HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
——— —_ _—— _.
SS} SEE
NGUYEN THU THAO
NANG CAO NANG LUC CANH TRANH CUA CONG TY TNHH LIEN DOANH DU LICH
HO GUOM DIETHELM
CHUYEN NGANH: QUAN TRI KINH DOANH
MÃSÓ_ : 60.34.01.02
HÀ NỘI - 2015
Trang 2Luận văn được hoàn thành tại:
Người hướng dẫn khoa học: TS Vũ Trọng Phong
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cham luận văn thạc sĩ tại
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Vào lúc: gid
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Trang 3LOI MỞ BAU
1 Tinh cấp thiết của dé tài
Việt Nam có tiềm năng lớn về du lịch, được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh, di san, , tuy nhiên du lịch Việt Nam lại chưa thực phát huy được hết tiềm
năng, lợi thế đó, và gặp nhiều khó khăn trong hướng đi phát triển du lịch của mình Thêm
vào đó, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam nói chung còn yếu so
với các hãng lữ hành của nhiều đối thủ cạnh tranh trong khu vực Đông Nam Á cũng như trên Thế Giới.
Hiện nay, sự bat ổn về mặt kinh tế, chính tri trên thế gidi: chién tranh, khung hoang kinh tế toàn cầu đã khiến cho nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái Các doanh nghiệp lữ hành đang gặp rất nhiều khó, phải cạnh tranh nhau khốc liệt để dành thị phần về phía mình.
Công ty TNHH liên doanh du lịch Hồ Guom — Diethelm cũng không nằm ngoài xu thé đó
và cũng đang chịu sức ép rất lớn từ các đối thủ cạnh tranh là các công ty lữ hành của Việt
Nam trên địa bàn Hà Nội Những khó khăn, thách thức khiến công ty phải có chiến lược để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình dé nâng cao thị phần, doanh thu của công ty đứng vững và phát triển.
Từ những nguyên nhân trên, việc nghiên cứu đề tài “Nang cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH liên doanh du lịch Hỗ Gwom — Diethelm” là hết sức cần thiết
Tổng quan về vấn đề nghiên cứu:
Vấn đề cạnh tranh trong doanh nghiệp đã được nhiều các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu
rất quan tâm, tiêu biểu một số công trình được biết đến như:GS.TS Nguyễn Văn Đính - TS
Tran Thi Minh Hòa (2004), Giáo trình kinh tế du lịch, NXB Lao động - Xã hội; Giáo trình Marketing du lịch NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân; PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh - TS Phạm Hồng Chương (2006), Quản trị kinh doanh lữ hành,NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân;
PGS.TS Vũ Văn Phúc (2012) “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp Việt Nam
— sau 5 năm gia nhập WTO” , NXB Chính trị quốc gia ; Michael E Porter ”(dịch giả Nguyễn Phúc Hoàng) (2009) Bộ 3 cuốn “Chiến lược cạnh tranh”, “Lợi thể cạnh tranh”,
“Lợi thé cạnh tranh quốc gia” NXB Trẻ;
Về luận văn Thạc sỹ có một số đề cập đến nâng cao năng lực cạnh tranh như:Vũ Ngọc Anh -Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ 3G tại công ty Vinaphone (2013;
Dinh Thị Bich Hạnh - Nâng cao năng lực cạnh tranh cua PTIT trong đào tạo nguồn nhân lực
ICT (2012); Chu Văn Khanh - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cơ phần
Cơ khí Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay (2010) ; Hoàng Thị Lý - Nâng cao năng lực cạnh
tranh của Công ty trách nhiệm hữu hạn may Phố Hiến (2010) - Học Viện Công Nghệ Bưu
Chính Viễn Thông.
Từ những những dẫn nêu ở trên, chúng ta nhận thấy rằng vấn đề nâng cao năng lực cạnh
tranh trong các lĩnh vực được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu Tuy nhiên nâng cao năng
lực cạnh tranh tại Công ty TNHH liên doanh du lịch Hồ Gươm - Diethelm chưa có công
trình nghiên cứu toàn diện, cụ thể, xem xét những nội dung đặc thù đề từ đó đề ra các giải
pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển, cạnh
Trang 4tranh, nâng cao chất lượng dé khang dinh vi thé trén thi truong.
2 Mục dich va nhiệm vu nghiên cứu
- Hệ thống hóa lý thuyết cơ bản về nâng cao năng lực canh tranh:
- Trên cơ sở đó đề phân tích nâng cao năng lực canh tranh, chỉ ra những kết quả đạt được,
những nguyên nhân làm hạn chế trong việc triển khai chiến lược canh tranh hiện tại tại Công
ty TNHH liên doanh du lịch Hồ Gươm — Diethelm.
- Dé xuất các biện pháp nâng cao năng lực canh tranh nhằm khắc phục được những hạn chế và phát huy ưu điểm nhằm phục vụ mục tiêu, chiến lược của Công ty TNHH liên doanh du lịch Hồ Gươm - Diethelm.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: là năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH liên doanh du lịch Hồ
Gươm — Diethelm.
Pham vi nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong mối tương quan với các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội Các số liệu khảo sát trong khoảng từ năm
2010 đến hết năm 2014 Các giải pháp có giá trị trong giai đoạn 2015 — 2020.
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, suy luận logic và dự báo trên nền tảng các lý thuyết về cạnh
- Phương pháp thu thập, tổng hợp số liệu
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ
hành trên địa bàn Hà Nội.
- Phương pháp so sánh
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục luận văn kết cầu gồm 3 chương Chương 1 : Một số van dé chung về năng lực cạnh tranh của các công ty lữ hành
Chương 2 : Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH liên doanh du
lịch Hồ Gươm — Diethelm
Chương 3 : Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh Công ty TNHH liên doanh du lịch
Hồ Gươm — Diethelm
CHƯƠNG 1- MOT SO VAN DE CHUNG VE
NANG LUC CANH TRANH CUA CONG TY LU HANH
1.1 Những van đề lý luận cơ bản về kinh doanh lữ hành
1.1.1 Công ty lữ hành
1.1.1.1.Khái niệm về kinh doanh lữ hành và công ty lữ hành
Kính doanh lữ hành (Tour Operators Business): là việc thực hiện các hoạt động nghiên
cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần, quảng cáo và bán
các chương trình này trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hoặc văn phòng đại diện, tổ
chức thực hiện chương trình và hướng dẫn du lịch.
Trang 5Định nghĩa về doanh nghiệp lữ hành: “Doanh nghiệp lữ hành là tổ chức kinh tẾ có tên
riêng, có tài sản, có trụ sở ồn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
nhằm mục đích lợi nhuận thông qua việc tổ chức xây dựng, bán và thực hiện các chương
trình du lịch cho khách du lịch Ngoài ra, doanh nghiệp lữ hành có thể có thể tiễn hành các hoạt động trung gian bán các sản phẩm cua các nhà cung cấp du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác đảm bảo phục vu các nhu cầu du lịch của khách từ khâu dau tiên đến khâu cuối cùng”.
1.1.1.2 Vai trò của công ty lữ hành
- Vai trò chính của các công ty lữ hành là cầu nối dé cung và cau du lịch gặp nhau - Vai trò cung cấp và thực hiện các nhu cầu của khách trong những chuyến du lịch.
- Vai trò là cầu nối giữa khách du lịch với điểm đến du lịch nhằm quảng bá và mang lại
lợi ích cho điểm đến.
- Vai trò bảo tồn và phát huy vai trò bản sắc văn hóa dân tộc.
1.1.1.3 Phân loại kinh doanh lữ hành
- Căn cứ vào tính chất hoạt động để tạo ra sản phẩm có các loại kinh doanh lữ hành
- Căn cứ vào phương thức và phạm vi hoạt động có các loại kinh doanh- Căn cứ vào quy định của Luật Du lịch Việt Nam có các loại:
- Kinh đoanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam
- Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài
- Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.
- Kinh doanh lữ hành nội địa.
1.1.2.Hé thống sản phẩm của công ty lữ hành
1.1.2.1 Các chương trình du lịch trọn gói
Quy trình kinh doanh chương trình du lịch trọn gói gồm 5 giai đoạn: - Thiết kế chương trình và tính chi phí
- Tổ chức xúc tiến (truyền thông) hỗn hợp
Trang 6- Các sản phâm và dịch vụ khác theo hướng liên kết dọc nhằm phục vụ khách du lịch
theo chu trình khép kín.
1.2 Những vẫn đề cơ bản về năng lực cạnh tranh 1.2.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh
Theo từ điển thuật ngữ kinh tế học, năng lực cạnh tranh là khả năng giành được thị phân lớn trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, kể cả khả năng giành lại một phan hay toàn bộ thị phan của dong nghiệp.
Theo diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD): “Năng lực cạnh tranh là khả năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia và vùng trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc té trên
cơ sở bên vững ”.
1.2.2 Các cấp độ của năng lực cạnh tranh 1.2.2.1 Năng lực cạnh tranh cấp quốc gia
1.2.2.2 Năng lực cạnh tranh cấp ngành
1.2.2.3 Năng lực cạnh tranh cap doanh nghiệp
1.2.2.4 Năng lực cạnh tranh cấp sản phâm hàng hóa 1.2.3 Mối quan hệ giữa các cấp độ cạnh tranh
1.3 Năng lực cạnh tranh trong kinh doanh lữ hành
1.3.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh trong công ty lữ hành
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp lữ hành có thé hiểu: Năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp lữ hành là khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn
trong điều kiện cạnh tranh quốc tế Doanh nghiệp đó có năng lực duy trì được lợi nhuận và thị
phan trên thị trường trong và ngoài nước.
1.3.2 Các yếu tô cầu thành năng lực cạnh tranh của công ty kinh doanh lữ hành 1.3.2.1 Nhóm các yếu tố thuộc về bản thân doanh nghiệp
1.3.2.2 Nhóm các yếu tố thuộc về nhu cau và thị hiéu của khách du lịch
1.3.2.3 Nhóm các yếu tố thuộc các lĩnh vực liên quan và phụ trợ, mối quan hệ với
các đối tác
1.3.2.4 Nhóm các yếu tố liên quan đến cấu trúc ngành và đối thủ cạnh tranh
1.3.3 Các yếu tô ảnh hướng đến năng lực cạnh tranh của công ty kinh doanh lữ
1.3.3.1 Môi trường vĩ mô
1.3.3.2 Nhận thức về du lịch của Đảng, Nhà nước và của công ty lữ hành
1.3.3.3 Công nghệ thông tin
1.3.3.4 Chất lượng về tài nguyên thiên nhiên 1.3.3.5 Nguồn nhân lực
1.3.4 Các chỉ tiéu đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty lữ hành
1.3.4.1 Các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh trong kinh doanh lữ hành
Trang 7Nhóm 1: Hệ thống luật pháp, chính sách về du lich và lữ hành gom
Nhóm 2: Cơ sở hạ tang và môi trường kinh doanh du lịch và lữ hành gồm
Nhóm 3: Nguồn lực tự nhiên, văn hoá và nhân lực gồm
1.3.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty lữ hành
a Hệ thong các chỉ tiêu tuyệt doi dé đánh giá kết quả kinh doanh
i Chỉ tiêu tổng doanh thu: Chỉ tiêu nay phản ánh quy mô và kết quả kinh doanh chương
trình du lịch của doanh nghiệp, xem xét chương trình du lịch đó đang ở giai đoạn nào của
chu kỳ sống của nó, cơ sở để tính toán chỉ tiêu lợi nhuận.
Công thức: TR = RI+R2+R3+ +Rn= SRI (Ri=PixQj)
Trong dé: TR: Tổng doanh thu của các chương trình du lịch thực hiện trong kỳ phan
Ri : Doanh thu của chương trình du lich thứ ï
Pi: Giá bán cho một khách cho một lần thực hiện của chương trình du lịch thứ
Qi: Số lượng khách trong một lần thực hiện của chương trình du lịch thứ ¡.
ii Chỉ tiêu tong chỉ phí : Chỉ tiêu này phản ánh tat cả các phí ton dé thực hiện kinh doanh các chương trình du lịch trong kỳ phân tích và lam cơ sở để tính toán chỉ tiêu lợi lợi nhuận,
đánh giá hiệu ảu kinh doanh.
Công thức: TC = CI+C2+C3+ +Cn = Ÿ`C¡
Trong đó: TC: Tổng chi phí kinh doanh các chuyến du lich trong kỳ phân tích TCi:1a chi phí cho 1 lần thực hiện chương trình du lịch thứ i
Chỉ tiêu lợi nhuận thuần : Chỉ tiêu này phản ánh kết quả kinh doanh cuối cùng về số lần
thực hiện của các chương trình du lịch.
Công thức: n = TR-TC
Trong đó: a : Là lợi nhuận thuần TR: Tổng doanh thu
TC : Tổng chi phí, đã bao gồm cả thuế thu nhập.
iii Chỉ tiêu tổng số ngày khách: Chỉ tiêu tông số ngày khách thực hiện phản ánh số lượng sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp thông qua số lượng ngày khách:
Công thức: TNK = TNKI+TNK2+TNK3+ +TNKn= 0 7NKi
TNKi =>, QI.TI.ni
Trong đó: TNK: Tổng số ngày khách thực hiện trong kỳ phân tích
TNKi: Số ngày khách thực hiện của chương trình du lịch thứ i nỉ: số chuyến thực hiện của chương trình du lịch thứ 1
iv Chỉ tiêu tổng số lượt khách: Chỉ tiêu này phản ánh số lượt khách tham gia vào các lần
thực hiện của chương trình du lịch trong kỳ phân tích.
Trang 8Công thức: TLK = TLK1+TLK2+TLK3+ +TLKn= » TLKi
TLKi = Qi x Ni
Trong đó: TLK: Tổng số lượt khách trong kỳ phân tích
TLKi: Tổng số lượt khách thực hiện của chương trình du lịch thứ i trong kỳ
phân tích.
Q¡: Số lượng khách tham gia của các lần thực hiện chương trình du lịch thứ ¡ b Hệ thống các chỉ tiêu tương đối dé đánh giá vị thế trên thị trường và tốc độ phát triển
i Chỉ tiêu thị phan: Chỉ số này giúp doanh nghiệp lữ hành xác định được vi thế của mình
tr: Tổng doanh thu của doanh nghiệp trong kỳ phân tích TR: Tổng doanh thu của ngành trong kỳ phân tích
tlk: Tổng lượt khách của doanh nghiệp trong kỳ phân tích
TLK: Tổng lượt khách của ngành trong kỳ phân tích
ii Chỉ tiêu tốc độ phát triển liên hoàn : Đây là chỉ tiêu phản ánh sự biến động về khách
hoặc doanh thu giữa hai thời gian liền nhau liên hoàn Vị thế tương lai của doanh nghiệp lữ
hành được đánh giá thông qua chỉ tiêu này.
Công thức: t=t vi
Trong đó: t¡: Tốc độ phát triển liên hoàn của thời gian i so với thời gian i-1
Yi: Số lượng khách (hoặc doanh thu) trong kỳ phân tích
11 Chỉ tiêu tăng (giảm) liên hoàn: Đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ khách (hoặc doanh
(i=2, n) (đơn vị % hoặc lần)
thu) giữa hai thời gian đã tăng (giảm) bao nhiêu phần trăm.
Công thức: a¡= t; -1 (100%)
Trong đó: ai: Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn về số lượng khách hoặc doanh thu (đơn vị tinh
lần hoặc %)
ti: Tốc độ phát triển liên hoàn
c Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá về chất lượng nguồn nhân lực
d Hệ thống chi tiêu đánh giá về cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ
1.4 Kết luận chương
Chương | là cơ sở lý luận và hệ thống hóa một số lý thuyết cơ bản về năng lực cạnh tranh của công ty lữ hành Việc này giúp cho tác giả có cái nhìn toàn diện hơn, rõ hơn về lý
thuyết năng lực cạnh tranh của công ty lữ hành nói chung Chương 1 là cơ sở dé đánh giá
thực trạng việc cạnh tranh trong ngành lữ hành trong chương 2 và giải quyết vấn đề về giải
pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH liên doanh du lịch Hồ Gươm —
Diethelm trong chương 3.
Trang 9CHƯƠNG 2 - THUC TRẠNG NĂNG LUC CẠNH TRANH CUA
CÔNG TY TNHH LIÊN DOANH DU LICH HO GUOM
2.1.1.1 Giới thiệu về Công ty TNHH liên doanh du lich Hồ Gươm — Diethelm
Tên đăng kí kinh doanh: Công ty TNHH Liên Doanh Du Lịch Hồ Gươm - Diethelm
Tên viết tắt: Diethelm travel (Vietnam) Co., Ltd
Trụ sở: Phòng 1701, Tòa nhà HCO, 44B Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: (+84 439344844 Fax: (+84 4) 39344950Email: info@vn.diethelmtravel.com
Website: www.diethelmtravel.com
2.1.1.2 Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu
- Tổ chức kinh doanh lữ hành quốc tế
- Các dịch vụ vận chuyên, đón tiếp thượng khách (VIP) tại sân bay
Trang 10Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Liên Doanh Du Lịch Hồ Gươm — Diethelm
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Liên Doanh Du Lịch Hồ
Guom - Diethelm
2.1.3.1 Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh chung của Công ty TNHH Liên
Doanh Du Lịch Hồ Gươm - Diethelm
Qua bảng 2.1 kết quả kinh doanh từ năm 2010 đến năm 2014 của công ty, ta thấy:
Trang 11Bang 2.1 Kết qua kinh doanh của Công ty TNHH Liên Doanh Du Lịch Hồ Gươm - Diethelm từ năm 2010 đến 2014
Trang 12- Về doanh thu: Doanh thu của công ty trong giai đoạn 2010-2014 tăng đều theo các
năm, cụ thể là: Năm 2011, tổng doanh thu của công ty đạt 90,220 tỉ đồng, tăng 9,83% so với
năm 2010 hay số tăng tuyệt đối là 8,080 tỉ đồng; Năm 2012, tổng doanh thu của công ty đạt 104,945 tỉ đồng, tăng 28,80 % so với năm 2011 hay số tăng tuyệt đối là 14,725 triệu đồng, năm 2013 và 2014 doanh thu đều tăng lần lượt trên 11 và 14 tỉ đồng tương đương với hơn 10% so với năm trước Những con số này phản ánh sự phát triển mạnh mẽ của công ty Để
đạt được những kết quả như vậy là do Ban lãnh đạo công ty đã có chiến lược phát triển đúng
đắn và mỗi thành viên trong công ty cũng đã chủ động trong các hoạt động kinh doanh của
công ty.
- Về loi nhuận trước thuế: Năm 2011, lợi nhuận trước thuế đạt 15,127 tỉ đồng, tăng 15,99% (tăng 2,086 tỉ đồng) so với năm 2010 Năm 2012, lợi nhuận trước thuế đạt 18,758 tỉ đồng, tăng 24 % (tăng 3,631 triệu đồng) Năm 2014, lợi nhuận trước thuế đạt 22,409 tỉ đồng tăng 19,46 % ( tăng 3,651 tỉ đồng) so với năm 2012 do ảnh hưởng của hồi phục kinh tế Xu thế này tiếp tục diễn ra trong năm 2014 với mức tăng tương ứng là 13% và gần 3 tỉ đồng.
- Về lao động: Tông sé lao động năm đều tăng qua các năm với tốc độ tăng trưởng không cao thường là dưới 10% đồng thời không tăng trong năm 2014 nếu so với 2013.
- Về von điều lệ: Vôn điều lệ của Công ty là 7,572 tỉ đồng và mức vốn này vẫn giữ nguyên từ năm 2010 đến năm 2014.
- Nộp ngân sách nhà nước: Loi nhuận nộp ngân sách nhà nước tăng lên từ năm 2010
đến năm 2014 Năm 2011 tăng 0,520 tỉ đồng, tương ứng tăng 19,40% so với năm 2010 Năm 2012 tăng 0,433 tỉ đồng, tương ứng tăng 14,46% so với năm 2011 Năm 2013 tăng
1,193 tỉ đồng, tương ứng tăng 32,83% so với năm 2012 Năm 2014 tăng 0,744 tỉ đồng,
tương ứng tăng 14,41% so với năm 2013.
- Nợ quá hạn: Công ty không có khoản nợ quá hạn nào từ năm 2010 đến năm 2014, chứng tỏ tiềm lực tài chính của công ty tương đối ồn định.
- Thu nhập bình quân đầu người: Thu nhập bình quân của lao động tăng lên từ năm
2010 đến năm 2014 Năm 2011 thu nhập của người lao động tăng 0,45 triệu đồng, tương
ứng tăng 8,57% so với năm 2010 Năm 2012 tăng 0,6 triệu đồng, tương ứng tăng 10,53% so với năm 2011 Năm 2013 tăng 0,45 triệu đồng, tương ứng tăng 7,14% Năm 2014 tăng 0,45 triệu đồng, tương ứng tăng 6,67%.
2.1.3.2 Phân tích kết quả kinh doanh lữ hành của Công ty theo các chỉ tiêu cụ thé
Số liệu về tổng số lượt khách
Số lượt khách mà công ty phục vụ là một trong những chỉ tiêu quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp tới tông doanh thu của công ty Kết quả nghiên cứu sự biến động của chỉ tiêu này là căn cứ quan trọng đề lập kế hoạch hoạt động và quản lý trong thời gian tới.
Tình hình biến động số lượt khách công ty phục vụ qua các năm được thê hiện ở
bảng sau: