Bài thu hoạch đi toà bộ môn luật kinh doanh

11 14 0
Bài thu hoạch đi toà bộ môn luật kinh doanh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

BÀI THU HOẠCH ĐI TOÀBỘ MÔN: LUẬT KINH DOANH

Giảng viên: Th.S Nguyễn Thuỳ Dung Nhóm Sinh viên: Nhóm 06 – BS4 Khóa: 49

TP Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 04 năm 2024

Trang 2

TÊN CÁC TÁC GIẢ BÀI THU HOẠCH

Mã lớp học phần: 24D1LAW51100112

Trang 3

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: THỦ TỤC 5

1 Diễn biến trước phiên tòa 5

2 Diễn biến trong phiên tòa 5

2.1 Khai mạc phiên toà 6

2.2.Thủ tục tranh tụng tại phiên toà 7

3.2 Quá trình chất vấn của Hội đồng xét xử 9

4 Bản án của Viện kiểm sát nhân dân đưa ra 12

5 Kết án do Hội đồng xét xử đưa ra 14

6 Diễn biến sau phiên toà 14

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN - CẢM NHẬN CỦA CÁC THÀNH VIÊN 15

1 Bình luận về phần xét hỏi giữa bị cáo và hội đồng xét xử 15

2 Cảm nhận của nhóm chúng em về gia đình bị hại và gia đình bị cáo 15

Trang 4

Luật Kinh Doanh – ThS.Nguyễn Thùy Dung

LỜI MỞ ĐẦU

Trong đời sống xã hội, pháp luật đóng vai trò vô cùng quan trọng

Học phần Luật kinh doanh đã tạo ra cơ hội cho phép các bạn sinh viên ngay từ năm nhất được học tập, trải nghiệm và quan sát thực tế tại các đơn vị và cơ quan nhà nước và hành chính Nơi xét xử các vụ án theo quy định của pháp luật.

Trên cơ sở đó, thông qua chuyến đi học tập và trải nghiệm thực tế này, nhóm chúng em xin được trình bày báo cáo thu hoạch của mình dựa trên những thông tin, những phương diện và kiến thức thu thập được từ chuyến đi Lần đi này, chúng em được trải nghiệm tham dự phiên tòa về vụ việc "Gây rối trật tự công cộng", "Cố ý gây thương tích" tại Tòa án nhân dân Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh Vì là lần đầu đi trải nghiệm thực tế nên sẽ không khỏi có những thiếu sót vậy nên chúng em mong nhận được những lời góp ý từ cô dành cho bài thu hoạch của nhóm để giúp chúng em có thể làm trọn vẹn những kiến thức của bản thân cũng như đưa ra những phương hướng thích hợp với bản thân trên con đường sự nghiệp tương lai.

Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn cô!

CHƯƠNG 1: THỦ TỤC

Trang 5

1 Diễn biến trước phiên tòa

- Vào ngày 02/04/2024 chúng em đến phiên tòa tại Tòa án nhân dân Quận 1 địa chỉ tại Số 4 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh để tham gia xét xử bị cáo Lê Hoàn Mỹ vì tội cố ý gây thương tích (CYGTT) Đúng 8 giờ sáng chúng em đã có mặt tại địa điểm xét xử nhưng phải ngồi chờ đến lúc các thành phần đương sự cũng như các thành phần cơ bản của hệ thống tư pháp có mặt Vào 8 giờ 30 phút, phòng xét xử được mở và mọi người bước vào phòng và ổn định chỗ ngồi Bị cáo ngồi ở phía trước, chính giữa phiên tòa, các bị hại ngồi ở phía bên phải, người có liên quan ngồi ở phía bên trái, thư ký phiên tòa bắt đầu điểm danh các thành phần đương sự cũng như sắp xếp giấy tờ, hồ sơ cần thiết cho vụ án.

2 Diễn biến trong phiên tòa

- Đúng 8 giờ 45 phút, tín hiệu chuông reo, mọi người trong phòng xử án đứng dậy và thư ký bắt đầu đọc nội quy khi tham gia phiên tòa Nội dung được trích dẫn trực tiếp từ điều 256 Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2015: 

1 Mọi người vào phòng xử án phải mặc trang phục nghiêm túc, chấp hành việc kiểmtra an ninh và thực hiện đúng hướng dẫn của Thư ký Tòa án.

2 Mọi người trong phòng xử án phải tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ gìn trật tự vàtuân theo sự điều hành của chủ tọa phiên tòa.

3 Mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử ánvà khi tuyên án Bị cáo phải đứng khi Kiểm sát viên công bố cáo trạng hoặc quyếtđịnh truy tố Người được Tòa án triệu tập đến phiên tòa muốn trình bày ý kiếnphải được chủ tọa phiên tòa đồng ý; người trình bày ý kiến phải đứng khi trìnhbày ý kiến, khi được hỏi.

Những người vì lý do sức khỏe có thể được chủ tọa phiên tòa cho phép ngồi.

4 Tại phiên tòa, bị cáo đang bị tạm giam chỉ được tiếp xúc với người bào chữa chomình Việc tiếp xúc với những người khác phải được chủ tọa phiên tòa cho phép.5 Người dưới 16 tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp được Tòa án

triệu tập đến phiên tòa.”

- Sau khi thông báo nội quy, mọi người ngồi xuống và thư ký tiếp tục sắp xếp giấy tờ Vào 8 giờ 55 phút, chuông reo lần 2, các vị chủ tọa ( thẩm phán), hội thẩm nhân dân, đại diện viện kiểm soát lần lượt bước vào ( vị trí như sơ đồ bên dưới) Thẩm phán bắt đầu khai mạc phiên tòa và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử Đại diện viện kiểm soát đọc bảng cáo trạng Chủ tọa bắt đầu kiểm tra lý lịch các bị cáo và bị hại, các người đại diện hợp pháp của bị hại.

Trang 6

Luật Kinh Doanh – ThS.Nguyễn Thùy Dung

(Sơ đồ vị trí ngồi của phiên tòa)2.1 Khai mạc phiên toà

- Thẩm phán chủ toạ phiên toà đọc khai mạc phiên toà và đọc quyết định đưa vụ án

ra xét xử.

- Chủ toạ phiên toà kiểm tra lại sự có mặt của những người có mặt tại phiên toà theo

giấy triệu tập của toà án và kiểm tra lí lịch, phổ biến quyền và nghĩa vụ của họ  Đối với bị cáo: Hỏi về họ tên chính và hỏi xem còn có tên nào khác; ngày, tháng,

năm sinh; nơi sinh; nơi cư trú (nơi đăng kí hộ khẩu thường trú; nơi tạm trú); nghề nghiệp; trình độ văn hoá; hoàn cảnh gia đình; tiền án, tiền sự; ngày bị tạm giữ, tạm giam.

 Đối với bị hại (các người đại diện hợp pháp của bị hại): Hỏi họ tên, tuổi; nghề nghiệp; nơi cư trú.

 Đối với có người có quyền lợi ( người đại diện hợp pháp của bị cáo): Hỏi về họ tên; tuổi; nghề nghiệp; nơi sinh; nơi cư trú; quan hệ thế nào với bị cáo.

- Chủ tọa tự giới thiệu bản thân và các người tham gia xét xử cùng là cái các hội thẩm nhân dân, thư ký và đại diện viện kiểm soát.

- Chủ toạ phiên toà hỏi xem các bị cáo đã nhận được bản cáo trạng và quyết định đưa vụ án ra xét xử trong thời hạn do pháp luật quy định chưa.

- Chủ toạ phiên toà hỏi kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tòa xem họ có đề nghị thay đổi thẩm phán, hội thẩm, kiểm sát viên, thư kí toà án hay không.

Trang 7

- Chủ toạ phiên toà hỏi kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tòa xem có ai yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng hoặc yêu cầu đưa thêm vật chứng, tài liệu ra xem xét hay không Nếu có người tham gia tố tụng vắng mặt thì chủ toạ phiên toà phải hỏi xem có ai yêu cầu hoãn phiên toà hay không 2.2 Thủ tục tranh tụng tại phiên toà

 Thủ tục xét hỏi tại tòa

- Đại diện viện kiểm soát đọc bản cáo trạng, mô tả chi tiết vụ án và nêu ra các thông tin chi tiết kèm theo

- Hội đồng xét xử tiến hành việc xét hỏi để xác định các tình tiết về từng việc và về từng tội đã truy tố.

- Hỏi bị cáo 

- Hỏi bị hại và những người đại diện hợp pháp của bị hại

- Kết thúc việc xét hỏi: Khi xét thấy những tình tiết của vụ án đã được xem xét đầy đủ thì chủ toạ phiên toà hỏi kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người khác tham gia phiên toà xem họ có yêu cầu xét hỏi vấn đề gì nữa không Nếu không có yêu cầu xét hỏi thì kết thúc việc xét hỏi; nếu có người yêu cầu và xét thấy yêu cầu đó là cần thiết thì chủ toạ phiên toà quyết định tiếp tục việc xét hỏi.

 Thủ tục tranh luận tại phiên tòa

- Đại diện viện kiểm soát trình bày phần luận tội và yêu cầu hội đồng xét xử xem xét mức án mà đại diện viện kiểm soát đưa ra

- Thẩm phán tra hỏi ý kiến của bị cáo và bị hại về mức hình phạt.

- Sau khi những người tham gia tranh luận không trình bày gì thêm, chủ toạ phiên toà tuyên bố kết thúc tranh luận Bị cáo được nói lời sau cùng.

- Chủ tọa tuyên bố kết quả xét xử sau cùng kết thúc phiên tòa. 

Trang 8

Luật Kinh Doanh – ThS.Nguyễn Thùy Dung

CHƯƠNG 2: XÉT XỬ1 Thành phần đương sự:

 Nguyên đơn:

1 Trương Hoàng Oanh

Sinh: 1997 trú tại Thủ Đức (người có xích mích trực tiếp với bị đơn) Nghề nghiệp: trước đi xuất khẩu lao động sau về làm nhân viên bán hàng

2 Ngô Thoại My

Sinh: 1999 trú tại Phường 3, Quận 8 (em họ của Trương Hoàng Oanh) 

Nghề nghiệp: ở nhà nội trợ và chăm con 1 tuổi

3 Trần Thị Thanh Thanh

Sinh: 2001 trú tại Thủ Đức (em nuôi của Trương Hoàng Oanh) 

Nghề nghiệp: nhân viên trung tâm Anh Ngữ ILA  Bị đơn: Lê Hoàn Mỹ

Sinh: 1999 trú tại Phường 5, Quận 8 

Nghề nghiệp: nhân viên kiểm tra hàng phụ tùng ô tô  Trình độ học vấn:11/12

Tiền án, tiền sự: không  Người liên quan:

1 Nguyễn Thị Quỳnh Như

Sinh: 1999 trú tại Quận 8 (bạn của bị đơn Lê Hoàn Mỹ)2 Tình tiết vụ án

- Bạn của Lê Hoàn Mỹ và Trương Hoàng Oanh nảy sinh mâu thuẫn cá nhân và sử dụng những lời lẽ xúc phạm nhau qua những bình luận trên mạng xã hội, Oanh đã bình luận bài viết đó và tag facebook cá nhân của Mỹ vào “Sao không thấy con Mỹ ra bênh, dạo trước thấy bênh dữ lắm”, sau đó Mỹ nhắn tin riêng cho Oanh với những câu từ khó nghe và 2 bên tiếp tục xúc phạm công kích nhau trên nền tảng mạng xã hội Facebook khi sự việc bị đẩy lên cao trào, sự bức xúc đạt đến đỉnh điểm Oanh và Mỹ hẹn gặp mặt nói chuyện trực tiếp để giải quyết mâu thuẫn Tuy nhiên lúc này Oanh đang ở nước ngoài nên cuộc hẹn hoãn lại đến ngày

26/05/2023 Vào 17h ngày 26/05/2023, tại quán cà phê Phúc Long số 26 Đường Huỳnh Thúc Kháng, Phường Bến Nghé, Quận 1, Mỹ và Như (bạn của Mỹ) đến gặp Oanh, Thanh, My và xảy ra vụ xô xát, ẩu đả dẫn đến thương tích.

3 Quá trình chất vấn của hội đồng xét xử

3.1 Lịch trình xét hỏi từng bị cáo:

- 8h59: Hội đồng thẩm phán bắt đầu đặt câu hỏi cho bị cáo

Trang 9

- 9h00: Hỏi bị cáo Lê Hoàn Mỹ

- 9h07: Hỏi bị hại Trương Hoàng Oanh - 9h12: Hỏi bị cáo Lê Hoàn Mỹ

- 9h13: Hỏi bị hại Trần Thị Thanh Thanh - 9h14: Hỏi bị hại Ngô Thoại My

- 9h25: Hỏi mẹ của bị cáo Lê Hoàn Mỹ là bà Phạm Thị Bích Vân

Ghi chú: Bà Phạm Thị Bích Vân không liên quan đến vụ án và không có quyền can thiệp ý kiến trong quá trình xét xử Nhưng trong lúc tra hỏi về việc bồi thường, bị cáo Lê Hoàn Mỹ không tự ra quyết định được và liên tục muốn hỏi ý kiến gia đình nên Hội đồng xét xử đã đồng ý cho mời bà Vân vào.

3.2 Quá trình chất vấn của Hội đồng xét xử

4 Bản án của Viện kiểm sát nhân dân đưa ra

- Văn phòng pháp luật, Hội đồng xét xử thực hiện truy tố bị cáo Lê Hoàng Mỹ xâm phạm đến sức khỏe của công dân, gây mất an ninh trật tự Bị cáo thực hiện hành vi mang tính chất côn đồ, coi thường sức khỏe, gây hại cho 3 bị hại Do vậy, cần được xử lý nghiêm minh của pháp luật. 

- Tuy nhiên, Hội đồng xét xử suy xét quá trình điều tra cho đến hôm nay, bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, phạm tội lần đầu, tự nguyện bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả Được áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự

- Trong quá trình điều tra, Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ cho bị cáo theo bản án do bị cáo gây ra thì bị cáo phải chịu. 

- Căn cứ tư liệu, Hội đồng xét xử áp dụng điểm a,i khoản 1 Điều 54; điểm b, i, f khoản 1 điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 xử phạt bị cáo từ 1 năm 6 tháng đến 2 năm và trách nhiệm dân sự xử lý theo quy định của pháp luật.

5 Kết án do Hội đồng xét xử đưa ra

- Tòa kết án bị cáo Lê Hoàn Mỹ về tội cố ý gây thương tích, xâm phạm đến sức khoẻ công dân, thân thể của các nạn nhân, dẫn đến mất trật tự xã hội Tuy nhiên trong quá trình giải quyết vụ án bị cáo luôn thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải và bị cáo tự nguyện bồi thường cho các bị hại, do vậy hội đồng xét xử áp dụng các tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm b,i,f , khoản 1, điều 51 bộ luật Hình sự 2015 - Đối với Nguyễn Thị Quỳnh Như, qua điều tra chưa đủ cơ sở xác định Như có hành

vi liên quan đến Mỹ. 

Trang 10

Luật Kinh Doanh – ThS.Nguyễn Thùy Dung - Bị cáo đồng ý bồi thường cho chị Oanh 30 triệu đồng, chị Trần Thị Thanh Thanh 8

triệu đồng, chị Ngô Thoại My 10 triệu đồng

- Theo điểm a, điểm i khoản 1 điều 134 bộ luật Hình sự ; điểm b,i,f khoản 1 điều 51 bộ luật Hình sự 2015 tuyên bố bị cáo Lê Hoàn Mỹ phạm tội cố ý gây thương tích, xử phạt bị cáo 1 năm 3 tháng tù, thời hạn tù được tính từ ngày bị cáo bị bắt để thi hành án Về bồi thường dân sự như đã nêu trên, bị cáo phải bồi thường cho chị Oanh 30 triệu đồng, chị My là 10 triệu đồng và chị Thanh là 8 triệu đồng Bị cáo phải chịu án phí hình sự theo quy định pháp luật là 200 nghìn đồng và án phí dân sự theo quy định pháp luật Các bị cáo, bị hại được quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày từ ngày tuyên án Đối với những người có mặt tại phiên toà thời hạn kháng cáo tính từ ngày nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết theo quy định pháp luật.

6 Diễn biến sau phiên toà

- Buổi xét xử kết thúc vào khoảng 10 giờ 15 phút ngày 2/4/2024 Hội đồng xét xử ra khỏi phiên toà trước và chỉ còn lại thư ký ở lại để trả lời những thắc mắc của gia đình bị cáo và bên bị hại Chúng em đứng ở trước cửa phiên toà và hỏi bị hại chi tiết hơn về câu chuyện, sau đó chúng em đến hỏi thư ký một vài thông tin cần thiết Gia đình bị cáo cũng hỏi thư ký về câu chuyện của họ Sau đó, bị cáo cùng gia đình rời khỏi toà án với sự ăn năn vì những hành vi đã gây ra.

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN - CẢM NHẬN CỦA CÁC THÀNH VIÊN1 Bình luận về phần xét hỏi giữa bị cáo và hội đồng xét xử

- Đặt ra câu hỏi khách quan, đặt bị cáo vào vị trí của người bị hại, nêu lên cảm nhận chân thật và khiến bị cáo có nhận thức đúng về hậu quả mình gây ra.

Trang 11

- Hội đồng xét xử có những lí lẽ xác đáng, lời dặn về sự kiểm soát cảm xúc và làm chủ hành vi của mình cho các bị cáo cùng những người tham dự, là sự răn đe cũng là lời cảnh tỉnh cho mọi người; linh hoạt đặt ra những câu hỏi đánh vào tâm lý của bị cáo để thu thập và xác minh thêm thông tin.

- Thẩm phán hỏi những câu hỏi vừa nhẹ nhàng, làm bị cáo buông tính đề phòng vừa xoáy vào tính nghiêm trọng của sự việc, hỏi dồn dập để khơi cảm giác tội lỗi của bị cáo khiến bị cáo nhận tội Đồng thời sử dụng biện pháp giáo dục,  hướng bị cáo trở thành người tốt hơn.

=> Trở thành người hành luật không dừng lại ở việc vận dụng những kiến thức pháp luật mà đòi hỏi sự nắm bắt tâm lý đối phương, thấu hiểu vấn đề xã hội và kỹ năng diễn đạt.

2 Cảm nhận của nhóm chúng em về gia đình bị hại và gia đình bị cáo

- Cảm xúc bất ngờ khó diễn tả khi thấy chứng kiến hết diễn biến của phiên tòa bởi các bị cáo đều là những người đã 24, 25 tuổi, chỉ vì hành động thiếu suy nghĩ và thiếu sự hiểu biết về pháp luật mà để xảy ra những sự việc không đáng có.

- Phần nào có những suy nghĩ riêng của bản thân mình:

+ Hiểu một phiên tòa xét xử được diễn ra theo quy trình như thế nào, công việc của hội đồng xét xử ra sao.

+ Và hơn hết là đều ý thức được trách nhiệm công dân, tuân thủ và hành xử theo đúng quy định pháp luật để gia đình và xã hội không phải gặp những trường hợp đau lòng.

Ngày đăng: 05/04/2024, 05:25

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan