1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học: Xây dựng khung pháp lý về hoạt động lấn biển ở Việt Nam

114 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây Dựng Khung Pháp Lý Về Hoạt Động Lấn Biển Ở Việt Nam
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Xã hội
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 64,75 MB

Nội dung

Trang 1

BAO CÁO TONG KET

DE TAI THAM GIA XET GIAI THUONG

“SINH VIEN NGHIEN CUU KHOA HOC”

CUA TRUONG DAI HOC LUAT HA NOI NAM 2022

XAY DUNG KHUNG PHAP LY VE HOAT DONG LAN BIEN O VIET NAM

Thuộc nhóm ngành khoa hoc: Xã hội

Năm 2022

Trang 2

2 Tình hình nghiên cứu dé tài - 2 2s SE Ex1EEE1211111121111111 1111111 7 2.1 Một số công trình nghiên cứu trong nước 2 5s s+s+£x+Ee£xezzxerxzrerxee 2 2.2 Một số công trình nghiên cứu nước ngoài - 2-5 5 52+S+£E+Ee£EeEzEerxzrerxee 6

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên iu - - G1 1322111133111 15111181 11111 ke 63.1 Miu i08 i0 a a 6

KÝ“AW |0 08) 0 n ÔÔ 6

4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên €ỨU -2- 2 S2 +E+EEE£EE£E£EeEEzEerEeEErkerkrrerxee 7 4.1 Đối tượng nghiên cứu ccs 5+ s‡Ek‡E‡EkEE EEE1E11111111111111 1111111111111 xe 7

4 Phm[ Yí HNghiÊNH GỮU ea 7

5 Phuong phap mghiém 10 7

5.1 Phương pháp luận nghiên cứu của dé tab ccecccseees ess eseseeseseeseeeeseeee 7 5.2 Các phương pháp nghiên cứu cu thé của đề tài 5- 2-5 tees teeeeeeeeee 7 6 Ý nghĩa khoa hoc và thực tiễn của đề tài 2-2-5 se E2 2 rEerkerkerkerree 8 7 Kết cầu của đề tab ecceccccccccccecsessessessesssssesecsecsessesssssssussessessessessesssssssssessessesseeseeess 8

CHƯƠNG 1: MỘT SO VAN DE LÝ LUẬN VA PHÁP LÝ VE HOAT ĐỘNG LAN

|) 100D THd 10

1.1 Hoạt động lẫn biỂNn - 5-5 EETETEEE E111 e 10 1.1.1 Khái niệm hoạt động lấn biỂn - 5-5 ST EEEEEEEEEEEEEEerrke 10 1.1.2 Muc đích và nghĩa của hoạt động lắn biễn 22-52 Sx+EszEerszxered 13 1.1.3 Những tác động của hoạt động lấn biến 2-52 Ss+S22EeEzEerEersrrered 17

1.1.3.1 Tae GOng ni 17Veh Bed, Tác động TIẾN GỰCu es ccs cases cassia nse c0naicn 0s 60 aan cn es ena he ARRAS EA SD ARR RS RRA AA 19

1.2 Sự cần thiết phải xây dựng khung pháp lý về hoạt động lan biển ở Việt Nam

WEEN MAY ooo aAA 21

1.2.1 Corsé pháp luật quốc té oi ccccccccccssesescsscsseesscsessesesstsecstsatsecsessessansneeees 21

1.2.2 Cơ sở thực tiễn trong NGC .ccccccccccceccssesesesecssscscsesscscscscscsscscscscsesseasstseseesesees 22

1.3 Yéu cầu đặt ra trong khung pháp lý về hoạt động Ian biến 23

Trang 3

1.3.2 Chi thé trong hoạt động lắn biễn ccesceessesessessestssessssnseeeees 24 1.3.2.1 Chủ thé có thắm quyền quản lý trong hoạt động Ian biến 25 1.3.2.2 Chủ thể thực hiện hoạt động an biễn 5-2-5 EeEeErkerekrrkd 27 1.3.3 Nội dung cần xây dựng trong các quy định về hoạt động lan biến Ze 1.3.3.1 Quy định về khu vực, giới han lắn biến và phương án lấn bién xã 1.3.3.2 Quy định về đăng ký, cấp giấy phép hoạt động lan biến 31 1.3.3.3 Quy định về quan lý va sử dung khu vực lắn bién oo cece 32 1.3.3.4 Quy định về giám sát, xử lý vi phạm trong hoạt động lan bién 35 CHUONG 2: PHAP LUAT VE HOAT ĐỘNG LAN BIEN VA NHUNG VAN DE

PHAT SINH TREN THUC TIEN c2 22223 2323123212111 xe re 37

2.1 Thực trang pháp luật về hoạt động lan biển ở Việt Nam hiện nay 37 2.1.1 Các quy định pháp luật điều chỉnh về hoạt động lan biến 37 2.1.2 Kết qua đạt được trong xây dựng khung pháp lý về hoạt động lan biến 40 2.2 Bat cập trong quy định pháp luật về hoạt động lan biển và những vướng mắc phát sinh trên thực tẾ - 2-5252 1 21521521221211211211211211111112111111 21.1111 1 Hee 49 2.2.1 Hệ thống quy định pháp luật điều chỉnh về hoạt động lan biển còn thiếu, rời

Pac, vũ cưa Tược đồn HỖ HỖ: cái các c5 2 Lòn na nan cana nữ ga ga cn an Ga tổ ELSH0 G13 H135 GÁ0g55.1488 49

2.2.2 Quy định về thủ tục hành chính trong hoạt động lan biến còn chồng chéo 51 2.2.3 Một số nội dung quy định pháp luật về lan biển chưa đáp ứng được các yêu cầu trong xây dựng khung pháp lý về hoạt động này, 2-5 s+s+se£x+xerxez 52 2.2.3 Chế tài xử lý vi phạm trong hoạt động lan biến chưa được chú ý dén 56 2.3 Thực tiễn thi hành các quy định pháp luật về hoạt động lan biển ở Việt Nam

WEEN MAY eee - 57

23.1, Thực trang va những ưu, khuyết điểm trong thực hiện quy định pháp luật của

các dự án lân biên ở Việt Nam hiện nay ce À0 22v vn HH ng ng rưhy 57

2.3.1.1 Về mặt ưu điỂm 2 ket SE E121112111111111111111111111111111111 1111 58 2.3.1.2 Về mặt khuyết điểm - - 2 SE ềEE#EEEEEE2EEEEE112171711111 1111.111 xe 60 2.3.2 Thực tiễn quan lý hoạt động lắn biễn 2 2-52 SE 2E erkrrrrree 62

CHUONG 3: BÀI HỌC TỪ KINH NGHIỆM QUOC TE VÀ MOT SO KIÊN NGHỊ

CHO VIET NAM TRONG X Y DỰNG KHUNG PHÁP LY VE HOẠT ĐỘNG LAN BIỂN 5 1 2S 2212212122 221211211211 1121111111011 1111111111101 1a rg 66

Trang 4

3.2 Một số phương hướng trong xây dựng nội dung các quy định pháp luật về hoạt động ln biến ở Việt Nam - - 2 2 SSE2EEEEE 2E 12112151121111111111111111 111 tx 70 3.2.1 Thiết lập chế định riêng về hoạt động lan biển trong Luật Dat dai sửa doi, bỗ

Coo 70

3.2.2 Đồng bộ hóa quy định pháp luật về hoạt động lan bién trong các văn bản quy

định phần luật cũ TIỀN HH sac ses crn sr cen nn sana cọ gu ta kh A A BRA RE A A 71

3.2.3 BO sung chức năng quan lý hoạt động lấn biển cho một số cơ quan chuyên

3.2.4 Hoan thiện một số nội dung pháp luật về hoạt động lan biến 75 3.2.4.1 Quy định cụ thể về quản lý, sử dụng đất Van bin - 25sccsccererrxee 75 3.2.4.2 Quy định về chuyển mục đích sử dụng đất Van biỂn 2- sec 76 3.2.4.3 Quy định về yêu cầu hoạt động Van biỂằ 5 5c SE E1 tren 78 3.2.4.4 Thiết lập các quy định về giám sát, thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp

liền quan Gen hoạt động lan Dien G1 vn kg 78

3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi quy định pháp luật về hoạt động lan biển

là 4101:0157 79

PHAN KET LUẬN - 6S 1E 1E 111 1 111111111111 1111 1111111111111 1x11 gy 87 DANH MỤC TAI LIEU THAM KHAO 2-2 SE S*E£EE+E£EEEEEEEEEEEerkrrerkere 89 PHU LUC 1: PHIẾU KHAO SAT VA KET QUA XU LÝ 5-55 5< se: 93 PHIEU KHAO SAT: MỨC ĐỘ NHAN THUC VE HOAT ĐỘNG LAN BIEN VA PHAP LUAT VE HOAT ĐỘNG LAN BIỂN - 25 c2 E2 212212121 93 KET QUÁ XU LÝ PHIẾU KHẢO SÁTT 2+t+E+EEESE2E+EEEEEEEEEESEEEEEErkrksrerrrees 98

Trang 5

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, hoạt động lắn biển đã và đang diễn ra ở nhiều nước trên thế giới với quy mô, diện tích phụ thuộc vào điều kiện địa lý và khả năng của từng quốc gia Hoạt động lấn biển được thực hiện nhằm mục đích mở rộng và phát triển quỹ đất, sử dụng làm các

khu đô thị, mở rộng các đường băng sân bay Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích thu

được từ hoạt động lan biển, thì các tác động, ảnh hưởng đến môi trường, hệ sinh thái, kinh tế xã hội cũng đang là van đề đặt ra với nhiều quốc gia Trước tình trạng đó, nhiều quốc gia trên thé giới đã đưa ra những quy định nhằm giảm thiểu tinh trạng này.

Việt Nam là một quốc gia ven biển với đường bờ bién dài trên 3.260 km, trong đó có nhiều khu vuc biển ven bờ nông, nhiều bãi bồi, rất thuận lợi cho hoạt động lấn biển Do đó, ngày càng nhiều dự án lan biển được ra đời ở nhiều địa phương trên cả nước Lan biển trở thành một hướng mở tích cực cho các đô thị, khu vực ven biển, khang định hướng phát triển cần thiết cho tương lai Đây không chỉ là giải pháp mở rộng quỹ đất, phát triển kinh tế - xã hội mà còn là giải pháp chủ động ứng phó với tình trạng xói lở bờ biển, nước biển dâng Bên cạnh đó, hoạt động lẫn biển cũng mang đến những ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái, quy hoạch hạ tầng, sinh kế của người dân và cả trên lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng" Do đó, hoạt động lắn biển cần được quan lý, kiểm soát chặt chẽ từ phía cơ quan Nhà nước.

Tuy nhiên, hiện nay hoạt động lấn biển được quy định rải rác trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như: Pháp luật đất đai có quy định nguyên tắc khuyến khích khai hoang, lan biến; Pháp luật Dau tư quy định thâm quyền quyết định chủ trương đầu tư liên quan đến rừng phòng hộ lan biến; Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo quy định việc khai hoang, lan biển trong phạm vi hành lang bảo vệ bờ bién, và mới đây nhất là nghị định số 11/2021/NĐ-CP về giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển đã có quy định về thời hạn giao khu vực biển

đê lân biên được xem xét trên cơ sở kê hoạch lân biên của dự án đâu tư đã được phê* http://vasi.gov.vn/Pages/cap-thiet-xay-dung-quy-dinh-quan-ly-hoat-dong-lan-bien-f499.aspx, “Cấp thiết xây dựng

quy định quản lý hoạt động lấn biển”, truy cập ngày 3/12/2021

Trang 6

được tiếp tục sử dụng diện tích đất hình thành sau khi lẫn biển theo quy định của pháp luật đất đai Như vậy, pháp luật hiện hành của nước ta chỉ đề cập tới vấn đề lẫn biển và quy định giao khu vực biển dé thực hiện lấn biển mà chưa có văn bản quy phạm nào quy định cụ thé, rõ ràng về quản lý, kiểm soát hoạt động lan biên, chế độ quản lý, sử dụng đất lan biển Điều này khiến cho hoạt động lấn biển trên thực tế tại nhiều địa phương gặp khó khăn, vướng mắc” Do đó, việc tìm hiểu, nghiên cứu kinh nghiệm pháp luật của các quốc gia trên thế giới về hoạt động lấn biển dé xây dựng khung pháp lý cho Việt Nam là vô cùng cần thiết.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Hiện nay, “lan biển” là một dé tài mới, do vậy không có nhiều công trình nghiên cứu về van dé này Tuy nhiên có thé ké đến một số công trình nghiên cứu có liên quan đến hoạt động lẫn biển như sau:

2.1 Một số công trình nghiên cứu trong nước

2.1.1 Báo cáo đánh giá thực trạng các vẫn đề liên quan đến đề nghị xây dựng Nghị định quy định về lan biển của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Báo cáo đã nêu ra hiện trạng lẫn biển tại Việt Nam và hệ thống các văn bản, chính sách, pháp luật liên quan tới hoạt động lấn biên; đánh giá các van đề liên quan đến dé nghị xây dựng Nghị định về lan biển và từ đó đưa ra một số kiến nghị Hoạt động lấn biển mang lại nhiều tiềm năng và lợi ích và trong thời gian tới có xu hướng gia tăng Tuy nhiên hoạt động này nếu không được quản lý, kiểm soát tốt sẽ có tác động rất lớn tới môi trường, hệ sinh thái, sinh kế của người dân ven biển, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước và lâu dài đặt ra yêu cầu phải tăng cường công tác quản lý của nhà nước đối với hoạt động lẫn biển, kiểm soát chặt chẽ các dự án có hoạt động lẫn biến Trong đó, vấn đề quan trọng là cần phải quy định rõ trách nhiệm, phân công, phân định nhiệm vụ, quyền han của các cấp, các ngành trong quan lý hoạt động lấn biến; quy định các yêu cầu đối với hoạt động lan biển; việc xem xét, quyết định cho phép thực hiện các hoạt động lan

* http://vasi.gov.vn/Pages/cap-thiet-xay-dung-quy-dinh-quan-ly-hoat-dong-lan-bien-f499.aspx, “Cấp thiết xây

dựng quy định quản lý hoạt động lấn biển”, sđd.

Trang 7

thanh tra, kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động lấn biển.

2.1.2.Bài viết “Kiểm soát chặt chẽ những van đề môi trường của các dự án lan biển” của tác giả Nguyễn Song Tùng, tạp chí Nghiên cứu Địa lý nhân văn, số 2 (33) năm

Tac gia đã đưa ra một số kinh nghiệm nhằm bảo vệ môi trường của các dự án lẫn biên trên thé giới và đánh giá hiện trạng các dự án lấn biển tại Việt Nam, những tác động môi trường từ các dự án này từ đó đưa ra một số kiến nghị Nhiều quốc gia trên thế giới cũng như tại Việt Nam thì đã và đang diễn ra hoạt động lấn biến, đây được xem là giải pháp phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh dân số gia tăng, các nguồn lực cho phát

triển giảm, đặc biệt là quỹ đất ngày càng hạn hẹp Tại Việt Nam, nhiều dự án lấn biến

được thực hiện ở các tỉnh thành phố ven biên Lan biên hiện đã trở thành hướng phát triển tích cực và cần thiết cho tương lai Tuy nhiên, hoạt động này cũng có nguy cơ tạo ra nhiều hệ lụy như: Làm thay đôi điều kiện tự nhiên, địa hình, cảnh quan; thay đôi chế độ thủy động lực, thay đôi dòng chảy ven bờ; tác động đến hệ sinh thái, đa dang sinh học va tài nguyên biên cũng như các vấn dé xã hội khác Vì vậy, việc dam bảo kiểm soát chặt chẽ các van đề môi trường là yêu cầu bắt buộc đối với các dự án cải tạo biển nhằm hướng tới sự phát biển biển vững.

2.1.3 Bài viết “Kinh nghiệm quốc tế trong quản lý các hoạt động lẫn biển”, trên

chuyên trong chính sách, phap luật tài nguyén và moi trường.

Bài viết nêu lên thực trạng lấn biển tại một số quốc gia trên thế giới như Hà Lan,

Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, và quy định pháp luật của các quốc gia nay đối với

hoạt động lan biên Hoạt động lan biển có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Với những tiềm năng và lợi ích mà hoạt động lấn biển mang lại thì trong thời gian tới hoạt động này sẽ có xu hướng gia tăng nhất là các dự án đầu tư bất động sản, cảng biển, du lịch Tuy nhiên, bên cạnh các lợi ích thu được, hoạt động này cần phải có sự quản lý, kiểm soát chặt chẽ dé giảm thiểu các tác động đến môi trường, hệ sinh thái, sinh kế của người dân ven biển, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước Do

đó, cân phải xây dựng pháp luật đê kiêm soát các vân đê vé hoạt động lan biên.

Trang 8

điện tw Dang cộng sản Việt Nam.

gay 28/5/2021, Bộ Tài nguyên và Môi trường tô chức Hội thảo trực tuyến “Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế và tham vấn dự thảo quy định hoạt động lấn biển” Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, lan biên là hoạt động phat sinh trên thực tế tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới Tuy nhiên, về góc độ pháp lý, hiện Việt Nam chưa có các quy định cụ thé dé quan lý và kiểm soát hoạt động lan biển Việc xây dựng Nghị định hoạt động lan biển là hết sức cần thiết, sẽ tạo hành lang pháp lý toàn diện, cụ thé dé quản lý, kiểm soát hoạt động này; đồng thời, tháo gỡ các vướng mắc trong thực hiện các dự án đầu tư lấn biển.

2.1.5 Bài viét “Lắn biến - Hướng mở cho các đô thị”, tác giả L Hanh, Theo Báo điện

tử Phap luật Việt Nam.

Bài viết chỉ ra lắn biển đã và đang trở thành một hướng mở tích cực cho các đô thị, khu vực ven biển, khang định một hướng phát triển cần thiết cho tương lai Đây không chỉ là giải pháp mở rộng quỹ đất, phát triển kinh tế - xã hội mà cong là giải pháp chủ động ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu Tuy nhiên lấn biển là công việc phức tạp, các công trình lan biển đòi hỏi nhiều van dé kỹ thuật cần phải giải quyết, do đó, hoạt động lẫn biến phải được xem xét, đánh giá kỹ lưỡng về điều kiện tự nhiên; mức độ, tốc độ xói lở, bồi tự bờ biển; quá trình, yếu tố động lực vùng bờ, dòng chảy; xu thế biến đổi bờ biến, địa hình đáy biên khu vực lan biên; các van dé về tài nguyên và môi trường; các tác động đến bờ biển, đến dân sinh, kinh tế, môi trường: giải pháp phòng chống xói lở, bồi tụ bờ biển quanh khu vực lấn bién

2.1.6 Bài viết “Đề xuất quy định chặt các hoạt động lẫn biển làm dự án”, tác giả Thế

Kha, bao Dan tri.

Bên cạnh các lợi ich, hoạt động lan biển cũng có nhiều van đề cần quan tâm, giải quyết và nếu không được quản lý, kiểm soát sẽ có tác động xấu đến môi trường sinh thái, chỗ ở, sinh kế của người dân Bài viết cũng chỉ ra các bất cập của pháp luật hiện hành về quản lý, kiêm soát hoạt động lắn biến.

2.1.7 Bài viết “Đẹp giàu nhờ lan biển - kinh nghiệm thế giới và bài hoc cho Việt

Trang 9

Đề đánh thức “mặt tiền Biển Đông”, một trong những việc cần làm là khai thác tối đa thế mạnh các vùng bờ biến, ven biến Trong đó, việc lựa chọn lẫn biển ở một số khu vực khả thi để thành thành các khu đô thị, khu kinh tế biển sầm uất là cách làm hiệu quả đã được nhiều nước trên thế giới thực hiện Bài viết đã đưa ra một số công trình lan biển nôi tiếng trên thé giới và từ đó rút ra kinh nghiệm cho các dự án lẫn biển tại Việt Nam 2.1.8 Bài viết “Hoạt động lan biển và tác động sinh thái ven bờ trên thé giới và Việt Nam” của tác giả Dư Văn Toán, báo Môi Trường, số 2 năm 2016.

Bài viết đề cập đến vấn dé lấn biến, tác động của lan biển vùng ven bờ trên thé giới và Việt Nam, cụ thé, bài báo nghiên cứu tác động của lấn biển của Hàn Quốc, Singapo, Hongkong, Ai Cap Va tại Việt Nam, hoạt động khai khan đất dai bắt đầu từ thời đại phong kiến nhà Trần (Trần Nhân Tông - 1248), đặc biệt là thời nhà Nguyễn, Nguyễn Công Trứ (1830) đã lấy địa bàn cấp huyện làm quy hoạch khai hoang và lấy thủy lợi làm căn cứ t6 chức quy hoạch ruộng đất Sau khi thống nhất đất nước, việc lắn biên, khai thác các bãi bồi và bảo vệ dat dai, chồng xói lở bờ biển mới được chú trọng đặc biệt Các cuộc khảo sát nghiên cứu biển - cửa sông được tiến hành thường xuyên va đã thu được những kết quả nhất định, góp phần khai thác có hiệu quả một số dạng tài nguyên và bảo vệ môi trường dai đất ven biển của một số vùng Nhưng do hạn chế về mục tiêu và nội dung đặt ra nên chưa có những nghiên cứu chỉ tiết về những quá trình, yếu tổ động lực vùng bom quy luật phát triển các bãi bồi ven biển cửa sông, các van đề về tài nguyên và môi trường, Do đó, bài viết đã đề xuất các giải pháp dé phát triển bền vững vùng biển

ven bờ tại Việt Nam.

2.1.9 Báo cáo “Hoạt động lan biển ảnh hướng đến cảnh quan vùng ven bờ tinh Khánh Hoa”, của tác giả Phạm Văn Thom, Phạm Bá Trung, Tran Văn Bình, Kỷ yếu Hội nghị Quốc tế “Biển Đông 2012”.

Báo cáo trình bày các ảnh hưởng của quá trình lắn biên ảnh hưởng đến cảnh quan vùng ven bờ tỉnh Khánh Hòa Kết quả nghiên cứu cho thấy quá trình lấn biển đã: Làm thay đổi cảnh quan chung của toàn vùng biển hoặc cảnh quan của từng đoạn bờ; Lam mat

vĩnh viễn các nét đặc trưng của địa hình đáy biển; Làm mắt vĩnh viễn diện tích biên Điều

Trang 10

Triều vì trong những trường hợp này diện tích mặt nước có vai trò lớn trong việc quyết định sức chịu tải (và có thé cả nguồn lợi thủy sản); Lam thay đổi chế độ động lực, gây 6 nhiễm môi trường; Làm mất đi các nơi cư trú của sinh vật biển và giảm đa dạng sinh học 2.2 Một số công trình nghiên cứu nước ngoài

2.2.1 Bài viết “The necessity of Sea Backfilling in Gaza Strip as a problem solving for

Urban Expansion” của các tac gia Mohamed A El-Kahlout, Abdelkareem H Mohsen.

Bài viết nói về sự cần thiết của việc lan biển ở Dai Gaza một van dé giải quyết cho việc mở rộng đô thị Nghiên cứu đã chỉ ra rằng dải Gaza đang phải đối mặt với nhiều vấn đề và thách thức do tăng trưởng dân số cao với diện tích hạn chế để mở rộng đô thị, các hoạt động chiếm đóng của Israel như bao vây và vùng đệm biên giới Vì những lý do này, việc mở rộng đo thị thông qua việc lấn biển ở Địa Trung Hải là rất cần thiết Bài viết cũng đưa ra mô hình đô thị hóa lấp biển của một số quốc gia trên thé giới.

2.2.2 Bài viết “The Dubai Palms: Construction and Environmental Consequences”

cua Ethan Poole, S.M.ASCE.

rong nỗ lực để tạo ra du lịch, Dubai, UAE, đã tạo ra một số công trình kiến trúc ấn tượng Năm hòn đảo nhân tạo đang được cải tạo từ Vịnh Ba Tư - một trong số đó, Palm Jumeirah, có hình dạng giống cây chà là Tuy nhiên, khi nghiên cứu dự án, rõ ràng UAE đã quá gấp rút xây dựng các hòn đảo đến mức không tiến hành quy hoạch thích hợp và các nghiên cứu về môi trường, dẫn đến việc phá hủy hệ sinh thái của Vịnh Ba Tư Bài viết nêu lên một số tác động môi trường chính xảy ra do kết quả của dự án Palm

3 Mục dich và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là tìm hiểu các van dé lý luận về hoạt động lấn biển; nghiên cứu thực tiễn cho việc xây dựng khung pháp lý về hoạt động lan biển nhằm đề xuất những giải pháp xây dựng khung pháp lý về hoạt động lấn biển tại Việt

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 11

cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và sự cần thiết của việc cần phải xây dựng khu pháp lý về hoạt động lắn biển Thực hiện phân tích, đánh giá thực trạng khung pháp lý về lấn biển Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt động lấn biển và các giải pháp bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả triển khai quy định pháp luật về hoạt động lan biển ở Việt Nam.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng của việc nghiên cứu đề tài là khung pháp lý về hoạt động lấn biển ở Việt Nam Trong đó, đối tượng quản lý hoạt động lấn biển là cơ quan nhà nước có thâm

quyền, đối tượng chịu sự quản lý trực tiếp là nhóm tổ chức, cá nhân thực hiện dự án lan

biển Đây là cơ sở nghiên cứu quan trọng dé từ đó đề xuất những kiến nghị nhằm xây dựng khung pháp lý về hoạt động lấn biển; trên cơ sở đó sẽ có những cơ chế, phương pháp để những kiến nghị này thực thi hiệu quả nhất trong thực tiễn.

4.2 Pham vi nghiên cứu

Trong phạm vi bài nghiên cứu khoa học, nhóm tác giả tập trung nghiên cứu một số vấn đề sau:

- _ Những van đề lý luận về hoạt động lan biên và xây dựng khung pháp lý về lan biển; - Thue trạng hoạt động lấn biển và thực tiễn quy định pháp luật về hoạt động lắn biển

tại Việt Nam;

- _ Một số giải pháp xây dựng khung pháp về hoạt động lẫn biển ở Việt Nam.

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phung pháp luận nghiên cứu của đề tài

Dé làm rõ các van đề nghiên cứu, phương pháp luận được dùng chung cho nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là chủ nghĩa Mác Lênin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, Tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng về nền kinh tế thị trường, chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, là kim chỉ nam nghiên cứu của đề tài.

5.2 Cac phương pháp nghiên cứu cụ thé của đề tài

Trang 12

nhóm còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản

- Phương pháp điều tra băng phiếu khảo sát

- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học - Phương pháp phân tích và tổng hợp,

- Phương pháp thống kê

- Phương pháp so sánh - Phương pháp diễn giải

- Phương pháp hệ thong hóa

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Đề tài “Xây dựng khung pháp lý về hoạt động lấn biển ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu có tính mới, tính thời sự, mang tính khoa học pháp lý cao Từ đó, đề tài có ý nghĩa rất lớn trong việc đóng góp các nội dung pháp lý về hoạt động lắn bién- một van dé còn mới mẻ và chưa được luật hóa ở Việt Nam Đồng thời, đề tài cũng là một nguồn tài

liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau này.

Về mặt thực tiễn, đề tài “Xây dựng khung pháp lý về hoạt động lấn biển ở Việt Nam” sẽ bao gồm các nội dung đánh giá, thống kê, tổng hợp các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động lan biên; chỉ ra những thành tựu, hạn chế trong xây dựng khung pháp lý về hoạt động này Đồng thời, đề tài cũng đưa ra những đề xuất kiến nghị để hoàn thiện nội dung quy định pháp luật về lắn biển, đề xuất phương hướng nâng cao hiệu quả thi hành, áp dụng các quy định trên thực tế bằng những phương thức cụ thê

7 Kết cau của dé tài

Công trình nghiên cứu khoa học gồm trang, hình ảnh, biểu dé, 02 phụ lục Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục viết tắt, danh mục bảng và biéu đồ, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, dé tai được kết cấu thành 3 mục như sau:

Chương 1: Một số van đề lý luận và pháp lý về hoạt động lấn biên.

Chương 2: Pháp luật về hoạt động lắn biển và những vấn đề phát sinh trên thực tiễn Chương 3: Bài học từ kinh nghiệm quốc tế và một số kiến nghị cho Việt Nam trong xây

Trang 14

PHẢN NỘI DUNG

CHUONG 1: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VÀ PHÁP LY VE HOẠT ĐỘNG LAN

BIEN 1.1 Hoạt động lan biển

1.1.1 Khái niệm hoạt động lan biển

Có thể nói, “lắn biển” là một khái niệm còn khá mới và chưa được nhắc đến nhiều ở Việt Nam Hoạt động này được hiểu là việc dung một diện tích biển dé thay thế thành đất liền và sử dụng với các mục đích khác nhau.

Trong lịch sử thế giới, Hà Lan là quốc gia có lịch sử lấn biển lâu đời nhất (từ thế kỷ 14) xuất phát từ thực tế có đến trên 1/3 diện tích lãnh thé năm dưới mực nước bién trung bình, khoảng 65% diện tích nằm dưới mực nước triều cao Gần với Việt Nam, Trung Quốc hiện đang là quốc gia đứng đầu trong danh sách lan biển dé mở rộng và phát triển cảng biên với diện tích lan biển vùng cửa sông Dương Tử thuộc Thượng Hải là 400 km2, cảng Thiên Tân thuộc vịnh Bột Hải với 365 km2 và Đường Sơn (thành phố công

nghiệp ven biển cấp tỉnh thuộc Hồ Bắc) với 275 km2 Bên cạnh đó, lan biển cũng là một

hoạt động xảy ra ở nhiều quốc gia khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand Khái niệm “lan biển” cũng đã được đề cập tới trong một số nghiên cứu nước ngoài, tuy nhiên con số này là không đáng ké Theo nghiên cứu trên một tờ thông tin của Úc : “Lan biển được hiểu là sự xâm lan để thay đổi đất đai, bằng việc xâm nhập thực té của một cau trúc hoặc vật dụng vào một vùng biển Lan biển hướng tới mục đích mở rộng quỹ dat”.

Hoạt động lẫn biển có tính phức tạp hơn so với các hoạt động lấp, lẫn sông, ao, hồ thường xảy ra trong đời sống xã hội bởi lắn biển còn liên quan đến các van đề về ranh rới quốc gia, mức độ nghiêm trong hơn về môi trường và các van đề khác liên quan đến công tác dự báo và phòng chống các tác động từ biên Dé thực hiện hoạt động này, người ta cần dùng đến nhiều phương thức kỹ thuật, công nghệ tiên tiến.

Trước đây, hoạt động lan biển thường được người Việt nhắc tới với cụm từ “khai hoang lan biển” từ xa xưa, khi con người bat đầu tiến ra biển và biết tận dụng triệt dé

nguôn lợi vô giá có từ biên cả Trong lịch sử, hoạt động khai hoang lân biên đã được ông

Trang 15

cha ta tiễn hành rất sớm, từ thời đại phong kiến nhà Trần (Trần Nhân Tông - 1248), nhưng diễn ra mạnh mẽ, quy mô lớn từ thế kỷ 15 Vào thế kỷ 15, nhà Lê đã khuyến khích các công trình khai hoang, lan biển và nhờ đó đã lập ra nhiều làng mới ven biên các tỉnh

Quảng Ninh, Nam Định, Thái Bình (ngày nay); đặc biệt là thời nhà Nguyễn, khai hoang,

lấn biển đã trở thành quốc sách, có ngành quan “danh điền sứ” trông coi.

Sau năm 1954, Nhà nước ta đã chủ trương tiễn hành khai hoang xây dựng các vùng kinh tế - dân cư mới Nghị quyết Hội nghị trung ương lần thứ 5 (khóa III) tháng 7/1961 đã nêu “Phải tận dụng những đất còn bỏ hoang, bỏ hóa, những bãi bồi ven sông, ven biển” Dé quản lý việc này, Chính phủ đã thành lập Cục Khai hoang nhân dân thuộc Bộ Nông trường: sau đó là Tổng cục Khai hoang trực thuộc Hội đồng Chính phủ (từ tháng 02 năm 1963), chịu trách nhiệm về hoạch định kế hoạch và tô chức khai hoang Cũng trong năm 1963, Chính phủ đã thành lập và quy định cu thé về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy khai hoang của địa phương Sau khi thống nhất đất nước (1975), việc lan biên, khai thác các bãi bồi và bảo vệ dat đai, chống xói lở bờ biển càng được chú

trọng đặc biệt.

Đến ngày nay, hoạt động lấn biển đã được tiên tiến hóa, hướng đến các mục đích nhất định Tuy nhiên, trong lĩnh vực khoa học nghiên cứu ở Việt Nam, khái niệm về “lan biển” vẫn còn mới mẻ và chưa được nghiên cứu một cách tường tận nhất Theo kết quả khảo sát thu được trong quá trình thực hiện đề tài này, khái niệm về lan biên được một số cá nhân dang học tập va làm việc liên quan đến lĩnh vực pháp luật đưa ra như sau: “Lan biển là hoạt động sử dụng dat trên mặt biển vào nhiễu mục dich khác nhau, làm mắt di một diện tích biển nhất định” hay “lấn biển là hoạt động sử dụng kỹ thuật dé tác động đến vung biển nhằm đất liền hóa và thực hiện vào một số mục dich về kinh tế, xã hội, du lich, ” Nhìn chung, các cách hiểu trên đã phan nào nói lên ban chất của lấn biên nhưng chưa tường tận và đầy đủ.

Xét về mặt ngữ nghĩa, theo Từ điển Tiếng Việt:

“Lan” là một động từ chỉ hành động nhằm mở rộng phạm vi, chiếm dần sang vị trí

của cái khác.

Trang 16

“Biển” là một vùng nước rộng lớn nối liền các đại dương, hoặc là các hồ chứa

nước mặn mà không có đường thông ra đại dương một cách tự nhiên.

Nếu hiểu một cách đơn giản thì lan biển là hoạt động mở rộng phạm vi đất liền bang cách chiếm một diện tích biển nhất định Phương thức thực hiện lan biển có thé là một số hoạt động như san lấp, đào, hút nhằm tác động lên bề mặt biển bằng các phương tiện kỹ thuật, công cụ, vật liệu như máy móc, ống dẫn, đất, sỏi, đá Mục tiêu gần nhất mà hoạt động lần biên muốn đạt được là đất hóa một phạm vi biển.

Mới đây, dự thảo Nghị định quy định hoạt động lấn biển ban hành đã đưa ra định nghĩa về lan biên như sau:

Lấn biểnlà việc sử dụng dat, đá và vật liệu khác dé san, lap biển từ đường mực nước triều thấp trung bình nhiều năm trở ra đến hết vùng biển Việt Nam nhằm tạo mặt bằng quỹ dat dé sử dụng cho các mục dich phát triển kinh tế - xã hội; mặt bằng quỹ đất lan biển được quan lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về dat dai

Có thé thấy, định nghĩa trên đã nêu được bản chất của hoạt động lan biển Trong đó, định nghĩa đề cập đến các vật liệu được sử dụng dé lap bién bao gom đất đá và các

vật liệu khác được nhà nước cho phép, và cũng quy định rõ rang vi trí địa lý, ranh giới

được lan biển là từ đường mực nước triều thấp trung bình nhiều năm trở ra đến hết vùng biển Việt Nam, và việc lan biển được thực hiện nhằm mục đích phát triển kinh tế - xã hội, quỹ đất lẫn biển sau đó sẽ được quan ly và sử dung theo quy định của pháp luật về đất đai Việc quy định cụ thê vật liệu, vị trí và pháp luật điều chỉnh giúp cho các chủ thể của hoạt động lan biển dé dàng thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Tuy nhiên, nếu xem xét một cách toàn diện có thé thay định nghĩa về lan biển được nêu trên còn nhiều thiếu sót và cần bổ sung như sau:

¢ Lấn biển trước tiên cần được định nghĩa là một hoạt động cụ thể (hoạt động của tô chức, cá nhân, một nhóm người hoặc cộng đồng người ) và hoạt động này phải được co quan nhà nước có thầm quyền cho phép, thực hiện trên cơ sở pháp luật.

e Viéc mô tả tính kỹ thuật của hoạt động lan biển “/a việc sử dụng dat, đá và vật liệu khác dé san, lap biển ” sẽ không đảm bảo tính khoa học và tính thích ứng cao, nhất là trong thời đại phát triển thăng hoa của của khoa học kỹ thuật ngày nay và sự phát

Trang 17

triển của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 Hơn nữa, ở khía cạnh logic của van dé cho thấy, khái niệm cần phải đảm bảo tính chính xác, chặt chẽ nhưng bao quát vấn đề.

Việc mô tả các nguyên vật liệu, sau đó sử dụng cụm từ “vat liệu khác” là không rõ

ràng, khiến nhiều người lầm tưởng vật liệu khác là bat kỳ vật liệu nào có thé sử dụng

được Và nếu như vậy thì việc mô tả vật liệu băng đất, băng da được mô tả trước đó sẽ

không còn ý nghĩa.

e Việc xác định mục đích của hoạt động lần biển là nhăm phát triển kinh tế - xã hội là giới hạn hơn so với vai trò và tác động tích cực của hoạt động lấn biển Trên thực té, các dự án lấn biển đã thực hiện còn phát huy nhiều tác dụng hơn như: bảo đảm an ninh- quốc phòng, kiểm soát dòng chảy, chống tình trạng xâm thực, bảo vệ môi

trường trường và làm đẹp cảnh quan

Như vậy, từ những phân tích trên, nhóm nghiên cứu có thé đưa ra một khái niệm đầy đủ hơn về lan biển như sau:

Lan biển là hoạt động sử dung các phương thức kỹ thuật được cơ quan nhà nước có thẩm quyên cho phép dé san, lap biển từ đường mực nước triều thấp trung bình nhiễu năm trở ra đến hết vùng biển Việt Nam nhằm tạo mặt bằng quỹ đất để sử dụng cho các mục dich nhất định; mặt bằng quỹ đất lan biển được quản ly, sử dung theo quy định của pháp luật về đất đai

1.1.2 Mục đích và nghĩa của hoạt động lan biến

Theo xu thế chung của thế giới, khu vực ven biển sẽ là trung tâm cho sự phát triển trong tương lai với sự gia tăng dân số, mở rộng các ngành công nghiệp, du lịch và quá trình đô thị hóa của nhiều quốc gia ven bién Voi Viét Nam, ngoài hướng đến mục tiêu phát triển kinh té- xã hội, lan biển cũng được coi là một giải pháp dé giải quyết nhiều van dé khác, mang lại nhiều ý nghĩa cho đất nước Như vậy, có thé thấy thực hiện hoạt động lấn biển mang lại một số ý nghĩa như sau:

Thứ nhất, mở rộng quỹ đất

Dân số luôn tăng qua từng năm nhưng diện tích đất sử dụng thì lại không tăng

thêm, dẫn đến không có đất ở, ở các đô thị thì quá tải về các dịch vụ, cơ sở hạ tầng,

Quỹ dat sử dụng ngày càng ít, trong khi dân số tăng nhanh, nên diện tích đất bình quân

Trang 18

trên đầu người đầu người ngày càng giảm Trước tình trạng đất chật, người đông, giá đất ở các khu đô thị cao ngất ngưởng, nhiều địa phương ven biển ở Việt Nam đang chọn cách xây dựng các khu đô thị lan ra biển dé mở rộng quỹ đất Hiện nay, việc thực hiện các hoạt động lấn biển đã tạo cơ hội lớn mở rộng quỹ đất, phát triển quy hoạch ha tang, sinh kế của người dân đảm bảo công bằng xã hội

Thực hiện việc lan biên dé mở rộng diện tích đất ở là một trong những giải pháp phù hợp, việc lan biển làm tăng hàng trăm hecta đất, đáp ứng nhu cầu về đất ở, đất lấn biên vừa lam giảm áp lực về diện tích đất ở, vừa đảm bảo cho sự sản xuất nông nghiệp, giải quyết được vấn đề cuộc sống khó khăn, tạo quỹ đất phục vụ các mục tiêu công ích, chính sách xã hội, điều tiết thị trường đất đai và hỗ trợ tái định cư Điều này hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển tổng thể không gian kiến trúc của tỉnh nói chung và khu vực nói riêng đa dạng hóa nhu cầu nhà ở.

Bên cạnh khai thác được những lợi thế, tiềm năng mà biển cả mang lại, hoạt động lấn biển còn là cơ hội để biến nhiều vùng biển hoang sơ, “những vùng biển chết” trở thành những vùng đất mới, vùng biển mới, hứa hẹn mang lại cơ hội mới, những giá trị

mới con n8ười.

Thứ: hai, tận dụng tiềm năng của biển để thúc đấy phát triển kinh tế.

Đất lan biển sau khi được san lap mặt băng xong sẽ được sử dụng trong xây dựng các dự án khu công nghiệp, công trình du lịch và khu dân cư cao cấp Từ đó, góp phần đây nhanh tốc độ đô thị hóa, tạo thành các trung tâm kinh tế biên mạnh, tạo thế tiến ra biển, gắn với phát triển đa dạng các ngành dịch vụ, nhất là các ngành có giá trị gia tăng cao như du lịch, dich vụ dầu khí, vận tải, Đồng thời, hoạt động lấn biển cũng thúc day sự phát triển kinh tế, tạo ra mức đóng góp GDP cho vùng nói chung và cả nước nói riêng Các trung tâm kinh tế, khu công nghiệp sau khi mọc lên sẽ góp phần phát huy bền vững nguồn lực, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đây một số ngành phát triển góp phần tăng

thu ngân sách.

Hoạt động lan biển nếu được triển khai thành công sẽ tạo nên không gian mới phong phú và đa dạng hơn, Nhà nước hiện thực hóa được nhiều mục tiêu và ý tưởng cho phát triển kinh tế xã hội, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên dat, tài nguyên biển Cũng

Trang 19

chính thông qua hoạt động lan biên, sẽ là cơ hội dé thu hút nhiều nhà đầu tư, nhiều doanh nghiệp có khả năng và tiềm lực tài chính lớn trong nước và nước ngoài đầu tư, góp phần tạo nên diện mạo mới cho kinh tế biên.

Thứ ba, nâng cao chất lượng đời séng- xã hội

Lan biển còn là phương án góp phan giải quyết được van đề việc làm cho người lao động, từng bước nâng cao đời song dan cư, tạo ra diện mạo mới cho địa phương, thúc đây quá trình đô thị hóa ở vùng dat lan biển.

Các dự án công trình du lịch trên đất lấn biển được xây dựng xong sẽ thúc đây hoạt động du lịch của vùng phát triển mạnh, thu hút lượng khách trong và ngoài nước đến tham quan Tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành kinh tế, văn hóa xã hội, thu hút lực lượng lao động trực tiếp, tăng thu nhập cho người dân, góp phần quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo Đồng thời ngoài việc tăng thu nhập cho địa phương, phát triển du lịch còn có vai trò nâng cao dân trí nhờ sự mở rộng giao tiếp của người dân với khách du lịch Du lịch phát triển góp phần gìn giữ và làm tăng các giá trị cảnh quan, các di tích, các giá trị văn hóa của tỉnh trên trường quốc tế Như vậy, lắn biển sẽ góp phần phát triển sôi động có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đây là một trong

những lợi ích quan trọng, phù hợp với chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước.

Những khu dân cư cao cấp được xây dựng trên công trình lan biển sẽ góp phan đáp ứng nhu cầu cuộc sống ngày càng cao của con người, nhất là những khu dân cư xanh - sạch - đẹp sẽ tạo mối quan hệ bền vững giữa con người và môi trường đưới sự tác động của việc sử dụng các nguồn lực trong không gian sống cho nhu cầu cuộc sống, giúp ích cho việc phân tích mật độ dân SỐ, Sự mở rộng đô thị, và biết được các số liệu về dân số nông thôn và thành thị Với lợi thế nước ta có bờ biển dài, việc mở rộng quỹ đất bằng cách lan biển sẽ phát huy nhiều tiềm năng về kinh tế biển, xây dựng các dự án hạ tang các cụm, khu công nghiệp đã quy hoạch, các dịch vụ du lich, sẽ tạo điều kiện thuận lợi dé thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, việc thu hút đầu tư là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế.Rút ngăn khoảng cách các đoạn đường giao thông giao

lưu các vùng kinh tê với nhau Việc lan biên sẽ nôi liên giao thông băng đường bộ giữa

Trang 20

các vùng lân cận, góp phần phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần làm giảm đáng ké ùn tắc giao thông, tiết kiệm được thời gian đi lại.

Thứ tư, bảo vệ quốc phòng - an ninh bờ biển, biên giới biển

Từ góc độ nghiên cứu tong quan, nhiều dự án lấn biển trên thực tế còn có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ quốc phòng - an ninh Việt Nam có bờ biển dài 3,260 km, diện tích thuộc chủ quyền, quyền tài phán quốc gia bao gồm: vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa gấp hơn 3 lần lãnh thổ trên đất liền với diện tích khoảng một triệu kilomet vuông: có trên 3,000 hòn đảo ven bờ và hai quan đảo Trường Sa và Hoàng Sa nằm giữa Biển Đông: có 12 quan đảo Các vùng biên,

đảo nằm trên địa giới hành chính thuộc 28 tỉnh, 125 huyện ven biển, trong đó có 12

huyện đảo Chỉ tính riêng các hải đảo, quần đảo thì Việt Nam có hơn 1.656 km2, trong đó có 66 đảo thường xuyên có dân làm ăn sinh sống, với hơn 155.000 người Vì vậy, xây dựng công trình lấn biên ở khu vực xa bờ sẽ đáp ứng chủ trương của Bộ chính trị về phát triển kinh tế biển, đấu tranh bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển, mở rộng phạm vi đầu tư cho các ngành, các địa phương, các dự án trọng điểm nên đã đưa nhanh công trình vào sử dụng, đáp ứng những nhu cầu quan trọng, cấp bách.

Xây dựng công trình lan biển con khang định chủ quyền lãnh thé của nước ta, nhất là đối với những khu vực xa đất liền Chúng ta đầu tư xây dựng cơ sở hạ tang trên các vùng đất lấn biển tạo thế đúng ổn định, vững chắc, sẵn sàng đối phó với các tình huống phức tạp xảy ra trên biển Xây dựng hệ thông nhà ở, tường, kè chống xói lở trên các đảo thuộc quần đảo; đầu tư xây dựng các công trình trên đất lắn biển sẽ bảo đảm đời sống cho bộ đội và nhân dân ở các vùng đảo Lan biến tạo ra được vi trí địa lý để các lực lượng chuyên trách được xây dung dé từng bước thực hiện quản lý Nhà nước trên các vùng biển thông qua việc xây dựng các lực lượng và phương tiện dé chỉ huy điều hành cứu hộ, cứu nạn trên biển Lan biển sẽ phát huy tốt vai trò kinh tế đối với tăng cường quốc phòng - an ninh bảo vệ tổ quốc.

Thứ nim,lan biển có ý nghĩa trong việc thích ứng chủ động với biến doi khí

hậu.

Trang 21

Do đặc điểm về khí hậu, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu, nước biển dâng nặng nè nhất Dé đối phó với tình trạng biến đôi khí hậu cũng như hạn chế tình trạng nước biển dâng và xói lở thì hoạt động lẫn biển được đánh giá rất cao và được xem là một giải pháp chống biến đôi khí hậu “chủ động” Theo Tiến sĩ Bùi Quốc Nghĩa, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty cô phần Tư vấn Phát triển Duyên Hải: “Việc xây đô thị lan biển không chỉ lam tang quỹ đất, mà còn có thể chủ động bảo vệ phan bãi biển hiện hữu Cách lam này tốt hơn nhiễu so với chi thụ động ứng pho” Trong điều kiện thời tiết biến đổi bat thường của từng khu vực, đặc biệt là tại khu vực miền Trung, nơi thường xuyên gánh chịu những trận bão lớn và địa hình có độ dốc lớn hay ở những khu vực bờ biển có nhiều ao xoáy, bị xói lở, thì lấn biển là giải pháp bảo vệ bờ biển chủ động và hiệu quả nhất Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chạy dua theo các dự án lan biên, thực hiện lan bién dé chống xói lở này nhưng lai gây xói lở ở chỗ khác Chính vì vậy, với một dự án lấn biến, có rất nhiều yêu tô cần phải xem xét kỹ lưỡng chăng hạn như tác động của sóng biển, thủy triều, bão lũ; van dé dong chảy và xói 16; vấn đề môi trường sống, sinh sản của sinh vật biến; giải quyết chất thải đô thị: để thực hiện hoạt động lần biển thật sự có hiệu quả

1.1.3 Những tác động của hoạt động lin bién

1.1.3.1 Tác động tích cực

Hoạt động lắn biển mang lại tác động tích cực sau đây:

Thứ nhất, hoạt động lan biển góp phan mở rộng diện tích đất liền

Trong thời gian vừa qua, hoạt động lấn biển đã và đang thu hút sự quan tâm đối với nhiều nước trên thé giới cũng như ở Việt Nam, được xem là giải pháp phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh dân số gia tăng, các nguồn lực cho phát triển giảm, đặc biệt là quỹ đất ngày càng hạn hẹp Trong lịch sử nước ta đã từng chứng kiến nhiều công trình tầm cỡ, nhiều vùng đất được khai hoang từ hoạt động lấn biển Từ thời nhà Nguyễn (Nguyễn Công Trứ — năm 1830) đã lấy địa bàn cấp huyện làm quy hoạch khai hoang lấn biển (hai huyện mới là Tiền Hải và Kim Sơn) và lẫy thủy lợi làm căn cứ tổ chức quy hoạch ruộng đất Ở miền Bắc, theo thống kê từ năm 1958 đến năm 1994, chỉ tính từ Quảng Ninh đến Ninh Bình đã có 56 công trình khai hoang lẫn bién với tổng diện tích là

Trang 22

55.465 ha, trong đó bao gồm các vùng đất nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, làm muối Ở miền Nam, tại vùng vịnh Rạch Giá — Kiên Giang, năm 1997 đã xây dựng dự án lẫn biển lớn với tổng diện tích lan biển khoảng 500 ha Khu vực lấn biển này hiện đã trở thành khu dân cư, dịch vụ hiện đại nhất của thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang Hoạt động lấn biển mang lại tiềm năng to lớn dé mở rộng phát triển quỹ đất là cách làm hiệu quả đã được nhiều nước trên thế giới thực hiện Theo thống kê, diện tích Hà Lan rất nhỏ (gần 42.000km2) và dân số khoảng 17,4 triệu người cho nên đất là một tài sản vô cùng quý giá Khoảng 21% dân số Hà Lan hiện đang sinh sống trong những vùng đất “ở dưới mặt biển” ấy Phần lớn diện tích đất ở Hà Lan hiện nay đều là vùng dat lan biên Có thé đánh giá được phát triển quỹ đất từ hoạt động lắn biển dé có thể khai thác tối đa thế mạnh của vùng bờ biên, ven biên là cần thiết và phù hợp với yêu cầu phát triển mới của Việt Nam.

Thứ hai, hoạt động lan biển mang lại tác động to lớn trong việc phát triển kinh tế đất nước.

Việt Nam với lợi thế có nhiều khu vực biển ven bờ nông, nhiều bãi bồi, rất thuận lợi cho hoạt động lẫn biên Do vậy, trong những năm gần đây, có nhiều dự án lấn biển quy mô lớn đã và đang được thực hiện Theo số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường (năm 2020), cả nước có 71 khu lấn biến tại 19 tỉnh thành ven biển Những dự án tiêu biểu như dự án Nam Đình Vũ (Hải Phòng); Khu đô thi du lịch Hùng Thắng (Bãi Cháy - Quảng Ninh); là những Dự án Saigon Sunbay (Cần Gid); là những dự án lấn biển phát triển đô thị đạt hiệu quả cao về kinh tế Những dự án lấn biển đã và đang thực

hiện đã trở thành một hướng mở tích cực cho các đô thị, khu vực ven biển, khăng định

một hướng phát triển vượt trội về mặt kinh tế Không chỉ tại Việt Nam, thực tế thực hiện hoạt động lấn biển tại các quốc gia trên toàn thế giới đã cho thấy rằng việc thực hiện lan biển mang lại lợi ích to lớn trong phát triển kinh tế Theo kết qua của một số nghiên cứu, tính đến năm 2016, có 102 sân bay trên toàn thế giới được xây dựng trên mặt nước với một phần hoặc toàn phần là điện tích lẫn biên.

Thứ: ba, lan biển có tác động tích cực trong việc chủ động phòng chong biến đổi

khí hậu

Trang 23

Chủ động phòng chống biến đổi khí hậu không chỉ là nhiệm vụ được đặt riêng đối với từng quốc gia mà còn là nhiệm vụ chung của toàn cầu Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động của biến đổi khí hậu nặng nề nhất, trong đó van đề được đề cập nhiều là đại đương đang từng ngày gặm nhấm đất liền do nước biển dâng và xói lở Trước diễn biến ngày càng cực đoan của thời tiết, trong tình thế là một quốc gia có đường bờ biển dài như Việt Nam để chinh phục thiên nhiên nhằm chống chọi lại sự khắc nghiệt của thời tiết cũng như chống biến đổi khí hậu thì vấn đề được đặt ra là làm thé nào dé thực hiện nhiệm vụ chống biến đổi khí hậu va phù hop với năng lực của Việt Nam Dé ứng phó với tình trạng này, lấn biển được xem là một giải pháp chống biến đổi khí hậu chủ động, chủ động bảo vệ phan bãi biển hiện hữu Một vi dụ điển hình trong dự án lan biển chủ động ứng phó biến đổi khí hậu vùng vịnh Rạch Giá — Kiên Giang với mục tiêu để tạo ra một hồ chứa nước ngọt ở ven biển có dung tích lớn cung cấp nước cho dân sinh và các ngành kinh tế trong khu vực; hỗ trợ thoát lũ cho vùng ven biển Tây và Đồng bằng sông Cửu Long; phát triển năng lượng điện bằng gió và thủy triều; bảo vệ dân cư, kiểm soát lũ, triều cường và là phương án đối phó với biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra mạnh mẽ Thực hiện hoạt động lan biển không chỉ đáp ứng được mục đích thủy lợi, phòng - chống biến đổi khí hậu mà còn thực hiện được đa mục đích như mục tiêu mở rộng kế sinh nhai của người dân, phát triển kinh tế, tăng cường giao thông đường bộ và an ninh - quốc phòng, mở rộng hệ thống cảng biển

1.1.3.5 Tác động tiêu cực

Bên cạnh những tác động tích cực mà hoạt động lẫn biển đem lại thì thực tiễn đã chỉ ra những bat cập của hoạt động này như sau:

Thứ nhắt,hoạt động lẫn biển là một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi

trường và phá húy hệ sinh thai ở mức nghiêm trọng.

Có thé nói, ngày nay các hoạt động lấn biển càng hướng đến nhiều mục đích đa dạng hơn, ngoài phục vụ cho phát triển nông nghiệp (chủ yếu là thủy sản), nhiều hoạt động xây dựng đô thị, khu nghỉ dưỡng, khu công nghiệp ven biển lần lượt mọc lên, gây những tác động không nhỏ tới môi trường biên Tại rất nhiều khu vực có dự án lấn biển, chất thải sinh hoạt từ các khu đô thị, khu dân cư và các chất thải khác của các hoạt động

Trang 24

sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản có khả năng gây ô nhiễm trên diện rộng cùng thải ra biển, làm suy thoái môi trường và ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hệ sinh thái biển ở khu vực lân cận Ngoài ra, nhu cầu vật liệu san lấp phục vụ hoạt động lấn biển có thê dan tới tình trạng khai thác đất, cát bừa bãi, trái phép, anh hưởng,

hủy hoại môi trường nơi khác.

Van dé ô nhiễm môi trường biển với tác nhân từ dự án lấn biển đã trở thành tinh trạng chung phô biến trên thé giới Điển hình như Hàn Quốc, từ sau thập niên 70, ngành công nghiệp lẫn biển chính thức bắt đầu và trong 30 năm qua Tháng 4/2010, Hàn Quốc khánh thành công trình đê biển lớn nhất thé giới có chiều dai 33km ở Saemangeum, thuộc tỉnh Jeolla, phía bắc Hàn Quốc Tuy nhiên, theo các tổ chức bảo vệ môi trường, công

trình này sẽ gây thiệt hại cho môi trường sinh thái Khu vực ngập nước rộng lớn này là có

đa dạng sinh học rất cao Vùng đất bùn là nơi trú ân của hàng trăm ngàn loài chim sống ở vùng bùn lầy, còn các đầm nước là nơi sinh sống của khoảng 160 loài cá, các loài cua và tảo biển Các loài động vật đang bị đe dọa như chim Dé gà con, Ác là, Mong biển Saunders, chim Choắt đốm cũng sẽ mat đi một điểm dừng quan trọng trên tuyến đường di cư của mình Bên cạnh đó, lượng bê tông không lồ dùng dé xây dựng bờ sông cùng với 16 dự án đập nước trên 4 con sông này sẽ làm thay đổi dòng chảy và hủy diệt các loài

thủy sinh trên các con sông.

Thứ hai, lẫn biển có ảnh hướng tiêu cực tới đời sống của người dân ven biển Với mục đích gia tăng quỹ đất băng việc san lap một phạm vi biến, dự án lẫn biển không ảnh hưởng đến quyền sử dụng đất của người dân Tuy nhiên, ở một góc độ khác thì dự án lấn biển ít nhiều đã tác động tiêu cực đến hoạt động đánh bắt hải sản ven biển và nghề làm muối của người dân Các bãi bờ làm muối có thé bị xóa bỏ, điện tích khu

Vực nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản cũng có thể bị thu hẹp.

Thứ ba,hoạt động lan biển có thể gây cản trở giao thông đường thủy, làm thay đổi điều kiện tự nhiên, địa hình, cảnh quan.

Các công trình, hoạt động lẫn biển có thé làm thay đôi điều kiện tự nhiên, địa hình, cảnh quan; ảnh hưởng, làm thay đổi chế độ thủy động lực của khu vực, làm thay đổi dòng

chảy ven bờ, gây bôi lăng, sat lở ở khu vực lân cận và gây xói lở bờ, làm mat an toàn cho

Trang 25

chính các công trình; hoạt động lẫn biển cũng có thé gây ra tác động không nhỏ đến hệ sinh thái, đa dang sinh học và các nguồn lợi, tac động tới đời sống của người dân ven biển.

Các dự án có hoạt động lắn biên gây những tác động xấu đến hoạt động giao thông

đường thủy của tàu, thuyén; nhiều cửa bién là bến đỗ của tàu, thuyền bị khai thác, làm

phá vỡ quy hoạch về ha tang, giao thông Thực tế vừa qua cho thay, có những dự án có hoạt động lắn biển mà chủ yếu là các dự án bat động sản đã “quay” mặt biên và đường ra biển như là “của riêng”, cản trở quyên tiếp cận của người dân với biển, ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân noi đây, hạn chế tiềm năng du lịch biển.

1.2 Sự cần thiết phải xây dựng khung pháp lý về hoạt động lan biển ở Việt Nam

hiện nay

Dựa trên xu hướng chung của pháp luật quốc tế và tình hình thực tiễn trong nước, có thê thấy, pháp luật Việt Nam cần thiết phải xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động lắn biển.

1.2.1 Cơ sở pháp luật quốc tế

Trong hệ thống pháp luật quốc tế, một số nội dung liên quan đến triển khai phương thức quan lý, điều phối các hoạt động phát triển vùng bờ (trong đó có hoạt động lan biển) đã được xây dung và áp dụng từ những năm 1970 Từ đó, làm nền tang cho việc đảm bảo mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường bền vững.

Tổ chức Nông lương thé giới (FAO) là một trong những tô chức tiên phong nghiên cứu va cho xuất bản nhiều ấn phẩm có liên quan tới điều chỉnh hoạt động lấn biển như: Các khía cạnh thể chế và pháp lý về quan lý tổng hop vùng bờ trong hệ thong pháp luật quốc gia (1994); Luật quản lý tong hợp vùng bờ (2006) Trong đó, Luật quản lý tổng hợp vùng bờ đã có giá trị rất lớn về mặt pháp lý trong xây dựng cơ chế quản lý tổng hợp vùng bờ, đặc biệt là các hoạt động làm thay đổi điều kiện tự nhiên của bờ biên như lấn biển và

xây dựng các đảo nhân tạo.

Theo xu hướng pháp luật quốc tế và tình trạng hoạt động lan biển gia tăng, mang đến nhiều tác động tiêu cực, một số quốc gia đã ban hành các quy định về quản lý hoạt động lan biển trong khuôn khổ hệ thống pháp luật về quản lý tổng hợp vùng bờ như

Trang 26

Indonesia quy định trong Luật Quản lý vùng bờ và các đảo nhỏ; Trung Quốc quy định trong Luật phân vùng chức năng sử dụng biên, Luật Sử dụng biển và ban hành các van bản quản lý có liên quan; Hà Lan đã ban hành Luật Dé, đập và lan biển từ năm 1904; Singapore ban hành Luật Đường bờ (Foreshore Act) năm 1872 quy định về lẫn biển va việc sử dụng các vùng đất ngập nước và bãi bồi ven biển; các quốc gia đảo bị tác động lớn bởi biến đối khí hậu như Tuvalu ban hành Luật Lan biển và bãi bồi ven biển từ năm 1969 và Bermuda ban hành Luật Lan biển từ năm 1964; Nhật Bản ban hành Luật Lan bién các vùng nước céng.,

1.2.2 Cơ sở thực tiễn trong nước.

‹ - Điều kiện tự nhiên giáp biển

Việt Nam có chiều dai đường bờ biển trên 3.260 km với 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giáp biển (chiếm tới gần 1⁄2 điện tích và dân số của cả nước), có 136 huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (trong đó có 12 huyện đảo) và 675 xã, phường, thị tran tiếp giáp biển; men theo bờ biển Việt Nam có trên 50% số đô thị lớn của cả nước, có 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc - Trung - Nam Vùng ven biển nước ta là nơi có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, có nhiều hệ sinh thái quan trọng, tài nguyên phong phú, đa dạng, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước Bên cạnh đó, Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đông, một biển lớn, quan trọng của khu vực và thế giới Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 thì Việt Nam hiện nay không chỉ có phần lục địa tương đối nhỏ hẹp “hình chữ S” mà còn có cả vùng biên rộng lớn hơn | triệu km2, gấp hơn ba lần diện tích dat liền.

Chính ưu thé mà điều kiện tự nhiên giáp biển đem lại cho Việt Nam đã đặt ra cho Nhà nước ta van đề phải quản lý đồng bồ, toàn diện các hoạt động liên quan đến bién cả, tận dụng nguồn lợi của biển một cách chính xác, an toàn nhất Trong đó, hoạt động lan biển là một hoạt động cần thiết phải có cơ chế quản lý, thực hiện rõ rang bang phương

thức, chính sách pháp luật.

‹ Nhu cau lan biển ngày càng cao và nhiều van dé can giải quyết.

Hoạt động lấn biển ở Việt Nam vốn đã có lịch sử lâu đời, khởi điểm là thời đại phong kiến nhà Trần (Trần Nhân Tông - 1248), sau đó đến thời nhà Lê (vào thế kỷ 15)

Trang 27

nhờ các công trình khai hoang, lan biển đã lập ra nhiều làng mới ven biên các tinh Quảng

Ninh, Nam Định, Thái Bình Thời nha Nguyễn, khai hoang, lấn biển đã trở thành quốc

sách, có ngành quan “danh điền sứ” trông coi Sau năm 1954, Nhà nước ta đã chủ trương tiễn hành khai hoang xây dựng các vùng kinh tế - din cư mới Nghị quyết Hội nghị trung ương lần thứ 5 (khóa III) tháng 7/1961 đã nêu “Phải tận dụng những đất còn bỏ hoang, bỏ hóa, những bãi bồi ven sông, ven biển” Sau khi thống nhất đất nước (1975), việc lấn biển, khai thác các bãi bồi và bảo vệ dat đai, chống xói lở bờ biển càng được chú trọng đặc biệt Theo thong kê từ năm 1958-1994, tại miền Bắc đã có 56 công trình khai hoang lấn biến với tong diện tích là 55.465 ha Ở đồng băng sông Cửu Long, tại Cà Mau, diện tích đất bồi lan ra biên trung bình hang năm từ 80 - 100 m2.

Trong thời đại đổi mới, phát triển và hội nhập, hoạt động 1an biển càng được chú ý từ phía các nhà chủ đầu tư Với tâm điểm là phát triển kinh tế công nghiệp, dịch vụ và giải quyết các vấn đề từ thực trạng sự gia tăng dân số, mở rộng quỹ đất và đô thị hóa, hoạt động lắn biển dường như đã được đầu tư ở nhiều vùng biển lớn như Quảng Ninh (Hạ Long, Cẩm Phả), Hải Phòng (Cát Bà), Thanh Hóa (Sầm Sơn), Khánh Hòa (Nha Trang), Đà Nẵng, Quảng Nam (Hội An), Hồ Chí Minh (Cần Giờ)

Tuy nhiên, hoạt động này hết sức phức tạp, đặt ra nhiều yêu cầu về thủ tục hành chính, cấp phép các giấy tờ pháp lý Hơn thé nữa, hoạt động lan biển mang đến rất nhiều tác động tiêu cực như đã phân tích ở phần trên nhưng dường như chưa được kiểm soát chặt chẽ cụ thé, cơ chế quản lý dự án lấn biển cũng đặt ra nhiều bat cập, thiếu cơ sở áp

dụng Dự báo cho thấy, nếu hoạt động lan biển vẫn chưa được luật hóa sẽ dẫn tới hậu

quả nhiều trường hợp lấn biển một cách tràn lan, vô tổ chức và gây ra nhiều thiệt hại về

xã hội, môi trường

Như vậy, từ những cơ sở nêu trên đã cho thấy việc xây dựng khung pháp lý về hoạt động lan bién là hết sức cần thiết trong thời buồi ngày nay Điều này không những giúp cho Việt Nam có một hành lang pháp lý chặt chẽ dé điều chỉnh về lấn biển mà còn thê hiện tính hội nhập với pháp luật quốc tế.

1.3 Yêu cầu đặt ra trong khung pháp lý về hoạt động lan biến

1.3.1 Xác định phạm vi điều chỉnh của quy định pháp luật về hoạt động lắn bién

Trang 28

Có thê nói, việc xác định phạm vi điều chỉnh của quy định pháp luật về hoạt động lấn biển là cơ sở nền tảng để thi hành, áp dụng các quy định đó trên thực tiễn Với hoạt động lan biến, việc đặt ra quy định về phạm vi điều chỉnh cần dựa trên các yếu tố tự nhiên của vùng biển Theo đó, có thể xác định phạm vi điều chỉnh của quy định về hoạt động lấn biển là các hoạt động đồ đất, đá và vật liệu khác nhằm tạo quỹ đất xuống vùng biển trong phạm vi từ đường mép nước biên thấp nhất trung bình trong nhiều năm trở ra đến hết vùng biển Mặc khác, dựa trên những đặc thù của dòng chảy, thủy triều cũng có thé xác định phạm vi điều chỉnh của quy định lan biển trong phạm vi từ đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm trở ra đến hết vùng biển Việt Nam.

Bên cạnh đó, các nhà làm luật phải xác định rõ việc lan biển phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này Bời vì, hoạt động lan biển dưới góc độ là một chế định của pháp luật đất đai chủ yêu vì mục đích phát triển kinh tế và hướng tới điều chỉnh các mối quan hệ đất đai, quyền sử dung đất Ngoài ra, cần phân biệt rõ giữa các dấu hiệu của lấn biển và giao khu vực biển Trong trường hợp, sử dụng khu vực biển mà không phát sinh lan biển hoặc khu vực lan biển nằm ngoài ranh giới hành chính trên biển của địa phương thì thực hiện theo quy định của pháp luật về giao khu vực biến.

1.3.2 Chủ thé trong hoạt động lan bién

Lan biển là một hoạt động phức tạp đòi hỏi nhiều van đề về kỹ thuật cần phải giải quyết Do đó, hoạt động này cần phải được xem xét, đánh giá kỹ lưỡng về điều kiện tự nhiên, địa hình; các vẫn đề về tài nguyên môi trường, các biện pháp thiết kế, thi công để giảm thiểu ảnh hưởng tới môi trường, Đây là những yêu cầu không thê thiết đối với mỗi dự án lan biến Ngoài ra, mỗi dự án này đều phải tính toán đến sự hài hòa lợi ích giữa đại phương, nhà đầu tư, và người dân Nên việc đánh giá, xác định các khu vực lẫn biển cần

phải được tiễn hành toàn diện, nghiêm túc, chặt chẽ với sự tham gia của nhiều cấp, nhiều

ngành và phải được tính toán, xây dựng phương án một cách cụ thé Do đó, việc quy định chủ thể trong hoạt động lấn biển là vô cùng quan trọng để xác định các chủ thể có thâm quyền quản lý, giám sát, đánh giá, hoạt động này cũng như các chủ thé có thâm quyền

Trang 29

tiến hành, xúc tiến hoạt động lấn biển Và từ đó, cũng xác định được chủ thé có thâm quyền xử lý vi phạm về hoạt động lần biên.

Có thé nói, chủ thể trong hoạt động lẫn biển bao gồm chủ thé quan lý hoạt động lấn biển và chủ thé thực hiện hoạt động lan biên.

1:3.2.1 Chủ thể có thắm quyền quản lý trong hoạt động lan bien

Bên cạnh các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chung trong việc đặt ra các chính sách pháp luật, xây dựng nguyên tắc thi hành mọi hoạt động của đời sống xã hội, thực hiện quyền tư pháp xã hội chủ nghĩa như Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân thì hoạt động lan biển còn được đặt dưới sự quản lý, giám sát của các cơ quan có thầm quyền

chuyên trách như:

s Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng

quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và ban đồ; quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; viễn thám; quản lý nhà nước các

dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.

Như vậy, có thé thấy, Bộ Tài nguyên và Môi trường là chủ thé có thâm quyền quản lý trực tiếp đến hoạt động lấn biển Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động lan biển; cấp phép hoạt động lan biển; thanh tra, kiểm tra hoạt động lấn biển theo quy định của pháp luật.

¢ - Bộ KẾ hoạch và Dau tư

Bộ kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê, bao gồm: Tham mưu tông hợp về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công của quốc gia; cơ chế, chính sách quản lý kinh tế; đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; khu kinh tế; nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, vay von ưu đãi và viện trợ phi chính phủ nước ngoài; dau thầu; phát triển doanh nghiệp, kinh tế tập thé, hợp tác xã; thống kê; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong ngành, lĩnh

vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.

Trang 30

Đối với hoạt động 1an bién thì đây là hoạt động nhằm mục đích phát triển kinh tế - xã hội, như vậy, Bộ kế hoạch và dau tư sẽ là chủ thé có thâm quyền quản lý hoạt động lấn biển dé tham mưu chiến hược cũng như là tham mưu kế hoạch dé phát triển kinh tế xã hội.

s _ Bộ Tư pháp

Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xây dựng và thi hành pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến, giáo duc pháp luật, thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, bồ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, bồi thường nhà nước, quan lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý

nhà nước của bộ Như vậy, Bộ tư pháp là chủ thể có chức năng quản lý, giám sát cũng như thi hành, thực thi pháp luật đối với các hoạt động lắn biển tại Việt Nam

¢ Bộ Khoa học và Công nghệ

Bộ khoa học và công nghệ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý

nhà nước về khoa học và công nghệ, bao gồm: hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ, đôi mới sảng tạo; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ; sở hữu trí tuệ; tiêu chuẩn đo lường chất lượng: năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ va hạt nhân; quản lý

nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc bộ quản lý theo quy định của pháp luật.

Hoạt động lấn biển là một hoạt động có thể làm thay đôi điều kiện tự nhiên, địa hình, cảnh quan; ảnh hưởng và làm thay đôi chế độ thủy động lực của khu vực, làm thay đổi dòng chảy ven bờ, gây bồi lắng, sạt lở ở khu vực lân cận và gây xói lở bờ, làm mất an toàn cho chính các công trình; hoạt động lắn biển cũng có thé gây ra tác động không nhỏ đến hệ sinh thái, đa dạng sinh học và các nguồn lợi, tác động tới đời sống của người dân ven biển.

Do đó, Bộ khoa học và công nghệ cũng là một chủ thể quản lý để nghiên cứu, đánh giá các van đề liên quan đến hoạt động lan biên nói trên.

© - Chính quyển địa phương nơi có khu vực lan biển

Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Chính quyền địa phương tô chức và bảo đảm việc thi

Trang 31

hành Hiến pháp, pháp luật tại địa phương: quyết định các van dé của địa phương do luật định; chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên.

Hoạt động lẫn biển là một hoạt động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống cũng như hoạt động của những người dân song tại khu vực đó, do vậy, việc quy định chu thê quản lý hoạt động lắn biển là Chính quyền địa phương nơi có khu vực lấn bién là vô cùng hợp lý và quan trọng Cụ thể, cần đặc biệt nâng cao vai trò pháp lý của Uỷ ban nhân dân các cấp trong quản lý hoạt động lấn biển.

Ngoài ra, với tính phức tạp, có nhiều vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau cần giải quyết trong hoạt động lan biển nên tùy vào chức năng, nhiệm vụ mà một số cơ quan chức năng khác cũng là chủ thé quản lý trong hoạt động lẫn biển như: Bộ Xây dựng; Bộ Giao thông van tải; Bộ Công Thương; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Quốc phòng

1,3.2.2 Chủ thể thực hiện hoạt động lan biển

Chủ đầu tư có dự án lấn biển được Nhà nước cấp phép thực hiện là chủ thể của hoạt động lan biển Nhiều khu vực ven biển, hải đảo thực hiện hoạt động lan biến rất nhạy cảm, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, là khu vực trọng yếu quốc phòng, an ninh Ngoài ra, việc thực hiện hoạt động này tốn rất nhiều công sức cũng như tiền bạc Vì vậy, cần phải có các quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư dự án, đặc biệt là quy định về việc chuyên nhượng các dự có có hoạt động lan biển; quyền, nghĩa vụ của các chủ đầu tư dự án là tổ chức, cá nhân nước ngoài.

1.3.3 Nội dung cần xây dựng trong các quy định về hoạt động lan bién 1.3.3.1 Quy định về khu vực, giới han lin biển và phương án lan bién

‹ Về khu vực lan biến

Hoạt động lấn biển là hoạt động phức tạp cả trên phương diện pháp lý và về mặt thực tế Mặc dù có thé thay được những triển vọng to lớn từ hoạt động lấn biển tuy nhiên do chưa có những quy định pháp lý cụ thể điều chỉnh quản lý hoạt động này nên trong những năm qua, hoạt động lấn biển chưa mang lại hiệu quả như mong đợi, thậm chi gây tác động không nhỏ đến hệ sinh thái va làm ô nhiễm môi trường biển Do vậy, việc xây dựng quy định quản lý hoạt động 1an biên là điều cấp thiết ngay lúc này.

Trang 32

Các quy định về khu vực lấn biển được ban hành cần phải xem xét thực tế tổng hòa các yếu tố trên thực tiễn Luật Đất đai năm 2013 cũng như Nghị định hướng dẫn quy định về việc thực hiện lấn biển đã chưa cu thé hóa được quy định về khu vực được phép thực hiện hoạt động lẫn biển Khi nghiên cứu quy định về khu vực được thực hiện lan bién cần chú ý đến một số yếu tổ sau:

Thư nhat,quy định khu vực lắn biển phải được xác định cụ thể vị trí địa ly, điện tích, ranh giới, tọa độ trên nên bản đô địa hình đáy biển và phải được diéu tra, khảo sát kỹ khi lên phương án lan biển.

Thực hiện hoạt động lần biển không thể được xác định một cách chung chung mà cần được triển khai cu thể, có mục đích bởi lẽ lan biến là một trong những hoạt động mang tinh phức tạp, kéo dai, tac động đến hầu hết các lĩnh vực về kinh tế, xã hội, an ninh - quốc phòng Hiện nay, hoạt động lắn biển nói chung và quy định về việc giao khu vực lấn biển nói riêng đã được quy định rải rác trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như: Pháp luật đất đai; Pháp luật về đầu tư; Pháp luật bảo vệ môi trường; Pháp luật về lâm nghiệp; Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo quy định việc khai hoang, lấn biển Nhu vậy do anh hưởng của hoạt động lấn biển tác động lên đa dạng lĩnh vực cũng như mọi mặt của đời sông xã hội Chính vì vậy khi quy định về khu vực lấn biển cần xem xét can trọng, cân nhắc kỹ lưỡng về vị trí thực hiện lắn biên, ranh giới phạm vi thực hiện hoạt động lan biển dé đạt được hiệu quả tối đa, hạn chế nhất những tác động tiêu cực không mong muốn.

Thứ hai, quy định khu vực được thực hiện lắn biển phải đảm bảo môi trường sinh thái, quy hoạch đô thị, giao thông, an ninh quốc phòng.

Khu vực lấn biển phải bảo đảm nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo dựa trên tiếp cận hệ sinh thái; phân tích, đánh giá đầy đủ chi phí lợi ích về kinh tế, xã hội, môi trường nhằm phát triển bền vững; bảo đảm tính khoa học, chặt chẽ, cụ thể, khả thi và phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội; phù hợp với hệ thống pháp luật trong nước và các điều ước quốc tế

e Vé giới hạn lân biên

Trang 33

Giới hạn lấn biển có thé hiểu là phạm vi hay mức độ nhất định không thé hoặc không được phép vượt qua khi thực hiện hoạt động lan biên Việc giới han lắn biển có ý nghĩa rất to lớn trong việc thực hiện hoạt động quản lý và kiểm soát từ phía cơ quan nhà nước có thâm quyền cũng như giới hạn phạm vi tối đa mà các chủ đầu tư được phép thực hiện hoạt động lấn biến Không những vậy, việc giới hạn hoạt động lấn biển còn thể hiện về phạm vi cụ thê được cho phép nhằm tạo sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp

luật liên ngành.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, Nghị định số 11/2021/NĐ-CP về giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển đã có quy định về thời hạn giao khu vực biên dé lan biển được xem xét trên cơ sở kế hoạch lấn biển của dự án đầu tư đã được phê duyệt; Tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển dé lẫn biển thực hiện dự án đầu tư thì được tiếp tục sử dụng diện tích đất hình thành sau khi lan biển theo quy định của pháp luật về đất đai Quy định pháp luật hiện hành đã có đề cập vấn đề lấn biển và quy định giao khu vực biển dé thực hiện lấn biển Tuy nhiên, hiện chưa có văn bản pháp quy nào quy định cụ thé, rõ ràng về quan lý, kiểm soát hoạt động lấn biển, đặc biệt là chưa rõ chế độ quản lý, sử dụng đất lẫn bién Chinh lỗ hồng pháp ly này khiến cho hoạt động lan biển trên thực tế tại nhiều địa phương gặp nhiều khó khăn, vướng mặc Hiện tại, các dự án lẫn biển, nhất là các dự án có diện tích cả trong và ngoài đường mép nước triều thấp nhất trung bình nhiều năm, đang chịu sự điều chỉnh bởi cả hai hệ thống pháp luật đất đai và pháp luật biển, hải đảo Chủ đầu tư dự án vừa phải thực hiện thủ tục giao khu vực biển dé lẫn biển, vừa phải làm thủ tục xin giao đất, cho thuê đất hình thành sau lan biển Đồng nghĩa với đó là chủ đầu tư phải thực hiện cả hai nghĩa vụ tài chính là nộp tiền sử dụng biển dé lắn biến và tiền sử dụng đất hình thành sau lấn biển Việc thực hiện hoạt động lắn biển chịu sự điều chỉnh đồng thời của các lĩnh vực pháp luật liên quan và tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nên cần thiết phải quy định về giới han lan biên.

‹ _ Về phương án lan biến

Như đã đề cập trên, hoạt động lấn biển tác động đến hầu hết các lĩnh vực của đời song xã hội và thực hiện hoạt động lẫn biển đã có những ảnh hưởng nhất định đến môi

Trang 34

trường sinh thái, quy hoạch hạ tầng, sinh kế của người dân, cả trên lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng Chính vi vậy, việc ban hành các quy định về phương án lan biển là một yêu cau cấp thiết Khi xem xét về phương án lắn biển cần tập trung xem xét làm rõ một số nội dung như: phân tích điều kiện tự nhiên khu vực lấn biển; phương pháp kỹ thuật thực hiện lấn biển; kế hoạch sử dụng và quản lý đất lan biển; kế hoạch về thời gian và kinh phí thực hiện dự án lan biển; thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với khu vực lấn biển cũng như các khu lân cận bị ảnh hưởng bởi hoạt động lấn biến; lên kế hoạch ứng phó đối với các tình huống xấu xảy ra; Các phương án lần biên cần được xây dựng một cách cụ thể, chỉ tiết, có kế hoạch tổng thê trước, trong và sau khi thực hiện dự án lắn biển.

Khi xem xét các yếu t6 để mô tả điều kiện tự nhiên khu vực lẫn biển, cần xem xét đến các yếu tô về vị trí địa lý, khí hậu, địa hình đáy biển, địa chat, đặc điểm tài nguyên,

môi trường biến, yếu tô động lực vùng bờ, dòng chảy, động lực biển, mức độ, tốc độ xói

lở, bồi tụ bờ biến, xu thế biến đổi bờ bién, dé có phương án tính toán hợp lý nhất khu vực lan biến.

Thực hiện dự án lẫn biển cần phải lập báo cáo đánh giá tac động môi trường Bởi, hoạt động lan biên, đồ đất đá xuống biển sẽ tác động trực tiếp đến hệ sinh thái biển, dễ gây ra hiện tượng xói lở, bồi đắp xung quanh Việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường không chỉ để phân tích, dự báo các tác động của hoạt động lấn biển đến môi trường dé đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án lắn biên, đồng thời là cơ sở để cơ quan nhà nước có thấm quyền kiểm soát hoạt động lấn biển đối với môi trường, từ đó kiểm soát, quản lý đối với việc đầu tư dự án dự án, điều chỉnh kế hoạch sử dụng dé hoạt động lẫn biển được triển khai hiệu quả nhất Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường cần thể hiện được một số tiêu chí sau: mô tả tóm tắt dự án về chủ đầu tư, dự án đầu tư, vị trí của dự án ; các phương pháp thực hiện đánh giá tác động môi trường: quy chuẩn được áp dụng dé thực hiện đánh giá tác động môi trường: các yếu tô cần xem xét đánh giá; Thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường phải được thực hiện theo mẫu quy chuẩn, và tuân theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường Việt

Nam.

Trang 35

Hoạt động lẫn biển đối có những tác động mạnh mẽ đối với tự nhiên, môi trường, đời sống dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội Cụ thê như những tác động đến thủy lực

và thủy động lực học ven biến; thủy văn và nước ngầm; biến, sông và nước lợ; hệ thống

sinh học và sinh thái biển và nước ngọt; hệ thống giao thông; giá tri đất đai; Chính vì lẽ đó, phương án lấn bién cần được xây dựng rõ ràng, quy định cụ thé các yếu tố trong phương án lấn biển dé hoạt động lấn biên được thực hiện tối ưu nhất.

1.3.3.2 Quy định về đăng ky, cấp giấy phép hoạt động lan bién

Bên cạnh các quy định về khu vực, phương án lấn biên thì cần thiết phải đặt ra các quy định về đăng ký, cấp phép hoạt động lắn biển Bởi lẽ, việc đăng ký, cấp phép hoạt động lan biển là điều kiện đồng thời là cơ sở pháp lý dé các dự án lấn biển được thực hiện Có thé hiểu, đăng ký, cấp phép hoạt động lấn biển là hoạt động của các chủ thể trong việc đăng ký, cấp, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép lấn biển khi thực hiện hoạt động lan biển Trên cơ sở đó, việc quy định về đăng ky, cấp phép hoạt động lan biển cần đặt ra một số yêu cầu cụ thé như sau:

Thứ nhất, dé có thé đăng ký thực hiện hoạt động lẫn biển, trước hết chủ đầu tư dự án cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Các điều kiện về đăng ký hoạt động lan biển theo quy định pháp luật đặt ra cần xét trên mọi yếu tố, mọi phương diện như về năng lực chủ đầu tư dự án lan bién, về hồ sơ đăng ký, trình tự, thủ tục đăng ký, Các điều kiện đặt ra đối với đăng ký hoạt động lẫn biển cần được xây dựng một cách chặt chẽ, khoa học, mang tính đồng bộ dé quản lý hiệu quả hoạt động lẫn biên.

Thứ hai, quy định về cấp giấy phép lấn biển cần đáp ứng được một số tiêu chí về điều kiện được cấp giấy phép lấn biển; trình tự, thủ tục cấp giấy phép lấn biển; hồ sơ cấp giấy phép lan biển Trong đó, điều kiện cấp giấy phép lan biển cần được xem xét có phù hợp với kế hoạch lan biển đã được phê duyệt; thực hiện đánh giá tác động môi trường; xây dựng phương án lan bién; Đối với hồ sơ cấp giấy phép lan biển cần được quy định chặt chẽ về các giấy tờ như đơn đề nghị cấp giấy phép lắn biên; văn bản chấp thuận thực hiện dự án lẫn biển; quyết định phê duyệt đánh giá tác động môi trường đối với dự án lan biển; hãy về phương án lấn biển của chủ đầu tư dự án lắn bién; Các quy định về trình tự, thủ tục được quy định cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ các bước dé việc thực hiện hoạt động

Trang 36

lan biển được tiến hành nhanh chóng, hiệu quả Với tất cả các quy định về đăng ký, cấp phép hoạt động lan biên được đặt ra sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng, mang tinh thống nhất, hiệu quả va bền vững trong hoạt động lan biển.

1.3.3.3 Quy định về quản lý và sử dụng khu vực lan biến ‹ Vé quy hoạch, kế hoạch sử dung dat lan biển

Có thé nói, đất thuộc khu vực lấn biển cũng được coi là đối tượng điều chỉnh của pháp luật đất đai Chính vì vậy, việc sử dụng khu vực lấn biển phải được quy định một cách rõ ràng và cụ thé Để sử dụng đất ở khu vực lan biển một cách hiệu quả và phù hợp với chiến lược quản lý đất đai, các nhà làm luật trước hết cần xây dựng các quy định riêng điều chỉnh về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thuộc khu vực lấn biển Xét thấy, Luật Đất đai năm 2013 đã đặt ra các quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nói

chung Tuy nhiên, đất thuộc khu VỰC lẫn biển là một loại đất đặc thù, chỉ được sử dụng có

giới hạn và chỉ hình thành khi hoạt động lan biên được thực hiện nên cần lưu ý một sỐ van dé sau:

Thứ nhất, việc lập quy hoạch, kế hoạch lan biển phải phù hop với những diéu kiện tự nhiên và mục tiêu phát triển kinh tế vung bién.

Nhu đã dé cập tới ở trên, hoạt động lấn biển luôn hướng tới các mục tiêu riêng, phù hợp với đặc thù về không gian của hoạt động này Chính vì vậy, khi lập quy hoạch, kế hoạch lan biên cần hướng tới xây dựng các biện pháp khoa học thông qua việc phân bồ quỹ đất thuộc các vùng biển được phép san lấp và tô chức sử dụng có hiệu quả, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của địa phương, tạo điều kiện bảo vệ bờ bãi và môi trường

biển Đồng thời, quy hoạch, kế hoạch lấn biển cần được tính toán kỹ lưỡng, hạn chế

trường hợp phải thay đôi mục đích của dự án lan biên và những giới hạn của điều kiện tự nhiên Lập quy hoạch, kế hoạch lấn biển đúng đắn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ cho trước mắt mà cả lâu dai.

Thứ hai, hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng dat lan biển cấp huyện, tinh chỉ được áp dụng với các huyện, tỉnh có biển.

Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bao gồm các cấp: (1) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia; (2) Quy hoạch,

Trang 37

kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; (3) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện; (4) Quy

hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng: (5) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh Riêng đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện và tỉnh mà đối tượng là đất thuộc khu vực lấn biến thì chỉ áp dụng với các huyện, tỉnh có biển Điều này là dễ hiểu bởi bản chất của hoạt động lắn biển là hoạt động thay thế một khu vực biển thành dat liền và sử dụng với các mục đích nhất định, vì vậy quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thuộc khu vực lấn biển chỉ được lập và áp dụng với các địa phương ven biến.

Căn cứ vào đặc điểm điều kiện tự nhiên mỗi vùng biển, phương hướng phát triển kinh tế của địa phương có biến, việc lập nên quy hoạch, kế hoạch lấn biển phù hợp sẽ định hướng cho các cấp, các ngành trên địa bàn lập quyền sử dụng đất đai; xác lập sự ổn định về mặt pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về đất đai; làm cơ sở dé tiễn hành giao phải cap đất và đầu tư phát triển sản xuất.

Thứ ba, quy hoạch, kế hoạch lan biển can đặc biệt chú ÿ tới van dé tiết kiệm dat va bảo vệ hệ sinh thái ven biển.

Xuất phát từ vai trò của hoạt động quy hoạch, kế hoạch sử dụng dat, việc lập quy hoạch, kế hoạch lan biển cần đặc biệt nâng cao van dé tiết kiệm đất, bởi đất thuộc khu vực lan biển có giới hạn nhất định, dé bị hư tổn Với mục tiêu đặt ra, quy hoạch, kế hoạch lấn biển phải đảm bảo tốt công tác tô chức lại việc sử dụng đất lẫn biên, hạn chế sự lãng phí tài nguyên đất, tránh tình trạng chuyên mục đích sử dụng đắt tùy tiện.

Bên cạnh đó, với đặc thù tự nhiên, quy hoạch, kế hoạch lấn biển cũng cần đưa ra những phương hướng để giảm thiểu các tác động tiêu cực; tránh làm giảm sút nghiêm trọng quỹ đất ngư nghiệp, đặc biệt là diện tích đất nuôi trồng thủy, hải sản và làm muối của người dân; ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, tranh chấp, lan chiếm dat, phá vỡ sự cân bang sinh thái, gây ô nhiễm môi trường biển dẫn đến những tốn thất và các hậu quả

khó lường.

‹ Vé giao đất, cho thuê đất thuộc khu vực biến lan biển đã được cấp Giấy phép

lần biên

Trang 38

Các quy định về giao đất, cho thuê đất trong pháp luật đất đai hiện hành chính là cơ sở dé ap dụng việc giao đất, cho thuê đất thuộc khu vực lan biến Tuy nhiên, vẫn cần đặt ra một số yêu cầu riêng với quy định giao đất, cho thuê đất như sau:

‹ Viéc giao đất, cho thuê đất lan biển phải bảo đảm một quỹ đất lấn biển nhất định thuộc dai đất doc theo bờ biển bàn giao cho địa phương quan ly dé xây dựng công trình hạ tầng công cộng, bao gồm lối đi xuống biển nhằm bảo đảm quyên tiếp cận biển của người dân, cộng đồng.

‹ _ Việc lan biển bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước thi Nhà nước thực hiện giao đất, cho thuê đất cho chủ đầu tư để quản lý, sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

‹ _ Việc lấn biển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước thì Nhà nước thực hiện giao đất, cho thuê dat dé quản lý, sử dung theo quy định của pháp luật đất đai.

Giá đất đôi với khu vực lấn biển đã phải được phê duyệt trong kế hoạch lấn biên Chủ dự án đầu tu lin biển được miễn tiền sử dụng dat, tiền thuê đất trong thời gian lấn biển.

‹ _ Về chuyển mục đích sử dụng dat lan biến

Đất thuộc khu vực biển là loại đất nhạy cảm, dễ bi hư tổn, khó tái tạo và khó khai thác với một số mục đích Nếu việc sử dung dat lan biên với mục đích không đúng sẽ gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng đến môi trường, làm đứt gãy kết cấu đất, dòng chảy và ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái biển Vi thế, đất ở khu vực lấn biển thường được dùng trong mục đích phát triển kinh tế và chủ yếu là dùng để xây dựng khu du lịch, khu nghỉ dưỡng, khu dân cư Hạn chế sử dụng dat lan biển dé làm khu xí nghiệp, nhà máy Trong trường hợp chủ thể thực hiện hoạt động lấn biển muốn chuyên mục đích sử dụng đất thì cần phải đảm bảo một số điều kiện sau:

Một là, thực hiện nghiêm chỉnh theo các quy định của pháp luật hiện hành về chuyên mục dich sử dụng dat.

Hai là, việc chuyên mục đích sử dụng đất phải đảm bảo các yêu cầu về tiết kiệm đất; bảo vệ môi trường, hệ sinh thái ven biển; không làm ảnh hưởng tới đời sống của

người dân ven biên.

Trang 39

Ba là, trong trường hợp cần tháo gỡ các công trình đã xây dựng trên khu lẫn biển để chuyên mục đích sử dụng đất cần đảm bảo các yêu cầu về mặt khoa học, sử dụng các kỹ thuật đo đạc, tính toán chính xác dé hạn chế thời gian khắc phục chất lượng đất sau khi chuyển mục đích sử dụng.

1.3.3.4 Quy định về giám sát, xử lý vi phạm trong hoạt động lấn biến

Như đã nói ở các phan trên, lấn biển là hoạt động phức tạp và đòi hỏi sự kết hop giữa cơ quan nhà nước với nhà đầu tư và người dân Việc không giải quyết tốt các yêu cầu, vẫn đề của dự án hoạt động lẫn biển sẽ gây ra nhiều hậu quả tiêu cực, ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường, hệ sinh thái, gây xói lở bờ biển, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội; quốc phòng an ninh, Do đó đòi hỏi cần phải có quy định rõ ràng về nhiệm vu giám sát hoạt động lan biển của chủ thé có thâm quyền Theo đó, giám sát dự án lan biển bao gồm các hoạt động như: kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện dự án; các tác động của

dự án trên thực tế; phát hiện kịp thời ra những bat cập và lỗi sai trong thực hiện lẫn

Bên cạnh đó, việc xử lý các vi phạm trong hoạt động lan biển cũng cần quy định rõ ràng nhằm tạo cơ sở áp dụng pháp luật, hạn chế việc các chủ đầu tư cố ý gây ra những sai phạm không đáng có Theo đó, một số biện pháp xử lý có thể áp dụng với vi phạm trong hoạt động lấn biển như sau:

‹ Thu hôi giấy phép lan biển, giấy chứng nhận quyên sử dung đất thuộc khu vực lan biển

Có thé nói, thu hồi giấy phép lấn biển, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc khu vực lấn biển là biện pháp có ý nghĩa làm chấm dứt quyền thực hiện hoạt động lấn biển của chủ thể thực hiện hoạt động lấn biển trên cơ sở xác định lỗi của chủ thé đó Bên cạnh đó, việc thu hồi các giấy phép liên quan đến quyền lan biển, sử dụng đất lấn biển chính là cơ sở để ngăn chặn những hậu quả tiêu cực đang diễn ra Xét thấy, cơ quan có thâm quyên sẽ ban hành quyết định thu hồi giấy phép lan biên, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lan biển trong một số trường hop:

¢ Chu đầu tư lợi dụng việc lấn biển gây ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, chủ quyền, quyền chủ quyên, quyên tài phán và lợi ích quốc gia trên biển; làm phương

Trang 40

hại đến trật tự, an toàn trên biến; ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên hợp pháp ở biển của tô chức, cá nhân khác.

‹ Không thực hiện đúng nội dung của Giấy phép lan biển gây 6 nhiễm, suy thoái

môi trường, hủy hoại hệ sinh thái, đa dạng sinh học.

¢ Sau thời gian dai từ ngày giấy phép lẫn biển có hiệu lực mà chủ đầu tư không thực hiện hoạt động lan biến, trừ trường hợp bat khả kháng hoặc có lý do chính đáng được cơ quan nha nước có thâm quyền chấp thuận bang văn bản theo quy định của

pháp luật.

e Xu phạt vi phạm hành chính

Có thê thấy, hoạt động lẫn biển có mối quan hệ rất lớn với vẫn đề sử dụng đất và

các dịch vụ liên quan đến đất Hơn thế nữa, tác động của hoạt động lan biển với đất ở vùng biển luôn là một mối quan tâm lớn, nếu không được thực hiện đúng cách thức, đúng phương án thi sẽ dé xảy ra một số hậu quả nghiêm trọng như sat lở dat, ô nhiễm đất, đứt gãy kết câu của bờ bãi Vì thế, dé xử lý, ngăn chặn những vi phạm không đáng có của chủ đầu tư về van dé nay, có thể áp dung các quy định pháp luật hiện hành về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Bên cạnh đất đai, hoạt động lẫn biển cũng có những mối tác động qua lại với môi trường, đặc biệt là môi trường biển Một số vi phạm về môi trường mà hoạt động lan biển có thể gây ra như các hành vi vi phạm các quy định về kế hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường và đề án bảo vệ môi trường; gây ô nhiễm môi trường: vi phạm về quản lý chất thải; vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cô môi trường: vi phạm về việc bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên; bảo tồn và phát triển bền vững các loai sinh vat Do đó, cần đặt ra các quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường với hoạt động lan biển gây hậu quả nghiêm trọng đến môi trường.

Riêng với hình thức phạt tiền trong xử lý vi phạm hành chính với hoạt động lấn biển, cần đặt nặng mức phạt bởi xét ở cả hai khía cạnh môi trường và đất đai thì hoạt động này mang tới hậu quả nghiêm trọng hơn rất nhiều.

© Phat tù có thời hạn với chủ đấu tư là cá nhân.

Ngày đăng: 31/03/2024, 03:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN