Tiểu thuyết lãng mạn trong văn học Việt Nam 1930 1945 dưới góc nhìn thể loại Tiểu thuyết lãng mạn trong văn học Việt Nam 1930 1945 dưới góc nhìn thể loại Tiểu thuyết lãng mạn trong văn học Việt Nam 1930 1945 dưới góc nhìn thể loại Tiểu thuyết lãng mạn trong văn học Việt Nam 1930 1945 dưới góc nhìn thể loại Tiểu thuyết lãng mạn trong văn học Việt Nam 1930 1945 dưới góc nhìn thể loại Tiểu thuyết lãng mạn trong văn học Việt Nam 1930 1945 dưới góc nhìn thể loại Tiểu thuyết lãng mạn trong văn học Việt Nam 1930 1945 dưới góc nhìn thể loại Tiểu thuyết lãng mạn trong văn học Việt Nam 1930 1945 dưới góc nhìn thể loại Tiểu thuyết lãng mạn trong văn học Việt Nam 1930 1945 dưới góc nhìn thể loại Tiểu thuyết lãng mạn trong văn học Việt Nam 1930 1945 dưới góc nhìn thể loại Tiểu thuyết lãng mạn trong văn học Việt Nam 1930 1945 dưới góc nhìn thể loại Tiểu thuyết lãng mạn trong văn học Việt Nam 1930 1945 dưới góc nhìn thể loại Tiểu thuyết lãng mạn trong văn học Việt Nam 1930 1945 dưới góc nhìn thể loại Tiểu thuyết lãng mạn trong văn học Việt Nam 1930 1945 dưới góc nhìn thể loại Tiểu thuyết lãng mạn trong văn học Việt Nam 1930 1945 dưới góc nhìn thể loại Tiểu thuyết lãng mạn trong văn học Việt Nam 1930 1945 dưới góc nhìn thể loại Tiểu thuyết lãng mạn trong văn học Việt Nam 1930 1945 dưới góc nhìn thể loại Tiểu thuyết lãng mạn trong văn học Việt Nam 1930 1945 dưới góc nhìn thể loại Tiểu thuyết lãng mạn trong văn học Việt Nam 1930 1945 dưới góc nhìn thể loại Tiểu thuyết lãng mạn trong văn học Việt Nam 1930 1945 dưới góc nhìn thể loại Tiểu thuyết lãng mạn trong văn học Việt Nam 1930 1945 dưới góc nhìn thể loại Tiểu thuyết lãng mạn trong văn học Việt Nam 1930 1945 dưới góc nhìn thể loại Tiểu thuyết lãng mạn trong văn học Việt Nam 1930 1945 dưới góc nhìn thể loại Tiểu thuyết lãng mạn trong văn học Việt Nam 1930 1945 dưới góc nhìn thể loại Tiểu thuyết lãng mạn trong văn học Việt Nam 1930 1945 dưới góc nhìn thể loại Tiểu thuyết lãng mạn trong văn học Việt Nam 1930 1945 dưới góc nhìn thể loại Tiểu thuyết lãng mạn trong văn học Việt Nam 1930 1945 dưới góc nhìn thể loại Tiểu thuyết lãng mạn trong văn học Việt Nam 1930 1945 dưới góc nhìn thể loại Tiểu thuyết lãng mạn trong văn học Việt Nam 1930 1945 dưới góc nhìn thể loại Tiểu thuyết lãng mạn trong văn học Việt Nam 1930 1945 dưới góc nhìn thể loại Tiểu thuyết lãng mạn trong văn học Việt Nam 1930 1945 dưới góc nhìn thể loại Tiểu thuyết lãng mạn trong văn học Việt Nam 1930 1945 dưới góc nhìn thể loại Tiểu thuyết lãng mạn trong văn học Việt Nam 1930 1945 dưới góc nhìn thể loại Tiểu thuyết lãng mạn trong văn học Việt Nam 1930 1945 dưới góc nhìn thể loại
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
***
PHẠM THỊ THIỂM
TIỂU THUYẾT LÃNG MẠN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM 1930 -1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Hà Nội, 2024
Trang 2PHẠM THỊ THIỂM
TIỂU THUYẾT LÃNG MẠN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM 1930 -1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 9.22.01.21
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Trần Đăng Xuyền
Trang 4thực hiện Trong luận án này, tôi trình bày những kết quả nghiên cứu trung thực vàkhách quan, chưa được công bố bởi bất kỳ tác giả nào hay ở bất cứ công trình nàokhác Tất cả các thông tin được trích dẫn trong luận án đều được định rõ nguồn gốc.
Tác giả
Phạm Thị Thiểm
Trang 51 CNLM Chủ nghĩa lãng mạn
2 TLVĐ Tự lực văn đoàn
3 TTLM Tiểu thuyết lãng mạn
4 VHLM Văn học lãng mạn
5 VHVN Văn học Việt Nam
6 HĐH Hiện đại hóa
Trang 61 Lí do chọn đề tài 1
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
4 Phương pháp nghiên cứu 7
5 Đóng góp mới của luận án 8
6 Cấu trúc luận án 8
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 9
1.1 Chủ nghĩa lãng mạn và sự xuất hiện của chủ nghĩa lãng mạn trong văn học Việt Nam 9
1.1.1 Chủ nghĩa lãng mạn 9
1.1.2 Sự xuất hiện của chủ nghĩa lãng mạn trong văn học Việt Nam 11
1.2 Tiểu thuyết và tiểu thuyết lãng mạn Việt Nam 1930 – 1945 13
1.2.1 Tiểu thuyết và những đặc điểm cơ bản của thể loại 13
1.2.2 Khái quát về tiểu thuyết lãng mạn Việt Nam 1930 – 1945 18
1.3 Tình hình nghiên cứu về tiểu thuyết lãng mạn Việt Nam 1930 - 1945 21
1.3.1 Đôi nét về tình hình nghiên cứu văn học lãng mạn trên thế giới 21
1.3.2 Lịch sử nghiên cứu về tiểu thuyết lãng mạn 1930 – 1945 ở Việt Nam 25
Tiểu kết 48
CHƯƠNG 2 SỰ XUẤT HIỆN VÀ CÁC CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN CỦA TIỂU THUYẾT LÃNG MẠN VIỆT NAM 1930 -1945 49
Trang 72.1.1 Hoàn cảnh lịch sử xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX 49
2.1.2 Những ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX đến đời sống văn học 52
2.2 Ảnh hưởng một số nền văn học- văn hóa 56
2.2.1 Văn học - văn hoá Trung Quốc 57
2.2.2 Văn học - văn hoá phương Tây 59
2.3 Sự xuất hiện tiểu thuyết lãng mạn và các chặng đường phát triển của tiểu thuyết lãng mạn Việt Nam 61
2.3.1 Sự xuất hiện của tiểu thuyết lãng mạn ở Việt Nam 61
2.3.2 Các chặng đường phát triển của tiểu thuyết lãng mạn Việt Nam 62
Tiểu kết 68
CHƯƠNG 3 ĐỀ TÀI, CỐT TRUYỆN, KẾT CẤU VÀ CÁC KIỂU XUNG ĐỘT NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT LÃNG MẠN VIỆT NAM 1930 - 1945 69
3.1 Đề tài của tiểu thuyết lãng mạn Việt Nam 1930 – 1945 69
3.1.1 Đề tài tình yêu 70
3.1.2 Đề tài lịch sử 76
3.1.3 Đề tài xê dịch 84
3.2 Cốt truyện của tiểu thuyết lãng mạn Việt Nam 1930 – 1945 87
3.2.1 Cốt truyện sự kiện 88
3.2.2 Cốt truyện tâm lý 92
Trang 83.3.1 Kết cấu luận đề 97
3.3.2 Kết cấu tâm lý 104
3.3.3 Kết cấu lồng ghép 107
3.3.4 Kết cấu đa tầng bậc 109
3.4 Xung đột nghệ thuật trong tiểu thuyết lãng mạn Việt Nam 1930 – 1945 112
3.4.1 Xung đột giữa con người cá nhân với hoàn cảnh 114
3.4.2 Xung đột nội tâm 118
Tiểu kết 121
CHƯƠNG 4 THẾ GIỚI NHÂN VẬT VÀ NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT CỦA TIỂU THUYẾT LÃNG MẠN VIỆT NAM 1930 – 1945 123
4.1 Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết lãng mạn Việt Nam 1930 – 1945 124
4.1.1 Hình tượng nhân vật đại diện cho luân lý đạo đức phong kiến 124
4.1.2 Hình tượng người phụ nữ mới 135
4.1.3 Hình tượng người khách chinh phu 149
4.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết lãng mạn Việt Nam 1930 – 1945 .156 4.2.1 Miêu tả trực tiếp vẻ đẹp hình thể nhân vật bằng bút pháp tạo hình 156
4.2.2 Miêu tả tâm lý nhân vật qua hình thức lồng ghép thư tín, nhật ký 159
4.2.3 Miêu tả tâm lý nhân vật qua đối thoại, độc thoại nội tâm 163
Tiểu kết 168
Trang 95.1 Người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật 169
5.1.1 Người kể chuyện ngôi thứ ba với điểm nhìn tác giả 171
5.1.2 Người kể chuyện ngôi thứ nhất với điểm nhìn bên trong 173
5.1.3 Di chuyển ngôi kể và điểm nhìn trần thuật linh hoạt 176
5.2 Giọng điệu trần thuật 179
5.2.1 Giọng điệu mang đậm sắc thái trữ tình và suy tư 179
5.2.2 Giọng điệu giễu nhại, châm biếm, mỉa mai 185
5.3 Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết lãng mạn Việt Nam 1930-1945 188
5.3.1 Tính đối thoại trong ngôn ngữ tiểu thuyết 189
5.3.2 Ngôn ngữ giản dị, tinh tế, giàu sức biểu cảm 196
Tiểu kết 200
KẾT LUẬN 202
TÀI LIỆU THAM KHẢO 206
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Trong tiến trình văn học Việt Nam (VHVN), giai đoạn từ 1900 – 1945được coi là thời kỳ vàng đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ từ hệ hình văn họctruyền thống sang quỹ đạo văn học hiện đại Trong đó, nếu ba mươi năm đầu đượccoi là giai đoạn giao thời, đặt bản lề cho sự hiện đại hóa (HĐH) thì mười lăm năm sau
đó (1930 – 1945) là giai đoạn diễn ra vô cùng quyết liệt quá trình HĐH với sự nở rộcủa nhiều khuynh hướng, trào lưu văn học, sự xuất hiện của những thể loại văn họcmới gắn liền với những tác gia, tác phẩm để lại dấu ấn quan trọng trong lịch sử vănhọc Góp phần tạo ra những bước chuyển quyết liệt đó, chúng ta không thể khôngnhắc đến tên tuổi của các nhà văn như Thế Lữ, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Chế LanViên, Nguyễn Công Hoan, Nhất Linh, Khái Hưng, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân,Nam Cao, Nguyễn Huy Tưởng
1.2 Theo M Bakhtin, “Mỗi một thể loại, nhất là thể loại lớn, thể hiện một thái
độ thẩm mỹ đối với hiện thực, một cách cảm thụ, nhìn nhận, giải minh thế giới và conngười…” [14, tr.7] Cùng với việc đề cao vai trò của thể loại, M Bakhtin đặc biệt coitrọng vai trò của tiểu thuyết vì nó là “thể loại chính”, “là sản phẩm tinh thần tiêu biểunhất cho thời đại mới…một thể loại chúa tể” [14, tr 8] Bởi vậy, nghiên cứu tiểuthuyết là nghiên cứu một thể loại quan trọng, giữ vị trí trung tâm, kết tinh giá trị của
tư duy văn học nhân loại nói chung và văn học dân tộc nói riêng Sự phát triển củatiểu thuyết không chỉ phản ánh bước đi, sự dịch chuyển của đời sống văn chương màcòn ghi nhận những đổi mới trong tư duy nghệ thuật
Gắn với đời sống VHVN 1930 – 1945, đề cập đến tiểu thuyết, ta không thểkhông nhắc đến tiểu thuyết lãng mạn (TTLM) với những sáng tác kết tinh tư tưởng
và tài năng nghệ thuật của các nhà văn lớn như Nhất Linh, Khái Hưng, Nguyễn HuyTưởng, Nguyễn Tuân Sáng tác của họ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạonên sự phát triển mạnh mẽ của văn học giai đoạn này – một giai đoạn “văn học pháttriển rất mạnh mẽ, có thể nói là bùng nổ, đạt được nhiều thành tựu phong phú, rực
Trang 11rỡ, đặc sắc vừa mới mẻ về nội dung, vừa già dặn, điêu luyện về nghệ thuật” [167,tr.14] Mặc dù vậy, cho đến thời điểm này, dẫu gần một thế kỷ đã đi qua nhưngchưa có một công trình nào nghiên cứu tập trung, chuyên biệt về TTLM Việt Nam
1930 – 1945 từ góc nhìn thể loại
1.3 “Có một thực tế là văn học lãng mạn (VHLM) ở ta dường như bị lãngquên trong khi trên thế giới nó vẫn được nghiên cứu rất nghiêm túc, toàn diện.Thậm chí có nhiều tác phẩm lãng mạn được khám phá lại trong trường ảnh hưởngcủa lý thuyết mới” [124, tr.7] Thực tế đó cho thấy, trong khi tiểu thuyết - một thểloại trung tâm – nhân vật chính trên sân khấu văn học, đã tạo ra bước chuyển mạnh
mẽ, phong phú chưa từng có trong lịch sử VHVN nhưng dường như lại chưa đượcquan tâm nghiên cứu một cách thỏa đáng Bởi vậy, việc nghiên cứu về TTLM ViệtNam 1930 – 1945 từ góc nhìn thể loại là hướng nghiên cứu có ý nghĩa nhằm đánhgiá đúng mức giá trị của TTLM giai đoạn này
Xuất phát từ những lý do khách quan và chủ quan nêu trên, chúng tôi quyết
định lựa chọn Tiểu thuyết lãng mạn trong văn học Việt Nam 1930 - 1945 dưới góc
nhìn thể loại làm đề tài luận án của mình
Khái niệm Tiểu thuyết lãng mạn ở đây được quan niệm tiểu thuyết
thuộc khuynh hướng trào lưu lãng mạn Việt Nam 1930-1945 Nó không thuần túy là lãng mạn chủ nghĩa mà còn bao gồm cả những tác phẩm có yếu tố hiện đại chủ nghĩa, thuộc chủ nghĩa hiện đại, mà cơ sở của nó là lãng mạn Những
Trang 12cuốn tiểu thuyết mà luận án khảo sát có tính chất, đặc trưng khác với tiểu thuyết thuộc khuynh hướng, trào lưu hiện thực chủ nghĩa
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là TTLM Việt Nam dưới góc nhìn thể loại.Thực chất, TTLM bao chứa trong nó hai vấn đề: thể loại và trào lưu, khuynh hướngnghệ thuật Cụ thể hơn, trong luận án này, vấn đề thể loại (tiểu thuyết) luôn đượcxem xét trong mối quan hệ với trào lưu lãng mạn
2.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận án là tiểu thuyết Việt Nam sáng tác theokhuynh hướng lãng mạn ra đời trong khoảng thời gian 1930 - 1945 Để khoanhvùng TTLM thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả luận án dựa vào các tiêuchí sau:
Thứ nhất: chỉ đưa vào phạm vi nghiên cứu của luận án những tiểu thuyếtđược sáng tác dựa trên nguyên tắc sáng tạo của chủ nghĩa lãng mạn (CNLM) Trên
cơ sở lấy nguyên tắc sáng tạo của CNLM làm tiêu chí phân loại, tác giả luận án chủyếu dựa vào những đặc điểm đã được khái quát như: thái độ phủ định với nhữngchuẩn mực và những quy phạm đã lỗi thời; không mô tả - thậm chí thoát ly thực tại,trở về với thiên nhiên; đề cao tinh thần tự do và tính chủ quan trong sáng tạo nghệthuật; đề cao tính dân tộc; tìm kiếm sự khác lạ và vươn tới cái phi thường… Nhữngnguyên tắc này sẽ được phân tích cụ thể hơn trong nội dung 1.1.1 Chủ nghĩa lãngmạn
Thứ hai: chỉ đưa vào phạm vi nghiên cứu của luận án những TTLM đượcsáng tác trong khoảng thời gian 15 năm (từ 1930 – 1945)
Liên quan đến mốc thời điểm 1930 này, hiện nay có nhiều quan điểm đadạng về các năm mốc và phân kỳ văn học có liên quan đến cơ sở cho việc lựa chọnnăm 1930 hay 1932 Một trong những nguyên nhân đưa đến sự khác biệt trong lựachọn các năm mốc này là vì năm 1932 được coi là năm ra đời của trào lưu văn học
Trang 13lãng mạn Việt Nam (năm này gắn liền với sự xuất hiện của Hồn bướm mơ tiên của
Khái Hưng và phong trào Thơ Mới) Điều này đã được khẳng định thông qua một
số công trình nghiên cứu như: Phong trào Thơ mới (1932 – 1945), Tự lực văn đoàn
– con người và văn chương của tác giả Phan Cự Đệ…
Tuy nhiên, trong công trình này, tác giả luận án lại chọn mốc 1930 chứkhông phải 1932 Tác giả lựa chọn mốc 1930 với ý nghĩa đây là một dấu mốc củamột giai đoạn văn học mới – giai đoạn văn học hiện đại (quan điểm này được nhiều
nhà nghiên cứu thừa nhận như: Phan Cự Đệ (Giáo trình Văn học Việt Nam (1900
-1945), NXB Giáo dục, 1998; Văn học lãng mạn Việt Nam (1930 – -1945), NXB Văn
học, 2002; Văn học Việt Nam thế kỷ XX – những vấn đề lịch sử và lý luận, NXB Giáo dục, 2005); Trần Đăng Suyền và Lê Quang Hưng (công trình Văn học Việt
Nam từ đầu thế kỷ XX đến 1945, NXB Đại học Sư phạm, 2017) Hơn nữa, trong
công trình này, tác giả luận án muốn đặt tiểu thuyết lãng mạn trong tiến trình củavăn học Việt Nam hiện đại để thấy được những đóng góp của tiểu thuyết lãng mạntrong việc hiện đại hoá văn học hơn là chỉ đặt TTLM trong trào lưu VHLM nóichung
Trên tinh thần ấy, người viết luận án cũng khẳng định rằng: việc người viếtlựa chọn mốc 1930 không đồng nghĩa với việc mốc thời gian này sẽ là một lát cắtrạch ròi phân biệt giữa thời kỳ văn học trước và sau đó (1900 – 1930 và 1930 –1945) Điều này cũng không có nghĩa là người viết phủ định mốc 1932 với những ýnghĩa hết sức quan trọng gắn liền với sự ra đời của trào lưu văn học lãng mạn ViệtNam
Với những lí lẽ trên, việc lựa chọn khoảng thời gian 1930 – 1945 không đơnthuần là thời điểm chính xác gắn liền với sự ra đời của các TTLM thuộc phạm vikhảo sát mà thực chất nó là một giai đoạn văn học với những thành tựu nổi bật gópphần hiện đại hóa văn học nước nhà
Ngoài tiêu chí về thời gian và lấy nguyên tắc sáng tạo của CNLM làm kimchỉ nam định hướng, việc khoanh vùng TTLM Việt Nam vẫn thực sự là một côngviệc khó khăn, nhiều thách thức Khó khăn trước hết là bởi sự thiếu rành mạch trong
Trang 14việc lựa chọn khuynh hướng sáng tác của các nhà văn Chính sự thiếu rành mạchnày đã dẫn đến hiện tượng một số cây bút hiện thực xuất sắc (Nguyễn Công Hoan,
Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng…) đồng thời cũng là tác giả của một số tiểu thuyết
đậm chất lãng mạn (trường hợp Tắt lửa lòng của Nguyễn Công Hoan là một ví dụ)
Ngược lại, một số cây bút lãng mạn xuất sắc nhưng đồng thời cũng là tác giả
của những tiểu thuyết hiện thực có giá trị (trường hợp Khái Hưng với Thoát ly
) Đặc biệt, trong một số tiểu thuyết còn pha trộn cả yếu tố hiện thực và lãng mạn(những trang viết vừa đậm chất hiện thực (hiện thực nghiêm ngặt) nhưng cũng tràn
đầy cảm hứng lãng mạn (Thời thơ ấu của Nguyên Hồng là một trường hợp) Bên
cạnh sự không rành mạch trong khuynh hướng, sự đan xen trong bút pháp hiện thực
và lãng mạn, việc xác định phạm vi nghiên cứu của luận án cũng gặp phải khó khăn
bởi sự pha trộn giữa những yếu tố của CNLM và chủ nghĩa hiện đại (Bướm trắng,
Đôi bạn của Nhất Linh, Đẹp của Khái Hưng)
Thừa nhận tính chất tương đối trong việc xác định phạm vi nghiên cứu, trongcông trình này, chúng tôi không tham vọng bao quát toàn bộ TTLM Việt Nam 1930– 1945 mà chỉ lựa chọn một số tác giả, tiêu biểu với những tác phẩm, có giá trị vềnội dung và nghệ thuật, có đóng góp quan trọng trong việc HĐH thể loại tiểuthuyết Theo đó, một số TTLM không thực sự tiêu biểu sẽ không thuộc phạm vi
nghiên cứu chính của luận án (như TTLM của Nguyễn Bính (Hai người điên giữa
kinh thành Hà Nội), Thạch Lam (Ngày mới)…
Bên cạnh đó, khi nghiên cứu TTLM Việt Nam 1930 – 1945 từ góc nhìn thểloại, chúng tôi dành sự quan tâm đặc biệt đến đóng góp của TTLM ở thể tài tiểuthuyết lịch sử (TTLS) Nói đến TTLS giai đoạn này, ta không thể không nhắc đếnkhối lượng tiểu thuyết khá đồ sộ của Lan Khai nhưng chúng tôi cũng không đưatiểu thuyết của Lan Khai vào phạm vi khảo sát của luận án Sở dĩ như vậy là vì:
“Tuy cảm hứng lãng mạn cũng là một trong những cảm hứng chủ đạo của TTLSLan Khai nhưng ta không thấy ở đó sự thoát li thực tế để đề cao, tuyệt đối hóa cáiTôi như các nhà thơ trong phong trào Thơ Mới, cũng không phải là thứ tình yêuthoát li, trốn tránh hiện thực để tìm một cuộc sống hưởng thụ như trong tiểu thuyết
Trang 15của Tự lực văn đoàn (TLVĐ) mà tất cả những nỗ lực của Lan Khai ở mảng TTLSchính là để “dân ta phải biết sử ta”, để khích lệ lòng yêu nước của cả dân tộc” [213,tr44]
Trên cơ sở những yếu tố kể trên, chúng tôi xác định phạm vi nghiên cứu củaluận án gồm tiểu thuyết của các tác giả Khái Hưng, Nhất Linh, Nguyễn Huy Tưởng và
Nguyễn Tuân như: Khái Hưng với Hồn bướm mơ tiên (1932-1933), Nửa chừng xuân (1934), Gia đình (1936), Trống mái (1936); Tiêu Sơn tráng sĩ (1937), Đẹp (1939 - 1940), Băn khoăn (1943); Nhất Linh với Đoạn tuyệt (1934), Đôi bạn (1936-1937),
Lạnh lùng (1935), Bướm trắng (1939 - 1940), Nắng thu (1942); Nhất Linh và Khái
Hưng với Gánh hàng hoa (1934), Đời mưa gió (1934); Nguyễn Huy Tưởng với Đêm
hội Long Trì (1942), An Tư (1943) và Nguyễn Tuân với Thiếu quê hương (1940)
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm mục đích chỉ rõ những đặc điểm về nội dung vàhình thức nghệ thuật của TTLM Việt Nam giai đoạn 1930 -1945 trên phương diệnthể loại Trên cơ sở đó, tác giả luận án đặt TTLM Việt Nam giai đoạn này trongdiễn trình phát triển của thể loại tiểu thuyết ở Việt Nam để khẳng định những đónggóp, đổi mới, cách tân của TTLM Việt Nam 1930 – 1945 trên phương diện thể loại(đặc biệt là trên phương diện đổi mới tư duy và thi pháp thể loại) Đây cũng chính lànền tảng quan trọng góp phần khẳng định những đóng góp quan trọng trong nỗ lựcHĐH văn học dân tộc của TTLM Việt Nam 1930 – 1945
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Hướng tới thực hiện những mục đích nghiên cứu nói trên, chúng tôi xác địnhnhững nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau:
Thứ nhất: chỉ ra đặc điểm của TTLM Việt Nam 1930 – 1945 trên cả phươngdiện nội dung và hình thức như đề tài, cốt truyện, kết cấu, xung đột, nhân vật, nghệthuật trần thuật và ngôn ngữ nghệ thuật Trên cơ sở phân tích và chỉ ra sự HĐH trênnhiều phương diện của TTLM Việt Nam 1930 – 1945, luận án hướng tới khẳng địnhnhững đổi mới trong tư duy và thi pháp thể loại của TTLM Việt Nam giai đoạn này
Trang 16Thứ hai: phân tích đặc điểm TTLM Việt Nam 1930 – 1945 từ góc nhìn thểloại trong tương quan so sánh với tiểu thuyết trước đó và tiểu thuyết hiện thực cùngthời để thấy được sự khác biệt giữa TTLM và hiện thực giai đoạn này cũng như chỉ
ra những đóng góp quan trọng của TTLM Việt Nam 1930 – 1945 trên phương diệnđổi mới tư duy nghệ thuật tiểu thuyết, HĐH thi pháp thể loại
Thứ ba: phân tích đặc điểm TTLM Việt Nam 1930 – 1945 từ góc nhìn thểloại trong tương quan so sánh với tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975, đặcbiệt sau 1986 để thấy được những nền móng quan trọng mà TTLM 1930 – 1945 đãxây dựng và vai trò của nó trong việc tạo đà cho sự phát triển, đổi mới tư duy nghệthuật và thi pháp thể loại giai đoạn sau
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong luận án chúng tôi vận dụng linh hoạt các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu văn học theo đặc trưng thể loại: phương pháp
nghiên cứu văn học theo đặc trưng thể loại (cụ thể là thể loại tiểu thuyết) được vậndụng thường xuyên, xuyên suốt nhằm chỉ ra những đặc điểm cơ bản về nội dungcũng như hình thức nghệ thuật trên phương diện thể loại
- Phương pháp nghiên cứu loại hình: được sử dụng trong phân loại các loại
hình sáng tác, loại hình học thể loại tiểu thuyết (tiểu thuyết, tiểu thuyết tâm lý, tiểuthuyết luận đề)
- Phương pháp nghiên cứu hệ thống: phương pháp này cho phép xem xét
một tác phẩm hay toàn bộ sáng tác của một nhà văn, một thể tài (tiểu thuyết tâm lý,tiểu thuyết luận đề), một thể loại (tiểu thuyết) như là những hệ thống – những cấu trúcphức hợp của nhiều yếu tố có mối quan hệ hữu cơ và tác động lẫn nhau Trên cơ sở
đó, tác giả luận án có thể chỉ ra những yếu tố có mối quan hệ hữu cơ, tìm ra sự tácđộng giữa các yếu tố trong một chỉnh thể thống nhất đồng thời chỉ ra những yếu tốgiữ vai trò hạt nhân có tác động chi phối đến các yếu tố khác làm nên diện mạo củatoàn hệ thống Đặc biệt, khi xem xét TTLM Việt Nam 1930 – 1945 như là một bộphận hợp thành văn học, là sự kế thừa – phát triển của tiểu thuyết trước đó, là nền
Trang 17tảng cho sự phát triển của tiểu thuyết sau này thì người viết sẽ có những đánh giáchính xác, đầy đủ hơn về giá trị vị trí, vai trò của TTLM Việt Nam giai đoạn này
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Luận án vận dụng hướng tiếp cận thi
pháp học (vận dụng thi pháp thể loại tiểu thuyết, thi pháp CNLM) trong việc xemchỉ ra mối quan hệ giữa nội dung – hình thức cũng như sự chi phối từ quan niệmnghệ thuật dẫn đến những lựa chọn về nội dung và hình thức nghệ thuật
- Phương pháp so sánh: phương pháp này được sử dụng nhằm chỉ ra sự
tương đồng và khác biệt giữa TTLM với các trào lưu, khuynh hướng văn học cùngthời; Ngoài ra, việc so sánh cũng giúp tác giả luận án thấy được sự đổi mới tư duythể loại của TTLM Việt Nam 1930 – 1945 so với giai đoạn trước
5 Đóng góp mới của luận án
Thực hiện được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu nói trên, luận án dự kiến
có những đóng góp chủ yếu như sau:
Thứ nhất: Luận án là công trình nghiên cứu toàn diện và hệ thống về TTLMViệt Nam dưới góc nhìn thể loại Từ góc nhìn này, luận án tập trung phân tích và làmsáng tỏ những đặc điểm về thể loại của TTLM trên các phương diện như đề tài, cốttruyện, kết cấu, nhân vật, xung đột, nghệ thuật trần thuật và ngôn ngữ nghệ thuật
Thứ hai: đặt TTLM Việt Nam 1930 - 1945 trong diễn trình phát triển của thểloại tiểu thuyết, tác giả luận án đóng góp một góc nhìn nhằm khẳng định nhữngđóng góp, đổi mới, cách tân của TTLM Việt Nam 1930 – 1945 trên phương diện thểloại (đặc biệt là trên phương diện đổi mới tư duy và thi pháp thể loại)
Thứ ba: với đóng góp kể trên, luận án sẽ là tư liệu tham khảo cho nhữngngười làm công tác nghiên cứu, giảng dạy về TTLM Việt Nam 1930 - 1945
Trang 18Chương 3 Đề tài, cốt truyện, kết cấu và các kiểu xung đột nghệ thuật trongtiểu thuyết lãng mạn Việt Nam 1930 - 1945
Chương 4 Thế giới nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của tiểu thuyếtlãng mạn Việt Nam 1930 - 1945
Chương 5 Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết lãng mạn Việt Nam 1930 - 1945
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Chủ nghĩa lãng mạn và sự xuất hiện của chủ nghĩa lãng mạn trong văn học Việt Nam
1.1.1 Chủ nghĩa lãng mạn
Chủ nghĩa lãng mạn (romanticism, romantisme) là một trào lưu văn hóa xuấthiện ở những nước Âu Mĩ nhưng lại có tầm ảnh hưởng và ý nghĩa quan trọng đốivới sự phát triển của văn hóa văn học toàn thế giới Tên gọi “Chủ nghĩa lãng mạn”(CNLM) phát sinh từ tính từ “lãng mạn” (romantique), xuất hiện ở Pháp ngay từ thế
kỷ XVII và nhanh chóng trở thành một trong những trào lưu văn hóa lớn nhất Âu
Mĩ vào cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX Vào thời điểm mới ra đời, “lãngmạn” được hiểu là những gì hoang đường, kì lạ, không có trong hiện thực Đến giữathế kỷ XVIII, CNLM trở thành thuật ngữ dùng để chỉ trào lưu văn học mới, ghinhận sự chuyển biến sâu sắc trong tâm lý, cảm xúc, ý thức hệ có ảnh hưởng sâuđậm đến đời sống văn hóa tinh thần nhân loại
CNLM nảy sinh do nhiều nguyên nhân – bao gồm cả nguyên nhân từ xã hộilịch sử và nguyên nhân nội tại của văn học nghệ thuật Trong đó, nguyên nhân quantrọng nhất được xem như tiền đề tư tưởng – xã hội trực tiếp đưa đến sự ra đời củaCNLM đó là những kinh nghiệm lịch sử mới gắn liền với Đại cách mạng Pháp(1789 - 1794) Lý tưởng khai sáng cùng những hứa hẹn đầy tinh thần nhân văn chủnghĩa của cuộc Cách mạng đã từng mang lại cho các nhà văn biết bao hy vọng vềmột viễn cảnh tốt đẹp trong tương lai thì giờ đây, cuộc sống thực tại bị phong bế đãhình thành nên trong các nhà văn một cảm quan lịch sử mới thấm đẫm sự chán
Trang 19chường và thất vọng Ảo tưởng tiêu tan, các nhà lãng mạn chủ nghĩa sáng tạo vănhọc nghệ thuật trong một tâm thế chung có tính chất thế giới quan: một mặt thể hiện
sự thất vọng, bất bình đối với thực tại đương thời; mặt khác, là ước mơ khát vọnghoàn thiện, vươn tới lý tưởng phổ quát
Sáng tạo văn học nghệ thuật trong tâm thế chung ấy đòi hỏi ở người cầm bútcần phải có sự thức tỉnh sâu sắc ý thức cá nhân Điều này đã khiến cho những chuẩnmực thẩm mĩ, những quy phạm ràng buộc vốn được xem như “khuôn vàng thướcngọc” của chủ nghĩa cổ điển ở thế kỷ XVII nay trở thành giáo điều, cứng nhắc, cảntrở và kìm hãm sự phát triển của văn học Giải phóng văn chương khỏi nhữngkhuôn mẫu cứng nhắc của chủ nghĩa cổ điển, “CNLM san bằng mọi ngăn cách giảtạo giữa các thể loại, giải phóng cảm hứng và trí tưởng tượng nghệ thuật, làm phongphú ngôn ngữ văn chương” [222, tr.325] Bởi vậy, căn cứ vào những đặc trưng phổbiến nhất, “có thể định nghĩa, CNLM trong văn học là một khuynh hướng thẩm mĩđược khơi nguồn từ sự khẳng định cái tôi cá nhân cá thể được giải phóng về mặttình cảm, cảm xúc, phát huy mạnh mẽ trí tưởng tượng Đối lập với nguyên tắc “bắtchước tự nhiên” của chủ nghĩa cổ điển, phản ứng với tính duy lí, tính quy phạmmực thước của văn chương cổ điển, các nhà lãng mạn đề cao tính tích cực sáng tạo,quyền cải biến thực tại của người nghệ sĩ” [169, tr.110]
Sự thay đổi trong thế giới quan, nhân sinh quan cũng như tâm thế sáng tạo đóđòi hỏi sự lý giải, kể cả lý giải bằng nghệ thuật và bắt buộc phải xem xét lại các
nguyên tắc sáng tác Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,
Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên), tại mục từ “Chủ nghĩa lãng mạn” [59, tr 86-87],tập thể tác giả đã khái quát nguyên tắc sáng tạo của CNLM với những nét tiêu biểugồm:
Thứ nhất: một cá nhân cô đơn xung đột với môi trường xung quanh, mộtkhát vọng tự do cá nhân vô hạn tách biệt với xã hội, dẫn tới sự thích thú với nhữngtình cảm mạnh mẽ, những tương phản gay gắt, những vận động bí ẩn tối tăm củatâm hồn
Thứ hai: vai trò to lớn của cái trực giác, vô thức
Trang 20Thứ ba: ý thức đầy đủ vai trò cá tính sáng tạo của nghệ sĩ đối lập với sự “bắtchước tự nhiên” của Chủ nghĩa Cổ điển CNLM cho rằng nghệ sĩ có quyền cải biếnthế giới hiện thực bằng cách tạo ra cho mình một thế giới riêng đẹp hơn, chân thựchơn và vì thế hiện thực hơn Nó thích sự tưởng tượng phóng khoáng và bác bỏ tínhquy phạm trong mĩ học và sự quy định có tính chất duy lí trong nghệ thuật CNLMđòi hỏi tính lịch sử và tính dân tộc của nghệ thuật với ý nghĩa chủ yếu là tái hiện lạimàu sắc địa phương và thời đại
Với những nguyên tắc sáng tạo trên, CNLM đã “cởi trói” cho văn chươngkhỏi những quy phạm chặt chẽ trước đó đồng thời đề cao tinh thần tích cực sángtạo, coi trọng quyền tự do sáng tác, quyền cải biến thực tại của người nghệ sĩ Nóđặt ra vấn đề xem xét, tái định giá hệ quy chuẩn văn học của chủ nghĩa cổ điển Đâychính là một “bệ phóng” quan trọng góp phần đưa đến những tìm tòi thể nghiệmnhằm đổi mới, cách tân diện mạo đời sống văn học toàn thế giới
1.1.2 Sự xuất hiện của chủ nghĩa lãng mạn trong văn học Việt Nam
Nếu CNLM đã xuất hiện ở Pháp từ thế kỷ XVII và đạt đến thời kỳ phồnthịnh vào cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX thì ở Việt Nam, phải đến những năm
ba mươi của thế kỷ XX CNLM mới thực sự xuất hiện với tư cách là một trào lưuvăn học Bởi đó là thời điểm CNLM trên thế giới (đặc biệt là CNLM Pháp) đã đạtđến giai đoạn phồn thịnh nên CNLM nhanh chóng bén rễ, phát triển mạnh mẽ và chỉtrong một khoảng thời gian ngắn đã mở ra một thời đại mới trong văn học nghệthuật
Cũng phải khẳng định rằng, mặc dù xuất hiện vào những năm ba mươi củathế kỷ XX nhưng những mầm mống của CNLM đã xuất hiện ngay từ cuối thế kỷXIX với những sáng tác thơ văn, từ khúc của Chu Mạnh Trinh, Dương Khuê,Dương Lâm, Đào Tấn Sang đến đầu thế kỷ XX, một số tác phẩm văn học có tính
chất lãng mạn như Khối tình con của Tản Đà, Một tấm lòng của Đoàn Như Khuê,
Giọt lệ thu của Tương Phố, Linh Phượng kí của Đông Hồ, Tố Tâm của Hoàng Ngọc
Phách cũng được xem như là mầm mống của CNLM Tuy những nền tảng đó xuất
Trang 21hiện từ khá sớm nhưng “phải đến đầu những năm 30 của thế kỷ XX, hoàn cảnh vănhóa xã hội ở Việt Nam mới đầy đủ những điều kiện chín muồi để CNLM ra đời Vàđến 1932, CNLM mới thực sự xuất hiện trong VHVN” [169, tr.112]
Ngay sau khi xuất hiện ở Việt Nam, CNLM đã có những bước phát triển mạnh
mẽ với đầy đủ những đặc trưng của nó ở hầu khắp các thể loại và trở thành một tràolưu văn học quan trọng trong VHVN giai đoạn 1930 – 1945 Tiêu biểu hơn cả, đó làvăn xuôi của nhóm TLVĐ (gắn liền với sáng tác của các nhà văn như Nhất Linh,Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam…), sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng, NguyễnTuân trước Cách mạng và thơ ca của phong trào Thơ mới (gắn liền với sáng tác củaThế Lữ, Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên…)
Cần phải nói thêm rằng, mặc dù khẳng định sự phát triển của CNLM trongVHVN gắn liền với sáng tác của các nhà văn trong nhóm TLVĐ nhưng sáng tác củacác nhà văn TLVĐ không thuần túy chỉ là lãng mạn (bên cạnh phần lớn những
TTLM, vẫn có một số ít sáng tác mang khuynh hướng hiện thực như Thoát ly, Thừa
tự); có một số tiểu thuyết Đẹp, Băn khoăn, Bướm trắng, Đôi bạn có yếu tố của chủ
nghĩa hiện đại) Thêm nữa, TTLM không chỉ có trong những sáng tác của các nhàvăn TLVĐ mà còn có trong sáng tác của các nhà văn khác như Nguyễn Huy Tưởng
(An Tư, Đêm hội Long Trì), Nguyễn Tuân (Thiếu quê hương), Nguyễn Công Hoan (Tắt lửa lòng)… Bởi vậy, trong công trình này, khi nói đến tiểu thuyết TLVĐ, tác
giả luận án chỉ đề cập đến những TTLM những tiểu thuyết có yếu tố hiện đại chủnghĩa và những vấn đề có liên quan đến TTLM mà TLVĐ có thể được xem như làmột phần tiêu biểu
Từ sự vận động nội tại và sự tác động của những yếu tố ngoại sinh, CNLMxuất hiện trong VHVN như một đòi hỏi tất yếu của lịch sử văn học Cần phải nóithêm rằng, nếu sự ra đời của CNLM ở phương Tây bắt nguồn từ tinh thần giải phóngcho văn học khỏi những khuôn khổ chật hẹp, những nguyên tắc cứng nhắc của chủnghĩa cổ điển để HĐH văn học cũng như đòi hỏi chuyển mình của văn học để phảnánh tâm thế của con người trong thời đại mới thì sự xuất hiện của CNLM trongVHVN, ngoài những nguyên nhân tương tự kể trên, đó còn là một hình thức đấu
Trang 22tranh bằng văn hóa chống phong kiến quan liêu Bởi thế, tinh thần đấu tranh chốngphong kiến trong VHLM Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 được thể hiện rõ nét quasáng tác của nhiều tác giả, đặc biệt là sáng tác của các nhà văn trong nhóm TLVĐ
Sự xuất hiện của CNLM gắn liền với đó là việc khẳng định cái tôi cá nhân cóvai trò hết sức quan trọng, góp phần không nhỏ trong việc tạo bước dịch chuyển lớnlao từ hệ hình văn học trung đại sang hệ hình văn học hiện đại Có thể khẳng địnhrằng: “sự thay đổi lớn nhất trong VHVN đầu thế kỷ XX gắn liền với sự xuất hiệncủa cái tôi cá nhân (individu) Cái tôi cá nhân đã trở thành nhân lõi của cấu trúcnghệ thuật Thơ mới, VHLM nói riêng và văn học hiện đại nói chung” [42, tr.28]
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp trong Một số vấn đề VHVN hiện đại [42, tr 33]
đã khái quát những thay đổi trong các bình diện thi pháp giữa văn học truyền thống
và hiện đại như sau:
Bình diện thi pháp Thi pháp văn học trung
đại
Thi pháp văn học hiện đại
Quan niệm nghệ thuật Đề cao mục đích giáo huấn Đề cao tiếng nói cá nhân
Tư duy nghệ thuật Sáng tạo trên cơ sở những
quy phạm, những nguyên tắc
đã được xác lập
Sáng tạo trên cơ sở phiêulưu của trí tưởng tượng cánhân
Sự thể hiện con người Giấu kín cá nhân, con người
văn học là con người vũ trụ
Con người cá nhân, cá tínhđược bộc lộ
Ngôn ngữ Nguyên tắc định sẵn, ước lệ,
nhiều điển tích điển cố
Gần gũi với ngôn ngữ đờisống, giàu cá tính
1.2 Tiểu thuyết và tiểu thuyết lãng mạn Việt Nam 1930 – 1945
Trang 231.2.1 Tiểu thuyết và những đặc điểm cơ bản của thể loại
1.2.1.1 Tiểu thuyết và phân loại tiểu thuyết
Tiểu thuyết (tiếng Pháp: Roman, tiếng Anh: Novel, Fiction), với tư cách làmột thể loại của văn học châu Âu, đã nảy sinh từ văn học cổ đại Hy La Trải quamột lịch sử phát triển lâu dài, đến nay, tiểu thuyết được khẳng định như một thể loạigiữ vai trò quan trọng, ở vị trí trung tâm của đời sống văn học Nói như nhà nghiêncứu Lý Hoài Thu, tiểu thuyết “đứng ở vị trí then chốt trong đời sống văn học toànnhân loại” [45, tr 184] Vai trò đó được khẳng định thông qua tầm vóc và ưu thếcủa thể loại – một thể loại “tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ởmọi giới hạn không gian và thời gian Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận củanhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, tái hiện nhiều tính cách
đa dạng” [59, tr.328]
Mặc dù giữ vai trò như một “máy cái” của đời sống văn học nhưng cho đếnnay, việc đưa ra được một định nghĩa chuẩn xác về tiểu thuyết quả là một điều rấtkhó Sở dĩ rất khó bởi nói đúng như nhà lý luận tiểu thuyết M Bakhtin, tiểu thuyết –
đó là “thể loại văn chương duy nhất đang biến chuyển và còn chưa địnhhình….Nòng cốt thể loại của tiểu thuyết chưa hề rắn lại và chúng ta chưa thể dựđoán được hết những khả năng uyển chuyển của nó” [14, tr.21] Chính sự năngđộng, uyển chuyển và biến đổi không ngừng của thể loại khiến cho việc đưa ra mộtđịnh nghĩa chiết trung về tiểu thuyết trở nên khó khăn Sự biến đổi không ngừng của
thể loại cũng được các nhà biên soạn Từ điển thuật ngữ VHVN khẳng định: “Trong
quá trình vận động và phát triển, diện mạo của tiểu thuyết không ngừng thay đổi”[59, tr329] Trong quá trình phát triển của thể loại, tiểu thuyết một mặt định hìnhnhững khuôn mẫu của thể loại, mặt khác, lại tự phủ định mình, phá vỡ nhữngnguyên tắc và vượt qua những ranh giới để đổi mới và phát triển
Định nghĩa tiểu thuyết đã khó, phân loại tiểu thuyết cũng khó khăn tương tự.Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử khẳng định: “Sự đa dạng của tiểu thuyết làm cho mọi
sự phân loại không dễ dàng Cho đến nay vẫn chưa có một cách phân loại nào bao
Trang 24quát được hết các thể loại của tiểu thuyết” [175, tr.313] Bởi vậy, mọi sự phân loạitiểu thuyết chỉ mang tính chất tương đối
Thừa nhận tính chất tương đối trong việc phân loại tiểu thuyết, nhà nghiên
cứu Trần Đình Sử trong Lí luận văn học tập 2 – Tác phẩm và thể loại văn học [175,
tr 317] đã căn cứ theo tiêu chí nội dung, đề tài và đề cập đến một số thể loại tiểuthuyết như: ở phương Đông có tiểu thuyết chí quái (thời Lục triều), tiểu thuyết chínhân, tiểu thuyết truyền kì (thời Đường, Tống Nguyên), tiểu thuyết thoại bản (đờiTống Nguyên Minh), tiểu thuyết chương hồi; ở phương Tây có các dòng tiểu thuyếtnhư: tiểu thuyết hiệp sĩ (Chevalric romance), tiểu thuyết du đãng (Picaresquenovel), tiểu thuyết đen (Roman noir – Gothic novel), tiểu thuyết trinh thám (Romandetective), tiểu thuyết lịch sử (Historical novel), tiểu thuyết giáo dục, tiểu thuyếtluận đề (Problem novel), tiểu thuyết tâm lý (Psychological fiction), tiểu thuyết tựtruyện (Autobiographical novel)
Bên cạnh cách gọi tên tiểu thuyết theo nội dung, đề tài, chúng ta còn thấyxuất hiện cách gọi tên tiểu thuyết theo các trào lưu, khuynh hướng nghệ thuật như:tiểu thuyết cổ điển, TTLM, tiểu thuyết hiện thực Khác với cách gọi tên theo nộidung, cách gọi tên tiểu thuyết theo trào lưu, khuynh hướng nghệ thuật như trên chú
ý nhiều hơn đến đặc trưng thi pháp cũng như định hướng thẩm mỹ và tư tưởng củacác trào lưu, khuynh hướng
Xuất phát từ sự năng động, uyển chuyển và tính chưa hoàn kết của tiểuthuyết, trong lý luận văn học hiện đại, thay vì cố gắng phân loại tiểu thuyết, các nhà
lý luận có xu hướng khái quát những đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết và đi sâunghiên cứu đặc trưng thi pháp cũng như sự vận động phát triển của từng thể loại cụ
thể Bởi vậy, trong Từ điển thuật ngữ văn học [59, tr 328 - 343], sau mục từ Tiểu
thuyết, tập thể các nhà biên soạn đã đề cập đến 11 mục từ về các thể loại cụ thể như:
Tiểu thuyết chương hồi, Tiểu thuyết du đãng, Tiểu thuyết đa thanh, Tiểu thuyết hiệp
sĩ, Tiểu thuyết lịch sử, Tiểu thuyết mới, Tiểu thuyết phiêu lưu, Tiểu thuyết sử thi,Tiểu thuyết tâm lý, Tiểu thuyết trinh thám, Tiểu thuyết truyền kỳ
Trang 251.2.1.2 Những đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết
Việc đưa ra khái niệm về tiểu thuyết cũng như sự phân loại tiểu thuyết gặpnhiều khó khăn bao nhiêu thì việc chỉ ra những đặc điểm cơ bản của thể loại tiểuthuyết cũng gặp khó khăn bấy nhiêu
Trước hết cần phải kể đến ý kiến của nhà lý luận M Bakhtin về những đặc
điểm cơ bản của tiểu thuyết Trong công trình Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, trên
cơ sở khẳng định bản chất năng động và uyển chuyển của thể loại, M Bakhtin đãchỉ ra ba đặc điểm cơ bản làm cho tiểu thuyết khác về nguyên tắc với tất cả các thểloại khác gồm: “1/ Tính ba chiều có ý nghĩa phong cách học tiểu thuyết, gắn liềnvới ý thức đa ngữ được thể hiện trong tiểu thuyết; 2/ sự thay đổi cơ bản các tọa độthời gian của hình tượng văn học trong tiểu thuyết; 3/ khu vực mới, nơi xây dựnghình tượng văn chương tiểu thuyết, chính là khu vực tiếp xúc tối đa với cái hiện tại(đương đại) ở thì không hoàn thành của nó” [14, tr32-33] Theo M Bakhtin, cả bađặc điểm này của tiểu thuyết có mối liên quan hữu cơ với nhau, trong đó đặc điểmđầu tiên được xem là đặc điểm quan trọng nhất
Không chỉ chỉ ra những đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết, M.Bakhtin cònkhẳng định tính chưa hoàn tất của thể loại tiểu thuyết M.Bakhtin nhấn mạnh đốitượng thẩm mỹ trung tâm của tiểu thuyết là cuộc sống hiện tại với tất cả những
“dang dở, chưa xong, chưa thể kết luận…cái hôm nay, cái thì hiện tại chưa hoànthành” [14, tr14] Vì thế, trong tương quan với các thể loại khác, tiểu thuyết là “thểloại văn chương duy nhất đang biến chuyển và chưa định hình….Nòng cốt thể loạicủa tiểu thuyết chưa hề rắn lại và chúng ta chưa thể dự đoán được hết những khảnăng uyển chuyển của nó” [14, tr21] Bởi vậy, theo M.Bakhtin tiểu thuyết là thể loại
tự do, uyển chuyển, không có tính quy phạm như những thể loại khác
Ngoài ra, trong Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, M.Bakhtin còn đề cập đến một
ưu thế của tiểu thuyết mà không thể loại văn học nào có được đó là “một thể loại trongnhiều thể loại” [14, tr22] So với các thể loại văn học khác, tiểu thuyết là thể loại duynhất có khả năng “thu hút những thể loại khác vào trong cấu trúc của mình, biện giải lại
Trang 26và sắp xếp lại trọng tâm cho chúng” [12, tr24] Điều này đã mang lại cho tiểu thuyếtkhả năng tổng hợp nhiều nhất sức mạnh từ nhiều loại hình nghệ thuật khác
Bên cạnh M Bakhtin, M Kundera cũng là nhà lý luận có nhiều suy nghiệmsâu sắc, độc đáo, góp phần xác lập những đặc điểm quan trọng của thể loại tiểuthuyết Tinh thần của tiểu thuyết, theo Kundera, là “hiền minh của lưỡng lự” [95, tr.11], “là tinh thần của sự phức tạp Đó là chân lý vĩnh cửu của tiểu thuyết” [95, tr.24-25] Kundera cũng đặc biệt nhấn mạnh bí ẩn của tâm hồn con người cá nhân nhưmột đặc trưng quan trọng của tiểu thuyết: “tất cả mọi tiểu thuyết của thời đại đềuchăm chú vào bí ẩn của cái tôi” [95, tr 27] Trên nền tảng những suy nghiệm này,
Kundera đã đưa ra những nhận xét sâu sắc trong Di sản bị mất giá của Cervantes:
“Nếu quả thật khoa học và triết học đã bỏ quên bản thể con người, thì càng rất rõràng là với Cervantes đã hình thành một nền nghệ thuật châu Âu vĩ đại mà thực chấtkhông có gì khác hơn là khảo sát chính cái bản thể bị bỏ quên đó Lần lượt từngcái một, tiểu thuyết đã khám phá, theo kiểu của nó, bằng logic riêng của nó, nhữngmặt khác nhau của tồn tại” [95, tr 9]
Ở Việt Nam, những đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết cũng được đề cập đến
trong nhiều công trình lý luận như: Năm bài giảng về thể loại [73], Từ điển thuật
ngữ văn học [59], 150 thuật ngữ văn học [9], Lí luận văn học [115], Lí luận văn học
[45], Lí luận văn học – Tác phẩm và thể loại văn học [175]… Trong luận án này,
chúng tôi chỉ đề cập đến những đặc điểm cơ bản của thể loại đã được tập thể các
nhà nghiên cứu Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trình bày trong Từ
điển thuật ngữ văn học [59] Ưu điểm của hướng tiếp cận thể loại để chỉ ra những
đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết này chính là các tác giả không xem xét tiểu thuyếtnhư một thể loại riêng lẻ, độc lập mà luôn đặt thể loại trong tương quan so sánh vớinhững thể loại khác Trên cơ sở đó, các tác giả đã chỉ ra những đặc trưng tiêu biểucủa tiểu thuyết như sau:
Thứ nhất: “đặc điểm tiêu biểu nhất của tiểu thuyết là cái nhìn cuộc sống từgóc độ đời tư” [59, tr.329] Đây là đặc điểm khiến tiểu thuyết khác với các thể loại
tự sự khác như ngụ ngôn, anh hùng ca (sử thi) Tiểu thuyết ngay từ khi mới ra đời
Trang 27đã có đặc điểm này nhưng mức độ đậm nhạt của yếu tố đời tư trong mỗi giai đoạnphát triển của thể loại lại một khác “Yếu tố đời tư càng phát triển thì tính chất tiểuthuyết càng tăng, ngược lại, yếu tố lịch sử dân tộc càng phát triển thì chất sử thicàng đậm đà” [59, tr.329]
Thứ hai: “Nét tiêu biểu thứ hai làm cho tiểu thuyết khác với truyện thơ,trường ca, thơ trường thiên và anh hùng ca là chất văn xuôi” [59, tr 329] Nhờ chấtvăn xuôi, tiểu thuyết có khả năng hấp thụ vào trong nó tất cả những bề bộn ngổnngang của cuộc sống với đầy đủ những phương diện thẩm mĩ phong phú đa dạngnhư cái bi, cái hài, cái cao cả, cái đẹp, cái tầm thường, cái thấp hèn
Thứ ba: “cái làm cho nhân vật tiểu thuyết khác với các nhân vật sử thi, nhânvật kịch, nhân vật truyện trung cổ là ở chỗ: nhân vật tiểu thuyết là “con người nếmtrải”, tư duy, chịu khổ đau, dằn vặt của cuộc đời” [59, tr 330]
Thứ tư: “thành phần chính yếu của tiểu thuyết không phải chỉ là cốt truyện
và tính cách nhân vật Ngoài hệ thống sự kiện, biến cố và những chi tiết tính cách,tiểu thuyết miêu tả suy tư của nhân vật về thế giới, về đời người, phân tích cặn kẽcác diễn biến tình cảm ” [59, tr 330] Điều này làm cho tiểu thuyết khác biệt vớitruyện ngắn và truyện vừa
Thứ năm: “tiểu thuyết xóa bỏ khoảng cách về giá trị giữa người trần thuật vànội dung trần thuật của anh hùng ca, để miêu tả hiện thực như cái hiện tại đươngthời của người trần thuật” [59, tr 330] Nói cách khác, tiểu thuyết tiếp cận hiện thựcđời sống từ góc nhìn hiện tại – hiện tại đang sinh thành và biến đổi – là cái hôm naydang dở chưa hoàn kết “Chính đặc điểm này khiến tiểu thuyết trở thành thể loại dânchủ, cho phép người trần thuật có thể có thái độ thân mật, thậm chí suồng sã đối vớinhân vật của mình” [59, tr 330]
Cuối cùng, “tiểu thuyết là thể loại có khả năng tổng hợp nhiều nhất các khảnăng nghệ thuật của cá thể loại văn học khác” [59, tr 330] Bản chất thể loại đượcthể hiện thông qua khả năng thu hút thể loại này, ngốn nuốt thể loại kia vào bên
Trang 28trong cấu trúc của thể loại Điều này giúp cho tiểu thuyết luôn vận động, luôn pháttriển, có khi bành trướng, lấn át các thể loại văn học khác
1.2.2 Khái quát về tiểu thuyết lãng mạn Việt Nam 1930 – 1945
Như đã khẳng định, VHVN giai đoạn 1930 – 1945 là giai đoạn diễn ra vôcùng quyết liệt quá trình HĐH với sự nở rộ của nhiều khuynh hướng và trào lưu vănhọc Sự thức tỉnh ý thức cá nhân đã trở thành hạt nhân cốt lõi tác động đến sự pháttriển của đời sống văn học trên nhiều phương diện: quan niệm nghệ thuật, tư duysáng tạo, sự thể hiện con người, ngôn ngữ, giọng điệu… Nằm trong tiến trình HĐH
đó, đời sống thể loại cũng có những biến đổi phức tạp: sự biến mất của một số thểloại không còn phù hợp; sự xuất hiện của một số thể loại mới; sự cải biến, đổi mới,phá bỏ nguyên tắc, thay đổi diện mạo của những thể loại truyền thống; ngôi thứ vàvai trò, vị trí thể loại trong đời sống văn học cũng có sự hoán đổi (trước đây thơ phúđược đề cao, tiểu thuyết bị coi nhẹ thì nay văn xuôi và tiểu thuyết trở thành nhân vậtchính trên sân khấu văn học) Cùng với phong trào Thơ Mới, tiểu thuyết 1930 –
1945 đã mở ra “một thời kỳ rực rỡ huy hoàng trong văn học dân tộc – một thời kỳphát triển đến đỉnh cao của thể loại với nhiều tác phẩm xuất sắc Cả hai dòng chủđạo: TTLM (của Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam) và “tiểu thuyếthiện thực phê phán” (của Ngô Tất Tố, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn CôngHoan, Nguyên Hồng) đều phát triển theo mô hình phương Tây (chủ yếu là TTLM
và hiện thực thế kỷ XIX) Nhìn chung, đến thời điểm này, tiểu thuyết Việt Nammới có được những mẫu mực hoàn chỉnh và trưởng thành như một thể loại độclập” [54, tr.84]
Với tôn chỉ mục đích rõ ràng (“Tự sức mình làm ra những sách có giá trị vềvăn chương… nhằm làm giàu thêm cho văn sản trong nước; theo chủ nghĩa bìnhdân…; dùng lối văn giản dị, dễ hiểu, ít chữ Nho, một lối văn có tính cách An Nam;lúc nào cũng mới, trẻ, yêu đời, có chí phấn đấu và tin ở sự tiến bộ; ca tụng nhữngnết hay vẻ đẹp của nước mà có tính cách bình dân…; trọng tự do cá nhân; làm chongười ta biết rằng đạo Khổng không hợp thời nữa; Đem phương pháp khoa họcThái Tây ứng dụng vào văn chương Việt Nam” [42, tr.68]), tiểu thuyết TLVĐ nói
Trang 29riêng và TTLM Việt Nam nói chung đã làm nên bước ngoặt quan trọng trong lịch
sử phát triển của thể loại trên cả phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật
Trên phương diện nội dung, TTLM 1930 – 1945 là tiếng nói đòi giải phóngcái tôi cá nhân một cách ráo riết, quyết liệt, mạnh mẽ Đó là những con người cánhân hiện đại với tất cả sự phong phú và phức tạp gắn liền với sự tồn tại của chínhmình (tâm lý, bản ngã, vô thức, hoài nghi…) Tập trung vào tiếng nói ấy, TTLM ítquan tâm đến những mảng hiện thực xã hội rộng lớn với những sự kiện tầm cỡ quốcgia dân tộc mà chủ yếu đi sâu khai thác đời sống con người cá nhân với những khátvọng tự do yêu đương, chống lễ giáo phong kiến Xu hướng tiếp cận yếu tố đời tưcủa con người cá nhân đã được TTLM triển khai trên nhiều bình diện: từ đề tài tìnhyêu, quá khứ, thiên nhiên, xê dịch, phong tục tập quán, lịch sử (tiếp cận lịch sử từ sốphận con người cá nhân) Trên tinh thần tôn trọng tự do cá nhân, nhân vật trung tâmcủa TTLM không phải là con người mang mẫu số chung của cộng đồng mà lànhững con người cá nhân riêng lẻ - con người cá nhân đời tư, đại diện cho chínhmình – mang những suy tư tình cảm có khi đi ngược lại mẫu số chung của cộngđồng Thoát khỏi bóng dáng bề thế của sử thi, thôi gánh vác những trọng trách tolớn của lịch sử và cộng đồng, con người cá nhân trong TTLM 1930 – 1945 xác lập
vị trí tồn tại đúng nghĩa với tư cách là nhân vật của tiểu thuyết – là con người tư duy
và nếm trải – con người với những suy tư, đắn đo, trăn trở về những lựa chọn, hạnhphúc và đau khổ, kể cả những cô đơn và dằn vặt
Trên phương diện hình thức nghệ thuật, TTLM coi trọng các thủ pháp vàphương thức trần thuật hướng đến khám phá chiều sâu tâm lý của nhân vật; chủtrương viết một lối văn giản dị, dễ hiểu, ít dùng chữ Nho, có tính cách An Nam đểchống lại lối văn nặng về chữ Hán…
Với những đổi mới trên phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật,TTLM 1930 – 1945 đã có nhiều đóng góp quan trọng cho lịch sử phát triển của thểloại nói riêng và đời sống VHVN nói chung
Trang 30Đóng góp quan trọng nhất của TTLM Việt Nam 1930 – 1945 là tinh thần giảiphóng cái tôi cá nhân quyết liệt và mạnh mẽ Xuất phát từ những nguyên nhân sâu
xa trong đời sống tinh thần xã hội nửa đầu thế kỷ XX, vấn đề giải phóng cá nhânđòi quyền sống, quyền hạnh phúc, quyền tự do yêu đương và bình đẳng xã hội đượccoi là nhu cầu cấp thiết của xã hội và lịch sử Trên bình diện văn học, tinh thần giảiphóng cái tôi là sự “cởi trói” cho chủ thể sáng tạo cũng như tiếp nhận văn học khỏinhững quy phạm trói buộc Bởi vậy, nó thực sự là nguồn năng lượng hạt nhân quantrọng góp phần tạo bệ phóng cho những đổi mới sáng tạo trong văn học
Trên phương diện thể loại, TTLM 1930 – 1945 có ý nghĩa đặc biệt đối với
tiến trình phát triển của thể loại Tiếp bước những tín hiệu đáng mừng từ Tố Tâm
(Hoàng Ngọc Phách), TTLM đã tiến một bước dài hơn, đặt dấu mốc quan trọngtrong công cuộc HĐH thể loại trên nhiều phương diện: xây dựng nhân vật, tổ chứckết cấu, ngôn ngữ trần thuật… Ở đó, “không còn dấu vết của tiểu thuyết chương hồi
và câu văn biền ngẫu như văn học trung đại, ngôn ngữ văn học trong sáng và tinh tế,đặc biệt là nghệ thuật phân tích tâm lý sâu sắc… Nhiều gấp khúc tâm lý đã đượcmiêu tả sinh động….” [42, tr.72] Thậm chí, “những mặt khuất tối của bản thể cánhân cũng bắt đầu được quan tâm trong tiểu thuyết, báo hiệu cho sự ảnh hưởng củachủ nghĩa hiện đại trong VHVN ở giai đoạn tiếp theo” [42, tr.71-72] Không đi theolối mòn của các bậc tiền nhân, TTLM 1930 – 1945 là kết quả của sự tiếp nhận vàphát triển những quan điểm mỹ học hiện đại phương Tây trên cơ sở kết hợp khánhuần nhị với giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, nỗ lực HĐH thể loại trên nhiềuphương diện từ đó đánh dấu sự hoàn tất trong bước chuyển văn học từ mô hìnhtruyền thống sang hiện đại
Xem xét những đóng góp của TTLM trên nhiều phương diện, nhà nghiêncứu Nguyễn Đăng Điệp đã rất xác đáng khi khẳng định rằng: “Trước đây, khi đánhgiá về TLVĐ ở giai đoạn cuối trào, một số nhà nghiên cứu coi đó là sự bế tắc,không lối thoát của chủ nghĩa cá nhân Nhưng từ khía cạnh thi pháp thể loại, có thểnhận thấy đây là một phát triển đáng chú ý Đó là việc nhà tiểu thuyết đã cố gắngkhám phá và miêu tả những miền khuất tối của bản ngã cá nhân Đây chính là một
Trang 31trong những đặc điểm quan trọng của chủ nghĩa hiện đại mà Kafka là người mởđường” [42, tr.72]
1.3 Tình hình nghiên cứu về tiểu thuyết lãng mạn Việt Nam 1930 - 1945
1.3.1 Đôi nét về tình hình nghiên cứu văn học lãng mạn trên thế giới
Trước khi khái quát tình hình nghiên cứu về TTLM Việt Nam 1930 – 1945,tác giả luận án khái quát tình hình nghiên cứu về VHLM trên thế giới Khi xem xéttương quan về sự quan tâm đến VHLM ở trong nước và trên thế giới, nhà nghiêncứu Hoàng Tố Mai đã khẳng định: “Có một thực tế là văn học lãng mạn (VHLM) ở
ta dường như bị lãng quên trong khi trên thế giới nó vẫn được nghiên cứu rấtnghiêm túc, toàn diện Thậm chí có nhiều tác phẩm lãng mạn được khám phá lạitrong trường ảnh hưởng của lý thuyết mới” [124, tr.7]
Lược qua tình hình nghiên cứu về VHLM trên thế giới, quả thực, nhữngnghiên cứu về CNLM chưa bao giờ có một lịch sử hoàn kết Điều này có thể đượckhẳng định thông qua những bài báo khoa học, những công trình nghiên cứu côngphu đến thời điểm hiện tại vẫn không ngừng được viết tiếp, được xuất bản Có thểkhái quát một số khuynh hướng nghiên cứu về CNLM hiện nay như sau:
Nghiên cứu về chủ nghĩa lãng mạn trong tương quan so sánh với các trào lưuvăn học khác như chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa hậu hiện đại….Một số công trình nghiên cứu quy mô được tiến hành gần đây nhất được triển khai
trên tinh thần trên có thể kể đến như: Classicism and Romanticism (2019) của
Michael Peter Bolus (Tác giả xem xét mối tương quan giữa chủ nghĩa lãng mạn vớichủ nghĩa cổ điển trên tinh thần chỉ ra sự vận động từ chỗ được xem là đối lập nhauđến chỗ tìm ra những điểm chung, sự giao thoa giữa chúng và sự kết hợp chồng chéomột cách thú vị, hiệu quả giữa chúng Đặc biệt, tác giả còn chỉ ra những khía cạnh màchủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa cổ điển có sự kết hợp để trở thành nền tảng cho
nghệ thuật hiện đại); Romanticism And Postmodernism (1999) của Edward Larrissy
(Công trình tập hợp nhiều bài viết xoay quanh vấn đề về chủ nghĩa lãng mạn và chủnghĩa hậu hiện đại Đúng như tác giả chia sẻ, tiêu đề cuốn sách đề cập đến hai chủ đề
có thể tách rời nhưng ở công trình này, tác giả lại luôn để hai chủ đề trong mối quan
Trang 32hệ chặt chẽ Từ quan điểm cho rằng có sự “di truyền” từ chủ nghĩa lãng mạn – chủnghĩa hiện đại – chủ nghĩa hậu hiện đại, tác giả khẳng định chủ nghĩa lãng mạn vẫnluôn tồn tại trong hiện tại – cả về xu hướng, chủ đề, phong cách Không chỉ khẳngđịnh chủ nghĩa hiện đại thực chất là sự tái tạo của chủ nghĩa lãng mạn, tác giả còn chorằng chủ nghĩa hậu hiện đại cũng là một “đột biến khác” của cái gốc ban đầu (chủ
nghĩa lãng mạn); Aesthetic Notes on the End of Romanticism (2023) của Sylvia
Borissova (bài viết đi sâu phân tích so sánh về tính chủ quan của chủ nghĩa lãng mạn
và chủ nghĩa hậu hiện đại trên tinh thần tôn vinh chủ nghĩa lãng mạn với vai trò đặtnền tảng quan trọng cho sự kế thừa, phát triển của chủ nghĩa hậu hiện đại)
Bên cạnh khuynh hướng nghiên cứu về mối quan hệ giữa chủ nghĩa lãngmạn với trào lưu/ khuynh hướng nghệ thuật khác, việc nghiên cứu về chủ nghĩa lãngmạn với tư cách là một trào lưu/ khuynh hướng nghệ thuật vừa mang tinh thần dântộc chủ nghĩa, vừa mang tinh thần xuyên quốc gia cũng đã được đặt ra Một số côngtrình nghiên cứu mới nhất được triển khai theo hướng này có thể được kể đến như:
European Romantic Literature (2024) do Trường Đại học Cambridge xuất bản
(công trình rất công phu này gồm 20 chương tập hợp những nghiên cứu dày dặn vềchủ nghĩa lãng mạn ở một phạm vi không gian rộng lớn với tư cách là một hiện
tượng vừa mang tính dân tộc, vừa mang tính toàn cầu); Handbook of American
Romanticism (2021) của Clemens Spahr, Johannes Gutenberg University Mainz;
Philipp Löffler, Jan Stievermann (tác phẩm là cuộc khảo sát toàn diện về các trườngphái, tác giả, tác phẩm khác nhau đã hình thành nên văn học thời kỳ tiền chiến ởHoa Kỳ);…
Ngoài ra, cũng có một khuynh hướng nghiên cứu về chủ nghĩa lãng mạn dựatrên những khái niệm mới được đề xuất và từ đó nhìn thấy trong chủ nghĩa lãngmạn những vấn đề của đời sống hiện tại Một số khái niệm có thể kể đến như
“Imagination” (trí tưởng tượng), “Romantic Bliss” (hạnh phúc lãng mạn),
“Optimism” (sự lạc quan), “Genius” (thiên tài)… Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu
này có thể đề cập đến một vài công trình nghiên cứu tiêu biểu như: The Poetic
Genius of Early Romanticism: Manifestations of the Imagination in William Blake,
Trang 33Friedrich Schiller, and Friedrich Schlegel (2023) của A Cristiá (bài viết xem xét
chủ nghĩa lãng mạn không chỉ là một phong trào văn hoá lan rộng chủ yếu khắpchâu Âu mà còn đại diện cho sự tự do của tinh thần sáng tạo và đưa đến sự xuấthiện của những “thiên tài” Bài viết mục đích phân tích khái niệm “Thiên tài” (nhưđược tìm thấy trong Herder, Novalis, và đặc biệt là ở William Blake, FriedrichSchiller và Friedrich Schlegel) như là biểu hiện cao nhất của trí tưởng tượng, có xuhướng hướng tới các khái niệm vô cực của riêng mình, tìm cách đưa mình vượt rangoài nhu cầu đạt được sự tổng hợp kiến thức mang tính thẩm mỹ-lịch sử);
Romantic Bliss—or, Romanticism Is Not an Optimism, European Romantic Review
(2021) của Kirill Chepurin (Bài tiểu luận này đề xuất suy nghĩ lại Chủ nghĩa lãng
mạn thông qua khái niệm “Romantic Bliss” (hạnh phúc lãng mạn) Tác phẩm chỉ ra
rằng “Romantic Bliss” không chỉ là một khái niệm lãng mạn cốt lõi mà còn mangtính suy đoán về chủ nghĩa lãng mạn như là một dự án, một xu hướng được tạo ra từ
sự vướng mắc đối kháng giữa hạnh phúc và thế giới hiện đại của phương Tây Tiểuluận này đi qua chủ nghĩa lãng mạn của Đức và Anh để thu thập những mảnh hạnhphúc rải rác, và tập hợp lại hạnh phúc lãng mạn trong tính nội tại của một thế giới,
sự vô tận của vũ trụ hậu Copernicus và sự xung đột (thường là bạo lực) của nó với
thế giới); Imagination as Dynamism: Shaping Romantic Poetic Expressions (2023)
của Lok Raj Sharma;…
Ngoài ra, việc nghiên cứu về văn học lãng mạn từ góc nhìn thể loại (thơ lãngmạn, tiểu thuyết lãng mạn) và đóng góp riêng của những tác phẩm văn học lãngmạn cho nền quốc gia dân tộc vẫn tiếp tục được nghiên cứu Ta có thể thấy điều này
qua một số công trình mới được xuất bản gần đây như: Two-faced Janus of early
French romanticism: Pierre Simon Ballanche as an esthetician and writer (2024)
của Mankovskaya Nadezda Borisovna (công trình đã đi sâu nghiên cứu về vấn đềtriết học và thẩm mỹ cơ bản trong mỹ học của Pierre Simon Ballanche với tư cách
là người đặt nền móng cho chủ nghĩa lãng mạn Pháp Tác phẩm cũng đi sâu phântích những tầng bậc sáng tạo thẩm mỹ của ông - rõ ràng và tiềm ẩn qua đó khẳngđịnh những ý tưởng độc đáo của ông trong nền nghệ thuật của chủ nghĩa lãng mạn);
Trang 34European Romantic Literature (2024) do Trường Đại học Cambridge xuất bản (Tác
phẩm đã đề cập đến hơn năm trăm tác phẩm và thông qua mạch nối, mối quan hệgiữa các tác phẩm để vẽ lên tấm bản đồ thể hiện một câu chuyện lịch sử mạch lạc vềchủ nghĩa lãng mạn vừa mang tính đặc thù của từng quốc gia, vừa mang tính phổquát của toàn châu Âu);…
Ngoài ra, như trong Di sản văn học lãng mạn – những cách đọc khác của
Hoàng Tố Mai, trên cơ sở dịch thuật và giới thiệu những bài nghiên cứu củaE.G.Milyugina, Franl P Riga, E.J.Clery, tác giả cũng đưa người đọc đến với nhữngcách tiếp cận rất mới mẻ về chủ nghĩa lãng mạn trên thế giới “Đó là cách đọc từnền tảng triết học, từ góc độ xã hội học hoặc tiếp nhận so sánh văn học với một chủđề” [124, tr7]
Như vậy, bằng việc điểm qua đôi nét về tình hình nghiên cứu về văn họclãng mạn trên thế giới, người viết nhận thấy tại thời điểm hiện tại, những công trìnhnghiên cứu công phu về chủ nghĩa lãng mạn vẫn tiếp tục được tiến hành Điều đócho thấy những góc độ mới trong nghiên cứu về chủ nghĩa lãng mạn đã mở ra khảnăng đi sâu phát hiện và đưa đến những lý giải mới mẻ
1.3.2 Lịch sử nghiên cứu về tiểu thuyết lãng mạn 1930 – 1945 ở Việt Nam
Với một hiện tượng văn học sử phức tạp như TTLM 1930-1945, việc kháiquát tình hình nghiên cứu gặp không ít những khó khăn Chính bởi sự thiếu rànhmạch trong việc lựa chọn khuynh hướng sáng tác, sự pha trộn đan xen bút pháp củaCNLM và chủ nghĩa hiện thực, CNLM và chủ nghĩa hiện đại trong nhiều trườnghợp… đã khiến cho người nghiên cứu có phần ngần ngại khi gọi tên “TTLM” trongquá trình nghiên cứu Tuy nhiên, với khối lượng tư liệu đồ sộ có liên quan đếnTTLM thuộc phạm vi khảo sát, tác giả công trình có thể khẳng định: TTLM đã thuhút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu ngay từ khi mới xuất hiện và tính đến nay,khi gần một thế kỷ sắp trôi qua, TTLM tiếp tục mở ra những hướng nghiên cứu vàtiếp nhận mới góp phần đánh giá công tâm, khách quan, khoa học hơn về vai trò củaTTLM trong HĐH tiểu thuyết nước nhà
Trang 35Như đã khẳng định, TTLM 1930 – 1945 có những đóng góp quan trọng cholịch sử văn học và thể loại trên nhiều phương diện Tuy nhiên, khi nhìn lại lịch sửnghiên cứu, giữa một kho tư liệu đồ sộ thì những bàn luận đánh giá về TTLMkhông phải khi nào cũng thuận chiều, thống nhất Nói cách khác, là một sản phẩmcủa lịch sử và văn hóa Việt Nam, thế nhưng gần một thế kỷ qua, TTLM Việt Nam
1930 – 1945 đã phải trải qua một lịch sử nghiên cứu đầy phức tạp với không ítnhững trắc trở, thăng trầm trong tiếp nhận và đánh giá Để thấy rõ những thay đổitrong nhận định, đánh giá về TTLM Việt Nam 1930 – 1945, tác giả luận án đã khảosát lịch sử vấn đề qua từng giai đoạn cụ thể: trước 1945; từ 1945 đến 1985 và từ
1986 đến nay
1.3.2.1 Giai đoạn trước 1945
Giai đoạn trước 1945 là thời kỳ lịch sử nghiên cứu về TTLM Việt Nam đượcviết lên bởi những người cùng thời với các tác giả Với ưu thế của người cùng thời,cùng tắm chung bầu dưỡng chất thời đại, sự xuất hiện của TTLM Việt Nam ngay từđầu đã trở thành tâm điểm chú ý của độc giả, các nhà văn và những nhà nghiên cứuphê bình văn học cùng thời – trong đó có cả những người có cùng lập trường tưtưởng, cùng quan điểm đạo đức xã hội và những người ở “bên kia chiến tuyến”
Với những nhà văn, những nhà nghiên cứu có cùng lập trường quan điểmđạo đức xã hội, khi bàn luận về TTLM, trên cơ sở tương quan so sánh với tiểuthuyết giai đoạn trước đó, các nhà văn, các nhà nghiên cứu có quan điểm đánh giácao (đôi khi còn đề cao quá mức) TTLM 1930 – 1945 trên cả hai phương diện:trên phương diện nội dung tư tưởng là tinh thần đấu tranh giải phóng cá nhân vàtrên phương diện nghệ thuật trần thuật đó là nghệ thuật tả cảnh và miêu tả tâm lý
Một số công trình có thể kể đến như: Dưới mắt tôi (Trương Chính, 1939); Việt Nam
văn học sử yếu (Dương Quảng Hàm, 1941), Nhà văn Việt Nam hiện đại (Vũ Ngọc
Phan, 1942)
Trong Dưới mắt tôi, Trương Chính đã dành hơn một trăm trang văn bản
đề cập đến các nhà văn lãng mạn trong đó tác giả đã tập trung ca ngợi nội dung
Trang 36chống lại sự áp chế Khổng giáo và cải tạo xã hội của TTLM Qua những sáng táctiêu biểu, TTLM đã “công bố sự bất hợp thời của một nền luân lý khắc khổ, eohẹp đã giết chết bao nhiêu hy vọng, đè bẹp bao nhiêu lực lượng đáng kể, giamhãm bao nhiêu chí khí bồng bột đang ao ước sống một đời đầy đủ, một đời mãnhliệt, cường tráng” [85, tr.625] Tác giả đã dành hết lời khen ngợi đối với một số
tiểu thuyết như: “Đoạn tuyệt là một kiệt tác trong VHVN hiện đại Vì Đoạn tuyệt không chỉ có giá trị xã hội, nó còn có một giá trị tâm lý” [85, tr.629]; “Hồn
bướm mơ tiên là quyển truyện thứ nhất của sức cám dỗ lạ lùng ( ) Không kèn
không trống, ông Khái Hưng đã đổi mới văn chương, từ bản cách đến thể chất,hay nói khiêm tốn hơn, ông đã đem vào văn chương một nghệ thuật mới, sắc sảo
và huyền diệu ( ) Hồn bướm mơ tiên mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử VHVN và tác giả nó là một nhà luân lý ( ) Hồn bướm mơ tiên là một hòn châu
báu” [85, tr.637 – 641]
Cũng xuất phát từ quan điểm xã hội, qua công trình Việt Nam văn học sử
yếu, tác giả Dương Quảng Hàm đã tiếp nối cảm hứng khẳng định, ca ngợi những giá
trị của TTLM (đặc biệt là những TTLM của TLVĐ) Tác giả tập trung nhấn mạnhTTLM trên phương diện xã hội (“đã làm rõ rệt cái dở, cái rởm, cái buồn cười, cáigiả dối trong các hủ tục, thiên kiến của ta” [57, tr.211]) và trên phương diện văn học(đã “làm cho thể văn tiểu thuyết được đắc thắng lại có công trong việc làm chovăn quốc ngữ trở nên sáng sủa, bình giản, khiến nhiều người thích đọc” [57, tr.211]) Ông còn nhấn mạnh “hầu hết các tiểu thuyết của ông (Nhất Linh) là nhữngluận đề tiểu thuyết” [57, tr.210] và khi đọc TTLM Dương Quảng Hàm cho rằng: “tanhận thấy sự xung đột của quan niệm với và tập tục cũ, mà kết cục thì hoặc là sựđắc thắng của quan niệm mới, hoặc là sự đắc thắng của tập tục cũ tuy vẫn cókhuynh hướng xã hội, nhưng lại thiên về mặt lý tưởng và có thi vị riêng tả người,
tả cảnh tuy xác thực mà có một vẻ nhẹ nhàng, thanh tú khiến cho người đọc thấycảm” [57, tr.210 - 211]
Bên cạnh những lời khen ngợi và khẳng định giá trị của tiểu thuyết, TTLM lúcđương thời cũng trở thành đối tượng phê phán của không ít các nhà văn không có
Trang 37cùng quan điểm đạo đức xã hội Tiêu biểu cho khuynh hướng phê phán này làTrương Tửu Trên lập trường coi trọng đạo đức và lễ giáo phong kiến, Trương Tửu
đã đặt ra vấn đề cần phải bài trừ một số văn phẩm hoàn toàn về nghệ thuật mà có ảnhhưởng tai hại đến cá nhân và xã hội Thậm chí, Trương Tửu còn lên án các tác giaTTLM đã phá hoại giá trị tốt đẹp của những người phụ nữ và vì lẽ đó tác giả đã hôhào tất cả những đàn bà, những cô quan tâm đến vấn đề phụ nữ nên kết án chúng
TTLM cũng đã trở thành nhân tố đưa đến cuộc tranh luận trên các mặt báo giữaNguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng với các nhà văn lãng mạn về nội dung tư tưởngtiểu thuyết Lịch sử văn học nhìn lại “cuộc bút chiến” giữa Vũ Trọng Phụng và các nhàvăn lãng mạn (1937) như một cuộc đụng độ gay gắt về chí hướng sáng tạo giữanhững nhà văn lãng mạn và hiện thực: "Các ông cứ muốn tiểu thuyết là tiểu thuyết.Tôi và các nhà văn cùng chí hướng như tôi, muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời Cứ mộtchỗ trái ngược nhau ấy cũng đủ khiến chúng ta còn xung đột nhau nữa” [157]
Bên cạnh hướng tiếp cận từ quan điểm đạo đức xã hội, hướng tiếp cận
TTLM từ đặc trưng thể loại đã được ghi nhận từ trước 1945 Năm 1942, trong Nhà
văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan có nhiều nhận xét ghi nhận nỗ lực đổi mới HĐH trong
TTLM 1930 – 1945, trong đó tập trung nhiều vào tiểu thuyết của Nhất Linh và KháiHưng: “Từ cái lối còn cổ lỗ như Nho phong, tiểu thuyết của ông đã đi vào loại tìnhcảm, rồi đi thẳng vào lối tiểu thuyết luận đề” [152, tr.837] Vũ Ngọc Phan nhấnmạnh: “lời văn trác tuyệt ngòi bút lão luyện Khái Hưng, như người ta đã thấy, làmột nhà tiểu thuyết có biệt tài dù ở tiểu thuyết lý tưởng, tiểu thuyết phong tục haytiểu thuyết tâm lý, cái đặc sắc là sự xét nhận rất đúng về tâm hồn nam nữ thanhniên Việt Nam” [152, tr.780] Với những nhận định khách quan và trung thực, VũNgọc Phan đã là người sớm có những khám phá, tìm tòi, phát hiện và khẳng địnhnhững đổi mới trong nghệ thuật của TTLM Cùng với những nhận định, đánh giá về
Nhất Linh và Khái Hưng, trong Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan dành nhiều trang
viết về Nguyễn Tuân Dưới góc nhìn của nhà phê bình, Nguyễn Tuân “là một nhàvăn đứng hẳn ra một phái riêng, cả về lối văn lẫn về tư tưởng” [152, tr 456] Trên
cơ sở chỉ ra “căn bệnh xê dịch” trong Thiếu quê hương, Vũ Ngọc Phan đã nhận định
Trang 38tác phẩm “chứng tỏ tác giả là người đã sống nhiều, đã biết nhìn đời bằng con mắt
vọ Nghĩa là nhìn, rồi kêu lên những tiếng rùng rợn, sâu thẳm giữa yên lặng làm cho
người đời sợ” [152, tr.471] Ở góc độ người đọc, Vũ Ngọc Phan đánh giá “Thiếu
quê hương là một tập không gợi được sự ham mê của người đọc, nó chỉ là một tiểu
thuyết ngắn dài dòng, không đủ cốt cách để là một truyện dài vững chãi” [152, tr.478] Tuy nhiên, ở một góc độ khác, dưới con mắt của nhà phê bình, Vũ Ngọc Phanlại khẳng định sức hấp dẫn đặc biệt từ ma lực của yếu tố bản năng trong văn chươngNguyễn Tuân cũng như sức mạnh của trí tưởng tượng khi tác giả viết về quê hươngđất nước: “dù lê thê hay gọn gàng, đọc Nguyễn Tuân bao giờ người ta cũng thấymột hứng thú đặc biệt: đó là sự thâm trầm trong ý nghĩ, sự lọc lõi trong quan sát, sựhành văn một cách hoàn toàn Việt Nam…Ông gần như muốn tin ở cái ma lực củabản năng, ông lại ưa thích những cái cố hữu…Sự thật thì chỉ những khi viết vềnhững cái xưa cũ, những cái thuộc về quê hương đất nước hay những cái có thểtưởng tượng nhớ đến quê hương đất nước, ông mới viết tinh vi và sâu sắc” [152,tr.483]
Nếu trước cách mạng tháng Tám, TTLM của Nhất Linh, Khái Hưng, NguyễnTuân đều được bàn luận khá sôi nổi thì những sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng –một phần vì sự trình làng muộn màng nhất (1942, 1943) nên ít được chú ý Trongkhi các TTLM khác đã góp phần mang lại tên tuổi cho các nhà văn trên văn đàn,TTLM của Nguyễn Huy Tưởng phải khó khăn lắm mới bán được cho một tạp chíchuyên về khảo cứu lịch sử (tạp chí Tri Tân), ít có tiếng về văn chương Trongnhững ghi chép từ nhật ký của Nguyễn Huy Tưởng, nhà văn đã viết về nhận định
của Trương Tửu đối với tiểu thuyết Đêm hội Long Trì của mình: Trương Tửu chê
tiểu thuyết ít hoạt động, thiếu hấp dẫn nên đã từ chối mua
Điểm qua lịch sử nghiên cứu về TTLM trước 1945 chúng ta có thể thấy,nhìn chung, ngay từ khi mới xuất hiện, TTLM đã thu hút sự chú ý của người đọccũng như những nhà văn, những nhà nghiên cứu đương thời với những ý kiến tráichiều Đã có không ít những lời ca ngợi TTLM nhưng phần lớn còn khá chungchung, chủ yếu xoay quanh phương diện nội dung tư tưởng (tinh thần đấu tranh giải
Trang 39phóng cá nhân), và nghệ thuật (miêu tả tâm lý, nghệ thuật tả cảnh, tính chất tâm lý).Những ý kiến phê phán TTLM chủ yếu dựa trên quan điểm văn chương phải phảnánh những vấn đề hiện thực của cuộc sống, không lãng mạn hóa, thi vị hóa Cũngcần phải nói thêm rằng, những ý kiến trái chiều chủ yếu xoay quanh phương diệnnội dung tư tưởng Riêng về phần nghệ thuật tiểu thuyết, những ý kiến đánh giá vềTTLM lại khá nhất quán Hầu hết, giá trị của TTLM đều được khẳng định ở nghệthuật miêu tả tâm lý tài tình, nghệ thuật tả cảnh hấp dẫn, ngôn ngữ trong sáng, giản
dị, hấp dẫn
1.3.2.2 Giai đoạn từ 1945 đến 1985
Giai đoạn 1945 – 1985 là giai đoạn toàn dân Việt Nam trải qua hai cuộcchiến tranh vệ quốc vĩ đại trong lịch sử: kháng chiến chống Pháp và kháng chiếnchống Mỹ Trong bối cảnh lịch sử ấy, vấn đề giành độc lập dân tộc là vấn đề cốt lõi,được ưu tiên hàng đầu Bởi vậy, suốt giai đoạn dài từ 1945 – 1954 những nghiên
cứu và bàn luận về TTLM dường như vắng bóng (chỉ có bài Báo cáo Chủ nghĩa
Mác và vấn đề văn hóa Việt Nam của Trường Chinh) Sau một thập kỷ dài chìm
lắng, từ 1954 – 1985 những bàn luận, nghiên cứu về TTLM bắt đầu xuất hiện trở lạivới sự phân hóa tương đối rõ ở hai miền Bắc – Nam Ở miền Bắc, những nghiêncứu về TTLM được thực hiện trên tinh thần lấy quan điểm chính trị, lập trường tưtưởng và giai cấp làm hệ chuẩn mực đánh giá Từ nhãn quan ấy, những đóng gópcủa TTLM ít được nhắc đến, thay vào đó là không ít những đánh giá khắt khe, chưathật sự thỏa đáng xoáy sâu vào những mặt tiêu cực, hạn chế của TTLM Ở miềnNam, sự đánh giá về TTLM lại có nhiều cởi mở, từ đó có nhiều những khám phámới, đề cao giá trị của TTLM
Nói về lịch sử nghiên cứu 1945 – 1954 chúng ta không thể không nhắc đến
bản Báo cáo nhan đề Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hóa Việt Nam của đồng chí
Trường Chinh được trình bày tại Đại hội Văn hóa toàn quốc lần thứ II (tháng 7/1948) Xuất phát từ nhãn quan chính trị và lập trường tư tưởng cách mạng, TrườngChinh đã chỉ ra những mặt hạn chế của TTLM (có tính chất trụy lạc dễ đánh lạchướng quần chúng; có tính chất cải lương, đi liền với những cải cách nhỏ giọt của
Trang 40Pháp) Bên cạnh những mặt hạn chế rất lớn trên, TTLM cũng có một phần tích cựctrong việc chống chế độ thuộc địa, “góp phần thúc đẩy phong trào văn nghệ củanước ta tiến lên một bước” [25, tr.54] Những lời nhận định khắt khe, những lời phêphán nặng nề, những lời khen ngợi khá dè dặt nhiều khi khiên cưỡng đối với TTLMchính đã trở thành tinh thần chung bao trùm không khí tiếp nhận TTLM giai đoạnsau đó (1954 – 1986) ở miền Bắc
Theo đà quán tính trước đó, sau 1954 là giai đoạn TTLM Việt Nam 1930 –
1945 tiếp tục bị soi chiếu qua lăng kính chính trị, quan điểm giai cấp và chức năngphản ánh hiện thực của văn học nhưng ở một phạm vi rộng lớn và quyết liệt hơn
Một số công trình tiêu biểu có thể kể đến như: Lược thảo lịch sử VHVN tập III, từ giữa thế kỷ XIX đến 1945 của nhóm Lê Quý Đôn (1957), Tiểu thuyết Việt Nam
hiện đại của Phan Cự Đệ (1974), Bàn về những cuộc đấu tranh tư tưởng trong lịch
sử VHVN hiện đại (1930 – 1954) của Vũ Đức Phúc và một số bài viết của Bạch
Năng Thi, Nam Mộc, Nguyễn Đức Đàn
Từ phương pháp xã học có phần đồng nhất chính trị và văn học, Phan Cự Đệ
trong Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại đã nhìn thấy một số thành tựu trong văn xuôi
lãng mạn là tinh thần đấu tranh chống lễ giáo, chống chế độ đại gia đình giam hãm
tự do cá nhân của con người Bên cạnh việc ca ngợi một số TTLM của TLVĐ là
“lãng mạn tiến bộ, thấm đẫm tinh thần dân tộc và khát vọng tự do” [37, tr.66] Phan
Cự Đệ cũng phê phán một số tiểu thuyết “mang màu sắc tiêu cực, thoát ly” [37,tr.66] Cũng trên quan điểm chính trị, Phan Cự Đệ đặc biệt phê phán hình tượngkhách chinh phu trong TTLM: “Cứ nhìn cho kỹ thì có một điều đáng buồn là kháchchinh phu đó đều là những “khách tình si”! Những con người tầm thường, thiếubản lĩnh, khao khát thèm muốn đủ thứ đó làm sao có thể giúp kẻ khác lên đườnghành động? Con bướm còn chưa thoát khỏi vỏ kén tù túng, nói gì đến chuyện giúp
kẻ khác bay xa” [37, tr.74-75]
Bên cạnh việc xem xét trên quan điểm chính trị, từ góc nhìn văn học sử,Phan Cự Đệ cũng có những ý kiến đánh giá khá xác đáng về TTLM như: “cónhững đóng góp quan trọng vào việc HĐH thể loại, đặc biệt là thể loại tiểu thuyết”