năng mà người con gái thấy quý, thấy mến và khâm phục, thương cảnh nghèo khó mà họ đem cả cuộc đời mình tình nguyện chia sẻ, cùng chung sướng khổ, vui buồn có nhau để cùng nhau chung sống một gia đình ấm no hạnh phúc.

Còn loại hát Thường hát Đang phổ biến, họ chỉ dùng hát giao lưu với nhau bình thường trong cuộc sống sinh hoạt và đây là loại hát thi nhau, thi tiếng, thi lời, chứ không phải như thể loại hát Rằng thường (Đang cặp) để tìm hiểu nhau giữa đôi nam nữ, (chưa vợ, chưa chồng) Thể loại này, người Mường họ gọi là “Đăng cặp”.

Rằng thường (Thường đang) là một thể loại hát tự do, họ hát ngẫu hứng, hát trong lúc lao động, hát trong lúc nghỉ ngơi Họ hát đối đáp nhau giữa một bên là một tốp nam, một bên là tốp nữ, giữa một tốp trai của làng này hát đối với tốp gái của làng kia, cứ như vậy họ hát đối đáp nhau cho hết đêm, có những cuộc hai bên hát đối nhau kéo dài hàng ba bốn đêm liền

19

Ngày đăng: 07/04/2024, 20:50

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan