1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu xây dựng các hệ thống đảm bảo thông tin khoa học cho nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ trong thời kỳ chuyển từ nền kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường

49 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 1,37 MB

Nội dung

Trang 1

ANH sen io ho BO KHOA HQC, CONG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG

Chương trình nghiên cứu quản lý Khoa học & Công nghệ 1991-1995

Đề tài nghiên cứu 12:

' NGHIÊN CÚU XÂY DỤNG CÁC HỆ THONG DAM BAO THONG TIN KHOA HOC

CHO NGHIEN CUU KHOA HOC VA TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ TRONG THÔI KỲ CHUYỂN TỪ NỀN KINH TẾ CHỈ HUY TẬP TRUNG SANG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

BAO CAO TONG KET DE TAI

Chủ nhiệm đề tài: Phạm Văn Vu

Cơ quan chủ trì đề tài:

TRUNG TAM THONG TIN TU LIEU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA

HÀ NỘI-1995

Trang 2

Đề tài nghiên cứu khoa học ” Nghiên cứu xây dựng các hệ thống đảm bảo thông tin khoa học cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong thời kỳ chuyển từ nền kinh tế chỉ huy tập trung sang kinh tế thị trường" mang mã số 12 trong chương trình nghiên cứu " Xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động khoa học và công nghệ phù hợp với giai đoạn

chuyển đổi từ nền kinh tế chỉ huy tập trung sang nền kinh tế thị trường”

thuộc Chương trình nghiên cứu quản lý khoa học và công nghệ 991-199 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Trung tâm Thông tin Tư liệu Khoa học và Công nghệ quốc gia là cơ quan chủ trì đề tài Ban chủ nhiệm đề tài gồm: Phạm Văn Vu-chủ nhiệm, PTS Nguyễn Hữu Hùng-phó chủ nhiệm, PTS Nguyễn Thu Thảo-Thư ký

Việc thực hiện đề tài nghiên cứu, ngoài những cán bộ trong Ban chủ nhiệm đề tài còn có những cán bộ sau: Tống Văn Đỉnh, Nguyễn Công Quang, Cao Minh Kiểm, Lê Thanh Bình, Nguyễn Đức Trị, Đoàn Như Hoa, Đặng Nguyệt Nga Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài còn có sự tham gia của nhiều cán bộ các cơ quan thông tin trong mạng lưới thông tin KHCN, của Viện nghiên cứu quản lý KH và CN, của nhiều cán bộ các phòng trong Trung tâm Thông tin Tư liệu KH và CN quốc gia, đặc biệt là các phòng Nghiên cứu- Đào tạo, Quản lý hoạt động thông tin KH, Thông tin nghiên cứu - triển khai, Đọc sách, Tạp chí

+

Dé tai nghién ed lược thực hiện thông qua Hợp đồng nghiên cứu khoa học ký ngày 18-12-1992 giữa chủ nhiệm đề tài và cơ quan chủ trì đề tài với đại điện Ban chủ nhiệm chương trình nghiên cứu với các yêu cầu giao nộp sản phẩm khoa học theo 5 nhiệm vụ nghiên cứu là:

Trang 3

2- Báo cáo kết quả điều tra nhu cầu thông tin khi chuyển qua kinh tế thị trường

3- Báo cáo nghiên cứu mạng lưới thông tin KHCN trong một SỐ nước kinh tế thị trường

4- Báo cáo nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với hoạt động thông tin KHCN ở các nước kinh tế thị trường

Trang 4

1 Đặt vấn đề

Đồ tài nghiên cứu giới hạn trong phạm vi chủ đề là đảm bdo thong tin khoa học cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong thời kỳ chuyển từ nền kinh tế chỉ huy tập trung sang kinh tế thị trường Ở đây, khi thực hiện đề tài đã đồng nhất khái niệm “ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ” với “ nghiên cứu và phát triển” hay “nghiên cứu-triển khai” như vẫn thường gặp trong các văn bản, tài liệu về quản lý KHCN, và sử dụng những khái niệm này theo quan điểm của UNESCO Trong đó, UNESCO xem hoạt động nghiên cứu và phát triển là hoạt động nghiên cứu khoa học, bao gồm nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu phát triển, trong đó có phát triển kỹ thuật, ứng dụng và markcting.Đơn vị để quản lý là các đề tài nghiên cứu UNESCO cũng phân biệt thông tỉn khoa học và kỹ thuật là thông tin phục vụ cho nghiên cứu khoa học, cho học tập hoặc để ra những quyết định kỹ thuật Như vậy, hoạt động nghiên cứu và phát triển vừa là đối tượng phản ánh vừa là đối tượng phục vụ chính của loại thông tin này Thông tin khoa học là thông tỉn sinh ra từ kết quả của các nghiên cứu khoa học, thiết kế-thử nghiệm, phát triển kỹ thuật, sản xuất thử-thử nghiệm, và do đó hệ thống thông tin khoa học phục vụ nghiên cứu và phát triển nằm trong hệ thống thông tin khoa học và kỹ thuật (TTKHKT) nói chung

Việc nghiên cứu hoàn thiện các hệ thống TTKHKT được tiến hành thường Xuyên Ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây thường kỳ 5 năm đều có tiến hành điều tra đánh giá thực trạng về tổ chức và hoạt động của các cơ quan thông tin KHKT nhằm kiện toàn hệ thống TTKHKT quốc gia Ở các nước khác, trong điều kiện kinh tế thị trường các nghiên cứu hướng vào việc tạo ra các sản phẩm và dich vu thong tin gấn với yêu cầu của thị trường Chương trình thông tin tổng quát (PGD của UNESCO khuyến khích các nước nghiên cứu xây dựng chính sách thông tin quốc gia, tạo lập hệ thống thông tin quốc gia, liên kết các hệ thống thông tin quốc gia của các nước với nhau để hình thành các mạng trao đổi thông tin quốc tế, khu vực, tiến tới hình thành hệ thống thơng tin KHKT tồn cau (UNISIST)

Trang 5

tin cho NC-TK, phat triển và chuyển giao công nghệ, quản lý và lãnh đạo Những kết quả nghiên cứu này đã có gía trị làm cơ sở cho dự thảo chỉ thị của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về công tác thông tin khoa học và công nghệ năm 1991 Ngày 30/3/91 Bộ chính trị bạn hành Nghị quyết 26/NQ- TW về khoa học và công nghệ trong sự nghiệp đổi mới và ngày 4/4/91 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra chỉ thị về công tác thông tin khoa học và công nghệ, trong đó đã nhấn mạnh chính sách ưu tiên khuyến khích phát triển công tác thông tin phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội trong tình hình mới Tuy nhiên, tới nay chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề dam bao TT khoa học cho NCKH-TKCN trong giai đoạn chuyển tiếp hiện nay Trước đây, tại Trung tâm Thông tín tư liệu KHCN quốc gia đã có đề tài nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin phục vụ nghiên cứu-triển khai, xem xét các quan điểm tổ chức phục vụ thông tin gắn liền với cơ chế quản lý theo kế hoạch tập trung Đề tài này không đề cập đến nội dung phục vụ thông tin trong tình hình nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, nhưng có thể được coi như một đề tài liên quan và được tham khảo trong quá trình nghiên cứu đề tài mới cho giai đoạn chuyển tiếp này

Trang 6

Quốc trong thời kỳ chuyển sang kinh tế thị trường, của các nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới trong nền kinh tế thị trường

2 Kết quả hoạt động thông tin Khoa học và Kỹ thuật (KHKT) ở Việt Nam

từ khi có Nghị quyết 89-CP năm 1972 của Hội đồng Chính phủ đến nay

Hoạt động thông tin khoa học và kỹ thuật được hình thành va da ud

thành một ngành hoạt động độc lap do sy phan công lao động khoa học

Cũng từ đó xuất hiện một lĩnh vực khoa học mới-Khoa học thông tin hay

Thông tin học và thuật ngữ Information Science-tiéng Anh hoặc

Informatika-tiéng Nga ra doi Thu vién nói chung và thư viện chuyên ngành

nói riêng hoạt động theo phương thức truyền thống không còn đáp ứng nhu

cầu phát triển KH và KT nữa Trên thế giới xuất hiện các thư viện kiêm

luôn công tác thông tin hoặc ngược lai cc co quan thong tin KHKT có kèm

thư viện ở bên trong Ở nước ta, tùy thuộc vào từng ngành, từng cấp việc các cơ quan thông tin KHKT ra đời theo cả 2 phương thức nêu trên hoặc là

cơ quan thông tin ra đời và tồn tại song song với thư viện rồi đến một lúc

nào đó.hợp nhất lại với nhau Điền hình là Trung tâm Thong tin Tu liệu KH

và CN quốc gia được hình thành trên cơ sở hợp nhất Viện thông tn KHKT

Trung ương và Thư viện KHKT Trung ương vào năm 1990

Trong khuôn khổ nghiên cứu đã xem xét quá trình lịch sử ra đời và phát

triển của hệ thống thông tin KHKT của Việt Nam: Bối cảnh lịch sử ra đời, những sự kiện quan trọng đánh dấu sự trưởng thành của hệ thống, những kết quả hoạt động cũng như những điều kiện đảm bảo cho hoạt động thông tín

phát triển (sự ra đời của Phòng thông tin KHKT tại Uy ban Khoa học Nhà

nước, tháng 8/1961; Hội nghị Thông tin KHKT lần thứ nhất tại Hà Nội, tháng 3/1971; Nghị quyết 89-CP ngày 4/5/1972 của Hội đồng Chính phủ về

tăng cường công tác thông tin KHKT; Thanh lap Vien Thong tin KHKT Trung wong tai Ủy ban KHKT Nhà nước, tháng 10/1972; Hội nghị Thông

Trang 7

Các kết quả hoạt động thông tin KHKT đã được xem xét với những cứ liệu cụ thể, một cách toàn diện trên cả hai khu vực:

- Kết quả nội sinh của hoạt động thông tin thông qua các quá trình thông tin, gồm: Việc tạo lập ngưồn tin (tài liệu KHKT), xử lý phân tích-tổng hợp nguồn tin (chế biến và tỉnh chế thông tin), lưu trữ và tìm kiếm thông tin, phổ biến và phục vụ thông tin

- Kết quả ngoai sinh là những đánh giá của cơ quan và người sử dụng thông tin, là những đảm bảo cần thiết cho sự phát triển hoạt động thông tin bao gồm: đảm bảo pháp lý; đảm bảo tổ chức; đảm bảo nhân lực; đảm bảo phương tiện vật chất-kỹ thuật; công tác hợp tác quốc tế

Sau đây là những đánh giá và kết luận:

Nhìn lại chặng đường hơn 20 năm kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 89-CP ngày 4/5/1972 Về công tác thông tín khoa học và kỹ thuật,

hoạt động thông tin KHCN ở nước tạ đã từng bước được tổ chức và phát

triển và đã trở thành một bộ phận hữu cơ của hoạt động KHCN trên phạm vi cả nước Sự hình thành và phát triển của lĩnh vực này gắn liền với sự phát triển chung của KHCN trong mỗi giai đoạn lịch sử Có thể nói, hoạt động thông tin đã kiên trì và trụ vững, tạo được thế đứng và gây dựng được năng lực thông tin quốc gia đáng kể: từ thủ công tiến đần lên hiện đại hóa, nhiều sản phẩm và dịch vụ thông tỉn có đóng góp to lớn vào các quyết định của Đảng và Nhà nước Song, cũng còn nhiều mặt của hoạt động thông tỉn KHCN cần được củng cố và cải tiến cho phù hợp với tình hình mới Cụ thể là:

1 Hoạt động thông tin KHCN ở nước ta đã trở thành một lĩnh vực hoạt động độc lập và thông tin KHCN được thừa nhận là một yếu tố của tiềm lực KHCN, một nguồn lực quốc gia góp phần đảm bảo cho sự phát triển bền vững rền kinh tế-xã hội đất nước [L,5,27,28]

Trong những năm qua hệ thống thông tin khoa họŠ Công nghệ quốc gia đã tạo lập được ngưồn lực thông tin to lớn Các cơ quan thông tin và thư viện KHKT đã thu thập và hiện đang quản lý một khối lượng nguồn tin khá phong phú [phụ lục 4,5], gồm:

Trang 8

- 6 nghìn đầu tên tạp chí (hiện nay hàng năm bổ sung khoảng 1,5 nghìn

tên)

- 14,5 triệu bản mô tả sáng chế phát minh, - 350 nghìn tiêu chuẩn,

- 40 nghìn catalô công nghiệp, - 3,5 nghìn bộ báo cáo địa chất, - 4 nghìn báo cáo lâm nghiệp,

- 13 nghìn báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, luận án tiến sỹ và phó tiến sỹ,

- 20 triệu biểu ghi trên đĩa CD-ROM, gồm thông tin về các lĩnh vực kinh

tế, KH&CN, nông nghiệp, y-dược và năng lượng hạt nhân

Trong đó, đáng chú ý là các nguồn tư liệu chuyên môn kỹ thuật có tốc độ

tăng rất nhanh : ,

Nam 1980-1985 Năm 1990 Năm 1995

- Mô tả sáng chế - trên 3,5 triệu § triệu 14,5 triệu

- Tiêu chuẩn trên 160 nghìn 250 nghìn trên 350 nghìn

-Catalô công - 6 nghin gan 40 nghin

nghi¢p

2 Tuy nhiên, những nguồn tin rất quan trọng để phục vụ cho nghiên cứu- triển khai là sách và tạp chí thì lại quá thiếu thốn và khả năng bổ sung ngày càng giảm (Phụ lục 6,7,8), do thiếu sự phối hợp trong bổ sung, nguồn ngân sách cấp để mua vừa ít lại không tập trung, rải đều trong khi giá sách và tạp chí tăng hàng năm khoảng 12-15%.Day 14 điều rất đáng lo ngại

Ngoài ra, cácnguồn tài liệu không công bố (báo cáo tổng kết, báo cáo hội nghị-hội thảo ), các số liệu, dữ kiện về kinh tế - xã hội, về tự nhiên, chưa được quản lý thống nhấtvà chưa được chú ý thu thập, bổ sung và chưa có chính sách khai thác sử dụng và bảo vệ Hiện tượng thiếu hụt ngưồn thông

Trang 9

Tình trạng này cần được khẩn trương khắc phục thông qua các giải pháp tích cực như:

- Tăng cường đầu tư và xử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài chính cho việc thu thập và bổ sung các nguồn thông tin trong nước, nhập sách báo, tư liệu thông tin nước ngồi trong khn khổ một chính sách chung của Nhà nước với sự phối hợp và chỉ đạo chặt chẽ của các ngành và các cơ quan chức năng của nhà nước

- Thực hiện việc chia sẻ, phối hợp xử lý và khai thác nguồn lực thông tin có tính đến đặc điểm ngành, địa lý theo các vùng lãnh thổ

- Mở rộng các kênh trao đổi thông tin và tài liệu

3 Trong điều kiện khó khăn chung của cả nước, mặc dù còn thiếu thốn và hạn chế các diều kiện hoạt động, những năm gần đây các cơ quan thông tin KHCN nước (ta đã tạo ra được một hệ thống các sản phẩm và dịch vụ thông tin khá phong phú, kết hợp các loại hình truyền thống với các hình thức mới dựa trên cơ sở kỹ thuật hiện đại-tin học, viễn thông, nghe nhìn v.v làm cho hình thức phục vụ thông tin ngày càng trở nên đa dạng, thông tin được phổ biến rộng rãi hơn cho các đối tượng dùng tin khác nhau và đông đảo quần chúng, góp phần tích cực vào quá trình xã hội hố thơng tin, đặc biệt bước đầu góp phần vào việc chuẩn bị các quyết định của lãnh đạo các cấp và đáp Ứng các yêu cầu thông tin của công tác nghiên cứu - triển khai Nổi bật là 262 loại ấn phẩm thông tin xuất bản định kỳ (Phụ lục 2), trên 200 tổng luận phân tích, tài liệu chuyên khảo xuất bản hàng năm, 165 cơ sở dữ liệu thường xuyên được cập nhật (Phụ lục 3) và một hệ thống các dịch vụ thông tin : Hỏi -Đáp, phổ biến chọn lọc, tra cứu tìm tin, cung cấp bản sao (tài liệu gốc và gần đây có địch vụ mạng thông tin Từ năm 1993 đến nay, trong phạm vi Hệ thống thông tin tư liệu KHCN quốc gia đã có 3 mạng thông tin tự động hoá được xây dựng và đưa vào vận hành thử nghiệm:

Trang 10

cứu thông tin trực tuyến và trao đổi thư tín, hỏi - đáp thông tin không trực tuyến

- Mạng VINANET (mạng thông tin thương mại Việt Nam), xây dựng tại Trung tam thương mại (Bộ Thương mại), dưa vào vận hành thử nghiệm năm

1994

- Mạng thư viện đại chúng, xây dựng tại Thư viện Quốc gia (Bộ Văn hoá và Thông tin), liên kết giữa các thư viện khoa học tổng hợp tại các tỉnh và thành phố, đưa vào khai thác từ nãm 1994

4 Nghiên cứu về tác dụng của các ấn phẩm thông tin và các dịch vụ thông tin cho thấy hiện nay có khoảng 10 loại ấn phẩm thông tin xuất bản định kỳ về các vấn đề quản lý, điều hành nền kinh tế, về tình hình thị trường và giá cả các sản phẩm và nguyên vật liệu có số lượng phát hành lớn và có khả năng tự hạch toán {1} Kết quả điều tra người dùng tin sử dụng các ấn phẩm và dịch vụ thông tin cửa Trung tâm Thông tin Tư liệu KH và CN Quốc gia {29, 30, 31, 32} cũng cho thấy 100% người trả lời phiếu điều tra khẳng định các ấn phẩm thông tin của Trung tâm là rất cân cho hoạt động nghiệp vụ của họ và đề nghị tiếp tục xuất bản với định kỳ như hiện nay; có từ 50-80% cán bộ nghiên cứu - triển khai trả lời bằng phiếu điều tra là đã sử dụng các ấn phẩm thông tin làm tài liệu tham khảo trong các công trình nghiên cứu của mình; 75% cán bộ nghiên cứu - triển khai trả lời là đã sử đụng có kết quả các dịch vụ tra cứu tìm tin và cung cấp bản sao tài liệu gốc của Trung tâm Thông tin Tư liệu KH và CN Quốc gia

Trang 11

6 Trong quá trình hình thành và phát triển hoạt động thông tin thường, xuyên đượcĐảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo thông qua các Nghị quyết,

chỉ thị, các thông tư hướng dẫn và các đảm bảo về nhân lực, vật lực và tài

lực,hợp tác quốc tế v.v Kinh phí ngân sách cho hoạt động thông tin hàng năm luôn luôn được đảm bảo ở một tỷ lệ nhất định (Phụ lục 1)

Tuy nhiên, trong một thời gian dài, hoạt động thông tin KHCN được tiến hành trong hoàn cảnh riền kinh tế của nước ta về cơ bản là rền sẵn xuất nhỏ, sản xuất hàng hoá chưa phất triển, cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu, trình độ khoa học công nghệ thấp, cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp kéo dài v.v đã làm cho hoạt động thông tin KHCN thiếu động lực phát triển, thiếu người dùng tin tích cực - người dùng tin thực

7 Đến nay hệ thống thông tin KHCN quốc gia đã được thiết lập và bao quát tất cả các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và các ngành kinh tế, từ Trung ương đến các tỉnh và thành phố trong cả nước Số lượng các cơ quan và đơn vị thông tin KHCN tăng đều hàng năm (Phụ lục 9,10) Với sự tham gia của hệ thống thư viện, lưu trữ, hệ thống thông tin KHCN quốc gia ngày càng được mở rộng, tạo khả năng to lớn cho công tác phổ biến và phục vụ thông tin (Phụ lục 11) Cyc cơ quan và đơn vị thông tin tư liệu (bao gồm cả thư viện đại học, thư viện khoa học tổng hợp tỉnh, kho lưu trữ địa phương,

ngành) đang hướng tới liên kết với nhau trong một mạng lưới thông tin tư

liệu quốc ggia (Phụ lục L2)

Tuy nhiên,sự phát triển của các cơ quan thông tin trong hệ thống còn chưa đồng đều, sự liên kết và phối hợp còn lỏng lẻo, năng lực phục vụ thông tin còn thấp vvà cố sự chênh lệch khả năng lớn giữa các cơ quan thông tin ngành và các cơ quan thong tin ở các tỉnh và thành phố Tỉnh trạng này đòi hỏi phải củng cố đẩy mạnh hoạt động của các cơ quan thông

tin thông qua sự tăng cường đầu tư về mọi mặt, sự phối hợp và phân công,

hợp tác trong qúa trình xây dựng và khai thác các nguồn lực thông tin, đổi

mới cơ chế trong việc tổ chức, quản lý và phục vụ thong tin —

8 Đội ngũ cán bộ thông tin tư liệu chuyên nghiệp đã hình thành và đang

được tăng cường về số lượng và từng bước năng cao về chất lượng (Phu

lục13) Lực lượng cán bộ này cùng với đội ngũ cộng tác viên có trình độ

Trang 12

chất lượng các nguồn thông tin, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thông tin phục vụ chocác yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội thời kỳ chuyển sang kinh tế thị trường Tuy nhiên, do còn thiếu chính sách khuyến khích, nhiều khi vai trò hoạt động thông tin chưa được lãnh đạo các ngành, các cấp đánh giá đngs mức, nhiều cán bộ thong tin chưa thực sự yên tâm công tác Lực lượng cán bộ thông tin không ổn định, thường bị thuyên chuyển đã dẫn đến tình trạng thiếu cán bộ cố kinh nghiệm và do đó làm suy yếu năng lực khai thác và quản lý thông tin Việc đổi mới loại hình dịch vụ thông tin, nhất là thông tin tư vấn, thông tin về công nghệ phục vụ quá trình đáng giá, giám định và lựa chọn công nghệ, xây dựng các luận cứ khoa học cho các chương trình phát triển v.v đang đòi hỏi cấp bách đối với công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ thông tin trong giai đoạn hiện nay

9, Sự tăng cường trang thiết bị kỹ thuật, khắc phục tĩnh trạng thiếu những phương tiện làm việc, sự thâm nhập nhanh chóng côg nghệ thông tin mấy năm gần đây bước đầu đã cho phép hiện đại hố cơng tác thông tin Đặc biệt số lượng máy tính cá nhân đã tăng đáng kể trong các cơ quan thông tín (Phụ lục 14) Tuy vậy, trong điều kiện hiện nay, việc trang bị kỹ thuật cần được giải quyết một cách đồng bộ theo một chiến lược chung cho cả hệ thống, trang thiết bị kỹ thuật phải đi kèm với đào tạo đội ngũ cán bộ trực tiếp sử dụng, khai thác theo hướng đi nhanh vào xây dựng và khai thác mạnglưới thông tin tin học hố trên quy mơ quốc gia và kết nối với các mạng quốc tế,

10 Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thông tỉn KHCN thời gian qua đã

mang lại những kết quả đáng kể Việt Nam đã là thành viên của Trung tâm

Trang 13

11 Cơ quan đầu hệ (Trung tâm Thông tin - Tư liệu KHCN quốc gia) đã có nhiều đóng góp vào việc hình thành và phát triển Hệ thống thông tin KHCN quốc gia, đồng thời đi đầu trong việc tiếp thu và truyền bá lĩnh vực khoa học mới này vào Việt Nam, đặc biệt là áp dụng các công nghệ thông tin mới và tạo lập nguồn thông tin quốc gia

12 Từ những bài học kinh nghiệm đúc kết được trong hơn 20 năm qua, nhất là trong những năm đất nước thực hiện đường lối đổi mới, hoạt động thôg tin KHCN ở nước ta cần được hoạch định lại một cách tổng thể hướng vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá phù hợp với nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước Hoạt động thông tin KHCN nước ta phải tiến tới tạo lập được thị trường - Thị trường thông tin KHCN Việt Nam, với năng lực đảm bảo thông tin mạnh dựa trên ha tang cơ sở thông tin được xây dựng vững chắc, hiện đại và tương hợp với thế giới

43 Điều tra nhu cầu nghiên cứu và triển khai trong giai đoạn chuyển đối từ nền kinh tế chỉ huy tập trung sang nền kinh tế thị trường

3.1 Phương pháp nghiên cứu nhu cầu tỉn và người dùng tin Đề tài đã được thực hiện hai loại phương pháp sau:

a Phương pháp trực tiếp, thục hiện bằng phiếu điều tra cho cá nhân

Đối tượng điều tra gồm 3 nhóm mẫu:

- Nhóm 1: Người dùng tin cũ (1992 và 1993), không lấy chuyên ngành KHXH

- Nhom 2: Ngudi ding tin tiém tang 14 chu nhiém các đề tài nghiên cứu cấp nhà nước (chỉ chọn khối KHTN, kỹ thuật, nông lâm nghiệp và y dược) trong giai đoạn 1991-1995

Trang 14

Thành phần và biến động nghiên cứu thông qua các nhu cầu tin nghiên cứu và triển khai trong giai đoạn từ 1990 tới tháng 6-1993, phiếu đặt hàng theo chế độ phục vụ thông tin phổ biến chọn lọc thông tin (SDD trong hai năm 1991 và 1992 Nhu cầu tin NCTK được xem xét gián tiếp qua kế hoach KHCN giai đoạn 1991-1995, danh mục các chương trình và đề tài nghiên cứu cấp nhà nước, các chỉ thị và nghị định của Đảng và Nhà nước, qua thống kê và đánh giá tình hình bạn đọc sử dụng tài liệu trong thư viện KH và KT trung ương (PhòngĐọc sách và Phòng Tạp chi)

3.2 Các kết quả điều tra va nghiên cứu

Các kết quả điều tra, nghiên cứu được đề tài thể hiện trên các bảng, biểu

số liệu và phân tích trong tập báo cáo “Điều tra nhu cầu tin nghiên cứu và triển khai trong giai đoạn chuyển đổi từ nền kinh tế chỉ huy tập trung sang _ nền kinh tế thị trường” trên những nội dung chính sau đây:

(i Về người dùng tin và các nội dung yêu cầu tin của chế độ phân phối thông tin có chọn lọc (sau đây gọi là phổ biến chọn lọc);

(1) Phân tích người dùng tin nghiên cứu triển khai trên cơ sở dịch vụ

thông tin hỏi đáp; !

(1i) Phân tích người dùng tin đối với ấn phẩm thông tin; (iv) Thanh phan và đặc điểm người dùng tin cá nhân;

(v) Một số nhu cầu tin chính trong thời gian 1991-1995;

(vi) Thống kê tình hình độc giả sử dụng tài liệu của thư viện KHKTTW Từ những số liệu nghiên cứu, các kết quả phân tích chúng ta có thể có một số kết luận sau:

a Người dùng tin theo chế độ hỏi - đáp

() Người dùng tin nghiên cứu và triển khai theo chế độ hỏi - đáp trong

Trang 15

trường đại học (24,96%) Tý lệ người dùng tin từ các nhóm cơ quan còn lại

là không đáng kể

(ii) Trong tình hinh kinh té chuyén dan sang nén Kinh tế thị trường thì

dường như tỷ lệ người dùng tin từ các cơ quan nghiên cứu nói chung không

thay đổi nhiều

đi Nội dung yêu cầu đột xuất trong giai đoạn vừa qua khá đa dạng và

phong phú Tuy nhiên có thể thấy các yêu cầu thường tập trung vào lĩnh vực

nông, lâm, ngư nghiệp, công nghệ sinh học, được (chủ yếu là cây thuốc), công nghiệp nặng, vật liệu mới, Lĩnh Vực có tỷ lệ yêu cầu thấp là năng lượng, công nghiệp nhẹ,điện tử, tin học

b Hộ dùng tin theo chế độ phổ biến chọn lọc

() Trong số hộ dùng tin theo chế độ phổ biến chọn lọc, hộ dùng tin là cơ quan nghiên cứu chiếm tỷ lệ cao nhất (57,99%) Nhóm dong thứ hai là từ

các trường đại học (21,88%) và các cơ quan thông tin (20,11%) Nhóm là

cơ quan sản xuất Kinh doanh chiếm tỷ trọng không cao

đi) Trong tình hình chuyển sang cơ chế thị trường thì tỷ lệ hộ dùng tin là

cơ quan nghiên cứu có xu hướng tăng lên Có thể cho rằng đó là do nhu cầu

về thông tin khoa học ngày càng tăng nhằm tăng cường việc ứng dụng khoa

học vào sản xuất, tăng cường chất lượng sản phẩm, gắn chặt hơn nữa khoa học với sản xuất

(ii) Cac hd ding tin theo chế độ phổ biến chọn lọc thuộc khối cơ quan

nghiên cứu có nhu cầu tin hẹp, rõ ràng Tính chun mơn hố của các hộ

dùng tin là rõ rệt Hộ dùng in là cơ quan thông tin thường có nhu cầu tin

rộng và nhiều vấn đề hơn Hứnh thức phục VỤ thông tin theo chế độ phổ

biến chọn lọc là phù hợp với cơ quan nghiên cứu, đào tạo hơn là với cơ

quan sản xuất kinh doanh

(iv) Nhu cau về thông tin thuộc các lĩnh vực công nghệ sinh học, nông

Trang 16

c Người dùng tin đối với các ấn phẩm thông tin

Các kết quả điều tra người dùng tin đối với các ấn phẩm thông tin định hướng vào phục vụ nghiên cứu và phát triển như Tạp chí tóm tắt KHKT Việt Nam, Thông tin các công trình đang tiến hành và kết quả nghiên cứu triển khai, Thông báo tài liệu mới, Thông tin thành tựu KHCN trình bày trong các báo cáo [29,30,31,32] cho ta kết luận rằng số đông cán bộ NC- TK đã sử dụng những ấn phẩm này trong hoạt động nghiên cứu của họ Ấn phẩm “Thông tin thành tựu KH-CN “' được sử dụng nhiều nhất(50,04% số người trả lời có sử dụng), sau đó là “Thông tin các công trình đang tiến hãnh và kết quả NC-TK” - > 40% Riêng kết quả điều tra trình bày trong báo cáo [29] cho thấy 100% số người dùng tin là cán bộ nghiên cứu và giảng dạy cho rằng những ấn phẩm thông tin nêu trên là cần thiết và rất cần thiết cho công tác của họ

d Một số đặc điểm của người dùng tin nghiên cứu và triển khai

() Về thành phần cơ quan công tác: tương tự như người dùng tin chế độ phổ biến chọn lọc thông tin và hỏi đáp, đa số người dùng tin nghiên cứu triển khai thuộc các cơ quan nghiên cứu khoa học (từ 65,38% đến 70,54%) Đây là nhóm người dùng tin chính của hoạt động thông tin nghên cứu và triển khai Nhóm người dùng tin nghiên cứu triển khai lớn thứ hai là từ các trường -đại học (từ 17,05% đến 26,92%) Tỷ lệ người dùng tin từ các loại hình cơ quan khác không đáng kể Tuy nhiên tỷ lệ của nhóm này có xu thế tăng đần

(ii) Người dùng tin nghiên cứu và triển khai nói chung có trình độ khoa

học rất cao Tỷ lệ số người dùng tin có trình độ phó tiến sĩ trỏ lên rất lớn ,

Trang 17

(ii) Vè loại hình hoạt động của người dùng tin: đại đa số làm công tác khoa học Khoảng 1/3 số người dùng tin tham gia công tác giảng dạy SỐ người dùng tin tham gia công tác quản lý hành chính (có chức vụ chính quyền) trong nhóm chủ nhiệm cấc đề tài nghiên cứu khá cao (67,44%) Tỷ lệ số người sản xuất kinh doanh không cao (khoảng | - 6%) `

(iv) Ve quỹ thời gian dành cho nghiên cứu: số đông trong nhóm cán bộ

có đảm nhiệm chức vụ chính quyền dành được chỉ khoảng 50% cho công

tác nghiên cứu Nhóm cán bộ nghiên cứu không có chức vụ chính quyền

chia thành hai phân nhóm chính, một phân nhóm (khoảng 36%) dành 70%

quỹ thời gian và một phân nhóm (khoảng 25 - 30%) dành 25% quỹ thời

gian cho nghiên cứu, trong khi chỉ có khoảng 16 - 19% số người dành 50% quỹ thời gian

(v) Về phương thức tìm tin: đa số cán bộ nghiên cứu vẫn tự đi tìm tin qua đọc tạp chí, sách tại thư viện Số người sử dụng dịch vụ thông tin dé tim tin còn chưa cao Nơi tìm kiếm thông tin chính là thư viện cơ quan, thư viện khoa học và kỹ thuật trung ương (Trung tâm Thông tin Tư liệu KHCN quốc gia) Điều này nói lên là các cơ quan thông tin chưa làm tốt chiêu thị các sản phẩm và dịch vụ thông tin của mình đối với cán bộ và cơ quan nghiên

cứu - triển khai

(vi) Người dùng tin nghiên cứu - triển khai đa số thực hiện các nghiên

cứu ứng dụng Một phần không nhỏ người dùng tin thực hiện các nghiên cứu triển khai hoặc các nghiên cứu cơ bản Có nhiều người tiến hành đồng thời nhiều loại hình nghiên cứu

e Thái độ về việc thu dịch vụ phí

Trang 18

£ Nội dung các nhu cầu thông tỉn trong thời gian tới

Trong thời gian tới nhu cầu tin sẽ đa dạng và phong phú hơn Có thể cho rằng sẽ có nhiều nhu cầu về nghiên cứu ứng dụng và triển khai kỹ thuật Nội dung như cầu tin sẽ tập trung nhiều vào các lĩnh vực khoa học sự sống như công nghệ sinh học, nông, lâm, ngư nghiệp, bảo vệ môi trường, vật liệu trong công nghiệp nặng, hóa chất, dược phẩm (cây thuốc), các nghiên cứu về bảo vệ vật liệu cho công trình ngoài biển Về cơ bản kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với định hướng nghiên cứu - triển khai trong các chương, trình trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 1996 - 2000

4 Mạng lưới thông tin và quản lý nhà nước đối với hoạt động thông tin ở các nước kinh tế thị trường

Việc thực biện các nhiệm vụ nghiên cứu 3 và 4 của đề tài chủ yếu bằng phương pháp nghiên cứu tư liệu, phông vấn và phân tích-tổng hợp các nguồn tin xoay quanh các vấn đề về:

~ Môi trường thông tin và kết cấu hạ tầng của hoạt động thông tỉn trong một số nhóm nước dưới tác động của các hệ thống điều hành nền kinh tế: chỉ huy tập trung và cơ chế thị trường

- Đặc điểm thông tin phục vụ nghiên cứu và triển khai, cấu tạo các tài nguyên thông tin, các sản phẩm và dịch vụ thông tin trên thế giới, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và sự phát triển đột biến của công nghệ thông tin mới và viễn thông

- Các khuynh hướng nôi bật của các nước về tổ chức và quản lý hoạt động thông tin khoa học và công nghệ, đặc biệt trong sự điều phối của

chương trình thông tin téng hgp cha UNESCO

Những kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ 3 và 4 được trình bày trong một báo cáo những bao quát toàn bộ nội dung nghiên cứu của cả 2 nhiệm vụ, và

Trang 19

1 Việc đảm bảo thông tin khoa học cho nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ, theo quan niện chung của các nước đến nay chủ yếu vẫn là cung cấp thông tin thư mục về các nguồn thông tin về nghiên cứu - triển khai (tài liệu khoa học và kỹ thuật) thông qua các ấn phẩm thông tin tra cứu (tạp chí tóm tắt, thông báo thư mục, .), các sơ sở dữ liệu tư liệu (thư mục/oàn văn); các dịch vụ thông tin Hỏi - Đáp, phân phối thông tin có chọn lọc, m tin trực tuyến, sao tài liệu Việc cung cấp thông tin đữ kiện (các dữ kiện khoa học và công nghệ, các dữ kiện về nghiên cứu viên - nhà khoa học, về cơ quan nghiên cứu - triển khai, về phòng thí nghiệm và trang thiết bị, về tài chính và chi phí nghiên cứu - triển khai) chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong toàn bộ khối lượng thông tin mà các hệ thống đảm bảo thông tin khoa học ngày nay cung cấp cho nghiên cứu - triển khai

2 Trên qui mô toàn thế giới, Tổ chức giáo dục-khoa học và văn hóa Liên Hiệp Quốc với chương trình thông tin tổng thể (UNESCO/PGD là cơ quan phối hợp và thúc đẩy hoạt động thông tin ở tất cả các nước, thường xuyên khuyến nghị Chính phủ các nước xây dựng chính sách thông tin quốc gia với các hướng chủ đạo sau:

- Hỗ trợ xây dựng chính sách và hoạch định kế hoạch thông tỉn

- Xây dựng và phổ biến các phương pháp, qui trình và tiêu chuẩn hoại

động thông tin

- Phát triển kết cấu hạ tầng thông tin

- Hỗ trợ việc triển khai các hệ thống thông tin

- Tổ chức đào tạo cán bộ thông tin và người dùng tin

- Đánh giá và đảm bảo phương tiện cho các dự án và chương trình phát triển thông tin

3 Đại đa số các nước có nền kinh tế thị trường đang phát triển kể cả các

nước đang chuyển đổi sang riền kinh tế thị trường (ví dụ, các nước SNG và

Đông Âu), và các nước đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ( Trung Quốc) đều hướng theo các khuyến nghị của

Trang 20

xây dựng và củng cố hệ thống thông tin quốc gia với nòng cốt là các cơ

quan thông tin-tư liệu ở qui mô quốc gia và vùng lãnh thổ và các cơ quan

thông tin chuyên ngành của nhà nước

4 Nhìn chung các nên kinh tế thị trường đều rất coi trọng hoạt động thong tin KH va CN, cơi đầu tư cho hoạt động thông tin là đầu tư cho phất triển Ngoài việc khuyến khích tư nhân hóa hoặc tổ chức các cơ quan thông

tin tư nhân, ở tất cả các nước có riền kinh tế thị trường phát triển đều tổ chức

cơ quan thông tin quốc gia thuộc quản lý của nhà nước Hàng năm nhà nước

đều dành kinh phí từ ngân sách để tài trợ cho các hoạt động thông tin,

như xây dựng tiềm lực thông tin quốc gia, đặt hàng các sản phẩm và dịch vụ thông tin của các cơ quan thông tin Ngưồn tài trợ này của chính phủ có mức độ khác nhau tùy thuộc vào chính sách thông tin và tình hình thị

trường thông tin ở mỗi nước

5 Nguồn kinh phí cho hoạt động thông tin của các cơ quan thông tin Ở các nước có riền kinh tế thị trường được cấu tạo chủ yếu từ:

e Vốn tự có

« Đóng góp của các công LY› các doanh nghiệp

e Thu từ các sản phẩm và dịch vụ thông tin ‘, /;

«Tai trg của nhà nước (thông qua đặt hàng) A

Nguồn tài trợ của nhà nước được coi như nguồn vốn đầu tư cho phát triển, thường tập trung Vào xây dựng tiềm lực thông tin quéc gia, phat trién ha tang co sở thông tin, nghiên cứu khoa học và đào tạo Đối với cơ quan thông tin của nhà nước còn bao gồm cả tiền lương và chị phí bộ máy

6 Các nước có nền kinh tế thị trường phát triển đang chỉ phối hoạt động thông tin của thế giới bởi trình độ cao của công nghệ thông tỉn và viễn

Trang 21

7 Xu hướng rõ nét về tổ chức và quản lý hoạt động thông tin hiện nay trên thế giới là:

- Đa dạng hóa hình thức sở hữu các cơ quan thông tin, bên cạnh hình thức sở hữu nhà nước còn xuất hiện nhiều cơ quan thông tin của các hiệp hội và tư nhân -

- Tổ chức các cơ quan thông tin ở các công ty, các hiệp hội hay tư nhân thường ở qui mô nhỏ và vừa rất năng động và định hướng chủ yếu vào người dùng tin

- Tuy nhiên, nhà nước vẫn là người quản lý và phối hợp toàn bộ hoạt dong thong tin khoa học và công nghệ của quốc gia

8 Hoạt động thông tin KH và CN ngày nay dựa trên nền tảng của áp dụng công nghệ thông tin mới, viễn thông với các sản phẩm và dịch vụ thông tin điện tử có xu hướng ngày càng tăng và nổi bật hiện nay là xây dựng hạ tầng cơ sở thông tin nghiên cứu để phục vụ nghiên cứu, phát triển và giáo dục - đào tạo

9.Tất cả các nước kinh tế thị trường đều thực hiện thị trường hóa các sản phẩm va dich vu thong tin KH va CN Kinh phí thu hồi từ các sản phẩm và

dịch vụ thông tin ngày càng lớn và chiếm tỷ lệ ngày càng cao (trong tổng

Trang 22

5 Mô hình tổ chức công tác thông tìn KHCN khi chuyển qua kinh tế thị trường

Các cơ sở để đề xuất mô hình tổ chức công tác thông tin KHCN trong thời kỳ chuyển đổi đã được khảo sát và nghiên cứu trong các nhiệm vụ

1,2,3,4 về đánh giá hiện trạng hoạt động thông tin KHCN, điều tra nhu cầu

thông tin và người đùng tin, tham khảo kinh nghiệm tổ chức thông tin ở các

nước đã có nền kinh tế thị trường hoặc đang chuyển sang kinh tế thị trường (Trung Quốc, Nga, các nướcĐông Âu } Phần này nhấn mạnh những vấn đề SaU: -

1 Nhận thức thêm về vai trò của thông tin khoa học trong nền kinh tế thị trường

Những kết quả khảo sát và nghiên cứu trên đây được thực hiện trên cơ sở xem xét những đặc điểm của hoạt động KHCN và thông tin KHCN trong tình hình hiện nay, khi riền kinh tế nước ta đang chuyển từ quản lý tập trung sang cơ chế thị trường Trong giai đoạn chuyển đổi này Đảng và Nhà nước càng quan tâm hơn đến việc phát triển khoa học và công nghệ, đặt cho khoa

học và công nghệ những nhiệm vụ rất to lớn, coi khoa học và công nghệ là

riền tảng của công nghiệp hóa và hiện đại hóa (Nghị quyết Hội nghị trung ương Đảng lần thứ 7 khóa VII) Nhằm tạo lập thị trường để sản phẩm khoa

học được lưu thông và trả giá như một loại hàng hóa đặc biệt nên cơ chế

quản lý KHCN đang được đổi mới Nhà nước chủ trương tập trung nguồn lực cho một số chương trình trọng điểm quốc gia về phát triển công nghệ, chuyển phần lớn các viện nghiên cứu - triển khai về các doanh nghiệp, da dạng hóa các nguồn kinh phí phát triển KHCN, dân chủ hóa hoạt động

nghiên cứu khoa học va 4p dụng các biện pháp chính sách thúc đẩy doanh

Trang 23

Tại các hội thảo khoa học về phát triển công nghiệp và tổ chức các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong các năm 1992, 1993, 1994, 1995 các nhà khoa học, các nhà quản lý và các nhà doanh nghiệp đều khẳng định là trong cơ chế thị trường các đoanh nghiệp rất quan tam đến nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đến việc tìm kiếm và áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, các công nghệ mới, các phương pháp quản lý mới Họ cũng ý thức được rất rõ ràng rằng trong thế trận cạnh tranh của thị trường người nào có thế mạnh về thông tin hẳn có nhiều cơ may thành công hơn Rõ ràng, sự thành thạo của cán bộ kết hợp với việc được bảo đảm thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời sẽ giúp cho các công trình nghiên cứu - triển khai hay chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới được nhanh chóng thành công hơn, giúp cho các nhà doanh nghiệp được lợi thế hơn trong đàm phán, ký kết và thực hiện các hợp đồng chuyển giao công nghệ, liên doanh đầu tư

Là một nguồn tài nguyên quốc gia qưan trọng, thông tin bao trùm khắp các hoạt động sản xuất và kinh doanh, chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong bản thân các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, đóng góp phần giá trị gia tăng ngày càng cao (40 % hoặc cao hơn) trong thu nhập quốc gia của các nền kinh tế phát triển

Thông tin vốn tiềm tàng khắp nơi trong xã hội Đó là thông tin về lao động, đất đai, tài nguyên, môi trường; thông tin về các tổ chức và các hoạt động kinh tế - xã hội; thông tin nảy sinh trong sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, Thông tin về phát minh sáng chế, về kết quả nghiên cứu - triển khai, về thành tựu khoa học và công nghệ chính là thông tin khoa học

Trang 24

thông tin thường ít người để ý đến Đó là sự lãng phí thời gian, tiền của và tri thức khi làm trùng lặp không cần thiết; là sự thua thiệt và bị lép vế khi đầm phán, thương lượng, ký kết hợp đồng; là những quyết định sai lầm, không phù hợp,

Tất cả các nguồn tài nguyên thông tin phong phú cần được tổ chức và khai thác để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới có hàm lượng thông tin cao để mang lại giá trị kinh tế lớn hơn; đó là con đường tự nhiên để phát triển nhằm góp phần nâng cao đời sống kinh tế và xã hội Vì vậy, cần sớm xây dựng một kết cấu hạ tầng thông tin của xã hội làm nền tảng để phát triển kinh tế - xã hội và cũng như vậy, để phát triển khoa học và công nghệ Để đáp ứng yêu cầu của nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ phải xây dựng kết cấu hạ tầng thông tin khoa học

Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước đây, thông tin khoa học có vị trí quan trọng, được đánh giá như một yếu tố của tiềm lực khoa học và kỹ thuật Tính chất sôi động và cạnh tranh của nền kinh tế thị trường, như trên đã nêu, đòi hỏi các công trình nghiên cứu - triển khai phải gắn bó vớisản xuất - kinh doanh, các kết quả nghiên cứu và phát triển gắn liền với sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp và do đó thông tin khoa học đã trở thành yếu tố cấu thành của sản phẩm và dịch vụ Thông tin khoa học trở thành nhu cầu tất yếu của thị trường lên kinh tế thị trường khong thé ton tại thiếu thông tin, trong đó có thông tin khoa học Thông tin khoa học trở thành hàng hóa có giá, có thể được bán và phải mua như các hàng hóa khác trên thị trường Tuy nhiên, thông tin khoa học là loại hàng hóa đặc biệt, vì nó rất khó định giá và có thể được bán "nhiều lần, sử dụng cho nhiêu việc khác nhau mà không mất đi", vẫn giữ nguyên phẩm cấp và giá trị thậm chí còn tăng lên, phong phú thêm Tất nhiên giá trị của thông tin khoa học phụ thuộc vào việc sử dụng nó (thời điểm, mục dích .) Nó có giá trị tuyệt đối khi được sử đụng đúng lúc, đúng chỗ Ngoài ra, giá trị của thông tin khoa học còn phụ thuộc vào loại hình thông tin, vật mang thông tin, mức độ khuyến khích và mức độ tiện lợi trong việc sử dụng thông tin (bao hàm cả chất lượng và số lượng thông tin) Ở đây, việc định giá thông tin khoa học

có thể thực hiện được thông qua các chỉ phí vật chất và tỉnh thần để thu

thập, xử lý và tạo giá trị gia tang dé lam ra các sản phẩm và dịch vụ thông

Trang 25

Với quan niệm mới về thông tin khoa học cùng với sự đổi mới cơ chế quản lý KHCN trong rền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước tả, để đồng thời đáp ứng được nhu cầu thông tin của người dùng tin tích cực và của người dùng tin tiềm năng, để xây dựng được tiềm lực thông tin đâm bảo ngưỡng an tồn thơng tin quốc gia đồng thời có được những sản phẩm và dịch vụ thông tin đáp ứng yếu cầu của thị trường; hoạt động thông tin KHCN gần đây đã xuất hiện một số xu hướng mới đáng lưu ý như:

-Da dạng hóa nguồn kinh phí cho hoạt động thông tín KHCN: Bên cạnh ngưồn kinh phí từ ngân sách nhà nước (vẫn là chủ yếu) đã xuất hiện nguồn kinh phí thu từ việc bán hoặc thực hiện các hợp đồng cung cấp sản phẩm và dịch vụ thông tin, nguồn kinh phí hỗ trợ hoạt động thông tin KHCN của các doanh nghiệp

- Công tác quản lý hoạt động thông tin được cải tiến phù hợp với cơ chế thị trường: cấp kinh phí theo nhiệm vụ thay cho theo biên chế và tổ chức, khuyến khích hoạt động dịch vụ thông tin để có nguồn thu, tăng kinh phí hoạt động

~-Đã xuất hiện một số bộ phận thông tin tự hạch toán kinh tế, tự trang trải chí phí hoạt động

- Tuy nhiên thị trường thông tin KHCN ở Việt Nam đang đứng trước nhiều thách đố: Vốn mua tư liệu, thông tin quá thiếu thốn; cơ sở vật chất, thiế bị nghèo nàn; người dùng tín nghiên cứu triển khai chưa quen thanh toán theo đúng giá thành cho các dịch vụ thông tin; mặt khác, các dịch vụ thông tin hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng và đòi hỏi ngày càng cao của người dùng tin, thậm chí cả khi họ sẵn sàng thanh toán các chỉ phí

2 Trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường, hoạt động thông tin KHCN cần được thực hiện dưới các nguyên tắc lớn sau :

- Nhà nước tăng cường tổ chức và quản lý hoạt động thông tín KHCN và đảm bảo xây dựng ngưỡng an tồn thơng tín quốc gia

~ Thích ứng linh hoạt với các hình thức tổ chức kinh tế, khoa học và công nghệ và liên kết với các hệ thống thông tin khác

Trang 26

- Hoà nhập với hoạt động thông tin KHCN trên thế giới và kế thừa các sản phẩm và dịch vụ thông tin của họ

- Đa dạng hoá hình thức tổ chức và dân chủ hố hoạt động thơng tin KHCN nhưng vẫn đảm bảo thống nhất phương pháp luận, quy trình và tiêu chuẩn

- Kết hợp khuyến khích sử dụng với việc thị trường hoá từng bước các sản phẩm và dịch vụ thông tin KHCN ; bước đầu tính tốn kinh tế thơng tin KHCN

3 Thực hiện các nguyên tắc này đòi hỏi hoạt động thông tin phải được phân định rõ về chức năng giữa các cơ quan thông tin của nhà nước, đa dạng hoá về mặt tổ chức, phát triển các cơ quan thông tin nhỏ gắn với nhu cầu thông tin của nhóm người dòng tin cụ thể thông qua việc tỉnh chế thông tin phục vụ cho họ, kết hợp hài hoà giữa xây dựng tiềm lực thông tin tạo ngưỡng an tồn thơng tin quốc gia với việc làm ra các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng ngay yêu cầu của người dùng tin, đưa công tác tiếp thị thông tin (marketing ) như là một chức năng quan trọng nhất của hoạt động thong tin, tiến tới hình thành thị trường thông:tin KHCN Vì vậy, tổ chức hệ thống thông tin quốc gia theo 2 cấp với 2 loại hình cơ quan thông tin có thể là giải

pháp tối ưu nhất ( Phụ lục 15 ) : ;

- Cấp l với 5 cơ quan thông tin tổng hợp ở qui mô quốc giavới chức năng bao quát diện đề tài đa ngành và chuyên dạng tài liệu, chịu trách nhiệm chính trong việc sản xuất, phân phốivà chia sẻ nguồn lực thông tin

- Cấp 2 với các cơ quan thông tin chuyên khoa theo ngành, địa phương, vùng lãnh thổ và cơ sở có chức năng chính là tỉnh chế, baogói và thực hiện dịch vụ thông tin cho người dùng tin tại chỗ

4 Mô hình tổng quát tổ chức công tác thông tin KHCN với 4 phân hệ chính ( Phụ lục 16 ), phù hợp với dây chuyền sản xuất thông tin, gồm :

Trang 27

* Phân hệ xử lý thông tin

* Phan hệ sản phẩm và dich vụ thông tin

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, để hoạt động thông tin KHCN phát triển và đáp ứng được yêu cầu thì việc xây dựng phân hệ nghiên cứu xã hội và thị trườngphải đặt ra đầu tiên và vận hành liên tục kết hợp với tổ chức marketing các sản phẩm và dịch vụ thông tin

5 Mô hình chức năng về tổ chức công tác thông tin KHCN trong nền kinh tế thị trường (Phụ lục L7 ) với 12 khối công việc đã được mô tả chỉ tiết và nhấn mạnh những xu hướng đặc thù chính theo từng chức năng của hoạt động thông tin trong nền kinh tế thị trường Mô hình này được áp dụng để đưa ra mô hình tổ chức một cơ quan thông tin tổng hợp quy mô quốc gia điển hình ( Phụ lục 18 )

6 Việc đảm bảo kinh phí cho hoạt động của cơ quan thông tín KHCN của nhà nước trong thời kỳ chuyển đổi sang cơ chế thị trường phần lớn vẫn từ ngân sách nhà nước, còn một phần nhỏ là các khoản thu hồi từ sản phẩm và dịch vụ thông tin Tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế có thể có 3 mức thu hồi như sau :

(i) Chỉ thu lại một phần chỉ phí vận hành và vật tư để thực hiện sản

phẩm và dịch vụ thông tin, không tính gía trị gia tăng của thông tin ;

(ii) Thu hồi toàn bộ chỉ phí bỏ ra để thực hiện các sản phẩm và dịch vụ thông tin , không tính giá trị gia tăng của thông tin

đi Thu hồi toàn bộ chỉ phí kể cả giá trị gia tăng của thông tin

Trang 28

be _ đà “Te as com Tee) jh + ; — Cus’ phe - - 6 Kết luận và kiến nghị : : -_—— Ke

1 Hoạt động thông tin khoa học và công nghệ trong thời kỳ chuyền tiếp từ nền kinh tế chỉ huy tập trung sang nền kinh tế thị trường có nhiều thuận lợi và khó khăn Thuận lợi đó có thể là từ sự quan tâm nhiều hơn của các cơ quan quản lý nhà nước,của các cơ quan nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đối với khoa học, công nghệ nói chung và thông tin khoa học và công nghệ nói riêng; sự xuất hiện nhu cầu thông tin thực và người dùng tin tích cực; sự đa dạng hoá các nguồn vốn hoạt động khoa học và công nghệ dẫn đến da dạng hoá các nguồn vốn cho hoạt động thông tin khoa học và công nghệ; sự khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ có thu phí, Tuy nhiên khó khăn là cũng không nhỏ, trong đó phải kể đến thói quen bao cấp trong hoạt động cũng như trong sử dụng thông tin khoa họcvẫn còn trong khi cơ chế thị trường trong hoạt động thông tìn chưa được xác lập, nguồn lực thông tin còn quá nhỏ bé, chưa đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường ngay cả trong trường hợp họ sẵn sàng thanh toán Ộ

2 Trong rền kinh tế thị trường, nhu cầu đối với thông tin nói chung và thông tin KHCN nói riêng là rất lớn và đa dạng.Thông tin khoa học va công nghệ thực sự đã trở thành một loại hàng hoá đặc biệt Do đó cần tích cực xúc tiến hình thành thị trường thông tin KHCN

3 Trên thế giới, ở các nước cố tiền kinh tế thị trường, nơi thông tin được coi là hàng hoá, chỉ phí cho hoạt động thông tin vẫn được cơi là chỉ phí cho phát triển và vẫn được Nhà nước cũng như các công ty quan tâm hỗ trợ Mặc dù các dịch vụ thông tin đều được thực hiện trên cơ sở có thu phí; song nguồn thu đó không đủ để trang trải cho các chỉ phí Hoạt động thông tin nói chung và vẫn được bao cấp ở các mức độ khác nhau

Trang 29

mạnh, khuyến khích phối hợp thu thập và bổ sung ngưồn tin va chia sé nguon luc thong tin

5 Tiếp tục cải tiến cơ chế quản lý hoạt động thông tin KHCN

Nhà nước không cấp kinh phí théo đầu người và đầu cơ quan thông tín, mà theo đặt hàng nhiệm vụ xây dựng tiềm lực và cung cấp các sản phẩm và dich vu thong tin theo yêu cầu cụ thể Khuyến khích thực hiện cơ chế lấy thu gán chỉ trong các cơ quan thông tin KHCN và khuyến khích các doanh nghiệp đặt hàng và hỗ trợ kinh phí cho hoạt động thông tỉn KHCN

>6 Nhà nước cần khuyến khích hình thành các doanh nghiệp hoạt động thông tin KHCN, chuyển một số cơ quan thông tin của Nhà nước đang hoạt động như là một đơn vị sự nghiệp khoa học sang thành doanh nghiệp, và ban hành các chính sách và biện pháp cụ thể, tạo môi trường pháp lý riêng khuyến khích hoạt động "Sản xuất và kinh doanh thông tin KHCN"

7 Nhà nước khuyến khích sử dụng thông tin KHCN, không đánh thuế đối với phần vốn mà các doanh nghiệp bỗ ra cho công tác thông tin KHCN, khen thưởng các công trình nghiên cứu và phát triển sử dụng có hiệu quả thông tin KHCN

8 Khuyến khích hoạt động tiếp thị (marketing) các sản phẩm và dịch vụ thông tin KHCN, đẩy mạnh tuyên truyền hoạt động thông tin KHCN và đào tạo người dùng tin, thúc đẩy xã hội hoá hoạt động thông tin KHCN

9, Đẩy mạnh việc cơ cấu lại hệ thống thông tin KHCN quốc gia theo 2 cấp và phân định rõ chức năng nhiệm vụ của các cơ quan thông tỉn trong mỗi cấp, và áp dụng mô hình chức năng đã khuyến nghị để tổ chức các cơ quan thông tin của nhà nước

10 Thúc đẩy xây dựng các mạng trao đổi thơng tín tin học hố cục bộ, ngành, địa phương, vùng lãnh thổ và liên kết thành mạng thông tin tin học hoá quốc gia về khoa học, công nghệ, môi trường và kinh tế có khả năng giao tiếp với mạng lưới thông tin quốc tế INTERNET và để truy nhập các cơ sở dữ liệu và nhà băng thông tin ở nước ngoài Xây dựng Trung tâm thông tin tư liệu KHCN quốc gia làm cơ quan đầu mối chính của Mạng lưới thong tin tin học hoá quốc gia nêu trên và giữ cổng (Gateway) nổi vào - INTERNET

Trang 30

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Báo cáo kết quả nghiên cứu nhiệm vụ 1: "Đánh giá kết quả hoạt động thông tin từ khi có Nghị quyết 89 - CP năm 1972”

2 Báo cáo kết quả nghiên cứu nhiệm vụ 2: "Điều tra nhu cầu thông tin khi chuyển qua kinh tế thị trường”

3 Báo cáo kết quả nghiên cứu nhiệm vụ 3 và 4” Mạng lưới thông tin va quần lý hoạt động thông tin KHCN ở các nước kinh tế thị trường”

4.Báo cáo kết quả nghiên cứu nhiệm vụ 5: "Mô hình tổ chức công tác thông tin KHCN khi chuyển quan kinh tế thị trường"

5 Chỉ thị 95 - CT của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng về công tác thông tin

khoa học và công nghệ ngày 4 - 4 - 1991

6 Nghị quyết 26 / TW của Bộ chính trị về khoa học và công nghệ trong _ sự nghiệp đổi mới ngày 30 - 3 - 1991

7 Nghị định 35/ HDBT của Hội đồng bộ trưởng về công tác quản lý khoa học và công nghệ ngày 18 - 1 - 1992

8 Nghị quyết 49 / CP ngày 4 - 8 -1993 của Chính phủ về phát triển công nghệ thông tin ở nước ta trong những năm 1990 Hà Nội, 1995

9, Chương trình quốc gia về công nghệ thông tin Kế hoạch tổng thể đến

năm 2000 Ban chỉ đạo chương trình quốc gia về công nghệ thông tin Hà

Nội, 1995

10 Báo cáo "50 năm khoa học và công nghệ Việt Nam: 1945 - 1995” Bộ khoa học, công nghệ và môi trường Hà Nội, 8 - 1995

Trang 31

12 Đặng Hữu Phấn đấu thực hiện Nghị quyết Bộ chính trị về khoa học và công nghệ trong sự nghiệp đối mới Tạp chí hoạt động khoa học 1991, No 4,7 - 13

13 Báo cáo "Hoạt động thông tin tư liệu khoa học công nghệ giai đoạn 1991 - 1994 và phương hướng Í995 và 5 năm 1996 - 2000” Trung tâm thông tin tư liệu khoa học và công nghệ quốc gia Hà Nội, 1994

14 Hướng dẫn xây dựng kế hoạch khoa học và công nghệ 5 năm 1996 - 2000 và năm 1996 Bộ khoa học, công nghệ và môi trường Hà Nội, 7/1995

15 Báo cáo hội thảo khoa học "Công nghiệp Việt Nam với nền kinh tế thị trường" Trung tâm triển lãm - hội chợ Việt Nam Hà nội, 10/1993

16.Phạm Văn Vu Sản phẩm thông tin khoa học và vấn đề tiếp cận thị trường Tạp chí Thông tin và Tư liệu, 1995, No 3, | - 5

17 Trần Thu Thủy Một số suy nghĩ về marketing trong hoạt động thông tin tư liệu Tạp chí Thông tin và Tư liệu, 1995, No 3, 6 - 13

18 Đường Minh Sường Những điều kiện bảo đảm cho hoạt động marketing trong các cơ quan thông tin tư liệu Báo cáo tại Hội thảo khoa học "Marketing trong hoạt động thông tin khoa học” tại Hà Nội, 4 - 8 -1995

19 Vũ Văn Sơn Các thư viện trước xu thế marketing trong hoạt động thông tin - tư liệu Báo cáo tại Hội thảo khoa học "Marketing trong hoạt động thông tin khoa học” Hà Nội, 4 - 8 - 1995

20 Hoàng Quốc Trị Chức năng và nhiệm vụ của công tác Marketing thông tin khoa học và công tác tổ chức các hoạt động Marketing trong trung tâm thông tin tư liệu khoa học và công nghệ quốc gia Báo cáo tại Hội thảo Marketing trong hoạt động thông tin khoa học Hà Nội, 4 - 8 - 1995

Trang 32

22 Từ Điển Thong tin cho xí nghiệp torng nền kinh tế thị trường Tạp chí Thông tin và Tư liệu, 1992, No3, 4 - 7

23 Báo cáo Hội thảo khoa học "Tạo điều kiện và khuyến khích phát triển nền công nghiệp Việt nam” Trung tâm hội chợ triển lãm Việt Nam

Hà Nội, 10 - 1992 ,

24 Pham Khoi Nguyén, Nguyén Treng Thy Vai nét vé hinh thanh va đổi mới quản lý các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 1996 - 2000: Tạp chí Hoạt động khoa học, 1996, Nol, 8 - 10

25 Vũ Hy Chương Phương hướng nhiệm vụ nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn những năm 1996 - 2000 Tạp chí Hoạt động khoa hoc, 1996, No 1,2 - 4

26 Bùi Văn Long Dự án sản xuất thử - thử nghiệm trong cơ chế thị trường hiện nay Tạp chí Hoạt động khoa học, 1994, No 8, 37 - 38

27 Nghị quyết 37/TW ngày 20/4/1981 của Bộ Chính trị về chính sách khoa học và kỹ thuật

28 Nghị quyết 8§9/CP ngày 4/5/1972 của Hội đồng chính phủ về việc tăng cường công tác thông tin KH và KT

29 Phan Huy Quế Báo cáo kết quả nghiên cứn đề tài: Nghiên cứu hoàn thiện các ấn phẩm thông tin của Trung Tâm thông tin tư liệu khoa học và công nghệ Quốc gia Hà Nội, 1994

30 Cao Minh Kiểm : Báo cáo kết quả điều tra người dùng tin - chủ nhiệm đề tài nghiên cứu cấp nhà nước Hà Nội, 1993

41 Lê Thanh Bình : Báo cáo kết quả điều tra người dùng tỉn - cán bộ NC - TK sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của Trung tâm TT-TL KHCN Quéc gia, Ha Noi ,1993

32 Nguyễn Đức Trị : Báo cáo kết quả điều tra nhu cầu thông tin

Trang 34

CƠ CẤU ẤN PHẨM THÔNG TIN XUẤT BẢN ĐỊNH KỲ

Trang 36

SAN PHAM THONG TIN phụ lục 4 C—— Tiêu chuẩn Bản mô tả sáng chế phát minh - Báo cáo vẻ các lĩnh vực KHKT Kết quả nghiên cứu, Luận án TS, PTS E—— Tên tạp chí ! Catalo céng nghiép

Trang 37

ts Re be k 6 cow ofp Ị Si § cose Qo Phu luc 5 TỐC ĐỘ TANG TRƯỞNG CÁC TÀI LIỆU CHUYỂN MÔN KỸ THUẬT

Nam 1980-1985 Năm1990 Năm 199

Mô tả sáng chế trên 3,5 triệu 8 triệu 14,5 triệu

Tiêu chuẩn: trên 160.000 250.000 trên 350.0C

Ngày đăng: 04/11/2023, 22:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN