Là một sinh viên ngành quản trị du lịch và lữ hành Học viện Phụ nữ Việt Nam, và là một trong những người làm du lịch trong tương lai, tôi cũng như các bạn học viên khác vẫn cần được cung
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
PHẦN I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ RÀO CẢN GIAO TIẾP VÀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP 4
1: Giao tiếp và rào cản giao tiếp 4
2: Những rào cản thường gặp trong giao tiếp 4
3: Kỹ năng giao tiếp 4
3.1: Khái niệm kỹ năng giao tiếp 4
3.2: Các kỹ năng giao tiếp 5
PHẦN II: NHỮNG RÀO CẢN TRONG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ DU LỊCH HỌC VIỆN PHỤ NỮ VIỆT NAM 7
1: Những rào cản về ngôn ngữ 7
2: Những rào cản về tâm lý 8
3: Những rào cản khác 8
III: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ DU LỊCH HỌC VIỆN PHỤ NỮ VIỆT NAM 9
LỜI KẾT 12
1
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Giao tiếp là một kỹ năng vô cùng quan trọng và cần thiết trong đời sống của con người, để có thể tồn tại không thể thiếu được kỹ năng giao tiếp dù bằng bất cứ hình thức giao tiếp nào Vậy nên cũng có thể xem như giao tiếp là một điều kiện tồn tại của con người và thông qua giao tiếp, cá nhân sẽ gia nhập vào các mối quan hệ xã hội, tiếp thu những nền văn hoá, kiến thức mới rồi biến nó thành của riêng mình và đồng thời cũng góp phần phát triển những văn hoá chung trong xã hội Ngày nay, xã hội càng ngày càng phát triển, khoa học kĩ thuật cùng các phát minh tiên tiến ra đời ngày một nhiều Nhưng theo thời gian, càng hiện đại sẽ càng ảnh hưởng tới hành vi, sự suy nghĩ và cuộc sống con người Những thứ như điện thoại, máy tính, internet dần được sinh ra, dần dà khiến cho con người trở nên xa cách với nhau về việc giao tiếp ngoài hiện thực mà chỉ luôn chăm chăm bên chiếc điện thoại hay TV, máy tính của mình Vậy nên vấn đề giao tiếp dần được xem là vấn đề thời sự trong nhiều lĩnh vực như những lĩnh vực cần thiết phải giao tiếp trực tiếp với con người, điển hình là lĩnh vực du lịch Giao tiếp ngày nay cũng chính là phương tiện để con người hợp tác cùng nhau, hướng tới mục đích bình đẳng, hạnh phúc Và nhu cầu giao tiếp chính là nhu cầu quan trọng của con người
Vấn đề giao tiếp của học sinh, sinh viên là một vấn đề đáng quan tâm như A.Steer nguyên Giám đốc ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã nói có ba điều nhà trường Việt Nam nên bổ sung ngay từ bậc Trung học đó là: “Dạy cách giải quyết các vấn đề, dạy cách làm việc tập thể, dạy cách giao tiếp hiệu quả” Và trong báo Sinh Viên số 61 ra tháng 12 năm 2000, tác giả Thu Trang viết: “Đã có người nước ngoài kết luận học sinh, sinh viên Việt Nam sau khi ra trường thường thiếu 3 yếu tố: sức khoẻ, thực tiễn và năng lực giao tiếp”
Giao tiếp là một kĩ năng cần thiết, nhưng càng ngày xã hội càng hiện đại, rào cản về giao tiếp trong kỹ năng giao tiếp càng ngày càng nhiều Người ta dần trở nên phụ thuộc vào việc giao tiếp gián tiếp như qua điện thoại, nhắn tin, trò chuyện qua mạng internet thay vì chọn giao tiếp trực tiếp Điều này là một việc gây cản trở lớn đến với kỹ năng giao tiếp của con người
Là một sinh viên ngành quản trị du lịch và lữ hành Học viện Phụ nữ Việt Nam, và là một trong những người làm du lịch trong tương lai, tôi cũng như các bạn học viên khác vẫn cần được cung cấp những tri thức, kỹ năng, rèn luyện kỹ năng giao tiếp để có thể phá bỏ những rào cản trong vấn đề giao tiếp Chính từ những kiến
2
Trang 3thức, kỹ năng được trau dồi ấy giúp chúng tôi có những mối quan hệ tốt với bạn bè, thầy cô, sau này sẽ là tiền đề cho việc học tập, học hỏi, giao lưu Và quan trọng nhất, sau khi rời khỏi ghế nhà trường, chúng tôi có được những kiến thức cơ bản về kỹ năng giao tiếp, tự tin phá bỏ những rào cản giao tiếp từng bước thành công hơn trong mọi lĩnh vực.
Tuy vậy, ngày nay đại đa số sinh viên ngành Quản trị du lịch và lữ hành Học viện Phụ nữ Việt Nam có được kỹ năng giao tiếp nhưng còn có những rào cản trong giao tiếp Vẫn còn nhút nhát, vụng về, chưa năng động, các bạn vẫn còn thụ động trong việc trao đổi giữa sinh viên và giảng viên, còn phụ thuộc vào điện thoại nhiều Rào cản trong giao tiếp này có nhiều nguyên nhân, nhưng đa số có kỹ năng giao tiếp chưa ổn định, chưa cao, chưa trau dồi kỹ năng giao tiếp nhiều
Là một sinh viên thuộc ngành Quản trị du lịch và lữ hành, những người làm du lịch như chúng tôi không thể thiếu những kỹ năng giao tiếp cơ bản, vì đây là hành trang đáng quý và vô cùng cần thiết giúp chúng tôi thành công trong nghề nghiệp nói riêng và cuộc sống nói chung.
3
Trang 4PHẦN I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ RÀO CẢN GIAO TIẾP VÀ KỸ NĂNGGIAO TIẾP
1: Giao tiếp và rào cản giao tiếp
Giao tiếp là quá trình truyền tải thông tin, ý kiến, ý nghĩa hoặc cảm xúc giữa các cá nhân hoặc nhóm người Đây là việc chia sẻ thông tin và ý tưởng thông qua ngôn ngữ, âm thanh, hình ảnh, hành động và các phương tiện khác để tạo ra sự hiểu biết và tương tác giữa các bên.
Rào cản trong giao tiếp là những yếu tố, trở ngại hoặc điều kiện mà có thể làm giảm hiệu quả của quá trình truyền tải thông tin giữa các bên tham gia trong giao tiếp Đây có thể là sự không hiểu biết, sự thiếu thông tin, ngôn ngữ không rõ ràng, sự không nhất quán trong thông tin, sự kiểm soát cảm xúc không tốt, hoặc ngữ cảnh không phù hợp.
(Theo Adler, R.B., Rosenfeld, L.B., & Proctor, R.F (2015) Interplay: The process of interpersonal communication Oxford University Press.)
2: Những rào cản thường gặp trong giao tiếp
Khi chúng ta giao tiếp, có thể thấy những vấn đề rào cản thường gặp trong giao tiếp như:
- Rào cản về tâm lý - Rào cản về ngôn ngữ - Rào cản về văn hoá - Rào cản về tiếp nhận thông tin - Rào cản kỹ thuật
- Rào cản về thái độ và cảm xúc,…
3: Kỹ năng giao tiếp
3.1: Khái niệm kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp bao gồm tập hợp các kỹ năng và khả năng để truyền đạt thông điệp một cách hiệu quả và tương tác một cách có ý nghĩa trong các tình huống giao tiếp khác nhau Đây có thể bao gồm khả năng nghe, nói, viết và đọc, cũng như khả năng hiểu biết về ngôn ngữ cơ bản, sự nhận biết về ngôn ngữ cơ thể và khả năng xử lý thông tin một cách sáng tạo và hiệu quả.
4
Trang 5Kỹ năng giao tiếp không chỉ bao gồm khả năng diễn đạt ý kiến một cách rõ ràng và chính xác, mà còn liên quan đến khả năng lắng nghe, thấu hiểu, đồng cảm và tạo ra môi trường giao tiếp thuận lợi Nó cũng bao gồm khả năng điều chỉnh giao tiếp tùy thuộc vào người nghe, tình huống và mục tiêu của cuộc trò chuyện Kỹ năng giao tiếp được chia thành 5 mức độ khác nhau Cụ thể:
Mức độ 1 – Mức độ kém: Ở mức độ này, chỉ có khả năng áp dụng một phần nhỏ kỹ năng giao tiếp trong các tình huống cơ bản nhất và luôn cần rất nhiều hướng dẫn từ người khác Ví dụ như có khả năng diễn đạt ý kiến, nhưng không luôn mạch lạc và chính xác.
Mức độ 2 – Mức độ cơ bản: Có khả năng áp dụng kỹ năng giao tiếp trong các tình huống trung bình khó, có thể diễn đạt rành mạch sự việc đến nhiều đối tượng, tuy nhiên ngôn ngữ và giọng điệu trong một số trường hợp có thể chưa chính xác Mức độ 3 – Mức độ khá: Là mức độ cá nhân có khả năng diễn đạt rõ ràng và rành mạch các nội dung cơ bản đến nhiều đối tượng khác nhau.
Mức độ 4 – Mức độ tốt: Ở mức độ này, sẽ có khả khả năng thuyết trình và giải thích một cách rành mạch các khái niệm phức tạp đến nhiều đối tượng khác nhau Đồng thời cũng có khả năng linh hoạt sử dụng ngôn ngữ, nắm vững thông tin cần truyền đạt cho người nghe.
Mức độ 5 – Mức độ xuất sắc: Thường là người đã tự tin và thành thạo trong việc áp dụng kỹ năng giao tiếp, kể cả trong các tình huống khó khăn và đặc biệt Có thể tự tin truyền đạt kỹ năng giao tiếp, thuyết trình và linh hoạt trong việc sử dụng ngôn ngữ.
3.2: Các kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng lắng nghe: Giao tiếp không đơn thuần là việc truyền tải thông tin, mà còn là một quá trình tương tác và trao đổi giữa hai bên Vì thế để có một kỹ năng giao tiếp tốt, con người ta không chỉ cần biết diễn đạt một cách lôi cuốn mà còn cần có khả năng lắng nghe Lắng nghe sẽ giúp cho người giao tiếp hiểu rõ hơn về ý kiến, suy nghĩ và cảm xúc của người khác, mà còn tạo ra sự kết nối và tin tưởng trong mối quan hệ Bằng cách lắng nghe, người giao tiếp sẽ tạo điều kiện cho người khác thoải mái chia sẻ, thể hiện sự tôn trọng và đánh giá cao ý kiến của họ.
5
Trang 6Điều này không chỉ giúp xây dựng một môi trường giao tiếp tốt mà còn khẳng định vai trò của chính người giao tiếp là người lắng nghe và chia sẻ
Với khả năng lắng nghe tốt, chúng ta có thể nhận biết và hiểu rõ hơn về nhu cầu, mong muốn và mục tiêu của người khác Điều này tạo ra cơ hội để chúng ta có thể đáp ứng và đồng hành cùng họ trong công việc và cuộc sống Ngoài ra, khả năng lắng nghe cũng giúp định hình lại ý kiến và quan điểm của mình, dựa trên sự giao lưu và trao đổi với người khác.
- Kỹ năng đặt câu hỏi: Kỹ năng đặt câu hỏi là một yếu tố quan trọng trong quá trình giao tiếp, giúp cho chúng ta có thể thu thập thông tin một cách chủ động Các câu hỏi không chỉ được thể hiện bằng lời nói, mà còn có thể sử dụng các hành động phi ngôn ngữ như nhướng mày, biểu cảm nét mặt để tạo sự tương tác Và việc sử dụng kỹ năng đặt câu hỏi thông minh và khéo léo sẽ giúp chúng ta tạo ra một môi trường giao tiếp tốt hơn, khám phá thêm thông tin và thúc đẩy sự tương tác Nhưng cũng phải nhớ và biết cách luôn kiểm soát thời gian, tôn trọng đối tác và biết cách hỏi một cách mở và thu hút để thu thập những thông tin quan trọng và giá trị trong cuộc giao tiếp
- Kỹ năng đàm phán: Trong cuộc sống hàng ngày, không thể tránh khỏi những tình huống mâu thuẫn và xung đột Tuy nhiên, để giải quyết chúng một cách hiệu quả và thoải mái, chúng ta cần phải khéo léo sử dụng kỹ năng thuyết phục và đàm phán Kỹ năng này, khi được áp dụng một cách thuần thục và tinh tế, có thể giúp cho chúng ta giải quyết mâu thuẫn một cách nhẹ nhàng, tạo sự hài hòa và thúc đẩy lợi ích cho cả hai bên.Việc sử dụng kỹ năng thuyết phục và đàm phán không chỉ giúp giải quyết xung đột một cách hiệu quả mà còn đóng góp vào việc xây dựng mối quan hệ lâu dài và tăng cường sự hợp tác Khi ta biết cách thuyết phục và đàm phán một cách lịch sự và thông minh, chúng ta có thể tạo ra sự đồng lòng, tình hữu nghị và sự phát triển bền vững cho cả hai bên.
- Kỹ năng ngôn ngữ: Kỹ năng ngôn ngữ bao gồm ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết và trong đó có cả ngôn ngữ hình thể Ngôn từ rất đa dạng và phong phú vì thế lựa chọn ngôn từ cho đúng với ngữ cảnh, đối tượng là cực kỳ quan trọng Nó giúp người nói truyền đạt được suy nghĩ, nội dung chính xác đến mọi người Tuy nhiên, vì sự đa dạng trong ngôn từ đó đôi khi sẽ gây khó khăn trong một số trường hợp Vậy nên khi sử dụng ngôn ngữ, lời nói và chữ viết phải chú ý để không khiến đối tượng giao tiếp của chúng ta cảm thấy khó hiểu, không nên 6
Trang 7giao tiếp bằng giọng địa phương hay bị ngọng, có vấn đề về ngôn ngữ Nếu có vấn đề về ngôn ngữ phải tập những bài tập đọc, cố gắng khắc phục về giọng nói Bên cạnh đó còn có ngôn ngữ viết, khi viết phải chú ý không được sai ngữ pháp, chính tả, ngắt câu sai khiến cho người khác cảm thấy khó hiểu hay thậm chí là hiểu sai ý muốn truyền đạt Bên cạnh đó còn có thể sử dụng ngôn ngữ hình thể, kết hợp giữa lời nói với ngôn ngữ cơ thể giúp sự truyền đạt của chúng ta sẽ được tối ưu hơn và đem lại hiệu quả tốt hơn Tạo cho người nghe thêm cảm giác thú vị và lôi cuốn Đối với những tình huống hoặc câu chuyện mà chúng ta không thể dùng từ ngữ diễn tả được thì ngôn ngữ cơ thể sẽ giúp ích cho chúng ta rất nhiều Điều chỉnh hành vi cơ thể phù hợp với lời nói của mình vì đôi khi ngôn ngữ cơ thể chỉ tuân theo bản năng sẽ phản lại lời nói của chúng ta nếu chúng ta không thể kiểm soát Ngôn ngữ rất quan trọng vì người khác sẽ đánh gía được con người mình qua cử chỉ, hành động nhỏ.
PHẦN II: NHỮNG RÀO CẢN TRONG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN NGÀNHQUẢN TRỊ DU LỊCH HỌC VIỆN PHỤ NỮ VIỆT NAM
Trong cuộc sống ngày nay, sinh viên ngành Quản trị du lịch và lữ hành Học viện Phụ nữ Việt Nam vẫn còn rất nhiều bạn bị mắc những vấn đề về rào cản ngôn ngữ Trong đó phải nói tới những rào cản như rào cản về ngôn ngữ, rào cản về tâm lý, rào cản về văn hoá,…
1: Những rào cản về ngôn ngữ
Rào cản giao tiếp ngôn ngữ chính là những yếu tố có thể gây trở ngại trong việc truyền đạt thông điệp giữa sinh viên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành Học viện Phụ nữ Việt Nam và đối phương tham gia giao tiếp do sự không hiểu hoặc nhầm lẫn trong ngôn ngữ Ngôn ngữ đóng vai trò rất quan trọng nếu thiếu sẽ trở thành rào cản trong giao tiếp Tuy nhiên, ngay cả khi giao tiếp bằng một ngôn ngữ quen thuộc, thì các thuật ngữ ngày nay đang được sử dụng trong các cuộc hội thoại có thể hoạt động như một rào cản, nếu thường xuyên sử dụng những từ khó hiểu
Bên cạnh đó còn tồn tại rào cản phi ngôn ngữ Giao tiếp còn bao gồm cử chỉ, biểu cảm khuôn mặt, cảm xúc và âm thanh Nếu trong quá trình giao tiếp không nhìn vào mắt hay những cử chỉ hình thể có thể tạo nên rào cản ngôn ngữ, dễ làm hiểu lầm trong giao tiếp Và vẫn còn tồn tại những rào cản khác ngôn ngữ ví như khi giao tiếp với người không có cùng ngôn ngữ như người nước ngoài, người từ địa phương khác tới sẽ không hiểu được người giao tiếp muốn nói điều gì, cần gì, cần nói với họ điều gì Điều này là một rào cản lớn trong vấn đề giao tiếp Ngày nay, sinh viên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 7
Trang 8Học viện Phụ nữ Việt Nam vẫn còn yếu kém về việc học và phát triển những ngôn ngữ khác như tiếng Anh, tiếng Trung,… nên khi giao tiếp cùng với người nước ngoài còn chưa được tự tin, thậm chí chỉ có thể giao tiếp những câu chào hỏi cơ bản còn chuyên sâu hơn thì không hiểu điều này dẫn đến sự bất đồng trong ngôn ngữ, trong vấn đề giao tiếp rất lớn sẽ tạo sự tự ti cho các bạn
2: Những rào cản về tâm lý
Bên cạnh những rào cản về ngôn ngữ thì tâm lý là một trong những rào cản lớn mà sinh viên ngành Quản trị du lịch Học viện Phụ nữ Việt Nam đang mắc phải Để nói về rào cản tâm lý, có thể nói tới như khi chúng ta trong giai đoạn stress, căng thẳng quá độ về một vấn đề nào đó trong cuộc sống sẽ dễ dẫn tới việc tâm lý bất ổn, không có sự ổn định tâm lý Dễ sinh ra cảm giác căng thẳng, tự ti trong vấn đề giao tiếp Hay khi chưa được trau dồi kỹ càng về kỹ năng giao tiếp, sinh viên phần lớn vẫn chưa đủ tự tin khi giao tiếp với bạn học, giảng viên trong các tiết học, còn chưa hăng hái giơ tay phát biểu, phản biện, nêu lên ý kiến của mình là một điển hình cho việc kỹ năng giao tiếp kém bởi rào cản tâm lý bị tự ti, bị sợ hãi Sợ bản thân làm không tốt, sợ bản thân sẽ nói sai khiến người khác chê cười Đây là một trong những lý do lớn làm nên rào cản tâm lý của sinh viên ngành Quản trị du lịch Học viện Phụ nữ Việt Nam hiện nay
Trong nhiều trường hợp, khi stress, căng thẳng quá độ thái độ giao tiếp của chúng ta khi đó còn cọc cằn, thô lỗ, tỏ ra thái độ khó chịu với người mình đang giao tiếp trong vô thức mà không hề nhận ra điều đó
3: Những rào cản khác
Bên cạnh những rào cản về ngôn ngữ, tâm lý ra thì ngày nay sinh viên ngành Quản trị du lịch Học viện Phụ nữ Việt Nam còn gặp những rào cản khác như
- Rào cản về văn hoá: Là một môi trường rộng mở, trong trường luôn có những người từ những địa phương khác nhau, dân tộc khác nhau đến học và cùng sinh hoạt với nhau Vì vậy sự khác biệt về văn hoá mỗi vùng miền là chuyện xảy ra thường xuyên Mỗi bạn sinh viên lại tới từ mỗi nơi khác nhau quy tụ thành một tập thể, văn hoá khác nhau dẫn tới thói quen sinh hoạt, có thể trong ngôn ngữ và suy nghĩ, cách thể hiện cũng sẽ khác nhau Có những bạn sinh viên vẫn luôn giữ trong mình những suy nghĩ cổ hủ, cố chấp, đầy sự gia trưởng nhưng lại có những bạn có những tư tưởng rất thoáng Do khác biệt về văn hoá nên dẫn đến suy nghĩ cũng khác nhau, thường thấy rất dễ xảy ra mâu thuẫn, xung đột trong
8
Trang 9giao tiếp Đây cũng chính là một trong những rào cản giao tiếp mà các bạn sinh viên ngành Quản trị du lịch Học viện Phụ nữ Việt Nam mắc phải.
- Rào cản về thông tin: Ngày nay mạng xã hội, internet ngày càng phát triển, nhu cầu tìm kiếm thông tin của mọi người cũng ngày càng tăng và internet là một thứ rất có ích trong công cuộc tìm kiếm thông tin Tuy vậy, nhiều bạn sinh viên ngành Quản trị du lịch Học viện Phụ nữ Việt Nam vẫn rất dễ mắc phải tình trạng tìm được những thông tin, thông điệp không rõ ràng, thiếu thông tin, thông tin từ những trang những nguồn không đáng tin cậy, những thông tin sai lệch Những điều này cũng chính là một trong những rào cản giao tiếp mà mọi người mắc phải, khi tiếp nhận thiếu hay thông tin sai lệch có thể sẽ bị bỏ xa so với những người đã tiếp nhận được thông tin đúng, khó có thể hoà nhập cùng một nội dung, khó có thể giao tiếp cùng với những người khác
III: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦASINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ DU LỊCH HỌC VIỆN PHỤ NỮ VIỆT NAM
Với những rào cản về giao tiếp mà sinh viên ngành Quản trị du lịch Học viện Phụ nữ Việt Nam đang gặp phải thì điều quan trọng và cần thiết phải làm ngay trước mắt chính là có những giải pháp để rèn luyện kỹ năng giao tiếp của họ Những nhà làm du lịch tương lai, sau này khi rời khỏi ghế nhà trường và ra xã hội làm những công việc của họ thì những kỹ năng giao tiếp này là vô cùng cần thiết Việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp ngay từ thời điểm hiện tại sẽ tạo nên tiền đề, là bàn đạp cho các bạn sinh viên sau này có thể thoả sức vẫy vùng trong những lĩnh vực của họ cho dù có làm đúng ngành du lịch hay sẽ lựa chọn làm trái ngành Sẽ tạo ra những ấn tượng tốt về sinh viên ngành Quản trị du lịch Học viện Phụ nữ Việt Nam khi giao tiếp cùng nhau Vậy nên với tư cách cũng là một sinh viên ngành Quản trị du lịch Học viện Phụ nữ Việt Nam cũng như một nhà làm du lịch tương lai tôi xin được đưa ra những giải pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp của sinh viên ngành Quản trị du lịch Học viện Phụ nữ Việt Nam như sau:
- Giải pháp rèn luyện kỹ năng nói: Kỹ năng nói là một trong những kỹ năng giao tiếp hết sức quan trọng đối với bất kỳ ai nói chung và cũng như sinh viên ngành Quản trị du lịch Học viện Phụ nữ Việt Nam nói riêng Đối với những người trong ngành du lịch, việc rèn luyện kỹ năng nói trong giao tiếp hoàn toàn là một kỹ năng cần thiết và có thể xem đây như là một kỹ năng bắt buộc cần phải có Đây là một phần quan trọng của việc phát triển khả năng truyền đạt ý kiến và tương tác hiệu quả tới với người khác Để có thể thực hành rèn luyện 9
Trang 10kỹ năng nói, có thể dần dần bắt đầu với việc thực hành nói chuyện hàng ngày cùng bạn bè, người thân xung quanh Đây có thể là việc nói chuyện với bạn bè, người thân hay đơn giản hơn còn có thể tự ghi âm lại Qua những việc này có thể để người khác đưa ra cái nhìn, đánh giá khách quan về việc luyện tập kỹ năng nói của bản thân xem biên độ nhịp độ trong giọng nói như thế nào, có bị ngọng không, từ đó rút ra ưu và khuyết điểm của bản thân để sửa đổi dần dần Hay còn có thể luyện tập qua việc đọc sách, báo hoặc văn bản nào đó nhưng phải đọc to, rõ ràng, lớn tiếng Thông qua điều này mà các bạn sinh viên ngành Quản trị du lịch Học viện Phụ nữ Việt Nam có thể dần điều chỉnh được giọng nói của bản thân cho to, rõ ràng, không còn bị ngọng và nói một cách truyền cảm hơn tới người đối diện đang giao tiếp Hoặc có thể tham gia các nhóm thảo luận, nghe và học hỏi từ người khác, những người xung quanh mình Với việc này các bạn sinh viên sẽ có cho mình những trải nghiệm thực tế, có được những bài học kinh nghiệm khác nhau, từ đó rút cho mình những bài học để chính bản thân mình thực hành và trải nghiệm Đây cũng chính là cơ hội để các bạn học được cách nói chuyện, nêu quan điểm của mình với người khác hay học hỏi thêm về những kỹ năng giao tiếp khác một cách hiệu quả
- Giải pháp rèn luyện kỹ năng viết: Điều này cũng tương tự như việc rèn luyện kỹ năng nói, để có thể rèn luyện kỹ năng viết có thể bắt đầu từ những việc nhỏ nhất như viết nhật ký, những bài viết về những chủ đề mà mọi người quan tâm hay cảm thấy có hứng thú Việc viết lách thường xuyên sẽ cải thiện được việc giao tiếp qua kỹ năng viết, vốn từ vựng sẽ được trau dồi hơn và càng ngày khả năng viết lách của sinh viên cũng sẽ được nâng cao Và qua việc chăm chỉ viết lách mỗi ngày chính bản thân mỗi sinh viên cũng có thể tự xem lại và thấy được sự nỗ lực, tiến bộ của bản thân mỗi ngày Và cũng có thể chăm chỉ sửa chữa, cải thiện khả năng viết của bản thân, hay có thể mời những người khác xung quanh xem xét và cho ý kiến Từ đó nhận phản hồi và góp ý từ những người xung quanh để cải thiện việc viết của chính mình Điều này sẽ giúp cho mỗi sinh viên ngành Quản trị du lịch Học viện Phụ nữ Việt Nam nhìn nhận từ góc độ khác và nâng cao chất lượng nội dung bài viết Bên cạnh đó có thể rèn luyện thêm bằng việc đọc nhiều sách, văn bản, ngạn ngữ chất lượng, có nguồn chính thống, thông tin chính xác Việc đọc và trau dồi qua những tác phẩm chất lượng sẽ khiến cho bản thân mỗi sinh viên sẽ có cái nhìn khác, học hỏi thêm được những từ ngữ, câu cú hay và có thể học cách diễn đạt sao cho sáng tạo, rõ ràng, mạch lạc nhưng không kém phần hấp dẫn người đọc
10