1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học: Luật hoá chế định ly thân

121 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BAO CAO TONG KET

DE TÀI THAM GIA XÉT GIẢI THUONG

«SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC”

CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI NĂM 2020

LUAT HOA CHE ĐỊNH LY THÂN

Thuộc nhóm ngành khoa học : Xã hội

Sinh viên thực hiện: Hà Vân Anh Giới tính: Nữ Dân tộc : Kinh

Lớp: 4334 Khoa: Luật Chất lượng cao

Năm thứ: 02 Số năm đào tạo: 04 năm

Ngành học: Luật Chất Lượng Cao | TRUNG TAM THONG TIN THU VIÊN |

Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thi Lan TT si là |

Đông tác giả: Dương Minh Đức

Nguyễn Việt Thu Hương

Scanned with CamScanner

Trang 2

79000 2.06)70777 § TONG QUAN TAL LIIỆU 5-5 <5 < << 5< 8582 82593 8£25955£25955£252355£25e55 10 MỤC TIEU- PHƯƠNG PHÁP - 5 <5 < 5< «2 SE S 9552523235252 12 1 Mục tiêu nghiên cứu đề tài ¿5s SE 2E 1E11111111111111111111111 111111 1x, 12

1.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quat ¿2-2 5s £SE+EE+E£EE+E£EEEEEZEeEkrEerkrrerkered 12

1.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thỂ -¿- 2 + s+SSE£EE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE11111 1e ckrrkd 12 2 Nhiệm vụ nghiên cứu dé tài - 2 SE E+x9EE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrkrrkee 13 3 Phạm vi nghiên cứu để tài - - 25s S%S£+E£EEEEEEEEEEE2EE2E121717111211115 211111 xe 13 4 Phương pháp nghiên cứu đề tài -¿- 2 SE eEE£E£EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkrkrrkee 13

4.1 Phương pháp luận chung - - - c 1132111133211 11 3 1111111111 E111 vn re 134.2 Phương pháp nghiên cứu khoa hỌC c2 +****+++*#EE++seeeseseesrssseerrs 14

5 Kết câu của đề tài ¿- + t1 1 122121121111121121111 11111111111 1111 1101121111111 11 2e 14 KET QUA- THẢO LUẬN <5- << << 6< 599593 9E95955855895585585558558555855555 15 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VE LY THAN < 5< seesssessses 15 1.1 Khái niệm chung về ly thân 2-5-6 2 +E9SE+E£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrkrrkee 15

1.1.1 Khái niệm - %5%+S£+S£+E£EE9EEEEEEE121121121712111112111111111111 1.1111 c1 15

1.1.2 Đặc điểm của ly thân -¿- 5c St 22k E21 1EE1215111112111215111111 111111 crk 20

1.1.3 Mục đích và ý nghĩa của ly thân c 1323311132111 errre 21

1.2 Ly thân theo pháp luật một số quốc gia trên thé giới -2- 2s s+s+z++sztxe¿ 23 1.2.1.Về căn cứ by thân - ¿52 k+SE+E£Ek‡E2EEE121511511211111111111111111111 111cc 24 1.2.2 Về thủ tục ly thân ¿- ¿+52 SSk+ 2E E211 15112111115111111111 111111111 cre 26 1.2.3 Về hậu quả ly thân - 5c St E21 1811111111111111111111111 1111 crk 31

Trang 3

CHUONG 2: THUC TRANG LY THAN TẠI VIỆT NAM VÀ NHỮNG VAN DE PHÁT SINH TU LY THAN cccccssssssssssssssscssssssssscsscsesssscssessssessassscsseessasseses 43

2.1 Thre †rart ly thần tại Viet Nam HIỂT HHf cua cosnunäi khán cưng 0212 canan naan scans Maan cca 43

2.1.1 Nguyên nhân dẫn đến ly thân 2-2 5® E£EE+EEEE£EE+EEEEEEEEEEEEEEErkerkrkrred 43

2.1.2 Khảo sát tình hình ly thân trên thực tẾ ¿- 2s s+eEE+E£+EeEE+Eerkererkered 46

2.2 Những van dé phát sinh từ ly thân - 2 -©kE2+E£EE+E£EEEEEEEEEEEEEEEEEErkerkrrerkee 49 2.2.1 Van dé cấp dưỡng, nuôi day con cái ¿- c2 2 +s+SE+E£EE2E+EeEEzEerkererkered 49 2.2.2 Vẫn đề tài sản -:- 5+ ct 1E 19111112112111111111121111111111111111 111 re 53 2.2.3 Van đề nhân thân - 2 ¿+ ©+EE+EE+EE+E£EE#EEEEEEEE2E12E17171171121711212 2171 E2 55 CHƯƠNG 3: MOT SO KIÊN NGHỊ VE VIỆC LUAT HÓA LY THÂN 57

3.1 Sự cần thiết phải luật hóa chế định ly thân 2- 25 2+SSE2£££E££zEe£xzEzxered 57 3.2 Xây dựng nội dung chế định ly thân trong pháp luật Việt Nam 61

3.2.1 Về quyền yêu cầu ly thân -¿- 2 + eEk#E+EEEE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEETEEEErrkrkrie 61 3.2.2 VỀ căn cứ ly thân -¿-¿- - St s 1S 1 E1 1511 1111111111111111111 1111111111111 1x gry 63 3.2.3 Về thủ tục ly thân ¿6k 1E 1911 1111111111111.1111 1111111111111 1kg 64 3.2.4 Về van đề tài sản của vợ chồng khi ly thân 2- - 2 2 x+E++EeEx+Erxz 67

3.2.5 Về quyền và nghĩa vụ của các bên trong thời kỳ ly thân - 68

3.2.6 Về đại diện cho vợ, chồng khi ly thân ¿2-5 6 k+E+E+E£E+EeErkererxreered 70 3.2.7 Về chấm đứt ly thân ¿+ + Sk+E+E9EE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEETEEELCEe tk 71 KET LUẬN- ĐỀ NGHỊ, << << << 5< 5 925925925925 2252552555225 2552 73 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHAO <5< << se sessSsssess£sssessesss 75 PHU LUC 2227 81

Trang 4

HNGD: Hôn nhân và gia đình

TAND: Toà án nhân dânUBND: Uỷ ban nhân dân

Trang 5

thu được thông qua một cuộc khảo sát nhỏ cho thấy rằng 77,1% trong tổng số 200 người khảo sát bắt gặp các trường hợp ly thân diễn ra xung quanh họ, và 73,3% cho rằng chế định ly thân đã được quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam Như vậy, đây là một chế định bắt kịp với thực tiễn, tạo cơ sở pháp lý dé giải quyết dé dàng các tranh chấp phát sinh giữa vợ chồng trong thời gian sống ly thân Mặc dù ly thân

không phải là vấn đề mới song cho đến hiện nay quá trình nghiên cứu vẫn còn thiếu

những khảo sát thực tế và chưa đi sâu vào sự khả thi trong bối cảnh xã hội Việt Nam

hiện nay Do đó, chúng tôi đã nghiên cứu dé tài: “Ludt hoá chế định ly thân” dé làm

rõ một số vẫn đề chính sau:

Về khái quát chung, bài nghiên cứu đi sâu vào các vấn đề lý luận như: khái

niệm, đặc điểm, mục đích và ý nghĩa của ly thân; các quy định ly thân của một số nước trên thế giới cũng như trong pháp luật Việt Nam trước đây, qua đó đối chiếu sự

phù hợp của những quy định này đối với thực trạng ly thân của Việt Nam hiện

nay Ngoài ra, cách tiếp cận các quy định ly thân trên thế giới trong nghiên cứu cũng được triển khai va phân tích với góc độ mới lạ, gợi mở hơn.

Về thực trạng, bài nghiên cứu chú trọng phân tích các nguyên nhân chính dẫn

đến ly thân; thực hiện khai thác số liệu thực tế ở nhiều địa phương qua báo chí cũng

như khảo sát, thực tế xét xử của một số phiên tòa; qua đó đưa ra một số van đề chính

phát sinh từ ly thân bao gồm về con cái, tài sản và nhân thân.

Về kiến nghị, nghiên cứu đưa ra một số lý do chứng minh sự cần thiết phải luật hóa chế định ly thân và từ đó xây dựng nội dung chế định ly thân trong pháp luật Việt

Nam thông qua việc tiếp thu kết quả từ những phan trước Nhóm tác gia đề xuất một

sỐ quy định giúp thủ tục ly thân được linh hoạt và thuận tiện hơn, bên cạnh đó giải

Trang 6

cứu trong đó đặc trưng việc thực hiện nhiều cuộc khảo sát thực tế, nghiên cứu đã thê

hiện rõ tầm quan trọng của việc luật hóa chế định ly thân trong pháp luật Việt Nam.

Theo đó, việc luật hóa chế định ly thân có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế- xã hội, giáo dục và khoa học pháp lý Dựa vào số liệu thực tiễn và những kiến nghị mang tính mới và thực tế, kết quả của nghiên cứu hoàn toàn có khả năng áp dụng trong tình hình

Việt Nam đang ngày một phát triển và có sự cởi mở, tiến bộ hơn về tư tưởng, nhận

thức.

Trang 7

các nhà lập pháp và không ít lần đã được dé xuất luật hóa trong Dự thảo Luật HNGD Tuy nhiên, cơ quan lập pháp vẫn chưa chủ động nhìn thăng vào sự vận động thực tế của xã hội về ly thân, chưa đánh giá đúng tác động của sự thiếu hụt chế định ly thân

để ghi nhận nội dung này một cách chính thức.

Như chúng ta biết, đời sống hôn nhân gia đình luôn là một vấn đề nhạy cảm và phức tap Thông thường, dé đáp ứng những nhu cầu của minh, vợ chồng chung sống

với nhau dé có thé thường xuyên chăm sóc, giúp đỡ nhau và cùng nhau vun vén hạnh

phúc gia đình, nuôi dạy con cái Theo đó, việc vợ chồng không chung sống với nhau chỉ trong một số hoàn cảnh bắt buộc, vì lý do khách quan như theo tính chất công

việc của vợ hoặc chồng, bệnh tật, Song, khi xã hội ngày càng phát triển, kéo theo

đó là những hệ lụy với những mối quan hệ vô cùng phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ

đến cuộc sống của mỗi gia đình Do đó, mặc dù trên danh nghĩa là vợ chồng, nhưng

giữa họ không còn sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau, không cùng nhau nuôi dạy con cái, hay thậm chí họ không muốn chung sống dưới cùng một mái nhà với nhau Đây chính là tình trạng sống ly thân của các cặp vợ chồng.

Hiện nay, ly thân không phải là vẫn đề xa lạ trong đời sống hôn nhân của các

cặp vợ chồng ở nhiều nước trên thế giới, theo đó, pháp luật của nhiều quốc gia quy

định “ly thân là quyền của vợ, chồng lựa chọn phương thức giải quyết mâu thuẫn

trong hôn nhân” Đây được xem là một chế định bắt kip với thực tẾ cuộc song hon

nhân vợ chồng, đồng thời giúp cho các co quan thi hành pháp luật giải quyết những tranh chấp phát sinh giữa vợ và chồng trong thời gian sống ly thân một cách dễ dàng

Tại Việt Nam, mặc dù chưa được quy định trong luật nhưng ly thân vẫn đang

diễn ra khá phổ biến trên thực tế, đây là một giải pháp được nhiều Cặp vo chồng lựa

Trang 8

Theo đó, tình trạng quan hệ vợ chồng thực tế đã thay đôi, việc song ly than giữa vợ chồng thực tế van diễn ra mà không có cơ chế pháp lý riêng dé giải quyết một cách hợp lý quan hệ tài sản và quyền, nghĩa vụ của họ đối với con Việc thiếu các quy định rõ ràng về quyên, nghĩa vụ của hai bên đã và đang gây ra nhiều khó khăn, hệ lụy cho vợ chồng và cả xã hội Có trường hợp dẫn đến những hậu quả pháp lí ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của vợ chồng, con cái, những người xung quanh không

được đảm bảo, thậm chí còn gây khó khăn cho hoạt động xét xử của cơ quan tư pháp

khi chưa có quy định dé áp dụng giải quyết.

Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Luật hóa chế định ly thân trong hệ thong pháp luật Việt Nam” được đặt ra dé làm rõ thêm về mặt lý luận và thực tiễn của ly thân, đồng thời góp phần vào việc xây dựng chế định ly thân trong pháp luật Việt Nam Bên cạnh đó, tạo cơ sở pháp lý để giải quyết các vấn đề như nghĩa vụ chăm sóc,

nuôi dưỡng, giáo dục con chung trong thời gian ly thân, căn cứ xác định tài sản

chung, tài sản riêng phát sinh trong thời gian ly thân, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên

đôi với các loại tài sản tương ứng.

Trang 9

TÔNG QUAN TÀI LIỆU

Tính đến thời điểm hiện nay, việc nghiên cứu van đề về ly thân tại Việt Nam

van còn nhiều hạn chế nhất định Từ sau khi Dự thảo Luật HNGD (sửa đổi)! được đăng tai đã có nhiều quan điểm, bài viết xoay quanh van dé này, như: “Van dé ly thân

có được quy định trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 1986” của Thề.

Nguyễn Văn Cừ đăng trên Tạp chí Xây dựng Pháp luật (Số 6/1997); “Bồ sung chế

định ly thân vào Luật hôn nhân và gia đình - những van đề pháp lý và thực tién” của TS Bùi Minh Hồng đăng trên Tap chí Dân chủ và Pháp luật chuyên dé “Sửa đôi, bổ

sung Luật hôn nhân và gia đình năm 2000” (2013, tr 97 - 105)- NXB Tư Pháp;

“Trình bày một số van dé về ly thân và các quy định trong pháp luật Việt Nam, từ đó

dua ra dé xuất đối với pháp luật về vấn dé nay” của tac giả Ngô Thu Trang đăng trên

Tạp chí Nhà nước và Pháp luật- Viện Nhà nước và Pháp luật (Số 8/2016, tr 39 - 43); Luận văn Thạc sĩ Luật hoc “Ly than- Một số van dé ly luận và thực tiễn ” của tác giả

Nguyễn Ngọc Sơn (2014); Bài viết “ Sw cẩn thiết luật hoá chế định ly thân trong

Luật Hôn nhân và Gia đình ” của tác giả Đoàn Thị Ngọc Hải đăng trên trang điện tử

của Tạp chí TAND; Bài viết “Một số ý kiến về “ thân” trong dự thảo sửa đổi Luật Hôn nhân và Gia đình "của hai tác giả Phan Thị Van Hương và Trần Minh Tuấn đăng

trên trang tin tức của TAND tối cao; Có thé nói, các bài viết trên đã nêu và phân tích về những nội dung xoay quanh các quy định về ly thân trong Dự thảo Luật

HNGĐ (sửa đổi); đồng thời cũng nghiên cứu về quy định ly thân tại pháp luật một số nước và pháp luật của Việt Nam trước đây, đưa ra một số kiến nghị về việc nên hay không và luật hoá như thé nào đối với chế định ly thân trong luật HNGD hiện hành.

Tuy nhiên, trong những bài viết và nghiên cứu này vẫn có phần chưa toàn diện và day đủ, thiểu đi những khảo sát mang tính thực tế, phân tích cụ thé các bản án mà

'http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/TT_TINLAPPHAP/View_Detail.aspx?ItemID=1 168 (ngay truy cap:15/11/2019)

Trang 10

chủ yêu van là những phan tích vê mặt lý luận, dân chiêu từ sách báo ma chưa thực

sự đi sâu thực tế về van đề ly thân trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay.

Trang 11

MỤC TIEU- PHƯƠNG PHAP

1 Mục tiêu nghiên cứu đề tài

1.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát

Xuất phát từ tầm quan trọng đối với các vấn đề cần sự điều chỉnh của pháp luật cũng như từ những vướng mắc, bất cập xảy ra khi vợ chồng quyết định ly thân.

Nghiên cứu sẽ tập trung trình bày những tác động, sự ảnh hưởng của ly thân với gia

đình và xã hội Từ đó có thể làm sáng tỏ được sự cần thiết, quan trọng của việc xây dựng chế định ly thân trong pháp luật HNGĐ Đồng thời đánh giá khả năng áp dụng các quy định liên quan đến ly thân tại Việt Nam trong việc giải quyết các hậu quả

pháp lý dé lại khi ly thân và những vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ việc

hôn nhân và gia đình trên thực tiễn Trên cơ sở này xây dựng mô hình chế điện ly thân phù hợp và khả thi khi áp dụng vào việc giải quyết các vấn đề xảy ra từ hiện

tượng ly thân của xã hội Việt Nam hiện nay.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu cu thé

Dé đạt được mục tiêu tổng quát trên, cần xác định và giải quyết được một số

mục tiêu cụ thé sau:

Thứ nhất, xây dựng được hệ thống quan điểm lý luận về ban chat của ly thân Đó là hình thành khái niệm, đặc điểm, mục đích và ý nghĩa của việc xây dựng chế định ly thân Nghiên cứu và đánh giá được nội dung quy định về ly thân trong pháp

luật của một số nước trên thế giới Từ đó so sánh vấn đề ly thân trong điều kiện xã

hội, phong tục tập quán cũng như hệ thống pháp luật của Việt Nam.

Thứ hai, phan tích và đánh giá được thực trạng sự tác động, mức độ ảnh hưởng

của vấn đề này tới gia đình, xã hội và công tác xét xử tại Việt Nam hiện nay Điều

này nhằm khăng định sự cần thiết xây dựng mô hình chế định ly thân trong pháp luật

HNGĐ Việt Nam.

Trang 12

Thứ ba, nghiên cứu bối cảnh thực tiễn đất nước và tận dụng đến kinh nghiệm xây dựng pháp luật về ly thân ở nước ngoài để hình thành nên các nội dung cần thiết đưa vào chế định ly thân góp phan giải quyết các hậu quả do ly thân gây ra.

2 Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

- Phân tích khái niệm ly thân, đặc điểm, ý nghĩa của ly thân; căn cứ ly thân, quyền, nghĩa vụ của vợ chồng trong thời gian ly thân và van đề tài sản của vợ chồng

trong thời gian ly thân

- Thực hiện khảo sát xã hội, nghiên cứu thực trạng ly thân và phân tích những

khó khăn trong thực tế xét xử các tranh chấp về hôn nhân và gia đình có yếu tố ly

thân tại Việt Nam qua các bản án

- Phân tích, đánh giá khả năng áp dụng các quy định vẻ ly thân tại Việt Nam - Đưa ra kiến nghị về định hướng hoàn thiện các quy định pháp luật về ly thân

tại Việt Nam

3 Phạm vi nghiên cứu đề tài

- Nghiên cứu các quy định về ly thân trong pháp luật tại một số nước trên thế

giới và tại Việt Nam.

- Nghiên cứu các tranh chấp, mâu thuẫn của vợ chéng trong thời gian ly thân

và thực tiên giải quyêt các vụ việc hôn nhân và gia đình ở Việt Nam.

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài

4.1 Phương pháp luận chung

Việc nghiên cứu được tiến hành dựa trên cơ sở phương pháp luận chung của

chủ nghĩa Mac-Lénin Trong đó chủ yếu sử dụng phương pháp duy vật biện chứng dé

phân tích tìm ra bản chất của ly thân, đánh giá ly thân trong trạng thái vận động của

xã hội và đông thời và xem xét ly thân trong tương quan với các sự vật, hiện tượng xã

Trang 13

hội khác Bên cạnh đó, đê giải quyết các vân đê thuộc phạm vi nghiên cứu của dé tài,

trong quá trình nghiên cứu các tác giả cũng sử dụng nhiêu phương pháp nghiên cứu

khoa học.

4.2 Phương pháp nghiên cứu khoa học

4.2.1 Về nghiên cứu thực tiễn

Các tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra xã hội học đối với số lượng 200 người có độ tuổi chủ yếu từ 30-45 người, đi sâu vào nghiên cứu thực trạng của ly

thân tại Việt Nam hiện nay Ngoài ra, còn ứng dụng phương pháp phân tích và tong kết kinh nghiệm trong việc thông kê lại những số liệu đã có từ các tài liệu nghiên cứu

trước để rút ra các kết luận cần thiết cho việc nghiên cứu dé tài 4.2.2.Về các phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Các tác giả có sử dụng phương pháp lịch sử đi sâu tìm hiểu về sự hình thành, phát triển và bản chất của ly thân qua các giai đoạn khác nhau Rồi sau đó kết hợp với phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết thông qua nghiên cứu, phân tích các tài

liệu, lý luận khác nhau trong nước cũng như trên thé giới về chủ đề ly thân Dé chon

lọc và đạt được sự thống nhất giữa các loại tài liệu, nghiên cứu có sử dụng thêm

phương pháp phân loại, hệ thống hoá và so sánh các lý thuyết, các quan điểm, quy định pháp luật của các quốc gia với nhau về ly thân, qua đó dễ dàng hơn trong việc

ứng dụng những quan điểm phù hợp vào thực tế Việt Nam hiện nay 5 Kết cau của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì kết cấu của

nghiên cứu gồm 3 phan chính như sau:

Chương 1: Khái quát chung về ly thân

Chương 2: Thực trạng ly thân tại Việt Nam và những vấn đề phát sinh từ ly thân Chương 3: Một số kiến nghị về việc luật hóa chế định ly thân

Trang 14

KẾT QUÁ- THẢO LUẬN

CHƯƠNG 1

KHÁI QUÁT CHUNG VÈ LY THÂN

1.1 Khái niệm chung về ly thân

1.1.1 Khái niệm

Khi nghiên cứu về bản chất của quan hệ hôn nhân và gia đình tư sản, Ph.Angghen đã chỉ rõ: “Cái sẽ biến mắt một cách chắc chan trong chế độ một vo,

một chong là tat cả những đặc trưng mà những quan hệ tài sản đẻ ra nó Những đặc trưng đó là: Thứ nhất là sự thống trị của người đàn ông và thứ hai là tính ràng buộc

vĩnh viễn của hôn nhân Sự thống trị của người đàn ông trong hôn nhân chỉ đơn thuan là kết quả của sự thống trị về kinh tế Tinh ràng buộc vĩnh viễn của hôn nhân,

một phần là kết quả của các điễu kiện kinh tế trong đó chế độ một vợ một chong phat sinh và phan nữa là truyền thống của thời kỳ trong đó mối liên hệ giữa những điều kiện kinh tế ấy với chế độ một vợ một chong con chưa được người ta hiểu dung dan

và đã bi tôn giáo thoi phông lên ” và “Nha thờ thiên chia giáo sở di cam ly hôn, có

lẽ! cũng chi vì đã thay rằng không có phương thuốc nào trị được ngoại tinh cũng như

không có phương thuốc nào trị được cái chết cả” Như vậy, ly thân có nguồn gốc từ

tôn giáo và theo quan điểm của giáo hội Thiên chúa, việc lay vợ, lay chồng của nam nữ là do “Chúa” tạo lập, hôn nhân có tính chất “bất khả đoạn tiêu”, không thé chia lia, vợ chồng phải “ăn đời ở kiếp”, không được ruéng bỏ nhau; quan điểm của giáo hội thường cam vợ chong ly hôn là do vậy ?.

Trong tập quán truyền thống của gia đình Việt, quan hệ hôn nhân được xác lập

dựa trên cơ sở tình cảm yêu thương chân chính và tự nguyện giữa nam và nữ; trong

đó quan hệ vợ chồng chứa đựng những mối liên hệ cả về vật chất lẫn tinh thần Theo lẽ tự nhiên, hai vợ chồng yêu thương nhau cùng chung sống để đáp ứng những nhu

? Nguyễn Văn Cu, “Vấn dé ly thân có được quy định trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 1986”, Tạp chí

Xây dựng Pháp luật (Sô 6/1997), tr.38-39

Trang 15

cầu cá nhân và cùng nhau chia sẻ trách nhiệm, nghĩa vụ với nhau về gia đình, con cái.

Đây không chỉ là bổn phận dao mức mà còn là nghĩa vụ về mặt pháp lý Có thé nói

pháp luật Phong kiến Việt Nam ta đã quy định nghĩa vụ đồng cư giữa hai vợ chồng, cột chặt người phụ nữ, người vợ vào gia đình nhà chồng Lấy chồng tức là theo quan điểm “thuyén theo lái, gái theo chong”, “sống thì gửi thịt, chết thì gửi xương”; người vợ thường “vô năng lực”, chỉ được ở riêng nếu “chồng cho phép”3 Cụ thé, pháp luật của Triều đình nhà Lê và của Triều đình nhà Nguyễn ngoài việc quy định

người vợ phải ở nhà chồng theo quan niệm “xuất giá tòng phu” thì còn quy định

người chồng phải cùng chung sống với vợ Điều 308 Quốc Triều Hình Luật quy định: “chong bo lung vợ nam thang thì mat vợ Nếu vợ đã có con thì cho hạn một nam Vì việc quan phải di xa thì không theo luật này ” Tại điều 108 Hoàng Việt Luật Lệ cũng quy định: “néu người chong mat tích hoặc bỏ trồn ba năm không về thì người vợ được trình quan xin phép cải giá và nhà vợ không phải hoàn lại đô sinh /é” Trong thời Pháp thuộc, Bộ luật Bắc Kỳ năm 1931 và Bộ dân luật Trung Kỳ năm 1936 đều quy định người vợ chính có quyền và nghĩa vụ phải ở với chồng,

người vợ chỉ “có quyền xin ly hôn vì chong bỏ di quả một năm không có duyên cớ gì chánh đánh và không lo liệu Việc nuôi nắng vợ con ” (Điều 118 Bộ luật Trung

Ky)*.Vay nên không chỉ phụ thuộc vào tôn giáo mà còn vì ảnh hưởng của văn hoá

Việt Nam từ xa xưa, có rất ít người muốn công khai tình trạng này Chỉ trong một số

trường hợp vì lý do chính đáng như sức khoẻ, đặc thù nghề nghiệp thì vợ chồng mới

không chung sống với nhau

Tuy nhiên, quan điểm trên dang dan trở nên không còn phù hop với sự đối thay

của xã hội hiện đại Ngày nay, do bản chất phức tạp vốn có của hôn nhân, rất nhiều

trường hợp vì những nguyên nhân, lý do, động cơ nào đó mà trong cuộc sống chung

3 Nguyễn Văn Cừ, “Van dé ly thân có được quy định trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 1986”, Tạp chíXây dựng Pháp luật (Số 6/1997), tr.39

4 Bùi Minh Hồng, “Bổ sưng chế định ly thân vào Luật hôn nhân và gia đình - những vấn dé pháp lý và thực tiễn”,

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật chuyên dé “Sửa đồi, bé sung Luật hôn nhân và gia đình năm 2000” (2013, tr 97 -

105)-NXB Tư Pháp, tr 98

Trang 16

giữa vợ và chồng không thê tránh khỏi những xung đột, mâu thuẫn sâu sắc, dẫn đến việc không muốn hoặc không thê chung song Khi cuộc sống hôn nhân bị rạn nứt, nhiều cặp vợ chồng tuy không muốn ly hôn nhưng lại muốn tạo lập cho mình một cuộc sông riêng, giúp cho bản thân có thời gian và không gian để nhìn nhận, đánh giá lại về bản thân, về các mâu thuẫn đã có và về cách ứng xử của những người trong cuộc° Trong một số trường hợp khi sống xa cách nhau, để bảo vệ quyên lợi của bản thân mà vợ chồng muốn chấm dứt chế độ tài sản chung và phân định rõ quyền và nghĩa vụ của mỗi bên về chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái” Chế định ly thân từ đây ra đời với vai trò như một giải pháp nhăm giải tỏa xung đột trong đời sống vợ chồng, tạo điều kiện cho vợ, chồng sống riêng.

Có nhiều khái niệm về ly thân với các cách tiếp cận khác nhau phù hợp với đời sống thực tiễn và đặc thù của mỗi quốc gia Theo từ điển Luật học, ly thân được hiểu là “việc vợ chong chấm dứt nghĩa vụ sống chung với nhau trong khi quan hệ hôn nhân chưa hoặc không chấm dirt” Ngay tại Khoản 10 Điều 8 Dự thảo Luật HNGD 2000 cũng đã nêu rằng: “Ly than là tình trạng pháp lý, theo đó vợ chong không có

nghĩa vụ sống chung với nhau do cơ quan có thẩm quyên công nhận hoặc quyết định theo yêu cau của hai vợ chồng” Có thé thay, nghĩa vụ chung sông của vợ chồng

luôn đi liền với hình thức tôn tại, biéu hiện của vợ chồng, theo đó, người vợ và người

chồng khi kết hôn có mối liên hệ sâu đậm về phương diện vật chất và thân xác như chung nhà, ăn chung, ngủ chung Khi giữa hai vợ chồng xảy ra xung đột, mâu thuẫn thì việc thực hiện nghĩa vụ chung sống đó thường xuyên là điều khó khăn, thậm chí

> “4 reasons for separartion in marriage”

5 Bùi Minh Hong, “Bổ sung chế định ly thân vào Luật hôn nhân và gia đình - những van dé pháp lý và thực tiễn”, Tap

chí Dân chủ và Pháp luật chuyên đê “Sửa đôi, bô sung Luật hôn nhân va gia đình năm 2000” (2013)- NXB Tư Pháp, tr.97

7 Đoàn Thi Ngọc Hải, “ Sự cân thiết luật hoá chế định ly thân trong Luật Hôn nhân và Gia đình” , Tap chí Toà án

Nhân dân https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/su-can-thiet-luat-hoa-che-dinh-ly-than-trong-luat-hon-nhan-va-g1a-dinh (truy cập ngày: 15/12/2019)

Trang 17

việc thực hiện nghĩa vụ này có thé có hành vi xâm phạm nghiêm trọng quyên lợi của các bên như về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản Trong trường hợp này, vợ chồng không thực hiện chung sống như những quan hệ vợ chồng khác, tình trạng này gọi là “ly thân” Qua đó có thể thấy răng, việc không chung sống liên tục trong một thời gian dài được hiểu là vợ chồng sống ly thân.

Theo hai tác giả Phan Thị Vân Hương và Trần Minh Tuấn, Tòa dân sự - TAND tối cao cho răng: “việc không cùng chung sống của vợ chồng không nên quan niệm là

tình trạng pháp lý trong khái niệm ly thân” Bên cạnh đó, nhiều nhà nghiên cứu cũng

không đồng tình với quan điểm được đưa ra trong khái niệm về ly thân vì một số lý do: Thir nhát, theo Khoản 2 Điều 15 Luật cư trú quy định vợ, chồng có thé có nơi cư trú, hoặc không cùng hộ khâu với nhau, van dé này do hai vợ chồng thỏa thuận 77 hai, không phải mọi trường hợp ly thân đều xuất phát từ hành vi trái pháp luật buộc

thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở nên áp dụng quy định tại Luật Phòng chống bạo lực

gia đình không thê giải quyết được tận gốc của van đề Š.

Do vậy, nên thừa nhận răng, việc vợ chồng chung sống với nhau là một nghĩa vụ

tự nhiên, là dấu hiệu của một gia đình toàn vẹn Còn nếu giữa hai vợ chồng không

còn sông chung sẽ là dau hiệu của một sự thay đổi trong đời sống vợ chồng Song,

không vì vậy mà xem việc không chung sống với nhau giữa vợ và chồng dé định nghĩa cho “ly thân”, mà chỉ nên coi nghĩa vụ sống chung của vợ chồng là căn cứ xác định tinh trạng ly thân Mặt khác, chúng ta cũng không thé đồng nhất khái niệm ly

thân của vợ chồng với việc vợ chồng bắt buộc không cùng sống chung trong một nha Thực tế, có những trường hợp vợ và chồng cùng sống chung một ngôi nhà nhưng mỗi

người lại có cuộc sông riêng và từ chôi những đòi hỏi của người kia với quan hệ tình

8 Đoàn Thi Ngọc Hải, “ Sw cần thiết luật hoá chế định ly thân trong Luật Hôn nhân và Gia đình” , Tạp chí Toa án

Nhân dân https://tapchitoaan vn/bai-viet/phap-luat/su-can-thiet-luat-hoa-che-dinh-ly-than-trong-luat-hon-nhan-va-gia-dinh (truy cập ngày: 20/3/2019)

Trang 18

cam’ Day là một trạng thái của hiện tượng ly thân và một số nước trên thế giới còn quy định cho phép hai vợ chồng được ly thân khi vẫn sống chung dưới một mái nhà Tuy nhiên trường hợp này thường khá mơ hồ, khó xác định vậy nên không được thừa nhận ở nhiều nước.

Dé hiểu rõ hơn, ta cần phân biệt ly thân với một số hiện tượng gan với khái niệm ly thân Tứ nhất, khái niệm ly thân không bao hàm những trường hợp vợ chồng sống

xa nhau do nghề nghiệp (sự xa cách nơi ở do đặc thù công việc), do sức khỏe (một

bên phải đi điều trị bệnh) hoặc vì lý do khác Tình trạng này của vợ chồng chỉ mang tính chất nhất thời và không cần thiết phải có sự điều chỉnh của pháp luật Thi hai, ly thân với tư cách là một chế định pháp lý khác với ly thân thực tế Ly thân thực tế là

trường hợp vợ chồng do mâu thuẫn nên thỏa thuận hoặc đơn phương cham dứt cuộc

sống chung Trong trường hop này việc ly thân không tuân theo bat kỳ điều kiện nào

và không phát sinh thêm những hậu quả về mặt pháp lý!° Về phương diện đạo đức

việc ly thân tùy tiện như vậy không phù hợp với tình nghĩa vợ chồng: và về mặt pháp

ly thì khi có tranh chấp xảy ra trong quá trình ly thân hai bên cũng không có căn cứ chứng minh hay yêu cầu pháp luật bảo vệ cho quyên lợi chính đáng của mình.

Hiện nay, Luật hiện hành và các văn bản pháp luật có liên quan không hề có quy

định về ly thân Do đó, định nghĩa về ly thân rất khan hiếm và cũng chỉ là theo cách

nhìn chủ quan của mỗi cá nhân chứ không có định nghĩa chính thức Nhìn chung, có

thé hiểu: “Ly than là tình trạng hai bên vợ chong không còn nghĩa vụ sống chung với

nhau trong khi quan hệ hôn nhân van tôn tại và được công nhận thông qua thỏa

thuận đã được công chứng giữa hai bên hoặc một quyết định của Toà án `”

? Bùi Minh Hồng, “Bồ sung chế định ly thân vào Luật hôn nhân và gia đình - những van dé pháp lý và thực tiễn `,

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật chuyên đê “Sửa đôi, bô sung Luật hôn nhân và gia đình năm 2000” (2013)- NXB TưPháp, tr 100

'0 Bùi Minh Hồng, “Bổ sung chế định ly thân vào Luật hôn nhân và gia đình - những van đề pháp lý và thực tiễn”,

Tap chí Dân chủ và Pháp luật chuyên dé “Sửa đôi, bô sung Luật hôn nhân và gia đình năm 2000” (2013)- NXB TuPháp, tr 103

Trang 19

1.1.2 Đặc điểm của ly thân

Xuất phát từ khái niệm, ly thân cũng mang trong mình một số đặc điểm như sau:

Thứ nhất, ly thân không làm chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa hai vợ chồng Đây chỉ là một khoảng thời gian, một khoảng lặng vừa đủ trong cuộc hôn nhân dé cả

hai bên có thê nhìn nhận, suy xét, đánh giá lại một cách khách quan, toàn diện những mâu thuẫn phát sinh vậy nên khi ly thân xảy ra thì quan hệ hôn nhân giữa hai vợ,

chồng vẫn được duy trì và bảo đảm Thực tế ly thân còn là một giải pháp dé hàn gắn

cuộc hôn nhân đang trên bờ vực đô vỡ giữa hai vợ chồng'!,

Thứ hai, ly thân diễn ra cho phép hai vợ chồng không còn có nghĩa vụ phải

sống chung với nhau Như vậy giữa hai bên cũng sẽ có thêm khoảng không gian mới

để bình tĩnh, ổn định lại tinh thần của mình Có nhiều trường hợp khi mâu thuẫn xảy

ra, giữa hai vợ chồng thường nô ra các cuộc tranh cãi to tiếng, thậm chí sử dụng bạo lực, đập phá đồ đạc, đánh đập vợ (chồng) của mình trong lúc nóng giận, mất bình

tĩnh Điều này gây ra nhiều hệ luy không tốt đối với đối phương cũng như là con cái.

Vậy nên một trong hai bên vợ (chồng) hoặc cả hai bên có thé thoả thuận ly thân dé bảo vệ bản than, con cái về mặt thé chat cũng như tinh than.

Thứ ba, ly thân chỉ được công nhận thông qua thỏa thuận đã được công chứng

giữa hai bên hoặc một quyết định của Toà án, tức là phải được pháp luật thừa nhận.

Do tính chất riêng tư, ly thân có thê được thỏa thuận giữa hai bên thông qua hợp đồng

dân sự tuy nhiên hợp đồng này vẫn phải đảm bảo là không trái với các quy định chung của pháp luật thông qua việc được công chứng Trong trường hợp nếu có tranh

chấp khó có thê hoà giải thì mới ra Toà để giải quyết, theo đó Toà án là cơ quan phù

hợp nhất dé thực hiện công việc làm dịu lắng các mâu thuẫn, thuận lợi hơn trong việc

công nhận tình trạng ly thân của vợ, chồng.

Thứ tư, quyên ly thân gắn với quyền nhân thân của vợ, chồng, do đó, chỉ có vợ, chồng mới có quyền duy trì tình trạng ly thân hay không Điều này cũng có nghĩa

! Can separation be goodfor a marriage?

https://www.marriage.com/advice/separation/can-separation-be-good-for-a-marriage/ (truy cập ngày: 26/12/2019)

Trang 20

rang không một chu thé nao khác ngoài vo, chong có quyên yêu câu cơ quan có thâm

quyền công nhận tình trạng ly thân của ho!.

1.1.3 Mục đích và ý nghĩa của ly thân

Có thể nói, chế định ly thân ra đời nhằm thực hiện ba mục đích chính: giải quyết mâu thuẫn của vợ chồng; tạo căn cứ pháp lý điều chỉnh về nhân thân, tài sản và con

trong khi hôn nhân của họ chưa chấm dứt và đảm bảo sự minh bạch, công khai trong

các giao dịch dân sự !.

Về ý nghĩa, thứ nhất là đối với cá nhân hai người trong cuộc: mục đích của ly

thân nhân văn ở chỗ nó giúp hàn gắn lại mối quan hệ vợ chồng đang đứng trước nguy

cơ tan vỡ, bởi lẽ quyết định kết thúc một cuộc hôn nhân được pháp luật thừa nhận và

bảo vệ là quyết định vô cùng hệ trọng, liên quan đến nhiều vấn đề cần cân nhắc Vì vậy, quyết định này chỉ nên được đưa ra sau khi đã được suy nghĩ một cách thấu đáo Ly thân được coi như là một giải pháp “quá độ”, một giai đoạn thử thách cuối cùng trước khi ly hôn Thời gian này sẽ tạo điều kiện cho vợ chồng suy ngẫm, nhìn nhận

lại mỗi quan hệ hôn nhân, giảm thiêu những căng thăng, xung đột gay gắt giữa vợ

chồng, tạo điều kiện hướng tới sự đoàn tụ, tái hợp cuộc sống chung của vợ chồng

trước khi quyết định ly hôn nhằm chấm đứt quan hệ vo chồng trước pháp luat'* Quy

luật tâm lý đã chỉ ra rằng, tat cả mọi tình cảm của con người đều đi theo chiều hướng

suy giảm dan theo thời gian và sự tức giận cũng không năm ngoài quy luật đó Nỗi

tức giận có thé mười phan, nhưng sau thời gian ly thân, người ta có thời gian và khoảng không riêng tư để suy nghĩ, để nguôi ngoai thì nỗi tức giận sẽ giảm xuông chỉ

! Nguyễn Ngọc Son, “Ly /hân- Một số van dé lý luận và thực tiển ”, Luận văn, (2014) ,tr.10

!3 Hội thảo Khoa học cấp Bộ về nhận diện những bat cập trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 từ góc nhìn thựctế, tổ chức ngày 12/7/2012 do Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế đã phối hợp với Viện Khoa học Pháp lý chủ trì

14 Ts temporary separation a good solution for resolving marital conflicts?

https://www.marriage.com/advice/separation/temporary-separation-for-resolving-marital-conflicts/ (truy cập ngày:27/1/2020)

Trang 21

còn hai đến ba phan' Đặc biệt, trong thời gian này, nếu cả hai bên có sự trợ giúp về tâm lý, có thể là anh chị em trong gia đình hay bạn bè thân thiết, hoặc những chuyên gia tâm lý thì khả năng hôn nhân đồ vỡ sẽ giảm đi ít nhiều!5 Bên cạnh đó, ly thân còn là giải pháp hữu ích của những cặp vợ chồng theo đạo Thiên chúa không được phép

ly hôn.

Thứ hai, đối với gia đình: đây là biện pháp giúp vợ, chồng tránh tình trạng bạo

lực gia đình Trong nhiều trường hợp, khi vợ chồng ly thân không cho ai biết, không muốn pháp luật can thiệp công khai và vẫn sống chung với nhau nhưng những lúc

không thể giải quyết được mâu thuẫn có thé dẫn đến xâm phạm nhân phẩm vo, chong hay trút giận lên đầu con cái thì tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn Khi bản

chất của đời sống hôn nhân là tình cảm vợ chồng không còn, thì việc miễn cưỡng

sống chung như vợ chồng cũng là nguyên nhân của hiện tượng bạo lực gia đình Hơn nữa, quy định về ly thân là cơ sở dé bảo vệ quyền lợi của các bên khi phát sinh tranh chấp, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em Khi luật hóa chế định ly thân, những van đề như căn cứ ly thân, thủ tục đăng ký và chấm dứt ly thân, thời gian ly thân, hậu quả pháp

lý, nghĩa vụ nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng, “cơ hội” cho người thứ ba ra sao sẽ

được quy định cụ thé, làm cơ sở điều chỉnh các bất cập phát sinh trong thực tiễn Với những cặp vợ chồng xảy ra mâu thuẫn trầm trọng, một bên cé tình níu giữ quan hệ

hôn nhân bằng cách ly thân để “trả thù”, ngăn cản người kia tìm hạnh phúc mới thì

đây cũng là một trong các căn cứ để Tòa án xem xét cho ly hôn khi không có sự

thuận tỉnh.

Thứ ba, đối với con cái: ly thân sẽ giúp tạo ra một môi trường tốt hơn để giáo

dục và nuôi day con trẻ Khi hai vợ chồng quyết ly thân thì chắc chắn giữa họ đã có

'5Huỳnh Thị Bảo Tran, Sự cẩn thiết luật hoá chế định ly thân trong pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam,

http://web.hcmulaw.edu.vn/doantruong/index.php/ho-tro-sinh-vien/khac/6 I-sv-khpl-s-c-n-thi-f-lu-t-hoa-ch-d-nh-ly-than-trong-phap-lu-t-hon-nhan-gia-dinh-vi-t-nam (ngày truy cập: 1/2/2020)

16 “Khoảng lặng ly thân”,Báo Phu Nữ, http://news.zing.vn/Khoang-lang-ly-than-post31658.html (ngày truy cập:

3/2/2020)

Trang 22

những mâu thuẫn, rạn nứt về tình cảm từ trước và ly thân chỉ là một cách để giải quyết những mâu thuẫn này Tuy việc ly thân gây tác động sâu sắc tới nhiều mặt trong đời sống và nhất là tác động tới con trẻ trong gia đình vì chúng không được sống trong cùng một mái nhà có cả cha lẫn mẹ mà chỉ ở với một người, nhưng điều này có lẽ sẽ tốt hơn thay vì để chúng sống trong môi trường tuy có cả cha lẫn mẹ nhưng lúc nào cũng thấy họ vì mâu thuẫn mà cãi nhau, có những hành vi bạo lực với

nhau, những áp lực từ những mâu thuẫn của cha me cũng ảnh hưởng tiêu cực tới tinh thần và tích cách của đứa trẻ.

Thứ tư, đối với xã hội: chế định ly thân ra đời tạo ra các căn cứ giải quyết tranh chap trong gia đình, giúp đời sống các cá nhân được ồn định, mang đến cho trẻ em

-những mam non tương lai của đất nước có cơ hội được hưởng điều kiện sống va phát

triển tốt nhất Gia đình là hạt nhân của xã hội, nếu gia đình ồn định, phát triển thì xã

hội cũng sẽ bình yên và phát triển thịnh vượng hơn.

Thứ năm, ý nghĩa về mặt pháp lý: chế định ly thân giúp làm đơn giản hoá thủ tục ly hôn vé sau và ngược lại cũng làm thuận tiện hơn việc hai bên muốn xác lập lại

tinh trạng sống chung'” Bởi có thé sau một thời gian ly hôn, các cặp vợ chồng lại thay vẫn còn tình cảm với nhau, hoặc vì thương con cái mà muốn kết hôn lại Lúc đó,

họ phải làm lại từ đầu Còn với sự xuất hiện của chế định ly thân, khi suy nghĩ của

hai người thực sự chín chăn, vẫn muốn tiếp tục đời sống hôn nhân thì vẫn về sống với

nhau một cách thuận tiện, dễ dàng Ngược lại, nếu hai vợ chồng muốn ly hôn thì quá

trình ly thân vừa đủ cũng có thé được coi là sự hoà giải giữa hai bên, tránh đi việc khi muốn ly hôn hai vợ chồng lại phải thực hiện thêm thủ tục hoà giải Điều này giúp tiết

kiệm thời gian, chi phí và công sức, đảm bảo được tôi đa quyên lợi của các bên.

1.2 Ly thân theo pháp luật một số quốc gia trên thế giới

!7 Huỳnh Thị Bảo Trân, Sw can thiết luật hoá chế định ly thân trong pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam,

http://web.hcmulaw.edu.vn/doantruong/index.php/ho-tro-sinh-vien/khac/6 1-sv-khp]-s-c-n-thi-t-lu-t-hoa-ch-d-nh-ly-than-trong-phap-lu-t-hon-nhan-gia-dinh-vi-t-nam (ngay truy cap: 1/2/2020)

Trang 23

Ban đầu, ly thân được đặt ra với mục đích là giải quyết các vấn đề mâu thuẫn của các cặp vợ chồng người công giáo Vì theo giáo luật, họ không được phép ly hôn, tuy nhiên do việc ly thân đem lại những lợi ích nhất định như hạn chế một số quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, giúp họ giải quyết được những vấn đề mâu thuẫn khác cho dù họ có theo công giáo hay không Do đó, nhiều nước trên thế giới đã thừa nhận và quy định về ly thân như một chế độ pháp ly như Pháp, Anh, Thái Lan, Hoa Kỳ, Italia,

1.2.1.Về căn cứ ly thân

* Theo pháp luật của Pháp:

Đối với pháp luật của một số nước như pháp luật của Cộng hòa pháp, chế định

ly thân (Séparation de Corps) được quy định tại Chương IV Thiên VI BLDS Cộng

hòa Pháp Ly thân được hiểu là sự giảm độ gan két quan hệ vợ chồng, theo đó, hệ quả

quan trọng nhất là sự hủy bỏ nghĩa vụ chung sống giữa vợ và chồng, trong khi những

nghĩa vụ khác như nghĩa vụ chung thủy, nghĩa vụ tương trợ giúp đỡ nhau vẫn phải

được duy trì giữa hai vợ chồng !Š Theo đó, có thể tuyên bố ly thân theo yêu cau của

một trong hai vợ chồng với căn cứ ly thân và thủ tục ly thân thông qua Tòa án đều giống như ly hôn (Điều 296), có thé là:

Ly thân theo thỏa thuận chung.

Ly thân dựa trên yêu cầu được chấp thuận.

Ly thân vì hành vi sai trai.

Ly thân do không thé duy trì cuộc sống chung '°.

Các căn cứ như trên theo pháp luật Pháp tuy ngắn gọn nhưng nhìn chung khá đầy đủ

và toàn diện.

!8 Nhà Pháp luật Việt - Pháp, Tir điển thuật ngữ pháp luật Pháp- Việt, NXB từ điển Bách khoa, 2009, trang 828!' Cục Thông tin pháp lý và hành chính Bộ Tư pháp, Séparation de corps, công thông tin chính thức của cơ quan hành

chính Pháp https://www.service-public fr/particuliers/vosdroits/F980 (ngày truy cập: 15/2/2020)

Trang 24

* Theo pháp luật của Vương quốc Anh:

Còn theo Theo pháp luật Vương quốc Anh thì ly thân (Separation) được hiểu là đình chỉ quyền và nghĩa vụ sống chung, giữa hai vợ chồng chỉ phải tuân thủ nghĩa vụ trung thành và không thể thiết lập cuộc hôn nhân mới với người thứ ba 7° Căn cứ ly

thân được quy định tương tự như căn cứ ly hôn và nhìn chung quy định của Anh so

với các quốc gia khác không có sự khác biệt lớn.

* Theo pháp luật cua Thai Lan:

Về van dé ly thân, theo điều 1462 Bộ luật dân sự va thương mại Thái Lan có quy định: “Ki sức khỏe về thể xác hoặc tinh than hoặc hạnh phúc của vợ chỗng bị lâm nguy nếu tiếp tục chung sống, thì cặp vợ chong đó có thể yêu cẩu Tòa án cho phép ly thân khi còn hiểm họa đó de dọa” Theo đó, néu như có căn cứ chứng minh rằng nếu tiếp tục kéo dài cuộc sống chung, một trong hai bên vợ chồng có thê gặp

những ảnh hưởng nặng né về thé xác, tinh thần hoặc hạnh phúc thì người này có thể

để đơn yêu cầu Toà án cho phép ly thân Như vậy, quy định theo pháp luật Thái Lan

đã cho phép người trong cuộc dựa vào những căn cứ mà luật định dé có thé tự bảo vệ bản thân mình khi bị chồng (vo) hiện tại xâm hại, tuy nhiên các quy định này vẫn còn

nhiêu hạn chê, không được toàn diện như các quôc gia khác.

*Theo pháp luật cua Canada:

Ly thân theo pháp luật Canada được hiểu là tình trạng không sống chung với

người phối ngẫu vì sự đồ vỡ trong quan hệ gia đình và không có cơ hội trở lại với

nhau Những nhân tố dé khang định ly thân là: hai bên vợ chồng ăn riêng ngủ riêng, quản lý tiền bạc riêng, không có quan hệ tình dục và công khai quan hệ ly thân trong

at Huynh Thi Bao Tran, Sw can thiét luật hoa ché định ly thân trong pháp luật hôn nhân va gia đình Việt Nam,

http://web.hemulaw.edu.vn/doantruong/ndex.php/ho-tro-sinh-vien/khac/6 1 -sv-khp]-s-c-n-thi-t-lu-t-hoa-ch-d-nh-ly-than-trong-phap-lu-t-hon-nhan-gia-dinh-vi-t-nam (ngày truy cập: 1/2/2020)

Trang 25

phạm vi xã giao của mình đối với những người xung quanh Quy định như vậy vừa

giúp tránh đi một bên có thé lợi dụng tình trang ly thân dé có thể ngoại tình với người

khác vừa giúp bảo vệ tốt hơn quyền lợi của bên còn lại.

Trong trường hợp hai bên vẫn chung sống dưới một mái nhà trong thời gian ly

thân thì sẽ rất khó dé xác định thời gian ly thân khi giải quyết đến van đề chia tài sản,

vậy nên luật thuế vụ không công nhận sự ly thân khi vẫn sống chung cùng mái nhà Theo đó, căn cứ chủ yêu để giải quyết yêu cau ly thân ở Canada là khi ý nguyện sống

chung của vợ chồng bị vi phạm nghiêm trọng: vợ hoặc chồng hoặc cả vợ và chong

đưa ra chứng cứ có nhiều sự việc làm cho việc duy trì cuộc sống chung khó chấp

nhận; hoặc khi vợ chồng đã ở riêng hoặc một trong hai người thấy không thê sống

chung được với người kia; hoặc vợ chồng cùng có đơn yêu cầu thuận tình ly thân thì không cần đưa ra lý do?! Có thé thấy luật Canada về các căn cứ ly thân cũng đã quy định tương đối đầy đủ và bao quát.

* Theo pháp luật cua Hoa Ky:

Ở một số tiểu bang, dé có được phan quyết ly thân tư pháp, bên đệ đơn phải có căn cứ hoặc bằng chứng về bên kia “đối xử tàn nhẫn và vô nhân đạo; ruồng bỏ, thờ ơ

hoặc ngoại tình; giam hãm hay cam tù” với mình Giống với pháp luật các nước, pháp luật một số bang ở Mỹ cũng cho phép vợ (chồng) được quyên tự bảo vệ quyên lợi của mình trong trường hợp bị bên còn lại làm tôn hại đến sức khoẻ thé chất, tinh than hay hạnh phúc gia đình vốn có Vậy nên có thé nói đây là quy định mang tính nhân đạo

và tiên bộ.

1.2.2 Về thủ tục ly thân

* Theo pháp luật của Pháp:

21 Family law in Canada

https://www.thecanadianencyclopedia.ca/en/article/family-law (ngay truy cap: 20/2/2020)

Trang 26

Việc ly thân được tiễn hành theo quy định của pháp luật Pháp, do tòa án ra quyết định dựa theo yêu cầu của một trong hai bên vợ chồng và trên cơ sở những căn cứ và điều kiện giống như căn cứ và điều kiện ly hôn (vợ chồng ly thân, vợ chồng thống nhất chấm dirt hôn nhân, vợ chồng ly thân do lỗi của một bên hoặc ly thân do cuộc sống chung đã hoàn toàn chấm dứt) hoặc dựa theo yêu cầu phản tố xin giải quyết cho ly thân của một trong hai bên vợ, chồng bị yêu cầu ly hôn.

Việc ly thân sẽ tự động chấm dứt khi hai vợ chồng tự nguyện trở lại sống chung, tuy nhiên việc tự nguyện trở lại phải cuộc sống chung phải được xác nhận bang công chứng thư hoặc băng việc khai với viên chức hộ tịch (Điều 305) Lúc này chế độ tài sản riêng biệt giữa hai vợ chồng vẫn tồn tại, trừ khi vợ chồng thỏa thuận một chế độ

tài sản mới trong hôn nhân (Điều 305) Hoặc việc ly thân sẽ chấm dứt khi sau thời hạn ly thân 02 năm, quyết định ly thân sẽ trở thành quyết định ly hôn theo yêu cầu

của hai vợ chồng và lý do ly hôn cũng chính là lý do ly thân (Điều 306) Như vậy là

trong mọi trường hợp, việc ly thân đều có thể chuyên thành ly hôn theo đơn của ca hai vợ chồng (Điều 307).

Tuy nhiên do việc pháp luật Pháp quy định ly thân chỉ được thừa nhận hợp pháp

trên cơ sở quyết định của Toa án cho nên thủ tục tố tụng trong ly thân ở nước này trở nên có phần rườm rà, phức tạp nhiều hơn so với một số quốc gia khác cho phép hai

bên tự thỏa thuận thông qua văn bản tự chứng thư.

* Theo pháp luật của Vương quốc Anh:

Ly thân có thé là ly thân tư pháp (judicial separation) theo phán quyết của tòa

án, hoặc ly thân thuận ý (voluntary separation) là sự chấp thuận ly thân từ hai bên

được thực hiện bởi chứng thư ly thân (separation deed)?? Khái niệm này gần giống với tỉnh thần của pháp luật Cộng hoà Pháp, tuy nhiên, thủ tục của Anh mở rộng hơn,

22 Đoàn Thị Ngọc Hải, “ Sự cần thiết luật hoá chế định ly thân trong Luật Hôn nhân và Gia đình” , Tạp chí Toà án

Nhân dân https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/su-can-thiet-luat-hoa-che-dinh-ly-than-trong-luat-hon-nhan-va-g1a-dinh (ngày truy cập: 14/2/2020)

Trang 27

chấp nhận sự thuận ý ly thân của hai bên thông qua việc tự thoả thuận ra chứng thư ly

Pháp luật Anh quy định ly thân là sự đồng thuận mang tính cá nhân, riêng tư

giữa hai bên vợ, chồng, do đó thủ tục ly thân cũng không cần tuân theo một trình tự,

thủ tục quá chặt chẽ mà chủ yếu dựa trên một văn bản thỏa thuận về ly thân, hay chứng nhận ly thân giữa hai vợ chồng dé qua đó có thé dé dàng xác định thời điểm bắt đầu ly thân và tạo điều kiện để giải quyết hậu quả của ly thân (trong trường hợp

sau này hai bên muốn dẫn tới ly hôn) Chứng nhận ly thân là văn bản riêng tư mang

tính cá nhân, không cần phải nộp cho bất cứ cơ quan Nhà nước nào Chứng nhận này có thé được hủy bỏ tại bất kỳ thời điểm nào theo sự đồng thuận của hai bên?3 Có thể

nói, quy định này của pháp luật Anh là hết sức tiến bộ và mới mẻ khi cho phép hai

bên vợ chồng có quyền tự thoả thuận các van dé liên quan đến ly thân- một vấn dé

mang tính riêng tư giữa hai vợ chồng nhưng sự thoả thuận này vẫn nằm trong tầm

điều chỉnh của pháp luật dé đảm bảo giải quyết các tranh chấp nếu có.

* 1heo pháp luật của Thái Lan:

Trong trường hợp có băng chứng chứng minh bản thân bị chồng hoặc vợ xâm

hại nghiêm trọng về thể xác hoặc tinh thần như đã nêu, người này có quyên đệ đơn lên xin ly thân để Tòa án xem xét Sau đó, Tòa án sẽ xem xét rồi quyết định cho hai

vợ, chồng có được quyên ly thân hay không Khác với các nước trên thì thủ tục ly

thân ở Thái Lan khá đơn giản và vẫn phụ thuộc phan lớn vào quyết định của Toà án,

không có bất kì một quy định nào khác đề cao tính thoả thuận ly thân giữa các bên

nên van còn tại sự hạn chê trong việc lựa chon cách giải quyết van đê.

*Theo pháp luật cua Canada:

?3Đoàn Thị Ngoc Hai, “ Sự cần thiết luật hoá chế định ly thân trong Luật Hôn nhân và Gia đình”, Tạp chí Toà án

Nhân dân https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/su-can-thiet-luat-hoa-che-dinh-ly-than-trong-luat-hon-nhan-va-g1a-dinh (ngày truy cập: 14/2/2020)

Trang 28

Trong trường hợp hai bên vợ chồng cùng có yêu cầu ly thân, thì sẽ có hai cách thức giải quyết:

Một là, hai bên tìm luật sư lập hợp đồng ly thân chính thức, hợp đồng sẽ liệt ra các điều khoản thỏa thuận và hai bên ký kết trước luật sư làm chứng sau khi có ý kiến pháp luật độc lập từ luật sư đại diện của mỗi bên, nếu không, hợp đồng có thé mat hiệu lực pháp luật Thỏa thuận bang văn ban này thường giải quyết tất cả các van dé

phát sinh từ việc ly thân, bao gồm quyền nuôi con và quyền thăm nuôi, cấp dưỡng con cái, hỗ trợ vợ (chồng) và việc phân chia tài sản Theo đó, mỗi người phối ngẫu

cùng phải cung cấp cho người kia thông tin tài chính đầy đủ, bao gồm tat cả tài sản và các khoản nợ của ho”* Có thể thay quy định này là hết sức tiễn bộ, đề cao tính thoả

thuận giữa hai bên vợ chồng, nó giúp giảm thiểu khả năng xảy ra xung đột trong

tương lai băng cách nêu rõ ràng và đầy đủ các điều khoản giải quyết mà vợ chồng đạt

Hai là, Tòa án tuyên bố cho ly thân nếu thấy sự thỏa thuận đó là có thật và đảm bảo được lợi ích của hai bên và con cái Còn trong trường hợp hai bên có tranh chấp không thể thỏa thuận được, thì Tòa án sẽ là cơ quan giải quyết”.

Việc quy định các cách ly thân như trên thé hiện tính linh hoạt, mềm dẻo của

pháp luật Canada trong từng trường hợp cụ thé, vừa tôn trọng tính thoả thuận riêng tư giữa đôi bên vừa dé cao vai trò của Toà án trong việc hoà giải các tranh chap mà hai

bên chưa tìm được chung tiêng nói.

* Theo pháp luật cua Italia:

24 “Peires law- Separation agreements” https://www.peireslaw.com/separation-agreements.html (ngày truy cập:

sử “Ly di và luật gia đình ở tinh onfario” httpš://csalc.ca/v1Iy-di-va-luat-gia-dinh-o-tinh-ontarlo/ (ngày truy cập:

16/2/2020)

Trang 29

Ly thân có thể được tiến hành thông qua hai thủ tục khác nhau 7# nhất, theo

thủ tục tư pháp trước Tòa án: các bên phải tham dự phiên tòa trước khi đạt được thoả

thuận và thâm phan sẽ xác định xem ai là người chịu trách nhiệm cho sự rạn nut nay, tuy nhiên một trong hai bên vợ (chồng) có thể được thay thế tại Tòa án thông qua giấy ủy quyền đặc biệt Thi hai, là theo thủ tục riêng tư: hai bên có thé đạt được thỏa

thuận ly thân thông qua các chứng thư trước các luật sư và sau đó được Tòa án phê

chuẩn mà không cần xét xử 7° Nếu muốn ly hôn thì bắt buộc hai bên phải ly thân với nhau ít nhất là 12 tháng, đây có thé coi là khoảng thời gian mà quốc gia này quy định dé hai vợ chồng tự hoà giải, giải quyết mâu thuẫn với nhau, nếu không thé giải quyết được thì mới tiến tới ly hôn.

Tuy quy định này của Italia có phần giống các quy định theo pháp luật của Canada song vẫn còn có hơi hướng phụ thuộc khá nhiều vào sự quyết định của Toà án trong khi thực tế tính chất của việc ly thân khác với ly hôn, nó chứa đựng nhiều tính riêng tư hơn và giữa hai vợ chồng có quyền tự quyết định các van dé, không nhất

thiệt can sự phê chuân cua Toà án.

* Theo pháp luật cua Hoa Kỳ:

Theo luật của một số bang, ly thân có thé được thê hiện dưới hai dạng Một là

phán quyết từ Toa án, phán quyết này giúp giải quyết việc phân chia tài sản, chi trả

nợ, quyền nuôi con, cấp dưỡng nuôi con và các khoản tiền cấp dưỡng giữa hai bên vợ

chồng 2’ Hai là có thé dưới dạng một thỏa thuận giữa hai bên đã được công

chứng Đối với việc tự thoả thuận ly thân thông qua hợp đồng (mà không công chứng) được coi là không hợp pháp, không được Toà án chấp thuận và do đó, các

tranh chấp liên quan đến cấp dưỡng và quyền nuôi con thường không được giải

quyết Việc quy định như vậy là phù hợp và đòi hỏi các bên khi thoả thuận với nhau không được trái pháp luật, bắt buộc phải có sự công nhận của pháp luật thông qua

26 Luật ly hôn của Ý- https://www.international-divorce.com/d-italy.htm (ngày truy cập: 22/2/2020)27 “Tegal separation” - https://www.womansdivorce.com/legal-separation.html (ngày truy cập: 23/2/2020)

Trang 30

hợp đồng được công chứng: nếu không thé giải quyết các tranh chấp thì có thé ra Toa dé phân xử Các quy định về thủ tục ly thân ở Hoa Kỳ có thé nói là mang nhiều hơi hướng khá giống với Anh, Canada và Italia, tuy nhiên nó có ưu điểm hơn so với luật

Italia ở chỗ là không còn có sự phụ thuộc sự phê chuẩn của Toà án mà có thé thông

qua Công chứng viên dé xác nhận tính hợp pháp đối với thoả thuận của hai bên; và nó cũng chặt chẽ hơn pháp luật của Anh ở chỗ khi cho răng hợp đồng được thoả thuận

giữa hai bên phải công chứng mới có hiệu lực pháp luật thay vì ở Anh chỉ được xem

như một văn bản riêng tư mang tính cá nhân, không cần phải nộp cho bất cứ cơ quan Nhà nước nào Nhìn chung từ những phân tích trên, có thể thấy pháp luật Hoa Kỳ quy định về thủ tục ly thân là tương đối linh hoạt, mềm dẻo và hợp lý.

1.2.3 Về hậu quả ly thân

* Theo pháp luật của Pháp:

Hệ quả quan trọng nhất của việc ly thân đó là tuy không chấm dứt quan hệ hôn

nhân nhưng nó làm chấm dứt nghĩa vụ sống chung giữa vợ và chồng (Điều 299), thêm vào đó giữa hai vợ chồng vẫn duy trì các nghĩa vụ như nghĩa vụ chung thủy, nghĩa vụ cưu mang lẫn nhau, cấp dưỡng, giúp đỡ lẫn nhau, cấp dưỡng cho con cái

(Điều 288), Ngoài ra, BLDS của Cộng Hoà Pháp còn có quy định rằng nếu người

vợ mang tên chồng khi kết hôn thì khi ly thân (nêu muốn) vẫn có thể quyết định giữ tên mình, trong khi đó ngược lại, nếu chồng ghi họ của vợ liền tên mình thì vợ có thể

yêu cầu không cho chéng dùng họ của mình nữa (Điều 300) Ngoài ra, trong thời gian

ly thân giữa hai vợ chồng cũng châm dứt quan hệ tài sản chung (Khoản 4 Điều 1441),

tài sản của hai bên vợ chồng bắt buộc phải tách riêng (Điều 302) Theo đó, hai vợ

chồng phải tự chịu trách nhiệm đối với giao dịch trong khối tài sản riêng do mình xác

lập hoặc tạo dựng sau ly thân Nếu ly thân do thuận tình, vợ chồng có thể thỏa thuận về phương thức tách tài sản hoặc thanh lý tài sản chung trong văn bản thỏa thuận ly thân Nếu ly thân do hai người cùng yêu cầu thì họ có thể ghi trong bản thỏa thuận

Trang 31

khước từ quyền thừa kế mà họ được hưởng theo quy định của pháp luật (Điều 301).

Tuy nhiên, nếu không có thoả thuận thì nếu một trong hai vợ chồng chết trong thời kỳ

ly thân mà không có di chúc, người phối ngẫu còn sống sót vẫn giữ quyền hưởng di sản theo pháp luật do giữa họ vẫn còn tồn tại quan hệ vợ chồng.

Có thê nói các quy định về quyền và nghĩa vụ khi ly thân của Cộng hoà Pháp đã thê hiện tiến bộ, nhân văn ở chỗ đã chỉ rõ nghĩa vụ chăm sóc về vật chất và tinh than trong một số điều kiện cụ thé giữa vợ chồng với nhau trong thời gian ly than’ Nói cách khác nó đã đề cao và giúp bảo vệ tốt hơn quyền lợi của phụ nữ Về vấn đề tài sản, các quy định này cũng giúp cho việc giải quyết các tranh chấp có thé phát sinh giữa hai vợ chồng về van dé tài sản trong thời gian ly thân được giải quyết dé dang hơn”.

* Theo pháp luật của Vương quốc Anh:

Theo pháp luật của Vương quốc Anh thi ly thân là việc cham đứt nghĩa vu sống chung của vợ chồng nhưng không phải ly hôn hay chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa

hai người, do vậy họ vẫn có nghĩa vụ chung thủy với nhau và không được thiết lập cuộc hôn nhân mới Quy định này giúp hạn chế tình trạng ngoại tình không đáng có,

dễ làm cuộc sống hôn nhân giữa hai bên phức tap hơn, là một quan điểm khá giống với các quốc gia khác Tuy nhiên pháp luật Anh không quy định quá cụ thé về quyền, nghĩa vu của các bên, vấn đề tài sản, nuôi con hay nghĩa vụ cấp dưỡng mà đề cao tính

tự thoả thuận giữa hai bên vợ chồng: Toa án chi can thiệp vào để giải quyết khi có

tranh chấp không thé hoà giải?0.

“Đoàn Thị Ngọc Hải, “ Sự cần thiết luật hoá chế định ly thân trong Luật Hôn nhân và Gia đình” , Tạp chí Toà án Nhân dân

https://tapchitoaan vn/bai-viet/phap-luat/su-can-thiet-luat-hoa-che-dinh-ly-than-trong-luat-hon-nhan-va-gia-dinh (ngày truy

cập: 17/2/2020)

39 Family law in UK

https://uk.practicallaw.thomsonreuters.com/1-590-4465?transitionT ype=Default& contextData=(sc.Default)

Trang 32

* Theo pháp luật cua Thai Lan:

Tại Điều 1462 Bộ luật dân sự va thương mại Thái Lan quy định: “Joa án có thể ra quyết định là vợ hoặc chong phải cung cấp một số tiền vừa phải phù hợp với hoàn cảnh cụ thé dé phụng dưỡng người kia” Như vậy ngoài bảo vệ lợi ích của người bi

hại, pháp luật Thái Lan còn quy định thêm về nghĩa vụ cấp dưỡng của người còn lại

đối với người đó Quy định như vậy là thể hiện sự nhân đạo của pháp luật khi bảo vệ bên yếu thế, bị xâm hại trong quan hệ hôn nhân giữa hai bên vợ, chồng Tuy nhiên

ngoài ra pháp luật Thái Lan không quy định thêm bat cứ quyền và nghĩa vụ hay giải

quyết van đề về tài sản, nuôi con, cấp dưỡng cho con chung giữa hai bên vợ, chồng

nên nếu có tranh chấp xảy ra, pháp luật vẫn chưa thực sự giải quyết.

*Theo pháp luật cua Canada:

Khi hop dong ly thân hay phán quyết của Tòa án có hiệu lực pháp luật, thì giữa vợ chồng không còn tồn tại nghĩa vụ sông chung và có quyên chia tài sản chung; Toa

án căn cứ vào hoàn cảnh, nhu cầu, năng lực của mỗi bên, những thỏa thuận giữa họ,

tình trạng sức khỏe, nghĩa vụ gia đình, khả năng tìm việc, khả năng kinh tế để tuyên

bố một bên phải cấp dưỡng cho bên kia theo quy định của pháp luật Tuy nhiên, Tòa

án cũng quy định việc nuôi dưỡng, giáo dục con vì lợi ích của con cái phải căn cứ vào

sự thỏa thuận riêng của cha mẹ Ly thân cham dứt khi cả hai tự nguyện trở lại sống

chung với nhau, khi đó, chế độ tài sản riêng biệt vẫn tôn tại trừ khi vợ chồng chọn

một chế độ tài sản khác bằng hôn ước?! Có thé thay, việc quy định ly thân trong luật

đã giúp giải quyết rất nhiều các vấn đề xảy ra ở Canada về quyền và nghĩa vụ của các bên, về tài sản, quyền nuôi con và cấp dưỡng cho bên còn lại trong một số điều kiện

nhất định; vừa cho phép thoả thuận vừa đề cao tính hoà giải của Toà án Các quy định

này vì thế khá toàn diện và đầy đủ, hợp lý và hợp tình.

al Family law in Canada

https://www.thecanadianencyclopedia.ca/en/article/family-law (ngay truy cap: 20/2/2020) (ngay truy cap: 22/2/2020)

Trang 33

*Theo pháp luật của Uc:

Pháp luật Úc coi ly thân như một căn cứ dé Tòa án giải quyết ly hôn Cu thé, theo Điều 48 Đạo luật Gia đình 1975 thì một cuộc hôn nhân chỉ chấm dứt khi nó đã “tan vỡ không thể cứu vãn nổi” Điều kiện để được Tòa án cho giải quyết ly hôn theo pháp luật Úc là phải chứng minh được hai vợ chồng đã ly thân tối thiểu 12 tháng và không có khả năng tái hợp trở lại Nếu Tòa án xét thấy hai bên vẫn còn khả năng tái hợp thì sẽ không giải quyết cho ly hôn Khi quyết định ly thân, hai bên vợ chồng không nhất thiết phải sống ở hai nơi khác nhau mà có thé vẫn chung sống dưới một

mái nhà nhưng phải chứng minh được răng mỗi người có cuộc sống riêng biệt và

không dành thời gian cho nhau Theo Điều 49 của Đạo luật Gia đình 1975 về “Ý nghĩa của việc ly thân” thì: “7»ứ nhất, các bên liên quan trong cuộc hôn nhân có thé yéu cau ly thân du cho hành động chấm dứt việc sống chung bắt nguồn từ một bên; Thứ hai, các bên trong cuộc hôn nhân có thể thoả thuận ly than và song tach biệt mặc dù ho van tiếp tục cư tru trong cùng một nơi hoặc một trong hai bên đã cung cấp ”3 Bên cạnh đó, pháp luật Uc cũng dé cao sự một số dịch vụ gia đình cho bên kia

thỏa thuận giữa hai bên vợ chồng về vấn đẻ tài sản và nuôi dưỡng con cái trong thời

gian ly thân Nếu có mâu thuẫn, vợ chồng có thé sử dụng các dich vụ giải quyết tranh

chấp gia đình dé đạt được thỏa thuận về các van dé như nuôi dưỡng con cái, cấp

dưỡng, tài san, °° Có thé nói, pháp luật Úc đã thé hiện rất tốt trong việc dé cao sự

thoả thuận giữa hai bên vợ chồng, tránh được sự phụ thuộc vào Toa án như một SỐ

các quốc gia khác Việc quy định ly thân là một trong những căn cứ ly hôn cũng hết sức tiễn bộ vì khoảng thời gian ly thân bắt buộc này sẽ buộc hai vợ, chồng phải tự suy

ngâm lại, tìm cách tiên tới hoà giải, bảo vệ cuộc hôn nhân thay vì châm dứt nó.

3 Family law in Australia https://www.legislation.gov.au/details/C2016C01106/Controls/ (ngày truy cập: 16/2/2020)

33 “Ludt ly hôn ở UeTM https://dichvulyhonhanoi.vn/tu-van/luat-ly-hon-o-uc.html (ngay truy cap: 17/2/2020)

Trang 34

Tóm lại, tuy có sự quy định khác nhau giữa các quốc gia song nhìn chung vẫn có một số điểm chung về:

- Căn cứ ly thân: Hầu hết các nước có quy định về ly thân đều ghi nhận ly thân là quyền nhân thân của vợ chồng nhăm giải quyết mâu thuẫn trong hôn nhân và quy định căn cứ ly thân tương tự như căn cứ ly hôn Theo đó, vợ chồng có thể quyết định ly thân khi đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt

- Thủ tục ly thân: Hiện nay, pháp luật của một số nước quy định ly thân là sự

đồng thuận mang tính cá nhân, riêng tư giữa hai bên vợ, chong, do đó thủ tục ly thân cũng không cần tuân theo một trình tự, thủ tục quá chặt chẽ mà chủ yếu dựa trên một

văn bản thỏa thuận về ly thân, hay chứng nhận ly thân giữa hai vợ chồng dé qua đó

có thé dé dang xác định thời điểm bat đầu ly thân và tạo điều kiện dé giải quyết hậu quả của ly thân (trong trường hợp sau này hai bên muốn dẫn tới ly hôn) Bên cạnh đó,

pháp luật của một số nước hoặc vùng lãnh thé lại quy định ly thân phải theo thủ tục tố tụng thực hiện tại Tòa án Việc ly thân chỉ có hiệu lực khi có bản án hoặc quyết

định của Tòa án *4.

- Hậu qua ly thân: Da phan các quốc gia đều quy định việc ly thân không làm

cham dứt quan hệ hôn nhân trước pháp luật mà chi tam thời cham dứt một số quyền

và nghĩa vụ giữa vo và chồng theo luật định Vợ, chồng có quyền thỏa thuận về

những hậu quả của ly thân, hai bên vẫn có trách nhiệm với nhau một số nghĩa vụ khác

như: vẫn có nghĩa vụ trợ giúp lẫn nhau khi ly thân, tồn tại nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi

dạy và chăm sóc con chung, nghĩa vụ chung thủy giữa vợ chồng Theo đó, trong giai đoạn ly thân vợ hoặc chồng vẫn phải có nghĩa vụ chung thuỷ, không có quyền kết

34 Mục A Điểm 5 quy định về các quy định liên quan đến ly thân, Hội thảo Kinh nghiệm quốc tế về một số vấn đề lớn được

quy định trong dự thảo Luật sửa đôi bô sung luật hôn nhân và gia đình năm 2000.

Trang 35

hôn hoặc chung sông như vợ chông với người khác vì họ vân là người đang có vợ/có

chong 33.

1.3 Sơ lược về ly thân theo pháp luật Việt Nam

1.3.1 Trước cach mạng tháng tam 1945

Sau khi xâm lược nước ta vào năm 1858, thực dân Pháp đã ban hành 03 Bộ Dân

luật, áp dụng riêng cho ba miền Bắc, Trung, Nam Chế độ hôn nhân và gia đình quy

định trong 03 bộ luật này phần nhiều dựa trên BLDS Pháp năm 1804 Thực tế, vẫn đề

ly thân chỉ được quy định một cách đơn giản trong Bộ Dân luật giản yếu Nam kỳ năm 1883 được áp dụng tại miền Nam Việt Nam- lúc đó được coi là lãnh thổ hải

ngoại của Pháp Theo đó, trong thiên thứ V về ly hôn, Bộ Dân luật giản yếu Nam kỳ

đoạn cuối có nêu: “7rong trường hợp xin ly hôn được, vợ chong cũng có thé xin ly thân Don ấy sẽ được thảm cứu và xử trong vụ ly hôn Sau này cũng có thể khởi tô xin

ly hôn, và căn cứ vào những duyên cớ đã nại ra để xin ly thân ” Dựa vào đây có thể

thay rằng, pháp luật Nam kỳ đã quy định các căn cứ dé xin ly thân trùng khớp với các

căn cứ xin ly hôn, mà trước khi ly hôn một trong hai bên vợ chồng có thể nộp ra Toa để xin ly thân Các quy định này giống với tinh thần đã được phân tích trước đó trong

luật Bộ luật dân sự Pháp, đa phần thủ tục ly thân còn phụ thuộc nhiều vào Toà án, do

Toà án quyết định mà không đề cập đến sự thoả thuận mang tính tự quyết từ phía vợ,

Còn lại, hai bộ luật là Bộ Dân luật Bắc kỳ năm 1931 và Bộ Dân luật Trung kỳ

năm 1936 đều không quy định về vấn đề ly thân Tuy nhiên, dù không được thừa nhận trong luật, nhưng chế định ly thân đã dần được thừa nhận băng cách xác lập qua

các án lệ Trong một bản án của Tòa Thượng thâm Hà Nội, trên cơ sở lập luận rằng,

nếu người chồng đuôi người vợ ra khỏi nơi cư trú chung của vợ chồng hoặc người

chông ngược đãi, ép buộc người vợ phải sông chung với một tình nhân của chông tại

35 “Tut hoá chế định “ly thân”- cân thiết hay không?”

https://lawnet.thukyluat.vn/posts/t10614-luat-hoa-che-dinh-ly-than-can-thiet-hay-khong (ngày truy cập: 27/2/2020)

Trang 36

nơi ở chung của vợ chồng mà người vợ không chấp nhận, thì người vợ có quyền xin Tòa án ấn định một nơi ở riêng, với hy vọng người chồng sẽ thay đổi tính tình Điều

này làm cho người vợ tránh một sự “đoạn tuyệt vĩnh viễn” Tuy không quy định ly

thân vào trong luật nhưng Toà án lúc bấy giờ đã sử dụng ly thân như một cách để giải quyết ôn thoả tranh chấp giữa hai bên vo chồng, đặc biệt là nhằm bảo vệ quyên lợi chính đáng của người phụ nữ, cho phép người vợ có nơi ở riêng nếu bị chồng đối xử

tàn tệ, hay nói cách khác là không còn nghĩa vụ sống chung với chồng Có thé nói đây là một trong những phán quyết mang tính mới mẻ và day tính nhân đạo.

1.3.2 Sau cách mạng tháng tám 1945 đến nay

Trong giai đoạn nay, van đề ly thân được quy định trong một số văn bản pháp

luật của chế độ Sài Gòn Đặc biệt, dưới thời Ngô Đình Diệm như Luật gia đình năm 1959 ban hành vào ngày 2/1/1959 của Việt Nam Cộng hòa đã quy định chế định ly thân từ Điều 55 đến Điều 70 trong Thiên I bao gồm: những duyên cớ ly thân, thủ tục tố tụng về ly thân và hiệu lực sự ly thân Theo đó, do cam ly hôn nên quy định ly than

là giải pháp duy nhất để vợ chồng giải quyết khi quan hệ hôn nhân không được như ý

3” Ở chương “Sự ly thân” của Luật này, Điều 55 viết: “Để khuyến khích và tản trợ sự thuần nhất của gia đình, nay cam chỉ sự vợ chong ruông bỏ nhau và sự ly hôn ”;

Điều 56 viết: “Người vợ cũng như người chồng có thể xin ly thân ” dựa vào một

trong ba căn cứ: “Phạm gian bắt cứ nơi nào; ngược đãi hay bạo hành; điểm nhục

thậm tử” (Điều 56) Quy định này cho thấy yêu câu ly thân là phụ thuộc vào ý chí

cua vo chong, một trong hai bên có thể xin được ly thân để tự bảo vệ quyền lợi chính

đáng của mình.

36 Trần Văn Liêm, Dán /uật, Quyên 2 Luật Gia đỉnh, tr.161

a7 Ngô Thu Trang, “Trinh bày một số vấn dé về ly thân và các quy định trong pháp luật Việt Nam, từ đó dua ra dé xuất đối

với pháp luật về van dé này”, Tạp chi Nhà nước và Pháp luật- Viện Nhà nước và Pháp luật (So 8/2016), tr 40

Trang 37

- Về van đề tài sản, theo Điều 66 Luật này quy định: “Sự quản trị cộng đồng tài sản được giao pho cho người thắng kiện Tòa án theo sự thỉnh cẩu của Công to viện và sau khi xem xét tài liệu do Công tô viện trình, quyết định giao tất cả tài sản hay một phan cho người thất kiện hay một người đệ tam quản trị vì quyên lợi của gia đình ”, theo đó ly thân đặt vợ chồng vào tình trạng biệt sản Trước hết đối với tài sản riêng của vợ, người chồng không còn quyền quản ly và hưởng dụng như trước khi ly

thân, đồng thời người chồng phải trao trả lại tài sản cho vợ, người vợ được toàn

quyền đối với tài sản riêng của mình Còn đối với tài sản cộng đồng (tài sản chung) thì ly thân cũng cham dứt chế độ tài sản này và tài sản chung sẽ được phân chia theo pháp luật ?.

- Về cấp dưỡng cũng theo Điều 66 thì: “Người thất kiện chỉ được một số tiễn cấp dưỡng và mat tat cả các quyên lợi mà người kia đã nhượng cho bằng hôn kế, mặc dau trong hôn kế có giao kết hỗ tương Những quyên lợi thuộc về người thắng kiện ”, như vậy xuất phát từ nghĩa vụ tương trợ giữa hai vợ chồng nên trong thời gian ly thân người có khó khăn trong cuộc sống có quyền yêu cầu người kia phải cấp

dưỡng người có khả năng về tài chính cho mình tiếp tục duy trì cuộc sống.

- Còn về quyền nuôi con thì Điều 68 có nêu rõ: “Các con sẽ được giao cho người thắng kiện nuôi dưỡng trừ phi tòa án theo sự thỉnh cầu của Công tô viện va

sau khi xem xét tài liệu ở Công tô viện trình quyết định giao tất cả hay vài trẻ cho

người thất kiện hay một người đệ tam nuôi dưỡng vì quyền lợi của các trẻ” Thé nên

khi bản án ly thân có hiệu lực, con chung sẽ do bên không có lỗi trực tiếp nuôi

dưỡng, chăm sóc còn bên có lỗi không có quyền nuôi con nhưng có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho con và có quyền thăm nuôi con Người trực tiếp nuôi con vẫn phải hỏi ý kiến của người không nuôi con về các van đề liên quan đến việc giáo dục hay học van

của con nêu có Trong trường hợp người trực tiêp nuôi con có hành vi ngược lại, gây

38 Nguyễn Ngọc Sơn, “Ly thdn- Một số vấn dé lý luận và thực tiễn ”, Luận văn, (2014), tr 21

Trang 38

ton hại tới lợi ích của con thì người không có quyền trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

Các quy định này đã phần nào khăng định vai trò quan trọng của ly thân trong việc giúp hoà giải mâu thuẫn giữa hai bên Tuy nhiên, các quy định về ly thân trong Luật gia đình 1959 vẫn còn chứa đựng nhiều hạn chế.

Sau này, Sắc luật 15/64 ban hành ngày 23/7/1964 thay thế Luật 1/59 “Quy định

giá thú tử hệ, và tài sản cộng đồng” và Bộ luật Dân sự 1972 của Việt Nam Cộng Hòa

bắt đầu quy định cả chế định ly thân và chế định ly hôn Coi ly thân như là phương pháp hữu hiệu để giải quyết những mối bất hòa giữa hai vợ chồng thay vì ly hôn.

Trong Bộ Dân luật năm 1972, ly thân được quy định: “vợ chong có thể thuận tình ly thân nếu hôn thú đã được lập trên 2 năm và không quá 20 năm, vợ chong có thé xin

ly hôn hoặc ly thân trong các trường hợp sau đây: vì sự ngoại tình của người phối ngấu; vì người phối ngau bị kết dn trọng hình về thường tội; vì sự ngược đãi, bao hành hay nhục mạ, có tính cách thậm từ và tải diễn khiến vợ chong khong thé ăn ở với nhau nữa "(Điều 170, Chương thứ VII) Thủ tục va hậu qua của việc ly than cũng tương tự Luật 1/1959 và Sắc luật 15/1964, nhìn chung không có nhiều thay đổi

đáng ké Theo các văn bản pháp luật này thì vợ, chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải

quyết cho ly thân Khi có đủ căn cứ quy định của pháp luật, Tòa án tuyên bố cho vợ

chồng ly thân Cụ thẻ, từ Điều 202 đến 206 BLDS 1972, thủ tục ly thân được quy

định: Trước hết, vợ hay chồng muốn ly thân phải tự mình nộp đơn xin ly thân đến

Tòa án; sau khi xem xét đơn, Tham phán sẽ gọi đôi vợ chồng đến Tòa dé hòa giải; nếu không thành thì 03 tháng sau sẽ hòa giải lần thứ hai Sau hai lần hòa giải không

thành, Thâm phán sẽ mở phiên tòa xét xử, bản án quyết định cho ly thân cũng phải phân chia tài sản, quy định trách nhiệm nuôi day con như bản án cho ly hôn Án ly thân không chấm dứt danh nghĩa vợ chồng, do đó vợ chồng vẫn có các nghĩa vụ với nhau, trừ nghĩa vụ cùng chung sống: Sự ly thân chấm dứt khi đôi vợ chồng đoàn tụ và

39 Nguyễn Ngọc Sơn, “Ly thdn- Một số vấn dé lý luận và thực tiễn ”, Luận văn, (2014), tr 20

Trang 39

phải được xác nhận bằng chứng thư chưởng khế hay biên bản do lục sự tòa án lập và phải được ghi chú vào giấy giá thú và án văn ly than“.

- Như vậy, khi bản án tuyên bố cho vợ chồng ly thân có hiệu lực thì pháp luật vợ chồng chấm dứt nghĩa vụ “đồng cư”, không có nghĩa vụ sống chung với nhau

trong khi quan hệ hôn nhân giữa họ vẫn tồn tai*! Đồng thời đương nhiên đặt vo

chồng vào tinh trạng “biệt sản” (tức tài sản riêng): “Tai sản được phân chia giữa vợ chong như hôn ước đã định, nếu có Thành phan khối tài sản là thành phan hiện hữu

vào ngày khởi tố; người phối ngdu có lỗi sẽ mat hết những biệt lợi mà người kia dành

cho mình do hôn ước hoặc từ ngày kết hôn; người phối ngẫu không phạm lỗi giữ nguyên những biệt lợi mà người kia đã dành cho, kế cả những biệt lợi được ưng thuận với diéu kiện hỗ tương; nếu không có hôn ưóc thì ngoại trừ tài sản riêng của hai người, tài sản chung sẽ chia đôi” (Điều 191 đến 201) Như vậy, kế từ ngày ly thân nếu không có hôn ước thì tài sản chung sẽ được chia đôi cho cả hai bên.

- Về cấp dưỡng, Điều 201 BLDS 1972 có nêu rõ: “Nếu không có hôn ưóc thì ngoại trừ tài sản riêng của hai người, tài sản chung sẽ chia đôi Phan của mỗi người sẽ bị khẩu trừ số tiền cấp dưỡng mà người này đã được hưởng trong thời gian thủ tục

ly hôn tiễn hành nhưng nếu phân này ít hơn số tiền cấp dưỡng bên kia sẽ không được

coi được đòi lại số sai biệt ” Quy định này tạo điều kiện cho hai vợ chồng thực hiện

tốt hơn nghĩa vụ tương hỗ nhau trong khoảng thời gian không cùng chung sống nếu

một bên không đủ kha năng dé tự chu cấp cho bản thân hay duy trì cuộc sống.

- Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định sự “giám thủ” (trách nhiệm nuôi

dưỡng) con cái của hai bên vợ chồng sẽ được giải quyết như trong trường hợp ly hôn: “Theo nguyên tắc các con sẽ thuộc quyền giảm thủ của người doi ngẫu không phạm

lôi Tuy nhiên, nếu có lý do gì can trở, những đứa con con thơ au can sự chăm sóc

40 Ngô Cường, “Luật Hôn nhân và gia đình (sửa đồi) Nên hay không nên quy định vấn dé ly thân? ”

http://congly.vn/phap-luat/dien-dan-cong-ly/luat-hon-nhan-va-gia-dinh-sua-doi-nen-hay-khong-nen-quy-dinh-van-de-ly-than-36368.html (ngay truy cap: 1/3/2020)

41 “Ty than là gi? Quy định pháp luật về ly thân?

”https://luatminhkhue.vn/ly-than-la-gi -quy-dinh-phap-luat-ve-ly-than -.aspx (ngày truy cập: 2/3/2020)

Trang 40

của người me sẽ được giao cho người nay va những đứa trẻ đã đủ 16 tuổi sẽ được giao cho cha hoặc mẹ tùy theo ý muốn của chúng Tòa án cũng có thể giao một hay nhiễu đứa trẻ cho những người thân thuộc khác coi giữ Trong trường hợp người cha hay người mẹ không được giám thủ có quyên thăm viễng các con tùy theo sự thỏa thuận của hai bên hay do sự ấn định của tòa án” (Điều 198).

- Về quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng: các văn bản pháp luật kể trên đều có điểm chung là quy định vợ chồng ”có quyền chấm dứt nghĩa vụ sống chung” Người vợ có quyên có một nơi ở riêng biệt trên thực tế và cả về pháp lý người vợ có quyền không mang tên của chồng khi ly thân Ngoài ra trong thời gian ly thân mỗi bên vợ chồng phải có nghĩa vụ chung thành Nếu vợ hoặc chồng vi phạm nghĩa vụ này thì có thé bị truy tố về tội phạm giam (ngoại tình) Day cũng có thé coi là một duyên cớ dé

bên kia xin ly hôn mà không phải đợi đủ 03 năm để xin hoãn cải ly thân thành ly

- Đặc biệt, sự ly thân sẽ chấm dứt khi vợ chồng tái hợp Tính ba năm ké từ sau

khi có án ly thân, mỗi người phối ngẫu có thê xin “hoán cải” (thay đổi) án ly thân thành án ly hôn, đơn yêu cầu này đương nhiên được chấp nhận Bên cạnh đó, người phối ngẫu có lỗi trong việc ly thân phải chịu các án phí về sự hoán cải; nếu cả hai bên

đều có lỗi thi mỗi bên phải chịu một nửa án phí®.

Nhờ có chế định ly thân, BLDS 1972 đã dự liệu dé đáp ứng hau hết các tranh

chấp có thể xảy ra bao gồm các vấn đề về tài sản, quyền và nghĩa vụ của các bên đối

với con cái Tuy nhiên giỗng như hau hết các văn bản pháp luật trước đó, các quy định liên quan đến chế định ly thân vẫn còn tồn tại hạn chế ở chỗ là pháp luật chưa có

các quy định cho phép hai bên vợ, chồng tự thoả thuận các van dé này Sự phụ thuộc

nhiều vào Toà án có thé sẽ khiến cho cơ quan này thêm phan áp lực, quá tải đối với

sô lượng án vôn dĩ quá nhiêu; đông thời các thủ tục rườm rà như trong quy định cũng

“2 Nguyễn Ngọc Son, “Ly thdn- Một số van dé lý luận và thực tiễn ” Luận văn, (2014), tr 19

43 “Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 trước yêu cấu sửa doi”

http://gfed.org.vn/luat-hon-nhan-va-gia-dinh-nam-2000-truoc-yeu-cau-sua-doi.html (ngày truy cập: 3/3/2020)

Ngày đăng: 07/04/2024, 17:34

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN