HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BIỆN PHÁP BẢO VỆ NGUỒN TÀI NGUYÊN NƯỚC
Trang 2I Khái niệm tài nguyên nước.
1 Khái niệm về nước
Nước là một hợp chất hóa học của ôxy và hiđrô, có công thức hóa học là H2O Với các tính chất lí hóa đặc biệt (ví dụ như tính lưỡng cực, liên kết hiđrô và tính bất thường của khối lượng riêng) nước là một chất rất quan trọng trong nhiều ngành khoa học và trong đời sống 70% diện tích của Trái Đất được nước che phủ nhưng chỉ 0,3% tổng lượng nước trên Trái Đất nằm trong các nguồn có thể khai thác dùng làm nước uống.
Trang 3Mục lục :
I.Khái niệm tài nguyên nước 1 Khái niệm về nước
2 Khái niệm tài nguyên nước 3 Nước ngọt.
4 Nước mặn 5 Nước mặt 6 Nước ngầm.
II Vai trò của tài nguyên nước.
1 Vai trò của nước đối với con người 2 Vai trò của nước đối với sinh vật
3 Vai trò của nước đối với sản xuất phục vụ cho đời sống con người.III Hiện trạng phân bố.
1 Hiện trạng về tài nguyên nước trên thế giới 2 Hiện trạng về tài nguyên nước tại Việt Nam 3 Tình hình sử dụng nước
a Tình hình sử dụng nước trên thế giới b Tình hình sử dụng nước tại Việt Nam.IV Biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên nước.V Kết luận.
Trang 42 Khái niệm tài nguyên nước
Tài nguyên nước là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử dụng vào những mục đích khác nhau Nước được dùng trong các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, dân
dụng, giải trí và môi trường Hầu hết các hoạt động trên đều cần nước ngọt.
97% nước trên Trái Đất là nước muối, chỉ 3% còn lại là nước ngọt nhưng gần hơn 2/3 lượng nước này tồn tại ở dạng sông
băng và các mũ băng ở các cực Phần còn lại không đóng băng được tìm thấy chủ yếu ở dạng nước ngầm, và chỉ một tỷ lệ nhỏ tồn tại trên mặt đất và trong không khí
Nước ngọt là nguồn tài nguyên tái tạo, tuy vậy mà việc cung cấp nước ngọt và sạch trên thế giới đang từng bước giảm đi Nhu cầu nước đã vượt cung ở một vài nơi trên thế giới, trong khi dân số thế giới vẫn đang tiếp tục tăng làm cho nhu cầu nước càng tăng
Trang 53 Nước ngọt
Nước ngọt hay nước nhạt là loại nước chứa một lượng tối thiểu các muối hòa tan, đặc biệt là natri clorua (thường có
nồng độ các loại muối hay còn gọi là độ mặn trong khoảng 0,01 - 0,5 ppt hoặc tới 1 ppt), vì thế nó được phân biệt tương đối rõ ràng với nước lợ hay các loại nước mặn và nước muối Tất cả các nguồn nước ngọt có xuất phát điểm là từ các cơn mưa được tạo ra do sự ngưng tụ tới hạn của hơi nước
trong không khí, rơi xuống ao, hồ, sông của mặt đất cũng như trong các nguồn nước ngầm hoặc do sự tan chảy của băng hay tuyết
Trang 6Độ mặn của nước dựa trên các muối hòa tan theo ppt (Việt Nam)
Nước ngọt Nước lợNước mặnNước muối
< 1 1 - 10>10 hoặc >1> 50
Độ mặn của nước dựa trên các muối hòa tan theo ppt (Anh-Mỹ)
Nước ngọt Nước lợNước mặnNước muối
< 0,5/1 0,5/1 - 17/301 - 35> 40/50
Trang 74 Nước mặn
Nước mặn là thuật ngữ chung để chỉ nước chứa một hàm lượng đáng kể các muối hòa tan (chủ yếu là NaCl) Hàm lượng này thông thường được biểu diễn dưới dạng phần nghìn (ppt) hay phần triệu (ppm) hoặc phần trăm (%) hay g/l.
Trên Trái Đất, nước biển trong các đại dương là nguồn nước mặn phổ biến nhất và cũng là nguồn nước lớn nhất Độ mặn trung bình của đại dương là khoảng 35.000 ppm hay 35 ppt hoặc 3,5%, tương đương với 35 g/l Hàm lượng nước mặn tự nhiên cao nhất có tại hồ Assal ở Djibouti với nồng độ 34,8%.
Trang 8Kiểu nước mặnHàm lượng (ppt)Nước biển 35
Độ mặn uống được tối đa cho người 3
Độ mặn thích hợp cho người 0,5 tới 0,75
Sinh vật trong sa mạc Nhỏ hơn 15; tối đa 25
Nước tưới (đối với tưới tiêu vàcác điều kiện đất đai tối ưu)
Nhỏ hơn 0,75: không có rủi ro mặn hóa0,75 - 1,5: giảm năng suất các cây trồng
Trang 95 Nước mặt
Sự bốc hơi nước trong đất, ao, hồ, sông, biển; sự thoát hơi nước ở thực vật và động vật , hơi nước vào trong
không khí sau đó bị ngưng tụ lại trở về thể lỏng rơi xuống mặt đất hình thành mưa, nước mưa chảy tràn trên mặt đất từ nơi cao đến nơi thấp tạo nên các dòng chảy hình thành nên thác, ghềnh, suối, sông và được tích tụ lại ở những nơi thấp trên lục địa hình thành hồ hoặc được đưa thẳng ra biển hình thành nên lớp nước trên bề mặt của vỏ trái đất.
Có hai loại nước mặt là nước ngọt hiện diện trong sông, ao, hồ trên các lục địa và nước mặn hiện diện trong
biển, các đại dương mênh mông, trong các hồ nước mặn trên các lục địa.
Trang 106 Nước ngầm
Nước dưới đất hay đôi khi còn được gọi là nước ngầm là chỉ loại nước nằm bên dưới bề mặt đất trong các không
gian rỗng của đất và trong các khe nứt của các thành tạo đá, và các không gian rỗng này có sự liên thông với nhau Một đơn vị đá hoặc các dạng tích tụ vật liệu không cố kết được gọi là tâng chứa khi nó có thể cung cấp một lượng nước có thể sử dụng
được Ở độ sâu có mặt không gian rỗng hoặc khe nứt và lỗ rỗng trong đá bắt đầu bão hòa nước hoàn toàn thì được gọi là mực
nước ngầm Nước dưới đất được bổ cấp từ, và chảy từ bề mặt đất tự nhiên xuống; nơi xuất lộ tự nhiên thường tại các suối, và có thể hình thành các ốc đảo hoặc các vùng đất ngập nước Nước dưới đất cũng thường được khai thác phục vụ cho nông nghiệp, đô thị, và công nghiệp qua các giếng khai thác nước
Trang 11Sơ đồ vòng tuần hoàn nước, do Cục Địa chất Hoa Kỳ vẽ
Trang 12II Vai trò của tài nguyên nước.
1.Vai trò của nước đối với con người.
Nước rất cần thiết cho hoạt động sống của con người cũng như các sinh vật Nước chiếm 74% trọng lượng trẻ sơ sinh,
55%-60% cơ thể Nam trưởng thành, 50% cơ thể Nữ trưởng thành Nước cần thiết cho sư tăng trưởng và duy trì cơ thể bởi nó liên quan nhiều quá trình sinh hoạt quan trọng Muốn tiêu hóa, hấp thụ sử dụng tốt lương thực, thưc phẩm… đều cần có nước.
Đã có nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới cho thấy con người có thể sống nhịn ăn 5 tuần nhưng không thể nhịn uống quá 5 ngày và nhịn thở không quá 5 phút Khi đói trong một thời gian dài, cơ thể sẽ tiêu thu hết lượng glycogen, toàn bộ mỡ dự trữ, môt nửa lượng protein để duy trì sư sống Ngưng nếu cơ thể chỉ cần mất hơn 10% nước là đã nguy hiểm đến tính mạng và mất 20-22% nước sẽ dẫn đến tử vong.
Trang 132.Vai trò của nước đối với sinh vật
Ý nghĩa của nước đối với sinh vật: Sau nhân tố nhiệt độ, nước (độ ẩm) là một nhân tố sinh thái vô cùng quan trọng.
Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên bề mặt trái đất luôn luôn gắn liền với môi trường nước Các sinh vật đầu tiên xuất hiện trong môi trường nước Quá trình đấu tranh lên sống ở cạn, chúng cũng không tách khỏi môi trường nước; nước cần thiết cho quá trình sinh sản Sự kết hợp của các giao tử hầu hết được thực hiện trong môi trường nước, nước cần thiết cho quá trình trao đổi chất Nước chứa trong cơ thể sinh vật một hàm lượng rất cao, từ 50 - 90% khối lượng cơ thể sinh vật là nước, có trường hợp nước chiếm tỷ lệ cao hơn, tới 98% như ở một số cây mọng nước, ở ruột khoang (ví dụ: thủy tức) Nước là nguyên liệu cho cây trong quá trình quang hợp tạo ra các chất hữu cơ Nước là môi trường hoà tan chất vô cơ và phương tiện vận chuyển chất vô cơ và hữu cơ trong cây, vận chuyển máu và các chất dinh dưỡng ở động vật
Nước tham gia vào quá trình trao đổi năng lượng và điều hòa nhiệt độ cơ thể
Cuối cùng nước giữ vai trò tích cực trong việc phát tán nòi giống của các sinh vật, nước còn là môi trường sống của nhiều loài sinh vật.
Trang 143.Vai trò của nước đối với sản xuất phục vụ cho đời sống con người.
Nước có vai trò cực kỳ quan trọng, nước phục vụ cho muc đích sinh hoạt, nâng cao đời sống tinh thần cho dân (một ngôi nhà hiện đại không có nước khác nào một cơ thể không có máu), do đó bảo vệ nguồn nước là rất cần thiết.
Nhìn lại nông nghiệp thế kỷ XX, theo một đánh giá của Tổ chức lương thực và nông nghiệp của LHQ (FAO), tưới nước và phân bón là hai yếu tố quyết định hàng đầu là nhu cầu thiết yếu, đồng thời còn có vai trò điều tiết các chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vât, đô thoáng khí trong đất, làm cho tốc độ tăng sản lượng lương thực vượt qua tốc độ tăng dân số thế giới
Trang 15Trong sản xuất công nghiệp nước cũng đóng vai trò rất quan trọng Người ta ước tính rằng 15% sử dụng nước trên toàn thế giới công nghiệp như: các nhà máy điện, sử dụng nước để làm mát hoặc như một nguồn năng lượng, quặng và nhà máy lọc dầu, sử dụng nước trong quá trình hóa học, và các nhà máy sản xuất, sử dụng nước như một dung môi.
Trang 16III Hiện trạng phân bố.
1 Hiện trạng phân bố tài nguyên nước trên thế giới
Bản đồ phân bố nước trên thế giới (nguồn: FAO-AQUASTAT2008)
Trang 17Nguồn nước để con người sử dụng có ở nhiều dạng và đến từ nhiều nơi - nước trong hồ ao, sông ngòi, nước từ băng sơn, mạch ngầm, từ mưa và tuyết.
Nhưng phần trăm nguồn nước tái sinh dùng ở các nơi lại rất khác nhau, tùy theo từng quốc gia Một số quốc gia may mắn có nguồn nước dồi dào nhưng kể cả các nước này cũng đôi khi gặp hạn hán Không ít quốc gia khác thiếu nước mà lại bị lụt lội Biến đổi Khí hậu khiến cơn dao động về nguồn nước ngày càng trở nên khó dự đoán.
Tại Đông Á, chỉ chừng 20% nguồn nước được đem ra dùng nhưng đây cũng là khu vực có 1/3 cư dân toàn cầu sinh sống Trên lý thuyết, châu Đại Dương có vẻ an toàn hơn cả, nhưng có nhiều nước quá cũng có thể gặp cảnh lụt lội, ví dụ như lụt tại Úc vừa qua Ngoài ra, cũng chính ở Úc gần đây đã có các trận hạn hán nặng.
Trang 18
Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO) xác định ra hai khu vực có vấn đề nghiêm trọng về nguồn nước tự nhiên
Đứng đầu danh sách là bán đảo Ả Rập, nơi nước ngọt mất đi tới mức độ trên 500% Điều này có nghĩa là nước sinh hoạt phải nhập hoàn toàn từ bên ngoài, qua đường ống dẫn, qua xe bồn hoặc được lọc từ nước biển
Bắc Phi là khu vực thứ nhì gặp khó khăn lớn về nước, với Libya và Ai Cập đặc biệt chịu nhiều hậu quả.
Nước ngọt tại Singapore được nhập về vì không có nguồn tự nhiên Nhìn chung cả vùng thì nguồn nước chỉ chiếm một nửa số nước họ dùng Nhưng sức ép từ thiếu nước không xảy ra ở vùng khô nhất mà là từ vùng đông dân nhất Nam Á chẳng hạn, dùng gần hết 57% nước ngọt từ thiên nhiên nhưng lại là nơi có 1/3 dân số toàn cầu sinh sống.
Trang 19Vì thế, hậu quả của biến đổi khí hậu, gia tăng trồng trọt hay dùng nước sinh hoạt khiến sức ép về nước tăng lên, đe dọa mạng sống của hàng tỷ sinh vật.
Nhìn tổng thể, cả thế giới mới hút ra 9 phần trăm nguồn nước tái sinh tự nhiên trên Trái Đất nhưng như bản đồ ở trên cho thấy, nguồn nước không được phân bố đều.
Trang 202.Hiện trạng phân bố tài nguyên nước tại Việt Nam
Tài nguyên nước ở Việt Nam được đánh giá là rất đa dạng và phong phú, bao gồm cả nguồn nước mặt và nước ngầm ở các thủy vực tự nhiên và nhân tạo như sông, suối, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo, giếng khơi, hồ đập, ao, đầm phá và các túi nước ngầm
Việt Nam có nhiều con sông lớn nhỏ có chiều dài từ 10km trở lên, trong đó có một số sông chính: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Bằng Giang-Kỳ Cùng, sông Mã, sông Cả,…
Bên cạnh đó, Việt Nam có rất nhiều các loại hồ tự nhiên, hồ đập, đầm phá, vực nước có kích thước khác nhau tùy thuộc vào mùa Một số hồ lớn được biết đến như hồ Lắk rộng 10km2 tại tỉnh Đắk Lắk, Biển Hồ rộng 2,2km2 ở Gia Lai, hồ Ba Bể rộng 5km2 tại Bắc Kạn và hồ Tây rộng 4,5km2 tại Hà Nội…
Theo số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cả nước hiện có hơn 3.500 hồ chứa lớn nhỏ và khoảng 650 hồ chứa cỡ lớn và trung bình dùng để sản xuất thủy điện, kiểm soát lũ lụt, giao thông thủy, thủy lợi và nuôi trồng thủy sản.
Trang 213 Tình hình sử dụng nước trên thế giới và ở Việt Nam a Tình hình sử dụng nước trên thế giới.
Nhu cầu nước càng ngày càng tăng theo đà phát triển của nền công nghiệp, nông nghiệp và sự nâng cao mức sống của con người Theo sự ước tính, bình quân trên
toàn thế giới có chừng khoảng 40% lượng nước cung cấp được sử dụng cho công nghiệp, 50% cho nông nghiệp và 10%cho sinh hoạt Tuy nhiên, nhu cầu nước sử dụng lại thay đổi tùy thuộc vào sự phát triển của mỗi quốc gia.
Ví dụ: Ở Hoa Kỳ, khoảng 44% nước được sử dụng cho công nghiệp, 47% sử dụng cho nông nghiệp và 9% cho sinh hoạt và giải trí (Chiras, 1991) Ở Trung Quốc thì 7% nước được dùng cho công nghiệp, 87% cho công nghiệp, 6% sử dụng cho sinh hoạt và giải trí (Chiras, 1991).
Trang 22IV Các giải pháp bảo vệ và khai thác sử dụng bền vững nguồn Tài nguyên nước Việt Nam.
1- Hạn chế và giảm thiểu suy thoái Tài nguyên nước do biến đổi khí hậu toàn cầu.
a Giảm nhẹ khí nhà kính theo Chương trình mục tiêu Quốc Gia về biến đổi khí hậu.
b Các biện pháp thích ứng:
1) Từ 1994- 2020, xây dựng thêm khoảng hơn 70 hồ chứa thủy lợi, thuỷ điện có Vhi ≥ 10 triệu m3 với ∑Vtb > 50 tỷ m3, ∑Vhi >33 tỷ m3, trong đó có 46 hồ chứa với Vhi ≥ 400 triệu m3.
Trang 23
2) Cải thiện, nâng cấp và mở rộng các hệ thống thoát lũ, tiêu úng.
- Nâng cấp các hệ thống cũ.
- Qui hoạch xây dựng bổ sung hệ thống mới, với hệ thống tưới, tiêu nước độc lập.
- Thực hiện nghiêm chỉnh các Luật Tài nguyên
nước, Bảo vệ môi trường, Đê điều bảo đảm thoát lũ, bảo vệ bờ sông, chỉnh trị lòng sông, cửa sông thông thoát lũ 3) Nâng cấp đê biển, đê cửa sông.
4) Củng cố bồi trúc đê sông đảm bảo an toàn đê với mực nước thiết kế đã qui định.
5) Khai thác hợp lý đất đai chưa sử dụng 6) Thực hiện cơ chế sản xuất sạch.
7) Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn và rừng phòng hộ, đặc biệt là rừng ngập mặn ven biển.
Trang 242- Hạn chế và giảm thiểu suy thoái Tài nguyên nước do khai thác, sử dung Tài nguyên nước không bền vững.
a- Nông nghiệp
1) Giảm nhu cầu nước - Tưới tiết kiệm nước - Giảm tổn thất nước:
+ Cứng hoá kênh mương.
+ Nâng cấp công trình đầu mối + Nâng cao hiệu quả quản lý:
* Quản lý theo nhu cầu dùng nước không phải quản lý theo khả năng công trình.
* Tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia quản lý của xã hội, công dân và cộng đồng.
* Tăng cường năng lực quản lý.
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi có nhu cầu sử dụng nước thấp, nhưng có giá trị kinh tế cao.
- Phòng chống ô nhiễm nguồn nước.
Trang 25b- Công nghiệp
1) Nâng cao hiệu quả tái sử dụng nước 2) Xây dựng hệ thống xử lý nước thải 3) Phòng chống ô nhiễm nguồn nước.
c- Du lịch- Dịch vụ- Sinh hoạt
1) Sử dụng nước tiết kiệm chống lãng phí.
2) Giảm nhu cầu nước một cách hợp lý, cải tiến thiết bị sử dụng nước.
3) Phòng chống ô nhiễm nguồn nước.
d- Khai thác sử dụng nguồn nước đi đôi với bảo vệ nguồn nước, bảo đảm duy trì dòng chảy môi trường cho con sông
khoẻ mạnh, bảo vệ và phát triển hệ sinh thái thuỷ sinh Pháp lý hoà nội dung đảm bảo dòng chảy môi trường trong qui
hoạch, thiết kế vận hành các hồ chứa nước thuỷ lợi, thuỷ điện và đập dâng Có kế hoạch biện pháp bổ cập nước ngầm
những vùng khai thác quá mức, phòng chống hoang mạc hoá.
Trang 26e- Đầu tư nghiên cứu kiểm kê đánh giá và qui hoạch dự báo dài hạn Tài nguyên nước Dự báo theo mùa, năm và
nhiều năm về nguồn nước, thiên tai, lũ lụt, hạn hán đi kèm với hiện tượng LaNina, ElNino để có kế hoạch sử dụng hợp lý và an toàn nguồn nước.
g- Quản lý tổng hợp Tài nguyên nước Tổ chức Lưu
vực sông có cơ chế quản lý thích hợp, hiệu quả theo Nghị định 120/2008 Củng cố và xây dựng mối quan hệ hợp tác với các nước láng giềng về quản lý tài nguyên nước đối với các sông xuyên biên giới.