VI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨAVỤ THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GỢI MỞ LẬP PHÁP CHO VIỆT NAMVI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨAVỤ THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GỢI MỞ LẬP PHÁP CHO VIỆT NAMVI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨAVỤ THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GỢI MỞ LẬP PHÁP CHO VIỆT NAMVI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨAVỤ THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GỢI MỞ LẬP PHÁP CHO VIỆT NAMVI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨAVỤ THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GỢI MỞ LẬP PHÁP CHO VIỆT NAMVI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨAVỤ THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GỢI MỞ LẬP PHÁP CHO VIỆT NAMVI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨAVỤ THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GỢI MỞ LẬP PHÁP CHO VIỆT NAMVI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨAVỤ THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GỢI MỞ LẬP PHÁP CHO VIỆT NAMVI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨAVỤ THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GỢI MỞ LẬP PHÁP CHO VIỆT NAMVI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨAVỤ THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GỢI MỞ LẬP PHÁP CHO VIỆT NAMVI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨAVỤ THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GỢI MỞ LẬP PHÁP CHO VIỆT NAMVI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨAVỤ THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GỢI MỞ LẬP PHÁP CHO VIỆT NAMVI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨAVỤ THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GỢI MỞ LẬP PHÁP CHO VIỆT NAMVI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨAVỤ THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GỢI MỞ LẬP PHÁP CHO VIỆT NAMVI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨAVỤ THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GỢI MỞ LẬP PHÁP CHO VIỆT NAMVI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨAVỤ THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GỢI MỞ LẬP PHÁP CHO VIỆT NAMVI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨAVỤ THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GỢI MỞ LẬP PHÁP CHO VIỆT NAMVI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨAVỤ THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GỢI MỞ LẬP PHÁP CHO VIỆT NAMVI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨAVỤ THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GỢI MỞ LẬP PHÁP CHO VIỆT NAMVI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨAVỤ THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GỢI MỞ LẬP PHÁP CHO VIỆT NAMVI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨAVỤ THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GỢI MỞ LẬP PHÁP CHO VIỆT NAMVI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨAVỤ THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GỢI MỞ LẬP PHÁP CHO VIỆT NAMVI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨAVỤ THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GỢI MỞ LẬP PHÁP CHO VIỆT NAMVI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨAVỤ THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GỢI MỞ LẬP PHÁP CHO VIỆT NAMVI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨAVỤ THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GỢI MỞ LẬP PHÁP CHO VIỆT NAMVI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨAVỤ THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GỢI MỞ LẬP PHÁP CHO VIỆT NAMVI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨAVỤ THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GỢI MỞ LẬP PHÁP CHO VIỆT NAMVI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨAVỤ THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GỢI MỞ LẬP PHÁP CHO VIỆT NAMVI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨAVỤ THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GỢI MỞ LẬP PHÁP CHO VIỆT NAMVI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨAVỤ THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GỢI MỞ LẬP PHÁP CHO VIỆT NAMVI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨAVỤ THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GỢI MỞ LẬP PHÁP CHO VIỆT NAMVI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨAVỤ THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GỢI MỞ LẬP PHÁP CHO VIỆT NAMVI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨAVỤ THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GỢI MỞ LẬP PHÁP CHO VIỆT NAMVI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨAVỤ THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GỢI MỞ LẬP PHÁP CHO VIỆT NAM
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
====o0o====
NGUYỄN THỊ QUỲNH YẾN
VI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨA VỤ THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GỢI MỞ LẬP PHÁP CHO VIỆT NAM
Ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 9380107
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Nguyễn Như Phát
Hà Nội – 2024
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập
do tôi thực hiện, dựa trên sự hướng dẫn của tập thể các nhà khoa học và những tài liệu tham khảo đã được trích dẫn Các số liệu sử dụng trong Luận án là trung thực và từ những nguồn hợp pháp Báo cáo khoa học phản ánh trung thực kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi Những kết luận khoa học của Luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Thị Quỳnh Yến
Trang 3LỜI CÁM ƠN
Tôi trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; các Thầy giáo, Cô giáo, các nhà khoa học của Học viện Khoa học Xã hội, đặc biệt là các cán bộ, viên chức, giảng viên của Khoa Luật và Phòng Đào tạo đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng bảo vệ các cấp của Luận án đã đóng góp những ý kiến quý báu để tôi có thể hoàn thiện tốt hơn Luận án của mình
Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS TS Nguyễn Như Phát - người thầy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi để hoàn thành Luận án
Tôi xin gửi lời tri ân đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn đồng hành, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu
Trân trọng cảm ơn!
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Thị Quỳnh Yến
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 10
1.1 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án 10
1.2 Đánh giá chung tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 25
1.3 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án 27
1.4 Cơ sở lý thuyết của luận án 29
1.5 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu của luận án 31
CHƯƠNG 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨA VỤ 34
2.1 Khái niệm và các trường hợp vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ 34
2.2 Đặc điểm của vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ 44
2.3 Lịch sử hình thành và phát triển của học thuyết vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ 49
2.4 Chức năng của học thuyết vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ 58
2.5 Các học thuyết pháp lý nền tảng của chế định vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ 62
2.6 Những nội dung pháp luật về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ 65
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 75
CHƯƠNG 3 PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VỀ VI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨA VỤ VÀ LIÊN HỆ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM 77
3.1 Pháp luật của một số quốc gia tiêu biểu trong hệ thống Common Law về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ 77
Trang 53.2 Pháp luật của một số quốc gia tiêu biểu trong hệ thống Civil Law về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ 90 3.3 Quy định của các văn bản pháp lý quốc tế điều chỉnh vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ 97 3.4 So sánh pháp luật nước ngoài về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ 105 3.5 Liên hệ thực trạng pháp luật và thực tiễn xét xử các trường hợp vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ ở Việt Nam 113
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 129 CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ ĐẢM BẢO HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ VI PHẠM HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨA VỤ TẠI VIỆT NAM 131
4.1 Nhu cầu điều chỉnh vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ
ở Việt Nam 131 4.2 Một số thách thức của việc công nhận vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ ở Việt Nam 139 4.3 Một số đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật và đảm bảo hiệu quả thi hành pháp luật về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ ở Việt Nam 144
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 155 KẾT LUẬN 157 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 160 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 161 PHỤ LỤC I&II 171
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CISG: Công ước viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế PECL: Bộ nguyên tắc về Luật Hợp đồng châu Âu
PICC: Bộ nguyên tắc về Hợp đồng Thương mại Quốc tế
UCC: Bộ luật Thương mại thống nhất Hoa Kỳ
UNCITRAL: Ủy ban Pháp luật Thương mại Quốc tế của Liên Hợp Quốc FRC: Bộ pháp điển hoá về Hợp đồng lần đầu tiên
SRC: Bộ pháp điển về Luật hợp đồng lần thứ 2 của Hoa Kỳ
CCC: Bộ luật dân sự Trung Quốc
BLDS: Bộ luật dân sự Việt Nam
LTM: Luật thương mại Việt Nam
BGB: Bộ luật dân sự Đức
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
Chế định vi phạm hợp đồng được quy định cụ thể trong pháp luật thực định của hầu hết các quốc gia cũng như pháp luật quốc tế Theo lý thuyết chung, vi phạm hợp đồng xảy ra khi hết thời hạn đã thoả thuận, một trong hai bên không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của mình theo hợp đồng Tuy nhiên, do thực tiễn kinh doanh luôn vận động và phát triển không ngừng, hình thức cũng như tính chất của vi phạm hợp đồng ngày càng phức tạp
và vượt ra khỏi giới hạn của lý thuyết vi phạm hợp đồng truyền thống Và một hình thức vi phạm khác phát sinh, đã được công nhận và điều chỉnh bởi nhiều hệ thống phát luật trên thế giới và cả trong những điều ước quốc tế, đó là “Vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ” ( sau đây gọi tắt là “ Vi phạm hợp đồng trước thời hạn”) Lý thuyết vi phạm hợp đồng trước thời hạn bắt
nguồn từ thế kỷ XIX trong án lệ nổi tiếng Hochster v De La Tour năm 1853 liên
quan đến hợp đồng dịch vụ hướng dẫn du lịch [102] Cũng như rất nhiều các học thuyết khác khi ra đời thường nhận được cả sự ủng hộ đồng tình lẫn phản đối chỉ trích, học thuyết vi phạm hợp đồng trước thời hạn sau đó vẫn được công nhận và
áp dụng rộng rãi ở các nước theo hệ thống common law, và dần dần được pháp điển hoá trong các văn bản pháp luật quốc gia [6, Điều 2-609][13,Điều 72][124][79][104] và quốc tế [10, Điều 71-72][8, Điều 7.3.3-7.3.4][7, Điều 8.105] Trong quá trình phát triển và du nhập vào các hệ thống pháp luật quốc gia và quốc tế, học thuyết vi phạm hợp đồng trước thời hạn đã chứng minh được chỗ đứng của mình thông qua những giá trị pháp lý mà học thuyết này mang lại, mặc dù vẫn còn nhiều tranh luận về những mặt hạn chế của học thuyết này Có thể nói, đây là một khái niệm gây tranh cãi trong giới nghiên cứu luật học trên thế giới, đặc biệt nó còn khá mới mẻ và chưa được chính thức công nhận ở nhiều quốc gia Nghiên cứu pháp luật nước ngoài về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ cho thấy, phần lớn các quốc gia ở hệ thống Common Law và
Trang 8các văn bản pháp lý quốc tế đã ủng hộ và quy định cụ thể về loại vi phạm này, trong khi đó, các quốc gia ở hệ thống Civil Law vẫn chia làm hai luồng quan điểm ủng hộ ( điển hình như Đức, Trung Quốc) [1, Điều 323][4, Điều 528], và
phản đối học thuyết (điển hình như Pháp)
Ở Việt Nam, cho đến nay vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa
vụ vẫn chưa được khoa học pháp lý quốc gia công nhận mặc dù có thể tìm thấy một vài quy định của luật Việt Nam khá tương tự với tính chất của loại vi phạm này [5, Điều 411][15, Điều 313] Hiện nay, vi phạm hợp đồng vẫn đang tiếp cận dưới góc độ của lý thuyết truyền thống, theo đó vi phạm hợp đồng là các hành
vi không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng Những hành vi vi phạm hợp đồng này đều xảy ra khi đã hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà các bên thoả thuận Tuy nhiên, không phải lúc nào các lý thuyết truyền thống cũng chứng minh được tính chính xác và hiệu quả trong tất cả mọi trường hợp cũng như đáp ứng kịp thời với sự thay đổi của thực tiễn Hầu như lý thuyết pháp lý nào cũng có những trường hợp ngoại lệ của nó Vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ là một vấn đề pháp lý ra đời ở các quốc gia Common Law và được công nhận như một trường hợp ngoại lệ của vi phạm hợp đồng truyền thống Mặc dù khó có thể công nhận một vi phạm hợp đồng xảy ra khi chưa hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ, tuy nhiên trong những trường hợp mà dấu hiệu một bên sẽ vi phạm hợp đồng trong tương lai trở nên quá rõ ràng và hiển nhiên, thì việc bên còn lại chờ đợi cho đến khi hết thời hạn thực hiện nghĩa
vụ mới được áp dụng các chế tài do vi phạm hợp đồng là một sự bất công đối với họ Trên thực tế xảy ra không ít trường hợp mà sau khi ký kết hợp đồng và trước khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ, một bên có cơ sở rõ ràng và chắc chắn
về việc bên còn lại sẽ vi phạm hợp đồng khi đến hạn Ở Việt Nam, khi đối mặt với những tình huống như vậy, bên có quyền vẫn chưa có đủ cơ sở pháp lý để áp dụng các biện pháp phù hợp và kịp thời nhằm bảo vệ quyền lợi của mình cũng như hạn chế hay giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra Hay nói cách khác, việc áp
Trang 9dụng quy định pháp luật hiện hành trong những trường hợp vi phạm hợp đồng trước thời hạn sẽ dẫn đến nhiều bất cập và cản trở các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng, cũng như dẫn đến nhiều hệ luỵ về mặt kinh tế Trong trường hợp này, các nhà luật học cần nhìn nhận và phân tích các hệ quả pháp lý cũng như hệ quả kinh tế của vấn đề, để cho phép một bên có quyền tạm ngừng thực hiện nghĩa
vụ của mình, và thậm chí có thể huỷ hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ Việc nghiên cứu về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ theo pháp luật nước ngoài và đưa ra một số gợi mở cho Việt Nam sẽ mang lại một số đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn, để có được cái nhìn tổng quan về loại
vi phạm này trong mối tương quan so sánh với vi phạm hợp đồng thông thường, cũng như tìm hiểu quy định của pháp luật các quốc gia và văn bản pháp lý quốc
tế về vấn đề này để từ đó, có thể rút ra kinh nghiệm làm tiền đề và cơ sở đề xuất cho việc bổ sung và hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành
về vi phạm hợp đồng trước thời hạn
Thêm vào đó, cho đến nay ở Việt Nam dường như chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu vào phân tích các góc độ liên quan đến vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ Luận án muốn triển khai nghiên cứu (i) những vấn đề lý luận chung về vi phạm hợp đồng trước thời hạn; (ii) Pháp luật của các quốc gia và quốc tế quy định như thế nào về vi phạm hợp đồng trước thời hạn; (iii) Pháp luật hiện hành và thực tiễn xét xử tại Việt Nam quy định và xử lý vấn
đề này như thế nào?; (iv) Pháp luật Việt Nam có nên công nhận vi phạm hợp đồng trước thời hạn hay không? Nếu có, thì nên được bổ sung và điều chỉnh các điều khoản cụ thể như thế nào? Để làm rõ những vấn đề này, NCS đã quyết định
chọn đề tài “Vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ theo pháp luật nước ngoài và những gợi mở lập pháp cho Việt Nam’’ làm đề tài luận
án, với mong muốn nghiên cứu về vấn đề vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ theo quy định pháp luật của một số nước cũng như trong một số văn bản luật quốc tế trong mối tương quan so sánh, liên hệ tới thực trạng pháp
Trang 10luật và thực tiễn xét xử một số trường hợp vi phạm hợp đồng trước thời hạn ở Việt Nam; trên cơ sở đó đưa ra một số gợi mở, đề xuất đối với pháp luật Việt Nam về loại vi phạm này
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án này hướng tới mục tiêu chung là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận
về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ theo pháp luật nước ngoài
và tìm được lý do cho việc công nhận và điều chỉnh của pháp luật Việt Nam đối với vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ; đồng thời đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm bổ sung và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ cũng như đảm bảo hiệu quả của việc thi hành pháp luật về loại vi phạm này ở Việt Nam
Để đạt được mục tiêu chung nói trên, luận án đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu
cụ thể như sau:
(1) Làm rõ khái niệm, đặc điểm, chức năng, lịch sử hình thành và phát triển của học thuyết vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ, các điều kiện cấu thành cũng như hậu quả pháp lý của loại vi phạm này
(2) Phân tích các quy định về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ theo pháp luật Common Law và Civil Law thông qua một số quốc gia điển hình của hai hệ thống pháp luật này
(3) Phân tích các quy định về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ theo các văn bản pháp lý quốc tế như CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về Hợp đồng thương mại quốc tế
(4) Liên hệ thực trạng pháp luật và thực tiễn xét xử ở Việt Nam về vấn đề vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ; chỉ ra nhu cầu điều chỉnh của pháp luật cũng như một số thách thức khi công nhận và điều chỉnh vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ ở Việt Nam
(5) Đưa ra các gợi mở, đề xuất nhằm bổ sung và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ cũng như nâng cao
Trang 11hiệu quả việc áp dụng pháp luật đối với các trường hợp vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ ở Việt Nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là (i) những vấn đề lý luận chung về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ; (ii) những quy định của pháp luật quốc gia
và văn bản pháp lý quốc tế về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ liên quan đến việc xác định điều kiện cấu thành và hậu quả pháp lý của loại vi phạm này
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung, luận án xác định phạm vi nghiên cứu chỉ đề cập đến các vấn đề: Lý luận về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ bao gồm khái niệm và các trường hợp vi phạm hợp đồng trước thời hạn, đặc điểm lịch sử hình thành và phát triển học thuyết vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa
vụ, các điều kiện cấu thành vi phạm hợp đồng trước thời hạn và hậu quả pháp lý của loại vi phạm này theo quy định của một số quốc gia điển hình ở hai hệ thống pháp luật Common law và Civil Law cũng như một số văn bản pháp lý quốc tế như CISG và PICC
Về không gian, vấn đề vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ hiện nay được quy định và điều chỉnh bởi pháp luật của nhiều quốc gia Tuy nhiên, luận
án chỉ tập trung phân tích pháp luật của một số quốc gia tiêu biểu cho hai hệ thống pháp luật tiêu biểu trên thế giới : hệ thống pháp luật Common Law (bao gồm Anh và Mỹ) ; và hệ thống pháp luật Civil Law (Đức, Trung Quốc và Việt Nam)
Về thời gian, khái niệm vi phạm hợp đồng trước thời hạn ra đời ở Anh từ thế
kỷ XIX, dần được công nhận và áp dụng cho đến hiện tại Luận án sẽ lấy mốc ra đời của học thuyết Vi phạm hợp đồng trước thời hạn cho đến thời điểm hiện tại,
cụ thể là từ năm 1853 cho đến nay
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp phân tích
Trang 12Đây là phương pháp được áp dụng xuyên suốt nội dung luận án Đối tượng
để phân tích là các quy định của pháp luật, các bản án, các ý kiến của học giả về
vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ nhằm đi sâu tìm hiểu các vấn đề lý luận chung, lý luận pháp luật cũng như thực tiễn về vi phạm hợp đồng trước thời hạn ở các quốc gia trên thế giới và tại Việt Nam
án Tiếp theo, phương pháp này được sử dụng trong chương hai để làm rõ các vấn đề lý luận như khái niệm về vi phạm hợp đồng trước thời hạn cũng như lịch
sử hình thành và phát triển của học thuyết vi phạm hợp đồng trước thời hạn Ở chương ba, phương này lại được tiếp tục sử dụng để tổng hợp các quy định nước ngoài về loại vi phạm này, từ đó có cái nhìn bao quát phân tích, so sánh tìm ra
các điểm giống và khác nhau trong các quy định đó
4.3 Phương pháp lịch sử cụ thể
Bất kỳ một học thuyết pháp lý nào đều cần được nghiên cứu trong bối cảnh lịch sử cụ thể, từ lúc khai sinh cho đến khi được thay đổi, phát triển, và được tiếp nhận ở một nền tài phán nào đó Phương pháp này được sử dụng trong chương hai để tìm hiểu và khái quát lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ trên thế giới, thông qua một
số quốc gia Common Law và Civil Law điển hình, và cũng như ở một số văn bản pháp lý quốc tế trong lĩnh vực thương mại
4.4 Phương pháp luật so sánh
Đây là phương pháp có ý nghĩa quan trọng được áp dụng khi triển khai luận
án, đặc biệt được sử dụng chủ yếu ở chương ba luận án nhằm làm rõ hướng tiếp
Trang 13cận của pháp luật của một số quốc gia điển hình trong hai hệ thống pháp luật Common Law và Civil Law cũng như các văn bản pháp lý quốc tế về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ dưới góc độ so sánh, đồng thời đối chiếu với quy định và thực trạng pháp luật Việt Nam để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt trong nội dung pháp luật về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ Việc so sánh các quy định của pháp luật về vấn đề này là cơ
sở quan trọng để tác giả rút ra được kinh nghiệm nước ngoài và tìm được lý do cho việc công nhận vi phạm hợp đồng trước thời hạn để từ đó đưa ra những đề xuất cụ thể nhằm bổ sung và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ
4.5 Phương pháp khảo sát thực tiễn, sử dụng số liệu thống kê và điều tra
xã hội học
Phương pháp sử dụng số liệu thống kê được sử dụng ở chương bốn nhằm tìm ra minh chứng để làm sáng tỏ thực tiễn áp dụng pháp luật hiện hành trong các trường hợp vi phạm hợp đồng trước thời hạn tại Việt Nam, cũng như đánh giá về nhận thức và phản ứng của doanh nghiệp Việt Nam trong trường hợp xảy
ra vi phạm hợp đồng trước thời hạn, từ đó chỉ ra bất cập của việc thiếu cơ sở pháp lý quy định đối với các trường hợp có dấu hiệu vi phạm hợp đồng trước khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ và chỉ ra nhu cầu thực tiễn của việc điều chỉnh pháp luật đối với loại vi phạm này ở Việt Nam Ngoài ra luận án còn sử dụng phương pháp điều tra xã hội học thông qua việc trực tiếp triển khai phỏng vấn các chuyên gia pháp lý như luật sư, thẩm phán, cán bộ toà án, giảng viên luật…để đánh giá nhận thức cũng như quan điểm của các chuyên gia pháp lý ở Việt Nam đối với vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ
4.6 Phương pháp tiếp cận hệ thống, đa ngành và liên ngành như xã hội học, kinh tế học
Việc phân tích vi phạm hợp đồng được dự báo trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên trong trường hợp xảy ra loại
Trang 14vi phạm này vừa mang tính pháp lý vừa mang tính kinh tế bởi phải cân nhắc đến lợi ích kinh tế của hai bên Do vậy phương pháp tiếp cận đa ngành liên ngành được áp dụng trong chương bốn để phân tích lợi ích về mặt kinh tế mà các quy định về vi phạm hợp đồng trước thời hạn mang lại, tránh được tổn thất về mặt kinh tế cho các bên trong hợp đồng, từ đó chỉ ra nhu cầu điều chỉnh của pháp luật đối với loại vi phạm này
5 Những đóng góp mới của luận án
So với các nghiên cứu đã được công bố ở Việt Nam thì luận án có thể được xem là một trong số ít những công trình nghiên cứu đi sâu phân tích về cả lý luận
và thực tiễn về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ Ở Việt Nam, các nghiên cứu về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ chỉ dừng lại ở việc phân tích đơn thuần các quy định về loại vi phạm này theo pháp luật Anh – là nơi khai sinh học thuyết vi phạm hợp đồng trước thời hạn, hoặc phân tích quy định của Công Ước Viên 1980 về loại vi phạm này Vấn đề nhu cầu cũng như thách thức khi điều chỉnh vi phạm hợp đồng trước thời hạn tại Việt Nam cũng chưa được phân tích kỹ càng; và các nghiên cứu trong nước dường như chưa đưa
ra được những giải pháp chi tiết và toàn diện nhằm bổ sung và hoàn thiện pháp
luật Việt Nam về vấn đề này
So với các nghiên cứu về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa
vụ được công bố trên thế giới thì luận án có tính tổng hợp cao bởi lẽ hầu hết các nghiên cứu thường chỉ tập trung nghiên cứu một vấn đề nào đó của vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ, hoặc chỉ phân tích quy định pháp luật của một quốc gia hoặc một văn bản pháp lý quốc tế, hoặc chỉ nghiên cứu so sánh giữa pháp luật của hai quốc gia đối với vi phạm hợp đồng trước thời hạn Và một điểm riêng của luận án so với các nghiên cứu nước ngoài đó là làm rõ thực trạng pháp luật và thực tiễn giải quyết các trường hợp vi phạm hợp đồng trước thời hạn ở Việt Nam, từ đó đưa ra quan điểm cá nhân về việc pháp luật Việt Nam nên chính thức công nhận và điều chỉnh vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa
Trang 15vụ, cùng những đề xuất cụ thể về giải pháp bổ sung và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề này
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án
Kết quả nghiên cứu của Luận án góp phần hoàn thiện pháp luật về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ ở Việt Nam Luận án cung cấp những thông tin có giá trị về các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến pháp luật về
vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ ở một số quốc gia điển hình trên thế giới và một số văn bản thống nhất luật quốc tế trong lĩnh vực thương mại, cũng như thực trạng pháp luật về vấn đề này ở Việt Nam hiện nay Luận án có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo cho các đối tượng quan tâm đến vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ, đặc biệt là các nhà nghiên cứu, các nhà lập pháp, cơ quan xét xử, và các doanh nhân, doanh nghiệp Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của Luận án có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu và tham khảo hữu ích cho các cơ sở đào tạo trong việc giảng dạy về pháp luật hợp đồng
7 Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mục lục, Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận án bao gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến
luận án
Chương 2: Những vấn đề lý luận về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực
hiện nghĩa vụ
Chương 3: Pháp luật nước ngoài về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực
hiện nghĩa vụ và liên hệ thực trạng pháp luật Việt Nam
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện pháp luật và đảm bảo hiệu quả thi hành
pháp luật về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ tại Việt Nam
Trang 16Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án
1.1.1 Tình hình nghiên cứu lý luận và lý luận pháp luật về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ
1.1.1.1 Các công trình liên quan đến khái niệm vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ
Khái niệm vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ được định nghĩa trong một số văn bản pháp luật của một số quốc gia và văn bản pháp luật quốc tế cũng như nhiều bài viết của giới nghiên cứu luật học Hầu hết các khái niệm đều nêu ra trường hợp cụ thể của loaị vi phạm này Chẳng hạn, trong bài báo
về học thuyết vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ, tác giả Collin
P Campell đã đưa ra định nghĩa: “ Vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện
nghĩa vụ là vi phạm mà theo đó một người ký kết hợp đồng với một người khác để thực hiện một hay nhiều hành động tại một thời điểm nhất định sẽ được phép kiện trước khi hết thời hạn thực hiện hợp đồng khi người kia tuyên bố rằng anh ta sẽ không thực hiện nghĩa vụ hoặc việc thực hiện nghĩa vụ của anh ta là không thể vào thời điểm đến hạn thực hiện nghĩa vụ đó”[38]
Tác giả Hugh Beale trong cuốn sách Chitty on Contract định nghĩa về Vi phạm
hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ như sau “Nếu trước khi hết thời hạn mà
một bên phải thực hiện hợp đồng, anh ta bộc lộ rõ ràng ý định vi phạm, hoặc hành động theo cách mà khiến cho một người bình thường có thể kết luận là anh ta không
có ý định hoàn thành nghĩa vụ của mình, điều này sẽ cấu thành một vi phạm hợp đồng trước thời hạn…”[49]
Tác giả J.W.Carter làm rõ hơn khái niệm vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ trong bài viết của mình [52] Theo tác giả, vi phạm hợp đồng
Trang 17trước thời hạn bao gồm ba trường hợp: (i) sự từ chối thực hiện nghĩa vụ của một bên, khi anh ta tuyên bố rõ ràng về ý định không thực hiện nghĩa vụ của mình trước khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ; (ii) hành vi và cách ứng xử của một bên thể hiện
rõ ý định sẽ không thực hiện nghĩa vụ và (iii) có cơ sở rõ ràng cho thấy một bên không có khả năng để thực hiện nghĩa vụ
Tác giả Qiao Liu khi so sánh khái niệm vi phạm hợp đồng truyền thống với
vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ cũng đưa ra định nghĩa rằng
vi phạm hợp đồng trước thời hạn là vi phạm được dự đoán sẽ xảy ra trong tương lai Đó là một lời nói hay hành động của một bên vào trước thời hạn thực hiện hợp đồng để thể hiện rằng anh ta sẽ không thực hiện nghĩa vụ [64, tr.594]
1.1.1.2 Các công trình nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển của học thuyết Vi phạm hợp đồng trước thời hạn
Tác giả Janice C Vyn trong bài viết về sự từ chối thực hiện nghĩa vụ được
dự báo trước theo Bộ luật thương mại thống nhất Hoa Kỳ đã giới thiệu về lịch sử hình thành của học thuyết này ở các nước theo hệ thống Common Law [54] Theo tác giả, Luật common law trước đây không công nhận quyền được khởi kiện đối với sự từ chối thực hiện nghĩa vụ trước khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ đó
Chỉ đến khi phán quyết trong vụ việc Hoschter v De.La Tour năm 1853 ở Anh
được đưa ra cho phép một bên khởi kiện đối với vi phạm xảy ra trước ngày thực hiện hợp đồng Và từ đó, một vi phạm được dự báo trước đã được pháp luật ở các nước Common Law bắt đầu công nhận Ở Mỹ, học thuyết này lần đầu tiên được
chính thức công nhận trong phán quyết của Toà án trong án lệ Roehm v Horst năm
1900 [128] Trước đó 14 năm, học thuyết này đã bị bác bỏ bởi Toà án Mỹ trong
án lệ Dingley v Oler [92]
Tác giả E Hunter Taylor khi bàn về học thuyết sự từ chối thực hiện nghĩa vụ được dự báo trước cũng đề cập đến sự tiến triển của việc công nhận học thuyết
này trong quá khứ [43] Trong án lệ Phillpotts v Evans [121] năm 1839, Toà án
từ chối thẳng thừng quan điểm một sự từ chối thực hiện được dự báo trước sẽ hình
Trang 18thành nên một vi phạm hợp đồng và cho phép một bên có thể khởi kiện Đến năm
1853, trong vụ việc Hoschter v De.La Tour, phán quyết của Toà án và đặc biệt là
của thẩm phán Lord Campbell lần đầu tiên đã công nhận loại vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ Theo tác giả, từ đó về sau, học thuyết
về Vi phạm hợp đồng trước thời hạn hay vi phạm được dự báo trước sẽ ăn sâu và pháp luật Anh Mỹ, mặc dù cũng tồn tại nhiều quan điểm trái chiều
Tác giả Michele Vanwijck Alexandre cũng đã đề cập đến lịch sử hình thành của học thuyết vi phạm hợp đồng trước thời hạn trong bài viết phân tích về loại vi phạm này theo quy định của Công Ước Viên [60] Theo tác giả, học thuyết vi phạm hợp đồng trước thời hạn trong common law bắt nguồn đầu tiên ở Anh trong
án lệ nổi tiếng Hochster v de la Tour (1853), trong đó một bên đã từ chối thực hiện hợp đồng trước khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ và phán quyết của thẩm phán Lord Campell đã yêu cầu các bên phải tuyệt đối tuân thủ việc thực hiện nghĩa
vụ hợp đồng và không được phép từ chối thực hiện nghĩa vụ của mình trước khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ Học thuyết này sau đó đã được công nhận và áp dụng vào pháp luật Hoa Kỳ, đặc biệt là được pháp điển hoá vào Bộ Luật thương mại thống nhất Hoa Kỳ nhưng pháp luật Hoa Kỳ đã linh hoạt hơn khi cho bên bị suy đoán vi phạm có quyền cung cấp đảm bảo đầy đủ rằng hợp đồng sẽ được thực hiện Tuy nhiên, các quốc gia thuộc hệ thống Civil Law vẫn chưa công nhận học thuyết vi phạm hợp đồng trước thời hạn Nhưng theo tác giả, loại vi phạm này cũng đã được công nhận và quy định trong một số công ước quốc tế như Công Ước Lahay năm 1964 và Công Ước Viên năm 1980 và một số quốc gia thuộc hệ thống Civil Law cũng dần gián tiếp công nhận nó thông qua việc tham gia ký kết các điều ước quốc tế đó
Bên cạnh đó, học giả Keith A Rowley đã nghiên cứu sự xuất hiện và phát triển của học thuyết này trong Luật hợp đồng Hoa Kỳ [68] Theo ông, mặc dù học thuyết này bắt nguồn ở Anh từ án lệ Hochster v De La Tour năm 1853 nhưng phải đến năm 1875 thì học thuyết này mới lần đầu xuất hiện ở Hoa Kỳ thông qua án lệ
Trang 19Howard v Daly [103] và phát triển và được công nhận ở hầu hết các bang ở Hoa
Kỳ ở giai đoạn cuối thế kỷ 19, mặc dù vẫn còn ít bang đã phản đối học thuyết này Sau đó, Toà án Tối cao Liên bang Mỹ đã ban hành 2 phán quyết và từ đó đảm bảo rằng học thuyết vi phạm này được áp dụng rộng rãi trên toàn Liên bang Cho đến năm 1932, học thuyết này chính thức được quy định trong Bộ pháp điển hoá về Hợp đồng ban hành bởi Viện Luật học Hoa Kỳ và sau đó là Bộ Luật Thương Mại thống nhất Hoa Kỳ
Ở Việt Nam, tác giả Dương Anh Sơn có điểm qua về lịch sử hình thành và phát triển của học thuyết vi phạm hợp đồng trước thời hạn trong bài viết của mình
về loại vi phạm này, đặc biệt là ở các nước theo hệ thống luật Anh Mỹ [17] Tác giả cũng chỉ ra rằng học thuyết này có nguồn gốc từ án lệ của Anh Hochster v De
la Tour năm 1853, và từ đó về sau học thuyết này không chỉ giới hạn trong pháp luật Anh mà còn được nói đến trong pháp luật của các nước theo hệ thống luật Anh Mỹ Tác giả cũng chỉ ra rằng, đầu tiên pháp luật Anh Mỹ chỉ điều chỉnh trường hợp trước khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ nhưng một trong các bên tuyên bố huỷ hợp đồng hay có sự từ chối thực hiện nghĩa vụ trên thực tế, nhưng sau đó, thuyết vi phạm hợp đồng trước thời hạn còn áp dụng đối với cả những trường hợp mà sự từ chối thực hiện hợp đồng được dự đoán trước
1.1.1.3 Các công trình nêu quan điểm đối với việc ủng hộ hoặc phản đối học thuyết vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ
Từ khi học thuyết vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ hình thành và phát triển cho đến nay, trên thế giới vẫn xuất hiện hai luồng quan điểm trái chiều đối với loại vi phạm này Đã có nhiều nghiên cứu bày tỏ quan điểm ủng
hộ và phản đối đối với vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ Một
số nghiên cứu đưa ra quan điểm phản đối, chẳng hạn như Tác giả David W Roberton trong bài viết của mình đã chỉ ra ba lý do phản đối học thuyết này [41] Thứ nhất, học thuyết này thiếu sự logic, không thể có sự vi phạm nghĩa vụ khi thời hạn thực hiện nghĩa vụ còn chưa đến và vi phạm hợp đồng trước thời hạn
Trang 20không phải là vi phạm xảy ra trên thực tế Thứ hai, việc áp dụng nó sẽ không công bằng đối với bên bị suy đoán sẽ vi phạm nghĩa vụ, buộc anh ta phải chịu trách nhiệm cho những nghĩa vụ mà anh ta chưa đến thời hạn buộc phải thực hiện Thứ
ba, việc cho phép bên có nguy cơ bị vi phạm huỷ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ sẽ khiến cho việc tính toán thiệt hại trở nên khó khăn, vì việc này yêu cầu Toà án phải ước tính khoản thiệt hại mà phía nguyên đơn phải gánh chịu Bên cạnh đó, tác giả Djakhongir Saidov cũng đưa ra quan điểm cho rằng cho rằng học thuyết vi phạm hợp đồng trước thời hạn trao quá nhiều quyền lực cho bên có nguy cơ bị vi phạm, dẫn đến việc lạm quyền của bên này [42]
Trong khi đó, cũng có một số quan điểm ủng hộ học thuyết này và cho rằng việc công nhận vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ là cần thiết
để đảm bảo công bằng và lợi ích cho bên có nguy cơ bị vi phạm Chẳng hạn, tác giả Corbin trong cuốn sách về Hợp đồng đưa ra các ý kiến bảo vệ học thuyết vi phạm hợp đồng trước thời hạn [32] Tác giả cho rằng việc áp dụng chế tài huỷ hợp đồng đối với vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ chính là hậu quả của việc bị đơn từ chối nghĩa vụ của mình một cách sai trái và vô cớ và
để nhằm bảo vệ lòng tin và sự kỳ vọng của bên có nghĩa vụ đối với việc hợp đồng được thực hiện Tương tự, tác giả Djakhongir Saidov trong bài viết về Việc không thực hiện nghĩa vụ được dự báo trước cũng đưa ra lập luận ủng hộ học thuyết này [42] Theo tác giả, khi một bên có đủ căn cứ để nghi ngờ rằng hợp đồng sẽ không được thực hiện, bên có nguy cơ bị vi phạm có thể lập luận rằng kỳ vọng và niềm tin của mình đối với việc hợp đồng sẽ được thực hiện bị suy giảm, do đó anh ta không còn ở vị trí an toàn PICC và UCC đều quy định một nghĩa vụ ngầm định đối với các bên trong hợp đồng, đó là nghĩa vụ không làm tổn hại đến kỳ vọng và lòng tin của đối phương về việc hợp đồng sẽ được thực hiện Đây cũng có thể coi
là nghĩa vụ thiện chí và đối xử công bằng trong giao dịch giữa các bên Hơn nữa, tác giả cho rằng sự tồn tại của học thuyết vi phạm hợp đồng trước thời hạn là cần
Trang 21thiết để tránh lãng phí và thức đẩy hiệu quả kinh tế Bên cạnh đó, theo tác giả Dương Anh Sơn, cơ sở lý luận của học thuyết đó là trong hợp đồng có những nghĩa vụ phát sinh từ nghĩa vụ hợp đồng và sự vi phạm những nghĩa vụ này (mà không phải vi phạm chính nghĩa vụ hợp đồng) làm phát sinh một số quyền của bên có nguy cơ bị thiệt hại, nên việc công nhận quyền của bên có nguy cơ bị vi phạm trong trường hợp vi phạm hợp đồng trước thời hạn là hợp lý [17]
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về điều kiện cấu thành vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ
Về điều kiện cấu thành vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ, một số nghiên cứu của các học giả nước ngoài cũng như trong quy định của một số văn bản pháp lý quốc tế đã đề cập đến vấn đề này Chẳng hạn, tác giả Collin Campbell trong bài viết về học thuyết vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ đã chỉ ra một điều kiện cấu thành vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ
đó là khi một bên tuyên bố từ chối thực hiện nghĩa vụ của mình và sự từ chối đó được khẳng định một cách rõ ràng và quả quyết [38] Tác giả đã thông qua một số án lệ có liên quan và nêu ra các ví dụ cụ thể để minh hoạ thế nào là một sự từ chối thực hiện nghĩa vụ rõ ràng và quả quyết
Giáo sư Authur L Corbin, trong cuốn sách ông viết về Hợp đồng, đã chỉ ra một trường hợp cụ thể về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ [32] Đó là khi một bên, dù vô tình hay cố ý, yêu cầu bên kia thực hiện một số công việc mà không được quy định trong hợp đồng, nếu không nhất định anh ta cũng sẽ không thực hiện nghĩa vụ cuả mình như đã hứa
Trong bài viết về Huỷ hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ, tác giả Alphonse M.Squillance đã phân tích các án lệ có liên quan để đưa ra kết luận rằng bên có nguy cơ bị vi phạm muốn thực hiện quyền huỷ hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì bắt buộc phải có sự chắc chắn về việc bên có nghĩa vụ sẽ vi phạm nghĩa vụ của anh ta [29] Còn xác suất về việc không thực hiện nghĩa vụ của bên kia sẽ không đủ để cấu thành vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa
Trang 22vụ Cụ thể, trong những trường hợp mà một bên tuyên bố hoặc thể hiện rõ ràng rằng mình không có khả năng thực hiện hoặc không sẵn sàng để thực hiện nghĩa vụ, thì được coi là một sự từ chối thực hiện nghĩa vụ chắc chắn và có tính toán trược Đối tượng của hợp đồng bị phá huỷ hoặc bán cho một bên thứ ba hay sự kiện một bên phá sản trước thời điểm hợp đồng được thực hiện cũng đạt yêu cầu về sự chắc chắn về việc không thực hiện nghĩa vụ và do đó cấu thành một vi phạm hợp đồng trước thời hạn
Trong khi đó, tác giả Arnett Mann, trong bài viết về học thuyết vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ ở Kentucky đã chỉ ra điều kiện để cấu thành
vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ là biểu hiện của ý định không thực hiện nghĩa vụ cần phải tích cực và vô điều kiện [31] Tác giả đã liệt kê những trường hợp cụ thể trong thực tiễn án lệ tại Kentucky được Toà án công nhận là vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ ra rằng, nêú bên có nguy cơ bị vi phạm không coi ý định không thực hiện nghĩa vụ của bên kia là một vi phạm thì bên kia có thể rút lại ý định bất cứ khi nào trước khi vi phạm thực tế xảy ra và khi đó hợp đồng vẫn được giữ nguyên vẹn
Tương tự, tác giả Janice C Vyn trong bài viết của mình cũng đã liệt kê điều kiện tiên quyết để cấu thành sự từ chối thực hiện hợp đồng được dự báo trước, trong
đó theo tác giả thì ý định của bên vi phạm là yếu tố quan trọng nhất và cần được xem xét một cách kỹ lưỡng Ý định này phải được thể hiện một cách rõ ràng, tuyệt đối Bên cạnh đó, sự từ chối thực hiện hợp đồng phải cấu thành vi phạm cơ bản [54]
Ở Việt Nam, một nghiên cứu của một nhóm tác giả cũng phân tích các điều kiện cấu thành Vi phạm hợp đồng trước thời hạn dưới góc độ so sánh theo Công Ước Viên 1980 và Bộ nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế PICC Theo nhóm tác giả, để xác định một vi phạm là vi phạm hợp đồng trước thời hạn để một bên được hưởng quyền tạm ngừng thực hiện hoặc huỷ hợp đồng theo CISG và PICC thì cần đạt được tiêu chí về sự rõ ràng về vi phạm trong tương lai [25]
1.1.3 Các công trình nghiên cứu về hậu quả pháp lý của vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ
Trang 23Tác giả Collin Campbell trong bài viết về học thuyết vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ đã nêu ra hậu quả pháp lý thông qua việc phân tích các án lệ về loại vi phạm này [38] Một là bên có nguy cơ bị vi phạm có thể ngay lập tức kiện đòi bồi thường thiệt hại Thứ hai, bên có nguy cơ bị vi phạm có quyền chờ đến khi hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ rồi mới khởi kiện đòi bồi thường thiệt
hại từ bên kia
Trong bài viết về Huỷ hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ, tác giả Alphonse M.Squillance cũng đã chỉ ra hậu quả pháp lý của loại vi phạm này [29] Thứ nhất, bên có nguy cơ bị vi phạm được quyền huỷ hợp đồng trước thời hạn và không cần tiếp tục thực hiện nghĩa vụ đối ứng của mình Tuy nhiên, quyền này sẽ chấm dứt nếu thực tế cho thấy bên có nguy cơ bị vi phạm cũng không thể thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng tại thời điểm tuyên bố bên kia vi phạm Bên cạnh đó, khi nhận được thông báo từ chối thực hiện hợp đồng của bên kia, bên có nguy cơ bị vi phạm phải có nghĩa vụ giảm thiểu tổn thất
Tác giả Herbert R Limburg đã đặt ra những câu hỏi nghiên cứu liên quan đến hậu quả pháp lý của vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ trong bài viết về Huỷ hợp đồng trước thời hạn [48] Để trả lời những câu hỏi đó, tác giả
đã tổng hợp và phân tích các án lệ về vi phạm hợp đồng trước thời hạn cũng như trích dẫn nghiên cứu của một số học giả khác Theo tác giả, bên có nguy cơ bị vi phạm có quyền chấm dứt thực hiện nghĩa vụ, huỷ hợp đồng và đòi chi trả cho phần nghĩa vụ đã thực hiện (nếu có) Đối với quyền huỷ hợp đồng, bên có nguy
cơ bị vi phạm không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình sau khi hợp đồng
bị huỷ bỏ, và anh ta có thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của mình sau khi huỷ hợp đồng thì anh ta cũng không mất quyền huỷ hợp đồng trước thời hạn, miễn là tại thời điểm yêu cầu huỷ hợp đồng, anh ta đã sẵn sàng và đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng Thêm vào đó, trước khi hợp đồng chính thức bị huỷ bỏ trước thời hạn, bên có nguy cơ bị vi phạm có quyền rút lại yêu cầu huỷ hợp đồng Tuy nhiên, nếu bên có nguy cơ bị vi phạm muốn huỷ
Trang 24hợp đồng thì anh ta phải có nghĩa vụ thông báo chính thức đến bên kia Đối với quyền đòi bồi thường thiệt hại, bên có nguy cơ bị vi phạm có quyền khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại ngay sau khi thời hạn thực hiện hợp đồng kết thúc mà không cần phải hoàn thành nghĩa vụ của mình Tuy nhiên đối với hợp đồng cung cấp dịch vụ cá nhân, hay hợp đồng mua bán tài sản cá nhân, bên có nguy cơ bị vi phạm
có quyền đòi bồi thường thiệt hại ngay lập tức mà không cần phải chờ đến khi hết thời hạn thực hiện hợp đồng Để hưởng quyền đòi bồi thường thiệt hại, bên có nguy cơ bị vi phạm có nghĩa vụ ngăn ngừa và giảm thiểu thiệt hại nếu có thể Tác giả Arnett Mann, trong bài viết về học thuyết vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ ở Kentucky chỉ ra ba lựa chọn cho bên có nguy cơ bị
vi phạm có quyền áp dụng trong trường hợp bên kia thể hiện rõ ý định không thực hiện hợp đồng [31] Thứ nhất, bên có nguy cơ bị vi phạm có thể coi hợp đồng đã
bị huỷ bỏ và có quyền đòi lại khoản đối ứng cho phần nghĩa vụ mà anh ta đã thực hiện Thứ hai, bên có nguy cơ bị vi phạm có thể coi đó là vi phạm hợp đồng và kiện đòi bồi thường thiệt hại mà anh ta phải gánh chịu trước khi hết thời hạn thực hiện hợp đồng Thứ ba, bên có nguy cơ bị vi phạm có thể coi hợp đồng vẫn có hiệu lực và đến khi hết thời hạn thực hiện hợp đồng thì anh ta kiện bên vi phạm đòi bồi thường Bất kể anh ta lựa chọn cách hàng động nào thì việc không thực hiện nghĩa vụ của bên có nguy cơ bị vi phạm sẽ được miễn trách, hay nói cách khác, bên có nguy cơ bị vi phạm có quyền không thực hiện nghĩa vụ Tuy nhiên tác giả đưa ra quan điểm rằng, bên có nguy cơ bị vi phạm không nên được phép kiện đòi bồi thường thiệt hại ngay lập tức mà nên để đến khi hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ và để chắc chắn bên kia không rút lại ý định không thực hiện nghĩa
vụ của mình
Đối với nghĩa vụ hạn chế thiệt hại, tác giả W.E.D.Davies trong bài viết “ Vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ và nghĩa vụ giảm thiểu thiệt hại” đã phân tích các án lệ có liên quan, từ đó khẳng định rằng bên có nguy cơ bị
vi phạm có nghĩa vụ phải thực hiện tất cả các bước hợp lý để giảm thiểu tổn thất
Trang 25do vi phạm hợp đồng trước thời hạn gây ra, và anh ta không có quyền yêu cầu đòi bồi thường đối với thiệt hại do anh ta đáng lẽ đã hạn chế hay giảm thiểu được [78] Tương tự, tác giả Charles Burgman trong bài viết “ Giảm thiểu thiệt hại đối với vi phạm được dự báo trước trong hợp đồng dưới thực hiện (executory contract)” cũng chỉ ra nghĩa vụ giảm thiểu thiệt hại của bên có nguy cơ bị vi phạm thông qua việc phân tích một số án lệ có liên quan [36] Mặc dù có một số án lệ cũng như một số học giả đã phản đối và phủ nhận nghĩa vụ này của bên có nguy cơ bị vi phạm, nhưng theo tác giả, đây không phải là một nghĩa vụ nặng nề với bên có nguy cơ bị vi phạm
mà chính là một phương tiện để tự bảo vệ chính anh ta
Trong khi đó , tác giả J.Cumberbatch trong bài viết về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ lại đưa ra ý kiến trái chiều đối với nghĩa vụ giảm thiểu thiệt hại của bên có nguy cơ bị vi phạm [50] Theo tác giả, tại sao lại bắt buộc bên có nguy cơ bị vi phạm phải giảm thiểu thiệt hại mới có thể áp dụng các chế tài do vi phạm hợp đồng bởi anh ta không nên phải chịu trách nhiệm hoàn toàn cho bên vi phạm và cũng không phải lợi ích của chính anh ta Hơn nữa, trong nhiều trường hợp, việc tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của bên có nguy cơ bị vi phạm còn có thể gia tăng thiệt hại hơn là giảm thiểu nó Cho nên, việc đặt ra nghiã vụ này cho bên có nguy cơ bị vi phạm là không hợp lý
Bên cạnh đó, một nghiên cứu của một nhóm tác giả ở Việt Nam cũng bàn về hậu quả pháp lý của vi phạm hợp đồng trước thời hạn theo quy định của Công Ước Viên 1980 và Bộ nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế PICC [25] Theo nhóm tác giả, theo Công Ước Viên bên có nguy cơ bị vi phạm có quyền tạm ngừng thực hiện hoặc huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nhưng phải có nghĩa vụ thông báo cho bên kia về việc tạm ngừng thực hiện nghĩa vụ hoặc huỷ hợp đồng Còn theo PICC, nhóm tác giả chỉ ra rằng bên có nguy cơ bị vi phạm có quyền yêu cầu biện pháp bảo đảm thực hiện từ bên kia; quyền tạm ngừng thực hiện hợp đồng, chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại Tương tự CISG, PICC cũng quy định nghĩa vụ thông báo đối với bên có nguy cơ bị vi phạm
Trang 26để bên bị suy đoán vi phạm có thể cung cấp những bảo đảm đầy đủ rằng họ sẽ thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn
Một số tác giả nước ngoài đã có đề cập đến vấn đề tính toán khoản bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trước thời hạn trong khi đó ở Việt Nam, chưa có bài viết nào nhắc đến vấn đề này Chẳng hạn, trong cuốn sách về Luật hợp đồng của mình, tác giả Corbin cho rằng nguyên tắc tính toán thiệt hại đối với vi phạm thông thường cũng không thay đổi gì trong trường hợp vi phạm được suy đoán trước mặc
dù việc tính toán thiệt hại trong trường hợp sau có thể khó hơn [32]
Tương tự, một tác giả khác đưa ra quan điểm rằng, nguyên tắc để xác định thiệt hại có thể được bồi thường trong trường hợp vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ cũng tương thích với cách tính toán thiệt hại trường hợp vi phạm khi đã đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ [40] Theo tác giả, nguyên đơn hay bên bị thiệt hại chỉ được đền bù những thiệt hại giúp anh ta khôi phục lại vị trí mà anh ta đáng lẽ có được nếu bị đơn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng Trong khi đó, tác giả Gabriela Shalev cho rằng, việc tính toán thiệt hại đối với trường hợp vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ nảy sinh một số vấn đề [46] Theo nguyên tắc tính toán thiệt hại truyền thống, thiệt haị phải nhìn thấy được như là một kết quả tất nhiên của vi phạm và khoản thiệt hại sẽ được tính toán theo giá thị trường tại thời điểm xảy ra vi phạm Tuy nhiên, khi tính toán thiệt hại do vi phạm hợp đồng trước thời hạn thì cơ quan xét xử khó có căn cứ để xác định
Đặc biệt, trong một nghiên cứu về tính toán thiệt hại do vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán hàng hoá, tác giả cho rằng trong trường hợp xảy ra vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ,
có hai cách để tính toán thiệt hại dựa vào giá cả thị trường tại hai thời điểm: (i) giá thị trường tại thời điểm đến thời hạn thực hiện và (ii) giá thị trường tại thời điểm
mà một bên từ chối thực hiện nghĩa vụ hoặc không còn khả năng thực hiện nghĩa
vụ [40] Tuy nhiên, tác giả chỉ ra rằng hầu hết các toà án đều lựa chọn xác định thiệt hại theo giá thị trường tại thời điểm đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ
Trang 27Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác của tác giả Thomas Jackson cũng bàn về cách xác định thiệt hại trong trường hợp vi phạm hợp đồng trước thời hạn khi cân nhắc nguyên tắc tính toán thiệt hại truyền thống và áp dụng phân tích kinh tế đến luật hợp đồng [73] Tác giả chỉ ra rằng mặc dù nguyên đơn có thể khởi kiện ngay thời điểm một bên từ chối thực hiện nghĩa vụ, thiệt hại do vi phạm hợp đồng trước thời hạn, ít nhất là đối với các vụ kiện bán hàng hoá, phải được đo bằng giá tại thời điểm đến hạn thực hiện hợp đồng
1.1.4 Các công trình nghiên cứu so sánh về nội dung pháp luật nước ngoài đối với vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ
Một trong những nghiên cứu so sánh của học giả nước ngoài về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ là nghiên cứu có tiêu đề “ Huỷ hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ: So sánh giữa Công Ước Viên và Luật Ai cập của tác giả Amin Dawwas [30] Tác giả đã phân tích các điều kiện để áp dụng quyền huỷ hợp đồng đối với Vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ dưới góc độ so sánh giữa luật quốc gia và Công Ước Viên Theo đó, tác giả chỉ
ra rằng CISG cho phép áp dụng huỷ hợp đồng trước thời hạn với cả hợp đồng giao một lần và hợp đồng giao thành nhiều chuyến trong khi đó Luật Ai Cập chỉ cho phép huỷ hợp đồng trước thời hạn đối với hợp đồng giao thành nhiều chuyến Cả Công Ước Viên và Luật Ai Cập đều yêu cầu vi phạm hợp đồng trước thời hạn phải là Vi phạm cơ bản Thêm vào đó, cả Công Ước Viên và Luật Ai Cập đều không yêu cầu bên có nguy cơ bị vi phạm phải thông báo trước cho bên kia về ý định huỷ hợp đồng
do vi phạm hợp đồng trước thời hạn và có thể tuyên bố huỷ hợp đồng đối với những đơn hàng giao trong tương lai ngay cả khi bên kia cung cấp đầy đủ đảm bảo về việc
sẽ thực hiện nghiã vụ
Tác giả Liton Chandra Biswas cũng thực hiện một nghiên cứu so sánh giữa Công Ước Viên 1980 và Luật của Anh về vấn đề vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ, tuy nhiên tác giả chỉ giới hạn so sánh về tính thực tiễn và tính công bằng của loại vi phạm này [56] Tác giả chỉ ra rằng quy định của luật
Trang 28Anh về vi phạm hợp đồng trước thời hạn có tính thực tiễn cao hơn so với quy định của Công Ước Viên, trong khi đó, xét về tính công bằng thì ngược lại Theo tác giả, Công ước Viên cần sửa đổi để cải thiện tính thực tiễn trong quy định của nó
về vấn đề vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ
Bên cạnh đó, một nghiên cứu so sánh khác về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ kể đến là nghiên cứu so sánh giữa Luật Belarus với Công Ước Viên của tác giả TatsianaSeliazniova [72] Với mục đích tham khảo kinh nghiệm pháp lý quốc tế nhằm hoàn thiện pháp luật Belarus về vấn đề vi phạm hợp đồng trước thời hạn, tác giả đã xem xét cách tiếp cận của pháp luật Belarus và CISG trong mối tương quan so sánh và đưa ra một số đề xuất cụ thể liên quan đến cơ sở áp dụng vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ đối với pháp luật Belarus
Tác giả James C Gulotta cũng thực hiện một nghiên cứu so sánh khác về vấn đề vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ [53] Tác giả đã phân tích cơ sở lý luận về học thuyết vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa
vụ trong hệ thống Common Law và so sánh với cách tiếp cận học thuyết này ở Lousiana (là tiểu bang duy nhất ở Hoa Kỳ theo hệ thống Civil Law) Tác giả đã chỉ
ra một số vướng mắc khi áp dụng học thuyết này vào hệ thống pháp luật Lousiana, tuy nhiên quan điểm của Toà án nước này vẫn cho rằng vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ hoàn toàn có thể kiện được Sự so sánh được thực hiện trên các tiêu chí hay nội dung như: chế tài do vi phạm được ưu tiên áp dụng, trường hợp trả nợ không đúng hạn, nguyên tắc thiện chí, quyền lựa chọn cách xử lý của bên có nguy cơ bị vi phạm, sự rút lại ( lời nói hay hành vi thể hiện ý định không thực hiện nghĩa vụ), cách tính toán/ đo lường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ
Tác giả Nan Kham Mai trong một nghiên cứu so sánh của ông về vấn đề vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ đã so sánh chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng do vi phạm hợp đồng trước thời hạn theo quy định của Common Law, Civil Law và Công Ước Viên 1980 [61] Tác giả so sánh cách tiếp
Trang 29cận của ba nguồn luật này đối với các vấn đề cụ thể như căn cứ để tạm ngừng thực hiện hợp đồng, quyền cung cấp đảm bảo đầy đủ về việc thực hiện nghĩa vụ, hậu quả của tạm ngừng thực hiện hợp đồng Tác giả chỉ ra rằng, theo cả ba nguồn luật này đều cho phép một bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng khi bên kia từ chối không thực hiện nghĩa vụ của mình trước thời hạn thực hiện hợp đồng Tuy nhiên,
cơ sở pháp lý mà mỗi nguồn luật này dựa vào có thể hơi khác nhau Hệ thống common law căn cứ vi phạm điều khoản điều kiện của hợp đồng (breach of
condition of contract), hệ thống civil căn cứ vào nguyên tắc “ the exceptio non
adimpleti contractus”, trong khi đó Công Ước Viên căn cứ vào vi phạm một phần
đáng kể nghĩa vụ ( nhưng không cần thiết phải là vi phạm cơ bản) Mặc dù có sự khác nhau như thế, nhưng cả ba nguồn luật này đều hướng tới việc cân bằng lợi ích của bên có nguy cơ bị vi phạm trong hợp đồng
1.1.5 Các công trình nghiên cứu về pháp luật Việt Nam về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ và thực tiễn xét xử các vụ việc về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ ở Việt Nam
Hiện nay, số lượng các nghiên cứu lý luận pháp luật Việt Nam đối với vấn
đề vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ cũng như thực tiễn xét xử các vụ việc về loại vi phạm này trên thực tế còn rất hạn chế Chưa có một tác giả nước ngoài nào nghiên cứu về vấn đề này Còn ở trong nước, một nhóm tác giả
đã phân tích cách tiếp cận pháp luật hợp đồng Việt Nam về vấn đề vi phạm hợp đồng trước hạn trong sự so sánh với CISG và PICC [25] Theo nhóm tác giả này, pháp luật Việt Nam chưa có quy định chính thức về vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ Tuy nhiên, pháp luật hợp đồng Việt Nam hiện nay đang dần tiếp cận với vấn đề vi phạm khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa
vụ với quy định tại Điều 411 BLDS 2015, theo đó cho phép một bên hoãn thực hiện nghĩa vụ khi “khả năng thực hiện hợp đồng” của bên còn lại đã bị giảm sút nghiêm trọng đến mức không thể thực hiện được nghĩa vụ như đã cam kết Nhóm tác giả cho rằng BLDS 2015 đã không làm rõ các vấn đề như điều kiện cũng như
Trang 30quyền hạn và nghĩa vụ cụ thể của bên có quyền, đặc biệt là bên đó vẫn không có quyền được hủy bỏ hợp đồng cho đến khi vi phạm thực sự xảy ra
Tác giả Dương Anh Sơn trong bài viết “ Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với vi phạm hợp đồng khi chưa đến hạn thực hiện nghĩa vụ” cũng đã phân tích một số khía cạnh lý luận và thực tiễn của loại vi phạm này [17] Khi bàn về thực trạng pháp luật Việt nam, tác giả khẳng định rằng LTM Việt Nam không trực tiếp điều chỉnh vấn đề đang nghiên cứu Tác giả cho rằng trong trường hợp vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ, không thể
áp dụng các quy định của pháp luật về tạm dừng, đình chỉ, hay huỷ hợp đồng được quy định trong LTM 2005 bởi vì việc áp dụng các chế tài nói trên chỉ có thể khi
có sự vi phạm thực tế, tức là khi đã hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ Do đó, theo tác giả, pháp luật Việt Nam đã gián tiếp ngăn cản bên có nguy cơ bị vi phạm có thể thực hiện quyền huỷ hợp đồng trong các trường hợp vi phạm được dự đoán trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ
Tác giả Đỗ Văn Đại, trong cuốn sách Luật hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án đã phân tích vấn đề vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ theo pháp luật Việt Nam thông qua việc bình luận một bản án thực tiễn liên quan đến vấn đề này [16] Theo tác giả, phán quyết của Toà án là không hợp
lý và không công bằng đối với bên có nguy cơ bị vi phạm do tại thời điểm bản án được xét xử thì BLDS 1995 và LTM 1997 đều không có quy định cho phép huỷ hợp đồng đối với vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ Hiện tại, BLDS mới sửa đổi đã có quy định cho phép một bên hoãn thực hiện nghĩa vụ khi nhận thấy rằng bên kia có nguy cơ không thực hiện hợp đồng do tài sản bị giảm sút nghiêm trọng theo quy định tại Điều 411 của Luật này Bên cạnh đó, tác giả cũng cho rằng LTM Việt Nam có công nhận phần nào chế định này tại Điều 313 khoản 2 nhưng còn rất dè dặt
1.1.6 Các công trình nghiên cứu về định hướng hoàn thiện và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ
Trang 31Như đã đề cập ở trên, số lượng nghiên cứu trong và ngoài nước về thực trạng pháp luật Việt Nam về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ còn rất hạn chế do đó có rất ít nghiên cứu đưa ra hướng gợi mở cũng như kiến nghị bổ sung và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề này Tác giả Đỗ Văn Đại trong cuốn sách Luật hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án mặc dù có phân tích sơ lược sự bất cập của pháp luật hiện hành khi xử lý các tình huống vi phạm hợp đồng trước thời hạn trong thực tiễn nhưng chưa đưa ra những kiến nghị cụ thể để sửa đổi bổ sung pháp luật hợp đồng Việt Nam về vấn đề này [16] Tác giả chỉ đề cập sơ qua rằng trong quá trình sửa đổi BLDS 2015, ông đã có kiến nghị
bổ sung những quy phạm điều chỉnh vấn đề vi phạm hợp đồng trước khi hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ
Tác giả Dương Anh Sơn trong bài viết của mình cũng đưa ra quan điểm rằng
sự điều chỉnh bằng pháp luật đối với loại vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ là cần thiết, làm thế nào để bên có nguy cơ bị vi phạm không được lạm quyền cuả mình để gây thiệt hại cho bên kia [17] Để phòng tránh điều đó, tác giả gợi ý rằng pháp luật cần quy định rõ rằng vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ không phải là căn cứ cho phép bên có quyền áp dụng ngay chế tài huỷ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại Bên có nguy cơ bị vi phạm chỉ
có thể huỷ hợp đồng khi có đầy đủ hai yếu tố Thứ nhất, nguy cơ vi phạm hợp đồng của phía bên kia phải có cơ sở xác đáng và phải là nguy cơ vi phạm cơ bản Thứ hai, bên có quyền cần phải thông báo cho bên kia biết lý do huỷ hợp đồng của mình Trong trường hợp bên kia đưa ra cam kết thực hiện nghĩa vụ khi đến thời hạn thì bên có nguy cơ bị vi phạm không thể huỷ hợp đồng
1.2 Đánh giá chung tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Qua nghiên cứu nội dung của các kết quả nghiên cứu đã công bố trong nước
và nước ngoài liên quan đến đề tài luận án, nghiên cứu sinh nhận thấy các công trình nghiên cứu hiện nay đã đạt được một số thành tựu và vẫn còn hạn chế ở một số vấn đề như sau:
Trang 321.2.1 Các công trình nghiên cứu lý luận chung và pháp luật nước ngoài
về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ
Có thể thấy các công trình nghiên cứu về pháp luật nước ngoài nói chung
về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ khá phong phú và đa dạng Nhóm công trình nghiên cứu ngày đã đưa ra được khái niệm của vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ, phân tích được lịch sử hình thành
và phát triển của học thuyết vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ
ở một số quốc gia trên thế giới, tuy nhiên các nghiên cứu này hầu như tập trung phân tích sự phát triển của học thuyết này ở các quốc gia theo hệ thống Common Law như Anh, Mỹ Thêm vào đó, nhóm công trình nghiên cứu này đã xây dựng được lý luận về vi phạm hợp đồng và phân tích quy định của pháp luật về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ ở một số quốc gia và một số văn bản pháp lý quốc tế Có thể thấy, các bài viết này đã phân tích khá đầy đủ
và cụ thể về các điều kiện cấu thành vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ và hậu quả pháp lý của loại vi phạm này Tuy nhiên, còn ít nghiên cứu tiếp cận vấn đề này ở góc độ so sánh quy định của pháp luật nước ngoài và hầu hết các nghiên cứu tìm thấy thường phân tích quy định về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ theo pháp luật các quốc gia theo hệ thống luật Anh Mỹ, trong khi đó có rất ít công trình nghiên cứu nghiên cứu cách tiếp cận ở
hệ thống dân luật Bên cạnh đó, vấn đề tính toán thiệt hại do vi phạm hợp đồng trước thời hạn cũng đã được xem xét, tuy nhiên mới chỉ tập trung vào thời điểm tính toán thiệt hại chứ chưa phân tích kỹ tính chất của thiệt hại có thể được bồi thường và cách tính thiệt hại như thế nào
1.2.2 Các công trình nghiên cứu về thực trạng pháp luật và thực tiễn xét xử các vụ việc vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ tại Việt Nam
Có thể thấy, cho đến hiện nay có rất ít công trình nghiên cứu về thực trạng pháp luật cũng như thực tiễn xét xử các vụ việc vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ ở Việt Nam Chỉ có một vài công trình nghiên cứu đã đề cập
Trang 33và phân tích một cách sơ lược thực trạng pháp luật Việt Nam đối với vấn đề vi phạm hợp đồng trước thời hạn và vài nghiên cứu có phân tích thực tiễn xét xử một vụ việc liên quan đến vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ tại Việt Nam Tuy nhiên, về cơ bản số lượng cũng như nội dung các công trình nghiên cứu về thực trạng pháp luật Việt Nam cũng như thực tiễn xét xử các vụ việc vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ tại Việt Nam còn rất ít
ỏi, sơ lược và hạn chế Các nghiên cứu cũng chưa phân tích được nhu cầu điều chỉnh của pháp luật về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ ở Việt Nam cũng như một số trở ngại có thể gặp phải nếu công nhận và điều chỉnh loại vi phạm này ở Việt Nam
1.2.3 Các công trình nghiên cứu về định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ
Mặc dù có rất ít nghiên cứu đưa ra hướng hoàn thiện và đề xuất sửa đổi pháp luật Việt Nam về vấn đề vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa
vụ, nhưng một số nghiên cứu hiện tại của các học giả trong nước đều cho rằng việc công nhận vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ và bổ sung các quy định liên quan tới loại vi phạm này là trong pháp luật Việt Nam là cần thiết Các công trình nghiên cứu trong nước chưa đề ra được các giải pháp cụ thể
và toàn diện nhằm bổ sung và hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam đối với vấn đề vi phạm hợp đồng trước thời hạn Một số công trình nghiên cứu
ở nước ngoài đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện lý luận pháp luật về vi phạm hợp đồng trước thời hạn ở một số quốc gia trên thế giới, tuy nhiên đó cũng chưa phải là những giải pháp thực sự toàn diện và hiệu quả để có thể áp dụng trong việc bổ sung và hoàn thiện pháp luật về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ tại Việt Nam
1.3 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án
Trên cơ sở kết quả tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến
đề tài luận án, tác giả nhận thấy cần tiếp tục nghiên cứu những vấn đề sau đây:
Trang 341.3.1 Những vấn đề lý luận cần tiếp tục nghiên cứu
Luận án sẽ kế thừa các kết quả nghiên cứu trong nước và nước ngoài về lý luận và lý luận pháp luật về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ
Cụ thể luận án sẽ xây dựng khái niệm, đặc điểm và những nội dung cơ bản liên quan đến vi phạm hợp đồng, từ đó luận án sẽ xây dựng lý luận pháp luật về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ
Nhằm mục đích xây dựng lý luận pháp luật về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ tại Việt Nam, luận án sẽ kế thừa các kết quả nghiên cứu lý thuyết về vi phạm hợp đồng trước thời hạn như khái niệm, đặc điểm, các điều kiện cấu thành và hậu quả pháp lý của vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa
vụ Bên cạnh đó, luận án sẽ (i) bổ sung và phát triển lý luận về cách xác định thiệt hại do vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ; (ii) bổ sung phân tích cách tiếp cận của một số quốc gia theo hệ thống Civil Law đối với vi phạm hợp đồng trước thời hạn và (iii) chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt trong cách tiếp cận của các quốc gia điển hình của hệ thống Common law và Civil law cũng như các văn bản pháp lý quốc tế như CISG và PICC đối với vi phạm hợp đồng
trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ
1.3.2 Những vấn đề thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu
Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu sơ lược về thực trạng pháp luật Việt Nam về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ, thực tiễn áp dụng pháp luật Việt Nam trong việc giải quyết một số vụ việc liên quan đến vi phạm hợp đồng trước thời hạn, luận án sẽ phân tích sâu sắc và kỹ càng hơn thực trạng pháp luật và thực tiễn xét xử các tranh chấp về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ ở Việt Nam, làm rõ nhu cầu điều chỉnh pháp luật về vi phạm hợp đồng trước thời hạn cũng như một số trở ngại có thể gặp phải khi điều chỉnh loại vi phạm này ở Việt Nam, làm cơ sở cho việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp phù hợp để bổ sung và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về loại vi phạm này Luận án sẽ sử dụng các số liêụ thống kê và thực hiện điều tra xã hội học để đánh
Trang 35giá nhận thức và phản ứng của các chuyên gia pháp lý cũng như các doanh nghiệp đối với vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ để có thêm cơ sở phân tích tính bất cập và nhu cầu thực tiễn đối với sự điều chỉnh của pháp luật đối với loại vi phạm này
1.3.3 Những vấn đề về đề xuất giải pháp cần tiếp tục nghiên cứu
Đối với vấn đề giải pháp bổ sung và hoàn thiện pháp luật Việt Nam đối với vấn đề vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ, luận án sẽ tiếp thu những kết quả nghiên cứu của một số công trình đã công bố, đồng thời cũng căn
cứ trên thực trạng pháp luật và nhu cầu điều chỉnh của pháp luật đối với vấn đề
vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ ở Việt Nam, để từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể và phù hợp nhằm bổ sung và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về loại vi phạm này, nhằm đảm bảo công bằng và quyền lợi của các bên khi tham gia hợp đồng, cụ thể đề xuất được khái niệm vi phạm hợp đồng trước thời hạn và điều khoản quy định cụ thể về điều kiện cấu thành cũng như hậu quả pháp lý cần được bổ sung vào các văn bản pháp luật có liên quan đến vấn đề này Bên cạnh đó, luận án cũng đề xuất một số giải pháp đối với các bên có liên quan như cơ quan giải quyết tranh chấp, cộng đồng doanh nghiệp nhằm đảm bảo hiệu quả thi hành pháp luật về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ ở Việt Nam
1.4 Cơ sở lý thuyết của luận án
Để nghiên cứu lý luận về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa
vụ, luận án sẽ vận dụng các lý thuyết như lý thuyết tự do hợp đồng, lý thuyết vi phạm hợp đồng, lý thuyết về vi phạm hợp đồng trước thời hạn, lý thuyết bồi thường thiệt hại, lý thuyết phòng ngừa và giảm thiểu thiệt hại, lý thuyết về công bằng và thiện chí trong thực hiện hợp đồng, lý thuyết về luật học so sánh và lý thuyết cấy ghép pháp luật
Ở chương hai, lý thuyết tự do hợp đồng và vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ sẽ được vận dụng để tìm hiểu về lý luận chung về vi phạm
Trang 36hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ như khái niệm, đặc điểm, chức năng cũng như những nội dung pháp luật về loại vi phạm này Bên cạnh đó, lý thuyết về
vi phạm hợp đồng, lý thuyết về phòng ngừa và giảm thiểu thiệt hại, lý thuyết về công bằng thiện chí trong thực hiện hợp đồng được áp dụng để đưa ra lập luận ủng
hộ và phản đối học thuyết vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ
Ở chương ba, khi nghiên cứu nội dung pháp luật nước ngoài về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ dưới góc độ so sánh, luận án sẽ áp dụng lý thuyết về luật học so sánh để tìm ra những điểm tương đồng, khác biệt cũng như căn nguyên của sự khác biệt trong quy định pháp luật của các quốc gia cũng như các văn bản pháp lý quốc tế về vi phạm hợp đồng trước thời hạn, cũng như liên hệ tới thực trạng pháp luật Việt Nam
Lý thuyết phòng ngừa và giảm thiểu thiệt hại, lý thuyết về công bằng và thiện chí trong thực hiện hợp đồng được vận dụng để đánh giá nhu cầu điều chỉnh
về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ tại Việt Nam ở chương bốn của luận án để trên cơ sở đó, đặc biệt là lý thuyết cấy ghép pháp luật được vận dụng nhằm hướng tới trả lời cho câu hỏi liệu rằng Việt Nam có nên tiếp nhận học thuyết vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ từ pháp luật Anh
Mỹ và công nhận loại vi phạm này hay không, từ đó đề xuất các phương hướng gợi mở, giải pháp nhằm bổ sung và hoàn thiện pháp luật về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ tại Việt Nam
1.5 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu của luận án
Vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ mặc dù được công nhận khá rộng rãi ở nhiều quốc gia nhưng vẫn còn là vấn đề mới mẻ và gây tranh cãi ở một số quốc gia theo hệ thống Civil Law, trong đó có Việt Nam Vì vậy,
một câu hỏi chung được đặt ra là “ Pháp luật Việt Nam có nên chính thức công
nhận và điều chỉnh vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ không?” Từ câu hỏi khái quát này, một số câu hỏi nghiên cứu được đặt ra nhằm
giải quyết các vấn đề liên quan như sau:
Trang 37(i) Câu hỏi nghiên cứu thứ nhất: Vi phạm hợp đồng trước thời hạn
thực hiện nghĩa vụ là gì? Vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa
vụ khác với vi phạm hợp đồng thông thường như thế nào?
Giả thuyết nghiên cứu thứ nhất: Luận án phân tích và kế thừa các khái niệm
có sẵn và đưa ra một khái niệm thống nhất đối với loại vi phạm này cũng như phân biệt những điểm khác biệt giữa loại vi phạm này và vi phạm hợp đồng theo
lý thuyết truyền thống Theo đó, vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ là vi phạm được dự báo trước khi một bên trong hợp đồng có lời nói hoặc hành vi thể hiện rõ ràng ý định không thực hiện nghĩa vụ, hoặc có cơ sở rõ ràng để chắc chắn một bên sẽ không thể thực hiện nghĩa vụ khi đến hạn Điểm khác biệt lớn nhất của loại vi phạm này so với vi phạm hợp đồng thông thường
là vi phạm này là một vi phạm hiện tại đối với một nghĩa vụ sẽ đến hạn trong tương lai Một bên được tuyên bố vi phạm nghĩa vụ khi mà thời hạn để thực hiện nghĩa vụ đó vẫn chưa đến Trong khi đó, theo lý thuyết vi phạm hợp đồng thông thường, một bên sẽ vi phạm hợp đồng khi hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà hai bên thoả thuận, anh ta không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng, không đầy
đủ nghĩa vụ đó
(ii) Câu hỏi nghiên cứu thứ hai: Quy định của pháp luật các quốc gia
và các văn bản pháp lý quốc tế về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ hiện nay như thế nào?
Giả thuyết nghiên cứu thứ hai: Với những đặc trưng khác biệt giữa hai hệ
thống pháp luật Common law và Civil law, cách tiếp cận chung đối với vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ cũng như những quy định của pháp luật thực định về loại vi phạm này của các quốc gia thuộc hai hệ thống pháp luật này cũng tương đối khác nhau Học thuyết vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ xuất phát từ Anh, một quốc gia Common law điển hình, sau đó lan rộng và được công nhận khá rộng rãi trong hệ thống thông luật Trong khi đó, hệ thống Civil Law vẫn tiếp nhận chưa cởi mở, nhiều quốc gia dân luật vẫn chưa
Trang 38công nhận và quy định cụ thể đối với loại vi phạm này Với mục đích hài hoà và thống nhất những quy định trong lĩnh vực thương mại, các điều ước quốc tế đã
ra đời như CISG, PICC đưa ra những chế định về vi phạm hợp đồng trước thời hạn, trên cơ sở tiếp thu các quy định của pháp luật Common law và điều chỉnh cho phù hợp
(iii) Câu hỏi nghiên cứu thứ ba: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực
hiện pháp luật cũng như thực tiễn xét xử về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ tại Việt Nam hiện nay như thế nào?
Giả thuyết nghiên cứu thứ ba: Về thực trạng pháp luật, luận án đặt ra giả
thuyết rằng pháp luật Việt Nam chưa chính thức đưa ra khái niệm vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ cũng như chưa đặt ra những quy định cụ thể để điều chỉnh loại vi phạm này, mặc dù có thể tìm thấy vài quy định có bản chất khát khá tương đồng Tuy nhiên pháp luật hợp đồng Việt Nam đề cao nguyên tắc tự do thoả thuận và các bên được phép thoả thuận các vấn đề mà pháp luật không cấm, trong đó có vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa
vụ Về mặt thực tiễn, các vụ việc liên quan đến vi phạm được dự báo trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ vẫn được áp dụng những quy định về vi phạm hợp đồng truyền thống theo pháp luật hiện hành để giải quyết, gây ra những bất cập và đưa đến kết quả không công bằng và không đảm bảo quyền lợi cho bên có nguy cơ
bị vi phạm
(iv) Câu hỏi nghiên cứu thứ tư: Việt Nam có cần thiết công nhận và nội luật
hoá các quy định về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ không? Nếu có, cần bổ sung và hoàn thiện các quy định pháp luật như thế nào để điều chỉnh vấn đề vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ tại Việt Nam?
Giả thuyết nghiên cứu thứ tư: Để có cơ sở pháp lý rõ ràng và công bằng
nhằm giải quyết hiệu quả các trường hợp vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ, cũng như hài hoá hoá giữa pháp luật quốc gia và điều ước quốc
tế, pháp luật Việt Nam cần bổ sung và hoàn thiện các quy định cần thiết về vi
Trang 39phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ, bao gồm : khái niệm, các điều kiện cấu thành và hậu quả pháp lý của loại vi phạm này Các quy định này nên được bổ sung trực tiếp vào các văn bản quy phạm pháp luật trực tiếp có liên quan, mà trước hết là BLDS Việt Nam.Bên cạnh đó, cần có một số giải pháp cụ thể đối với các chủ thể áp dụng pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực thi và áp dụng các quy định của pháp luật về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ tại Việt Nam
Trang 40Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VI PHẠM HỢP ĐỒNG
TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨA VỤ
2.1 Khái niệm và các trường hợp vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ
Vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ được coi là một loại
vi phạm hợp đồng, tuy nhiên loại vi phạm này có những đặc trưng riêng biệt khác với vi phạm hợp đồng thông thường Để đưa ra được định nghĩa và cách hiểu về loại vi phạm hợp đồng này, trước hết chúng ta cần xem xét dựa trên khái niệm vi phạm hợp đồng truyền thống, sau đó kết hợp với những đặc tính và điều kiện cấu thành riêng của vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ để rút ra được khái niệm đầy đủ và dễ hiểu nhất về loại vi phạm này
Theo từ điển Tiếng Việt, vi phạm được định nghĩa là việc một bên “không tuân theo hoặc làm trái lại những điều quy định” [19, tr.1112] Như vậy vi phạm hợp đồng có thể được hiểu là hành vi không tuân thủ hoặc làm trái với những điều được quy định trong hợp đồng và được quy định bởi pháp luật hợp đồng Theo
Từ điển Black Law, vi phạm hợp đồng được định nghĩa là việc không thực hiện, từ chối thực hiện hoặc ngăn cản việc thực hiện lời hứa của một bên, mà không có lý
do hợp pháp [35,tr.213] Như vậy, theo định nghĩa này thì các hành vi không thực hiện, từ chối thực hiện, ngăn cản việc thực hiện thoả thuận giữa các bên đều được