1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận - Hiện Trạng Khai Thác, Sử Dụng Và Biện Pháp Bảo Vệ Nguồn Tài Nguyên Nước

22 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

Đề tài :

Hiện trạng khai thác, sử dụng và biện pháp bảovệ nguồn tài nguyên nước

I.Khái niệm tài nguyên nước 1 Khái niệm về nước

2 Khái niệm tài nguyên nước 3 Nước ngọt.

4 Nước mặn 5 Nước mặt 6 Nước ngầm.

II.Vai trò của tài nguyên nước.

1 Vai trò của nước đối với con người 2 Vai trò của nước đối với sinh vật

3 Vai trò của nước đối với sản xuất phục vụ cho đời sống con người.

III Hiện trạng phân bố.

1 Hiện trạng về tài nguyên nước trên thế giới 2 Hiện trạng về tài nguyên nước tại Việt Nam 3 Tình hình sử dụng nước

a Tình hình sử dụng nước trên thế giới b Tình hình sử dụng nước tại Việt Nam IV Biện pháp bảo vệ.

V.Kết luận.

Trang 2

I Khái niệm tài nguyên nước 1 Khái niệm về nước

Nước là một hợp chất hóa học của ôxy và hiđrô, có công thức hóa học là H2O Với các tính chất lí hóa đặc biệt (ví dụ như tính lưỡng cực, liên kết hiđrô và tính bất thường của khối lượng riêng) nước là một chất rất quan trọng trong nhiều ngành khoa học và trong đời sống 70% diện tích của Trái Đất được nước che phủ nhưng chỉ 0,3% tổng lượng nước trên Trái Đất nằm trong các nguồn có thể khai thác dùng làm nước uống.

2 Khái niệm tài nguyên nước

Tài nguyên nước là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc

có thể sử dụng vào những mục đích khác nhau Nước được dùng trong các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trường Hầu hết các hoạt động trên đều cần nước ngọt 97% nước trên Trái Đất là nước muối, chỉ 3% còn lại là nước ngọt nhưng gần hơn 2/3 lượng nước này tồn tại ở dạng sông băng và các mũ băng ở các cực Phần còn lại không đóng băng được tìm thấy chủ yếu ở dạng nước ngầm, và chỉ một tỷ lệ nhỏ tồn tại trên mặt đất và trong không khí

Nước ngọt là nguồn tài nguyên tái tạo, tuy vậy mà việc cung cấp nước ngọt và sạch trên thế giới đang từng bước giảm đi Nhu cầu nước đã vượt cung ở một vài nơi trên thế giới, trong khi dân số thế

Trang 3

giới vẫn đang tiếp tục tăng làm cho nhu cầu nước càng tăng Sự nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước cho nhu cầu hệ sinh thái chỉ mới được lên tiếng gần đây Trong suốt thế kỷ 20, hơn một nửa các vùng đất ngập nước trên thế giới đã bị biến mất cùng với các môi trường hỗ trợ có giá trị của chúng Các hệ sinh thái nước ngọt mang đậm tính đa dạng sinh học hiện đang suy giảm nhanh hơn các hệ sinh thái biển và đất liền Chương trình khung trong việc định vị các nguồn tài nguyên nước cho các đối

tượng sử dụng nước được gọi là quyền về nước (water rights).

3 Nước ngọt

Nước ngọt hay nước nhạt là loại nước chứa một lượng tối thiểu

các muối hòa tan, đặc biệt là natri clorua (thường có nồng độ các loại muối hay còn gọi là độ mặn trong khoảng 0,01 - 0,5 ppt hoặc tới 1 ppt), vì thế nó được phân biệt tương đối rõ ràng với nước lợ hay các loại nước mặn và nước muối

Tất cả các nguồn nước ngọt có xuất phát điểm là từ các cơn mưa được tạo ra do sự ngưng tụ tới hạn của hơi nước trong không khí, rơi xuống ao, hồ, sông của mặt đất cũng như trong các nguồn nước ngầm hoặc do sự tan chảy của băng hay tuyết

Sự cung cấp đủ lượng nước ngọt cần thiết để duy trì sự sống là một vấn đề đáng báo động đối với nhiều loài sinh vật, trong đó có con người, đặc biệt là ở các khu vực sa mạc hay các khu vực khô cằn khác

Thậm chí trên tàu thuyền hay trên các đảo giữa đại dương vẫn có hiện tượng "thiếu nước", điều đó có nghĩa là sự thiếu hụt nước ngọt chứ không phải thiếu nước nói chung do nước biển là nước mặn và không thể sử dụng trực tiếp để uống.

Độ mặn của nước dựa trên các muối hòa tan theo ppt (Việt

Trang 4

Nước ngọtNước lợNước mặnNước muối< 0,5/10,5/1 - 17/30[ 1 - 35> 40/50

4 Nước mặn

Nước mặn là thuật ngữ chung để chỉ nước chứa một hàm lượng đáng kể

các muối hòa tan (chủ yếu là NaCl) Hàm lượng này thông thường được biểu diễn dưới dạng phần nghìn (ppt) hay phần triệu (ppm) hoặc phần trăm (%) hay g/l Khái niệm nước mặn cũng thay đổi tùy theo các quan điểm nhìn nhận Chẳng

hạn, Bách khoa Toàn thư Việt Nam coi nước mặn là tên gọi để chỉ một trong hai

trường hợp:

1 Nước có chứa muối NaCl hoà tan với hàm lượng cao hơn nước lợ, thường quy ước trên 10 g/l.

2 Thuật ngữ gọi chung các loại nước chứa lượng muối NaCl cao hơn nước uống thông thường (> 1g/l).

Nghĩa thứ nhất phổ biến khi nói về các nguồn nước tự nhiên ven biển.

Các mức hàm lượng muối được USGS Hoa Kỳ sử dụng để phân loại nước mặn thành ba thể loại Nước hơi mặn chứa muối trong phạm vi 1.000 tới 3.000 ppm (1 tới 3 ppt) Nước mặn vừa phải chứa khoảng 3.000 tới 10.000 ppm (3 tới 10 ppt) Nước mặn nhiều chứa khoảng 10.000 tới 35.000 ppm (10 tới 35 ppt) muối.

Trên Trái Đất, nước biển trong các đại dương là nguồn nước mặn phổ biến nhất và cũng là nguồn nước lớn nhất Độ mặn trung bình của đại dương là khoảng 35.000 ppm hay 35 ppt hoặc 3,5%, tương đương với 35 g/l Hàm lượng nước mặn tự nhiên cao nhất có tại hồ Assal ở Djibouti với nồng độ 34,8%.

Kiểu nước mặnHàm lượng (ppt)

Trang 5

Nước biển 35 Độ mặn uống được tối đa cho

Độ mặn thích hợp cho người 0,5 tới 0,75

Sinh vật trong sa mạc Nhỏ hơn 15; tối đa 25

Nước tưới (đối với tưới tiêu và các điều kiện đất đai tối ưu)

 Nhỏ hơn 0,75: không có rủi ro mặn hóa  0,75 - 1,5: giảm năng suất các cây trồng

Sự bốc hơi nước trong đất, ao, hồ, sông, biển; sự thoát hơi nước ở thực vật và động vật , hơi nước vào trong không khí sau đó bị ngưng tụ lại trở về thể lỏng rơi xuống mặt đất hình thành mưa, nước mưa chảy tràn trên mặt đất từ nơi cao đến nơi thấp tạo nên các dòng chảy hình thành nên thác, ghềnh, suối, sông và được tích tụ lại ở những nơi thấp trên lục địa hình thành hồ hoặc được đưa thẳng ra biển hình thành nên lớp nước trên bề mặt của vỏ trái đất Trong quá trình chảy tràn, nước hòa tan các muối khoáng trong các nham thạch nơi nó chảy qua, một số vật liệu nhẹ không hòa tan được cuốn theo dòng chảy và bồi lắng ở nơi khác thấp hơn, sự tích tụ muối khoáng trong nước biển sau một thời gian dài của quá trình lịch sử của quả đất dần dần làm cho nước biển càng trở nên mặn.

Trang 6

Có hai loại nước mặt là nước ngọt hiện diện trong sông, ao, hồ trên các lục địa và nước mặn hiện diện trong biển, các đại dương mênh mông, trong các hồ nước mặn trên các lục địa.

6.Nước ngầm

Nước dưới đất hay đôi khi còn được gọi là nước ngầm là chỉ loại nước nằm bên

dưới bề mặt đất trong các không gian rỗng của đất và trong các khe nứt của các thành tạo đá, và các không gian rỗng này có sự liên thông với nhau Một đơn vị đá hoặc các dạng tích tụ vật liệu không cố kết được gọi là tâng chứa khi nó có thể cung cấp một lượng nước có thể sử dụng được Ở độ sâu có mặt không gian rỗng hoặc khe nứt và lỗ rỗng trong đá bắt đầu bão hòa nước hoàn toàn thì được gọi là mực nước ngầm Nước dưới đất được bổ cấp từ, và chảy từ bề mặt đất tự nhiên xuống; nơi xuất lộ tự nhiên thường tại các suối, và có thể hình thành các ốc

đảo hoặc các vùng đất ngập nước Nước dưới đất cũng thường được khai thác phục vụ cho nông nghiệp, đô thị, và công nghiệp qua các giếng khai thác nước Ngành nghiên cứu sự phân bố và vận động của nước dưới đất được được gọi là địa chất thủy văn.

Nước ngầm cũng có những đặc điểm giống như nước mặt như: nguồn vào (bổ cấp), nguồn ra và chứa Sự khác biệt chủ yếu với nước mặt là do tốc độ luân chuyển chậm (dòng thấm rất chậm so với nước mặt), khả năng giữ nước ngầm nhìn chung lớn hơn nước mặt khi so sánh về lượng nước đầu vào Sự khác biệt này làm cho con người sử dụng nó một cách vô tội vạ trong một thời gian dài mà không cần dự trữ Đó là quan niệm sai lầm, khi mà nguồn nước khai thác vượt quá lượng bổ cấp sẽ là cạn kiệt tầng chứa nước và không thể phục hồi Nguồn cung cấp nước cho nước ngầm là nước mặt thấm vào tầng chứa Các nguồn thoát tự nhiên như suối và thấm vào các đại dương.

Trang 7

Sơ đồ vòng tuần hoàn nước, do Cục Địa chất Hoa Kỳ vẽ.

II Vai trò của tài nguyên nước 1.Vai trò của nước đối với con người.

Nước rất cần thiết cho hoạt động sống của con người cũng như các sinh vật Nước chiếm 74% trọng lượng trẻ sơ sinh, 55%-60% cơ thể Nam trưởng thành, 50% cơ thể Nữ trưởng thành Nước cần thiết cho sư tăng trưởng và duy trì cơ thể bởi nó liên quan nhiều quá trình sinh hoạt quan trọng Muốn tiêu hóa, hấp thụ sử dụng tốt lương thực, thưc phẩm… đều cần có nước.

Đã có nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới cho thấy con người có thể sống nhịn ăn 5 tuần nhưng không thể nhịn uống quá 5 ngày và nhịn thở không quá 5 phút Khi đói trong một thời gian dài, cơ thể sẽ tiêu thu hết lượng glycogen, toàn bộ mỡ dự trữ, môt nửa lượng protein để duy trì sư sống Ngưng nếu cơ thể chỉ cần mất hơn 10% nước là đã nguy hiểm đến tính mạng và mất 20-22% nước sẽ dẫn đến tử vong.

Theo nghiên cứu của viện dinh dưỡng quốc gia: Khoảng 80% thành phần mô não được cấu tạo bởi nước, viêc thường xuyên thiếu nước làm giảm sút tinh thần, khả năng tâp trung kém và đôi khi mất trí nhớ Nếu thiếu nước, sự chuyển hóa protein và enzyner để đưa chất dinh dưỡng đến các bộ phận khác của cơ thể sẽ gặp khó khăn Ngoài ra, nước còn có nhiệm vụ thanh lọc và giải phóng những độc tố xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa và hô hấp một cách hiệu quả Nhiều

Trang 8

nghiên cứu cũng cho thấy: nước là thành phần chủ yếu của lớp sụn và chất hoat dịch, khi bộ phận này được cung cấp đủ nước, sư va chạm trực tiếp sẽ giảm đi, từ đó giảm nguy cơ viêm khớp Uống đủ nước sẽ làm cho hệ thống bài tiết được hoạt động thường xuyên, bài thải những độc tố gây bệnh ung thư: uống nước nhiều hang ngày giúp làm loãng và gia tăng lượng nước tiểu bài tiết cũng như góp phần thúc đẩy sự lưu thông toàn cơ thể, từ đó ngăn ngừa hình thành các loại sỏi: đường tiết niệu, bàng quang, niệu quản,… Nước cũng được dùng làm giảm cân hữu hiệu và đơn giản.

2.Vai trò của nước đối với sinh vật

Ý nghĩa của nước đối với sinh vật: Sau nhân tố nhiệt độ, nước (độ ẩm) là một nhân tố sinh thái vô cùng quan trọng.

Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên bề mặt trái đất luôn luôn gắn liền với môi trường nước Các sinh vật đầu tiên xuất hiện trong môi trường nước Quá trình đấu tranh lên sống ở cạn, chúng cũng không tách khỏi môi trường nước; nước cần thiết cho quá trình sinh sản Sự kết hợp của các giao tử hầu hết được thực hiện trong môi trường nước, nước cần thiết cho quá trình trao đổi chất Nước chứa trong cơ thể sinh vật một hàm lượng rất cao, từ 50 - 90% khối lượng cơ thể sinh vật là nước, có trường hợp nước chiếm tỷ lệ cao hơn, tới 98% như ở một số cây mọng nước, ở ruột khoang (ví dụ: thủy tức)

Nước là nguyên liệu cho cây trong quá trình quang hợp tạo ra các chất hữu cơ Nước là môi trường hoà tan chất vô cơ và phương tiện vận

chuyển chất vô cơ và hữu cơ trong cây, vận chuyển máu và các chất dinh dưỡng ở động vật

Nước tham gia vào quá trình trao đổi năng lượng và điều hòa nhiệt độ cơ thể

Cuối cùng nước giữ vai trò tích cực trong việc phát tán nòi giống của các sinh vật, nước còn là môi trường sống của nhiều loài sinh vật

Các dạng nước trong khí quyển và tác dụng của chúng đối với sinh vật : - Mù (sương mù): gồm những giọt nước nhỏ li ti xuất hiện vào lúc sáng sớm trong điều kiện trời trong, gió lặng thành một tấm màn trắng trải dài trên mặt đất và sẽ tan đi khi mặt trời mọc Ở những nơi có thảm thực vật dày đặc (rừng, đồng cỏ, savan) có nhiều mù Mù có tác dụng làm tăng độ ẩm không khí, thuận lợi cho sự sinh trưởng của thực vật và sâu bọ

- Sương: sương thường được hình thành vào ban đêm Đối với thực vật

Trang 9

sương có tác động tốt vì đó là nguồn bổ sung độ ẩm cho cây khi trời khô nóng, cây thường bị héo Đối với những vùng khô hạn như núi đá vôi, sa mạc, sương là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sinh vật trong vùng - Sương muối: được hình thành trong điều kiện thời tiết khô lạnh vào ban đêm, thành những tinh thể trắng như muối Sương muối gây tổn hại lớn cho thực vật nhất là các loài cây trồng

- Mưa Đóng vai trò quan trọng nhất trong việc cung cấp nước cho các cơ thể sống Có các dạng như sau :

+ Mưa rào : thường xuất hiện ở các vùng nhiệt đới, thời gian mưa không kéo dài nhưng lượng nước lớn Tuy cung cấp rất nhiều nước nhưng mưa rào cũng gây nhiều thiệt hại như các chồi non của cây bị hư thối, ngăn chặn sự nảy mầm của hạt giống và các chồi mầm dưới đất do mưa lớn làm lớp đất mặt bị nén chặt Hoạt động của hệ động vật và vinh sinh vật ở trong đất bị xáo trộn; nơi ở của nhiều loài động vật bị phá hủy (hang, ổ) Ngoài ra mưa lớn còn gây ra nạn xói mòn và rửa trôi lớp đất mặt và đất bị thoái hóa thành đất lateritic

+ Mưa đá: thường xuất hiện vào mùa nóng, gây tác hại đối với thực vật, nhất là cây trồng và động vật

+ Mưa phùn: cung cấp một lượng nước ít cho cây nhưng kéo dài nhiều ngày nên duy trì được độ ẩm, hạn chế được sự thoát hơi nước của thực vật

- Tuyết: ở vùng ôn đới, lớp tuyết phủ trên mặt đất có tác dụng nhiều mặt, đó là tấm thảm xốp cách nhiệt, bảo vệ cho các chồi cây trên mặt đất và động vật nhỏ

3.Vai trò của nước đối với sản xuất phục vụ cho đời sống con người.

Nước có vai trò cực kỳ quan trọng, nước phục vụ cho muc đích sinh hoạt, nâng cao đời sống tinh thần cho dân (một ngôi nhà hiện đại không có nước khác nào một cơ thể không có máu), do đó bảo vệ nguồn nước là rất cần thiết.

Nhìn lại nông nghiệp thế kỷ XX, theo một đánh giá của Tổ chức lương thực và nông nghiệp của LHQ (FAO), tưới nước và phân bón là hai yếu tố quyết định hàng đầu lànhu cầu thiết yếu, đồng thời còn có vai trò điều tiết các chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vât, đô thoáng khí trong đất, làm cho tốc độ tăng sản lượng lương thực vượt qua tốc độ tăng dân số thế giới

Trang 10

Hồ chứa nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trong mùa khô

Trong sản xuất công nghiệp nước cũng đóng vai trò rất quan trọng Người ta ước tính rằng 15% sử dụng nước trên toàn thế giới công nghiệp như: các nhà máy điện, sử dụng nước để làm mát hoặc như một nguồn năng lượng, quặng và nhà máy lọc dầu, sử dụng nước trong quá trình hóa học, và các nhà máy sản xuất, sử dụng nước như một dung môi.

Trong công nghiệp nước rất quan trọng

Trang 11

Hệ thống tuần hoàn nước công nghiệp III Hiện trạng phân bố.

1 Hiện trạng phân bố tài nguyên nước trên thế giới

Bản đồ phân bố nước trên thế giới (nguồn: FAO-AQUASTAT2008)

Nguồn nước để con người sử dụng có ở nhiều dạng và đến từ nhiều nơi - nước trong hồ ao, sông ngòi, nước từ băng sơn, mạch ngầm, từ mưa và tuyết Nhưng phần trăm nguồn nước tái sinh dùng ở các nơi lại rất khác nhau, tùy

Trang 12

theo từng quốc gia Một số quốc gia may mắn có nguồn nước dồi dào nhưng kể cả các nước này cũng đôi khi gặp hạn hán Không ít quốc gia khác thiếu nước mà lại bị lụt lội Biến đổi Khí hậu khiến cơn dao động về nguồn nước ngày càng trở nên khó dự đoán.

Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO) xác định ra hai khu vực có vấn đề nghiêm trọng về nguồn nước tự nhiên Đứng đầu danh sách là bán đảo Ả Rập, nơi nước ngọt mất đi tới mức độ trên 500% Điều này có nghĩa là nước sinh hoạt phải nhập hoàn toàn từ bên ngoài, qua đường ống dẫn, qua xe bồn hoặc được lọc từ nước biển Pakistan, Uzbekistan, và Tajikistan cũng chịu sức ép ghê gớm về nguồn nước - các quốc gia này hiện ghi nhận mức độ mất nước nguồn gần 100%, tức là nước thiên nhiên của họ coi như đã hết Iran cũng dùng trên 70% nguồn nước ngọt của mình Bắc Phi là khu vực thứ nhì gặp khó khăn lớn về nước, với Libya và Ai Cập đặc biệt chịu nhiều hậu quả Nước ngọt tại Singapore được nhập về vì không có nguồn tự nhiên Nhìn chung cả vùng thì nguồn nước chỉ chiếm một nửa số nước họ dùng Nhưng sức ép từ thiếu nước không xảy ra ở vùng khô nhất mà là từ vùng đông dân nhất Nam Á chẳng hạn, dùng gần hết 57% nước ngọt từ thiên nhiên nhưng lại là nơi có 1/3 dân số toàn cầu sinh sống.

Tại Đông Á, chỉ chừng 20% nguồn nước được đem ra dùng nhưng đây cũng là khu vực có 1/3 cư dân toàn cầu sinh sống Trên lý thuyết, châu Đại Dương có vẻ an toàn hơn cả, nhưng có nhiều nước quá cũng có thể gặp cảnh lụt lội, ví dụ như lụt tại Úc vừa qua Ngoài ra, cũng chính ở Úc gần đây đã có các trận hạn hán nặng.

Vì thế, hậu quả của biến đổi khí hậu, gia tăng trồng trọt hay dùng nước sinh hoạt khiến sức ép về nước tăng lên, đe dọa mạng sống của hàng tỷ sinh vật Nhìn tổng thể, cả thế giới mới hút ra 9 phần trăm nguồn nước tái sinh tự nhiên trên Trái Đất nhưng như bản đồ ở trên cho thấy, nguồn nước không được phân bố đều.

2.Hiện trạng phân bố tài nguyên nước tại Việt Nam

Tài nguyên nước ở Việt Nam được đánh giá là rất đa dạng và phong phú, bao gồm cả nguồn nước mặt và nước ngầm ở các thủy vực tự nhiên và nhân tạo như sông, suối, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo, giếng khơi, hồ đập, ao, đầm phá và các túi nước ngầm

Theo Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020, Việt Nam có khoảng 2.372 con sông lớn nhỏ có chiều dài từ 10km trở lên, trong đó có 109 sông chính Trong số này có 9 sông là sông Hồng,

Ngày đăng: 05/04/2024, 17:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w