1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

So sánh và nhận xét về cơ sở hình thành giữa các nền văn minh phương đông và phương tây (nền văn minh trung hoa cổ và hy lạp cổ

12 10 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Việc tìm hiểu và so sánh cơ sở hình thành các nền văn minh ấy, dưới góc nhìn so sánh cụ thể về trường hợp của nền văn minh Trung Hoa cổ đại và nền văn minh Hy Lạp cổ đại sẽ cho chúng ta

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

MÔN: LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI ĐỀ TÀI:

SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT VỀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH GIỮA CÁC NỀNVĂN MINH PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY (Nền văn minh Trung

Hoa cổ và Hy Lạp cổ)

Giảng viên hướng dẫn: GS Nguyễn Thái Yên Hương

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thành Luân - QHQT50C114334

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN I: MỞ ĐẦU 3

PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH 4

1 Các vấn đề cốt lõi 4

2 Điều kiện địa lý - cư dân 4

2.1 Nền văn minh Trung Hoa 4

2.2 Nền văn minh Hy Lạp 5

2.3 Nhận xét 6

3 Điều kiện kinh tế 6

3.1 Nền văn minh Trung Hoa 6

3.2 Nền văn minh Hy Lạp 7

3.3 Nhận xét 8

4 Điều kiện chính trị - xã hội 9

4.1 Nền văn minh Trung Hoa 9

Trang 3

PHẦN I: MỞ ĐẦU

Lịch sử loài người bắt đầu cách đây hàng triệu năm Trong quá trình phát triển dài đằng đẵng ấy, chúng ta đã đạt được những thành tựu vô cùng quan trọng Theo thời gian, sự tiến bộ về các phát kiến vật chất và tinh thần đã giúp loài người đạt đến trình độ phát triển cao của nền văn hóa Hệ quả trực tiếp của sự phát triển ấy là sự ra đời của hàng loạt nền văn minh rực rỡ ở cả phương Đông và phương Tây

Văn minh phương Đông thời kì cổ-trung đại bao gồm cả khu vực Trung Đông và Châu Á chứng kiến sự ra đời của bốn trung tâm văn minh lớn: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Hoa Tuy ra đời muộn hơn khoảng một thiên niên kỉ, nhưng ở phương Tây, nền văn minh Hy Lạp và La Mã đã để lại những dấu ấn cực kì sâu sắc cho các giá trị văn hóa Châu Âu nói riêng và mang đến cho nền văn hóa thế giới nói chung, có tầm ảnh hưởng đến tận ngày nay Việc tìm hiểu và so sánh cơ sở hình thành các nền văn minh ấy, dưới góc nhìn so sánh cụ thể về trường hợp của nền văn minh Trung Hoa cổ đại và nền văn minh Hy Lạp cổ đại sẽ cho chúng ta những hiểu biết rõ rệt hơn về từng đặc trưng, dấu ấn riêng biệt của nền văn minh ấy, để rút ra những quy luật, hiểu được các yếu tố tạo nên chúng Chính vì từ những điều kiện hình thành riêng biệt mà các nền văn minh này luôn chứa rất nhiều những ẩn số thú vị, thôi thúc những thế hệ sau này tích cực tìm tòi để hiểu sâu hơn về “chiếc nôi” của nền văn minh nhân loại Đặt trong sự tương quan so sánh các cơ sở hình thành, cụ thể là điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội - dân cư, nhóm tác giả hi vọng qua bài tiểu luận này có thể làm sáng tỏ những khác biệt về xã hội thời cổ đại, cũng là tiên đề định hình các quốc gia hiện đại kế thừa di sản các nền văn minh trên.

Trang 4

PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH

1 Các vấn đề cốt lõi

Văn minh là thuật ngữ chỉ trạng thái tiến bộ về cả hai mặt vật chất và tinh thần của xã hội loài người, tức là trạng thái phát triển cao của nền văn hóa, theo Vũ Dương Ninh (2012)y Như vậy, cơ sở hinh thành của một nền văn minh là những yếu tố xúc tiến cho sự ra đời, phát triển của nền văn minh ấy Ở phương Đông, Trung Hoa luôn được đánh giá là một đế quốc hùng mạnh và được xem là một trong bốn trung tâm văn minh lớn của phương Đông cổ đại, bắt nguồn từ lưu vực hai con sông lớn: Hoàng Hà và Trường Giang Văn minh phương Tây được biết đến nổi bật với sự phát triển của Hy Lạp cổ đại và Đế chế La Mã, trong đó, nền văn minh Hy Lạp cổ tồn tại từ khoảng cuối thiên niên kỷ III đến cuối thiên niên kỷ II TCN.

2 Điều kiện địa lý - cư dân2.1 Nền văn minh Trung Hoa2.1.1 Điều kiện tự nhiên

Tìm hiểu về thời kỳ mới hình thành (khoảng cuối thiên niên kỉ III TCN), Trung Quốc chỉ là một quốc gia nhỏ ở trung lưu vực Hoàng Hà Dần dần lãnh thổ của quốc gia này được mở rộng hơn, đến cuối thế kỉ III TCN, Trung Quốc đã trở thành một nước phong kiến thống nhất Những giai đoạn tiếp diễn sau đó, các triều đại Trung Hoa lần lượt chinh phục được nhiều nước xung quanh để mở rộng lãnh thổ và cương giới của quốc gia này cơ bản được xác định như ngày hôm nay là vào thế kỉ XVIII

Về khí hậu, ở phía Tây Trung Quốc mang tính lục địa, lượng mưa ít, thời tiết khô hanh, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm, giữa các mùa là khá lớn Nhìn chung thì điều kiện tự nhiên ở đây không được thuận lợi cho sự cư trú của người dân và sản xuất nông nghiệp Còn ở phía Đông chủ yếu các đồng bằng và đồi thì chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa, lượng mưa tương đối nhiều và thường tập trung vào mùa hè So với phía Tây, thì điều kiện tự nhiên và khí hậu ở đây thuận lợi cho việc trồng trọt và sinh hoạt của mọi người Chính vì vậy mà, đây được coi là nơi sinh ra những vùng công nghiệp trù phú, màu mỡ tạo điền đề cho nền văn minh cổ đại Trung Quốc

Trang 5

2.1.2 Điều kiện dân cư

Về dân cư, từ rất sớm trên lãnh thổ Trung Hoa đã có con người sinh sống Vào năm 1929, các nhà khảo cổ đã phát hiện xương hóa thạch của một loài vượn cổ sống cách đây khoảng 50 vạn năm ở vùng Chu Khẩu Điếm (phía tây nam Bắc Kinh) Về mặt chủng tộc, những người đầu tiên xây đắp nền văn minh Trung Quốc là các bộ tộc Hạ, Thương và Chu thuộc giống Mông Cổ sống trên lưu vực sông Hoàng Hà Họ chính là tổ tiên của dân tộc Hán sau này

Phía Bắc và Đông Bắc của Trung Quốc là nơi sinh sống của các tộc người Mãn, Choang, Duy Ngô Nhĩ, Còn phía Tây Nam Trung Quốc là nơi sinh sống của các bộ tộc như người Tạng, người Naxi, Người Nộ Tử, Các dân tộc trên với người Hán bằng sự đa dạng và đặc trưng của từng vùng miền trong lối sống, phong tục tập quán, ngôn ngữ và nét văn hoá trong suốt mấy nghìn năm đã xây dựng nên một nền văn minh Trung Hoa rực rỡ.

2.2 Nền văn minh Hy Lạp2.2.1 Điều kiện tự nhiên

Hy Lạp cổ đại rộng lớn hơn ngày nay rất nhiều, bao gồm bán đảo Hy Lạp, những hòn đảo trên biển Êgiê và vùng duyên hải phía tây bán đảo Tiểu Á Bán đảo Hy Lạp cổ nằm sát Bắc Phi và Tây Á, tạo nên một mối quan hệ mật thiết giữa Hy Lạp cổ đại và vùng Tiểu Á Trong vùng bán đảo Hy Lạp ấy lại chia ra làm ba miền: Bắc, Trung và Nam Trong đó, có đèo Thermopil chia cắt miền Bắc và miền Trung, cộng với địa hình vốn đã không bằng phẳng của hai miền này, nhiều trở ngại tự nhiên như rừng, núi, thung lũng, đèo đã chia cắt địa hình Hy Lạp cổ một cách mạnh mẽ Điều này được xem như một trong những tiền đề tạo nên đặc trưng nổi bật của nền văn minh Hy Lạp cổ, đó là các thành bang (polis) Về tổng quan, dù Hy Lạp cổ đại có nhiều đồi núi nhưng đất đai không phì nhiêu, cũng như do Địa Trung Hải là biển kín, ít mưa, nên không thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp Tuy nhiên, nơi đây có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú: đá, sắt, đồng, vàng, bạc, ; là điều kiện rất tốt trong việc phát triển các lĩnh vực kiến trúc, nghệ thuật tạo hình, luyện kim, buôn bán, v.v

2.2.2 Điều kiện dân cư

Về dân cư, từ thời đồ đá cũ, theo nhiều tài liệu khảo cổ học, đã có dấu vết cư trú của con người trên bán đảo Hy Lạp Những khu vực khác như đảo Crét, Síp, thì con người cư trú muộn hơn vào thời đồ đá mới Trải qua các đợt thiên

Trang 6

di của các bộ lạc phương Bắc trong khoảng 1000 năm (khoảng cuối thiên niên kỷ III TCN đến đầu thiên niên kỷ II TCN) và người Đôrian (khoảng sau năm 1200 TCN) thì Hy Lạp cổ đại bao gồm các dân tộc như: Êôliêng, Iôniêng, Akêan và Đôrian cùng cư trú.

2.3 Nhận xét

Khác biệt lớn nhất của điều kiện tự nhiên - dân cư đến sự hình thành của các nền văn minh này có lẽ là ở tính mở của địa hình Trong khi nền văn minh Hy Lạp là nền văn minh mở, giáp biển nhiều mặt, địa hình cắt xẻ, không thuận lợi giao lưu trên bộ, nên đã tạo điều kiện giao lưu mạnh mẽ với các vùng đất láng giềng qua đường biển và thúc đẩy sự hình thành và phát triển cho thương mại quốc tế, đồng thời có vai trò như chất xúc tác mang văn minh Hy Lạp với thế giới bên ngoài, thì ở phương Đông, nền văn minh Trung Hoa quanh vùng sông nước, đồng bằng rộng lớn, chủ yếu tập trung vào cơ sở kinh tế là nông nghiệp, chỉ trao đổi hàng hóa nội địa mà ít có giao thương buôn bán với bên ngoài, với con sông Hoàng Hà, sông Trường Giang là những con đường giao thông huyết mạch Đặc điểm tự nhiên - dân cư đã quy định cơ sở hình thành các ngành kinh tế cùng với những đòi hỏi riêng biệt của tự nhiên, mà sau này có tác động rất lớn đến việc định hình bản sắc văn minh riêng của từng vùng

3 Điều kiện kinh tế3.1 Nền văn minh Trung Hoa3.1.1 Nông nghiệp

Trước khi người Trung Quốc xây dựng nhà nước chính thức của mình, tổ tiên của họ đã đến và sống định cư thành những chòm xóm bên lưu vực sông Hoàng Hà và họ sống chủ yếu dựa trên nghề chăn nuôi và trồng trọt Đến thiên niên kỷ III TCN, sản xuất phát triển đã dẫn đến phân hoá tài sản và sản xuất giai cấp Xã hội thị tộc lâm vào tình trạng tan rã, Nhà nước Trung Quốc ra đời Khi này, nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp đồng thời có bước phát triển Tuy nhiên, nông nghiệp vẫn được coi trọng nhất và là ngành kinh tế nền tảng của Trung Quốc trong suốt thời kỳ cổ đại và trung đại Thời kỳ đầu, cư dân Trung Quốc biết sử dụng công cụ sản xuất bằng đồng, đá, gỗ và xương Họ sử dụng các phương pháp làm ruộng, trồng dâu nuôi tằm và chăn nuôi Nhờ đất đai màu mỡ và sự tiến bộ của sản xuất, sản lượng nông nghiệp ngày càng tăng,

Trang 7

giai cấp thống trị thu lại được nhiều lương thực và súc vật.

3.1.2 Thủ công nghiệp

Về thủ công nghiệp, ở thời cổ đại, những ngành nghề thủ công phổ biến bao gồm nghề gốm, đúc đồng, luyện sắt, đồ đá, đạt nhiều bước tiến mới Tuy nhiên, các ngành nghề quan trọng như chế tạo vũ khí, đúc đồng, luyện sắt, đóng thuyền, do Nhà nước trực tiếp tiếp quản và điều phối Đến thời kì Trung Đại, nghề thủ công nghiệp ngày càng phát triển đa dạng nhiều ngành nghề với quy mô sản xuất lớn và kỹ thuật tinh xảo

3.1.3 Thương nghiệp

Trên cơ sở nông nghiệp và thủ công nghiệp phát triển, thương nghiệp của Trung Quốc cũng phát triển từ khá sớm Người dân nơi đây đã biết sử dụng vỏ ốc biển hay còn có tên gọi khác là “bội” để sử dụng làm loại tiền tệ sớm nhất trong việc trao đổi hàng hoá ở thời cổ đại Và đến thời Trung Đại, ngoài nội thương, Trung Quốc còn mở rộng giao lưu, buôn bán với nhiều nước ở khu vực Châu Á, Châu Âu

3.2 Nền văn minh Hy Lạp3.2.1 Nông nghiệp

Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn thực phẩm cho dân cư và tạo ra thu nhập cho nền kinh tế Người Hy Lạp đã phát triển phương pháp canh tác đất đai và trồng các mặt hàng như nho và dầu ô-liu nhằm phục vụ cho nghề thủ công chế rượu nho và xuất khẩu dầu ô-liu, sau đó lấy lợi nhuận thu được mua từ bên ngoài về nguyên liệu, lương thực, thực phẩm với giá rẻ hơn rất nhiều so với sản xuất trong nước

3.2.2 Thủ công nghiệp

Nền kinh tế Hy Lạp cổ đại còn phụ thuộc vào công nghiệp thủ công và thời trang Các xưởng thủ công lớn nhỏ lần lượt ra đời Các nghề thủ công như luyện kim, chế tạo vũ khí, trang sức, đồ thủ công mỹ nghệ, Trong thế kỷ XIX, qua những cuộc khai quật khảo cổ học ở Myxen đã tìm thấy nhiều đồ mỹ nghệ bằng kim loại được chế tác tinh vi, đẹp đẽ, cho thấy trình độ của kỹ thuật sản xuất thủ công nghiệp khá cao

Trang 8

3.2.3 Thương nghiệp

Với điều kiện địa lý thuận lợi (ít khi có gió mạnh và bão tố, nhiều vịnh thúc đẩy việc phát triển hải cảng, ), thương mại đã sớm phát triển, và điều này đã giúp thúc đẩy sự mở rộng trong lưu thông tiền tệ và các hoạt động tín dụng, ngân hàng, cho vay lãi Mỗi thành bang ở Hy Lạp lúc bấy giờ đều đúc tiền tệ cho riêng mình Người Hy Lạp cổ đã biết phát huy triệt để lợi thế hàng hải để đẩy mạnh giao thương với các khu vực xung quanh, tạo đà cho sự phát triển mạnh mẽ của thương nghiệp, sản phẩm mua về là lúa mì, súc vật, lông thú từ vùng Biển Đen, Ai Cập Kinh tế dần dần chuyển dịch khỏi nông nghiệp và tập trung vào thủ công nghiệp và thương mại

3.3 Nhận xét

Trình độ sản xuất của nền văn minh Hy Lạp cổ khá cao so với xã hội phương Đông cổ đại, sự phân công lao động diễn ra khá tỉ mỉ, là cơ sở cho sự phát triển hưng thịnh của nền văn minh này Trong khi cả hai nền văn minh cổ đều lấy nông nghiệp làm nền tảng nuôi dưỡng sự trù phú của mình, sử dụng các công cụ canh tác cũng như phương thức trồng trọt gần tương tự nhau, thì sự khác biệt chủ yếu nằm ở quy mô của nền nông nghiệp, và các sản phẩm chủ yếu của nền nông nghiệp ấy (ở Hy Lạp là nho, ô-liu, cừu, lúa mạch, còn ở Trung Hoa là lúa mì, dâu tằm, đay ) Ở mỗi nền văn minh, tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên mà cư dân ở đó đã biết phát huy tác dụng riêng cho ngành nông nghiệp, ví dụ như việc trị thủy, đắp đê, tận dụng nguồn nước dồi dào từ lượng mưa ở các đồng bằng phía Tây Trung Hoa

Về thủ công nghiệp, nền văn minh Trung Hoa có bước tiến chậm hơn Hy Lạp, khi phải đến tận thời Hán thì thủ công nghiệp mới thực sự có chỗ đứng đáng kể (đồ sứ ra đời) chứ không còn là một ngành kinh tế phụ bổ trợ cho nông nghiệp Ngược lại, Hy Lạp cổ đại đã phát triển ngành thủ công nghiệp tinh xảo từ sớm, do được thiên nhiên ưu ái về nguồn nguyên liệu, khoáng sản dồi dào phù hợp cho việc chế tác công nghiệp Điểm chung lớn nhất của hai nền văn minh là quy mô sản xuất và trình độ chuyên môn ngày càng tăng, với đồ thủ công mỹ nghệ và đồ sắt là hai mặt hàng sản xuất thường xuyên nhằm đáp ứng nhu cầu về công cụ lao động (ở Trung Hoa) hoặc nhu cầu trao đổi hàng hóa (ở Hy Lạp)

Về thương mại, nếu như người Hy Lạp cổ xây dựng được những hải cảng lớn, có vai trò như những trung tâm trung chuyển quốc tế (cảng Piraeus), là

Trang 9

những trung tâm trao đổi buôn bán lớn nhất thời bấy giờ, là biểu hiện rõ rệt của một nền kinh tế thị trường tiền tệ rực rỡ, thì thương mại của nền văn minh Trung Hoa bước đầu tập trung vào vận chuyển hàng hóa giữa các vùng nội địa bằng đường bộ và đường thủy, đến khoảng thế kỉ thứ nhất trước Công nguyên thì những ý tưởng sơ khai về Con đường tơ lụa mới hình thành, sau đó dưới thời nhà Hán thì giao thương quốc tế có bước phát triển rõ rệt.

4 Điều kiện chính trị - xã hội4.1 Nền văn minh Trung Hoa

Xã hội Trung Quốc cổ đại có đặc điểm là sự đan xen giữa phân hóa giai cấp và quan hệ thị tộc ổn định Nhà nước chuyên chế phương Đông phụ thuộc vào cả chế độ nô lệ và quan hệ thị tộc, với cơ sở xã hội chủ yếu là công xã nông nghiệp Phân hóa giai cấp đã tách tầng lớp trung gian và thượng tầng ra khỏi sản xuất trực tiếp, hình thành nền văn minh chính trị độc đáo Sau này, với sự ra đời của hàng loạt các tư tưởng triết học và chính trị (trong thời Xuân Thu - Chiến Quốc), nền văn minh Trung Hoa thời cổ càng phản ánh sự kết hợp đa dạng giữa truyền thống văn hóa, chính trị và kinh tế, tạo nên một hệ thống phức tạp, đồng thời cũng là cơ sở của sự phồn thịnh của nền văn minh này.

4.2 Nền văn minh Hy Lạp

Lịch sử Hy Lạp cổ đại có thể chia thành bốn thời kỳ: Thời kỳ văn hóa Crét-Myxen, Thời kỳ Hôme, Thời kỳ thành bang và Thời kỳ Makêđônia Thời kỳ thành bang (thế kỷ VIII-IV TCN) được xem là thời kỳ quan trọng nhất khi ảnh hưởng bởi sự phát triển của các ngành kinh tế và sự phân hóa giai cấp mà ở Hy Lạp một lần nữa xuất hiện nhiều nhà nước nhỏ Trong đó, quan trọng nhất là thành bang Xpác và thành bang Aten Thành bang Xpác bảo thủ về chính trị, lạc hậu về kinh tế và văn hóa, nhưng lại mạnh về quân sự, còn thành bang Aten bước đầu tính chất dân chủ còn hạn chế nhưng sau nhiều lần cải cách thì trở thành thành bang có chế độ chính trị dân chủ nhất Hy Lạp Tuy nhiên, các mô hình nhà nước này đều chỉ là chế độ dân chủ chủ nô (4/5 dân cư Aten là nô lệ, ngoại kiều không được hưởng quyền dân chủ), nô lệ bị bóc lột và chỉ được xem là công cụ của chủ nô Về sau, ở Hy Lạp diễn ra cuộc đấu tranh để thống nhất nhưng không có thành bang nào đủ mạnh để giành quyền bá chủ Các thành bang về hình thức đã trở thành chư hầu của Makêđônia-một nước phát triển phía

Trang 10

bắc Hy Lạp, nắm quyền chỉ huy tấn công Ba Tư Năm 168 TCN, Makêđônia bị La Mã tiêu diệt và Hy Lạp bị nhập vào đế quốc La Mã vào năm 146 TCN.

4.3 Nhận xét

Ở Trung Quốc cổ đại, do luôn bị đe dọa về an ninh vì địa thế bằng phẳng, thường xuyên xuất hiện nhu cầu trị thuỷ, phục vụ nông nghiệp và mở rộng lãnh thổ nên từ sớm đã cần thiết có sự thống nhất quyền lực để cố kết xã hội, đáp ứng các nhu cầu trên Lúc ấy, nền chính trị quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền ra đời, tập trung quyền lực vào tay một người duy nhất Còn ở xã hội Hy Lạp cổ, do bị chia cắt mạnh về địa hình, ít đồng bằng lớn, và do thực tế lịch sử, phân chia giai ccác cộng đồng người không thể sống quần cư dưới sự lãnh đạo nhất thể, mà các cộng đồng cư dân (thành bang / đô thị thương mại) được hình thành Sau cùng, chính trị - xã hội Hy Lạp thời cổ đại được đặc trưng bởi những cuộc chiến tranh giữa các thành bang.

Ngày đăng: 03/04/2024, 16:08

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w