THIÊN CHÚA GIÁO
TỔNG QUAN VỀ THIÊN CHÚA GIÁO I THIÊN CHÚA GIÁO
Tại Việt Nam, do các yếu tố lịch sử mà từ "Thiên Chúa giáo" thường được dùng để gọi Công giáo Rôma Tuy nhiên, xét về mặt ngữ nghĩa thì cụm từ "Thiên Chúa giáo" có thể đề cập đến tất cả các tôn giáo khởi nguồn từ Tổ Phụ Abraham, khi đó cách gọi Thiên Chúa (Thượng Đế) được dùng để đề cập tới Đấng tối cao và duy nhất.
Từng tôn giáo có quan điểm và danh hiệu về Thiên Chúa (Thượng Đế) khác nhau Theo các quan điểm này thì Thiên Chúa giáo bao gồm 03 nhánh chính:
Ki-tô giáo ( Cơ Đốc giáo - thuật ngữ Hán Việt, tin vào Chúa Jesus): Bao gồm các nhánh chính là: Công giáo La Mã, Chính Thống giáo, Tin Lành, Anh giáo và một số nhánh nhỏ khác đều thờ Thiên Chúa Ba Ngôi - Thiên Chúa là duy nhất, hiện hữu trong ba ngôi vị: Chúa Cha, Chúa Con (Chúa Jesus) và Chúa Thánh Linh (Chúa Thánh Thần)
Do Thái giáo thờ Thiên Chúa (Thượng Đế) mang danh hiệu Giavê Hồi giáo thờ Thiên Chúa (Thượng Đế) mang danh hiệu là Thánh Allah
Như vậy, em thuộc Giáo hội Công giáo Rôma (Catholic) là một nhánh của Ki-tô giáo (Cơ Đốc giáo).
II SƠ LƯỢC VỀ SỰ HÌNH THÀNH CÁC NHÁNH CỦA THIÊN CHÚA GIÁO Các tôn giáo khởi nguồn từ Tổ phụ Abraham đều có nguồn gốc từ Do Thái giáo (Judaism) phổ biến tại đất nước Do thái cổ đại trước thời kỳ lưu đày tại Babylon vào đầu thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên Người Do Thái giáo không coi Chúa Jesus là Đấng Cứu thế.
Ki-Tô giáo (Tin vào Chúa Jesus) xuất hiện vào thế kỷ thứ nhất như là một hình thức cải cách triệt để của Do Thái giáo, mau chóng lan truyền đến Hy Lạp và La Mã, từ đó tiến đến Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ và các nơi khác trên thế giới Trải qua nhiều thế kỷ, Kitô giáo tự chia cắt thành nhiều giáo hội và giáo phái khác nhau như: Công giáo La Mã, Chính Thống giáo, Tin Lành, Anh giáo
Trang 2Vào thế kỷ thứ 6, Hồi giáo xuất hiện trên Bán đảo Ả Rập Tuy nguyên thủy không phải là một nhánh ly khai từ Do Thái giáo hay Kitô giáo, Hồi giáo tự cho mình là sự tiếp nối và thay thế cho hai tôn giáo nói trên Vì vậy người ta có thể tìm thấy trong Hồi giáo nhiều di sản từ Do Thái giáo và Kitô giáo Người Ả Rập là dòng dõi của Tổ phụ Abraham theo phổ hệ IshmaeL ( một người con trai của Abraham) III TỔ PHỤ ABRAHAM
Ký thuật về khởi nguyên của các tôn giáo bắt nguồn từ Abraham được tìm thấy trong sách Sáng thế ký mà theo truyền thuyết Do Thái được viết bởI Moses vào thiên niên kỷ thứ hai trước công nguyên, theo nhiều ước tính, vào năm 1500 TCN Theo Sáng thế ký, các nguyên lý căn bản của Do Thái giáo được mặc khải tuần tự theo dòng dõi các tổ phụ, từ Adam đến Jacob (cũng được gọi là Israel).
Có sáu nhân vật quan trọng trong Kinh Thánh sống trước Abraham: Adam và Eva, các con trai, Cain và Abel và dòng dõi của họ,
Enoch và Noal Noah là người đã cứu gia đình mình và tất cả chủng loại thú vật trên mặt đất bằng Con tàu Noah trong cơn Đại hồng thủy
Các vị này không để lại bất kỳ hệ thống đạo lý nào – đơn giản họ chỉ sống cuộc đời mình, làm nhiều điều tốt và xấu mà không để lại chỉ báo đặc biệt nào giúp giải thích các hành động của họ Họ chỉ tồn tại như những mắt xích trong một chuỗi các sự kiện chuẩn bị cho sự khai sinh một tôn giáo lớn sau này.
Vì vậy Abraham xuất hiện như một hình tượng nổi bật được ba tôn giáo độc thần lớn nhất nhìn nhận là người đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập nền văn minh chung của họ.
Theo Sáng thế ký, Abraham được kêu gọi rời bỏ Ur (thuộc miền Nam Iraq ngày nay), thành phố quê hương của mình, để được Thiên Chúa "làm cho ông trở nên một dân lớn" Abraham (hay Ibrahim theo tiếng Ả Rập) có tám con trai trong đó có 2 người con được nhắc đến nhiều nhất là:
Ishmael, con của Hagar, nữ tì của vợ ông là Sarah Ishmael được coi là tổ tiên của người Ả rập (Hồi giáo)
Isaac, con của Sarah, vợ ông Cũng theo ký thuật này, dân Do Thái là hậu duệ của Jacob, con trai của Isaac Jacob sau này được đổi tên thành Israel Do thái giáo dựa trên giao ước được thành lập tại núi Sinai giữa Thiên Chúa và "con cái của Israel" (hậu duệ của mười hai con trai của Israel).
Trang 3Chúa Jesus thuộc dòng dõi dân Do thái
Ki-tô giáo nhìn nhận Chúa Jesus, là Đấng Messiah (Đấng Cứu Thế xuống trần gian cứu chuộc loài người) mà người Do Thái mong đợi, là Con Thiên Chúa, và là một thân vị trong Ba Ngôi (Chúa Con)
Do Thái giáo không nhìn nhận Chúa Jesus là Đấng Messiah
Hồi giáo nhìn nhận Chúa Jesus là một tiên tri và các nhà tiên tri Do Thái sau Abraham (như Moses) là được Thiên Chúa soi dẫn và họ xem Muhammad (người sáng lập Hồi giáo) là nhà tiên tri sau cùng.
Một điều đặc biệt nữa là, Trong Ki-Tô giáo, Sứ thần Gabriel truyền tin cho Đức Mẹ Maria việc Chúa Jesus nhập thể trong lòng bà cũng chính là Sứ thần truyền Kinh Koran từ Thánh Allah cho tiên tri Muhammad trong Hồi giáo
Như vậy, từ Tổ phụ Abraham và dòng dõi của ông đã sản sinh ra 03 tôn giáo lớn: Do Thái giáo, Ki-Tô giáo, Hồi giáo với số lượng tín đồ chiếm hơn 1/2 Dân số Thế giới.
TỔNG QUAN VỀ KI-TÔ GIÁO
Ở Phần 01, chúng ta đã cùng tìm hiểu sơ lược Thiên Chúa giáo là các tôn giáo khởi nguồn từ Tổ phụ Abraham bao gồm 03 tôn giáo lớn, chiếm hơn 1/2 dân số thế giới gồm:
1 Ki-tô giáo ( Cơ Đốc giáo - thuật ngữ Hán Việt, tin vào Chúa Jesus) thờ Thiên Chúa Ba Ngôi - Thiên Chúa là duy nhất, hiện hữu trong ba ngôi vị: Chúa Cha, Chúa Con (Chúa Jesus) và Chúa Thánh Linh (Chúa Thánh Thần)
2 Do Thái giáo thờ Thiên Chúa (Thượng Đế) mang danh hiệu Giavê 3 Hồi giáo thờ Thiên Chúa (Thượng Đế) mang danh hiệu là Thánh Allah
Hôm nay, chúng ta sẽ cùng đến với nhánh đầu tiên trong Thiên Chúa giáo đó là Ki-tô giáo – Tôn giáo lớn nhất thế giới với khoảng 2,3 tỉ tín hữu, chiếm hơn 31% dân số thế giới (năm 2015)
I SƠ LƯỢC VỀ KI-TÔ GIÁO 1 Tên gọi
Trang 4Ki-tô giáo (thuật ngữ phiên âm) hay Cơ Đốc giáo (thuật ngữ Hán Việt) là một trong các tôn giáo khởi nguồn từ Tổ Phụ Abraham, đặt nền tảng trên giáo huấn, sự chết trên thập giá và sự sống lại của Chúa Jesus như được ký thuật trong Kinh thánh Tân ước
Theo Kinh thánh Cựu ước (Ki-tô giáo và Do Thái giáo) Thiên Chúa là đấng đã sáng tạo ra vũ trụ, muôn loài trong 6 ngày và ngày thứ 7 Ngài nghỉ ngơi Adam và Eva không nghe lời Thiên Chúa đã ăn trái của "cây biết điều thiện điều ác" (trái cấm) nên bị Thiên Chúa đuổi khỏi Vường địa đàng (Eden) Hai người này truyền tội lỗi (gọi là tội tổ tông, nguyên tội) cho con cháu là loài người Bởi loài người mang tội, Thiên Chúa sẽ giáng sinh xuống thế làm người và chịu khổ hình để loài người được hòa giải với Thiên Chúa.
(Kinh Koran của Hồi giáo nói cả Adam và Eva đều ăn trái cấm, và Chúa sau này đã tha thứ cho họ và sau đó đưa họ xuống Trái Đất như những người đại diện của mình Ý tưởng tội tổ tông không tồn tại trong Đạo Hồi bởi Adam và Eva đã được tha thứ sau khi họ xuất hiện trên Trái Đất theo Kinh Koran)
Ki-tô hữu (Cơ Đốc nhân) tin rằng Jesus là Con của Thiên Chúa và là Đấng
Messiah (Đấng cứu thế) của người Do Thái như đã được tiên báo trong Kinh thánh Cựu ước
Các Ki-tô hữu tin rằng chỉ có một Thiên Chúa (Thượng Đế) duy nhất hiện hữu trong ba thân vị gọi là Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa Con (Chúa Jesus) và Chúa Thánh Linh (Chúa Thánh Thần)
Ki-tô giáo đóng một vai trò quan trọng trong nền văn hóa và văn minh phương Tây.
2 Các nhánh chính của Ki-tô giáo
Trải qua hai thiên niên kỷ, các bất đồng về thần học và giáo hội học đã hình thành các hệ phái Ki-tô giáo khác nhau:
Công giáo Rôma (Nhánh lớn nhất):
- Hiệp thông hoàn toàn với Tòa thánh Vatican, hiện nay đứng đầu là Đức Giáo Hoàng Francis (Phanxicô) người Argentina.
- Ảnh hưởng bởi văn hóa La Tinh
- Giáo hội Công giáo hiện là nhánh Kitô giáo lớn nhất, với trên 1.3 tỉ thành viên, tính đến năm 2018.
Trang 5Chính thống giáo Đông phương
- Là nhánh Kitô giáo lớn thứ nhì trên thế giới - Ảnh hưởng bởi văn hóa Hy Lạp
- Là một trong những định chế lâu đời nhất thế giới, Giáo hội Chính thống giáo Đông phương đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử và văn hóa Đông Âu, Hy Lạp, Nga và Cận đông.
- Trong thiên niên kỉ đầu của Kitô giáo, Chính thống giáo Đông phương và Công giáo Rôma cùng là một giáo hội, mặc dù có một số khác biệt giữa đông phương và tây phương Vào thế kỷ 11, các khác biệt này dẫn đến cuộc Ly giáo Đông - Tây năm 1054, phân chia thành Chính thống giáo Đông phương và Công giáo Rôma Kháng cách (Tin Lành)
- Tách ra từ Công giáo Rôma, thường được dùng để chỉ cộng đồng các giáo hội khởi phát từ cuộc cải cách tôn giáo bắt đầu vào thế kỷ 16, bởi Martin Luther - Là tu sĩ Công giáo dòng Augustino, mục tiêu ban đầu của Luther là kêu gọi cải cách từ bên trong giáo hội Công giáo Rôma., về sau ông tách rời khỏi Giáo hội Công giáo và thành lập Giáo hội Luther
- Trong khi đó tại Châu Âu, nhiều người có quan điểm tương tự như của Luther cũng bắt đầu tách khỏi Công giáo và thành lập các giáo phái khác nhau
- Cộng đồng Kháng Cách bao gồm các giáo hội thuộc Ki-tô giáo chấp nhận nền thần học của cuộc Cải cách Tin lành
- Nền thần học này từ chối công nhận thẩm quyền của Giáo hoàng, với niềm xác tín rằng chỉ có Kinh Thánh
Anh giáo
- Tách ra từ Công giáo Rôma,
- Là một tôn giáo truyền thống thuộc Ki-tô giáo bao gồm những giáo hội có mối quan hệ lịch sử với Giáo hội Anh, phần lớn gia nhập Cộng đồng Anh giáo
- Cuộc cải cách tại Anh khởi đầu với những mục tiêu chính trị của vua Henry VIII Nhà vua muốn "hủy bỏ hôn nhân" với vợ là Catherine của Aragon để kết hôn chính thức với Anne Boleyn, với lý do là hoàng hậu không có hoàng tử để thừa kế ngai vàng, nhưng Giáo hoàng Clement VII khước từ Cùng lúc, nhà vua nhận thấy sự
Trang 6cần thiết và những lợi ích chính trị và kinh tế khi ly khai khỏi Công giáo Rô-ma và thành lập Giáo hội Anh mà nhà vua là người đứng đầu giáo hội.
- Đạo luật Quyền Tối thượng năm 1534 tuyên bố vua Henry VIII là "Lãnh đạo Tối cao duy nhất trên đất" của Giáo hội Anh Các đạo luật khác như luật giải thể tu viện năm 1542 mang một số lượng lớn các loại tài sản của tu viện Công giáo vào tay nhà vua, rồi sau đó vào tay các nhà quý tộc Điều này tạo nên các nguồn vật chất lớn lao hỗ trợ cho giáo hội mới vừa độc lập trên lãnh thổ nước Anh, dưới quyền cai trị của một quân vương.
Một số nhánh nhỏ khác như: Cảnh giáo, Chính Thống giáo Cổ Đông phương… II SỰ HÌNH THÀNH KITÔ GIÁO
1 Khởi nguyên và sự ra đời của Chúa Jesus
Theo Tân Ứơc, Jesus tự xưng mình là Đấng Messiah (Đấng cứu thế) mà dân Do Thái vẫn hằng mong đợi, nhưng đã bị nhóm lãnh đạo Tôn giáo và Dân sự cũng như dân chúng chối từ và bị xem như là chống lại Đền thờ và luật lệ thời đó Ngài cũng bị buộc tội phạm thượng do dám gọi Thiên Chúa là Cha và bị kết án tử hình bởi chính quyền La Mã vào khoảng năm 30 SCN
Vậy tâm điểm việc cứu rỗi của Ki-tô giáo là Jesus, do đó trọng tâm của cuộc sống Kitô hữu là niềm xác tín rằng Jesus là Con Thiên Chúa giáng trần, là Đấng cứu thế Danh hiệu "Messiah" có nguồn gốc từ tiếng Hebrew nghĩa là "đấng được xức dầu"
Hầu hết các học giả đồng ý rằng Jesus là một người Do Thái vùng Galilea, sinh vào khoảng đầu thế kỷ thứ nhất và qua đời trong khoảng từ năm 30 đến 36 SCN tại xứ Judea, ông chỉ sống và hoạt động tại Galilea và Judea chứ không ở nơi khác Các sách Phúc Âm chỉ tập trung vào quãng đời ba năm cuối khi Jesus sống dưới trần gian, đặc biệt là tuần lễ cuối cùng trước khi bị đóng đinh vào thập giá, nhưng chúng cũng cung cấp một số manh mối liên quan đến năm sinh của Chúa Jesus Đoạn Mátthêu 2:1 liên kết sự giáng sinh của Chúa Giêsu với sự cai trị của Herod Đại đế - người đã chết vào khoảng năm thứ 4 trước Công nguyên, và đoạn Luca 1:5 viết rằng Herod đã trị vì trước khi Chúa Jesus giáng sinh, ngoài ra Phúc Âm này còn đề cập đến cuộc điều tra dân số của chính quyền La Mã diễn ra mười năm sau đó.
Trang 7Luke 3:1-2 và 3:23 viết rằng Chúa Jesus bắt đầu sứ vụ khi ông khoảng ba mươi tuổi, và đó là năm thứ 15 của triều đại Tiberius (khoảng năm 28 hoặc 29 Công Nguyên).
Qua những chi tiết này và bằng các phương pháp phân tích khác nhau, hầu hết các học giả đi đến đồng thuận rằng Chúa Jesus sinh trong khoảng từ năm thứ 6 đến 4 trước Công nguyên
Về thời điểm qua đời, tức là sự kiện ông bị đóng đinh trên cây thập giá, hầu hết các học giả đồng ý rằng sự kiện này xảy ra trong khoảng từ năm 30 đến 33 Công nguyên.
Các sách Phúc Âm nói rằng sự kiện này xảy ra trong thành xứ Judea mà Pilate ( Phi-la-tô) là tổng trấn thuộc quyền La Mã khoảng năm 26-36.
Các nhà thiên văn từ thời Isaac Newton đã cố gắng ước lượng chính xác ngày Chúa Giêsu bị đóng đinh bằng cách phân tích chuyển động của Mặt trăng và tính theo lịch sử của Lễ Vượt Qua theo lịch của người Do Thái Và ngày giả thiết được chấp nhận rộng rãi nhất theo phương pháp này là ngày 7 tháng 4, năm 30 AD và ngày 3 tháng 4 năm 33 (kể cả lịch Julius)
2 Sự nhìn nhận của các nhánh Thiên Chúa giáo về Chúa Jesus Ki-tô giáo
- Hầu hết Ki-tô hữu tin rằng, Jesus là Thiên Chúa, là Đấng Messiah (Đấng cứu thế) mà sự xuất hiện đã được tiên báo trong Cựu ước.
- Họ tin rằng Jesus là Thiên Chúa hóa thân thành người, là Ngôi Hai trong Ba Ngôi; rằng Jesus nhập thể bởi quyền phép Chúa Thánh Thần (Chúa Thánh Linh), xuống thế gian để cứu nhân loại khỏi tội lỗi và sự chết bởi máu của Jesus đã đổ ra khi bị đóng đinh trên thập tự giá như là sinh tế chuộc tội cho loài người.
- Họ cũng tin rằng Jesus đã sống lại từ cõi chết và sau đó trở lại Thiên Đàng Hồi giáo
- Khác với đức tin của người Kitô giáo, tín đồ Hồi giáo tin rằng, Jesus là một trong những nhà tiên tri (ngôn sứ) đáng được tôn trọng, được Thiên Chúa sai đến và là Đấng Messiah nhưng họ không tin Jesus là "Con Thiên Chúa".
Trang 8- Họ cũng không tin về sự chết và sự phục sinh của Jesus, xem đó chỉ là sự hóa phép của Thiên Chúa dành cho tiên tri Jesus để đánh lừa người đương thời Sau đó, Jesus về trời cả hồn lẫn xác.
Do Thái giáo
- Cực lực phản đối cả hai niềm tin của hai tôn giáo trên.
- Họ không xem Jesus là Thiên Chúa xuống thế làm người cũng không nhận đó là nhà tiên tri, thậm chí coi đó là nhà tiên tri giả hay kẻ xúc phạm đến Thiên Chúa của họ Họ cho rằng, kể từ sau sự sụp đổ lần thứ hai của Đền thờ Jerusalem, không có một tiên tri nào xuất hiện thêm nữa.
- Cho đến tận bây giờ, họ vẫn đang hy vọng có một Đấng Messiah từ trời xuống 3 Hội thánh sơ khai
Kitô giáo được biết đến từ thế kỷ thứ nhất khi các môn đồ của Jesus được gọi là Ki-tô hữu tại thành Antiochia xứ Syria (nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ), nơi họ đến để lánh nạn và định cư sau những cuộc bức hại đầu tiên tại xứ Judea Nền thần học của Ki-tô giáo sơ khai được thành lập và truyền bá bởi sứ đồ Phaolo (Paul) và các sứ đồ khác.
Phaolô (Paul) được xem như là nhà truyền giáo quan trọng nhất rao giảng thông điệp Kitô cho thế giới bên ngoài.
Trong suốt ba thế kỷ đầu tiên, Ki-tô giáo lan truyền nhanh chóng trong khu vực Địa Trung Hải và được truyền bá ra cả bên ngoài Đế quốc La Mã
Vào thời kỳ ban đầu, Hội thánh bao gồm hai cộng đồng: Do Thái và Hy Lạp Trong khi cộng đồng Do Thái, phần đông là các tín hữu gốc Do Thái, muốn duy trì một số tập tục và nghi thức của Do Thái giáo (Judaism) như phép cắt bì và một số kiêng cữ khác thì cộng đồng Hy Lạp, những người chịu ảnh hưởng từ thế giới nói tiếng Hy Lạp, tin rằng thông điệp của Kitô giáo nên được truyền bá theo các phương pháp thích hợp hơn với thế giới bên ngoài.
Suốt thời kỳ này, trong khi đang phát triển mạnh mẽ, Hội thánh cũng phải trải qua các cơn bách hại Ngay từ những ngày đầu tiên, Kitô giáo là mục tiêu của những sự bách hại
Tuy nhiên, Hoàng đế La Mã Constantinus I vào năm 313 đã ban hành chiếu chỉ Milano hợp pháp hóa Kitô giáo
Trang 9Vào năm 380 dưới triều hoàng đế La Mã Theodosius I, Kitô giáo được công nhận làm quốc giáo Đây là tiền đề để Kitô giáo lan rộng ra toàn thế giới
TỔNG QUAN VỀ KI-TÔ GIÁO (CƠ ĐỐC GIÁO) TẠI VIỆT NAM - ĐẠO CÔNG GIÁO
Ở Phần 02, chúng ta đã cùng tìm hiểu sơ lược về Ki-tô giáo, nhánh lớn nhất của Thiên Chúa giáo
Trải qua hai thiên niên kỷ, các bất đồng về thần học và giáo hội học đã hình thành các hệ phái Ki-tô giáo khác nhau:
Công giáo Rôma (Nhánh lớn nhất): Chính thống giáo Đông phương Kháng cách (Tin Lành)
Anh giáo
Một số nhánh nhỏ khác như: Cảnh giáo, Chính Thống giáo Cổ Đông phương… Chắc hẳn mỗi người chúng ta đều đã một lần đi ngang qua các địa danh như Nhà thờ Lớn Hà Nội, Nhà thờ Đức Bà TP.HCM , nhà thờ đá Phát Diệm (Ninh Bình), các nhà thờ ở khu vực huyện Hải Hậu, Giao Thủy tỉnh Nam Định Ở bài viết lần này, chúng ta cùng tìm hiểu về Ki-tô giáo tại Việt Nam
Rất mong nhận được các ý kiến đóng góp từ mọi người ! I SƠ LƯỢC KI-TÔ GIÁO TẠI VIỆT NAM
Ki-tô giáo tại Việt Nam hiện gồm có Giáo hội Công giáo Rôma và các Hội thánh Tin Lành.
Số lượng tín hữu Công giáo và Tin Lành ngày nay được ghi nhận lần lượt là chiếm khoảng 7% và 2% dân số nước ta; tuy nhiên, con số thực tế có thể cao hơn.
Kitô giáo được truyền vào Việt Nam từ thế kỷ 16, thông qua các nhà truyền giáo tới từ Châu Âu.
Ngày nay, Nhà nước với chủ trương hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật và "đoàn kết lương giáo" nên các sinh hoạt tôn giáo, trong đó có Ki-tô giáo, diễn ra bình thường, tự do và ngày càng phát triển hơn.
Trang 10II CÔNG GIÁO TẠI VIỆT NAM 1.Tên gọi
Trong tiếng Việt, thuật ngữ Công giáo được dùng để dịch chữ catholicus hoặc catholique, với ý nghĩa đó là "đạo chung, đạo phổ quát" đón nhận mọi người, chứ không riêng cho dân tộc hay quốc gia nào
Các văn kiện tiếng Việt của Giáo hội hoặc Hội đồng Giám mục Việt Nam đều dùng chữ "Công giáo"
Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam cũng dùng chữ "Công giáo" Tuy nhiên, trong ngữ cảnh không chính thức thì "Công giáo" ở Việt Nam cũng được gọi là "Thiên Chúa giáo" hay "đạo Thiên Chúa".
2 Sơ lược
Công giáo Việt Nam là một bộ phận của Giáo hội Công giáo Rôma, dưới sự lãnh đạo tinh thần của các Giám mục tại Việt Nam, hiệp thông với Đức giáo hoàng tại Vatican.
Với tỉ lệ khoảng 7%, Việt Nam là quốc gia có tỉ lệ người Công giáo trong tổng dân số xếp thứ năm ở châu Á (sau Đông Timor, Philippines, Liban và Hàn Quốc) Về số lượng người Công giáo, Việt Nam cũng đứng thứ năm châu Á (sau Philippines, Ấn Độ, Trung Quốc và Indonesia)
Công giáo có mặt tại Việt Nam từ thế kỷ 16 và được thiết lập vững chắc bởi các thừa sai Dòng Tên Bồ Đào Nha và Ý vào đầu thế kỷ 17 Nền tảng truyền giáo do các tu sĩ Dòng Tên xây dựng được tiếp nối bởi Hội Thừa sai Paris và Dòng Đa Minh Các linh mục người Việt đầu tiên được thụ phong vào năm 1668.
Hai giám mục người Việt tiên khởi là Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng và Đa Minh Hồ Ngọc Cẩn được bổ nhiệm vào thập niên 1930.
Năm 1960 chứng kiến sự hình thành Hàng Giáo phẩm Việt Nam.
Hội đồng Giám mục Việt Nam thống nhất được thành lập năm 1980 sau khi Thống nhất đất nước.
Theo điều tra dân số chính thức của Nhà nước năm 2019, Công giáo là tôn giáo lớn nhất tại Việt Nam, với hơn 5,86 triệu tín đồ.
Trang 11Hiện nay Việt Nam có khoảng 7 triệu tín hữu Công giáo, thuộc về ba Giáo tỉnh (Tổng Giáo phận) tương ứng với 3 miền Bắc, Trung, Nam là Hà Nội, Huế, và Sài Gòn.
3 Lịch sử
a Thời kỳ hình thành (1533 – 1659)
Cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17, Việt Nam đã bắt đầu giao thương với các nước phương Tây như Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp và với Nhật Bản ở châu Á để trao đổi hàng hóa và vũ khí quân sự Thời gian này, Công giáo cũng mở rộng truyền giáo đến khắp nơi trên thế giới, trong đó có miền Viễn Đông Á châu Trong bộ Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục được Quốc sử quán triều Nguyễn soạn thảo dưới triều Tự Đức có nói đến chỉ dụ cấm đạo Công giáo (khi đó gọi là đạo Gia-tô, phiên âm từ chữ Giê-su trong tiếng Hán) chú thích như sau: “Gia-tô, dã lục, Lê Trang Tông, Nguyên Hoà nguyên niên, tam nguyệt nhật, Dương nhân I-nê-khu tiềm lai Nam Chân chi Ninh Cường, Quần Anh, Giao Thủy chi Trà Lũ âm dĩ Gia-tô tả đạo truyền giáo" (Quốc sử quán triều Nguyễn, Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, quyển XXXIII, tờ 5-6).
Dịch nghĩa: "Đạo Gia-tô, theo bút ký của tư nhân, tháng 3 năm Nguyên Hoà thứ nhất (1533) đời Lê Trang Tông, có người Tây dương tên I-nê-khu, lén đến truyền đạo Gia-tô ở làng Ninh Cường và Quần Anh, huyện Nam Chân và làng Trà Lũ, huyện Giao Thủy".
Các làng trên lần lượt thuộc các huyện Trực Ninh, Hải Hậu và Xuân Trường, Giao Thủy, tỉnh Nam Định ngày nay.
Tuy nhiên những chi tiết liên hệ tới I-nê-khu (có thể là phiên âm của Inácio trong tiếng Bồ Đào Nha, Ignacio hoặc Íñigo trong tiếng Tây Ban Nha) ngày nay không còn được ghi nhớ, và do đó không ai biết rõ về tông tích, cũng như về công cuộc truyền đạo của vị thừa sai thứ nhất này.
Mặc dù vậy, với dấu tích đầu tiên trong tài liệu sử chính thống, nhiều nhà sử học Công giáo Việt Nam đã chọn năm 1533 là năm khởi đầu cho đạo Công giáo tại Việt Nam.
Các cộng đoàn tiên khởi
Những nỗ lực truyền giáo đầu tiên đã không đạt được thành tựu thường trực Sang thế kỷ 17, các vị thừa sai Dòng Tên thuộc nhiều quốc tịch dưới quy chế bảo trợ của
Trang 12Bồ Đào Nha đã thiết lập nền tảng Công giáo vững chắc tại Đại Việt Giai đoạn này kéo dài từ năm 1615 tới năm 1659, vào cùng thời điểm lãnh thổ Việt Nam bị chia cắt thành hai miền, lấy sông Gianh làm ranh giới Phía Nam gọi là Đàng Trong, do các chúa Nguyễn cai quản Phía Bắc gọi là Đàng Ngoài do vua Lê, chúa Trịnh nắm quyền.
Vì nhu cầu học hỏi tiếng Việt (lúc đó mới chỉ được viết bằng chữ Nôm, ngoài việc chữ Hán được dùng làm văn tự chính thức), các giáo sĩ bắt đầu ghi lại âm tiết tiếng Việt dưới dạng chữ Latinh Các giáo sĩ đã có gắng tổ chức giáo hội bằng cách tập trung khắp nơi những thanh thiếu niên và cả người đã đứng tuổi thiện chí, sống đời độc thân và cùng với các linh mục trong giáo xứ hay là trong các nơi xa xôi hẻo lánh để chia sẻ việc truyền đạo, nhất là chuyện dạy giáo lý cho dân chúng và cũng giúp nâng cao đời sống xã hội của người dân; họ được gọi là các Kẻ giảng và Thầy giảng.
Chữ Quốc ngữ được dùng để ghi âm tiếng Việt theo chữ cái Latinh nhưng song hành với đó, kho tàng văn chương Hán-Nôm Công giáo còn lớn hơn nữa Chỉ riêng giáo sĩ Girolamo Maiorica, trong khoảng 1632-1656, đã viết 45 tác phẩm lớn nhỏ bằng chữ Nôm, nổi tiếng nhất là cuốn Các Thánh Truyện viết năm 1646 Nhiều tác phẩm bị hư hỏng và mất mát do thời gian, chiến tranh và bách hại tôn giáo.
Việc truyền đạo được vua chúa Việt Nam cho phép trong một số nơi với nhiều hạn chế của các quan lại địa phương, nên các tín đồ gặp nhiều khó khăn trong việc giữ đạo, có nơi phải bị giết chết như trường hợp thầy giảng Anrê Phú Yên ở Quảng Nam ngày 26 tháng 7 năm 1644
b Thời kỳ phát triển (1659 – 1820)
Ngày 9 tháng 9 năm 1659, Giáo hoàng Alexanđê VII qua Sắc chỉ Super Cathedram quyết định thiết lập ở Việt Nam hai giáo phận tách ra từ giáo phận Macao, và chọn hai người thừa sai thuộc Hội Thừa sai Paris làm Đại diện Tông Tòa Giáo phận Đàng Trong từ sông Gianh trở vào Nam do Giám mục Pierre Lambert de la Motte cai quản Giáo phận Đàng Ngoài từ sông Gianh trở ra Bắc do Giám mục François Pallu cai quản.
Năm 1679, Giáo hoàng Innôcentê XI lại chia giáo phận Đàng Ngoài thành hai giáo phận: Tây Đàng Ngoài (từ sông Hồng tới ranh giới Ai Lao) trao cho Hội Thừa sai Paris dưới quyền quản nhiệm của Giám mục Bourges, và Đông Đàng Ngoài (từ tả ngạn sông Hồng chạy ra biển), ban đầu cũng do Giám mục Deydier của Hội Thừa sai Paris phụ trách nhưng năm 1693, Giám mục Deydier qua đời, Giám mục De
Trang 13Bourges xin Tòa Thánh trao giáo phận này cho Dòng Đa Minh, vì từ 20 tháng 8 năm 1679 tất cả số nhân sự của dòng đó đã tập trung về đây.
Giám mục Pigneau de Béhaine, quen gọi là Bá Đa Lộc, Đại diện Tông tòa Đàng Trong (1771-1799), đã hết lòng giúp đỡ Nguyễn Phúc Ánh, khi ông đang bị khốn đốn bởi cuộc vây hãm của quân Tây Sơn Giám mục này đã đưa hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh (lúc bấy giờ mới lên 4 tuổi) sang Pháp và vận động người Pháp giúp đỡ tàu chiến, vũ khí để Nguyễn Phúc Ánh chống Tây Sơn và chúa Trịnh.
Tâm định của các vị thừa sai và của Giám mục Bá Đa Lộc là muốn cho người Công giáo Việt Nam được an thân giữ đạo và đạo Chúa được mở rộng Ông đã nuôi dạy Hoàng tử Cảnh ở dinh Tân Xá Sau khi ở Pháp về năm 1789, hoàng tử Cảnh không chịu làm lễ bái trước bàn thờ chư vị tiên đế khiến Gia Long rất bực tức Bá Đa Lộc cũng đã khuyên hoàng tử Cảnh phải tôn trọng tục lệ thờ kính ông bà và lễ bái trước bàn thờ chư vị tiên đế Đây cũng là một trong những nguyên nhân sâu xa khiến vua Gia Long không chọn hoàng tôn Đán mà lại chọn người con thứ là hoàng tử Đảm sau này.
Giám mục Bá Đa Lộc mất ngày 9 tháng 10 năm 1799 và hoàng tử Cảnh mất năm 1801, hi vọng của người Công giáo Việt Nam về một thời kì tự do truyền đạo trở nên mờ nhạt.
Năm 1802, Chúa Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi vua, lấy hiệu là Gia Long, triều đại đầu tiên của nhà Nguyễn đóng đô ở Phú Xuân, Huế Nhớ ơn Giám mục Bá Đa Lộc, Vua Gia Long cho phép tự do truyền bá đạo Công giáo Nhà vua có thiện cảm với đạo nhưng không muốn theo đạo vì thấy luật lệ đạo quá nghiêm khắc đối với tục đa thê và việc thờ cúng tổ tiên Ông nói: "Đạo Thiên Chúa rất hợp với đạo lý nhưng quá nghiêm khắc với tục đa thê Đối với ta, không thể chỉ lấy một vợ, mặc dù ta thấy là trị cả nước còn dễ dàng và ít mệt mỏi hơn là giữ cho gia đình ta được yên ấm".
c Thời kỳ thử thách (1820 – 1885)
Thời kỳ này gồm hai giai đoạn: giai đoạn đầu do Nhà Nguyễn cấm đạo và giai đoạn sau do phong trào Văn Thân tàn sát người Công giáo.
Vua Minh Mạng (cai trị từ 1820 tới 1841) bắt đầu thực hiện các chính sách cấm đạo khắc nghiệt Pháp mở đầu xâm lược Việt Nam năm 1858, và chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ theo
Trang 14Hòa ước Nhâm Tuất 1862 Với Hiệp ước này, Nhà Nguyễn cũng công nhận quyền tự do tôn giáo Tuy nhiên từ sau Hiệp ước này, phong trào Văn Thân của các nho sĩ với khẩu hiệu "bình Tây sát Tả" nổi lên tàn sát người Công giáo vì cho rằng nhóm này là cộng tác với thực dân Pháp, đặc biệt vào những năm 1867-1868, 1873-1874 và 1883-1885.
d Giai đoạn Pháp xâm chiếm Đại Nam
Năm 1856, chiến thuyền Catinat vào cửa Đà Nẵng rồi cho người đem thư lên trách triều đình Việt Nam về việc giết giáo sĩ Công giáo Không được trả lời, quân Pháp bắn phá các đồn lũy rồi bỏ đi.
Có Giám mục Pellerin trốn được lên tàu, về Pháp thuật lại cho triều đình Pháp cảnh tượng các giáo sĩ Công giáo bị đàn áp dã man ở Việt Nam Pellerin nói rằng chỉ cần có loạn là các tín đồ Công giáo sẽ nổi lên đánh giúp Cùng sự tác động của Hoàng hậu Pháp Eugénie, một người rất sùng đạo, Hoàng đế Pháp Napoléon III (1808 - 1873) quyết ý đánh Việt Nam.
Năm 1857, giám mục Pellerin và linh mục Huc đến Paris và được Napoleon tiếp kiến Napoleon III giao nhiệm vụ cụ thể cho đô đốc Rigoult de Genouilly để thực hiện cuộc bảo hộ của Pháp trên Việt Nam.
Tháng 9 năm 1858, Pháp tấn công Đà Nẵng, không có một giáo dân nào tới trợ lực quân Pháp như Giám mục Pellerin đã hứa Tướng Genouilly muốn bắt giam
Pellerin vì nói láo.
Đây là lần duy nhất có sự tham dự của giáo sĩ Công giáo vận động Pháp chiếm Việt Nam, cho thấy giáo dân dù bị chính quyền tàn sát nhưng không quay lưng lại với đất nước
e Hậu kỳ cận đại (1886 – 1975) Giai đoạn 1886 – 1945
- Khi triều đình Huế ký Hiệp ước Giáp Thân 1884 với Pháp, công nhận sự bảo hộ của Pháp thì Công giáo Việt Nam lúc đó mới thật sự được tự do, công khai hoạt động Các cơ sở tôn giáo như nhà thờ, tu viện, tòa giám mục, trường học, viện dưỡng lão, viện cô nhi được xây dựng khắp nơi.
Giai đoạn 1945 – 1954
Trang 15- Người Công giáo Việt Nam tích cực ủng hộ sự độc lập của Việt Nam, đặc biệt thấy rõ khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được tuyên bố thành lập vào tháng 9 năm 1945.
- Ngày tuyên ngôn độc lập mùng 2 tháng 9 khi đó trùng vào ngày lễ kính các đấng tử đạo Việt Nam Trong chính quyền Việt Nam có những nhân vật Công giáo nổi bật như Nguyễn Mạnh Hà, Ngô Tử Hạ, Vũ Đình Tụng Người Công giáo Việt Nam chống lại việc thực dân Pháp quay trở lại Đông Dương, và họ trở nên dấn sâu vào phong trào độc lập dân tộc.
- Chính quyền Việt Nam cử lãnh đạo cấp cao tới dự lễ tấn phong Giám mục Tađêô Lê Hữu Từ và lễ thành lập Liên đoàn Công giáo tại Phát Diệm Là người quyết liệt chống Pháp, Giám mục Lê Hữu Từ nhận lời mời của Chủ tịch Hồ Chí Minh làm cố vấn tối cao của chính phủ.
- Nhiều giáo sĩ Công giáo Việt Nam đề cao tinh thần dân tộc, chống thực dân đồng thời cố gắng giữ người Công giáo khỏi bị cuốn vào cuộc chiến giữa thực dân Pháp và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hai địa phận Phát Diệm và Bùi Chu được vũ trang thành khu tự vệ Công giáo.
- Trong suốt cuối thập niên 1940, khu vực này giữ được sự độc lập khỏi cả thực dân Pháp và Việt Minh Nhiều người dân lương, giáo đã kéo về đây để tránh tình hình chiến sự căng thẳng.
- Trong suốt Chiến tranh Đông Dương, Tòa Thánh Vatican không sẵn lòng ủng hộ thực dân Pháp lôi kéo người Công giáo Việt Nam Tuy nhiên cũng không ủng hộ phong trào Việt minh, vấn đề là phong trào dân tộc ở Việt Nam lại do Đảng cộng sản lãnh đạo Vatican cho rằng ý thức hệ cộng sản với chủ trương nhà nước vô thần muốn loại bỏ các tôn giáo.
- Từ năm 1950, cả thực dân Pháp và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đều muốn kiểm soát khu tự trị Phát Diệm–Bùi Chu, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trở nên gắn bó với khối cộng sản quốc tế, trong khi Vatican thì lên án mọi sự cộng tác với cộng sản, còn Quốc gia Việt Nam phi cộng sản được Hoa Kỳ hậu thuẫn đang trỗi dậy, dẫn đến việc các giáo sĩ Việt Nam nghiêng về phía chống cộng nhưng không từ bỏ chủ nghĩa dân tộc và chống thực dân.
Giai đoạn 1954 – 1975
Trang 16- Từ 1954, theo Hiệp định Geneve, Việt Nam tạm thời chia thành hai vùng tập kết quân đội: miền Bắc với chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và miền Nam với các lực lượng của Liên hiệp Pháp.
- Theo Hiệp định Genève, 1954, người Việt Nam ở Bắc hay Nam vĩ tuyến 17 sẽ được phép di chuyển qua đường phân ranh tạm thời trong thời hạn 300 ngày - Tính đến đầu năm 1956 thì có 927.000 người từ miền Bắc di cư vào Nam, trong đó có 794.000 giáo dân, chiếm 85,6%, 619 linh mục và 5 giám mục (chỉ để lại chừng 375 linh mục, 4 Giám mục người Việt Nam và 2 Giám mục ngoại quốc ở miền Bắc)
- Cuộc di cư 1954 này đã thay đổi một cách triệt để tỷ lệ người Công giáo ở miền Bắc và miền Nam Trước đó, người Công giáo chiếm khoảng 10% dân số ở miền Bắc và chỉ chiếm 5% dân số ở miền Nam; sau năm 1954, các con số này đã đảo ngược Hệ quả là Giáo hội Công giáo ở Miền Bắc bị xáo trộn còn Công giáo ở Miền Nam bị thay đổi cấu trúc.
- Suốt nền Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam, Tổng thống Ngô Đình Diệm - một người Công giáo sùng đạo - đã có những chính sách tạo điều kiện cho Giáo hội Công giáo dấn thân phục vụ xã hội cách rộng rãi Tháng 5 năm 1963 xảy ra biến cố Phật giáo khiến sau đó chính quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ và anh em ông bị ám sát vào ngày 2 tháng 11 cùng năm.
- Cuối năm 1959, Tòa Thánh cho thành lập Tòa Khâm sứ mới tại miền Nam Việt Nam, đặt tại thủ đô Sài Gòn Giáo hội điều hành nhiều cơ sở giáo dục như Viện Đại học Đà Lạt, Viện Đại học Minh Đức, Trường Trung học Nguyễn Bá Tòng, Trường Trung học Hồ Ngọc Cẩn, hệ thống các trường của Dòng La San như Trường Trung học La San Taberd Sài Gòn và Trường d'Adran Đà Lạt.
- Ngày 23 tháng 4 năm 1975, Giám mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận của Giáo phận Nha Trang được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Tổng Giám mục hiệu tòa Vadesi, Tổng Giám mục phó của Tổng giáo phận Sài Gòn với quyền kế vị Ông là cháu ruột của cựu Tổng thống Ngô Đình Diệm.
Từ 1975 đến nay
- Chính phủ Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (Chính phủ Lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam) giành thắng lợi sau Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975.
- Những ngày sau đó xảy ra sự bất ổn tại Tổng giáo phận Sài Gòn và Tòa khâm sứ Sài Gòn Ngày 27 tháng 6 năm 1975, tại Dinh Độc Lập, Ủy ban Quân quản Thành
Trang 17phố Sài Gòn - Gia Định công bố quyết định không cho Tổng giám mục phó Nguyễn Văn Thuận được hoạt động mục vụ tại Sài Gòn vì họ cho rằng việc bổ nhiệm này là một âm mưu chính trị, sau đó, họ yêu cầu ông trở về lại giáo phận Nha Trang như trước đây Ngày 19 tháng 12 năm 1975, chính quyền yêu cầu Khâm sứ Tòa Thánh Henri Lemaitre phải rời khỏi Việt Nam Kể từ đó, giữa chính quyền Việt Nam với Tòa Thánh không còn kênh liên hệ chính thức nào.
- Ngày 24 tháng 5 năm 1976, Giáo hoàng Phaolô VI đã nâng Tổng Giám mục Hà Nội Giuse Maria Trịnh Như Khuê lên chức Hồng y đẳng linh mục, trở thành vị hồng y đầu tiên của Việt Nam Ông cũng là người Việt Nam đầu tiên tham gia bầu chọn giáo hoàng, tới hai lần: vào tháng 8 và tháng 10 năm 1978.
- Sau khi Hồng y Trịnh Như Khuê qua đời, Tòa Thánh tôn phong người kế nhiệm của ông là Tổng Giám mục Giuse Maria Trịnh Văn Căn lên chức hồng y vào ngày 2 tháng 5 năm 1979 Sau khi nhận chức, ông tiếp xúc với chính quyền và ban Tôn giáo Trung ương để vận động thành lập Hội đồng Giám mục Việt Nam (thống nhất).
- Từ 24 tháng 4 đến 1 tháng 5 năm 1980, có 33 Giám mục trong cả nước về Hà Nội dự Đại hội các Giám mục Việt Nam, quyết định thành lập Hội đồng Giám mục Việt Nam thống nhất, khẳng định đường hướng mục vụ cho giáo hội tại Việt Nam "Sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào" Hồng y Trịnh Văn Căn, với cương vị là chức sắc cao cấp nhất của Giáo hội tại Việt Nam, khi ấy trở thành chủ tịch ủy ban thường vụ Hội đồng Giám mục Việt Nam.
- Tính đến năm 2020, Việt Nam có 3 Tổng giáo phận Hà Nội, Huế, Sài Gòn và 24 giáo phận.
- Theo thống kê được trình báo trong chuyến thăm Ad Limina của Hội đồng Giám mục Việt Nam thì cho đến đầu năm 2018, Công giáo tại Việt Nam có 7 triệu giáo dân, với 4.000 linh mục, 4.500 giáo xứ, 22.000 tu sĩ với hơn 240 dòng tu, hơn 2400 đại chủng sinh
4 Tổ chức phân chia địa phận
Hội đồng Giám mục Việt Nam là hội đồng giám mục của các giám mục Việt Nam Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam hiện nay là Tổng giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh - Tổng giám mục của Tổng giáo phận Huế (từ 2016)
a Giáo tỉnh (Tổng Giáo phận)