1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Văn minh trung quốc cổ trung đại

34 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Văn Minh Trung Quốc Cổ Trung Đại
Chuyên ngành Lịch sử
Thể loại Bài giảng
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 4,49 MB

Nội dung

Thời kỳ cổ đại- Thời kỳ chế độ công xã nguyên thuỷ: Đây là thời kỳ chưa có giai cấp nhà nước nên có chữ viết, do đó tìm hiểu lịch sử Trung Quốc thời kỳ này chủ yếu qua các di tích khảo c

Trang 1

VĂN MINH TRUNG QUỐC CỔ TRUNG ĐẠI

I CƠ SỞ HÌNH THÀNH VĂN MINH TRUNG QUỐC

1 Điều kiện tự nhiên – Dân cư

* Điều kiện tự nhiên

- Trung Quốc nằm ở phía Đông châu Á, diện tích 9,6 triệu km2, đứng thứ

ba trên thế giới (sau Nga và Canađa)

Phía Đông: giáp Thái Bình Dương

Ba mặt còn lại giáp 14 nước láng giềng

Lãnh thổ Trung Quốc ngày nay được định hình vào khoảng thế kỷ XVIII đời nhà Thanh, là kết quả của một quá trình mở rộng và bành trướng kéo dàihàng nghìn năm

Văn minh Trung Quốc bắt nguồn từ trung lưu sông Hoàng Hà, sau đó lantoả ra toàn bộ lưu vực sông Hoàng Hà và sông Trường Giang Vùng hạ lưu sôngHoàng Hà lầy lội ẩm ướt, không thích hợp cho đời sống con người, đó là lý dogiải thích vì sao nền văn minh Trung Hoa bắt nguồn ở vùng trung lưu sôngHoàng Hà chứ không phải vùng hạ lưu

Sông Hoàng Hà và Trường Giang đã bồi đắp nên những đồng bằng màu

mỡ, tuy nhiên cũng thường gây ra lũ lụt, nên công tác thuỷ lợi rất quan trọng.Hai sông này bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng đổ ra biển Đông Trung Hoamang về phía Nam lượng phù sa rất lớn, tạo nên hai đồng bằng lớn nhất TrungHoa: Hoa Bắc và Hoa Nam – là hai vựa lúa lớn nhất cả nước

Sông Hoàng Hà dài 5.464 km ở phía Bắc, sông Trường Giang dài 6300 km

ở phía Nam Sông Hoàng Hà thường đổi dòng, không theo một cửa cố định đổ

ra biển, tạo nên một vùng quét tương đối rộng, gây nguy hiểm cho cuộc sốngcon người (hiện tượng “quẫy đuôi” của sông Hoàng Hà)

Trường Giang đóng vai trò quan trọng trong quá trình dựng nước của ngườiTrung Hoa, là một trong những hướng bành trướng, di tản lớn nhất của ngườixưa, vượt Trường Giang tiến xuống phía Nam Trung Quốc còn có rất nhiều hồrộng là nơi trữ nước vào mùa cạn để tưới tiêu, phân lũ vào mùa mưa

- Địa hình Trung Quốc đa dạng, có nhiều dãy núi cao: Thiên Sơn (TháiSơn), Tây Côn Lĩnh; có nhiều hồ lớn: Động Đình, Thanh Hải, có cao nguyên:Tây Tạng, sa mạc lớn: Gôbi, bờ biển dài ở phía Đông

- Địa hình phức tạp đó dẫn đến nhiều loại khí hậu khác nhau, nhưng có thểchia thành hai khu vực lớn về mặt khí hậu:

Miền Nam: nóng ẩm, mưa nhiều

1

Trang 2

VĂN MINH TRUNG QUỐC CỔ TRUNG ĐẠI

Miền Bắc: lạnh, khô

- Tên Hoa Hạ:

Trên vùng thượng lưu sông Hoàng Hà có bộ tộc người Hạ sinh sống, thànhlập nhà Hạ (thế kỷ XXI TCN) Ở vùng hạ lưu sông Hoàng Hà có tộc ngườiThương sinh sống, lập nên nhà Thương vào thế kỷ XVIII TCN

Đến thế kỷ XVI TCN, hai bộ tộc này đồng hoá với nhau thành bộ tộc Hoa

Hạ Đất nước gọi là Trung Hoa (đất nước của những người Hoa sinh sống ởtrung tâm, xung quanh là các bộ tộc lạc hậu: Man, Di, Nhung, Địch)

Đến Cách Mạng Tân Hợi (1911), sau khi lật đổ triều Mãn Thanh, TônTrung Sơn đặt tên nước là “Trung Hoa cộng hoà dân quốc” (1912), từ đó xuấthiện tên Trung Quốc

*Cư dân:

Từ rất xa xưa trên lãnh thổ Trung Quốc đã có người nguyên thủy sinh sống.Bằng chứng là ở khu vực Chu Khẩu Điếm (phía Tây Nam Bắc Kinh) (năm1929), các nhà khảo cổ học đã khai quật được những xương hoá thạch của ngườivượn có niên đại cách nay chừng 400.000 năm Đặc biệt, người vượn NguyênMưu (Vân Nam) phát hiện năm 1977 có niên đại đến 1.700.000 năm

Chủng tộc: cư dân Trung Quốc thuộc chủng da vàng Môngôlôit Đó là tiềnthân của dân tộc Hán sau này Hiện nay, Trung Quốc gồm 56 dân tộc, trong đódân tộc Hán chiếm đa số (dân số Trung Quốc hiện nay khoảng 1,3 tỉ người,người Hán chiếm 94%), sau đó là Mãn, Mông, Hồi, Tạng…

2 Sơ lược tiến trình lịch sử Trung Quốc cổ trung đại

a Thời kỳ cổ đại

- Thời kỳ chế độ công xã nguyên thuỷ: Đây là thời kỳ chưa có giai cấp nhànước nên có chữ viết, do đó tìm hiểu lịch sử Trung Quốc thời kỳ này chủ yếuqua các di tích khảo cổ học và các câu chuyện truyền thuyết: thuyết Tam Hoàng– Ngũ Đế có nói tới ba vị “vua” hiền: Nghiêu (Đường Nghiêu), Thuấn (NguThuấn), Vũ (Hạ Vũ), thực chất là thủ lĩnh của những liên minh bộ lạc (TamHoàng: Toại Nhân (Thiên Hoàng), Phục Hy (Địa Hoàng), Thần Nông (NhânHoàng), Ngũ Đế: Hoàng Đế, Thiếu Hạo, Xuyên Húc, Đế Cốc, Đế Trí Cuối ĐếTrí xuất hiện ba thánh hiền

- Thời kỳ xã hội có giai cấp và nhà nước: (thời kỳ Tam Đại): 3 vương triềunối tiếp nhau: Hạ, Thương, Chu

+ Hạ (khoảng TK.XXI.TCN – TK.XVI.TCN): là nhà nước cổ đại đầu tiêntrong lịch sử Trung Hoa, người thành lập nhà Hạ là vua Vũ Thời kỳ này, người

2

Trang 3

VĂN MINH TRUNG QUỐC CỔ TRUNG ĐẠI

Trung Quốc đã biết sử dụng đồng đỏ, chưa có chữ viết Về chính trị: quyền lựccủa nhà vua bắt đầu được tăng cường, ngôi vua được cha truyền con nối Bộmáy nhà nước đã được thiết lập tuy còn đơn giản, có quân đội, nhà tù Cuối nhà

Hạ có vua “Kiệt” được mệnh danh là bạo chúa trong lịch sử Trung Quốc.+ Thương (còn gọi là Ân, TK.XVI – XII.TCN): Người sáng lập là ThànhThang Trình độ sản xuất: thời kỳ này người Trung Quốc biết sử dụng đồ đồngthau Chữ viết đã ra đời, đó là văn tự giáp cốt (ghi trên mai rùa, xương thú)

Do lũ lụt sông Hoàng Hà, nhà Thương di chuyển về đất Ân Khư (Hà Nam)nên nhà Thương còn có tên gọi là nhà Ân Cuối nhà Thương có một ông vua tànbạo là Trụ Vương Chu Văn Vương đã lật đổ vua Trụ, lập nên một nhà nước mớigọi là nhà Chu

+ Chu (thế kỷ XI – III TCN): chia hai giai đoạn:

Tây Chu (XI – VIII TCN (771 TCN): triều Chu đóng đô ở Cảo Kinh ở phíaTây nên gọi là Tây Chu Đây là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của lực lượng sảnxuất, người Trung Quốc biết sử dụng công cụ bằng sắt

Nông nghiệp: thực hiện chế độ tỉnh điền (chia ruộng đất cho nông dân công

xã cày cấy theo hình chữ “tỉnh” Chế độ tỉnh điền đã xuất hiện từ trước nhưngđến Tây Chu nó phát triển hơn và hoàn chỉnh)

Chính trị: nhà nước thực hiện chế độ “tông pháp” (chế độ cai trị theo tôngtộc, dòng máu): tất cả các nước chư hầu đều là con cháu nhà Chu

Đông Chu (VIII – III TCN): năm 770 TCN, vua Chu dời đô sang Lạc Ấp ởphía Đông, gọi là Đông Chu, gồm 2 thời kỳ: Xuân Thu (722 – 481.TCN) vàChiến Quốc (403 – 221 TCN)

Đây là thời kỳ nhà Chu suy yếu, các nước chư hầu nội chiến triền miên đểgiành quyền bá chủ, tiến tới thống nhất Trung Quốc Đầu thời Xuân Thu có hàngnghìn nước nhỏ, đến cuối thời Chiến Quốc xuất hiện cục diện Ngũ bá Thất hùng.Trong số 7 nước lớn, Tần là nước mạnh hơn cả, đã tiêu diệt 6 nước đối địch,thống nhất Trung Quốc cả về lãnh thổ, chính trị, kinh tế

b Thời kỳ trung đại (221 TCN đến 1840)

(Năm 221 TCN là năm Tần Thuỷ Hoàng thành lập triều Tần, năm 1840 lànăm xảy ra cuộc chiến tranh thuốc phiện giữa Trung Quốc và Anh, Trung Quốc

từ một nước phong kiến trở thành một nước nửa phong kiến nửa thuộc địa)Trong hơn 2000 năm đó, Trung Quốc trải qua các triều đại sau đây:

- Tần (221 – 206 TCN)

3

Trang 4

VĂN MINH TRUNG QUỐC CỔ TRUNG ĐẠI

-II NHỮNG THÀNH TỰU CHÍNH CỦA VĂN MINH TRUNG QUỐC

Ở di chỉ Ân Khư đã phát hiện 10 vạn mảnh mai rùa và xương thú có khắcchữ giáp cốt (khoảng 4500 chữ, trong đó đã đọc được 1700 chữ)

4

Trang 5

VĂN MINH TRUNG QUỐC CỔ TRUNG ĐẠI

- Thời Tây Chu, xuất hiện chữ kim văn (chung đỉnh văn) (chữ viết trênchuông đỉnh) Do việc phân phong ruộng đất cho quý tộc có công, mỗi lần nhưvậy, vua Chu thường ra lệnh đúc đỉnh đồng và ghi chép sự việc ấy lên đỉnh.Thời Tây Chu còn có loại chữ viết gọi là thạch cổ văn (chữ viết trên đá)Ngoài ra, chữ viết thời Tây Chu còn được khắc trên thẻ tre

Các loại chữ viết này gọi chung là chữ “đại triện”, hay “cổ văn”

- Thời Xuân Thu - Chiến Quốc, do chiến tranh, đất nước chia cắt nên chữviết cũng không thống nhất

- Tần: Tần Thuỷ Hoàng giao cho Lý Tư dựa vào chữ nước Tần kết hợp với

các thứ chữ của các nước khác tạo thành chữ tiểu triện.

Đây là cơ sở chữ Hán sau này

- Sang thời Hán, xuất hiện chữ (yếu tố tượng hình ít hơn chữ triện), là lệ

giai đoạn quá độ để phát triển thành chữ chân (tức chữ Hán ngày nay)

2 Văn học

a Thời cổ đại

Trung Quốc có hai tác phẩm nổi tiếng là Kinh Thi và Sở Từ

- Kinh Thi: là tập thơ ca đầu tiên và cũng là tác phẩm văn học sớm nhấttrong lịch sử Trung Quốc Đó là công trình sáng tác tập thể của rất nhiều thinhân thuộc nhiều thế hệ khác nhau, trong đó phần lớn là của nhân dân lao động Kinh Thi là tập thơ gồm nhiều bài thơ được sưu tầm, do Khổng Tử chỉnh lý (gọi

là Thi) Đến thời Hán, khi Nho giáo được đề cao, Thi được gọi là Kinh Thi (TậpThi được đặt vào hàng kinh điển của Nho gia)

Kinh Thi có tất cả 305 bài, chia làm 3 phần: Phong, Nhã, Tụng

+ Phong: (Quốc Phong), là dân ca của các nước gồm 160 bài

5

Trang 6

VĂN MINH TRUNG QUỐC CỔ TRUNG ĐẠI

+ Nhã gồm Tiểu Nhã và Đại Nhã, (105 bài): Tiểu Nhã phản ánh đời sốngsinh hoạt của tiểu quý tộc, Đại Nhã phản ánh đời sống sinh hoạt của đại quý tộc.+ Tụng (40 bài), gồm Chu Tụng, Lỗ Tụng, Thương Tụng, là những bài thơ

do các quan phụ trách tế lễ và bói toán sáng tác, nội dung ca tụng công đức củacác triều vua

Trong đó, Quốc Phong có giá trị tư tưởng, nghệ thuật cao nhất Nó thể hiệntính hiện thực, phản ánh cuộc sống giàu sang phú quý của quý tộc, đối lập vớicuộc sống cực khổ của nhân dân lao động

Kinh Thi vừa là tác phẩm văn học có giá trị vừa là một tấm gương phản

ánh tình hình xã hội Trung Quốc đương thời, ngoài ra nó còn được các nhà Nhođánh giá cao về tác dụng giáo dục tư tưởng

Khổng Tử đánh giá rất cao về Kinh Thi: “Các trò sao không học Thi? Thi

có thể cảm phát tâm trí làm cho người ta phấn khởi, có thể nhận xét thấy rõ những điều hay dở của bản thân mình, có thể biết cách sống chung với quần chúng, có thể biết cách xử trí khi gặp cảnh oán hận Gần có thể ăn ở hết lòng hết sức với cha mẹ, xa có thể một lòng một dạ với quân vương Còn biết thêm nhiều tên chim muông cây cỏ” (Luận ngữ, thiên Dương Hoá).

Về sau Tần Thuỷ Hoàng chủ trương pháp trị đã ra lệnh đốt Kinh Thi KinhThi hiện nay còn gọi là Mao Thi (do họ Mao đứng ra chép lại)

- Sở Từ: là những bài dân ca của nước Sở và những sáng tác của KhuấtNguyên – nhà thơ, nhà yêu nước sống ở nước Sở vào khoảng thế kỷ IV – IIITCN) Đây là tập thơ khá dài gồm 5 chương:

+ Cửu ca: những bài ca tế thần và các anh hùng lịch sử đã bỏ mình vì nước+ Chiêu hồn: những bài thơ Khuất Nguyên miêu tả thế giới địa ngục+ Thiên vấn: viết dưới dạng hỏi và đáp về thiên văn, địa lý, lịch sử, thánhnhân, đạo đức

+ Cửu chương: chín bài thơ phản ánh tâm tình bi phẫn của Khuất Nguyêntrên đường đi đày

+ Ly tao: (sầu ly biệt): chương hay nhất, thể hiện tình cảm sâu kín, tình yêuquê hương đất nước của Khuất Nguyên

* Khuất Nguyên (340 – 278 TCN), tên là Bình, tự là Nguyên, cùng họ vớivua nước Sở Bình làm chức tả đô đời Sở Hoài Vương, học rộng, nhớ lâu, thấy

rõ lẽ trị loạn, thạo việc giấy tờ Vào cung thì cùng vua bàn tính việc nước, ban

bố các mệnh lênh, ra thì tiếp đãi khách khứa, ứng đối với chư hầu Nhà vua rấttin dung nhưng lại bị đại phu Thượng quan ghen ghét tài năng

6

Trang 7

VĂN MINH TRUNG QUỐC CỔ TRUNG ĐẠI

Hoài Vương sai Khuất Nguyên làm pháp lệnh Khuất Nguyên nháp bảnthảo chưa xong, đại phu Thượng quan trông thấy muốn cướp lấy, Khuất Nguyênkhông cho, ông ta bèn gièm với vua:

- Bệ hạ sai Khuất Bình làm pháp lệnh, không ai là không biết Một khi lệnhban ra, Bình lại khoe công của mình, nói: “Ngoài ta ra, chẳng ai làm nổi” Nhàvua giận, bỏ rơi Bình

Khuất Bình biết nhà vua nghe không phân biệt phải trái, để lời gièm phache lấp óc sáng suốt, để kẻ gian ác làm hại người trung thành, khiến cho ngườingay không có chỗ dung thân, cho nên lo buồn, nghĩ ngợi mà làm ra Ly tao

“Ly tao” là buồn trong chia ly Ly Tao là bài thơ trữ tình dài đầu tiên (373câu, có 2490 chữ) trong lịch sử văn học Trung Quốc Có người cho là “tiền thế

vị văn, hậu thế mạc kế” (đời trước không hề thấy, đời sau không hề bì kịp)Một số câu thơ trong Ly Tao nói về tinh thần yêu nước của Khuất Nguyên:

- Một mình chịu ngậm sầu nuốt tủi

Nói ai hay nông nỗi lúc này

Thà cho sống đoạ thác đày

Lòng ta không nở để lây thói thường

- Phân thây xé xác đã đành

Lòng này hồ dễ dỗ dành được sao!

Vua Sở không nghe lời nói phải, để mất nước vào tay nhà Tần KhuấtNguyên đau đớn nhảy xuống sông Mịch La (tỉnh Hà Nam) tự vẫn (278 TCN).Tương truyền ông qua đời vào ngày 5 tháng 5 âm lịch, được nhân dân thươngnhớ và kỷ niệm ngày mất của ông bằng ngày Tết Đoan Ngọ Năm 1953, Hộiđồng Hoà bình thế giới làm lễ kỷ niệm lần thứ 2230 năm Khuất Nguyên qua đời,sau đó UNESCO đưa ông vào danh sách danh nhân văn hoá thế giới

Ly Tao đã thể hiện tập trung lòng yêu nước thương dân, tinh thần bất khuấtkhông chịu hoà mình với thế tục xấu xa và nỗi đau khổ không thực hiện được lýtưởng chính trị tốt đẹp của Khuất Nguyên

Tư Mã Thiên đã đánh giá Khuất Nguyên rất cao:

“Văn ông gọn, lời ông dịu, chí ông sạch, nết ông cao, chữ dùng ít, nhưng ý rất nhiều Điển diễn gần mà nghĩa khá xa Chí ông sạch cho nên hay nói đến các hoa thơm Nết ông cao cho nên dù chết cũng không chịu buông thả Quằn quại trong vũng lầy, trút lốt khỏi chỗ nhơ đục để cất mình ra ngoài đám bụi

7

Trang 8

VĂN MINH TRUNG QUỐC CỔ TRUNG ĐẠI

trần, chẳng để cho đời dơ bẩn Thật là ở bùn mà chẳng lây đen…Suy chí ông ra,

dù thi sáng với mặt trăng, mặt trời cũng được…”

(Sử Ký, Khuất Nguyên liệt truyện)

b Thời phong kiến: Trung Quốc có kho tàng văn học rất phong phú với

nhiều thể loại: thơ, phú, từ, kịch, tiểu thuyết

* Thơ Đường là đỉnh cao của nghệ thuật thơ ca Trung Quốc Trong gần 300năm tồn tại, thời Đường đã để lại tên tuổi của hơn 2000 nhà thơ với gần 50.000tác phẩm Không những có số lượng rất lớn mà thơ Đường còn có giá trị rất cao

về tư tưởng và nghệ thuật

Thơ Đường có hai loại chính: thơ ngũ ngôn (mỗi câu 5 chữ) và thơ thấtngôn (mỗi câu 7 chữ)

Trong mỗi loại đó, có 3 thể: cổ phong, luật thi và tứ tuyệt

Cổ phong: thơ tự do, chỉ cần có vần, không giới hạn số chữ số câuLuật thi: thơ 8 câu, 4 hoặc 5 vần, mỗi câu 5 hoặc 7 chữ, luật bằng trắc đốinhau giữa các chữ trong câu 3-4, câu 5-6, các câu 3 và 2,5, câu 4 và 6,7 phảiđúng niên (cùng một luật bằng trắc)

Tứ tuyệt: thơ 4 câu, tuân theo luật bằng trắc, nhưng không đối cũng đượcMột số tác giả nổi tiếng: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị

Lý Bạch: (701 -762): tự Thái Bạch, được mệnh danh là tiên thơ (thi tiên)

Lý Bạch sinh tại làng Thanh Liêm, huyện Long Xuyên, xứ Tây Thục (nay làhuyện Miên Dương, tỉnh Tứ Xuyên) Ông là con người phóng khoáng, khôngchịu mọi sự trói buộc nào Các nhà thơ Đường phần lớn đều qua thi cử rồi ralàm quan, nhưng Lý Bạch (dù học rất giỏi, 15 tuổi đã đọc hết sách Bách gia chư

tử và các loại kỳ thư), nhưng không chịu vào kinh ứng thí mà ở nhà học kiếm rồi

mơ ước trở thành một hiệp khách Lý Bạch đi rất nhiều, ông đã đi khắp đấtnước Lý Bạch còn có hiệu là Thanh Liêm cư sĩ Lý Bạch đã để lại cho đời hơn

2000 bài thơ Thơ ông chủ yếu miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên, cảnh núi sông hùng

vĩ, lời thơ bay bổng, hào hùng, mang màu sắc lãng mạn Những bài thơ tiêu biểunhất của ông là “Hành lộ nan” (Đường đi khó), “Vọng Lư sơn bộc bố” (Xangắm thác núi Lư)

Nắng rọi hương Lô khói tía bay

Xa trông dòng thác trước sông này

Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước

Tưởng dải Ngân hà tuột khỏi mây

8

Trang 9

VĂN MINH TRUNG QUỐC CỔ TRUNG ĐẠI

(Xa ngắm thác núi Lư)

Đỗ Phủ (712 – 770), sinh ra ở huyện Củng (Hà Nam), quê gốc ở TươngDương (Hồ Bắc) trong một gia đình dòng dõi quý tộc nhưng đã sa sút Đỗ Phủ

tự Tử Mỹ, hiệu Thiếu Lăng Con đường thi cử của ông không thành đạt, cả đờichỉ giữ những chức quan nhỏ, nhiều khi phải sống trong cảnh túng thiếu và loạnlạc Đỗ Phủ từng kết thân với Lý Bạch, có thời cùng nhau đi du ngoạn săn bắn.Tác phẩm của Đỗ Phủ còn lại “Đỗ Lăng tập”, gồm 1453 bài thơ

Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực, được mệnh danh là “thi sử” (sử viết bằng thơ)Sáng tác của ông thể hiện như một bức tranh toàn cảnh rộng lớn, bao gồmnội dung chiến tranh, đời sống binh lính, cuộc sống người dân thời buổi loạn ly,đặc biệt là số phận người phụ nữ cực khổ trăm bề Vì vậy, ông được đánh giá lànhà thơ hiện thực chủ nghĩa lớn nhất thời Đường, đồng thời lớn nhất trong vănhọc cổ điển Trung Quốc

Bạch Cư Dị (772 – 846) tự là Lạc Thiên, hiệu Hương Sơn, là nhà thơ hiệnthực nổi tiếng của Trung Quốc thời Trung Đường Ông đã từng thi đỗ Tiến sĩ, ralàm quan đến chức Thượng thư bộ Hình Nhưng con đường quan chức của ôngcũng nhiều gập ghềnh, khi thăng khi giáng Bạch Cư Dị là người thanh liêm,chính trực, có tư tưởng tiến bộ, lại sống vào thời đại sau loạn An - Sử nên ông đãviết ra những bài thơ chua chát, vạch trần tội ác của giai cấp thống trị và nói lênnỗi thống khổ của nhân dân Bạch Cư Dị là người sáng tác thơ nhiều nhất ở đờiĐường, ông đã để lại khoảng 2800 bài thơ, trong đó, nổi tiếng nhất là “Trườnghận ca” (Bài ca trường hận) và “Tỳ bà hành” (Bài ca đàn tì bà), được coi lànhững kiệt tác của thơ Đường

Thơ Đường đặt cơ sở cho nghệ thuật, phong cách cho nền thi ca TrungQuốc các thời kỳ sau này Thơ Đường cũng có ảnh hưởng rất lớn đến thơ ca ViệtNam thời trung đại

* Phú: Là hình thức văn học kết hợp văn xuôi và văn vần, lời văn gọt giũacông phu, câu trên đối với câu dưới Phú chủ yếu phát triển ở thời Tây Hán vớinhững tên tuổi nổi tiếng: Giả Nghị, Tư Mã Tương Như

* Từ: Ra đời vào cuối đời Đường, là một hình thức biến thể của thơ Đường

Từ là thơ được phổ vào những điệu nhạc có sẵn Vì vậy mà số câu, số chữ, âmđiệu của từ tuỳ thuộc vào các điệu nhạc Do đó các câu thơ của từ dài ngắnkhông đều nhau, không bị ràng buộc bởi các quy tắc chặt chẽ như thơ Đường.Thời nhà Tống, từ phát triển nhất với tên tuổi Tô Đông Pha (Tô Thức)

- Tô Thức (hay Tô Đông Pha) (1037 – 1101), tự Tử Chiêm, khi ở ẩn xưng

là Đông Pha cư sĩ nên thường gọi là Tô Đông Pha, người Mi Sơn, Tứ Xuyên.Cùng với cha là Tô Tuân, em là Tô Triệt được gọi là “Tam Tô” và được liệt vàohàng: “Tám nhà văn lớn thời Đường - Tống” Ông là một học giả uyên bác, thi

9

Trang 10

VĂN MINH TRUNG QUỐC CỔ TRUNG ĐẠI

đỗ tiến sĩ năm 21 tuổi, từng làm tri châu ở nhiều địa phương, nhưng do chínhkiến khác với tể tướng Vương An Thạch nên hay bị bài xích, giáng chức Ôngmất ở Thường Châu, để lại khoảng 4000 bài thơ, hơn 300 bài từ và nhiều bài văn

xuôi có giá trị Tiêu biểu: “Vườn họ Lý”, “Ly Sơn”, “Thuỷ điệu ca đầu”, “Uống rượu ở Tây Hồ”.

* Kịch: Hình thức văn học tiêu biểu nhất thời Nguyên, các nhà biên kịch đãsáng tác được khoảng 500 kịch bản, lưu truyền đến nay chỉ còn hơn 100 vở.Những tác giả tiêu biểu: Quan Hán Khanh với tác phẩm “Đậu Nga oan” (Nỗioan của nàng Đậu Nga), “Bái nguyệt đình” (Nhà đón trăng)…; Vương ThựcPhủ với tác phẩm “Tây sương ký” (Mái tây)

Quan Hán Khanh (1229? – 1307?), chưa rõ tên thật, hiệu là Dĩ Trai (còn cóhiệu là Nhất Trai), người Đại Đô (nay là Bắc Kinh) Ông đã soạn 63 vở tạp kịch,

nay chỉ còn 13 vở là có đủ lời hát và nhạc khúc Nổi tiếng là Đậu Nga Oan, Cứu phong trần, Bái nguyệt đình, Đơn đao hội…

Vở kịch Đậu Nga Oan tố cáo gay gắt chế độ chính trị đen tối đương thời(đời Nguyên), không đảm bảo quyền sống của con người, ca ngợi tinh thần phảnkháng của nhân dân, đồng thời thể hiện niềm tin của quần chúng vào sự thắnglợi của công lý

Vương Thực Phủ (thế kỷ XIII) đời Nguyên, tên Đức Tín, người Đại Đô

(Bắc Kinh nay), ông viết đến 40 vở tạp kịch, đến nay chỉ còn lại ba vở: TâySương Ký, Phá dao ký, Lệ Xuân đường Trong đó, Tây Sương Ký là vở kịchthành công nhất của Vương Thực Phủ, là vở tạp kịch dài nhất đời Nguyên (gồm

5 phần, mỗi phần 4 chương, mỗi chương 4 màn)

Vở kịch kể về cuộc tình duyên của Thôi Oanh Oanh (tiểu thư xinh đẹp, con một vị tướng quốc) với một hàn sĩ là Trương Quân Thuỵ Khi tướng quốc chết, hai mẹ con Thôi Oanh Oanh về quê, vì gặp hoạn nạn, nên tạm lánh ở chùa Phổ Cứu Trương Quân Thuỵ, một thư sinh nghèo đến vãn cảnh chùa, gặp Oanh Oanh, say mê trước sắc đẹp của nàng, Trương Sinh tìm cách trọ lại chùa Đêm đến, chàng ngâm thơ tình, Oanh Oanh hoạ lại Tôn Phi Hổ, thủ lĩnh toán giặc cướp, vây chùa đòi lấy Oanh Oanh Thôi phu nhân tuyên bố ai giải vây được chùa sẽ gả con gái cho Trương Sinh viết thư nhờ tướng quân Đỗ Xác ở gần Bồ Thành, là người bạn cũ, đến giải vây, bắt được tướng giặc Tôn Phi Hổ Nhưng sau khi thoát nạn, Thôi phu nhân thất hứa, nói đã gả Oanh Oanh cho cháu mình

là Trịnh Hằng và cho phép Oanh Oanh nhận Trương Sinh là anh Trương Sinh

và Oanh Oanh đều đau khổ Chiều tối, Trương Sinh ôm đàn gảy khúc tự tình, tỏ nỗi lòng với Oanh Oanh Oanh Oanh đến bên cửa sổ nghe Trương Sinh gảy đàn

vô cùng cảm động Trương Sinh đau khổ sinh ốm tương tư, Oanh Oanh cũng rất khổ não Hồng Nương là đầy tớ gái của Oanh Oanh trở thành cầu nối giữa hai người Từ đó hai người bí mật đi lại với nhau như vợ chồng Chuyện vỡ lỡ, trước lý lẽ phải trái của Hồng Nương, Thôi phu nhân đành tác thành cho đôi trẻ, nhưng bắt Trương Sinh phải vào kinh thi hội, đỗ mới cho kết hôn Trương

10

Trang 11

VĂN MINH TRUNG QUỐC CỔ TRUNG ĐẠI

Sinh đỗ trạng nguyên, được giữ lại làm quan ở triều đình Oanh Oanh vui mừng khôn xiết, nhưng Trịnh Hằng đến chơi với Thôi phu nhân phao tin bậy là Trương Sinh đã lấy vợ khác ở Kinh Thành Thôi phu nhân tin là thật, định gả Oanh Oanh cho Trịnh Hằng Trương Sinh về kịp, phải nhờ tướng quân Đỗ Xác phân giải Đỗ Tướng quân mắng Trịnh Hằng, doạ tố cáo hắn tội cướp vợ người, Trịnh Hằng sợ hãi, đập đầu vào cây tự tử Đỗ Tướng quân làm chủ hôn cho Oanh Oanh và Trương Sinh.

Vở kịch phản ánh nguyện vọng tự do yêu đương và tự do kết hôn của thanhniên man mữ dưới chế độ phong kiến hà khắc, bắt buộc phải “môn đăng hộ đối”

và “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”

* Tiểu thuyết Minh – Thanh: Là thể loại văn học bắt đầu xuất hiện và pháttriển nhất ở thời Minh – Thanh Được hình thành dựa trên cơ sở những câuchuyện kể rong, sau đó được các nhà văn tập hợp lại viết thành tiểu thuyết cóchương, có hồi Những tác phẩm nổi tiếng như: Thuỷ Hử (Thi Nại Am), TamQuốc chí (La Quán Trung), Tây Du Ký (Ngô Thừa Ân), Nho lâm ngoại sử (NgôKính Tử), Hồng Lâu Mộng (Tào Tuyết Cần)

- Thi Nại Am – “Thủy Hử”

Thi Nại Am (1296? – 1370?) tự là Nhĩ, hiệu là Tử An, sống ở cuối đờiNguyên đầu đời Minh, quê ở Giang Tô Đã từng ra làm quan nhưng tính tìnhcương trực nên làm quan không được bao lâu

“Thuỷ Hử” (còn có tên là “Giang hồ hảo khách truyện”) - (thuỷ là nước, hử

là bến) – “câu chuyện bến nước”, kể lại cuộc đấu tranh cách mạng - khởi nghĩanông dân Lương Sơn Bạc do Tống Giang lãnh đạo chống lại giai cấp thống trịđời Bắc Tống Tư tưởng cơ bản trong tác phẩm là tư tưởng của nông dân “thaytrời hành đạo” Thành công lớn nhất là tác giả đã sáng tạo ra những hình tượnganh hùng nông dân sống mãi trong lòng nhân dân Trung Quốc

Nguyên tác Thuỷ Hử của Thi Nại Am đã không còn Bộ Thuỷ Hử ngày nayđược lưu truyền là do Kim Thánh Hán (đời Thanh) chỉnh lý lại gồm 71 hồi

- La Quán Trung – “Tam quốc chí diễn nghĩa”

La Quán Trung tên La Bản, tự Quán Trung, sống cuối đời Nguyên, đầu đờiMinh (khoảng 1328 – 1398) Ngoài “Tam quốc chí diễn nghĩa”, ông còn viếttiểu thuyết “Tuỳ Đường lưỡng triều chí truyện”, “Tấn Đường ngũ đại sử diễnnghĩa”…nhưng hiện không còn nguyên tác mà đã bị thay đổi nhiều

La Quán Trung viết “Tam quốc chí diễn nghĩa” dựa vào dã sử, truyềnthuyết, truyện kể dân gian, thoại bản, tạp kịch đời Nguyên, có tham khảo bộchính sử “Tam quốc chí” của Trần Thọ (đời Tấn), “Tam quốc chí chú” của BùiTùng Chi (đời Nam - Bắc triều) Tất nhiên, toàn bộ tác phẩm vẫn giữ nguyên tưtưởng Hán chính thống

11

Trang 12

VĂN MINH TRUNG QUỐC CỔ TRUNG ĐẠI

“Tam quốc chí diễn nghĩa” là bộ tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng của TrungQuốc, gồm 240 hồi, kể lại cuộc chiến tranh kéo dài gần 100 năm (184 – 280)giữa các tập đoàn quân phiệt sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa nông dân Khănvàng năm 184, đến khi 3 tập đoàn phong kiến Nguỵ - Thục – Ngô thành lập Tamquốc và cuối cùng là nhà Tần thống nhất lại Trung Quốc Tác phẩm đã diễn tảrất sinh động những nhân vật, những cuộc chiến tranh tàn khốc, những tai hoạ

và nỗi thống khổ của nhân dân…Tác phẩm là một bộ bách khoa về lịch sử, quân

sự, về quan hệ xã hội…Tiểu thuyết Tam quốc chí diễn nghĩa về sau được MaoTôn Cương (đời Thanh) chỉnh lý còn 120 hồi và thêm lời bàn, hiện nay đangđược lưu truyền

- Ngô Thừa Ân – “Tây du ký”

Ngô Thừa Ân (1500 – 1583) - cuối đời Minh, tự Nhữ Trung, hiệu XạDương sơn nhân, sinh ở Giang Tô Thuở nhỏ nổi tiếng văn hay chữ tốt, nhưngthi cử lận đận Đến năm 45 tuổi mới đỗ Cống sinh (cử nhân) Làm thừa lại ởhuyện nhưng do tính tình ngạo mạn nên chẳng bao lâu từ quan Sau đó đến HàngChâu sống bằng nghề viết văn Ông viết Tây Du Ký năm 71 tuổi

“Tây du ký” là bộ tiểu thuyết lãng mạn mang màu sắc thần thoại, kể lạichuyện Đường Tam Tạng (nhà sư Trần Huyền Trang) cùng ba đồ đệ là Tôn NgộKhông, Trư Bát Giới và Sa Tăng sang Tây Trúc (Ấn Độ) để thỉnh kinh Phật Sựtích Huyền Trang tây du đã được chính Huyền Trang ghi lại trong cuốn “ĐạiĐường Tây Vực ký” (sự thực Huyền Trang đã một mình sang Ấn Độ xin kinhPhật, vượt qua 5 vạn dặm, qua 128 nước lớn nhỏ, đi về mất 17 năm – 629 đến645) Câu chuyện có thật đó đã được thần thoại hoá và truyền tụng rộng rãitrong dân gian Ngô Thừa Ân đã dày công thu thập, và viết thành bộ “Tây duký” gồm 100 hồi

“Tây du ký” thể hiện kín đáo tư tưởng bất mãn, căm giận hiện thực xã hộiđen tối thời Minh Tác giả phê phán, đả kích, thậm chí lật nhào toàn bộ nhữngthần tượng trong đời sống tinh thần của xã hội phong kiến từ Ngọc Hoàng, DiêmVương, Long Vương và đủ loại thần thánh, đến Nho giáo, đạo Giáo và các thứđạo đức phong kiến Tây Du ký còn phản ánh lý tưởng tự do, bình đẳng cũngnhư tinh thần khắc phục khó khăn, chiến thắng thiên tai địch hoạ của nhân dân

và tầng lớp thị dân mới trỗi dậy thời bấy giờ, dưới hình ảnh Tôn Ngộ Không.Tây Du ký là tác phẩm lãng mạn mang tính chất thần thoại thành công nhấttrong các tác phẩm cổ điển Trung Quốc (theo Những mẩu chuyện, tr 70 – 71)

- Ngô Kính Tử (tiểu thuyết gia lớn đời Thanh) và “Nho lâm ngoại sử”Ngô Kính Tử (1701 – 1754), tên chữ là Mẫn Hiên, hiệu Lạp Dân, về già lấyhiệu Văn Mộc lão nhân, người tỉnh An Huy Ông xuất thân trong một giai đình

có truyền thống khoa cử đỗ đạt, nhưng lại tiếp nhận cuộc sống nghèo khổ,nhưng cao ngạo chứ không chịu cúi gập đầu Năm 49 tuổi, ông viết xong

“Chuyện làng Nho” (Nho lâm ngoại sử) nhưng 10 năm sau mới được khắc in

12

Trang 13

VĂN MINH TRUNG QUỐC CỔ TRUNG ĐẠI

“Nho lâm ngoại sử” là bộ tiểu thuyết “lịch sử không chính thức” (ngoại sử)của các nhà Nho, trình bày những tấm gương phản diện và chính diện và các nhàNho, trong đó chủ yếu nói đến sự đồi bại của chế độ khoa cử và sự sụp đổ khôngcứu vãn được của phong hoá Đây là một tác phẩm châm biếm nổi tiếng

- Tào Tuyết Cần và Cao Ngạc - đời Thanh với “Hồng Lâu Mộng”

Tào Tuyết Cần (1716? – 1763?), tên là Triêm, tự Mông Nguyên, xuất thântrong một gia đình quý tộc người Hán, nhập Quốc tịch Mãn Châu, cha là quý tộcquan lại nhà Thanh nhưng đến đời vua Ung Chính thì bị cách chức, từ đó giacảnh sa sút, cuộc sống túng thiếu Do đó, Hồng Lâu Mộng có thể xem là nhữnghồi ức của Tào Tuyết Cần về cuộc sống quý tộc đã tan vỡ

Con đường khoa cử của Tào Tuyết Cần gặp nhiều lận đận dù ông có tài thơvăn Ông luôn sống trong cảnh bần hàn cô độc và bất đắc chí, nhận rõ sự mụcnát và thói hư tật xấu của bọn vua quan phong kiến Mãn Thanh

Trong lịch sử văn học Trung Quốc, Hồng Lâu Mộng có một vị trí đặc biệt,người Trung Quốc say mê đọc Hồng Lâu Mộng, “Khai đàm bất thuyết HồngLâu Mộng, Độc tận thi thư diệc uổng nhiên” (Mở miệng nói chuyện mà khôngnói “Hồng Lâu Mộng thì đọc hết cả thi thư cũng vô ích)

“Hồng Lâu Mộng” (giấc mộng lầu hồng, giấc mộng lầu son) gồm 120 hồi,nhưng Tào Tuyết Cần mới viết xong 80 hồi đầu thì mất (ông viết 80 hồi đầu

trong vòng 10 năm – “Xem ra chữ chữ toàn bằng huyết, cay đắng mười năm khéo lạ lùng”, năm lần sửa chữa trong cảnh cùng khốn ốm đau, không tiền chạy

thuốc, ông đã mất trong cảnh đau khổ dồn dập đó) Hơn 20 năm sau Cao Ngạc

đã viết tiếp 40 hồi sau, đến khoảng 1792 – 1793 thì “Hồng Lâu Mộng” được in

và lưu truyền khắp Trung Quốc

“Hồng Lâu Mộng” viết về câu chuyện hưng suy của một gia đình quý tộcphong kiến họ Giả và câu chuyện tình giữa Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc,nhưng qua đó đã vẽ nên bộ mặt xã hội phong kiến Trung Quốc trong giai đoạnsuy tàn Bằng cách xây dựng cho hai nhân vật chính Giả Bảo Ngọc và Lâm ĐạiNgọc tính cách chống đối chế độ thi cử, chế độ quan trường, đạo đức và lễ giáophong kiến, khát vọng tự do và hạnh phúc…tác giả đã đánh trực tiếp và khámạnh vào ý thức hệ của giai cấp phong kiến lúc bấy giờ “Hồng Lâu Mộng”được đánh giá là tác phẩm có giá trị nhất trong kho tàng văn học hiện thực cổđiển Trung Quốc, đồng thời được coi là kiệt tác của nhân loại

Trang 14

VĂN MINH TRUNG QUỐC CỔ TRUNG ĐẠI

- Ngay từ thời Tây Chu đã có những viên quan chuyên chép sử Đến thờiXuân Thu - Chiến Quốc đã xuất hiện những bộ sử đầu tiên: sách “Xuân Thu”,

“Tả truyện”, “Chiến Quốc sách”, “Lã Thị Xuân Thu”…

Quyển “Xuân Thu” của Khổng Tử biên soạn lại trên cơ sở quyển sử củanước Lỗ, là quyển sử do tư nhân biên soạn sớm nhất ở Trung Quốc Tác phẩmnày ghi chép các sự kiện lịch sử trong 242 năm, từ năm 722 đến năm 481 TCN,ghi chép các sự kiện lớn về chính trị, quân sự, ngoại giao của 124 nước chư hầu

Tự đánh giá về ảnh hưởng của sách Xuân Thu, Khổng Tử nói: “Kẻ hiểu ta

là do sách Xuân Thu, kẻ lên án ta cũng là do sách Xuân Thu” Còn Tư Mã Thiên thì đánh giá rất cao giá trị của Xuân Thu: “Từ khi cái nghĩa (tư tưởng) của sách Xuân Thu lưu hành, loạn thần tặc tử trong thiên hạ đều sợ hãi” Đến thời Hán,

Xuân Thu được coi là một trong Ngũ kinh của nhà Nho

- Thời Tây Hán, sử học Trung Quốc bắt đầu trở thành một lĩnh vực độc lập,

mà người đặt nền móng đầu tiên là Tư Mã Thiên “Sử ký” của Tư Mã Thiên là

bộ thông sử đầu tiên của Trung Quốc, ghi chép lại lịch sử Trung Quốc gần 3000năm từ thời Hoàng đế đến thời Hán Vũ đế

Tư Mã Thiên (khoảng 145 – 86 TCN), tự là Tử Trường, sinh ra trong mộtgia đình có truyền thống làm quan viết sử (tổ tiên ông từ đời Chu đã làm Thái

sử, đến đời cha ông là Tư Mã Đàm làm Thái sử lệnh đời nhà Hán) Năm 10 tuổi,

Tư Mã Thiên đã học các sách cổ sử và thuộc lòng những bài văn thơ nổi tiếng.Năm 20 tuổi, ông đi tham quan du lịch hầu khắp đất nước để lấy tài liệu viết sử.Khi trở về, ông được Hán Vũ Đế phong cho làm Lang Trung, một chức quannhỏ tháp tùng xa giá nhà vua trong các chuyến đi công cán Năm 108 TCN, ôngđược phong làm Thái sử lệnh thay cha ông đã mất Từ đó, ông miệt mài ngàyđêm biên soạn Sử ký, thực hiện hoài bão lớn nhất của cha ông và cũng là mongước duy nhất của ông

Năm 99 TCN, Tư Mã Thiên đã ca ngợi Lý Lăng - trái ý Hán Vũ Đế - nên bịkhép tội khi quân và trở thành thái giám Phẫn uất và xấu hổ, ông đã tính đến tựvẫn, nhưng vì việc biên soạn bộ Sử ký chưa xong nên ông đành gượng sống

Sử ký Tư Mã Thiên là bộ thông sử đồ sộ (bách khoa toàn thư) trải suốt

3000 năm lịch sử từ thời Hoàng đế đến Hán Vũ Đế, gồm 526.500 chữ chia làm

130 chương, gồm: 12 bản kỷ (sự tích các vua), 10 biểu (bảng tổng kết về niênđại), 8 thư (lịch sử các chế độ, các ngành riêng biệt như lễ, nhạc, kinh tế…), 30thế gia (lịch sử các quý tộc chư hầu, những người có danh vọng), 70 liệt truyện(truyện các nhân vật lịch sử) Sử ký đề cập đến các mặt chính trị, kinh tế, quân

sự, chế độ điển chương, học thuật, văn hoá, y dược, bói toán, hoạt động của cácnhân vật thuộc mọi tầng lớp xã hội, thiên văn, địa lý, quan hệ giữa các dân tộc,giao lưu với nước ngoài…đề xướng nhân nghĩa, chống bạo lực, chiến tranh, coitrọng hoạt động sản xuất… Gần như tất cả lịch sử cổ trung đại của Trung Quốcđều được mô tả trung thực trong Sử ký

14

Trang 15

VĂN MINH TRUNG QUỐC CỔ TRUNG ĐẠI

Tư Mã Thiên là người đầu tiên trong các sử gia trên thế giới ghi chép lịch

sử bằng thể ký Sử ký đã để lại cho đời sau những tư liệu lịch sử hết sức có giá

trị, đồng thời cũng là một kiệt tác văn học được Lỗ Tấn ca ngợi là “Lời hát tuyệt vời của các sử gia, thiên Ly Tao không vần” Sử ký của Tư Mã Thiên được xếp

vào hàng những tác phẩm đồ sộ, bất hủ của nhân loại

Bên cạnh “Sử ký” còn có một số bộ sử khác như: “Hán Thư” của Ban

Cố, “Hậu Hán Thư” của Phạm Diệp, “Tam Quốc chí” của Trần Thọ Cùng

với “Sử ký”, ba tác phẩm này được gọi là “Tiền tứ sử” (bốn bộ sử trước)

- Thời Đường bắt đầu có cơ quan biên soạn lịch sử do nhà nước thành lập(sử quán), từ đó về sau các bộ sử của các triều đại đều do nhà nước biên soạn

- Đến thời Minh, Trung Quốc đã biên soạn được 24 bộ sử, sau thêm “Tân Nguyên sử”“Thanh sử cảo” thành 26 bộ sử

Ngoài ra còn các tác phẩm: “Sử thông” của Lưu Tri Cơ, “Thông điển” của

Đỗ Hữu đời Đường, “Tư trị thông giám” của Tư Mã Quang đời Tống…

“Sử thông” là tác phẩm viết về phương pháp biên soạn lịch sử sớm nhất

của Trung Quốc, trong đó tác giả bình luận tất cả các tác phẩm sử học đời trước

về các mặt như phương pháp biên soạn, việc sử dụng tư liệu, cách hành văn…

“Thông điển” là quyển sử đầu tiên viết về lịch sử từng lĩnh vực như kinh

tế, chế độ thi cử, chức quan…từ thời thượng cổ cho đến giữa thế kỷ VIII

“Tư trị thông giám” là bộ sử biên niên rất lớn ghi chép lịch sử từ thời

Chiến Quốc đến thời Ngũ Đại

- Thời Minh – Thanh có nhiều bộ bách khoa toàn thư được biên soạn hếtsức đồ sộ như: “Vĩnh Lạc đại điển” “Cổ kim đồ thư tập thành”, và “Tứ khố toàn thư”…Trong đó có nhiều thành tựu về sử học.

“Vĩnh Lạc đại điển” do vua Minh Thành Tổ (niên hiệu Vĩnh Lạc) tổ chức

biên soạn, đó là công trình tập thể của hơn 2000 người làm việc trong 5 năm,gồm 11.095 tập, là bộ Bách khoa toàn thư rất lớn của Trung Quốc, nhưng đếnnay chỉ còn hơn 300 tập

“Cổ kim đồ thư tập thành” biên soạn dưới thời Khang Hy (nhà Thanh)

được chia thành 10.000 chương, là bộ Bách khoa toàn thư lớn thứ hai sau VĩnhLạc đại điển

“Tứ khố toàn thư” biên soạn dưới thời Càn Long đời Thanh, chia thành

36.000 tập, gồm 4 phần: Kinh (sách kinh điển của Nho gia), Sử, Tử (tác phẩmcủa các học giả thời Chiến Quốc), Tập (văn, thơ, từ, khúc) Tuy nhiên khi biênsoạn, vua Thanh đã ra lệnh bỏ đi nhiều tác phẩm bị coi là không có lợi cho nhàThanh, đồng thời những tác phẩm được chọn vào cũng bị cắt xén và sửa chữa

15

Trang 16

VĂN MINH TRUNG QUỐC CỔ TRUNG ĐẠI

nên giá trị của bộ sách này cũng bị hạn chế phần nào (GV liên hệ: tác phẩm Việt

sử lược, công trình tổng hợp về lịch sử - địa lý – chính trị Đại Việt cuối thời

Trần được tìm thấy trong bộ Tứ khố toàn thư)

- Thời Đông Hán có sách “Cửu chương toán thuật” nói về bốn phép tínhcộng, trừ, nhân, chia, phương pháp khai căn bậc hai, bậc ba, phương trình bậc 1,

số âm, số dương, cách tính diện tích các hình, thể tích các hình khối, diện tíchxung quanh và thể tích hình cầu, quan hệ giữa ba cạnh của tam giác vuông…

- Thời Nguỵ, Tấn, Nam Bắc triều: Lưu Huy và Tổ Xung Chi là hai nhà toánhọc nổi tiếng nhất Lưu Huy đã chú giải sách “Cửu chương toán thuật”, tìmđược số π (số viên chu xuất) bằng tỉ số 3927 : 1250 = 3,1416 Tổ Xung Chi làngười sớm nhất thế giới tìm được số π rất chính xác gồm 7 số lẻ nằm giữa hai số3,1415926 và 3,1415927

- Thời Đường: nhà sư Nhất Hạnh đã nêu ra công thức phương trình bậc hai,Vương Hiếu Thông soạn “Tập cổ toán kinh”, dùng phương trình bậc ba để giảiquyết nhiều vấn đề toán học

- Thời Tống, Nguyên, Minh lại càng có nhiều nhà toán học, tiêu biểu là GiảHiến, Thẩm Quát đời Tống Giả Hiến đã tìm ra được phương pháp giải cácphương trình bậc cao, Thẩm Quát đã nêu ra cách tính độ dài của cung và dâycung khi đã biết đường kính của vòng tròn và chiều cao của dây cung Thời kỳTống, Nguyên, người Trung Quốc đã phát minh ra bàn tính, rất thuận lợi choviệc tính toán

b Thiên văn học và phép làm lịch

* Thiên văn học

- Theo truyền thuyết, từ thời Hoàng Đế, Nghiêu Thuấn, người Trung Quốc

đã biết quan sát thiên văn

- Thời Thương, tài liệu giáp cốt đã có chép về nhật thực và nguyệt thực, lànhững tài liệu sớm nhất thế giới ghi chép về hiện tượng này

16

Trang 17

VĂN MINH TRUNG QUỐC CỔ TRUNG ĐẠI

- Sách Xuân Thu có chép trong vòng 242 năm có 37 lần nhật thực, naychứng minh được 33 lần là hoàn toàn chính xác Sách Xuân Thu còn chép năm

613 TCN, “sao Bột nhập vào Bắc đẩu” Đó là ghi chép về sao chổi Halây sớmnhất trong lịch sử thế giới Chu kỳ của sao chổi này là 76 năm, sau này người tabiết được sao chổi Halây đã đi qua Trung Quốc 31 lần

- Sách Hán thư là tài liệu ghi chép sớm nhất về điểm đen trong Mặt Trời:

ngày Ất Mùi tháng 3 năm 28 TCN, “Mặt Trời hiện ra màu vàng, có điểm đen lớn như cục sắt hiện ra giữa Mặt Trời”

- Nhà thiên văn học nổi tiếng Trung Quốc là Trương Hành (78 – 139 TCN),người thời Đông Hán Ông đã biết được ánh sáng của Mặt Trăng là nhận củaMặt Trời, là người lần đầu tiên giải thích được rằng nguyệt thực là do Mặt trăngnấp sau bóng của Trái Đất, trong tác phẩm “Linh hiến”, ông cho rằng vũ trụ là

vô hạn, sự vận hành của hành tinh nhanh hay chậm là do cự ly cách quả đất gầnhay xa Ông còn cho rằng thiên thể hình cầu như vỏ quả trứng, trái đất như lòng

đỏ, trên cơ sở ấy chế tạo mô hình thiên thể dùng sức nước để chuyển động gọi

“hồn trương” hay “hồn thiên ghi”, khi mô hình này chuyển động thì các vìsao trên đó cũng di chuyển

Trương Hành còn chế tạo ra dụng cụ đo động đất đầu tiên trên thế giới gọi

“địa động nghi” có thể đo một cách chính xác phương hướng của động đất

* Lịch pháp

Trung Quốc sớm có lịch nhờ những hiểu biết thiên văn từ rất sớm

- Truyền thuyết: thời Hoàng Đế đã có lịch chia một năm thành 12 tháng

- Đời Thương, người Trung Quốc đã biết kết hợp giữa vòng quay của MặtTrăng xung quanh Trái Đất với vòng quay của Trái Đất xung quanh Mặt Trời đểđặt ra lịch Lịch này chia 1 năm thành 12 tháng, tháng đủ có 30 ngày, tháng thiếu

có 29 ngày, lúc đầu cứ 3 năm thêm 1 tháng nhuận hoặc 5 năm thêm 2 thángnhuận, sau đến giữa thời Xuân Thu thì cứ 19 năm thêm 7 tháng nhuận

Lịch đời Thương lấy tháng 12 âm lịch làm tháng đầu năm, lịch đời Chu lấytháng 11 âm lịch làm tháng đầu năm

- Đến thời Hán Vũ Đế, lịch Trung Quốc được cải cách gọi là lịch Thái sơ,lấy tháng giêng âm lịch làm tháng đầu năm, về cơ bản loại lịch này được dùngcho đến ngày nay

- Từ thời Xuân Thu người Trung Quốc đã biết chia 1 năm làm 4 mùa, 8 tiết

là lập xuân, xuân phân, lập hạ, hạ chí, lập thu, thu phân, lập đông, đông chí Trên

cơ sở ấy, lịch Thái sơ chia 1 năm thành 24 tiết, trong đó có 12 trung khí và 12tiết khí Thường thì mỗi tháng có 1 trung khí, tháng nào không có trung khí thìthành tháng nhuận

17

Ngày đăng: 04/04/2024, 15:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w