BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---***--- ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT TÀI CHÍNH KẾ TOÁN KẾ TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM TECH
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
-*** -
ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT TÀI CHÍNH KẾ TOÁN KẾ TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHCOMBANK)
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRẦN MINH QUANG
HÀ NỘI - 2023
1 / 15
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
-*** -
ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT TÀI CHÍNH KẾ TOÁN KẾ TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHCOMBANK)
Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 8340101
Học viên học viên: Trần Minh Quang Giảng viên hướng dẫn khoa học: TS Đào Thị Thương
Hà Nội - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Lời đầu tiên, cho phép tác giả gửi lời cảm tạ trân trọng nhất tới Trường Đại học Ngoại Thương nói chung và Khoa Quản trị Kinh Doanh, Khoa Sau Đại học nói riêng vì đã cho tác giả cơ hội thực hiện đề án tốt nghiệp với đề tài “Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát tài chính kế toán kế toán tại ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)”
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới giảng viên hướng dẫn của mình là Tiến sĩ Đào Thị Thương đã đưa ra những lời nhận xét, góp ý chân thành và hữu ích để giúp
đề án tốt nghiệp của tác giả hoàn thiện và chỉn chu hơn
Tác giả cam kết các thông tin, nghiên cứu trong đề án là hoàn toàn trung thực, phản ánh đúng thực trạng tại doanh nghiệp, thể hiện trách nhiệm cao nhất của tác giả đối với đề án này
3 / 15
Trang 4MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT i
DANH MỤC HÌNH VẼ/BẢNG BIỂU ii
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KIỂM SOÁT TÀI CHÍNH KẾ TOÁN 7 1.1 Định nghĩa về kiểm soát tài chính kế toán 7
1.1.1 Định nghĩa và vai trò của kiểm soát nội bộ 7
1.1.2 Định nghĩa về kiểm soát tài chính kế toán 9
1.2 Vai trò của kiểm soát tài chính kế toán 10
1.2.1 Vai trò của kiểm soát tài chính kế toán với doanh nghiệp 10
1.2.2 Vai trò của kiểm soát tài chính kế toán với ngân hàng 12
1.3 Quy trình kiểm soát tài chính kế toán 14
1.4 Phương thức và công cụ kiểm soát tài chính kế toán 17
1.4.1 Phương thức kiểm soát tài chính kế toán 17
1.4.2 Công cụ kiểm soát tài chính kế toán 19
1.5 Chỉ tiêu đánh giá kiểm soát tài chính kế toán 20
1.6 Các nhân tố ảnh hưởng tới kiểm soát tài chính kế toán 21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT TÀI CHÍNH KẾ TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK 24
2.1 Giới thiệu chung về ngân hàng Techcombank 24
2.1.1 Thông tin chung 24
2.1.2 Các dấu mốc lịch sử 25
2.1.3 Cơ cấu tổ chức 26
2.2 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của khối Tài chính Kế hoạch 28
2.2.1 Cơ cấu tổ chức của khối Tài chính Kế hoạch 28
2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của khối Tài chính Kế hoạch 30
2.3 Thực trạng kiểm soát tài chính kế toán tại ngân hàng Techcombank 31
2.3.1 Giới thiệu chung về phòng Kiểm soát tài chính 31
2.3.2 Quy trình và thực trạng kiểm soát tại nhóm Kiểm soát kế toán hội sở 34
2.3.3 Quy trình và thực trạng kiểm soát tại nhóm Xác minh số dư 44
Trang 52.3.4 Quy trình và thực trạng kiểm soát tài chính kế toán tại nhóm Giám sát từ
xa 59
2.3.5 Các phương thức kiểm soát được áp dụng tại ngân hàng Techcombank 64 2.3.6 Các công cụ kiểm soát được áp dụng tại ngân hàng Techcombank 65
2.3.7 Các chỉ tiêu kiểm soát tài chính kế toán tại ngân hàng Techcombank 66
2.4 Đánh giá công tác kiểm soát tài chính kế toán tại ngân hàng Techcombank 68
2.4.1 Đánh giá năng lực kiểm soát tài chính kế toán của ngân hàng Techcombank 68
2.4.2 So sánh với năng lực kiểm soát tài chính kế toán của một số đối thủ cùng ngành 71
CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP 75
3.1 Xu hướng ứng dụng công nghệ trong ngành tài chính 75
3.2 Giải pháp ứng dụng công nghệ vào xử lý các vấn đề ở phòng Kiểm soát tài chính – Techcombank 77
3.2.1 Chuyển đổi kho dữ liệu sang data lake và data mart 77
3.2.2 Ứng dụng các công cụ tự động hóa và chuyển đổi số 81
3.3 Giải pháp về chiến lược nguồn nhân lực 91
KẾT LUẬN 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
5 / 15
Trang 6DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Techcombank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam TMCP Thương mại cổ phần
TCBS Công ty Cổ phần chứng khoán Kỹ thương Việt Nam AMC Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý nợ
và khai thác tài sản - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam
TCC Công ty Cổ phần quản lý quỹ Kỹ thương Việt Nam
DMS Hệ thống quản lý văn bản nội bộ của Techcombank
HR Connect Hệ thống quản lý nhân sự nội bộ của Techcombank
CASA Tiền gửi không kỳ hạn
COSO Ủy ban các tổ chức tài trợ thuộc Hội đồng quốc gia Hoa
Kỳ về chống gian lận khi lập báo cáo tài chính SLA Cam kết thực hiện công việc
AI Trí tuệ nhân tạo
BI Hệ thống báo cáo Oracle Business Intelligence của
Techcombank RBG Khối Ngân hàng bán lẻ - Techcombank
Kondor Hệ thống xử lý các giao dịch trên thị trường tài chính của
Techcombank VFX Hệ thống Vision FX chuyên xử lý các giao dịch mua bán
ngoại tệ, vàng của Techcombank
LC Letter of Credit – Thư tín dụng
UI/UX Phần giao diện người dùng của một ứng dụng
Data warehouse/Data
lake/Data mart
Nơi lưu trữ dữ liệu lớn của Techcombank
SQL Ngôn ngữ truy vấn dữ liệu/Công cụ truy vấn dữ liệu trên
data warehouse tại Techcombank
Trang 7ii
DANH MỤC HÌNH VẼ/BẢNG BIỂU Danh mục hình
Hình 1.1 Mô hình ba tuyến phòng thủ 8
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức toàn hệ thống của Tập đoàn 26
Hình 2.2 Cơ cấu tổ chức các Khối của Techcombank 27
Hình 2.3 Sơ đồ tổ chức cấp 1 – Khối Tài chính Kế hoạch 28
Hình 2.4 Sơ đồ tổ chức cấp 2 - Khối Tài chính Kế hoạch 29
Hình 2.5.Tóm tắt chức năng phòng ban – Khối Tài chính Kế hoạch 30
Hình 2.6 Thống kê số lỗi ghi nhận trong năm 2022 của nhóm Kiểm soát kế toán hội sở 43
Hình 2.7 Quy trình xác minh số dư tài khoản 44
Hình 2.8 Quy trình xác minh số dư tài khoản hàng tháng với các đơn vị thuộc khối RBG 48
Hình 2.9 Quy trình xác minh số dư tài khoản hàng tháng/hàng quý với các đơn vị hội sở 54
Hình 2.10 Quy trình kiểm tra và điều chỉnh cân đối kế toán 59
Danh mục bảng Bảng 2.1 Chức năng và nhiệm vụ của phòng Kiểm soát tài chính 32
7 / 15
Trang 8LỜI NÓI ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ngành ngân hàng đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế toàn cầu nói chung
và nền kinh tế của các quốc gia nói riêng, là một trung gian quan trọng phục vụ cả người gửi tiền và người đi vay, tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế và cung cấp các dịch vụ tài chính thiết yếu Trong một ngân hàng thông thường tại Việt Nam, có rất nhiều các nghiệp vụ chính phát sinh hàng ngày, từ các nghiệp vụ mang tính chất đơn giản ví dụ như gửi tiền tiết kiệm, cho vay tín dụng, v.v tới các giao dịch phức tạp hơn trên thị trường tài chính như: giao dịch mua bán ngoại tệ, giao dịch phái sinh lãi suất, giao dịch mua bán giấy tờ có giá, v.v Chính vì có quy
mô hoạt động rộng lớn và tính phức tạp nghiệp vụ cao nên hoạt động ngân hàng phát sinh rất nhiều rủi ro cố hữu cần phải được quản lý hiệu quả để đảm bảo sự ổn định và toàn vẹn của hệ thống Các cơ chế kiểm soát tài chính kế toán của ngân hàng là nền tảng để duy trì hoạt động lành mạnh và giảm thiểu tác động của các rủi
ro tiềm tàng
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (hay còn được gọi là Techcombank; mã giao dịch chứng khoán: TCB) được thành lập năm 1993 với số vốn ban đầu 20 tỷ đồng Trải qua 30 năm phát triển bền vững, ngân hàng hiện có hơn 300 chi nhánh và 3 hội sở tại khắp các tỉnh thành trên toàn quốc với hơn 12.000 nhân viên, được định giá gần 1 tỷ USD bởi Brand Finance Theo báo cáo Kết quả kinh doanh quý 1 năm 2023, Techcombank là một trong những ngân hàng tư nhân
có tỉ lệ nợ xấu thấp nhất Việt Nam 0,85%, tỉ lệ tăng trưởng tín dụng tốt ở mức 9,9%
và có tỉ lệ tiền gửi không kỳ hạn (Current account savings account-CASA) thuộc nhóm đầu ngành là 32% Nhìn chung, có thể khẳng định rằng, các số liệu tài chính trên báo cáo của Techcombank phản ánh chính xác và khách quan sức khỏe của ngân hàng, xây dựng hình ảnh một ngân hàng đáng tin cậy trong mắt khách hàng
Để có thể duy trì được một bảng cân đối kế toán lành mạnh như vậy cho các nhà đầu tư, kiểm soát tài chính kế toán là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng Tại Techcombank, chức năng kiểm soát tài chính kế toán kế toán thuộc về Phòng Kiểm soát tài chính, thuộc Khối Tài chính Kế hoạch của ngân hàng
Trang 92
Hiện nay, trong bối cảnh những hiện tượng thiên nga đen như đại dịch
Covid-19, cuộc chiến tranh Nga-Ukraine, v.v cùng với những phản ứng của Cục dự trữ liên bang và chính phủ Mỹ ảnh hưởng tiêu cực tới lãi suất, có thể nói các ngân hàng cũng chịu tác đông không hề nhỏ và bắt buộc phải thay đổi hoạt động của mình theo nhiều cách để thích ứng với những biến động thất thường của kinh tế vĩ mô này, và Techcombank cũng không phải là ngoại lệ Với phương châm “Vượt trội hơn mỗi ngày”, Techcombank luôn luôn đẩy mạnh phát triển các hoạt động và của mình, vừa
để đáp ứng được mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận hàng năm, vừa để phục vụ khách hàng một cách tốt hơn, chuyên nghiệp hơn Chính vì vậy mà các nghiệp vụ ngân hàng tại Techcombank càng ngày càng trở nên phức tạp và trọng yếu Đi cùng với
sự phát triển của ngân hàng là sự tăng trưởng theo cấp số nhân cả về quy mô khách hàng lẫn số lượng giao dịch, chính vì vậy việc kiểm soát các hoạt động tài chính kế toán tại Techcombank cũng đối mặt với nhiều thách thức như: nguồn dữ liệu lớn khiến cho những công cụ hiện tại đã trở nên kém hiệu quả, số lượng nhân sự có khả năng sử dụng công nghệ mới còn hạn chế, v.v Hơn nữa, đứng trước những nhiệm
vụ càng ngày càng phức tạp và khó khăn mà ban lãnh đạo khối cũng như ban lãnh đạo ngân hàng giao phó, phòng Kiểm soát tài chính cần phải cải thiện những hạn chế của mình thì mới có để hoàn thành được tốt những nhiệm vụ được giao Chính
vì vậy mà việc phân tích thực trạng kiểm soát tài chính kế toán để làm rõ được những khó khăn, vấn đề mà phòng Kiểm soát tài chính đang gặp phải, để từ đó đưa
ra được những kiến nghị, giải pháp khắc phục những hạn chế trên là một điều cấp thiết trong thời điểm này
Đề án này sẽ tìm hiểu và làm rõ hoạt động kiểm soát tài chính kế toán tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam, nhằm đánh giá thực tiễn hoạt động kiểm soát tài chính kế toán, từ đó hiểu được tầm quan trọng của công tác kiểm soát tài chính kế toán đối với Techcombank, cũng như đề cập các khó khăn, thách thức của công tác kiểm soát tài chính kế toán Bằng cách phân tích toàn diện các khía cạnh khác nhau của kiểm soát tài chính kế toán tại Techcombank, đề án này sẽ cách cung cấp cái nhìn sâu sắc về các chính sách và quy trình thực tiễn được Techcombank sử dụng để kiểm soát số liệu tài chính kế toán toàn hàng
Việc đánh giá thực trạng để từ đó đưa ra được các giải pháp mang tính hữu ích
9 / 15
Trang 10và cần thiết cho việc nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát tài chính kế toán tại Techcombank đóng vai trò quan trọng đối với tác giả đề án này Đề án này không chỉ giúp tác giả cũng như người đọc hiểu hơn về các quy trình kiểm soát tài chính
kế toán, mà còn giúp chính doanh nghiệp tiếp cận với những giải pháp, đáp án cho những bài toán hiện tại mà doanh nghiệp đang gặp phải, giúp tác giả đóng góp quan điểm, ý kiến về vậy đổi mới, cải tiến cho doanh nghiệp, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, thể hiện vai trò quan trọng của tác giả trong nội bộ tổ chức doanh nghiệp
2 Mục tiêu nghiên cứu
Các mục tiêu nghiên cứu chính của bài này bao gồm:
• Nghiên cứu cơ sở lý thuyết của kiểm soát tài chính kế toán trong ngân hàng;
• Nghiên cứu thực trạng kiểm soát tài chính kế toán trong ngân hàng Techcombank;
• Đánh giá hiệu quả của công tác kiểm soát tài chính kế toán trong ngân hàng Techcombank;
• Đưa ra các kiến nghị và giải pháp để cải thiện công tác kiểm soát tài chính kế toán kế toán tại ngân hàng Techcombank
3 Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu này chủ yếu để trả lời các câu hỏi chính sau đây:
• Kiểm soát tài chính kế toán là gì?
• Tầm quan trọng của kiểm soát tài chính kế toán đối với ngân hàng?
• Thực trạng kiểm soát tài chính kế toán tại ngân hàng Techcombank hiện tại
ra sao?
• Cần đưa ra kiến nghị và giải pháp gì để cải thiện công tác nêu trên?
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác kiểm soát tài chính kế toán kế toán
- Phạm vi nghiên cứu: Tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt
Trang 114
Nam
- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2021 đến năm 2023
5 Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Hiện nay, trên thế giới cũng như Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động kiểm soát tài chính kế toán của doanh nghiệp, cụ thể như sau:
Yogendrarajah (2011) đã nghiên cứu về kiểm soát tài chính kế toán và ảnh hưởng của nó tới hiệu quả của tổ chức, cho người đọc thấy được rõ mối liên hệ giữa công tác kiểm soát tài chính kế toán trong tổ chức và hiệu quả hoạt động của tổ chức, đặc biệt là về kiểm soát ngân sách, thông qua các số liệu và phân tích định lượng của tác giả Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mối tương quan giữa kiểm soát tài chính kế toán và hiệu quả của tổ chức là tỉ lệ thuận, tức là thực hiện tốt công tác kiểm soát tài chính kế toán sẽ dẫn tới hiệu quả tích cực của tổ chức, và ngược lại kiểm soát tài chính kế toán yếu kém sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tổ chức
Mukakibibi và Rusibana (2020) đã đánh giá về tác động của kiểm soát tài chính kế toán đối với hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp truyền thông Rwanda,
và bằng những mô hình định lượng của mình, các tác giả đã kết luận rằng để cải thiện hiệu quả hoạt động của mình, tổ chức cần nâng cao công tác kiểm soát tài chính kế toán nhằm đảm bảo kiểm soát ngân sách, kiểm soát chi phí và báo cáo tài chính
Allan (2001) đã kết luận rằng việc kiểm soát ngân sách có mối liên hệ mật thiết với cơ cấu tổ chức Bonnie (2009) phát hiện ra rằng việc theo dõi tài chính có mối tương quan tỉ lệ thuận với tỉ suất lợi nhuận trên tài sản Tương tự, nghiên cứu trên các tổ chức công của Desmond (2009) chỉ ra rằng có mối tương quan tỉ lệ thuận
rõ nét giữa kiểm soát tài chính kế toán và tỉ suất lợi nhuận đầu tư
Tại Việt Nam, tác giả Phan Thùy Dương và Đỗ Thị Huyền (2020) đã nghiên cứu về kiểm soát rủi ro tài chính thông qua hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp và trình bày một số quan điểm của mình nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát tài chính kế toán tại doanh nghiệp
11 / 15
Trang 12Nhìn chung, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào mối quan hệ giữa kiểm soát tài chính kế toán và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, nằm nổi bật vai trò quan trọng của kiểm soát tài chính kế toán đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất Đề án này tập trung chủ yếu vào việc khai thác những góc nhìn mới về kiểm soát tài chính kế toán trong ngân hàng, nội dung mà những công trình nghiên cứu hiện tại đang chưa thật sự chạm đến Tác giả lựa chọn cách tiếp cận chủ đề này theo hướng ứng dụng thực tiễn, tức là đi từ các cơ sở lý luận tới thực trạng đang xảy ra tại một tổ chức tín dụng, sau đó từ những thực trạng đó, bằng kinh nghiệm cá nhân của tác giả, nêu ra các giải pháp, phương án để tháo gỡ những nút thắt đang tồn đọng tại tổ chức
6 Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên định hướng tính chất của đề án này, tác giả đã quyết định sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính làm trọng tâm chủ đạo Đây là một dạng nghiên cứu thường sử dụng để thăm dò, tìm hiểu ý kiến, quan điểm nhằm tìm ra thông tin các vấn đề nghiên cứu Khác với nghiên cứu định lượng hướng đến mục tiêu chính
là thu thập dữ liệu số liệu cụ thể để đo lường và xác định mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc, tập trung sử dụng thống kê và phân tích dữ liệu để đưa ra kết, nghiên cứu định tính tập trung vào việc nắm bắt bản chất, ý nghĩa và sự hiểu biết sâu về các hiện tượng, thông qua việc tập trung vào mô tả, diễn giải và hiểu rõ các yếu tố không có giá trị số học cụ thể
Theo đó, các bước tác giả đã thực hiện trong bài nghiên cứu này khi sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm:
- Thu thập số liệu: tác giả thu thập số liệu nội bộ, số liệu công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên website của ngân hàng, v.v
- Phỏng vấn không cấu trúc: tác giả thực hiện phỏng vấn ngẫu nhiên một vài thành viên trong phòng để thu thập các thông tin cần thiết về các quy trình, nghiệp
vụ, v.v
- Quan sát, đánh giá: tác giả quan sát một cách tổng thể quy trình vận hành của phòng, từ đó tập trung vào quan sát chuyên sâu, kĩ lưỡng một số vấn đề cụ thể được nhận ra trong quá trình quan sát tổng quát Việc quan sát đánh giá này được thực