Kiểm soát chi phí và tính giá thành hiện nay đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm, nhưng đa phần các doanh nghiệp vẫn đang sử dụng phương pháp truyền thống có trong kế toán tài chính nê
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
HỒ THỊ HỒNG THƯƠNG
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT PHỤC VỤ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP
ĐIỆN VÀ CƠ KHÍ MẠ ĐÀ NẴNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN Mã số: 8340301
Đà Nẵng - Năm 2022
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
HỒ THỊ HỒNG THƯƠNG
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT PHỤC VỤ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP
Trang 4DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC BẢNG
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 3
7 Bố cục của đề tài 5
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT PHỤC VỤ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP 7
1.1 VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT PHỤC VỤ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI PHÍ 7
1.1.1 Đặc điểm của chi phí sản xuất 8
1.1.2 Vai trò của kế toán chi phí sản xuất phục vụ công tác kiểm soát chi phí 12 1.2 TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM PHỤC VỤ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI PHÍ 14
1.2.1 Đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 14
1.2.2 Quy trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 16
CHƯƠNG 2 KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT PHỤC VỤ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN VÀ CƠ KHÍ MẠ ĐÀ NẴNG 22
2.1 ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ 22
2.1.1 Giới thiệu về công ty 22
Trang 52.2 MỐI QUAN HỆ GIỮA KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ KIỂM SOÁT CHI
PHÍ Ở CÔNG TY 32
2.2.1 Lập kế hoạch chi phí sản xuất 34
2.2.2 Tổ chức thực hiện chi phí sản xuất 42
2.2.3 Phân tích, đánh giá và ra quyết định 45
2.3 TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN VÀ CƠ KHÍ MẠ ĐÀ NẴNG 46
2.3.1 Đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 46
2.3.2 Quy trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp truyền thống 48
2.4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT PHỤC VỤ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI PHÍ TẠI CÔNG TY 56
2.4.1 Về đối tượng tập hợp chi phí 56
2.4.2 Quy trình tập hợp chi phí 56
2.4.3 Tính giá thành 59
2.4.4 Về công tác kế toán chi phí sản xuất phục vụ kiểm soát chi phí 60
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT PHỤC VỤ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN VÀ CƠ KHÍ MẠ ĐÀ NẴNG 63
3.1 MÔ HÌNH ÁP DỤNG SỐ LIỆU TỪ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀO KIỂM SOÁT CHI PHÍ SẢN XUẤT Ở CÔNG TY 63
3.2 HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH Ở
Trang 6CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY 77
3.3.1 Báo cáo và phân tích tình hình thực hiện chi phí NVLTT 77
3.3.2 Báo cáo và phân tích tình hình thực hiện chi phí NCTT 81
3.3.3 Báo cáo và phân tích tình hình thực hiện chi phí SXC 82
KẾT LUẬN 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
PHỤ LỤC 88 QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
GIẤY ĐỀ NGHỊ BẢO VỆ LUẬN VĂN KIỂM TRA HÌNH THỨC LUẬN VĂN
Trang 7TSCĐ: tài sản cố định, NVL: nguyên vật liệu,
NVLTT: nguyên vật liệu trực tiếp, NCTT: nhân công trực tiếp, KT-DA: kỹ thuật – dự án, TCVN: tiêu chuẩn Việt Nam, BTLT: bê tông ly tâm,
Trang 8Hình 1.2- Tổng hợp chi phí theo quá trình sản xuất Hình 1.3- Mô hình quản trị của chi phí mục tiêu
Hình 1.4- Quan hệ giữa chi phí mục tiêu và các giai đoạn sản xuất Hình 2.1- Sơ đồ bộ máy quản lý và điều hành Công ty
Hình 2.2- Sơ đồ bộ máy Kế toán
Hình 2.3- Quá trình sản xuất cột bê tông ly tâm
Hình 2.4- Quan hệ giữa kế toán chi phí sản xuất và kiểm soát chi phí tại Công ty hiện nay
Hình 3.1- Mối quan hệ giữa kế toán chi phí sản xuất và kiểm soát chi phí ở Công ty
Trang 9
Bảng 3.9 Báo cáo tình hình thực hiện chi phí NVLTT Bảng 3.10 Báo cáo tình hình thực hiện chi phí NCTT Bảng 3.11 Báo cáo tình hình thực hiện chi phí SXC
Trang 10MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển và hội nhập vươn đến tầm cao mới phụ thuộc vào việc sản xuất kinh doanh có mang lại hiệu quả hay nói cách khác là lợi nhuận đạt được như thế nào? Nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp là kiểm soát chi phí nói chung và giá thành nói riêng Để đảm bảo sản phẩm sản xuất ra đạt tiêu chuẩn và đủ sức cạnh tranh với đối thủ trong nước và quốc tế, các doanh nghiệp luôn phải năng động, tự lực tự cường trong sản xuất kinh doanh, giảm thiểu chi phí Kiểm soát chi phí là chỉ tiêu chất lượng quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chi phí sản xuất sản phẩm cao hay thấp, tăng hay giảm thể hiện qua việc quản lý, sử dụng vật tư lao động, tiền vốn Do vậy, để giảm chi phí sản xuất, từ đó hạ giá thành sản phẩm thì việc quản lý tốt hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là khâu tổ chức sản xuất
Để kiểm soát chi phí hiệu quả thì phải hiểu và phân loại được chức năng cũng như công dụng của từng loại chi phí, sử dụng chi phí một cách hiệu quả và tiết kiệm nhất có thể Các thông tin này được cung cấp và thể hiện qua việc tính giá thành sản phẩm sản xuất Kiểm soát chi phí và tính giá thành hiện nay đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm, nhưng đa phần các doanh nghiệp vẫn đang sử dụng phương pháp truyền thống có trong kế toán tài chính nên chưa thể cung cấp thông tin đầy đủ, nhiều khía cạnh khác nhau của chi phí phục vụ cho việc ra quyết định của nhà quản trị
Công ty cổ phần xây lắp điện và cơ khí mạ Đà Nẵng hiện đang sản xuất và kinh doanh các loại sản phẩm gia công cơ khí, mạ kẽm nhúng nóng, điện phân, công trình xây lắp, buôn bán vật tư thiết bị điện và sản xuất cột bê tông ly tâm Tại Công ty, công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đã
Trang 11phần nào phục vụ cho việc quản lý, điều hành của ban quản trị Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề chưa hoàn thiện trong cách quản lý, chưa lập được báo cáo chi phí chi tiết,… ví dụ như kế toán xuất chi phí nguyên vật liệu theo định mức do phòng Kỹ thuật đưa ra, nhưng lại chênh lệch so với thực tế, dẫn đến việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu chưa chính xác
Do vậy, việc nghiên cứu về kế toán chi phí sản xuất phục vụ công tác kiểm soát chi phí có ý nghĩa thực tiễn cao đối với sự phát triển của Công ty và đóng góp nhất định trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học Đó là lý do
tác giả thực hiện đề tài luận văn “Kế toán chi phí sản xuất phục vụ công tác
kiểm soát chi phí tại Công ty cổ phần xây lắp điện và cơ khí mạ Đà Nẵng”
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất phục vụ công tác kiểm soát chi phí hiện nay tại Công ty cổ phần xây lắp điện và cơ khí mạ Đà Nẵng; nhận diện được những tồn tại về kế toán chi phí sản xuất
- Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất phục vụ công tác kiểm soát chi phí
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác kế toán chi phí sản xuất phục vụ công tác kiểm soát chi phí tại Công ty cổ phần xây lắp điện và cơ khí mạ Đà Nẵng Kế toán chi phí sản xuất theo nghĩa rộng bao gồm cả tính giá thành
- Phạm vi nghiên cứu: Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành cột bê tông ly tâm (cột bê tông ly tâm ứng lực trước theo TCVN 5847: 2016) tại Công ty cổ phần xây lắp điện và cơ khí mạ Đà Nẵng Số liệu thu thập và minh hoạ tháng 12 năm 2021
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn sử dụng phương pháp mô tả, tổng hợp, giải thích dựa trên khảo sát thực tế một tình huống cụ thể Các số liệu được thu thập trực tiếp ở Công ty
Trang 12cổ phần xây lắp điện và cơ khí mạ Đà Nẵng, sau đó được phân tích, đánh giá - Phương pháp mô tả được vận dụng để tổng hợp, trình bày thực trạng tình hình kế toán chi phí sản xuất phục vụ công tác kiểm soát chi phí tại Công ty
- Phương pháp giải thích được vận dụng để giải thích thực trạng trên cơ sở lý thuyết nhằm nhận diện những ưu điểm, tồn tại về tính giá thành phục vụ công tác kiểm soát chi phí tại Công ty
- Phương pháp lập luận được vận dụng để đưa ra các giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất phục vụ công tác kiểm soát chi phí tại công ty
- Số liệu thu thập được thông qua dữ liệu trực tiếp tại Phòng kinh doanh của Công ty Việc phân tích dữ liệu còn được thực hiện thông qua việc hỏi/phỏng vấn những người trực tiếp tham gia sản xuất tại phân xưởng bê tông
5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Giúp cho Công ty hoàn thiện công tác tính giá thành, cung cấp thông tin cho việc kiểm soát chi phí; giúp tăng cường quản trị chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty là mong muốn của đề tài
Ngoài ra, nội dung của đề tài cũng là học liệu giúp cho các học viên, sinh viên có thể tham khảo trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học; là nguồn tham khảo thực tế cho các bộ phận, cá nhân tham gia công tác kế toán, lãnh đạo doanh nghiệp
6 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
Kế toán chi phí sản xuất phục vụ công tác kiểm soát chi phí nhằm quản trị chi phí tại các doanh nghiệp là chủ đề truyền thống, được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp Các công bố về chủ đề này trên các tạp chí, giáo trình… tập trung vào các phương pháp và sự so sánh giữa kế toán chi phí, tính giá thành hiện đại và truyền thống trong nhiều lĩnh vực khác nhau; từ đó giúp công tác kiểm soát chi phí tốt hơn thông qua việc cung cấp nhiều thông tin hữu ích
Trang 13Tác giả Đỗ Ngọc Dũng (2021) với đề tài “Kế toán chi phí sản xuất và
giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Toàn Thắng” đã khái quát, phân tích
và đánh giá hiện trạng thực tế tại Công ty cổ phần Toàn Thắng về công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nhựa Kết luận rằng, công ty nên áp dụng phương án phân bước có tính giá thành bán thành phẩm; công khai và minh bạch trong việc xây dựng định mức của phòng kế hoạch, định mức được tiến hành xây dựng lại theo tháng hoặc theo quý để sát thực với tình hình thay đổi của giá cả
Tác giả Nguyễn Thị Yến (2018), với đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Ôtô Vũ Linh”, đã đưa
ra các công thức phân bổ chi phí sản xuất thông qua việc phân tích mối quan hệ giữa giá thành sản phẩm và chi phí sản xuất Tuy nhiên, chưa hệ thống được các chuẩn mực kế toán, các thông tư, nghị định có liên quan
Luận văn được thực hiện bởi tác giả Lê Thị Hương Sen (2018) là “Kế
toán chi phí và tính giá thành phục vụ quản trị chi phí tại Công ty Sữa đậu nành Vinasoy” đã đưa ra các nhận diện và vận dụng phương pháp ABC để tính giá
thành, phục vụ quản trị chi phí tại Công ty
Đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
xây lắp tại Công ty cổ phần thiết bị thủy lợi” của tác giả Nguyễn Thị Hồng
(2017) chưa thật sự làm rõ được tình trạng kế toán thực tế tại Công ty cổ phần thiết bị thủy lợi do tác giả thiếu sự phân tích, đánh giá số liệu mà chỉ tập trung vào công tác đưa ra các bảng biểu, phiếu điều tra
Tác giả Đặng Chí Sơn (2016) với đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành phục vụ quản trị chi phí tại Công ty TNHH MTV Cao su Ea H’Leo, Huyện Ea H’Leo, Tỉnh Đắk Lắk” đã dùng phương pháp tính giá mục
tiêu để cung cấp thêm thông tin cho quản trị chi phí tại Công ty TNHH MTV
Cao su Ea H’Leo và nhận định rằng “phương pháp này là một sự lựa chọn thông
Trang 14minh cho các nhà quản trị”
Tác giả Hoàng Tùng (2012) với bài viết trên tạp chí Kinh tế phát triển
“Quản trị chi phí hoạt động của doanh nghiệp theo phương pháp chi phí mục tiêu” đã cung cấp các kiến thức về hiện đại hóa trong tổ chức quản trị chi phí
và nhận định rằng “phương pháp kế toán chi phí theo chi phí mục tiêu, là một phương pháp hiện đại, rất ít doanh nghiệp áp dụng”
Tác giả Trương Bá Thanh (2005), “Kế toán chi phí theo phương pháp
Chi phí mục tiêu” đã giới thiệu mô hình phương pháp chi phí mục tiêu và nêu
ra tính ưu việt của phương pháp này Theo tác giả, phương pháp này cung cấp một công cụ quản trị hữu hiệu chi phí sản xuất nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận trong chu kỳ sống của sản phẩm Bài viết này là gợi ý một hướng tiếp cận hiện đại trong công tác tính giá thành sản phẩm
Các nghiên cứu hầu hết đã nêu ra được những ưu và nhược điểm của hệ thống chi phí sản xuất của các Công ty, đồng thời đã đưa ra được các giải pháp hoàn thiện hệ thống chi phí sản xuất nhằm phục vụ quản trị trong kiểm soát chi phí và ra quyết định giúp các Công ty có thể cạnh tranh và đứng vững trong nền kinh tế hội nhập
Trong nghiên cứu của mình, tôi cũng mạnh dạn đưa ra các mục tiêu và giải pháp kế toán chi phí sản xuất phục vụ công tác kiểm soát chi phí tại Công ty cổ phần xây lắp điện và cơ khí mạ Đà Nẵng để giúp nhà quản lý có cái nhìn mới hơn về kiểm soát chi phí và đưa ra được quyết định chính xác, kịp thời đáp ứng yêu cầu của nhà quản trị
7 BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI
Luận văn gồm Mở đầu, Kết luận và 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về kế toán chi phí sản xuất phục vụ công tác kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp
Chương 2: Kế toán chi phí sản xuất phục vụ công tác kiểm soát chi phí
Trang 15tại Công ty cổ phần xây lắp điện và cơ khí mạ Đà Nẵng
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất phục vụ công tác kiểm soát chi phí tại Công ty cổ phần xây lắp điện và cơ khí mạ Đà Nẵng
Trang 16CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT PHỤC VỤ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI PHÍ TRONG
DOANH NGHIỆP
1.1 VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT PHỤC VỤ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI PHÍ
Kế toán quản trị chi phí có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị vì giúp quản trị rủi ro trước khi tiến hành hoạt động và kiểm soát trong khâu tổ chức thực hiện hoạt động Các nhà quản trị biết được hoạt động nào, bộ phận nào là tác nhân phát sinh rủi ro, chi phí (nguồn rủi ro), cơ cấu rủi ro, đối tượng chịu ảnh hưởng của rủi ro (tài chính, nhân lực, năng suất, thương hiệu ), khả năng xảy ra rủi ro, chi phí và mức độ phát sinh tối đa có thể chấp nhận là bao nhiêu để đạt được mục tiêu… nhờ vào các thông tin được cung cấp bởi kế toán quản trị chi phí Đồng thời, các thông tin đó sẽ giúp nhà quản trị đánh giá được hiệu quả của quy trình hoạt động hiện tại và đưa ra các phương án cải tiến quy trình hoạt động để ngăn ngừa các rủi ro phát sinh
làm ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động
Kinh doanh là quá trình doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực kinh tế để cung cấp sản phẩm, dịch vụ có ích cho người tiêu dùng; quá trình đó làm phát sinh các loại chi phí tại nhiều địa điểm khác nhau trong doanh nghiệp Do vậy, việc tập hợp chi phí và tính giá thành là một nội dung cơ bản và có tính truyền thống trong kế toán quản trị
Tính giá thành là nội dung có tính xuất phát điểm cho nhiều công việc khác nhau trong công tác quản trị, vì nó có mối quan hệ mật thiết với nhiều chức năng quản trị, như hoạch định, tổ chức kiểm soát và ra quyết định Tính
Trang 17giá không chỉ là việc tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất, mà còn là giá phí của các hoạt động dịch vụ và nhiều hoạt động khác có nhu cầu quản trị chi phí
1.1.1 Đặc điểm của chi phí sản xuất
Theo tác giả Nguyễn Văn Hải (2012): “quá trình hoạt động của doanh nghiệp thực chất là sự vận động, kết hợp, tiêu dùng, chuyển đổi các yếu tố sản xuất kinh doanh đã bỏ ra để tạo thành các sản phẩm công việc, lao vụ nhất định”
Toàn bộ các hao phí về lao động sống cần thiết, lao động vật hóa và các chi phí khác mà doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, biểu hiện bằng tiền và tính cho một kỳ nhất định được xem là chi phí của doanh nghiệp Như vậy, những phí tổn về tài nguyên, vật chất, về lao động và gắn liền với mục đích kinh doanh chính là bản chất của chi phí trong hoạt động của doanh nghiệp
Mặt khác, cũng theo tác giả Nguyễn Văn Hải (2012), khi xem xét bản chất của chi phí trong doanh nghiệp cần phải xác định rõ:
- Chi phí của doanh nghiệp phải được đo lường và tính toán bằng tiền trong một khoảng thời gian xác định;
- Khối lượng các yếu tố sản xuất đã tiêu hao trong kỳ và giá cả của một đơn vị yếu tố sản xuất đã hao phí chính là hai nhân tố ảnh hưởng đến độ lớn của chi phí
Việc nghiên cứu và nhận thức chi phí còn phụ thuộc vào góc độ nhìn nhận trong từng loại kế toán khác nhau Theo tác giả Nguyễn Văn Hải (2012): - Trên góc độ kế toán tài chính, chi phí được nhìn nhận như những khoản phí tổn phát sinh gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp để đạt được một sản phẩm, lao vụ, dịch vụ nhất định; được xác định bằng tiền của những hao phí về lao động sống cần thiết và lao động vật hóa… trên cơ sở chứng từ, tài liệu bằng
Trang 18chứng chắc chắn
- Trên góc độ kế toán quản trị, chi phí còn được nhận thức theo phương thức nhận diện thông tin ra quyết định Chi phí có thể là phí tổn thực tế gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày khi tổ chức thực hiện, kiểm tra, ra quyết định; có thể là phí tổn ước tính để thực hiện dự án, phí tổn mất đi khi lựa chọn phương án, bỏ qua cơ hội kinh doanh
Cũng theo tác giả Nguyễn Văn Hải (2012), “quản trị chi phí trong doanh nghiệp bao gồm bốn chức năng: lập kế hoạch chi phí; tổ chức thực hiện chi phí; ghi chép và phản ánh vào sổ sách kế toán các khoản chi phí phát sinh trong thực hiện; phân tích đánh giá và ra quyết định”
a Lập kế hoạch chi phí
Lập kế hoạch chi phí là việc xác định toàn bộ mọi chi phí doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của kỳ kế hoạch Thông qua việc lập kế hoạch, doanh nghiệp có thể kiểm tra tình hình sử dụng chi phí, phát hiện khả năng tiết kiệm chi phí để thúc đẩy cải tiến biện pháp quản lý; là trợ thủ “đắc lực” cho việc hoàn thành nhiệm vụ tiết kiệm chi phí của doanh nghiệp
Kế hoạch chi phí sản xuất được thể hiện qua đầy đủ theo ba loại chi phí: nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và sản xuất chung
- Kế hoạch chi phí NVLTT phản ánh tất cả chi phí NVLTT cần thiết để đáp ứng yêu cầu sản xuất đã được thể hiện trên dự toán khối lượng sản phẩm sản xuất Để lập kế hoạch NVLTT cần xác định định mức tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm
- Kế hoạch chi phí NCTT cung cấp những thông tin quan trọng liên quan đến quy mô của lực lượng lao động cần thiết cho kỳ kế hoạch Mục tiêu cơ bản của kế hoạch này là duy trì lực lượng lao động vừa đủ để đáp ứng yêu cầu sản xuất, tránh tình trạng lãng phí sử dụng lao động Để lập kế hoạch, doanh nghiệp cần sử dụng định mức lao động từng công đoạn trong dây chuyền sản xuất sản
Trang 19phẩm: tiền công cho từng giờ lao động hoặc từng sản phẩm nếu doanh nghiệp trả lương theo sản phẩm
- Kế hoạch chi phí SXC là lập các chi phí liên quan đến phục vụ và quản lý hoạt động sản xuất, phát sinh trong phân xưởng Lập kế hoạch chi phí SXC ở các doanh nghiệp thường được xem là nhiệm vụ cơ bản nhằm giảm chi phí và hạ thấp giá thành Do vậy, tăng giảm chi phí phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có trách nhiệm của các nhà quản trị từng phân xưởng, từng trung tâm Các chi phí này độc lập tương đối với mức hoạt động, có sự liên đới với cấu trúc của đơn vị sản xuất
Để cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch chi phí sản xuất, công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành phải đầy đủ, chi tiết theo từng khoản mục, bộ phận, đối tượng chi phí, theo thực tế phát sinh Có như vậy việc lập kế hoạch chi phí mới xác với thực tế, chi tiết, dễ dàng đối chiếu kiểm tra khi thực hiện
b Tổ chức thực hiện chi phí sản xuất sản phẩm
Để kế hoạch được thực hiện hiệu quả nhất, nhà quản trị phải phối hợp tốt giữa con người và các nguồn lực hiện có Thực hiện chi phí là việc thực hiện các kế hoạch chi phí đã đề ra trong từng khâu, từng bước công việc sản xuất
Để thực hiện tốt chức năng này, nhà quản trị cần thông tin kế toán, nhất là thông tin kế toán quản trị chi phí Nhà quản trị cần được cung cấp thông tin để ra quyết định sản xuất đúng đắn trong quá trình lãnh đạo hoạt động, phù hợp với mục tiêu chung
c Ghi chép và phản ánh vào sổ sách kế toán các khoản chi phí phát sinh trong thực hiện
Để hệ thống lại toàn bộ chi phí phát sinh theo từng khoản mục chi phí, vụ việc , từ đó hỗ trợ cho việc phân tích, đánh giá và ra quyết định của các nhà quản trị thì việc ghi chép và phản ánh vào sổ sách kế toán các khoản chi
Trang 20phí phát sinh trong thực hiện là bước rất quan trọng
Tùy theo từng phương pháp, từng đối tượng chi phí và tính giá thành mà kế toán có những phương pháp ghi chép và phản ánh vào sổ sách khác nhau Lựa chọn được phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành đúng đắn sẽ giúp quá trình ghi chép sổ sách được chi tiết, đầy đủ, phục vụ tốt cho công tác kiểm tra, đánh giá
d Phân tích đánh giá và ra quyết định
Sau khi lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch thì nhà quản trị phải kiểm tra và đánh giá việc thực hiện So sánh kế hoạch với thực hiện là phương pháp thường sử dụng, từ đó sẽ phát hiện sự khác nhau giữa kết quả đạt được và mục tiêu đặt ra
Lựa chọn được cách đánh giá phù hợp có tác dụng khuyến khích nhà quản trị thực hiện tốt nhiệm vụ Nếu chọn cách đánh giá không phù hợp hoặc chưa phù hợp, chưa chính xác, không đúng, sẽ dẫn đến giải pháp điều hành không đúng gây tổn hại đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Hầu hết thông tin do kế toán quản trị cung cấp nhằm phục vụ chức năng ra quyết định của nhà quản trị Vì vậy, ra quyết định là một chức năng quan trọng xuyên suốt quá trình của quản trị doanh nghiệp
Để có thông tin một cách thích hợp, có độ chính xác cao, đáp ứng được yêu cầu của nhà quản lý, nhà quản trị các cấp sẽ yêu cầu thực hiện các nghiệp vụ phân tích chuyên môn để chọn lọc
Để có thể quản trị chi phí sản xuất thì các nhà quản trị luôn cần có thông tin cung cấp từ kế toán chi phí phục vụ công tác kiểm soát chi phí một cách chính xác, nhanh chóng và hiệu quả, nhằm xây dựng kế hoạch, kiểm soát, đánh giá hoạt động và ra các quyết định hợp lý Ngoài ra, còn cung cấp thông tin về chi phí ước tính cho các sản phẩm, dịch vụ hoặc các đối tượng khác theo yêu cầu của nhà quản lý nhằm giúp họ ra các quyết định quan trọng về sản xuất, cơ
Trang 21cấu sản phẩm sản xuất cho các hoạt động của doanh nghiệp
Quản trị chi phí sản xuất giúp doanh nghiệp tập trung hết mọi nguồn lực của mình vào những ưu điểm và lợi thế, giúp doanh nghiệp có thể cải thiện chất lượng sản phẩm hay dịch vụ của mình mà không làm thay đổi chi phí Mặt khác, quản trị chi phí sản xuất còn giúp người ra quyết định nhận diện được các nguồn lực có chi phí thấp nhất trong việc sản xuất
Phương pháp số chênh lệch hoặc phương pháp thay thế liên hoàn là các phương pháp thường dùng để kiểm soát chi phí Qua đó, có thể xác định biến động về lượng và biến động về giá của từng loại chi phí sản xuất giữa thực tế so với định mức Các nhà quản lý sẽ tập trung vào việc kiểm soát các biến động có ý nghĩa thay vì xác định nguyên nhân của tất cả các biến động
Tổ chức kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp sản xuất có thể thông qua việc yêu cầu các bộ phận phải lập báo cáo bộ phận Báo cáo này có thể được lập chi tiết cho nhiều bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp Ví dụ, toàn doanh nghiệp có thể chi tiết thành các phân xưởng sản xuất, các đội sản xuất và các tổ sản xuất; mỗi tổ sẽ được chi tiết tiếp thành các sản phẩm và trong đó sẽ trình bày các số liệu dự toán, số liệu thực tế và số chênh lệch những chỉ tiêu tài chính Thông qua báo cáo chi phí có thể đánh giá biến động chi phí, cung cấp thông tin cho chức năng kiểm soát chi phí của các bộ phận quản lý trong doanh nghiệp
1.1.2 Vai trò của kế toán chi phí sản xuất phục vụ công tác kiểm soát chi phí
Giá thành luôn là một trong những chỉ tiêu quan trọng được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm trong công tác quản trị chi phí sản xuất Do vậy, kế toán chi phí chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp, cung cấp
thông tin phục vụ cho công tác kế toán quản trị và kế toán tài chính Vai trò kế
toán chi phí trong doanh nghiệp bao gồm: kiểm soát hoạt động sản xuất; tính giá thành sản phẩm sản xuất và tiêu thụ; kiểm soát quản lý; kiểm soát chiến lược
Trang 22Tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng về việc sử dụng các nguồn vốn và chi phí, từ đó đưa ra những quyết định về các chi phí ngắn hạn cũng như dài hạn của doanh nghiệp là các nội dung của quản lý chi phí Trong đó, kiểm soát chi phí là một hoạt động quan trọng
Để kiểm soát được chi phí phát sinh hàng ngày, nhà quản lý phải nhận diện ra các loại chi phí, đặc biệt là những chi phí kiểm soát được; từ đó đề ra biện pháp kiểm soát chi phí thích hợp và bỏ qua những chi phí không thuộc phạm vi kiểm soát của mình
Chỉ tiêu giá thành sản phẩm phản ánh chi phí đã bỏ vào sản xuất Chỉ tiêu giá thành là thước đo mức hao phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, là căn cứ để xác định hiệu quả hoạt động sản xuất, từ đó giúp nhà quản trị lựa chọn và quyết định khối lượng sản phẩm sản xuất ra nhằm đạt lợi nhuận tối đa
Do vậy, mấu chốt trong công tác tổ chức quản trị ở doanh nghiệp là việc xây dựng và vận dụng một hệ thống tính giá thành phù hợp Theo tác giả Trương Bá Thanh (2008), việc xây dựng hệ thống giá thành cần quan tâm đến một vài khía cạnh sau:
- Thứ nhất, hết sức cân nhắc giữa chi phí và lợi ích của việc tính giá thành “Một hệ thống tính giá thành rất chi tiết và cụ thể có thể cung cấp nhiều thông tin cho nhà quản trị, nhưng lại mất nhiều thời gian và tiền bạc, nhất là các chi phí về đào tạo” Do vậy, nếu các nhà quản trị tin tưởng rằng hoạt động chung của toàn doanh nghiệp được cải thiện nhiều dựa trên các thông tin cung cấp từ hệ thống tính giá thành thì sử dụng hệ thống tính giá thành phức tạp
- Thứ hai, “hệ thống tính giá thành cần phải được thiết kế phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại” Nó phụ thuộc vào bản chất của ngành sản xuất, quy trình công nghệ, tính đa dạng của sản phẩm và yêu cầu về thông tin cho công tác quản trị
Qua đó, cho thấy được ý nghĩa quan trọng của việc tổ chức tốt, xác định
Trang 23đúng nội dung, phạm vi chi phí cấu thành trong giá thành sản phẩm, lượng giá trị các yếu tố chi phí sản xuất đã được chuyển dịch vào sản phẩm đã hoàn thành trong công tác quản trị chi phí sản xuất
1.2 TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM PHỤC VỤ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI PHÍ
1.2.1 Đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Chi phí là một nguồn lực mất đi để đạt được mục tiêu nhất định Chi phí phát sinh luôn gắn với một không gian cụ thể
Vì vậy, xác định đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí là một đặc tính trong kế toán quản trị, bởi vì nó phục vụ công tác tính giá và liên quan đến công tác tổ chức dữ liệu, phục vụ các nhu cầu khác của nhà quản trị
a Đối tượng và căn cứ xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Đối tượng tập hợp chi phí là phạm vi được xác định trước để tập hợp chi
phí, thực chất là xác định giới hạn các bộ phận hoặc đối tượng chịu chi phí làm cơ sở cho việc tính giá thành Có hai biểu hiện về đối tượng tập hợp chi phí, đó là: Các trung tâm chi phí và sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm cùng loại
- Các trung tâm chi phí là những bộ phận trong doanh nghiệp mà nhà quản trị ở bộ phận đó chịu trách nhiệm về những biến động chi phí phát sinh trong kỳ Chúng có thể là từng phân xưởng, tửng tổ đội sản xuất… Mỗi phân xưởng có thể là một công đoạn trong quy trình sản xuất, hoặc có thể hoàn thành công việc có tính độc lập nào đó
- Sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm cùng loại, ví dụ như đơn đặt hàng hay một hoạt động, một chương trình nào đó Khi đó, nhà quản trị có thể so sánh, đánh giá chi phí giữa các sản phẩm, các hoạt động với nhau
Phải tập hợp chi phí đúng đối tượng thì mới tính giá thành được hợp lý; từ đó cung cấp thông tin về giá thành, giúp cho quản trị sản xuất, quản trị chi phí theo đối tượng chi phí hiệu quả hơn
Trang 24Căn cứ để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:
- Phân cấp quản lý và yêu cầu quản lý đối với các bộ phận của tổ chức
- Đơn vị tính giá thành áp dụng trong doanh nghiệp
b Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Có hai phương pháp chủ yếu để tập hợp chi phí sản xuất theo các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phương pháp trực tiếp và gián tiếp
* Phương pháp tập hợp trực tiếp: Phương pháp này áp dụng đối với các
chi phí liên quan trực tiếp đến đối tượng kế toán tập hợp chi phí đã xác định và công tác hạch toán, ghi chép ban đầu cho phép quy nạp trực tiếp các chi phí này vào đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có liên quan
* Phương pháp tập hợp gián tiếp: tập hợp chung cho nhiều đối tượng chi
phí, sau đó phân bổ cho các đối tượng có liên quan theo tiêu thức hợp lý Phương pháp này áp dụng khi một loại chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tập hợp cho từng đối tượng được Trường hợp này phải lựa chọn tiêu thức phân bổ thích hợp để tiến hành phân bổ chi phí cho từng đối tượng theo tiêu thức Công thức:
C: Tổng chi phí sản xuất cần phân bổ,
Áp dụng phương pháp này, tính chính xác tùy thuộc vào việc lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ, do đó căn cứ vào đặc điểm sản xuất, trình độ yêu cầu quản lý và đặc điểm chi phí để lựa chọn phù hợp
Chi phí NVLTT, NCTT trong các doanh nghiệp sản xuất được tập hợp cho đối tượng chi phí, còn chi phí SXC thường liên quan đến nhiều đối tượng
Trang 25chi phí nên được tập hợp chung, sau đó phân bổ cho từng đối tượng chi phí theo chi phí trực tiếp
Phương pháp tập hợp gián tiếp có thể xác định không hợp lý chi phí cho đối tượng chịu chi phí, vì việc tập hợp chung sau đó phân bổ sẽ làm sai lệch chi phí gắn với đối tượng chịu chi phí nên thường các doanh nghiệp ít sử dụng Đối với những chi phí không thể tập hợp một cách trực tiếp, cần chọn tiêu thức phân bổ hợp lý nhằm gán chi phí chung cho đối tượng chi phí theo cách hợp lý, sát với thực tế
1.2.2 Quy trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
a Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành theo các phương pháp truyền thống
Nội dung của phương pháp tính giá truyền thống là giá thành sản phẩm sẽ bao gồm toàn bộ chi phí liên quan đến quy trình sản xuất, tức là dựa trên toàn bộ các chi phí để cung cấp sản phẩm đó
* Quy trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành:
- Tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp toàn bộ cần quan tâm đến tính trực tiếp hay gián tiếp của chi phí
+ Tập hợp chi phí trực tiếp: chi phí NVL, chi phí NCTT cho mỗi đối tượng chi phí
+ Tập hợp chi phí gián tiếp: các chi phí NVLTT, NCTT, SXC nếu liên quan đến nhiều đối tượng chi phí thì cần tập hợp chung rồi phân bổ theo tiêu thức thích hợp
Cần chú ý chọn tiêu thức phân bổ hợp lý nhằm tính hợp lý chi phí cho đối tượng chi phí, làm cơ sở cho việc tính giá thành hợp lý
- Tổng hợp chi phí
- Tổng hợp chi phí theo công việc như hình 1.1
Trang 26(Nguồn: Nguyễn Văn Hải, 2012)
- Tổng hợp chi phí theo quá trình sản xuất như hình 1.2
(Nguồn: Nguyễn Văn Hải, 2012)
- Tính giá thành: tùy theo việc xác định đối tượng tính giá thành mà lựa chọn phương pháp tính giá thành theo công việc hay quy trình sản xuất
+ Tính giá thành sản phẩm theo công việc:
+ Tính giá thành sản phẩm theo quá trình sản xuất:
Khi xác định đối tượng tính giá thành chỉ là thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng thì nên chọn phương pháp này Với i là số giai đoạn sản xuất, i = 1 n, chi phí sản xuất từng giai đoạn trong thành phẩm được tính như sau:
Chi phí được sản xuất trực tiếp và phân bổ cho từng công việc cụ thể
Hình 1.1- Tổng hợp chi phí theo công việc
Chi phí được sản xuất trực tiếp và phân bổ cho từng phân xưởng
Hình 1.2- Tổng hợp chi phí theo quá trình sản xuất
Giá thành đơn vị sản phẩm = Tổng giá thành sản phẩm
Tổng số lượng sản phẩm hoàn thành
Trang 27Giá thành sản phẩm được xác định như sau:
Z thành phẩm = (CPSX của gđ i trong thành phẩm CPSX), i = 1 n
* Thông tin giá thành phục vụ kiểm soát chi phí:
Tính giá thành theo phương pháp truyền thống cung cấp các thông tin đầy đủ về chi phí trực tiếp và chi phí SXC theo từng khoản mục chi phí, qua đó giúp cho việc kiểm soát chi phí theo từng loại chi phí được hiệu quả Chi phí chung ít biến động trong khi chi phí trực tiếp thì có thể thay đổi khi cần thiết, do đó, nhà quản trị có thể cân nhắc để loại trừ bớt hay gia tăng chi phí trực tiếp tùy theo mục đích thu gọn quy mô sản xuất để tăng lợi nhuận
b Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành theo phương pháp chi phí mục tiêu
Theo tác giả Trương Bá Thanh và Nguyễn Công Phương (2009), “phương pháp quản trị chi phí mục tiêu là tổng thể các phương pháp, công cụ quản trị cho phép đạt được mục tiêu chi phí và mục tiêu hoạt động ở giai đoạn thiết kế và sản xuất sản phẩm mới”
Theo tác giả Trương Bá Thanh (2005), Sakurai đã trình bày nghiên cứu về phương pháp chi phí mục tiêu ở Công ty Toyota như hình 1.3:
Giai đoạn sản xuất
Hình 1.3- Mô hình quản trị của chi phí mục tiêu
Trang 28Theo tác giả Trương Bá Thanh và Nguyễn Công Phương (2009), quan hệ giữa chi phí mục tiêu và các giai đoạn sản xuất có thể biểu diễn như sau:
Cũng theo tác giả Trương Bá Thanh và Nguyễn Công Phương (2009), phương pháp chi phí mục tiêu được thực hiện qua ba giai đoạn:
- Xác định chi phí mục tiêu theo các bộ phận dịch vụ sản xuất:
Bước đầu tiên này liên quan đến giai đoạn thiết kế sản phẩm Chi phí mục tiêu phải được xác định theo từng bộ phận tạo thành sản phẩm, dựa vào mức độ quan trọng của chúng đối với sản phẩm, và từ đó xác định tỷ lệ chi phí của từng bộ phận trong tổng số chi phí của sản phẩm theo tỷ lệ thuận với mức
Nghiên cứu thị trường
Lập kế hoạch sản xuất
Thiết kế quy trình sản xuất
Thực nghiệm
Dự kiến các quy trình chế tạo
Dự kiến trang thiết bị, nguyên
Chi phí ước tính theo các điều kiện sản xuất
Quản trị chi phí
Hình 1.4- Quan hệ giữa chi phí mục tiêu và các giai đoạn sản xuất
Trang 29độ quan trọng của nó
- Tổ chức thực hiện các mục tiêu chi phí đã xác định:
Bước này liên quan đến tổ chức sản xuất Quá trình thực hiện sản xuất cần phải phát hiện những thành phần của sản phẩm có chi phí quá cao so với tầm quan trọng được xác định ở bước đầu tiên Từ đó, điều chỉnh, quản lý nghiêm ngặt để giảm chi phí sản xuất các thành phần này Bên cạnh đó, ở giai đoạn này cũng cần phát hiện các bộ phận của sản phẩm có chi phí quá thấp so với tầm quan trọng của nó và cũng điều chỉnh cho phù hợp với tầm quan trọng của nó trong sản phẩm sản xuất
- Đánh giá kết quả thực hiện chi phí:
Thực hiện quá trình sản xuất theo phương pháp chi phí mục tiêu có thể dẫn đến các trường hợp sau:
+ Chi phí thực tế nằm trong giới hạn chi phí mục tiêu và chi phí trần: lúc này, cần phải tạm dừng các hoạt động sản xuất để xem xét lại kế hoạch sản suất vì khả năng đạt được lợi nhuận mục tiêu là bấp bênh
- Chi phí thực tế đạt đến chi phí mục tiêu: lúc này cần xem xét lại cả bước một và bước hai Phải xem xét kỹ quá trình thiết kế sản phẩm đã hợp lý chưa hoặc xem xét lại các bước của giai đoạn sản xuất để giảm chi phí Nên thực hiện các giải pháp:
• Nên thực hiện tốt kế hoạch hóa các quá trình chế tạo;
• Điều chỉnh, cải tiến cách thức sản xuất như lựa chọn các công nghệ tiên tiến hơn, hiện đại hơn;
• Nên sử dụng hệ thống giám sát vòng đời sản phẩm, quản trị chất lượng
Trang 30KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Nội dung chương 1 nghiên cứu về bản chất vai trò của chi phí và giá thành phục vụ kiểm soát chi phí Trên cơ sở đó, đã đề cập đến các vấn đề lý luận cơ bản về tính giá thành phục vụ kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp Bên cạnh đó, cũng khái quát các phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm nhằm tăng cường công tác kiểm soát chi phí và phân tích thông tin phục vụ cho việc ra quyết định của nhà quản trị
Đây là cơ sở lý luận, làm tiền đề cho luận văn xây dựng nội dung, phân tích thực trạng kế toán chi phí sản xuất phục vụ công tác kiểm soát chi phí tại Công ty cổ phần xây lắp điện và cơ khí mạ Đà Nẵng và từ đó tìm ra những giải pháp cụ thể để góp phần hoàn thiện, tăng cường công tác kiểm soát chi phí ở Công ty
Trang 31CHƯƠNG 2
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT PHỤC VỤ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP
ĐIỆN VÀ CƠ KHÍ MẠ ĐÀ NẴNG
2.1 ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ 2.1.1 Giới thiệu về Công ty
Công ty cổ phần xây lắp điện và cơ khí mạ Đà Nẵng được hình thành từ việc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước
Ngày 21/01/1976, thành lập Công ty xây lắp và sửa chữa điện Quảng Nam Đà Nẵng, trực thuộc Ty Công nghiệp và Tiểu thủ công nghiệp Quảng Nam Đà Nẵng theo Quyết định số 884/QĐ-TCUB
Năm 1998, đổi tên thành Công ty xây lắp điện Đà Nẵng
Ngày 23 tháng 12 năm 2002, đổi tên thành Công ty cổ phần công nghiệp và xây dựng Điện Đà Nẵng
Ngày 17/1/2008, Hội đồng quản trị quyết định đổi tên thành Công ty cổ phần xây lắp điện Đà Nẵng
Ngày 14/4/2020, Hội đồng quản trị quyết định đổi tên thành Công ty cổ phần xây lắp điện và cơ khí mạ Đà Nẵng
Công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong tất cả các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh
2.1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty
Ngành nghề kinh doanh chính:
- Xây lắp đường dây tải điện và trạm biến áp đến 500kV; xây lắp các công trình điện công nghiệp, dân dụng
- Sản xuất các sản phẩm bê tông cốt thép: các loại trụ bê tông cốt thép,
Trang 32cấu kiện bê tông đúc sẵn
- Sản xuất các sản phẩm cơ khí, phụ kiện, cấu kiện cơ khí; mạ kẽm nhúng nóng, mạ điện phân kẽm, đồng, crôm, niken;
- Lắp đặt hệ thống thông tin viễn thông SCADA, hệ thống phòng cháy chữa cháy
2.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty
a Tổ chức bộ máy quản lý
Công ty có bộ máy quản lý và điều hành như sơ đồ sau:
(Nguồn: Công ty CP Xây lắp điện và cơ khí mạ Đà Nẵng)
Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của một số bộ phận trong bộ máy quản lý và điều hành Công ty như sau:
- Giám đốc Công ty là người đại diện trước pháp luật của Công ty, chịu trách nhiệm tổ chức điều hành sản xuất kinh doanh theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và nghị quyết của Hội đồng quản trị Công ty
Trang 33- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và thực hiện nộp ngân sách hằng năm theo quy định
- Quyết định phương hướng kế hoạch, dự án sản xuất kinh doanh và các chủ trương lớn của Công ty; quyết định việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, hợp tác đầu tư, liên doanh liên kết của Công ty
- Quyết định về việc thành lập mới, sáp nhập, giải thể các đơn vị thuộc Công ty sau khi được Hội đồng quản trị Công ty phê duyệt
- Quyết định các vấn đề về tổ chức bộ máy điều hành của Công ty đảm bảo hoạt động hiệu quả cao
- Phê duyệt quyết toán và các quy định, quy chế hoạt động của đơn vị trực thuộc
- Quyết định phân chia lợi nhuận và hình thành các quỹ của Công ty theo Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và Nghị quyết của Hội đồng quản trị
- Quyết định về công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật
- Quyết định về việc chuyển nhượng, mua bán các loại tài sản chung của Công ty theo phân cấp của Điều lệ Công ty
- Quyết định về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng, Phó phòng ban trong Công ty và các chức danh quản lý các đơn vị trực thuộc sau khi được Hội đồng quản trị Công ty phê duyệt
- Quyết định về kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, cử cán bộ của Công ty đi nước ngoài
- Quyết định các biện pháp về bảo vệ môi trường, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ trong sản xuất kinh doanh
Trang 34độ sản xuất kinh doanh
- Công tác lập dự toán, thống kê tổng hợp sản xuất kinh doanh - Công tác quản lý và thanh quyết toán hợp đồng kinh tế
- Công tác quản lý tài chính, tiền tệ, công tác hạch toán theo quy định - Theo dõi tình hình biến động vốn, tài sản, phân tích hiệu quả kinh tế - Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch tháng, quý, năm, dự thảo báo cáo sơ kết kế hoạch tháng, quý, năm
- Tham mưu để Giám đốc ký kết các hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, thanh quyết toán các hợp đồng kinh tế
- Đề xuất phương án khoán sản phẩm cho các đơn vị trực thuộc Công ty - Xây dựng định mức lao động, đơn giá tiền lương, giá thành sản phẩm, công trình, mức phụ cấp nội bộ và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các định mức đó
- Xây dựng giá thành công trình, sản phẩm, dịch vụ, xác định các chi phí điều hành sản xuất kinh doanh, chi phí phân bổ và xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng hợp đồng, đơn hàng
- Phối hợp với các phòng liên quan tham mưu về giá mua vật tư, hàng hóa, hoặc tổ chức đấu giá để mua vật tư, hàng hóa, dịch vụ phục vụ sản xuất
- Thực hiện các khâu, các bước công tác kế toán, thống kê của Công ty và thực hiện chế độ báo cáo tài chính, thống kê theo quy định của Nhà nước và Điều lệ Công ty
- Xây dựng kế hoạch tài chính và kế hoạch đầu tư phục vụ sản xuất kinh doanh của Công ty
- Xác định và phản ảnh chính xác, kịp thời kết quả kiểm kê theo định kỳ - Tổ chức công tác quyết toán của quý, 6 tháng, năm, bảo quản, lưu trữ chứng từ, sổ sách kế toán, bảo mật số liệu theo quy định của Luật pháp và Điều lệ Công ty
Trang 35 Phòng Tổ chức - Hành chính:
Tham mưu cho Giám đốc thực hiện các công tác sau:
- Thực hiện công tác đối nội, đối ngoại, hậu cần phục vụ sản xuất kinh doanh của Công ty
- Công tác tổ chức bộ máy, tuyển dụng, đào tạo, bố trí sử dụng lao động - Công tác lao động tiền lương, chế độ chính sách cho người lao động - Công tác quản lý hồ sơ, văn thư lưu trữ, thông tin nội bộ
- Công tác an toàn vệ sinh lao động, thanh tra, pháp chế
- Công tác tổ chức bộ máy điều hành sản xuất kinh doanh, tuyển dụng,
quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ và bố trí nhân sự trong toàn Công ty Kiến nghị lãnh đạo Công ty xử lý các trường hợp vi phạm kỷ luật
- Quản lý lao động, tiền lương cán bộ công nhân viên
- Thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
cho cán bộ nhân viên và người lao động
- Xây dựng các quy định về quản lý công tác an toàn vệ sinh lao động;
tham mưu cho Giám đốc Công ty tổ chức thực hiện và kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện
- Lập kế hoạch, phối hợp với Phòng Kỹ thuật - Dự án và các đơn vị tổ
chức đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra… về an toàn vệ sinh lao động
- Tổ chức cập nhật, kiểm soát, lưu trữ công văn đi, đến Công ty
- Quản lý sử dụng con dấu của Công ty đúng quy định hiện hành - Xây dựng kế hoạch lao động, định biên, theo dõi tổng hợp tình hình sử dụng lao động, thu nhập từ tiền lương, phân tích tình hình sử dụng lao động, trả lương cho CBCNV
Tham mưu cho Giám đốc các công tác:
- Quản lý kỹ thuật, công nghệ, thi công công trình, chất lượng sản phẩm
Trang 36- Nắm bắt nhu cầu thị trường, định hướng phát triển kỹ thuật, công nghệ - Xây dựng hồ sơ dự thầu công trình
- Tham mưu cho Giám đốc Công ty trong công tác kỹ thuật, công tác an toàn lao động, thi nâng bậc, giữ bậc cho công nhân
- Quản lý công tác kỹ thuật, thi công xây dựng, tiến độ, chất lượng đối với những gói thầu do Công ty ký hợp đồng
- Phối hợp với các phòng chức năng để quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
- Xây dựng chương trình quản lý kỹ thuật, công nghệ, chất lượng sản phẩm, dịch vụ và tổ chức thực hiện trong toàn Công ty
- Đề xuất các giải pháp, phương án kỹ thuật, công nghệ phục vụ thi công xây lắp, sản phẩm và các dịch vụ
b Đặc điểm tổ chức kế toán của Công ty
Công ty cổ phần xây lắp điện và cơ khí mạ Đà Nẵng sử dụng phần mềm kế toán Sivip, hình thức kế toán áp dụng chứng từ ghi sổ
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, ghi Có để nhập dữ liệu máy tính theo các bảng biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán
Tại Công ty, việc hạch toán kế toán được tuân thủ đúng chuẩn mực kế toán và các thông tư hướng dẫn của Bộ Tài Chính
Phương pháp kế toán hàng tồn kho áp dụng là phương pháp kê khai thường xuyên; nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho là giá nhập tính theo giá mua thực tế và sử dụng đơn giá bình quân gia quyền để tính giá vốn thực tế vật tư xuất kho và tuân theo đúng chuẩn mực kế toán số 02
Phương pháp kế toán tài sản cố định tuân theo thông tư số 28/2017/TT-BTC, phương pháp khấu hao là phương pháp khấu hao theo đường thẳng
Trang 37Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng được áp dụng tại Công ty là phương pháp khấu trừ Niên độ kế toán được áp dụng tại Công ty được xác định theo năm tài chính bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm trùng với năm dương lịch Kỳ kế toán được áp dụng tại Công ty là hàng tháng
Hệ thống tài khoản Công ty áp dụng theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính về hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp Công ty áp dụng mô hình kế toán tập trung, mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
(Nguồn: Công ty CP Xây lắp điện và cơ khí mạ Đà Nẵng)
Chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Giám đốc về công tác quản lý tài chính trong Công ty, chịu trách nhiệm trước cấp trên về việc chấp hành luật pháp, các quy định chế độ do Nhà nước, cục thuế ban hành Kiểm tra tình hình tài chính, vốn, cũng như việc sử dụng vốn, đồng thời cung cấp các thông tin tài chính kịp thời để Giám đốc có kế hoạch và quyết định đúng đắn Đối với chức vụ kiêm trưởng phòng điều hành trực tiếp nhân viên trực thuộc phòng
Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và Giám đốc Công ty, tham mưu cho trưởng phòng về toàn bộ công tác kế toán của Công ty, phân tích tổng hợp
TRƯỞNG PHÒNG (kiêm Kế toán trưởng)
Phó Trưởng phòng
Kế toán
tổng hợp Kế toán kho và giá thành Kế toán doanh
thu và công nợ
Hình 2.2- Sơ đồ bộ máy Kế toán
Thủ quỹ
Trang 38tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Chịu trách nhiệm kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tài khoản cuối tháng, lên chứng từ ghi sổ và lập báo có kế toán định kỳ chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng và kết quả hoạch toán
Theo dõi và cập nhật hằng ngày các khoản phát sinh doanh thu, đối chiếu công nợ phải thu, phải trả
Có nhiệm vụ phản ánh kịp thời các nghiệp vụ nhập xuất vật tư, thường xuyên đối chiếu, theo dõi với thủ kho để tránh sai sót Đồng thời cuối tháng tổng hợp, tập hợp để tính giá thành sản phẩm
Có trách nhiệm thu, chi các khoản bằng tiền mặt theo chứng từ hợp lý, hợp lệ, đối chiếu với kế toán thanh toán về số tồn quỹ mỗi ngày
2.1.4 Đặc điểm quy trình sản xuất và tổ chức sản xuất kinh doanh
a Đặc điểm quy trình sản xuất
Xuất phát từ nhu cầu thị trường, Công ty đã chủ động nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào quá trình sản xuất Sau nhiều lần đổi mới, ngày nay với hệ thống nối mạng toàn Công ty, tất cả các nghiệp vụ phát sinh đều được thực hiện trên máy tính Điều này giúp Công ty giải quyết công việc nhanh chóng hiệu quả và hiệu suất lao động tăng
- Sản phẩm cột bê tông ly tâm có 2 loại:
+ PC.I: Cột bê tông ly tâm dự ứng lực,
+ NPC.I: Cột bê tông ly tâm không dự ứng lực,
Toàn bộ quá trình sản xuất cột bê tông ly tâm tại Công ty được mô tả theo trình tự như hình 2.3 sau:
Trang 39Nhận lệnh sản xuất
Phân công, sắp xếp công việc, chuẩn bị NVL
Vệ sinh khuôn, quét dầu bôi trơn
Kiểm tra
Kiểm tra nồi hơi, chuẩn bị vận hành
Kiểm tra
Gia công thép, đập đầu thép (cột DƯL)
Kiểm tra Không đạt
Rải bê tông, siết khuôn
Kiểm tra Không đạt đạt
Trang 40(Nguồn: Phòng kỹ thuật dự án)
b Đặc điểm tổ chức sản xuất
Chức năng của một số bộ phận tham gia vào quá trình sản xuất như sau:
Theo chỉ tiêu kế hoạch hằng năm và nhu cầu khách hàng:
- Lập định mức vật tư từng loại cột BTLT theo thiết kế và trình Giám đốc Công ty phê duyệt ban hành, khi có hợp đồng đặt hàng theo hồ sơ thiết kế riêng thì lập định mức theo từng hợp đồng để giao thực hiện
- Cung ứng vật tư Công ty cấp kịp thời để đảm bảo quá trình sản xuất - Theo dõi số lượng cột sản xuất hàng ngày tiến hành nhập kho và xuất khách hàng
Căng lực (cột DƯL), quay ly tâm
Tháo bulông, tiếp địa, cắt neo (cột DƯL)
Chuyển cột vào kho bãi
Hình 2.3- Quá trình sản xuất cột bê tông ly tâm
Nhập kho/xuất hàng