1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi) đến phát thải co2 ở việt nam trong giai đoạn 1993 2023

59 3 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 0,94 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (9)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (9)
    • 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu (10)
      • 1.2.1. Tổng quan các nghiên cứu đã công bố quốc tế (10)
      • 1.2.2. Tổng quan các nghiên cứu đã công bố trong nước (12)
    • 1.3. Xác định khoảng trống nghiên cứu (13)
    • 1.4. Mục tiêu nghiên cứu (14)
      • 1.4.1. Mục tiêu nghiên cứu chung (14)
      • 1.4.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể (14)
    • 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (15)
      • 1.5.1. Đối tượng nghiên cứu (15)
      • 1.5.2. Phạm vi nghiên cứu (15)
    • 1.6. Phương pháp nghiên cứu (15)
    • 1.7. Ý nghĩa đề tài (15)
      • 1.7.1. Về lý luận (15)
      • 1.7.2. Về thực tiễn (16)
    • 1.8. Kết cấu đề tài (16)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN LƯỢNG PHÁT THẢI CO 2 THÔNG (18)
    • 2.1. Khí thải CO2 (18)
      • 2.1.1. Khái niệm (18)
      • 2.1.2. Các loại hình phát thải khí CO 2 (18)
      • 2.1.3. Cách đo lường khí CO 2 (19)
    • 2.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (20)
      • 2.2.1. Khái niệm (20)
      • 2.2.2. Đặc điểm (21)
      • 2.2.4. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến môi trường Việt Nam (25)
    • 2.3. Cơ sở lý thuyết về các yếu tố tác động đến lượng phát thải CO 2 (28)
      • 2.3.1. Mô hình đường cong Kuznets về môi trường (EKC) (28)
      • 2.3.2. Các yếu tố tác động đến lượng phát thải CO 2 (29)
    • 2.4. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu (33)
  • CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LƯỢNG PHÁT THẢI (37)
    • 3.1. Thực trạng lượng phát thải khí CO2 tại Việt Nam trong những năm gần đây (37)
    • 3.2 Phân tích kết quả nghiên cứu (40)
      • 3.2.1. Kiểm định gốc đơn vị (Unit Root Test) (40)
      • 3.2.2. Kiểm định đồng liên kết độ trễ phân phối tự hồi quy (ARDL) (40)
      • 3.2.3. Kiểm định đường bao ARDL (ARDL Bounds test) (41)
      • 3.2.4. Kết quả nghiên cứu (41)
  • CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG NHẰM LÀM GIẢM LƯỢNG PHÁT THẢI CO2 KHI ĐẦU TƯ FDI (17)
    • 4.1. Bối cảnh và định hướng cải thiện các yếu tố tác động tới lượng phát thải CO2 khi đầu tư FDI 39 1. Bối cảnh cải thiện các yếu tố tác động tới lượng phát thải CO2 khi đầu tư FDI (47)
      • 4.1.2. Định hướng cải thiện các yếu tố tác động tới lượng phát thải CO2 khi đầu tư FDI (49)
    • 4.2. Đề xuất một số giải pháp cải thiện các yếu tố tác động đến lượng phát thải CO2 khi đầu tư vào (50)
      • 4.2.1. Về khi thải CO2 (50)
      • 4.2.2. Về đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (52)
      • 4.2.3. Một số kiến nghị thực hiện các chính sách thu hút FDI chất lượng cao liên kết với các mục tiêu phát triển bền vững (53)
  • KẾT LUẬN (57)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (59)

Nội dung

Dựa trên tổng quan nghiên cứu thực trạng các yếu tố tác động đến lượng phát thải CO2 thông qua đầu tư FDI, nhóm đã đề xuất mô hình nghiên cứu bao gồm: Biến phụ thuộc là CO2 CO2 và 6 biến

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Tính cấp thiết của đề tài

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong những yếu tố quan trọng đóng góp cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong những thập kỷ qua Tuy nhiên, FDI cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, đặc biệt là phát thải CO2, một trong những nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu

Việt Nam là một trong những quốc gia thu hút được nhiều vốn FDI trong khu vực Châu Á Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, từ năm 1993 đến năm 2023, tổng dòng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt hơn 400 tỷ USD, trong đó có khoảng 250 tỷ USD đã được thực hiện FDI đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế, tạo việc làm, chuyển giao công nghệ và hội nhập quốc tế của Việt Nam Tuy nhiên, FDI cũng có những tác động tiêu cực đến môi trường, đặc biệt là lượng phát thải CO2 - một trong những nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, lượng phát thải CO2 bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng từ 0,4 tấn vào năm 1993 lên 2,6 tấn vào năm

2023, cao hơn mức trung bình của thế giới là 1,8 tấn Đây là một mức tăng trưởng rất nhanh và đáng báo động, khiến Việt Nam phải đối mặt với nhiều rủi ro và thách thức về môi trường và an ninh năng lượng Một số nghiên cứu áp dụng phương pháp hồi quy tuyến tính hoặc mô hình GMM cho thấy FDI có tác động tích cực đến phát thải CO2, tức là càng nhiều FDI thì càng nhiều CO2 được phát thải ra môi trường Điều này có thể giải thích bằng việc FDI thường tập trung vào các ngành công nghiệp có mức tiêu thụ năng lượng cao, sử dụng các công nghệ lỗi thời và gây ô nhiễm Một số nghiên cứu khác áp dụng mô hình ARDL hoặc EKC cho thấy FDI có tác động phi tuyến tính đến phát thải CO2, tức là có một mức ngưỡng của FDI khiến cho tác động của nó chuyển từ tích cực sang tiêu cực hoặc ngược lại Điều này có thể giải thích bằng việc FDI không chỉ mang lại những công nghệ gây ô nhiễm mà còn mang lại những công nghệ xanh, tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu khí nhà kính Để tiếp tục nghiên cứu vấn đề này, chúng ta có thể xem xét các yếu tố khác có liên quan đến FDI như trong đề tài nhóm nghiên cứu có đề cập như: độ mở thương mại, dân số, tăng trưởng kinh tế (thế hiện ở chỉ số GDP), tỷ lệ lạm phát và xuất nhập khẩu

Vấn đề đặt ra là: Liệu việc đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) phát triển có luôn phải đánh đổi với môi trường bị ô nhiễm? Liệu FDI có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến phát thải CO2 ở Việt Nam trong dài hạn và ngắn hạn? Các yếu tố khác như độ mở thương mại, dân số, tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát và xuất nhập khẩu có ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ này? Trong bối cảnh Việt Nam đang chuyển đổi mô hình tăng trưởng xanh và thực hiện cam kết giảm phát thải khí nhà kính theo Hiệp định Paris, việc nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến phát thải CO2 ở Việt Nam trong giai đoạn 1993- 2023” là rất cần thiết để đề xuất các chính sách thu hút và quản lý FDI hiệu quả, đồng thời bảo vệ môi trường và phát triển bền vững Do đó nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài để tìm ra câu trả lời cho vấn đề đã được đề cập bên trên.

Tổng quan tình hình nghiên cứu

Có rất nhiều nghiên cứu cả trong và ngoài nước đã được công bố nghiên cứu về ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cùng các yếu tố liên quan ảnh hưởng qua lại với lượng phát thải khí CO2 tại một quốc gia hoặc một nhóm các nước phát triển, Các nghiên cứu cũng đã đưa ra những mô hình, giả thuyết cũng như sử dụng các phương pháp khác nhau cho ra được kết luận đa dạng về sự tác động của các yếu tố liên quan đến FDI đối với lượng phát thải khí CO2

1.2.1 Tổng quan các nghiên cứu đã công bố quốc tế

Nghiên cứu của Satar Bakhsh, He Yin, Mohsin Shabir (2021) về “ Foreign investment and CO2 emissions: do technological innovation and institutional quality matter? Evidence from system GMM approach ” đã xem xét vai trò điều tiết của chất lượng thể chế và đổi mới công nghệ đối với mối quan hệ thực nghiệm giữa dòng vốn FDI và bốn biến chỉ số của CO2 phát thải ở 40 quốc gia châu Á trong giai đoạn 1996-2016, bằng cách sử dụng phương pháp ước tính thời điểm tổng quát (GMM) Thứ nhất, từ hồi quy không tương tác, dòng vốn FDI có tác động tích cực đến CO2 Trên tất cả, từ kết quả thực nghiệm, nhóm nghiên cứu đã kết luận rằng vai trò điều tiết của chất lượng thể chế và đổi mới công nghệ là rất quan trọng trong mối quan hệ giữa FDI và CO2 phát thải và sự tương tác giữa các chỉ số chất lượng thể chế và dòng vốn FDI làm giảm đáng kể mức CO2 Hơn nữa, tác động điều tiết đáng kể của đổi mới công nghệ được quan sát thấy đối với mối liên hệ giữa FDI và CO2

Nghiên cứu của Yuan Wang, Yingjun Huang (2022) về “ Impact of Foreign Direct

Investment on the Carbon Dioxide Emissions of East Asian Countries Based on a Panel ARDL Method” , nhóm tác giả đã nghiên cứu ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với lượng khí thải CO2 ở Đông Á Dựa trên dữ liệu bảng điều khiển 2011-2020 của các nước Đông Á, các tác động dài hạn và ngắn hạn của thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tăng trưởng kinh tế đối với (CO2) Phát thải của các quốc gia này được ước tính bằng cách sử dụng mô hình độ trễ phân phối tự hồi quy (ARDL) Kết quả cho thấy trong ngắn hạn, sự gia tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người trong giai đoạn hiện tại và trước đó sẽ làm tăng lượng khí thải CO2; FDI tăng trong giai đoạn hiện tại và trước đây sẽ làm tăng CO2 ; độ mở thương mại tăng trong giai đoạn hiện nay sẽ làm tăng CO2 Về dài hạn, GDP bình quân đầu người, FDI và độ mở thương mại không có tác động đáng kể đến CO2

Nghiên cứu của Yanyan Huang, Fuzhong Chen, Huini Wei, Jian Xiang, Xhexiao Xu, Rabia Akram (2022) về “ The Impacts of FDI Inflows on Carbon Emissions: Economic

Development and Regulatory Quality as Moderators ”, nhóm nghiên cứu này sử dụng dữ liệu từ các nền kinh tế G20 từ năm 1996 đến 2018 để khám phá ảnh hưởng của FDI đến phát thải CO2 và tìm hiểu các kênh ảnh hưởng thông qua tác động điều chỉnh của phát triển kinh tế và chất lượng quản lý Kết quả cho thấy dòng FDI có liên quan tích cực đến phát thải CO2, nhưng có thể giảm bớt phát thải ở các quốc gia có mức độ phát triển kinh tế và chất lượng quản lý cao hơn Nó ngụ ý rằng mặc dù dòng vốn FDI có xu hướng làm tăng lượng khí thải carbon dioxide, nhưng chúng có nhiều khả năng giảm thiểu lượng khí thải carbon ở các quốc gia có mức độ phát triển kinh tế và chất lượng quy định cao hơn

Nghiên cứu của Yanwei Luo, Chenyang Guo, Arshad Ali, Jiguang Zhang (2022) về “ A dynamic analysis of the impact of FDI, on economic growth and carbon emission, evidence from China, India and Singapore ”, nhóm đã chỉ ra các thông số ước tính thông qua các công cụ ước tính AMG, CCEMG và MG trong mỗi mô hình được chỉ định cho thấy tiêu thụ năng lượng tái tạo và không tái tạo, đầu tư trực tiếp nước ngoài và tích lũy vốn đều có tác động đáng kể và tiến bộ đến tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, lực lượng lao động không đáng kể và lượng khí thải carbon có tác động tiêu cực đáng kể đến tăng trưởng kinh tế Tiêu thụ năng lượng không tái tạo kích thích đáng kể và tiêu thụ năng lượng tái tạo làm giảm đáng kể lượng khí thải carbon Hơn nữa, vai trò điều tiết của năng lượng không tái tạo trong tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với lượng khí thải carbon là tích cực đáng kể, do đó xác nhận PHH Vai trò điều tiết của tiêu thụ năng lượng tái tạo trong tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với lượng khí thải carbon là tiêu cực đáng kể Phân tích của nghiên cứu cũng xác nhận rõ ràng giả thuyết EKC hình chữ U đảo ngược ở Trung Quốc, Ấn Độ và Singapore Nghiên cứu của Yuanzhi Xiao, Ke Gao, Ruiqi Sun (2022) về “ Modeling the Impact of

Foreign Direct Investment on China’s Carbon Emissions: An Economic and

Environmental Paradigm ” đã nghiên cứu tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với lượng khí thải carbon dưới tác động của quy định chất lượng thể chế Kết quả cho thấy đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể kiềm chế hiệu quả sự gia tăng lượng khí thải carbon Tác động của FDI đối với lượng khí thải carbon của Trung Quốc có tác động ngưỡng kinh tế rõ ràng: với sự gia tăng tham nhũng trong khu vực, chất lượng chính trị đang giảm dần và tác dụng ức chế đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với lượng khí thải carbon đang giảm Với sự gia tăng của thị trường hóa và bảo vệ sở hữu trí tuệ, hệ thống kinh tế và hệ thống pháp luật khu vực đã dần được cải thiện, và vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát thải carbon đã được tăng lên hơn nữa

Ngoài ra, nhóm sẽ điểm qua một số nghiên cứu cho rằng FDI làm tăng lượng khí thải CO2, ví dụ như nghiên cứu vào năm 2017 của Liu và cộng sự Cùng đưa ra kết luận này còn có Kivyiro và Arminen (2014), khi phân tích chuỗi thời gian từ năm 1971 đến năm 2009 cho sáu quốc gia Châu Phi cận Sahara, đã cho rằng lượng khí thải CO2 và FDI có mối quan hệ cùng chiều Ủng hộ cho kết quả của Kivyiro và Arminen (2014), Seker và cộng sự (2015) đã khám phá vai trò của FDI đối với phát thải CO2 trên đầu người ở Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1974 đến năm 2010 với mô hình ARDL Tác giả nhận thấy rằng tác động lâu dài của FDI đối với phát thải CO2 là dương nhưng tương đối nhỏ Tại Bangladesh, Sarker và cộng sự (2016) đã xác nhận giả thuyết về “nơi ẩn giấu ô nhiễm” của FDI ở Bangladesh từ năm 1978 đến 2010 Gần đây, To và cộng sự (2019) đã tìm thấy mức độ suy thoái môi trường do FDI trong trường hợp các quốc gia mới nổi Châu Á trong giai đoạn 1980- 2016 Trái lại, nhiều tác giả cũng nhận định FDI góp phần cải thiện các vấn đề môi trường (Zhang và Zhou, 2016; Mert và Boluk, 2016) Rafique và cộng sự (2020) điều tra tác động của FDI đối với phát thải carbon ở các nước thành viên BRICS, với dữ liệu từ năm 1990 đến năm 2017 Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng FDI ở các nước BRICS có mối liên hệ tiêu cực và có ý nghĩa thống kê về lâu dài với phát thải CO2 Tương tự, Islam và cộng sự (2021) nghiên cứu tác động của FDI đối với phát thải CO2 ở Bangladesh trong giai đoạn từ năm 1972 - 2016 khẳng định FDI góp phần làm giảm phát thải CO2, từ đó nâng cao chất lượng môi trường

1.2.2 Tổng quan các nghiên cứu đã công bố trong nước

Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Đạt, Nguyễn Văn Duy, Nguyễn Trịnh Hoàng Anh và Vũ Huyền Phương về “Tác động của đầu tư FDI và phát thải CO2 tới tăng trưởng kinh tế: bằng chứng thực nghiệm từ một số nước châu Á ” đã sử dụng phương pháp moment tổng quát hóa (Generalized method of moments – GMM) để đánh giá ảnh hưởng của cả FDI và vấn đề phát thải khí CO2 tới tăng trưởng kinh tế Kết quả phân tích bằng dữ liệu bảng (panel data) từ năm 1990 tới năm 2014 cho thấy FDI có tác động tích cực tức thời cũng như ở độ trễ

1 tới tốc độ tăng trưởng Phát thải khí CO2 có tác động ngược nhiều ở độ trễ 1 năm tới tăng trưởng kinh tế Điều này cho thấy tăng trưởng kinh tế của các quốc gia chỉ không chịu ảnh hưởng của mức đầu tư FDI của năm hiện tại mà còn chịu tác động của FDI và phát thải CO2 ở năm trước đó Kết quả này có nhiều ý nghĩa cho việc hoạch định chính sách liên quan đến việc sử dụng các công nghệ năng lượng ít phát thải CO2 cho phát triển kinh tế của các quốc gia

Trong bài nghiên cứu “ Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế và xã hội đến phát thải

CO2 tại các quốc gia phát triển và đang phát triển ” được đăng trên Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng, Đào Bích Ngọc và nhóm tác giả đã chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát thải khí CO2 bao gồm tăng trưởng kinh tế, sử dụng năng lượng tái tạo, sự gia tăng dân số và chất lượng thể chế trong giai đoạn từ năm 1995 - 2015 Bài nghiên cứu đã khẳng định tính đúng đắn của lý thuyết đường cong Kuznets: khi các nước phát triển kinh tế đến một mức nào đó, môi trường sẽ được cải thiện nhờ sự phát triển của công nghệ và chính sách bảo vệ môi trường Tuy nhiên, nghiên cứu chưa chỉ ra được ảnh hưởng của độ mở của nền kinh tế và FDI đến sự phát thải CO2 ở các nước phát triển và đang phát triển

Nghiên cứu của Đặng Xuân Huy (2023) về “ Đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến sự phát thải khí CO2 tại Việt Nam từ năm 1990 – 2021 ” bằng phương pháp hồi quy tuyến tính đã chỉ ra mối quan hệ và lượng hóa tác động của lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến lượng phát thải khí CO2 của Việt Nam Bên cạnh những đóng góp tích cực, nhiều dự án FDI đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tự nhiên bởi một số quốc gia phát triển có xu hướng chuyển công nghệ lỗi thời, gây ô nhiễm của họ sang quốc gia tiếp nhận đầu tư.

Xác định khoảng trống nghiên cứu

Thông qua tổng hợp một số tài liệu nghiên cứu đã được công bố, nhóm nghiên cứu đã tìm ra được những khoảng trống nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, những nghiên cứu về ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến lượng phát thải khí CO2 tại Việt Nam còn bị giới hạn giai đoạn và chưa có tính mở rộng, cập nhật đến năm 2023 Do đó những kết quả, định hướng và đề xuất kiến nghị của các bài nghiên cứu đi trước có thể không còn được phù hợp và đáp ứng được tình hình hiện tại, những tác động nhanh chóng và khó lường của dòng vốn FDI đi kèm với xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến lượng phát thải CO2 tại Việt Nam

Thứ hai, các nghiên cứu tại Việt Nam mới chỉ tập chung phân tích riêng yếu tố đầu tư trực tiếp nước ngoài đến lượng phát thải khí CO2, chưa đề cập đến các yếu tố liên quan đến FDI như: độ mở thương mại, dân số, tăng trưởng kinh tế (thế hiện ở chỉ số GDP), tỷ lệ lạm phát và xuất nhập khẩu Thêm vào đó, các nghiên cứu mới chỉ tập trung thực hiện phân tích ở quy mô rộng hơn như Đông Á hoặc một số nước châu Á,

Thứ ba, các bài nghiên cứu định lượng về sự ảnh hưởng của FDI đến lượng phát thải

CO2 tại Việt Nam vẫn còn khá ít và chủ yếu sử dụng các mô hình hồi quy tuyến tính hoặc mô hình GMM Do đó nhóm nghiên cứu nhận thấy, để bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn cho vấn đề này thì phương pháp tiếp cận và phân tích đề tài định lượng thông qua mô hình ARDL (một kỹ thuật phân tích dữ liệu chuỗi thời gian có thể xử lý được sự không đồng nhất bậc tích hợp của các biến số, kiểm tra sự cộng hưởng dài hạn và ngắn hạn giữa các biến số, và ước lượng các hệ số ổn định và chính xác) là cần thiết

Từ việc xác định được những khoảng trống nghiên cứu như trên, việc nghiên cứu “ Ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến phát thải CO2 ở Việt Nam trong giai đoạn 1993-2023” là hoàn toàn cần thiết.

Mục tiêu nghiên cứu

1.4.1 Mục tiêu nghiên cứu chung

Xác định mức độ ảnh hưởng và chiều tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến phát thải CO2 ở Việt Nam trong giai đoạn 1993-2023; từ đó đề xuất một số giải pháp cải thiện các yếu tố tác động nhằm làm giảm lượng phát thải CO2 khi đầu tư FDI tại Việt Nam

1.4.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về các tác động đến lượng phát thải CO2 thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Phân tích thực trạng các yếu tố tác động đến lượng phát thải CO2 thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 1993-2023 Sử dụng mô hình tự hồi quy phân phối trễ để đánh giá ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến phát thải lượng khí CO2 tại Việt Nam Đề xuất một số hàm ý giải pháp để cải thiện các yếu tố tác động và thúc đẩy tác động tích cực của các yếu tố nhằm làm giảm lượng phát thải CO2 khi đầu tư FDI.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Tại Việt Nam, đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong sự phát triển kinh tế của đất nước Cùng với quá trình toàn cầu hóa, vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng trở nên quan trọng Cụ thể, FDI đang đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp vốn và công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, tạo năng lực sản xuất mới và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập toàn cầu Vì thế đối tượng nghiên cứu của đề tài này là: Ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát thải CO2 ở Việt Nam trong giai đoạn 1993-2023

Về thời gian: Năm 1993 đến 2023

Về không gian: Nghiên cứu được giới hạn tại Việt Nam

Về nội dung: Nghiên cứu ảnh hưởng của đầu tư quốc tế đến phát thải CO2 ở Việt Nam trong 30 năm (1993-2023).

Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành nghiên cứu, nhóm sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, cụ thể như sau:

Nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp theo năm từ 1993-2023 Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ World Bank, Tổng cục thống kê, Báo cáo tình hình kinh tế xã hội theo từng năm Phương pháp kiểm định mô hình độ trễ phân phối tự hồi quy (Autoregressive

Distributed Lag: ARDL) để phân tích các biến tích cực và tiêu cực có ảnh hưởng từ đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đến lượng phát thải khí CO2 Đây là một phương pháp được sử dụng trong thống kê và kinh tế lượng để phân tích mối quan hệ dài hạn giữa các biến kinh tế.

Ý nghĩa đề tài

Kết quả nghiên cứu của đề tài "Ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến phát thải CO2 ở Việt Nam trong giai đoạn 1993-2023" có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận, bởi vì nó giúp làm rõ mối quan hệ giữa hai yếu tố kinh tế và môi trường trong bối cảnh toàn cầu hóa, góp phần nâng cao nhận thức của các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp và cộng đồng về vai trò của FDI trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững, đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường Đề tài này cũng là một nghiên cứu khoa học mới mẻ và hấp dẫn, khi sử dụng mô hình độ trễ phân phối tự hồi quy (ARDL) để khảo sát hiện trạng, xu hướng và nguyên nhân của sự biến động của FDI và phát thải CO2 ở Việt Nam trong 30 năm qua

Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng trở thành tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu khác về các lĩnh vực có liên quan

1.7.2 Về thực tiễn Đề tài "Ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến phát thải CO2 ở Việt Nam trong giai đoạn 1993-2023" có ý nghĩa thực tiễn rất lớn, bởi vì nó khảo sát và định lượng mối quan hệ giữa FDI và phát thải CO2 ở Việt Nam

FDI là một nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, có vai trò tích cực trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế của Việt Nam Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, FDI chiếm khoảng 20% GDP, 70% kim ngạch xuất khẩu và tạo ra hơn 4 triệu việc làm cho người lao động Việt Nam Tuy nhiên, FDI cũng có những ảnh hưởng không mong muốn đến môi trường, đặc biệt là phát thải CO2, một trong những khí nhà kính gây ra biến đổi khí hậu Phát thải CO2 không chỉ gây hại cho sức khỏe con người, mà còn làm giảm nguồn lực thiên nhiên và chất lượng môi trường, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của Việt Nam Theo số liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng phát thải CO2 cao nhất thế giới, với 9,3% trong giai đoạn 1990-2019 Do đó, việc nghiên cứu khoa học về ảnh hưởng của FDI đến phát thải CO2 ở Việt Nam trong giai đoạn 1993-2023 là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn, nhằm tìm ra những giải pháp và chính sách hiệu quả để tận dụng tốt nhất lợi ích của FDI, đồng thời giảm thiểu và kiểm soát những ảnh hưởng của phát thải CO2.

Kết cấu đề tài

Bên cạnh phần mục lục, tóm tắt, kết luận danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung nghiên cứu được chia thành 4 chương:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu

Chương trình bày lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, mô tả tổng quát các phương pháp áp dụng, ý nghĩa và điểm mới của đề tài cũng như bố cục nghiên cứu

Trình bày về xây dựng bảng dữ liệu, cách thức, phương pháp thu thập dữ liệu phục vụ quá trình nghiên cứu và trình bày phương pháp nghiên cứu.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết về các tác động đến lượng phát thải CO2 thông qua đầu tư FDI

Chương trình bày khái niệm, các loại hình phát thải và cách đo lường khí CO2 ; khái niệm, phân loại, các hình thức đầu tư, tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến môi trường; cơ sở lý thuyết về các yếu tố tác động đến lượng phát thải CO2 để từ đó xây dựng mô hình và giả thuyết nghiên cứu của đề tài

Chương 3: Phân tích thực trạng các yếu tố tác động đến lượng phát thải CO2 thông qua đầu tư FDI

Chương khái quát thực trạng phát thải CO2 tại Việt Nam trong giai đoạn 1993-2023 Trình bày kết quả phân tích, trong đó xem xét các yếu tố tác động đến lượng phát thải CO2 thông qua đầu tư FDI Từ đó lựa chọn mô hình thích hợp diễn giải kết quả; kết luận chấp thuận hay bác bỏ giả thuyết đã xây dựng

Chương 4: Định hướng và giải pháp cải thiện các yếu tố tác động nhằm làm giảm lượng phát thải CO2 khi đầu tư FDI

Trên cơ sở phân tích kết quả từ chương 3 và bối cảnh thực tế, nhóm tác giả đề xuất định hướng và một số giải pháp cải thiện các yếu tố tác động nhằm làm giảm lượng phát thải CO2 khi đầu tư FDI.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN LƯỢNG PHÁT THẢI CO 2 THÔNG

Khí thải CO2

CO2 (Carbon dioxide) (các tên gọi khác như than khí, anhydrit cacbonic, khí cacbonic)

Là một hợp chất hóa học được biết đến rộng rãi, nó thường xuyên được viết theo công thức hóa học là CO2 CO2 ở điều kiện thường có dạng khí và có nồng độ thấp trong khí quyển Trái Đất Còn trong dạng rắn, nó được gọi là băng khô, gồm một nguyên tử cacbon và hai nguyên tử oxy

Khí CO2 được dùng để làm lạnh, bảo quản thực phẩm, tạo ra nước soda và nhiều sản phẩm khác Ngoài ra CO2 có vai trò trong quá trình quang hợp của thực vật và trong chu trình phát thải cacbon của Trái Đất Khí CO2 có tác dụng vô cùng quan trọng trong việc duy trì nhiệt độ Trái Đất, tạo ra sự chuyển hóa của các chất hữu cơ và tham gia vào nhiều quá trình công nghiệp khác

Các nhà khoa học quan tâm đến mức carbon dioxide (CO2) trong khí quyển Trái Đất bởi vì nó có tác động đến hiệu ứng nhà kính Mức này đã tăng lên đáng kể trong thế kỷ 21, tăng trung bình 2,0 ppm/năm trong giai đoạn 2000–2009 và có dấu hiệu tăng nhanh hơn kể từ khi đó Trước thời đại công nghiệp mật độ này bằng 280 ppm, nhưng tăng lên tới 400 ppm (phần triệu) tính đến năm tháng 5 năm 2013,do chủ yếu từ những nguồn hoạt động của con người ảnh hưởng lên môi trường Khoảng 57% lượng khí thải CO2 làm tăng mật độ của nó trong khí quyển, những phần còn lại đa số làm axít hóa đại dương Quá trình quang hợp tiêu thụ carbon dioxide (ở thực vật và sinh vật quang tự dưỡng), và nó cũng là một trong các loại khí nhà kính Mặc dù mật độ tập trung của CO2 là khá nhỏ so với các khí khác trong khí quyển, CO2 là nhân tố quan trọng của khí quyển Trái Đất bởi vì các phân tử CO2 hấp thụ và phỏt xạ tia hồng ngoại tại bước súng 4,26 àm (trong mode dao động gión bất đối xứng) và 14,99 àm (mode dao động uốn), và vỡ vậy đúng vai trũ quan trọng trong hiệu ứng nhà kớnh Mức hiện tại cao hơn bất kỳ thời gian nào trong 800.000 năm trước, thậm chí khả năng cao hơn hẳn trong 20 triệu năm qua

2.1.2 Các loại hình phát thải khí CO 2

Khí CO2 có thể được sinh ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau:

- CO2 được sinh ra từ hoạt động hô hấp của con người và động vật, quá trình quang hợp của thực vật

- Từ sự phân hủy xác động vật

- Do núi lửa phun trào, sinh ra nhiều khói bụi chứa khí CO2

- Các hoạt động của con người:

• Đốt cháy các nguyên liệu hóa thạch như than, dầu mỏ và khí tự nhiên để sản xuất năng lượng điện, giao thông và công nghiệp

• Chặt phá rừng để lấy gỗ, nuôi trồng cây và xây dựng đô thị

• Nông nghiệp và chăn nuôi gia súc, gây ra sự phân hủy của các chất hữu cơ và sự thoát ra của các khí metan và nitơ oxid

• Quá trình sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm công nghiệp như thép - xi măng, nhựa và giấy

• Quá trình xử lý rác thải và nước thải

- Dân số tăng quá nhanh cùng với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa cũng góp phần không nhỏ vào lượng khí thải CO2 này

2.1.3 Cách đo lường khí CO 2

Có nhiều phương pháp để đo lường khí CO2, tùy thuộc vào mục đích sử dụng và độ chính xác mong muốn Dưới đây là một số phương pháp phổ biến:

- Máy đo khí CO2 cầm tay: Đây là phương pháp đơn giản và phổ biến nhất để đo nồng độ CO2 trong không khí Máy đo CO2 cầm tay sử dụng cảm biến hồng ngoại để đo lượng khí CO2 trong môi trường xung quanh

- Máy phân tích khí thải: Máy phân tích khí thải được sử dụng để đo nồng độ khí CO2 trong khí thải công nghiệp Máy phân tích khí thải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để đo nồng độ CO2 bao gồm: Phân tích quang phổ, Sắc ký khí, Điện hóa

- Hệ thống giám sát khí CO2: Hệ thống được sử dụng để đo nồng độ CO2 liên tục trong một khu vực nhất định và thường được sử dụng trong các nhà máy, văn phòng, trường học và các khu vực công cộng khác

- Phương pháp hóa học: Phương pháp hóa học sử dụng dung dịch hóa học để đo nồng độ CO2 trong nước và thường được sử dụng trong các phòng thí nghiệm để đo nồng độ CO2 trong các mẫu nước.

Việc lựa chọn phương pháp đo lường khí CO2 phụ thuộc vào các yếu tố như: Mục đích sử dụng, độ chính xác mong muốn, ngân sách,

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FDI xuất hiện khi một nhà đầu tư ở một nước mua tài sản có ở một nước khác ý định quản lý nó Quyền kiểm soát (control- tham gia vào việc đưa ra các quyết định quan trọng liên quan đến chiến lược và các chính sách phát triển của công ty) là tiêu chí cơ bản giúp phân biệt giữa FDI và đầu tư chứng khoán

Theo các chuẩn mực của Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) và Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), FDI được định nghĩa bằng một khái niệm rộng hơn

Theo IMF: FDI nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp

Theo OECD: Đầu tư trực tiếp được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp đặc biệt là những khoản đầu tư mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp nói trên bằng cách: (i) Thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư; (ii) Mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có; (iii) Tham gia vào một doanh nghiệp mới; (iv) Cấp tín dụng dài hạn (>

Hai định nghĩa trên nhấn mạnh đến mục tiêu thực hiện các lợi ích dài hạn của chủ thể cư trú tại một nước, được gọi là nhà đầu tư trực tiếp thông qua một chủ thể khác cư trú ở nước khác, gọi là doanh nghiệp nhận đầu tư trực tiếp Mục tiêu lợi ích dài hạn đòi hỏi phải có một quan hệ lâu dài giữa nhà đầu tư trực tiếp và doanh nghiệp nhận đầu tư trực tiếp, đồng thời nhà đầu tư có một mức độ ảnh hưởng đáng kể đối với việc quản lý doanh nghiệp này

Khái niệm của WTO: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có một tài sản ở nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền kiểm soát tài sản đó Quyền kiểm soát là dấu hiệu để phân biệt FDI với các hoạt động đầu tư khác

Theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ban hành năm 1996 "Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này"

Luật Đầu Tư năm 2005 tại Việt Nam có đưa ra khái niệm về “đầu tư”, “đầu tư trực tiếp”,

“đầu tư nước ngoài” nhưng không đưa ra khái niệm “đầu tư trực tiếp nước ngoài” Tuy nhiên, từ các khái niệm trên có thể hiểu: “FDI là hình thức đầu tư do nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia kiểm soát hoạt động đầu tư ở Việt Nam hoặc nhà đầu tư Việt Nam bỏ vốn đầu tư và tham gia kiểm soát hoạt động đầu tư ở nước ngoài theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”

Tóm lại có thể hiểu FDI là một hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư của một nước đầu tư toàn bộ hay phần đủ lớn vốn đầu tư cho một dự án ở nước khác nhằm giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát dự án đó

FDI có thể hiểu theo hai nghĩa FDI vào (người nước ngoài nắm quyền kiểm soát các tài sản của một nước A) hoặc FDI ra (các nhà đầu tư nước A nắm quyền kiểm soát các tài sản ở nước ngoài) Nước mà ở đó chủ đầu tư định cư được gọi là nước chủ đầu tư (home country); nước mà ở đó hoạt động đầu tư được tiến hành gọi là nước nhận đầu tư (host country)

FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận: theo cách phân loại ĐTNN của nhiều tài liệu và theo quy định của luật pháp nhiều nước, FDI là đầu tư tư nhân Tuy nhiên, luật pháp của một số nước (ví dụ như Việt Nam) quy định trong trường hợp đặc biệt FDI có thể có sự tham gia góp vốn của Nhà nước Dù chủ thể là tư nhân hay Nhà nước, cũng cần khẳng định FDI có mục đích ưu tiên hàng đầu là lợi nhuận Các nước nhận đầu tư, nhất là các nước đang phát triển phải đặc biệt lưu ý điều này khi tiến hành thu hút FDI Các nước tiếp nhận vốn FDI cần phải xây dựng cho mình một hành lang pháp lý đủ mạnh và các chính sách thu hút FDI hợp lý để hướng FDI vào phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của nước mình, tránh tình trạng FDI chỉ phục vụ cho mục đích tìm kiếm lợi nhuận của các chủ đầu tư

Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của luật pháp từng nước để giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư Luật các nước thường quy định không giống nhau về vấn đề này Luật Mỹ quy định tỷ lệ này là 10%, Pháp và Anh là 20%, Việt Nam là 30% và trong những trường hợp đặc biệt có thể giảm nhưng không dưới 20%, còn theo qui định của OECD (1996) thì tỷ lệ này là 10% các cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết của doanh nghiệp - mức được công nhận cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia thực sự vào quản lý doanh nghiệp

Tỷ lệ góp vốn của các chủ đầu tư sẽ quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đồng thời lợi nhuận và rủi ro cũng được phân chia dựa vào tỷ lệ này

Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ, lãi Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có những ràng buộc về chính trị

Thu nhập của chủ đầu tư phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ không phải lợi tức

Cơ sở lý thuyết về các yếu tố tác động đến lượng phát thải CO 2

2.3.1 Mô hình đường cong Kuznets về môi trường (EKC)

Mức độ suy thoái môi trường và mức thu nhập đầu người cũng tuân theo quy luật đường cong U ngược Kuznets: suy thoái môi trường sẽ gia tăng trong các giai đoạn đầu của phát triển, nhưng cuối cùng sẽ đạt đến đỉnh hay ngưỡng chuyển đổi (turning point) và bắt đầu giảm khi mức thu nhập vượt một ngưỡng nào đó Đây được gọi là đường cong Kuznets môi trường (EKC) Đường cong Kuznets môi trường được Simon Kuznets (1901 – 1985) – một nhà kinh tế Mỹ gốc Nga tại Đại học Harvard, đoạt giải Nobel kinh tế (1971) lần đầu tiên giới thiệu tại cuộc họp thường niên lần thứ 67 của Hiệp hội Kinh tế châu Mỹ vào tháng 12/1954 Đường cong Kuznets (EKC) thường được sử dụng để biểu thị mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chất lượng môi trường Nó dựa trên giả thuyết mối quan hệ chữ U ngược giữa sản lượng của nền kinh tế tính trên đầu người và thước đo của chất lượng môi trường

Từ cơ sở lý thuyết và giả thuyết về đường cong Kuznets môi trường (EKC) và các nghiên cứu thực nghiệm trên đây đã xây dựng mối quan giữa thu nhập và chất lượng môi trường được biểu diễn dưới dạng phương trình bậc 2 Mô hình khái quát về mối quan hệ này có thể được viết như sau:

Y: là chỉ số biến đổi môi trường (mức phát thải khí CO2)

X: là chỉ số về mức độ phát triển kinh tế (GDP/người) à: là sai số ngẫu nhiờn của hàm hồi quy tổng thể

𝐵0, 𝐵1, 𝐵2: là các hệ số hồi quy

Ngoài ra chúng tôi cũng sử dụng 2 kiểm định để kiểm tra ý nghĩa và sự phù hợp của mô hình hồi quy EKC trên đó là kiểm định Ramsey RESET và kiểm định White

Hình 2.3 Đường cong Kuznets về môi trường

Hình dạng của đường cong có thể giải thích như sau: khi GDP bình quân đầu người tăng thì dẫn đến môi trường bị suy thoái; tuy nhiên, khi đạt đến một điểm nào đó, thì tăng GDP bình quân đầu người lại làm giảm suy thoái môi trường

Rõ ràng, theo lý thuyết đường cong EKC, sự tăng ô nhiễm là không thể tránh khỏi trong giai đoạn đầu của phát triển kinh tế Tuy nhiên, sẽ rất nguy hiểm nếu người làm chính sách nhầm hiểu ý nghĩa của đường cong EKC ở chỗ ô nhiễm không là vấn đề gì bởi sự tổn hại sẽ tự động phục hồi sau này Sự phục hồi của chất lượng môi trường có xảy ra hay không, nhanh hay chậm đòi hỏi người làm chính sách phải đưa ra những quyết sách đúng đắn trong việc điều phối nguồn ngân sách tăng lên, nâng cao năng lực của hệ thống quản lý môi trường, nghiên cứu chuyển giao và áp dụng công nghệ sạch, công nghệ tiên tiến, nâng cao ý thức cộng đồng

2.3.2 Các yếu tố tác động đến lượng phát thải CO 2

Có rất nhiều yếu tố tác động đến lượng phát thải CO2 Ở đề tài nghiên cứu này sẽ đề cập đến một vài yếu tố tiêu biểu như sau:

• Độ mở thương mại Độ mở thương mại có thể được định nghĩa là mức độ mà một nền kinh tế duy trì định hướng hướng ngoại của mình trong thương mại (Fujii 2019) Trong phạm vi nghiên cứu này, độ mở thương mại (Trade Openness) được tính bằng cách lấy giá trị tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (Export and Import) của một thời kỳ chia cho giá trị của tổng sản phẩm trong nước cũng trong thời kỳ đó:

Theo Chen và cộng sự (2021), sự tác động của độ mở thương mại đến phát thải khí CO2 thể hiện ở ba kênh gồm: (i) hiệu ứng sử dụng năng lượng thay thế; (ii) hiệu ứng quy mô nền kinh tế (đo lường thông qua GDP) và (iii) hiệu ứng công nghệ Đối với kênh thứ nhất “độ mở thương mại - năng lượng sử dụng thay thế - phát thải khí CO2”, mở cửa thương mại khiến các nước tích cực đẩy mạnh hoạt động giao thương xuất nhập khẩu, FDI và đầu tư cho phát triển năng lượng cũng được tăng cường Theo đó, việc đầu tư vào năng lượng tái tạo càng ngày càng tăng khiến các nước tham gia mở cửa thương mại có cơ hội tiêu thụ năng lượng tái tạo Vì vậy, mở cửa thương mại giúp cải thiện cơ cấu tiêu thụ năng lượng trong nước và cuối cùng là giảm phát thải khí CO2 Đối với kênh thứ hai “độ mở thương mại - GDP - khí thải CO2”, tác động của độ mở thương mại đối với GDP chủ yếu thể hiện ở hai khía cạnh gồm tác động ngoại ứng của công nghệ và hiệu quả kinh tế theo quy mô Thứ nhất, hiệu ứng lan tỏa tri thức là một động lực quan trọng cho thúc đẩy đổi mới sáng tạo Hoạt động thương mại xuất nhập khẩu đều giúp mở rộng quy mô thị trường và gia tăng đáng kể nguồn tri thức trong nền kinh tế, tạo môi trường tốt cho các công ty “bắt chước” công nghệ tiên tiến, và do đó thúc đẩy tăng trưởng GDP (Branstetter 2006) Thứ hai, mở cửa thương mại cũng có thể thúc đẩy phát triển kinh tế theo chiều sâu, đưa sản lượng thực tế của doanh nghiệp tiệm cận gần hơn với sản lượng tiềm năng tối đa, qua đó giúp cải thiện hiệu quả kinh doanh và thúc đẩy kinh tế (Herzer 2010) Đối với kênh thứ ba “độ mở thương mại - cường độ sử dụng năng lượng - phát thải CO2”, về nguyên tắc kinh tế năng lượng thì mở cửa thương mại sẽ làm giảm cường độ năng lượng (Copeland & Taylor 2004) Hiệu ứng này có thể được thể hiện thông qua hiệu ứng cấu trúc và hiệu ứng công nghệ Hiệu ứng cấu trúc liên quan đễn những thay đổi trong cơ cấu ngành do độ mở thương mại gây ra Trong khi đó, hiệu ứng công nghệ liên quan đến các kênh như nghiên cứu và phát triển, giúp các nước tham gia thương mại quốc tế có cơ hội tiếp cận các công nghệ tiên tiến trên thế giới thông qua dòng FDI Việc sử dụng công nghệ tiên tiến và quy trình sản xuất, thiết bị tiết kiệm năng lượng và ít phát thải sẽ làm giảm cường độ năng lượng công nghiệp (Copeland & Taylor 1997)

Như vậy, ảnh hưởng của độ mở cửa thương mại đến phát thải khí CO2 là ảnh hưởng tổng hợp của 3 kênh trên Về mặt lý thuyết, kênh năng lượng thay thế và hiệu ứng công nghệ thì chưa rõ ràng Ngoài ra, mối quan hệ giữa độ mở thương mại và phát thải khí CO2 còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như FDI, dân số thành thị, hiệu quản quản trị nhà nước Phần này sẽ được làm rõ hơn ở phần xây dựng mô hình phân tích bên dưới

Yếu tố dân số không chỉ ảnh hưởng lên môi trường nói chung mà còn tác động đến lượng phát thải CO2 nói riêng Quỹ Dân số Liên hợp quốc (Unfpa) đã cảnh báo dân số thế giới tăng sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đối với biến đổi khí hậu Việc dân số tăng trong quá khứ phải chịu trách nhiệm đối với khoảng 50% lượng phát thải CO2 trên thế giới Như đã đề cập ở trên, thì CO2 được hình thành chủ yếu từ những hoạt động của con người trong sinh hoạt, sản xuất kinh doanh Nên nhìn chung khi dân số gia tăng thì tần suất những hoạt động trên cũng tăng theo dẫn đến việc phát thải khí CO2 có xu hướng tăng lên Theo số liệu từng thống kê của Bộ Môi trường Mỹ, mỗi năm bình quân trên thế giới có khoảng 33 triệu héc-ta rừng bị phá vì nhiều mục đích khác nhau đã tạo ra hơn 1,5 tỷ tấn CO2 vào môi trường, chiếm đến 20% lượng khí thải nhân tạo gây ra hiệu ứng nhà kính làm nhiệt độ trái đất nóng lên

• Tăng trưởng kinh tế (thể hiện ở chỉ số GDP)

Tăng trưởng kinh tế hiện vẫn là mục tiêu hàng đầu của hầu hết các quốc gia trên thế giới, bởi đó là điều kiện cần để hướng tới một cuộc sống tiện ích, tốt đẹp hơn Trong nhiều thập kỷ qua, các nền kinh tế thường chú trọng đến việc làm thế nào đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh và cao hơn là giải quyết các vấn đề về xã hội và môi trường Điều này dẫn đến sự gia tăng nồng độ carbon dioxide (CO2), loại khí chiếm 58,8% lượng khí nhà kính gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu, gây ra mối đe dọa đối với sự phát triển bền vững (Shayanmehr và cộng sự, 2020) Cũng qua xem xét thống kê của Ngân hàng Thế giới đối với hơn 150 nước trong thời gian từ 1960-2008, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, khí CO2 tăng trung bình 0,73% đối với mỗi 1% tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP), trong khi tỷ lệ sụt giảm khí CO2 chỉ là 0,43% đối với mỗi 1% sụt giảm GDP Như vậy suy thoái kinh tế không dẫn đến sự sụt giảm lượng khí CO2 lớn như khi tăng trưởng kinh tế làm gia tăng lượng khí này trong không khí

Tỷ lệ lạm phát và lượng khí thải CO2 có mối quan hệ phức tạp và có thể ảnh hưởng lẫn nhau theo nhiều cách Tỷ lệ lạm phát có thể ảnh hưởng trực tiếp đến lượng phát thải CO2 Ví dụ như khi lạm phát tăng, giá nhiên liệu có thể tăng theo Điều này dẫn đến việc người tiêu dùng sử dụng ít năng lượng hơn, từ đó làm giảm lượng khí thải CO2 Tuy nhiên, hiệu quả này có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác, chẳng hạn như thu nhập của người tiêu dùng và khả năng tiếp cận các phương tiện giao thông công cộng Hoặc khi giá cả tăng, người tiêu dùng có thể thay đổi thói quen tiêu dùng của họ, chẳng hạn như mua ít hàng hóa hơn hoặc chuyển sang các sản phẩm rẻ hơn Điều này có thể làm giảm lượng khí thải CO2 nếu các sản phẩm được chọn có ít tác động đến môi trường hơn

Về tác động gián tiếp, khi giá nhiên liệu tăng, các chính phủ và doanh nghiệp có thể đầu tư nhiều hơn vào năng lượng tái tạo để giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch Điều này có thể dẫn đến giảm lượng khí thải CO2 trong dài hạn Lạm phát cao còn có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Điều này có thể dẫn đến giảm lượng khí thải Co2 do hoạt động kinh tế thấp hơn Tuy nhiên cũng có thể dẫn đến việc cắt giảm các khoản đầu tư vào môi trường, từ đó làm tăng lượng khí thải CO2 trong dài hạn Bên cạnh đó tác động của lạm phát đối với lượng khí thải CO2 có thể khác nhau ở các khu vực khác nhau

Xuất nhập khẩu có thể ảnh hưởng đến lượng khí thải CO2 theo nhiều cách

Tăng lượng khí thải CO2: Khi một quốc gia xuất khẩu các sản phẩm được sản xuất bằng cách sử dụng nhiều năng lượng và phát thải nhiều khí CO2, lượng khí thải CO2 của quốc gia đó sẽ tăng lên Ví dụ, xuất khẩu thép, xi măng và các sản phẩm hóa chất Còn khi quốc gia đó nhập khẩu nhiều sản phẩm tiêu dùng, lượng khí thải CO2 của quốc gia đó có thể tăng lên do quá trình sản xuất, vận chuyển và tiêu thụ các sản phẩm đó

Giảm lượng khí thải CO2: Một quốc gia xuất khẩu các sản phẩm năng lượng tái tạo như pin mặt trời, turbine gió, lượng hoặc quốc gia đó nhập khẩu các sản phẩm có hiệu quả năng lượng, thân thiện với môi trường thì khí thải CO2 của quốc gia có thể giảm xuống

Bên cạnh đó còn xuất hiện hiện tượng di dời khí thải CO2 Hiện tượng này xảy ra khi một quốc gia giảm lượng khí thải CO2 của chính mình bằng cách xuất khẩu các ngành công nghiệp thâm dụng carbon sang các quốc gia khác Điều này có thể dẫn đến giảm lượng khí thải CO2 của quốc gia xuất khẩu nhưng lại tăng lượng khí thải CO2 của quốc gia nhập khẩu Xuất nhập khẩu có thể ảnh hưởng đến lượng khí thải CO2 theo nhiều cách Cần phải xem xét các yếu tố như mức độ phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế và chính sách môi trường để đánh giá tác động của xuất nhập khẩu đối với lượng khí thải CO2 của một quốc gia

• Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

FDI cũng có những tác động tiêu cực và tích cực đối với lượng phát thải CO2

Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Để nghiên cứu mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp và lượng phát thải CO2 tại Việt Nam giai đoạn 1993-2023, nghiên cứu áp dụng phương pháp kiểm định mô hình độ trễ phân phối tự hồi quy (Autoregressive Distributed Lag: ARDL) Mô hình phân phối trễ tự hồi quy (ARDL) được phát triển bởi Shin và Pesaran (1999) và đã hoàn thiện hơn bởi Pesaran và cộng sự, (2001) Sử dụng ARDL để phân tích các mối quan hệ cả trong ngắn hạn và dài hạn giữa các biến số Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Tổng sản phẩm quốc nội

(GDP) Độ mở thương mại

Tỷ lệ lạm phát (IR)

Kim ngạch xuất nhập khẩu

Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu

*Mô hình nghiên cứu: ΔLnCO2t= μ0 + μ1LnFDIt-i + μ2LnGDPt-i + μ3LnTOt-i + μ4LnIRt-i + μ5LnPOPt-i + μ6LnXNKt-i + 𝜮 𝒒 β1ΔLnFDIt-i +𝜮 𝒒 β2ΔLnGDPt-i + 𝜮 𝒒 β3ΔLnTOt-i

− CO2: Khí thải Cacbon Dioxide

− FDI: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

− GDP: Tổng sản phẩm quốc nội

− TO: Độ mở thương mại (Trade Openess)

− IR: Tỷ lệ lạm phát (Inflation rate)

− XNK: Kim ngạch xuất nhập khẩu

Các biến độc lập và phụ thuộc được lựa chọn trong mô hình được giải thích như sau:

Biến CO2: Lượng khí thải CO2 (đơn vị triệu tấn) Số liệu phục vụ nghiên cứu được lấy từ WorldBank, lượng phát thải CO2 của Việt Nam trong giai đoạn 1993-2023

Biến FDI: Tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký theo giá hiện hành

(đơn vị tính tỷ USD) vào Việt Nam Số liệu phục vụ nghiên cứu được lấy từ WorldBank trong giai đoạn 1993-2023

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được đề cập hầu hết trong các nghiên cứu đi trước về các yếu tố làm phát thải lượng CO2 và kết quả các nghiên cứu đó đều chỉ ra biến FDI có tác động trong việc phát thải lượng khí thải CO2 Do đó, giả thuyết được đề xuất là:

H1: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động cùng chiều với lượng phát thải CO 2 tại Việt Nam (kỳ vọng +)

Biến GDP: Tổng sản phẩm quốc nội một mối tương quan dương với CO2 Nói cách khác, khi GDP tăng, lượng khí CO2 phát thải cũng tăng Điều này là do các hoạt động kinh tế, chẳng hạn như sản xuất công nghiệp, vận tải và tiêu dùng năng lượng, đều tạo ra khí CO2

Từ đó, đưa ra giả thuyết

H2: Tổng sản phẩm quốc nội có tác động cùng chiều với với lượng phát thải CO2 tại Việt Nam (kỳ vọng +)

Biến TO: Độ mở thương mại được thể hiện và đo lường thông qua phần trăm kim ngạch xuất nhập khẩu trên GDP theo giá hiện hành, đơn vị tính % Số liệu được thu thập và tính toán dựa trên báo cáo tổng hợp kim ngạch xuất, nhập khẩu (tính theo đơn vị tỷ đồng) của từng tỉnh của Cơ sở dữ liệu thống kê ngành Công Thương và GDP cả nước trong giai đoạn 1993-

H3: Độ mở thương mại có tác động ngược chiều với với lượng phát thải CO2 tại Việt Nam (kỳ vọng -)

Biến IR: Tỷ lệ lạm phát và lượng khí thải CO2 có mối quan hệ phức tạp và có thể ảnh hưởng lẫn nhau theo nhiều cách Tỷ lệ lạm phát có thể ảnh hưởng trực tiếp đến lượng phát thải CO2 Ví dụ như khi lạm phát tăng, giá nhiên liệu có thể tăng theo, điều này dẫn đến việc người tiêu dùng sử dụng ít năng lượng hơn, từ đó làm giảm lượng khí thải CO2 Do đó, giả thuyết đặt ra:

H4: Tỷ lệ lạm phát có tác động ngược chiều với với lượng phát thải CO2 tại Việt Nam (kỳ vọng -)

Biến POP: bản thân của việc gia tăng dân số chính là một sự phát thải khí CO2 Khi con người ngày càng đông, việc xây nhà ở đã chiếm dụng đất của việc trồng cây xanh, thiếu cây xanh, khí thải CO2 không thể chuyển hóa Tiếp đó, hoạt động giao thông gia tăng dẫn tới khói bụi và khí thải từ xe cộ ra môi trường nhiều lên, trong đó phần lớn là khí thải CO2 Đặc biệt, gia tăng dân số cũng dẫn tới việc tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng, như: năng lượng điện, nhu cầu tiêu dùng tăng, kích nguồn cung tăng, do đó, các nhà máy, doanh nghiệp phải sản xuất nhiều hơn, lượng khí và chất thải theo đó cũng gia tăng Từ đó, đưa ra giả thuyết

H5: Dân số có tác động cùng chiều với với lượng phát thải CO2 tại Việt Nam (kỳ vọng +)

Biến XNK: Kim ngạch xuất nhập khẩu, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi một quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển xuất khẩu càng nhiều, môi trường của quốc gia đó có xu hướng chịu ảnh hưởng tiêu cực Do đó, đặt ra giả thiết:

H6: Kim ngạch xuất nhập khẩu có tác động cùng chiều với với lượng phát thải CO2 tại Việt Nam (kỳ vọng +)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LƯỢNG PHÁT THẢI

Thực trạng lượng phát thải khí CO2 tại Việt Nam trong những năm gần đây

Từ năm 1992, do điều chỉnh Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ Từ năm 1995, một số nhà máy điện dầu được xây dựng bằng nguồn vốn ODA, một số nhà máy điện than được khuyến khích sử dụng than dư thừa, lưới điện quốc gia được nâng cấp, góp phần tăng và càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, nền kinh tế tiếp tục xu hướng công nghiệp hóa và dòng vốn FDI

Từ đó đến nay, công nghiệp liên tục có tốc độ tăng trưởng cao nhất (bình quân 15%/năm) so với nông nghiệp và dịch vụ Điều này sẽ dẫn đến sự gia tăng mức tiêu thụ năng lượng cũng như lượng khí thải CO2 trừ khi các biện pháp khác được áp dụng để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng Điều này cũng tương tự như tình hình ở Trung Quốc, nơi đã có một chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp

Giai đoạn 2000-2008, việc tiêu thụ thủy điện, than, điện khí có xu hướng tăng nhanh khiến phát thải CO2 tăng trong giai đoạn này lượng phát thải có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, đạt 1/3 lượng phát thải của thế giới và khá ổn định (Bùi Văn Ga, et.al., 2009) Nếu duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh chóng về sử dụng nhiên liệu hóa thạch cho tiêu dùng và sản xuất trong cuộc sống hàng ngày thì chắc chắn lượng khí thải CO2 bình quân đầu người của Việt Nam sẽ sớm vượt mức trung bình của thế giới

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thông qua việc tham gia vào nhiều các Hiệp định thương mại tự do đã giúp Việt Nam đạt được những kết quả tốt đẹp trong việc phát triển kinh tế Tuy nhiên, đi kèm với tăng trưởng kinh tế cao thì Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề lớn về môi trường, một trong số đó là vấn đề về lượng phát thải CO2 cũng như khí nhà kính ra môi trường Theo số liệu và dự báo từ Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng với số liệu dân số và GDP từ World Bank, lượng phát thải CO2 và lượng phát thải CO2 bình quân đầu người và bình quân trên một đơn vị GDP của Việt Nam giai đoạn 2014-2025 như sau:

Hình 3.1 Lượng phát thải khí CO 2 của Việt Nam giai đoạn 2014-2025

Lượng phát thải CO2 của Việt Nam giai đoạn 2014-2020 tăng từ 283,9 triệu lên đến 526,4 triệu tấn, gần 1,9 lần Dự báo năm 2025, con số này lên đến 726,2 triệu tấn, tăng 1,3 lần so với năm 2020

Về cường độ phát thải theo dân số, trong 6 năm từ 2014-2020, giá trị này tăng từ 3,1 tấn CO2/ người lên đến 5,5 tấn CO2/ người, tăng khoảng 1,78 lần và trong khoảng 2020-2025, dự báo con số này sẽ lên đến 7,2 tấn CO2/ người và tăng 1,3 lần so với 2020 Cường độ phát thải theo dân số của Việt Nam năm 2020 còn cao so với trung bình của thế giới (4,5 tấn CO2/ người) và cao hơn rất nhiều so với một số quốc gia trong khu vực như: Thái Lan (3,68 tấn CO2/ người), Indonesia (2,17 tấn CO2/ người) và thấp hơn Malaysia (7,79 tấn CO2/ người)

Về cường độ phát thải trên một đơn vị GDP, giá trị này có xu hướng tăng trong giai đoạn 2014-2020 (từ 1,22 kg CO2/USD lên 1,52 kg CO2/USD) Cường độ phát thải trên một đơn vị GDP của Việt Nam năm 2020 cao hơn rất nhiều so với một số quốc gia trong khu vực như Thái Lan (0,52 kg CO2/USD), Malaysia (0,76 kg CO2/USD) và Indonesia (0,56 kg CO2/USD) Điều này cho thấy Việt Nam phải dùng một lượng CO2 lớn hơn rất nhiều để tạo ra cùng một đơn vị GDP Dự báo đến năm 2025, giá trị này ghi nhận con số thấp hơn đó là 1,27 kg CO2/ USD

Trong cả giai đoạn 2014-2025, năng lượng luôn là lĩnh vực phát thải CO2 nhiều nhất tại Việt Nam tới 53% đến 65% lượng phát thải CO2 tại Việt Nam với 347,5 triệu tấn CO2 vào năm 2020 Lượng phát thải đến từ 4 ngành bao gồm: Công nghiệp sản xuất và xây dựng, giao thông vận tải, gia dụng, nông nghiệp và dịch vụ thương mại và công nghiệp năng lượng (chiếm tới xấp xỉ từ 40% đến 60% lượng phát thải trong lĩnh vực năng lượng)

Hiện nay, phát thải ngành công nghiệp năng lượng tại Việt Nam chủ yếu đến từ việc khai thác nhiên liệu như than, dầu mỏ, khí đốt và sản xuất điện năng Tuy nhiên đây đều là các ngành công nghiệp phục vụ cho các lĩnh vực thiết yếu của đời sống, và với nhu cầu về sử dụng điện cũng như nhiên liệu như hiện nay, phát thải CO2 từ ngành công nghiệp năng lượng sẽ rất khó có thể chậm phát triển hay gia tăng chậm lại Một ngành khác chiếm tỷ trọng cao trong lĩnh vực năng lượng đó là Giao thông vận tải Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang mở cửa và phụ thuộc nhiều vào lĩnh vực thương mại, từ đó tăng trưởng kinh tế Việt Nam có ảnh hưởng lớn từ việc vận chuyển hàng hóa trong thương mại quốc tế Ngoài ra thu nhập và mức sống đi lên là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng trong nhu cầu đi lại và từ đó việc tiêu thụ năng lượng trong ngành giao thông vận tải cũng gia tăng nhanh chóng (World Bank Group, 2019) Như đã nói, lĩnh vực năng lượng là lĩnh vực có lượng tiêu thụ phát thải CO2 lớn nhất Đi kèm với lượng phát thải cực kỳ lớn, lĩnh vực này đã thu hút lượng vốn đầu tư FDI cũng lớn nhất khi toàn lĩnh vực năng lượng thu hút tới hơn 90% tổng lượng vốn đầu tư đăng ký năm 2020 Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài năm 2020, trong số 19 chuyên ngành thu hút vốn đầu tư FDI, thì các chuyên ngành dẫn đầu trong việc thu hút đó đều là các chuyên ngành thuộc lĩnh vực năng lượng Dẫn đầu là ngành công nghiệp sản xuất với tổng vốn đầu tư đạt 226,4 tỷ USD, chiếm 58,9% tổng vốn đầu tư đăng ký Đứng thứ 2 là ngành xây dựng với tổng vốn đầu tư trên 70,6 tỷ USD, chiếm 18,3% tổng vốn đầu tư đăng ký Tiếp theo lần lượt là các ngành công nghiệp năng lượng; dịch vụ thương mại; và giao thông vận tải với tổng vốn đăng ký lần lượt đạt 28,9 tỷ USD; 12,5 tỷ USD và 5,3 tỷ USD Ngành công nghiệp năng lượng tại Việt Nam thu hút số lượng lớn cả về dự án cũng như tổng vốn đầu tư Tuy nhiên, số lượng dự án đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tái tạo chỉ chiếm số ít, dẫn đến việc lượng phát thải khí CO2 ngành này chiếm con số rất lớn Trong những năm qua, Chính Phủ đã có rất nhiều các biện pháp hỗ trợ cũng như hỗ trợ thu hút đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tái tạo với mục tiêu phát thải ròng về 0 vào năm 2050

Có thể nói, lĩnh vực năng lượng Việt Nam hiện nay đang chưa thực sự bắt kịp xu thế chung của thế giới đó là sử dụng năng lượng tái tạo Từ đó dẫn đến việc phát thải CO2 từ lĩnh vực này tại Việt Nam vẫn là một vấn đề cực kỳ lớn đối với các bộ ngành có liên quan Việt

Nam cần nỗ lực và quyết tâm hơn nữa trong việc sử dụng năng lượng tái tạo cũng như mục tiêu giảm phát thải trong lĩnh vực này.

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG NHẰM LÀM GIẢM LƯỢNG PHÁT THẢI CO2 KHI ĐẦU TƯ FDI

Bối cảnh và định hướng cải thiện các yếu tố tác động tới lượng phát thải CO2 khi đầu tư FDI 39 1 Bối cảnh cải thiện các yếu tố tác động tới lượng phát thải CO2 khi đầu tư FDI

4.1.1 Bối cảnh cải thiện các yếu tố tác động tới lượng phát thải CO2 khi đầu tư FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng một vai trò quan trọng đáng kể trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của đất nước Bắt đầu công cuộc đổi mới kinh tế từ năm 1986, Việt Nam đã thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài nhằm bổ sung vốn trong nước cùng với việc tạo việc làm, tăng năng suất và tăng trưởng kinh tế Cơ sở lý luận đằng sau sự đóng góp của FDI vào kinh tế là, FDI có thể kích thích tăng trưởng kinh tế bằng cách tăng cường tích lũy vốn, bảo hộ đầu tư và môi trường đầu tư Cụ thể, có tác động phi tuyến của đầu tư nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn Ngoài ra, có tác động phi tuyến giữa ô nhiễm môi trường và tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn

Tăng trưởng kinh tế dài hạn ở Việt Nam phụ thuộc vào đầu tư trực tiếp nước ngoài và ô nhiễm môi trường và hài hòa các chính sách về FDI và EP Hơn nữa, các nhà hoạch định chính sách nên nhận thức được các mối liên hệ ngắn hạn giữa các biến Những kết quả này sẽ được các nhà hoạch định chính sách đặc biệt quan tâm, đang làm việc tại các nước đang phát triển như Việt Nam, và giúp họ thiết kế và phát triển để thu hút FDI vào Việt Nam theo hướng bảo vệ môi trường, có thể được sử dụng để phát triển kinh tế bền vững

Có sáu tác động môi trường liên quan đến thương mại, có thể là tích cực hoặc tiêu cực:

- Ảnh hưởng của sự thay đổi quy mô hoạt động kinh tế Những tác động này là tiêu cực khi thương mại gia tăng dẫn đến ô nhiễm nhiều hơn mà không bù đắp cho sự phát triển của sản phẩm, công nghệ hoặc chính sách; Họ tích cực khi thương mại gia tăng tạo ra bảo vệ môi trường tốt hơn thông qua tăng trưởng kinh tế và phát triển chính sách kích thích thành phần sản phẩm và thay đổi công nghệ gây ô nhiễm ít hơn trên một đơn vị sản phẩm

- Ảnh hưởng của tăng trưởng thu nhập Những tác động này là tích cực, vì thương mại do tăng trưởng mang lại sự sẵn sàng lớn hơn để trả tiền cho một môi trường tốt hơn với thu nhập cá nhân tăng lên Hơn nữa, các nguồn lực ngân sách tăng lên được phân bổ cho bảo vệ môi trường, cả về mặt tuyệt đối và tương đối

- Ảnh hưởng của những thay đổi trong cơ cấu hoạt động kinh tế Đây là những thay đổi trong các mô hình hoạt động kinh tế hoặc sản xuất, tiêu dùng hoặc đầu tư kinh tế vi mô, hoặc các hiệu ứng địa lý từ thương mại gia tăng Chúng hoặc gây ra các tác động môi trường tích cực (ví dụ: bằng cách giảm sản xuất các loại cây trồng dựa trên các phương pháp thâm dụng hóa chất có lợi cho nông nghiệp rộng lớn hơn) hoặc có hậu quả tiêu cực (ví dụ: khuyến khích thoát nước của vùng đất ngập nước để đáp ứng nhu cầu thương mại mới)

- Ảnh hưởng của những thay đổi trong tiêu thụ sản phẩm Những tác động này là tích cực, khi thương mại gia tăng hàng hóa có lợi cho môi trường (ví dụ: thùng chứa phân hủy sinh học) hoặc tiêu cực, khi thương mại gia tăng các sản phẩm gây hại cho môi trường (ví dụ như chất thải nguy hại)

- Ảnh hưởng của việc phổ biến công nghệ Những điều này có thể tích cực khi giảm ô nhiễm trên một đơn vị sản lượng (ví dụ: canh tác chính xác làm giảm việc sử dụng quá nhiều phân bón) hoặc tiêu cực khi chúng dẫn đến sự lây lan của các công nghệ "bẩn" (ví dụ: thuốc trừ sâu có độc tính cao và dai dẳng)

- Ảnh hưởng của các quy định do thương mại gây ra Những điều này có thể tích cực thông qua các chính sách môi trường được cải thiện để đáp ứng với tăng trưởng kinh tế từ thương mại tăng cường hoặc thông qua các biện pháp bao gồm trong các hiệp định thương mại, hoặc tiêu cực khi các chính sách môi trường hiện tại được nới lỏng do áp lực thương mại cụ thể hoặc hạn chế chính sách môi trường của các hiệp định thương mại a Thuận lợi

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và FDI và ô nhiễm môi trường được thảo luận trong nhiều bài báo cho thấy ô nhiễm môi trường và FDI ảnh hưởng tích cực đến GDP ở Việt Nam cũng cho thấy mối quan hệ tích cực giữa FDI và tăng trưởng kinh tế Ngoài ra, sự khác biệt trong đặc điểm của nước chủ nhà cũng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế tập trung vào tác động của ô nhiễm môi trường và đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam Đối với Việt Nam, với thông số về CO2 luôn tăng trong những năm trở lại đây cho thấy: Việt Nam đang xu hướng nhập khẩu ngành nghề sử dụng nhiều năng lượng hóa thạch (nhiệt điện… ), với công nghệ sử dụng lỗi thời Đồng thời kết quả này cũng cho thấy việc sử dụng năng lượng sạch tại Việt Nam chưa hiệu quả như những quốc gia khác trong khu vực Việc sở hữu lợi thế về nắm giữa tài nguyên hóa thạch dồi dào, chính lợi thế này đã làm cho việc sử dụng nguồn năng lượng này đang bị tận dụng triệt để Việc đẩy mạnh phát triển năng lượng sạch chưa thực sự được coi là cấp bách b Khó khăn

Tốc độ phát thải CO2 có tác động tiêu cực tới tốc độ tăng trưởng kinh tế Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Omri và cộng sự (2015); Tang và cộng sự (2015) Kết quả này đưa ra xu thế tăng trưởng xanh sẽ đem lại tác động lâu dài tới tăng trưởng kinh tế các quốc gia Đồng thời nghiên cứu cũng khẳng định thêm về cách thức sử dụng nhiều năng lượng hóa thạch (than, khí đốt) hay các ngành công nghiệp nặng sẽ làm cho nền kinh tế đi xuống trong tương lai Đồng thời phát thải CO2 còn có tác động sau 1 năm cho thấy sau khi có lượng CO2 phát thải ra môi trường thì sau 1 năm mới có tác động tới nền kinh tế mà chưa có tác động ngay (nền kinh tế chưa có biểu hiện tức thời dưới tác động tức thời của phát thải CO2) Kết quả nghiên cứu cho thấy FDI có tác động lên tăng trưởng kinh tế tức thì và sau 1 năm cho thấy: Việc đầu tư FDI vào các nước được triển khai nhanh chóng tại nước sở tại Việc triển khai nhanh trong năm sẽ dẫn tới các hạng mục liên quan vật liệu xây dựng, thiết bị nhằm xây dựng dự án được thúc đẩy phát triển mạnh hơn; Nghiên cứu này cũng đưa ra hàm ý rất rõ ràng muốn tăng trưởng kinh tế không thể gạt bỏ FDI Tuy nhiên lựa chọn đối tác đầu tư như thế nào, chính sách giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả FDI như tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về đầu tư, sửa đổi chính sách ưu đãi đầu tư theo hướng nhất quán, công khai, minh bạch; điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích nhà đầu tư tư nhân trong nước và nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng; hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút các dự án công nghệ cao và phù hợp vào các nước (đặt biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam)

Các quốc gia nên có chính sách thu hút vốn đầu tư FDI để kích thích tăng trưởng nội địa vì nguồn vốn này không chỉ có tác động tích cực tới phát triển kinh tế trong cùng năm tài chính mà còn có khả năng kích thích tăng trưởng ít nhất trong một năm sau đó Ngoài ra, để nâng tốc độ tăng trưởng GDP trong tương lai, các chính phủ cũng nên xem xét lại việc sử dụng các dạng nhiên liệu hóa thạch với mục đích thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh tế bằng mọi giá Như vậy, việc đầu tư vào các ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng cũng sẽ không phải là lựa chọn khôn ngoan cho việc phát triển kinh tế bền vững

4.1.2 Định hướng cải thiện các yếu tố tác động tới lượng phát thải CO2 khi đầu tư FDI

Từ những phát hiện thực nghiệm này, có một số hàm ý mà các nhà hoạch định chính sách cần tính đến để kích thích tăng trưởng kinh tế phù hợp với bảo vệ môi trường hiệu quả

Thứ nhất, cần thu hút thêm dòng vốn FDI để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế vì FDI giữ vị trí thứ hai trong khuấy động các hoạt động kinh tế trong 25 năm qua Giai đoạn 1990-2015, có 21.186 dự án nước ngoài đầu tư vào nền kinh tế Việt Nam với khoảng 138,7 tỷ USD vốn thực hiện Hiện tại, Việt Nam vẫn đang chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế định hướng xuất khẩu, do đó, trong đó khu vực nhà nước đóng vai trò đầu tiên trong quá trình này Sau đó, khu vực FDI đóng vai trò rất quan trọng trong việc bổ sung vốn đầu tư cho phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu ngân sách, đẩy mạnh chuyển giao công nghệ và hội nhập kinh tế quốc tế Đáng chú ý, khu vực FDI hiện chiếm 72% kim ngạch xuất khẩu Hàm ý này cũng bắt nguồn từ phát hiện đáng chú ý của bài báo rằng FDI có ảnh hưởng nhỏ đến lượng khí thải CO2 Tuy nhiên, chính quyền thành phố nên thúc đẩy dòng vốn FDI, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp thâm dụng công nghệ và thân thiện với môi trường nhằm bảo vệ ô nhiễm môi trường trong tương lai

Thứ hai, vì tác động của EC tương đối mạnh và tăng gấp đôi từ ngắn hạn sang dài hạn, có thể khuyến nghị rằng về lâu dài, các cơ quan chức năng nên tập trung vào các chính sách không chỉ khuyến khích người dân tăng hiệu quả sử dụng năng lượng mà còn thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tái tạo Hơn nữa, chính quyền thành phố có thể sửa đèn đường năng lượng mặt trời để thắp sáng đường phố ở Hà Nội Trong quá trình thực hiện, chính quyền thành phố nên thực hiện một số quy định nghiêm ngặt nhất định để hạn chế phương tiện cá nhân tập trung vào xe máy và ô tô để giảm thiểu kích thước của Lượng khí thải CO2 do giao thông vận tải

Thứ ba, những nỗ lực của chính quyền thành phố nhằm giảm lượng khí thải CO2 cần được xem xét cẩn thận vì điều này sẽ ảnh hưởng đến mức độ GDP Nói cách khác, các nhà hoạch định chính sách nên chú ý đầy đủ đến sự đánh đổi giữa tăng trưởng kinh tế và giảm lượng khí thải CO2

Đề xuất một số giải pháp cải thiện các yếu tố tác động đến lượng phát thải CO2 khi đầu tư vào

Một số khuyến nghị liên quan đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, khí thải CO2 đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

Kết quả phân tích thực nghiệm đã cho thấy rằng lượng khí CO2 phát thải là một những yếu tố tác động và có mối quan hệ ngược chiều đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam Điều đó có nghĩa là việc cắt giảm lượng khí CO2 phát thải một cách hợp lí sẽ cải thiện môi trưởng đầu tư tại Việt Nam, đảm bảo tăng trưởng kinh tế và dưới đây là những biện pháp có thể được áp dụng giúp Việt Nam tiết giảm mức tiêu thụ năng lượng, giảm lượng khi CO2 phát thải ra ngoài mỗi trường:

Việt Nam cần thực hiện chiến lược các dự án FDI kinh doanh, sản xuất về sử dụng năng lượng sạch (gió, mặt trời, thủy điện, thủy triều, địa nhiệt, sinh khối, hạt nhân, năng lượng hydrogen ), tăng cường sử dụng nhiên liệu sinh học; giảm mức tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch (than đá, methane, đầu hoa dạng lỏng); tăng cường nâng cấp cơ sở hạ tầng năng lượng trong nước, ban hành các chính sách bảo tồn năng lượng; nỗ lực trồng nhiều cây xanh loại bỏ tối đa lượng khí CO2 phát thải khỏi không khi, ngăn chặn tác động tiêu cực của lượng khí CO2 phát thải đến tiềm năng tăng trưởng kinh tế

Chính phủ Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện những quy định về chế tài xử phạt vi phạm phát thải CO, đủ mức răn đe trong lĩnh vực mỗi trường, khuyến khích sử dụng các hệ thống công nghệ tiết kiệm năng lượng có thông số kĩ thuật phù hợp với tiêu chuẩn của Việt Nam và thế giới, hạn chế thất thoát, lăng phí tài nguyên thiên nhiên nhằm tiết kiệm năng lượng và sử dụng chi phí đầu tư hợp lý cho dự án FDI

Các doanh nghiệp Việt Nam đề ra các phương hướng cải tạo, nâng cấp hệ thống công nghệ dây truyền sản xuất, giảm hao phí năng lượng hoặc doanh nghiệp phải công bổ công khai thông tin về môi trường và giải pháp xử lý lượng CO, phát thái, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các phân ngành công nghiệp bằng cách tái sử dụng nhiệt thải (năng lượng tái tạo), tiết kiệm hiệu quả năng lượng

Bộ Tài nguyên và Môi trường cần hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lí môi trường, quản lí rừng, quy chuẩn kỹ thuật công nghệ lượng khí CO2 phát thải cho các loại máy móc, thiết bị Tăng cường nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, giám sát việc thi hành pháp luật về bảo vệ môi trưởng của các dự án FDI tác động đến các hệ sinh thái tự nhiên, sức khoe con người và các vấn đề xã hội khác; tăng cường hậu kiểm đối với các dự án FDI sau khi được cấp phép, xử lý đứt điểm các dự án FDI có tác động tiêu cực gây ô nhiễm môi trường, sử dụng năng lượng không hiệu quả, kết quả hoạt động kinh doanh không mang lại lợi nhuận trong nhiều năm, hoạt động thực hiện dự án vi phạm cam kết đầu tư

Chính phủ thông qua các cơ quan liên quan cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, tạo dựng chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực xử lý lượng khí CO: phát thải, tiếp nhận các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, dự án có giá trị gia tăng cao, dự án sử dụng nhiều nguyên liệu vật tư trong nước, dự án cam kết chuyển giao công nghệ có trình độ từ trung bình tiên tiến trở lên, ưu tiên tiếp nhận các dự án công nghệ xanh, sạch, thân thiện với môi trường nhằm tạo điều kiện cho các đổi tác nước ngoài đầu tư vào Việt Nam góp phần tăng trưởng kinh tế; tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của chính quyền, doanh nghiệp, dự án FDI và người dân về giải pháp ngăn chặn phát thải khi CO2 trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Xây dựng chính sách tài trợ không hoàn lại cho phương tiện đạt tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu; hệ thống biểu giá, các khoản vay tín dụng ưu đãi cho dự án năng lượng tái tạo đăm bảo đạt hiệu quả kinh tế; xây dựng kế hoạch áp dụng các hệ thống công nghệ tiên tiến, hiện đại trong xử lý khí CO2 phát thải, thu giữ khí CO2 tái tạo năng lượng sạch để hạn chế những ảnh hướng tiêu cực đến môi trường để thúc đầy phát triển bên vừng tăng trưởng kinh tế từ nguồn đầu tư của doanh nghiệp và tư nhân nước ngoài vào Việt Nam

4.2.2 Về đầu tư trực tiếp từ nước ngoài

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng đầu tư trực tiếp tử nước ngoài là một trong những yếu tố tác động và có mối quan hệ cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam Có nghĩa là nếu đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tăng sẽ tác động làm tăng trưởng kinh tế phát triển mạnh mẽ và dưới đây là một vài biện pháp nâng hàng có thể vận dụng để tăng dòng vốn FDI vào Việt Nam

Một là, các bộ lập và công bố quy hoạch ngành kinh tế - kỹ thuật cần nâng cao hiệu quả công tác lập, quản lý và triển khai thực hiện các quy hoạch theo Luật, tập trung xây dựng lại không gian phát triển thu hút đầu tư hợp lí, phát huy vượt trội lợi thế liên kết giữa các khu vực công nghiệp, nông nghiệp, vùng đô thị; xây dựng hệ thống công thông tin trực tuyến cập nhật thông tin về chính sách, cơ chế và thú tục pháp lý cho doanh nghiệp, dự án FDI đầu tư vào Việt Nam

Hai là, sự ổn định kinh tế và chính trị - xã hội là rất cần thiết, Chính phú cần thúc đây cải cách môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, gia tăng mức độ cởi mở (tự do hóa thương mại), tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư nước ngoài, xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư vượt trội theo hướng nhất quán, công khai, minh bạch, bình đẳng tạo thuận lợi trong các dự án thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tham gia

Ba là, tiếp tục nâng cao năng lực phân tích, hiệu quả và hiệu lực quản lí nhà nước, đầy mạnh cải cách hành chính, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, tạo điều kiện thuận lợi phủ hợp cho dự án FDI, đơn giản hóa nhanh chóng các thú tục pháp lí và đăm bảo nhà đầu tư được hưởng các cơ chế, chính sách đúng theo quy định pháp luật nhằm khuyến khích, thu hút dự án công nghệ cao, hiện đại của đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong nền kinh tế toàn cầu cạnh tranh ngày cảng tăng

Bốn là, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với các địa phương khân trương tái cấu trúc lao động, hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác đào tạo và tuyển dụng nguồn nhân lực lao động chất lượng cao; khuyến khích tổ chức giáo dục, đảo tạo bổ sung kiến thức, kỳ năng, kinh nghiệm cho nguồn lao động nhằm nâng cao năng suất lao động đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế trong nước, đặc biệt chú trọng đến các khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

Năm là, Nhà nước cần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia, cập nhật các nguồn thông tin về khoa học và công nghệ kỹ thuật hiện đại nhằm phục vụ cho các công trình nghiên cứu, khai thác của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp từ nước ngoài; khai mở thêm các thị trường mới, các vùng đất mới, các tỉnh lân cận giáp các trung tâm tập trung dự án FDI có tiềm năng phát triển kinh tế đề mở rộng phạm vi địa lý, cung cấp nguồn quỳ đất sạch tạo động lực hấp dẫn thu hút các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam

4.2.3 Một số kiến nghị thực hiện các chính sách thu hút FDI chất lượng cao liên kết với các mục tiêu phát triển bền vững

Thứ nhất, Chính phủ cần đề ra định hướng chiến lược nhất quán về thúc đẩy đầu tư hỗ trợ phát triển bền vững, khung chính sách toàn diện về thu hút FDI chất lượng gắn với mục tiêu phát triển bền vững, chính sách cải thiện môi trường đầu tư và các chính sách hỗ trợ khác như đổi mới khoa học công nghệ, chính sách về phát triển môi trưởng bên vững, chính sách phát triển nguồn lao động và các vấn đề xã hội Cần xác định rõ các chính sách trên là bộ phận của Khung chính sách toàn diện trong thu hút FDI có chất lượng Ngoài ra, việc thực thi chính sách cần đảm bảo tính liên tục và hiệu quả, giám sát thực thi và đánh giá quá trình thực thi cần dựa trên tiêu chi rõ ràng và căn cứ vào 17 mục tiêu phát triển bên vững

Thứ hai, điều chỉnh khung pháp lý và chính sách trong nước - bao gồm trong các lĩnh vực năng suất và đổi mới, chất lượng và kỹ năng công việc, bình đăng giới và khử cacbon – gắn với các mục tiêu đầu tư bền vững Quá trình sửa đổi Luật và các văn bản pháp luật liên quan đến đầu tư cần có sự tham vấn sâu vào quy trình xây dựng, từ đó tao sư đồng thuận giữa nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp trong nước và các bên liên quan trong việc thực hiện cải cách chính sách về đầu tư và phát triển bên vững

Ngày đăng: 04/04/2024, 08:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w