Đề cương môn học logic hoc asa

25 0 0
Đề cương môn học logic hoc   asa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Câu 1: Phân tích và minh họa các lỗi Logic mắc phải khi vi phạm cácquy tắc của phép định nghĩa khái niệm.Khi định nghĩa khái niệm ta phải tuân theo 4 quy tắc và với mỗi quy tắc có các lỗ

Trang 1

Câu 1: Phân tích và minh họa các lỗi Logic mắc phải khi vi phạm cácquy tắc của phép định nghĩa khái niệm.

Khi định nghĩa khái niệm ta phải tuân theo 4 quy tắc và với mỗi quy tắc có các lỗi Logic sau:

Quy tắc 1: Định nghĩa phải cân đối

Nếu vi phạm quy tắc này thì ta có thể phạm phải sai làm là phân chia thừa hoặc thiếu thành phần.

Ví dụ: Khi phân chia “Học lực” của học sinh mà chỉ có học sinh giỏi và học sinh yếu là sự phân chia thiếu thành phần.

Quy tắc 2: Định nghĩa phải được tường minh

Trong quy tắc này thường mắc lỗi phát biểu kô rõ ràng, nói ví von dẫn đến không hòan thành nhiệm vụ thứ nhất của phép định nghĩa là xác định nội hàm của khái nhiệm cần định nghĩa:

Ví dụ: Sinh viên là người đầy hy vọng.

Quy tắc 3: Định nghĩa không được vòng quanh

Lỗi mắc phải thường là định nghĩa khái niệm bằng chính khái niêm đỏ chỉ bằng cách nói khác.

Ví dụ: Logic học là khoa học về tư duy đúng đắn

Quy tắc 4: Hạn chế dùng hình thức phủ định

Lỗi mắc phải khi dùng hình thức phủ định sẽ khiến làm khó xác định nội hàm của khái niệm dẫn đến người đọc, người nghe kô hiểu rõ ý hoặc hiểu sai ý.

Ví dụ: Học sinh không được uống rượu, không được hút thuốc.

Câu 2: Xác định những định nghĩa sau đây thuộc kiểu định nghĩanào? Đúng, sai? Tại sao?

a) Logic học là một bộ môn khoa học về logic.

b) Thấu kính là một loại dụng cụ quang học được giới hạn bởi một

a) Trong câu này ta thấy có 2 khái niệm là "Logic" và "bộn môn khoa học về logic" vậy đây thuộc kiểu 2 định nghĩa qua quan hệ.Và định nghĩa này Sai Vì đã vi phạm quy tắc “định nghĩa không được vòng quanh”.

Trang 2

b) Trong câu này ta dễ dàng thấy khái niệm "thấu kính" = khái niệm"dụng cụ quang hoc" +" giới hạn bởi một mặt phẳng và một mặt cong lồi " vậy nó thuộc kiểu 1 định nghĩa thông qua loại và khác biệt về chủng loại Và định nghĩa này Sai Vì đã vi phạm quy tắc “định nghĩa phải cân đối” Theo cách định nghĩa trên thì đã làm thiếu thành phần của khái niệm “Thấu kính”.

c) Trong câu này đã chỉ ra cách hình thành "sản phầm BCVT"= "là hoạt động truyền đưa tin tức" và "hiệu quả có ích" Vậy nó thuộc kiểu định nghĩa phát sinh.Và định nghĩa này Sai Vì đã vi phạm quy tắc “định nghĩa phải tường mình” và vi phạm quy tắc “định nghĩa phải cân đôi”.

d) Trong câu này đã chỉ ra cách hình thành khái niệm “lợi nhuận” vậy nó thuộc kiểu định nghĩa phát sinh và là định nghĩa Đúng Vì đã chỉ ra được nội hàm trong định nghĩa.

Câu 3: Tại sao trong mọi phép suy luận diễn dịch phải tuân thủ quytắc chung "Danh từ nào kô chu diên ở tiền đề cũng không được chudiên ở câu kết luận"

Suy luận diễn dịch có đặc điểm là đối tượng đề cập trong kết luận không vượt quá đối tượng đề cập ở tiền đề vị con đường diễn dịch là đi từ cái chung đến cái riêng, vì vậy mới có quy tắc “danh từ nào kô chu diên ở tiền đề cũng không được chu diên ở câu kết luân”, qui tắc này chi phối cả danh từ S và danh từ P Vì vậy nếu vi phạm sẽ làm cho giá trị logic của suy luận bị sai.

Câu 4: Bằng quan hệ hình vuông logic chứng minh phán đóan sau làgiả dối: “Không phải mọi hoạt động trao đổi vật chất của con ngườikhông là hoạt động có tính kinh tế”

Từ phán đoán “Không phải mọi hoạt động trao đổi vật chất của con người không là hoạt động có tính kinh tế” ta xác định đây là phán đóan dạng ⌉⌉(Esp)

Dựa vào quan hệ mâu thuẫn ta xác định được phán đoán tương đương dạng ISP đó là “Một số họat động trao đổi vật chất của con người là họat động có tính kinh tế”.

Câu 5: Hãy xem xét các suy luận sau đây đúng hay sai ? Tại sao?a) “Mọi số không chia hết chia hết cho 9 thì cũng không chia hết cho3 Số X không chia hết cho 3 Bởi vây số X cũng không chia hết cho9”

b) “Mọi số có chữ số hàng đơn vị chia hết cho 5 cũng là số chia hếtcho 2 Số X chia hết cho 2 Bởi vậy số X cũng có chữ số hàng đơn vịchia hết cho 5”.

a) Suy luận nay đúng Vì suy luận này đã áp dụng phương pháp suy luận gián tiếp khẳng định Ta có thể mã hóa suy đoán kia về dạng:

[(a → b) ∧∧a] → b

Trang 3

Và xét bảng chân trị giá trị logic của phán đóan này luôn chân thực.

b) Giá trị logic của suy luận này không xác định Vì phán đóan “Mọi số có chữ số hàng đơn vị chia hết cho 5” là điều kiện để xác định hệ quả “là số chia hết cho 2” Vì vậy khi áp dụng phương pháp suy luân gián tiếp khẳng định việc khẳng định hệ quả “Số X chia hết cho 2” sẽ dẫn đến không xác định được giá trị logic của việc khẳng định điều kiện “số X cũng có chữ số hàng đơn vị chia hết cho 5”.

Câu 1: Logic học là gì? Đối tượng của logic học?

Logic học là gì?

Từ “lôgic” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp logoV (Logos) Logos có rất nhiều nghĩa như: lời nói, trí tuệ, lý lẽ, lập luận, tính quy luật Ngày nay “lôgic” được hiểu với ba nghĩa cơ bản sau:

Thứ nhất, dùng để chỉ mối liên hệ tất yếu, có tính qui luật giữa các sự vật hiện tượng (lôgic khách quan);

Thứ hai, dùng để chỉ mối liên hệ tất yếu, có tính qui luật giữa những ý nghĩ, tư tưởng trong tư duy, trong lập luận của con người (lôgic chủ quan);

Thứ ba, dùng để chỉ môn khoa học nghiên cứu về tư duy (lôgic học).

Đối tượng của lôgic học

Lôgic học là khoa học nghiên cứu các hình thức, quy luật của tư duy Tuy nhiên, tư duy không phải là đối tượng riêng của lôgic học mà còn là đối tượng nghiên cứu của một số ngành khoa học khác như triết học, tâm lý học, sinh lý học thần kinh Vì vậy, vấn đề quan trọng là chúng ta phải phân định được ranh giới của lôgic học với các khoa học khác cũng nghiên cứu về tư duy Trước tiên, cần phải xem xét quá trình nhận thức của con người, đây chính là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người thông qua hoạt động thực tiễn Quá trình đó gồm hai giai đoạn: Nhận thức cảm tính (trực quan sinh động); nhận thức lý tính (tư duy trừu tượng).

Câu 2: Quá trình hình thành và phát triển của lôgic học?

1 Thời kỳ Cổ đại

Với tư cách là một khoa học, lôgic học được hình thành từ thế kỷ thứ IV trước Công nguyên và được đánh dấu bằng bộ sách Organon (công cụ nhận thức) của triết gia người Hy Lạp Aristote Aristote (384 - 322 TCN) được coi là người sáng lập ra lôgic

Trang 4

học Ông đã bao quát được toàn bộ phạm vi và nắm được thực chất, đối tượng của lôgic học, đặt nền tảng cho khoa học lôgic, đó là sự tổng kết những hình thức cơ bản của tư duy và những qui luật cơ bản của tư duy Đặc biệt Aristote đã xây dựng hoàn chỉnh lý thuyết về tam đoạn luận, hình thức cơ bản nhất của suy lý diễn dịch Lôgic truyền thống đã tiếp thu học thuyết của Aristote về các cấu hình, cách thức và qui tắc tam đoạn luận đúng đắn.

2 Thời kỳ Trung cổ

Lôgic học trong thời kỳ này mang tính kinh viện và hầu như không có đóng góp điều gì mới mẻ Lôgic học Aristote đã bị Thiên chúa giáo lợi dụng để bảo vệ niềm tin vào Thiên chúa Thời đó "Organon" bị biến thành "Canon" (luật pháp).

3 Thời kỳ Phục hưng - Cận đại

Vào thời kỳ Phục hưng, mặt tích cực, tinh thần khách quan khoa học của lôgic Aristote được phục hồi và phát huy để chống lại thần học Tuy nhiên, bấy giờ nó đã bộc lộ sự chật hẹp, hạn chế trước tiến bộ của khoa học Điều đó đặt ra nhu cầu cần phải đề xuất thêm phương pháp tư duy mới trong việc khám phá chân lý.

4 Thời hiện đại

Lôgic hình thức cổ điển dưới hình thức toán bộc lộ những hạn chế Từ đó xuất hiện hai khuynh hướng:

Thứ nhất, ra sức hoàn thiện những công trình lôgic, hình thức hóa và toán học hóa để nhằm khắc phục các mâu thuẫn và nghịch lý lôgic.

Thứ hai, xét lại một số qui luật cơ bản của lôgic cổ điển, phát triển thành lôgic phi cổ điển.

Đặc điểm chung của lôgic hình thức phi cổ điển là lôgic đa trị khác hẳn với lôgic hình thức cổ điển là lôgic lưỡng trị Trên cơ sở đó người ta phát triển hệ thống phép tính lôgic phi cổ điển như lôgic tam trị của Lukasiewicz (1878 - 1956), lôgic tam trị xác suất của H Reichenbach (1891 - 1953), lôgic trực giác của L E Brower và A Heiting, lôgic kiến thiết của A A Marcov, A N Kolmogorov, V I Glivenko, lôgic mờ của L A Zadeh, lôgic tình thái, lôgic thời gian

Câu 3: Ý nghĩa của việc học tập, nghiên cứu môn lôgic học là gì?

Trang 5

Lôgic học giúp chúng ta chuyển từ tư duy lôgic tự phát sang tự giác Không phải đợi đến khi có khoa học lôgic con người mới suy nghĩ, lập luận một cách lôgic mà con người đã có tư duy lôgic trước khi lôgic ra đời Nhưng việc hiểu và vận dụng tri thức lôgic tự giác sẽ giúp chúng ta rút ngắn con đường nhận thức chân lý, hạn chế được những sai lầm lôgic của bản thân trong quá trình tư duy cũng như phát hiện nhanh nhạy hơn những sai lầm về lôgic trong lời nói cũng như trong lập luận của người khác Nắm vững tri thức lôgic học giúp ta lập luận, diễn giải cũng như chứng minh, bác bỏ vấn đề có sức thuyết phục Nó giúp cho chúng ta suy nghĩ chín chắn, đúng đắn, nhất quán, liên tục, không mâu thuẫn, biết dùng khái niệm (từ), phán đoán (câu) một cách chính xác, biết phát triển tư tưởng (lập luận) mạch lạc, hợp lý.

Lôgic còn giúp chúng ta chính xác hóa ngôn ngữ thể hiện ở việc dùng từ chính xác, đặt câu rõ ràng, không mơ hồ Nó rèn luyện kỹ năng xác định những khác biệt trong những tư tưởng có cách diễn đạt bằng lời gần giống nhau, ngược lại có những tư tưởng giống nhau có thể có những cách diễn đạt khác nhau.

Câu 4: Trình bày nội dung của quy luật Loại trừ cái thứ 3? Quy luậtnày cần những yêu cầu gì? Ý nghĩa của quy luật này?

Nội dung quy luật

Hai phán đoán mâu thuẫn, phủ định lẫn nhau không thể cùng giả dối, một trong hai phán đoán phải chân thực Qui luật loại trừ cái thứ ba được thể hiện qua công thức định là tín nhiệm hoặc không tín nhiệm, ta còn gặp loại phiếu thứ ba là phiếu trắng, không có ý kiến Trong những trường hợp này phải vận dụng lôgic 3 giá trị: đúng, sai và không xác định.

Nếu qui luật không mâu thuẫn khẳng định: trong hai phán đoán mâu thuẫn phải có ít nhất một phán đoán sai thì qui luật loại trừ cái thứ ba khẳng định: trong hai phán đoán ấy phải có ít nhất một phán đoán đúng Nếu qui luật không mâu thuẫn không cho phép đồng thời thừa nhận cả hai phán đoán mâu thuẫn thì qui luật bài trung đòi hỏi phải lựa chọn một phán đoán đúng trong hai phán đoán mâu thuẫn với nhau.

Cả ba qui luật đồng nhất, không mâu thuẫn, loại trừ cái thứ ba thống nhất với nhau, thậm chí có thể xem qui luật không mâu thuẫn là biểu hiện của qui luật đồng nhất dưới hình thức phủ định còn qui luật loại trừ cái thứ ba là biểu hiện của qui luật không mâu thẫn dưới hình thức lựa chọn

Yêu cầu

Trang 6

Qui luật bài trung là cơ sở của phương pháp chứng minh phản chứng Trong hai phán đoán mâu thuẫn với nhau và nếu chứng minh được phán đoán là sai thì phán đoán thì suy ra phán đoán còn lại là đúng.

Tuy nhiên, qui luật loại trừ cái thứ ba chỉ là qui luật của lôgic cổ điển hai giá trị Việc vận dụng chúng chỉ giới hạn trong những tình huống xác định mà thôi, bởi vì trong thực tế có những sự vật nằm trong tình huống quá độ, chưa định hình thì việc lựa chọn một trong hai khả năng khẳng định hoặc phủ định sẽ trở nên không phù hợp mà cần phải có tình huống thứ ba là không xác định Chẳng hạn trong việc bỏ phiếu tín nhiệm, bên cạnh hai loại phiếu có tính xác.

Câu 5: Tam đoạn luận là gì? Các quy tắc của tam đoạn luận?

Tam đoạn luận nhất quyết đơn là suy luận suy diễn gián tiếp trong đó kết luận được rút ra từ hai tiền đề Hai tiền đề và kết luận là các phán đoán nhất quyết đơn Hai tiền đề của tam đoạn luận liên hệ với nhau bởi sự lặp lại của cùng một khái niệm.

Các quy tắc

Quy tắc 1: Trong tam đoạn luận có ba thuật ngữ và chỉ ba thuật ngữ cấu thành Quy tắc này dựa vào định nghĩa của tam đoạn luận, trong đó chỉ rõ: hai tiền đề có liên hệ bởi thuật ngữ giữa Thuật ngữ giữa ở đây phải đồng nhất, nếu không kết luận sẽ không tất yếu được rút ra từ hai tiền đề.

Quy tắc 2: Thuật ngữ giữa (M) phải được chu diên ít nhất một lần trong hai tiền đề Do đó, thuật ngữ giữa (M) phải là chủ ngữ của phán đoán toàn xưng hoặc là tân từ của phán đoán phủ định.

Quy tắc 3: Nếu thuật ngữ lớn (P) hoặc thuật ngữ nhỏ (S) không chu diên ở tiền đề thì không được chu diên ở kết luận.

Quy tắc 4: Nếu hai tiền đề đều là phán đoán phủ định thì không rút ra được kết luận Quy tắc 5: Nếu có một tiền đề là phán đoán phủ định thì kết luận phải là phán đoán phủ định.

Quy tắc 6: Nếu hai tiền đề là phán đoán đặc xưng thì không rút ra kết luận.

Quy tắc 7: Nếu một trong hai tiền đề là phán đoán đặc xưng thì kết luận phải là phán đoán đặc xưng.

Trang 7

Quy tắc 8: Nếu hai tiền đề là phán đoán khẳng định thì kết luận phải là phán đoán

D Kết cấu và quy luật của tư duy

Câu 2 Tư duy có những đặc tính nào?

A Cụ thể, sinh động, trừu tượng, khái quát.

B Gián tiếp, năng động - sáng tạo, sinh động và sâu sắc C Trực tiếp, liên hệ với ngôn ngữ, trừu tượng, khái quát, sâu sắc.

D Gián tiếp, năng động - sáng tạo, trừu tượng, khái quát, sâu sắc.

Câu 3 Hình thức tư duy, kết cấu logic của tư tưởng là gì?

A Những cái tiên nghiệm B Hai cái hoàn toàn khác nhau.

C Một bộ phận của nội dung tư tưởng.

D Những sơ đồ, công thức, ký hiệu do con người đặt ra để dễ dàng diễn đạt nội dung tư tưởng.

Câu 4 Quy luật tư duy (quy luật logic của tư tưởng) là gì?

A Mối liên hệ bản chất, tất yếu, khách quan giữa các tư tưởng.

B Cái chi phối các kết cấu của tư tưởng để đảm bảo cho tư tưởng phản ánh đúng đối tượng được tư tưởng.

C Các yêu cầu đối với tư duy để tư duy phù hợp với hiện thực.

Trang 8

D A, B, C đều đúng.

Câu 5 Logic học là gì?

A Khoa học về tư duy.

B Môn học nghiên cứu các hình thức và quy luật của tư duy.

C Môn học nhằm làm trong sáng đầu óc.

D Khoa học vạch ra sự phù hợp của tư tưởng với tư tưởng.

Câu 6 Bổ sung từ còn thiếu để có một câu đúng: “Vấn đề về tínhchân lý của tư duy là vấn đề ”.

A cơ bản của Logic học

B nói về sự phù hợp của tư tưởng với thực tại C nói về sự phù hợp của tư tưởng với tư tưởng D cơ bản của mọi hoạt động nhận thức của con người

Câu 7 Khi khảo sát một tư tưởng, logic hình thức chủ yếu làm gì?

A Chỉ để ý đến hình thức của tư tưởng.

B Chỉ để ý đến nội dung của tư tưởng.

C Vừa để ý đến nội dung, vừa để ý đến hình thức của tư tưởng.

D Tuỳ từng trường hợp mà để ý đến nội dung, hình thức hay để ý đến cả hai.

Câu 8 Quy luật lý do đầy đủ phản ánh điều gì trong hiện thực?

A Tính chứng minh được của tư tưởng B Mối liên hệ phổ biến của sự vật, hiện tượng.

C Mối liên hệ nhân quả chi phối giữa các đối tượng được tư tưởng.

Trang 9

D Cơ sở dẫn tới sự đứng im tương đối, sự ổn định về chất của đối tượng đượctư tưởng.

Câu 9 “Hai tư tưởng mâu thuẫn nhau không thể đồng thời cùngđúng, cùng sai” là phát biểu của quy luật nào?

A QL Phi mâu thuẫn.

B QL Loại trừ cái thứ ba.

D Một sự vật hoặc có hoặc không có, chứ không thể có trường hợp thứ ba

Câu 11 Quy luật đồng nhất là quy luật cơ bản của môn học nào?

A Siêu hình học và khoa học lý thuyết B Logic học biện chứng và logic học hình thức.

C Logic học hình thức.

D Nhận thức luận và siêu hình học.

Câu 12 Trong logic học, thuật ngữ “đồng nhất trừu tượng” đượchiểu như thế nào?

A Sự bất biến của sự vật trong hiện thực.

B Sự giống nhau hoàn toàn của tư tưởng về đối tượng với đối tượng tư tưởng.

Trang 10

C Đồng nhất các phẩm chất xác định của đối tượng tư tưởng được phản ánhtrong tư duy với bản thân đối tượng tư tưởng trong hiện thực.

D A, B, C đều đúng.

Câu 13 Cặp phán đoán “Người VN yêu nước” và “Người VN khôngyêu nước” bị chi phối trực tiếp bởi quy luật nào?

A QL phi mâu thuẫn B QL loại trừ cái thứ ba.

C QL loại trừ cái thứ ba và QL lý do đầy đủ.

D QL trừ cái thứ ba và QL phi mâu thuẫn

Câu 14 Quy luật loại trừ cái thứ ba và quy luật phi mâu thuẫn đảmbảo cho tư duy có được tính chất gì?

A Tính xác định chính xác, rõ ràng rành mạch.

B Tính có căn cứ, được luận chứng, xác minh, chứng minh.

C Tính phi mâu thuẫn; tính có căn cứ, được luận chứng, xác minh, chứng minh.

D Tính phi mâu thuẫn, liên tục, nhất quán.

Câu 15 Logic học gọi toàn thể các dấu hiệu bản chất của đối tượngtư tưởng là gì?

A Ngoại diên khái niệm.

B Nội hàm khái niệm.

C Bản chất của khái niệm D Khái niệm.

Câu 16 Logic học gọi toàn thể các phần tử có cùng dấu hiệu bảnchất hợp thành đối tượng tư tưởng là gì?

A Khái niệm.

Trang 11

B Nội hàm khái niệm C Bản chất của khái niệm.

D A, B và C đều sai.

Câu 17 Khái niệm bao gồm những bộ phận nào?

A Từ và ý.

B Âm (ký hiệu) và nghĩa.

C Nội hàm và ngoại diên.

D Tất cả các yếu tố của A, B và C.

Câu 18 Khái niệm thực phản ánh điều gì?

A Dấu hiệu bản chất của đối tượng tư tưởng (ĐTTT) B Dấu hiệu chung của một lớp ĐTTT.

C Dấu hiệu bản chất của một lớp ĐTTT.

A Đi từ KN loại sang KN hạng B Đi từ KN chung sang KN riêng.

Trang 12

C Đi từ KN có nội hàm (NH) sâu, ngoại diên (ND) hẹp sang KN có NH cạn, ND rộng.

D Đi từ KN có NH cạn ND rộng sang KN có NH sâu ND hẹp.

Câu 21 Thao tác logic làm rõ nội hàm của khái niệm (KN) được gọi làgì?

A Mở rộng và thu hẹp KN B Phân chia KN.

C Định nghĩa KN.

D Phân chia và định nghĩa KN.

Câu 22 Định nghĩa khái niệm đúng khi nào?

A Cân đối, rõ ràng, liên tục, nhất quán.

B Cân đối, chính xác, rõ ràng.

C Không thừa, không thiếu, không luẩn quẩn, liên tục, nhất quán D Không thừa, không thiếu, không luẩn quẩn, rõ ràng, nhất quán

Câu 23 Định nghĩa khái niệm cân đối khi nào?

A Không luẩn quẩn, không mơ hồ, không phủ định B Không rộng, không hẹp, không mơ hồ.

C Không rộng, không hẹp.

D A, B, C đều đúng.

Câu 24 Có thể định nghĩa "Con người là thước đo của vạn vật" đượckhông?

A Được, vì đề cao con người.

B Không được, vì ý tưởng hay nhưng không chuẩn xác.

Ngày đăng: 04/04/2024, 15:52