1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các yếu tố thúc đẩy chính sách tiêu dùng bền vững đối với mặt hàng tiêu dùng nhanh

154 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu các yếu tố thúc đẩy chính sách tiêu dùng bền vững đối với mặt hàng tiêu dùng nhanh
Tác giả Phùng Thị Như Quỳnh, Nguyễn Thị Thảo Nhi, Nguyễn Hà Anh, Trần Thị Bích Loan
Người hướng dẫn TS. Phạm Văn Kiệm
Trường học Trường Đại học Thương mại, Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế
Chuyên ngành Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế
Thể loại Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 154
Dung lượng 2,64 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (14)
    • 1.1 Tính cấp thiết của đề tài (14)
    • 1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu (15)
    • 1.3 Xác định khoảng trống nghiên cứu (28)
    • 1.4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu (28)
    • 1.5 Câu hỏi nghiên cứu (29)
    • 1.6 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu (29)
    • 1.7 Phương pháp nghiên cứu (30)
      • 1.7.1 Thu thập dữ liệu nghiên cứu (30)
      • 1.7.2 Phương pháp phân tích và xử lí dữ liệu (30)
    • 1.8 Ý nghĩa đề tài (31)
    • 1.9 Kết cấu đề tài (31)
  • CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG BỀN VỮNG ĐỐI VỚI MẶT HÀNG TIÊU DÙNG NHANH (33)
    • 2.1 Tiêu dùng bền vững (33)
      • 2.1.1. Khái niệm, nội dung của tiêu dùng bền vững (33)
      • 2.1.2 Ý nghĩa của tiêu dùng bền vững (34)
    • 2.2. Tiêu dùng bền vững đối với mặt hàng tiêu dùng nhanh (37)
      • 2.2.1. Khái niệm, nội dung của tiêu dùng bền vững đối với mặt hàng tiêu dùng (37)
      • 2.2.2. Ý nghĩa của tiêu dùng bền vững và chính sách tiêu dùng bền vững đối với mặt hàng tiêu dùng nhanh (39)
      • 2.2.3 Tiêu chí đánh giá thúc đẩy chính sách tiêu dùng bền vững – Mô hình và giả thuyết nghiên cứu (44)
    • 2.3. Chính sách tiêu dùng bền vững đối với mặt hàng tiêu dùng nhanh (49)
      • 2.3.1. Một số chính sách về tiêu dùng bền vững của các quốc gia và các doanh nghiệp đã thực hiện trên thế giới (49)
      • 2.4.1 Pháp (63)
      • 2.4.2. Thái Lan (68)
      • 2.4.3. Nhật Bản (71)
      • 2.4.4. Trung Quốc (75)
    • 2.5 Kinh nghiệm và bài học rút ra cho Việt Nam (78)
      • 2.5.1 Kinh nghiệm và bài học rút ra cho Chính phủ Việt Nam (78)
      • 2.5.2. Kinh nghiệm và bài học rút ra cho doanh nghiệp (80)
      • 2.5.3. Kinh nghiệm và bài học rút ra dành cho người tiêu dùng (81)
  • CHƯƠNG III: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU (83)
    • 3.1 Phương pháp nghiên cứu (83)
    • 3.2 Quy trình nghiên cứu (83)
    • 3.3 Bảng tóm tắt các biến quan sát dựa trên các mô hình nghiên cứu trước đó (84)
    • 3.4 Phương pháp chọn mẫu (85)
    • 3.5 Phân tích và xử lý dữ liệu (85)
      • 3.5.1. Phân tích và xử lý dữ liệu trong nghiên cứu định lƣợng (85)
  • CHƯƠNG IV: THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ THÚC ĐẨY CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG BỀN VỮNG ĐỐI VỚI MẶT HÀNG TIÊU DÙNG NHANH (88)
    • 4.1 Tổng quan về tiêu dùng bền vững đối với mặt hàng tiêu dùng nhanh (88)
    • 4.2. Thực trạng về tiêu dùng bền vững đối với mặt hàng tiêu dùng nhanh ở Việt (88)
      • 4.2.1. Khái quát về tình hình và đặc điểm người tiêu dùng của Việt Nam (88)
      • 4.2.2. Thực trạng tiêu dùng bền vững đối với mặt hàng tiêu dùng nhanh ở Việt (89)
    • 4.3. Phân tích kết quả nghiên cứu (94)
      • 4.3.1 Thống kê đặc điểm của đối tƣợng điều tra (94)
      • 4.3.2 Kiểm tra kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha (96)
      • 4.3.3 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA (102)
      • 4.3.4 Kết quả phân tích tương quan PEARSON (107)
      • 4.3.5 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính (109)
      • 4.3.6. Kết quả kiểm định sự khác biệt (114)
    • 5.1. Định hướng, quan điểm của Việt Nam về tiêu dùng bền vững đối với mặt hàng tiêu dùng nhanh (117)
    • 5.2. Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy chính sách tiêu dùng bền vững đối với mặt hàng tiêu dùng nhanh (119)
      • 5.2.1. Nhóm giải pháp về yếu tố nhận thức (119)
      • 5.2.2. Nhóm giải pháp về yếu tố truyền thông (120)
      • 5.2.3. Nhóm giải pháp về hỗ trợ của Chính phủ (121)
      • 5.2.4. Nhóm giải pháp về ảnh hưởng của xã hội (122)
    • 5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo (123)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (125)

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Tính cấp thiết của đề tài

Khái niệm tiêu dùng bền vững được Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc định nghĩa là: “Tiêu dùng bền vững là việc sử dụng các dịch vụ và sản phẩm có liên quan để đáp ứng các nhu cầu cơ bản và mang lại một cuộc sống tốt hơn, đồng thời giảm thiểu sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguyên liệu độc hại cũng như giảm thiểu phát thải trong suốt vòng đời sản phẩm, sao cho không làm tổn hại đến việc thỏa mãn các nhu cầu của các thế hệ tương lai” Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy toàn cầu đang phải đối mặt với một bất cập lớn đó là: Nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng vượt quá sức cung của thị trường, trong khi các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt, biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính, đang diễn ra ngày càng phức tạp Do vậy, tiêu dùng bền vững đã, đang và sẽ trở thành mục tiêu phát triển của các quốc gia trên thế giới Vì vậy việc đưa ra các chính sách giúp thúc đẩy tiêu dùng bền vững nhằm phát triển đất nước là một điều tất yếu

Song song với sự phát triển của nhân loại, nền kinh tế tăng trưởng ngày càng nhanh cùng với lối sống hiện đại, lành mạnh, các mặt hàng tiêu dùng nhanh đang ngày một chiếm phần lớn trong các mặt hàng tiêu dùng Theo khảo sát của Consumer Outlook 2023 được tiến hành bởi NIQ, khoảng 80% người tiêu dùng trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có khả năng thay đổi sở thích mua sắm của họ trong năm

2023 Tại Việt Nam, xu hướng này thể hiện rõ đối với ngành tiêu dùng nhanh (FMCG) Kết quả điều tra của Công ty Nielsen Việt Nam công bố tại Hội thảo “Chiến lược gắn với với phát triển xanh” do cục Xúc Tiến Thương Mại - Bộ Công Thương tổ chức cho thấy, người tiêu dùng Việt Nam đang ngày càng quan tâm đến vấn đề “xanh” và “sạch”, ho sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các thương hiệu có cam kết “xanh” và

“sạch” Cụ thể, có đến 86% người tiêu dùng Việt sẵn sàng chi trả cao hơn cho sản phẩm đến từ thương hiệu có ảnh hưởng tích cực đến xã hội và môi trường

Với tình hình đó, chính phủ và các doanh nghiệp cũng sẽ đưa ra các chính sách liên quan đến tiêu dùng bền vững, nhất là tiêu dùng bền vững về mặt hàng tiêu dùng nhanh Các chính sách này trực tiếp tác động làm thay đổi hành vi của doanh nghiệp và của người tiêu dùng trong việc sản xuất và tiêu dùng bền vững, giúp giảm thiểu các chất thải, ô nhiễm môi trường, Vậy những yếu tố nào tác động và thúc đẩy những chính sách đó? Ngành hàng tiêu dùng nhanh thời gian qua đã có sự tăng trưởng vượt bậc Theo một số nghiên cứu, có sự chuyển biến tích cực này là do những thay đổi trong hành vi, sở thích, nhu cầu của người tiêu dùng, các yếu tố về môi trường vĩ mô như lạm phát, hay sự thay đổi trong ưu tiên mua sắm của người tiêu dùng cũng có khả năng ảnh hưởng, thúc đẩy đến các chính sách Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế còn tồn tại, các yếu tố thúc đẩy chính sách chưa thực sự được quan tâm bởi các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước Các nghiên cứu phần lớn chỉ nghiên cứu đến những chính sách đã được đưa ra, phân tích, trình bày quan điểm về chính sách, trong khi đó các yếu tố thúc đẩy, ảnh hưởng đến các chính sách này vẫn chưa được nghiên cứu cụ thể

Từ những lý do nêu trên, nghiên cứu Đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố thúc đẩy chính sách tiêu dùng bền vững đối với các mặt hàng tiêu dùng nhanh” để tìm hiểu rõ hơn những vấn đề được đề cập ở trên cũng như đưa ra hàm ý các yếu tố thúc đẩy chính sách tiêu dùng bền vững nhằm giúp chính phủ và doanh nghiệp cải thiện những chính sách hơn trong thời gian tới.

Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.2.1 Tổng quan các nghiên cứu đã công bố quốc tế

1 Daniel Fischer, Tina Bohme, Sonja M Geiger (2017) Measuring Young Consumers’ Sustainable Consumption Behavior: Development and Validation of the YCSCB Scale, Young Consumers, 18(3), 312 -326: Trong bài nghiên cứu này có những phát hiện quan trọng về hành vi tiêu dùng bền vững của người tiêu dùng mà đối tượng nghiên cứu chính ở đây là giới trẻ Thứ nhất, trong bài nghiên cứu sẽ trình bày một thang đo tổng hợp được xây dựng rõ ràng cho thanh thiếu niên và bối cảnh tiêu dùng của họ Thứ hai là đề xuất một phương pháp phỏng đoán để phát triển các phép đo phức tạp hơn về SCB trong số những người tiêu dùng trẻ tuổi tập trung vào các hành vi, định hướng tác động về tính bền vững Mục đích của nghiên cứu này là thúc đẩy tiêu dùng bền vững ở người tiêu dùng là giới trẻ và là ưu tiên hàng đầu chương trình nghiên cứu trong các lĩnh vực khác nhau như giáo dục phát triển bền vững, tâm lý môi trường và chính sách tiêu dùng Tiến bộ trong lĩnh vực này đã bị cản trở bởi thiếu các công cụ nghiên cứu tinh vi có khả năng đo lường hành vi tiêu dùng có liên quan cả về tác động bền vững và sự phù hợp của chúng đối với thanh thiếu niên Nghiên cứu này đề cập khoảng cách nghiên cứu này và đưa ra một thang đo cho sự bền vững của người tiêu dùng trẻ hành vi tiêu dùng (YCSCB) trong lĩnh vực thực phẩm và quần áo

2 Ksenija Kuzmina, Sharon Prendeville, Dale Walker, Fiona Charnley

(2019) Future scenarios for fast-moving consumer goods in a circular economy:

Nghiên cứu này thông qua phương pháp lập kế hoạch quy nạp, các kịch bản tương lai của ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) trong bối cảnh tuần hoàn kinh tế (CE) Nghiên cứu sử dụng phương pháp lập kế hoạch kịch bản mang tính khám phá, một cách tiếp cận quy nạp để thu hút các tổ chức ngành tiêu dùng nhanh, chuyên gia CE, người dùng cuối và các bên liên quan trong lĩnh vực học thuật khám phá tương lai của ngành hàng tiêu dùng nhanh trong bối cảnh CE Năm kịch bản trong tương lai có thể hình thành tầm nhìn cho tương lai của ngành hàng tiêu dùng nhanh đã được phát triển:

(1) Rửa sạch và tái sử dụng, (2) Chu kỳ sử dụng nguyên liệu nguyên chất, (3) Sự trỗi dậy của nhà bán lẻ tuần hoàn, (4) Một thế giới không có Siêu thị và (5) Cuộc sống kết nối Việc phân tích và thảo luận về các kịch bản xem xét cách tạo ra giá trị trong nền kinh tế tuần hoàn và vai trò không thể thiếu của người tiêu dùng và công nghệ thông tin trong đó Nghiên cứu này cung cấp những hiểu biết sâu sắc về cách ngành ngành hàng tiêu dùng nhanh có thể tham gia vào CE và làm như vậy sẽ cung cấp cơ sở cho nghiên cứu sâu hơn trong lĩnh vực này Các lĩnh vực nghiên cứu trong tương lai sẽ được vạch ra

3 Srinath Srinivasan, Wen F Lu (2014) Development of a Supporting Tool for Sustainable FMCG Packaging Designs: Nhựa là một thành phần phổ biến có trong hầu hết bao bì của mặt hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) Tuy nhiên, nhựa có thể gây ra mối đe dọa đáng kể cho môi trường Vì các gói hàng FMCG có đặc điểm là thời hạn sử dụng ngắn và tỷ lệ biến dạng cao nên bao bì FMCG đang gây ra lượng ô nhiễm nhựa khổng lồ Mặt khác, các công ty cố gắng tạo sự khác biệt cho bao bì FMCG của họ thông qua việc tạo ra giá trị từ trải nghiệm của người tiêu dùng và chất lượng sản phẩm Vì vậy, bài báo chỉ ra việc phát triển một công cụ hỗ trợ để giúp các kỹ sư thiết kế đánh giá thiết kế đảm bảo sự cân bằng giữa tác động môi trường, chi phí vật liệu và việc tạo ra giá trị của bao bì FMCG và so sánh thiết kế bao bì định lượng trong thuật ngữ 'hiệu quả' và 'bền vững'

4 Ping Wang, Qian Liu, Yu Qi: Factors influencing sustainable consumption behaviors: A survey of the rural residents in China; Journal of Cleaner Production: Nghiên cứu này tập trung phân tích chi tiết về thực trạng, đặc điểm và quan trọng nhất là quá trình ra quyết định về hành vi tiêu dùng bền vững(SCB) của người dân nông thôn ở Trung Quốc Dựa trên phân tích mô tả, thấy được thực trạng SCB của người dân nông thôn và các yếu tố ảnh hưởng, bao gồm ý định hành vi, kiến thức về môi trường, nhận thức về hậu quả, trách nhiệm môi trường, giá trị môi trường, nhận thức kiểm soát hình vi, hiệu quả ứng phó, độ nhạy cảm với môi trường và cả các yếu tố ngữ cảnh Nghiên cứu này có ý nghĩa hữu ích cho các chính sách công; cho thấy rằng kiến thức liên quan không đầy đủ sẽ cản trở việc thực hiện các hành vi tiêu dùng bền vững và hành vi đó càng đòi hỏi nhiều kiến thức và khả năng thì hành vi đó ít xảy ra, điều này được giải quyết thông qua giáo dục

5 Thanh Tiep Le, Alberto Ferraris, Bablu Kumar Dhar (2023), The contribution of circular economy practices on the resilience of production systems: Eco-innovation and cleaner production's mediation role for sustainable development: Bài nghiên cứu cho biết các vấn đề môi trường như ô nhiễm, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và mất cân bằng sinh thái ngày càng trầm trọng dẫn đến nhu cầu về các sản phẩm thân thiện với môi trường ngày càng tăng, từ góc độ tiêu dùng (Ma et al., 2021) Các doanh nghiệp muốn đạt được sự bền vững thì phải cân bằng lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường (Laurell và cộng sự, 2019) Sự đổi mới sinh thái, sản xuất sạch hơn và các thực hành kinh tế tuần hoàn là những yếu tố chính để giải quyết các thách thức về tính bền vững Phát hiện chính của nghiên cứu này cho thấy rằng việc áp dụng các thực tiễn kinh tế tuần hoàn toàn diện từ văn hóa đến các lĩnh vực liên quan đến hoạt động kinh doanh có thể thúc đẩy đổi mới sinh thái và sản xuất sạch hơn, tạo ra một hệ thống sản xuất linh hoạt

6 Ming - Lang Tseng, Anthony S.F Chiu, Dong Liang (2017), Sustainable consumption and production in business decision-making models, Resources, Conservation and Recycling, Volume 128, 2018, pp 118-121: Bài nghiên cứu này đề cập đến sản xuất và tiêu dùng bền vững (SCP) trong mô hình ra quyết định kinh doanh bằng cách xem xét các phương pháp, thực tiễn và cơ hội mới Bài viết trình bày và phân tích các nỗ lực phát triển bền vững từ trên xuống cũng như nỗ lực từ dưới lên về các mô hình, nhận thức của khách hàng, mô hình ra quyết định kinh doanh và các phương pháp giải pháp đề xuất Bài nghiên cứu này thảo luận về các thuộc tính hoạt động ra quyết định kinh doanh, tiêu dùng bền vững và thực tiễn sản xuất cũng như về đánh giá và các phương pháp thực tế Tác giả chỉ ra rằng SCP không chỉ đơn thuần là nỗ lực từ trên xuống (chính phủ, các ngành công nghiệp và doanh nghiệp) Đúng hơn là những nỗ lực từ dưới lên (doanh nghiệp, ngành công nghiệp và chính phủ)

7 Cindy ISenhour, Mari Martiskainen, Lucie Middlemiss (2019), Power and politics in sustainable consumption research and practice, Nhà xuất bản: Routledge, 2019: Nghiên cứu này nghiên cứu tiêu dùng bền vững từ khắp nơi trên thế giới, trình bày các minh họa thực nghiệm và lý thuyết về các phương tiện khác nhau mà qua đó chính trị và quyền lực ảnh hưởng đến các thực tiễn, chính sách và quan điểm về tiêu dùng bền vững Cuốn sách cung cấp các ví dụ thực nghiệm và lý thuyết về các phương pháp khác nhau thông qua đó chính trị và quyền lực ảnh hưởng đến các thực hành, chính sách và quan điểm về tiêu dùng bền vững Các chương trong bộ sưu tập này thu hút sự chú ý đến vai trò của quyền lực và chính trị trong việc xây dựng và tái sản xuất xu hướng tiêu dùng hiện đại cũng như sự cần thiết phải xem xét các vấn đề công bằng và quyền lực ngay từ đầu, sự khởi đầu của chính sách và thực tiễn bền vững Cuốn sách khám phá những cách thức đa dạng và phổ biến mà chính trị và năng lượng đã được khái niệm hóa trong nghiên cứu tiêu dùng bền vững, ngang bằng đặc biệt là khi ngày càng có nhiều nhà nghiên cứu và thực hành nhận ra những giới hạn của các cách tiếp cận thống trị truyền thống đối với tiêu dùng bền vững Trong cuốn sách này phản đối mạnh mẽ việc coi tiêu dùng bền vững là một vấn đề của sự lựa chọn cá nhân, có thể được giải quyết bằng thị trường hoặc bằng công nghệ

8 Jing Shao, Marco Taisch, Miguel Ortega Mier (2016), “Influencing factors to facilitate sustainable consumption: from the experts’ viewpoints”, Journal of Cleaner Production xxx (2016), pp: 1-14 Lê Thị Thu Hiền (2019) Các công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững, Luận án tiến sĩ kinh tế: Nghiên cứu này đề xuất một tập hợp các thuộc tính bền vững ở cấp độ sản phẩm nhằm nắm bắt các yếu tố ảnh hưởng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hành vi tiêu dùng bền vững và đóng vai trò là người hỗ trợ trong khuôn khổ Thái độ- Người hỗ trợ- Cơ sở hạ tầng (AFI) Phương pháp khảo sát được áp dụng để thu được những hiểu biết sâu sắc từ các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu học thuật và những người thực hành, đồng thời bài tập đánh giá của chuyên gia được sử dụng để đánh giá tầm quan trọng và khả năng ứng dụng của các thuộc tính Dữ liệu nhận được từ các cuộc khảo sát cho thấy rõ ràng rằng người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến tác động xã hội của sản phẩm trong giai đoạn sản xuất và yêu cầu nhiều thông tin liên quan hơn

Nghiên cứu này có thể đóng vai trò là nghiên cứu cơ bản để phát triển các chính sách công hoặc chính sách công nghiệp liên quan và góp phần vào lĩnh vực phát triển phương pháp chuyển đổi thông tin từ sản xuất sạch hơn sang tiêu dùng bền vững Bằng cách cung cấp thông tin về tác động xã hội và môi trường của sản phẩm trong giai đoạn sản xuất tới người tiêu dùng, bài viết này đề xuất các thuộc tính để giải quyết khoảng cách chuyển đổi thông tin Với sự nhấn mạnh vào việc đáp ứng lợi ích của người tiêu dùng, tác động xã hội liên quan đến sức khỏe và sự an toàn của nhân viên và khách hàng

9 Lucie Middlemiss (2018), Sustainable Consumption: Key Issues (Key Issues in Environment and Sustainability), Nhà xuất bản: Routledge, 2018: Cuốn sách này bắt đầu với việc nói lên tầm quan trọng của tiêu dùng bền vững, xu hướng tiêu dùng hiện tại có tác động mạnh mẽ đến môi trường Tiếp đến, tác giả giải thích hành vi tiêu dùng trong xã hội của người tiêu dùng, nó có liên kết với một loại các nguyên tắc và cách tiếp cận trong khoa học xã hội Ví dụ như sự khác biệt xã hội (giới tính, tầng lớp, tuổi tác, nguồn gốc dân tộc, tình trạng khuyết tật, vị trí địa lý) là rất quan trọng, tác động cả tâm lý lẫn vật chất cho việc tiêu dùng bền vững Khi cá nhân bị đe dọa bởi các vấn đề môi trường thì họ mới hành động, đưa giả định tính ích kỷ của con người là nguyên nhân cho tiêu dùng không bền vững khi mà họ nhận thức được nhưng trong thực tiễn chưa thực hiện được Ngoài ra, bài viết còn nghiên cứu đến mối quan hệ giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, giữa tiêu dùng bền vững với hành động tập thể để từ đó đưa ra chính sách, giải pháp giải quyết, phác thảo tầm nhìn cho tương lai, chống gây hại cho môi trường

10 A report to the Sustainable Development Research Network “Motivating Sustainable Consumption”, 01/2005: Hành vi của người tiêu dùng, những hành động mà họ lựa chọn và thực hiện, đều có tác động tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường cũng như đời sống của chính họ Đây là lý do tiêu dùng bền vững trở thành trọng tâm trong chính sách quốc gia và quốc tế Bài nghiên cứu chỉ ra những yếu tố dẫn đến lựa chọn hành vi tiêu dùng, khi nào mọi người hành động theo hướng bảo vệ môi trường và làm thế nào để khuyến khích, tạo điều kiện cho lối sống bền vững Sau đó, người nghiên cứu chỉ ra chính sách của chính phủ như đưa ra thay đổi về giá; nâng cao tầm quan trọng của các chuẩn mực, sự gắn kết xã hội; các chính sách được đề ra cũng phải đảm bảo được tiến hành nhất quán, chặt chẽ, áp dụng chung cho tập thể

11 Catriona Tassell, Marco Aurisicchio (7/2023) Refill at home for fast- moving consumer goods: Uncovering compliant and divergent consumer behaviour Người tiêu dùng hàng tiêu dùng nhanh đã quen với văn hóa tiện lợi dùng một lần, hình thành các thói quen đi ngược lại với việc tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu Bởi vì các khái niệm nạp lại, ngành hàng tiêu dùng nhanh đang vượt ra ngoài khả năng dùng một lần và tái chế của bao bì và sản phẩm để xem xét các giải pháp tái sử dụng lâu dài hơn, bền bỉ hơn Nếu được thực hiện như dự định, việc tái sử dụng có khả năng làm giảm cường độ sử dụng vật liệu so với việc thải bỏ hoặc tái chế Bài nghiên cứu này đi sâu vào khám phá cách người tiêu dùng xử lý các nguồn nguyên liệu trong các sản phẩm tái sử dụng thông qua phương pháp chuỗi hành vi Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng để lại một số hạn chế khi chưa xác định rõ ràng được những hành vi chung nhất và các yếu tố tác động đến việc người tiêu dùng xử lý các nguồn nguyên liệu trong các sản phẩm tái sử dụng

12 Sustainable packaged food and beverage consumption transition in Indonesia: Persuasive communication to affect consumer behavior (10/2020):

Trong bài nghiên cứu có đề cập đến chuyển đổi tiêu dùng bền vững (SCT) là một quá trình chuyển đổi từ không bền vững sang bền vững bao gồm sự thay đổi về quan điểm, lập trường và chiến thuật của người tiêu dùng và cơ quan quản lý đồng thời tập trung vào chất lượng cuộc sống Và việc các sản phẩm và bao bì bền vững có đến được với người tiêu dùng hay không phụ thuộc đáng kể vào quá trình từ mua đúng sản phẩm đến quản lý ý thức bảo vệ môi trường của họ Nghiên cứu này sẽ trình bày lý thuyết về hiện đại hóa sinh thái, quản lý chuyển đổi và truyền thông thuyết phục nhằm giải quyết quá trình chuyển đổi tiêu dùng bền vững Đồng thời đề xuất một bộ bốn khía cạnh và mười bốn tiêu chí hợp lệ bằng phương pháp Delphi Kết quả nghiên cứu cho thấy giao tiếp thuyết phục là yếu tố hiệu quả nhất trong việc thuyết phục người tiêu dùng chuyển sang tiêu dùng bền vững Các yếu tố quan trọng khác cho quá trình chuyển đổi này bao gồm giáo dục người tiêu dùng, nâng cao kiến thức và thay đổi thái độ của họ đối với tiêu dùng bền vững Thân thiện với môi trường, ghi nhãn sản phẩm, đưa ra lập luận về tính xác thực, tái sử dụng và tái chế sản phẩm là những giải pháp được tìm thấy trong nghiên cứu này

13 Yan Li, Yi Lu, Xiyue Zhang, Leping Liu, Minghan Wang, Xiaoqun Jiang (1/10/2016) Propensity of green consumption behaviors in representative cities in China: Hành vi tiêu dùng xanh dựa trên thái độ của người tiêu dùng Tuy nhiên, có một khoảng cách giữa họ Cải thiện thái độ tiêu dùng xanh sẽ ảnh hưởng lớn đến việc chấp nhận tiêu dùng xanh Nghiên cứu đã phỏng vấn người tiêu dùng ở bốn thành phố đại diện ở Trung Quốc thông qua bảng câu hỏi nhằm tìm kiếm giải pháp ảnh hưởng đến mức độ sẵn lòng trả tiền cho sản phẩm xanh của người tiêu dùng bằng cách sử dụng hồi quy logistic đa biến Kết quả cho thấy rằng người tiêu dùng Trung Quốc đã nhận thức được về tiêu dùng xanh ở một mức độ nhất định và mức độ sẵn sàng tiêu dùng xanh bị ảnh hưởng bởi độ tuổi, vị trí, nguồn thông tin và một loạt các yếu tố khác Nhìn chung, giá thực tế của các sản phẩm xanh ở Trung Quốc vượt quá mức mà người tiêu dùng sẵn sàng trả, khiến sản phẩm xanh có vị thế kém thuận lợi hơn trên thị trường Mặc dù nghiên cứu đã khảo sát thành công, khám phá được các hành vi tiêu dùng xanh và thái độ của người tiêu dùng của người dân ở bốn thành phố đại diện nhưng nghiên cứu vẫn chưa đưa ra được các giải pháp thúc đẩy hành vi tiêu dùng xanh; kiến nghị các giải pháp về giảm thiểu chi phí sản xuất sản phẩm xanh

Xác định khoảng trống nghiên cứu

Thông qua tổng hợp một số tài liệu nghiên cứu đã được công bố, nhóm nghiên cứu đã tìm ra được những khoảng trống nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, những nghiên cứu về các nhân tố thúc đẩy chính sách tiêu dùng bền vững đối với mặt hàng tiêu dùng nhanh còn bị giới hạn giai đoạn và chưa có tính cập nhật khi mà tiêu dùng bền vững mặt hàng tiêu dùng nhanh đang ngày càng trở thành xu hướng hiện nay Do đó những kết quả, định hướng và đề xuất kiến nghị của các nghiên cứu đi trước có thể không còn phù hợp với tình hình hiện tại và chưa thể bắt kịp xu hướng và nhu cầu người tiêu dùng

Thứ hai, các nghiên cứu chỉ tập trung vào phân tích hay nêu quan điểm các chính sách mà chưa đi sâu vào những yếu tố tác động thúc đẩy đến chính sách đấy như thế nào, đặc biệt là yếu tố quan trọng như nhu cầu của người tiêu dùng

Thứ ba, các nghiên cứu về các yếu tố tác động đến các chính sách tiêu dùng bền vững đối với mặt hàng nhanh vẫn còn khá ít, nhiều bài phân tích chỉ mới nghiên cứu về tổng quan xu thế tiêu dùng bền vững nói chung mà chưa đi sâu về mặt hàng tiêu dùng nhanh

Từ việc xác định được những khoảng trống nghiên cứu như trên, “Nghiên cứu các yếu tố thúc đẩy chính sách tiêu dùng bền vững đối với các mặt hàng tiêu dùng nhanh” là hoàn toàn cần thiết.

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thúc đẩy chính sách tiêu dùng bền vững đối với mặt hàng tiêu dùng nhanh trong các nghiên cứu đã có từ trước Tìm hiểu và đề xuất hàm ý thêm những yếu tố thúc đẩy các chính sách tiêu dùng bền vững đối với mặt hàng tiêu dùng nhanh nhằm giúp cải thiện góc nhìn về xu hướng tiêu dùng bền vững

Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về các yếu tố thúc đẩy chính sách tiêu dùng bền vững đối với các mặt hàng tiêu dùng nhanh

Phân tích thực trạng thúc đẩy của các yếu tố đối với chính sách tiêu dùng nhanh để đánh giá được mức độ tác động của các yếu tố và sự phát triển của chính sách Đề xuất hàm ý một số yếu tố thúc đẩy chính sách tiêu dùng bền vững đối với mặt hàng tiêu dùng nhanh nhằm cải thiện các chính sách để phục vụ mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.

Câu hỏi nghiên cứu

 Nhận thức là yếu tố thúc đẩy chính sách tiêu dùng bền vững đối với mặt hàng tiêu dùng nhanh hay không?

 Chất lượng là yếu tố thúc đẩy chính sách tiêu dùng bền vững đối với mặt hàng tiêu dùng nhanh hay không?

 Truyền thông sản phẩm là yếu tố thúc đẩy chính sách tiêu dùng bền vững đối với mặt hàng tiêu dùng nhanh hay không?

 Thu nhập là yếu tố thúc đẩy chính sách tiêu dùng bền vững đối với mặt hàng tiêu dùng nhanh hay không?

 Ảnh hưởng xã hội là yếu tố thúc đẩy chính sách tiêu dùng bền vững đối với mặt hàng tiêu dùng nhanh hay không?

 Hỗ trợ của chính phủ là yếu tố thúc đẩy chính sách tiêu dùng bền vững đối với mặt hàng tiêu dùng nhanh hay không?

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Hiện nay, Việt Nam chỉ ra các yếu tố thúc đẩy các chính sách tiêu dùng bền vững nói chung và tiêu dùng bền vững các mặt hàng tiêu dùng nhanh nói riêng Tuy nhiên, các yếu tố này chưa được tìm hiểu sâu và phân tích một cách chưa thực sự toàn diện

Vì thế, đối tượng nghiên cứu của bài nghiên cứu này sẽ là: Các yếu tố thúc đẩy chính sách tiêu dùng bền vững đối với các mặt hàng tiêu dùng nhanh

Về thời gian: Bài nghiên cứu tập trung nghiên cứu các yếu tố thúc đẩy chính sách tiêu dùng bền vững đối với mặt hàng tiêu dùng nhanh trong giai đoạn 2010-2023 khi tiêu dùng bền vững đang trở thành xu hướng

Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Việt Nam

Về nội dung: Nghiên cứu các yếu tố thúc đẩy chính sách tiêu dùng bền vững đối với các mặt hàng tiêu dùng nhanh bao gồm: Nhận thức, Chất lượng, Truyền thông, Thu nhập, Xã hội, Hỗ trợ chính phủ.

Phương pháp nghiên cứu

1.7.1 Thu thập dữ liệu nghiên cứu

 Dữ liệu thứ cấp: Bài nghiên cứu sử dụng thông tin và số liệu từ các nguồn tin cậy như cục Xúc tiến Thương mại - Bộ Công Thương, Báo cáo kinh tế - xã hội, các bài báo chính phủ, … và các bài nghiên cứu, luận văn, luận án, bài báo đã được công bố chính thức trên các diễn đàn thông tin đại chúng nhằm mục đích cung cấp thông tin chính xác và mới nhất phục vụ cho quá trình tiến hành nghiên cứu

 Dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu được thu thập từ phương pháp khảo sát được thực hiện bằng cách gửi bảng khảo sát qua email và Internet đến các khách hàng – những người đã, đang và có xu hướng tiêu dùng bền vững đối với mặt hàng tiêu dùng nhanh và thu được 315 phiếu khảo sát Phiếu khảo sát bao gồm các mẫu câu hỏi phục vụ cho mục đích nghiên cứu Trong đó có 300 phiếu trả lời hợp lệ và đều được dùng để đưa vào quá trình phân tích dữ liệu Nhóm nghiên cứu dùng Excel để tổng hợp dữ liệu

1.7.2 Phương pháp phân tích và xử lí dữ liệu

Nghiên cứu này vận dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua gửi bảng câu hỏi đến những người quan tâm đến chính sách tiêu dùng bền vững đối với mặt hàng tiêu dùng nhanh Dữ liệu thu được từ khảo sát sau đó sẽ tiến hành phân tích định lượng bằng phần mềm SPSS để xác định các nhân tố thúc đẩy chính sách tiêu dùng bền vững đối với mặt hàng tiêu dùng nhanh

Các bước tiến hành gồm: Thống kê mô tả, Kiểm định độ tin cậy của các tiêu chí thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, Phân tích nhân tố khám phá EFA, Phân tích tương quan Pearson, Sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để xác định ảnh hưởng của các yếu tố đến chính sách tiêu dùng bền vững đối với mặt hàng tiêu dùng nhanh.

Ý nghĩa đề tài

Kết quả nghiên cứu của đề tài “ Các yếu tố thúc đẩy chính sách tiêu dùng bền vững đối với các mặt hàng tiêu dùng nhanh” sẽ là cơ sở giúp các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp có góc nhìn cụ thể hơn về các yếu tố thúc đẩy xu hướng tiêu dùng bền vững nói chung và tiêu dùng bền vững mặt hàng nhanh nói riêng, từ đó có thể đưa ra và cải thiện các chính sách tốt hơn Kết quả nghiên cứu cũng sẽ là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu khác về các lĩnh vực có liên quan

1.8.2 Về thực tiễn Đề tài nghiên cứu là cơ sở xác định và đánh giá các yếu tố thúc đẩy chính sách tiêu dùng bền vững đối với mặt hàng tiêu dùng nhanh, tạo điều kiện cho sự phát triển của các chính sách

Việc đánh giá và tìm hiểu các yếu tố thúc đẩy đến chính sách tiêu dùng bền vững là một điều cần thiết, nhằm bắt kịp xu hướng tiêu dùng, có những phương án linh hoạt và hoàn thiện các chính sách phù hợp với hoàn cảnh hiện nay.

Kết cấu đề tài

Nội dung nghiên cứu được chia thành 5 chương như sau:

Chương I: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Chương I trình bày về tính cấp thiết của đề tài, mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, mô tả tổng quát các phương pháp áp dụng, ý nghĩa và điểm mới của đề tài cũng như bố cục nghiên cứu

Chương II: Cơ sở lý luận về lý luận về các chính sách tiêu dùng bền vững đối với mặt hàng tiêu dùng nhanh

Chương trình bày khái niệm, chính sách, cơ sở lý thuyết về các yếu tố thúc đẩy chính sách tiêu dùng bền vững đối với mặt hàng tiêu dùng nhanh và một số chính sách về tiêu dùng bền vững của các quốc gia và các doanh nghiệp đã thực hiện trên thế giới

Từ đó, rút ra kinh nghiệm và bài học cho Việt Nam

Chương III: Thiết kế nghiên cứu

Chương trình bày về câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết và mô hình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu, phương pháp chọn mẫu, xác định kích thước mẫu, đồng thời, phân tích và xử lý dữ liệu

Chương IV: Thực trạng các yếu tố thúc đẩy chính sách tiêu dùng bền vững đối với mặt hàng tiêu dùng nhanh

Chương nêu tổng quan về tiêu dùng bền vững, khái quát thực trạng các yếu tố tác động đến tiêu dùng bền vững đối với mặt hàng nhanh Từ đó lựa chọn mô hình thích hợp diễn giải kết quả; kết luận chấp thuận hay bác bỏ các giả thuyết đã xây dựng

Chương V: Định hướng và giải pháp về chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững đối với mặt hàng tiêu dùng nhanh

Trên cơ sở phân tích kết quả từ chương IV và bối cảnh thực trạng thúc đẩy, nhóm tác giả đề xuất định hướng và một số giải pháp để thúc đẩy các chính sách tiêu dùng bền vững đối với mặt hàng nhanh.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG BỀN VỮNG ĐỐI VỚI MẶT HÀNG TIÊU DÙNG NHANH

Tiêu dùng bền vững

2.1.1 Khái niệm, nội dung của tiêu dùng bền vững

Không có hoạt động tiêu dùng nào được coi là bền vững nếu nó lãng phí trong việc sử dụng tài nguyên, do đó có mối liên hệ trực tiếp giữa hiệu quả tài nguyên và tiêu dùng bền vững Việc sử dụng bền vững nguồn lực phải được xem xét trong tất cả các giai đoạn của vòng đời sản phẩm: trong thiết kế, sản xuất, việc sử dụng nó thậm chí khi nó hết vòng đời, khi khả năng tái sử dụng hoặc thu hồi các vật liệu khan hiếm được sử dụng trở thành một vấn đề khác biệt và thường mang lại lợi nhuận Các khái niệm về tiêu dùng bền vững khác nhau dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm cả người tạo ra định nghĩa và các ý tưởng khác nhau của các tổ chức

Tại Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển được tổ chức tại Rio de Janeiro vào năm 1992, sau khi xác định nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng suy thoái môi trường toàn cầu là do sản xuất và tiêu dùng không bền vững Năm 1994, định nghĩa đầu tiên về SCP được đề xuất “Tiêu dùng bền vững là việc sử dụng các dịch vụ sản phẩm liên quan đáp ứng nhu cầu cơ bản và mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn đồng thời giảm thiểu việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và các vật liệu độc hại cũng như lượng phát thải chất thải và chất gây ô nhiễm trong suốt vòng đời của dịch vụ hoặc sản phẩm để không gây nguy hiểm cho nhu cầu của các thế hệ tiếp theo” (Ofstad, 1994)

Mặt khác, theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), tổ chức được thành lập để giúp tăng trưởng kinh tế thông qua thương mại thế giới Do đó, định nghĩa tiêu dùng bền vững của họ khá thực tế và tập trung vào thương mại và tiêu dùng ở cấp độ hộ gia đình Họ coi tiêu dùng là “Hoạt động tiêu dùng cuối cùng của các hộ gia đình” và tính bền vững là “ Hiệu quả cao trong việc tiêu thụ năng lượng và tài nguyên trong nhà, giảm thiểu chất thải và thói quen mua sắm thân thiện với môi trường hơn của các hộ gia đình”

Hơn thế nữa, Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) họ lại có một cách tiếp cận khác Tất cả đều nhằm mục đích cho phép toàn bộ các quốc gia cung cấp cho công dân của họ những cách bền vững Vì vậy, định nghĩa của họ xem xét khái niệm này từ góc độ chính phủ Theo đó, năm 2001 UNEP đã đưa ra khái niệm: “ Tiêu dùng bền vững là một thuật ngữ bao trùm một số vấn đề chính như đáp ứng nhu cầu, nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao hiệu quả, giảm thiểu chất thải, quan điểm vòng đời và tính đến khía cạnh công bằng, tích hợp các bộ phận cấu thành này vào câu hỏi trọng tâm làm thế nào để cung cấp các dịch vụ tương tự hoặc tốt hơn nhằm đáp ứng các yêu cầu cơ bản của cuộc sống và khát vọng cải tiến cho cả thế hệ hiện tại và tương lai, đồng thời liên tục giảm thiểu thiệt hại về môi trường và rủi ro đối với sức khỏe con người” Không chỉ thế, UNEP còn phân biệt giữa tiêu dùng bền vững ở các nước phát triển và các nước đang phát triển Ở các nước đang phát triển, “Tiêu dùng bền vững sẽ nhắm mục tiêu sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn, từ đó mở rộng hiệu quả cơ sở tài nguyên để đáp ứng nhu cầu của con người” Còn ở các nước phát triển,” Tiêu dùng bền vững trọng tâm là thay đổi mô hình tiêu dùng để giảm thiểu mức sử dụng vật liệu và năng lượng tổng thể, cũng như giảm cường độ trên mỗi đơn vị tiện ích chức năng”

Sau khi nhóm tác giả tìm hiểu và phân tích những khái niệm của các tổ chức ở trên Dựa vào những yếu tố và cách tiếp cận đã đưa ra được khái niệm chung cho tiêu dùng bền vững là “Tiêu dùng bền vững là việc tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ có tác động tối thiểu đối với môi trường, công bằng về mặt xã hội và khả thi về mặt kinh tế, hướng đến tất cả mọi người, ở mọi lĩnh vực và mọi quốc gia, đáp ứng được nhu cầu cơ bản của con người trên toàn thế giới, đảm bảo an sinh xã hội và môi trường bền vững”

2.1.2 Ý nghĩa của tiêu dùng bền vững

2.1.2.1 Là một xu hướng kinh tế - xã hội

Thế kỷ 21 là thời kỳ có nhiều thay đổi và tiến bộ vượt bậc của nhân loại Thế giới đã chứng kiến sự gia tăng toàn cầu về dân số, thu nhập trung bình, tỷ lệ tiêu dùng, đô thị hoá, sự tăng trưởng mạnh mẽ trong các hoạt động sản xuất, Sự gia tăng này góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế, tạo việc làm, tạo điều kiện đầu tư vào cơ sở hạ tầng công cộng, nâng cao mức sống vật chất cho người dân và giảm mức nghèo đói Tuy nhiên, sự tăng trưởng kinh tế và phát triển con người nhanh chóng đã gây áp lực và tác động tiêu cực đến môi trường ngày càng nhiều Theo báo cáo Circularity công bố vào năm 2020, thế giới đang sử dụng hơn 100 tỷ tấn tài nguyên mỗi năm, gấp 10 lần so với 10 tỷ tấn được ghi nhận vào năm 1950 Sự gia tăng sử dụng tài nguyên đi đôi với sự gia tăng chất thải và khí thải, dẫn đến một loạt ảnh hưởng bao gồm biến đổi khí hậu, suy giảm an ninh và nguồn cung lương thực, khan hiếm nước và ô nhiễm không khí Vì vậy, cần thiết phải thiết lập lại mô hình tiêu dùng cũng như sản xuất, đó là tiêu dùng và sản xuất bền vững

Tiêu dùng không chỉ đơn giản là việc mua sắm và sử dụng mà còn liên quan đến tầm ảnh hưởng đến môi trường và xã hội Để đáp ứng nhu cầu của 9 tỷ người dân và phát triển xã hội, cần phải tái cơ cấu cơ bản lối sống tiêu dùng hiện tại, bao gồm việc lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc bền vững, giảm lượng rác thải, hỗ trợ các doanh nghiệp xã hội Tăng trưởng kinh tế, phát triển con người và phúc lợi cần được tách biệt đáng kể khỏi việc sử dụng tài nguyên và tác động đến môi trường (UNEP, 2011)

2.1.2.2 Môi trường sẽ giảm khả năng hấp thụ chất thải và khí thải

Quá trình trao đổi chất toàn cầu đang phát triển nhanh chóng, ngày càng dẫn đến việc sử dụng quá mức môi trường, tài nguyên Kể từ năm 1970, các tác động môi trường quan trọng nhất liên quan đến khỉ thải là biến đổi khí hậu (gây ra bởi khí thải nhà kính), phú dưỡng (gây ra bởi sự ô nhiễm môi trường nước với nitơ và phốt-pho) và một số tác động độc hại đến môi trường con người (gây ra bởi ô nhiễm không khí) Việc sử dụng quá mức này cũng trực tiếp dẫn đến sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên không thể tái tạo (như nhiên liệu hóa thạch và quặng), nguồn tài nguyên tái tạo (đặc biệt là gỗ và cá), thay đổi sử dụng đất trên quy mô lớn dẫn đến mất môi trường sống

Do đó, vấn đề được đặt ra là tiêu dùng bền vững phải được xây dựng một cách kỹ lưỡng, áp dụng triệt để nhanh chóng nhưng vẫn phải đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, duy trì các tài nguyên và bảo vệ môi trường

Giảm thiểu tài nguyên thiên nhiên được sử dụng trong sản xuất, tiêu dùng là giảm chất thải, khí thải lên môi trường, góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất, là chiến lược hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Tiêu dùng bền vững với mục đích “làm nhiều hơn và tốt hơn với ít nguồn lực hơn”, tăng phúc lợi ròng từ các hoạt động kinh tế bằng cách giảm sử dụng tài nguyên, suy thoái và ô nhiễm trong toàn bộ vòng đời, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống

2.1.2.3 Tăng hiệu quả sinh thái của sản xuất

Mặc dù giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế vẫn là ưu tiên của nhiều quốc gia trên thế giới nhưng mô hình tăng trưởng hiện nay và tương lai cần phải có sự đổi mới, thiết lập hệ thống công nghiệp hoá mới để thúc đẩy sự thịnh vượng, cân bằng các động lực kinh tế - xã hội với khả năng môi trường toàn cầu Để tiêu dùng bền vững trước hết phải xét đến sản xuất bền vững Tiềm năng lớn nhất về hiệu quả sinh thái thường tồn tại trong các ngành công nghiệp năng như thép và xi măng, ngành xây dựng và giao thông, một số ít trong ngành nông nghiệp

Một trong những mục tiêu chính của tiêu dùng bền vững là 'tách rời' tăng trưởng kinh tế và suy thoái môi trường bằng cách tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên trong sản xuất, phân phối và sử dụng sản phẩm, nhằm mục đích duy trì cường độ năng lượng, vật chất và ô nhiễm của tất cả các chức năng sản xuất và tiêu dùng trong phạm vi thực hiện năng lực của các hệ sinh thái tự nhiên Sự thay đổi này liên quan đến nhiều bên khác nhau, bao gồm doanh nghiệp, người tiêu dùng, nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu, nhà khoa học, nhà bán lẻ, phương tiện truyền thông và các cơ quan hợp tác phát triển, cùng những người khác Do đó, nó đòi hỏi một cách tiếp cận có hệ thống và sự hợp tác giữa các tác nhân hoạt động trong chuỗi cung ứng, từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng

Tiêu dùng bền vững được xem xét theo “tư duy vòng đời” để tăng cường quản lý tài nguyên bền vững và đạt được hiệu quả tài nguyên trong cả giai đoạn sản xuất và tiêu thụ Với cách tiếp cận vòng đời này, các mục tiêu và hành động của tiêu dùng bền vững trở thành đòn bẩy mạnh mẽ để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế hiệu quả sinh thái và biến các thách thức về môi trường và xã hội thành cơ hội kinh doanh và việc làm, đồng thời tách tăng trưởng kinh tế khỏi suy thoái môi trường và ngăn chặn hiệu ứng phục hồi

2.1.2.4 Giảm thiểu rủi ro kinh tế

Tiêu dùng bền vững tạo ra cơ hội đổi mới và phát triển sản phẩm, dịch vụ mới, giảm rủi ro do sự phụ thuộc vào các nguồn lực không bền vững Sử dụng sản phẩm và dịch vụ bền vững mặc dù có chi phí ban đầu cao hơn nhưng thường có giá trị lâu dài hơn và đòi hỏi ít chi phí sửa chữa hoặc thay thế Trong thời gian dài, doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng có thể tiết kiệm thêm về chi phí

Tiêu dùng và sản xuất bền vững là thúc đẩy hiệu quả sử dụng tài nguyên và năng lượng, cơ sở hạ tầng bền vững và cung cấp khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ bản, việc làm xanh và bền vững cũng như chất lượng cuộc sống tốt hơn cho tất cả mọi người Việc tiêu dùng bền vững như một cách tiếp cận tổng hợp giúp đạt được các kế hoạch phát triển tổng thể, giảm chi phí kinh tế, môi trường và xã hội trong tương lai, tăng cường khả năng cạnh tranh kinh tế và giảm nghèo

2.1.2.5 Thúc đẩy tư duy bền vững

Tiêu dùng bền vững đối với mặt hàng tiêu dùng nhanh

2.2.1 Khái niệm, nội dung của tiêu dùng bền vững đối với mặt hàng tiêu dùng nhanh và chính sách tiêu dùng bền vững đối với mặt hàng tiêu dùng nhanh

2.2.1.1 Tiêu dùng bền vững đối với mặt hàng tiêu dùng nhanh

Mặt hàng tiêu dùng nhanh là những loại hàng hoá tiêu dùng được bán nhanh với giá tương đối thấp Là những sản phẩm có thời gian sử dụng ngắn, biên lợi nhuận khá nhỏ nhưng thường được bán với số lượng lớn, nhu cầu mua cao và lợi nhuận tích lũy trên các sản phẩm đó khá đáng kể Một số sản phẩm tiêu dùng nhanh có thể kể đến như: thực phẩm, đồ uống, thực phẩm chức năng, sản phẩm chăm sóc sức khỏe cá nhân, đồ gia dụng, và các sản phẩm thiết yếu khác Mặt hàng tiêu dùng nhanh thường là những sản phẩm giá rẻ, được tiêu thụ hàng ngày trong một khoảng thời gian ngắn và cần rất ít suy nghĩ khi mua hàng (Makhutla, 2014)

So với các sản phẩm tiêu dùng nhanh thông thường, việc tiêu dùng bền vững mặt hàng này không chỉ khác nhau ở mức độ thường xuyên được mua và sử dụng mà còn ở bản chất hành vi tiêu dùng, ý định của người tiêu dùng khi đưa ra lựa chọn sản phẩm hoặc những tác động mà họ mong đợi khi mua các sản phẩm này (Giulio và cộng sự,

2014) Theo Niedermeier và cộng sự (2021), tiêu dùng bền vững với mặt hàng tiêu dùng nhanh có thể thay thế tiêu dùng mặt hàng nhanh thông thường vốn dựa vào tài nguyên hóa thạch

Vì vậy, tiêu dùng bền vững đối với mặt hàng tiêu dùng nhanh được hiểu là việc sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng nhanh một cách hiệu quả, đáp ứng được các nhu cầu cần thiết của người tiêu dùng, nhằm hướng đến giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, con người và kinh tế-xã hội trong suốt vòng đời của sản phẩm đó Bên cạnh đó, các hành động đó còn hỗ trợ cân bằng xã hội và thúc đẩy sự phát triển bền vững của mặt hàng tiêu dùng nhanh

2.2.1.2 Chính sách tiêu dùng bền vững đối với mặt hàng tiêu dùng nhanh

Theo James Anderson (2003) cho rằng chính sách là chuỗi những hoạt động mà chính quyền chọn làm hay không làm với tính toán và chủ đích rõ ràng, có tác động đến người dân; hoặc “Chính sách là một quá trình hành động có mục đích mà một cá nhân hoặc một nhóm theo đuổi một cách kiên định trong việc giải quyết vấn đề” Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa… (theo Từ điển bách khoa Việt Nam, Tái bản lần thứ nhất, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2007)

Theo Vũ Cao Đàm (2011), chính sách là tập hợp các biện pháp được thể chế hóa của một chủ thể quản lý tác động vào đối tượng quản lý nhằm thúc đẩy đối tượng quản lý thực hiện mục tiêu mà chủ thể quản lý vạch ra trong chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội Khái niệm “hệ thống xã hội” được hiểu theo một ý nghĩa khái quát, có thể là một quốc gia, một khu vực hành chính, một doanh nghiệp, một nhà trường Tiêu dùng bền vững đối với mặt hàng tiêu dùng nhanh là việc lựa chọn và sử dụng sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng nhanh một cách có trách nhiệm, nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến kinh tế, môi trường và xã hội; giúp bảo vệ môi trường, đảm bảo cho sức khoẻ của con người và thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nhanh cam kết với tiêu dùng bền vững

Chính phủ nhiều quốc gia thế giới phải đưa ra những biện pháp, những chương trình, những dự án, nhằm thay đổi nhận thức, thay đổi hành vi của các chủ thể trong xã hội (cá nhân, tổ chức) trong quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi hàng hóa nhằm đảm bảo sự thân thiện với môi trường, giảm thải khí hiệu ứng nhà kính, góp phần bảo vệ môi trường, tức là là chính sách tiêu dùng xanh Như vậy, chính sách tiêu dùng xanh là tên gọi chung của một nhóm các chính sách kinh tế cụ thể để tác động tới lợi ích và hành vi của người tiêu dùng nhằm khuyến khích, thúc đẩy tiêu dùng xanh, hạn chế và thu hẹp tiêu dùng “nâu” góp phần phát triển kinh tế xanh và thúc đẩy tiêu dùng bền vững Về nội dung, chính sách tiêu dùng xanh gồm các chính sách nhằm khuyến khích và hỗ trợ các chủ thể tiêu dùng thực hiện mua sắm và sử dụng các sản phẩm xanh (bao gồm cả sản phẩm tái chế) như các chính sách thuế xanh, chính sách giá xanh, chính sách tín dụng tiêu dùng xanh

Từ đó, có thể hiểu đơn giản rằng chính sách tiêu dùng bền vững đối với mặt hàng tiêu dùng nhanh là các quan điểm, nguyên tắc, biện pháp thích hợp của một nước dùng để điều chỉnh, khuyến khích hoạt động tiêu dùng các loại sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng nhanh một cách hiệu quả, đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng, nhằm hướng đến mục tiêu giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, con người và kinh tế - xã hội trong suốt vòng đời của sản phẩm Các chính sách này được thực hiện thông qua các công cụ thuế, trợ cấp, luật ưu đãi… do chính phủ ban hành với ý nghĩa là để thực hiện được các mục tiêu về kinh tế, môi trường và xã hội của quốc gia đó

2.2.2 Ý nghĩa của tiêu dùng bền vững và chính sách tiêu dùng bền vững đối với mặt hàng tiêu dùng nhanh

2.2.2.1 Ý nghĩa của tiêu dùng bền vững đối với mặt hàng tiêu dùng nhanh

 Đối với nền kinh tế:

Việc tiêu dùng bền vững các mặt hàng tiêu dùng nhanh là động lực giúp các doanh nghiệp đầu tư vào đổi mới, tạo ra các sản phẩm không chỉ ít tác động đến môi trường mà còn có chất lượng tốt hơn, ít lãng phí hơn Hành động này dẫn đến việc giảm chi phí trong dài hạn, do đó tăng tỷ suất lợi nhuận và hiệu quả tài chính Hơn nữa, các nhà đầu tư, những người ngày càng quan tâm đến xu hướng tiêu dùng toàn cầu, sẽ có xu hướng dễ dàng đầu tư hơn vào các công ty cam kết theo hướng đi: chuyển đổi năng lượng và đấu tranh chống biến đổi khí hậu Những khoản đầu tư này có thể tăng cường các hoạt động kinh tế và tạo ra cơ hội việc làm ở địa phương, tiết kiệm thời gian, tiền bạc cho cả người lao động và người sử dụng lao động

Người tiêu dùng thay đổi hành vi sang tiêu dùng bền vững nghĩa là thay đổi mô hình tiêu dùng và tăng nhu cầu về các sản phẩm, dịch vụ bền hơn, có thể sửa chữa và tái sử dụng Điều này xảy ra sẽ hướng tới nền kinh tế tuần hoàn, nghĩa là một nền kinh tế có tính phục hồi và tái tạo theo mục đích, giữ cho các sản phẩm, vật liệu luôn ở mức tiện ích và giá trị cao nhất Kinh tế tuần hoàn góp phần giảm rủi ro cho doanh nghiệp về khủng hoảng thừa sản phẩm, khan hiếm tài nguyên; tạo động lực để đầu tư, đổi mới công nghệ, giảm chi phí sản xuất, tăng chuỗi cung ứng

Tiêu dùng bền vững đối với mặt hàng tiêu dùng nhanh, cụ thể là trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống, có vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu biến đổi khí hậu, khi mà ngành nông nghiệp có mối liên hệ mật thiết với tài nguyên thiên nhiên Tăng cường hiệu quả sử dụng tài nguyên theo giá trị và áp dụng theo các giải pháp giảm ô nhiễm, lãng phí cũng như biện pháp nông lâm nghiệp bền vững hơn giúp giảm phát thải khí nhà kính Ngoài ra, việc tiêu thụ các sản phẩm có bao bì làm từ vật liệu có thể tái tạo thay vì nhựa, tuân theo tiêu chuẩn và dán nhãn, cải thiện việc phân loại rác, có thể giảm đáng kể cường độ carbon trong hoạt động sản xuất

Trong suốt hơn 2 thế kỷ qua, tăng trưởng kinh tế được thúc đẩy bởi việc đốt nhiên liệu hóa thạch trong quá trình công nghiệp hoá, làm giải phóng CO2 - nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu, với những hậu quả nghiêm trọng Lượng khí thải CO2 của các nước châu Á chiếm khoảng 60% phát thải của thế giới và cuộc chiến chống biến đổi khí hậu phụ thuộc vào thành công của khu vực trong giảm thải khí carbon Do đó, các nước châu Á - đặc biệt là những nước có nền kinh tế có thu nhập trung bình và cao, đã và đang có hành động mạnh mẽ hơn để thúc đẩy sản xuất năng lượng sạch, nông nghiệp và giao thông xanh Tại hội nghị thượng đỉnh khí hậu COP28 vừa kết thúc tại Các tiểu vương quốc Arab thống nhất vào tháng 12/2023, 134 quốc gia đã đề xuất tích hợp tốt hơn hệ thống nông nghiệp và thực phẩm vào hành động vì khí hậu, khi nông nghiệp chiếm đến 18% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu

Hiện nay, đặc biệt là trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh, các thương hiệu đã chú ý đến giải pháp thay thế các bao bì làm từ nhựa sang bao bì tái tạo và có thể phân hủy và được thúc đẩy bởi các cam kết bền vững của họ Nhờ tỷ lệ sử dụng cao của các sản phẩm tiêu dùng nhanh và các cam kết bền vững, bao bì tái tạo là hướng đi để giảm thiểu tác động môi trường của chất thải bao bì do ngành tạo ra Do đó, nhiều công ty đang áp dụng các giải pháp đóng gói sáng tạo có nguồn gốc từ bã mía, rong biển, thực vật, giấy tổ ong và sợi thực vật Những lựa chọn thay thế này đang thay thế các vật liệu đóng gói không bền vững khác, giúp giảm đáng kể chất thải môi trường và cải thiện quy trình quản lý chất thải Không những thế, những doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nhanh còn chú ý đến việc sử dụng những năng lượng tái tạo như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió,… để thay thế cho các nhiên liệu hóa thạch hay nguồn năng lượng từ tài nguyên thiên nhiên như than đá, dầu mỏ, nhằm giảm phát thải khí nhà kính ra môi trường

Ngoài ra, việc hoạch định chính sách tiêu dùng bền vững của nhiều quốc gia hiện nay luôn xem xét áp dụng khái niệm tư duy vòng đời để đánh giá không chỉ công dụng của từng sản phẩm trong từng giai đoạn khác nhau mà còn tác động đến môi trường và kinh tế xã hội thông qua giá trị của nó Ví dụ hầu hết các tác động môi trường của các sản phẩm tiêu dùng đều xảy ra trong giai đoạn sử dụng (tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch, phát thải khí carbon, hợp chất hữu cơ dễ bay hơi hoặc các chất ô nhiễm khác) Trong khi đối với mặt hàng sản phẩm thực phẩm và đồ uống, tác động đến môi trường cao nhất xảy ra trong giai đoạn sản xuất và giai đoạn cuối vòng đời khi đóng gói và thải bỏ bao bì, phân huỷ thực phẩm lãng phí Việc áp dụng khái niệm này vào trong tiêu dùng bền vững sẽ ít ảnh hưởng xấu cho môi trường, giải quyết vấn đề của từng giai đoạn sản phẩm và phát triển các giải pháp tích hợp để giảm tác động tổng thể của một vòng đời

Chính sách tiêu dùng bền vững đối với mặt hàng tiêu dùng nhanh

2.3.1 Một số chính sách về tiêu dùng bền vững của các quốc gia và các doanh nghiệp đã thực hiện trên thế giới

2.3.1.1 Một số chính sách tiêu dùng bền vững của các quốc gia trên thế giới

Với sự ra đời của thời kỳ tăng trưởng kinh tế cao (giữa những năm 1950, khoảng đầu những năm 1970), đổi mới công nghệ và sản xuất hàng loạt đã dẫn đến việc tung ra thị trường các sản phẩm nhựa tổng hợp, quần áo làm từ sợi tổng hợp, cũng như thực phẩm ăn liền và thiết bị gia dụng tiện lợi Kết quả là, sự lựa chọn của người tiêu dùng đã mở rộng và tăng trưởng kinh tế đã làm phong phú thêm cuộc sống của mọi người, mở ra một xã hội tiêu dùng chính thức, trong đó người tiêu dùng tích cực mua sản phẩm mới Mặt khác, trong nửa sau của những năm 1950, trong bối cảnh xã hội tiêu thụ hàng loạt, các vấn đề như an toàn sản phẩm, ô nhiễm và các vấn đề môi trường bắt đầu thu hút sự chú ý, và xu hướng bắt đầu xuất hiện giữa người tiêu dùng để xem xét tiêu dùng một lần và tìm kiếm sự làm giàu tinh thần trong khi đạt được sự giàu có vật chất Trong những năm 1970, có một sự quan tâm ngày càng tăng đối với môi trường, chẳng hạn như phong trào cấm bao bì quá mức và chất tẩy rửa tổng hợp, và vấn đề ô nhiễm của polychlorinated biphenyls (PCBs), và người tiêu dùng và các nhóm người tiêu dùng vận động để giải quyết vấn đề Đối với vấn đề kinh tế năm 2000, Nhật bản đã ban hành Luật cơ bản về thúc đẩy hình thành một xã hội định hướng tái chế (Đạo luật số 110 trên 12) để thoát khỏi hệ thống kinh tế sản xuất hàng loạt, tiêu thụ hàng loạt, xử lý hàng loạt Đạo luật này được đưa ra như một làn gió mới hướng đến một nền kinh tế mới, một hệ thống sản xuất mới vì một sự phát triển lâu dài của chính quốc gia Tiếp tục đến những năm 2003, Nhật Bản đã thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững, nhằm định hướng cho các hoạt động sản xuất và tiêu dùng của xã hội Nhật Bản theo hướng bền vững hơn Chính phủ Nhật Bản còn ban hành các đạo luật thuế, phí tùy vào ngành nghề, lĩnh vực và được áp dụng rất linh hoạt Việc ban hành công cụ thuế trong phát triển kinh tế xanh là một trong các công cụ được sử dụng để thúc đẩy các sáng kiến xanh Nội dung của Chính sách này bao gồm: đầu tư xanh, R&D, cơ sở hạ tầng… tất cả đều hướng đến mục tiêu chung đó là cải tạo, cơ cấu lại nền kinh tế Nhật Bản theo hướng xanh hóa, bền vững, phát triển ổn định Đối với vấn đề môi trường người tiêu dùng đã chuyển sang thời đại mà họ coi trọng chất lượng, bối cảnh xã hội và tác động hơn là số lượng hàng hóa và dịch vụ Chính phủ Nhật Bản ban hành Luật cơ bản về thúc đẩy hình thành một xã hội định hướng tái chế (Đạo luật số 110 trên 12) vào năm 2000 không chỉ tác động đến nền kinh tế để thoát khỏi hệ thống sản xuất xưa cũ mà còn tác động đến vấn đề môi trường của quốc gia này, xử lý hàng loạt và thúc đẩy sự hình thành của một xã hội định hướng tái chế, trong đó, việc thực hiện 3R và xử lý chất thải đúng cách được đảm bảo Trong khoảng thời gian đó, các luật tái chế khác nhau đã được ban hành để thúc đẩy tái chế theo đặc điểm của hàng hóa riêng lẻ

Tiếp đến vào những năm 2003, Nhật Bản đã thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững, nhằm định hướng cho các hoạt động sản xuất và tiêu dùng của xã hội Nhật Bản theo hướng bền vững, góp phần giải quyết các vấn đề toàn cầu về môi trường và phát triển Một số nội dung của chương trình này là: thúc đẩy việc áp dụng các công nghệ và quy trình sản xuất sạch hơn, tăng cường việc sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thân thiện môi trường, khuyến khích việc tái sử dụng và tái chế các nguyên liệu và sản phẩm, v.v

Không những thế Chính phủ nước này còn nỗ lực tổ chức hội chợ trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm xanh trong công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, xây dựng, sản xuất năng lượng Nhật Bản không chỉ chú trọng chất lượng sản phẩm mà còn quảng bá giới thiệu các sản phẩm đó tới người tiêu dùng, tạo lòng tin cho người tiêu dùng về những sản phẩm xanh có chất lượng cao, thân thiện với môi trường, an toàn sức khỏe Trong đó họ có sử dụng công cụ thuế cụ thể là các loại thuế như thuế năng lượng, thuế phương tiện giao thông vận tải, thuế carbon, chính sách khuyến khích R&D công nghệ môi trường, các ưu đãi thuế cũng như các chính sách khuyến khích tiêu dùng các sản phẩm xanh Thông qua thuế phí, chính phủ Nhật Bản khuyến khích doanh nghiệp, người dân tái chế rác thải, tiết kiệm năng lượng và hướng tới phát triển ngành công nghiệp tái chế, thúc đẩy các phát minh bảo vệ môi trường

Từ sau sự cố tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima năm 2011, Nhật Bản ngày càng quan tâm tới phát triển kinh tế xanh Quốc gia này đã ban hành Luật Khuyến khích mua sắm công xanh nhằm thúc đẩy việc mua sắm hàng hóa và dịch vụ thân thiện với môi trường Theo đó, tất cả các cơ quan Chính phủ phải thực hiện mua sắm hàng hóa xanh, xác định mục tiêu thường niên cho việc mua sắm các sản phẩm sinh thái và báo cáo cho Bộ Môi trường Hiệp hội Môi trường Nhật Bản (JEA), dưới sự bảo trợ của

Bộ Môi trường, quản lý hệ thống chứng nhận sản phẩm môi trường Nhật Bản có tên gọi Nhãn sinh thái (EM) EM được gắn cho các sản phẩm có tác động tới môi trường thấp hơn so với các sản phẩm tương tự xét trên toàn bộ vòng đời của sản phẩm, từ lúc khai thác nguyên liệu cho tới khâu xử lý Các nhà sản xuất được trao EM sẽ phải đóng một khoản phí thường niên, tỷ lệ thuận với doanh số bán hàng của họ Việc sử dụng các sản phẩm được chứng nhận EM đã giúp giảm bớt phát thải khí CO2 và lượng tiêu thụ tài nguyên Hiện nay, EM đã trở thành tiêu chuẩn cho các nhà sản xuất lớn

Nhờ có chính sách quản lý nghiêm ngặt, kịp thời cùng với nỗ lực của người dân đã tạo nên một đất nước Nhật Bản sạch đẹp, đáng sống như ngày hôm nay Đây cũng là bài học kinh nghiệm quý báu giúp nhiều quốc gia đang phát triển có thể tránh được mặt trái của quá trình hiện đại hóa, hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh và bền vững

Kể từ đầu những năm 1970, Trung Quốc đã làm việc không mệt mỏi và từng bước hoàn thành trách nhiệm của mình với tư cách là một nước lớn, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và đưa ra các chính sách đồng thời hành động phát triển bền vững Trung Quốc quan tâm đến các vấn đề môi trường từ những năm 1980, và đã trải qua giai đoạn khắc phục trong giai đoạn đầu, đến quản trị quy mô lớn, và sau đó là xây dựng nền văn minh sinh thái ngày nay Và để có thể giải quyết vấn đề môi trường, thay đổi cách thức quản lý kinh tế, nâng cao mức sống trong xã hội Trung Quốc, Chính phủ nước này đã phải ban hành nhiều chính sách liên quan hướng đến sản xuất và tiêu dùng bền vững đặc biệt là đối với mặt hàng tiêu dùng nhanh

Trong lĩnh vực kinh tế như Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói rõ, phát triển kinh tế không thể phải trả giá bằng việc phá hủy hệ sinh thái, bản thân hệ sinh thái là nền kinh tế, và bảo vệ hệ sinh thái là phát triển lực lượng sản xuất Một hệ sinh thái tốt tự nó chứa đựng giá trị kinh tế vô hạn, có thể liên tục tạo ra lợi ích toàn diện, đạt được sự phát triển kinh tế và xã hội bền vững Do đó, Trung Quốc đã nhanh chóng chuyển từ mô hình tăng trưởng kinh tế sâu rộng sang mô hình phát triển bền vững, chuyển trọng tâm tăng trưởng kinh tế từ số lượng sang chất lượng Một nền kinh tế và mô hình hoạt động mới dựa trên tái sinh, phục hồi và tái chế, thay vì khai thác, phá hủy và ô nhiễm

Về vấn đề môi trường & xã hội Trung Quốc có ký kết cam kết thực hiện sáng kiến mới nhằm phát thải khí nhà kính phù hợp với mục tiêu thỏa thuận Paris giống như nhiều quốc gia và tổ chức khác trên thế giới Chính phủ Trung Quốc, đã quyết định bắt đầu giảm lượng carbon ở khía cạnh tiêu dùng và thúc đẩy chuyển đổi tiêu dùng xanh ở các khu vực trọng điểm để tiêu dùng xanh có thể trở thành tiêu chuẩn trong cuộc sống hàng ngày của người dân (Han Huang et al., 2023)

Gần đây, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin, Bộ Thương mại và các ban ngành khác đã cùng ban hành "Kế hoạch thực hiện thúc đẩy tiêu dùng xanh" (sau đây gọi tắt là "Kế hoạch"), trong đó sắp xếp chi tiết để thúc đẩy tích hợp sâu các khái niệm xanh trong toàn bộ chu trình, toàn bộ chuỗi và toàn bộ hệ thống trong các lĩnh vực tiêu dùng khác nhau, nhằm thúc đẩy tiêu dùng xanh của Trung Quốc lên một tầm cao mới

Người phụ trách Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia cho biết, hệ thống "kế hoạch" đã thiết kế một hệ thống chính sách thể chế để thúc đẩy tiêu dùng xanh, bao gồm 22 nhiệm vụ và biện pháp chính sách trọng tâm ở bốn khía cạnh: "thúc đẩy toàn diện chuyển đổi xanh tiêu dùng trong các lĩnh vực trọng điểm", "tăng cường công nghệ và hỗ trợ dịch vụ tiêu dùng xanh", "thiết lập và cải thiện hệ thống đảm bảo hệ thống tiêu dùng xanh" và "cải thiện các chính sách khuyến khích và hạn chế đối với tiêu dùng xanh", tạo thành một hệ thống thể chế và chính sách hoàn chỉnh để thúc đẩy tiêu dùng xanh trong giai đoạn hiện tại và tương lai

Cục Bảo tồn Tài nguyên và Bảo vệ Môi trường của Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, giới thiệu rằng kế hoạch sẽ coi bảo tồn thực phẩm và chống lãng phí thực phẩm là một phần quan trọng của tiêu dùng xanh, và nhiệm vụ quan trọng đầu tiên là

"đẩy nhanh việc cải thiện mức độ tiêu thụ thực phẩm xanh"

Việc thực hiện chính sách này mang lại một ý nghĩa tích cực khuyến khích các doanh nghiệp và người tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng các mặt hàng tiêu dùng nhanh theo hướng bền vững thân thiện với môi trường Tìm nguồn nguyên liệu xanh, tung ra những phần nhỏ, nhắc nhở đặt hàng có chừng mực, khuyến khích người tiêu dùng mang đi Những biện pháp hiệu quả này để ủng hộ sự đơn giản và điều độ, khuyến khích tiêu dùng xanh và chống lãng phí thực phẩm đang trở thành tiêu chuẩn cho ngày càng nhiều nhà hàng Từ các bộ phận liên quan đến các hiệp hội ngành công nghiệp đến các doanh nghiệp phục vụ, nó đã trở thành một sự đồng thuận để ngăn chặn lãng phí thực phẩm và khuyến khích bảo tồn nghiêm ngặt

Hệ thống tiêu chuẩn, chứng nhận và ghi nhãn sản phẩm xanh đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy xây dựng hệ thống thị trường tiêu dùng xanh Cục Chứng nhận và Giám sát của Cục Quản lý Nhà nước về Quy chế Thị trường, giới thiệu rằng 18 tiêu chuẩn quốc gia về đánh giá sản phẩm xanh đã được đưa ra, và 3 lô danh mục tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm xanh và danh mục sản phẩm được chứng nhận đã được ban hành, và gần 90 sản phẩm thuộc 19 danh mục đã được đưa vào phạm vi chứng nhận Trong bước tiếp theo, quốc gia này sẽ liên tục mở rộng phạm vi chứng nhận, khám phá việc đánh giá các tiêu chuẩn ngành và tiêu chuẩn nhóm có liên quan và đưa chúng vào danh sách các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm xanh và danh mục chứng nhận một cách kịp thời

Hiện tại, Trung Quốc đang tích cực đối mặt với một kỷ nguyên mới cùng tồn tại của các cơ hội và thách thức, và đang hợp tác với các sáng kiến phát triển bền vững của cộng đồng quốc tế, bao gồm hành động khí hậu và hành động 10 năm của Liên hợp quốc về phục hồi hệ sinh thái, mô hình kinh tế tuần hoàn , và phấn đấu đạt được lợi thế phát triển bền vững mang đặc trưng Trung Quốc

Kinh nghiệm và bài học rút ra cho Việt Nam

2.5.1 Kinh nghiệm và bài học rút ra cho Chính phủ Việt Nam

Thứ nhất , Nhà nước cần xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý, chính sách về tiêu dùng xanh, bền vững sao cho đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và minh bạch Bên cạnh đó, Chính phủ cần xác định các ngành/lĩnh vực trọng tâm có khả năng phát triển, ví dụ như ngành hàng tiêu dùng nhanh Đồng thời, đưa ra các chính sách khuyến khích các công ty, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo nhằm tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng bền vững và thân thiện với môi trường; phát triển ngành hàng tiêu dùng nhanh, áp dụng công nghệ sạch; đẩy mạnh xanh hóa sản xuất, ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, phát triển công nghệ xanh

Thứ hai , Chính phủ cần phát triển và nhân rộng các mô hình doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nhanh bền vững thông qua việc hỗ trợ giá đối với các sản phẩm, dịch vụ đó, nhằm đẩy mạnh, kích cầu tiêu dùng; hỗ trợ doanh nghiệp phát triển các sản phẩm tiêu dùng nhanh bền vững cũng như phát triển kênh phân phối các sản phẩm đó đến tay người tiêu dùng Ngoài ra, Chính phủ cần tăng cường việc đào tạo chuyên môn để hỗ trợ các doanh nghiệp, bao gồm phương pháp quản lý, thực hành các lĩnh vực kỹ thuật cụ thể, công nghệ giảm thiểu phát thải khí nhà kính… Những Chính sách ưu đãi, hỗ trợ không chỉ dành cho hàng hoá được chứng nhận nhãn xanh Việt Nam mà cần mở rộng cho các dự án sản xuất các loại hàng hoá thân thiện với môi trường ở nhiều cấp độ khác nhau

Thứ ba , Chính phủ cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của tiêu dùng bền vững và tăng trưởng xanh đối với nền kinh tế, môi trường sống và sức khỏe của con người, tiến tới là thay đổi nhận thức và hành động của toàn xã hội trong hoạt động bảo vệ môi trường Đặc biệt là nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về các sản phẩm thực phẩm và đồ uống được sản xuất theo tiêu chí bền vững, đáp ứng các tiêu chuẩn về sức khoẻ con người và môi trường Không những thế, cần phát triển và đẩy mạnh các chính sách nhấn mạnh vào lợi ích cá nhân của tiêu dùng bền vững như giảm thuế VAT, giảm giá và các ưu đãi khác trên các kênh truyền thông, thông qua đó người tiêu dùng sẽ nhận thức được đầy đủ và hiệu quả hơn về sản phẩm tiêu dùng nhanh bền vững đối với sức khỏe của bản thân, cũng như tác hại trực tiếp của các sản phẩm đó tới môi trường

Thứ tư , Chính phủ cần hoàn thiện bộ công cụ xanh như hệ thống thuế, phí, công cụ tài chính khác (trợ giá, các quỹ, các tiêu chí sản xuất và tiêu dùng bền vững với các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán, ) để hướng tới sản xuất và tiêu dùng bền vững Một số loại thuế, phí có thể kể đến như thuế carbon - thuế đánh vào đối tượng gây ô nhiễm môi trường như nhiên liệu động cơ (xăng, dầu, methanol, naphtha, butan); khí hóa lỏng; nhiên liệu đốt như than bùn, than đá Hay là thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng gây ô nhiễm, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng, dầu…

Thứ năm , Chính phủ có thể đẩy mạnh các hoạt động sản xuất - kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh theo hướng giảm thiểu ô nhiễm môi trường thông qua giảm thuế nhằm khuyến khích hoạt động sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường hay giảm thiểu gây ô nhiễm bằng việc sử dụng máy móc công nghệ cao trong khai thác, sử dụng năng lượng Có thể kể đến như Indonesia dỡ bỏ thuế đất đối với doanh nghiệp sử dụng máy móc công nghệ cao khi khai thác dầu và khí đốt, thay vì đánh thuế đất 0,5% trên khu vực mà công ty tiến hành hoạt động khai thác từ ngày

01/01/2015 nhằm khuyến khích thăm dò khai thác dầu khí theo hướng giảm thiểu ô nhiễm môi trường,

2.5.2 Kinh nghiệm và bài học rút ra cho doanh nghiệp

Từ góc độ kinh doanh của doanh nghiệp, tiêu dùng bền vững là một khái niệm có ý nghĩa được đặt trong mục tiêu chung là phát triển bền vững và được dựa vao ba yếu tố: phát triển các sản phẩm, quy trình và mô hình kinh doanh bền vững; việc sử dụng phương tiện truyền thông và các phương tiện khác để khuyến khích người tiêu dùng lựa chọn và sử dụng sản phẩm hiệu quả hơn; loại bỏ các sản phẩm, dịch vụ không bền vững khỏi thị trường Người tiêu dùng hiện nay ngày càng quan tâm đến các sản phẩm xanh và lối sống tiêu dùng bền vững, thân thiện với môi trường nên các doanh nghiệp, nhà sản xuất cần nắm bắt cơ hội, thích ứng với sự thay đổi này

Thứ nhất, doanh nghiệp cần xây dựng thương hiệu bằng cách đáp ứng và vượt trên sự mong đợi của khách hàng, phát triển và quảng bá sản phẩm bền vững, thực hiện hoạt động đánh giá từ chuyên gia lẫn nội bộ về kế hoạch của công ty Xây dựng và bảo vệ giá trị thương hiệu đòi hỏi phải quan tâm đến nhu cầu cơ bản của tất cả mọi người nhằm mục đích khuyến khích người tiêu dùng mua những sản phẩm của công ty mà đã được sản xuất theo tiêu chuẩn phù hợp, có giá trị theo mong muốn của người mua Giám sát chặt chẽ chất lượng sản phẩm, có các biện pháp nghiêm khắc đối với tình trạng làm hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, từ đó tạo niềm tin cho người tiêu dùng Đồng thời thực hiện các giải pháp, chính sách nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực quản lý chất lượng sản phẩm nông lâm thủy sản và an toàn thực phẩm Tăng cường chứng nhận và nhãn hiệu bền vững: ISO 14001 (quản lý môi trường), ISO 50001 (quản lý năng lượng), hoặc nhãn hiệu bền vững khác để tăng uy tín Sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội và các chiến dịch quảng bá để tạo chiến lược truyền thông để giáo dục khách hàng về lợi ích của việc sử dụng sản phẩm và dịch vụ bền vững Trong năm 2023 và tương lai, việc chú trọng vào trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có thể tạo ra các cơ hội kinh doanh mới trong ngành hàng tiêu dùng nhanh Giảm thiểu lượng rác sản phẩm, sử dụng bao bì tái chế và tìm cách sử dụng mới các sản phẩm hiện có là những cách công ty có thể làm nổi bật tính bền vững

Thứ hai, nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng thị trường Tham gia đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức kỹ năng tổ chức sản xuất và chuyển đổi tư duy sản xuất sản phẩm xanh, sạch, thân thiện môi trường; đổi mới về khoa học công nghệ chế biến, bảo quản; áp dụng các tiêu chuẩn kĩ thuật, quy trình sản xuất đạt chuẩn Thường xuyên nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới phù hợp với tiêu chuẩ bền vững, tạo ra sản phẩm có hiệu suất tốt nhất ở mức giá tốt nhất để thu hút khách hàng

Thứ ba, doanh nghiệp cần hợp tác với chính phủ để thực hiện đổi mới nhằm thúc đẩy tiêu dùng bền vững Doanh nghiệp tích cực hỗ trợ và tham gia các chính sách và chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường, chính sách khuyến khích lựa chọn bền vững cho người tiêu dùng của chính phủ, đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường Sự phối hợp giữa doanh nghiệp và chính phủ là vô cùng cần thiết trong việc chia sẻ các kiến thức chuyên môn và đặc biệt là các nguồn lực, đầu tư để từ đó có thể đẩy nhanh việc áp dụng phương pháp sản xuất và tiêu dùng bền vững

Thứ tư, cam kết sử dụng năng lượng bền vững, thân thiết với môi trường, giảm thiểu nhựa trong bao bì, cung cấp nhiều sản phẩm chay, hữu cơ, sản phẩm địa phương, dán nhãn trên sản phẩm Các doanh nghiệp cần chấp hành tốt các quy định về bảo vệ môi trường; chủ động cải tiến quy trình sản xuất, đổi mới công nghệ, phát triển nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, công nghệ sản xuất nhằm tiết kiệm tài nguyên, tiêu hao ít năng lượng; ưu tiên sử dụng nguyên vật liệu đầu vào thân thiện với môi trường; yêu cầu nhà sản xuất có trách nhiệm quản lý sản phẩm sau khi chúng trở thành rác thải

Thứ năm, đầu tư, phát triển công nghệ, chú trọng đến quy trình sản xuất sạch và hiệu quả năng lượng Cơ sở sản xuất cần tích cực hơn nữa trong tập trung đầu tư nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ xanh, áp dụng các giải pháp sản xuất bền vững đáp ứng các chứng chỉ, tiêu chuẩn bền vững trong nước cũng như quốc tế, tối ưu hoá quá trình sản xuất để giảm rác thải và tiêu tốn ít năng lượng

Thứ sáu, thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số, sử dụng công nghệ thông tin để quản lý và giám sát mọi khía cạnh của chuỗi cung ứng và sản xuất Phát triển các ứng dụng di động và các công cụ kỹ thuật số để giúp khách hàng tối ưu hóa việc sử dụng sản phẩm và dịch vụ bền vững

2.5.3 Kinh nghiệm và bài học rút ra dành cho người tiêu dùng Để đạt được tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững đòi hỏi chúng ta phải khẩn trương giảm dấu chân sinh thái bằng cách thay đổi cách chúng ta sản xuất và tiêu thụ hàng hóa và tài nguyên Để trở thành người tiêu dùng bền vững

Thứ nhất , bản thân họ phải nhận thức được vấn đề tiêu dùng bền vững, họ phải ý thức được điều gì nên và không nên được thực hiện Người dân khắp mọi nơi phải nắm bắt được thông tin và hiểu biết về phát triển bền vững và lối sống hài hòa với thiên nhiên

Thứ hai, người tiêu dùng nên đề cao lợi ích cá nhân dựa trên sự kết nối giữa tiêu dùng bền vững và cuộc sống hàng ngày, các giá trị cơ bản như “Chi tiêu đúng, sống tốt hơn”, “Tiêu dùng xanh vì sức khỏe con cháu và gia đình”

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp nghiên cứu định lượng

- Đối với dữ liệu sơ cấp: Trên cơ sở nghiên cứu các công trình đã công bố, đề tài xây dựng mô hình phù hợp để đánh giá sự tác động của các yếu tố thúc đẩy chính sách tiêu dùng bền vững đối với mặt hàng tiêu dùng nhanh tại Việt Nam Thông qua số liệu khảo sát, điều tra, đề tài sẽ sử dụng phương pháp định lượng để đạt được các mục tiêu nghiên cứu Các dữ liệu sơ cấp thu thập được sẽ được tổng hợp trên phần mềm Excel, sau đó được xử lý bằng phần mềm IBM SPSS Statistics 29 để phân tích và xử lý

- Phân tích và thảo luận kết quả: Trong phân tích dữ liệu, đề tài sử dụng các phương pháp thống kê, mô tả, so sánh và suy luận Các kỹ thuật suy luận thống kê như phân tích hai chiều để đo sự liên kết, phân tích hai chiều để thử nghiệm sự khác biệt, phân tích yếu tố và phân tích hồi quy sẽ được áp dụng để kiểm tra giả thuyết nghiên cứu Dựa trên việc phân tích kết quả nghiên cứu thực nghiệm, các kết luận về các yếu tố thúc đẩy chính sách tiêu dùng bền vững đối với mặt hàng tiêu dùng nhanh trên địa bàn các thành phố lớn ở Việt Nam.

Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu lý thuyết Thiết kế thang đo Điểu tra định lƣợng (n00) Đánh giá độ tin cậy thang đo (Cronbach’s Alpha) Đ i ể u t r a đ ị n h l ư ợ n g ( n = 3 0 0 ) Đánh giá giá trị thang đo (Phân tích nhân tố khám phá – EFA)

Phân tích hồi quy Đề xuất kiến nghị giải pháp

Bảng tóm tắt các biến quan sát dựa trên các mô hình nghiên cứu trước đó

1 Giáo dục càng lâu thì kiến thức về các vấn đề môi trường càng sâu rộng

2 Kiến thức, giá trị và thái độ về môi trường tạo nên một phức hợp gọi là “Ý thức bảo vệ môi trường”

3 Trình độ học vấn cao và có năng lực thì càng có nhiều khả năng họ có kiến thức về môi trường và ý cao hơn về tiêu dùng bền vững

Kollmuss & Agyeman, 2002; Mayer et al.,

1 Tôi sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để mua sản phẩm chất lượng tốt hơn

2 Lần đầu mua thực phẩm bền vững tại cửa hàng giảm giá sẽ có tác động tích cực trong việc khuyến khích mua hàng bền vững tại địa điểm này

3 Sự vượt trội về chất lượng sản phẩm xanh so với thực phẩm thông thường dường như được hỗ trợ bởi nhãn hữu cơ quốc gia được biết đến rộng rãi

Gottschalk & Leistner, 2013; Ure a et al.,

1 Tin tức của các phương tiện truyền thông ảnh hưởng đến thái độ đối với hậu quả môi trường của người tiêu dùng

2 Quảng cáo và ưu đãi trên mạng xã hội có ảnh hưởng tích cực đến hành vi tiêu dùng bền vững

3 Thật dễ dàng để có được kiến thức về tiêu dùng bền vững khi truy cập trang truyền thông xã hội

4 Việc sử dụng các trang truyền thông xã hội giúp nâng cao hiệu suất và kiến thức của tôi về việc tiêu dùng bền vững

1 Người tiêu dùng thu nhập thấp mua thực phẩm bền vững ít tốn kém hơn

2 Giá cả là một khía cạnh quan trọng trong việc tiêu dùng những thực phẩm đắt tiền

3 Nhóm thu nhập thấp thiếu nguồn lực để mua thực phẩm bền vững đắt tiền

4 Thu nhập làm tăng khả năng người tiêu dùng mua thực phẩm hữu cơ

1 Sự hấp dẫn của xã hội ảnh hưởng mạnh mẽ đến sở thích sản phẩm của khách hàng

2 Người tiêu dùng có xu hướng thu thập và chia sẻ thông tin về các sản phẩm xanh để biết người khác nghĩ gì

3 Người tiêu dùng tin rằng họ sẽ bị lạc hậu nếu họ không thể hiện những hành vi thân thiện với môi trường

Dholakia et al., 2004; Kumar & Ghodeswar,

1.Chính sách mua sắm của chính phủ tập trung vào hoạt động môi trường thì áp lực môi trường sẽ giảm đáng kể

2 Chính sách tiêu dùng bền vững của chính phủ là một tiêu chí hữu hiệu trong hành vi mua sắm xanh

3 Chính sách mua hàng của chính phủ nên tập trung vào các sản phẩm tương thích với môi trường để khuyến khích nhiều người tiêu dùng trực tiếp và gián tiếp về các sản phẩm bền vững

Hessam Zand Hessami1, Parisa Yousefi2

Phương pháp chọn mẫu

+ Nhóm sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên

+ Số lượng mẫu: 315 mẫu (Dựa theo nghiên cứu của Hair và cộng sự (1998) cho tham khảo về kích thước mẫu dự kiến Theo đó, kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát Nhóm nghiên cứu đã xác định được cỡ mẫu tối thiểu là n = 300 và thực hiện khảo sát, thu thập được 315 mẫu).

Phân tích và xử lý dữ liệu

3.5.1 Phân tích và xử lý dữ liệu trong nghiên cứu định lượng

Dữ liệu từ bảng khảo sát sau khi thu thập sẽ được tổng hợp lại ở Excel rồi dùng phần mềm IBM SPSS Statistics 29 để phân tích và xử lý dữ liệu

- Bước 1: Lập bảng tần số thống kê để mô tả mẫu

- Bước 2: Kiểm định độ tin cậy của các tiêu chí thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha Độ tin cậy thường dùng nhất là hệ số α của Cronbach’s Alpha

 Với hệ số Cronbach’s Alpha: Thang đo có thể sử dụng được khi hệ số Cronbach’s Alpha tối thiểu 0.6; hệ số nằm trong khoảng 0.7 - 0.8 là thang đo sử dụng tốt và nằm trong khoảng 0.8 - 1 là thang đo rất tốt

 Với Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở nên có thể sử dụng được Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng dưới 0.3 sẽ bị loại

- Bước 3: Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) để kiểm định các nhân tố thúc đẩy chính sách tiêu dùng bền vững đối với mặt hàng tiêu dùng nhanh: + Trong nghiên cứu, nhóm nghiên cứu thu thập được một số lượng biến khá lớn và hầu hết các biến này có mối liên hệ với nhau Do vậy, số lượng biến này đã giảm xuống nhằm giúp cho nhóm nghiên cứu thuận tiện phân tích Nghiên cứu thực hiện nhân tố EFA dựa theo tiêu chí yêu cầu về các chỉ số: Các biến có hệ số Kaiser-Meyer- Olkin Measure of Sampling Adequacy (KMO) > 0.5; Các biến có hệ số sig < 0.05; Total variance explained (tổng phương sai trích) > 50% và chỉ số Eigenvalue > 1 + Liên hệ giữa các nhóm biến có liên hệ qua lại lẫn nhau được xem xét và trình bày dưới dạng một số ít các nhân tố cơ bản Theo Gerbing và Anderson (1998) được trích bởi Nguyễn Đình Thọ và Phạm Thị Mai Trang (2007), các biến quan sát có trọng số nhỏ hơn 0.5 trong EFA sẽ bị loại bỏ, các biến quan sát còn lại được đưa vào phân tích hồi quy

- Bước 4: Phân tích tương quan Pearson

Sử dụng một số thống kê có tên là hệ số tương quan Pearson (ký hiệu r) để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa 2 biến, không có sự phân biệt vai trò giữa 2 biến, tương quan giữa biến độc lập với biến độc lập cũng như giữa biến độc lập với biến phụ thuộc Tương quan Pearson r có giá trị dao động từ -1 đến 1:

 Nếu r càng tiến về 1, -1: tương quan tuyến tính càng mạnh, càng chặt chẽ Tiến về 1 là tương quan dương, tiến về -1 là tương quan âm

 Nếu r càng tiến về 0: tương quan tuyến tính càng yếu

 Nếu r = 1: tương quan tuyến tính tuyệt đối

 Nếu r = 0: không có mối tương quan tuyến tính

- Bước 5: Sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ giao hàng của các đơn vị vận chuyển:

Sau khi lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa 2 biến độc lập và phụ thuộc, có thể mô hình hóa bằng hồi quy tuyến tính Khác với phân tích tương quan Pearson, trong hồi quy tuyến tính không có tính chất đối xứng Ta chỉ có thể nhận xét: X tác động lên Y hoặc Y chịu tác động bởi X

● Giá trị R2 (R Square), R2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square) phản ánh mức độ giải thích biến phụ thuộc của các biến độc lập trong mô hình hồi quy R2 trong khoảng 0.5 - 1 thì mô hình là tốt, 0.6 Các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0.3 và không có trường hợp nào loại bỏ biến quan sát nào Vì vậy tất cả các biến quan sát đều được chấp nhận và được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo

 Kiểm tra độ tin cậy đối với thang đo Thu nhập

Bảng 4.5: Bảng kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo “Thu nhập”

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

TN4 12.01000 4.371 514 692 Biến phù hợp Kết luận: Kết quả cronbach’s Alpha của thang đo là 0.736 > 0.6 Các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0.3 và không có trường hợp nào loại bỏ biến quan sát nào Vì vậy tất cả các biến quan sát đều được chấp nhận và được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo

 Kiểm tra độ tin cậy đối với thang đo Xã hội

Bảng 4.6: Bảng kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo “Xã hội”

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Kết luận: Kết quả cronbach’s Alpha của thang đo là 0.849 > 0.6 Các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0.3 và không có trường hợp nào loại bỏ biến quan sát nào Vì vậy tất cả các biến quan sát đều được chấp nhận và được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo

 Kiểm tra độ tin cậy đối với thang đo Chính phủ

Bảng 4.7: Bảng kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo “Chính phủ”

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Kết luận: Kết quả cronbach’s Alpha của thang đo là 0.778 > 0.6 Các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0.3 và không có trường hợp nào loại bỏ biến quan sát nào Vì vậy tất cả các biến quan sát đều được chấp nhận và được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo

 Kiểm tra độ tin cậy đối với thang đo Thúc đẩy chính sách

Bảng 4.8: Bảng kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo “Thúc đẩy chính sách”

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Kết luận: Kết quả cronbach’s Alpha của thang đo là 0.902 > 0.6 Các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0.3 và không có trường hợp nào loại bỏ biến quan sát nào Vì vậy tất cả các biến quan sát đều được chấp nhận và được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo

4.3.3 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA

4.3.3.1 Phân thích nhân tố khám phá cho biến độc lập

Sau khi kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, các thang đo được đánh giá tiếp bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA Kết quả Cronbach’s Alpha cho thấy có 27 biến quan sát của 6 nhân tố đo lường thúc đẩy chính sách tiêu dùng bền vững đối với mặt hàng tiêu dùng nhanh đạt yêu cầu về độ tin cậy Vì vậy 27 biến quan sát này sẽ được tiếp tục sử dụng để đánh giá trong phân tích EFA

Phân tích tổng hợp 27 biến quan sát của nhân tố độc lập, kết quả thu được như sau:

Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s với Sig = 0.5) chỉ ra rằng các biến quan sát có điều kiện đủ để phân tích nhân tố là phù hợp

Tại các mức giá trị Eigenvalues lớn hơn 1 ta trích được 6 nhân tố mang ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất

Định hướng, quan điểm của Việt Nam về tiêu dùng bền vững đối với mặt hàng tiêu dùng nhanh

Tại Việt Nam, kinh tế tuần hoàn đã được xác định là một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 Trong những năm qua, Ðảng, Nhà nước rất quan tâm thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường sống, khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, chủ động ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng Tiêu dùng bền vững là một công cụ để thúc đẩy những mục tiêu này

Việt Nam đã và đang triển khai một số hoạt động liên quan đến sản xuất và tiêu dùng bền vững Nhiều văn bản liên quan đã được ký kết, như: Tuyên ngôn quốc tế và

Kế hoạch hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững (1999), các văn bản pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; Tuyên ngôn quốc tế về sản xuất sạch hơn (1999), Các chương trình liên quan đến sản phẩm xanh, như: Chương trình cấp Nhãn sinh thái (Bộ Tài nguyên và Môi trường); Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp 2020; cùng với đó Nhãn tiết kiệm năng lượng (Bộ Công Thương); Nhãn sinh thái cho ngành Du lịch cũng được triển khai

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 đã khẳng định yêu cầu cấp thiết của việc chuyển đổi phương thức tiêu dùng theo hướng bền vững nhằm bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu Gần đây, trong chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 của Việt Nam, tiêu dùng bền vững là nội dung quan trọng được đề cập Tại Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 24/6/2020 phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030 đã xác định mục tiêu: thúc đẩy quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu, khuyến khích phát triển các nguồn tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu và sản phẩm thân thiện môi trường, có thể tái tạo, tái sử dụng và tái chế; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững trên nền tảng đổi mới, sáng tạo, thực hành và phát triển các mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững, đẩy mạnh sản xuất và tiêu dùng nội địa bền vững, tạo việc làm ổn định và việc làm xanh, thúc đẩy lối sống bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, hướng đến phát triển nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam

Các chủ trương, chính sách, chương trình hành động về tiêu dùng bền vững được phát động và thực hiện ở nhiều địa phương trên cả nước, bước đầu đã đạt những kết quả tốt, thu hút đông đảo người dân tham gia Năm 2022, để triển khai hiệu quả Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững, Bộ Công Thương đã ban hành Quy chế hoạt động của Chương trình nhằm thống nhất từ Trung ương đến địa phương trong quá trình triển khai thực hiện; Căn cứ vào danh mục nhiệm vụ năm 2022, Bộ Công thương đã tập trung triển khai các nhiệm vụ, dự án nhằm đạt được mục tiêu đề ra như: Rà soát, bổ sung, xây dựng và hoàn thiện chính sách về sản xuất và tiêu dùng bền vững

Việc Việt Nam tham gia vào các Hiệp định thương mại song phương cũng phần nào là động lực để Chính phủ cũng như các doanh nghiệp thống nhất mục tiêu và thực hiện kế hoạch sản xuất và tiêu dùng bền vững Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là một trong số 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam tham gia Trong đó, Chương 20 về Môi trường, điểm 6 Điều 20.3 có nêu “các bên nhận thức rằng việc khuyến khích thương mại hay đầu tư bằng cách giảm mức độ bảo vệ được quy định trong pháp luật môi trường của mình là không phù hợp” Bên cạnh đó, các nhà mua, các đối tác quốc tế đang tái cấu trúc lại chuỗi cung ứng toàn cầu của họ để bảo đảm các mục tiêu bền vững nghiêm ngặt Có thể nói, Hiệp định CPTPP đang khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn mạnh mẽ về môi trường, tính bền vững và quản trị ESG (Environmental, Social and Governance), trong đó có giảm thải carbon Điều này kích thích các doanh nghiệp phải xây dựng mục tiêu cụ thể trong chiến lược kinh doanh của đơn vị có tính đến giảm phát thải carbon Song song với đó, các doanh nghiệp cũng cần phải chuyển đổi, sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên, nguyên liệu tái chế và thiết kế sản phẩm theo hướng tuần hoàn; tăng cường sử dụng năng lượng sạch, tái tạo, hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch, tiết kiệm năng lượng để tự mình làm chủ cuộc chơi trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng.

Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy chính sách tiêu dùng bền vững đối với mặt hàng tiêu dùng nhanh

5.2.1 Nhóm giải pháp về yếu tố nhận thức

Trước hết, Chính phủ cần đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm xã hội của cộng đồng, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân về sản xuất và tiêu dùng bền vững (từ sản xuất, lưu thông, phân phối, tiêu dùng, tái sử dụng); huy động sự tham gia, đóng góp của mọi thành phần trong xã hội, trong đó doanh nghiệp và người tiêu dùng đóng vai trò trung tâm Tuyên truyền, vận động xây dựng lối sống thân thiện môi trường, tiêu dùng bền vững, hình thành ý thức bảo vệ môi trường, tiến tới xây dựng xã hội ít chất thải, các bon thấp, hài hòa, thân thiện môi trường Ngoài ra, Chính phủ còn có thể thực hiện hoạt động mua sắm xanh, ưu tiên đẩy mạnh các hoạt động về mua sắm công bền vững; nghiên cứu triển khai áp dụng thí điểm và nhân rộng mô hình mua sắm công bền vững; phát triển và phổ biến các mô hình thực hành lối sống tiêu dùng bền vững

Doanh nghiệp nên tích cực hợp tác, tham gia vào các chương trình, thực hiện tốt chính sách của Chính phủ Ví dụ như Chương trình nhãn xanh Việt Nam là một công cụ hữu hiệu trong việc thúc đẩy tiêu dùng bền vững Thông qua chương trình này, người tiêu dùng được cung cấp những thông tin liên quan đến sức khoẻ, sự ảnh hưởng đến môi trường, mức tiêu thụ năng lượng của những sản phẩm mà họ tiêu dùng Do đó, người tiêu dùng sẽ nhận biết rõ hơn sản phẩm có lợi cho sức khoẻ, thân thiện với môi trường và lựa chọn những thực phẩm có gắn nhãn sinh thái đó

Những hoạt động thể hiện trách nhiệm với xã hội và cộng đồng luôn được sự ủng hộ từ các phân khúc người tiêu dùng Nhu cầu sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường cao nếu có mức giá cạnh tranh và dễ tìm mua Vì vậy, doanh nghiệp cần chấp hành tốt các quy định về bảo vệ môi trường; chủ động cải tiến quy trình sản xuất, đổi mới công nghệ, phát triển nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, công nghệ sản xuất nhằm tiết kiệm tài nguyên, tiêu hao ít năng lượng; ưu tiên sử dụng nguyên vật liệu đầu vào thân thiện với môi trường Sau đó, doanh nghiệp sẽ lập nên kế hoạch tỉ mỉ và thực hiện việc truyền tải thông tin đến người tiêu dùng, tạo dựng niềm tin và hình ảnh tốt đẹp trong mắt họ

Mạng xã hội là kênh truyền thông hiệu quả để chia sẻ thông tin và tin tức về các hoạt động hiệu quả Nhờ vào danh mục sản phẩm thân thiện với môi trường, doanh nghiệp và nhà bán lẻ có thể kỳ vọng ở gia tăng doanh số từ việc người tiêu dùng có thể mua thường xuyên hơn thông qua việc tổ chức các kênh thông tin và thực hiện quảng bá sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường tới người tiêu dùng; tăng cường đào tạo và phổ biến các kiến thức, chính sách, pháp luật về sản xuất và tiêu dùng bền vững cho nhân viên, người lao động để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho việc thực hiện các hoạt động thực hành về sản xuất và tiêu dùng bền vững

Người tiêu dùng cần chủ động tìm hiểu thêm thông tin về các sản phẩm tiêu dùng bền vững cũng như nâng cao sự hiểu biết của mình về các chính sách tiêu dùng bền vững đối với mặt hàng tiêu dùng nhanh Đây vừa là nghĩa vụ và quyền lợi của người tiêu dùng để bảo vệ chính sức khoẻ của bản thân, gia đình, cộng đồng và môi trường sống Không những vậy, người tiêu dùng có thể sử dụng các phương tiện truyền thông để tuyên truyền đến bạn bè, người thân và mọi người xung quanh giúp mọi người am hiểu hơn về chính sách tiêu dùng bền vững và thực hiện các hành động tiêu dùng bền vững sớm nhất có thể

5.2.2 Nhóm giải pháp về yếu tố truyền thông

Về yếu tố truyền thông, Chính phủ cần đẩy mạnh truyền thông hơn nữa về các chính sách liên quan đến thực phẩm và đồ uống bền vững Việc thông tin rõ ràng và minh bạch giúp người tiêu dùng hiểu rõ về các quy định, hướng dẫn và lợi ích của việc tiêu dùng bền vững

Chính phủ có thể tổ chức các họp báo và sự kiện để thông báo về các chính sách mới, chương trình khuyến khích và thành tựu trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống bền vững Nhằm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp và chuyên gia trong ngành để chia sẻ thông điệp và tư vấn cho cộng đồng

Ngoài ra, Chính phủ cần hợp tác với các quốc gia khác để chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ nhau về việc phát triển tiêu dùng bền vững Các diễn đàn quốc tế và hợp tác đa phương có thể giúp chia sẻ thông tin và tạo ra các chuẩn mực chung về tiêu dùng bền vững Đối với doanh nghiệp, họ có thể tổ chức các chiến dịch quảng bá và gây ấn tượng về lợi ích của việc chọn lựa thực phẩm và đồ uống bền vững Hoặc sử dụng những câu chuyện thành công và hấp dẫn để minh họa những ảnh hưởng tích cực của các sản phẩm bền vững đối với cộng đồng và môi trường

Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể tăng cường sử dụng mạng xã hội để chia sẻ thông điệp về thực phẩm và đồ uống bền vững, sử dụng hashtag và chiến dịch kích thích sự tham gia của cộng đồng; tăng cường hợp tác với những người có sức ảnh hưởng và người nổi tiếng để tạo ra sự quan tâm và chú ý từ mọi người

Doanh nghiệp cũng có thể hợp tác với các tổ chức truyền thông chuyên về bền vững để đảm bảo rằng thông điệp được truyền đạt một cách hiệu quả và đáng tin cậy Tạo ra cơ hội cho các phương tiện truyền thông tham gia vào cuộc trò chuyện và thảo luận về vấn đề thực phẩm và đồ uống bền vững Đối với người tiêu dùng, họ có thể tìm hiểu về nguồn gốc và quy trình sản xuất bằng việc sử dụng ứng dụng và trang web có chứa thông tin về nguồn gốc và quy trình sản xuất để xác minh tính bền vững của sản phẩm Và họ nên tìm hiểu về các nhãn hiệu và chứng nhận bền vững trên sản phẩm Các nhãn hiệu như "hữu cơ," "nguyên liệu bền vững," hoặc "được sản xuất công bằng" có thể giúp họ chọn lựa các sản phẩm tốt hơn cho môi trường và cộng đồng

Ngoài ra, người tiêu dùng có thể tham gia vào các chiến dịch và phong trào xã hội về thực phẩm và đồ uống bền vững Chia sẻ thông điệp và hỗ trợ những nỗ lực nhằm tăng cường nhận thức của cộng đồng về vấn đề này Đồng thời, dùng mạng xã hội để tham gia vào các cuộc thảo luận và chia sẻ thông điệp về lợi ích của lối sống bền vững Để phát triển tiêu dùng bền vững, người tiêu dùng nên học hỏi về cách làm cho lối sống tiêu dùng trở nên bền vững hơn qua việc thay đổi từng bước nhỏ, đặt mục tiêu nhỏ như giảm lượng thực phẩm đóng gói, tăng cường sử dụng thực phẩm hữu cơ, hoặc hỗ trợ các chương trình tái chế thông qua thông tin trên các trang mạng xã hội

5.2.3 Nhóm giải pháp về hỗ trợ của Chính phủ

Chính phủ có thể thiết lập các mức thuế giảm hoặc miễn giảm thuế cho các sản phẩm thực phẩm và đồ uống có nguồn gốc và quá trình sản xuất bền vững Tạo ra các chính sách thuế ưu đãi cho các doanh nghiệp có cam kết với các tiêu chí bền vững nhất định Bên cạnh đó, Chính phủ có thể tạo ra cơ hội và cơ chế hợp tác giữa Chính phủ, doanh nghiệp và tổ chức phi chính phủ để thúc đẩy tiêu dùng bền vững thông qua việc tổ chức chiến dịch quảng bá và giáo dục, cung cấp thông tin rõ ràng và dễ hiểu về tiêu chí và chứng chỉ bền vững Chính phủ nên cung cấp ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp và sản phẩm thực phẩm và đồ uống sử dụng nguồn năng lượng tái tạo và hiệu suất năng lượng cao Đồng thời, thiết lập các khoản thuế giảm hoặc miễn giảm đối với doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ và quy trình sản xuất giảm thiểu tác động môi trường

Ngoài ra, Chính phủ cần ban hành thêm những chính sách khuyến khích người tiêu dùng mua sắm các mặt hàng tiêu dùng nhanh được sản xuất bền vững chẳng hạn như cung cấp các ưu đãi thuế cho người tiêu dùng khi mua các sản phẩm bền vững Khuyến khích chương trình trao đổi hoặc tái chế cho các sản phẩm, giúp giảm lượng rác thải và kích thích việc sử dụng lại sản phẩm thay vì mua mới Chính phủ cũng nên tổ chức các chiến dịch giáo dục để nâng cao ý thức của người tiêu dùng về tác động của mua sắm đối với môi trường Cung cấp thông tin chi tiết về các sản phẩm bền vững và lợi ích của chúng

Nói tóm lại, những biện pháp này có thể tạo ra động lực mạnh mẽ để doanh nghiệp và người tiêu dùng thực hiện hành động tiêu dùng bền vững, giúp hình thành một thị trường và ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống có tác động tích cực đối với môi trường và cộng đồng Và để việc thúc đẩy tiêu dùng bền vững đối với mặt hàng thực phẩm và đồ uống thì cần phải có sự hợp tác của cả Chính phủ, doanh nghiệp, và người tiêu dùng

5.2.4 Nhóm giải pháp về ảnh hưởng của xã hội Để tăng mức độ ảnh hưởng của xã hội về tiêu dùng thực phẩm và đồ uống bền vững, Chính phủ có thể hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm và đồ uống bền vững, đảm bảo nguồn nguyên liệu thô và quy trình sản xuất tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường và xã hội; khuyến khích phân phối sản phẩm bền vững thông qua các kênh thương mại và cửa hàng Từ đó, tạo nên xu hướng tiêu dùng bền vững cho người tiêu dùng ở khắp nơi

Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo

Thứ nhất, đối tượng nghiên cứu của đề tài bị giới hạn về phạm vi địa lý nên chưa thể kết luận kết quả tuyệt đối Vì khả năng tiếp cận còn hạn chế nên đa phần đối tượng khảo sát là học sinh và sinh viên, làm giảm tính tổng thể của đề tài

Thứ hai, với kết quả hệ số xác định hiệu chỉnh 63.9%, chứng tỏ ngoài 6 yếu tố đã đề cập vẫn còn một số yếu tố khác thúc đẩy chính sách tiêu dùng bền vững đối với mặt hàng tiêu dùng nhanh

Với những hạn chế của đề tài đã được nêu trên, nhóm tác giả có định hướng phát triển đề tài là mở rộng phạm vi nghiên cứu và tìm hiểu nghiên cứu thêm những yếu tố khác thúc đẩy chính sách tiêu dùng bền vững nhằm cải thiện mô hình và kết quả nghiên cứu chuyên sâu hơn.

Ngày đăng: 04/04/2024, 08:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w