Tại đây, tác giả đã xây dựng một mô hình nghiên cứu đề xuất dựa trên các tài liệu nghiên cứu trước đó và xác định 6 yếu tố chính có thể ảnh hưởng đến ý định của người dân trong việc sử d
Trang 1KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG
XE Ô TÔ ĐIỆN VINFAST CỦA NGƯỜI DÂN TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 7 34 01 01
LÊ NGUYỄN NHẬT NGUYÊN
Trang 2CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG
XE Ô TÔ ĐIỆN VINFAST CỦA NGƯỜI DÂN TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Quản trị kinh doanh
Trang 4“Chuẩn chủ quan”, “Nhận thức kiểm soát hành vi”, “Nhận thức về môi trường”, “Điều kiện thuận lợi” và “Nhận thức sự hữu ích” Quá trình thu thập
dữ liệu sơ cấp được tác giả thực hiện bằng cách sử dụng phương tiện khảo sát trực tuyến là bảng câu hỏi điều tra Google Form Dữ liệu được thu thập từ
150 phiếu khảo sát phản hồi hợp lệ bởi người dân tại TP.HCM và từ đó, các biến liên quan đến ý định sử dụng và các yếu tố tác động đã được đo lường Sau khi thu thập số liệu khảo sát, tác giả đã nhập chúng vào phần mềm SPSS 29.0 để thực hiện một loạt các phân tích thống kê Quy trình này bao gồm kiểm định thang đo thông qua hệ số tin cậy Cronbach's Alpha, thực hiện phân tích yếu tố EFA (Exploratory Factor Analysis), phân tích tương quan, thực hiện phân tích hồi quy tuyến tính, tiến hành phân tích phương sai (Oneway Anova), và sử dụng kiểm định T-Test và ANOVA để đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đối với ý định sử dụng, cũng như kiểm tra sự khác biệt giữa các biến định tính và biến phụ thuộc
Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy rằng trong mô hình nghiên cứu đề xuất, chỉ có 5 yếu tố có tác động tích cực cùng hướng đến ý định sử dụng xe ô
Trang 5tô điện VinFast của cư dân tại TP.HCM, sắp xếp theo mức độ tác động giảm
dần là: “Điều kiện thuận lợi”, “Nhận thức kiểm soát hành vi”, “Nhận thức về
môi trường”, “Nhận thức sự hữu ích”, “Chuẩn chủ quan”
Từ khóa: các yếu tố, ý định sử dụng, xe ô tô điện, VinFast
Trang 6ABSTRACT
1 Topic name: "Factors affecting people's intention to use VinFast electric
cars in Ho Chi Minh City"
2 Summary
This research paper focuses on exploring and analyzing factors that influence
people's intention to use VinFast electric cars in Ho Chi Minh City The study also
evaluates the influence of these factors, in order to propose management measures
to promote usage intention Here, the author has built a proposed research model
based on previous research documents and identified 6 main factors that can affect
people's intention to use VinFast electric cars , including: “Attitude”, “Subjective
norm”, “Perceived behavioral control”, “Environmental awareness”, “Favorable
conditions” and “Perceived usefulness” The process of collecting primary data was
carried out by the author using an online survey tool, a Google Form questionnaire
Data were collected from 150 valid survey responses by people in Ho Chi Minh
City and from there, variables related to usage intention and impact factors were
measured After collecting survey data, the author entered them into SPSS 29.0
software to perform a series of statistical analyzes This process includes testing the
scale through Cronbach's Alpha reliability coefficient, performing EFA (Exploratory
Factor Analysis), correlation analysis, performing linear regression analysis, and
conducting method analysis (Oneway Anova), and use T-Test and ANOVA to
evaluate the impact of factors on intention to use, as well as check the difference
between qualitative variables and dependent variables
Data analysis results show that in the proposed research model, there are
only 5 factors that have a positive impact on the intention to use VinFast electric
cars of residents in Ho Chi Minh City, arranged by level The decreasing effects are:
“Favorable conditions”, “Perceived behavioral control”, “Environmental
awareness”, “Perceived usefulness”, “Subjective norms”
Keywords: factors, usage intention, electric cars, VinFast
Trang 7LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan rằng bài nghiên cứu “CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
Ý ĐỊNH SỬ DỤNG XE Ô TÔ ĐIỆN VINFAST CỦA NGƯỜI DÂN TẠI THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH” là sản phẩm của quá trình tự tìm hiểu và nghiên cứu của bản
thân, được hỗ trợ và hướng dẫn bởi TS Trần Ngọc Thiện Thy
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong bài luận văn là do em tìm hiểu, phân
tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam Bên
cạnh đó, em đã tham khảo và kế thừa một vài tài liệu có sẵn liên quan để hoàn thành
nên bài này, mọi thông tin sử dụng từ các nguồn đã được em trích dẫn đầy đủ theo
quy định
Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kì
công trình nào Trong trường hợp phát hiện bất kỳ hành vi gian lận nào, em cam kết
hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của bài luận văn của mình
Trang 8LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài luận văn này em đã nhận được sự hướng dẫn và góp ý tận tình từ giảng viên hướng dẫn là TS Trần Ngọc Thiện Thy, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô vì đã đồng hành cùng em, góp ý, giúp đỡ em trong suốt quãng thời gian em thực hiện khóa luận và hoàn thành bài nghiên cứu này
Ngoài ra, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và nhà trường, khoa Quản trị kinh doanh, toàn thể quý thầy/cô công tác tại Trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM đã giúp đỡ và giảng dạy em trong suốt khoảng thời gian 4 năm vừa qua
Mặc dù em đã nỗ lực hết mình trong suốt quá trình thực hiện bài nghiên cứu nhưng cũng không thể tránh khỏi những sai sót nhất định Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu từ Quý thầy/cô để bài nghiên cứu của em có thể được hoàn thiện hơn Em xin kính chúc Quý thầy/cô luôn tràn đầy sức khỏe, mọi việc thuận lợi như ý và đạt được nhiều thành công hơn nữa trên chặng đường sắp tới
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn
Trang 9MỤC LỤC
TÓM TẮT i
ABSTRACT iv
LỜI CAM ĐOAN iv
LỜI CẢM ƠN v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU x
DANH MỤC HÌNH ẢNH xi
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1
1.1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1
1.1.1 Đặt vấn đề 1
1.1.2 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 5
1.2.1 Mục tiêu tổng quát 5
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 5
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 5
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 5
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 6
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6
1.6 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 7
1.7 KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN 7
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 10
2.1 CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG Ô TÔ ĐIỆN 10 2.1.1 Khái niệm về ô tô điện 10
2.1.2 Khái niệm về ý định sử dụng 10
2.1.3 Khái niệm hành vi người dân 11
2.2 CÁC MÔ HÌNH LÝ THUYẾT LIÊN QUAN 12
Trang 102.2.1 Mô hình thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behaviour –
2.2.2 Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model –
2.3 LƯỢC KHẢO CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 13
2.3.1 Các mô hình nghiên cứu trong nước 13
2.3.2 Các mô hình nghiên cứu nước ngoài 16
2.3.3 Hệ thống lại một số các nghiên cứu liên quan trước đây 18
2.4 THẢO LUẬN VỀ KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU 21
2.5 GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 23
2.5.1 Các giả thuyết nghiên cứu 23
2.5.2 Mô hình nghiên cứu của đề tài 27
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
3.1 QUY TRÌNH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU 30
3.2 XÂY DỰNG THANG ĐO NGHIÊN CỨU 31
3.2.1 Thiết kế bảng câu hỏi 31
3.2.2 Xây dựng thang đo chính thức 31
3.3 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU 34
3.3.1 Thiết kế mẫu nghiên cứu 34
3.3.2 Đối tượng nghiên cứu 35
3.3.3 Phương pháp chọn mẫu 35
3.3.4 Cách thức thu thập dữ liệu 35
3.4 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 35
3.4.1 Thống kê mô tả 35
3.4.2 Kiểm tra độ tin cậy của thang đo 36
3.4.3 Kiểm định nhân tố khám phá EFA 36
3.4.4 Phân tích hệ số tương quan Pearson 37
3.4.5 Phân tích hồi quy tuyến tính 38
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41
Trang 114.1 THỐNG KÊ MÔ TẢ 41
4.1.1 Thống kê mô tả các biến định tính 41
4.1.2 Thống kê mô tả các biến định lượng 42
4.2 KIỂM ĐỊNH CRONBACH’S ALPHA 43
4.3 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ EFA 46
4.3.1 Phân tích khám phá nhân tố với các biến độc lập 46
4.3.2 Phân tích khám phá nhân tố với biến phụ thuộc 48
4.4 PHÂN TÍCH HỒI QUY TUYẾN TÍNH 49
4.4.1 Phân tích sự tương quan 50
4.4.2 Kiểm định sự phù hợp của mô hình 51
4.4.3 Dò tìm các vi phạm giả định cần thiết trong mô hình 52
4.4.4 Kiểm định các giả thuyết hồi quy 54
4.4.5 Phương trình hồi quy 56
4.4.6 Mối quan hệ giữa các yếu tố đặc điểm cá nhân và ý định sử dụng 57 4.5 Thảo luận về kết quả nghiên cứu 60
CHƯƠNG 5 KẾT QUẢ VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ 63
5.1 KẾT LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 63
5.2 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI VỀ MẶT LÝ THUYẾT 64
5.3 NHỮNG HÀM Ý VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 66
5.4 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
PHỤ LỤC 76
PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT 76
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ CHẠY SPSS 80
Trang 12DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Diễn giải (Tiếng Việt) Diễn giải (Tiếng Anh)
xã hội
Statistical Package for
the Social Sciences
công nghệ
Technology Acceptance Model
Trang 13DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Tổng hợp các nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước 18
Bảng 3.1 Thang đo chính thức 31
Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến định tính 40
Bảng 4.2 Thống kê mô tả các biến định lượng 41
Bảng 4.3 Tóm tắt kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha 43
Bảng 4.4 Kết quả phân tích nhân tố EFA cho các biến độc lập 45
Bảng 4.5 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc 47
Bảng 4.6 Bảng ma trận hệ số tương quan Pearson 49
Bảng 4.7 Hệ số xác định mô hình 50
Bảng 4.8 Kiểm định ANOVA 50
Bảng 4.9 Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến 51
Bảng 4.10 Kết quả hồi quy của mô hình 53
Bảng 4.11 Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 54
Bảng 4.12 Phân tích phương sai ANOVA một yếu tố theo giới tính 56
Bảng 4.13 Phân tích phương sai ANOVA một yếu tố theo độ tuổi 56
Bảng 4.14 Phân tích phương sai ANOVA một yếu tố theo đi học hay đi làm 57
Bảng 4.15 Phân tích phương sai ANOVA một yếu tố theo chi tiêu hàng tháng 58
Trang 14DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Mô hình hành vi người dân của Philip Kotler 13
Hình 2.2 Thuyết hành vi dự định – TPB 14
Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất 39
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu 32
Hình 4.1 Biểu đồ tần số Histogram 54
Hình 4.2 Biểu đồ phân tán Scatter Plot 55
Trang 15CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1.1 Đặt vấn đề
Có thể khẳng định rằng, vấn đề giao thông luôn là một thách thức cấp bách, đòi hỏi sự liên tục hoàn thiện và nâng cấp để đáp ứng nhu cầu di chuyển của cộng đồng, đặc biệt là trong bối cảnh của Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, nơi có mật
độ dân số đông và mật độ giao thông cực kì dày đặc, điển hình là tình trạng kẹt xe vào mỗi buổi chiều tan tầm tại một số khu vực Theo Trung tâm Giám sát tài nguyên
và môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường, “Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí chủ yếu từ 3 nguồn, bao gồm hoạt động giao thông, hoạt động công nghiệp, hoạt động xây dựng” Theo dự báo của Viện Nghiên cứu Chiến lược, “Thị trường ô tô đến năm 2025 có thể đạt đến 750.000 – 800.000 xe và đến năm 2035 sẽ đạt từ 1,7 triệu đến 1,85 triệu xe bởi nhu cầu sử dụng của người dân ngày càng gia tăng" Do
đó, với lượng xe càng ngày càng tăng, không chỉ gây ra tình trạng ùn tắc giao thông
mà còn tạo ra vấn đề ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng
Vấn đề ô nhiễm môi trường đã, đang và sẽ tiếp tục là một thách thức khó khăn cần được giải quyết, vì nó tác động trực tiếp đến sức khỏe và tồn tại của con người Do đó, hiện nay, các đổi mới đều được phát triển dựa trên tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, và xu hướng "tiêu dùng xanh" đang trở thành một xu thế với giá trị xã hội cao Với sự cạnh tranh gay gắt giữa các hãng xe nhập khẩu vào thị trường Việt Nam thì xe ô tô điện của Vinfast – thương hiệu Việt – không phát thải, không tiếng
ồn chính thức được ra đời vào năm 2017 và là phương tiện thân thiện với môi trường được mọi người quan tâm và đón nhận Tại Việt Nam, cùng với sự nỗ lực của VinFast, xu hướng xe xanh đang ngày càng lan tỏa mạnh mẽ, xe điện trở thành
sự lựa chọn của nhiều người dân Việt bởi doanh nghiệp hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu và ý định sử dụng xe ô tô điện của người dân tại thị trường nội
địa mà còn tại TP.HCM
1.1.2 Tính cấp thiết của đề tài
Trang 16Ngày nay, tình trạng ô nhiễm môi trường đang trở thành mối quan tâm chung trên Toàn cầu Điều này thúc đẩy các quốc gia chạy đua với việc tăng cường sản
xuất phương tiện xe điện thân thiện môi trường Đón đầu xu hướng, Chính phủ Việt
Nam cũng đưa ra nhiều chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất và người dân tập trung vào phương tiện chạy bằng điện nhằm hướng tới mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 Thu nhập bình quân đầu người tăng, giá giảm, chính sách cởi mở của nhà nước và nhiều ngân hàng mở rộng cho vay tiêu
dùng,… là lý do giúp người Việt ngày càng dễ dàng sở hữu xe ô tô Theo đó, với ưu
điểm không phát thải và tiếng ồn, sử dụng xe ô tô điện sẽ là giải pháp hữu ích nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và góp phần đưa Việt Nam hòa nhập vào nền văn minh Toàn cầu
Cụ thể, đối với người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh, việc kẹt xe thường xuyên là vấn đề nan giải vẫn chưa giải quyết được ở các tuyến đường vào giờ cao điểm, điều đó gây ra rất nhiều bất lợi, ví dụ như hao tốn xăng, tiếng ồn và khói bụi
từ các phương tiện chạy bằng xăng thải ra cùng lúc trong một phạm vi nhỏ gây ảnh hưởng đến môi trường và bản thân người tham gia phương tiện
Nhìn chung, sự thay đổi nhận thức và thói quen tiêu dùng đang khiến nhu cầu xe ô tô điện tăng nhanh trong thời gian qua, đặc biệt ở các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM Sau hai năm chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, nhu cầu mua xe tại Việt Nam phục hồi rất yếu ớt bởi sự đứt gãy chuỗi cung ứng trong thời gian dài Nguyên nhân chính là suy thoái kinh tế trong bối cảnh thị trường xe ô tô
đã bão hòa, khiến doanh số toàn ngành đi vào chu kỳ suy giảm nhanh hơn Tuy nhiên, năm 2023, ngành công nghiệp sản xuất ô tô đang có cuộc chuyển mình vĩ đại khi xe điện bắt đầu thay thế các mẫu chạy bằng động cơ đốt trong Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ khi thị phần xe điện tiếp tục được dự đoán sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trên thị trường ô tô Với nhiều mẫu xe điện mới ra mắt và sự hỗ trợ từ Chính phủ, nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng Việt đang có sự thay đổi rõ nét theo thời gian Những năm gần đây các công ty sản xuất đã tham gia vào chuỗi sản xuất và cung ứng ô tô điện Năm vừa qua chứng kiến một loạt sản phẩm xe điện sẽ
Trang 17được đưa ra thị trường như các dòng xe buýt, xe ô tô con Số liệu cập nhật mới nhất
từ Cục Đăng kiểm Việt Nam, “số lượng xe điện ở Việt Nam năm 2019 chỉ có 140 xe điện, năm 2020 tăng lên 900 xe và đến năm 2021 có thêm hơn 1.000 xe Tất cả số
xe trên đều nhập khẩu và gần như toàn bộ là xe hybrid, xe plug-in hybrid, số xe chạy pin chiếm tỷ lệ rất nhỏ”
Tại thị trường Việt Nam và thế giới, hầu hết các hãng xe có phân phối ô tô điện EV đều thuộc nhóm phân khúc hạng sang như Mercedes-Benz, Audi, Volvo hay Porsche Do mức giá bán cao lên tới hàng tỉ đồng nên các mẫu xe điện hạng sang hiện có doanh số không lớn Tính đến thời điểm hiện tại VinFast là thương hiệu ô tô điện Việt đầu tiên được sản xuất trong nước, đã tạo nên bước ngoặt lịch sử đối với thị trường xe ô tô điện Việt Nam Vinfast cho ra mắt rất nhiều mẫu mã với nhiều mức giá khác nhau, chỉ từ vài trăm triệu nhằm phù hợp với từng nhu cầu của người dân Hãng xe của Việt Nam luôn có sự phá cách trong thiết kế và mang đến
sự ưu việt nhất theo đúng văn hóa người Việt Điểm nhấn của xe chính là chữ V mang niềm tự hào Quốc gia Chữ “V" đại diện cho Việt Nam - Vingroup - VinFast hay còn mang ý nghĩa sự chiến thắng của chữ “Victory" với mong muốn chinh phục
và chiến thắng trên mọi thị trường Theo báo cáo kết quả kinh doanh tháng 6 và luỹ
kế 6 tháng đầu năm 2023 của VinFast, đã có tổng cộng 11.638 xe ô tô điện được bàn giao cho người dân kể từ đầu năm; trong đó riêng tháng 6/2023 là 3.155 xe Đó là minh chứng cho thấy VinFast đã và đang là một thương hiệu uy tín của người Việt
và là một trong những sự lựa chọn ưu tiên cho người dân tại Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng Ngoài ra, với sự xuất hiện của xe taxi điện công nghệ XANH
SM của VinFast giúp tiếp cận gần hơn đến người dân những trải nghiệm thực tế trước khi có ý định sở hữu xe ô tô điện VinFast
Với những lý do đã trình bày, tác giả mong muốn thực hiện đề tài nghiên cứu
về “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng xe ô tô điện VinFast của người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh” để xem xét và đánh giá bối cảnh hiện nay có tạo
ra sự khác biệt nào đáng kể trong các yếu tố tác động đến ý định sử dụng xe ô tô điện VinFast của cư dân TP.HCM so với các nghiên cứu trước đó hay không Từ đó,
Trang 18tác giả hy vọng đề xuất được các biện pháp quản trị nhằm thúc đẩy thị trường ô tô điện và góp phần đẩy mạnh việc “tiêu dùng xanh” ngày càng phổ biến trong tương lai
Trang 191.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
ô tô điện của cư dân tại TP.HCM
Thứ hai là đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định sử dụng xe
ô tô điện VinFast của cư dân trên địa bàn TP.HCM
Thứ ba là đề xuất các hàm ý quản trị nhằm thúc đẩy sự tiếp cận hiệu quả hơn
của xe ô tô điện VinFast đến người dân trong bối cảnh hiện tại
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục tiêu của đề tài, đề tài cần phải trả lời những câu hỏi sau:
Thứ nhất, những nhân tố nào ảnh hưởng đến ý định sử dụng xe ô tô điện
VinFast của cư dân tại TP.HCM?
Thứ hai, đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đối với ý định sử dụng xe
ô tô điện VinFast của cư dân tại TP.HCM?
Thứ ba, hàm ý quản trị thúc đẩy ý định sử dụng xe ô tô điện VinFast của cư
dân tại TP.HCM?
1.4 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng xe ô tô điện VinFast của người dân tại TP.HCM
Trang 20- Đối tượng khảo sát: Người dân đang sinh sống, làm việc, học tập tại TP.HCM
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Người tiêu dung không phân biệt giới tính, trình
độ, công việc,… đã và đang có ý định sử dụng xe ô tô điện tại địa bàn TP.HCM
- Phạm vi về thời gian: Thu thập thông tin cơ bản của đề tài thông qua bảng câu hỏi khảo sát ý kiến khách hang đã và đang có ý định sử dụng xe ô tô điện tại địa bàn TP.HCM trong khoảng thời gian tháng 08/2023 đến tháng 11/2023
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
PPNC chính được tác giả sử dụng là nghiên cứu định lượng, các giai đoạn được thực hiện trong nghiên cứu định lượng bao gồm:
- Thiết Kế Mẫu: Sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất theo cách tiện
lợi Việc lựa chọn đối tượng mẫu được thực hiện dựa trên sự thuận tiện và khả năng tiếp cận của tác giả
- Thu Thập Dữ Liệu: Sử dụng phỏng vấn bằng bảng câu hỏi được thiết kế
trực tuyến trên Google Form
- Phân Tích Dữ Liệu: Sử dụng phần mềm SPSS 29.0 để thực hiện các
phương pháp phân tích dữ liệu bao gồm:
Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha: Kiểm định độ tin cậy của thang đo được sử dụng trong bảng câu hỏi
Phân tích yếu tố EFA - Exploratory Factor Analysis: Áp dụng phân tích yếu
tố để khám phá và xác định các yếu tố tiềm ẩn trong dữ liệu
Phân Tích Tương Quan: Sử dụng phân tích tương quan để xác định mối liên quan giữa các biến
Phân Tích Hồi Quy Đa Biến: Áp dụng phân tích hồi quy đa biến để đánh giá mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và nhiều biến độc lập
Phân Tích Phương Sai (Oneway Anova): Sử dụng phân tích phương sai để kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm
Trang 21Kiểm Định T-Tests: Áp dụng kiểm định T-Tests để so sánh giá trị trung bình giữa hai nhóm
Phân Tích ANOVA: Sử dụng phân tích ANOVA để kiểm định sự khác biệt giữa nhiều nhóm
1.6 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
- Về mặt lý thuyết, đề tài này đặt ra mục tiêu hệ thống hóa cơ sở lý thuyết liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng xe ô tô điện Nỗ lực này nhằm làm rõ và tổ chức hóa kiến thức có liên quan, xây dựng một nền tảng lý thuyết vững chắc để hỗ trợ nghiên cứu Nghiên cứu đưa ra một góc nhìn mới trong bối cảnh sau đại dịch Covid-19 và sự xuất hiện mạnh mẽ của thương hiệu VinFast, tạo
ra những biến động so với các nghiên cứu trước đây Mô hình được đề xuất trong nghiên cứu mang giá trị tham khảo, cung cấp khung lý thuyết mới tích hợp các yếu
tố mới liên quan đến sự xuất hiện của thương hiệu VinFast Mô hình này có thể được sử dụng như một cơ sở để hiểu các tương quan giữa các yếu tố và làm nền tảng cho các nghiên cứu tương lai
- Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu giúp xác định các yếu tố tác động đến
ý định sử dụng xe ô tô điện VinFast của cư dân tại TP.HCM, nghiên cứu cung cấp
cơ sở để đề xuất các biện pháp quản trị, hỗ trợ những nhà quản trị doanh nghiệp có vai trò điều hành kinh doanh trong việc xây dựng hướng đi và chiến lược kinh doanh, cũng như cách quản lý, sáng tạo, phù hợp với nhu cầu của người sử dụng Đồng thời kết quả nghiên cứu rõ ràng, sâu sắc về phương pháp, giúp các nghiên cứu tương tự sau này có thể tiếp cận, kế thừa và phát huy tốt hơn Ngoài ra, đề tài cũng nêu bật được các lợi ích và bất cập của xe ô tô điện để người dân có thể xem xét và lựa chọn dựa trên mục đích và điều kiện sử dụng
1.7 KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN
Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu
Đặt vấn đề, nhấn mạnh tính cấp thiết và quan trọng của đề tài
Trình bày câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu của nghiên cứu
Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trang 22 Giới thiệu PPNC
Đề cập đến những đóng góp của đề tài
Mô tả kết cấu bài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Định nghĩa các khái niệm và lý thuyết có liên quan đến đề tài được nghiên
cứu
Đánh giá kết quả thực nghiệm của các nghiên cứu trước
So sánh, rút ra các nhận xét
Tạo mô hình đề xuất và giả thuyết cho nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Nêu chi tiết về quy trình thực hiện nghiên cứu
Mô tả cách xây dựng thang đo và phương pháp chọn mẫu
Giải thích quy trình thu thập dữ liệu
Trình bày phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Cung cấp thông tin chi tiết về mẫu nghiên cứu và mô tả thống kê mô tả liên
quan
Trình bày kết quả kiểm định thang đo, bao gồm Cronbach’s Alpha, nhân tố
khám phá EFA, phân tích tương quan, và phân tích hồi quy
Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu, đánh giá sự hiệu quả
và tính phù hợp của mô hình
Thảo luận về những điểm quan trọng của kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị
Tóm tắt các kết quả chính của nghiên cứu và cung cấp câu trả lời cho các
câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra
Kết luận về ý nghĩa và ảnh hưởng của nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp và cách áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế
Nêu rõ mặt hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo
Trang 23TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Ở chương 1, tác giả đã làm rõ những nội dung sơ bộ về đề tài như: lý do chọn đề tài, đề ra mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu, xác định đối tượng cần nghiên cứu, PPNC được sử dụng trong bài Đồng thời, nêu lên những mặt về lý thuyết và thực tế mà đề tài đã đóng góp Cuối cùng là nội dung từng chương của đề tài
Trang 24CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG Ô TÔ ĐIỆN
2.1.1 Khái niệm về ô tô điện
Theo định nghĩa của (Wikipedia, 2023), “Ô tô điện (cũng là xe ô tô chạy bằng pin hoặc xe hơi chạy bằng điện) là một chiếc ô tô cắm điện với lực đẩy có được từ một hoặc nhiều động cơ điện, sử dụng năng lượng thường được lưu trữ trong pin sạc cho ô tô.”
(Bobeth, S and Kastner, I., 2020) cho rằng “Ô tô điện bao gồm các loại ô tô hoạt động hoàn toàn dựa vào năng lượng điện Các loại xe sử dụng nhiên liệu hỗn hợp xăng-điện vẫn phụ thuộc vào xăng dầu để di chuyển nên chưa thể coi là xe điện hoàn toàn So với phương tiện truyền thống, lợi thế lớn nhất của ô tô điện đó là không phát thải trong quá trình sử dụng”
Vẫn có rất nhiều lo ngại về lượng khí thải từ xe điện, vì thế, sự chuyển đổi sang nguồn năng lượng xanh và cải thiện hiệu suất của hệ thống điện là chìa khóa quan trọng Tuy nhiên, (Qiao, Q và cộng sự, 2019) đã kết luận rằng “Xe điện vẫn đóng góp rất lớn vào việc bảo vệ môi trường vì lượng phát thải trong vòng đời sản phẩm vẫn thấp hơn nhiều so với xe chạy xăng dầu” Ngoài ra, “Ô tô điện còn có lợi thế về chi phí, nâng cao chất lượng không khí và giảm ô nhiễm tiếng ồn trong đô thị.”, (Felgenhauer và cộng sự, 2016)
2.1.2 Khái niệm về ý định sử dụng
Theo (Ajzen, I và Fishbein, M., 1975) định nghĩa “Ý định sử dụng là ý định thực hiện một hành vi cụ thể nào đó và bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố: Thái độ của người dân về hành vi đó, yếu tố thứ hai là chuẩn chủ quan có liên quan đến ý định hành vi Ý định sử dụng là đề cập đến một kế hoạch của người dân có thể sẽ được thực hiện để sử dụng một sản phẩm, dịch vụ nào đó”
Theo (Ajzen I , 2002), “Hành vi ý định bị ảnh hưởng bởi ba loại niềm tin: Niềm tin về hành vi, Niềm tin chuẩn tắc, Niềm tin kiểm soát Ngoài ra, thái độ,
Trang 25chuẩn chủ quan và khả năng kiểm soát nhận thức càng cao thì ý định thực hiện hành
vi mua càng trở nên mạnh”
Tóm lại, ý định sử dụng là dự định của người dân về một vấn đề nào đó trước khi đưa ra quyết định lựa chọn và sử dụng một sản phẩm trên thị trường trong tương lai, nó được tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau để dẫn đến kết quả cuối cùng
2.1.3 Khái niệm hành vi người dân
“Hành vi người dân được hiểu là một loạt các quyết định về việc mua cái gì, tại sao, khi nào, như thế nào, nơi nào, bao nhiêu, bao lâu một lần, liệu như thế thì sao mà mỗi cá nhân, nhóm người dân phải có quyết định qua thời gian về việc chọn dùng sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng hoặc các hoạt động” (Wayne D Hoyer, Deborah
J Macinnis, Pinaki Dasgupta, 2008)
Theo (Kotler, 2007), “Các nhà quản trị cần nghiên cứu người dân một cách triệt để bằng cách đặt câu hỏi như người dân cần sản phẩm gì, mua ở đâu, khi nào sẽ phải mua, tại sao phải mua, ai đang cần sản phẩm đó và cuối cùng phải mua như thế nào”
Hình 2.1 Mô hình hành vi người dân của Philip Kotler
(Nguồn: Philip Kotler, 2007)
Mô hình hành vi mua hàng của người dân đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu và dự đoán cách người dân phản ứng đối với sản phẩm và các chiến lược kinh doanh Mô hình này cung cấp cái nhìn sâu sắc vào quá trình quyết định mua hàng, giúp nhà quản trị xác định những yếu tố ảnh hưởng và thách thức trong quá trình tiếp thị và bán hàng Philip Kotler là một chuyên gia tiếng tăm trong lĩnh vực tiếp thị đã có đóng góp to lớn cho mô hình này
Trang 262.2 CÁC MÔ HÌNH LÝ THUYẾT LIÊN QUAN
2.2.1 Mô hình thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behaviour – TPB)
Theo (Ajzen I , 1991), mô hình thuyết hành vi dự định được kế thừa và phát triển từ mô hình thuyết hành động hợp lý - TRA “Mô hình TRA là mô hình dự báo
về ý định sử dụng bao gồm hai yếu tố chính trong mô hình đó là Thái độ đối với hành vi và Chuẩn chủ quan để tác động đề Ý định hành vi, dẫn đến hành vi cuối cùng”, theo (Ajzen, I., Fishbein, M., 1975) Tác giả đã nhận định rằng mô hình TRA (Theory of Reasoned Action) vẫn còn hạn chế, đặc biệt là khi áp dụng cho các hành
vi có ý định từ trước Mô hình TRA giả định rằng hành vi được quyết định dựa trên
ý định Tuy nhiên, trong thực tế, có nhiều yếu tố khác ngoài ý định có thể ảnh hưởng đến hành vi, chẳng hạn như yếu tố môi trường, áp lực xã hội, và các biến số ngẫu nhiên
Mô hình TPB được phát triển để vượt qua những hạn chế của mô hình TRA
và mang lại cái nhìn toàn diện hơn về quá trình hình thành ý định và thực hiện hành
vi Mô hình TPB bổ sung một yếu tố mới, đó là "Kiểm soát hành vi nhận thức", để
mô tả mức độ mà người ta cảm thấy có khả năng kiểm soát hay ảnh hưởng đến hành
vi của họ
Mô hình TPB mang lại cái nhìn rõ ràng hơn về quá trình hình thành ý định và thực hiện hành vi bằng cách tích hợp yếu tố kiểm soát hành vi nhận thức Điều này giúp giải thích tốt hơn tại sao một người có thể có ý định thực hiện một hành vi nhưng cuối cùng không thực hiện nó do các hạn chế kiểm soát hành vi nhận thức
Hình 2.2 Thuyết hành vi dự định – TPB
Trang 27hệ thống công nghệ sẽ làm tăng hiệu quả công việc Mô hình này đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả nghiên cứu về việc chấp nhận và sử dụng
mô hình TPB là Thái độ, Nhận thức về áp lực xã hội và Nhận thức về sự kiểm soát
Do xe ô tô điện là sản phẩm mang giá trị "xanh" và bền vững, mô hình TAM có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về tại sao người dân có thể chấp nhận và ưa chuộng sử dụng xe ô tô điện trong bối cảnh phát triển của công nghệ xanh
2.3 LƯỢC KHẢO CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 2.3.1 Các mô hình nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu 1: Nghiên cứu của tác giả Trần Thanh Trà – “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng xe VinFast của người dân Thành phố Hồ Chí Minh” (2019)
Tác giả Trần Thanh Hà (2019) đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng đến ý định
sử dụng xe VinFast của người dân tại TP.HCM thông qua sự kết hợp PPNC định tính và định lượng với các kỹ thuật phân tích bao gồm: thảo luận nhóm, kiểm định
độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định giả thuyết
Trang 28nghiên cứu, đánh giá sự phù hợp của mô hình nghiên cứu, hồi quy đa biến đã được
sử dụng làm cơ sở đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định sử dụng
xe ô tô Vinfast của người dân tại TP HCM Kết quả nhận thấy các yếu tố ảnh hưởng bao gồm: “thái độ”, “chuẩn chủ quan”; và “nhận thức kiểm soát hành vi” có tác động thuận chiều đến ý định sử dụng xe ô tô VinFast của NTD tại TP.HCM Trong
đó, yếu tố thái độ đối với các thuộc tính có ảnh hưởng cùng chiều và mức độ ảnh hưởng mạnh nhất, yếu tố thể hiện mức độ ảnh hưởng mạnh thứ hai là chuẩn chủ quan, và yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi có ảnh hưởng yếu nhất đến ý định sử dụng xe ô tô VinFast của người dân tại TP.HCM
Nghiên cứu 2: Nghiên cứu của tác giả Từ Quang Huy – “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng xe ô tô điện của người dân trên địa bàn Thành phố Thủ Đức” (2022)
Tác giả Từ Quang Huy đã tiến hành khảo sát 121 NTD tại thành phố Thủ Đức để tìm hiểu các yếu tố tác động đến ý định sử dụng xe ô tô điện thay vì xe sử dụng động cơ đốt trong tại khu vực này Kết quả cho thấy có 4 nhóm nhân tố tác động đến ý định, đó là “chính sách khuyến mãi”, “chuẩn chủ quan”, “hiệu quả”,
“kiểm soát hành vi” Trong đó ảnh hưởng mạnh nhất là nhân tố “chính sách khuyến mãi”, tiếp là “kiểm soát hành vi”, sau đó là “nhận thức về môi trường” và “thái độ” đối với xe điện, cuối cùng là “chuẩn chủ quan”
Nghiên cứu 3: Nghiên cứu của tác giả Hoàng Trọng Tường – “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ô tô điện tại Việt Nam” (2022)
Nghiên cứu của tác giả Hoàng Trọng Tường (2022) là một đóng góp quan trọng trong việc hiểu và giải thích ý định sử dụng ô tô điện tại thị trường Việt Nam Bằng cách kết hợp hai lý thuyết UTAUT và NAM, nghiên cứu này cung cấp một khung phân tích đầy đủ và toàn diện, giúp giải thích một cách chi tiết hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua xe ô tô điện Theo đó, các yếu tố tác động quan trọng tới ý định sử dụng ô tô điện bao gồm “hiệu quả kỳ vọng”, “nỗ lực kỳ vọng”, “ảnh hưởng xã hội”, “điều kiện thuận lợi”, “chuẩn mực cá nhân”, “nhận thức trách nhiệm”, và “nhận thức vấn đề” Sự kết hợp giữa các yếu tố kỹ thuật và yếu tố
Trang 29xã hội trong mô hình này tạo ra một cái nhìn toàn diện về tâm lý và quyết định của người dân Ngoài ra, nghiên cứu này không chỉ mang lại cảnh nhìn lý thuyết mà còn
có ý nghĩa thực tiễn lớn Các nhà sản xuất và nhà quy hoạch chính sách có thể sử dụng những kết quả từ nghiên cứu để hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của người dân, từ đó đưa ra các biện pháp và chiến lược phát triển sản phẩm ô tô điện phù hợp với thị trường Việt Nam
Nghiên cứu 4: Nghiên cứu của tác giả Phan Văn Thơm và Nguyễn Văn Trực – “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định của người dân mua xe ô tô VinFast tại thành phố Cần Thơ” (2020)
Tác giả Phan Văn Thơm và Nguyễn Văn Trực (2020) đã kết hợp giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng nhằm đảm bảo sự đa chiều và toàn diện trong việc hiểu rõ yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua xe ô tô Vinfast Các cuộc phỏng vấn và nghiên cứu định tính giúp tác giả hiểu sâu hơn về quan điểm và ý kiến của người dân về xe ô tô Vinfast Tác giả nghiên cứu với số mẫu 150 đáp viên và sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính thông qua phần mềm SPSS Kết quả nghiên cứu
đã xác định được 5 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua xe ô tô Vinfast bao gồm
“nhận thức sự hữu ích”, “nhận thức tính dễ sử dụng”, “ảnh hưởng xã hội”, “nhận thức kiểm soát hành vi”, “nhận thức rủi ro” Ngoài ra, mô hình cũng được xem xét
sự ảnh hưởng đến ý định sử dụng xe ô tô Vinfast của 5 biến nhân khẩu là: giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp và thu nhập
Nghiên cứu 5: Nghiên cứu của tác giả Đỗ Trang Hạnh cùng cộng sự -
“Những nhân tố tác động đến ý định sử dụng các phương tiện giao thông bền vững” (2022)
Bài nghiên cứu này đưa ra các nhân tố tác động đến ý định sử dụng các phương tiện giao thông bền vững (bao gồm xe ô tô điện) và xây dựng mô hình nghiên cứu dựa trên nền tảng là sự kết hợp của Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model - TAM) và lý thuyết Giá trị - Niềm tin - Chuẩn mực đạo đức (Value - Belief - Norm) Kết quả cho thấy “nhận thức về sự hữu ích”, “nhận thức về tính dễ sử dụng”, “giá trị vị tha”, “giá trị sinh quyển”, “sự vui vẻ vì làm
Trang 30được việc tốt” có tác động cùng chiều đến ý định sử dụng các phương tiện giao thông bền vững Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy Giá trị bản ngã có tác động ngược chiều đến thái độ và ý định thực hiện các hành vi bảo vệ môi trường do những cá nhân có giá trị bản ngã cao thường để tâm đến lợi ích, sự thuận tiện và quyền lợi của bản thân nên sẽ không sẵn sàng thực hiện những hành vi bảo vệ môi trường nếu phải hy sinh lợi ích cá nhân
2.3.2 Các mô hình nghiên cứu nước ngoài
Nghiên cứu 6: Nghiên cứu của tác giả Indra Gunawan và cộng sự - “Các yếu tố quyết định ý định sử dụng xe điện của người dân ở Indonesia” (2022)
Tác giả của nghiên cứu đã áp dụng mô hình lý thuyết TPB, UTAUT2 và nhận thức về rủi ro, sử dụng phương pháp mô hình phương trình cấu trúc (SEM) Nghiên cứu này cung cấp cái nhìn tổng quan về các yếu tố thúc đẩy sự quan tâm đến việc sử dụng xe điện tại Indonesia Dữ liệu đã được thu thập từ 526 người tham gia khảo sát, đến từ nhiều thành phố khác nhau ở Indonesia Kết quả của nghiên cứu cho thấy mô hình có khả năng ước lượng đầy đủ các biến nghiên cứu Các cấu trúc của TPB, như "thái độ" đối với việc sử dụng (ATU), "chuẩn mực chủ quan" (SBN)
và "nhận thức kiểm soát hành vi" (PBC), có ảnh hưởng tích cực đến sự quan tâm đến việc sử dụng xe điện Trong khi đó, ATU bị ảnh hưởng bởi kỳ vọng về hiệu suất
và nỗ lực, động cơ hưởng thụ, giá trị cũng như các rủi ro về chức năng, tài chính và
xã hội Một yếu tố khác, được đặt tên là PBC, bị ảnh hưởng bởi các điều kiện thuận lợi nhất định Đặc biệt, yếu tố ATU được xác định là có ảnh hưởng lớn nhất đến quan tâm đến việc sử dụng xe điện Do đó, các yếu tố như kỳ vọng về hiệu suất, kỳ vọng nỗ lực, động lực hưởng thụ, giá trị, rủi ro chức năng, rủi ro tài chính và rủi ro
xã hội cần được phân tích một cách đầy đủ và chính xác
Nghiên cứu 7: Nghiên cứu của tác giả Hamed Khazaei – “Ảnh hưởng của tính đổi mới cá nhân và giá trị giá đến ý định sử dụng xe điện ở Malaysia” (2019)
Ở những quốc gia có sự đóng góp cao của năng lượng tái tạo vào sản xuất điện, ô tô điện có tác động trực tiếp đến môi trường trong lành hơn Tác giả nghiên cứu tác động của “ảnh hưởng xã hội”, “điều kiện thuận lợi”, “giá trị”, “kỳ vọng về
Trang 31hiệu suất” và “tính đổi mới của cá nhân” đến ý định sử dụng xe điện ở Malaysia Đối tượng nghiên cứu là các giảng viên và sinh viên sau đại học tại Đại học Công nghệ Malaysia và nhân viên của 5 công ty ở Kuala Lumpur Kết quả của nghiên cứu này chứng minh rằng “ảnh hưởng xã hội”, “giá trị giá cả”, “hiệu suất kỳ vọng” và
“tính đổi mới cá nhân” có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng một chiếc xe điện hoàn toàn Tuy nhiên, kết quả cho thấy tác động tiêu cực của “điều kiện thuận lợi” đến ý định sử dụng xe điện
Nghiên cứu 8: Nghiên cứu của tác giả Huang & Ge – “Nghiên cứu về phát triển xe điện ở Bắc Kinh: Phân tích hành vi người dân” (2019)
Nghiên cứu về ý định sử dụng xe điện ở thành phố Bắc Kinh với sự áp dụng của lý thuyết TPB và việc thu thập dữ liệu từ 502 cuộc khảo sát hợp lệ Bắc Kinh được chọn làm đối tượng nghiên cứu có lý do vì đây là một trong những thành phố lớn và quan trọng nhất tại Trung Quốc, nơi mà xe điện được quảng bá rộng rãi Việc chọn một thị trường chiến lược như Bắc Kinh giúp tăng tính đại diện và áp dụng kết quả nghiên cứu cho các thị trường khác “Thái độ”, “nhận thức kiểm soát hành vi”,
“chuẩn chủ quan”, “nhận thức sản phẩm”, “các chính sách khuyến khích tiền tệ” được xác định là yếu tố tích cực ảnh hưởng đến ý định sử dụng xe điện tại Bắc Kinh Thêm vào đó, kết quả nghiên cứu chỉ ra sự khác biệt đáng kể trong ý định sử dụng xe điện của người dân dựa trên các yếu tố nhân khẩu học
Nghiên cứu 9: Nghiên cứu của tác giả Marina Buranelli de Oliveira –
“Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ô tô điện ở Brazil” (2022)
Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố quyết định đến Ý định sử dụng ô
tô điện ở Brazil, áp dụng mô hình nghiên cứu dựa trên Lý thuyết phân rã về hành vi
có kế hoạch và sự ảnh hưởng của cảm xúc người dân Dữ liệu được thu thập từ một cuộc khảo sát trực tuyến với 488 người Brazil trả lời và được phân tích bằng kỹ thuật Mô hình phương trình cấu trúc Kết quả cho thấy “thái độ” đối với ô tô điện và
“ảnh hưởng của cảm xúc” được xác định là yếu tố dự báo lớn nhất về ý định sử dụng xe ô tô điện Kết quả cũng chỉ ra rằng, mặc dù người trả lời có xu hướng tích
Trang 32cực liên quan đến việc sử dụng và thậm chí mua ô tô điện, nhưng vẫn còn nhiều lo ngại về cơ sở hạ tầng sạc, thời gian sạc và quyền tự chủ của xe, bên cạnh các rào cản khác như giá mua Những phát hiện này phù hợp với kết quả của một số nghiên cứu có cùng phạm vi, được thực hiện ở các quốc gia khác
Nghiên cứu 10: Nghiên cứu của tác giả Shahla Asadi và cộng sự - “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng xe điện của người dân ở Malaysia” (2021)
Nghiên cứu này tập trung vào vai trò quan trọng của xe điện trong việc đóng góp vào sự bền vững của tăng trưởng kinh tế toàn cầu Tác giả đã kiểm tra các yếu
tố ảnh hưởng đến thái độ của người dân đối với việc sử dụng xe điện, tuy nhiên, nghiên cứu đã hạn chế khi chỉ tập trung vào việc điều tra tác động của lòng vị tha đối với việc sử dụng xe điện từ góc độ hành vi ủng hộ môi trường Mục tiêu của nghiên cứu là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng xe điện của người dân Để đạt được mục tiêu này, tác giả đã phát triển một mô hình dựa trên hai lý thuyết NAM và TPB Người dân tiềm năng ở Malaysia đã được lựa chọn để tham gia khảo sát, với việc thu thập 177 bảng câu hỏi hợp lệ Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng xe điện đã được phân tích thông qua mô hình phương trình cấu trúc Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng "giá trị cảm nhận," "thái độ," "quy định trách nhiệm," "chuẩn mực chủ quan," "chuẩn mực cá nhân," "hiệu quả cảm nhận" của người dân và "nhận thức về hậu quả" đều ảnh hưởng đáng kể và tích cực đến ý định
sử dụng xe điện của họ Điều này làm nổi bật tầm quan trọng của những yếu tố này
trong việc thúc đẩy sự chấp nhận và sử dụng xe điện từ phía người dân tại Malaysia
2.3.3 Hệ thống lại một số các nghiên cứu liên quan trước đây
Dưới đây là bảng tổng hợp lược khảo từ các nghiên cứu trước đây, thể hiện rõ ràng lý thuyết được áp dụng và chỉ ra biến phụ thuộc, biến độc lập cùng với phương pháp nghiên cứu của từng đề tài Nhìn chung, các yếu tố trong các nghiên cứu trước đây hầu như đều ảnh hưởng cùng chiều đến ý định sử dụng xe ô tô điện
và PPNC được sử dụng là phương pháp định lượng
Trang 33Bảng 2.1 Tổng hợp các nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước Tác giả Tên đề tài Lý thuyết/
Mô hình
áp dụng
Biến phụ thuộc
Ý định
sử dụng
xe VinFast
-thái độ -chuẩn chủ quan -nhận thức kiểm soát hành vi
Ý định
sử dụng
xe ô tô điện
-chính sách khuyến mãi -nhận thức kiểm soát hành vi
-nhận thức về môi trường và thái độ
-chuẩn chủ quan Hoàng
Ý định
sử dụng
ô tô điện
-hiệu quả kỳ vọng -nỗ lực kỳ vọng -ảnh hưởng xã hội -điều kiện thuận lợi -chuẩn mực chủ quan -nhận thức trách nhiệm -nhận thức vấn đề Phan Văn
của người dân mua
xe ô tô VinFast tại
thành phố Cần Thơ”
-TRA -TPB -TAM
Ý định
sử dụng
xe ô tô VinFast
-nhận thức sự hữu ích -nhận thức tính dễ sử dụng
-ảnh hưởng xã hội -nhận thức kiểm soát hành vi
-nhận thức rủi ro
Trang 34-nhận thức về sự hữu ích
-nhận thức về tính dễ sử dụng
-giá trị vị tha -giá trị sinh quyển -sự vui vẻ vì làm được việc tốt
-giá trị bản ngã (-) Indra
Ý định
sử dụng
xe điện
-thái độ -chuẩn mực chủ quan -nhận thức kiểm soát hành vi
Ý định
sử dụng
xe điện
-ảnh hưởng xã hội -giá trị giá cả -hiệu suất kỳ vọng -tính đổi mới cá nhân -điều kiện thuận lợi (-) Huang &
-thái độ -nhận thức kiểm soát hành vi
-chuẩn chủ quan -nhận thức sản phẩm -chính sách khuyến khích tiền tệ
-thái độ -ảnh hưởng của cảm xúc
Trang 35Ý định
sử dụng
xe điện
-giá trị cảm nhận -thái độ
-quy định trách nhiệm -chuẩn mực chủ quan -chuẩn mực cá nhân -hiệu quả cảm nhận -nhận thức về hậu quả
(Nguồn: Tổng hợp tác giả)
Tổng hợp các lý thuyết thường được các tác giả lựa chọn để thực hiện nghiên cứu liên quan đến đề tài ý định sử dụng:
- Mô hình thuyết hành động hợp lí (Theory of Reasoned Action – TRA)
- Lý thuyết hành vi hoạch định (Theory of Planned Behavior – TPB)
- Lý thuyết mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model – TAM)
- Lý thuyết hợp nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ ((Unified Theory of
Acceptance and Use of Technology – UTAUT)
- Mô hình kích hoạt tiêu chuẩn (The Norm Activation model – NAM)
2.4 THẢO LUẬN VỀ KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU
Dựa trên lược khảo qua các mô hình nghiên cứu đi trước ở trong và ngoài nước về ý định sử dụng xe ô tô điện thì dưới đây là một số yếu tố tác động nhiều nhất đến ý định sử dụng xe ô tô điện của người dân mà các nghiên cứu đã thường
xuyên đề cập như “Thái độ” (Trần Thanh Trà (2019), Từ Quang Huy (2022), Indra
Gunawan và cộng sự (2022), Zulfiqar Ali Lashari (2021), Huang & Ge (2019),
Marina Buranelli de Oliveira (2022), Shahla Asadi và cộng sự (2021)) Tiếp đến là
“Chuẩn mực chủ quan” (Trần Thanh Trà (2019), Từ Quang Huy (2022), Hoàng
Trọng Tường (2022), Indra Gunawan và cộng sự (2022), Huang & Ge (2019),
Shahla Asadi và cộng sự (2021)) Nhân tố “Nhận thức kiểm soát hành vi” (Trần
Thanh Trà (2019), Từ Quang Huy (2022), Phan Văn Thơm và Nguyễn Văn Trực (2020), Indra Gunawan và cộng sự (2022), Huang & Ge (2019)) cũng được chọn
Trang 36làm biến trong rất nhiều bài nghiên cứu trước đây Ngoài ra, cũng có một số biến ít
nhận được sự quan tâm của các tác giả nên ít được sự lựa chọn như “Nhận thức về môi trường”, “Chính sách khuyến mãi” (Từ Quang Huy (2022)) và còn nhiều yếu
tố khác mà chỉ có số ít tác giả chọn làm biến Hầu hết các nghiên cứu đều sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện ngẫu nhiên và thu thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi khảo sát từ Google Form và chủ yếu sử dụng thang đo Likert 5 mức độ bởi vì cách tiếp cận này phổ biến trong nghiên cứu về ý định sử dụng xe ô tô điện
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng xe ô tô điện không phải là một đề tài mới vì thực tế cho thấy rằng chủ đề này đã được nghiên cứu rộng rãi trên thế giới bởi vì ô tô điện được lựa chọn là phương tiện di chuyển phổ biển tại nước ngoài thay xe chạy bằng xăng đã từ rất lâu Tuy nhiên, đề tài này tại Việt Nam vẫn còn hạn hẹp và chỉ được thực hiện bởi nhiều phạm vi khác nhau, rất ít nghiên cứu về ý định sử dụng của xe ô tô điện VinFast Bởi chỉ trong những năm gần đây, tình hình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam mới đang dần ổn định và có nhiều dấu hiệu khởi sắc khiến Việt Nam trở thành một thị trường tiềm năng để phát triển ô tô nói chung và xe động cơ điện nói riêng, nhất là với sự xuất hiện của hãng xe ô tô điện của Việt Nam - VinFast xuất hiện lần đầu vào năm 2021 Sau 2 năm ra đời, người sử dụng đang dần thích nghi và thừa nhận rằng sức mạnh động cơ, tính năng an toàn và các chính sách chăm sóc người dân của VinFast đã thuyết phục được người dùng
Các nghiên cứu trước đây của nước ngoài đã thực hiện nghiên cứu về các yếu tố tác động đến ý định sử dụng xe ô tô điện Tuy nhiên, ở Việt Nam, hầu như chỉ có nghiên cứu tập trung vào ý định sử dụng xe ô tô điện, chưa có sự tập trung đủ lớn vào việc nghiên cứu về ý định sử dụng xe ô tô điện (bao gồm mua xe và thuê xe) Điều này cho thấy tại Việt Nam nghiên cứu này vẫn còn rất mới mẻ bởi vì sự xuất hiện của hàng loạt những xe công nghệ, xe bus chạy bằng điện trong năm 2023 giúp người dân có thể sử dụng chúng để trải nghiệm và làm người dân Việt dần thay đổi thói quen di chuyển
Bên cạnh đó, nhân tố "Điều kiện thuận lợi" thể hiện đánh giá của người sử dụng về các điều kiện tổ chức và cơ sở vật chất để hỗ trợ sự tiếp cận của một sản
Trang 37phẩm công nghệ mới vào thị trường Việt Nam Tuy nhiên, trong nghiên cứu của tác giả Hoàng Trọng Tường (2022) đã chỉ ra rằng yếu tố “Điều kiện thuận lợi” có tác động thuận chiều đến ý định sử dụng xe ô tô điện nhưng ngược lại, trong nghiên cứu của tác giả Hamed Khazaei (2019) đưa ra kết quả cho thấy tác động tiêu cực của điều kiện thuận lợi đến ý định sử dụng xe điện Vì vậy đây cũng là một trong những khoàng trống liên quan đến đề tài này mà tác giả muốn nghiên cứu để tìm ra được mô hình phù hợp với thời điểm hiện tại Đây là một thương hiệu của người Việt, vì vậy cách tiếp cận của nó đến với người dân cũng có nhiều điểm khác biệt so với các hãng xe ô tô điện khác trên thế giới Ngoài ra, VinFast đã có những ưu điểm nổi trội hơn tại địa bàn về nhiều mặt mà các nghiên cứu trước chưa chỉ ra được Chính vì vậy, việc phân tích những yếu tố này không chỉ là một khoảng trống nghiên cứu quan trọng trong đề tài này mà còn là một ý tưởng mới mẻ, giúp tác giả tập trung một cách rõ ràng vào việc làm sáng tỏ vấn đề liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng xe ô tô điện VinFast tại TP.HCM Điều này sẽ được thực hiện trong một môi trường nghiên cứu và với bộ cơ sở dữ liệu được cập nhật mới nhất trong năm 2023
2.5 GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.5.1 Các giả thuyết nghiên cứu
Dưới đây là các giả thuyết đã được phát triển để đánh giá tác động của các yếu tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất đối với ý định sử dụng xe ô tô điện VinFast của người dân tại TP.HCM
2.5.1.1 Thái độ
Yếu tố đầu tiên quyết định sự hứng thú sử dụng xe điện chính là thái độ
“Yếu tố này nói lên sự đánh giá của một cá nhân về hành vi, không có tác động tiêu cực” (Ajzen I , 1991) “Điều này có nghĩa là đánh giá tích cực về một sản phẩm hoặc dịch vụ càng cao thì sự thôi thúc thực hiện một số hành động nhất định dẫn đến việc áp dụng sản phẩm hoặc dịch vụ đó càng mạnh mẽ” (Ajzen I , 2005) “Cảm giác thích thú, thoải mái và hạnh phúc khi suy nghĩ về một sản phẩm hoặc dịch vụ
sẽ dẫn đến hành vi chấp nhận” (Venkatesh, V.; Morris, M.G.; Davis, G.B.; Davis,
Trang 38F.D., 2003) Tính khẩn cấp, nhận thức về sự lựa chọn tốt nhất và hỗ trợ cho các hành động hữu ích là các thuộc tính của thái độ đối với hành vi được coi là có khả năng ảnh hưởng đến lợi ích cá nhân trong việc áp dụng công nghệ.Một trong những thế mạnh ở thị trường Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng là có dân số trẻ, cùng với tốc độ kết nối Internet mạnh mẽ, mà cụ thể là lượng người sử dụng Internet qua điện thoại thông minh rất cao Do đó sự quan tâm tới công nghệ xe điện của người Việt là rất lớn Theo nghiên cứu của Trần Thanh Trà (2019) đã chỉ ra rằng yếu tố “Thái độ” có tác động thuận chiều mạnh mẽ lên ý định sử dụng xe ô tô điện Tương tự, yếu tố “Thái độ” cũng đã được khẳng định có tác động tích cực đến ý định sử dụng xe ô tô điện trong các nghiên cứu khác của các tác giả như Từ Quang Huy (2022), Indra Gunawan và cộng sự (2022), Zulfiqar Ali Lashari (2021), Huang
& Ge (2019), Marina Buranelli de Oliveira (2022), Shahla Asadi và cộng sự (2021) Dựa vào các luận điểm trên, nghiên cứu đề xuất giả thuyết H1 như sau:
Giả thuyết H1: “Thái độ” có tác động cùng chiều đến ý định sử dụng xe ô
tô điện của người dân tại TP.HCM
2.5.1.2 Chuẩn chủ quan
Mỗi người đều tồn tại trong một môi trường cụ thể và môi trường này có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến cá nhân đó Do đó, môi trường sống có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định hành động của mỗi cá nhân, điều này thể hiện qua khái niệm "Chuẩn chủ quan" Yếu tố này liên quan đến sự xuất hiện áp lực xã hội khi thực hiện một hành vi nhất định (Ajzen I , 1991) Điều này có nghĩa là áp lực
xã hội phát sinh từ các hậu quả pháp lý chính thức hoặc không chính thức từ chính phủ và môi trường xung quanh, chẳng hạn như những người thân thiết và có ảnh hưởng, càng lớn thì khả năng một người thực hiện một số hành vi nhất định càng cao (Fishbein, M.; Ajzen, I., 2009) Sự hỗ trợ và khuyến khích từ gia đình, bạn bè thân thiết, đồng nghiệp và tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông là thuộc tính của chuẩn chủ quan đã góp phần tích cực vào việc áp dụng công nghệ (Huang, X.; Ge, J., 2019) Vì thế, yếu tố “Chuẩn chủ quan” sẽ giúp tác động đến ý định sử dụng xe ô tô điện thông qua việc tác động tâm lý, suy nghĩ, sự đồng tình, ủng hộ
Trang 39của những người xung quanh Ngoài ra, sự xuất hiện dày đặt của xe taxi công nghệ Xanh SM tại TP.HCM làm người dân có được sự trải nghiệm trực tiếp và tạo động lực cho mọi người xung quanh sử dụng dịch vụ Nhân tố “Chuẩn chủ quan” tuy được chỉ ra có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng xe ô tô điện những nó chưa phải là tác động mạnh mẽ nhất, cụ thể như trong các nghiên cứu của Trần Thanh Trà (2019), Từ Quang Huy (2022), Hoàng Trọng Tường (2022), Indra Gunawan và cộng sự (2022), Huang & Ge (2019), Shahla Asadi và cộng sự (2021) Dựa vào các luận điểm trên, nghiên cứu đề xuất giả thuyết H2 như sau:
Giả thuyết H2: “Chuẩn chủ quan” có tác động cùng chiều đến ý định sử dụng xe ô tô điện của người dân tại TP.HCM
2.5.1.3 Nhận thức kiểm soát hành vi
Nhận thức kiểm soát hành vi đại diện cho niềm tin về khả năng dễ dàng hay khó khăn để thực hiện một hành vi, kiểm soát hành vi là khả năng và niềm tin để kiểm soát hành vi của một người trong các tình huống khác nhau Yếu tố này đánh giá nhận thức về mức độ khó khăn hoặc thuận tiện mà các cá nhân cảm nhận như sự phản ánh kinh nghiệm trong quá khứ của họ khi áp dụng hoặc sử dụng công nghệ, sản phẩm hoặc dịch vụ Điều này chỉ ra rằng sự tự tin của cá nhân trong việc kiểm soát các tình huống nhất định được hỗ trợ bởi sự sẵn có của các nguồn lực và cơ hội càng cao thì khả năng nhận thức để kiểm soát những hành vi này càng cao (Ajzen I , 1991) Nghiên cứu của (Huang, X.; Ge, J., 2019) cũng đã nhấn mạnh rằng nhận thức về kiểm soát hành vi trong ngữ cảnh này là nhận thức về mức độ dễ dàng hoặc khó khăn khi thực hiện các hành vi sử dụng xe điện Kết quả của nghiên cứu cũng chỉ ra rằng người dân có khả năng mua và tự tin hơn trong quá trình mua sắm sẽ có
xu hướng sẵn sàng mua xe điện hơn Dựa vào các luận điểm trên, nghiên cứu đề xuất giả thuyết H3 như sau:
Giả thuyết H3: “Nhận thức kiểm soát hành vi” có tác động cùng chiều đến
ý định sử dụng xe ô tô điện của người dân tại TP.HCM
Trang 402.5.1.4 Nhận thức về môi trường
Hiện nay, trước tác động của biến đổi khí hậu, môi trường ô nhiễm và nguồn tài nguyên dần cạn kiệt, xu hướng sử dụng xe điện ngày càng được quan tâm, phù hợp với xu hướng phát triển bền vững và thân thiện với môi trường.Trong bối cảnh tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng nặng nề, đặc biệt ở tại khu vực TP.HCM với số dân cư đông đúc và tình trạng kẹt xe mỗi ngày, ô tô điện được nhận định là giải pháp cho giao thông thân thiện với môi trường Theo nhiều nghiên cứu, tổng phát thải trực tiếp và gián tiếp của mỗi chiếc xe máy dùng xăng thường gấp đôi so với xe điện sạc ắc quy Nhờ động cơ hoạt động bằng điện và không cần đốt cháy nhiên liệu, nên xe máy điện hoàn toàn không thải khói bụi độc hại ra môi trường như xe máy xăng, từ đó góp phần bảo vệ môi trường đáng kể Vì vậy, sử dụng xe điện sẽ góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ít khói bụi và giảm sự nóng lên của Trái đất Theo (Thogersen, 1999), hành vi thân thiện với môi trường có xu hướng lan tỏa sang nhiều lĩnh vực khác như tái chế rác thải, chuyển đổi sử dụng phương tiện với môi trường Dựa vào các luận điểm trên, nghiên cứu đề xuất giả thuyết H4 như sau:
Giả thuyết H4: “Nhận thức về môi trường” có tác động cùng chiều đến ý định sử dụng xe ô tô điện của người dân tại TP.HCM
2.5.1.5 Điều kiện thuận lợi
Điều kiện thuận lợi được định nghĩa là “sự hiểu biết sâu sắc của cá nhân về
cơ sở hạ tầng hoặc kỹ thuật tồn tại sự hỗ trợ cho việc sử dụng công nghệ hoặc hệ thống” (Venkatesh, V.; Morris, M.G.; Davis, G.B.; Davis, F.D., 2003) Xem xét xe ô
tô điện, nó có thể được coi là khả năng tiếp cận của pin, bảo trì, cơ sở hạ tầng sạc trong nhà và ngoài đường, hoặc dịch vụ sau bán hàng Hossain và cộng sự (2017) rằng các điều kiện thuận lợi cho thấy tác động tích cực đến ý định sử dụng sản phẩm của người dân Sau khi xem xét sự tiện lợi của việc sử dụng các tiện ích do sản phẩm mang lại thì người dân có khả năng tìm hiểu và tin dùng sản phẩm Trong tương lai, công nghệ pin thể rắn được coi là bước đột phá để xe ô tô điện đủ sức cạnh tranh với xe xăng dầu, khi mà mật độ năng lượng được cải thiện và thời gian