1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam

92 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Do đó, nghiên cứu đã tiến hành tìm hiểu và phân tích chiều hướng tác động của các yếu tố nội tại ngân hàng và vĩ mô của nền kinh tế đến tăng trưởng tín dụng.. Dựa trên những thực trạng v

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

Trang 5

TÓM TẮT

1 Tiêu đề: Các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng của các Ngân hàng

Thương mại Cổ phần Việt Nam

2 Tóm tắt

Tín dụng là một nghiệp vụ quan trọng trong quá trình hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần nói riêng, và là một thành phần thiết yếu đối với nền kinh tế đất nước nói chung Vì thế, tăng trưởng tín dụng một cách bền vững, an toàn và hiệu quả là một trong những vấn đề rất được quan tâm đối với các nhà hoạch định chính sách và điều hành Do đó, nghiên cứu đã tiến hành tìm hiểu và phân tích chiều hướng tác động của các yếu tố nội tại ngân hàng và vĩ mô của nền kinh tế đến tăng trưởng tín dụng

Nghiên cứu được tiến hành dựa trên 25 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, với các số liệu vĩ mô được thu thập từ Tổng cục Thống kê và báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước; dữ liệu vi mô được tổng hợp từ báo cáo tài chính và báo cáo thường niên đã được kiểm toán của các ngân hàng Nghiên cứu sử dụng phần mềm Stata 17 để tiến hành phân tích, kiểm định và phát hiện các khuyết tật, từ đó, có thể chọn một mô hình phù hợp từ ba mô hình OLS (Ordinary Least Square), REM (Random Effects Model) và FEM (Fixed Effects Model) Kết quả cho thấy mô hình phù hợp với đề tài là mô hình tác động cố định FEM, nhưng tồn tại những khuyết tật như hiện tượng tự tương quan và phương sai sai số thay đổi Do đó, phương pháp FGLS (Feasible General Least Square) được sử dụng để khắc phục khuyết tật trên

Kết quả cho thấy, có sáu biến bao gồm tỷ lệ lạm phát (INF), tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), mức cung tiền (MS), tỷ lệ gia tăng vốn huy động hằng năm (DG), quy mô ngân hàng (SIZE), tỷ lệ thanh khoản (LIQ) có ý nghĩa thống kê trong mô hình Từ đó, nghiên cứu tiến hành đề xuất một số khuyến nghị đối với các ngân hàng thương mại, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước

Trang 6

3 Từ khóa: tăng trưởng tín dụng, ngân hàng thương mại, FGLS

ABSTRACT

1 Title: Factors affecting credit growth of Vietnamese Joint Stock Commercial

Banks

2 Abstract

Credit constitutes a pivotal function within joint stock commercial banks, playing an indispensable role in the broader framework of the country's economy Therefore, the sustainable, secure, and proficient expansion of credit is a great concern to managers and policymakers Therefore, this study explores and analyzes the effects of internal banking and macroeconomic factors on credit growth

This research was conducted based on 25 Vietnamese joint stock commercial banks, with macro data collected from the General Statistics Office and annual reports of the State Bank; Micro data is compiled from banks' audited financial statements and annual reports The research employed Stata 17 software for defect analysis, model testing, and the selection of the most fitting model among three options: OLS (Ordinary Least Squares), REM (Random Effects Model) and FEM (Fixed Effects Model) The results show that the FEM model is a suitable model, but there are defects such as serial correlation and heteroskedasticity Therefore, the study uses the FGLS (Feasible General Least Square) method to overcome the above defects

The results show that there are six variables, such as: inflation rate (INF), return on equity (ROE), money supply (MS), annual capital increase rate (DG), bank size (SIZE), liquidity ratio (LIQ) are statistically significant in the model Consequently, the study puts forth several recommendations for commercial banks, the State Bank of Viet Nam and the government

3 Keywords: credit growth, commercial banks, FGLS

Trang 8

LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong khóa luận

TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2024 Người cam đoan

Trần Thanh Quế Anh

Trang 9

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, với đề tài: “Các yếu tố tác động

đến tăng trưởng tín dụng của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam”,

tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy TS Nguyễn Anh Vũ đã hướng dẫn tôi trong suốt quá trình viết Khóa luận tốt nghiệp

Tôi chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong khoa Tài chính – Ngân hàng, trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt bốn năm học vừa qua Những kiến thức này là nền tảng và cơ sở quan trọng để bắt đầu công việc một cách đúng đắn và tự tin

Do vốn kiến thức, trình độ và khả năng của bản thân vẫn còn nhiều hạn chế, nên khi thực hiện đề tài, mặc dù đã rất cố gắng, nhưng bài khóa luận cũng không tránh khỏi những thiếu sót Chính vì thế, tôi rất mong nhận được sự thông cảm, những chỉ dẫn và ý kiến đóng góp của Quý Thầy/Cô để bài khóa luận có thể hoàn thiện hơn

Lời cuối cùng, tôi xin kính chúc tất cả Quý thầy/cô trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh lời chúc sức khỏe và thành công trong sự nghiệp của mình

Trân trọng! Trần Thanh Quế Anh

Trang 10

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 4

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 4

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 4

1.5 PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 5

1.5.1 Phương pháp nghiên cứu 5

1.5.2 Dữ liệu nghiên cứu 6

Trang 11

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 10

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG

2.3 KHẢO LƯỢC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 20

2.3.1 Nghiên cứu nước ngoài 20

2.3.2 Nghiên cứu trong nước 22

2.3.3 Khoảng trống nghiên cứu 23

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 28

Trang 12

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29

3.1 GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29

3.1.1 Mô hình bình phương nhỏ nhất OLS (Ordinary Least Square) 29

3.1.2 Mô hình tác động cố định FEM (Fixed Effects Model) 30

3.1.3 Mô hình tác động ngẫu nhiên REM (Random Effects Model) 30

3.1.4 Các kiểm định được áp dụng 31

3.1.5 Quy trình nghiên cứu 33

3.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 34

3.3 CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 35

4.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 45

4.2.1 Phân tích tương quan và kiểm định đa cộng tuyến 45

4.2.2 Kết quả hồi quy và lựa chọn mô hình phù hợp 47

4.2.3 Kiểm định các khuyết tật của mô hình được chọn 49

4.2.4 Khắc phục các khuyết tật của mô hình được chọn 52

4.3 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 53

4.4 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 57

TÓM TẮT CHƯƠNG 4 59

Trang 13

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 60

5.1 KẾT LUẬN 60

5.2 KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHỮNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CƠ QUAN NHÀ NƯỚC 61

5.2.1 Đối với các ngân hàng thương mại 61

5.2.2 Đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước 62

5.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 62

5.3.1 Hạn chế của đề tài 62

5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo 63

TÓM TẮT CHƯƠNG 5 64

Trang 15

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Tóm tắt kết quả của các nghiên cứu trước đây 26

Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu 42

Bảng 4.2 Phân tích tương quan giữa các biến độc lộc 45

Bảng 4.3 Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến 46

Bảng 4.4 Kết quả hồi quy các mô hình OLS, FEM, REM 47

Bảng 4.5 Kết quả kiểm định F - test 48

Bảng 4.6 Kết quả kiểm định Hausman 49

Bảng 4.7 Kết quả kiểm định Wald 50

Bảng 4.8 Kết quả kiểm định Wooldridge 50

Bảng 4.9 Kết quả theo phương pháp FGLS 52

Bảng 4.10 Tóm tắt kết quả nghiên cứu 57

Trang 16

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu 32

Trang 17

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

Chương đầu tiên sẽ giải thích về lý do chọn đề tài, điểm mới của đề tài so với các nghiên cứu trước, mục tiêu nghiên cứu và những câu hỏi được đặt ra Tiếp theo, tiến hành lựa chọn phạm vi và phương pháp nghiêni cứu, thu thập dữ liệu, cùng với những đóng góp về các mặt

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, ngân hàng được xem là huyết mạch của nền kinh tế, hoạt động của ngân hàng bao trùm mọi hoạt động kinh tế - xã hội, và là hoạt động trung gian liên quan mật thiết đến sự vận động chung của nền kinh tế (Nguyễn Khánh Duyên, 2018) Theo Njanike (2009) khẳng định, các ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) có vai trò truyền thống là cho vay, và các khoản cho vay này là một phần quan trọng trong tổng tài sản của các ngân hàng Nguồn thu nhập chính của các ngân hàng TMCP chủ yếu đến từ hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng (Nguyễn Bá Hoàng, 2019)

Tín dụng ngân hàng là một trong những yếu tố quan trọng trong nền kinh tế thị trường Hoạt động tín dụng giúp đảm bảo nhu cầu về vốn, hỗ trợ quá trình tập trung vốn và sản xuất, nâng cao tăng trưởng kinh tế, đồng thời góp phần giải quyết các vấn đề xã hội (Học viện Tài chính, 2018) Ngoài ra, nhờ nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng, có thể kiểm soát được lượng tiền lưu thông, hỗ trợ đảm bảo và ổn định nền kinh tế

Từ năm 2007, sau khi trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam đã tiến hành mở cửa sâu rộng trong lĩnh vực ngân hàng, khiến số lượng các ngân hàng 100% vốn nước ngoài và ngân hàng liên doanh ở Việt Nam (Nguyễn Chiến Thắng, 2017) gia tăng đáng kể Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), cho đến ngày 30/09/2023, nước ta có tổng cộng 31 ngân hàng TMCP trong nước, 09 ngân hàng 100% vốn nước ngoài và 02 ngân hàng liên doanh Như vậy, đây không chỉ là sự cạnh tranh về thị phần giữa các ngân hàng trong nước với nhau, mà các ngân hàng TMCP Việt Nam còn phải cạnh tranh

Trang 18

quyết liệt với những ngân hàng mang yếu tố nước ngoài tại Việt Nam Vì thế cho nên, các ngân hàng TMCP trong nước đã và đang không ngừng đổi mới nhằm nâng cao năng lực và sức cạnh tranh Một trong số những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự cải thiện trong hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM) là chỉ tiêu liên quan đến hoạt động tín dụng

Đối với hệ thống ngân hàng TMCP Việt Nam, lãi từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu Một trong những ưu tiên hàng đầu của các ngân hàng TMCP đó là các vấn đề liên quan đến tăng trưởng tín dụng (TTTD), bởi thông qua TTTD một cách chất lượng và hợp lý sẽ đảm bảo nguồn thu nhập bền vững và hiệu quả cho ngân hàng, từ đó hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước Đáng chú ý, việc tăng trưởng quá mức nhưng không kiểm soát được rủi ro có thể gây ra biểu hiện tiêu cực đối với nền kinh tế, lạm phát tăng cao, đe dọa an toàn trong hệ thống tài chính nói chung và gây ra rủi ro thanh khoản, nợ xấu tăng cao hay nguy cơ phá sản cho các ngân hàng nói riêng (Lan Nguyễn, 2022)

Đối với các nhà quản lý và điều hành, tín dụng ngân hàng là một trong những thành phần then chốt trong việc thực thi chính sách tiền tệ (CSTT) của NHNN Theo Rubio (2020), hệ thống NHTM nói chung và nghiệp vụ tín dụng nói riêng có trách nhiệm đáng kể trong công tác chuyển giao CSTT tới nền kinh tế CSTT được tạo ra nhằm kiểm soát lượng tiền lưu thông, ngoài ra, việc nới lỏng hay thắt chặt CSTT cũng đồng thời được biểu hiện qua mức độ tăng hay giảm tín dụng (Nguyễn Thị Kim Thanh, 2006) Đặc biệt, việc điều hành CSTT ở nước ta có một công cụ đặc thù đó là hạn mức tín dụng sẽ do NHNN quy định Cụ thể, hạn mức tín dụng có thể hiểu là mức dư nợ tín dụng tối đa mà NHNN bắt buộc các ngân hàng thương mại phải tuân thủ khi thực hiện cấp tín dụng cho nền kinh tế (Đỗ Thị Thủy, 2023)

Hiện nay, NHNN rất muốn thúc đẩy TTTD nhưng đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan đến năng lực hấp thụ nguồn vốn của các doanh nghiệp Theo Hà Ngọc (2023), tình trạng này rất đáng chú ý vì diễn ra trong bối cảnh lãi suất

Trang 19

đang trong xu hướng giảm và nỗ lực TTTD cho nền kinh tế của NHNN Cụ thể, từ cuối năm 2022 đến đầu năm 2023, áp lực thanh khoản và tình trạng tắc nghẽn vốn đã khiến mức lãi suất cho vay ngày một gia tăng Nhưng cho đến nay, lãi suất đang giảm dần và trong khi vẫn còn nhiều khoảng trống để mở rộng tín dụng thì các ngân hàng lại bị dư thừa vốn Hay nói cách khác, các ngân hàng đang phải “chữa bệnh thừa tiền” Ngược lại với dòng tiền người dân gửi tại ngân hàng gia tăng liên tục, dòng tiền đến từ hoạt động tín dụng của các NHTM chậm lại, dẫn đến TTTD giảm xuống mức thấp nhất trong một thập kỷ qua (Ngọc Mai, 2023)

Dựa trên những thực trạng và vấn đề đã được đề cập, việc tìm hiểu rõ những yếu tố tác động tới tốc độ TTTD tại các NHTM là một điều vô cùng cần thiết, đây là

lý do tác giả đã chọn đề tài “Các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng của các

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam” làm khóa luận tốt nghiệp

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là xác định, phân tích chiều hướng tác động của các yếu tố đến TTTD của các ngân hàng TMCP Việt Nam trong khoảng thời gian 10 năm, tính từ năm 2013 đếni năm 2022 Từ đó, đưa ra những khuyến nghị nhằm thực hiện mục tiêu TTTD một cách hợp lý và hiệu quả trong hệ thống

ngân hàng thời gian tới

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu tổng quát, đề tài xác định 03 mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:

Thứ nhất, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến TTTD của các ngân hàng

TMCP Việt Nam

Thứ hai, xác định chiều hướng tác động của các yếu tố trên đến TTTD của

các ngân hàng TMCP Việt Nam

Trang 20

Thứ ba, đề xuất các khuyến nghị để đạt được mục tiêu TTTD hợp lý, an toàn

trong hệ thống ngân hàng thời gian tới

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài sẽ tập trung giải quyết 03 câu hỏi nghiên cứu sau:

Thứ nhất, những yếu tố nào có ảnh hưởng đến TTTD của các ngân hàng

TMCP Việt Nam?

Thứ hai, chiều hướng ảnh hưởng của những yếu tố này tới TTTD của các

ngân hàng TMCP Việt Nam như thế nào?

Thứ ba, các khuyến nghị nào cần được nêu ra để đạt được mục tiêu TTTD

hợp lý trong hệ thống ngân hàng thời gian tới?

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố tác động đến TTTD của các

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

1.4.2.1 Phạm vi không gian

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 31 NHTM Cổ phần trong nước, tuy nhiên, vẫn có một số thông tin và số liệu của một số NHTM chưa được công bố đầy đủ Vì thế, một số ngân hàng không thể đáp ứng được nhu cầu tổng hợp dữ liệu của nghiên cứu, khiến cho số lượng quan sát giảm đi Vì thế cho nên, nghiên cứu sẽ được thực hiện dựa trên mẫu của 25 ngân hàng TMCP Việt Nam Bên cạnh đó, với số lượng 25 NHTM trên tổng thể 31 NHTM trong nước đã chiếm tỷ lệ trên 50% và đủ tính đại diện cho hệ thống các NHTM của nước ta

Một số tiêu chí trong việc lựa chọn 25 NHTM bao gồm: những ngân hàng TMCP đang liên tục hoạt động và công bố đầy đủ các dữ liệu nghiên cứu; các mẫu

Trang 21

thu thập từ những báo cáo chính thức của các NHTM; ngoài ra, không dùng số liệu của NHTM 100% vốn nước ngoài và chi nhánh của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam Cho nên, dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu là dữ liệu thứ cấp được tác giả thu thập từ những nguồn dữ liệu có độ tin cậy và uy tín cao (Danh sách cụ thể của 25 ngân hàng được đưa vào quan sát trình bày tại Phụ lục 1)

1.4.2.2 Phạm vi thời gian

Nghiên cứu được tiến hàng với số liệu từ năm 2013 đến năm 2022, dựa trên các nguyên nhân sau: (i) đây là giai đoạn mà ngành ngân hàng trải qua nhiều sự thay đổi và biến động liên quan đến TTTD; (ii) khoảng thời gian 10 năm là một chu kỳ kinh tế, phản ánh thực tế với độ chính xác cao, có thể dùng để đưa ra những dự đoán trong tương lai; và (iii) đây là khoảng thời gian có tính cập nhật cao, với

những số liệu thể hiện rõ tình hình TTTD đến thời điểm gần nhất hiện nay

1.5 PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 1.5.1 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện nghiên cứu nhằm xác định những yếu tố tác động tới TTTD ở 25 Ngân hàng TMCP Việt Nam, phương pháp được sử dụng chủ yếu là định lượng

Bằng việc sử dụng kỹ thuật hồi quy dữ liệu bảng (panel data), tác giả thực hiện tuần tự các phân tích thực nghiệm bằng cách áp dụng những mô hình như mô hình bình phương nhỏ nhất OLS (Ordinary Least Square), mô hình tác động ngẫu nhiên REM (Random Effects Model) kết hợp với mô hình tác động cố định FEM (Fixed Effects Model) Từ đó, tiến hành các kiểm định nhằm chọn lựa mô hình có độ phù hợp cao nhất với số liệu tổng hợp được từ 25 ngân hàng TMCP Việt Nam

Nhằm đảm bảo nghiên cứu có độ tin cậy cao, những kiểm định tăng cường sẽ được áp dụng như kiểm định hiện tượng tự tương quan, kiểm định đa cộng tuyến, kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi, kiểm định F–test, kiểm định Hausman Trong trường hợp mô hình chỉ xuất hiện hiện tượng phương sai sai số thay đổi và tự tương quan, nghiên cứu sẽ tiến hành ước lượng theo phương pháp

Trang 22

bình phương bé nhất tổng quát khả thi FGLS (Feasible General Least Square) để khắc phục các khuyết tật của mô hình nghiên cứu

1.5.2 Dữ liệu nghiên cứu

Dữ liệu được quan sát nghiên cứu thuộc dạng dữ liệu bảng (panel data), với số liệu được lấy từ 25 NHTM Cổ phần trong nước, bao gồm những trang chủ của các ngân hàng TMCP trong khoảng thời gian từ 2013 – 2022 và website lưu trữ báo cáo tài chính đã được kiểm toán của các ngân hàng TMCP trên các sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM Bên cạnh đó, những số liệu vĩ mô như lạm phát, mức cung tiền hay tăng trưởng kinh tế sẽ được tổng hợp từ trang web chính thức của Tổng cục thống kê và báo cáo thường niên của NHNN

1.6 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

Thông qua bài nghiên cứu về các yếu ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng của 25 ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn 2013 – 2022 đã góp phần đóng góp ý nghĩa cả về mặt thực tiễn và về mặt khoa học, cụ thể như sau:

1.6.1 Đóng góp về mặt thực tiễn

Hiện nay, kết quả của nghiên cứu có thể xem như một nguồn tham khảo mới cho các nhà quản trị và điều hành trong việc xây dựng những chiến lược, kế hoạch hay định hướng thích hợp nhất để đạt được mục tiêu TTTD và hỗ trợ thúc đẩy lợi nhuận, cũng như cải thiện kết quả hoạt động của NHTM Bên cạnh đó, hỗ trợ nhà đầu tư trong việc đưa ra những quyết định thích hợp với thực tiễn kinh tế nước ta hiện nay, từ đó góp phần tạo động lực cho nền kinh tế ngày càng ổn định và phát triển

1.6.2 Đóng góp về mặt khoa học

Nghiên cứu đã hệ thống những vấn đề mang tính lý thuyết, bằng phương pháp định lượng và được thực hiện với nguồn số liệu có độ tin cậy và uy tín cao của 25 ngân hàng TMCP Việt Nam, hỗ trợ việc hệ thống các cơ sở lý luận về những yếu tố tác động tới TTTD Bên cạnh đó, dữ liệu đã được cập nhật hơn so với trước đó

Trang 23

khi nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2022 Cùng với việc sử dụng dữ liệu có tính cập nhật cao, nghiên cứu giúp xem xét cụ thể các chiều hướng dựa trên nguồn số liệu gần đây nhất Ngoài ra, đề tài cũng bổ sung thêm một bằng chứng thực nghiệm, giúp cho nền tảng lý thuyết thêm vững chắc đối với chủ đề phân tích những yếu tố tác động tới TTTD của các 25 NHTM trong nước

1.7 BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN

Nội dung chính của bài nghiên cứu bao gồm 05 chương và có kết cấu như sau:

Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu

Chương đầu tiên trình bày về lý do chọn đề tài và tổng quan về nghiên cứu như mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đồng thời, trình bày tổng quát các phương pháp nghiên cứu sẽ được sử dụng trong bài, qua đó nêu lên tầm quan trọng cũng như những đóng góp đối với hệ thống ngân hàng về nhiều mặt

Chương 2: Cơ sở lý luận và các nghiên cứu trước về các yếu tố ảnh hưởng đến TTTD của NHTM Việt Nam

Chương 2 tiến hành khái quát và giới thiệu những cơ sở lý luận có liên quan như: tín dụng, TTTD và những yếu tố tác động tới TTTD Đồng thời, tiến hành lược khảo những tài liệu nghiên cứu trước đây ở trong nước và quốc tế có sự tương đồng chủ đề thực hiện Từ đó, tổng kết lại để tạo nền tảng cho việc đưa ra những mô hình nghiên cứu ở chương kế tiếp

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Thông qua nền tảng lý thuyết đã được đề cập, chương 3 tiến hành mô tả chi tiết về mô hình nghiên cứu, các biến độc lập và phương pháp nghiên cứu phù hợp sẽ được áp dụng để đạt được mục tiêu đề ra

Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu

Trang 24

Trong chương này, tác giả giới thiệu tổng quan tình hình TTTD tại 25 NHTM Cổ phần Việt Nam vào giai đoạn 2013 - 2022 Đồng thời, chương 4 cũng thực hiện các phân tích và kiểm định của mô hình để đi đến những kết luận về các yếu tố tác động tới TTTD của 25 NMTH nước ta trong thời gian quan sát trên Thông qua đó, thảo luận về những kết quả thu được, để có góc nhìn cụ thể, chi tiết về ý nghĩa của kết quả đã được đưa ra

Chương 5: Kết luận và khuyến nghị

Ở chương cuối, bài luận sẽ tổng kết lại và đề xuất một số khuyến nghị hướng tới những nhà quản lý và điều hành, Chính phủ cũng như NHNN nhằm đặt ra những định hướng cũng như điều chỉnh thích hợp đối với TTTD để có thể đạt được tăng trưởng ổn định, bền vững và an toàn Bên cạnh đó, cũng liệt kê một số mặt hạn chế và phương hướng có thể được áp dụng cho những nghiên cứu trong tương lai

Trang 25

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Ở chương đầu tiên, tác giả đã nêu lên tính cấp thiết và lý do lựa đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến TTTD tại các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam” Làm rõ một số vấn đề liên quan như mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, cũng như phương pháp sẽ được áp dụng chủ yếu là định lượng Dữ liệu được sử dụng tổng hợp trong 25 NHTM Cổ phần Việt Nam giai đoạn từ 2013 – 2022 Chương tiếp theo, tác giả tiến hành trình bày cụ thể về cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan về các yếu tố ảnh hưởng đến TTTD của các ngân hàng TMCP Việt Nam

Trang 26

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Chương 2 của khóa luận trình bày nội dung tổng quan về cơ sở lý thuyết của nghiên cứu, bao gồm các khái niệm về hoạt động của NHTM, tín dụng và TTTD Bên cạnh đó, tiến hành khảo lược và tổng hợp các công trình nghiên cứu trước đây về các yếu tố ảnh hưởng đến TTTD của các NHTM để làm nền tảng để kế thừa cũng như thiết lập mô hình nghiên cứu tại chương kế tiếp

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại

Theo Peter.S.Rose (2001), cho rằng ngân hàng như một tổ chức tài chính, có khả năng phục vụ đa dạng các dịch vụ như gửi tiết kiệm, cấp tín dụng, thanh toán, và là một tổ chức thực hiện nhiều chức năng nhất so với các tổ chức kinh doanh khác

Theo khoản 02, điều 4, Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam (2010), ngân hàng là “loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này” Phân loại về tính chất và mục tiêu hoạt động, có thể chia ngân hàng thành ngân hàng chính sách, ngân hàng thương mại và ngân hàng hợp tác xã Bên cạnh đó, việc thực hiện kinh doanh cũng như đáp ứng thường xuyên những nghiệp vụ như cấp tín dụng, nhận tiền gửi từ khách hàng, hỗ trợ thanh toán thông qua tài khoản là một trong những hoạt động chính của ngân hàng

Theo khoản 03, điều 4, Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam (2010) , ngân hàng thương mại là “loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận” Bên cạnh đó, hoạt động ngân hàng của NHTM cũng được quy định bao gồm các hoạt động như: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, phát hành chứng chỉ tiền gửi, mở tài khoản,…

Trang 27

Theo Hussain và Javaid (2021), ngân hàng thương mại đóng vai trò tích cực và quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế của đất nước Cụ thể, khi một đất nước có hệ thống ngân hàng hoạt động đạt hiệu quả cao thì sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ ở các lĩnh vực và ngành nghề khác nhau xã hội

Tóm lại, ngân hàng luôn được xem như trung gian tài chính quan trọng, là kênh dẫn vốn chủ yếu và đóng góp to lớn vào sự phát triển của nền kinh tế Việc những nguồn tiền nhàn rỗi được tập trung và huy động thông qua NHTM, từ đó, tiến hành cung cấp các khoản tín dụng ra nền kinh tế cho các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh doanh nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội Ngoài ra, ngân hàng thương mại còn là nơi hỗ trợ đa dạng và rộng rãi những loại dịch vụ về mặt tài chính, với những hoạt động chủ yếu là nhận tiền gửi, cấp tín dụng và hỗ trợ thanh toán, bên cạnh đó, còn hỗ trợ, phục vụ những dịch vụ khác nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ của người dân và xã hội

2.1.2 Tổng quan về tín dụng ngân hàng

2.1.2.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng

Tín dụng là loại hình giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa người cho vay và người đi vay, trong đó, người cho vay chuyển giao tài sản cho người đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, người đi vay có trách nhiệm phải hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho người cho vay khi đến hạn thanh toán (Hồ Diệu và cộng sự, 2009) Bên cạnh đó, theo điều 4, Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam (2010), cấp tín dụng là “việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”

Theo Bùi Diệu Anh và Trần Chí Chinh (2022), tín dụng ngân hàng “là một giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó bên cấp tín dụng (ngân hàng/ tổ chức tín dụng khác) chuyển giao tài sản cho bên nhận tín dụng (doanh nghiệp, cá nhân hoặc các chủ thể khác) sử dụng theo nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi” Theo Rose và

Trang 28

Hudgins (2008), cấp tín dụng là một trong những vai trò then chốt của NHTM nhằm tài trợ cho các khoản chi tiêu của các cá nhân và doanh nghiệp Các khoản tín dụng hỗ trợ thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty, kết hợp với thúc đẩy phát triển kinh tế, do hoạt động cấp tín dụng của NHTM có liên quan chặt chẽ đến năng lực phát triển kinh tế của các địa bàn mà NHTM hoạt động

Nhìn chung, tín dụng ngân hàng thể hiện mối quan hệ kinh tế giữa một bên là ngân hàng và bên còn lại là chủ thể sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, theo nguyên tắc hoàn trả cả vốn và lãi, được thực hiện với những điều kiện nhất định và trong thời hạn đã thỏa thuận

2.1.2.2 Phân loại tín dụng

Dựa trên Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam (2010), các phương thức cấp tín dụng chủ yếu bao gồm:

Cho vay là nghiệp vụ mà trong đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho

bên đi vay một số tiền nhất định, dùng cho mục đích xác định, trong một thời hạn đã xác định trước theo thỏa thuận của hai bên, dựa trên nguyên tắc bên đi vay phải hoàn trả cả vốn và lãi

Chiết khấu là việc mua trước thời hạn thanh toán các giấy tờ có giá hoặc

công cụ chuyển nhượng của người thụ hưởng, bằng cách mua có bảo lưu quyền truy đòi hoặc mua có kỳ hạn

Bảo lãnh ngân hàng là sự cam kết của tổ chức tín dụng đối với cá nhân hoặc

tổ chức được bảo lãnh, sẽ thay cho khách hàng thực hiện nghĩa vụ về mặt tài chính trong trường hợp khách hàng thực hiện không đầy đủ hoặc không thực hiện các nghĩa vụ như đã cam kết Khi đó, ngoài nghĩa vụ phải nhận nợ, khách hàng phải hoàn trả cho tổ chức tín dụng như thỏa thuận ban đầu

Bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng cho người bán hoặc người

mua, bằng cách mua lại những khoản phải trả hoặc phải thu đến từ các hoạt động cung ứng hoặc mua bán các dịch vụ, hàng hóa, và có bảo lưu quyền truy đòi

Trang 29

Cho thuê tài chính là hoạt động cấp tín dụng dựa trên việc ngân hàng cho

khách hàng thuê tài sản, với cơ sở là hợp đồng cho thuê, thường trong dài hạn hoặc trung hạn

Theo Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (2016) của Ngân hàng Nhà nước quy định về hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng, và nghiên cứu của Trần Thị Ngọc Liễu (2019) và Nguyễn Thị Linh Thảo (2020), với những cơ sở và căn cứ khác nhau, thì tín dụng ngân hàng có thể được phân loại theo các nhóm như sau:

Dựa vào thời hạn cấp tín dụng, có thể chia tín dụng thành 3 loại: tín dụng

ngắn hạn (thời hạn cấp tín dụng tối đa là 01 năm), tín dụng trung hạn (thời hạn cấp tín dụng trên 01 năm và tối đa 05 năm, tín dụng dài hạn (thời hạn cấp tín dụng hơn 05 năm)

Căn cứ vào hình thức bảo đảm tín dụng, tín dụng có thể chia làm 2 nhóm: tín

dụng có bảo đảm (ngân hàng cấp tín dụng trên cơ sở có tài sản bảo đảm của bên đi vay hoặc bên bảo lãnh), và tín dụng tín chấp (việc cấp tín dụng dựa trên uy tín của bên đi vay)

Dựa vào phương thức cho vay, có thể chia tín dụng thành các loại sau: cho

vay từng lần, cho vay hợp vốn, cho vay theo hạn mức, cho vay theo hạn mức cho vay dự phòng, cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán, cho vay tuần hoàn, cho vay quay vòng, cho vay lưu vụ

2.1.3 Tổng quan về tăng trưởng tín dụng

2.1.3.1 Khái niệm tăng trưởng tín dụng

Theo Nguyễn Văn Tiến (2013), TTTD là một yếu tố quan trọng trong hoạt động cấp tín dụng nói chung, hay hoạt động cho vay nói riêng, là việc các ngân hàng sử dụng những biện pháp làm gia tăng vốn huy động nhằm đáp ứng nhu cầu cấp tín dụng cho các đối tượng khác nhau trong nền kinh tế, đạt mục tiêu nâng cao lợi nhuận, thương hiệu và thị phần Bên cạnh đó, theo Phan Thị Hoàng Yến và Trần Hải Yến (2020), TTTD được xem như một trong những tiêu chí chủ yếu trong công

Trang 30

tác đánh giá tăng trưởng kinh tế của một đất nước, và cũng như nhận được nhiều sự chú ý của những nhà điều hành CSTT để có sự kết hợp nhằm thực thi CSTT một cách hiệu quả Việc gia tăng của TTTD sẽ hỗ trợ các NHTM Cổ phần thúc đẩy lợi nhuận và kết quả hoạt động kinh doanh Điều đáng lưu ý là, mức chênh lệch giữa tốc độ TTTD và tốc độ gia tăng vốn huy động phải có sự phù hợp với nhau, để tránh những rủi ro về tính thanh khoản và an toàn ở những NHTM Vì thế cho nên, TTTD là yếu tố quan trọng và mang tính tất yếu trong quá trình vận hành của NHTM nhưng cũng đồng thời tiềm ẩn nhiều rủi ro

Mặt khác, nếu nền kinh tế có mức TTTD thấp hơn mục tiêu NHNN đặt ra, đồng nghĩa với việc tồn tại nhiều vấn đề trở ngại trong việc tiếp cận những nguồn vốn tín dụng của các doanh nghiệp, là một tín hiệu tiêu cực trong khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh của những hộ gia đình, doanh nghiệp, hay phục hồi tăng trưởng kinh tế, nếu diễn ra trong dài hạn, có thể dẫn đến sự suy thoái kinh tế Vì vậy, sự gia tăng TTTD một cách hợp lý cũng như có hiệu quả tốt sẽ góp phần cho sự ổn định và an toàn cho ngân hàng

Tóm lại, việc TTTD có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại Tuy nhiên, TTTD luôn phải song song với việc nâng cao chất lượng tín dụng, tiêu chí an toàn về vốn, rủi ro hoạt động và quan trọng là tuân thủ theo những quy định mà Ngân hàng Nhà nước đặt ra Vì thế, để đạt được hiệu quả hoạt động tín dụng cao thì TTTD cần phải được thực hiện hiệu quả, hợp lý và an toàn Nhờ đó, việc mở rộng TTTD của các NHTM sẽ từng bước gia tăng thêm lợi nhuận, nâng cao vị thế, củng cố sự phát triển bền vững của các ngân hàng

thương mại

2.1.3.2 Cách thức đo lường tăng trưởng tín dụng

Theo Igan và Pinheiro (2011), TTTD được đo bằng phần trăm thay đổi trong tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng hàng năm Nghiên cứu của tác giả Phạm Xuân Quỳnh (2017) và Nguyễn Bá Hoàng (2019) cũng áp dụng phương pháp này tính toán này khi đo lường TTTD Tóm lại, theo Nguyễn Đức Trung và Bùi Đan Thanh

Trang 31

(2023), tăng trưởng tín dụng chỉ sự gia tăng trong tổng giá trị các khoản cấp tín dụng năm nay so với năm trước đó, và được thể hiện bằng công thức 2.1 sau, với t1 là kỳ nghiên cứu, t0 là kỳ gốc:

Tăng trưởng tín dụng (CG) =

x 100 (2.1)

Cụ thể, ta thấy công thức 2.1 xác định rằng, nếu dư nợ tín dụng tại một NHTM tại kỳ t1 lớn hơn dư nợ tín dụng ở kỳ t0 thì kết quả của TTTD sẽ đạt giá trị dương, đồng nghĩa với việc các ngân hàng thương mại phải tăng cường những hoạt động tín dụng ra nền kinh tế và đảm bảo bù đắp được sự sụt giảm dư nợ tín dụng do thu hồi các khoản nợ đến hạn Ngược lại, nếu tốc độ TTTD có giá trị âm, tức là dư nợ tín dụng kỳ t1 thấp hơn dư nợ tín dụng kỳ t0, thể hiện ngân hàng chưa có các khoản cấp tín dụng mới, hoặc trong trường hợp có các khoản cấp tín dụng mới, nhưng không đủ bù đắp cho sự sụt giảm của dư nợ tín dụng do đến hạn thu hồi

2.2 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG 2.2.1 Các yếu tố vĩ mô

2.2.1.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP)

Theo Mankiw (2014), tốc độ tăng trưởng GDP là thước đo sự gia tăng giá trị trong một nền kinh tế và phản ánh trạng thái chung của chính nền kinh tế đó, thể hiện những sự biến động trong hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định Theo Imran và Nishat (2013), khi nền kinh tế phát triển ổn định, thu nhập của người dân được nâng cao, dẫn đến lượng tiền gửi vào ngân hàng tăng, đồng nghĩa với việc khả năng huy động vốn của những NHTM Cổ phần sẽ tăng lên Tuy nhiên, nếu GDP tăng trưởng quá mức sẽ gây cản trở và dẫn đến suy thoái kinh tế Vì thế, phụ thuộc vào từng chu kỳ cũng như giai đoạn của nền kinh tế mà sẽ có mức độ tăng trưởng GDP khác nhau

Trang 32

Các nghiên cứu trước đây của Mohamed và cộng sự (2022), Guo, K., & Stepanyan,V (2011), Kai & Stepanyan (2011), Hussain và Junaid (2012), Nguyễn Bá Hoàng (2019), Trương Đông Lộc và Nguyễn Văn Thép (2014) đều đưa ra kết luận rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) có mối quan hệ cùng chiều đến tốc độ TTTD của các ngân hàng thương mại

2.2.1.2 Tỷ lệ lạm phát (INF)

Theo Nguyễn Thị Cành và Trần Hùng Sơn (2017), lạm phát có nghĩa là sự tăng lên một cách liên tục trong mức giá chung Hay nói cách khác, sức mua của đồng tiền giảm, đơn vị hàng hóa, dịch vụ có thể được mua từ một đơn vị tiền tệ giảm đi Khi đó, để giảm lượng tiền lưu thông trên thị trường thì các NHTM phải tăng lãi suất huy động, dẫn đến lãi suất cho vay tăng cao, gây nhiều trở ngại cho các chủ thể trong việc tiếp cận vốn ngân hàng Hệ quả dẫn đến là các ngân hàng gặp trở ngại trong việc tăng cường cấp tín dụng

Các nghiên cứu được thực hiện trước đây của Sharma & Gounder (2012), Hussain & Junaid (2012) và Lê Tấn Phước (2016), Trương Đông Lộc và Nguyễn Văn Thép (2014) đều chỉ ra rằng lạm phát có tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng tại những NHTM

2.2.1.3 Mức cung tiền

Mức cung tiền là số lượng tiền tệ thực tế trong lưu thông, thường được xác định trong một thời kỳ nhất định (Lê Thị Tuyết Hoa và cộng sự, 2017) Lượng tiền tệ thực tế trong lưu thông gồm nhiều tài sản khác có tính thanh khoản cao, dễ dàng chuyển thành tiền mặt và được chấp nhận phổ biến trong các hoạt động như thanh toán và giao dịch Xét về khía cạnh tiêu dùng, việc cung tiền tăng giúp người chi tiêu nhiều hơn và mua nhiều hơn các hàng hóa, dịch vụ Về khía cạnh đầu tư, việc mức cung tiền tăng trưởng cũng là một cách thức tài trợ vốn nhằm giúp những cá nhân, hộ gia đình hay doanh nghiệp dễ tiếp cận các nguồn vốn tín dụng hơn và có thể nâng cao sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn (Panuwet và cộng sự, 2010)

Trang 33

Theo Huỳnh Thị Hiền (2017), NHNN sẽ thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ khi lạm phát ở mức thấp, khiến mức cung tiền M2 tăng lên, là dấu hiệu của việc tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới, và sẽ góp phần gia tăng TTTD của các NTHM Ngược lại, khi lạm phát ở mức cao, NHNN có xu hướng sẽ thắt chặt CSTT, giảm sự tăng trưởng của cung tiền (M2) thông qua biện pháp gia tăng lãi suất, gây áp lực về mặt chi phí cho những chủ thể vay vốn, khiến cho khó tiếp cận vốn tín dụng, dẫn đến tốc độ TTTD sẽ bị giảm

Một số nghiên cứu trước đây của Chen và Wu (2014) và Awdeh (2016) đều chỉ ra rằng tỷ lệ cung tiền (M2) có mối tương quan tích cực với TTTD ở những NHTM

2.2.2 Các yếu tố vi mô

2.2.2.1 Tỷ lệ nợ xấu (NPL - Non performing loan)

Theo Thông tư 11/2021/TT-NHNN (2021), nợ xấu được xem là “các khoản nợ được phân vào các nhóm 3 (nợ dưới chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn), tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng” Tỷ lệ nợ xấu là yếu tố tác động mạnh mẽ đến đa số các hoạt động của ngân hàng thương mại, trong đó quan trọng nhất là khả năng cấp tín dụng

Khi tỷ lệ nợ xấu gia tăng mạnh, có thể là biểu hiện cho thấy rằng các NHTM đang phải đối mặt với nhiều thách thức và vấn đề trong quá trình vận hành, khiến việc huy động vốn bị tác động tiêu cực, do ngân hàng buộc phải hạn chế cấp tín dụng và tập trung nâng cao xử lý thu hồi nợ Vì thế, TTTD của ngân hàng có khả năng giảm khi tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng, hay nói cách khác, tỷ lệ nợ xấu có tương quan ngược chiều tới TTTD ở những NHTM

Các nghiên cứu thực nghiệm của Ivanović (2016), Shingjergji, A (2021), Nguyễn Thanh Nhàn và cộng sự (2014) đều đưa ra chung một kết luận rằng, tỷ lệ nợ xấu có mối tương quan ngược chiều với tăng trưởng tín dụng ở những ngân hàng thương mại

Trang 34

2.2.2.2 Tỷ lệ gia tăng vốn huy động hàng năm (Deposit growth)

Với vai trò là một trung gian tài chính, mối quan hệ giữa hoạt động huy động vốn và nghiệp vụ cấp tín dụng ở những NHTM Cổ phần chứa sự liên quan chặt chẽ với nhau Vốn huy động càng nhiều, ngân hàng có thể cấp tín dụng nhiều hơn, từ đó làm tăng dư nợ tín dụng và nâng cao lợi nhuận của những NHTM (Nguyễn Bá Hoàng, 2019) Đặc biệt, nguồn vốn huy động luôn thay đổi nên ngân hàng phải dự trữ với một tỷ lệ hợp lý, mà không thể sử dụng toàn bộ, nhằm dùng để đảm bảo khả năng thanh toán ở NHTM

Theo Barajas và cộng sự (2010), khi tỷ lệ tăng trưởng vốn huy động cao, ngân hàng có càng nhiều nguồn tài trợ, thực hiện chức năng trung gian tài chính tốt hơn, từ đó thúc đẩy sự tăng trưởng tín dụng Theo Sharma và Gounder (2012), Stepanyan và Guo (2011), thì vốn huy động có thể nâng cao nguồn cho vay và có mối tương quan dương tới TTTD Bên cạnh đó, các kết quả của Nguyễn Văn Thép (2014), Aydin (2008) và Laivi (2012) cũng đồng thời đi đến luận điểm tương tự rằng, tỷ lệ gia tăng vốn huy động hằng năm có mối tương quan dương với TTTD ở những NHTM

2.2.2.3 Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) thể hiện năng lực của ngân hàng

thương mại trong việc tạo ra lợi nhuận và giá trị tăng thêm cho cổ đông, có thể xem như một trong những chỉ tiêu phản ánh đầy đủ nhất, được dùng để đánh giá khả năng sinh lời ở ngân hàng thương mại (Sufian, 2011) Chỉ tiêu này phản ánh trên một đồng vốn đầu tư của chủ sở hữu vào ngân hàng đem lại cho nhà đầu tư đó bao nhiêu đồng lợi nhuận, nghiên cứu của Rose (2002) cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của chủ sở hữu dưới tác động của đòn bẩy tài chính được tính toán theo công thức 2.2 sau đây:

Trang 35

ROE =

Các bài nghiên cứu trước đây như Chernykh and Theodossiou (2011), Aydin B (2008), Huỳnh Thị Hiền (2017) đều cho thấy rằng tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE) có mỗi tương quan cùng chiều với tốc độ TTTD ở những ngân hàng TMCP

2.2.2.4 Quy mô ngân hàng

Theo Altunbas và cộng sự (2007), quy mô của ngân hàng là một yếu tố cần được quan tâm, vì các ngân hàng TMCP lớn ít gặp rủi ro hơn so với các ngân hàng nhỏ khi mức dự phòng rủi ro tín dụng thấp hơn Ngoài ra, quy mô ngân hàng càng lớn cho thấy độ uy tín của ngân hàng đó càng cao, hỗ trợ nâng cao số lượng khách hàng đến gửi tiền và vay vốn

Theo Tatum (2012), khách hàng có khả năng chấp nhận mức lãi suất thấp hơn để có sự đảm bảo và an toàn cao hơn đối với khoản những khoản tiền gửi của họ Khi đó, các ngân hàng lớn có nhiều tiềm năng mở rộng thị trường, nhờ đó có nâng cao hoạt động tín dụng hay cụ thể là kết quả kinh doanh Như vậy, có thể cho rằng quy mô ngân hàng có mối tương quan dương với tăng trưởng tín dụng

Một số nghiên cứu của Mohamed và cộng sự (2022), Sharma và Gounder (2012), Nguyễn Văn Thuận (2021) cũng đi đến kết luận tương tự, khi đồng ý rằng quy mô ngân hàng có tương quan dương tới TTTD Tuy nhiên, có nghiên cứu khác đưa ra kết quả ngược lại, khi kết luận rằng giữa quy mô ngân hàng và TTTD có mối quan hệ ngược chiều, như nghiên cứu của Phạm Xuân Quỳnh (2017); hay cho rằng mối quan hệ giữu hai yếu tố này là chưa rõ rệt, như nghiên cứu của Tomak (2013) và Laivi (2012)

2.2.2.5 Tính thanh khoản của ngân hàng

Tính thanh khoản là khả năng đáp ứng đầy đủ và kịp thời các nghĩa vụ tài chính phát sinh, với mức chi phí hợp lý trong quá trình hoạt động Việc bảo đảm

Trang 36

NHTM có khả năng thanh khoản an toàn và hợp lý chính là một trong số những nhiệm vụ thiết yếu đối với những nhà quản trị và điều hành (Rose, 2011)

Một NHTM được xem là có khả năng thanh khoản tốt, nếu có năng lực đáp ứng kịp thời các nhu cầu giải ngân hoặc rút tiền của khách hàng ngay khi phát sinh Nếu ngân hàng rơi vào trạng thái thanh khoản yếu kém, đồng nghĩa với biểu hiện rằng NHTM đó đang đối mặt với các vấn đề và rủi ro về tài chính Do đó, nếu chỉ số thanh khoản cao, nhu cầu tín dụng được đáp ứng một cách đầy đủ, kịp thời và nhanh chóng, sẽ hỗ trợ tạo điều kiện cho TTTD nâng cao (Guodong Chen và Yi Wu, 2014)

Dựa trên nghiên cứu thực nghiệm, Tamirisa và Igan (2007) cho rằng tính thanh khoản có tác động tới tốc độ TTTD Theo Hussain và Junaid (2012) thì chỉ tiêu này có tương quan thuận chiều tới TTTD, còn nghiên cứu của Nguyễn Văn Thuận (2021) đưa ra kết quả ngược lại, đó là tăng trưởng tín dụng và tính thanh khoản có tương quan nghịch với nhau

2.3 KHẢO LƯỢC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 2.3.1 Nghiên cứu nước ngoài

Nhằm có thêm cơ sở, củng cố độ tin cậy và uy tín cho đề tài, tác giả sẽ tiến hành lược khảo một số những nghiên cứu quốc tế có nội dung tương tự ở những quốc gia, khu vực và phạm vi khác nhau, nhưng có điểm tương đồng về mục tiêu,

đối tượng của đề tài, các biến được sử dụng hay phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu của Sharma và Gounder (2012) về các yếu tố tác động TTTD tại 6 nước thuộc khu vực Nam Thái Bình Dương trong giai đoạn từ năm 1982 - 2009 dựa trên cách áp dụng mô hình hồi quy GMM Kết quả cho thấy rằng tỷ lệ lạm phát và lãi suất cho vay bình quân có mối liên hệ ngược chiều với TTTD; còn các yếu tố như tổng tài sản và tốc độ tăng trưởng tiền gửi có tương quan thuận chiều tới TTTD Hơn nữa, nghiên cứu cũng đi đến kết luận rằng, khi tăng trưởng kinh tế được nâng cao sẽ hỗ trợ thúc đẩy tốc độ TTTD tăng

Trang 37

Nghiên cứu của Laidroo (2014) nghiên cứu đến TTTD của 15 quốc gia ở Trung Âu và Đông Âu từ năm 2004 - 2010 bằng cách sử dụng phương pháp hồi quy GMM để ước lượng các hệ số hồi quy của mô hình Kết quả cho thấy, trái ngược với kỳ vọng, quy mô của ngân hàng có tương quan âm với TTTD Bên cạnh đó, cũng cho biết rằng mức độ vốn cổ phần của ngân hàng, rủi ro tín dụng và quy mô có mối liên hệ chặt chẽ với tăng trưởng tín dụng

Nghiên cứu của Hussain & Junaid (2013) về các yếu tố tác động tới việc gia tăng TTTD của 26 NHTM tại Pakistan trong giai đoạn 10 năm, kể từ năm 2001 đến năm 2010 Cho thấy, TTTD của những năm trước, cùng với tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (GDP), chênh lệch lãi suất, vốn tự có của ngân hàng, tính thanh khoản và hình thức sở hữu là những yếu tố có tác động cùng chiều với TTTD; trong khi đó, lạm phát là chỉ tiêu có tương quan âm với TTTD

Nghiên cứu của Stepanyan và Guo (2011) đã phân tích các yếu tố tác động đến tốc độ tăng trưởng tín dụng tại 38 quốc gia có nền kinh tế mới nổi, trong 10 năm, tính từ quý I năm 2000 đến quý II năm 2010 Nghiên cứu gia tăng độ tin cậy thông qua việc sử dụng kỹ thuật phân tích hồi quy dữ liệu bảng và kiểm định các khuyết tật Kết quả cho thấy rằng việc nới lỏng CSTT như cung tiền có thể thúc đẩy TTTD, bên cạnh đó, tăng trưởng GDP, tăng trưởng tiền gửi đều là các yếu tố có tương quan dương với TTTD của ngân hàng thương mại Trong khi đó, chỉ tiêu về tỷ lệ nợ xấu có mối quan hệ ngược chiều

Nghiên cứu của Aydin, B (2008) về một số các yếu tố vĩ mô và nội tại tác động đến tốc độ gia tăng TTTD của 72 ngân hàng lớn nhất tại 10 nước Trung Âu, Đông Âu trong giai đoạn từ năm 1988 đến năm 2005 bằng cách sử dụng phương pháp hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM) và tác động cố định (FEM) Theo đó, đối với các yếu tố nội tại, kết quả chỉ ra rằng tỷ lệ tiền gửi, quy mô ngân hàng cùng với các khoản nợ liên ngân hàng gia tăng cũng sẽ thúc đẩy gia tăng TTTD Bên cạnh đó, xét về các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế, tăng trưởng kinh tế GDP và tốc độ gia

Trang 38

tăng cung tiền đều có tác động thuận chiều tới TTTD của những NHTM Trong khi đó, mức độ chênh lệch lãi suất cùng với mức lãi suất nội địa thể hiện mối liên hệ ngược chiều với TTTD

Nghiên cứu của Almir và Ibrahim (2018) về các yếu tố tác động đến tốc độ TTTD của đất nước Thổ Nhĩ Kỳ và một số quốc gia ở vùng Balkan khác, với nguồn dữ liệu được tổng hợp từ quý I năm 2007 đến quý II năm 2017 Theo đó, kết quả cho thấy giữa tỷ lệ nợ xấu và TTTD có mối quan hệ nghịch chiều; mặt khác, tỷ lệ tăng trưởng huy động vốn, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) cùng với tăng trưởng kinh tế (GDP) cùng với có tương quan thuận chiều tới TTTD

2.3.2 Nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Hoan (2019) đã phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới TTTD bằng cách tổng hợp dữ liệu của 23 Ngân hàng TMCP Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2017 Theo đó, nghiên cứu cho biết rằng những chỉ tiêu như quy mô ngân hàng, lãi suất danh nghĩa, khả năng thanh khoản, và tăng trưởng kinh tế GDP có tương quan tích cực đối với TTTD; trong khi đó, chỉ tiêu về lạm phát, tỷ lệ nợ xấu, có tác động ngược chiều tới TTTD của các NHTM

Nghiên cứu của Nguyễn Thùy Dương và Trần Hải Yến (2011) về những yếu tố tác động đến TTTD ngân hàng thương mại tại Việt Nam, trong 3 quý năm 2011 của 84 ngân hàng, bằng cách sử dụng dữ liệu bảng Với các biến phân tích như tỷ lệ huy động vốn, tính thanh khoản, chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi (spread), tỷ suất lợi nhuận ROE đến sự TTTD Kết quả cho biết rằng tỷ lệ gia tăng vốn huy động và TTTD có tương quan dương, còn tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE không có ý nghĩa thống kê

Nghiên cứu của Vũ Sỹ Cường (2015) về tác động của những yếu tố vĩ mô cùng với nội tại tới TTTD của những NHTM, bằng cách áp dụng mô hình FGLS kết hợp với phương pháp mô-men tổng quát GMM Theo đó, các yếu tố như tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP và khả năng huy động vốn mang mối liên hệ cùng chiều tới TTTD Ngược lại, các yếu tố có tương quan nghịch với TTTD bao gồm tỷ lệ chi phí

Trang 39

hoạt động và tỷ lệ nợ xấu; đặc biệt, chỉ tiêu ROE chưa tìm thấy sự tác động đến TTTD ở những NHTM

Nghiên cứu của Phan Thanh Phú (2020) đã tiến hành phân tích trên 28 ngân hàng TMCP với mục tiêu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến TTTD của các Ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2010-2019, dựa trên phương pháp phân tích hồi quy GLS đã chỉ ra các yếu tố tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tốc độ tăng trưởng huy động hàng năm, tốc độ tăng cung tiền M2 tác động tích cực đến TTTD Ngoài ra, các chỉ tiêu quy mô ngân hàng, quy mô VCSH, lạm phát có tương quan âm với TTTD

Nghiên cứu của Phạm Xuân Quỳnh (2017) về tác động của các yếu tố nội tại ngân hàng và vĩ mô của nền kinh tế đến tốc độ TTTD trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2014 dựa trên số liệu của 25 ngân hàng thương mại, bao gồm cả ngân hàng thương mại Nhà nước và ngân hàng thương mại Cổ phần Nhằm nâng cao độ uy tín của kết quả, cả hai mô hình REM và FEM đều được áp dụng để ước lượng và phương pháp ước lượng momen tổng quát GMM Theo đó, kết quả đã chỉ ra mối tương quan thuận chiều của vốn huy động, tăng trưởng kinh tế (GDP) đến TTTD, và mối liên hệ nghịch chiều của nợ xấu, quy mô ngân hàng và lạm phát đến TTTD ở những NHTM

Nghiên cứu của Nguyễn Thành Tâm (2016) về tác động yếu tố tài chính của ngân hàng và vĩ mô tới TTTD ở những ngân hàng TMCP Việt Nam thông qua cách sử dụng ước lượng moment tổng quát (GMM) vào giai đoạn kể từ năm 2009 tới năm 2015 Theo đó, kết quả thu được là mối tương quan dương của lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tốc độ tăng trưởng tín dụng năm trước và tốc độ tăng trưởng huy động (deposit growth) của những NHTM đến tốc độ TTTD Trong khi đó, quy mô ngân hàng cũng như tỷ lệ lạm phát có mối liên hệ ngược chiều tới tốc độ TTTD

2.3.3 Khoảng trống nghiên cứu

Đề tài về TTTD là một đề tài khá phổ biến và đã được nghiên cứu, phân tích ở các nước khác nhau Đối với các bài nghiên cứu nước ngoài, thường có đặc điểm

Trang 40

là sự đa dạng của các biến được đưa vào mô hình, như những biến vĩ mô và vi mô Tuy nhiên, việc đo lường các biến sẽ có những kết quả chênh lệch nhau do sự khác biệt về mặt chính sách, pháp lý và quy định tại mỗi quốc gia, đẫn đến việc đo lường các biến cũng khác nhau, đặc biệt là biến chính của mô hình – biến tăng trưởng tín dụng

Đối với các nghiên cứu trong nước, mặc dù biến tăng trưởng tín dụng đã được đo lường một cách phù hợp hơn với tình hình, thực trạng ở Việt Nam Tuy nhiên, số lượng mẫu dữ liệu chưa nhiều, hơn nữa, một số chỉ xem xét trong những giai đoạn ngắn Ngoài ra, chủ yếu được tìm hiểu ở giai đoạn trước khi xảy ra đại dịch Covid –19 Vì thế, dữ liệu và thời điểm nghiên cứu chỉ có thể phản ánh được các biến độc lập khi chưa xem xét tác động của đại dịch đến toàn bộ nền kinh tế, hay cụ thể là nhóm các ngân hàng TMCP Việt Nam

Vì thế cho nên, việc tiến hàng nghiên cứu đề tài các yếu tố ảnh hưởng đến TTTD của ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn 2013 – 2022 là cần thiết, dựa trên các tiêu chí sau:

Thứ nhất, nhằm thể hiện rõ nét về thực trạng TTTD tại những ngân hàng

TMCP Việt Nam trước, trong và sau dịch – đây là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng TMCP nói riêng trải qua những biến động đáng kể

Thứ hai, dữ liệu nghiên cứu có tính cập nhật cao, sát với thực tế, cùng với số

lượng lớn ngân hàng được nghiên cứu là 25 trên tổng số 31 ngân hàng TMCP Việt Nam, mang tính đại diện cao cho hệ thống ngân hàng

Thứ ba, đặc biệt, trong tình hình hiện nay, khi các ngân hàng phải đối mặt

với thực căn bệnh “thừa tiền”, hay nói cách khác là vốn ngân hàng đang dư thừa, nhưng những doanh nghiệp lại phải đối mặt với nhiều trở ngại khi tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, giảm khả năng hấp thu vốn của nền kinh tế Đây được xem là thời điểm khó khăn nhất đối với toàn bộ nền kinh tế nước ta trong suốt 30 năm qua,

Ngày đăng: 05/04/2024, 15:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w