1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Anh chị hãy trình bày những đặc điểm trong kiến trúc ngôi nhà truyền thống của người việt (người kinh)

11 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những đặc điểm trong kiến trúc ngôi nhà truyền thống của người Việt (người Kinh)
Tác giả Trần Tiến Hợi
Người hướng dẫn Lê Thị Cúc
Trường học Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Chuyên ngành Phong tục tập quán
Thể loại Bài thi kết thúc học phần
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 913,7 KB

Nội dung

Câu 1 4 điểm: Anh chị hãy trình bày những đặc điểm trong kiến trúc ngôi nhà truyền thống của người Việt người Kinh?. - Kiến trúc nhà truyền thống của người Việt: Người Việt sống tụ tập t

Trang 1

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN HỌC KỲ: II NĂM HỌC : 2020- 202 1

Học phần:

thức thi: tự luận nộp bài sau

Ngày thi: 29 /5/2021

Đề thi:01

Giảng viên: Lê Thị Cúc

Sinh viên:Trần Tiến Hợi

Mã sinh viên:60DVH11097

Mã lớp:

Hà Nội, 2021

Trang 2

Câu 1 (4 điểm): Anh chị hãy trình bày những đặc điểm trong kiến trúc ngôi nhà

truyền thống của người Việt (người Kinh)? Nhận xét một số thay đổi trong kiến

trúc nhà ở của người Việt (người Kinh) hiện nay so với trước đây?

Nhà là nơi ta gắn bó từ lúc sinh ra cho đến khi rời xa thế giới này Tùy điều kiện sống và hình thành mỗi dân tộc sẽ có một quan niệm và cách làm nhà khác nhau Ngôi nhà của người Việt cũng vậy mang những đặc trưng riêng của cư dân nông nghiệp

- Kiến trúc nhà truyền thống của người Việt:

Người Việt sống tụ tập thành các làng nên ngôi nhà truyền thống cũng có kiểu sắp xếp trong một bối cảnh chung của làng, vừa riêng vừa chung, có tính độc lập mà lại có thể hòa đồng Những bức tường ngăn cách giữa lối đi giữa nhà này với nhà kia tạo nên thế khép kín cho mỗi gia đình, nhưng mở ra trong kiểu ứng xử chung của cộng đồng làng

Theo quan niệm truyền thống của cư dân nông nghiệp, người Việt luôn tạo cho mình một môi trường sống cân bằng sinh thái

 Trong khuôn viên nhà truyền thống gồm có: nhà chính, nhà phụ, vườn cây, ao

cá, chỗ chăn nuôi gia cầm, gia súc, sân phơi, hàng rào, cổng Khuôn viên như vậy tạo cho người dân cuộc sống “tự cung, tự cấp” cân bằng hệ sinh thái trong nhà

 Ngôi nhà chính là bộ phận cốt yếu của gia đình, bố cục gian lẻ 1,3,5 hay 7 gian cùng với 2 chái, không mấy nhà có số gian chẵn Số lượng gian và chất liệu để làm nhà tùy thuộc vào hoàn cảnh gia đình hay điều kiện môi trường tự nhiên xung quanh Kết câu ngôi nhà cân đối, vì có số lẻ nên gian chính giữa nhà bao giờ cũng dành làm nơi thờ cúng và tiếp khách

Trang 3

 Sự sắp xếp trong một ngôi nhà người Việt cũng cho thấy sự chênh lệch vị trí nam và nữ, chỗ ngủ đàn ông trong gia đình sẽ là gian chính, sinh hoạt và nghỉ ngơi của phụ nữ sẽ ở các chái bên cạnh hoặc ở nhà ngang, nhà phụ

 Gian chính để thờ cúng tổ tiên nên được bài trí hết sức công phu so với các gian bên cạnh Có nhiều gian được sắp xếp với các mô tip hoa văn trên các cột, kèo bằng gỗ hết sức khéo léo và tinh vi, là những mảng trạm khắc được thu nhận từ thiên nhiên vào trong ngôi nhà người Việt truyền thống Xung quanh bàn thờ trang hoàng bằng các hoành phi câu đối

 Ngôi nhà người Việt được xây dựng bằng các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương như gỗ, tre, nứa, đất, đá phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện kinh tế của từng gia đình Hệ thống xương chính của ngôi nhà thường làm bằng gỗ được ăn nhộng với nhau một cách chắc chắn, tường nhà có thể bằng gỗ hay trát đứng đắp đất, có hệ thống của “bức tràn” hay “cửa phố”

 Hình thức bên ngoài ngôi nhà giản dị, mộc mạc, thường có tường xây bằng gạch lợp ngói âm dương thì chỉ là nhà mái dốc thuần túy, không trang trí cầu

kỳ, cùng lắm là những đường chỉ dài khắc vạch Dưới mái là hàng cột hiên với các bức tường quét vôi trắng, trông giản dị khiêm nhường

- 1 số thay đổi trong kiến trúc nhà người Việt hiện nay:

 Không còn nhiều nhà hiện đại lưu giữ được đầy đủ cấu trúc khuôn viên như nhà truyền thống Đa số sẽ thiết kế theo phong cách hiện đại, tối giản những phần nhất định Chỉ những nhà ở quê hoặc ngoại ô mới có sân vườn, những nhà tại các thành phố sẽ thường không có hoặc sẽ tích hợp với tầng tum trên cùng

 Nhà hiện đại thường được thiết kế theo phong cách như: nhà ống, nhà thái, biệt thự…Nguyên vật liệu xây dựng nhà cũng đa dạng: nhôm, kính, gạch, bê tông…Mái nhà hiện đại cũng được thiết kế đa dạng từ nguyên vật liệu đến hình

Trang 4

dáng Những nguyên vật liệu này sẽ giúp cho ngôi nhà vững chắc trước thiên tai

và sự biến đổi của thời tiết và cũng đồng thời tăng thêm vẻ đẹp cho ngôi nhà

 Ngôi nhà hiện đại có các phòng và các không gian riêng biệt, họ không quá coi trọng số phòng có là bao nhiêu có phải chẵn hay lẻ không…Và đặc biệt phòng thờ thường được đặt tại không gian trang trọng nhất trong nhà, đối với nhà ống, phòng thờ thường sẽ được đặt tại phòng cao nhất của ngôi nhà Ngoài ra, với nhu cầu giải trí của con người, 1 số không gian riêng dành cho việc này được thêm vào thiết kế như: phòng xông hơi, bể bơi, phòng xem phim, phòng trò chơi, hầm rượu… Một số gia đình có điều kiện sẽ có thêm hầm để xe ô tô

 Đặc biệt hiện nay có các kiến trúc mới như các tòa chung cư, các tòa cao ốc, các khu đô thị… các kiến trúc này không tuân theo bố cục làng của người Việt xưa

- Nhận xét:

 Tích cực:

 Kiến trúc nhà hiện đại sẽ giúp sử dụng tối ưu không gian sống của mỗi gia đình

 Những ngôi nhà hiện đại sẽ chống lại được thiên tai, thời tiết tốt hơn những ngôi nhà truyền thống

 Những ngôi nhà hiện đại sẽ tiện nghi hơn so với ngôi nhà truyền thống

 Ngôi nhà hiện đại sẽ có những không gian riêng tư hơn cho mỗi thành viên trong gia đình

 Tiêu cực:

 Nhà ở các đô thị cổ Việt Nam luôn là các ngôi nhà liền kề, bám mặt phố để buôn bán nên mật độ cao, kín nên ngôi nhà sẽ ẩm ướt và bức bối

Trang 5

 Ngôi nhà hiện đại thường bị mất đi không gian xanh từ đó sẽ làm cho môi trường sống trở nên nặng nề, u ám…

 Nhà hiện đại được thiết kế riêng các phòng, mỗi cá nhân sẽ có 1 không gian riêng từ đó sẽ giảm sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình

Qua đó chúng ta phải cần tiếp nhận, chắt lọc những giá trị, kiến trúc truyền thống dân tộc Cần phải thay đổi quan niệm và cách làm nhà cho phù hợp với thời kỳ hiện đại Phải xây dựng các kiến trúc xanh để bảo tồn các hệ sinh thái

và giảm thiểu tiêu thụ các năng lượng hóa thạch Cùng với đó cần xây dựng thêm không gian xanh trong mỗi gia đình để giảm thiểu ô nhiễm môi trường và giúp con người thư giãn hơn

Câu2 (6 điểm): Anh chị hãy so sánh phong tục tang ma của người Việt( Người Kinh) hiện nay so với trước đây? Liên hệ thực tiễn

Tang ma là hình thức đưa tiễn người chết về nơi an nghỉ cuối cùng

Giống như nhiều dân tộc khác trên thế giới, ngay từ thời nguyên thủy người Việt

đã có tín ngưỡng thờ cúng linh hồn người chết, xuất phát từ những quan điểm vạn vật hữu linh Chính bởi vậy từ xưa xa người Việt cũng hình thành những phong tục trong tang ma truyền thống, thể hiện quan niệm, bản sắc văn hóa riêng

 Phong tục tang ma truyền thống của người Việt ( người Kinh) trước đây:

+ Nghi thức tang lễ:

Ảnh hưởng lễ nghi của người Trung Hoa, nên tang lễ được cử hành tương tự như vậy, tuy nhiên có biến tấu khác nhiều chỗ Vì tinh thần báo hiếu vẫn luôn là tinh thần thiết yếu của người Việt Nam nên bất cứ người nào trong quyến thuộc khi từ trần cũng được thân nhân lo lắng cho toàn mọi việc, được đặt ra một cách quy củ

Trang 6

+ Đặt tên thụy:

Tên đặt lúc người chết hấp hối, tên sử dụng trong khi cúng giỗ chỉ có con cháu và thổ công trong nhà đó biết để những linh hồn lang thang không về ăn tranh được

+ Lễ mộc dục:

Giờ phút này con cháu thường tắm gội sạch sẽ cho người già bằng nước lá thơm rồi cắt móng chân móng tay sau đó không được vứt đi mà phải gói lại cẩn thận để đặt vào quan tài

+ Lễ phạn hàm:

Người ta buộc hai ngón chân cái của người chết lại với nhau, hai tay để lên bụng,

bó vai bằng một sợi dây vải và bỏ vào miệng người chết một ít gạo sống cùng với tiền lẻ

Buông màn và thắp một ngọn đèn dầu đặt ở cạnh đầu giường và từ lúc này phải luôn có con cháu túc trực, trông coi thi hài, không để cho mèo chuột nhảy qua Những đồ dùng tiếp xúc với người chết như quần áo, chăn màn, giường chiếu phải đem thả xuống sông hoặc đốt đi

+ Lập bàn thờ vong:

Bàn thờ vong là một cỗ linh sa được đặt trên một chiếc bàn rộng Trong linh sa có bài vị và ảnh cùng tên tuổi của người chết Trước bài vị là một chiếc mâm bồng bày nải chuối và quả bưởi

+ Khâm liệm:

Thi thể người chết được đặt trên chiếc chiếu dưới nền nhà Khăn phủ mặt và đũa tráng miệng được bỏ ra, người ta dùng vải trắng gói người chết lại và đặt vào trong quan tài, gáy được gối lên hai chiếc bát ăn c m úp Quan tài ơ được đặt ở gian chính

Trang 7

giữa, theo chiều dọc của ngôi nhà, song song với bàn thờ được kê bằng hai đoạn cây chuối

+ Phục hồn:

Khâm liệm xong, thầy cúng ra trước bàn thờ vong làm lễ nhập hồn Thầy thắp hương rồi vừa gõ mõ vừa khấn Khấn xong, thầy cầm dao chém một nhát sao cho chiếc thang cây chuối đứt làm i thì kết thúc lễ đô

+ Lễ phát tang:

Chủ tế làm lễ phát tang Số khăn tang và mũ mấn được làm đủ với số con cháu, được đặt vào một chiếc mâm trên hương án Trong lúc chủ tế làm lễ thì con cháu quỳ ở dưới chiếu Lễ xong, chủ tế hoặc con trưởng phát khăn tang cho mọi người

+ Phúng viếng:

Đám tang thường bắt đầu từ 3, 4 giờ chiều hôm trước và kết thúc vào 9, 10 giờ sáng hôm sau Sau lễ phát tang cho người đến trước khi quay cữu là khoảng thời gian để thân nhân, họ hàng viếng Kể từ lúc ngày người con trai trưởng phải luôn đứng cạnh bàn thờ vong để đáp từ

+ Tế vong:

Buổi tối, khi người đến phúng viếng đã vãn, phường hiếu làm lễ tế vong Phía cuối sân, đối diện với bàn thờ vong người ta kê một chiếc bàn, trên bày một bình hương, một chai rượu nhỏ, một đĩa xôi và một đĩa thịt luộc Chủ tế lần lượt dâng từng thứ lên bàn thờ vong Mỗi lần dâng lại có một bài tế riêng

+ Quay cữu:

Đúng 12 giờ đêm người ta tiến hành quay cữu (xoay chiêu quan tài) Trước khi quay cữu, ông trùm làm lễ tế Quan tài được quay theo chiêu ngang của ngôi nhà, đầu hướng vào phía bàn thờ, chân hướng ra cửa

Trang 8

+ Tế cơm:

Sáng hôm sau, trước khi cất đám chừng một tiếng, người ta làm lễ tế cơm Họ xới một bát cơm lồng (cơm tė), một quả trứng luộc và một đĩa muối trắng, thì một chén nước lã Chủ tế lại lần lượt tế và dâng từng thứ một lên bàn thờ vong ho như lễ tế vong tối hôm trước

+ Đưa tang:

Đến giờ đưa tang, thầy cúng đọc văn tế Tế xong, ông vào trong nhà, cầm dao chém lên mặt áo quan ba nhát (hành động này được gọi là phạt mộc với 9, quan niệm để xua ma tà, ác quỷ quấy nhiễu linh hồn), sau đó người ta sập kín hời nắp quan tài lại Đám tang khởi hành Họ đi theo thứ tự trước sau đã được quy định sẵn

+ Hạ huyệt:

Huyệt được con cháu đào sẵn từ hôm trước Lúc hạ huyệt người con trai trưởng lấp hòn đất đầu tiên, sau đó anh em khác lần lượt ném xuống một nắm đất, thể hiện ý nghĩa con cái đắp mộ cho cha mẹ

+ Rước vong về thờ:

Ảnh bát hương cùng mâm quả thờ trên linh sa được rước vào đặt trên bàn thờ, người ta lập một bàn thờ ở ngay nơi mà trước kia người chết nằm, trên bàn thờ luôn có hương khói, đèn nhang

Các nghi thức diễn ra sau đám tang:

+ Đi đắp mộ: Sau ba ngày hoặc chiều hôm đó con cái mang quốc xẻng đi đắp lại

mộ được cao và đẹp hơn

Trang 9

+ Cúng 49 ngày: Con cháu cúng cỗ mặn tại nhà, mang xôi gà, rượu cùng trầu cau

hương lên chùa, đến lễ cho vong hồn người chết

và chiều Chỉ cần xới một bát cơm lồng, một đôi đũa, một quả trứng đã bóc sạch vỏ

và muối trắng, 1 chén nước lã đặt lên bàn thờ và chắp tay khấn, gọi đủ tên tuổi và quê quán của người chết về ăn cơm

+ Cải táng: Người chết từ 3 năm trở lên mới được phép cải mộ Người ta thường xem ngày, chọn giờ tốt, mua sẵn một chiếc tiêu sành đẻ chuẩn bị cho việc đại trọng này

+ Kị nhật: Cũng cúng giỗ tổ tiên và thân nhân của mình mỗi năm vào ngày mất của họ Có thể trước hoặc sau ngày chết của họ 1 ngày Họ rất coi trọng cỗ đầu thường tổ chức long trọng

 Phong tục tang ma của người Kinh hiện nay:

 Một số những nghi lễ đã được lược bỏ, các hủ tục lạc hậu đã được loại bỏ hoàn toàn để phù hợp với cuộc sống hiện đại Hiện nay tục đặt tên thụy, tục con gái lớn lăn đường, con trai cả đội mũ rơm,chống gậy đã không còn nữa

 Các vật phẩm phúng viếng cũng khác xưa Ngày xưa thường dùng rượu, vàng hương, cau trầu… làm vật viếng nhưng hiện nay khi viếng tang ma người ta chỉ thường dùng phong bì và vòng hoa

- Những biến đổi mới:

 Theo tục lệ xưa phương thức thổ táng là phổ biến và hợp với tục lệ nhất, nhưng hiện nay với sự phát triển của các công nghệ hiện đại, các nhà khoa học đã chứng minh rằng thổ táng là việc làm sai gây ô nhiễm môi trường Cùng với đó diện tích đất ở các thành phố cũng không có nhiều nên dần các cư dân chuyển

Trang 10

sang phương thức hỏa táng để cho phù hợp Nhưng hình thức này chỉ phổ biến tại các thành phố lớn, do chi phí cao và cần các trang thiết bị hiện đại

 Các khu nghĩa trang hiện đại được đầu tư cẩn thận với quy mô lớn, không còn như các nghĩa trang xưa là do tự phát Các nghĩa trang hiện nay đẹp và hiện đại như 1 công viên, không còn u tịch cô quạnh như các nghĩa trang cũ Như công viên nghĩa trang Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên, Lạc Hồng Viên

 Hiện nay đã có thêm những dịch vụ mới phục vụ cho việc tang lễ và 1 trong những dịch vụ tiêu biểu mới nhất mà ta có thể kể đến là dịch vụ cúng giỗ online Dịch vụ này ra đời phục vụ cho những con cháu ở xa quê hương, không chăm sóc được cho phần mộ của người thân quá cố hoặc không đủ điều kiện để cúng giỗ

 Tùy cơ ứng biến với hoàn cảnh đại dịch covid hoành hành như hiện nay ta có thể đã chứng kiến cảnh tiễn đưa BN 431 mất vì mắc covid 19 trong đợt dịch thứ

3 tại Đà Nẵng, những lúc như này gia đình không thể nhận thi thể đem về an táng như bình thường mà chỉ có thể đứng nhìn, quỳ lạy người thân của mình từ

xa Suy cho cùng giá trị cốt lõi của phong tục tang ma người Việt vẫn là đạo hiếu

 Liên hệ thực tiễn:

VD: Nghĩa trang Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên

 Hiện nay Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên là 1 trong những nghĩa trang hiện đại và đẹp bậc nhất của Việt Nam Nơi đây có đầy đủ cách dịch vụ về tang lễ để phù hợp với nhu cầu của các gia đình khác nhau Từ hỏa táng đến địa táng và đến an táng vĩnh viễn

 Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên vô cùng hiện đại và có nhiều khu riêng dành cho những hoạt động khác nhau Đặc biệt nơi đây được xây dựng như 1 resot nghỉ

Trang 11

dưỡng và có cả khu vui chơi cho trẻ em và khu nghỉ dưỡng và cả vườn thú, đó

là 1 điều đặc biệt của nghĩa trang này

 Các phần mộ trong nghĩa trang này được chia theo nhu cầu của mỗi gia đình như: mộ đôi, mộ đơn, mộ doanh nhân, mộ gia tộc…

 Các dịch vụ của nghĩa trang cũng vô cùng đa dạng: Dịch vụ An táng Thiết kế ,

và Xây dựng khuôn viên mộ, Dịch vụ Tang lễ - Hỏa táng, Lễ Cầu siêu, Phóng sinh, Chăm sóc mộ phần… Và đặc biệt phải nhắc tới dịch vụ cúng giỗ online của nghĩa trang

Ngày đăng: 07/04/2024, 20:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN