VI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨAVỤ THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GỢI MỞ LẬP PHÁP CHO VIỆT NAMVI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨAVỤ THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GỢI MỞ LẬP PHÁP CHO VIỆT NAMVI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨAVỤ THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GỢI MỞ LẬP PHÁP CHO VIỆT NAMVI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨAVỤ THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GỢI MỞ LẬP PHÁP CHO VIỆT NAMVI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨAVỤ THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GỢI MỞ LẬP PHÁP CHO VIỆT NAMVI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨAVỤ THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GỢI MỞ LẬP PHÁP CHO VIỆT NAMVI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨAVỤ THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GỢI MỞ LẬP PHÁP CHO VIỆT NAMVI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨAVỤ THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GỢI MỞ LẬP PHÁP CHO VIỆT NAMVI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨAVỤ THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GỢI MỞ LẬP PHÁP CHO VIỆT NAMVI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨAVỤ THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GỢI MỞ LẬP PHÁP CHO VIỆT NAMVI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨAVỤ THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GỢI MỞ LẬP PHÁP CHO VIỆT NAMVI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨAVỤ THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GỢI MỞ LẬP PHÁP CHO VIỆT NAMVI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨAVỤ THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GỢI MỞ LẬP PHÁP CHO VIỆT NAMVI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨAVỤ THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GỢI MỞ LẬP PHÁP CHO VIỆT NAMVI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨAVỤ THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GỢI MỞ LẬP PHÁP CHO VIỆT NAMVI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨAVỤ THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GỢI MỞ LẬP PHÁP CHO VIỆT NAMVI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨAVỤ THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GỢI MỞ LẬP PHÁP CHO VIỆT NAMVI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨAVỤ THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GỢI MỞ LẬP PHÁP CHO VIỆT NAMVI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨAVỤ THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GỢI MỞ LẬP PHÁP CHO VIỆT NAMVI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨAVỤ THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GỢI MỞ LẬP PHÁP CHO VIỆT NAMVI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨAVỤ THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GỢI MỞ LẬP PHÁP CHO VIỆT NAMVI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨAVỤ THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GỢI MỞ LẬP PHÁP CHO VIỆT NAMVI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨAVỤ THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GỢI MỞ LẬP PHÁP CHO VIỆT NAMVI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨAVỤ THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GỢI MỞ LẬP PHÁP CHO VIỆT NAMVI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨAVỤ THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GỢI MỞ LẬP PHÁP CHO VIỆT NAMVI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨAVỤ THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GỢI MỞ LẬP PHÁP CHO VIỆT NAMVI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨAVỤ THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GỢI MỞ LẬP PHÁP CHO VIỆT NAMVI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨAVỤ THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GỢI MỞ LẬP PHÁP CHO VIỆT NAMVI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨAVỤ THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GỢI MỞ LẬP PHÁP CHO VIỆT NAM
Trang 1VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ QUỲNH YẾN
VI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨAVỤ THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GỢI
MỞ LẬP PHÁP CHO VIỆT NAM
Ngành: Luật Kinh tế Mã số: 9 38 01 07
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Hà Nội – 2024
Trang 2LUẬN ÁN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI:
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Như Phát
Phản biện 1: PGS.TS Lê Thị Thu Thủy
Phản biện 2: PGS.TS Phạm Hữu Nghị
Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Hữu Chí
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp học viện
họp tại……… vào hồi… giờ… tháng … năm
Có thể tham khảo luận án tại:
Thư viện Học viện Khoa học Xã hội Thư viện Quốc Gia Việt Nam
Trang 3DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
1 Nguyễn Thị Quỳnh Yến (2023), Nhu cầu điều chỉnh vi phạm hợp đồng
trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ ở Việt Nam và một số kiến nghị, Tạp
chí Nhân lực khoa học xã hội, số 9/2023
2 Nguyễn Thị Quỳnh Yến (2023), Vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực
hiện nghĩa vụ (Anticipatory breach): Một số trở ngại khi được công nhận và quy định ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học kiếm sát số 09 (71)
tháng 11/2023
3 Nguyễn Thị Quỳnh Yến (2023), Quy định của pháp luật Common law về
vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ và một số gợi mở cho Việt Nam, Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội, số 11/2023
4 Nguyễn Thị Quỳnh Yến (2023), Học thuyết vi phạm hợp đồng trước
thời hạn thực hiện nghĩa vụ ở hệ thống pháp luật Civil law, Tạp chí
Quản lý nhà nước số 335 (12/2023)
Trang 4MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài
Vi phạm hợp đồng là việc khó tránh khỏi trong thực tiễn kinh doanh thương mại phức tạp và nhiều rủi ro Pháp luật các nước cũng như pháp luật quốc tế đều đưa ra những quy định cụ thể về vấn đề vi phạm hợp đồng Theo lý thuyết chung, vi phạm hợp đồng xảy ra khi hết thời hạn thoả thuận, một trong hai bên không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của mình theo hợp đồng Tuy nhiên, do thực tiễn kinh doanh luôn vận động và phát triển không ngừng, hình thức cũng như tính chất của vi phạm hợp đồng cũng ngày càng đa dạng và vượt ra khỏi giới hạn của lý thuyết vi phạm hợp đồng truyền thống Và một hình thức vi phạm khác phát sinh, đã được công nhận và điều chỉnh bởi nhiều hệ thống phát luật trên thế giới và cả trong những điều ước quốc tế, đó là “Vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ” ( sau đây gọi tắt là “ Vi phạm hợp đồng trước thời hạn”) Lý thuyết vi phạm hợp đồng trước thời hạn bắt nguồn từ thế kỷ XIX trong án lệ nổi tiếng Hochster v De La Tour năm 1983 liên quan đến hợp đồng dịch vụ hướng dẫn du lịch Cũng như rất nhiều các học thuyết khác khi ra đời thường nhận được cả sự ủng hộ đồng tình lẫn phản đối chỉ trích, học thuyết vi phạm hợp đồng trước thời hạn sau đó vẫn được công nhận và áp dụng rộng rãi ở các nước theo hệ thống common law, và dần dần được pháp điển hoá trong các văn bản pháp luật quốc gia và quốc tế Trong quá trình phát triển và du nhập vào các hệ thống pháp luật quốc gia và quốc tế, học thuyết vi phạm hợp đồng trước thời hạn đã chứng minh được chỗ đứng của mình thông qua những giá trị pháp lý mà học thuyết này mang lại, mặc dù vẫn còn nhiều tranh luận về những mặt hạn chế của học thuyết này Có thể nói, đây là một khái niệm gây tranh cãi trong giới nghiên cứu luật học trên thế giới, đặc biệt nó còn khá mới mẻ và chưa được chính thức công nhận ở nhiều quốc gia Nghiên cứu pháp luật nước ngoài về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ cho thấy, phần lớn các quốc gia ở hệ thống Common Law và các văn bản pháp lý quốc tế đã ủng hộ và quy định cụ thể về loại vi phạm này, trong khi đó, các quốc gia ở hệ thống Civil Law vẫn chia làm hai luồng quan điểm ủng hộ ( điển hình như Đức, Trung Quốc) , và phản đối học thuyết (điển hình như Pháp)
Ở Việt Nam, cho đến nay vi phạm hợp đồng trước thời hạn vẫn chưa được khoa học pháp lý quốc gia công nhận mặc dù có thể tìm thấy một vài quy định của luật Việt Nam khá tương tự với tính chất của loại vi phạm này Hiện nay, vi phạm hợp đồng vẫn đang tiếp cận dưới góc độ của lý thuyết truyền thống, theo đó vi phạm hợp đồng là các hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng Những hành vi vi phạm hợp đồng này đều đã xảy ra trên thực tế, tức là khi đã hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ Tuy nhiên, không phải lúc
Trang 5nào các lý thuyết truyền thống cũng chứng minh được tính chính xác và hiệu quả trong tất cả mọi trường hợp cũng như đáp ứng kịp thời với sự thay đổi của thực tiễn Hầu như lý thuyết pháp lý nào cũng có những trường hợp ngoại lệ của nó Vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ là một vấn đề pháp lý ra đời ở các quốc gia Common Law và được công nhận như một trường hợp ngoại lệ của vi phạm hợp đồng truyền thống Mặc dù khó có thể công nhận một vi phạm hợp đồng xảy ra khi chưa hết thời hạn thực hiện nghĩa, tuy nhiên trong những trường hợp mà dấu hiệu một bên sẽ vi phạm hợp đồng trong tương lai trở nên quá rõ ràng và hiển nhiên, thì việc bên còn lại chờ đợi cho đến khi hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ mới được áp dụng các chế tài do vi phạm hợp đồng là một sự bất công đối với họ Trên thực tế xảy ra không ít các trường hợp mà sau khi ký kết hợp đồng và trước khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ, một bên có cơ sở rõ ràng và chắc chắn về việc bên còn lại sẽ vi phạm hợp đồng khi đến hạn Ở Việt Nam, khi đối mặt với những tình huống như vậy, bên có quyền vẫn chưa có đủ cơ sở pháp lý để áp dụng các biện pháp phù hợp và kịp thời nhằm bảo vệ quyền lợi của mình cũng như hạn chế hay giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra Hay nói cách khác, việc áp dụng quy định pháp luật hiện hành trong những trường hợp vi phạm hợp đồng trước thời hạn sẽ dẫn đến nhiều bất cập và cản trở các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng, cũng như dẫn đến nhiều hệ luỵ về mặt kinh tế Trong trường hợp này, các nhà luật học cần nhìn nhận và phân tích các hệ quả pháp lý cũng như hệ quả kinh tế của vấn đề, để cho phép một bên có quyền tạm ngừng thực hiện nghĩa vụ của mình, và thậm chí có thể huỷ hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ Việc nghiên cứu về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ theo pháp luật nước ngoài và đưa ra một số gợi mở cho Việt Nam sẽ mang lại một số đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn, để có được cái nhìn tổng quan về loại vi phạm này trong mối tương quan so sánh với vi phạm hợp đồng thông thường, cũng như tìm hiểu quy định của pháp luật các quốc gia và văn bản pháp lý quốc tế về vấn đề này để từ đó, có thể rút ra kinh nghiệm làm tiền đề và cơ sở đề xuất cho việc bổ sung và hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về vi phạm hợp đồng trước thời hạn
Thêm vào đó, cho đến nay ở Việt Nam dường như chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu vào phân tích các góc độ liên quan đến vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ Luận án muốn triển khai nghiên cứu (i) những vấn đề lý luận chung về vi phạm hợp đồng trước thời hạn; (ii) Pháp luật của các quốc gia và quốc tế quy định như thế nào về vi phạm hợp đồng trước thời hạn; (iii) Pháp luật hiện hành và thực tiễn xét xử tại Việt Nam quy định và xử lý vấn đề này như thế nào?; (iv) Pháp luật Việt Nam có nên công nhận vi phạm hợp đồng trước thời hạn hay không? Nếu có, thì nên được bổ sung và điều chỉnh các điều khoản cụ thể như
Trang 6thế nào? Để làm rõ những vấn đề này, NCS đã quyết định chọn đề tài “Vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ theo pháp luật nước ngoài và những gợi mở lập pháp cho Việt Nam’’ làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ của mình
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Luận án này hướng tới mục tiêu chung là tìm được lý do cho việc công nhận và điều chỉnh của pháp luật Việt Nam đối với vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ; và đề xuất các hướng gợi mở và giải pháp cụ thể nhằm bổ sung và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu chung nói trên, luận án đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau:
(1) Làm rõ khái niệm, đặc điểm, chức năng, các điều kiện cấu thành cũng như hậu quả pháp lý của loại vi phạm này
(2) Phân tích các quy định về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ theo pháp luật Common Law và Civil Law thông qua một số quốc gia điển hình của hai hệ thống pháp luật này
(3) Phân tích các quy định về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ theo các văn bản pháp lý quốc tế như CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về Hợp đồng thương mại quốc tế
(4) Phân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn xét xử ở Việt Nam về vấn đề vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ; chỉ ra nhu cầu điều chỉnh của pháp luật cũng như một số thách thức khi công nhận và điều chỉnh vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ ở Việt Nam
(5) Đưa ra các gợi mở, đề xuất nhằm bổ sung và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ cũng như nâng cao hiệu quả việc áp dụng pháp luật đối với các trường hợp vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là (i) những vấn đề lý luận chung về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ; (ii) những quy định của pháp luật quốc gia và quốc tế về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ liên quan đến việc xác định điều kiện cấu thành và hậu quả pháp lý của loại vi phạm này
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Trang 7Về nội dung, luận án xác định phạm vi nghiên cứu chỉ đề cập đến các vấn đề: Lý luận về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ bao gồm khái niệm và các trường hợp vi phạm hợp đồng trước thời hạn, đặc điểm lịch sử hình thành và phát triển học thuyết vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ, các điều kiện cấu thành vi phạm hợp đồng trước thời hạn và hậu quả pháp lý của loại vi phạm này
Về không gian, vấn đề vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ hiện nay được quy định và điều chỉnh bởi pháp luật của nhiều quốc gia Tuy nhiên, luận án chỉ tập trung phân tích pháp luật của một số quốc gia điển hình cho hai hệ thống pháp luật tiêu biểu trên thế giới : hệ thống pháp luật Common Law (bao gồm Anh và Mỹ) ; và hệ thống pháp luật Civil Law (Đức, Trung Quốc và Việt Nam)
Về thời gian, khái niệm vi phạm hợp đồng trước thời hạn ra đời ở Anh từ thế kỷ XIX, dần được công nhận và áp dụng cho đến hiện tại Luận án sẽ lấy mốc ra đời của học thuyết Vi phạm hợp đồng trước thời hạn cho đến thời điểm hiện tại, cụ thể là từ năm 1853 cho đến nay
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp phân tích
Đây là phương pháp được áp dụng xuyên suốt nội dung luận án Đối tượng để phân tích là các quy định của pháp luật, các bản án, các ý kiến của học giả về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ nhằm đi sâu tìm hiểu các vấn đề lý luận chung, lý luận pháp luật cũng như thực tiễn về vi phạm hợp đồng trước thời hạn ở các quốc gia trên thế giới và tại Việt Nam
4.2 Phương pháp tổng hợp
Phương pháp tổng hợp được sử dụng trong hầu hết các chương luận án Ở chương đầu tiên về tổng quan tình hình nghiên cứu, phương pháp này được dùng để tổng hợp các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ, từ đó đánh giá khái quát về tình hình nghiên cứu này và tìm ra được khoảng trống nghiên cứu và điểm mới của luận án Tiếp theo, phương pháp này được sử dụng trong chương hai để làm rõ các vấn đề lý luận như khái niệm về vi phạm hợp đồng trước thời hạn cũng như lịch sử hình thành và phát triển của học thuyết vi phạm hợp đồng trước thời hạn Ở chương ba, phương này lại được tiếp tục sử dụng để tổng hợp các quy định nước ngoài về loại vi phạm này, từ đó có cái nhìn bao quát phân tích, so sánh tìm ra các điểm giống và khác nhau trong các quy định đó
4.3 Phương pháp lịch sử cụ thể
Bất kỳ một học thuyết pháp lý nào đều cần được nghiên cứu trong bối cảnh lịch sử cụ thể, từ lúc khai sinh cho đến khi được thay đổi, phát triển, và được tiếp nhận ở một nền tài phán nào đó Phương pháp này được sử dụng trong chương hai
Trang 8để tìm hiểu và khái quát lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ trên thế giới, thông qua một số quốc gia Common Law và Civil Law điển hình, và cũng như ở một số văn bản pháp lý quốc tế trong lĩnh vực thương mại
4.4 Phương pháp luật so sánh
Đây là phương pháp có ý nghĩa quan trọng được áp dụng khi triển khai luận án, đặc biệt được sử dụng chủ yếu ở chương ba luận án nhằm làm rõ hướng tiếp cận của pháp luật của một số quốc gia điển hình của hai hệ thống pháp luật Common Law và Civil Law cũng như các văn bản pháp lý quốc tế về vi phạm hợp đồng trước thời hạn dưới góc độ so sánh, đồng thời đối chiếu với quy định và thực trạng pháp luật Việt Nam để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt trong nội dung pháp luật về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ Việc so sánh các quy định của pháp luật về vấn đề này là cơ sở quan trọng để tác giả rút ra được kinh nghiệm nước ngoài và tìm được lý do cho việc công nhận vi phạm hợp đồng trước thời hạn để từ đó đưa ra những đề xuất cụ thể nhằm bổ sung và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ
4.5 Phương pháp khảo sát thực tiễn, sử dụng số liệu thống kê và điều tra xã hội học
Phương pháp sử dụng số liệu thống kê được sử dụng ở chương bốn nhằm tìm ra minh chứng để làm sáng tỏ thực tiễn áp dụng pháp luật hiện hành trong các trường hợp vi phạm hợp đồng trước thời hạn tại Việt Nam, cũng như đánh giá về nhận thức và phản ứng của các chuyên gia pháp lý cũng như các doanh nghiệp Việt Nam trong trường hợp xảy ra vi phạm hợp đồng trước thời hạn, từ đó chỉ ra bất cập của việc thiếu cơ sở pháp lý quy định đối với các trường hợp có dấu hiệu vi phạm hợp đồng trước khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ và chỉ ra nhu cầu thực tiễn của việc điều chỉnh pháp luật đối với loại vi phạm này ở Việt Nam Ngoài ra luận án còn sử dụng phương pháp điều tra xã hội học thông qua việc trực tiếp triển khai phỏng vấn các chuyên gia pháp lý như luật sư, thẩm phán, cán bộ toà án, giảng viên luật…để đánh giá nhận thức cũng như quan điểm của các chuyên gia pháp lý ở Việt Nam đối với vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ
4.6 Phương pháp tiếp cận hệ thống, đa ngành và liên ngành như xã hội học, kinh tế học
Việc phân tích vi phạm hợp đồng được dự báo trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên trong trường hợp xảy ra loại vi phạm này vừa mang tính pháp lý vừa mang tính kinh tế bởi phải cân nhắc đến lợi ích kinh tế của hai bên Do vậy phương pháp tiếp cận đa ngành liên ngành được áp dụng trong chương bốn để phân tích lợi ích về mặt kinh tế mà các quy định về vi phạm hợp đồng trước thời hạn mang lại, tránh được tổn thất về mặt kinh tế cho các
Trang 9bên trong hợp đồng, từ đó chỉ ra nhu cầu điều chỉnh của pháp luật đối với loại vi phạm này
5 Những đóng góp mới của luận án
So với các nghiên cứu đã được công bố ở Việt Nam thì luận án có thể được xem là một trong số ít những công trình nghiên cứu đi sâu phân tích về cả lý luận và thực tiễn về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ Ở Việt Nam, các nghiên cứu về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ chỉ dừng lại ở việc phân tích đơn thuần các quy định về loại vi phạm này theo pháp luật Anh – là nơi khai sinh học thuyết vi phạm hợp đồng trước thời hạn, hoặc phân tích quy định của Công Ước Viên 1980 về loại vi phạm này Vấn đề nhu cầu cũng như thách thức khi điều chỉnh vi phạm hợp đồng trước thời hạn tại Việt Nam cũng chưa được phân tích kỹ càng; và các nghiên cứu trong nước dường như chưa đưa ra được những giải pháp chi tiết và toàn diện nhằm bổ sung và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề này
So với các nghiên cứu về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ được công bố trên thế giới thì luận án có tính tổng hợp cao bởi lẽ hầu hết các nghiên cứu thường chỉ tập trung nghiên cứu một vấn đề nào đó của vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ, hoặc chỉ phân tích quy định pháp luật của một quốc gia hoặc một văn bản pháp lý quốc tế, hoặc chỉ nghiên cứu so sánh giữa pháp luật của hai quốc gia đối với vi phạm hợp đồng trước thời hạn Và một điểm riêng của luận án so với các nghiên cứu nước ngoài đó là làm rõ thực trạng pháp luật và thực tiễn giải quyết các trường hợp vi phạm hợp đồng trước thời hạn ở Việt Nam, từ đó đưa ra quan điểm cá nhân về việc pháp luật Việt Nam nên chính thức công nhận và điều chỉnh vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ, cùng những đề xuất cụ thể về giải pháp bổ sung và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề này
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án
Kết quả nghiên cứu của Luận án góp phần hoàn thiện pháp luật về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ ở Việt Nam Luận án cung cấp những thông tin có giá trị về các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến pháp luật về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ ở một số quốc gia điển hình trên thế giới và một số văn bản thống nhất luật quốc tế trong lĩnh vực thương mại, cũng như thực trạng pháp luật về vấn đề này ở Việt Nam hiện nay Luận án có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo cho các đối tượng quan tâm đến vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ, đặc biệt là các nhà nghiên cứu, các nhà lập pháp, cơ quan xét xử, và các doanh nhân, doanh nghiệp Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của Luận án có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu và tham khảo hữu ích cho các cơ sở đào tạo trong việc giảng dạy về pháp luật hợp đồng
Trang 107 Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mục lục, Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận
Chương 3: Pháp luật nước ngoài về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ và liên hệ thực trạng pháp luật Việt Nam
Chương 4: Giải pháp xây dựng và hoàn thiện pháp luật về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ tại Việt Nam
CHƯƠNG1
TỔNGQUANVỀTÌNHHÌNHNGHIÊNCỨUVÀCƠSỞLÝTHUYẾT 1.1 Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án
1.1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài
Trên cơ sở các công trình, tài liệu nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà NCS thu
thập được, NCS tổng quan công trình, tài liệu nghiên cứu theo nhóm vấn đề, bao
gồm: nhóm các nghiên cứu những vấn đề lý luận về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ như khái niệm, lịch sử hình thành và phát triển của học thuyết vi phạm hợp đồng trước thời hạn, các quan điểm ủng hộ và phản đối loại vi phạm này; nhóm các vấn đề về pháp luật về vi phạm hợp đồng trước thời hạn như điều kiện cấu thành vi phạm, hậu quả pháp lý, nghiên cứu so sánh về nội dung so sánh pháp luật nước ngoài và thực trạng pháp luật Việt Nam về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ
Mặc dù các công trình nghiên cứu mà tác giả thu thập còn khiêm tốn về mặt số lượng nhưng tổng quan tình hình nghiên cứu về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ và các vấn đề pháp lý liên quan cho phép đi đến những kết luận mang tính khái quát trạng thái nghiên cứu và xu hướng nghiên cứu của pháp luật về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ hiện nay Cụ thể:
Có thể thấy các công trình nghiên cứu về pháp luật nước ngoài nói chung về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ khá phong phú và đa dạng Nhóm công trình nghiên cứu ngày đã đưa ra được khái niệm của vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ, phân tích được lịch sử hình thành và phát triển của học thuyết vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ ở một số quốc gia trên thế giới, tuy nhiên các nghiên cứu này hầu như tập trung
Trang 11phân tích sự phát triển của học thuyết này ở các quốc gia theo hệ thống Common Law như Anh, Mỹ Thêm vào đó, nhóm công trình nghiên cứu này đã xây dựng được lý luận về vi phạm hợp đồng và phân tích quy định của pháp luật về vi phạm hợp đồng trước thời hạn ở một số quốc gia và một số văn bản pháp lý quốc tế Có thể thấy, các bài viết này đã phân tích khá đầy đủ và cụ thể về các điều kiện cấu thành vi phạm hợp đồng trước thời hạn và hậu quả pháp lý của loại vi phạm này Tuy nhiên, còn ít nghiên cứu tiếp cận vấn đề này ở góc độ so sánh quy định của pháp luật nước ngoài và hầu hết các nghiên cứu tìm thấy thường phân tích quy định về vi phạm hợp đồng trước thời hạn theo pháp luật các quốc gia theo hệ thống luật Anh Mỹ, trong khi đó có rất ít công trình nghiên cứu nghiên cứu cách tiếp cận ở hệ thống dân luật Bên cạnh đó, vấn đề tính toán thiệt hại do vi phạm hợp đồng trước thời hạn cũng đã được xem xét, tuy nhiên mới chỉ tập trung vào thời điểm tính toán thiệt hại chứ chưa phân tích kỹ tính chất của thiệt hại có thể được bồi thường và cách tính thiệt hại như thế nào
Tuy nhiên có rất ít công trình nghiên cứu về thực trạng pháp luật cũng như thực tiễn xét xử các vụ việc vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ ở Việt Nam Chỉ có một vài công trình nghiên cứu đã đề cập và phân tích một cách sơ lược thực trạng pháp luật Việt Nam đối với vấn đề vi phạm hợp đồng trước thời hạn và vài nghiên cứu có phân tích thực tiễn xét xử một vụ việc liên quan đến vi phạm hợp đồng trước thời hạn tại Việt Nam Tuy nhiên, về cơ bản số lượng cũng như nội dung các công trình nghiên cứu về thực trạng pháp luật Việt Nam cũng như thực tiễn xét xử các vụ việc vi phạm hợp đồng trước thời hạn tại Việt Nam còn rất ít ỏi, sơ lược và hạn chế Các nghiên cứu cũng chưa phân tích được nhu cầu điều chỉnh của pháp luật về vi phạm hợp đồng trước thời hạn ở Việt Nam cũng như một số trở ngại có thể gặp phải nếu công nhận và điều chỉnh vi phạm hợp đồng trước thời hạn ở Việt Nam Các công trình nghiên cứu trong nước chưa đề ra được các giải pháp cụ thể và toàn diện nhằm bổ sung và hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam đối với vấn đề vi phạm hợp đồng trước thời hạn Một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện lý luận pháp luật về vi phạm hợp đồng trước thời hạn ở một số quốc gia trên thế giới, tuy nhiên đó cũng chưa phải là những giải pháp thực sự toàn diện và hiệu quả để có thể áp dụng trong việc bổ sung và hoàn thiện pháp luật về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ tại Việt Nam
1.1.2 Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Trên cơ sở kết quả tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến
đề tài luận án, tác giả nhận thấy cần tiếp tục nghiên cứu những vấn đề sau đây:
Trang 12i Những vấn đề lý luận cần tiếp tục nghiên cứu
Luận án sẽ kế thừa các kết quả nghiên cứu trong nước và nước ngoài về lý luận và lý luận pháp luật về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ Cụ thể luận án sẽ xây dựng khái niệm, đặc điểm và những nội dung cơ bản liên quan đến vi phạm hợp đồng, từ đó luận án sẽ xây dựng lý luận pháp luật về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ
Nhằm mục đích xây dựng lý luận pháp luật về vi phạm hợp đồng trước thời hạn tại Việt Nam, luận án sẽ kế thừa các kết quả nghiên cứu lý thuyết về vi phạm hợp đồng trước thời hạn như khái niệm, đặc điểm, các điều kiện cấu thành và hậu quả pháp lý của vi phạm hợp đồng trước thời hạn Bên cạnh đó, luận án sẽ (i) bổ sung và phát triển lý luận về cách xác định thiệt hại do vi phạm hợp đồng trước thời hạn; (ii) bổ sung phân tích cách tiếp cận của một số quốc gia theo hệ thống Civil Law đối với vi phạm hợp đồng trước thời hạn và (iii) chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt trong cách tiếp cận của các quốc gia điển hình của hệ thống Common law và Civil law cũng như các văn bản pháp lý quốc tế như CISG
và PICC đối với vi phạm hợp đồng trước thời hạn
ii Những vấn đề thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu
Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu sơ lược về thực trạng pháp luật Việt Nam về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ, thực tiễn áp dụng pháp luật Việt Nam trong việc giải quyết một số vụ việc liên quan đến vi phạm hợp đồng trước thời hạn, luận án sẽ phân tích sâu sắc và kỹ càng hơn thực trạng pháp luật và thực tiễn xét xử các tranh chấp về vi phạm hợp đồng trước thời hạn ở Việt Nam, làm rõ nhu cầu điều chỉnh pháp luật về vi phạm hợp đồng trước thời hạn cũng như một số trở ngại có thể gặp phải khi điều chỉnh loại vi phạm này ở Việt Nam, làm cơ sở cho việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp phù hợp để bổ sung và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về loại vi phạm này Luận án sẽ sử dụng các số liêụ thống kê và thực hiện điều tra xã hội học để đánh giá nhận thức và phản ứng của các chuyên gia pháp lý cũng như các doanh nghiệp đối với vi phạm hợp đồng trước thời hạn để có thêm cơ sở phân tích tính bất cập và nhu cầu thực tiễn đối với sự điều chỉnh của pháp luật đối với loại vi phạm này
iii Những vấn đề về đề xuất giải pháp cần tiếp tục nghiên cứu
Đối với vấn đề giải pháp bổ sung và hoàn thiện pháp luật Việt Nam đối với vấn đề vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ, luận án sẽ tiếp thu những kết quả nghiên cứu của một số công trình đã công bố, đồng thời cũng căn cứ trên thực trạng pháp luật và nhu cầu điều chỉnh của pháp luật đối với vấn đề
Trang 13vi phạm hợp đồng trước thời hạn ở Việt Nam, để từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể và phù hợp nhằm bổ sung và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vi phạm hợp đồng trước thời hạn, nhằm đảm bảo công bằng và quyền lợi của các bên khi tham gia hợp đồng, cụ thể đề xuất được khái niệm vi phạm hợp đồng trước thời hạn và điều khoản quy định cụ thể về điều kiện cấu thành cũng như hậu quả pháp lý cần được bổ sung vào các văn bản pháp luật có liên quan đến vấn đề này Bên cạnh đó, luận án cũng đề xuất một số giải pháp đối với các bên có liên quan như cơ quan giải quyết tranh chấp, doanh nghiệp nhằm đảm bảo hiệu quả áp dụng pháp luật về vi phạm hợp đồng trước thời hạn ở Việt Nam
1.2 Cơ sở lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu
1.2.1 Cơ sở lý thuyết
Để nghiên cứu lý luận về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ, luận án sẽ vận dụng các lý thuyết như lý thuyết tự do hợp đồng, lý thuyết vi phạm hợp đồng, lý thuyết về vi phạm hợp đồng trước thời hạn, lý thuyết bồi thường thiệt hại, lý thuyết phòng ngừa và giảm thiểu thiệt hại, lý thuyết về công bằng và thiện chí trong thực hiện hợp đồng, lý thuyết về luật học so sánh và lý thuyết cấy ghép pháp luật
1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ mặc dù được công nhận khá rộng rãi ở nhiều quốc gia nhưng vẫn còn là vấn đề mới mẻ và gây tranh cãi ở một số quốc gia theo hệ thống Civil Law, trong đó có Việt Nam Vì
vậy, một câu hỏi chung được đặt ra là “ Pháp luật Việt Nam có nên chính thức
công nhận và điều chỉnh vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ không?” Từ câu hỏi khái quát này, một số câu hỏi nghiên cứu được đặt ra nhằm
giải quyết các vấn đề liên quan như sau:
(i) Câu hỏi nghiên cứu thứ nhất: Vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực
hiện nghĩa vụ là gì? Vi phạm hợp đồng trước thời hạn khác với vi phạm hợp đồng thông thường như thế nào?
Giả thuyết nghiên cứu thứ nhất: Vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực
hiện nghĩa vụ là vi phạm được dự báo khi một bên trong hợp đồng có lời nói hoặc hành vi thể hiện rõ ràng ý định không thực hiện nghĩa vụ, hoặc có cơ sở rõ ràng để chắc chắn một bên sẽ không thể thực hiện nghĩa vụ khi đến hạn Điểm khác biệt lớn nhất của loại vi phạm này so với vi phạm hợp đồng thông thường là vi phạm này là một vi phạm hiện tại đối với một nghĩa vụ sẽ đến hạn trong tương lai Một bên được tuyên bố vi phạm nghĩa vụ khi mà thời hạn để thực hiện nghĩa vụ đó vẫn chưa đến Trong khi đó, theo lý thuyết vi phạm hợp đồng thông thường, một bên sẽ vi phạm hợp đồng khi hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ