BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---***--- LUẬN VĂN THẠC SĨ XÂY DỰNG HỆ THỐNG KHỞI NGHIỆP TINH GỌN TẠI CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG QSOFT
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
-*** -
LUẬN VĂN THẠC SĨ
XÂY DỰNG HỆ THỐNG KHỞI NGHIỆP TINH GỌN TẠI CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG QSOFT
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRẦN THỊ HẰNG
HÀ NỘI – 2023
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
-*** -
LUẬN VĂN THẠC SĨ
XÂY DỰNG HỆ THỐNG KHỞI NGHIỆP TINH GỌN TẠI CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG QSOFT
Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 8340101
Họ và tên học viên : Trần Thị Hằng Người hướng dẫn: Ts Nguyễn Thế Anh
Hà Nội – 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ “Xây dựng hệ thống khởi nghiệp
tinh gọn tại Công ty TNHH Giải pháp Công nghệ thông tin và Truyền thông
QSoft” là sản phẩm nghiên cứu của tôi và được thực hiện dưới sự hướng dẫn
khoa học của TS Nguyễn Thế Anh
Các số liệu, dữ liệu được thể hiện và áp dụng trong luận văn này là chính xác,
đúng thực tế, được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng theo đúng quy định Nội dung của
luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác
Tôi cam đoan những điều trên là đúng sự thật và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
Người thực hiện luận văn
Trần Thị Hằng
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu cùng Quý Thầy Cô Khoa Sau đại học, Khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học Ngoại Thương đã tận tâm giảng dạy
và nhiệt tình hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các học viên trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới TS Nguyễn Thế Anh – giảng viên trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã luôn đồng hành và giúp đỡ, dành thời gian cũng như công sức để hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này
Tác giả cũng xin gửi lời tri ân đến nhà sáng lập cùng các cán bộ chủ chốt của Công ty TNHH Giải pháp Công nghệ thông tin và Truyền thông QSoft, những người đã trực tiếp tham gia trả lời phỏng vấn và/hoặc gián tiếp cung cấp thông tin, tài liệu cho tôi
Cuối cùng là lời cảm ơn đến những người thân yêu nhất trong gia đình và những người đồng nghiệp đã âm thầm hỗ trợ cũng như truyền động lực cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu luận văn
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
Người thực hiện luận văn
Trần Thị Hằng
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ vii
DANH MỤC HÌNH viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ viii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ix
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 3
3 Câu hỏi nghiên cứu 5
4 Mục đích nghiên cứu 5
4.1 Mục đích nghiên cứu 5
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 6
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
5.1 Đối tượng nghiên cứu 6
5.2 Phạm vi nội dung 6
6 Phương pháp nghiên cứu 7
7 Đóng góp của luận văn 7
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG KHỞI NGHIỆP TINH GỌN 9
1.1 Tổng quan về hệ thống khởi nghiệp tinh gọn 9
1.1.1 Khởi nghiệp, Khởi nghiệp tinh gọn 9
1.1.2 Hệ thống Khởi nghiệp tinh gọn 13
1.2 Các yếu tố cấu thành hệ thống khởi nghiệp tinh gọn 16
1.2.1 Tìm kiếm và ưu tiên các cơ hội thị trường 18
1.2.2 Thiết kế mô hình kinh doanh 26
1.2.3 Học hỏi có kiểm chứng 33
1.2.4 Xây dựng sản phẩm khả thi tối thiểu 39
Trang 61.2.5 Tìm hiểu xem nên kiên trì đeo bám hay pivot 44
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng hệ thống khởi nghiệp tinh gọn 46 1.3.4 Các yếu tố bên trong 46
1.3.5 Các yếu tố bên ngoài 49
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 53
2.1 Quy trình nghiên cứu 53
2.2 Phương thức thực hiện nghiên cứu 54
2.2.1 Cách thức xác định mẫu 54
2.2.2 Thu thập dữ liệu 56
2.2.3 Phân tích dữ liệu 61
2.3 Kết quả nghiên cứu 62
CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH HỆ THỐNG KHỞI NGHIỆP TINH GỌN TẠI CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG QSOFT 65
3.1 Giới thiệu về Công ty TNHH Giải pháp Công nghệ thông tin và Truyền thông QSoft 65
3.2 Sản phẩm cốt lõi của QSoft- Ứng dụng Chính xác 66
3.3 Các yếu tố cấu thành hệ thống khởi nghiệp tinh gọn tại Công ty TNHH Giải pháp Công nghệ thông tin và Truyền thông QSoft 69
3.3.1 Tìm kiếm và ưu tiên cơ hội thị trường 69
3.3.2 Thiết kế mô hình kinh doanh 72
3.3.3 Học hỏi có kiểm chứng 74
3.3.4 Xây dựng sản phẩm khả thi tối thiểu 81
3.3.5 Quyết định kiên trì đeo bám hay pivot 84
3.3 Đánh giá các điều kiện để hình thành hệ thống khởi nghiệp tinh gọn tại Công ty TNHH Giải pháp Công nghệ thông tin và Truyền thông QSoft 88
3.3.1 Các điều kiện đã đạt được 88
3.3.2 Hạn chế 90
3.3.3 Nguyên nhân 91
CHƯƠNG 4 XÂY DỰNG HỆ THỐNG KHỞI NGHIỆP TINH GỌN TẠI CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN
Trang 7THÔNG QSOFT VÀ CÁC GIẢI PHÁP VẬN HÀNH HỆ THỐNG 94
4.1 Định hướng phát triển của Công ty TNHH Giải pháp Công nghệ thông tin và Truyền thông QSoft 94
4.2 Hệ thống khởi nghiệp tinh gọn tại Công ty TNHH Giải pháp Công nghệ thông tin và Truyền thông QSoft 95
4.3 Đề xuất giải pháp vận hành hệ thống khởi nghiệp tinh gọn tại Công ty TNHH Giải pháp Công nghệ thông tin và Truyền thông QSoft 99
4.4 Đề xuất, gợi ý đối với các công ty khởi nghiệp phần mềm khác 102
KẾT LUẬN 105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
QSoft
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Sự khác nhau giữa Khởi nghiệp tinh gọn và Khởi nghiệp truyền thống 12
Bảng 1.2: Mô tả các thông số của Khung mô hình kinh doanh 28
Bảng 1.2: Sự khác nhau giữa Agile và Phương pháp truyền thống 42
Bảng 2.1: Số người tham gia phỏng vấn 55
Bảng 2.2 Bảng câu hỏi phỏng vấn nhà sáng lập Qsoft 58
Bảng 2.3: Kết quả định tính về việc áp dụng LS của QSoft 63
Bảng 3.1: Mô tả khái quát các tính năng dự kiến sẽ phát triển của ứng dụng Chính xác 64
Bảng 3.2: Tổng quan thị trường 67
Bảng 3.3: Phân tích đối thủ cạnh tranh 70
Bảng 3.4 Phân tích SWOT 68
DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Thống kê số lượng người dùng hoạt động hàng ngày (daily active users) từ tháng 1/4/2022 đến 31/07/2022 của ứng dụng Chính xác 76
Biểu đồ 3.2: Thống kê số lượng người dùng rời bỏ (ngừng sử dụng) ứng dụng Chính xác từ 1/4/2022 đến 31/7/2022 77
Biểu đồ 3.3: Thống kê số lượt tải về tự nhiên (số lượt thu nạp tại trang thông tin trên cửa hàng Play) của ứng dụng Chính xác từ ngày 5/10/2021 đến 18/9/2023 80
Biểu đồ 3.4: Thống kê số lượng người dùng hoạt động hàng ngày của ứng dụng Chính xác từ ngày 5/10/2021 đến 18/9/2023 80
Trang 10DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Hệ thống Khởi nghiệp tinh gọn 17
Hình 1.2: Bộ điều hướng cơ hội thị trường (The market opportunity navigator) 19
Hình 1.3: Bảng 1 – Tạo tập hợp các cơ hội thị trường của Ông 20
Hình 1.4: Bảng 2 - Đánh giá mức độ hấp dẫn của các cơ hội thị trường 21
Hình 1.5 : Bản đồ mức độ hấp dẫn 22
Hình 1.6: Bảng 3- Thiết kế chiến lược tập trung linh hoạt 23
Hình 1.7: Khung mô hình kinh doanh (Business Model Canvas) 28
Hình 1.8: Phát triển khách hàng 35
Hình 3.1: Giao diện của ứng dụng Chính xác 68
Hình 3.2: Khung mô hình kinh doanh của QSoft 73
Hình 3.3: Giao diện tính năng “Hỏi đáp” của ứng dụng Chính xác 78
Hình 3.4: Giao diện tính năng “Kim cương” của ứng dụng Chính xác 79
Hình 3.5: Giao diện MVP của ứng dụng Chính xác 83
Hình 3.6: Quá trình phát triển và giới thiệu MVP của ứng dụng Chính xác 84
Hình 4.1: Đề xuất Khung mô hình kinh doanh của QSoft về lĩnh vực giáo dục 98
DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Vòng lặp Xây dựng – Đo lường – Học hỏi 37
Sơ đồ 1.2: Các yếu tố bên ngoài tác động đến việc xây dựng hệ thống LS 49
Sơ đồ 1.3: Những hạn chế LS trong bối cảnh công nghệ 51
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức của Công ty QSoft 66
Sơ đồ 3.2: Các dịch vụ ngoại vi của ứng dụng Chính xác 69
Sơ đồ 3.3: Phương pháp phát triển Agile (Scrum) 82
Sơ đồ 3.4: Các bên liên quan đến việc phát triển ứng dụng Chính xác 86
Sơ đồ 4.1: Sự vận hành của hệ thống khởi nghiệp tinh gọn 93
Trang 11TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và sự gia tăng không ngừng của công nghệ số, các công ty khởi nghiệp về phát triển phần mềm tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới đang đối mặt với sức ép ngày càng tăng của sự không chắc chắn và thay đổi nhanh chóng trong điều kiện khan hiếm về nguồn lực
Hệ thống Khởi nghiệp tinh gọn (Lean startup, gọi tắt là LS) và các công cụ liên quan của nó cung cấp cho các doanh nhân một bộ tài liệu khởi nghiệp theo định hướng thực hành nhằm đối phó với những bất ổn và thay đổi liên tục, đặc biệt trong ngành công nghệ kỹ thuật số Hệ thống LS được đóng góp bởi nhiều nhà nghiên cứu: Phát triển khách hàng (Blank, 2005), Phát triển sản phẩm linh hoạt (Rise, 2011), Khung mô hình kinh doanh (Osterwalder và Pigneur, 2010) và Bộ điều hướng cơ hội thị trường (Gruber và Tal, 2017) Sức hấp dẫn của LS là rất rõ ràng
Nó tìm cách đưa ra “cách tiếp cận khoa học để tạo ra các công ty khởi nghiệp” (Ries, 2011; Blank, 2013), thúc đẩy các doanh nhân và nhà đổi mới thực hiện các thử nghiệm có cấu trúc dựa trên giả thuyết cơ bản và kết hợp trực tiếp phản hồi từ các thử nghiệm này vào một quy trình lặp lại và đổi mới nhanh chóng
Về mặt lý thuyết, đề tài luận văn tập trung vào việc hệ thống hóa cơ sở lý luận của hệ thống LS: các yếu tố cấu thành hệ thống (bao gồm các công cụ liên quan) và các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng hệ thống
Về mặt thực tiễn, luận văn tìm hiểu và phân tích các yếu tố cấu thành nên hệ thống LS tại một công ty phát triển phần mềm ở Việt Nam, đã tiếp cận và đang áp dụng LS vào quá trình khởi nghiệp của mình Trên cơ sở lý thuyết đã tìm hiểu được
và thực tế áp dụng LS của doanh nghiệp, tác giả mạnh dạn đóng góp ý kiến nhằm xây dựng hệ thống LS tại công ty khởi nghiệp này, đồng thời, đề xuất các giải pháp
để vận hành hệ thống một cách hiệu quả
Trang 12LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Khởi nghiệp được coi là một trong những giải pháp quan trọng để giải quyết các vấn đề kinh tế, tạo việc làm, đưa đất nước phát triển và đồng thời đem lại lợi ích cho cả xã hội Đặc biệt là ở Việt Nam, với một nền kinh tế đang phát triển và một cộng đồng trẻ năng động, khởi nghiệp là một lựa chọn cần thiết để giúp đất nước phát triển và đổi mới Theo Báo cáo đổi mới sáng tạo và đầu tư công nghệ Việt Nam
2023 của Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Việt Nam được xếp hạng 54 chỉ số hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu Phong trào khởi nghiệp nở rộ một phần nhờ có sự đầu tư, rót vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài và các chính sách khuyến khích, thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp của Chính phủ
Chuyển đổi kỹ thuật số đã thu hút sự chú ý trong những năm gần đây như một hình thức chuyển đổi kinh doanh Do tốc độ thay đổi của các dịch vụ kỹ thuật
số mới nên không thể biết trước được điều gì sẽ được tạo ra và rất khó để dự đoán quy mô của doanh nghiệp cũng như nguồn lực sản xuất cần thiết Hơn nữa, những thay đổi và chỉnh sửa thường xuyên được thực hiện cùng các tiêu chuẩn về việc hoàn thành công việc đến đâu cũng không rõ ràng (Hirai, 2020) Theo Gage (2012),
tỷ lệ thất bại chung của các công ty khởi nghiệp lên tới 75% Theo một nghiên cứu của Small Business Administration (SBA) (2012) tại Hoa Kỳ, 20% doanh nghiệp khởi nghiệp thất bại trong năm đầu tiên, 30% thất bại trong năm thứ hai, và 50% thất bại trong năm thứ năm Ở Việt Nam, theo số liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, trong năm 2022, cả nước có 143.198 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 19,5% so với năm 2021 Phần lớn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, giải thể và chờ làm thủ tục giải thể trong năm 2022 có thời gian hoạt động ngắn (dưới 5 năm) và tập trung chủ yếu ở quy mô vốn từ 0 - 10 tỷ đồng
Mặc dù có những đặc điểm chung với các loại hình khởi nghiệp khác như khan hiếm nguồn lực và thiếu lịch sử hoạt động, nhưng các công ty khởi nghiệp phần mềm thường bị cuốn vào làn sóng thay đổi công nghệ thường xuyên diễn ra trong ngành phần mềm, như công nghệ mạng, máy tính mới và ngày càng đa dạng của các thiết bị máy tính Họ cũng cần sử dụng các công cụ và kỹ thuật tiên tiến để
Trang 13phát triển các sản phẩm và dịch vụ phần mềm sáng tạo (Sutton, 2000) Tất cả những điều này làm cho các công ty khởi nghiệp phần mềm trở thành thách thức đối với những nỗ lực, đồng thời là hiện tượng nghiên cứu hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu công nghệ phần mềm và những người thuộc các ngành liên quan
Để đối phó với những bất ổn và những thay đổi nhanh chóng, trong đó có việc khó biết nên tạo ra loại sản phẩm và dịch vụ nào, điều quan trọng là phải có tư duy lấy khách hàng làm trung tâm để tìm cách khám phá nhu cầu của người dùng và tạo ra thứ gì đó có giá trị cho họ (Hirai, 2020) Do đó, quy trình tạo ra và kiểm chứng sản phẩm từng chút một là điều cần thiết để giảm thiểu rủi ro (Watanabe, Brown và Omata, 2019) Đặc biệt, các công ty khởi nghiệp và các công ty mạo hiểm thường còn non trẻ, có ít nhân viên và không có hệ thống công ty được thiết lập tốt Do đó, rất khó để giới thiệu các phương pháp tập trung vào lập kế hoạch và quản lý vốn được các công ty hiện hữu sử dụng và làm thế nào để đạt được sự phát triển sản phẩm thành công trong những trường hợp này là rất quan trọng Để làm được điều đó, kỹ thuật linh hoạt (Agile Engineering) đang thu hút sự chú ý trong ngành phát triển phần mềm vì quy trình lặp đi lặp lại các giả thuyết, kiểm chứng và học hỏi có hiệu quả, và LS thu hút sự chú ý trong phát triển sự nghiệp kinh doanh mới
Phong trào LS bắt nguồn từ ngành công nghiệp phần mềm Nó đặc biệt hữu ích cho các dự án phần mềm vì: phần mềm cho phép lặp lại sản phẩm nhanh; phần mềm B2C và một số dự án phần mềm B2B có cơ sở người dùng lớn để thử nghiệm (Harms, Marinakis, & Walsh, 2015); các nhà phát triển phần mềm thường quen với việc thử nghiệm trong phát triển sản phẩm (Paternoster, Giardino, Unterkalmsteiner, Gorschek, & Abrahamsson, 2014)
Tài liệu về hệ thống LS là một trong những đóng góp phổ biến nhất trong tài liệu khởi nghiệp định hướng thực hành Cơ sở lý luận của các công cụ được áp dụng cho hệ thống LS được đóng góp bởi nhiều nhà nghiên cứu: Blank (2005) là phát triển khách hàng (Customer Developmet); Rise (2011) đóng góp những hiểu biết sâu sắc từ phát triển sản phẩm linh hoạt (Agile Product Development, gọi tắt là Agile); Osterwalder (2010) đã giới thiệu Khung mô hình kinh doanh (Business Model Canvas) và Gruber, Tal (2017) với Bộ điều hướng cơ hội thị trường (Market