1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kỹ năng chung về tư vấn pháp luật

11 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích và chỉ ra các lỗi có thể mắc của người tư vấn khi tìm hiểu nắm bắt vụ việc tư vấn và yêu cầu của khách hàng
Tác giả Sinh Viên 472045
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Kỹ năng chung về tư vấn pháp luật
Thể loại Bài tập cá nhân
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 348,93 KB

Nội dung

Tư vấn là quá trình thu nhận những thông tin khách quan, những tri thức hiểu biết về một lĩnh vực nhất định không xuất phát và không bị chi phối bởi các động cơ chủ quan khác nhau của người tư vấn và người cần tư vấn, vì vậy tư vấn có thể được xem như là những lời khuyên từ một người có trình độ chuyên môn cao về một lĩnh vực nào đó cho những người hoặc tổ chức có hiểu biết hạn chế hoặc không hiểu biết gì về lĩnh vực đó

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP CÁ NHÂN

MÔN: KỸ NĂNG CHUNG VỀ TƯ VẤN

PHÁP LUẬT

Lớp: N03.TL2 - MSSV: 472045

Đề số 20:

“ Phân tích và chỉ ra các lỗi có thể mắc của người tư vấn khi tìm hiểu nắm bắt vụ việc tư vấn và yêu cầu của

khách hàng”

Hà Nội, 2024

Trang 3

MỞ ĐẦU

Xã hội ngày càng phát triển không ngừng nghỉ kéo theo đó là sự phát triển của rất nhiều lĩnh vực trong đời sống con người – mà cùng với sự phát triển của xã hội, chúng ta không thể thống kê đến sự phát triển của hệ thống pháp luật nước nhà với ngày càng nhiều các vấn đề phát sinh rất cần đến các kiến thức về pháp luật để có thể đáp ứng nhu cầu của xã hội Chính vì điều đó

mà nhu cầu tư vấn pháp luật ngày càng đòi hỏi tăng cao về chất lượng và dịch

vụ Tư vấn pháp luật là hoạt động mang tính chuyên nghiệp, giải thích, cung cấp dịch vụ pháp lý là chủ yếu do đó điều này đòi hỏi chủ thể tiến hành nghề luật nói chung cũng như luật sư, tư vấn viên nói riêng phải đáp ứng đầy đủ những yêu cầu hoàn thiện kỹ năng hành nghề Nhưng thực tế cho thấy trong quá trình tư vấn người tư vấn vẫn có thể mắc phải một số lỗi Vì vậy em xin

lựa chọn Đề số 20: “ Phân tích và chỉ ra các lỗi có thể mắc của người tư

vấn khi tìm hiểu nắm bắt vụ việc tư vấn và yêu cầu của khách hàng” để

cùng tìm hiểu và giải đáp

NỘI DUNG

I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUÁ TRÌNH TÌM HIỂU, NẮM BẮT VỤ VIỆC TƯ VẤN VÀ YÊU CẦU CỦA KHÁCH HÀNG

1 Khái niệm tư vấn pháp luật.

Theo Từ điển Tiếng Việt thì: “Tư vấn theo nghĩa thông thường là đóng

góp ý kiến về những vấn đề được hỏi đến, nhưng không có quyền quyết định”.

Tư vấn là quá trình thu nhận những thông tin khách quan, những tri thức hiểu biết về một lĩnh vực nhất định không xuất phát và không bị chi phối bởi các động cơ chủ quan khác nhau của người tư vấn và người cần tư vấn, vì vậy tư vấn có thể được xem như là những lời khuyên từ một người có trình độ chuyên môn cao về một lĩnh vực nào đó cho những người hoặc tổ chức có hiểu biết hạn chế hoặc không hiểu biết gì về lĩnh vực đó

Cũng không nằm ngoài nghĩa chung của hoạt động tư vấn, tư vấn pháp luật là một loại hình dịch vụ trí tuệ, trong đó người có trình độ hiểu biết pháp

Trang 4

luật sâu rộng đưa ra những ý kiến pháp lý của mình về một vấn đề cụ thể nào

đó có liên quan đến pháp luật Những ý kiến đó không mang tính chất bắt buộc (tính cưỡng chế) người được tư vấn phải thực hiện, nhưng nên thực hiện bởi những lời tư vấn đó đều phù hợp với những quy định của pháp luật

Khái niệm tư vấn pháp luật có thể được hiểu theo nhiều cách theo Điều

28 Luật Luật sư định nghĩa:“Tư vấn pháp luật là việc luật sư hướng dẫn, đưa

ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ”

Xuất phát từ bản chất tư vấn pháp luật, dựa trên các quy định pháp luật

về hoạt động tư vấn pháp luật, có thể đưa ra khái niệm hoạt động tư vấn pháp

luật như sau:“Tư vấn pháp luật là một hoạt động dịch vụ nghề nghiệp, theo

đó, người có trình độ hiểu biết pháp luật đưa ra lời khuyên, ý kiến pháp lý hoặc các giải pháp về các vẫn đề liên quan đến pháp luật theo yêu cầu của khách hàng nhằm giúp họ hiểu và quyết định cách thức bảo vệ có hiệu quả quyền và nghĩa vụ hợp pháp của mình.”

2 Yêu cầu đối với người tư vấn pháp luật.

Khi khách hàng đến tìm sự tư vấn, họ mang theo những tình huống tư vấn riêng biệt, liên quan đến đề xuất cung cấp dịch vụ pháp lý Điều này có thể bao gồm các dự định, kế hoạch đăng ký thành lập công ty, chuẩn bị đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác, hoặc thậm chí là việc chia sẻ những sự kiện quan trọng dẫn đến mâu thuẫn trong cuộc hôn nhân hoặc tranh chấp xã hội

Nhiệm vụ của người tư vấn là tập trung lắng nghe, ghi chép thông tin

và đưa ra những gợi ý để hiểu rõ vấn đề Đôi khi, khách hàng có thể lặp lại câu chuyện của họ nhiều lần, và cũng có trường hợp họ cung cấp thông tin nhầm lẫn hoặc mâu thuẫn Do đó, người tư vấn cần phải lắng nghe và hiểu đúng, duy trì cái nhìn khách quan và tránh đưa ra giải pháp một cách vội vã hay thiếu suy nghĩ

Khi đã nắm bắt được bối cảnh của vụ việc, người tư vấn có thể hiểu rõ mong muốn thực sự của khách hàng để xác định phạm vi tư vấn Sau khi lắng nghe mô tả vụ việc, tư vấn viên cần chốt lại thông tin quan trọng để đảm bảo

Trang 5

hiểu đúng và tránh sự nhầm lẫn giữa họ và khách hàng Việc này giúp tư vấn viên có cái nhìn chính xác và toàn diện hơn về vấn đề được thảo luận

3 Tầm quan trọng của việc tìm hiểu, nắm bắt vụ việc tư vấn và yêu cầu của khách hàng.

Việc nắm bắt chi tiết vụ việc và yêu cầu của khách hàng không chỉ giúp người tư vấn tiếp cận vấn đề một cách chính xác, phù hợp với mong muốn của họ mà còn là cơ sở quan trọng để xây dựng phương hướng giải quyết Điều này cung cấp nền tảng cho việc xác định định hướng và phương pháp giải quyết tối ưu, bao gồm thu thập và xử lý chứng cứ, dữ liệu liên quan

Người tư vấn, sau khi có cái nhìn tổng quan về vụ việc, sẽ có quyền quyết định liệu họ sẽ nhận chấp nhận giải quyết vụ việc hay không Điều này bao gồm cả việc đàm phán và ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng Đây là một bước quan trọng để đảm bảo khả năng thực hiện tốt yêu cầu của khách hàng, duy trì uy tín và bảo vệ lợi ích của mình sau quá trình thương thảo Bên cạnh đó, tư vấn viên còn có thể khéo léo đưa ra nhận định sơ bộ về

vụ việc, đóng góp vào việc tăng cường lòng tin của khách hàng đối với trình

độ chuyên môn, kiến thức, và tác phong chuyên nghiệp của mình

4 Các kỹ năng cần có của người tư vấn trong quá trình tìm hiểu, nắm bắt vụ việc tư vấn và yêu cầu khách hàng.

Đối với người tư vấn, việc nắm bắt được câu chuyện của khách hàng, biết khách hàng đang mong muốn điều gì và tập trung vào chi tiết của vụ việc

và yêu cầu của khách hàng không chỉ giúp họ tiếp cận vấn đề một cách chính xác và phù hợp với mong muốn, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng phương hướng giải quyết Điều này đặt nền tảng cho việc xác định hướng đi và phương pháp giải quyết tối ưu, bao gồm cả thu thập và xử lý chứng cứ, dữ liệu liên quan Người tư vấn, khi đã có cái nhìn tổng quan về vụ việc, sẽ có quyền quyết định liệu họ sẽ chấp nhận giải quyết vụ việc hay không Điều này bao gồm cả việc đàm phán và ký kết hợp đồng dịch vụ pháp

lý với khách hàng Đây là một bước quan trọng để đảm bảo khả năng thực hiện tốt yêu cầu của khách hàng, duy trì uy tín và bảo vệ lợi ích cá nhân sau quá trình thương thảo Hơn nữa, tư vấn viên có thể khôn khéo đưa ra nhận

Trang 6

định sơ bộ về vụ việc, đóng góp vào việc tăng cường lòng tin của khách hàng đối với trình độ chuyên môn, kiến thức và tác phong chuyên nghiệp của mình

Khi thu thập thông tin điều quan trọng trước tiên là phải nắm được toàn

bộ bối cảnh câu chuyện Mà muốn nắm bắt được toàn diện sự việc thì điều cần thiết của người tư vấn đó chính là việc đặt câu hỏi Việc đặt câu hỏi là phương pháp tác động đến người khác để họ cung cấp thông tin cần thiết Điều này giúp tư vấn viên thu được thông tin đầy đủ và chính xác về vụ việc, cũng như hiểu rõ mong muốn của khách hàng Khi đặt câu hỏi, quan trọng là xác định nội dung chính cần hỏi, tránh sự lan man Hành động này giúp tư vấn viên xây dựng cấu trúc câu hỏi liên quan đến vấn đề và quy trình tìm hiểu vấn đề đó một cách logic Xác định nội dung cần hỏi không chỉ giúp tìm hiểu

đủ và chính xác thông tin mà còn tạo điều kiện để nhìn nhận vấn đề một cách logic

Khi cần thu thập nhiều thông tin để khám phá vụ việc, thì việc đặt "câu hỏi mở" có thể được sử dụng Đây là dạng câu hỏi mà người đối thoại có thể trả lời thoải mái và mở rộng phạm vi nội dung trả lời Ví dụ, tư vấn viên có thể hỏi: "Diễn biến tiếp theo như thế nào? Anh/Chị nghĩ sao về lời đề nghị đó? Tôi vẫn chưa hiểu rõ lắm hoàn cảnh, mô tả cho tôi biết anh/chị đã làm gì." Và để cho người tư vấn đã hoàn toàn hiểu bối cảnh của câu chuyện mà khách hàng đem lại, cần phải kiểm tra xem các câu trả lời của khách hàng và những thông tin, tài liệu mà khách hàng cung cấp đã thực sự được giải đáp hết chưa bằng các câu hỏi sau: Ai? Cái gì? Khi nào? Ở đâu? Như thế nào? Tại sao?

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc đặt câu hỏi mở có thể làm mất tập trung trong việc trình bày nội dung chính và tư vấn viên phải xử lý nhiều thông tin

để hiểu được vấn đề Đối với thông tin chính xác và cụ thể, "câu hỏi đóng" là lựa chọn Câu hỏi này yêu cầu người trả lời chỉ đơn giản là "có" hoặc

"không", hoặc một từ cụ thể như "đúng", "sai", Điều này giúp tư vấn viên xác nhận chắc chắn thông tin từ phía người trả lời Tuy nhiên, cần tránh những câu hỏi làm khách hàng cảm thấy bị áp đặt, gây mất thoải mái trong mối quan hệ tư vấn Sự kết hợp linh hoạt của các loại câu hỏi là chìa khóa để

tư vấn pháp luật hiệu quả

Trang 7

Trong lĩnh vực tư vấn pháp lý, kỹ năng lắng nghe không chỉ là hành động tiếp nhận thông tin một cách có chủ ý và mục đích, mà còn đòi hỏi sự kết hợp linh hoạt với tư duy và kinh nghiệm để đánh giá và phân tích thông tin một cách chi tiết Quá trình này giúp tư vấn viên xác định được thông tin quan trọng, thông tin hỗ trợ, và tổ chức chúng một cách có trật tự, mạch lạc Lắng nghe cũng là cách thể hiện sự quan sát tinh tế đối với điệu bộ, cử chỉ, và biểu cảm của khách hàng Qua việc quan sát này, người tư vấn có thể hiểu được thái độ, quan điểm, và cách nhìn nhận của khách hàng đối với vấn đề Hành vi này không chỉ giúp tư vấn viên khai thác thông tin mà còn thể hiện

sự quan tâm đúng mức, khuyến khích khách hàng chia sẻ thêm thông tin cần thiết

Trong quá trình đặt câu hỏi, lắng nghe, và ghi chú, tư vấn viên cần kết nối các thông tin từ khách hàng để xác định các yếu tố quan trọng Điều này

là cơ sở để dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm giải pháp phù hợp Khi đưa ra phản hồi, người tư vấn cần thể hiện sự thận trọng và trung lập, tránh những nhận xét vội vã và chủ quan có thể ảnh hưởng đến quá trình cung cấp thông tin cho khách hàng

Để tránh đưa ra một kết luận sai lầm, khi tiếp nhận hồ sơ, nắm bắt thông tin của khách hàng người tư vấn cần phải hết sức cẩn trọng và làm theo trình tự sau:

 Đâu là thông tin mà khách hàng có thể cung cấp? Đó là thôngg tin miệng hay thông tin viết

 Sắp xếp tài liệu theo trật tự thời gian để tiện theo dõi mạch câu chuyện

 Đọc kỹ tài liệu, ghi chép nội dung chính của sự việc

 Giữ một thái độ khách quan

 Đừng vội nhìn ngay vào chi tiết, đừng tìm ngay giải pháp mà hãy nhìn vào tổng thể để tìm ra điểm cốt lõi của vụ việc xoay quanh ba vấn đề: Quan hệ - Tư cách - Đối tượng, sau đó mới chú ý đến thời gian, địa điểm, con số, sự kiện

Trang 8

II CÁC LỖI NGƯỜI TƯ VẤN THƯỜNG GẶP TRONG QUÁ TRÌNH TÌM HIỂU, NẮM BẮT VỤ VIỆC TƯ VẤN VÀ YÊU CẦU CỦA KHÁCH HÀNG

1.Các lỗi thường gặp trong quá trình tư vấn.

Kỹ năng tiếp xúc với khách hàng và khả năng lắng nghe ý kiến cũng như nội dung vụ việc là yếu tố quyết định đối với mọi người hoạt động trong lĩnh vực tư vấn pháp lý Nếu tư vấn không tiếp nhận đúng thông tin từ khách hàng, tất cả công việc và dịch vụ cung cấp sẽ trở nên không ý nghĩa và không đáp ứng được nhu cầu của họ Khi tiếp xúc với khách hàng khó tính, người tư vấn có thái độ thô lỗ, không kiềm chế cảm xúc và đặc biệt không biết trấn an cho khách hàng trong trường hợp khách hàng có dấu hiệu mất bình tĩnh Người tư vấn chưa nắm bắt được những bất an của khách hàng, chưa thể hiện được sự nhiệt tình, lịch sự của người tư vấn và quá vồ vập với yêu cầu của khách hàng, làm cho cuộc tư vấn không được thành công ngay ở giai đoạn đầu tiên này

Có trường hợp người tư vấn tỏ thái độ không bằng lòng đối với những khách hàng có thái độ nóng tính Không tìm hiểu kĩ vấn đề mà khách hàng đang vướng mắc thông tin không chính xác có thể xuất phát từ việc tư vấn viên chưa có đủ thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng vụ việc hoặc hiểu sai mong muốn của khách hàng, dẫn đến những nhận định không chính xác và khó khăn cho giai đoạn tiếp theo

Kỹ năng giao tiếp hiệu quả giúp tư vấn viên xây dựng mối quan hệ vững chắc với khách hàng, tạo ra hình ảnh đáng tin cậy và cũng đóng góp vào

sự thành công của tổ chức tư vấn Một lỗi phổ biến trong giao tiếp là chỉ biết nói mà không lắng nghe, chỉ nghe mà không hiểu, hoặc hiểu nhưng không thể làm rõ vấn đề Những lỗi này có thể tạo ra ấn tượng không tích cực và làm giảm sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ tư vấn

Tư vấn viên cũng phải tránh lỗi từ chối thẳng thừng khi khách hàng yêu cầu nhận định hay đánh giá vụ việc ban đầu vì lo ngại ảnh hưởng đến lợi ích

cá nhân khiến hợp đồng chưa ký kết Ngược lại, nếu đưa ra ý kiến quá cụ thể,

Trang 9

có thể làm ảnh hưởng đến quyền lợi của tư vấn viên khi khách hàng cố ý khai thác thông tin mà không muốn trả phí dịch vụ

Đôi khi người tư vấn chưa đưa ra được những câu hỏi để tìm hiểu vụ việc, khai thác thông tin từ khách hàng để giải quyết vấn đề mà khách hàng cần tư vấn Chưa tìm được hết các tài liệu thông tin từ phía khách hàng Và đôi khi cũng là do cách chuẩn bị tiếp xúc khách hàng chưa được chu đáo, chỉn chu về thời trang, địa điểm, căn cứ pháp lý, nhân sự của bên tư vấn

Những lỗi này, nếu không được khắc phục, có thể tạo ra khó khăn trong hoạt động tư vấn pháp lý Do đó, việc xử lý và khắc phục những sai lầm này

là rất quan trọng để tư vấn có thể đáp ứng được nhu cầu và mang lại lợi ích cho khách hàng, đồng thời đạt được hiệu quả cao trong công việc

2 Giải pháp khắc phục

Trong quá trình tiếp xúc với khách hàng, người tư vấn cần thể hiện thái

độ điềm tĩnh, cởi mở, và chân tình, đặc biệt là khi khách hàng có dấu hiệu mất bình tĩnh Việc này đòi hỏi khả năng trấn an, lắng nghe và làm việc với sự nhạy bén để đảm bảo môi trường tư vấn tích cực

Đầu tiên, người tư vấn nên hiểu rõ nhu cầu và vấn đề cụ thể mà khách hàng muốn giải quyết Qua giai đoạn này, người tư vấn có thể tổ chức và lọc thông tin liên quan đến vụ việc một cách công bằng và khách quan, loại bỏ các yếu tố chủ quan từ phía khách hàng Hoạt động tiếp theo là hướng dẫn khách hàng cung cấp các chứng cứ, hồ sơ, và tài liệu liên quan để nghiên cứu sâu rộng Trong giai đoạn này, quan trọng là người tư vấn tránh việc đưa ra giải pháp trước khi hiểu rõ toàn bộ nội dung vụ việc, tránh làm sai lệch hướng giải quyết

Hiện nay liên lạc giữa khách hàng và luật sư thông qua mạng và điện thoại ngày càng trở nên phổ biến Trong quá trình trao đổi thông tin qua các phương tiện này, vì không có khả năng quan sát trực tiếp các phản ứng của khách hàng, người tư vấn phải có sự tinh tế và nhạy bén để hiểu rõ yêu cầu và thái độ của họ thông qua giọng nói hoặc ngôn từ trong email Trong trường hợp này, giao tiếp giữa người tư vấn và khách hàng thường xoay quanh vấn

đề về tư cách của luật sư, mối quan hệ cá nhân của khách hàng và nội dung

Trang 10

chính của yêu cầu Tùy thuộc vào phương thức liên lạc, người tư vấn cần phải

sử dụng cách tiếp cận phù hợp, tạo cảm giác an tâm cho khách hàng rằng họ

đã tìm thấy đúng người, từ đó khuyến khích cuộc gặp trực tiếp

Trong lĩnh vực tư vấn pháp luật, ngoài kiến thức chuyên môn sâu rộng, người tư vấn cần trang bị nhiều kỹ năng đa dạng như soạn thảo văn bản, tiếp xúc với khách hàng, và tác nghiệp hành nghề của luật sư Trong số các kỹ năng này, kỹ năng giao tiếp đặc biệt quan trọng, yêu cầu người tư vấn có khả năng lắng nghe và giải quyết công việc của khách hàng một cách hiệu quả Điều này đồng thời còn giúp xây dựng mối quan hệ chặt chẽ và đáng tin cậy giữa người tư vấn và khách hàng trong quá trình tư vấn pháp lý

KẾT LUẬN

Tư vấn pháp luật là một trong những hoạt động quan trọng trong quá trình hành nghề luật, không chỉ riêng đối với luật sư mà còn của những người

tư vấn khác Tuy nhiên trong quá trình tư vấn đôi khi vẫn sảy ra một số lỗi đến từ phía người tư vấn khi tìm hiểu nắm bắt vụ việc tư vấn và yêu cầu của khách hàng Xác định được tầm quan trọng của việc này người tư vấn cần phải hoàn thiện kiến thức và kỹ năng phải hạn chế tối đa những sai sót nhằm đạt được hiệu quả cao nhất của hoạt động tư vấn pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích cho khách hàng

Do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ nên khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong thầy cô xem xét và góp ý để bài làm của em được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Kỹ năng chung về tư vấn pháp

luật, Nxb Tư pháp, 2022

Ngày đăng: 04/04/2024, 21:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w