1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên tại tp hồ chí minh

114 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Học Tập Của Sinh Viên Tại Tp. Hồ Chí Minh
Tác giả Đặng Thanh Mai
Người hướng dẫn TS. Trần Ngọc Thiện Thy
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại khóa luận tốt nghiệp đại học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 1,7 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI (14)
    • 1.1. Tính cấp thiết của nghiên cứu (14)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (16)
    • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (17)
    • 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu (17)
    • 1.5. Phương pháp nghiên cứu (19)
    • 1.6. Kết cấu của khoá luận (19)
  • CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (19)
    • 2.1. Tổng quan về lý thuyết (21)
    • 2.2. Các mô hình liên quan đến kết quả học tập của sinh viên (23)
    • 2.3. Tổng quan về tình hình nghiên cứu (29)
    • 2.4. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu (42)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (19)
    • 3.1. Quy trình nghiên cứu (49)
    • 3.2. Xây dựng thang đo (50)
    • 3.3. Xây dựng bảng câu hỏi (57)
    • 3.4. Phương pháp xử lý số liệu (57)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (19)
    • 4.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu (63)
    • 4.2. Kết quả Kiểm định thang đo (69)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ (19)
    • 5.1. Kết luận (85)
    • 5.2. Hàm ý quản trị (86)
    • 5.3. Đóng góp về mặt lý thuyết (học thuật) (93)
    • 5.4. Đề xuất, kiến nghị (93)
    • 5.5. Hạn chế nghiên cứu (94)
    • 5.6. Hướng nghiên cứu tiếp theo (94)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (96)
    • ảng 2.1: Tóm tắt những nghiên cứu liên quan (32)
    • ảng 2.2: ảng tổng hợp các nhân tố từ các nghiên cứu trước (0)

Nội dung

Nghiên cứu tập trung vào sự ảnh hưởng của sáu nhân tố chính bao gồm chương trình đào tạo, giảng viên, học bổng, công tác quản lý, cơ sở vật chất và môi trường học tập đối với kết quả học

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

Tính cấp thiết của nghiên cứu

Giáo dục và đào tạo đã - đang đóng vai trò then chốt trong việc khai thác tiềm lực trí tuệ và khả năng sáng tạo của con người Hiện nay, một quốc gia có phát triển hoặc suy thoái hay không đều là phụ thuộc mạnh vào chất lƣợng của nền giáo dục đại học Việc cải thiện chất lƣợng giáo dục đại học không phải nhiệm vụ dễ dàng, đó còn phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố, trong đó vai trò quan trọng của sinh viên đƣợc xem là nhân tố then chốt Kết quả học tập của sinh viên đóng vai trò cần thiết và quan trọng trong việc đánh giá chất lƣợng đào tạo cũng nhƣ giá trị của quá trình học tập dài hạn của họ Kết quả học tập ảnh hưởng đáng kể đến tương lai nghề nghiệp của sinh viên và là một chỉ tiêu quan trọng cho nhà tuyển dụng khi xem xét việc tuyển dụng lao động Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam tham gia vào thị trường quốc tế, các nhà tuyển dụng lại càng đặt ra những yêu cầu cao hơn đối với kết quả học tập của ứng viên

Trong bối cảnh hiện nay, việc nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo tại Việt Nam đã trở thành nhân tố ƣu tiên hàng đầu của chính phủ, các cấp quản lý địa phương và xã hội Trong tất cả những nỗ lực này, chất lượng của giáo dục đại học luôn đóng vai trò quan trọng và đứng ở vị trí tâm điểm, bởi đây là nguồn cung cấp nhân lực có trình độ, sức khỏe, tài năng sáng tạo và khả năng tiếp cận với công nghệ hiện đại một cách nhanh nhất Ngoài ra, chất lƣợng của lực lƣợng lao động đang đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển kinh tế và xã hội của một quốc gia Kết quả học tập của sinh viên ảnh hưởng trực tiếp đến trình độ và năng lực của nguồn nhân lực này

Tuy nhiên, việc nâng cao chất lƣợng giáo dục ở cấp bậc đại học không phải là một nhiệm vụ dễ dàng Điều này phụ thuộc vào một loạt yếu tố, nhƣng nhân tố quan trọng và nòng cốt nhất trong số đó chính là bộ phận sinh viên Họ là những người trực tiếp hưởng lợi từ hệ thống giáo dục mang lại và sự tiến bộ của sinh viên được thể hiện rõ nhất qua kết quả học tập (KQHT) của họ Vì vậy, đề tài "Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh" không chỉ có tính cấp thiết mà còn có khả năng đóng góp quan trọng cho sự phát triển của giáo dục và xã hội

Kết quả học tập là phương thức dùng để đánh giá và xem xét quá trình học tập, phấn đấu của mỗi cá nhân sinh viên Trước đây, đã tồn tại không ít các bài nghiên cứu trong và ngoài nước điều tra các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên, trong số đó có thể kể đến nghiên cứu của tác giả Syed Tahir Hijazi & S.M.M Raza Raqvi (2006) hay của Wan Alia Izzati inti Wan Abdul Razak & cộng sự (2021) Không chỉ thế, tại Việt Nam còn hiện diện những bài nghiên cứu cùng đề tài tương tự của nhóm tác giả Võ Văn Việt và Đặng Thị Thu Phương (2017), tác giả Phạm Thị Thu Hằng (2019) Loạt bài nghiên cứu vừa nêu trên đã nêu bật lên mối liên kết và sự kết nối chặt chẽ giữa các nhân tố đặc trƣng của sinh viên Đại học và KQHT

Khoảng thời gian vừa qua, đặc biệt là các năm gần đây, môi trường đại học thường xuyên xuất hiện các trường hợp sinh viên tự ý nghỉ, bỏ học ngang, kết quả học tập ngày một suy giảm Từ đó gây ra nhiều hệ quả nhƣ rớt môn, không đủ điều kiện học các môn chuyên ngành; bị đình chỉ học tập; bị cảnh cáo học vụ và dẫn đến việc tốt nghiệp không đúng hạn Đề cập đến hàng loạt nguyên nhân khiến tình trạng trên xuất hiện ngày càng nhiều, ngoại trừ các nguyên do đến từ bản thân sinh viên và gia đình, các nhân tố bên ngoài, cũng có thể kể đến các nhân tố đến từ nhà trường nơi sinh viên đnag theo học Nổi bật nhất có thể kể đến như: chương trình đào tạo liệu có phù hợp đối với sinh viên và cung ứng đầy đủ các điều kiện học tập; môi trường sống và học tập thay đổi khiến sinh viên chưa kịp chuẩn bị tinh thần đón nhận; các áp lực về điểm số, thành tích, học bổng; phong cách và phương pháp giảng dạy của giảng viên Với tầm quan trọng của việc cải thiện kết quả học tập của sinh viên trong môi trường Đại học, nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên đang trở thành một nhiệm vụ tuyệt đối cấp bách, có sự liên quan mật thiết đến mục tiêu, kế hoạch giảng dạy của các trường Đại học trong tương lai Với mục đích tái tạo lại vị thế cũng như khuyến nghị các giải pháp cải thiện KQHT của sinh viên, bài nghiên cứu với đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh” sẽ đóng góp một phần cho sự cải thiện và làm bước tiến cho những nghiên cứu sau này.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát Đề tài này nhằm mục tiêu tìm hiểu và phân tích các nhân tố đa dạng và phức tạp có ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên trong hệ thống giáo dục đại học Mục tiêu này sẽ giúp hiểu rõ hơn về các yếu tố nào có thể cải thiện hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập của sinh viên Đồng thời, nó có thể cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản lý giáo dục, trường đại học và chính phủ để cải thiện chất lƣợng giáo dục đại học và tạo điều kiện tốt hơn cho sự phát triển của sinh viên Mục tiêu cụ thể của đề tài có thể bao gồm việc xác định các yếu tố nhƣ môi trường học tập, chương trình đào tạo, học bổng, công tác quản lý và nhiều nhân tố khác có ảnh hưởng đến thành tích học tập của SV Cũng có thể đưa ra các khuyến nghị cụ thể để cải thiện hiệu suất học tập dựa trên kết quả nghiên cứu

Có khá nhiều nghiên cứu quốc tế đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập ở bậc giáo dục đại học, cao đẳng Tuy nhiên các nghiên cứu này thường tập trung và nghiên cứu ở phương Tây, nơi đại đa số các nền giáo dục có chất lượng và điều kiện sống khác biệt với Việt Nam Do đó, mục đích của nghiên cứu là khám phá các nhân tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó gợi ý ra các khuyến nghị nhằm cải thiện kết quả học tập, mục đích cuối cùng của nghiên cứu này là đƣa ra các khuyến nghị quản trị cụ thể nhằm cải thiện hiệu suất học tập của sinh viên

Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

- Đầu tiên, xác định các nhân tố tác động đến kết quả học tập sinh viên tại

- Tiếp theo, đo lường và đánh giá mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đối với kết quả học tập của sinh viên tại TP HCM

- Cuối cùng, kiến nghị các biện pháp quản lý nhằm tối ưu hoá phương pháp giảng dạy và nâng cao hiệu suất học tập của sinh viên tại TP HCM.

Câu hỏi nghiên cứu

- Các nhân tố nào tác động đến kết quả học tập của sinh viên tại TP Hồ Chí Minh?

- Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đối với kết quả học tập của sinh viên tại

TP Hồ Chí Minh ra sao?

- Để tăng cường và cải thiện kết quả học tập của sinh viên tại TP Hồ Chí Minh thì cần có những biện pháp quản lý nào?

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên tại TP Hồ Chí Minh

- Đối tƣợng khảo sát: Tất cả các sinh viên từ năm nhất đến năm cuối đang học hệ đại học chính quy tại TP Hồ Chí Minh

- Về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên tại TP Hồ Chí Minh

- Về không gian nghiên cứu: Các trường Đại học tại khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh

- Về thời gian nghiên cứu: Dữ liệu đã đƣợc thu thập thông qua cuộc khảo sát từ tháng 10 năm 2023 đến tháng 12 năm 2023

1.4.3 Lý do chọn đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh liên tục phát triển với tinh thần sáng tạo, năng động, và tƣ duy dám nghĩ dám làm Thành phố đã xây dựng một cơ sở hạ tầng giáo dục mạnh mẽ và hiện đại, đóng vai trò là ngọn cờ đầu của cả nước Đặt ra nhiều mục tiêu và đạt đƣợc những thành tựu quan trọng, giáo dục và đào tạo TP.Hồ Chí Minh không chỉ đáp ứng nhu cầu nâng cao dân trí mà còn đóng góp tích cực vào việc đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài Qua đó, thành phố đã góp phần quan trọng vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng thời tạo điều kiện cho sự phát triển và hội nhập với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới (Sở Giáo dục & Đào tạo)

Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn Thành phố không ngừng phát triển, đƣợc tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đào tạo nhân lực chất lƣợng cao Hiện nay, trên địa bàn Thành phố có 58 cơ sở giáo dục đại học, gồm 03 cơ sở giáo dục đại học công lập thuộc Thành phố, 40 cơ sở giáo dục công lập thuộc Bộ - Ngành và 15 cơ sở giáo dục đại học tƣ thục đóng trên địa bàn “Đối với giáo dục đại học, đến năm 2020, có 100 các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố đạt chuẩn cơ bản theo quy định (có 15 trường và các khoa chuyên ngành đạt kiểm định trong khu vực ASEAN)” (Hội đồng Hiệu trưởng các trường Đại học trên địa bàn TPHCM – Sở Giáo dục & Đào tạo TPHCM,2023)

Qua đó, có thể thấy Thành phố Hồ Chí Minh luôn tập trung đặt ra các mục tiêu mới nhằm cải tạo và duy trì hệ thống giáo dục tại thành phố, cũng nhƣ đề xuất các phương án nhằm phát triển các hoạt động học tập cho sinh viên Từ đó có thể nhận thấy các thành quả nhất định khi đạt đƣợc mục tiêu nhƣ đã đề xuất, càng cho thấy đây là môi trường giáo dục luôn chú trọng đến sinh viên và được sinh viên tin tưởng chọn làm nơi học tập tại môi trường Đại học Thế hệ sinh viên trẻ ngày nay không những rất thông minh và sâu sắc khi đưa ra quyết định lựa chọn trường đại học, mà còn chứa đựng rất nhiều suy nghĩ, ý tưởng táo bạo, thú vị trong quá trình học tập để đạt đƣợc kết quả học tập tốt nhất Vì các bạn đều sẽ trải qua cảm giác từ bỡ ngỡ khi vừa nhập học, bắt đầu từng ngày đầu tiên, cho đến lúc cứng cáp, trưởng thành, trải qua những cột mốc của một bạn sinh viên đúng nghĩa Được học trong môi trường đào tạo chính quy cũng sẽ cho các bạn nhiều cảm nhận chân thực về các chế độ, quy trình đào tạo và môi trường phát triển của nền giáo dục đại học Việt Nam Vậy nên, đối với đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh”, những người tham gia khảo sát là các sinh viên đang theo học trong hệ đại học chính quy ở TPHCM sẽ là đối tƣợng mật thiết và đƣa ra kết quả nghiên cứu phù hợp nhất tính đến thời điểm hiện tại đối với phạm vi giáo dục đại học tại TPHCM.

Phương pháp nghiên cứu

1.5.1 Phương pháp nghiên cứu định lượng Để làm rõ tất cả những nội dung trong bài nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu chính đó là: phương pháp nghiên cứu định lượng Đây là mô hình đƣợc nghiên cứu và xây dựng qua việc thu thập ý kiến từ những sinh viên đã và đang học tại Thành Phố Hồ Chí Minh thông qua khảo sát bằng phương pháp sử dụng bảng thu thập câu hỏi Dữ liệu thu thập được xử lý bằng cách sử dụng một bảng câu hỏi dựa trên thang đo Likert với 5 mức độ để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình Sau khi thu thập đủ dữ liệu cần thiết, tác giả sẽ tiến hành phân tích bằng công cụ SPSS, bao gồm việc đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng chỉ số Cronbach's Alpha, phân tích các yếu tố tiềm năng thông qua phân tích nhân tố (EFA), và sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính đa biến để đo lường tác động của các yếu tố lên các biến độc lập.

Kết cấu của khoá luận

Đề tài nghiên cứu được chia thành 5 chương chính:

Chương 1: Giới thiệu đề tài

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Tổng quan về lý thuyết

Theo Biên bản “Quy chế Đào tạo trình độ Đại học” của Bộ Giáo Dục và Đào tạo

(2021), sinh viên theo định nghĩa của quy chế là những người đang theo học chương trình đào tạo trình độ đại học hệ chính quy tại các cơ sở giáo dục đại học, bao gồm các đại học, học viện, và trường đại học Các cơ sở đào tạo này có thể thuộc quyền quản lý của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, và có nhiệm vụ chính là đào tạo trình độ đại học Quy chế này cũng áp dụng cho các tổ chức và cá nhân liên quan đến quá trình đào tạo, bao gồm cả hình thức chính quy và hình thức vừa làm vừa học Đại học hệ chính quy, theo định nghĩa của quy chế, là một hệ đào tạo chuyên nghiệp cho những sĩ tử đã tham gia kỳ thi tuyển sinh chính thống hàng năm của các trường trên phạm vi cả nước Để được nhận vào, các thí sinh cần đạt đủ điểm và các yêu cầu khác theo quy định của nhà trường và đã được công nhận là trúng tuyển Đào tạo trong hệ chính quy sẽ được tổ chức tập trung ở trên lớp, và chương trình học cũng như các hoạt động khác sẽ tuân theo quy định cụ thể của nhà trường Hiện nay, ngoài hình thức đào tạo chính quy,còn có các hình thức học tập nhƣ:

1 Hình thức đào tạo từ xa: sinh viên sẽ đƣợc giảng dạy và học tập thông qua hệ thống online của nhà trường và không cần phải đến trường

2 Văn bằng 2: sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học văn bằng 1 và có nhu cầu học thêm văn bằng 2 theo hình thức vừa học, vừa làm sẽ đƣợc nhà trường đào tạo thêm 2.5 năm

Tại môi trường Đại học, sinh viên không chỉ được truyền đạt kiến thức cơ bản về lĩnh vực nghề nghiệp mà còn đƣợc chuẩn bị cho những thách thức trong sự nghiệp tương lai Sự công nhận từ xã hội đến với sinh viên thông qua các bằng cấp mà họ đạt đƣợc trong quá trình học tập Sinh viên không chỉ là "Tổng hòa của các quan hệ xã hội," mà còn mang theo những đặc điểm độc đáo, đặc biệt là ở độ tuổi trẻ, thường nằm trong khoảng từ 18 đến 25 Đây là giai đoạn mà sự thay đổi dễ dàng và nhân cách chƣa hình thành rõ Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc sinh viên tiếp thu kiến thức mới, thúc đẩy sự khám phá và sáng tạo

Tuy nhiên, ở bài nghiên cứu này, đối tượng chính hướng đến là các bạn sinh viên hệ đại học chính quy đang còn trong niên hạn đào tạo của trường tại TP.HCM

2.1.2 Khái niệm kết quả học tập

Kết quả học tập là bằng chứng sự thành công của học sinh/sinh viên về kiến thức, kĩ năng, năng lực, thái độ đã đƣợc đặt ra trong mục tiêu giáo dục.” (James Madison University, 2003; James O Nichols, 2002) Để đánh giá thành tích học tập của sinh viên, người ta thường sử dụng nhiều phương tiện đánh giá khác nhau Các yếu tố như thành tích trong các lớp học, tỷ lệ tốt nghiệp, kết quả của các bài kiểm tra tiêu chuẩn, và Chỉ số Điểm Trung Bình (GPA/CPA) của sinh viên từ kỳ học trước thường được giảng viên và nhà quản lý giáo dục sử dụng để đánh giá hiệu suất học tập của họ

Theo Trần Thị Tuyết Oanh và ctg (2007), Việc đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập và xử lý thông tin về trình độ và khả năng của người học trong việc đạt đƣợc các mục tiêu học tập đã đƣợc xác định Quá trình này nhằm tạo cơ sở cho quyết định về sư phạm của giáo viên, cung cấp thông tin hữu ích cho nhà trường, và hỗ trợ sinh viên tự đánh giá để họ có thể phát triển hơn trong hành trình học tập của mình Nội dung của quá trình đánh giá bao gồm kết quả học tập hàng ngày cũng nhƣ kết quả đạt đƣợc trong các kiểm tra giữa kỳ và kỳ thi học kỳ Kết quả của quá trình đánh giá thường được biểu thị chủ yếu thông qua điểm số theo thang điểm đã được quy định trước

GPA là viết tắt của "Grade Point Average" (Điểm Trung Bình), một chỉ số đánh giá kết quả học tập tích lũy trong thời gian học tại một bậc học Đƣợc tính dựa trên hệ thống điểm của từng môn học, GPA đo lường sự thành công và tiến bộ của sinh viên trong quá trình học tập Nó thể hiện khả năng ứng dụng kiến thức vào bài kiểm tra và bài thi, đƣợc biểu diễn bằng điểm số hoặc điểm chữ

GPA không chỉ là một thước đo cho sự thành công về mặt kiến thức mà còn đánh giá năng lực và tiến bộ của sinh viên theo thời gian Điểm số đƣợc tính dựa trên sự công bằng và khách quan, thể hiện khả năng hấp thụ kiến thức từ giảng viên và ứng dụng nó vào các bài kiểm tra Ở Việt Nam, cách tính GPA thường được xác định bởi công thức: "Điểm học phần = 10 điểm chuyên cần + 30 điểm giữa kỳ + 60 điểm cuối kỳ" Tuy nhiên, tỷ lệ điểm thành phần có thể thay đổi tùy thuộc vào quy định của từng trường và từng môn học CPA, hay GPA tích lũy, là điểm trung bình tích lũy trong một khoảng thời gian ngắn nhƣ khóa học hoặc học kỳ GPA chung là điểm trung bình của cả quá trình học, bao gồm điểm trung bình chung trong cả năm và tất cả các học kỳ

Hiện nay, đa số các cơ sở giáo dục sau trung học đang áp dụng điểm trung bình (GPA) như một thước đo chính để đánh giá sự thành công trong học tập của sinh viên GPA đƣợc xem là một công cụ cung cấp cái nhìn toàn diện hơn về mức độ đạt đƣợc của cá nhân hoặc nhóm sinh viên trong quá trình học tập (Wan Alia Izzati Binti Wan Abdul Razak, 2021)

Kết quả học tập của sinh viên đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá sự tiến bộ của họ trong quá trình học tập tại môi trường đại học Những kết quả này cung cấp thông tin quan trọng giúp giảng viên, quản lý giáo dục, và các quyết định có cái nhìn chính xác về hiệu suất học tập của sinh viên trong từng khóa học khác nhau trong kỳ học Ngoài ra, kết quả học tập còn là cơ hội cho sinh viên tự đánh giá đạt được của mình, khuyến khích họ tự thúc đẩy và phát triển bản thân trong tương lai (Yousuf Nasser Said Al Husaini, 2022)

Các mô hình liên quan đến kết quả học tập của sinh viên

2.2.1 Mô hình KQHT của Yousuf Al Husaini (2022)

Hình 2 1: Mô hình KQHT của Yousuf Al Husaini (2022)

Mục tiêu chính của bài viết này chính là xác định những yếu tố nào ảnh hưởng nhiều nhất đến kết quả học tập của sinh viên Bài viết này trình bày sự đánh giá toàn diện về các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Kết quả cho thấy điểm đầu vào thấp, hỗ trợ của gia đình, chỗ ở, giới tính học sinh, điểm đánh giá trước đây, điểm đánh giá nội bộ của học sinh, điểm trung bình và hoạt động học tập trực tuyến của học sinh (Nằm trong các nhóm nhân tố lớn thuộc môi trường bên trong và bên ngoài như: Cá nhân sinh viên, Tâm lý, Chương trình đào tạo, Xã hội, Kinh tế, Nhân khẩu học) là những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Phát hiện này sẽ hữu ích cho các nhà nghiên cứu khác quan tâm đến các vấn đề về kết quả học tập nhƣ lập mô hình dự đoán kết quả học tập của sinh viên

2.2.2 Mô hình KQHT của sinh viên tác giả Farooq Salman Alani (2021)

Hình 2.2: Mô hình KQHT của sinh viên tác giả Farooq Salman Alani (2021)

Nghiên cứu này với mục tiêu chính là khám phá các nhân tố có ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên tại ĐH Sohar (SU) ở Oman, và áp dụng những kiến thức này như một phương pháp cải thiện chất lượng giáo dục đại học toàn cầu, hướng tới sự cải thiện của tất cả các bên liên quan, bao gồm học sinh, giáo viên và phụ huynh Cuộc khảo sát đã đƣợc tiến hành tại các khoa khác nhau của Đại học Sohar thông qua việc sử dụng bảng câu hỏi, thu thập dữ liệu từ 562 tài liệu, và dữ liệu này đã đƣợc phân tích thông qua phân tích hồi quy Nghiên cứu đã đƣa ra kết luận rằng các yếu tố liên quan đến môi trường học tập có tác động quan trọng đến kết quả học tập của sinh viên, do họ đánh giá môi trường đại học SU là phù hợp và tạo điều kiện yên tĩnh hơn so với các môi trường khác Đồng thời, các sinh viên cũng nhận thấy rằng giáo viên có kỹ năng giảng dạy và áp dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau có thể ảnh hưởng tích cực đến hiệu suất học tập của họ

2.2.3 Mô hình KQHT của sinh viên tác giả Elvis Munyaradzi

Mục tiêu của nghiên cứu này là điều tra tính hiệu quả khác biệt của các phương pháp giảng dạy đối với kết quả học tập của sinh viên Một mẫu gồm 109 sinh viên đại học từ Khoa Khoa học Kinh tế và Kinh doanh của Trường đã được sử dụng cho nghiên cứu Sử dụng môn học thống kê suy luận, điểm kiểm tra đánh giá của sinh viên đƣợc lấy từ bài kiểm tra nội bộ của lớp do giảng viên chuẩn bị Hiệu quả khác biệt của ba phương pháp giảng dạy đối với kết quả học tập của sinh viên được phân tích bằng kỹ thuật ANOVA đơn biến dựa trên Mô hình tuyến tính tổng quát Thống kê F(2, 106) (= 10,125; p < 0,05) và kết quả hậu kiểm cho thấy sự khác biệt đáng kể về hiệu quả của ba phương pháp giảng dạy Kết quả điểm trung bình cho thấy phương pháp tương tác giữa giảng viên và sinh viên là phương pháp giảng dạy hiệu quả nhất, tiếp theo là phương pháp lấy sinh viên làm trung tâm trong khi phương pháp lấy giảng viên làm trung tâm là phương pháp dạy học kém hiệu quả nhất

Hình 2 3: Mô hình KQHT của sinh viên tác giả Farooq Salman Alani (2021) 2.2.4 Mô hình KQHT của sinh viên tác giả Mazlili Suhaini và cộng sự

Thành tích học tập của học sinh đƣợc coi là một chỉ số quan trọng đánh giá thành tích học tập xuất sắc Nghiên cứu này chủ yếu tập trung tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố giảng viên, sinh viên, nhà trường, gia đình đến kết quả học tập của sinh viên

Rất ít đánh giá có hệ thống được thực hiện về các yếu tố tuyệt đối ảnh hưởng đến thành tích của họ

Việc xem xét sâu hơn các bài viết này đã dẫn đến bốn chủ đề chính liên quan đến thành tích của sinh viên, đó là giảng viên, sinh viên, trường học, gia đình Sau đó, tổng cộng 11 chủ đề phụ đƣợc tạo thêm bởi bốn chủ đề này Một số các khuyến nghị đƣợc nhấn mạnh trình bày đánh giá hệ thống cụ thể và tiêu chuẩn cho từng chủ đề và kỹ lƣỡng, trọng tâm định tính đƣợc đặt vào các tác động tiêu cực của từng yếu tố Nghiên cứu này cũng nhằm mục đích tìm hiểu sâu hơn về ảnh hưởng của yếu tố giới tính đến thành tích học tập của sinh viên

Hình 2 4: Mô hình KQHT của sinh viên tác giả Mazlili Suhaini và cộng sự

2.2.3 Mô hình kết quả học tập của sinh viên tác giả Võ Văn Việt & Đặng Thị Thu Phương (2017)

Nghiên cứu này đặt ra mục tiêu xác định các yếu tố và đánh giá mức độ ảnh hưởng của chúng đối với kết quả học tập của sinh viên Tổng cộng, nghiên cứu đã nhận diện 7 nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập, bao gồm: năng lực trí tuệ, sở thích học tập (của bản thân sinh viên), động cơ từ phía bậc phụ huynh (gia đình), cơ sở vật chất, học bổng (của nhà trường), áp lực từ bạn bè và đồng trang lứa, áp lực xã hội (của xã hội) Các nhân tố này đều có tác động đến kết quả học tập với mức độ đa dạng

Nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu định lượng và thu thập dữ liệu thông qua phương pháp điều tra Mẫu nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên từ 2.976 sinh viên đại học chính quy, và 400 phiếu điều tra đã đƣợc phát ra Sau quá trình nhập liệu và sàng lọc, có 325 phiếu hợp lệ (chiếm 81,25% tổng số phiếu phát ra) đƣợc sử dụng cho quá trình phân tích Công cụ điều tra là bảng câu hỏi đƣợc thiết kế để thu thập thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập cùng một số đặc điểm nhân khẩu học của sinh viên

2.2.4 Mô hình kết quả học tập của sinh viên tác giả Phan Thị Hồng Thảo, Nguyễn Huyền Trang & Nguyễn Thu Hà (2020)

Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đối với kết quả học tập của sinh viên Tổng cộng, nghiên cứu đã xác định 7 nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập, bao gồm: năng lực trí tuệ, sở thích học tập (của bản thân sinh viên), động cơ từ phía bậc phụ huynh (gia đình), cơ sở vật chất, học bổng (của nhà trường), áp lực từ bạn bè và đồng trang lứa, áp lực xã hội (của xã hội) Các nhân tố này đều có tác động đến kết quả học tập với mức độ đa dạng

Nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu định lượng và thu thập dữ liệu thông qua phương pháp điều tra Mẫu nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên từ 2.976 sinh viên đại học chính quy, và 400 phiếu điều tra đã đƣợc phát ra Sau quá trình nhập liệu và sàng lọc, có 325 phiếu hợp lệ (chiếm 81,25% tổng số phiếu phát ra) đƣợc sử dụng cho quá trình phân tích Công cụ điều tra là bảng câu hỏi đƣợc thiết kế để thu thập thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập cùng một số đặc điểm nhân khẩu học của sinh viên

2.2.5 Mô hình kết quả học tập của tác giả Hoàng Thị Mỹ Nga & cộng sự

Nghiên cứu này nhằm mục đích xem xét các yếu tố thuộc về Nhà trường và tác động của chúng đối với Kết quả học tập của sinh viên thuộc Khoa Kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ Kết quả khảo sát đƣợc thu thập từ 495 sinh viên ngành Kinh tế cho thấy rằng nhiều yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên trong lĩnh vực này Trong số các yếu tố nghiên cứu, môi trường học tập, điều kiện học tập, chương trình đào tạo, chất lƣợng giảng viên, và các hoạt động phong trào đƣợc xác định là những yếu tố quan trọng có tác động tích cực đến kết quả học tập của sinh viên Điều này cho thấy rằng sự đa dạng và chất lượng của các yếu tố này tại Nhà trường có ảnh hưởng lớn đến hiệu suất học tập của sinh viên Khoa Kinh tế Các kết quả từ nghiên cứu này có thể cung cấp thông tin hữu ích cho quy hoạch và quản lý giáo dục để cải thiện chất lượng đào tạo và môi trường học tập cho sinh viên.

Tổng quan về tình hình nghiên cứu

Mô hình kết quả học tập của sinh viên của tác giả Yousuf Al Husaini & Nur Syufiza Ahmad Shukor (2022) đã chỉ ra được những yếu tố nào ảnh hưởng nhiều nhất đến kết quả học tập của sinh viên Bài viết này trình bày sự đánh giá toàn diện về các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Kết quả cho thấy điểm đầu vào thấp, hỗ trợ của gia đình, chỗ ở, giới tính học sinh, điểm đánh giá trước đây, điểm đánh giá nội bộ của học sinh, điểm trung bình và hoạt động học tập trực tuyến của học sinh (Nằm trong các nhóm nhân tố lớn thuộc môi trường bên trong và bên ngoài như: Cá nhân sinh viên, Tâm lý, Chương trình đào tạo, Xã hội, Kinh tế, Nhân khẩu học) là những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Phát hiện này sẽ hữu ích cho các nhà nghiên cứu khác quan tâm đến các vấn đề về kết quả học tập nhƣ lập mô hình dự đoán kết quả học tập của sinh viên

Mô hình KQHT của Syed Tahir Hijazi & S.M.M Raza Raqvi (2006) với mục tiêu chính là khám phá các nhân tố có tác động đến kết quả học tập của sinh viên tại ĐH Sohar (SU) ở Oman Cuộc khảo sát đã đƣợc tiến hành tại các khoa khác nhau của Đại học Sohar thông qua việc sử dụng bảng câu hỏi, thu thập dữ liệu từ 562 tài liệu, và dữ liệu này đã đƣợc phân tích thông qua phân tích hồi quy Nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng các yếu tố liên quan đến môi trường học tập có tác động quan trọng đến kết quả học tập của sinh viên Đồng thời, các sinh viên cũng nhận thấy rằng giáo viên có kỹ năng giảng dạy và áp dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau có thể ảnh hưởng tích cực đến hiệu suất học tập của sinh viên

Tác giả Elvis Munyaradzi Ganyaupfu (2013) trong bài nghiên cứu điều tra tính hiệu quả khác biệt của các phương pháp giảng dạy đối với kết quả học tập của sinh viên Một mẫu gồm 109 sinh viên đại học từ Khoa Khoa học Kinh tế và Kinh doanh của Trường đã được sử dụng cho nghiên cứu Sử dụng môn học thống kê suy luận, điểm kiểm tra đánh giá của sinh viên đƣợc lấy từ bài kiểm tra nội bộ của lớp do giảng viên chuẩn bị Hiệu quả khác biệt của ba phương pháp giảng dạy đối với kết quả học tập của học sinh đƣợc phân tích bằng kỹ thuật ANOVA đơn biến dựa trên

Mô hình tuyến tính tổng quát Thống kê F(2, 106) (= 10,125; p < 0,05) và kết quả cho thấy sự khác biệt đáng kể về hiệu quả của ba phương pháp giảng dạy Kết quả điểm trung bình cho thấy phương pháp tương tác giữa giáo viên và học sinh là phương pháp giảng dạy hiệu quả nhất, tiếp theo là phương pháp lấy học sinh làm trung tâm trong khi phương pháp lấy giáo viên làm trung tâm là phương pháp dạy học kém hiệu quả nhất

Mô hình kết quả học tập của sinh viên tác giả Irfan Mushtaq & Shabana Nawaz Khan (2012) nghiên cứu vai trò của các yếu tố khác nhau để hiểu vai trò của chúng đối với kết quả học tập của sinh viên Dữ liệu từ nghiên cứu này đƣợc thu thập dựa trên 400 sinh viên Hơn nữa, các thuật toán học máy khác nhau đƣợc triển khai cho quá trình dự đoán về phạm vi thành tích của học sinh Kết quả cho thấy những áp lực khác nhau từ bên trong và bên ngoài đối với sinh viên là nguyên nhân chính dẫn đến kết quả học tập trong số các yếu tố khác đƣợc thảo luận trong bài viết này

Tác giả Yousuf Nasser Said Al Husaini và Nur Syufiza Ahmad Shukor (2022) đã đưa ra mô hìnhđánh giá toàn diện về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Kết quả cho thấy điểm đầu vào thấp, hỗ trợ của gia đình, chỗ ở, giới tính học sinh, điểm đánh giá trước đây, điểm đánh giá nội bộ của học sinh, điểm trung bình và hoạt động học tập trực tuyến của học sinh là những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh Phát hiện này sẽ hữu ích cho các nhà nghiên cứu khác quan tâm đến các vấn đề về kết quả học tập nhƣ lập mô hình dự đoán kết quả học tập, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên

Mazlili Suhaini và cộng sự (2020) đã có bài nghiên cứu tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố giảng viên, sinh viên, nhà trường, gia đình đến kết quả học tập của sinh viên Rất ít đánh giá có hệ thống được thực hiện về các yếu tố tuyệt đối ảnh hưởng đến thành tích của họ Việc xem xét sâu hơn các bài viết này đã dẫn đến bốn chủ đề chính liên quan đến thành tích của sinh viên, đó là giảng viên, sinh viên, trường học, gia đình Sau đó, tổng cộng 11 chủ đề phụ đƣợc tạo thêm bởi bốn chủ đề này Một số các khuyến nghị đƣợc nhấn mạnh trình bày đánh giá hệ thống cụ thể và tiêu chuẩn cho từng chủ đề và kỹ lƣỡng, trọng tâm định tính đƣợc đặt vào các tác động tiêu cực của từng yếu tố Nghiên cứu này cũng nhằm mục đích tìm hiểu sâu hơn về ảnh hưởng của yếu tố giới tính đến thành tích học tập của sinh viên

Mô hình kết quả học tập của sinh viên tác giả Võ Văn Việt & Đặng Thị Thu Phương (2017) Mục tiêu chính của nghiên cứu là xác định các yếu tố và đánh giá mức độ ảnh hưởng của chúng đối với kết quả học tập của sinh viên Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật nghiên cứu định lượng, với dữ liệu thu thập thông qua phương pháp điều tra Mẫu nghiên cứu đƣợc chọn ngẫu nhiên từ 2.976 sinh viên đại học chính quy, và 400 phiếu điều tra đã đƣợc phát ra Sau quá trình nhập liệu và sàng lọc, có

325 phiếu hợp lệ (chiếm 81,25% tổng số phiếu phát ra) đƣợc sử dụng cho quá trình phân tích Công cụ điều tra là bảng câu hỏi đƣợc thiết kế để thu thập thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập cùng một số đặc điểm nhân khẩu học của sinh viên

Mô hình kết quả học tập của sinh viên tác giả Phan Thị Hồng Thảo, Nguyễn Huyền Trang & Nguyễn Thu Hà (2020) Nghiên cứu đƣợc tiến hành để đánh giá các yếu tố từ bản thân sinh viên, nhà trường và gia đình-xã hội ảnh hưởng đến kết quả học tập (KQHT) của sinh viên tại Học viện Ngân hàng (HVNH)- Phân viện Bắc

Ninh Với mẫu khảo sát gồm 400 sinh viên tại HVNH- Phân viện Bắc Ninh và sử dụng phương pháp hồi quy bội, nghiên cứu chỉ ra rằng có 3 nhân tố ảnh hưởng đến KQHT của sinh viên Để đánh giá tác động của các nhân tố này, nghiên cứu áp dụng các phương pháp phân tích như: (i) thống kê mô tả, (ii) đánh giá độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha, (iii) phân tích nhân tố khám phá EFA, (iv) phân tích hồi quy tuyến tính bội Trong nghiên cứu, các thang đo sử dụng để đánh giá biến quan sát đều đƣợc thiết kế ở dạng thang đo Likert với 5 mức độ

Mô hình kết quả học tập của Phùng Thị Thu Trang (2019) đã thiết kế một quy trình chi tiết nhằm nhận định và phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến Kết quả Học tập (KQHT) của sinh viên tại Khoa Ngoại Ngữ, Đại học Thái Nguyên Các thuật toán phân tích phương sai đơn và đa biến, phân tích hồi quy tuyến tính đa biến, và phân tích hệ số tương quan Pearson trong phần mềm SPSS đã được dùng để thực hiện quá trình phân tích và xử lý dữ liệu, Các nhân tố ảnh hưởng đến KQHT của sinh viên từ mô hình này có thể cung cấp cơ sở cho lãnh đạo các Bộ môn và Khoa triển khai các biện pháp hiệu quả nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo Kết quả phân tích cũng đem lại thông tin hữu ích cho sinh viên, giúp họ xác định kế hoạch và phương hướng phấn đấu nhằm đạt được KQHT tốt nhất

Mô hình kết quả học tập của Hoàng Thị Mỹ Nga và cộng sự (2016) nhằm điều tra các nhân tố liên quan đến Nhà trường và tác động của chúng đối với Kết quả học tập của sinh viên tại Khoa Kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ Dựa trên kết quả khảo sát 495 sinh viên ngành Kinh tế, nghiên cứu chỉ ra rằng các nhân tố nhƣ hoạt động phong trào, chất lượng giảng viên, chương trình đào tạo, điều kiện học tập và môi trường học tập đều có tác động tích cực đối với Kết quả học tập của sinh viên ảng 2 1: Tóm tắt những nghiên cứu liên quan Tác giả và năm Các nhân tố và hướng tác động đến KQHT của sinh viên

1 Syed Tahir Đi học đầy đủ (+), Thu nhập GPA – Điểm trung bình

(2006) gia đình (-), Số giờ tự học mỗi ngày (-), Tuổi tác cha mẹ (-), Học vấn cha mẹ (+) tích luỹ

Giới tính (-), Độ tuổi (+), Tình trạng hôn nhân (-), Quốc tịch (+), Trường trung học (-), Điểm số trung học (+), Ngành nghề học (+)

GPA – Điểm trung bình tích luỹ

Cá nhân (+), Giảng viên (+), Môi trường (+)

Nhận thức cá nhân; Thể chế;

Giao tiếp (+), Cơ sở vật chất (+), Sự hướng dẫn phù hợp (+), Áp lực gia đình (-)

Kết quả học tập – GPA; Giao tiếp; Cơ sở vật chất;

Sự hướng dẫn; Áp lực gia đình

& cộng sự (2022) Điểm đầu vào thấp (-), Chương trình học (+), Sự hỗ trợ từ gia đình (+), Chỗ ở (-), Giới tính (- ), Điểm đánh giá trước đây (+), Điểm đánh giá nội bộ (+), Điểm trung bình (+), Hoạt động e-Learning của sinh viên (+)

Cá nhân; Tâm lý; Học thuật, Xã hội, Kinh tế

Giới tính (-), Độ tuổi (+), Loại hình trường (-), Thu nhập của cha mẹ (+), Nơi ở (-), Phương tiện giảng dạy (-), Học phí (-),

GPA – Điểm trung bình tích luỹ

7 Võ Văn Việt Năng lực trí tuệ (+), sở thích Kết quả học tập;

& cộng sự (2017) học tập (+), động cơ học tập

(+), động cơ của ba mẹ (+), cơ sở vật chất (+), học bổng (+), áp lực bạn bè (+) và áp lực xã hội (+)

(2020) Động cơ học tập (-), Phương pháp học tập (+), Phương pháp giảng dạy (+), Cơ sở vật chất (+), Gia đình xã hội (-)

Phương pháp học tập; Động cơ học tập

Trang (2019) Điểm thi tuyển đầu vào (+), Giới tính (+), Nghỉ học (+), Thời gian lướt web (+), Ngoại khoá (+), Chuẩn bị bài (+), Nguyện vọng đầu vào (+), Ngành học (+), Học ở thƣ viện (+)

Kết quả học tập; GPA - Điểm trung bình tích luỹ

Chất lƣợng giảng viên (+), chương trình đào tạo (+), điều kiện học tập (+), môi trường học tập (+), và hoạt động phong trào (+)

Kết quả học tập; Đầu tƣ cho học tập

Môi trường học tập (+), Phương pháp học tập (+), Nhận thức sinh viên (+)

Phương pháp học tập, Nhận thức sinh viên

Giới tính (+), Độ tuổi (+), Thành tích trước đây (+), Sự tận tâm trong học tập (+)

13 Mohammed Năng lực bản thân (+), Quản lý Nhận thức bản thân

Abyadh & cộng sự (2022) bản thân (+), Thành tích học tập trước đó (+)

Phương pháp giảng dạy (+), Cơ sở vật chất (+), Khả năng tự học (+)

Arellano & cộng sự (2017) Động cơ học tập (+), chiến lƣợc học tập (+), chiến lƣợc nhận thức (+)

Nhận thức ; Động cơ ; Chiến lƣợc

Bolbol J & cộng sự (2018) Độ tuổi (-), Điểm IQ (-), Tự học (+)

Cơ sở vật chất (+), Sở thích học tập (+),

Abdul Razak & cộng sự (2021) Áp lực gia đình (-), Áp lực bản thân (-), Thời gian học tập (+), Độ tuổi (-), Nơi ở (-), Giới tính (-), Thời gian sử dụng Internet (+)

GPA - Điểm trung bình tích luỹ

Bạn bè (-), Động lực bản thân (+), Gia đình (+) Động lực bản thân

Nguồn sử dụng internet (+), Sử dụng Internet trong học thuật (+), tác động của việc sử dụng internet (+)

Sử dụng Internet trong học thuật ảng 2 2: Bảng tổng hợp các nhân tố từ các nghiên cứu trước

Nhân tố Tác động của nhân tố trong các Nghiên cứu (Tổng hợp, sàng lọc từ 20 nghiên cứu) Nghiên cứu số

23 Sự hỗ trợ gia đình

25 Điểm đánh giá nội bộ

35 Động cơ học tập cá nhân

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng Kết quả học tập (KQHT) của người học, đặc biệt là sinh viên tại các trường đại học, đồng thời chịu ảnh hưởng tích hợp của nhiều yếu tố khác nhau Farooq phân loại các yếu tố này thành hai nhóm chính: yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài sinh viên

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ƣớc 1: Xác định mục tiêu ƣớc 2:Dựa trên cơ sở lý thuyết và quá trình khảo sát các nghiên cứu có liên quan, tác giả đã phát triển một thang đo dự kiến cho các nhân tố có thể ảnh hưởng đến Kết quả học tập (KQHT) của sinh viên tại các trường đại học tại TP.HCM Tiếp theo, tác giả đưa ra các giả thuyết về mối tương quan giữa các nhân tố và KQHT, trong đó mỗi nhân tố bao gồm nhiều biến quan sát ƣớc 3: Tác giả tiến hành hiệu chỉnh thang đo, từ đó đƣa ra thang đo chính thức và tiến hành lập bảng khảo sát bao gồm các biến chính như Chương trình đào tạo (ĐT); Giảng viên (GV); Học bổng (HB); Công tác quản lý (QL); Cơ sở vật chất (CS); Môi trường học tập (MT)

Dựa vào kết quả thu đƣợc từ nghiên cứu định tính, tác giả đã chuẩn bị cơ sở cho quá trình nghiên cứu định lƣợng Một bảng câu hỏi đƣợc xây dựng để tiến hành khảo sát chính thức đối với cá nhân đang hoặc đã học tại các trường đại học tại TP.HCM Mẫu dự kiến trong khảo sát là 280, và sau đó, số liệu sẽ đƣợc phân tích bằng công cụ SPSS 26.0 để thu đƣợc kết quả thống kê ƣớc 4: Sau khi hoàn tất việc thu thập đầy đủ dữ liệu từ bảng khảo sát và thực hiện sàng lọc để loại bỏ những biến không phù hợp, tác giả sẽ tiến hành chạy dữ liệu và thực hiện kiểm định độ tin cậy bằng chỉ số Cronbach’s Alpha Quá trình này sẽ giúp tác giả loại bỏ những quan sát không đáng tin cậy từ dữ liệu ƣớc 5: Kế tiếp, tác giả sẽ thực hiện phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho các biến có trong mô hình, nhằm chọn ra những nhân tố mà nó đại diện cho những nhóm biến quan sát Tiếp đó, tác giả sẽ sử dụng những nhân tố này để tiếp tục các phần còn lại của nghiên cứu ước 6: Những nhân tố đại diện, được chọn từ bước 5, sẽ được sử dụng làm các biến đầu vào để chạy mô hình và đƣa ra kết quả của nghiên cứu Tác giả sẽ thực hiện kiểm định các thiếu sót trong mô hình, như hiện tượng đa cộng tuyến, sự tương quan, và biến đổi phương sai, kế tiếp sẽ thảo luận về kết quả đã nghiên cứu ƣớc 7: Dựa trên kết quả của mô hình hồi quy, tác giả sẽ thực hiện một cuộc teao đổi và đối chiếu chúng với những kết quả từ các đề tài trước đó Nhờ đó, các đề xuất về nội dung và chính sách sẽ đƣợc đƣa ra nhằm cải thiện và tạo nền tảng cho các mô hình nghiên cứu trong tương lai.

Xây dựng thang đo

Dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan, tác giả đã phát triển một thang đo Thang đo này đã đƣợc điều chỉnh dựa trên kết quả thảo luận nhóm trong quá trình nghiên cứu định tính Các thang đo của 6 nhóm nhân tố đã đƣợc xây dựng lại theo đề xuất của nhóm thảo luận Đề tài sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đo lường các biến quan sát, với các mức độ được quy ước theo điểm số như sau: 1 –

Hoàn toàn không đồng ý; 2 – Không đồng ý; 3 – ình thường; 4 – Đồng ý; 5 – Hoàn toàn đồng ý

Bảng 3.3: Các nhân tố dự kiến đƣa vào mô hình nghiên cứu

Yousuf Nasser Said Al Husaini & cộng sự (2022); Hoàng Thị Mỹ Nga & cộng sự (2016)

2 Giảng viên Farooq Salman Alani & cộng sự (2021), Mazlili

3 Học bổng Võ Văn Việt & cộng sự (2017)

4 Công tác quản lý Hoàng Thị Mỹ Nga & cộng sự (2016)

5 Cơ sở vật chất Siti Hawa Harith & cộng sự (2020); Irfan

Keith Trigwell & Michael Prosser (1991); Farooq Salman Alani & cộng sự (2021)

Nguồn: Đƣợc tổng hợp bởi tác giả

3 2 1 Chương trình đào tạo (ĐT)

Thang đo Chương trình đào tạo (ĐT) được ứng dụng để đo sự chất lượng đào tạo của trường học tác động đến KQHT của sinh viên Chúng được thể hiện qua 4 biến quan sát và tác giả cũng đã nhờ vào nhóm sinh viên đƣa ra đánh giá về các nhân tố, từ đó đƣa ra kết luận rằng 4 biến này điều phù hợp trong quá trình thực hiện nghiên cứu

Bảng 3.4: Thang đo Chương trình đào tạo Thang đo (Likert 1-5) Thang đo Nguồn

Biến quan sát Kí hiệu tên biến

Yousuf Nasser Said Al Husaini & ĐT1 Chương trình đào tạo có mục tiêu chuẩn đầu ra rõ ràng ĐT1 ĐT2 Các môn học đƣợc sắp xếp hợp lý

& thông báo đầy đủ kế hoạch giảng dạy, tiêu chí đánh giá cho sinh viên ĐT2 cộng sự (2022);

Hoàng Thị Mỹ Nga & cộng sự

(2016) ĐT3 Nội dung và hình thức kiểm tra, đánh giá phù hợp với kiến thức của học phần ĐT3 ĐT4 Phân bổ thời lƣợng giữa lý thuyết và thực hành của các học phần là hợp lý ĐT4

Thang đo Giảng viên (GV) đƣợc áp dụng để đánh giá chất lƣợng của giảng viên tại trường và ảnh hưởng đến KQHT của sinh viên Thang đo này bao gồm 5 biến quan sát, và tác giả đã sử dụng đánh giá từ nhóm sinh viên để xác định sự phù hợp của 5 biến này trong quá trình thực hiện nghiên cứu

Bảng 3.5: Thang đo Giảng viên Thang đo (Likert 1-5) Thang đo Nguồn

Biến quan sát Kí hiệu tên biến

Farooq Salman Alani & cộng sự (2021);

Mazlili Suhaini và cộng sự (2020)

GV1 Giảng viên có trình độ cao, sâu rộng về chuyên môn mình giảng dạy

GV2 Giảng viên kết hợp các phương pháp giảng dạy, lồng ghép ví dụ, kiến thức thực tiễn vào bài giảng một cách hiệu quả

GV3 Giảng viên đảm bảo giờ lên lớp GV3 và kế hoạch giảng dạy

GV4 Giảng viên sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với sinh viên

GV5 Giảng viên đánh giá kết quả học tập chính xác và công bằng

Thang đo Học bổng (HB) đƣợc ứng dụng để đo sự đầu tƣ và chất lƣợng ở các đợt xét duyệt học bổng dành cho sinh viên Góp phần củng cố tinh thần và động lực học tập của các bạn sinh viên Chúng đƣợc thể hiện qua 5 biến quan sát và tác giả cũng đã nhờ vào nhóm sinh viên đƣa ra đánh giá về các nhân tố, từ đó đƣa ra kết luận rằng 5 biến này đều phù hợp trong quá trình thực hiện nghiên cứu

Bảng 3.6: Thang đo Học bổng Thang đo (Likert 1-5) Thang đo Nguồn

Biến quan sát Kí hiệu tên biến

HB1 Nhà trường có chính sách học bổng hấp dẫn và giá trị

HB2 Nhà trường tổ chức nhiều đợt học bổng/học kỳ

HB3 Nhà trường kiểm soát tốt chất lƣợng sinh viên các đợt xét duyệt học bổng

HB4 Nhà trường thường xuyên cập nhật thông tin về các chương trình học bổng

HB5 Nhà trường có sự công bằng khi HB5 lựa chọn sinh viên đủ tiêu chí nhận học bổng

3.2.4 Công tác quản lý (QL)

Thang đo Công tác quản lý (QL) đƣợc ứng dụng để xác định sự đầu tƣ cũng nhƣ có kế hoạch, quy định cụ thể trong quá trình quản lý, đánh giá kết quả học tập của sinh viên Chúng đƣợc thể hiện qua 4 biến quan sát và tác giả cũng đã nhờ vào nhóm sinh viên đƣa ra đánh giá về các nhân tố, từ đó đƣa ra kết luận rằng 4 biến này đều phù hợp trong quá trình thực hiện nghiên cứu

Bảng 3.7: Thang đo Công tác quản lý Thang đo (Likert 1-5) Thang đo Nguồn

Biến quan sát Kí hiệu tên biến

QL1 Nhà trường có sự công bằng và nghiêm túc trong thi cử

QL2 Công tác quản lý điểm, thái độ giải đáp thắc mắc về điểm thi, điểm phúc khảo rõ ràng, minh bạch

QL3 Hoạt động tƣ vấn học tập, tƣ vấn nghề nghiệp đáp ứng cho nhu cầu tìm hiểu, chọn lựa và học tập của sinh viên

QL4 Sự hỗ trợ và lòng giúp đỡ nhiệt tình của khoa và bộ môn khi cần

3 2 5 Cơ sở vật chất (CS)

Thang đo Cơ sở vật chất (CS) được phát triển để đo lường ảnh hưởng của các tác nhân bên ngoài đến KQHT của sinh viên Chúng đƣợc thể hiện qua 4 biến quan sát và tác giả cũng đã nhờ vào nhóm sinh viên đƣa ra đánh giá về các nhân tố, từ đó đƣa ra kết luận rằng 4 biến này đều phù hợp trong quá trình thực hiện nghiên cứu

Bảng 3.8: Thang đo Cơ sở vật chất Thang đo (Likert 1-5) Thang đo Nguồn

Biến quan sát Kí hiệu tên biến

Siti Hawa Harith & cộng sự (2020);

CS1 Chất lƣợng phòng học (không gian, bàn ghế) hỗ trợ tốt cho việc học tập

CS2 Hệ thống điện, máy lạnh, mạng

Internet tạo điều kiện tốt cho việc học tập

CS3 Sách, báo, giáo trình – tài liệu học tập của mỗi môn học đƣợc thông tin đầy đủ tại thƣ viện

CS4 Các ứng dụng, website trực tuyến phục vụ công tác giảng dạy và học tập tốt

3 2 6 Môi trường học tập (MT)

Thang đo Môi trường học tập (MT) được ứng dụng để đo chất lượng của môi trường mà sinh viên học tập mỗi ngày Chúng được thể hiện qua 5 biến quan sát và tác giả cũng đã nhờ vào nhóm sinh viên đƣa ra đánh giá về các nhân tố, từ đó đƣa ra kết luận rằng 5 biến này đều phù hợp trong quá trình thực hiện nghiên cứu

Bảng 3.9: Thang đo Môi trường học tập

Thang đo Thang đo Nguồn

Biến quan sát Kí hiệu tên biến Keith

MT1 Quy mô lớp học có số lƣợng sinh viên hợp lí

Farooq Salman Alani & cộng sự

MT2 Không khí lớp học sôi nổi, vui vẻ MT2

MT3 Mối quan hệ thành viên trong lớp tốt đẹp, đội nhóm đoàn kết

MT4 Các hoạt động phong trào của lớp được tổ chức thường xuyên

MT5 Có sự quan tâm của cố vấn học tập đối với sinh viên

Thang đo Kết quả học tập (KQ) đƣợc lập nên gồm có bốn biến quan sát từ KQ1 đến KQ4 và đƣợc tác giả đánh giá phù hợp vì có sự ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu đối với người thực hiện khảo sát Khi thảo luận với nhóm nghiên cứu, các thành viên trong nhóm cũng có cùng quan điểm là 4 biến này rất phù hợp trong tiến trình khảo sát

Bảng 3.10: Thang đo kết quả học tập

Thang đo Thang đo Nguồn

Biến quan sát Kí hiệu tên biến

Bộ Giáo dục và Đào tạo

KQ1 Điểm trung bình tích lũy (GPA) ở các học kỳ của tôi đạt từ 3.2 đến 4 (xếp loại Xuất sắc – Giỏi)

KQ2 Điểm trung bình tích lũy (GPA) ở các học kỳ của tôi đạt từ 2.5 đến cận 3.2

KQ3 Điểm trung bình tích lũy (GPA) ở các học kỳ của tôi đạt từ 2 đến cận 2.5

(xếp loại Trung bình) KQ4 Điểm trung bình tích lũy (GPA) ở các học kỳ của tôi đạt từ dưới 1 đến cận 2 (xếp loại Yếu trở xuống)

Xây dựng bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi là một tập hợp các câu hỏi đƣợc tổ chức theo một trật tự logic, tâm lý và nội dung để thu thập thông tin phục vụ mục tiêu nghiên cứu của đề tài Trong nghiên cứu định hướng, bảng câu hỏi đóng vai trò quan trọng như sau:

- Là công cụ chính trong nghiên cứu định lƣợng trong lĩnh vực xã hội học thực nghiệm

- Bảng câu hỏi là biểu hiện bề ngoài của chương trình nghiên cứu:

 Đóng vai trò lưu giữ thông tin và thực hiện việc đo lường các hiện tượng xã hội

 Hình thành cơ sở dữ liệu để xử lý thông tin thu thập đƣợc.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Đặc điểm của mẫu nghiên cứu

Dựa trên mô hình lý thuyết đã được đề xuất tại chương 2 và phương pháp nghiên cứu được thực hiện ở chương 3, tác giả tiến hành thu thập mẫu bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, với số lƣợng mẫu tối thiểu cần thu thập là 155, tác giả đã thu thập được 271 mẫu hợp lệ sau khi sàng lọc (trước khi sàng lọc: 309 mẫu) từ câu trả lời của sinh viên tại các Trường Đại học tại TPHCM từ tháng 10/2023 đến 12/2023, thông qua phương pháp gửi form khảo sát

Bảng 4.1: Mô tả mẫu nghiên cứu

Sinh viên hệ Đại học chính quy

Total Count 199 72 36 45 59 131 271 Trường Đại học/Cao đẳng ĐH Công nghiệp

3.69% ĐH Công nghệ thông tin

Total ĐH Kinh tế-Luật

1.1% ĐH Ngoại ngữ - Tin học

1.84% ĐH Kinh tế-Tài chính

1.1% ĐH Sƣ phạm Kỹ thuật

Total Count 199 72 36 45 59 131 271 Kết quả sàng lọc không phù hợp

(Sinh viên trường Cao đẳng)

CĐ Kinh tế đối ngoại

CĐ Kỹ thuật Cao Thắng

Nguồn: Dữ liệu đƣợc tác giả phân tích

Thông qua bảng 4.1 đã thể hiện rằng tổng số người được khảo sát là 309 người, bao gồm sinh viên tại trường các trường Đại học, Cao Đẳng tại TPHCM Tuy nhiên, thông qua các câu hỏi lọc liên quan đến đối tƣợng và phạm vi khảo sát (bắt buộc đối tƣợng phải đang sống, học tập ở khu vực TPHCM và đến từ các trường Đại học hệ chính quy tại TPHCM) Tác giả đã tiến hành loại các mẫu kết quả với câu trả lời đến từ các sinh viên tại các trường Cao đẳng, các sinh viên hiện đang không sống và học tập tại TPHCM (loại 38 kết quả) Do đó, ta có kết quả tổng hợp cuối cùng nhƣ sau:

Sau khi sàng lọc kết quả qua các câu hỏi lọc, số lƣợng còn lại đó là 271 kết quả hợp lệ Trong tổng số những người được khảo sát, con số thể hiện số người mang giới tính nữ là 199 người, chiếm tỷ lệ lên đến 73.43%; số người khảo sát với giới tính nam chiếm tỷ lệ 26.56% với 72 người Lượng sinh viên đang học năm nhất tại trường là 36 người, chiếm tỷ lệ 13.28%; sinh viên năm hai với con số là 45 người, chiếm tỷ lệ 16.6 ; theo sau đó là nhóm sinh viên năm ba lên đến 59 người, chiếm tỷ lệ 21.77%; cuối cùng là các bạn sinh viên năm 4 là 131 người, chiếm đến 48.3%

Lượng sinh viên nam nữ và đang học từ năm nhất đến năm 4 tại các trường cũng được thống kê với các con số như sau: Có tất cả 20 trường Đại học, bao gồm các trường nằm trong khu vực các quận, huyện tại TPHCM, ngoài ra cũng có mặt các trường thuộc khu Đại học Quốc gia TPHCM Với số lượng khảo sát đứng đầu là Đại học Ngân hàng TPHCM gồm 78 sinh viên khảo sát, chiếm 28.78% trên tổng số mẫu khảo sát hợp lệ Đứng cuối cùng là các trường như: Đại học Công nghiệp, Đại học Y Dƣợc TPHCM, Đại học FPT với số lƣợng sinh viên khảo sát là 1, cùng chiếm tỷ lệ 0.37% trên tổng số mẫu kết quả khảo sát hợp lệ.

Ngày đăng: 05/04/2024, 15:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN