1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Anh (chị) hãy trình bày hiểu biết về trình tự tính giá tài sản mua vào theo quy định tại thông tư 200 2014 tt btc ban hành ngày 22 12 2014 của bộ tài chính

16 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trình Tự Tính Giá Tài Sản Mua Vào Theo Quy Định Tại Thông Tư 200/2014/TT-BTC
Người hướng dẫn Giảng Viên Hướng Dẫn
Trường học Trường Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội
Chuyên ngành Nguyên Lý Kế Toán
Thể loại Bài Tập Lớn
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

Trên cơ sở đó anhchị vận dụng trình tự tính giá tài sản mua vào trong kế toánnguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại một doanh nghiệp cụ thể.Họ và tên học viên/sinh viên: Mã học viên/sinh v

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

KỲ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 – 2022

Đề tài bài tập lớn: Anh (chị) hãy trình bày hiểu biết về trình tự tính giá tài sản mua vào theo quy định tại Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính Trên cơ sở đó anh (chị) vận dụng trình tự tính giá tài sản mua vào trong kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại một doanh nghiệp cụ thể.

Họ và tên học viên/sinh viên:

Mã học viên/sinh viên:

Lớp:

Tên học phần: NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN

Giảng viên hướng dẫn:

Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2021

Trang 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trách nhiệm hữu hạn TNHH

Trang 3

I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ

1 Phương pháp tính giá theo Thông tư 200/2014/TT-BTC

1.1 Khái niệm của phương pháp tính giá

Phương pháp tính giá là phương pháp thông tin và kiểm tra về sự hình thành và phát sinh chi phí có liên quan đến từng loại vật tư, sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ

1.2 Yêu cầu của tính giá

Tính giá phải đảm bảo 2 yêu cầu cơ bản là chính xác và nhất quán, cụ thể:

Tính chính xác được thể hiện qua quá trình tính giá tài sản đảm bảo được việc ghi chép đầy đủ, phù hợp với giá cả thị trường và phù hợp với chất lượng, chất lượng của tài sản

Tính nhất quán đòi hỏi việc sử dụng phương pháp tính giá phải thống nhất nhằm đảm bảo khả năng so sánh được của thông tin về giá trị tài sản, cho phép so sánh đối chiếu số liệu giữa các đơn vị trong một doanh nghiệp, trong một ngành và giữa các kỳ tính giá trong một đơn vị với nhau

1.3 Nguyên tắc tính giá

Nguyên tắc giá phí là nguyên tắc chung và xuyên suốt trong quá trình tính giá tài sản Theo nguyên tắc này, giá trị của tài sản được phản ánh theo giá gốc, tức là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra để có được tài sản đó

Bên cạnh đó, khi tính giá còn phải tuân thủ các nguyên tắc cụ thể sau:

Nguyên tắc 1: Xác định đối tượng tính giá phù hợp

Đối tượng tính giá có thể là từng loại nguyên vật liệu, công cụ dụng

cụ, hàng hóa hay tài sản cố định mua vào; từng loại sản phẩm sản xuất ra;

Trang 4

hay từng loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm, hàng hóa xuất kho

Nguyên tắc 2: Phân loại chi phí phù hợp

Chi phí tham gia cấu thành nên giá của đối tượng cần tính giá có nhiều loại nên phải được phân loại trước khi tính giá

+ Chi phí thu mua: bao gồm các khoản chi phí phát sinh trong quá trình mua vật tư, hàng hóa, tài sản như chi cho vận chuyển, bốc dỡ, chi cho lắp đặt, chi về kho hàng

+ Chi phí sản xuất: bao gồm chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất như chi về nguyên vật liệu trực tiếp, chi về nhân công trực tiếp hay chi về sản xuất chung

+ Chi phí ngoài sản xuất: bao gồm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính và chi phí khác

Nguyên tắc 3: Lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí phù hợp cho đối tượng tính giá

Đối với những chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng cần tính giá, không thể tập hợp riêng ngay từ đầu cho từng đối tượng được thì tập hợp chung sau đó phân bổ cho các đối tượng liên quan theo tiêu thức thích hợp

Công thức phân bổ chi phí gián tiếp:

= x

+ Chi phí cần phân bổ: Là các chi phí gián tiếp liên quan đến nhiều đối tượng tính giá như chi phí vận chuyển nhiều mặt hàng khi mua về, chi phí sản xuất chung

Mức chi phí phân

bổ cho từng đối

tượng tính giá

Mức chi phí phân bổ cho từng đối tượng tính Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng

Tổng chi phí cần phân bổ

Trang 5

+ Tiêu thức phân bổ: gồm các tiêu thức như Số lượng, Khối lượng, Thời gian lao động, Chi phí nhân công trực tiếp

2 Nội dung và trình tự tính giá tài sản mua vào

2.1 Các bước tính giá tài sản mua vào

Bước 1: Xác định giá mua của tài sản

Giá mua tài sản = Giá mua trên hóa đơn – Các khoản giảm giá tài sản

Trường hợp 1: Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

Trường hợp 2: Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:

Trong đó:

+ Giá mua có thể bao gồm các khoản thuế như thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt

+ Các khoản giảm giá tài sản bao gồm chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua, phần hàng mua đã trả lại

Bước 2: Tập hợp và phân bổ chi phí thu mua

Đối với chi phí thu mua trực tiếp chỉ liên quan đến một đối tượng tính giá (một loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa, tài sản cố định ) thì tập hợp trực tiếp cho từng loại đối tượng

Đối với chi phí thu mua gián tiếp liên quan đến từ hai đối tượng tính giá trở lên thì cần phải phân bổ chi phí thu mua cho từng đối tượng tính giá theo công thức:

= x

Chi phí thu mua

phân bổ cho từng

đối tượng tính giá

Tổng tiêu thức phân

bổ của từng đối tượng

Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng

Tổng chi phí thu mua cần phân bổ

Trang 6

Bước 3: Tổng hợp chi phí và tính giá thực tế cho từng tài sản cần tính giá

Giá trị tài sản mua về = Giá mua + Chi phí thu mua

2.2 Một số mô hình tính giá

2.2.1 Mô hình tính giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa mua vào

GIÁ GỐC VẬT TƯ HÀNG HÓA MUA

Giá mua

(-)

Giảm giá

hàng mua và

Chiết khấu

thương mại

(+) Các khoản

thuế không được

hoàn lại (thuế

xuất nhập khẩu,

tiêu thụ đặc biệt)

Chi vận chuyển, bốc dỡ

Chi kho hàng, bến bãi

Chi cho

bộ phận thu mua

Hao hụt trong định mức

2.2.2 Mô hình tính giá tài sản cố định do mua sắm

NGUYÊN GIÁ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH DO MUA SẮM

TRỊ GIÁ MUA PHÍ TỔN TRƯỚC KHI SỬ DỤNG Giá mua

(-)

Giảm giá

hàng mua và

Chiết khấu

thương mại

(+) Các khoản

thuế không được

hoàn lại

Chi phí vân chuyển, bốc dỡ

Chi phí lắp đặt, chạy thử

Chi phí kho hàng, bến bãi

Chi phí bộ phận thu mua

2.2.3 Mô hình tính giá tài sản cố định tự xây dựng

NGUYÊN GIÁ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH DO TỰ LÀM, TỰ XÂY DỰNG

Giá thành thực tế của tài sản

cố định tự làm, tự xây dựng

+ Chi phí lắp đặt, chạy thử

Trang 7

TRƯỜNG HỢP DÙNG CHÍNH SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP CHUYỂN THÀNH TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Chi phí sản xuất sản phẩm + Chi phí liên quan trực tiếp đến

việc đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng

II LIÊN HỆ THỰC TIỄN

1 Khái quát chung về Công ty Cổ phần Giấy Hải Tiến

1.1 Giới thiệu chung về công ty

Tên công ty: Công ty Cổ phần Giấy Hải Tiến

Địa chỉ: Đường Huỳnh Tấn Phát – Khu Công nghiệp Sài Đồng B – Long Biên – Hà Nội

Mã số thuế: 0101127355

Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất bột giấy, giấy và bìa

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Năm 1989, sự ra đời của cơ sở sản xuất giấy Hải Tiến đã đánh dấu sự xuất hiện của thương hiệu Giấy Hải Tiến trên thị trường Sau hơn 30 năm hoạt động hiệu quả, thương hiệu Giấy Hải Tiến đã khẳng định được chỗ đứng vững chắc trên thị trường cả nước, đặc biệt là Hà Nội, miền Bắc và miền Trung – nơi Hải Tiến chiếm được thị phần lớn Với những mục tiêu,

kế hoạch kinh doanh hợp lý, Công ty Giấy Hải Tiến đã không ngừng tăng trưởng trong những năm qua Các sản phẩm của công ty đã được các bạn học sinh, sinh viên và giáo viên tin dùng Có thể kể đến một số nhóm sản phẩm như: vở ô ly miền Bắc, vở kẻ ngang ghim miền Bắc, sổ ghim, sổ bìa cứng, dụng cụ học tập Ngoài ra, Hải Tiến cũng là một trong những nhà nhập khẩu và phân phối giấy photocopy có doanh số lớn nhất Việt Nam với các thương hiệu như Quality, Double A, King 100

Trang 8

Sau thời gian dài hoạt động, Công ty Cổ phần Giấy Hải Tiến đã được người tiêu dùng bình chọn “Hàng Việt Nam chất lượng cao” liên tục từ năm 2002 đến 2021; thuộc top 500 thương hiệu nổi tiếng do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Công ty truyền thông Nielsen Đan Mạch khảo sát năm 2008, 2010, 2012; đạt cúp vàng “Thương hiệu uy tín – sản phẩm và dịch vụ chất lượng vàng năm 2010” của Bộ Công Thương và nhiều ghi nhận khác

1.3 Đặc điểm sản xuất, kinh doanh và chính sách kế toán chung

Đặc điểm sản xuất, kinh doanh:

+ Sản xuất, kinh doanh giấy vở và dụng cụ học tập

+ Kinh doanh nhập khẩu: giấy photocopy

Các chính sách kế toán chung tại công ty:

+ Chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC

+ Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên + Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

2 Vận dụng

Tại Công ty Cổ phần Giấy Hải Tiến áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên Trong tháng 7/2020 có các tài liệu kinh tế như sau (đơn vị tính: đồng):

 Số dư đầu kỳ TK 152: 70.000.000 đồng

TK 111: 30.000.000 đồng

TK 112: 150.000.000 đồng

 Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 7/2020:

2.1 Ngày 2/7/2020: Mua 1.000kg bột gỗ của công ty TNHH Nam Tuấn với đơn giá mua chưa thuế GTGT 10% là 25.000 đồng/1kg, đã thanh toán bằng chuyển khoản (đã nhận được giấy báo Nợ) Đã kiểm nhận và nhập kho đầy đủ Chi phí vận chuyển lô bột gỗ chưa bao gồm thuế GTGT 5% là

Trang 9

5.000.000 đồng, đã thanh toán bằng tiền mặt Tính giá thực tế bột gỗ mua vào

Giá mua bột gỗ = 1.000 x 25.000 = 25.000.000 đồng

Giá trị thực tế bột gỗ mua vào = 25.000.000 + 5.000.000 = 30.000.000 đồng

Nợ TK 152_Bột gỗ: 30.000.000

Nợ TK 133: 2.750.000

Có TK 112_Nam Tuấn: 27.500.000

Có TK 111: 5.250.000

2.2 Ngày 7/7/2020: Mua gỗ sồi của công ty TNHH Chính Quốc, tổng giá thanh toán là 11.000.000 đồng (thuế GTGT 10%), đã thanh toán bằng tiền mặt Chi phí vận chuyển, bốc dỡ chưa có thuế GTGT 5% là 500.000 đồng,

đã thanh toán bằng chuyển khoản Gỗ sồi đã được kiểm nhận, nhập kho đầy đủ.

Giá mua gỗ sồi = 11.000.000/(1+10%) = 10.000.000 đồng

Giá trị thực tế gỗ sồi mua vào = 10.000.000 + 500.000 = 10.500.000 đồng

Nợ TK 152_Gỗ sồi: 10.500.000

Nợ TK 133: 1.025.000

Có TK 111_Chính Quốc: 11.000.000

Có TK 112: 525.000

2.3 Ngày 9/7/2020: Nhập kho lô áo bảo hộ lao động với giá mua bao gồm thuế GTGT 10% là 5.500.000 đồng Chi phí vận chuyển 500.000 (chưa bao gồm thuế GTGT 5%) Đã thanh toán bằng chuyển khoản Đã kiểm nhận và nhập kho đầy đủ.

Giá mua áo bảo hộ lao động = 5.500.000/(1+10%) = 5.000.000 đồng

Giá trị thực tế áo bảo hộ mua vào = 5.000.000 + 500.000 = 5.500.000 đồng

Nợ TK 153_Áo bảo hộ: 5.500.000

Nợ TK 133: 525.000

Trang 10

Có TK 112: 6.025.000

2.4 Ngày 10/7/2020: Mua một máy chiếu với giá mua chưa bao gồm thuế GTGT 5% là 10.000.000 đồng, đã trả bằng chuyển khoản Chi phí vận chuyển 300.000 (chưa thuế GTGT 5%), đã trả bằng tiền mặt Đã kiểm nhận, nhập kho đầy đủ.

Giá mua máy chiếu: 10.000.000 đồng

Giá trị thực tế máy chiếu mua vào = 10.000.000 + 300.000 = 10.300.000 đồng

Nợ TK 153_Máy chiếu: 10.300.000

Nợ TK 133: 515.000

Có TK 112: 10.500.000

Có TK 111: 315.000

2.5 Ngày 12/7/2020: Mua 1 lô nguyên liệu gồm 200kg bột gỗ và 1.000kg

gỗ sồi sử dụng cho sản xuất vở với đơn giá mua chưa thuế GTGT 10% lần lượt là 20.000 đồng/1kg và 50.000 đồng/1kg, đã thanh toán bằng chuyển khoản Đã kiểm nhận và nhập kho đầy đủ Chi phí vận chuyển, bốc dỡ là 6.000.000 đồng (chưa thuế GTGT 5%) phân bổ theo khối lượng, đã thanh toán bằng tiền mặt.

Giá mua bột gỗ: 20.000 x 200 = 4.000.000 đồng

Giá mua gỗ sồi: 50.000 x 1.000 = 50.000.000 đồng

Chi phí vận chuyển cần phân bổ = 6.000.000 đồng

Tiêu thức phân bổ: khối lượng

Chi phí vận chuyển phân bổ cho bột gỗ:

(200/(200+1.000)) x 6.000.000 = 1.000.000 đồng

Chi phí vận chuyển phân bổ cho gỗ sồi:

6.000.000 – 1.000.000 = 5.000.000 đồng

Giá trị thực tế bột gỗ mua vào: 4.000.000 + 1.000.000 = 5.000.000 đồng Giá trị thực tế gỗ sồi mua vào: 50.000.000 + 5.000.000 = 55.000.000 đồng

Nợ TK 152_Bột gỗ: 5.000.000

Trang 11

Nợ TK 133_Bột gỗ: 450.000

Nợ TK 152_Gỗ sồi: 55.000.000

Nợ TK 133_Gỗ sồi: 5.250.000

Có TK 112: 59.400.000

Có TK 111: 6.300.000

2.6 Ngày 15/7/2020: Mua 500kg bột gỗ chuyển thẳng trực tiếp xuống phân xưởng để sản xuất vở, đơn giá mua chưa thuế GTGT 10% là 20.000 đồng/1kg Chi phí vận chuyển là 550.000 đồng (đã bao gồm thuế GTGT 10%) Đã thanh toán bằng tiền mặt.

Giá mua bột gỗ: 20.000 x 500 = 10.000.000 đồng

Chi phí vận chuyển chưa thuế: 550.000/(1+10%) = 500.000 đồng

Giá trị thực tế bột gỗ mua vào = 10.000.000 + 500.000 = 10.500.000 đồng

Nợ TK 621_Vở: 10.500.000

Nợ TK 133: 1.050.000

Có TK 111: 11.550.000

2.7 Ngày 20/7/2020: Mua 1 lô công cụ dụng cụ gồm 10 áo bảo hộ lao động và 20 máy cắt cầm tay với đơn giá mua chưa thuế GTGT 5% lần lượt

là 100.000 đồng/áo và 300.000 đồng/máy Đã kiểm nhận và nhập kho đầy

đủ Chi phí vận chuyển lô công cụ dụng cụ là 600.000 đồng (chưa thuế GTGT 5%) phân bổ theo số lượng Đã thanh toán bằng chuyển khoản.

Giá mua áo bảo hộ lao động: 100.000 x 10 = 1.000.000 đồng

Giá mua máy cắt cầm tay: 300.000 x 20 = 6.000.000 đồng

Chi phí vận chuyển cần phân bổ = 600.000

Tiêu thức phân bổ: số lượng

Chi phí vận chuyển phân bổ cho áo bảo hộ lao động:

(10/(10+20)) x 600.000 = 200.000 đồng

Chi phí vận chuyển phân bổ cho máy cắt cầm tay:

600.000 – 200.000 = 400.000 đồng

Giá trị thực tế áo bảo hộ mua vào: 1.000.000 + 200.000 = 1.200.000 đồng

Trang 12

Giá trị thực tế máy cắt mua vào: 6.000.000 + 400.000 = 6.400.000 đồng

Nợ TK 153_Áo bảo hộ: 1.200.000

Nợ TK 133_Áo bảo hộ: 60.000

Nợ TK 153_Máy cắt: 6.400.000

Nợ TK 133_Máy cắt: 320.000

Có TK 112: 7.980.000

2.8 Ngày 22/7/2020: Mua 100 cái kéo chuyển thẳng xuống phân xưởng để sản xuất vở, đã thanh toán bằng chuyển khoản, đơn giá mua chưa thuế GTGT 10% là 30.000 đồng/cái Chi phí vận chuyển đã thanh toán bằng tiền mặt là 110.000 đồng (đã bao gồm thuế GTGT 10%).

Giá mua kéo: 30.000 x 100 = 3.000.000 đồng

Chi phí vận chuyển chưa thuế: 110.000/(1+10%) = 100.000 đồng

Giá trị thực tế kéo mua vào: 3.000.000 + 100.000 = 3.100.000 đồng

Nợ TK 621_Vở: 3.100.000

Nợ TK 133: 310.000

Có TK 112: 3.300.000

Có TK 111: 110.000

2.9 Ngày 25/7/2020: Mua 1 lô công cụ dụng cụ gồm 20 cái kéo và 50 cái ghim giấy với đơn giá mua chưa thuế 10% lần lượt là 25.000 đồng/cái và 40.000 đồng/cái, đã trả cho người bán bằng chuyển khoản Đã kiểm nhận

và nhập kho đầy đủ Chi phí vận chuyển lô công cụ dụng cụ là 700.000 đồng (chưa thuế GTGT 5%) phân bổ theo số lượng, đã thanh toán bằng chuyển khoản.

Giá mua kéo: 25.000 x 20 = 500.000 đồng

Giá mua ghim giấy: 40.000 x 50 = 2.000.000 đồng

Chi phí vận chuyển cần phân bổ = 700.000

Tiêu thức phân bổ: số lượng

Chi phí vận chuyển phân bổ cho kéo:

(20/(20+50)) x 700.000 = 200.000 đồng

Trang 13

Chi phí vận chuyển phân bổ cho ghim giấy:

700.000 – 200.000 = 500.000 đồng

Giá trị thực tế kéo mua vào: 500.000 + 200.000 = 700.000 đồng

Giá trị thực tế ghim giấy mua vào: 2.000.000 + 500.000 = 2.500.000 đồng

Nợ TK 153_Kéo: 700.000

Nợ TK 133_Kéo: 60.000

Nợ TK 153_Ghim giấy: 2.500.000

Nợ TK 133_Ghim giấy: 225.000

Có TK 112: 3.485.000

2.10 Ngày 30/7/2020: Mua 100kg bột gỗ của công ty TNHH Nam Tuấn với giá mua chưa thuế GTGT 10% là 20.000 đồng/1kg, đã trả bằng chuyển khoản Chi phí vận chuyển bốc dỡ là 200.000 (chưa thuế GTGT 5%), đã thanh toán bằng tiền mặt Đã kiểm nhận và nhập kho đầy đủ.

Giá mua bột gỗ: 20.000 x 100 = 2.000.000 đồng

Giá trị thực tế bột gỗ mua vào: 2.000.000 + 200.000 = 2.200.000 đồng

Nợ TK 152_Bột gỗ: 2.200.000

Nợ TK 133: 210.000

Có TK 112_Nam Tuấn: 2.200.000

Có TK 111: 210.000

 Mở, ghi và khóa sổ

SDDK: 70.000.000

SPS:

(2.1) 30.000.000

(2.2) 10.500.000

(2.5) 60.000.000

(2.10) 2.200.000

SPS:

Cộng SPS: 102.700.000 Cộng SPS:

SDCK: 172.700.000

Ngày đăng: 05/04/2024, 14:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w