1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xi măng Phú Thọ

26 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 5,66 MB

Nội dung

Trang 1

Bùi Thị Sản

NANG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CUA CONG TY CÔ PHAN

XI MĂNG PHU THO

Chuyên ngành: Quản Trị Kinh DoanhMã số: 60.34.01.02

TÓM TÁT LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI - 2015

Trang 2

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Ngô Kim Thanh

Phản biện 1: PGS TS Nguyễn Quốc Thịnh Phản biện 2: TS Hồ Hồng Hải

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đông châm luận văn thạc sĩ tại Học

viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Vào lúc: giờ

Có thê tìm hiệu luận văn tại:

- Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh hiện nay, việc phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế

đã tạo ra rất nhiều cơ hội nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức đối với các ngành nghề,

lĩnh vực Áp lực cạnh tranh ngày càng cao nhất là ngành sản xuất vật liệu xây dựng nói chung và sản xuất xi măng nói riêng Trong cả nước hiện nay có 106 nhà máy xi măng, trong đó có các thương hiệu nồi tiếng như: Chinh Phong, Hà Tiên, Bim Son, Hoàng Thạch, Bút Sơn, Hoàng Mai, Tam Điệp, Nghi Sơn Ngoài ra, hiện có nhiều liên doanh xi mang với nước ngoài như: liên doanh với Holcim - tập đoàn xi măng hàng đầu thế giới, đây chính là

những thách thức đối với Công ty cô phần xi măng Phú Thọ Do vậy, việc nghiên cứu nhằm

tìm những giải pháp phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty, làm cho công ty đứng vững và kinh doanh có hiệu quả trong điều kiện hiện nay là vấn đề rất trọng tâm, đồng

thời đó cũng là vấn đề cơ bản, lâu đài đối với công ty.

Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã chọn vấn dé: “Nang cao năng lực cạnh tranh của

Công ty cỗ phan xi măng Phú Tho” làm đề tài nghiên cứu của mình.

2 Tong quan về van đề nghiên cứu

Nhiều cuộc hội thảo, công trình nghiên cứu và các bài viết trên các tạp chí về vẫn đề

này Một số luận án tiến sĩ, thạc sĩ về cạnh tranh đã được công bố như: Luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Lương Huệ viết về đề tài “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Map Pacific Việt Nam đến 2015” (2011), luận văn thạc sĩ viết về đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty hữu hạn xi măng Luks Việt Nam” (2011) của tác giả Trần Phước Ngọc, luận văn thạc sĩ viết về đề tài “Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” (2006) của tác giả Nguyễn Xuân Sinh, tác giả Dinh Quang Thắng viết về dé tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty xi măng Bút Sơn” (2010), luận văn thạc sĩ viết về đề tài “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cô phan xi măng Lang Sơn trong giai đoạn 2009-2011” (2012) của tác giả Vũ Mạnh

Tuy có cùng nhiệm vụ, mục tiêu nghiên cứu nhưng không phải công trình nghiên cứu

nào cũng giống nhau vì thực tế đã chứng minh có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến “Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty xi măng”, nhưng mỗi đơn vị, doanh nghiệp đều có những đặc điểm kinh doanh, thế mạnh và hạn chế khác nhau Vì vậy, với tình trạng

Trang 4

hiện tại và tính chất cấp bách của vấn đề mà đơn vị đang gặp phải, tác giả vẫn mạnh dạn

chon dé tai và hướng nghiên cứu theo hướng này va chọn Công ty cổ phần xi măng Phú Thọ là don vi tác giả nghiên cứu và thực hiện vấn đề.

3 Mục đích nghiên cứu

Về mặt lý luận: Nghiên cứu, hệ thống hóa và góp phần hoàn thiện một số vấn đề lý

luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và Công ty cổ phan xi măng Phú Thọ trong điều kiện hội nhập kinh tế nói riêng.

Về mặt thực tiễn: Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cô phần XI măng Phú Thọ, đánh giá những thành công và kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng Từ đó, chỉ ra định hướng và giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh

của Công ty cô phần xi măng Phú Thọ.

4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu

- _ Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phan xi măng Phú Tho.

- Pham vi nghiên cứu: Lĩnh vực hoạt động của công ty, bao gồm: sản xuất và cung cấp xi măng cho ngành xây dựng Trong phạm vi đề tài này, luận văn đi sâu vào nghiên cứu lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là năng lực cạnh canh của công ty về sản phẩm xi

măng phục vụ xây dựng.

Phạm vi về không gian: Thị trường nội tỉnh

Phạm vi về thời gian: Giai đoạn 2012 đến nay

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp thu thập số liệu, mô hình phân tích, thống kê, so

sánh đê phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu.

6 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận được kết

cấu thành 3 chương:

Chương 1: Lý luận cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cô phần xi măng Phú Thọ

Chương 3: Một số biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phan xi măng

Phú Thọ

Trang 5

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VE CẠNH TRANH VÀ NANG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Khái quát chung về cạnh tranh

1.1.1 Các quan điểm về cạnh tranh

Theo Các Mác: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản để giành giật những diéu kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá dé thu hút được

lợi nhuận siêu ngạch”

Theo cuốn kinh tế học của P.Samuelson thì: “Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau dé giành khách hang, thị trường”.

Theo tác giả Tôn Thất Nguyễn Thiêm trong tác phẩm Thị trường, chiến lược, cơ cau thì cạnh tranh trong thương trường không phải là diét trừ đối thủ của minh mà chính là phải mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao và mới lạ hơn dé khách hàng lựa chọn mình chứ không lựa chọn đối thủ cạnh tranh /5 tr.118]

1.1.2 Vai trò của cạnh tranh

1.1.2.1 Đối với nền kinh tế, xã hội

Cạnh tranh điều chỉnh cung cầu hàng hoá trên thị trường

Cạnh hướng việc sử dụng các nhân tố sản xuất vào những nơi có hiệu quả nhất

Cạnh tranh tạo môi trường thuận lợi để sản xuất thích ứng với biến động của cầu và công nghệ sản xuất

Cạnh tranh có chức năng phân phối và điều hoà thu nhập Cạnh tranh là động lực thúc đây đổi mới

1.1.2.2 Đối với người tiêu dùng

Cạnh tranh tạo ra một áp lực liên tục với giá cả, buộc các doanh nghiệp phải hạ giá bán

sản phâm dé tiêu thụ sản phẩm Mặt khác cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải phản ứng tự phát dé phù hợp với mong muốn đã thay đổi của người tiêu dùng về chủng loại, mẫu mã,

chất lượng hàng hoá và dịch vụ.

1.1.2.3 Đối với quan hệ đối ngoại

Cạnh tranh có tác động thúc đây các doanh nghiệp mở rộng thị trường, tìm kiếm thị trường mới; liên doanh, liên kết kinh tế với các doanh nghiệp nước ngoài nhằm huy động

nguồn vốn, lao động, khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý

Trang 6

1.1.3 Phân loại cạnh tranh

1.1.3.1 Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế

+/ Cạnh tranh trong nội bộ ngành.

Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất kinh doanh một loại hàng hóa, dịch

+/ Cạnh tranh giữa các ngành.

Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong các ngành kinh tế khác nhau nhằm mục tiêu lợi nhuận, vị thế và an toàn của mình.

1.1.3.2 Căn cứ vào trạng thái cạnh tranh trên thị trường

+/ Cạnh tranh hoàn hảo.

Là thị trường mà ở đó có rất nhiều người sản xuất và bán sản phẩm tương tự nhau về

phẩm chất, quy cách, chủng loại, mẫu mã Giá của sản phẩm là do cung trên thị trường xác

+/ Cạnh tranh không hoàn hảo.

Là thị trường mà phần lớn các sản phẩm là không đồng nhất, cùng một sản phẩm có

thé chia làm nhiều thứ loại, nhiều chất lượng Sản pham tương tự có thé được bán với nhiều nhãn hiệu khác nhau, mỗi nhãn hiệu đều mang hình ảnh, uy tín khác nhau.

1.1.3.3 Căn cứ vào chủ thể kinh tế tham gia thị trường

+/ Cạnh tranh giữa những người bán với nhau.

Khi sản xuất hàng hóa càng phát triển càng có nhiều người bán dẫn đến cạnh tranh gay gắt trên nhiều phương diện và hình thức đa dạng khác nhau Giá cả là yếu tố thứ nhất của cạnh tranh, đây là hình thức cạnh tranh được sử dụng nhiều nhất.

+/ Cạnh tranh giữa người bán và người mua.

Là cuộc cạnh tranh diễn ra theo quy luật mua rẻ bán đắt trên thị trường Người bán muốn bán sản phẩm của mình với giá cao nhất song người mua lại muốn mua với giá thấp nhất Giá cuối cùng là giá thống nhất giữa người bán và người mua sau khi quyết định mặc

cả với nhau ma theo đó hoạt động mua bán được thực hiện.

+/ Cạnh tranh giữa những người mua với nhau.

Là cuộc cạnh tranh xảy ra khi cung nhỏ hơn cầu Khi lượng cung một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó quá thấp so với nhu cầu tiêu dùng thì cuộc cạnh tranh giữa những người mua trở nên quyết liệt.

Trang 7

1.1.3.4 Căn cứ vào tính chất cạnh tranh trên thị trường

+/ Cạnh tranh lành mạnh.

Cạnh tranh lành mạnh là cạnh tranh được thực hiện theo khuôn khổ pháp luật, doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh bằng chính năng lực, sức mạnh, uy tín của mình.

+/ Cạnh tranh không lành mạnh.

Cạnh tranh không lành mạnh là cạnh tranh bằng một số thủ đoạn, âm mưu, lợi dụng các khe hở hay vi phạm pháp luật dé tranh dành lợi thế kinh doanh, triệt hạ lẫn nhau, không xuất phát từ chính nội lực của doanh nghiệp.

1.1.4 Các công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp

1.1.4.1 Cạnh tranh về sản phẩm

Cạnh tranh về sản phẩm có thể là cạnh tranh về chất lượng dịch vụ, chất lượng phục

vu, sự đa dang hóa các dịch vụ giá trị gia tăng Trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay cạnh tranh về sản phẩm dịch vụ là sự cạnh tranh về những gì mà doanh nghiệp hoàn chỉnh cho sản phẩm của mình; dưới hình thức bao gói, dịch vụ, quảng cáo, tư vấn cho khách hàng, những đặc điểm giao hàng, dịch vụ lưu kho

1.1.4.2 Cạnh tranh về thương hiệu

Giá trị của một thương hiệu là triển vọng lợi nhuận mà thương hiệu đó có thé đem lại

cho nhà sản xuất tương lai Nói cách khác, thương hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp Uy tín cao của thương hiệu tạo lòng trung thành của khách hàng đối với sản pham, đem lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, giúp cho việc triển khai khuếch trương sản phẩm dễ dàng hơn, dòng thời gian giảm chỉ phí tiếp thị, giúp doanh nghiệp có điều kiện

phòng thủ, chống lại sự cạnh tranh quyết liệt về giá.

1.1.4.3 Cạnh tranh về thị phần

Thị phần của doanh nghiệp là tỷ trọng giữa số hàng hóa của doanh nghiệp so với tổng số hàng hóa được bán trên thị trường Hoặc là tỷ trọng giữa doanh thu của doanh nghiệp về một lại sản phâm nao đó so với tong doanh thu sản phẩm đó trên thị trường Thị phần tương

đối là tỷ lệ so sánh giữa doanh thu của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất Nó

cho biết vị thé của doanh nghiệp trên thị trường 1.1.4.4 Cạnh tranh về phân phối sản phẩm

Dé sản pham đến tay người tiêu dùng thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có được hệ thống phân phối hoạt động đủ mạnh, có hiệu quả Chọn kênh phân phối nào là một quyết định

Trang 8

quan trọng ảnh hưởng lâu dài đến công tác đầu tư, phân đoạn khách hàng và toàn bộ chiến

lược marketing của doanh nghiệp.

1.1.4.5 Cạnh tranh về xúc tiến bán hàng

Công tác xúc tiến bán hang bao gồm:

Quảng cáo giúp doanh nghiệp tăng doanh số của các sản phẩm hiện tại, tạo ra sự nhận biết và ưa thích của khách hàng đối với các sản phâm mới, và xây dựng một hình ảnh đẹp về

doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng.

Khuyến mại bao gồm các hoạt động kích thích khách hàng mua sản phẩm và các trung gian nỗ lực bán hàng Khuyến mại giúp đạt được các mục tiêu: gia tăng sự chú ý, nhận biết của khách hang về thương hiệu dich vụ; kích thích khách hàng mua hang, tác động lam khách hàng chuyên từ việc sử dụng sản phẩm cạnh tranh sang sử dụng sản phẩm của doanh

1.2 Năng lực cạnh tranh

1.2.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh

Trong từ điển Tiếng Việt định nghĩa như sau: “Năng lực cạnh tranh là khả năng giành

thắng lợi trong cuộc cạnh tranh của những hàng hoá cùng loại, trên cùng một thị trường tiêu thụ” Nhìn chung năng lực cạnh tranh có thể phân biệt theo các cấp độ: năng lực cạnh

tranh của quốc gia, năng lực cạnh tranh của ngành/doanh nghiệp, và năng lực cạnh tranh của

sản phâm/dịch vụ.

1.2.2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Có một số quan điểm khác nhau về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp:

Một là: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp Đây là cách quan niệm khá phô biến hiện nay, theo đó năng lực cạnh tranh là khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ so với đối thủ và khả năng “thu lợi” của

các doanh nghiệp.

Hai là: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng chống chịu trước sự tan công của

doanh nghiệp khác Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế cho rằng: năng lực cạnh

tranh là năng lực của một doanh nghiệp “không bị doanh nghiệp khác đánh bại về năng lực kinh tế”.

Ba là: Năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với năng suất lao động Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sức sản xuất ra thu

Trang 9

nhập tương đôi cao trên cơ sở sử dụng các yêu tô sản xuât có hiệu quả làm cho các doanh

nghiệp phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế.

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.3.1 Các yếu tổ bên trong doanh nghiệp 1.3.1.1 Tiềm lực tài chính

Tiềm lực tài chính được thể hiện ở quy mô vốn tự có, khả năng huy động các nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đó Quy mô vốn tự có

phụ thuộc quá trình tích lũy của doanh nghiệp.

Một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh sẽ có điều kiện thuận lợi trong đổi mới

công nghệ, đầu tư trang thiết bị, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản pham, giữ vững được

sức mạnh cạnh tranh và củng cố vị thé của mình trên thi trường 1.3.1.2 Máy móc thiết bị và trình độ công nghệ

Máy móc thiết bị là bộ phận chủ yếu và quan trọng nhất trong tài sản cô định, là những cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yêu quyết định năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;

là nhân tố đảm bảo năng lực cạnh tranh.

Đề đánh giá về năng lực máy móc thiết bị và công nghệ có thể dựa vào các đặc tính sau: Tính hiện đại của thiết bị công nghệ; tính đồng bộ; tính hiệu quả; tính đổi mới.

1.3.1.3 Chất lượng nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực của doanh nghiệp cần đáp ứng được các yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ về nghiệp vụ mà còn có khả năng sáng tạo, tinh thần trách nhiệm, sự nhanh nhẹn, linh hoạt trong thu nhập và xử lý thông tin, sáng suất dự báo và đối phó với các

biến động của thương trường.

1.3.1.4 Khả năng liên doanh, liên kết của doanh nghiệp

Liên doanh liên kết tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thé di sâu chuyên môn hóa, khai thác được những thế mạnh, khắc phục những điểm yếu, thích ứng với cơ chế thị trường, thúc đây ứng dụng khoa học công nghệ, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh

1.3.2 Các yếu tổ bên ngoài doanh nghiệp

1.3.2.1 Sức ép khách hàng

Khách hàng hoặc người mua của mỗi doanh nghiệp có thể là các đối tượng khác nhau,

song người mua nói chung có xu hướng muôn tôi đa hóa lợi ích của mình với chi phí thâp

Trang 10

nhất nên họ luôn tìm mọi cách gây áp lực dé doanh nghiệp giảm giá hàng hóa, mặc cả dé có

chất lượng tốt hơn và được phục vụ nhiều hơn 1.3.2.2 Nhà cung cấp

Hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp không thể thiếu được các yêu tố

đầu vao, đó là vật tư, máy móc thiết bị, vốn Nhà cung cấp có nhiều cách tác động đến khả

năng thu lợi nhuận của các doanh nghiệp như nâng giá, giảm chất lượng vật tư kỹ thuật mà họ còn cung ứng, không đảm bảo tiễn độ giao hàng theo yêu cầu, gây ra sự khan hiếm giả

1.3.2.3 Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh là nhân tố bên ngoài có tác động trực tiếp đến doanh nghiệp Cần

phải coi trong lợi thế so sánh của mình và biến nó thành lợi thế cạnh tranh thì doanh nghiệp

đó có năng lực cạnh tranh cao hơn.

1.4 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.4.1 Chất lượng và giá cả sản phẩm

Chất lượng sản phâm là kết quả của việc sử dụng nguyên vật liệu đầu vào, quy trình

sản xuất, máy móc thiết bị và trình độ công nghệ

Giá cả sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng nhất dẫn đến hành vi mua của khách hàng Cùng với việc bỏ ra một khoản chỉ phí, người tiêu dùng sẽ cân nhắc xem giá trị mà sản phẩm đó mang lại cho họ như thế nào, có phù hợp với yêu cau, chi phí họ phải bỏ ra

hay không.

1.4.2 Chỉ phí sản xuất

Chi phí sản xuất cho đơn vị sản phẩm là toàn bộ các chi phí về nguyên vật liệu, lao

động, máy móc thiết bị và các chi phí khác doanh nghiệp phải bỏ ra một đơn vị sản phâm có

chất lượng tương đương.

1.4.3 Tỷ suất lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận cần bù đắp được chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn Thông thường

một đồng vốn được coi là sử dụng có hiệu quả nếu tỷ lệ nói trên cao hơn mức sinh lời khi

đầu tư vào các cơ hội khác, hoặc ít nhất phải cao hơn lãi suất tín dụng ngân hàng.

Nếu tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp tương đương hoặc cao hơn tỷ suất lợi nhuận

của ngành thì doanh nghiệp đó được coi là có năng lực cạnh tranh cao.

Trang 11

e Kết luận chương 1

Như vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ cần năm chắc các lý thuyết mà

còn phải hiểu rõ điều kiện và khả năng thực tế của đơn vị mình, các mặt mạnh, mặt yếu,

mục tiêu phát triển, các cơ hội và thách thức có thể có Sự phối hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực tế cùng với các bài học kinh nghiệm trong nước và nước ngoài sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra được những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho đơn

vị mình, đảm bảo sự tôn tại và phát triên bên vững của mỗi doanh nghiệp.

Trang 12

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA

CONG TY CO PHAN XI MĂNG PHU THỌ

2.1 Khái quát chung về Công ty cỗ phan xi măng Phú Thọ

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cỗ phan xi mang Phi Thọ

Công ty cô phan xi măng Phú Tho tiền thân là nhà máy xi măng Dao Gia được thành lập theo quyết định số 144 QĐRC ngày 31-12-1967 tại Xã: Đào Giã, Huyện: Thanh Ba,

Tỉnh: Phú Thọ Khởi đầu là một nhà máy nhỏ bé, thủ công, thô sơ, thiết bị lạc hậu với một

xưởng nhỏ và một lò vôi bằng đá.

Năm 1982, theo quyết định của ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, nhà máy vôi Đào Giã được sáp nhập vào Xi Măng dé thành lập Nhà máy xi măng Thanh Ba,

Sau nhiều lấn sáp nhập, ngày 20-9-1994, xí nghiệp liên hiệp xi măng đá-vôi đổi tên

thành Công ty xi măng -đá-vôi Vĩnh Phú Ngày 01-06-1997, do tách tỉnh Vĩnh Phú thành

Phú Thọ và Vĩnh Phúc nên Công ty xi măng-đá-vôi Vĩnh Phú lại đổi tên thành Công ty xi măng-đá-vôi Phú Thọ Cuối năm 2006, công ty được cổ phần hóa và từ ngày 24-02-2007, đổi tên thành Công ty cổ phần xi măng Phú Tho (mã chứng khoán là PTE) Thị trường tiêu thụ chủ yếu: Hà Nội, Phú Thọ và các tỉnh phía Bắc.

Lĩnh vực kinh doanh của Công ty:

- San xuất và kinh doanh xi măng PCB-40, PCB-30; Clinker thương phẩm.

- Khai thác kinh doanh đá xây dựng, đá giao thông.

- _ Kinh doanh vật liệu xây dựng khác.

- Thi công các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông thuỷ lợi.

- Chuan bị mặt bằng xây dựng.

- _ Kinh doanh vận tải hang hoá đường bộ.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của bộ máy quản lý của công ty

Công ty cô phần xi măng Phú Thọ hoạt động và tổ chức tuân thủ theo Luật doanh nghiệp năm 2005, các Luật khác có liên quan và Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty.

2.1.3 Đặc điểm của Công ty cô phan xi măng Phú Thọ có ảnh hưởng đến năng lực

cạnh tranh của công ty

2.1.3.1 Lĩnh vực kinh doanh

Kinh doanh về lĩnh vực VLXD, công ty cô phan xi măng Phú Tho đang phải đối mặt, cạnh tranh (trực tiếp và gián tiếp) với hơn 100 đối thủ Đây là một con số không nhỏ đòi hỏi

Trang 13

công ty phải đánh giá hiện trạng và khả năng cạnh tranh của mình đề từ đó có giải pháp hữu

hiệu nâng cao năng lực cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường mục tiêu mà công ty đang hướng

2.1.3.2 Đặc điểm công nghệ sản xuất

Tuy còn nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã nỗ lực hết

mình trong việc đầu tư, đổi mới trang thiết bi và năm 2012 dây truyền sản xuất xi măng lò

quay của Công ty xi măng Phú Thọ chính thức hoàn thành và đi vào sử dụng, thay thé cho công nghệ sản xuất cũ (lò đứng) Đây là cột mốc quan trọng đánh dau sự thay đổi và trưởng

thành của công ty.

2.1.3.3 Đặc điểm sản pham

Hiện nay, công ty đang sản xuất và kinh doanh hai loại sản phẩm chủ yếu là: xi măng

PCB 30 và xi măng PCB 40, đây cũng là hai loại xi măng hầu hết các công ty trong ngành

đang sản xuất, kinh doanh; loại trừ một số ít công ty sản xuất thêm cả mặt hàng đặc chủng “xi măng trắng”.

2.1.3.4 Đặc điểm đội ngũ lao động

Do đặc thù của ngành và tính chất công việc khá nặng nhọc, vất vả; trong quá trình tuyển dụng công ty cũng đã ưu tiên tuyên dung nam giới dé đáp ứng yêu cầu công việc tốt hơn Hiện nay, tỷ lệ lao động nam chiếm hơn 2/3 tổng lao động, điều này rất thuận tiện

trong việc sap xêp, bô tri công việc.

2.1.4 Tình hình sản xuất, kinh doanh của Công ty cổ phan xi măng Phú Thọ, giai

đoạn 2012 — 2014

2.1.4.1 Kết quả kinh doanh, giai đoạn 2012 — 2014

Ngày đăng: 11/04/2024, 01:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w