1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu kinh nghiệm chính sách tiêu dùng bền vững đối với mặt hàng tiêu dùng nhanh trên thế giới và bài học cho việt nam

97 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu kinh nghiệm chính sách tiêu dùng bền vững đối với mặt hàng tiêu dùng nhanh trên thế giới và bài học cho Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Thu Nguyệt, Trần Thị Minh Anh, Trần Thị Kiều Anh, Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Người hướng dẫn TS. Phạm Văn Kiệm
Trường học Trường Đại học Thương mại
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 1,25 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU (14)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (14)
    • 1.2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu (15)
      • 1.2.1. Tổng quan về tiêu dùng bền vững (15)
      • 1.2.2. Tổng quan về chính sách tiêu dùng bền vững (16)
      • 1.2.3. Một số nghiên cứu về mặt hàng tiêu dùng nhanh (18)
      • 1.2.4. Công cụ kinh tế trong chính sách tiêu dùng bền vững (20)
    • 1.3. Mục tiêu nghiên cứu (22)
      • 1.3.1. Mục tiêu chung (22)
      • 1.3.2. Mục tiêu cụ thể (22)
    • 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (23)
      • 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu (0)
      • 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu (23)
    • 1.5. Phương pháp nghiên cứu (23)
      • 1.5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu (0)
      • 1.5.2. Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu (24)
    • 1.6. Kết cấu nghiên cứu (24)
  • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG BỀN VỮNG ĐỐI VỚI MẶT HÀNG TIÊU DÙNG NHANH (25)
    • 2.1. Một số khái niệm cơ bản (0)
      • 2.1.1. Khái niệm tiêu dùng bền vững (0)
      • 2.1.2. Khái niệm mặt hàng tiêu dùng nhanh (0)
      • 2.1.3. Khái niệm chính sách tiêu dùng bền vững (0)
      • 2.1.4. Khái niệm công cụ kinh tế, công cụ quản lý & công cụ xã hội (0)
    • 2.2. Cơ sở lý thuyết về chính sách tiêu dùng bền vững (0)
      • 2.2.1. Vai trò của chính sách tiêu dùng bền vững đối với sự phát triển quốc gia (29)
      • 2.2.2. Nội dung chính sách tiêu dùng bền vững (0)
    • 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách tiêu dùng bền vững (36)
      • 2.3.1. Các yếu tố khách quan (36)
      • 2.3.2. Các yếu tố chủ quan (37)
  • CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG BỀN VỮNG ĐỐI VỚI MẶT HÀNG TIÊU DÙNG NHANH TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016-2023 (39)
    • 3.1. Tổng quan về tiêu dùng bền vững với mặt hàng nhanh trên thế giới và tại Việt Nam giai đoạn 2016-2023 (39)
      • 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển đối với mặt hàng tiêu dùng nhanh (39)
      • 3.1.2. Tổng quan về tiêu dùng bền vững với mặt hàng nhanh trên thế giới (40)
      • 3.1.3. Tổng quan về tiêu dùng bền vững với mặt hàng nhanh tại Việt Nam (42)
    • 3.2. Thực trạng tiêu dùng bền vững và chính sách tiêu dùng bền vững với các mặt hàng tiêu dùng nhanh giai đoạn 2016-2023 (45)
      • 3.2.1. Thực trạng tiêu dùng bền vững với các mặt hàng tiêu dùng nhanh (45)
      • 3.2.2. Thực trạng chính sách tiêu dùng bền vững với mặt hàng tiêu dùng nhanh (47)
    • 3.3. Nội dung về kinh nghiệm chính sách tiêu dùng bền vững mặt hàng tiêu dùng (51)
      • 3.3.1. Thái Lan (51)
      • 3.3.2. Trung Quốc (56)
      • 3.3.3. Mỹ (63)
      • 3.3.4. Tại một số doanh nghiệp xuyên quốc gia (70)
  • CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG BỀN VỮNG CHO VIỆT NAM TỪ NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI (79)
    • 4.1. Bối cảnh, xu hướng tiêu dùng bền vững đối với mặt hàng tiêu dùng nhanh trên thế giới và tại Việt Nam (79)
      • 4.1.1. Bối cảnh, xu hướng trên thế giới (79)
      • 4.1.2 Bối cảnh, xu hướng tại Việt Nam (81)
      • 4.1.3. Quan điểm, định hướng chính sách của Việt Nam về chính sách tiêu dùng bền vững đến năm 2030 (83)
    • 4.2. Bài học cần học tập từ chính sách tiêu dùng bền vững của một số quốc gia 71 1. Bài học cho Chính phủ, Bộ ban ngành (84)
      • 4.2.2. Bài học cho doanh nghiệp tiêu dùng nhanh về xây dựng và thực thi chính sách tiêu dùng bền vững (88)
    • 4.3. Bài học cần tránh trong xây dựng chính sách tiêu dùng bền vững đối với mặt hành tiêu dùng nhanh (90)
  • KẾT LUẬN (95)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (96)

Nội dung

Xuất phát từ vấn đề của thực tiễn, nhóm tác giả mong muốn thực hiện nghiên cứu các chính sách tiêu dùng bền vững đã được thực hiện tại các quốc gia trên thế giới đặc biệt là các quốc gia

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG BỀN VỮNG ĐỐI VỚI MẶT HÀNG TIÊU DÙNG NHANH

Cơ sở lý thuyết về chính sách tiêu dùng bền vững

2.2 Cơ sở lý thuyết về chính sách tiêu dùng bền vững

2.2.1 Vai trò của chính sách tiêu dùng bền vững đối với sự phát triển quốc gia

Chính sách tiêu dùng bền vững có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh ngày nay khi tác động của tiêu dùng ngày càng mạnh mẽ đến môi trường và xã hội

Thứ nhất, chính sách tiêu dùng bền vững giúp khuyến khích tiêu dùng bền vững Đây là vai trò cốt lõi của nó Chính sách tiêu dùng bền vững giúp thúc đẩy người tiêu dùng thay đổi nhận thức và có hành vi tiêu thụ trách nhiệm hơn đối với môi trường, tài nguyên và thế hệ tương lai thông qua việc tiêu dùng các sản phẩm ít gây hại đến môi trường, giảm thiểu lượng rác thải cá nhân, sử dụng các nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo

Thứ hai, chính sách tiêu dùng bền vững đóng vai trò quan trọng giúp thúc đẩy đạt được mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia (xu thế tất yêu mà quốc gia nào hiện nay cũng đang hướng tới), giúp quốc gia phát triển theo hướng ngăn ngừa và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, hạn chế ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, đảm bảo đa dạng sinh thái và đa dạng nguồn nguyên liệu khan hiếm

Thứ ba, chính sách tiêu dùng bền vững giúp cho quốc gia có thể điều chỉnh được hành vi của doanh nghiệp, hướng doanh nghiệp quan tâm hơn đến vấn đề sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ mang tính bền vững, thân thiện với môi trường, có trách nhiệm và đạo đức đối với sản phẩm doanh nghiệp sản xuất, từ đó thúc đẩy hoạt động phát triển bền vững trong doanh nghiệp

Thứ tư, chính sách tiêu dùng bền vững thúc đẩy nâng cao nhận thức của công dân về các vấn đề liên quan đến ảnh hưởng của hành vi tiêu dùng đến môi trường và xã hội, tạo ra nhiều hơn nhu cầu về các sản phẩm và dịch vụ bền vững Từ đó thúc đẩy xuất hiện ngành công nghiệp bền vững và xuất hiện các ngành nghề mới nhằm sản xuất ra dịch vụ và sản phẩm bền vững phục vụ người tiêu dùng Điều này liên quan đến việc làm, kinh tế, môi trường… các vấn đề vĩ mô để phát triển quốc gia theo hướng bền vững

2.2.2 Nội dung chính sách tiêu dùng bền vững

2.2.2.1 Chính sách tiêu dùng bền vững về mặt kinh tế

Từ nhu cầu thực tế của quá trình phát triển, các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách đã tìm ra những giải pháp trên cơ sở lý thuyết kinh tế học, bằng việc sử dụng các công cụ chính sách kinh tế, dựa vào thị trường để tác động đến lợi ích của người tiêu dùng, hành vi tiêu dùng được điều chỉnh

Các công cụ chính sách kinh tế tác động đến tiêu dùng bền vững cụ thể hướng trong nghiên cứu này bao gồm: thuế, phí, trợ cấp, quota ô nhiễm, nhãn sinh thái

Thuế môi trường được định nghĩa là thuế đánh vào các hoạt động có tác động tiêu cực đến môi trường, chẳng hạn như ô nhiễm hoặc cạn kiệt tài nguyên Mục tiêu chính của thuế môi trường là tạo ra động lực kinh tế để giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường và thúc đẩy sự chuyển đổi sang các hoạt động và sản phẩm thân thiện với môi trường hơn

Các loại thuế môi trường thường áp dụng cho các nguồn gốc ô nhiễm, sử dụng tài nguyên tự nhiên, và các hoạt động có ảnh hưởng đến môi trường Điều này có thể bao gồm thuế carbon cho lượng khí nhà kính sinh ra từ sản xuất và tiêu thụ năng lượng, thuế rác để khuyến khích tái chế và giảm lượng rác sinh ra, hoặc các biện pháp nhằm kiểm soát sử dụng tài nguyên tự nhiên như nước và đất Thuế môi trường có thể được áp dụng theo nhiều hình thức khác nhau, bao gồm thuế suất cố định, thuế biến đổi theo lượng ô nhiễm, và các hệ thống thị trường chứng khoán cho quyền phát thải Mục tiêu cuối cùng là tạo ra một cơ cấu kinh tế thúc đẩy sự phát triển bền vững và giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường Thuế môi trường bao gồm: thuế carbon, thuế ô nhiễm môi trường, thuế rác thải, thuế năng lượng, …

Thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế tiêu thụ đặc biệt là một hình thức thuế được áp dụng lên một số mặt hàng hoặc dịch vụ cụ thể mà chính phủ xác định là đặc biệt hoặc có tác động xã hội không mong muốn Mục đích chính của thuế này là đặc biệt hóa việc tiêu thụ những sản phẩm hoặc dịch vụ có thể gây hậu quả tiêu cực đối với môi trường, sức khỏe cộng đồng, hoặc để kiểm soát tiêu thụ một số sản phẩm có thể gây nghiện như thuốc lá, rượu bia, đồ uống có ga, và các sản phẩm có chứa chất độc hại Ngược lại, thuế này cũng có thể được sử dụng để khuyến khích tiêu thụ các sản phẩm hoặc dịch vụ có lợi ích tích cực đối với môi trường, như các sản phẩm tái chế, năng lượng tái tạo, và phương tiện giao thông sạch

Phí môi trường là khoản thu của nhà nước nhằm bù đắp một phần chi phí thường xuyên và không thường xuyên để xây dựng, bảo dưỡng môi trường và tổ chức quản lý hành chính của nhà nước đối với hoạt động của người nộp thuế Mục tiêu của phí môi trường là thúc đẩy các doanh nghiệp và người tiêu dùng chịu trách nhiệm về tác động của hoạt động của họ đối với môi trường Đồng thời, nó có thể tạo ra một nguồn thu nhập cho chính phủ để tái đầu tư vào các dự án bảo vệ môi trường và khích lệ sự chuyển đổi sang các phương tiện và quy trình sản xuất thân thiện với môi trường

Phí phát thải hay còn được gọi là phí carbon hoặc phí khí nhà kính, là một biện pháp chính sách môi trường được thiết kế để khuyến khích giảm lượng khí nhà kính mà doanh nghiệp và cá nhân phát thải vào môi trường Mục tiêu của phí phát thải là tạo ra một động lực kinh tế để giảm lượng khí nhà kính, giúp hỗ trợ nỗ lực chống biến đổi khí hậu

Phí sử dụng là một loại phí được áp đặt lên các tổ chức hoặc cá nhân khi họ sử dụng hay tiêu thụ các nguồn tài nguyên môi trường, hoặc khi họ tạo ra các ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường Phí sử dụng được thiết kế để làm cho người sử dụng trả chi phí dựa trên mức độ tác động của họ đối với môi trường Phí sử dụng có thể áp dụng cho việc phát thải khí nhà kính, chất thải, và các loại ô nhiễm khác Phí sử dụng cũng có thể liên quan đến việc sử dụng tài nguyên tự nhiên như nước, đất, và rừng Mục đích của phí sử dụng để tạo ra một động lực kinh tế để doanh nghiệp và cá nhân chuyển đổi sang các phương thức sản xuất và hoạt động thân thiện với môi trường

Phí sản phẩm là chi phí được áp đặt lên sản phẩm để phản ánh tác động của nó đối với môi trường Mục tiêu của phí này thường là khuyến khích doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm bền vững hơn, giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường Phí sản phẩm bao gồm: Phí Carbon, Phí Sản Phẩm Tái Chế, Phí Sản Phẩm Đóng Gói, Phí Sản Phẩm Độc Hại, Phí Sản Phẩm Xanh,

Trợ cấp thường là các khoản hỗ trợ tài chính mà chính phủ hoặc tổ chức phi chính phủ cung cấp để khuyến khích hoặc hỗ trợ các hoạt động có lợi cho môi trường Mục đích của trợ cấp về môi trường thường là để khuyến khích hoặc hỗ trợ các hoạt động và dự án có ảnh hưởng tích cực đối với môi trường Các chính phủ và tổ chức quốc tế thường cung cấp các biện pháp hỗ trợ này nhằm đạt được mục tiêu bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động tiêu cực đối với sinh quyển và nguồn tài nguyên tự nhiên Trợ cấp có thể được sử dụng để thúc đẩy sự hiệu quả trong việc sử dụng năng lượng và tài nguyên, giảm lượng chất thải và ô nhiễm và thúc đẩy sự tuân thủ với các chuẩn môi trường và thúc đẩy thay đổi hành vi của các tổ chức và cá nhân để họ làm việc theo hướng bảo vệ môi trường

Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách tiêu dùng bền vững

2.3.1 Các yếu tố khách quan

Chính sách thể chế nhà nước

Một chính sách thể chế tốt sẽ khuyến khích nhà sản xuất tích cực sản xuất các mặt hàng tiêu dùng bền vững, từ khâu lựa chọn nguyên vật liệu đầu vào, dây chuyền sản xuất và phân phối đều bền vững, ngay cả trong quá trình tái chế hoặc thành rác thải đều gây ít thiệt hại cho môi trường nhất có thể Chính sách tốt khuyến khích nhà sản xuất tạo ra các thành phẩm bền vững sẽ tạo ra môi trường sản xuất bền vững, môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp Từ đó thúc đẩy sáng tạo, đổi mới sản xuất sao cho tinh gọn, giảm thiểu nguyên liệu và rác thải mà vẫn cho ra được thành phẩm đảm bảo chất lượng

Khung thể chế pháp lý tốt đồng thời khuyến khích người tiêu dùng tiêu dùng các sản phẩm bền vững, tốt cho sức khỏe, khiến cho người tiêu dùng tin tưởng vào mặt hàng mà mình sẽ tiêu dùng Cần đặt ra tiêu chuẩn cho các mặt hàng tiêu dùng để được xác định, gắn tem là sản phẩm bền vững, và tiêu chuẩn cho các nhà máy sản xuất… Các định chế, tiêu chuẩn sẽ là cơ sở để doanh nghiệp, người tiêu dùng dựa vào để giải quyết khi xảy ra rủi ro như là rủi ro pháp lý, rủi ro về sản phẩm,

Trình độ phát triển kinh tế- xã hội

Hiện tại, Việt Nam vẫn đang là một nước đang phát triển, nguồn vốn sẽ ưu tiên chi vào phát triển cơ sở hạ tầng, giải quyết các vấn đề xã hội, giải quyết ứng phó với thiên tai, xóa đói giảm nghèo… nên để ngân sách Nhà nước chi vốn vào tiêu dùng bền vững khá khó, vì đặc thù tính chất yêu cầu vốn nhiều, đầu tư về dài hạn, lâu dài Chính vì thế, vốn đầu tư cho tiêu dùng bền vững chủ yếu đến từ khu vực kinh tế tư nhân, vốn từ nước ngoài Nhưng thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam còn ở mức trung bình nên mức chi tiêu cho tiêu dùng bền vững còn ở mức thấp

Thêm vào đó, việc thúc đẩy tiêu dùng bền vững ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp Để có thể sản xuất được sản phẩm là mặt hàng tiêu dùng bền vững, doanh nghiệp phải đầu tư nguồn vốn lớn vào sản xuất, phát sinh các chi phí khác trong quá trình đổi mới sản xuất Để thu hút đầu tư nguồn vốn lớn như vậy là khó cho doanh nghiệp, tiếp theo là khó khăn trong giai đoạn đầu đổi mới từ khâu chọn nguyên liệu, dây chuyền sản xuất, nhân lực, hệ thống phân phối… đều phải đạt mức tiêu chuẩn mà Chính sách ban hành Những khó khăn đó khiến cho không ít doanh nghiệp không lựa chọn sản xuất mặt hàng bền vững, từ đó giảm tính đổi mới, sáng tạo, cạnh tranh

Nhận thức của người tiêu dùng

Nhận thức của người tiêu dùng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chính sách Mức độ nhận thức của họ về chinh sách sẽ là một trong những yếu tố đánh giá tính hiệu quả của một chính sách Một chính sách có hiệu quả thì người tiêu dùng phải nắm bắt được thông tin của chính sách đó, hiểu được chính sách nói về vấn đề gì, quyền lợi và trách nhiệm của mình khi mua hàng tiêu dùng Từ đó, người tiêu dùng sẽ đưa ra đánh giá về chính sách này có hợp lý với bản thân hay không, cũng như biết áp dụng vào hành vi tiêu dùng bền vững qua các mặt hàng tiêu dùng bền vững

Chính yếu tố nhận thức tác động mạnh đến hành vi tiêu dùng bền vững của chính họ, giúp cho chính sách được thực thi Quan trọng như vậy, nên việc đầu tư vào việc tuyên truyền, giáo dục, đào tạo người dân, người tiêu dùng, cá nhân hay tổ chức về Tiêu dùng bền vững, Chính sách tiêu dùng bền vững phải được đẩy mạnh, liên tục để thấm nhuần vào suy nghĩ của khách hàng, từ đó chuyển hướng tiêu dùng sang tiêu dùng bền vững

2.3.2 Các yếu tố chủ quan

Tiêu dùng bền vững mang lại rất nhiều lợi ích cho đất nước, doanh nghiệp, người dân, như là về sức khỏe, phát triển kinh tế lâu dài, bảo vệ môi trường, Nhưng với một nước đang phát triển, nguồn tài chính còn nhiều hạn chế thì việc triển khai và thực thi được chính sách này còn gặp khó khăn Một khi đầu tư vào tiêu dùng bền vững thì yêu cầu cần có nguồn vốn lớn cả từ đầu tư công của Chính phủ lẫn đầu tư tư từ cá nhân, tổ chức

Khoản đầu tư công là đầu tư vào cơ sở hạ tầng, công nghệ, nhân lực, xúc tiến quảng cáo, ưu đãi cho doanh nghiệp tham gia vào chính sách, ưu đãi cho người tiêu dùng, Đây là khoản đầu tư lớn, là thách thức cho Việt Nam cũng như các nước có nguồn vốn hạn chế làm sao cân bằng chi tiêu nguồn vốn đầu tư hợp lý để nền kinh tế phát triển đồng đều về mọi mặt

Khoản đầu tư tư từ cá nhân, tổ chức cũng khó khăn Thu nhập trung bình của người Việt Nam còn thấp, người tiêu dùng mới chỉ quan tâm tiêu dùng sao cho đủ ăn, đủ mặc, tiêu chí về yêu cầu chất lượng hàng hóa, tiêu dùng đảm bảo sức khỏe, bảo vệ môi trường, nhìn chung chưa được chú trọng Việc này càng khó nếu ở vùng sâu vùng xa, mức thu nhập và thông tin còn rất thấp Về tổ chức, doanh nghiệp ở Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn vốn thấp nên mức độ đầu tư vào sản xuất bền vững là khá khó khăn, tỷ lệ doanh nghiệp có thể chuyển đổi hoặc từ đầu đi theo hướng sản xuất bền vững còn thấp

Công nghệ (để sản xuất hàng hóa, phân phối hàng hóa, bảo quản…)

Yếu tố công nghệ hiện nay là nút thắt quan trọng trong bất cứ ngành nghề nào, có công nghệ phát triển là một bước tiến, bước phát triển nhanh chóng, là lợi thế cho người sở hữu hoặc ứng dụng được nó Ở các nước phát triển, công nghệ được đầu tư nghiên cứu rất nhiều, công nghệ mới được đưa ra liên tục để giảm thiểu tối đa lãng phí và tăng tính hiệu quả công việc Mặc khác, ở nước đang phát triển, thường có công nghệ phát triển kém, lạc hậu so với các nước phát triển Ở các nước đang phát triển tiếp nhận những công nghệ cũ, lỗi thời, gây ra nhiều lãng phí trong sản xuất, vận chuyển, bảo quản,ô nhiễm môi trường, chính vì thế người ta thường nói những nước đang phát triển là “bãi rác công nghệ” của các nước phát triển

Công nghệ lỗi thời, phổ biến, năng suất lao động thấp, môi trường làm việc kém là những điều thường thấy ở những nhà máy, doanh nghiệp ở các nước đang phát triển khiến cho mặt hàng luôn bị đánh giá kém chất lượng, không bền vững

Nhân lực (thực hiện, đề ra các chính sách, nhân lực trong sản xuất và phân phối hàng hóa…)

Nguồn nhân lực ở đây đề cập đến 2 phía: người đưa ra chính sách và người thực hiện chính sách đó như thế nào Người đưa ra chính sách chính là những cán bộ Nhà nước, chuyên gia chính sách, chuyên gia đầu ngành tiêu dùng, Người thực hiện chính sách là các doanh nghiệp, tổ chức,cá nhân, người tiêu dùng

Yêu cầu đối với 2 bên nguồn nhân lực tác động thuận chiều Quá trình đề bạt, đưa ra chính sách rồi đến khâu thực thi chính sách yêu cầu chất lượng nguồn nhân lực phải tương đồng nhau thì quá trình đưa chính sách vào thực tế mới dễ dàng Trong quá trình đổi mới, chuyển đổi, nguồn nhân lực bên phía người thực thi chính sách có trình độ cao, hiểu biết rộng sẽ giúp cho người đưa ra chính sách dễ dàng và đỡ tốn thời gian hơn khi nói về các tiêu chuẩn, yêu cầu, nội dung của chính sách Đồng thời nguồn nhân lực của doanh nghiệp, cá nhân có trình độ cao thì cơ hội chuyển hướng sản xuất và tiêu bền vững cao hơn, định hướng phát triển lâu dài hơn Ngược lại nếu người thực thi chính sách có chất lượng kém thì thách thức lớn cho người đề ra chính sách làm sao cho người tiêu dùng có thể hiểu được cũng như áp dụng vào thực tiễn, thách thức về tính hiệu quả của chính sách.

ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG BỀN VỮNG ĐỐI VỚI MẶT HÀNG TIÊU DÙNG NHANH TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016-2023

Tổng quan về tiêu dùng bền vững với mặt hàng nhanh trên thế giới và tại Việt Nam giai đoạn 2016-2023

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển đối với mặt hàng tiêu dùng nhanh

Lịch sử hình thành và phát triển của mặt hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) có thể bắt nguồn từ thời kỳ đồ đá, khi con người bắt đầu sản xuất các sản phẩm cơ bản như thực phẩm, đồ uống, và đồ vệ sinh cá nhân Tuy nhiên, thị trường FMCG hiện đại chỉ thực sự hình thành và phát triển mạnh mẽ trong thế kỷ 19, với sự phát triển của các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống, và hóa chất Ở thời kỳ đầu, trước thế kỷ 19, Theo nghiên cứu của Hiệp hội Công nghiệp Thực phẩm và Đồ uống Hoa Kỳ (Food and Beverage Industry Association), các sản phẩm FMCG chủ yếu được sản xuất thủ công tại các hộ gia đình hoặc các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ Các sản phẩm này thường có chất lượng thấp, giá thành cao và không đồng nhất Ví dụ, các sản phẩm thực phẩm như bánh mì, thịt, và sữa thường được làm thủ công tại các lò bánh mì, lò mổ, và trang trại Các sản phẩm đồ uống như rượu, bia, và nước giải khát cũng được sản xuất thủ công tại các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ

Trong thời kỳ phát triển, sự phát triển của các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống, và hóa chất trong thế kỷ 19 đã tạo ra bước ngoặt cho thị trường FMCG Các công nghệ sản xuất mới đã giúp sản xuất các sản phẩm FMCG với chất lượng cao, giá thành thấp và đồng nhất hơn Thêm vào đó, sự phát triển của hệ thống phân phối hiện đại đã giúp các sản phẩm FMCG được phân phối rộng rãi hơn, tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng hơn

Tới thời kỳ hiện đại, thị trường FMCG tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thế kỷ

20 và 21 Trong nhiều thập kỷ, ngành FMCG đã đạt được thành công không thể phủ nhận Đến năm 2010, ngành này đã tạo ra 23 trong số 100 thương hiệu hàng đầu thế giới và tăng tổng lợi nhuận cho cổ đông (TRS) gần 15% một năm trong 45 năm—kết quả hoạt động chỉ đứng sau ngành vật liệu Sự phát triển của các công nghệ mới như công nghệ chế biến thực phẩm, công nghệ bao bì, và công nghệ truyền thông đã tạo ra nhiều cơ hội mới cho thị trường FMCG Sự phát triển của công nghệ chế biến thực phẩm đã giúp sản xuất các sản phẩm FMCG lành mạnh và có lợi cho sức khỏe hơn; công nghệ bao bì đã giúp bảo quản các sản phẩm FMCG tốt hơn và thân thiện với môi trường hơn; công nghệ truyền thông đã giúp các doanh nghiệp FMCG tiếp cận được nhiều khách hàng hơn và quảng bá sản phẩm hiệu quả hơn

Các sản phẩm FMCG ngày càng đa dạng về chủng loại, mẫu mã, và giá cả, cũng ngày càng được chú trọng về chất lượng và tính an toàn

3.1.2 Tổng quan về tiêu dùng bền vững với mặt hàng nhanh trên thế giới

Giai đoạn trước và trong Covid 19 Đại dịch COVID-19 đã trở thành chất xúc tác thúc đẩy lo ngại của người tiêu dùng về các vấn đề môi trường Dữ liệu từ báo cáo "Who Cares? Who Does?" lần thứ ba của GfK cho thấy - 52% người mua sắm trên toàn cầu nói rằng tính bền vững đã trở nên quan trọng hơn hoặc quan trọng hơn nhiều đối với họ vì đại dịch

Thị trường hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) thế giới đang phát triển mạnh mẽ, với tốc độ tăng trưởng trung bình 4,5% trong giai đoạn 2016-2020 Trong giai đoạn 2016-

2020, phân khúc thực phẩm và đồ uống là phân khúc lớn nhất của thị trường FMCG thế giới, chiếm khoảng 60% tổng giá trị thị trường Phân khúc này tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, với tốc độ tăng trưởng trung bình 4,7% mỗi năm Sự tăng trưởng này được thúc đẩy bởi nhu cầu ngày càng tăng về các sản phẩm thực phẩm và đồ uống tiện lợi, lành mạnh và có nguồn gốc tự nhiên Phân khúc sản phẩm chăm sóc cá nhân là phân khúc lớn thứ hai của thị trường FMCG thế giới, chiếm khoảng 20% tổng giá trị thị trường Phân khúc này cũng tăng trưởng mạnh mẽ, với tốc độ tăng trưởng trung bình 4,5% mỗi năm Sự tăng trưởng này được thúc đẩy bởi nhu cầu ngày càng tăng về các sản phẩm chăm sóc cá nhân chất lượng cao và có giá cả phải chăng Phân khúc sản phẩm vệ sinh cá nhân và gia đình là phân khúc lớn thứ ba của thị trường FMCG thế giới, chiếm khoảng 15% tổng giá trị thị trường Phân khúc này tăng trưởng với tốc độ trung bình 4,3% mỗi năm Sự tăng trưởng này được thúc đẩy bởi nhu cầu ngày càng tăng về các sản phẩm vệ sinh cá nhân và gia đình tiện lợi và thân thiện với môi trường Phân khúc sản phẩm chăm sóc sức khỏe là phân khúc nhỏ nhất của thị trường FMCG thế giới, chiếm khoảng 5% tổng giá trị thị trường Phân khúc này tăng trưởng với tốc độ trung bình 4,2% mỗi năm Sự tăng trưởng này được thúc đẩy bởi nhu cầu ngày càng tăng về các sản phẩm chăm sóc sức khỏe chất lượng cao và có giá cả phải chăng

Tăng trưởng của thị trường FMCG thế giới theo khu vực cũng có sự khác nhau khá lớn Trong giai đoạn 2016-2020, thị trường FMCG của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương tăng trưởng nhanh nhất, với tốc độ tăng trưởng trung bình 5,5% mỗi năm Tiếp theo là thị trường Bắc Mỹ, với tốc độ tăng trưởng trung bình 5,0% mỗi năm Thị trường FMCG của châu Âu và Trung Đông tăng trưởng với tốc độ trung bình lần lượt là 4,5% và 4,0% mỗi năm Thị trường FMCG của châu Phi và Mỹ Latinh tăng trưởng chậm hơn so với các thị trường khác trên thế giới, với tốc độ tăng trưởng trung bình lần lượt là 4,0% và 3,5% mỗi năm Ở giai đoạn này, người tiêu dùng ở hầu hết các khu vực đã bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến tiêu dùng bền vững đối với mặt hàng tiêu dùng nhanh Ngày càng có nhiều các nhu cầu về thực phẩm và đồ uống lành mạnh, các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ từ thiên nhiên

Sau đại dịch Covid-19, một số lượng ngày càng tăng người tiêu dùng trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) và bán lẻ nói chung đang coi các vấn đề môi trường là yếu tố chính thúc đẩy quyết định mua hàng của họ Nghiên cứu của GfK cho thấy: 65% người tiêu dùng toàn cầu cố gắng mua các sản phẩm được đóng gói bền vững hơn, nhưng chỉ 29% thường xuyên tránh bao bì nhựa – điều này cũng cho thấy bao bì sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng nhất mà người tiêu dùng xanh cân nhắc khi mua sắm bền vững

Tình hình tiêu dùng mặt hàng FMCG trên thế giới sau đại dịch Covid 19 đã có những thay đổi đáng kể Đại dịch đã tác động đến nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng, cũng như hành vi mua sắm của họ Nhìn chung, nhu cầu tiêu dùng mặt hàng FMCG trên thế giới sau Covid 19 đã tăng lên Tuy nhiên, nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng đã có những thay đổi về mặt chất lượng Người tiêu dùng có xu hướng ưu tiên chọn mua các sản phẩm có chất lượng cao, có lợi cho sức khỏe và thân thiện với môi trường

Một số thay đổi cụ thể trong nhu cầu tiêu dùng mặt hàng FMCG sau Covid 19 bao gồm: Thứ nhất, nhu cầu về các sản phẩm thực phẩm và đồ uống lành mạnh tăng lên: Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe của họ và họ có xu hướng chọn mua các sản phẩm thực phẩm và đồ uống lành mạnh hơn Thứ hai, nhu cầu về các sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình bền vững tăng lên: Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến môi trường và họ có xu hướng chọn mua các sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình bền vững hơn Điều này bao gồm các sản phẩm có bao bì thân thiện với môi trường, có thể tái chế hoặc tái sử dụng Thứ ba, nhu cầu về các sản phẩm công nghệ cao tăng lên: Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các sản phẩm công nghệ cao và họ có xu hướng chọn mua các sản phẩm có thể giúp họ tiết kiệm thời gian và tiền bạc Nhìn chung, thị trường FMCG toàn cầu dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ trung bình 4,5% trong giai đoạn 2023-2028

Thị trường tiêu dùng bền vững mặt hàng FMCG đang ngày càng phát triển, với tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với thị trường FMCG nói chung Theo dự báo của Grand View Research, thị trường tiêu dùng bền vững mặt hàng FMCG toàn cầu sẽ đạt giá trị 1.800 tỷ USD vào năm 2028 Cụ thể ở từng khu vực trên thế giới, tình hình tiêu dùng bền vững mặt hàng tiêu dùng nhanh cũng có sự khác nhau:

Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương: Khu vực này đang dẫn đầu thế giới về tiêu dùng bền vững mặt hàng FMCG, với tốc độ tăng trưởng dự kiến đạt 6,5% mỗi năm trong giai đoạn 2023-2028 Điều này là do sự gia tăng của tầng lớp trung lưu và sự phát triển của các thành phố lớn ở khu vực này

Khu vực Bắc Mỹ cũng là một thị trường lớn về tiêu dùng bền vững mặt hàng FMCG, với tốc độ tăng trưởng dự kiến đạt 5,5% mỗi năm trong giai đoạn 2023-2028 Điều này là do nhận thức ngày càng tăng của người tiêu dùng về tác động của tiêu dùng đến môi trường

Khu vực châu Âu: Khu vực này đang bắt đầu phát triển mạnh về tiêu dùng bền vững mặt hàng FMCG, với tốc độ tăng trưởng dự kiến đạt 5,0% mỗi năm trong giai đoạn 2023-2028 Điều này là do sự gia tăng của các quy định về môi trường và các chính sách khuyến khích tiêu dùng bền vững

Khu vực Trung Đông đang có tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với các khu vực khác, với tốc độ tăng trưởng dự kiến đạt 4,5% mỗi năm trong giai đoạn 2023-2028 Điều này là do sự phát triển kinh tế chậm hơn ở khu vực này Khu vực châu Phi có tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với các khu vực khác, với tốc độ tăng trưởng dự kiến đạt 4,0% mỗi năm trong giai đoạn 2023-2028 Điều này là do sự thiếu nhận thức của người tiêu dùng về tiêu dùng bền vững

3.1.3 Tổng quan về tiêu dùng bền vững với mặt hàng nhanh tại Việt Nam

Tiêu dùng bền vững là một cách tiêu dùng mà những quyết định mua sắm và sử dụng hàng hóa và dịch vụ được thực hiện để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, xã hội, và kinh tế Người tiêu dùng bền vững thường chú trọng đến việc hỗ trợ các sản phẩm và dịch vụ có ảnh hưởng tích cực đến môi trường, xã hội và cộng đồng

Giai đoạn trước và trong Covid-19

Thực trạng tiêu dùng bền vững và chính sách tiêu dùng bền vững với các mặt hàng tiêu dùng nhanh giai đoạn 2016-2023

3.2.1 Thực trạng tiêu dùng bền vững với các mặt hàng tiêu dùng nhanh

Tiêu dùng bền vững xuất phát từ mong muốn bảo vệ nguồn tài nguyên cho thế hệ tương lai và nâng cao chất lượng cuộc sống Người tiêu dùng trên thế giới đang dần dần hướng tới các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường như một tiêu chuẩn cho các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao Theo Khảo sát chuyên sâu về người tiêu dùng toàn cầu của PwC (T6/2023), khoảng 80% người tiêu dùng được khảo sát sẵn sàng trả thêm lên tới 5% cho các sản phẩm bền vững Tiêu dùng bền vững được thúc đẩy mạnh hơn ở các nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Eu, Hàn Quốc, Mỹ … Theo báo cáo

“Consumer conditions scoreboard 2023” đăng tải trên website của Hội đồng Châu Âu, người dân châu Âu đã ý thức được sự cần thiết trong việc hành động nhằm chuyển đổi xanh và giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu Theo đó, khoảng hơn 72% người châu Âu được khảo sát nghĩ rằng họ nên hành động nhiều hơn những gì hiện tại họ đang đóng góp vào chuyển đổi xanh và chống biến đổi khí hậu Khoảng 20% người khảo sát bị ảnh hưởng bởi việc cân nhắc đến vấn đề môi trường cho hầu hết các sản phẩm họ mua, 56% cho ít nhất 1 đến 2 sản phẩm họ mua trong hai tuần (COMMISSION, 2023)

Theo khảo sát của PwC năm 2021, tại Mỹ, 36% người trả lời quan tâm đến vấn đề nguồn gốc minh bạch, rõ ràng và các sản phẩm thân thiện với môi trường khi xem xét mua sản phẩm, khoảng 44% xem xét yếu tố mang lại cho họ lối sống lành mạnh hơn, 45% xem xét đến việc doanh nghiệp cam kết thực hiện đúng nghĩa vụ của mình

Theo khảo sát của PwC về Thói quen tiêu dùng (2021), tại Trung Quốc có 58% người xem xét đến các sản phẩm có thể phân hủy sinh học/ thân thiện với môi trường và họ hiện đang mua các sản phẩm có giá trị bền vững Theo một khảo sát của KB Finance (T6/2021), 54% người tiêu dùng Hàn Quốc trên 20 tuổi được khảo sát sẵn sàng trả thêm 10% cho sản phẩm thân thiện môi trường, 17% câu trả lời sẵn sàng trả thêm từ

15 - 20% Theo Hiệp hội Thuần chay Hàn Quốc, năm 2021, số người ăn chay tại nước này đã đạt mốc 2,5 triệu người Thêm vào đó, người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn các sản phẩm dán nhãn sinh thái, dán nhãn chứng nhận đạt chuẩn các tiêu chuẩn quốc tế như

EU Organic, USDA Organic, Bioland, FairTrade,…

Trong lĩnh vực FMCG toàn cầu, tiêu dùng bền vững được cho là một xu hướng tất yếu mà ngành FMCG phải thích ứng và thay đổi và nó đã len lỏi vào hầu hết cách phân nhánh sản phẩm trong ngành FMCG Điển hình như trong ngành đồ uống, nhiều doanh nghiệp lớn như Coca – Cola, Starbucks… thực hiện việc thay đổi bao bì sản phẩm để dễ tái chế và phân hủy hơn Trong ngành sản phẩm từ sữa động vật, do e ngại về khí thải từ việc chăn nuôi khiến các doanh nghiệp phải thực hiện các biện pháp xử lý chất thải ngay từ đầu chuỗi sản xuất Đối với ngành thời trang, “thời trang bền vững” đang dần thay thế cho “thời trang nhanh” Điển hình như sự tiên phong của Adidas với chiến lược Sustainable Strategy hợp tác với Parley for the Ocean để tạo ra các đôi giày từ chất thải biển và loại bỏ túi nhựa khỏi cửa hàng toàn cầu, Levi’s - hãng đồ jeans nổi tiếng toàn cầu, cũng đưa ra cam kết sản xuất denim bền vững và giảm nước Trong ngành thực phẩm, các quốc gia ngày càng quan tâm đến thực phẩm bền vững đặc biệt là các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật Ngoài ra, dưới sự phát triển của khoa học công nghệ với điển hình của công nghệ in 3D có khả năng mô phỏng và sản xuất ra thịt động vật từ các nguyên liệu thực vật được kỳ vọng tạo ra những chuyển biến tích cực cho tiêu dùng bền vững đối với thực phẩm

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, tiêu dùng xanh đang trở thành một xu thế tất yếu của nhiều quốc gia trong đó Việt Nam cũng không ngoại lệ Trong lĩnh vực FMCG, tiêu dùng bền vững thâm nhập và dần quen hơn đối với số đông người dân điển hình ở sự nở rộ của các chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch như Home Food, Hano Farm… ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm sạch của người dân hay các thương hiệu mỹ phẩm thuần chay như Cocoon, Cỏ mềm, Nhiều quán trà sữa, cà phê chuyển sang hướng dùng ống hút bằng gạo, tre, inox thay cho ống hút nhựa, hạn chế sử dụng các loại bao bì khó phân hủy Các sản phẩm rau quả trong siêu thị Co.opmart, Lotte mart sử dụng lá chuối tươi để đóng gói Các doanh nghiệp trong mảng đồ uống, nước đóng chai quen thuộc trên thị trường Việt Nam như Lavie, Coca Cola… đều có khẩu hiệu “Hãy tái chế tôi” trên chai nước Đặc biệt, Lavie còn cho ra mắt mẫu chai nước khoáng sử dụng nhựa tái chế an toàn với sức khỏe Trong ngành sữa, “ông lớn” Vinamilk đã thực hiện xây dựng mô hình trang trại và sản phẩm Green Farm, sử dụng bao bì nâu thân thiện với môi trường, tuân thủ các tiêu chuẩn sản phẩm quốc tế như Organic EU, ISO 9001 : 2015… Đối với người tiêu dùng Việt Nam, sau Đại dịch Covid – 19, họ ưu tiên mua các thực phẩm Organic, thực phẩm không biến đổi gen… vì phương pháp trồng trọt, chăn nuôi không tác động xấu đến môi trường mặc dù những sản phẩm này có giá thành cao hơn ( Nguyễn Việt Anh, 2023) Theo Khảo sát Thói quen tiêu dùng: Báo cáo tại Việt Nam của PwC (2023), tỷ lệ phần trăm người trả lời sẵn sàng chi trả cho các sản phẩm bền vững có giá cao là tương đối lớn, nhìn chung lớn hơn 60% trong đó đặc biệt đối với sản phẩm sử dụng nguyên liệu tái chế/ bền vững đạt tỷ lệ 93% Theo khảo sát tại Việt Nam của Statista 2023 trong lĩnh vực FMCG, có hơn 38% trong số những người tham gia khảo sát sẵn sàng trả thêm cho các sản phẩm tiêu dùng nhanh có tính bền vững Theo báo cáo “Xu hướng tác động đến thị trường FMCG tại Việt Nam năm 2023” của Kantar, chủ đề sống bền vững nhận được người tiêu dùng Việt Nam quan tâm hơn Hơn một nửa số người tiêu dùng nhận thức được tác động môi trường của họ và nỗ lực giảm thiểu tác động đó Đại dịch đã tạo động lực cho người tiêu dùng tìm kiếm các sản phẩm FMCG có lợi ích về dinh dưỡng hoặc các thực phẩm/đồ uống thay thế lành mạnh (chế độ ăn lành mạnh hơn, giảm béo, sản phẩm không đường) Theo Khảo sát về lối sống 2021-

2022 tại thành thị 4 thành phố lớn (từ tháng 11 năm 2022 đến tháng 12 năm 2022) Kantar, 85% cho biết họ sẵn sàng trả giá cao hơn cho các sản phẩm tốt cho sức khỏe hơn tăng 3% so với năm 2021) Có tới 87% cho biết “Tôi đọc thông tin trên bao bì sản phẩm để tránh mua thực phẩm không tốt cho sức khỏe” (tăng 6% so với năm 2021) Và khoảng 73% ưa chuộng các sản phẩm được bổ sung thêm dược liệu như vitamin, nhân sâm, canxi (tăng 5% so với năm 2021) Xu hướng tiêu dùng bền vững ở Việt Nam ngày càng phát triển trong những năm gần đây Khảo sát năm 2023 của Nielsen IQ cho thấy 49% người tiêu dùng mang theo túi riêng hoặc sử dụng túi tái chế, 47% chỉ mua những vật dụng cần thiết qua đó tránh lãng phí, 45% người tiêu dùng có ý thức phân loại rác tái chế và tiết kiệm điện

Theo con số khảo sát có thể thấy nhiều người Việt Nam đã nhận thức và có hành động tiêu dùng bền vững bắt đầu từ những sản phẩm tiêu dùng hàng ngày, nhưng vẫn còn khá nhiều người chưa nhận thức được việc cần thiết và tính cấp bách của tiêu dùng bền vững điển hình như mua sắm quần áo quá nhiều đến mức không biết chúng tồn tại trong tủ đồ của mình, cứ thẳng tay dùng túi nilon một cách bừa bãi, vứt bỏ đồ ăn một cách lãng phí,

3.2.2 Thực trạng chính sách tiêu dùng bền vững với mặt hàng tiêu dùng nhanh Trên thế giới

Trên thế giới, người tiêu dùng đang dần dần hướng tới các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường và coi đó như một tiêu chuẩn cho các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao Nhiều công ty cũng dần cải tiến sản xuất và tái chế nguồn nguyên liệu nhằm giảm chất thải và tác động đến môi trường

Theo Báo cáo xu hướng tiêu dùng giấy và bao bì năm 2019, phần lớn người tiêu dùng lưu tâm đến tính bền vững trong thói quen chi tiêu của mình, sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho thực phẩm được đóng gói bằng vật liệu thân thiện môi trường, thậm chí, thế hệ Millennial (những người chào đời khoảng năm 1980-2000) đồng ý trả nhiều hơn 10% Khảo sát của hãng Nielsen cho thấy 66% người tiêu dùng sẵn sàng chi thêm tiền cho sản phẩm đến từ một thương hiệu quan tâm môi trường, so với chỉ 22% của năm

2011 Có tới 73% số người thuộc thế hệ Millennial ủng hộ xu hướng này và con số đó đang tiếp tục tăng

Với thực trạng tiêu dùng xanh, tiêu dùng bền vững đó, và mục tiêu phát triển bền vững, Chính phủ các nước đều ban hành chính sách, thông tư, nghị định, chương trình quốc gia về tiêu dùng bền vững, đặc biệt là mặt hàng tiêu dùng nhanh - mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, số lượng bán ra và tiêu dùng khổng lồ, để thúc đẩy tiêu dùng bền vững

Trung Quốc có khởi đầu tương đối muộn về tiêu dùng xanh song đã có những bước tiến đáng kể Năm 1993, Trung Quốc lần đầu tiên thành lập chương trình gắn nhãn sinh thái cho các sản phẩm Đến nay, trong hệ thống chứng nhận sản phẩm xanh ở Trung Quốc đã có hàng chục chủng loại, như thực phẩm, đồ uống, hàng dệt may, vật liệu xây dựng, đồ gia dụng, đèn chiếu sáng, ô tô và nhiều mặt hàng khác

Tại châu Á, Nhật Bản cũng là một trong những quốc gia đi đầu trong phong trào bảo vệ môi trường nói chung và tiêu dùng xanh nói riêng Các quy định liên quan tới chương trình phát triển xanh lần đầu tiên được Chính phủ Nhật ban hành năm 1990; đến năm 2001, Chính phủ thông qua luật thúc đẩy mua sắm xanh, Nhật Bản trở thành quốc gia đầu tiên ban hành chính sách về mua sắm xanh Chính sách này yêu cầu tất cả các

Bộ và cơ quan Chính phủ phải thực hiện chính sách mua sắm xanh Về luật mua sắm xanh công cộng, mục đích là để thúc đẩy việc mua các sản phẩm và dịch vụ xanh trong khu vực công ở cả cấp trung ương và địa phương

Nội dung về kinh nghiệm chính sách tiêu dùng bền vững mặt hàng tiêu dùng

3.3.1.1 Chính sách tiêu dùng mặt hàng tiêu dùng nhanh của Thái Lan

Theo một cuộc khảo sát do Rakuten Insight thực hiện vào tháng 2 năm 2022, khoảng 61,7% người Thái Lan được hỏi cho biết họ đã áp dụng các biện pháp tiêu dùng bền vững khi mua hàng trong 12 tháng qua Để so sánh, khoảng 12,3% trong số họ đã không áp dụng bất kỳ hoạt động bền vững nào trong năm qua Có thể thấy tỷ lệ phần trăm người dân Thái Lan áp dụng biện pháp tiêu dùng bền vững khá cao đối với một quốc gia đang phát triển

Chính sách tiêu dùng bền vững trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh ở Thái Lan đã được đưa ra để thúc đẩy việc sử dụng các sản phẩm và dịch vụ có tác động môi trường thấp hơn và bền vững hơn Dưới đây là một số chính sách tiêu biểu trong lĩnh vực này:

Chính sách tiêu dùng bền vững qua các công cụ kinh tế

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc sử dụng lâu dài các chất thay thế đường như chất làm ngọt nhân tạo có thể gây ra tác dụng không mong muốn như làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, nguy cơ béo phì, tiểu đường, bệnh về đường tiêu hóa, răng miệng, bệnh gút…) Chính vì vậy, Chính phủ Thái Lan ban hành thuế SSB- thuế ngọt để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, thúc đẩy người dân tiêu dùng bền vững Được áp dụng lần đầu tiên vào năm 2017, thuế SSB hay còn được biết đến là thuế

“ngọt” buộc doanh nghiệp thực phẩm Thái Lan phải điều chỉnh sản phẩm cũ, phát triển sản phẩm mới theo hướng tốt hơn cho sức khỏe người dân, trong khi giúp nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về sự nguy hiểm của việc ăn quá nhiều đồ ngọt

Trong 5 năm qua, các sản phẩm được điều chỉnh lượng đường trong thành phần ở mức tiêu chuẩn dưới 6 gam/lít đã tăng từ 90 triệu lít lên 4.835 triệu lít, trong khi các sản phẩm có hàm lượng đường cao trên 14 gam/lít giảm từ 819 triệu lít xuống còn 9,5 triệu lít Theo dữ liệu từ Văn phòng Ủy ban mía đường (OCSB), mức tiêu thụ đường trong lĩnh vực sản xuất đồ uống giảm từ 600 triệu kg xuống còn khoảng 400 triệu kg

“Thuế ngọt” tại Thái Lan đang được áp dụng ở giai đoạn thứ 3, kéo dài từ ngày 1/4/2023 đến ngày 31/3/2025, với tỷ lệ lũy tiến dựa trên hàm lượng đường trong sản phẩm Theo đó, đồ uống có hàm lượng đường từ 6-8 gram/100ml bị đánh thuế 30 satang/lít (100 satang = 1 Baht hay 0,028 USD), hàm lượng 8-10g/100ml bị đánh thuế

1 Baht/lít, hàm lượng 10-14g/100ml bị đánh thuế 3 Baht/lít, 14-18g/100ml bị đánh thuế

Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp khi sử dụng nhiều hơn các sản phẩm nhựa phân hủy

Bộ Công nghiệp và Bộ Tài chính Thái Lan đang sử dụng chương trình giảm thuế thu nhập doanh nghiệp mới để khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nhiều hơn các sản phẩm nhựa phân hủy sinh học nhằm giảm thiểu rác thải Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Suriya Jungrungreangkit cho biết mức giảm thuế tương đương khoảng 25% số tiền mà các công ty đã trả để mua các sản phẩm nhựa có thể phân hủy sinh học từ năm 2022-

2024 Biện pháp này cũng nhằm ủng hộ mô hình kinh tế Sinh học-Tuần hoàn-Xanh (BCG) của Chính phủ Mô hình BCG được chính phủ của Thủ tướng Prayut Chan-o- cha xem như một mục trong chương trình nghị sự quốc gia, trong đó khuyến khích các nhà sản xuất áp dụng các kỹ thuật có thể gia tăng giá trị cho sản phẩm, đồng thời ít hoặc không tác động đến môi trường

Các doanh nghiệp muốn tham gia chương trình giảm thuế phải mua các sản phẩm nhựa phân hủy sinh học từ các nhà sản xuất được Bộ Công nghiệp Thái Lan chứng nhận

Bộ Công nghiệp đã chứng nhận 7 công ty được cấp 72 giấy phép sản xuất các sản phẩm nhựa phân hủy sinh học khác nhau như ống nhựa, túi đựng rác bằng nhựa, túi nhựa dùng một lần và túi ziplock bằng nhựa

Chính sách tiêu dùng bền vững qua các công cụ quản lý

Hỗ trợ sản phẩm nông nghiệp an toàn:

Thái Lan đã ký kết thỏa thuận với các chuỗi bán lẻ lớn từ đầu năm 2013 (Siam Makro, Central Food Retail, CP All, Tesco Lotus và Big C, 7-Eleven và Hiệp hội Nhà bán lẻ Thái Lan) để hỗ trợ và phân phối các sản phẩm thực phẩm có chứng chỉ ThaiGAP , chứng nhận việc áp dụng thực hành nông nghiệp tốt Điều này đảm bảo rằng các sản phẩm nông nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và khuyến khích sự phát triển của nông nghiệp bền vững Đây là một trong những chứng chỉ an toàn thực phẩm áp dụng ở mức nông trại [BOT, 2013b], xây dựng trên các sáng kiến trước đó nhấn mạnh việc sử dụng thực phẩm được trồng địa phương, như các sáng kiến "Từ Nông Trại đến Bàn Ăn" hoặc "Từ Nông Trại đến Nĩa" từ năm 2004

Xây dựng cơ sở dữ liệu vòng đời sản phẩm :

Thái Lan đã phát triển cơ sở dữ liệu vòng đời sản phẩm, như Thai Life Cycle Inventory (LCI) database, để thu thập thông tin về tác động môi trường của các sản phẩm trong quá trình sản xuất và sử dụng Điều này cung cấp thông tin cần thiết để đánh giá và cải thiện hiệu suất môi trường của các sản phẩm tiêu dùng nhanh

Dự án "Tích hợp xanh phổ cập của Thái Lan: Chuyển đổi từ chính sách thành thực thi"(2020) Những mục tiêu chung của dự án là: nâng cao việc mua sắm các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường tại Thái Lan; nghiên cứu tất cả các loại sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường và phân loại chúng để quản lý hiệu quả; phát triển chính sách và kế hoạch hành động về sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường; cung cấp kiến thức và thông tin để nâng cao nhận thức về các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường, và chia sẻ kinh nghiệm về các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường thông qua các thực hành tốt và bài học đã rút ra giữa các thành viên của Hiệp hội các quốc gia ASEAN và các quốc gia tiên phong khác trong lĩnh vực Tiêu dùng và Sản xuất Bền vững

Gắn nhãn môi trường và giảm thiểu carbon

Ngành công nghiệp thực phẩm Thái Lan đã đi đầu trong việc gắn nhãn và đo lường dấu chân carbon trên các sản phẩm Điều này giúp người tiêu dùng có thêm thông tin về tác động môi trường của sản phẩm và thúc đẩy sự lựa chọn các sản phẩm có hiệu suất tài nguyên cao và thân thiện với môi trường

Thái Lan bị ảnh hưởng bởi sự nóng lên toàn cầu do phát thải khí nhà kính (KNK) đã ngày càng nỗ lực hơn trong việc giảm tác động của biến đổi khí hậu Trong đó, hoạt động tiêu dùng của người dân được cho là một nhân tố quan trọng để giảm thiểu khí thải nhà kính Để hỗ trợ người tiêu dùng thân thiện với môi trường, Tổ chức quản lý KNK Thái Lan, Hội đồng thương mại phát triển bền vững và Viện Môi trường Thái Lan (TEI) đã phối hợp ban hành Chương trình nhãn giảm thiểu các bon (Carbon Reduction Label) từ năm 2019, nhằm khuyến khích sản xuất sản phẩm và dịch vụ cải thiện quá trình sản xuất Chương trình đề ra 3 mục tiêu chính: (1) Thúc đẩy việc cung cấp thông tin đã được xác minh về giảm phát thải KNK dưới dạng nhãn dán trên các sản phẩm và dịch vụ được tiêu thụ trên thị trường, hỗ trợ người tiêu dùng tham gia vào quá trình giảm phát thải KNK; (2) Sử dụng cơ chế thị trường trong việc nâng cao nhận thức của người sản xuất và tiêu dùng về phát thải khí nhà kính, hướng tới giảm phát thải ở Thái Lan;

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG BỀN VỮNG CHO VIỆT NAM TỪ NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Bối cảnh, xu hướng tiêu dùng bền vững đối với mặt hàng tiêu dùng nhanh trên thế giới và tại Việt Nam

4.1.1 Bối cảnh, xu hướng trên thế giới

Thứ nhất, ô nhiễm môi trường trầm trọng là nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu toàn cầu, hiệu ứng nhà kớnh cựng với cỏc hiện tượng El Niủo và hiện tượng La Nina khiến nhiệt độ trái đất nóng lên cùng với các hiện tượng thời tiết cực đoan như sóng thần, động đất,… gia tăng Đây là những thách thức rất lớn mà nhân loại phải đối mặt ngay trước mắt Chính vì vậy, tại COP28 diễn ra tại UAE đã đề ra mục tiêu đạt mức phát thải ròng toàn cầu bằng “0” đến năm 2050, tiến tới trung hòa carbon cùng với đó giữ cho mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu ở ngưỡng 1,5°C

Thứ hai, việc sản xuất lương thực tương đối phụ thuộc vào thời tiết nên khi biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng thì an ninh lương thực toàn cầu có nguy cơ bị đe dọa Thêm vào đó, giá lương thực tăng cao và dự trữ lương thực ở mức rất thấp khiến nguy cơ khủng hoảng lương thực luôn thường trực

Thứ ba, thế giới có nguy cơ phải đối mặt với việc mất an ninh năng lượng Theo đó, nhu cầu sử dụng năng lượng có xu hướng tăng mạnh đặc biệt ở các nền kinh tế lớn như Trung Quốc và Ấn Độ và các nền kinh tế mới nổi làm cho áp lực đối với nguồn cung năng lượng ngày càng nặng nề Sự chênh lệch cung - cầu ngày càng lớn cùng với ảnh hưởng của chiến tranh xảy ra ở các khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn trên thế giới như chiến sự tại Dải Gaza, chiến tranh giữa Nga và Ukraine… đe dọa đẩy giá dầu tăng cao Ngoài ra, vấn đề suy giảm tài nguyên thiên nhiên khiến các nước đang dần phải chuyển đổi từ sử dụng từ tài nguyên không tái tạo sang tài nguyên tái tạo và bền vững

Thứ tư, khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu và những vấn đề an ninh phi truyền thống đã làm bộc lộ những khuyết điểm, rủi ro khó lường của các mô hình kinh tế hiện tại Yêu cầu đặt ra là cần phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc kinh tế để tạo lập lại nền tảng cho sự phát triển bền vững

Thứ năm, các biến động toàn cầu như Đại dịch Covid 19 khiến các quốc gia, doanh nghiệp và người tiêu dùng toàn cầu dần thay đổi nhận thức, hướng tới phải thực hiện chuyển đổi sang mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững Ngoài ra, mức sống và thu nhập của người dân toàn cầu nhìn chung đang dần tăng nên họ có xu hướng hướng tới các sản

Thứ sáu, sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới đã cho ra đời các công nghệ mới như in 3D, IoT, nông nghiệp thông minh, Blockchain… giúp thúc đẩy xu hướng tiêu dùng bền vững và giảm thiểu các tác động tiêu cực của hoạt động tiêu dùng đến môi trường đồng thời giúp người tiêu dùng tiếp cận được các thông tin minh bạch, rõ ràng về các sản phẩm

Thứ bảy, tiêu dùng bền vững trở thành xu hướng tất yếu mà cả thế giới phải hướng tới Bởi nó phù hợp với 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc Nhiều doanh nghiệp toàn cầu theo đuổi xu hướng như một lợi thế cạnh tranh so với đối thủ, điều kiện để doanh nghiệp có thể hợp tác được với nhiều doanh nghiệp khác và cũng là điều kiện để doanh nghiệp có thể tồn tại và kinh doanh bền vững trong tương lai

Ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) sẽ trải qua giai đoạn chuyển đổi vào năm

2024, được định hình bởi tính bền vững nổi lên như một xu hướng then chốt, khi các công ty FMCG lớn điều chỉnh chiến lược của họ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về các sản phẩm thân thiện với môi trường Làn sóng nhận thức của người tiêu dùng xung quanh tính bền vững đã đạt đến đỉnh cao, định hình lại các quyết định mua hàng theo nhóm nhân khẩu học Người tiêu dùng không còn chỉ tập trung vào chất lượng và giá cả sản phẩm; họ ngày càng quan tâm đến tác động môi trường từ những lựa chọn của họ

Hiện nay xu hướng tiêu dùng bền vững trên thế giới phát triển mạnh mẽ, do vậy nhu cầu về các giải pháp bao bì xanh đang tăng lên trong lĩnh vực bao bì thực phẩm khi các quán ăn tìm kiếm các lựa chọn bao bì có thể tái chế, dùng một lần và phân hủy nhằm mục đích xây dựng thương hiệu và thu hút khách hàng Do đó, các nhà sản xuất ngày càng sử dụng polyhydroxyalkanoates (PHA) và nhựa làm từ tinh bột để sản xuất bao bì phù hợp với nhiều đối tượng người dùng cuối khác nhau

Theo Báo cáo toàn cầu “Mười xu hướng hàng đầu cho năm 2024”, Người tiêu dùng ngày càng nhận thức được tác động của biến đổi khí hậu đối với chuỗi sản xuất thực phẩm và nhận ra rằng chính nông nghiệp cũng góp phần vào vấn đề này Họ mong đợi tất cả các nhà sản xuất, bất kể quy mô, áp dụng các biện pháp thực hành tiết kiệm và thân thiện với môi trường để bảo tồn đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên Sự giám sát này không chỉ mở rộng đến các tập đoàn đa quốc gia lớn mà còn cho các nhà sản xuất địa phương và quy mô nhỏ

Trong thời gian sắp tới, người tiêu dùng trên thế giới sẽ ưu tiên tiêu dùng nhiều hơn về thực phẩm có nguồn gốc thực vật và 'thay thế' Một nghiên cứu gần đây của Đại học Oxford đã chỉ ra rằng con người có thể giảm lượng khí thải carbon tới 73% bằng cách không ăn thịt hoặc các sản phẩm từ sữa Đó là một mức giảm đáng kinh ngạc và đó là lý do rõ ràng tại sao ngày càng có nhiều người chuyển sang chế độ ăn thuần chay

Bước sang năm 2024, nhu cầu lựa chọn thực phẩm thân thiện với môi trường và có trách nhiệm với xã hội tăng vọt ở mức cao nhất mọi thời đại Theo nghiên cứu Taste Tomorrow mới nhất của chúng tôi, 64% người tiêu dùng toàn cầu đáng chú ý đang tích cực tìm kiếm các sản phẩm được sản xuất bền vững Đồng thời họ tìm kiếm các thương hiệu áp dụng các hoạt động kinh tế tuần hoàn, từ nguyên liệu tái chế cao cấp đến bao bì có thể phân hủy

4.1.2 Bối cảnh, xu hướng tại Việt Nam

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế sâu, rộng và tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế, có nhiều hiệp định thương mại tự do với các nền kinh tế trong đó có những cam kết về việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, chống biến đổi khí hậu, thực hiện

17 mục tiêu trong phát triển bền vững do Liên Hợp Quốc đề ra Do đó, hiện nay, Việt Nam đã xác định đi theo mô hình tăng trưởng xanh nhằm khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh, tăng hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh thông qua nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.Trong đó có 3 nhiệm vụ chiến lược để thực hiện được mục tiêu phát triển kinh tế xanh như sau: một là, giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; hai là, xanh hóa sản xuất; ba là, xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững

Có thể thấy lối sống xanh và tiêu dùng bền vững chính là 1 trong 3 nhiệm vụ trụ cột cho quá trình tăng trưởng xanh Chính vì thế, việc tiêu dùng bền vững đang rất được quan tâm đặc biệt là tiêu dùng bền vững đối với ngành FMCG vì đây là những mặt hàng được người dân mua bán thường xuyên với số lượng lớn, gần như chiếm đa số trong các hàng hóa người dân tiêu dùng

Bài học cần học tập từ chính sách tiêu dùng bền vững của một số quốc gia 71 1 Bài học cho Chính phủ, Bộ ban ngành

4.2.1 Bài học cho Chính phủ, Bộ ban ngành

Bài học quan trọng nhất trong quá trình phát triển bền vững của Việt Nam chính là cam kết và quyết tâm mạnh mẽ của Chính phủ trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, trong đó có tiêu dùng bền vững Từ cấp trung ương đến địa phương, Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ với phát triển bền vững theo một cách tiếp cận tổng hợp và có hệ thống; đã quốc tế hóa các mục tiêu phát triển bền vững quốc tế và tích hợp chúng vào các chiến lược, kế hoạch và chương trình phát triển quốc gia

Sự can thiệp của chính phủ trong hệ thống chính sách là cần thiết, bởi những tác động tích cực đối với xã hội lớn hơn những chi phí mà chúng ta phải bỏ ra, trên phương diện bảo vệ môi trường, đảm bảo tính bền vững cho các thế hệ tương lai Một vấn đề đặt ra đối với sự can thiệp của chính phủ là tính hiệu quả Trong bối cảnh phát triển của một nền kinh tế đang chuyển đổi, chính phủ cần có biện pháp như thế nào để giải quyết thách thức bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động tiêu cực từ quá trình tiêu dùng hiện tại đối với mặt hàng tiêu dùng nhanh; đồng thời vẫn đảm bảo người dân thoả mãn được tốt các nhu cầu tiêu dùng của họ, đảm bảo cho quá trình tiêu dùng bền vững Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, việc sử dụng các công cụ kinh tế, công cụ quản lý và công cụ xã hội dựa vào các yếu tố thị trường trong chính sách nói chung và chính sách tiêu thúc đẩy tiêu dùng bền vững nói riêng là rất quan trọng và cần thiết

Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm các nước trong việc sử dụng các chính sách tiêu dùng bền vững nhằm thúc đẩy tiêu dùng bền vững đối với mặt hàng tiêu dùng nhanh

Các công cụ chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững tại Việt Nam chưa được triển khai, hoặc đã triển khai, tuy nhiên còn chưa có sự đồng bộ, hiệu quả mang lại chưa cao Các công cụ quản lý, công cụ xã hội còn chung chung, chưa có hướng dẫn cụ thể về việc triển khai thực hiện cũng như việc giám sát đánh giá còn thiếu và yếu Các chi phí và cơ hội liên quan đến công cụ kinh tế chưa được tính toán đầy đủ để phát huy hết tác dụng của nó Việc áp dụng các công cụ kinh tế vào thị trường có thể đem lại những hiệu quả mong đợi với mức chi phí thấp nhất có thể, điều này thực sự quan trọng đối với một đất nước đang phát triển như Việt Nam, khi nguồn lực tài chính còn hạn chế, thâm hụt ngân sách và nợ công cao

Việt Nam là nước đi sau nên cần có điều kiện học hỏi, tham khảo thêm kinh nghiệm của các nước đi trước về việc thiết kế, thực thi chính sách Cũng bởi một số những công cụ chính sách trong một số hoàn cảnh điều kiện kinh tế xã hội nhất định sẽ gây ảnh hưởng và làm giảm hiệu quả của công cụ khác; hay một số chính sách thành công được áp dụng ở nước khác nhưng lại chưa hiệu quả ở Việt Nam Ví dụ, việc Thái Lan áp dụng thành công thuế “ngọt” SSB đối với các sản phẩm nước ngọt có gas, nhưng khi được đề xuất tại Việt Nam thì gây ra nhiều sự phản đối bởi tình hình thực tế ở Việt Nam không hiệu quả để áp dụng phương án này, thậm chí còn có thể gây ra tác động ngược Vì vậy, cần phải tính toán kỹ các rủi ro và điều kiện khi thực hiện các chính sách học tập từ nước ngoài

Việt Nam cần có chính sách cụ thể hơn đối với việc đánh thuế với cả cá nhân và doanh nghiệp

Hiện nay, Việt Nam chưa có chính sách thuế cụ thể đối với các mặt hàng tiêu dùng nhanh, nhựa sử dụng một lần như Mỹ; thuế thu nhập đối với doanh nghiệp hay các loại thuế, phí liên quan Trong hoàn cảnh của Việt Nam, giải pháp này tuy khó khăn và sẽ có những tranh cãi ở thời điểm ban đầu nhưng hiệu quả mà chính sách này mang lại là rất lớn Thuế sẽ được áp dụng đối với nhà sản xuất/nhà phân phối túi ni lông, doanh nghiệp đóng gói hàng hoá bằng túi ni lông, tính trên đơn vị túi ni lông được sản xuất Nhà sản xuất, nhà phân phối sẽ công khai với người bán lẻ và người tiêu dùng về chi phí này sẽ được cộng vào giá thành của sản phẩm Việc áp dụng thuế như vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp để thói quen của các nhà bán lẻ và cả người tiêu dùng khi mua bán hàng hoá Điều quan trọng là mức thuế phải được tính đủ cao để làm thay đổi thói quen sử dụng túi ni lông/nhựa một lần của cả người bán lẻ và người tiêu dùng

Hỗ trợ thuế, trợ cấp đối với các doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ sản xuất an toàn với môi trường Đối với việc áp dụng thuế thu nhập hỗ trợ doanh nghiệp, có thể áp dụng cách làm của Trung Quốc Trung Quốc đã áp dụng các ưu đãi về thuế thu nhập đối với các doanh nghiệp có các hoạt động liên quan đến bảo vệ môi trường nhằm thúc đẩy và khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng công nghệ, máy móc an toàn với môi trường và các nguyên liệu tái chế Các doanh nghiệp mua và sử dụng các thiết bị để bảo vệ môi trường, sản xuất tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước và an toàn đối với môi trường thì chi phí mua thiết bị có thể được khấu trừ vào thuế thu nhập; đối với các doanh nghiệp sử dụng nước thải, khí thải và chất thải rắn làm nguyên liệu sản xuất chính được giảm hoặc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 5 năm; miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng một năm với các doanh nghiệp mới thành lập sử dụng nguyên liệu đầu vào là chất thải của các doanh nghiệp khác…

Ngoài ra, Nhà nước cần có quy định chi tiết về mức ưu đãi, hỗ trợ mà các đối tượng được hưởng và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc giải quyết cho các dự án được hưởng các ưu đãi, hỗ trợ; cho các đơn vị cung cấp dịch vụ thu gom rác thải tập trung; xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế rác thải, trong đó cần đầu tư bãi chôn lấp tập trung đáp ứng yêu cầu cho hoạt động thu gom ổn định, lâu dài Đồng thời, có giải pháp trợ cấp hoặc cung cấp miễn phí túi khí, túi giấy, túi tái sử dụng nhằm hạn chế tình trạng sử dụng túi nilon tràn lan hiện nay Cùng với đó, cần nghiên cứu, ban hành các quy chuẩn kỹ thuật cho từng sản phẩm, hàng hóa làm từ nhựa, quy trình thu gom, xử lý rác thải nhựa, qua đó đảm bảo quản lý chặt chẽ chất thải khi thải ra môi trường Chính phủ cần xác định rõ ràng và gắn trách nhiệm của các nhà sản xuất, bao gồm các nhà nhập khẩu, phân phối hiện đại và truyền thống, các nhà bán lẻ trong việc thu hồi, tái chế, xử lý chất thải, đặc biệt là chất thải nguy hại; có chế tài cụ thể đối với các hành vi vi phạm về chất thải và xử lý chất thải

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có chỉ số môi trường tốt được vay vốn, mở rộng sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy sử dụng công nghệ sạch Với những doanh nghiệp đã được thông qua phương án đổi mới công nghệ, sản xuất bền vững, nếu vay vốn ngân hàng cần được hỗ trợ từ 50 đến 100% chi phí chi trả lãi suất ngân hàng Nguồn chi lấy từ Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia hoặc Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ địa phương, tùy theo quy mô và tính chất của dự án Dành một phần thích hợp từ Quỹ Bảo vệ môi trường, Quỹ Ủy thác tín dụng xanh,… để hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ hoặc các dự án đầu tư mới, các dự án áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng Xây dựng Quy định cơ chế hỗ trợ về giá, quảng cáo, xúc tiến thương mại đối với các hàng hóa được sản xuất từ các công nghệ xanh

Bài học áp dụng chuyển đổi số trong quản lý tiêu dùng bền vững

Việt Nam nên học tập Thái Lan trong việc xây dựng và phát triển công cụ quản lý phục vụ cho tiêu dùng bền vững Thái Lan đã thành công trong khi xây dựng cơ sở dữ liệu vòng đời sản phẩm (Thai Life Cycle Inventory) để thu thập thông tin về tác động môi trường của các sản phẩm trong quá trình sản xuất và sử dụng Hơn nữa, Việt Nam không nằm ngoài xu hướng của thế giới trong việc chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực và việc áp dụng chuyển đổi số trong quản lý tiêu dùng bền vững, đối với mặt hàng tiêu dùng nhanh là điều hết sức cần thiết Chính phủ cần xây dựng và áp dụng các phương pháp, công cụ đánh giá, tính toán phát thải theo vòng đời sản phẩm, công cụ tính toán tiêu hao nhiên liệu, vật liệu; áp dụng công nghệ và chuyển đổi số nhằm giúp tối ưu hoá quản lý tiêu dùng bền vững

Thúc đẩy doanh nghiệp triển khai nhãn môi trường và sản xuất theo tiêu chuẩn ISO

Chính phủ cần triển khai chặt chẽ hơn nữa các chương trình chứng nhận nhãn môi trường, chứng nhận thực phẩm hữu cơ, thực phẩm xanh, nhãn xanh, nhãn năng lượng, nhãn carbon, nhãn tái chế và các loại nhãn sinh thái khác đối với các mặt hàng đủ tiêu chuẩn liên quan đến môi trường và tiêu dùng bền vững Đặc biệt, cần chuyển đổi dần các chứng chỉ, chứng nhận địa phương/quốc gia sang các chứng chỉ quốc tế như ISO để chuẩn quá tiêu chuẩn địa phương với tiêu chuẩn quốc tế, thúc đẩy quá trình hội nhập hoá của hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam ra thị trường quốc tế

Về mặt xã hội Đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và người dân đối với tiêu dùng bền vững và mặt hàng tiêu dùng nhanh – xã hội

Bên cạnh việc sử dụng các công cụ kinh tế, công cụ quản lý, công cụ xã hội cũng cần được nhà nước chú trọng đầu tư và triển khai Trong đó, công cụ truyền thông là không thể thiếu trong các chương trình môi trường, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của các chính sách và công cụ khác nhằm khuyến khích tiêu dùng bền vững Các chương trình truyền thông này nên được tổ chức thường xuyên và định kỳ dưới dạng các chương trình tuyên truyền, vận động; đến các đối tượng như người tiêu dùng, nhà bán lẻ, phân phối, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh… Quá trình hoạch định và thực hiện chương trình nâng cao nhận thức của người dân đối với tiêu dùng bền vững, đặc biệt trong mặt hàng tiêu dùng nhanh cần có sự phối hợp của các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội dân sự và khuyến khích sự tham gia của các cộng đồng, cá nhân và người dân địa phương

Cần hợp tác với các Bộ ban ngành khác và các doanh nghiệp, tổ chức để đẩy mạnh tiêu dùng bền vững

Ngoài ra, chính phủ, nhà nước, các cơ quan, đoàn thể có thể kết hợp với các nước khác, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức không vì lợi nhuận, các câu lạc bộ, hội nhóm… để tổ chức các chiến dịch, chương trình, sự kiện, cuộc thi… nhằm giáo dục và nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp về môi trường, tiêu dùng bền vững Đây là một phương án hiệu quả, đến gần hơn với tất cả các đối tượng, đặc biệt là giới trẻ Người dân cần hiểu được lợi ích, giá trị mà sản phẩm bền vững mang lại cho cuộc sống của họ, cả trước mắt và lâu dài Khi các cá nhân nắm bắt được mức độ nghiêm trọng của các vấn đề môi trường như biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, mất đa dạng sinh học, ô nhiễm rác thải, ô nhiễm tiếng ồn chắc chắn sẽ giảm thiểu việc sử dụng năng lượng và tài nguyên thiên nhiên; phát triển và tiêu thụ các sản phẩm mới, thân thiện với môi trường hơn

4.2.2 Bài học cho doanh nghiệp tiêu dùng nhanh về xây dựng và thực thi chính sách tiêu dùng bền vững

Doanh nghiệp Việt Nam có rất nhiều lợi thế của người đi sau, rút được kinh nghiệm cũng như bài học thành công của người đi trước nên có thể đi tới xu thế mới, cập nhật, triển khai phát triển bền vững dễ dàng hơn Đơn cử, đối với kinh tế tuần hoàn, hoàn toàn chúng ta có thể triển khai, sử dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh để chuyển mô hình kinh doanh từ nâu sang xanh Quan trọng nhất là chuyển đổi tư duy và nhận thức một cách hệ thống nhằm hướng tới tương lai xanh, sản phẩm xanh và lộ trình xanh, đây là xu thế không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới Chuyển đổi nhận thức, chuyển đổi con người chính là nguồn vốn quý nhất của doanh nghiệp Chuyển đổi tư duy không đơn giản là chuyển từ nền kinh tế màu nâu sang màu xanh Để làm được điều đó, các doanh nghiệp cần đào tạo lực lượng lao động, nâng cấp nguồn vốn con người là quan trọng, bên cạnh nguồn vốn xã hội và tự nhiên

Bài học cần tránh trong xây dựng chính sách tiêu dùng bền vững đối với mặt hành tiêu dùng nhanh

Thiếu cơ chế khuyến khích

Các cơ chế khuyến khích doanh nghiệp và người tiêu dùng tham gia vào tiêu dùng bền vững còn hạn chế Ví dụ, các ưu đãi thuế, hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp sản xuất sản phẩm bền vững còn chưa nhiều Hiện nay Việt Nam là nước đang phát triển, mức sống của người dân còn chưa cao, mà đặc tính của mặt hàng bền vững sẽ có giá thành cao Để chính sách tiêu dùng bền vững đối với mặt hàng nhanh hiệu quả, Chính phủ cần tránh việc đưa ra ít cơ chế khuyến khích, ưu đãi để khuyến khích người dân tiêu dùng, doanh nghiệp tiêu dùng và sản xuất mặt hàng tiêu dùng nhanh bền vững, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ việc kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp và bảo vệ nền kinh tế lâu dài

Giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp

Khi thực hiện chính sách tiêu dùng bền vững, có thể doanh nghiệp nhận được ưu đãi của Chính phủ nhưng số vốn doanh nghiệp phải bỏ ra để thay đổi, hiện đại dây chuyền sản xuất, chi phí tái chế, là rất lớn, gây áp lực cho doanh nghiệp Khi đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể gặp khó khăn trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn sản xuất bền vững, doanh nghiệp sẽ dần dần bị đào thải ra khỏi thị trường Từ một doanh nghiệp đang hoạt động tốt trên thị trường, do việc phải đáp ứng tiêu chuẩn của chính sách mà mất đi sức cạnh tranh của mình Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, đến tháng 5/2023, doanh nghiệp nước ta chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm trên 97% số doanh nghiệp cả nước Như vậy, nếu không đáp ứng được, sẽ có rất nhiều doanh nghiệp bị giảm sức cạnh tranh khi áp dụng chính sách, doanh thu của doanh nghiệp sẽ giảm mạnh, thu ngân sách của Chính phủ cũng giảm Ảnh hưởng đến thị trường lao động

Việc chuyển đổi sang sản xuất bền vững có thể dẫn tới mất việc làm ở người lao động, đặc biệt là người lao động có trình độ lao động thấp Vì khi chuyển đổi sản xuất yêu cầu công nghệ kỹ thuật sản xuất cao hơn, người lao động không đủ tay nghề sẽ bị sa thải, thất nghiệp; nhu cầu về lao động có kỹ năng cao hơn Nếu không có thời gian chuẩn bị từ trước, Việt Nam sẽ khó đảm bảo được sản xuất bền vững do thiếu nhân lực Chính phủ phải chi nhiều hơn cho an sinh xã hội do lượng người thất nghiệp tăng cao, tăng chi phí đào tạo lao động chất lượng cao Đồng thời nếu đào tạo lao động có kỹ năng trong thời gian ngắn thì chất lượng lao động không được đảm bảo, độ tin cậy không cao

Quản lý cấp nhãn cho sản phẩm

Trung Quốc có nhiều loại chứng nhận sản phẩm như là Chứng nhận nhãn môi trường, Chứng nhận sản phẩm hữu cơ, Chứng nhận thực phẩm xanh nhưng sau khi chứng nhận thiếu sự giám sát và quản lý

Việt Nam là nước nông nghiệp, mặt hàng nông sản luôn nằm trong mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta Sản phẩm nông sản hiện nay muốn được tiêu thụ, xuất khẩu nhiều thì phải đảm bảo những tiêu chuẩn của nước nhập khẩu, và trong đó cần phải được gắn nhãn sinh thái, hoặc sản phẩm hữu cơ Từ kinh nghiệm từ Trung Quốc, Việt Nam cần tránh thiếu quản lý, giám sát các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi cấp nhãn cho cơ quan đó để sản phẩm đầu ra đảm bảo đủ tiêu chuẩn của nước nhập khẩu, kể cả các thị trường khó tính như Nhật, Mỹ, EU, tránh tình trạng lô hàng xuất khẩu sang các nước rồi lại bị trả về, mất hình ảnh của doanh nghiệp cũng như là hình ảnh của sản phẩm nông sản Việt Nam Đồng thời, khiến người tiêu dùng trong nước nghi ngờ các sản phẩm trong nước được chứng nhận từ Việt Nam , tác động tiêu cực đến việc thúc đẩy tiêu dùng bền vững của Chính phủ

Thiếu sự phối hợp liên ngành

Việc thực hiện chính sách tiêu dùng bền vững cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng Nếu sự phối hợp giữa các bộ ban ngành, cơ quan, không được chặt chẽ thì một mặt hàng có thể không biết nên áp dụng chính sách, thông tư, quyết định nào khi nó thuộc phân loại thuộc quản lý của nhiều cơ quan liên quan Từ đó gây rắc rối cho việc đánh thuế, hay là giải quyết vấn đề Chính vì vậy, việc thực hiện chính sách không được hiệu quả, chưa đạt được kết quả kỳ vọng

Hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng

Hệ thống cơ sở hạ tầng để hỗ trợ tiêu dùng bền vững còn chưa phát triển Chính phủ cần đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng để hỗ trợ tiêu dùng bền vững Ví dụ, hệ thống thu gom rác thải còn chưa hoàn thiện Hiện nay Việt Nam vẫn chưa thu gom rác thải theo cách phân loại rác Việt Nam đã thực hiện một số địa điểm thí điểm phân loại rác thải nhưng qua thời gian thí điểm thì thu gom rác lại cùng nhau, hoặc người dân đã phân loại nhưng người đi thu gom lại gom hết các loại với nhau Cơ sở thu gom rác thải chưa có đủ cơ sở vật chất, phương tiện để đáp ứng việc phân chia

Thiếu sự theo dõi và đánh giá

Chính phủ cần thiết lập hệ thống theo dõi và đánh giá hiệu quả của chính sách tiêu dùng bền vững Thiếu sự theo dõi và đánh giá có thể làm mất kiểm soát và không thể đánh giá được tác động thực tế của chính sách Thêm vào nữa, hệ thống theo dõi và đánh giá cũng cho biết được doanh nghiệp có đang thực hiện tốt chính sách không, sản phẩm của doanh nghiệp được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng bao nhiêu, người tiêu dùng có xu hướng tiêu dùng những sản phẩm như thế nào Từ những dữ liệu mà hệ thống thu thập được, Chính phủ có thể điều chỉnh Chính sách, hoặc thêm các nghị quyết, thông tư giúp doanh nghiệp phát triển mạnh hơn, tăng tính hiệu quả của chính sách

Chính sách chưa cụ thể, hệ thống pháp lý chưa hoàn thiện

Các chính sách hiện hành về tiêu dùng bền vững còn mang tính chung chung, chưa cụ thể hóa các giải pháp thực hiện Do đó, các doanh nghiệp và người tiêu dùng gặp khó khăn trong việc thực hiện Hơn nữa, Việt Nam hiện nay chưa có chính sách tiêu dùng bền vững chính thức nào, chỉ có một số văn bản liên quan đến luật và những chương trình của các bộ, nên việc thực hiện tiêu dùng bền vững lại càng khó khăn Việc thiếu chính sách cụ thể và chế tài xử phạt có thể khiến doanh nghiệp không thực hiện nghiêm túc chính sách, lợi dụng những điểm thiếu sót để làm không đúng Chính sách không cụ thể không những gây khó khăn cho người thực hiện chính sách như doanh nghiệp và người tiêu dùng mà còn gây khó khăn cho người lập ra chính sách khi bị yêu cầu giải quyết vấn đề Thêm vào đó, mỗi mặt hàng tiêu dùng nhanh có đặc điểm riêng, do đó cần có những chính sách phù hợp, không nên áp dụng một mô hình chung cho tất cả các mặt hàng tiêu dùng nhanh

Khuyến khích người tiêu dùng tiêu thụ sản phẩm bền vững

Chương trình Eco-Card của Thái Lan tạo điểm thưởng cho người tiêu dùng khi mua các

"sản phẩm thân thiện với môi trường" Những điểm này có thể đổi thành phiếu giảm giá, giảm giá, vé miễn phí cho phương tiện giao thông công cộng và các ưu đãi khác Ở Thái Lan, phương tiện công cộng có nhiều loại và được sử dụng phổ biến: xe bus, tàu, tàu điện trên không, tàu điện ngầm, taxi, xe ôm,

Thực tế ở Việt Nam phương tiện công cộng chưa được sử dụng nhiều và không có nhiều loại hình phương tiện công cộng, được sử dụng nhiều nhất là xe bus, xe ôm Nhưng xe bus chỉ tiện đi lại ở khoảng cách ngắn, và khách hàng chủ yếu của xe bus hay xe ôm là học sinh sinh viên, người già Đây là tệp khách hàng có thu nhập thấp, việc chi tiêu cho sinh hoạt khá ít, chưa chú ý đến sản phẩm thân thiện môi trường một phần do giá thành của sản phẩm đó Người trong độ tuổi lao động thì ưu tiên sử dụng phương tiện cá nhân do chủ động được thời gian đi lại Hơn nữa, phương tiện công cộng ở Việt Nam hoạt động nhiều ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, ở các tỉnh lẻ khác thời gian xe bus chạy giữa các chuyến khá lâu

Vậy nên, khi Việt Nam muốn áp dụng, học hỏi từ chương trình Eco- Card của Thái Lan có thể tránh đổi vé miễn phí cho phương tiện công cộng để tránh lãng phí tài nguyên

Nhận thức của người tiêu dùng còn thấp

Yếu tố nhận thức của người tiêu dùng là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công, hiệu quả của chính sách Nhận thức của người tiêu dùng cao thì khả năng chính sách được thực hiện hiệu quả cao hơn Nhưng hiện nay, nhận thức của người tiêu dùng về tiêu dùng bền vững còn hạn chế, nhiều người tiêu dùng chưa hiểu rõ lợi ích của tiêu dùng bền vững và chưa có thói quen tiêu dùng xanh Chính phủ cần nắm bắt được tình hình, tránh đưa ra các chính sách khó hiểu, vượt qua tầm hiểu biết của người thực hiện chính sách

Gây bất bình đẳng trong xã hội

Việc áp dụng chính sách tiêu dùng bền vững cho các sản phẩm đặc biệt mặt hàng tiêu dùng nhanh có thể khiến người tiêu dùng có thu nhập thấp gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm bền vững do giá thành cao hơn, mức chi tiêu của họ không đủ để chi trả

Vì thế, khi thực hiện chính sách tiêu dùng bền vững, cần có các biện pháp hỗ trợ cho các nhóm yếu thế để đảm bảo chính sách công bằng cho mọi người, tất cả mọi người đều có thể tiếp cận và tiêu thụ sản phẩm.

Ngày đăng: 04/04/2024, 08:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w