VĂN HÓA CỦA GIA ĐÌNH PHẬT TỬ TẠI ĐÀ NẴNGVĂN HÓA CỦA GIA ĐÌNH PHẬT TỬ TẠI ĐÀ NẴNGVĂN HÓA CỦA GIA ĐÌNH PHẬT TỬ TẠI ĐÀ NẴNGVĂN HÓA CỦA GIA ĐÌNH PHẬT TỬ TẠI ĐÀ NẴNGVĂN HÓA CỦA GIA ĐÌNH PHẬT TỬ TẠI ĐÀ NẴNGVĂN HÓA CỦA GIA ĐÌNH PHẬT TỬ TẠI ĐÀ NẴNGVĂN HÓA CỦA GIA ĐÌNH PHẬT TỬ TẠI ĐÀ NẴNGVĂN HÓA CỦA GIA ĐÌNH PHẬT TỬ TẠI ĐÀ NẴNGVĂN HÓA CỦA GIA ĐÌNH PHẬT TỬ TẠI ĐÀ NẴNGVĂN HÓA CỦA GIA ĐÌNH PHẬT TỬ TẠI ĐÀ NẴNGVĂN HÓA CỦA GIA ĐÌNH PHẬT TỬ TẠI ĐÀ NẴNGVĂN HÓA CỦA GIA ĐÌNH PHẬT TỬ TẠI ĐÀ NẴNGVĂN HÓA CỦA GIA ĐÌNH PHẬT TỬ TẠI ĐÀ NẴNGVĂN HÓA CỦA GIA ĐÌNH PHẬT TỬ TẠI ĐÀ NẴNGVĂN HÓA CỦA GIA ĐÌNH PHẬT TỬ TẠI ĐÀ NẴNGVĂN HÓA CỦA GIA ĐÌNH PHẬT TỬ TẠI ĐÀ NẴNGVĂN HÓA CỦA GIA ĐÌNH PHẬT TỬ TẠI ĐÀ NẴNGVĂN HÓA CỦA GIA ĐÌNH PHẬT TỬ TẠI ĐÀ NẴNGVĂN HÓA CỦA GIA ĐÌNH PHẬT TỬ TẠI ĐÀ NẴNGVĂN HÓA CỦA GIA ĐÌNH PHẬT TỬ TẠI ĐÀ NẴNGVĂN HÓA CỦA GIA ĐÌNH PHẬT TỬ TẠI ĐÀ NẴNGVĂN HÓA CỦA GIA ĐÌNH PHẬT TỬ TẠI ĐÀ NẴNGVĂN HÓA CỦA GIA ĐÌNH PHẬT TỬ TẠI ĐÀ NẴNGVĂN HÓA CỦA GIA ĐÌNH PHẬT TỬ TẠI ĐÀ NẴNGVĂN HÓA CỦA GIA ĐÌNH PHẬT TỬ TẠI ĐÀ NẴNGVĂN HÓA CỦA GIA ĐÌNH PHẬT TỬ TẠI ĐÀ NẴNGVĂN HÓA CỦA GIA ĐÌNH PHẬT TỬ TẠI ĐÀ NẴNGVĂN HÓA CỦA GIA ĐÌNH PHẬT TỬ TẠI ĐÀ NẴNGVĂN HÓA CỦA GIA ĐÌNH PHẬT TỬ TẠI ĐÀ NẴNGVĂN HÓA CỦA GIA ĐÌNH PHẬT TỬ TẠI ĐÀ NẴNGVĂN HÓA CỦA GIA ĐÌNH PHẬT TỬ TẠI ĐÀ NẴNGVĂN HÓA CỦA GIA ĐÌNH PHẬT TỬ TẠI ĐÀ NẴNGVĂN HÓA CỦA GIA ĐÌNH PHẬT TỬ TẠI ĐÀ NẴNGVĂN HÓA CỦA GIA ĐÌNH PHẬT TỬ TẠI ĐÀ NẴNGVĂN HÓA CỦA GIA ĐÌNH PHẬT TỬ TẠI ĐÀ NẴNG
Trang 1VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Trang 2Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Người hướng dẫn khoa học: 1 GS.TS Lê Hồng Lý 2 TS Đỗ Lan Phương
Phản biện 1: GS.TS Từ Thị Loan
Phản biện 2: PGS.TS Vũ Thị Phương Hậu
Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hương
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại
Vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 2024
Có thể tìm hiểu Luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Khoa học xã hội
Trang 3MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài
Xã hội đương đại chứng kiến sự hồi sinh và phát triển mạnh mẽ của các tôn giáo, tín ngưỡng, trong đó có Phật giáo Tâm lí con người bị lung lay, khủng hoảng trầm trọng trước áp lực học tập, kinh tế, hôn nhân gia đình, trước bạo lực và tệ nạn xã hội bủa vây Niềm tin xã hội dần mờ nhạt, con người hoài nghi lẫn nhau, đố kỵ nhau Con người trong xã hội đương đại không ngừng tìm kiếm điểm tựa để duy trì niềm tin cá nhân, niềm tin xã
hội Họ tìm đến tín ngưỡng hoặc tôn giáo, để được an ủi, chữa lành và giải
tỏa căng thẳng Hiện nay, đối tượng bị ảnh hưởng mạnh mẽ nhất từ thay
đổi niềm tin xã hội là thanh thiếu niên; vì vậy cần sớm định hướng cho đội ngũ này về lý tưởng, kiến thức, kỹ năng sống dựa trên nền tảng tôn giáo, trong đó có nền tảng Phật học
Nhiều hội đoàn Phật giáo dành cho thanh thiếu niên được Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVH) chủ trương khuyến khích thành lập và lan tỏa trong cộng đồng Phật tử và những người cảm mến đạo Phật trên phạm vi toàn quốc Tại Đà Nẵng, Gia đình Phật tử (sau đây sẽ viết tắt là GĐPT hoặc Gia đình) là một hội đoàn Phật giáo xuất hiện từ giữa thế kỷ XX, trải qua nhiều thăng trầm đến đầu thế kỷ XXI đã trở lại một cách hưng thịnh đáp ứng được nhu cầu của con người trong xã hội có nhiều sự đổi thay hiện nay
Trước đây, một số nhà nghiên cứu đã quan tâm đến việc mô tả lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức và hoạt động của GĐPT cùng với việc đánh giá những tác động tích cực từ GĐPT đến đời sống xã hội Tuy nhiên, sự chuyển dịch trong cơ cấu vận hành tổ chức, sự linh hoạt trong triển khai các thực hành văn hóa giáo dục của GĐPT lại chưa được chú ý Tác động giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên GĐPT cũng cần được nghiên cứu thêm
Chính vì những lí do khoa học và thực tiễn như vậy, NCS chọn “Văn hóa
của gia đình Phật tử tại Đà Nẵng” làm đề tài luận án Tiến sĩ Văn hóa học
của mình
Trang 42 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu trường hợp GĐPT tại Đà Nẵng, luận án muốn tìm hiểu về quá trình tham gia, thực hành văn hóa giáo dục của tôn giáo hiện nay, sự lan rộng mô hình hội đoàn Phật giáo nhắm đến giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử Trên cơ sở đó luận án đóng góp vào cuộc thảo luận về GĐPT với những cách thức liên kết xã hội, các hình thức giáo dục linh hoạt, thảo luận về đạo đức, phẩm chất của người Phật tử trong xu thế thế tục hóa, đóng góp cho quá trình xây dựng đất nước phát triển và hội nhập
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án đặt ra các nhiệm vụ sau:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về GĐPT, từ đó đánh giá những thành tựu, khoảng trống của các công trình trước đó và xác định rõ vấn đề nghiên cứu của luận án
- Làm rõ cơ sở lý luận của đề tài văn hóa của GĐPT tại Đà Nẵng: minh định khái niệm, gia đình, GĐPT, văn hóa, văn hóa gia đình, văn hóa của GĐPT và giới thiệu địa bàn nghiên cứu
- Nhận diện GĐPT tại Đà Nẵng ở chiều cạnh cơ cấu, đặc điểm, mối quan hệ trong GĐPT
- Tìm hiểu các thực hành văn hóa giáo dục của GĐPT ở nội dung giáo dục kiến thức Phật pháp, kỹ năng, đạo đức, tác phong cho các thành viên Đồng thời, mô tả những trải nghiệm của các thành viên khi ứng dụng những điều mình đã học, ứng dụng Phật pháp vào cuộc sống thường nhật
- Bàn luận một số vấn đề đặt ra xung quanh GĐPT hiện nay
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là văn hóa của gia đình Phật tử với các thành tố như văn hóa tổ chức (cơ cấu, đặc điểm, các mối quan hệ bên trong) và thực hành văn hóa giáo dục (tu học Phật pháp, rèn luyện kỹ năng, rèn luyện nhân cách đạo đức)
Trang 53.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung: Luận án nghiên cứu sự hình thành, cơ cấu, đặc điểm, các mối quan hệ bên trong, các thực hành văn hóa giáo dục giáo lý Phật giáo, kỹ năng, phẩm chất của thành viên GĐPT
+ Về không gian: Tính đến năm 2023, Đà Nẵng có 57 GĐPT, thuộc địa bàn của 6 quận và 1 huyện Nghiên cứu được khảo sát ở một số GĐPT trên địa bàn 3 quận Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu và huyện Hòa Vang vì tại đây số lượng GĐPT đa dạng về lịch sử hình thành, quy mô
+ Về thời gian: Từ năm 2012 đến năm 2023 Tại Đà Nẵng, GĐPT được thành lập từ thế kỷ trước, nay có xu hướng lan rộng và hồi sinh trong cộng đồng Phật giáo, cộng đồng xã hội
4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cách tiếp cận
Tác giả luận án sử dụng quan điểm tiếp cận của ngành Nhân học - nghiên cứu văn hóa Theo đó, tác giả quan niệm việc khám phá, nhìn nhận các đặc điểm, chức năng của một tổ chức tôn giáo phải được đặt trong bối cảnh ra đời, môi trường văn hóa - xã hội mà nó tồn tại Văn hóa của GĐPT ở thế kỷ XXI sẽ khác với văn hóa GĐPT định hình ở thế kỷ XX
4.2 Phương pháp nghiên cứu
NCS lựa chọn phương pháp nghiên cứu định tính với các thao tác như quan sát tham dự, phỏng vấn, phóng vấn sâu, phương pháp tổng hợp, phân tích nguồn tài liệu thứ cấp và tư liệu thực địa
5 Đóng góp mới của luận án
Đề tài là công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống về GĐPT từ góc nhìn văn hóa học, xem GĐPT như một trong những mô hình thực hành văn hóa giáo dục dành cho thanh, thiếu, đồng niên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung và mô hình giáo dục cộng đồng Phật tử ở Đà Nẵng nói riêng Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm đa dạng các nghiên cứu về văn hóa của tổ chức Phật giáo hiện nay, các nghiên cứu về thực hành văn hóa giáo dục Phật giáo hiện nay
Trang 66 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1 Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ cung cấp một sự hiểu biết sâu, có hệ thống về cách thức vận hành cũng như vai trò của GĐPT trong xã hội Việt Nam đương đại
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ các sinh hoạt văn hóa của GĐPT tại Đà Nẵng nói riêng, các sinh hoạt văn hóa tôn giáo trong xã hội Việt Nam đương đại nói chung
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án cũng sẽ là cơ sở khoa học để xây dựng các chính sách quản lý cũng như phát huy vai trò, giá trị của đoàn thể Phật giáo này một cách phù hợp trong việc giáo dục đạo đức, kỹ năng, phẩm chất cho thanh thiếu niên Phật tử hiện nay
7 Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và danh mục phụ lục, nội dung luận án gồm 4 chương
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và địa bàn nghiên cứu
Chương 2: Nhận diện gia đình Phật tử tại Đà Nẵng
Chương 3: Thực hành văn hóa giáo dục của gia đình Phật tử tại Đà Nẵng Chương 4: Gia đình Phật tử tại Đà Nẵng: Liên kết xã hội, các giá trị và những vấn đề đặt ra
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Những nghiên cứu về cộng đồng Phật giáo Việt Nam
Tổ chức PG là một thành tố rất quan trọng nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển PG trong đời sống xã hội Về tổ chức PG thời Đức Phật, cơ sở
Trang 7để hình thành tổ chức PG sau này được đề cập đến trong một số cuốn sách tiêu
biểu như: Lịch sử đức Phật Thích Ca (1988) của Thích Minh Châu, Các tông
phái đạo Phật (1995) của Đoàn Trung Còn, Đức Phật và Phật pháp (1998),
Phạm Kim Khánh (dịch), Lịch sử Phật giáo Việt Nam (1999) của Lê Mạnh Thát; Tăng già thời Đức Phật (2000) của Thích Chơn Thiện…
Đặc biệt, tác phẩm Tăng già Việt Nam của Thích Trí Quang (1952)
đã hệ thống hóa các tổ chức PG Việt Nam gồm: Giáo hội Tăng già Bắc Việt, Tăng gia Trung Việt và Tăng già Nam Việt là ba tổ chức của các vị
tăng già xuất gia Tác phẩm Các tông phái đạo Phật (1995) của Đoàn
Trung Còn giới thiệu các tông phái PG, sự hình thành tông phái và hoạt động tông phái Đây là những hoạt động của tổ chức PG thời kỳ đầu
Cuốn Hồi ký thành lập Hội Phật giáo Việt Nam (2004) của Hòa
Thượng Thích Trí Hải đã đề cập cả một tiến trình hình thành hội đoàn, tổ chức PG trước khi GHPGVN thành lập
Tác phẩm Phật pháp khái luận của Thích Ân Thuận (2011), cũng
đề cập đến tổ chức Phật giáo, trình bày cụ thể mục đích hình thành hệ thống Tăng đoàn, bản chất của hệ thống Tăng đoàn Ý nghĩa của việc thành lập Tăng đoàn là để giữ vững Phật pháp
Lê Tâm Đắc, Nguyễn Đức Sự (2011), trong bài viết “Vài nét về các
đoàn thể Phật giáo ở Việt Nam”, nhóm tác giả cũng đã giới thiệu về một số
hội đoàn PG ở Việt Nam, nhắm đến đối tượng Phật tử trẻ
Về cộng đồng tín đồ Phật tử, cũng đã có một số học giả Việt Nam thực hiện những công trình nghiên cứu về cộng đồng PG, trong đó có thể
nhắc tới công tình tiêu biểu như “Buddhist pilgrimage and Religiuos
resurgence in contemporary Vietnam” (Hành hương Phật giáo và sự phục hồi tôn giáo ở Việt Nam đương đại) của Đào Thế Đức (2008) hay Hành hương Phật giáo chùa Hương hiện nay mà Nguyễn Thị Thanh Loan (2020),
Qua các công trình nghiên cứu về cộng đồng PG Việt Nam, chúng ta thấy vai trò của từng cộng đồng trong việc lan tỏa giá trị của Phật pháp Mỗi tổ chức/ hội đoàn PG được cơ cấu, vận hành, kết nối theo phương thức khác nhau, nghiên cứu về lịch sử hình thành tổ chức/ hội đoàn PG chính là
Trang 8nghiên cứu về lịch sử PG Việt Nam qua các thời kỳ
1.1.2 Những nghiên cứu về gia đình Phật tử thế giới và Việt Nam
GĐPT được xem xét đến trên nhiều phương diện, khía cạnh khác nhau nhằm khắc họa mối quan hệ giữa các thành viên trong GĐPT Paul R.Katz (2019) đã cố gắng cung cấp một cái nhìn tổng quan về cách các Phật tử Trung Quốc hiện đại làm việc để kết hợp giữa tu luyện bản thân và cuộc sống gia đình, với trọng tâm là lý tưởng về “gia đình được Phật hóa” như được thể hiện trong các tác phẩm của Phật tử tại gia Chen Hailiang (1910–1983), đã đưa ra lời khuyên về tinh thần và vật chất cho những độc giả đang cố gắng đạt được trạng thái cân bằng giữa yêu cầu tôn giáo và chuẩn mực xã hội
Từ góc nhìn của sức khỏe tinh thần, với phương pháp nghiên cứu hiện tượng học và nghiên cứu trường hợp, Hunsa Sethabouppha, Catherine Kane (2004), Kongsuwan W Chaipetch O (2011), Nilmanat K Street AF (2007) Somanusorn S Hatthakit U, Nilmanat K (2011) thực hiện các nghiên cứu về ảnh hưởng của tôn giáo trong việc chăm sóc thành viên các GĐPT ở Thái Lan bị bệnh hay cận tử Mục đích của các nghiên cứu này là khám phá kinh nghiệm từ những người chăm sóc người bị bệnh nặng để hiểu quan điểm của họ Tương tự, nghiên cứu của Waraporn Kongsuwan,
Orapan Chaipetch, Yaowarat Matchim (2012): “Góc nhìn của các GĐPT
Thái Lan về một cái chết êm đềm trong ICU”1, qua nghiên cứu những thành viên GĐPT chăm sóc người thân của họ khi hấp hối trong ICU, để tìm hiểu về cái chết êm đềm trong khái niệm của họ
1 ICU là phòng chăm sóc tích cực với công nghệ kỹ thuật hiện đại nhằm cứu sống bệnh nhân có bệnh lý cực kỳ nặng ảnh hưởng tính mạng
Trang 9Tại Việt Nam, tổ chức GĐPT được đề cập trong các công trình viết về lịch sử Phật giáo (PG) Việt Nam và phong trào chấn hưng PG tại Việt Nam của các tác giả Trần Thiều (2006), Lê Tâm Đắc (2012), Dương Thanh Mừng (2015), (2017) (2019) Phong trào chấn hưng PG ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam trong những thập niên 30, 40 của thế kỷ XX đã thổi bùng lên truyền thống yêu nước và ý thức trách nhiệm đối với dân tộc và đạo pháp của Tăng, Ni Phật tử Trong bối cảnh đất nước đang chịu chiến tranh, cần sức mạnh đoàn kết để bảo vệ đất nước Tinh thần đoàn kết đấu tranh vì độc lập tự do lan rộng ảnh hưởng mạnh mẽ đến PG Đó là lý do để tiến hành
Đoàn Phật học Đức dục - Gia đình Phật hóa phổ - Ban đồng ấu ra đời để
phục vụ xã hội, phục vụ trong hoạt động giáo dục thanh, thiếu niên Phật tử Đoàn Phật học Đức dục, GĐPHP, Ban Đồng Ấu đều là các tổ chức tiền thân của GĐPT
Bên cạnh việc nhấn mạnh bối cảnh, một số học giả về sau có nghiên cứu sâu về đóng góp của cư sỹ Tâm Minh Lê Đình Thám (1897 – 1969) – người sáng lập GĐPT - trong việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức, tôn chỉ, mục đích, nội quy GĐPT từ những năm 1951 trở về sau Trong Kỷ yếu
Hội thảo khoa học Cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám và những đóng góp với
An Nam Phật học hội do Viện Nghiên cứu Tôn giáo phối hợp với Viện
Nghiên cứu Phật học VN, Học viện PG Việt Nam tại Huế, Ban trị sự GHPGVN TP Huế, Ban trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Nam tổ chức tháng 4/2019 tại TP Huế đã tập hợp rất nhiều bài viết về ông Lê Đình Thám cũng như các tổ chức tiền thân của GĐPT
Ngoài ra, còn có những bài viết giải thích cách hiểu “gia đình” trong cụm từ GĐPT của các tác giả Thích Minh Châu (1952), Lê Tâm Đắc,
Nguyễn Đức Sự (2011) Trong bài viết có nhan đề: “Vì sao Gia đình Phật
tử ra đời”, Thích Minh Châu đã khẳng định: “GĐPT không phải là cơ quan chuyên môn lo tuyên truyền đạo Phật để lôi cuốn tín đồ Phật tử GĐPT chỉ là một tổ chức gia đình thanh thiếu niên dựa trên nền tảng giáo lí nhà Phật, tạo cho đời sống thanh thiếu niên một đời sống chơn chánh, lợi ích cho mình và cho mọi người.” Theo Lê Tâm Đắc, Nguyễn Đức Sự, GĐPT “tuy
Trang 10mang danh là gia đình nhưng không giống với gia đình thực sự trong xã hội Vì nó không dựa vào hai vấn đề mang tính nền tảng của gia đình người Việt Nam truyền thống là hôn nhân (quan hệ vợ chồng) và huyết thống (quan hệ cha con).”
Nguyễn Thị Minh Ngọc (2009) có bài viết “Tổ chức Gia đình Phật
tử Việt Nam”, điểm mới là đánh giá ảnh hưởng của GĐPT đến quá trình
phát triển nhân cách của thanh thiếu niên Phật tử thông qua việc dẫn số liệu
báo cáo “Hiện trạng gia đình Phật tử các tỉnh miền Trung và Nam bộ qua
khảo sát” của Ban Tôn giáo Chính phủ thực hiện năm 2003 và phân tích
các số liệu trên
Luận án Tiến sĩ chính trị học Gia đình phật tử và vấn đề đoàn kết,
tập hợp thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo ở nước ta hiện nay (qua khảo sát một số tỉnh miền Trung) của Lê Văn Đính (2002) đã nhấn mạnh vấn đề
đoàn kết, tập hợp thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo, sự quan tâm của cấp chính quyền đến mô hình GĐPT
Tác giả Ngô Văn Trân (2011), trong bài viết “GĐPT và công tác
giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo Thừa Thiên Huế”,
đã có nghiên cứu mới về GĐPT hiện nay Tác giả đã mô tả khá kỹ nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục mà GĐPT thực hiện nhằm giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Phật tử tại Thừa Thiên Huế
1.1.3 Những nghiên cứu về gia đình Phật tử tại Đà Nẵng
Trong công trình “Giải pháp nhằm tăng cường công tác đoàn
kết, tập hợp thanh thiếu niên Phật giáo của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh - Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam ở thành phố Đà Nẵng hiện nay” của nhóm tác giả Lê Văn Đính, Hồ Tấn sáng, Trần Tăng Khởi (2006)
đã có những nghiên cứu về GĐPT ở Đà Nẵng nhưng chủ trọng đến thanh thiếu niên Phật tử trẻ, mà bỏ qua các chủ thể ở độ tuổi lớn hơn trong GĐPT Nhân dịp kỉ niệm 60 năm thành lập GĐPT tại Đà Nẵng, Thành hội Phật
giáo Đà Nẵng (2010) đã in “Kỷ yếu 60 năm Gia đình phật tử Đà Nẵng hình
thành và phát triển 1950 – 2010”[69] Nội dung kỷ yếu nhấn mạnh: GĐPT
Đà Nẵng trong chặng đường 60 năm đã có những thăng trầm, gian khó
Trang 11cùng vận mệnh đất nước nhưng đại bộ phận đã nêu tấm gương sáng giúp ích cho nước nhà và hoằng dương chánh pháp đem lại lợi ích cho cộng đồng xã hội, nhưng thiếu mô tả sâu về các thực hành văn hóa của GĐPT nhằm đạt đến hiệu quả giáo dục
1.1.4 Những vấn đề luận án kế thừa và những vấn đề nghiên cứu đặt ra
Qua các công trình nghiên cứu đi trước ở trong vào ngoài nước có liên quan tới đề tài, NCS vừa kế thừa được các thành tựu nghiên cứu về GĐPT nói chung, chủ yếu từ giữa đến cuối thế kỷ XX Trừ những nghiên cứu của học giả nước ngoài, những công trình trong nước nghiên cứu về GĐPT từ đầu thế kỷ XXI chủ yếu được tiếp cận ở khía cạnh tôn giáo học và lịch sử học, khía cạnh văn hóa học chưa thực sự được quan tâm Đây là khoảng trống mà kết quả nghiên cứu của luận án có thể lấp đầy
Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những thành quả của các tác giả đi trước, luận án sẽ tập trung giải quyết những vấn đề sau:
Thứ nhất, nhận diện văn hóa của GĐPT tại Đà Nẵng ở khía cạnh văn hóa tổ chức, trình bày cơ cấu, đặc điểm thành phần của GĐPT nhằm làm rõ khả năng thu hút tín đồ, tập hợp quần chúng trong bối cảnh xã hội Việt Nam đương đại
Thứ hai, nhận diện văn hóa của GĐPT tại Đà Nẵng ở khía cạnh thực hành văn hóa giáo dục nhằm làm rõ triết lí giáo dục, nội dung giáo dục, cách thức giáo dục của GĐPT áp dụng cho từng thành viên Và, thành viên GĐPT vận dụng những điều mình được học vào cuộc sống thường nhật như thế nào
Thứ ba, bàn luận về vai trò của GĐPT trong xã hội Việt Nam đương đại, và những thách thức GĐPT gặp phải trong đời sống đương đại
1.2 Cơ sở lý luận
1.2.1 Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án
Với đề tài: “Văn hóa của gia đình Phật tử tại Đà Nẵng”, NCS tiến
hành thao tác các khái niệm làm cơ sở lý luận cho nghiên cứu, NCS đi từ khái niệm gia đình, văn hóa gia đình đến GĐPT, văn hóa của GĐPT
Gia đình và văn hóa gia đình
Trang 12Từ góc độ văn hóa học, gia đình, ít nhất gồm hai người, được hình
thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống, cùng chung sống; là môi trường văn hóa đầu tiên giúp hình thành nhân cách cá nhân, được trao truyền nếp sống; là nơi hội tụ, chọn lọc và sáng tạo văn hóa của con người và cộng đồng xã hội
Tuy nhiên, cho đến nay, vấn đề biến đổi về hôn nhân và gia đinh, vấn đề giới và hôn nhân, vấn đề con nuôi, gia đình đơn thân, gia đình không kết hôn, đã được đưa vào nhiều nghiên cứu xã hội học, nhân học văn hóa hiện đại Do đó, định nghĩa gia đình đã được thay đổi phần đầu nội dung, có nghĩa là: gia đình là tập hợp những người chung sống cùng nhau (không phụ thuộc vào quan hệ huyết thống hay hôn nhân), các thành viên chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi về những giá trị vật chất và tinh thần Khái niệm này khá phù hợp khi bàn đến GĐPT, hiện trạng GĐPT là tập hợp những người không có quan hệ huyết thống hay hôn nhâncác thành viên có chung niềm tin và chia sẻ niềm tin GĐPT đáp ứng đa dạng nhu cầu tinh thần của người tham gia
Tác giả Lê Ngọc Văn (2011) cho rằng văn hóa gia đình là một nội dung quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu gia đình Từ sự phân tích đặc trưng, quy luật hình thành và phát triển, cấu trúc và chức năng của văn hóa
gia đình, tác giả đã định nghĩa: “Văn hóa gia đình là hệ thống những giá trị,
chuẩn mực khu biệt đặc thù điều tiết mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và mối quan hệ giữa gia đình với xã hội, phản ánh bản chất của các hình thái gia đình đặc trưng cho các cộng đồng, các tộc người, các dân tộc và các khu vực khác nhau được hình thành và phát triển qua lịch sử lâu dài của đời sống gia đình, gắn liền với những điều kiện phát triển kinh tế, môi trường tự nhiên và xã hội [89, tr.49]
Từ khái niệm trên, tác giả nhận thấy nghiên cứu văn hóa GĐPT là một nội dung quan trọng trong nghiên cứu GĐPT Văn hóa GĐPT có đặc trưng riêng, cần nhận diện thông qua nghiên cứu giá trị, chuẩn mực của GĐPT, cơ cấu, thành phần Gia đình, mối quan hệ bên trong giữa các thành viên Văn hóa GĐPT cần được nhận diện bản chất, giá trị nổi bật thông qua các thực hành
Trang 13văn hóa đặc thù, gắn với bối cảnh kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội
Gia đình Phật tử
Trong luận án Tiến sĩ Chính trị học Gia đình phật tử và vấn đề
đoàn kết, tập hợp thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo ở nước ta hiện nay (qua khảo sát một số tỉnh miền Trung) của Lê Văn Đính (2003), tác giả luận án
đã có phần tổng quan khá kỹ về GĐPT Tác giả đã tổng hợp quan điểm của cá nhân, tổ chức Phật giáo, xem xét GĐPT như là danh hiệu của tổ chức ra
đời từ phong trào chấn hưng PG Việt Nam Trong luận án của mình, Lê
Văn Đính cũng đưa ra những dẫn chứng cho rằng: trong giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975, hoạt động của GĐPT đã mang tính chất của một hội đoàn tôn giáo, một tổ chức thanh niên tôn giáo.Tác giả cũng bày tỏ quan điểm: một khi đã thừa nhận GĐPT là một tổ chức tôn giáo, tổ chức xã hội, nhà nghiên cứu khi xem xét khái niệm GĐPT thì cần dựa vào mục đích, tôn chỉ, nội quy, điều lệ, đường hướng hoạt động của tổ chức đó Đồng tình với quan điểm trên, xét từ lịch sử hình thành, tôn chỉ mục đích, bối cảnh thế tục hóa sâu rộng của GĐPT như hiện nay, NCS sử dụng khái niệm sau để nghiên cứu đề tài luận án:
Gia đình Phật tử là một tổ chức/ hội đoàn Phật giáo được cơ cấu chặt chẽ, sinh hoạt trong khuôn khổ pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và luật pháp hiện hành nhằm giáo dục, đào luyện thanh, thiếu, đồng niên tin Phật thành Phật tử chân chính, góp phần phụng sự đạo pháp và xây dựng xã hội
Văn hóa và văn hóa của gia đình Phật tử
Văn hoá là một khái niệm trừu tượng và vì vậy có nhiều cách tiếp
cận, nghiên cứu văn hoá khác nhau Khi thực hiện đề tài: “Văn hóa của gia
đình Phật tử tại Đà Nẵng”, NCS chọn hướng tiếp cận Nhân học – nghiên
cứu văn hoá nên khái niệm văn hóa cũng được thao tác hóa khái niệm theo hướng này Đặc biệt là khái niệm của nhà nhân học Gary Ferraro (1995) đã
nêu: “Văn hóa là tất cả những gì con người có, con người nghĩ và con
người làm.”
Văn hóa của gia đình Phật tử
Tổng hợp khái niệm gia đình, GĐPT, văn hóa, văn hóa gia đình,