1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lịch sử văn minh thế giới đề tài lịch sử văn minh khu vực các quốc gia châu á và sự so sánh giữa nền văn minh phương đông và phương tây từ dấu ấn lịch sử đến hiện đại

11 5 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lịch Sử Văn Minh Khu Vực Các Quốc Gia Châu Á Và Sự So Sánh Giữa Nền Văn Minh Phương Đông Và Phương Tây Từ Dấu Ấn Lịch Sử Đến Hiện Đại
Tác giả Nguyễn Hữu Thạch
Người hướng dẫn Lý Hải Yến
Trường học Học Viện Ngoại Giao Việt Nam
Chuyên ngành Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 1,42 MB

Nội dung

BỘ NGOẠI GIAOHỌC VIỆN NGOẠI GIAO VIỆT NAMKHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊTIỂU LUẬNMÔN HỌC: LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI Đề tài: Lịch sử văn minh khu vực các quốc gia châu Á và sự so sánh giữa nềnvăn

Trang 1

BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO VIỆT NAM KHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN

MÔN HỌC: LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI

Đề tài: Lịch sử văn minh khu vực các quốc gia châu Á và sự so sánh giữa nền

văn minh phương Đông và phương Tây từ dấu ấn lịch sử đến hiện đại

Giảng viên hướng dẫn : Lý Hải Yến

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Hữu Thạch

Lớp : NNA48A1

MSSV : NNA48A1-0725

Trang 2

I LỜI MỞ ĐẦU – VẤN ĐỀ TIỂU LUẬN

Xuyên suốt chiều dài lịch sử nhân loại, xã hội của chúng ta chung sống ngày nay không phải là nền văn minh tiên tiến duy nhất từng tồn tại trên Trái Đất Đã

có không ít những nền văn minh cổ đại nổi lên, phát triển hưng thịnh rồi rơi vào suy vong Sự biến mất của chúng đã để lại cho nhân loại nhiều bài học và những

di sản vật thể lẫn phi vật thể đầy quý giá cùng vô số những câu hỏi li kì mà các nhà khoa học chưa thể đưa ra lời giải đáp thích đáng

Qua môn Lịch sử văn minh thế giới, em đã tiếp thu thêm được những kiến thức,

tự mình giải đáp được những câu hỏi xoay quanh nền văn minh nhân loại Đồng thời, hiểu sâu hơn về một quá trình phát triển của nhiều dân tộc, quốc gia với những văn hóa, bản sắc riêng biệt từ thấp tới cao dọc theo chiều dài thời gian Mang trong mình dòng máu Lạc Hồng, em luôn đặt ra những câu hỏi về cội nguồn, tổ tiên, những con người đã khai phá ra những tài nguyên, vùng đất và tri thức đã và đang được thừa hưởng bởi nhiều thế hệ tới ngày nay Không những thế, em còn hiểu rõ được một sự thật rằng: không dân tộc nào trên thế giới không học hỏi, tiếp thu những giá trị văn minh của các dân tộc khác Giao lưu, trao đổi, học hỏi những giá trị văn minh lẫn nhau là qui luật chung của tất cả các

khu vực (các quốc gia châu Á) xen lẫn với sự so sánh giữa hai nền văn minh nổi trội phương Đông và phương Tây là nội dung chính trong bài tiểu luận cuối kì của em

II NỘI DUNG TIỂU LUẬN

1 Nền văn minh châu Á

Để làm tiền đề cho sự so sánh của hai nền văn minh đối cực địa cầu, ta cần trước hết tìm hiểu sơ lược về một số nền văn minh châu Á tiêu biểu:

a Văn minh Ấn Độ

2

Trang 3

Ấn Độ là một bán đảo hình tam giác, nằm ở phía nam châu Á nhưng hầu như bị ngăn cách với châu lục bởi dải núi cao nhất thế giới – dãy Himalaya nên còn được gọi là “tiểu lục địa” Giao thông nơi đây có thể liên hệ với thế giới bằng đường bộ về phía Tây, Tây Bắc nhưng phải vượt qua những địa hình hiểm trở để đến với Iran và Trung Á Các vùng đồi núi tuy khắc nghiệt và hiểm trở nhưng lại

có một quần thể sinh vật vô cùng phong phú Ấn Độ còn là một khu vực giàu tài nguyên, khoáng sản thuận lợi cho phát triển các ngành nghề thủ công Đồng thời, nơi đây cũng có hai mặt giáp biển, là mắt nối vô cùng quan trọng của tuyến hàng hải Tây – Đông

Về bố cục, Ấn Độ chia làm hai miền Nam, Bắc lấy dãy núi Vinđya làm ranh giới Miền Bắc Ấn Độ có hai con sông lớn là sông Ấn (Indus) và sông Hằng (Gange) Sông Ấn chia làm 5 nhánh, do cư dân tập trung đông nên tên quốc gia được đặt theo tên con sông này Sông Hằng ở phía Đông được coi là một dòng sông thiêng liêng, có nhiều mối liên kết với tín ngưỡng và văn hóa con người

Từ xưa nhân dân Ấn Độ thường đến khúc sông ở thành phố Varanadi (Bênarét)

để cử hành lễ tắm mang tính chất tôn giáo Cả hai dòng sông này đã bồi đắp thành hai đồng bằng màu mỡ ở miền Bắc Ấn Độ, vì vậy nơi đây đã trở thành cái nôi của nền văn minh của đất nước này Cư dân Ấn Độ, về thành phần chủng tộc, gồm hai loại chính: người Đraviđa chủ yếu cư chú ở miền Nam và người Arya chủ yếu cư chú ở miền Bắc Ngoài ra còn có nhiều tộc du cư từ phía khác như người Hy Lạp, người Hung Nô, người Arập…

Từ khi bước vào xã hội có nhà nước cho đến khi bị thực dân Anh chinh phục, lịch sử Ấn Độ có thể chia thành 4 thời kỳ lớn Bắt đầu từ đầu thiên niên kỉ thứ III đến giữa thiên niên kỉ thứ II TCN, nền văn minh sông Ấn được khám phá qua những di chỉ khảo cổ của hai thành phố Harappa và Môhengiơ Đarô Tiếp nối theo đó là thời kì Vêđa (từ giữa thiên kỷ II đến giữa thiên kỷ I TCN), khi lịch sử

Ấn Độ được phản ánh trong các tập Vêđa nên được gọi cùng tên (Vêđa vốn là những tác phẩm văn học, gồm có 4 tập) Chính trong thời kỳ này, ở Ấn Độ đã xuất hiện hai vấn đề có ảnh hưởng rất quan trọng và lâu dài trong xã hội nước này, đó là chế độ đẳng cấp (varna) và đạo Bàlamôn Nối tiếp sau đó là Ấn Độ từ

3

Trang 4

thế kỉ VI TCN đến thế kỉ XII, khi Ấn Độ chịu những cuộc tấn công từ những thế lực phía Bắc, điển hình là sự xâm lược của quân đội Macedonia Tuy nhiên, nhân dân đã nổi dậy đấu tranh với bằng sự dẫn dắt của Sanđragupta, quân Macedonia bị đuổi khỏi đất nước, Sanđragupta làm chủ được cả vùng hạ lưu sông Ấn, lập nên một triều đại mới gọi là vương triều Môrya được coi là triều đại huy hoàng nhất trong lịch sử Ấn Độ cổ đại Song song với đó là sự ra đời và phát triển của Đạo Phật từ khoảng thế kỷ V TCN, và dần được coi là quốc giáo Nhưng không lâu sau sự sụp đổ của vương triều Môrya, Ấn Độ lại rơi vào trạng thái bị chia cắt trầm trọng và đe dọa chiến tranh từ những thế lực ngoại tộc Đặc biệt từ đầu thế kỉ XI, Ấn Độ thường bị các vương triều hồi giáo ở Afghanistan tấn công và đến năm 1200, toàn bộ miền bắc Ấn Độ bị sáp nhập vào Afghanistan Cuối cùng, từ thế kỉ XIII đến XIX, thời Xuntan Đêli (từ năm 1206 đến năm 1526) khi viên tống đốc Afghanistan tách miền bắc Ấn Độ thành một nước tự trị riêng và xưng mình là Xuntan (vua), khai sinh ra nước Xuntan Đêli

Từ đó đến năm 1526, miền Bắc Ấn Độ đã thay đổi đến 5 vương triều và đều do người ngoại tộc theo Hồi giáo sáng lập và đóng đô ở Đêli Tất cả kết thúc khi vương triều Môgôn do người Mông Cổ thành lập và cai trị bị thực dân Anh xâm chiếm vào giữa thế kỉ XVIII, và đến năm 1849, Ấn Độ hoàn toàn biến thành thuộc địa của Anh

b Văn minh Trung Hoa

Cùng nét tương đồng với ba trung tâm khác, Trung Quốc có hai dòng sông lớn

chảy qua là Hoàng Hà (dài 5464km) ở phía Bắc và Trường Giang ở phía Nam dài 5800km Tuy sông Hoàng Hà từ xưa gây ra nhiều lũ lụt, nhưng chính vì thế

đã bồi đắp đất đai lục địa thêm màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp khi công cụ sản xuất còn tương đối thô sơ Hai dòng sông chia lãnh thổ thành ba vùng đồng bằng rộng lớn: Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam Thủ công phát triển rồng dâu nuôi tằm từ đó dệt ra thứ tơ lụa trứ danh; đất sét cũng là một trong những nguồn tài nguyên góp phần phát triển ngành gốm sứ gắn liền với tên nước Trung Hoa cổ đại Hệ sinh vật ở đây cũng vô cùng phong phú với hàng ngàn cây làm thuốc quý, và vô vàn những động vật quý hiếm Mang theo

4

Trang 5

theo mình một diện tích rộng lớn, tính chất khí hậu ở các nơi của Trung Quốc cổ đại không giống nhau: miền Tây đất cao, nhiều núi, khí hậu khô hanh, miền Đông thấp hơn, gần biển nên khí hậu ôn hòa

Trung Quốc cũng là một nơi từ rất sớm đã có loài người cư trú Cư dân nơi đây

từ thuở sơ khai không phải là một dân tộc thuần nhất và duy nhất mà là sự kết hợp của nhiều giống người khác nhau Cư dân đầu tiên đến vùng Hoàng Hà là hai bộ lạc Hạ và Thương Đến giữa thế kỉ XI TCN, giữa hai bộ tộc Hạ và Thương có sự đồng hóa, đưa đến sự ra đời của một bộ tộc thống nhất được gọi là Hoa Hạ Trong khi đó ở lưu vực sông Trường Giang là địa bàn cư trú của các bộ tộc được gọi là Man, Di, khác biệt về nguồn gốc, ngôn ngữ, nghệ thuật, phong tục tập quán…

Đặc biệt, Trung Quốc đã từng trải qua xã hội nguyên thủy, rất nhiều nơi trên lãnh thổ đã phát hiện được nhiều di chỉ thuộc các thời kì đồ đá cũ – mới Nhà nước cổ đại Trung Hoa đã sớm xuất hiện vào khoảng thiên niên kỷ III TCN đã giúp điều hướng nhân dân trong quá trình trị thủy, chống ngoại xâm, và không ngừng mở rộng lãnh thổ cương vực Từ đó sinh ra tính thống nhất cao trong cộng đồng, và xây dựng thành công bộ máy chính quyền chuyên chế tập trung quyền lực cao độ, hình thành bộ lạc lớn mạnh do Đường, Nghiêu, Ngu Thuấn,

Hạ Vũ kế tiếp nhau làm thủ lĩnh

Nối tiếp sau thời kì công xã nguyên thủy, Trung Quốc bước vào thời Tam Đại Bắt đầu từ nhà Hạ (từ khoảng thế kỉ XXI – XVI TCN) tới Nhà Thương (từ thế kỉ XVI – XI TCN) và cuối cùng là nhà Chu về danh nghĩa từ thế kỉ XI – III TCN Còn từ năm 771 đến năm 221 TCN, Trung Quốc bước vào thời loạn, giai đoạn lịch sử này được ghi lại trong hai bộ Xuân thu sử và Chiến quốc sách

Mãi tới năm 221 TCN, Tần Thủy Hoàng đánh bại các nước Chiến quốc, thống nhất đất nước, chữ viết, đơn vị đo lường và tiền tệ Ông cũng coi trọng củng cố

hệ thống đê điều để phát triển nông nghiệp, mở rộng giao thương cũng như xây dựng tường đài kiên cố, điển hình như Vạn Lý Trường thành Sau khi Tần Thủy Hoàng mất, Lưu Bang lập nên nhà Hán, đóng đổ ở phía Tây Hán nhưng do nổi loạn nên phải di dời sang phía Đông Sau khi nhà Hán sụp đổ, Trung Quốc bị

5

Trang 6

chia xẻ ra làm ba nước Ngụy, Thục, Ngô Đến năm 265, cháu Tư Mã Ý là Tư

Mã Viêm bắt vua Ngụy phải nhường ngôi, lập ra nhà Tấn Có thể nói, thời kì phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc là thời kì nhà Đường (từ năm 618 – 907) Sau đó đất nước Trung Hoa lại rơi vào hơn 50 năm loạn lạc, thời kì Ngũ đại – Thập quốc: ở miền Bắc có 5 triều đại kế tiếp nhau, miền Nam

bị chia thành 9 nước nhỏ Tống Thái Tổ kết thúc loạn lạc, lập ra nhà Tống và đóng đô ở phía Bắc Triều đình tồn tại đến năm 1279 thì bị nhà Nguyên tiêu diệt bởi Hốt Tất Liệt, cháu Thành Cát Tư Hãn và một lần nữa thống nhất được toàn

bộ Trung Quốc Năm 1368, Chu Nguyên Chương đã lãnh đạo người Hoa khởi nghĩa lật đổ ách thống trị của nhà Nguyên, lập ra nhà Minh Nhưng vài năm

1636, người Mã lập ra nước Thanh, nhân cơ loạn lạc ở vùng Trung Nguyên, họ kéo quân vào đánh chiếm Bắc Kinh, lập nên triều đại cuối cùng của phong kiến Trung Quốc trước khi bị những thế lực phương Tây cấu xé

c Một số nền văn minh Đông Nam Á tiêu biểu

Khu vực Đông Nam Á bao gồm hai khu vực chính là phần lục địa được gọi là Đông Dương và phần hải đảo gọi là Mã Lai Từ thời kì xa xưa, khu vực này đã

là địa bàn giữ vai trò quan trọng giữa hai đầu mối buôn bán Đông – Tây, là nơi gặp gỡ, kết tinh của các nền văn hoá lớn trên thế giới Nhưng mãi tới sau Chiến tranh thế giới thứ II, khái niệm Đông Nam Á mới bắt đầu xuất hiện, chỉ danh một khu vực riêng biệt nằm ở phía đông nam của châu Á với nền văn hóa bản địa khá đa dạng và phong phú trong khu vực

Bắt nguồn từ những xã hội nông nghiệp, khi săn bắt, hái lượm và chăn nuôi thuần hóa đã đủ cung cấp thức ăn Từ đó những người sở hữu tài sản nhiều hơn

cả đã nhanh chóng kiếm được địa vị bằng cách phân phát thức ăn, phong tục đó

đã lan truyền ra khắp khu vực Sau đó tiếp nối tới thời kì các vương quốc cổ, được chia ra thành hai nhóm riêng biệt: nhóm thứ nhất là các vương quốc trồng trọt - coi nông nghiệp làm hoạt động kinh tế chính Đa số các quốc gia trồng trọt nằm ở vùng lục địa Đông Nam Á Ví dụ như Văn Lang, nằm ở đồng bằng sông Hồng Nhóm thứ hai là các quốc gia gần biển, dựa vào hoạt động thương mại

6

Trang 7

hàng hải như Phù Nam ở hạ lưu đồng bằng sông Mekong Ngoài ra cũng có một

số quốc gia tiêu biểu như Chân Lạp, Lâm Ấp, Dvaravati, Pyu, …

Sau khi chuyển tiếp từ đầu công nguyên đến thế kỷ IX là sự hình thành các quốc gia dân tộc và một số tiểu quốc, thì từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 15 là thời kỳ phát triển nhất của các nước Đông Nam Á Chúng ta có thể biết đến một số nước điển hình như Đại Việt – phát triển dựa vào nông nghiệp, chịu nhiều ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa, hay xảy ra chiến tranh với thế lực phương Bắc; Champa – quốc gia nằm ở miền Trung Việt Nam từ thế kỉ VII, phát triển mạnh với những công trình kiến trúc đền tháp kì vĩ và độc đáo trước khi hoàn toàn bị sáp nhập vào lãnh thổ Việt nam vào đầu thế kỉ XVII; vương quốc Khmer – một

đế chế hùng mạnh từ đầu thế kỉ IX, kiểm soát vùng lãnh thổ rộng lớn gồm Campuchia, phía Nam Việt Nam, Lào và phần lớn Thái Lan ngày nay Vương quốc mang theo đạo Phật giáo tiểu thừa, phát triển hưng thịnh vào thế kỉ XII, XIII nhưng tới đầu thế kỉ XIV bị suy yếu do các yếu tố nội bộ cũng như sức ép

từ người Thái Tới thế kỉ thứ XVI, Người Châu Âu lần đầu tiên đến Đông Nam

Á vào thế kỷ 16 Chính mối lợi của thương mại là động cơ thúc đẩy họ tới đây trong và mang các nhà truyền giáo với hy vọng truyền bá Thiên chúa giáo vào trong vùng Hiện tượng này được gọi là Chủ nghĩa thực dân mới, với việc các cường quốc thuộc địa xâm chiếm hầu như toàn bộ lãnh thổ Đông Nam Á Không

để chịu đàn áp, các phong trào dân tộc dần nổ ra vào đầu thế kỉ XX, các quốc gia dần được tuyên bố độc lập sau khi hết quyền bảo hộ bởi các quốc gia châu

Âu Tuy có nhiều sự can thiệp bởi Hoa Kỳ khi chống lại các lực lượng cộng sản

ở Việt Nam nhưng cuối cùng, đánh dấu sự kết thúc của thời cai trị châu Âu trên lãnh thổ Đông Nam Á bằng việc Anh Quốc chấm dứt sự giám hộ với Brunei năm 1984 Hiện tại, Đông Nam Á phát triển nhanh chóng và hiện đại, đặc trưng

ở mức độ tăng trưởng kinh tế cao của hầu hết các nước và sự kết hợp thành hiệp hội ASEAN để đẩy mạnh thương mại

2 Đặc trưng nền văn minh phương Đông

Trong thời kì cổ đại, cụ thể hơn là vào cuối thiên niên kỉ thứ IV tới đầu thiên niên kỉ thứ III TCN đến những thế kỷ Sau công nguyên, ở phương Đông (gồm

7

Trang 8

châu Á và một phần Đông Bắc châu Phi) có 4 nền văn minh nổi trội, đó là Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc Có thể nói, dòng chảy của những con sông lớn là cội nguồn sản sinh ra nhưng trung tâm, đô thị phát triển hùng mạnh và hưng thịnh Ai Cập hình thành bên lưu vực sông Nile, Ấn Độ hình thành bên lưu vực sông Hằng, sông Ấn, Trung Quốc hình thành bên lưu vực sông Hoàng Hà

và Trường Giang Chính vì sự thuận lợi này mà hầu hết các quốc gia cổ đại phương Đồng đều tập trung phát triển nông nghiệp, chăn nuôi Điểm đặc trưng tiếp theo mà chúng ta cần phải lưu ý là các quốc gia cổ đại Phương Đông hầu hết theo chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, mọi quyền lực đều được tập trung vào tay người đứng đầu đất nước là vua - người sở hữu quyền lực tối cao, quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và chỉ huy quân đội Về xã hội, phương Đông cổ đại bao gồm hai giai cấp chính: giai cấp thống trị và giai cấp bị trị Giai cấp thống trị bao gồm: vua, tăng lữ, quan lại và quý tộc; giai cấp bị trị bao gồm: thợ thủ công, thương nhân, nông dân công xã và nô lệ Cuối cùng là quá trình phát triển kinh tế chung của các quốc gia cổ đại phương Đông: Họ tập trung phát triển chính là nông nghiệp cũng như thủ công nghiệp, chăn nuôi theo hình thức tự cung tự cấp Việc này cũng phụ thuộc phần lớn vào điều kiện tự nhiên thuận lợi, mưa thuận gió hòa, ứng dụng dòng chảy của lưu vực các dòng sông lớn với nguồn phù sa màu mỡ

3 Khái quát chung về nền văn minh phương Tây

Khác với các quốc gia cổ đại phương Đông, các quốc gia cổ đại phương Tây có

sự ra đời muộn hơn, cụ thể là vào thế kỉ I TCN và được hình thành dựa trên cơ

sở trình độ sản xuất cao với công cụ chủ yếu là sắt thay vì đồng thau Chúng được hình thành chủ yếu ở khu vực vùng ven biển địa Trung hải, điều kiện đất đai khô cằn và rất khó cho hoạt động canh tác, phát triển nông nghiệp, nhưng lại thuận lợi cho quá trình phát triển hải cảng và giao thương Xét về thể chế chính trị thì các quốc gia cổ đại phương Tây xây dựng theo nền dân chủ chủ nô hoặc công hòa quý tộc, đế chế Xã hội chia ra làm 2 giai cấp chính đó là: chủ nô (những chủ xưởng, chủ buồn giàu có) và nô lệ (chiếm số đông trong xã hội và là lực lượng lao động chính, nhưng lại chịu bóc lột nặng nề) Về kinh tế thì chỉ tập

8

Trang 9

trung phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp do điều kiện tự nhiên không được thuận lợi

4 So sánh, nhận xét về sự khác biết giữa văn minh phương Đông và phương Tây

Nội dung so sánh đầu tiên chúng ta cần phải nhắc tới ở đây là điều kiện tự nhiên Đối với các quốc gia cổ đại phương Đông, do hình thành trên lưu vực các con sông lớn nên các quốc gia này được thiên nhiên ban tặng những đồng bằng phù sa màu mỡ, tơi xốp, thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp Đồng thời, nguồn nước dồi dào đã tạo điều kiện vô cùng quan trọng cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt, cấp nước cho nguồn thủy sản và phát triển giao thông đường thủy Tuy nhiên, các đường bờ biển kéo dài và những vũng vịnh sâu kín gió mới

là đòn bẩy phát triển giao thông đường biển cho các quốc gia cổ đại phương Tây Đất đai nơi đây còn thích hợp để trồng các loại cây như nho và oliu để sản xuất dầu, ngâm rượu Thứ hai, về mặt kinh tế của hai nền văn minh, các quốc gia phương Đông chủ động chú trọng vào nền nông nghiệp, các công tác thủy lợi được những vị vua chủ trương cải tạo và nâng cấp Trong khi phương Tây tập trung và nền kinh tế công thương và đẩy mạnh mậu dịch hàng hải, buồn bán giữ vai trò chủ đạo, ngành nông nghiệp được coi là thứ yếu Thứ ba, chế độ của hai nền văn minh khu vực phát triển độc đáo với nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền chiếm phần lớn ở phương Đông và chế đọ dân chủ chủ nô hay cộng hòa quý tộc ở phương Tây Cuối cùng, về mặt xã hội, phương Đông tồn tại hai giai cấp chính là thống trị và bị trị; phương Tây gồm hai giai cấp cơ bản tồn tại đối nghịch nhau là chủ nô và nô lệ Ngoài ra ta cũng có thể so sánh thêm về những thành tựu văn hóa của đôi bên: văn minh phương Đông sáng tạo

ra nông lịch và chữ viết tượng hình, nghiên cứu toán học và tìm ra số Pi, cách tính diện tích và cho xây dựng nhiều kiến trúc kì vĩ như Kim Tự Tháp Ai Cập, thành Babylon, … Văn minh phương Tây với phát minh ra lịch, chữ cái Latinh, toán học với những tiền đề và định lý và đặc biệt là nghệ thuật hội họa và điêu khắc

III TỔNG KẾT

9

Trang 10

Qua sự so sánh về hai nền văn minh phương Đông và phương Tây cũng như

đi sâu vào một số trung tâm văn hóa tiêu biểu, a có thể cho rằng, mỗi nền văn minh đều tồn tại riêng biệt và có những cá tính độc lập và nét văn hóa đặc sắc Tất cả đều cống hiến, kiến tạo nên một nền văn minh nhân loại đầy rẫy những yếu tố li kì và độc đáo, đồng thời là một lời nhắc nhở về giá trị của tập thể, một bài học về câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” để thế hệ sau mãi biết ơn, ghi công Từ đó có thể ứng dụng và phát huy thành quả của thế hệ đi trước, kiến tạo cuộc sống tương lai

Tài liệu tham khảo

1 Lương Ninh (chủ biên) (2005), Lịch sử thế giới cổ đại, NXB Giáo dục,

Hà Nội

2 Lương Ninh (chủ biên) (2018), Đông Nam Á: Lịch sử từ nguyên thủy đến ngày nay, NXB Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội

3 Nhiều tác giả (1996), Almanach những nền văn minh thế giới, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội

4 Vũ Dương Ninh (chủ biên) (2003), Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục, Hà Nội

10

Ngày đăng: 02/04/2024, 16:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w