BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---***--- LUẬN VĂN THẠC SĨ ẢNH HƯỞNG CỦA COVID-19 ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM NGÀ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG -*** -
LUẬN VĂN THẠC SĨ
ẢNH HƯỞNG CỦA COVID-19 ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
NGUYỄN THỊ HẰNG
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG -*** -
LUẬN VĂN THẠC SĨ
ẢNH HƯỞNG CỦA COVID-19 ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
Ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8340201
HỌ TÊN HỌC VIÊN: NGUYỄN THỊ HẰNG
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : TS NGUYỄN THU TRANG
Hà Nội, năm 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Nguyễn Thị Hằng – Học viên lớp: TCNH 28A - UD, Khóa: 28A, Khoa: Tài chính – Ngân hàng, Trường Đại học Ngoại thương thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của Covid-19 đến hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam” (Sau đây gọi tắt là “Luận văn)
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong luận văn này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Thu Trang Ngoài ra, bài viết có sử dụng, thảm khảo một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả đã được trích dẫn nguồn chính xác và có thể kiểm chứng Các số liệu sử dụng trong luận văn liên quan đến kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank và một số ngân hàng thương mại được lấy từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên các năm của các ngân hàng được thực hiện trung thực, khách quan
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 3
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ NGỮ VIẾT TẮT 6
2 Mục tiêu nghiên cứu 11
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11
4 Phương pháp nghiên cứu 12
5 Giá trị nghiên cứu 12
6 Kết cấu luận văn 13
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 14
1.1 Cơ sở lý luận về tín dụng 14
1.1.1 Khái niệm tín dụng 14
1.1.2 Vai trò tín dụng 15
1.1.3 Phân loại tín dụng 16
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng 18
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 19
1.2.1 Tổng quan tài liệu trong nước 19
1.2.2 Tổng quan tài liệu nước ngoài 21
1.2.3 Khoảng trống nghiên cứu 22
1.2.4 Đóng góp của nghiên cứu 22
CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA AGRIBANK 23
2.1 Hoạt động kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh chủ yếu 23
2.3 Quy trình tín dụng của Agribank 28
Trang 5CHƯƠNG 3 ẢNH HƯỞNG CỦA COVID – 19 ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN
3.2.2 Chính sách ứng phó của Nhà nước đối với Covid-19 43
3.2.3 Ảnh hưởng của Covid–19 đến hệ thống NHTM 47
3.2.4 Ảnh hưởng của Covid-19 đến hoạt động tín dụng của Agribank 57
3.4 Hoạt động tín dụng thời kỳ phục hồi sau Covid – 19 71
3.4.1 Chính sách phục hồi sau Covid – 19 71
3.4.2 Kết quả thực hiện của Agribank đến nay 73
CHƯƠNG 4 BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC THÁO GỠ KHÓ KHĂN CHO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG SAU COVID - 19 80
5.1 Bài học kinh nghiệm 80
5.2 Giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho hoạt động tín dụng 82
KẾT LUẬN 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO i
Trang 6DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ NGỮ VIẾT TẮT
Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
NHTM Ngân hàng thương mại
NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
HĐTV Hội đồng thành viên
Covid-19 Bệnh virus Corona 2019
UBND Ủy ban nhân dân
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Chỉ tiêu tài chính của một số NHTM (thời điểm 31/12/2020) 23
Bảng 2.2 Quy mô của Agribank trong hệ thống NHTM 24
Bảng 3.1 Tăng trưởng dư nợ của Agribank giai đoạn 2017-2019 36
Bảng 3.2 Dư nợ cho vay theo ngành kinh tế của Agribank năm 2018-2019 37
Bảng 3.3 Nợ xấu theo thời hạn vay của Agribank giai đoạn 2017-2019 40
Bảng 3.4 Nợ xấu theo đối tượng khách hàng của Agribank giai đoạn 2017-2019 40
Bảng 3.5 Nợ xấu theo ngành của Agribank giai đoạn 2017-2019 41
Bảng 3.6 Dư nợ theo đối tượng khách hàng của Agribank giai đoạn 2017-2019 41
Bảng 3.7 Một số hành động của Chính phủ một số quốc gia 44
Bảng 3.8 Dư nợ cho vay tại Agribank giai đoạn 2019-2021 62
Bảng 3.9 Dư nợ cho vay tại Agribank theo thời hạn vay giai đoạn 2019-2021 63
Bảng 4.0 Dư nợ cho vay tại Agribank theo ngành giai đoạn 2019-2020 64
Bảng 4.1 Tăng trưởng cho vay tiêu dùng tại Agribank giai đoạn 2016-2021 65
Bảng 4.2 Dư nợ cho vay theo ngành tại Agribank giai đoạn 2020-2021 66
Bảng 4.3 Nợ xấu tại Agribank theo ngành kinh tế giai đoạn 2019-2021 70
Bảng 4.4 Kết quả thực hiện chương trình hỗ trợ khách hàng năm 2022 77
DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng 18
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của Agribank 25
Trang 8DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biều đổ 3.1: Tăng trưởng các nền kinh tế thế giới và Việt Nam 33
Biểu đồ 3.2: Tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2017-2019 (%/năm) 34
Biểu đồ 3.3: Lãi suất Fed Fund Rate giai đoạn 2017-2019 35
Biểu đồ 3.4 Các chỉ tiêu tăng trưởng và tỷ lệ thất nghiệp giai đoạn 2017 – 2021 47
Biểu đồ 3.5 Tăng trưởng huy động vốn các NHTM giai đoạn 2017 – 2021 48
Biểu đồ 3.6 Tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTM giai đoạn 2017 – 2021 50
Biểu đồ 3.7 Tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng giai đoạn 2017 – 2021 51
Biểu đồ 3.8 Tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng so với tổng thu nhập thuần 52
Biểu đồ 3.9 Tổng thu nhập thuần trước chi phí hoạt động của các NHTM 52
Biểu đồ 4.0 Cơ cấu các loại thu nhập thuần tại các NHTM 53
Biểu đồ 4.1 Tốc độ tăng trưởng thu nhập lãi thuần tại các NHTM 53
Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ chi phí hoạt động so với thu nhập thuần tại các NHTM 54
Biểu đồ 4.3 ROA tại các ngân hàng giai đoạn 2017 – 2021 55
Biểu đồ 4.4 ROE tại các ngân hàng giai đoạn 2017 – 2021 56
Biểu đồ 4.5 Lợi nhuận sau thuế tại các ngân hàng giai đoạn 2017 – 2021 56
Trang 9MỞ ĐẦU
Đầu năm 2020, Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới phải đối mặt với những thách thức chưa từng có tiền lệ do đại dịch Covid-19 mang lại Đại dịch không chỉ là làm y tế toàn cầu rơi vào khủng hoảng mà còn tác động nghiêm trọng đến tình hình kinh tế - xã hội của hầu hết các quốc gia Tại Việt Nam, tốc độ tăng trưởng GDP quý I năm 2020 là 3.82%, mức thấp nhất trong thập kỷ vừa qua (GSO, 2020) Các ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất là các ngành sử dụng nhiều lao động như du lịch,lưu trú, hàng không, bán lẻ và các ngành chế tạo xuất khẩu như dệt may, da dày, chế biến gỗ… Đặc biệt, hệ thống các NHTM đã gặp không ít khó khăn để ứng phó với đại dịch và hỗ trợ nền kinh tế được kiểm soát, phục hồi
Luận văn tập trung phân tích và làm rõ sự ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến hoạt động tín dụng của NHTM Trong đó, Agribank là ngân hàng lớn nhất Việt Nam về thị phần huy động vốn và lớn thứ hai về tài sản; Agribank cũng là ngân hàng có mạng lưới chi nhánh lớn nhất Việt Nam với gần 2300 điểm giao dịch trên toàn quốc1 Vì vậy, tác giả đã sử dụng Agribank là đối tượng nghiên cứu đề tài trên Bài viết sử dụng số liệu từ NHNN Việt Nam, Agribank và tham khảo các đề tài trong và ngoài nước về ảnh hưởng của dịch Covid-19 Kết quả nghiên cứu cho thấy các NHTM đều bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng trong giai đoạn dịch bệnh chưa nhiều do các chính sách tín dụng nới lỏng của NHNN Do đó, giai đoạn sau dịch Covid-19 có thể là giai đoạn khó khăn hơn đối với các NHTM Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số bài học và khuyến nghị giải pháp tháo gỡ cho Agribank nói riêng và ngành ngân hàng tại Việt Nam nói chung để góp phần hoàn thiện hệ thống phòng ngừa rủi ro trước những sự kiện bất khả kháng và có sức ảnh hưởng tiêu cực lớn như đại dịch
1 Tính cấp thiết của đề tài 1.1 Cơ sở lý luận
NHTM là tổ chức trung gian tài chính có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế Đối với bất kỳ quốc gia nào, hệ thống NHTM cũng giữ vai trò không thể
Trang 10thay thế trong việc cung cấp các phương tiện thanh toán và huy động nguồn lực cho cả đầu vào và đầu ra của quá trình kinh tế Hệ thống NHTM phát triển ổn định sẽ là cơ sở đảm bảo cho nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững
Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của NHTM được thể hiện trên các phương diện: là nơi tập trung tiền nhàn rỗi và cung ứng tiền vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh; Làm trung gian trong quá trình thanh toán góp phần thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa nhanh chóng; Góp phần điều tiết và kiểm soát thị trường tiền tệ, thị trường vốn; Thu hút, mở rộng vốn đầu tư trong, ngoài nước và cung cấp các dịch vụ tài chính khác; Góp phần hình thành, duy trì và phát triển nền kinh tế theo một cơ cấu ngành và khu vực nhất định; Tạo ra môi trường cho việc thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương; Là cầu nối cho việc phát triển kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia
Xuất phát từ vai trò to lớn của NHTM nên mọi yếu tố, sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội đều có thể tác động đến kết quả hoạt động của hệ thống các NHTM Trong bối cảnh dịch bệnh bùng nổ, phần lớn các chủ thể kinh tế sẽ chịu ảnh hưởng đến khả năng tài chính theo chiều hướng tiêu cực Điều đó trực tiếp ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng khi mà phần lớn các khách hàng quan hệ tín dụng chịu ảnh hưởng từ đại dịch
1.2 Cơ sở thực tiễn
Đại dịch Covid-19 mặc dù ban đầu được coi là khủng hoảng y tế nhưng không thể phủ nhận những tác động nghiêm trọng đến kinh tế, làm đứt gãy chuỗi cung ứng dẫn đến khủng hoàng toàn cầu theo cách chưa có tiền lệ Các chỉ số kinh tế của Việt Nam trong quý I/2020 có thể nói ở mức xấu nhất trong nhiều năm Mặc dù, trước đây chúng ta đã có một số cuộc khủng hoảng tài chính đã làm không ít các ngân hàng lớn điêu đứng và thậm chí phá sản, tuy nhiên những gì Covid-19 mang lại vẫn vượt ra khỏi khả năng dự liệu, kiểm soát của những nền kinh tế lớn Trong khi đó, năng lực tài chính của nước ta chưa cao, hệ thống NHTM chưa lớn, mức độ rủi ro cao, chất lượng tín dụng vẫn cần được hoàn thiện, vấn đề quản trị điều hành, giữ an toàn hệ thống vẫn chưa đáp ứng các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế thì việc kiểm soát đại
Trang 11Chính vì vậy, khi phải đối mặt với một sự kiện rủi ro bất khả kháng như đại dịch, rủi ro tiềm ẩn đối với hệ thống tín dụng rất cao trong bối cảnh nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid - 19 Bài viết sẽ đi sâu tìm hiểu về ảnh hưởng của Covid-19 đến kết quả tín dụng của Agribank để thấy rõ đại dịch có tác động cụ thể như thế nào hệ thống tín dụng của các NHTM và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm làm tiền lệ cho hệ thống phòng ngừa rủi ro của NHTM
2 Mục tiêu nghiên cứu
Trang Business Insider đã tổng hợp và đánh giá lịch sử có ít nhất 11 đại dịch làm thay đổi thế giới và đại dịch Covid-19 không nằm ngoài danh sách đó Qua nghiên cứu này, tác giả muốn phân tích ảnh hưởng của dịch bệnh đối với NHTM bởi đây là chủ thể có vai trò quan trọng trong đại dịch và liên quan đến tất cả chủ thể khác của nền kinh tế Vì vậy, tác giả đưa ra hai mục tiêu chính của bài nghiên cứu như sau:
Mục tiêu tổng quát: Đưa ra khung lý thuyết, tình hình tín dụng tại các NHTM
trong giai đoạn dịch bệnh Các chính sách ứng phó, chỉ đạo của NHNN trước đại dịch Covid-19 và mức độ ảnh hưởng của đại dịch tới hoạt động tín dụng của các NHTM
Mục tiêu cụ thể: Nghiên cứu sự thay đổi của hoạt động tín dụng tại Agribank
trong bối cảnh đại dịch Covid-19 Các chính sách tín dụng, phương án hành động cụ thể của Agribank đối với Covid-19 và giúp làm rõ mức độ ảnh hưởng của Covid –
19 đến tín dụng của Agribank Nghiên cứu trả lời cho câu hỏi “Covid – 19 có làm
thay đổi hoạt động tín dụng của Agribank không? Mức độ thay đổi như thế nào?”
Từ đó đề xuất các phương án khắc phục và nhóm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho tín dụng của Agribank trong giai đoạn sau đại dịch
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Bài viết được tổng hợp, phân tích dựa trên Báo cáo tài chính từ năm 2017 đến năm 2022 của Agribank thông qua các chính sách cho vay khách hàng, trích lập dự
Trang 12tăng hay sụt giảm của chất lượng tín dụng, hiệu quả tín dụng trong khoảng thời gian đại dịch so với trước và sau đại dịch
Tác giả căn cứ vào hiệu quả của các chính sách tại Agribank ứng phó với đại dịch như: cắt giảm chi phí để ưu tiên giảm lãi suất, thay đổi các chính sách lao động như: thời gian làm việc, quy trình làm việc, cơ chế chi trả lương… và sự đổi mới, điều chỉnh chính sách tín dụng như: điều chỉnh lãi suất, các gói tín dụng ưu đãi, các chương trình hỗ trợ lãi suất… để thích ứng với đại dịch
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được thực hiện tại Agribank giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2022 Trong đó: giai đoạn trước đại dịch từ năm 2017 đến năm 2019; giai đoạn diễn ra đại dịch từ năm 2020 đến hết năm 2021, giai đoạn hậu đại dịch năm 2022
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp thống kê, mô tả, so sánh, nghiên cứu tại bàn thông qua các chỉ số, số liệu của Agribank và hệ thống NHTM trước, trong và sau Covid - 19
So sánh kết quả kinh doanh, hiệu quả tín dụng trước khi xảy ra sự kiện Covid-19 với kết quả kinh doanh, chỉ số tín dụng trong thời kỳ diễn ra đại dịch Covid-Covid-19, sau đó đánh giá sự thay đổi so với trước và sau khi đã kiểm soát đại dịch Covid-19 để đưa ra kết luận về sự ảnh hưởng tại Agribank
5 Giá trị nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu của đề tài mang lại giá trị thực tiễn cao đối với Agribank và các NHTM Bài viết mang lại góc nhìn khái quái về những gì hệ thống NHTM phải gánh chịu và hướng tới khắc phục bởi dịch bệnh Chi tiết hơn thế, bài viết đã phân tích thực tiễn tại Agribank là một trong những ngân hàng lớn của Việt Nam để thấy rõ hơn các hành động ứng phó của NHTM
Các bài học kinh nghiệm và giải pháp đưa ra dưới góc nhìn của tác giả sẽ góp phần giúp Agribank cũng như các NHTM Việt Nam cải thiện được ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19
Trang 136 Kết cấu luận văn
Luận văn được chia thành 04 chương chính với kế hoạch nghiên cứu như sau: Chương 1 Cơ sở lý luận và tổng quan tỉnh hình nghiên cứu nghiên cứu: Tổng hợp cơ sở lý thuyết về hoạt động tín dụng tại NHTM Thu thập, tổng hợp tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài nghiên cứu
Chương 2 Tổng quan về tín dụng của Agribank: Nghiên cứu về cơ chế tín dụng, quy trình tín dụng và kiểm soát rủi ro tín dụng tại Agribank
Chương 3 Sự ảnh hưởng của Covid – 19 đến hoạt động tín dụng của Agribank Khái quát kết quả hoạt động tín dụng của Agribank trước, trong và sau Covid – 19 Thu thập số liệu kinh doanh của Agribank trong giai đoạn 2017 – 2022 để đánh giá kết quả hoạt động tín dụng tại Agribank so với giai đoạn trước Covid-19 Đồng thời, làm rõ hậu quả của Covid-19 và hiệu quả khắc phục của Agribank
Chương 4 Bài học kinh nghiệm và giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động tín dụng: Từ nghiên cứu trên, đánh giá tổng quan và rút ra bài học kinh nghiệm và các giải pháp tháo gỡ khó khăn tín dụng phù hợp cho sự phát triển của nền kinh tế
Ngoài ra, luận văn có phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo để làm rõ hơn kết cấu của đề tài
Trang 14CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý luận về tín dụng
1.1.1 Khái niệm tín dụng
Tín dụng ra đời là một tất yếu của thị trường Tín dụng giúp cân đối giữa các chủ thể thặng dư và chủ thể thiết hụt vốn trong nền kinh tế Ngân hàng là chủ thể trung gian tài chính thực hiện nghiệp vụ đó Có thể có rất nhiều góc nhìn hoặc quan điểm khác nhau về “tín dụng” Tuy nhiên, hệ thống pháp lý của Việt Nam đã quy định về “Cấp tín dụng” tại Luật các tổ chức tín dụng như sau:
“Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân
Theo quy định trên, hoạt động tín dụng bao gồm các nghiệp vụ: cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và có những đặc điểm chính sau: (1) là thỏa thuận của ngân hàng và người cần vốn; (2) mang tính hoàn trả; (3) giá trị hoàn trả không chỉ bao gồm vốn ban đầu mà kèm thêm một khoản lãi tương ứng; (4) tiềm ẩn nhiều rủi ro Cụ thể:
Thứ nhất, cấp tín dụng là thỏa thuận của ngân hàng và người cần vốn Bất cứ nghiệp vụ cấp tín dụng nào cũng được thể hiện thông qua một thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng, nó có thể biểu hiện dưới dạng hợp đồng tín dụng, khế ước tín dụng, thỏa thuận cho vay Về phương diện pháp lý, thỏa thuận thể hiện sự bình đẳng của các bên tham gia được quyền thương thảo về nội dung mình mong muốn Vì vậy, cần lưu ý rằng trong quan hệ tín dụng ngân hàng và khách hàng bình đẳng Tuy nhiên trên thực tế, ngân hàng vẫn chiếm ưu thế hơn trong mối quan hệ này
Thứ hai, tính hoàn trả Về bản chất ngân hàng là chủ thể đứng giữa đi vay của người thừa vốn với lãi suất thấp để cung cấp cho những người thiếu vốn với lãi suất cao hơn nên khi đến hạn ngân hàng phải thu hồi vốn để trả cho người thừa vốn Chính vì vậy, tính hoàn trả có thể xem là nguyên tắc quan trọng nhất của cấp tín dụng