1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích và định hướng hoạtđộng chuyển đổi số của ngânhàng tmcp phương đông

35 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TP Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 01 năm 2021

Môn học: Ngân hàng số

Giảng Viên : TS Lê Đức Quang Tú

Nhóm thực hiện: Nhóm ngân hàng TMCP Phương Đông

PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOẠTĐỘNG CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA NGÂNHÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG

Trang 3

Nhận xét của Giảng Viên:

Trang 4

MỤC LỤC Lời Mở đầu1

I Tổng quan về ngân hàng số.2

1 Xu hướng phát triển của các ngân hàng.2

2 Thông tin chung về Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) ……… 6

II Phân tích ngân hàng OCB ………11

1 Hệ thống CAMELS của OCB11 2 Các giai đoạn chuyển đổi số.18

III Định hướng chiến lược phát triển của OCB trong kỷ nguyên số………….25

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

DIGITAL BANKING (Ngân hàng số) là xu hướng mà các Ngân hàng trên Thế giới tiến hành nghiên cứu và đầu tư phát triển nhiều ứng dụng công nghệ trong sản phẩm, dịch vụ của mình, để bắt kịp sự thay đổi trong thói quen của người tiêu dùng trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0.

Phát triển ngân hàng số đã trở thành một yêu cầu tất yếu, thúc đẩy các ngân hàng đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin trong các nghiệp vụ và giao dịch tài chính để phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng và bắt kịp sự phát triển của thế giới

Phần lớn các ngân hàng thương mại đã, đang dần chuyển đổi và vận hành hệ thống trên nền tảng công nghệ số như: BIDV, Vietinbank, VPBank, TPBank,… đáp ứng yêu cầu phục vụ khách hàng nhanh chóng, thông suốt Trong số đó, Ngân hàng TMCP Phương Đông – OCB ghi dấu ấn với sự ra đời của sản phẩm Ngân hàng số OCB OMNI

Là một trong những ngân hàng đầu tiên thực hiện chiến lược chuyển đổi số, từ năm 2017, OCB đã xây dựng và phát triển nền tảng Ngân hàng hợp kênh (???), đây là bước đệm để đến năm 2018, OCB triển khai thành công Ngân hàng hợp kênh Omni và trở thành ngân hàng hợp kênh đầu tiên tại Việt Nam, phục vụ nhu cầu của khách hàng đồng nhất trên mọi kênh giao dịch

Kế thừa và phát huy những thành tựu đã đạt được, ngày 25/04/2019, OCB tiếp tục giới thiệu đến khách hàng Ngân hàng số OCB Omni và Hệ sinh thái OMNIPAY, được phát triển trên nền tảng ngân hàng hợp kênh hiện đại nhất thế giới, ngân hàng số OCB Omni mang giao diện mới, hiện đại hơn với nhiều tính năng ưu việt, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.

Từ đó, “Ngân hàng số và chuyển đổi Ngân hàng số tại Ngân hàng TMCP Phương Đông” được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu của nhóm, với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về quá trình chuyển đổi Ngân hàng số của Ngân hàng TMCP Phương Đông – OCB Đồng thời là nền tảng tài liệu tự tìm hiểu phục vụ cho môn học Ngân hàng số, giúp quá trình tiếp thu, tìm hiểu và ứng dụng kiến thức vào thực tế dễ dàng hình dung và mang lại hiệu quả hơn.

1

Trang 6

I Tổng quan về ngân hàng số

1 Xu hướng phát triển của các ngân hàng.

Ngân hàng số là một bộ phận trong khung cảnh rộng lớn về xu hướng chuyển dịch sang hoạt động ngân hàng trực tuyến, khi dịch vụ ngân hàng được cung cấp qua mạng internet Đây là sự chuyển dịch từng bước, với cấp độ khác nhau về số hóa hoạt động ngân hàng, bao gồm quy trình tự động hóa ở mức độ cao và dịch vụ qua mạng internet.

Ngân hàng số (chuyển đổi số???) bắt đầu hình thành từ những năm 1960 với sự xuất hiện của các máy rút tiền tự động (ATM) Trong những năm 1980, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của mạng băng thông rộng, các mạng điện tử, các mạng điện tử bắt đầu kết nối dịch vụ ngân hàng bán lẻ giữa các ngân hàng và khách hàng nhằm triển khai nhu cầu trực tuyến về danh mục và kiểm kê các hệ thống phần mềm.

Trong những năm 1990, mạng internet tiếp tục phát triển và ngân hàng trực tuyến bắt đầu trở thành hoạt động bình thường Trong những năm đầu của thập niên 2000, sự cải thiện các dải băng thông rộng và các hệ thống thương mại điện tử đã dẫn đến sự hình thành ngân hàng số hiện đại Hiện nay, trên 60% khách hàng đã ưu tiên sử dụng điện thoại thông minh để thực hiện các giao dịch với ngân hàng Trong thập kỷ tới, sự gia tăng nhanh chóng của điện thoại thông minh được kỳ vọng sẽ mở cánh cửa về giao dịch vượt quá hệ thống ATM hiện nay.

Ưu điểm vượt trội của dịch vụ ngân hàng số là hiệu quả kinh doanh cao hơn nhiều so với dịch vụ ngân hàng truyền thống, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh, độ chính xác rất cao và nhanh chóng thông qua chương trình phần mềm tự động, không cần đến cán bộ chuyên nghiệp về quản lý rủi ro, tính an toàn ở mức cao.

Trong kỷ nguyên ngân hàng hiện nay, số hóa được ưa chuộng và các ngân hàng phải tồn tại trong cuộc chạy đua phát triển ngân hàng số thế hệ mới Ngân hàng số không chỉ là khái niệm vô tận như ngân hàng internet, ngân hàng di động, ngân hàng trực tiếp, trí tuệ nhân tạo, blockchain, dữ liệu lớn, mà còn bao gồm những chương

2

Trang 7

trình hiện đại hóa khác nhau, được triển khai để đạt mục tiêu toàn diện trong hoạt động ngân hàng số.

Một trong những nền tảng quan trọng để phát triển ngân hàng số là công nghệ blockchain Cụ thể là, các dữ liệu trên blockchain được quản trị bởi một hệ thống ngang hàng có cùng quy tắc về giao tiếp và cơ chế xác thực, các dữ liệu đã được ghi nhận trên một khối sẽ không thể thay đổi được nếu không có sự cho phép của tất cả các khối thông tin khác cùng hệ thống Với cơ chế hoạt động này, công nghệ blockchain thỏa mãn được đồng thời ba yếu tố mà chưa công nghệ nào từ trước đến nay đáp ứng được là chống biến đổi dữ liệu (immutability), phi tập trung (decentralization) và minh bạch (transparency) Tuy nhiên, blockchain mới bắt đầu được triển khai rộng rãi trong 10 năm trở lại đây, khi công suất tính toán của các thiết bị điện tử tăng tốc và sự bùng nổ của các thiết bị thông minh di động

Trong xu hướng phát triển dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo và internet vạn vật (IoT) đang đóng vai trò ngày càng tăng trong cuộc sống xã hội, công nghệ blockchain được kỳ vọng sẽ được ứng dụng vào nhiều mô hình kinh doanh, hầu hết các công ty lớn trên thế giới đã đưa blockchain vào sản phẩm và dịch vụ để củng cố năng lực cạnh tranh Gần đây nhất, Amazon Web Service (thuộc tập đoàn Amazon) có kế hoạch ứng dụng blockchain vào việc quản lý khách hàng Trước đó, chuỗi bán lẻ Walmart cũng công bố kế hoạch sử dụng blockchain để truy xuất nguồn gốc hàng hóa kinh doanh.

Theo kết quả nghiên cứu của Accenture và được Financial Times đăng tải, rất ít ngân hàng có thể xử lý tốt thách thức từ sự phá bĩnh của các đối thủ kỹ thuật số đang huynh đảo ngành tài chính ngân hàng Chỉ riêng tại châu Âu có tới 1.400 ngân hàng thế hệ mới (neo-bank), khi các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán và fintech mới đã không ngừng xuất hiện kể từ năm 2005 Tính đến năm 2016, nhóm này đã tạo ra 58 tỉ euro doanh thu hàng năm (chiếm 6-7% tổng doanh thu toàn ngành).

Sức nóng thị trường càng gia tăng, khi các tập đoàn công nghệ lớn đang ra sức đào sâu vào các dịch vụ tài chính - ngân hàng Tập đoàn thương mại điện tử Amazon đang cung cấp các dịch vụ thanh toán và các khoản vay cho những đối tác kinh doanh, mạng xã hội Facebook được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ tiền điện tử tại Ireland và

3

Trang 8

ứng dụng nhắn tin WhatsApp để thanh toán tại Ấn Độ, Alibaba và Tencent đã chiếm lĩnh thị trường thanh toán 5.500 tỉ USD tại Trung Quốc.

Các ngân hàng đang trải qua vô vàn thách thức cạnh tranh từ các doanh nghiệp phi ngân hàng và doanh nghiệp fintech quy mô nhỏ Vì thế, để chiến thắng cạnh tranh và tiếp tục dẫn đầu trong kỷ nguyên ngân hàng số, không chỉ có mạng website tốt, kết nối truyền thông xã hội và ngân hàng di động, mà cần đổi mới công nghệ phá bĩnh, mà trí tuệ nhân tạo (AI), ML, blockchain, Analytics, điện toán đám mây trở thành ưu tiên.

Trong năm 2019, ngân hàng số sẽ tiếp tục dẫn đầu và là sự kiện lớn nhất trong ngành ngân hàng, bao gồm đổi mới các dịch vụ tài chính thông qua các dịch vụ trực tuyến như thanh toán điện tử, AI, dữ liệu lớn, blockchain, CX, phá bĩnh (???dịch vụ trực tuyến phá bĩnh là dịch vụ gì?), đổi mới, quyền riêng tư, API, các kênh và chiến lược công nghệ.

Phát triển ngân hàng số không có nghĩa là phải đầu tư lớn hoặc làm rung chuyển mãnh liệt công nghệ thông tin Đầu tư quy mô lớn là cần thiết trong một số lĩnh vực, nhưng về cơ bản là cần khai thác triệt để các thành tố hiện tại để tận dụng cơ hội Các ngân hàng cần cân nhắc, tập trung vào những thành tố này và đầu tư lựa chọn có mục tiêu.

Tối đa hóa việc sử dụng công nghệ hiện có Nhiều ngân hàng đã mở rộng đầu tư dịch vụ ngân hàng trực tuyến và quảng cáo hình ảnh, nhưng không sử dụng rộng rãi; đưa ra cương lĩnh phát triển nhanh chóng, nhưng không gây áp lực khai thác sử dụng Điều này cho thấy sự cần thiết phải có đánh giá hệ thống về năng lực hiện có, mức độ sử dụng công nghệ, và những rào cản chấp nhận dịch vụ mới.

Can thiệp công nghệ với mức đầu tư khiêm tốn Các ngân hàng có thể thu được lợi nhuận đáng kể mà chỉ cần những khoản đầu tư nhỏ theo mục tiêu lựa chọn như mở rộng việc triển khai các công cụ tương tự e-forms và hệ thống làm việc liên tục, có thể được tiến hành tương đối nhanh, đôi khi không cần hòa nhập sâu vào những cấu trúc phức tạp đã có.

Sắp đặt một số điểm lựa chọn lớn nhất Có những vị trí cần theo đuổi đầu tư sâu rộng Tuy nhiên, thay vì cố gắng tự động hóa mọi khía cạnh của quy trình hoặc sản

4

Trang 9

phẩm hiện hành, chỉ cần hướng tới một số khía cạnh có thể dẫn dắt tiêu thụ năng lực lớn nhất và tạo thu nhập cao Không nên xây dựng niềm hy vọng trở thành đế chế số và theo đuổi lợi ích đó Các ngân hàng cần tập trung vào những đầu tư cấp tiến nhất, xóa bỏ những quầy giao dịch lạc hậu, triển khai những giải pháp công nghệ số mới, và tái đầu tư vào quy trình đang hoạt động.

Xử lý vấn đề con người Công nghệ sẽ không giúp đỡ gì, nếu không xử lý những vấn đề về con người vốn đã và đang được dẫn dắt bởi số hóa Điều này đòi hỏi phải suy ngẫm về mô hình tổ chức, nhất là về kỹ năng, cấu trúc, động cơ, và hiệu quả quản lý Bao gồm, lựa chọn cấu trúc và động cơ/mục tiêu đúng đắn, tập trung vào kết quả kinh doanh, chứ không phải là hoạt động số, mô phỏng và thực hiện tầm nhìn về con người.

Tại Việt Nam, cuộc đua kỹ thuật số đang diễn ra đồng loạt tại hàng loạt ngân hàng, tập trung vào việc triển khai các dịch vụ như ngân hàng internet, ngân hàng di động, liên kết hoặc đầu tư vào ví điện tử và phát hành ứng dụng.

Theo tính toán của đại diện các ngân hàng, ngân hàng kỹ thuật số sẽ giúp họ giảm được tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) từ 50% xuống chỉ còn từ 20% Vì vậy, các ngân hàng bán lẻ đã không thể đứng ngoài cuộc chơi vừa giúp tăng trải nghiệm dịch vụ, giữ chân khách hàng, vừa giúp tăng doanh số và lợi nhuận.

Báo cáo của Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy, cả nước đã có 78 ngân hàng triển khai dịch vụ thanh toán qua internet, 41 ngân hàng cho phép người dùng thanh toán trên điện thoại di động Đáng chú ý, hình thức thanh toán di động qua việc quét mã vạch QR, số hóa thông tin thẻ đang dần trở thành xu hướng mới của ngân hàng và người tiêu dùng.

Một thách thức không nhỏ của các ngân hàng khi nhảy vào cuộc đua số hóa này là cạnh tranh với các công ty fintech chuyên về ví điện tử và cho vay ngang hàng đang hoạt động tại Việt Nam Với lợi thế công nghệ, thủ tục đơn giản, linh hoạt hơn ngân hàng, các dịch vụ này đã tiếp cận nhiều người dùng thời gian qua.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng ngân hàng bán lẻ không “lép vế” trước các công ty fintech bởi sở hữu dữ liệu khách hàng khổng lồ Dựa vào kho dữ liệu này,

5

Trang 10

các ngân hàng có thể phân tích hành vi khách hàng, chấm điểm tín dụng và cho vay trực tuyến trong nền tảng ngân hàng số của mình Trong đó, mối quan tâm hàng đầu của người sử dụng dịch vụ ngân hàng là sự an toàn và chế độ bảo mật thông tin tài khoản cá nhân.

Do tốc độ phát triển nhanh chóng của fintech và ngân hàng số, quy định cho những vấn đề mới như bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực tài chính, bảo vệ tính riêng tư dữ liệu người dùng, chuẩn kết nối mở, chia sẻ dữ liệu, vẫn chưa được cơ quan quản lý ban hành để tạo sự an tâm cho các ngân hàng, tổ chức trung gian thanh toán đầu tư vào hạ tầng, giải pháp và nguồn nhân lực.

2 Thông tin chung về Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB)

Ngân hàng TMCP Phương Đông – Orient Commercial Joint Stock Bank (OCB) được thành lập từ ngày 10/06/1996 Qua 23 năm hoạt động và phát triển, OCB luôn duy trì phương châm: khách hàng là trọng tâm, nghiên cứu và phát triển những sản phẩm dịch vụ tài chính phù hợp Hiện OCB có hơn 200 đơn vị kinh doanh trải dài tại khắp các tỉnh thành, trung tâm kinh tế trọng điểm trên cả nước Và được đánh giá là một trong những ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tốt và ổn định trong vòng 05 năm trong hệ thống các tổ chức tài chính tại Việt Nam Ngân hàng hiện đang tập trung nguồn lực, mở rộng mạng lưới giao dịch, tăng năng lực cạnh tranh, tăng cường các hoạt động quản lý rủi ro, thực thi chiến lược phát triển, đưa OCB trở thành một trong những ngân hàng tốt hàng đầu Việt Nam

Thành tích vượt trội năm 2018

• Tháng 3/2018: Ra mắt OCB OMNI – Ngân hàng hợp kênh đầu tiên tại Việt Nam

6

Trang 11

• Moody’s tăng mức tín nhiệm và xếp hạng lên B1 đối với xếp hạng rủi ro đối tác (CRR) và xếp hạng tiền gửi

• OCB đạt top 100 Doanh nghiệp Sao Vàng Đất Việt

• OCB đạt giải thưởng Ngân Hàng Có Sản Phẩm Dịch Vụ Sáng Tạo Tiêu Biểu (VOBA 2018)

• OCB đạt giải thưởng của IFM: Best New Omni Channel Platform 2018 và Most Innovative Digital Bank 2018

Ngân hàng số OCB OMNI – Bứt phá để dẫn đầu 40 Ngân Hàng Phương Đông (OCB)

7

Trang 12

Báo cáo thường niên 20194-41 Thông qua việc đáp ứng đa dạng các nhu cầu thiết yếu của khách hàng từ thanh toán, tiết kiệm, đầu tư, vay vốn, cho tới bảo vệ, năm 2019, nền tảng OMNI ghi nhận số lượng giao dịch thực hiện thành công tăng trưởng đến 136% so với năm 2018, với số lượng khách hàng đăng ký sử dụng OMNI trung bình mỗi tháng trên 15.000 khách hàng Tháng 4/2019, OCB OMNI đã giới thiệu đến khách hàng hệ sinh thái OMNI PAY trên Nền tảng tích hợp và số hóa quy trình nội bộ, Nền tảng ngân hàng hợp kênh (Omni-Channel Platform) và Nền tảng phân tích, với những cải tiến mang tính đột phá như ra mắt ứng dụng xác thực giao dịch trực tuyến mới OCB iOTP với

công nghệ soft OTP nâng cao; triển khai hệ thống liên kết thu hộ học phí cho các trường học tại TP.HCM qua kênh tại quầy và ngân hàng điện tử; hoàn thành xây dựng và đang triển khai thành công với các đối tác ví điện tử) Đồng thời, trong năm qua,

Ngân hàng số OCB OMNI cũng đã hoàn thiện và cho ra mắt hệ thống OCB OMNI Loyalty trên nền tảng tích điểm cho các giao dịch trực tuyến trên ứng dụng, nhằm tri ân, khuyến khích khách hàng gắn bó với ứng dụng OCB

8

Trang 13

Chia sẻ thêm về vấn đề này, ông Dư Xuân Vũ - Giám đốc Khối Công nghệ OCB cho biết, suốt thời gian qua, Ngân hàng đã nghiên cứu và ứng dụng công nghệ nền tảng mở để số hóa sản phẩm dịch vụ.

Hiện OCB liên kết với AirPay, VnPay, Momo giúp khách hàng thanh toán hóa đơn Internet, điện, nước, nạp tiền điện thoại ngay trên ứng dụng, hoặc chuyển tiền qua các ví để mua sắm, thanh toán dịch vụ.

Xa hơn nữa, với công nghệ Open API, khách hàng có thể sử dụng sản phẩm, dịch vụ của OCB ở những nền tảng khác nhau mà không cần phải truy cập vào website hay ứng dụng của Ngân hàng.

Với việc kết nối và tích hợp với đối tác thông qua Open API, ngoài các dịch vụ truyền thống, khách hàng có thể tiếp cận với nhiều sản phẩm đầu tư tài chính như mua bảo hiểm (du lịch, xe máy, sức khỏe…), hay đầu tư chứng chỉ quỹ VinaCapital ngay trên ứng dụng Ngoài ra, ứng dụng còn tích hợp nhiều dịch vụ tài chính của các Fintech như UrBox, mang đến giá trị cộng thêm cho khách hàng thông qua các chương trình tích điểm đổi quả

Từ góc độ các doanh nghiệp đối tác, Open API của OCB sẽ giúp các tổ chức, doanh nghiệp, Fintech… tham gia khai thác và kinh doanh trên cơ sở dữ liệu khách hàng rộng lớn, tiếp cận nhóm khách hàng tiềm năng thuận tiện, bảo mật và an toàn.

9

Trang 14

Công nghệ bảo mật, quản lý danh tính trên nền tảng mở giúp xác thực thông tin tài khoản và chuẩn hóa quy trình xác thực giữa các tổ chức tài chính và bên thứ ba.

Thời gian và chi phí đối với doanh nghiệp tiết giảm đáng kể Với quy trình chuẩn hóa của hệ thống ngân hàng OCB, việc giao dịch, sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng qua Open API sẽ được thực hiện một cách đơn giản và minh bạch.

Thực tế trên cho thấy, từ góc độ ngân hàng, việc đẩy mạnh chuyển đổi số và nâng cao trải nghiệm khách hàng khi sử dụng các nền tảng ngân hàng mở còn mang đến lợi ích lâu dài cho các nhà băng.

Hoạt động Công nghệ thông tin Năm 2019 là năm thứ 3 trong lộ trình thực hiện chiến lược CNTT giai đoạn 2017-2020 của OCB, qua đó OCB tiếp tục mở rộng các nền tảng công nghệ thông tin đã hoàn thành 2 năm trước đó và triển khai nâng cấp, xây dựng thêm các nền tảng quan trọng khác, cụ thể: Về ứng dụng công nghệ: Sau 03 tháng triển khai Open API, OCB đã đưa vào vận hành thành công với hơn 30 API, theo đó OCB đã nhanh chóng cung cấp các sản phẩm dịch vụ ra bên ngoài theo diện rộng, an toàn và được tổ hợp sử dụng theo nhu cầu/yêu cầu riêng biệt của từng khách hàng, đối tác khác nhau Open API không chỉ là nền tảng quan trọng trong việc hoàn thiện sức mạnh công nghệ của OCB, mà quan trọng hơn là giúp OCB sẵn sàng cho mô hình ngân hàng mở (Open Banking) với việc tiếp tục nghiên cứu và khai thác nhiều mô hình kinh doanh mới trên nền tảng này Hiện nay OCB đã cung cấp API đến rất nhiều đối tác đã và đang sử dụng như MoMo, AirPay, UEH, các đối tác của OIMT… Trong năm, OCB hoàn thành dự án xây dựng hệ thống Treasury với nguồn nhân lực nội bộ, qua đó nâng cao hiệu suất hoạt động cũng như tiết kiệm hơn 70% chi phí so với các hệ thống Treasury danh tiếng toàn cầu; đây là một hệ thống quan trọng trong tác nghiệp, vận hành, hỗ trợ đắc lực cho Khối Kinh doanh Tiền tệ và Đầu tư có được kết quả kinh doanh ấn tượng trong năm 2019 Về nền tảng hạ tầng công nghệ: Nếu Open API là dự án trọng điểm ở mảng ứng dụng thì việc triển khai thành công dự án Hệ thống mạng định nghĩa bằng phần mềm (SDN, Software-Defined Networking) đã đưa OCB trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam triển khai & áp dụng thành công công nghệ mới này trong hoạt động thường nhật Việc triển khai SDN giúp OCB tối

10

Trang 15

ưu hiệu suất các hệ thống mạng đã đầu tư trước đây; đảm bảo hiệu quả hoạt động các cấu phần CNTT quan trọng trong hệ thống OCB đã trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam triển khai và áp dụng thành công nền tảng phân tích mới nhất từ tập đoàn IBM - Hệ thống Phân tích tích hợp (IIAS, IBM Integrated Analytic System), áp dụng IIAS vào vận hành sẽ giúp OCB luôn sẵn sàng kết nối và sử dụng các nguồn dữ liệu bên ngoài, các nguồn dữ liệu phi cấu trúc, tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI, Artificial Intelligence) và Machine Learning trong tính toán và phân tích, theo đó giảm tối đa thời gian xử lý thông tin và đa dạng hóa các nguồn thông tin hỗ trợ lãnh đạo và ra quyết định Về vận hành dịch vụ công nghệ: Hoạt động vận hành hệ thống công nghệ thông tin trong năm 2019 được đảm bảo liên tục và thông suốt, bảo đảm mức 99,99% cho SLA về up-time, tỷ lệ vận hành ổn định các dịch vụ công nghệ thông tin trọng yếu Nghiêm túc triển khai các đợt diễn tập chuyển đổi hoạt động giữa Trung tâm Dữ liệu Chính (DC) và Dự phòng (DR) theo quy định của NHNN Năm 2019, OCB vinh dự đón nhận chứng nhận PCI DSS, đây là chứng nhận quan trọng liên quan đến việc tổ chức, lưu trữ, truyền dẫn, xử lý thông tin, dữ liệu trong hoạt động thanh toán Thẻ, chứng nhận trên đã thể hiện OCB luôn nghiêm túc tuân thủ các yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước cũng như các Tổ chức Thẻ trên thế giới Sau 12 tháng triển khai thành công, OCB trở thành số ít ngân hàng có thời gian triển khai và hoàn thành dự án ngắn kỷ lục tại Việt Nam (trung bình 18 – 24 tháng) OCB tiếp tục khẳng định là ngân hàng đáp ứng cao nhất các yêu cầu về an ninh, an toàn từ các cơ quan hữu quan, đơn vị liên quan; lấy an toàn, bảo mật và ổn định hệ thống làm nền tảng cho sự phát triển bền vững, bên cạnh đó OCB luôn nghiêm túc tuân thủ tuyệt đối các yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, đảm bảo công tác quản lý an toàn thông tin cao nhất.

Bên cạnh các sản phẩm lõi, OCB đẩy mạnh xây dựng và phát triển các mô hình ngân hàng số trong hệ sinh thái mở thông qua nền tảng Open API Phát triển thêm các sản phẩm dịch vụ với nhiều tính năng, tiện ích khác nhau trên ứng dụng ngân hàng số OCB OMNI, thông qua đó khách hàng không chỉ sử dụng những dịch vụ thuần túy của ngân hàng như chuyển tiền, thanh toán, tiết kiệm mà còn trải nghiệm thêm những sản phẩm dịch vụ từ các đối tác liên kết như bảo hiểm, đầu tư

II Phân tích (phân tích gì???) ngân hàng OCB

11

Trang 16

1 Hệ thống (phân tích???) CAMELS của OCB

Khả năng tự cân đối vốn của OCB tương đối tốt so với TPB Trong đó, tỷ lệ CRA của OCB đã được cải thiện rõ rệt trong 2 năm 1 Quý qua Chỉ số CAR tại Quý III – 2020 là 12.85% So sánh với TPB, mặc dù quy mô vốn CSH tuy thấp hơn nhưng các chỉ số CAR, Vốn CSH/Huy động, Vốn CSH/Tổng TS của OCB đều cao hơn TPB.

Nhìn chung chúng ta có thể thấy được vốn của OCB tăng cao hơn so với TPB, chứng tỏ một điều trong kỳ OCB đã áp dụng nhiều biện pháp gia tăng năng lực huy động vốn hoặc do uy tín của OCB được nâng cao trên thị trường, OCB đã phần nào tạo ra cho mình một hệ thống danh mục các khách hàng truyền thống.

Từ số vốn huy động trên của OCB sẽ là điều kiện để OCB mở rộng hoạt động tín dụng và các hoạt động khác mà những hoạt động đó đều mang lại thu nhập cho ngân hàng.

Trang 17

Tài sản sinh lãi/

Chất lượng tài sản của OCB mặc dù cao hơn TPB nhưng so qua các năm thì OCB vẫn đang bị tụt giảm Tốc độ tăng trưởng tài sản của OCB tính cho đến thời điểm hiện tại Quý III – 2020 là 12.45% giảm hơn nhiều so với 2018 và 2019 So với TPB thì OCB cao hơn nhiều (TPB là 9.73%).

Tỷ lệ nợ xấu của OCB qua các năm cũng giảm dần nhưng vẫn còn tăng cao hơn so với TPB Tỷ lệ LLR của OCB thấp hơn so với TPB nhưng đang có xu hướng tăng đều qua các năm Theo thông lệ thế giới, trích lập dự phòng rủi ro trên nợ xấu (LLR) của ngân hàng ngưỡng an toàn phải trên 100% thì OCB tính cho đến Quý III – 2020 đã đạt trên ngưỡng 100%.

Nhìn chung, OCB đã có tỷ lệ nợ xấu giảm từ năm 2018 – 2019 nhưng vào Quý III – 2020 lại có chiều hướng tăng lên Điều này cho thấy ngân hàng cũng đang trong tầm kiểm soát nhưng vẫn chưa đưa về được một con số cố định Thông qua đó chưa thể đánh giá được ngân hàng có đang phát triển tốt hay không.

M – Khả năng quản lý

-2020 (TPB)

Chi phí/ Thu nhập hoạt động

13

Ngày đăng: 04/04/2024, 06:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w