Đồ án cuối kỳ này của nhóm sẽ nghiên cứu một công nghệ cụ thể đang được ứng dụng trong kinh doanh, đó là Công nghệ RPA Robotic Process Automation, công nghệ phần mềm giúp tự động hóa các
Tổng quan về công nghệ
Các khái niệm
RPA -Robotic Process Automation (Tự động hóa Quy trình bằng Robot): là công nghệ tự động hóa quy trình kinh doanh dựa trên các rô bốt phần mềm (bot) hoặc trí tuệ - nhân tạo (Artificial Intelligence - AI) RPA có khả năng bắt bước các hoạt động của con người, thông qua việc thu thập dữ liệu công nghệ sẽ mô phỏng các thao tác lặp đi lặp lại và thay thế con người xử lý các tác vụ kỹ thuật số
Các khái niệm chính để định nghĩa RPA:
Preconfigured software (Phần mềm được cấu hình sẵn): có chức năng tích hợp sẵn mà không cần mã hóa để kích hoạt nhưng có thể được tùy chỉnh ở một mức độ nào đó Ví dụ điển hình là Microsoft Excel, chúng ta không viết chương trình bảng tính mỗi khi tạo bảng tính mới nhưng có thể tùy chỉnh bằng cách sử dụng các tính năng hiện có hoặc điều chỉnh các giá trị mặc định để phù hợp hơn với nhu cầu sử dụng của mình
Business logic (Logic trong kinh doanh): là các quy tắc hoặc thuật toán tùy chỉnh xử lý việc trao đổi thông tin giữa cơ sở dữ liệu và giao diện người dùng Logic kinh doanh về cơ bản là một phần của chương trình máy tính chứa thông tin (dưới dạng các quy tắc nghiệp vụ) xác định hoặc ràng buộc cách thức hoạt động của một doanh nghiệp
Predefined activity choreography (Hoạt động được xác định trước): Thuật ngữ này bao gồm một chuỗi các bước được thực hiện để hoàn thành các hành động trên các hệ thống và ứng dụng Hoạt động này có thể bao gồm các nhiệm vụ đơn giản như cập nhật báo cáo hoặc các nhiệm vụ phức tạp hơn
Autonomous execution (Thực hiện tự động): là việc hoàn thành nhiệm vụ được thực hiện bởi (các) bot phần mềm một cách độc lập Khi các quy tắc được xác định trước, các quy trình sẽ được thực hiện tự động
One or more unrelated software systems (Một hoặc nhiều hệ thống phần mềm không liên quan): Công cụ tự động hóa quy trình bằng rô bốt sử dụng các ứng dụng - tương tự như cách con người làm, nên chúng có thể tương tác với mọi thứ mà con người có thể làm Ví dụ: SAP, Internet Explorer, Outlook, Oracle,…
Human exception management (Sự quản lí ngoại lệ từ con người): Đôi khi con người tham gia vào các quy trình được tự động hóa bằng các công cụ RPA và được giao nhiệm vụ giải quyết các sự kiện không thể đoán trước hoặc thực hiện các hành động mang tính nhận thức Điều này có thể bao gồm nhiều hành động, từ một yêu cầu nhỏ về dữ liệu đầu vào cho đến việc một người tham gia xử lý toàn bộ quy trình.
Đặc trưng
a) Cách thức hoạt động của RPA:
Có hai bước cần thiết để tự động hóa quy trình bằng robot (RPA) hoạt động:
Bước 1: Bạn cần xác định các quy tắc về những hành động mà bot nên thực hiện và khi nào bot nên thực hiện chúng
Bước 2: Phần mềm RPA sau đó khởi tạo bot để nó có thể thực thi nhiệm vụ
Môi trường RPA thường bao gồm ba thành phần phần mềm:
- Robot phần mềm hoặc chỉ là bot RPA: đây được gọi là lực lượng lao động kỹ thuật số trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ
- Một nhà thiết kế studio hoặc nhà thiết kế bot: Một nền tảng để phát triển, xác định cấu hình và tự động hóa quy trình kinh doanh
- Người điều phối quá trình: Phòng điều khiển để quản lý bot, lên lịch, giám sát quy trình và tích hợp
Các thành phần này có thể khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu kinh doanh Trên thực tế, chỉ có hai thành phần bắt buộc tối thiểu: studio, nơi nhà phát triển tạo các kịch bản tự động hóa và bot thực thi các kịch bản có sẵn theo yêu cầu Thông thường, sự kết hợp này là đủ cho các công ty nhỏ hơn Ngược lại, các doanh nghiệp lớn yêu cầu kiến trúc ba tầng hoàn chỉnh để xử lý nhiều quy trình tích hợp và tự động hóa phức tạp
Bot là một công cụ làm việc của RPA Bot RPA điển hình sẽ tự động hóa các tác vụ lặp đi lặp lại, dựa trên quy tắc, chẳng hạn như điền biểu mẫu, lập hóa đơn hoặc truyền dữ liệu giữa các hệ thống Khi trí tuệ nhân tạo tiến bộ, các nhiệm vụ mà bot có thể thực hiện ngày càng phức tạp hơn và có thể bao gồm nhận dạng ký tự quang học (OCR) và xử lý ngôn ngữ tự nhiên Để tạo bot, cần biết cách làm việc với các biến, điều kiện và vòng lặp - đây là những cấu trúc phổ biến cho ngôn ngữ máy tính.
- Biến là các trường trong dữ liệu có thể được thao tác Ví dụ: đây có thể là tên, số, tệp, giá trị có hoặc không, v.v
- Các điều kiện giúp nhà phát triển bot RPA tạo ra các kịch bản phân nhánh Cơ bản nhất là các điều kiện if/else và if/then
- Vòng lặp là lệnh để bot lặp lại các hành động cụ thể cho đến khi đáp ứng được các điều kiện mong muốn
Studio là nơi bạn thực sự tạo và định cấu hình bot Khả năng và giao diện của các studio khác nhau tùy theo nhà cung cấp Có các công cụ RPA đòi hỏi khả năng, trình độ của người dùng Tuy nhiên, cũng có những trình soạn thảo khá trực quan với giao diện người dùng kéo và thả trực quan không yêu cầu kỹ năng lập trình nâng cao
Khi tạo bot, chúng sẽ được làm nhiều việc khác nhau Các hoạt động là nền tảng cho quy trình công việc RPA; chúng cho phép bot thực hiện tất cả các loại hành động bạn cần để tự động hóa các quy trình trong công ty của bạn Như: Đọc hoặc cài đặt trạng thái hộp kiểm, nhập dữ liệu, đọc viết và cập nhật bảng tính,…- Đây là bộ não của RPA Nó kết hợp tất cả các công cụ được sử dụng để tự động hóa quy trình bằng robot dưới một mái nhà và phục vụ cho việc quản lý và kiểm soát tổng thể Ngoài việc chạy bot, người điều phối có thể: Cung cấp quản lý tập trung các dự án, lưu trữ cài đặt kịch bản tự động hóa, lên lịch khởi chạy bot,… b) Phân loại RPA:
- Attended robot (Robot có giám sát): là những robot không tự động hóa hoàn toàn, chúng cần có sự giám sát của con người để hoạt động Chúng cần được kích hoạt, chỉ định một nhiệm vụ cụ thể sau đó chúng sẽ thực hiện Robot giám sát được sử dụng chủ yếu trong các quy trình tại văn phòng, nơi chúng tương tác với người quản lí giống như làm việc với một trợ lý nhận được hướng dẫn cụ thể và hành động theo chúng Vì robot được giám sát cần tương tác với một người cụ thể nên chúng không được sử dụng cho công việc có khối lượng lớn trong công ty mà mang tính chuyên dụng
- Unattended robot (Robot không có giám sát): còn gọi là Robot độc lập, là những robot hoạt động mà không có sự can thiệp của con người, việc sử dụng chúng là hoàn toàn tự động Unattended robot được tích hợp vào quy trình để thực hiện các hành động lặp đi lặp lại với số lần và thời gian theo các mẫu cụ thể Nhiệm vụ của robot được giám sát sẽ bắt đầu tự động và công việc được thực hiện liên tục 24 giờ một ngày, bảy ngày một tuần, 365 ngày một năm
- Hybrid robot (Robot linh hoạt): là sự kết hợp giữa Attended robot và Unattended robot, được hiểu là sự kết hợp song song giữa công cụ tự động hóa và lực lượng lao động làm việc trong một quy trình lặp đi lặp lại, nên Hybrid robot mang hết ưu điểm của hai loại robot trên Dẫu vậy trên thực tế vẫn rất khó để tích hợp robot linh hoạt vào quy trình kinh doanh của doanh nghiệp c) So sánh, phân biệt RPA:
- RPA với tự động hóa truyền thống:
Tiêu chí RPA Tự động hóa truyền thống
Mức độ phụ thuộc vào Back- end
Không phụ thuộc vào database hay Back-end.
Phụ thuộc vào database hay Back-end
Mức độ phụ thuộc vào trang web
Tích hợp được vào hầu hết các trang web, các trang web sử dụng unstructured data (image videos, audio, và text và PD documents) Tuy nhiên, vẫn cần kết hợp với AI (hybrid bot)
Chỉ tích hợp được với một trang web có quyền truy cập
Thao tác bot Có thể tự động hóa các nhiệm vụ lặp đi lặp lại, dựa trên quy tắc, bắt chước hành động của con người để hoàn thành các task
Không bao gồm khả năng bắt chước hành động của con người, chỉ thực hiện các thao tác lập trình được xác định trước
Cấp độ code yêu cầu Ít code (low-code) Nhiều code (heavy code)
Khá tốn kém ở giai đoạn đầu
(licenses), nhưng tiết kiệm nhiều thời gian, tiền bạc và effort về lâu dài Ít tốn kém hơn ở giai đoạn đầu, tuy nhiên đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và lực lượng lao động hơn
Với RPA, người dùng có thể dễ dàng cập nhật các process do tính đơn giản của nó
Buộc người dùng thay đổi code Do đó, bảo trì và cập nhật công nghệ này có thể khó khăn hơn
Thích hợp với những mô hình/ trang web nào
Thích hợp với những giao diện
(Front-end) không thay đổi thường xuyên Bot sẽ làm việc ở level UI và tương tác với hệ thống như một người dùng
Thích hợp với những giao diện hay thay đổi, phức tạp vì tự động hóa truyền thống tác động tới tầng sâu hơn (Back- end) của hệ thống và trở thành native automation
Cần mua giấy phép mỗi tháng, hoặc theo năm
- RPA với AI, Machine Learning:
Tiêu chí RPA AI và Machine Learning Định nghĩa RPA là một chương trình robot có thể bắt chước các hành động của con người
AI là sự mô phỏng trí thông minh của con người trong máy móc được lập trình để suy nghĩ như con người và bắt chước hành động của họ
Robot RPA tự động hóa các tác vụ theo các quy tắc đã xác định
AI hoạt động dựa trên ‘tư duy’ và ‘học hỏi’
Hướng thiết kế phát triển
Dựa trên quy trình (Process- driven)
Dựa trên dữ liệu (Data-driven)
Dữ liệu Dữ liệu cần phải được cấu trúc (structured data)
Do RPA được thiết kế dựa trên quy trình nên team ph
Ngược lại, AI và Machine Learning sử dụng free time data, không dựa trên một quy trình nào hết AI và Machine Learning có thể dự đoán bước tiếp theo của quy trình và tự đưa triển cần phải dự đoán trước được input và output Đôi khi chỉ cần data khác đi là bot lỗi quyết định dựa trên input của người dùng
Bot Bot RPA chỉ xử lý được những hành động, quy trình lặp đi lặp lại
Bot AI thông minh, tự học được, tự phát hiện gian lận và lỗi
Tích hợp RPA tích hợp Machine
Learning vào quá trình được
AI và Machine Learning có thể không cần tích hợp RPA vào
Tương tác với con người
RPA có quy trình sẵn, nhưng vẫn cần giám sát của con người do chưa tự đưa ra được quyết định
AI và Machine Learning cần data và thuật toán để hiểu tính năng, hiểu cách thức làm việc nên không cần con người giám sát
RPA thường được dùng thay thế những thao tác / tác vụ đơn giản nên thời gian phát triển nhanh thì 1-2 tháng, cao cấp hơn thì 3-4 tháng
Phát triển AI và Machine Learning yêu cầu độ khó phức tạp nên thời gian phát triển có thể kéo dài từ 4 5 năm - hoặc hơn. d) Lợi ích của RPA trong kinh doanh:
-Tiết kiệm thời gian: Nhiệm vụ hành chính lặp đi lặp lại là một phần phổ biến của nhiều quy trình kinh doanh RPA cho phép doanh nghiệp của bạn tự động hóa và thực hiện các tác vụ lặp đi lặp lại với tốc độ nhanh chóng như robot Ngoài ra, công ty và nhân viên của bạn được hưởng lợi từ RPA bằng cách có thể dành nhiều thời gian hơn cho các nhiệm vụ nhạy cảm và phức tạp
Xu hướng/Ứng dụng hiện nay trong kinh doanh
Ngày nay, RPA càng được các doanh nghiệp sử dụng ở nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau bởi lợi ích rất lớn mà nó mang lại trong việc tối ưu hóa quy trình sản xuất Nhìn chung, RPA được ứng dụng ở một số hoạt động kinh doanh nổi bật sau:
- Ứng dụng trong sản xuất: RPA được sử dụng để tự động hóa vô số tác vụ thủ công chậm chạp trong công việc Trước đây, các nhân viên sẽ dành cả ngày để điền vào các thủ tục giấy tờ để quản lý hàng tồn kho, tạo các hóa đơn xuất nhập hàng Giờ đây, RPA có thể quản lý hóa đơn, giấy tờ một cách tự động Các nhân viên, nhà quản lý có thể nhận được báo cáo hàng tồn kho theo thời gian thực và biết mình có những sản phẩm nào trong tay
Ví dụ: Ví dụ, Amazon đã sử dụng AWS Step Functions và Amazon Textract để xây dựng một bot RPA để tự động hóa quy trình xử lý hóa đơn Bot này có thể xử lý các hóa đơn được quét ở định dạng PDF hoặc hình ảnh và tự động trích xuất thông tin thanh toán từ các hóa đơn này Kết hợp với các dịch vụ khác của AWS, bot RPA này giúp Amazon tiết kiệm thời gian và chi phí cho các quy trình kinh doanh của mình
- Ứng dụng trong dịch vụ khách hàng: Dịch vụ khách hàng là một phần thiết yếu của bất kì doanh nghiệp nào Nếu dịch vụ khách hàng không được tối ưu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình kinh doanh của công ty Khi đó, RPA đã được sử dụng để xử lý và phản hồi những thắc mắc, yêu cầu dịch vụ đến từ khách hàng một cách nhanh chóng Điều này tăng tốc độ phục vụ khách hàng và giảm bớt những lỗi thủ công do con người
Ngày nay, khách hàng dễ dàng thấy các chatbot được hỗ trợ bởi RPA khi truy cập vào một trang web dịch vụ nào đó Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, những câu hỏi của họ sẽ nhanh chóng được phản hồi trong thời gian thực bởi các chatbot, thay vì phải đợi nhân viên trực tiếp giải đáp như trước
- Ứng dụng trong quản lý nhân sự: Human Resource (HR) vốn phải xử lý nhiều nhiệm vụ rất tốn thời gian, với RPA các nhà quản lý nhân sự có thể tự động hóa các công việc như tìm kiếm nguồn cung ứng và danh sách ứng viên, theo dõi danh sách nhân viên, quản lý bảng lương, theo dõi chấm công và phân tích dữ liệu nhân viên
Ví dụ: Khi doanh nghiệp bắt đầu đợt tuyển dụng lớn, thật khó khăn cho bộ phận nhân sự khi phải đối mặt với các nhiệm vụ và thủ tục giấy tờ mất nhiều thời gian Nhờ có RPA, họ có thể tự động hóa nhiệm vụ gửi email chào mừng, nhập thông tin tuyển dụng mới và thêm thành viên vào danh sách quản lý nhân sự Hay tại Walmart đã sử dụng hơn 500 bot để tự động hóa các nhiệm vụ như trả lời câu hỏi của nhân viên hoặc giúp họ lấy thông tin hữu ích từ các tài liệu kiểm toán RPA giúp bộ phận HR tiết kiệm thời gian để giúp nhân viên bắt kịp các chiến lược của công ty
- Ứng dụng trong lĩnh vực ngân hàng: Những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của RPA trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng được tính theo cấp số nhân Các ngân hàng đã và đang đầu tư vào RPA để cải thiện các giao dịch tài chính Từ xử lý khoản vay đến tạo báo cáo, RPA đang tự động hóa các công việc thường lệ Ngoài ra, RPA còn sử dụng trong việc đóng/ mở tài khoản Quá trình dài này thường yêu cầu nhiều bước, giấy tờ rườm rà và mất thời gian Công việc này sẽ được tối ưu hơn cả bằng việc dùng RPA
Ví dụ: TPBank đã sử dụng akaBot của FPT Software để tự động hóa các quy trình kinh doanh như xử lý hồ sơ vay vốn, xử lý hồ sơ khách hàng,… Kết quả là TPBank đã đạt được hoạt động liên tục 24/7, giảm tỷ lệ lỗi xuống 98%, và tự động hóa 30% các quy trình hiện tại
Trên đây là những xu hướng, ứng dụng tiêu biểu của RPA trong kinh doanh, ngoài ra còn vô số những ứng dụng tuyệt vời mà công nghệ này mang lại trên các lĩnh vực, mảng hoạt động khác Trong tương lai, RPA hứa hẹn sẽ có nhiều cải tiến và hiệu quả nó mang lại chắc chắn sẽ còn sâu rộng hơn thế nữa.
Những thách thức và tác động đến các khía cạnh khác của hoạt động kinh doanh
+ Phải xác định và thiết kế quy trình: Một trong những thách thức chính khi triển khai RPA là xác định và thiết kế các quy trình có thể được tự động hóa Điều này đòi hỏi sự hiểu biết thấu đáo về quy trình làm việc và hệ thống của tổ chức, cũng như kiến thức về các công cụ và khả năng của RPA
+ Chất lượng và tính sẵn có của dữ liệu: RPA dựa vào dữ liệu chính xác và nhất quán để tự động hóa các tác vụ Nếu dữ liệu không đầy đủ hoặc không nhất quán, hệ thống RPA có thể không hoạt động bình thường hoặc tạo ra kết quả không chính xác
+ Tích hợp với các hệ thống cũ: RPA cần tương tác với các hệ thống cũ, có thể có giao diện lỗi thời hoặc yêu cầu tích hợp phức tạp Việc đảm bảo rằng hệ thống RPA có thể tương tác với các hệ thống cũ có thể là một thách thức đáng kể
+ Thay đổi cách quản lí: Việc triển khai RPA có thể yêu cầu thay đổi các quy trình hiện có, điều này có thể khiến nhân viên khó thích nghi Điều quan trọng là phải có kế hoạch quản lý thay đổi để giúp nhân viên hiểu và áp dụng các quy trình mới
+ Bảo mật và tuân thủ: RPA liên quan đến việc xử lý và lưu trữ dữ liệu nhạy cảm, điều này có thể gây lo ngại về bảo mật và tuân thủ Việc đảm bảo hệ thống RPA an toàn và tuân thủ các quy định liên quan là một thách thức quan trọng
+ Khả năng mở rộng và bảo trì: Khi hệ thống RPA trở nên phức tạp hơn và xử lý khối lượng quy trình lớn hơn, chúng có thể trở nên khó bảo trì và mở rộng quy mô hơn Đảm bảo rằng hệ thống RPA có khả năng mở rộng và dễ bảo trì là một thách thức quan trọng cần xem xét
+ Chi phí và ROI: Việc triển khai RPA có thể yêu cầu đầu tư ban đầu đáng kể về phần mềm, phần cứng và nhân sự Việc đảm bảo rằng chi phí thực hiện được chứng minh bằng lợi tức đầu tư dự kiến có thể là một thách thức đối với các tổ chức.
Triển khai công nghệ vào doanh nghiệp
Tổng quan tóm tắt về doanh nghiệp
Amazon được vinh danh là sàn thương mại điện tử thành công nhất thế giới Theo trang companiesmarketcap.com, trang web chuyên thống kê về vốn hóa thị trường (khái niệm chỉ tổng giá trị thị trường doanh nghiệp của công ty) các công ty trên toàn cầu, lượng vốn hóa thị trường của Amazon vào năm 2020 đạt đỉnh là 1.634 triệu triệu USD Ngoài ra, các báo cáo cho biết rằng doanh thu ròng của Amazon năm 2020 đạt 390 tỷ USD, lợi nhuận ròng đạt 21.3 tỷ USD Những con số biết nói ấy đã đưa Jeff Bezos lên vị trí người giàu nhất thế giới năm 2020 của tạp chí Forbes Và để đạt được kết quả ấy, cả Jeff Bezos và toàn thể Amazon đã trải qua một quá trình phấn đấu rất dài
1 Lịch sử thành lập Amazon - Hành trình hình thành nên công ty đa nền tảng và thương mại điện tử lớn nhất thế giới
Nếu không có sự tìm hiểu về lịch sử hình thành của Amazon thì không mấy ai biết được khởi đầu của đế chế tỷ đô này được bắt nguồn từ một nền tảng bán sách, được dựng nên ở trong gara xe với số vốn 300.000 USD Câu chuyện trên nghe giống như một trò đùa, nhưng đó là sự thật
Vào năm 1994, Jeff Bezos, nhà sáng lập của công ty quyết định nghỉ việc ở quỹ đầu cơ D E Shaw & Co và thành lập công ty Amazon ở trong gara nhà mình từ số vốn 300.000 USD được ông vay mượn từ bố mẹ Ban đầu, Amazon là nền tảng trực tuyến bán sách và có khách hàng từ hầu hết khắp các tiểu bang ở Hoa Kỳ, nhưng Jeff không có ý định chỉ dừng chân ở lĩnh vực kinh doanh sách trực tuyến này Ông muốn đầu tư các mảng khác Vì vậy, sau bốn năm thành lập công ty, Amazon quyết định lấn sân sang lĩnh vực phân phối nhạc và video, đồng thời thu mua các công ty nhỏ hơn ở trong nước và thế giới, từ đó lan tỏa ảnh hưởng ra quốc tế
Năm 2000, Amazon cho ra mắt Amazon marketplace, nơi cho phép người dùng được mua bán qua lại các mặt hàng như sách cũ, DVD cũ, Hai năm kế tiếp, Amazon thành lập Amazon Web Services, cung cấp mô hình lưu lượng truy cập, lượt truy cập, cho các nhà tiếp thị và phát triển Chính những nỗ lực cũng như đổi mới sáng tạo đã giúp cho Amazon lần đầu đạt doanh thu 400 triệu USD vào năm 2003
Vào năm 2005 , Amazon tung ra một cú hích thị trường: Amazon Prime giúp cho tập đoàn có chỗ đứng vững chắc trong thị trường bán lẻ và thương mại điện tử Amazon đã thực hiện vụ mua bán lịch sử vào năm 2015 khi mua lại chuỗi siêu thị Whole Foods, làm tăng sự hiện diện của tập đoàn trong thị trường bán lẻ truyền thống Ngoài những lĩnh vực trên, Amazon còn tham gia vào những mảng khác như âm nhạc, phim ảnh, xuất bản, hàng điện tử, Những mảng này đều có sự đóng góp vào việc đưa Amazon trở thành một trong những tập đoàn lớn nhất thế giới
2 Tầm nhìn, sứ mệnh hoạt động Để có được những thành tựu khổng lồ như ngày hôm nay, Amazon cần phải có người lãnh đạo mang tầm nhìn và sứ mệnh để từng bước đưa tập đoàn có thành tựu như ngày nay
Khi bước vào mục About us (về chúng tôi) trên trang Amazon.com, ta sẽ thấy được một đoạn giới thiệu về tầm nhìn và sứ mệnh Tầm nhìn của Amazon chính là:
“to be Earth’s most customer-centric company, Earth’s best employer, and Earth’s safest place to work.”
Tạm dịch: “ rở thành công ty tập trung vào khách hàng nhất Trái đất, ông chủ tuyệt T nhất Trái đất và là môi trường làm việc an toàn nhất Trái đất”
- Tầm nhìn được Amazon cam kết thể hiện qua ba phần:
Trở thành công ty tập trung vào khách hàng nhất: Tương tự như câu “Khách hàng là thượng đế”, đoạn trích đầu của tầm nhìn thể hiện lòng ưu tiên khách hàng trước nhất của tập đoàn Ngoài ý nghĩa cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm thoải mái, đáng nhớ và đáng quay lại nhất, đây còn thể hiện ý chí mong muốn vươn xa ra tầm thế giới của tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới này
Trở thành ông chủ tốt nhất: Mỗi thành viên của công ty đều tạo nên thành công chung của toàn bộ Amazon, nắm được tinh thần ấy, Amazon đã biến nó thành một phần trong tầm nhìn Tập đoàn cam kết cung cấp môi trường lành mạnh tích cực, công bằng, cơ hội phát triển như nhau cho nhân viên với mong muốn thu hút những nhân tài mới làm rực rỡ thêm sự thành thành công về sau
Trở thành nơi làm việc an toàn nhất: An toàn là nhu cầu cơ bản của mỗi người
Trong tháp nhu cầu Maslow, an toàn là nhu cầu thứ hai được coi trọng sau nhu cầu sinh lí Hiểu được điều đó, Amazon đã đưa an toàn vào sứ mệnh của mình Tập đoàn cam kết xây dựng nên công ty có môi trường làm việc an toàn, không bạo lực, không quấy rối và không phân biệt đối xử với mong muốn nhân viên của họ được làm việc trong môi trường an toàn và thoải mái, giúp tập đoàn chinh phục thêm những bậc thang mới cao hơn
Tiếp nối tầm nhìn chính là sứ mệnh và sứ mệnh của Amazon là:
“Customer obsession rather than competitor focus, passion for invention, commitment to operational excellence, and long-term thinking.”
Tạm dịch: “tập trung vào khách hàng hơn đối thủ, có niềm say mê phát minh, cam kết vận hành xuất sắc và suy nghĩ dài hạn.”
Từng phần trong sứ mệnh của Amazon đã thể hiện rất rõ tâm huyết của cả ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên bộ máy
Tập trung vào khách hàng hơn đối thủ: Tinh thần “khách hàng là Thượng đế” đã từ tầm nhìn hóa thành sứ mệnh thành hành động Có thể nói rằng, sự thành công của mỗi công ty cũng có góp phần lớn công sức bởi thái độ chăm sóc khách hàng Một sản phẩm tốt đến đâu nhưng nếu thiếu sự đón nhận của khách hàng thì cũng chẳng có lợi ích gì đối với doanh nghiệp Amazon hiểu được và nhìn thấy được tầm nhìn do việc tập trung vào khách hàng mang lại nên đã đưa nó trở thành tầm nhìn và cụ thể hóa thành sứ mệnh
Niềm say mê phát minh: Nhà sáng lập của tập đoàn Amazon Jeff Bezos là một - doanh nhân mang trong mình sự sáng tạo và mong muốn được thử những thứ mới luôn sục sôi trong tâm trí ông Và đây là lẽ hiển nhiên khi Amazon yêu cầu ở trong sứ mệnh tinh thần sáng tạo, phát minh những thứ mới Những sản phẩm như I-click, Amazon Prime, là sản phẩm của quá trình sáng tạo và phát minh không ngừng nghỉ của cả nhà điều hành và toàn bộ nhân viên của Amazon, thể hiện được sứ mệnh cao cả mà công ty luôn muốn hướng đến
Cam kết thể hiện xuất sắc: Cam kết này không chỉ từ toàn nhân viên Amazon mà còn từ cả nhà sáng lập và cả tập đoàn Khi mỗi thành viên làm việc hết một trăm phần trăm sức lực của họ, cả tập đoàn sẽ thực hiện xuất sắc những mục tiêu đã đặt ra
Suy nghĩ dài hạn: Doanh nhân luôn là những người nhìn xa Họ không quan tâm đến những gì phải bỏ ra trước mắt mà sẽ luôn nghĩ đến những kết quả họ đạt được trong tương lai Với suy nghĩ đó, Jeff Bezos đã luôn yêu cầu Amazon thử nghiệm những điều mới, bất chấp tình hình tài chính hồi mới cách năm thành lập tập đoàn gần chục năm nằm trong tình trạng thiếu hụt Nhưng nhờ thế mà Amazon đã đạt được những thành công mà có thể coi như những cú hích chấn động như doanh thu đạt 700 triệu USD vào năm 2003 sau khi suýt phá sản do chi tiêu mạnh tay vào việc mua lại các công ty khác hay việc từ một công ty lỗ liên tục trong giai đoạn mới thành lập trở thành công tập đoàn đa nền tảng có sức ảnh hưởng toàn cầu Tất cả là nhờ lối suy nghĩ dài hạn đã được viết ra ở trong phần sứ mệnh
Bắt nguồn từ một sàn thương mại điện tử, hiện tại Amazon có mặt trong hầu hết các lĩnh vực từ điện toán, âm nhạc, giải trí,
Thương mại điện tử: đây là lĩnh vực khởi đầu của cả một đế chế hùng mạnh
Phân tích SWOT, Phân tích thị trường và nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
1 Mô hình SWOT của Amazon
Với bề dày lịch sử khá dài, Amazon hiện sở hữu cho mình nhiều thế mạnh so với các đối thủ cạnh tranh Đầu tiên, không thể không nhắc đến vị trí của tập đoàn trên toàn thế giới Trang Interbrand đã thống kê vào năm 2023, Amazon là tập đoàn xếp thứ ba toàn cầu, chỉ sau Apple và Microsoft
Sức nặng của hình ảnh thương hiệu Amazon hiện đang có sàn thương mại điện tử lớn nhất thế giới Cùng với những thành tựu đáng chú ý trong doanh thu và sự xuất hiện trong nhiều lĩnh vực, Amazon đã sở hữu hình ảnh thương hiệu giá hàng tỉ đô
Tài chính vững mạnh, vòng quay tiền mặt khổng lồ Việc đầu tư vào tập đoàn và mua lại nhiều công ty trong các lĩnh vực khác đã tạo ra những khoản chi phí khổng lồ Và tập đoàn có sức ảnh hưởng toàn cầu này đã làm những gì để lo cho những chi phí ấy? Chúng ta đã biết Amazon cho phép các nhà bán hàng thuộc bên thứ ba có thể tham gia bán hay quảng cáo trên nền tảng thương mại điện tử này, và nhờ khoản phí thu được từ đó cũng như kết hợp việc lấy doanh thu từ khách hàng giúp Amazon trả trước những chi phí khổng lồ do cả hệ thống khổng lồ mang lại
Luôn tập trung vào khách hàng Như những gì đã được viết trong tầm nhìn và sứ mệnh, Amazon luôn tập trung vào khách hàng Sự quan tâm ấy được thể hiện qua nhiều hành động, ví dụ như gói, Prime đưa ra những chính sách và lợi ích tương đương những gì người tiêu dùng chi trả, hay là việc cá nhân hóa nội dung cho phù hợp với người tiêu dùng Đặc biệt, trong các cuộc họp, Amazon luôn dành riêng một vị trí cho khách hàng Đó là những động thái hướng tới khách hàng như những gì công ty đã cam kết
Sáng tạo, đổi mới và phát minh
Hệ thống phân phối và hậu cần khổng lồ Amazon đã xây dựng trên khắp nước Mĩ chuỗi hệ thống kho hàng và dịch vụ giao hàng nhanh cấp tốc Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ cao vào việc vận chuyển cũng giúp cho hiệu quả vận chuyển và phân phối được cải thiện và nâng cấp b) Weakness - Điểm yếu.
Mô hình dễ bị sao chép Không phải tất cả thành viên tham gia vào thị trường kinh doanh đều mang trong mình tâm thế cạnh tranh lành mạnh Có một tỷ lệ nhóm người sẵn sàng sao chép những mô hình, cách thức kinh doanh khi thấy được kết quả của một mô hình thành công nào đó Bên cạnh đó, khi phân phối hàng hóa trên ngày càng trở nên phổ biến và dễ tiếp cận, mô hình của Amazon dễ dàng bị các đối thủ cạnh tranh sao chép và áp dụng
Chi phí nâng cấp và cải tiến hệ thống vận chuyển, hậu cần khổng lồ Amazon nổi danh giữa hằng số nhà phân phối hàng hóa trên mạng một phần lớn nhờ vào tốc độ giao hàng nhanh chóng và chia theo nhiều cấp bậc Để có được tốc độ giao hàng nhanh như vậy, Amazon phải chi ra một phần lớn tiền đầu tư vào hệ thống kho bãi và dịch vụ hậu cần Điều đó khiến cho số tiền người tiêu dùng phải bỏ ra nhiều hơn Và điều này tạo cơ hội cho đối thủ cạnh tranh từ phương Đông, Tik Tok, thu hút được một lượng khách hàng sẵn sàng bỏ thời gian chờ đợi để nhận lại hàng hóa với số tiền bỏ ra ít hơn
Tránh thuế Hành động này của Amazon đã liên tục được tờ báo các nước nói đến, đặc biệt ở các nước Anh và Nhật Đặc biệt hơn, cựu tổng thống Mĩ Donald Trump đã chỉ đích danh hành vi này của Amazon trên mạng xã hội khi nó gây ra những tổn thất về xã hội cho đất nước cờ hoa
Sản phẩm mới không phải lúc nào cũng được đón nhận Ví dụ cho trường hợp này chính là điện thoại Fire Phone được ra mắt vào năm 2014 Đây được ví như là quả bom xịt của tập đoàn tỷ đô khi Amazon chủ động nhảy vào thị trường điện thoại thông minh đầy khắc nghiệt c) Opportunities - Cơ hội.
Thị trường tiêu thụ rộng mở Việc Amazon mở rộng thị trường ra không chỉ trong nội địa mà còn ở toàn cầu giúp cho tập đoàn có thể hướng tới những khu vực tiềm năng chưa được dành sự quan tâm hợp lý như Đông Nam Á hay các quốc gia đang dần hội nhập ra thế giới
Các ngành xu hướng của thế kỉ vẫn đang tiếp tục phát triển Có thể nói tới trí tuệ nhân tạo, du hành vũ trụ, vẫn đang trên đà phát triển, đối thủ cạnh tranh chưa nhiều Đây chính là cơ hội để Amazon tiếp tục phát triển và nâng cấp những nền tảng đã đặt trong các lĩnh vực được nhắc ở trên
Xu hướng nhà thông minh Khoa học kĩ thuật càng phát triển thì ý tưởng về ngôi nhà thông minh càng được hiện thực hóa Bằng cách liên tục nhắm vào những gì người tiêu dùng muốn trong ngôi nhà của mình, Amazon sẽ kiếm được lợi nhuận từ việc cung cấp cho người dùng những dịch vụ và tiện ích thông minh Đây chính là lĩnh vực tiềm năng mà Amazon đã và đang tiếp tục dấn thân vào, với cơ sở là trợ lý ảo Alexa
Dịch vụ cá nhân hóa trải nghiệm Người tiêu dùng luôn có nhu cầu lớn về những dịch vụ, tiện ích được sắp xếp cho phù hợp với bản thân Nắm bắt được điều đó, Amazon đã áp dụng vào thương mại điện tử, cá nhân hóa những lựa chọn cho người dùng, và có thể sẽ áp dụng vào các lĩnh vực khác mà Amazon có tham gia vào
Dịch vụ vận chuyển bằng điện Xu hướng hạn chế ô nhiễm và xanh hóa đang lan tỏa khắp các ngành từ nông nghiệp, công nghiệp cho đến dịch vụ Hưởng ứng theo làn sóng đó, Amazon quyết định sử dụng xe điện để phục vụ việc vận chuyển, vừa giảm thiểu được chi phí vận hành vừa có thể giúp môi trường trong lành hơn d) Threats - Thách thức.
Cơ hội thật nhiều mà thách thức cũng thật nhiều Dưới đây là một số thách thức Amazon gặp phải khi trong quá trình củng cố vị trí của bản thân.
Cách tổ chức sử dụng công nghệ
1 Ứng dụng và chức năng:
Với RPA (Robotic Process Automation) thì việc tự động hóa các quy trình và tác vụ đã giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều thời gian và những sai sót mà con người thường hay mắc phải
Trong nhiều năm qua, bằng dự án “Hands of the Wheel” mà Amazon đã đẩy mạnh tự động hóa văn phòng Tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp không phải là loại bỏ hoàn toàn các nhân công mà là để sử dụng nguồn lực một cách thông minh hơn, hiệu quả hơn thông qua dự án trên, tức những công việc cố định hay lặp đi lặp lại… mà con người trước đây phải thực hiện thì giờ đây, bằng tự động hóa các quy trình ấy, các nhân viên sẽ có nhiều thời gian hơn để sáng tạo, xử lí các công việc khác, từ đó giúp tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm Với công nghệ này, Amazon đã cải thiện độ chính xác một cách đáng kể và giảm thiểu được rất nhiều chi phí Doanh nghiệp đã áp dụng trong khá nhiều quy trình, đặc biệt là khâu hậu cần, sử dụng robot xử lí hàng hóa trong kho hàng của mình
Năm 2020, việc gã khổng lồ Amazon phát triển thành công con robot có khả năng xác định và xử lí các kiện hàng riêng lẻ là một bước tiến quan trọng, là cột mốc đánh dấu sự phát triển trên hành trình chuyển đổi sang tự động hóa của công ty, với khả năng tuyệt vời đó đã giúp cho Amazon giảm bớt nhu cầu về nhân công, giải quyết được vấn đề áp lực và phụ thuộc vào nhân viên những “chiếc mắt xích” có vai trò cực kì - quan trọng trong việc đưa sản phẩm từ các kệ kho đến được tay của khách hàng
Cánh tay robot ấy được gọi với cái tên là Sparrow, với các thiết kế có giác hút và được lập trình để tự động hút các vật phẩm từ các chiếc thùng nhựa sang một hộp đựng khác, cánh tay robot này được cho là hệ thống robot đầu tiên trong kho hàng có thể phát hiện, lựa chọn và xử lý các sản phẩm riêng lẻ trong kho hàng Đây là nỗ lực của Amazon nhằm tự động hóa nhiều hơn các hoạt động nghiệp vụ bằng cách chuyển nhiệm vụ lặp đi lặp lại và thách thức về mặt thể chất sang cho robot Trong một thử nghiệm gần nhất, Sparrow đã thành công thuyết phục được người xem khi có thể xử lý được các vật phẩm dù là có kích thước và kết cấu khác nhau Và theo doanh nghiệp thì Sparrow có thể xử lí hàng triệu các sản phẩm khác nhau
Cánh tay robot này có tên Sparrow, được thiết kế riêng để hút các vật phẩm https://cafebiz.vn/canh-tay-robot-manh-ghep-cuoi-cung cua cac- - -sieu-nha-kho- amazon-176221111143645181.chn
Trước đây, công nhân kho của Amazon mỗi ngày phải thực hiện hàng triệu lần các công việc lặp đi lặp lại, có thể kể đến như việc nhặt lên, để xuống, phân loại và đặt lên đặt xuống các kiện hàng Tuy nhiên, với sự phát triển cánh tay robot Sparrow, Amazon đang dần thay thế con người bằng máy móc Nhờ khả năng xác định rõ đặc điểm vật thể như hình dáng, màu sắc và kích thước, cánh tay này đã có thể nhặt nhiều loại vật phẩm khác nhau một cách chính xác và nhanh chóng
Một báo cáo viên của Amazon cho biết: “Sparrow sẽ đảm nhận các nhiệm vụ lặp đi lặp lại, cho phép nhân viên Amazon tập trung thời gian và năng lượng vào những việc khác, đồng thời nâng cao sự an toàn Sparrow sẽ giúp chúng tôi thúc đẩy năng suất hiệu quả bằng cách tự động hóa một phần trong quy trình đóng gói” Ở khoảng thời gian trước đó, “gã khổng lồ” thường xuyên bị chỉ trích về vấn đề an toàn trong lao động Công nhân tại kho của công ty có nguy cơ cao bị chấn thương và rối loạn cơ xương do phải lặp đi lặp lại các nhiệm vụ nặng nhọc, một phần là do bị căng thẳng trong thời gian dài do tính chất công việc Để giải quyết vấn đề này, Amazon đã triển khai một loạt các biện pháp an toàn để giảm thiểu các trường hợp như vậy, Sparrow chính là một yếu tố quan trọng trong loạt quy trình này
Tham vọng tự động hóa của Amazon: Để robot xử lý hàng triệu đơn hàng, dự tính thiết lập quy mô công nghệ ‘khủng’ https://vbpo.com.vn/news/blog-40/tham-vong- -dong-hoa-tu cua-amazon-de-robot-xu- ly-hang-trieu-don-hang-du-tinh thiet lap- - -quy-mo-cong-nghe-khung
“Robot sẽ thực sự giúp thay đổi mạng lưới của chúng tôi trong những thử thách chuyển động lặp đi lặp lại” - ông Quinlivan nói
Theo tờ Wall Street Journal, Sparrow có thể xử lý một loạt các mặt hàng đa dạng, bao gồm vitamin, dây đeo đồng hồ Apple và trò chơi board game đóng gói Điều này sẽ giúp Amazon tiết kiệm chi phí trong bối cảnh công ty đang thực hiện các biện pháp cắt giảm chi phí toàn công ty
Sparrow có thể xử lý hàng triệu mặt hàng, chiếm khoảng 65% tổng hàng hóa trong kho của Amazon Ban đầu, Amazon dự định sử dụng Sparrow để thu thập các mặt hàng trước khi đóng gói Nếu thành công, Amazon sẽ tiếp tục mở rộng quy mô của công nghệ này và sẽ dự kiến sẽ đạt được thêm nhiều thành công hơn nữa
Amazon được cho là sẽ bổ sung thêm nhiều cánh tay robot hơn, qua đó tăng tính cạnh tranh với các đối thủ cũng đang tham vọng tự động hóa dây chuyền https://vbpo.com.vn/news/blog-40/tham-vong- -dong-hoa-tu cua-amazon-de- robot-xu- -hang-ly trieu-don-hang-du-tinh-thiet-lap-quy-mo-cong-nghe-khung
2 Phản hồi của người tiêu dùng:
Theo thống kê, doanh nghiệp Amazon phải đóng gói và vận chuyển đi khoảng 5 tỷ gói hàng mỗi năm Để đảm bảo được tiến độ giao hàng với số lượng vật phẩm lớn như vậy thì nhân viên hãng này thường chịu sức ép và căng thẳng rất lớn từ công việc
Từ năm 2012 đến nay, hơn 500.000 robot đã được Amazon đưa vào vận hành Bằng cách áp dụng công nghệ RPA tự động hóa quy trình và tác vụ vào các robot ở kho - hàng khổng lồ đã giải quyết được các vấn đề về nhân công, từ đó nâng cao hiệu quả, chất lượng và giúp phát triển doanh nghiệp Ông Scott Dresser - Phó Chủ tịch mảng Công nghệ robot, tập đoàn Amazon, Mỹ: ở mọi quá trình từ hoàn thiện, phân loại, đóng gói hay ở những dặm cuối cùng trước khi khách nhận được hàng, miễn là những quy trình đó phù hợp với nhân viên và khách hàng của chúng tôi"
Việc sử dụng công RPA để tự động hóa các quy trình, nghiệp vụ lặp đi lặp lại bằng nhưng con robot “Đó là một bước nhảy vọt lớn trong thách thức và phát triển - công nghệ” Joe Quinlivan, phó Chủ tịch Công nghệ và Robot toàn cầu của Amazon - cho biết, đồng thời chia sẻ thách thức mà Amazon đang phải đối mặt nằm ở những công việc chuyển động lặp đi lặp lại - thứ mà những con robot sẽ có thể giải quyết, xử lí trong một ngày không xa
Nhà phân tích cao cấp tại công ty nghiên cứu Interact Analysis - Rueben Scriven cho rằng việc sử dụng cánh tay robot Sparrow chính là một bước đột phá quan trọng trong tự động hóa kho hàng, đánh dấu mốc quan trọng trong cả quá trình phát triển
“Nếu bạn có thể làm điều đó, đây thực sự là giới hạn cuối cùng của tự động hóa”, ông Scriven nói
3 Quản trị / Năng suất a Năng suất
Đánh giá thực hiện công nghệ
Kết quả chung
Amazon sử dụng nhiều hình thức tự động hóa và robot khác nhau trong hoạt động của mình để nâng cao hiệu quả và hợp lý hóa các quy trình Việc sử dụng RPA đặc biệt nổi bật ở các trung tâm xử lý đơn hàng và hoạt động hậu cần của Amazon Kết quả chung của việc triển khai Tự động hóa quy trình bằng robot (RPA) trong Amazon là rất tích cực, với tác động toàn diện lên nhiều khía cạnh khác nhau trong hoạt động của công ty Những lợi ích của việc triển khai RPA đã vượt xa đáng kể những thách thức, góp phần nâng cao vị thế dẫn đầu của Amazon trong ngành thương mại điện tử toàn cầu RPA đã và đang tham gia vào quá trình vận hành của Amazon ở nhiều công đoạn:
- RPA giúp hoàn thiện đơn hàng:
Robot di động tự động (AMR): Amazon sử dụng AMR để vận chuyển hàng hóa trong kho hàng rộng lớn của mình Những robot này được thiết kế để điều hướng một cách tự động, mang các kệ sản phẩm cho con người để lấy hàng hoặc đến các trạm đóng gói được chỉ định Điều này làm giảm thời gian và công sức cần thiết cho việc vận chuyển thủ công
- RPA Phân loại và đóng gói tự động:
Robot phân loại: Amazon sử dụng robot để tự động hóa quá trình phân loại gói hàng tại các trung tâm xử lý đơn hàng của mình Những robot này có thể sắp xếp các gói hàng một cách hiệu quả dựa trên điểm đến, góp phần thực hiện đơn hàng nhanh hơn
- RPA đóng gói tự động: Ở một số cơ sở, máy đóng gói tự động được sử dụng để đóng gói sản phẩm vào hộp một cách hiệu quả Những máy này có thể đo và cắt vật liệu đóng gói để phù hợp với kích thước của mặt hàng, tối ưu hóa quy trình đóng gói
Amazon sử dụng cánh tay robot ở một số trung tâm xử lý đơn hàng để hỗ trợ các nhiệm vụ như phân loại và lấy hàng Những robot này được trang bị khả năng thao tác và thị giác máy tính tiên tiến để xử lý nhiều loại sản phẩm
Ngày nay, 3/4 tổng số sản phẩm của Amazon đều được xử lý tại một số thời điểm bởi một trong các robot của công ty 750.000 robot di động tại hơn 300 trung tâm xử lý đơn hàng của Amazon trên toàn thế giới có thể truy nguyên nguồn gốc của chúng từ những chiếc máy Kiva đầu tiên Amazon cũng tuyển dụng hơn 1,3 triệu công nhân tại những địa điểm này
- Việc triển khai RPA tại Amazon giups hiệu quả hoạt động tăng lên đáng kể: RPA đã tự động hóa các nhiệm vụ lặp đi lặp lại và dựa trên quy tắc ở nhiều bộ phận khác nhau, giải phóng nguồn nhân lực để tập trung vào các hoạt động mang tính chiến lược và giá trị gia tăng hơn Việc tự động hóa các hoạt động này không chỉ giúp giảm sai sót mà còn đẩy nhanh thời gian xử lý, giúp thực hiện đơn hàng nhanh hơn và cải thiện sự hài lòng của khách hàng.Việc triển khai RPA đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa chuỗi cung ứng rộng lớn và phức tạp của Amazon Các hệ thống tự động hiện nay xử lý việc quản lý hàng tồn kho, xử lý đơn hàng và phối hợp hậu cần với độ chính xác tuyệt vời Điều này đã giúp giảm thời gian giao hàng, giảm thiểu tình trạng tồn kho và cải thiện tổng thể về khả năng đáp ứng của chuỗi cung ứng, cho phép Amazon đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của cơ sở khách hàng của mình
Hiệu quả về thời gian, không gian và chi phí mà robot đang mang lại cho hoạt động kinh doanh của Amazon trực tiếp đưa nhà bán lẻ trực tuyến vào vị thế có lợi thế cạnh tranh Ngày nay, Amazon đang hướng tới mục tiêu giao hàng trong một ngày và một phần trong chiến lược đạt được cột mốc đó là áp dụng RPA rộng rãi vào trong quá trình vận hành Tất cả những cải tiến này chuyển thành dịch vụ khách hàng tốt hơn, vị thế cạnh tranh không thể cạnh tranh hơn, lợi nhuận cao hơn (mặc dù chi phí thực hiện rất cao), doanh số bán hàng lớn hơn và có thể có giá tốt hơn cho khách hàng Nếu xem xét kế hoạch mở rộng hoạt động tại châu Á trong tương lai của Amazon, chắc chắn việc sử dụng công nghệ này sẽ giúp tối ưu hóa không gian, thời gian và dịch vụ cho một thị trường khổng lồ như Trung Quốc và Ấn Độ, đồng thời cạnh tranh tốt hơn với những gã khổng lồ như Alibaba và Walmart.
Những thuận lợi và khó khăn
Việc triển khai Tự động hóa quy trình bằng robot (RPA) tại Amazon đã giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, trải nghiệm của khách hàng và khả năng cạnh tranh tổng thể Tuy nhiên, giống như bất kỳ công nghệ biến đổi nào, RPA đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, mỗi ưu điểm đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Amazon
- Nâng cao hiệu quả hoạt động:
RPA đã cải thiện đáng kể hiệu quả hoạt động bằng cách tự động hóa các tác vụ lặp đi lặp lại và dựa trên quy tắc Điều này đã dẫn đến thời gian xử lý nhanh hơn, giảm sai sót và hợp lý hóa tổng thể các quy trình kinh doanh khác nhau, từ thực hiện đơn hàng đến quản lý hàng tồn kho
Bằng cách sử dụng RPA kết hợp với tự động hóa khối lượng công việc (WLA), Amazon sẽ giảm được nỗ lực Công nghệ thông tin (IT) được sử dụng để lên lịch, khởi động và giám sát các luồng nhiệm vụ Ngoài ra, Amazon có thể sử dụng RPA cho hoạt động Công nghệ thông tin (IT) của mình, như quản lý vòng đời quy trình làm việc, quản lý kho dữ liệu, quản lý mạng, quản lý thỏa thuận mức dịch vụ (SLA), giám sát KPI, quản lý đám mây, Hơn nữa, tính khả dụng 24/7 của các bot RPA và chương trình của chúng giúp Amazon đạt được hiệu quả, độ chính xác của quy trình tốt hơn và do đó có kết quả kinh doanh tốt hơn
- Giảm chi phí vận hành:
Tự động hóa đã góp phần giảm chi phí bằng cách giảm thiểu nhu cầu lao động thủ công trong các công việc thường ngày RPA giúpAmazon cải thiện việc phân bổ nguồn lực, cho phép tiết kiệm và phân bổ lại giờ làm của nhân viên cho các hoạt động phù hợp hơn với kỹ năng của con người Khả năng mở rộng của RPA cho phép Amazon xử lý khối lượng công việc tăng lên mà không làm tăng chi phí nhân sự một cách tương ứng, giúp tiết kiệm đáng kể theo thời gian Một cách khác mà Amazon tiết kiệm tiền bằng RPA là giảm thiểu lỗi Với RPA, hầu hết các lỗi đều được loại bỏ, nghĩa là ngay từ đầu doanh nghiệp sẽ giảm được cả khả năng chi tiêu quá mức hoặc tính dưới mức – và thời gian cần dành để khắc phục chúng
- Cải thiện trải nghiệm khách hàng:
RPA đã tác động tích cực đến trải nghiệm của khách hàng trên nền tảng của Amazon Quy trình dịch vụ khách hàng tự động đảm bảo giải quyết truy vấn nhanh hơn, đề xuất được cá nhân hóa và trải nghiệm mua sắm liền mạch hơn, từ đó nâng cao sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng
Ngoài ra cách tạo các chatbot AI & RPA, Amazon cung cấp cho khách hàng quyền truy cập để chia sẻ thắc mắc của họ và nhận câu trả lời nhanh bất cứ khi nào họ muốn với sự hỗ trợ tận tình 24/7
Mặc dù RPA là một công nghệ hướng tới tương lai và liên tục phát triển nhằm giảm bớt sức lao động của con người Mặc dù có ưu thế thần kỳ nhưng RPA cũng có những hạn chế nhất định
- Khó chạy các quy trình không lặp lại Điều cần thiết là phải xem xét, tái cấu trúc và tối ưu hóa các quy trình trước khi tự động hóa chúng; nếu không, quá trình tự động hóa sẽ gặp rủi ro Nhưng điều rắc rối hơn là các nhiệm vụ không chuẩn hoặc không lặp lại thậm chí còn khó tự động hóa hơn và cần có sự tương tác của con người để hoàn thành các quy trình đó Do đó, ngay cả khi RPA có thể thay thế sức lao động của con người, thì nó vẫn bị hạn chế trong việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể
- Chi phí thực hiện ban đầu:
Chi phí trả trước liên quan đến việc triển khai RPA có thể rất lớn Điều này bao gồm các chi phí liên quan đến việc mua lại, đào tạo và tích hợp phần mềm với các hệ thống hiện có Hầu hết các RPA phải được tùy chỉnh để phù hợp với từng doanh nghiệp Ngay cả những thay đổi nhỏ trong thiết lập của Amazon cũng có thể tạo ra sự gián đoạn đáng kể cho robot RPA Mặc dù tiết kiệm chi phí lâu dài nhưng khoản đầu tư ban đầu có thể là một rào cản đáng kể
- Chi phí bảo trì và yêu cầu giám sát liên tục:
Hệ thống RPA yêu cầu giám sát và bảo trì liên tục để đảm bảo chúng hoạt động hiệu quả Điều này đòi hỏi sự chú ý liên tục và mọi trục trặc hoặc trục trặc phải được giải quyết kịp thời để tránh gián đoạn hoạt động và đạt được hiệu suất cao nhất Nhân viên kho hàng bình thường sẽ không thể bảo trì và chăm sóc những robot này Điều này sẽ đòi hỏi các chuyên gia chuyên môn tham gia vào quá trình
- Đội ngũ triển khai RPA phải có trình độ chuyên môn và sự am hiểu sâu rộng: Để làm việc với RPA, nhân viên phải có kiến thức kỹ thuật quan trọng về tự động hóa vì robot có thể yêu cầu kỹ năng lập trình và nhận thức về cách vận hành chúng Việc vận hành RPA buộc Amazon phải thuê các chuyên gia có tay nghề cao hoặc đào tạo nhân viên hiện có để mở rộng kỹ năng của họ
Việc triển khai Tự động hóa quy trình bằng robot tại Amazon chắc chắn đã mang lại những lợi thế đáng kể, cách mạng hóa hoạt động và trải nghiệm của khách hàng Tuy nhiên, việc xem xét cẩn thận những nhược điểm liên quan, chẳng hạn như chi phí thực hiện ban đầu, mối quan tâm về lực lượng lao động và nhu cầu bảo trì liên tục, là rất quan trọng Khi Amazon điều hướng bối cảnh tự động hóa ngày càng phát triển, việc tìm kiếm sự cân bằng giữa việc thu được lợi ích của RPA và giải quyết các thách thức của nó sẽ là điều cần thiết để đạt được thành công lâu dài trong ngành thương mại điện tử đầy cạnh tranh.
Đề xuất các cải tiến
- Chạy các chương trình đào tạo lực lượng lao động toàn diện:
Nhận thức được tầm quan trọng của sự hợp tác giữa con người và máy móc, Amazon nên triển khai các chương trình đào tạo toàn diện để nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động của mình Điều này bao gồm đào tạo nhân viên làm việc cùng với các hệ thống tự động, thúc đẩy văn hóa học tập liên tục và chuẩn bị lực lượng lao động cho những vai trò đòi hỏi sự sáng tạo, tư duy phản biện và ra quyết định chiến lược
- Tích hợp RPA với AI:
Việc tích hợp RPA với trí tuệ nhân tạo (AI) và phân tích nâng cao có thể mở ra những khả năng mới cho việc ra quyết định dựa trên dữ liệu.Điều này có thể nâng cao khả năng của bot RPA trong việc xử lý dữ liệu phi cấu trúc, đưa ra các quyết định phức tạp và thích ứng với thị trường năng động Amazon có thể tận dụng những hiểu biết sâu sắc thu được từ các quy trình tự động để nâng cao độ chính xác của dự báo, cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng và tối ưu hóa hoạt động của chuỗi cung ứng
- Kiểm tra và cập nhật hệ thống thường xuyên:
Giám sát liên tục, kiểm tra thường xuyên và cập nhật kịp thời hệ thống RPA để ngăn chặn sự gián đoạn và đảm bảo hiệu suất tối ưu Amazon nên thiết lập một hệ thống mạnh mẽ để giám sát hiệu quả của tự động hóa, xác định các lĩnh vực cần cải thiện và nhanh chóng triển khai các bản cập nhật để giải quyết các nhu cầu kinh doanh ngày càng tăng
- Cân nhắc đến yếu tố đạo đức và con người
Amazon nên ưu tiên cân nhắc về yếu tố đạo đức trong việc triển khai RPA, giải quyết các mối lo ngại liên quan đến chuyển dịch công việc và đảm bảo thực hành tự động hóa công bằng và có trách nhiệm Sự minh bạch và trao đổi với nhân viên về vai trò của tự động hóa trong môi trường làm việc của họ là điều cần thiết để xây dựng niềm tin và thúc đẩy văn hóa tổ chức tích cực
- Phát triển giao diện Bot thân thiện với người dùng:
Cải thiện giao diện người dùng và các công cụ phát triển để xây dựng bot RPA Việc làm cho những công cụ này thân thiện hơn với người dùng có thể giúp cho những nhân viên không rành về kỹ thuật trong Amazon thuận tiện đóng góp vào nỗ lực tự động hóa, cho phép nhiều nhóm khác nhau tận dụng RPA
- Tăng cường bảo mật cho dữ liệu:
Tăng cường các biện pháp bảo mật liên quan đến triển khai RPA để đảm bảo bảo vệ dữ liệu nhạy cảm, tăng cường các quy trình RPA để phù hợp và thực thi việc tuân thủ các quy định của ngành và chính sách nội bộ
Nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến với thầy giáo Lê Hải Nam, giảng viên bộ môn Công nghệ thông tin và truyền thông mới (New ICT) Thầy là người đã trang bị cho chúng em tất cả những kiến thức, kỹ năng cần có để chúng em có thể hoàn thành tốt đồ án này
Trong quá trình học tập và nghiên cứu, do nhóm vẫn còn chưa vững kiến thức về chuyên ngành và việc nghiên cứu thu thập dữ liệu còn chưa hoàn chỉnh nên có thể bài làm của nhóm còn thiếu sót
Em rất cảm ơn thầy vẫn luôn khoan dung và dành nhiều thời gian để hướng dẫn, chỉ bảo cho chúng em, giúp các thành viên của nhóm ngày một hoàn thiện bản thân mình hơn
“10 richest billionaires in the world in 2020” (2020) Được truy lục từ: https://www.tbsnews.net/world/10-richest-billionaires-world-2020-145480
Anh, V (2022, 11 11) “Cánh tay robot - Mảnh ghép cuối cùng của các siêu nhà kho Amazon” Đươc truy lu c tư cafebiz: https://cafebiz.vn/canh-tay-robot-manh-ghep- cuoi-cung-cua cac- -sieu-nha-kho-amazon-176221111143645181.chn
“Best Global Brands 2023 How Iconic Brands Lead Across Arenas” (2023) Được truy lục từ: https://interbrand.com/best-brands/
Bezos, J (2003, 02) “The electricity metaphor for the web's future” Được truy lục từ TED: https://www.ted.com/talks/jeff_bezos_the_electricity_metaphor_for_the_web_s_futur e
“California Consumer Privacy Act (CCPA)” (2023, 05 10) Được truy lục từ ca.gov: https://www.oag.ca.gov/privacy/ccpa
Civillawinfor (2020, 04 14) “PHÁP LUẬT VỀ QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI CỦA
HOA KỲ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM” Đươc truy lu c tư phapluatdansu: https://phapluatdansu.edu.vn/2020/04/14/17/34/php-luat-ve-quang- -thuong-mai-co cua-hoa- -v-bi-hoc-ky cho-viet-nam/
“Consumer Product Safety Act” (2011, 08 12) Được truy lục từ U.S Consumer
Product Safety Commission: https://www.cpsc.gov/s3fs- public/pdfs/blk_media_cpsa.pdf?epslanguage=en
Deckard, M (2018, 03 08) “Benefits and Impact of RPA for Supply Chain
Management” Được truy lục từ UiPath: https://www.uipath.com/blog/industry- solutions/rpa-the-glue-for-supply chain- -management
Dresser, S (2023, 10 18) “Amazon announces 2 new ways it's using robots to assist employees and deliver for customers” Được truy lục từ About Amazon: https://www.aboutamazon.com/news/operations/amazon-introduces-new-robotics- solutions
“Dự đoán 10 xu hướng điện toán đám mây năm 2024” (2023, 10) Được truy lục từ: https://bssc.vn/du-doan-10-xu-huong-dien-toan-dam-may-nam-2024/
Garland, M (2022, 11 15) “Amazon tests new robotic system to improve warehouse efficiency” Được truy lục từ Supply Chain Dive: https://www.supplychaindive.com/news/amazon-deploys-automated-warehouse- robot-sparrow/636418/
Gorantla, V (2023, 03 30) “Apple Has More Smartphone Users in the World than Samsung Right Now: GlobalStats Report” Được truy lục từ MySmartPrice: https://www.mysmartprice.com/gear/apple-more-smartphone-users-world-samsung- 2023-globalstats-report/
Hải, H (2022, 12 20) “Robot và cuộc chạy đua tốc độ giao hàng tại Mỹ” Đươc truy lu c tư VTV ONLINE: https://vtv.vn/the-gioi/robot-va-cuoc chay- -dua-toc-do-giao- hang-tai my- -20221219221658837.htm
Kantrowitz, A (2020, 09 16) “How Amazon Automated Work and Put Its People to Better Use” Được truy lục từ Harvard Business Review: https://hbr.org/2020/09/how- amazon-automated-work-and-put- -people- -better-useits to