1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Khoa: Luật Bảo vệ môi trường - Thực trạng và hướng hoàn thiện

132 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 93,68 MB

Nội dung

Trang 1

TRUONG DAI HỌC LUẬT HÀ NOI KHOA PHÁP LUẬT KINH TE

KY YEU HOI THẢO

LUAT BAO VỆ MOI TRƯỜNG —

THUC TRANG VA HUONG HOAN THIEN

Hà Nội, tháng 10 năm 2020

Trang 2

MỤC LỤC

Chuyên đề 1 MOT SO VAN DE VE YEU CAU, ĐỊNH HUONG VA QUAN DIEM HOÀN THIEN LUẬT BAO VE MOI TRUONG 2014 - |

1S Nguyễn Văn Phương

Trường Đại học Luật Hà Nội

Chuyên đề 2 QUY ĐỊNH CHUNG CUA LUẬT BAO VE MOI TRUONG 2014

VÀ KIÊN NGHỊ HOÀN THIEN - - 2-5 SE+EEESEE2EE E2 2122121211121 xe 9 1S Nguyễn Van Phương

Trường Đại học Luật Hà NộiEmail: nguyenvan_phuong56@yahoo.comĐiện thoại: 0912118129

Chuyên đề 3 QUY ĐỊNH VE UNG PHO VỚI BIEN DOI KHÍ HẬU VÀ KIÊN NGHỊ HOÀN THIỆN 2-52-5222 2E2EE21E212212112112112121111111 11121 11 1y 19

TS Tran Lé Thu

Email: tomphuongthao@gmail.comĐiện thoại: 0902210733

Chuyên đề 4 QUY ĐỊNH VE ĐÁNH GIÁ MOI TRƯỜNG CHIEN LƯỢC,

ĐÁNH GIA TÁC DONG MOI TRƯỜNG, KE HOẠCH BẢO VE MOI

TRƯỜNG VA KIÊN NGHỊ HOÀN THIEN 00 c.ccccsscescsscssessessessesseesesseseeseeseens 29

Th.S Pham Thị Mai TrangTrường Dai học Luật Hà NộiEmail: maitrang136@gmail.comĐiện thoại: 0356107419

Chuyên đề 5 QUY ĐỊNH VE BAO VE MOI TRƯỜNG TRONG KHAI THAC, SỬ DỤNG TÀI NGUYEN THIÊN NHIÊN VÀ KIÊN NGHỊ HOÀN

ThS Dang Hoàng SonTrường Dai học Luật Hà NộiEmail: hoangsongvl@gmail.comĐiện thoại: 0962565899

Trang 3

Chuyên đề 6 QUY ĐỊNH VE BAO VE MOI TRƯỜNG TRONG HOẠT

ĐỘNG SAN XUẤT KINH DOANH DỊCH VỤ, KHU ĐÔ THỊ, KHU DAN CƯ VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN - 2 SE SE 1E 1E1121E11111111111 111111111 xe 64

PGS.TS Vii Thị Duyên ThủyTrường Đại học Luật Hà NộiEmail: vuduyenthuy@gmail.comĐiện thoại: 0983517073

Chuyên đề 7 QUY ĐỊNH VE QUAN LY CHAT THAI VÀ KIÊN NGHỊ

HOAN THIEN 0 75

PGS.TS Vii Thi Duyén ThiyTrường Dai học Luật Ha NộiEmail: vuduyenthuy@gmail.comĐiện thoại: 0983517073

Chuyên đề 8 QUY ĐỊNH VE QUY CHUAN KĨ THUẬT MOI TRUONG, TIEU CHUAN MOI TRUONG VÀ KIÊN NGHỊ HOÀN THIEN 84

ThS Đặng Hoang SơnTrường Đại học Luật Hà NộiEmail: hoangsongvl@gmail.comĐiện thoại: 0962565899

Chuyên dé 9 QUY ĐỊNH VE TRÁCH NHIEM CUA CƠ QUAN QUAN LÝ NHÀ NƯỚC VE BẢO VE MOI TRUONG THEO LUAT BẢO VE MOI

TRƯỜNG 2014 VA KIÊN NGHỊ HOÀN THIEN -2- 2 2+ z+sezxcx2 93 Th.S Nguyễn Thị Hằng

Trường Đại học Luật Hà NộiEmail:nguyenhangkte2009@gmail.comĐiện thoại: 0363160268

Chuyên đề 10 QUY ĐỊNH VE TRÁCH NHIEM CUA MAT TRAN TO QUOC VIET NAM, TO CHUC CHINH TRI XA HOI, TO CHUC XA HOI NGHE NGHIEP VA CONG DONG DAN CU TRONG BAO VE MOI TRUONG VA KIEN NGHỊ HOÀN THIEN - - - 2-52 St SE 2E 1211211111111 11 1.11 1x6 101

Th.S Pham Thị Mai TrangTrường Đại học Luật Ha NộiEmail: maitrang136@gmail.comĐiện thoại: 0356107419

Trang 4

Chuyên đề 11 QUY ĐỊNH VE THANH TRA, KIEM TRA, XỬ LÝ VI PHAM, GIẢI QUYẾT TRANH CHAP, KHIEU NẠI, TO CAO, BOI THUONG

THIET HAI VE MOI TRUONG TRONG LUAT BAO VE MOI TRUONG 2014 VÀ KIÊN NGHỊ HOÀN THIEN 0 cccecceccccccsceecsseseseeeesesstseestenesseneeeee 113

Th.S Nguyễn Thị Hằng

Trường Đại học Luật Hà NộiEmail:nguyenhangkte2009@gmail.comĐiện thoại: 0363160268

Chuyên đề 12 DỰ THẢO LUAT BAO VE MOI TRƯỜNG VE PHÁT TRIEN

KINH TẾ XANH - 2-52 SE E2 EEEE1215212152101121111211 1111111111111 111111 gyg 122 TS Nguyễn Thị Bình

Đại học Công nghiệp Hà NộiEmail: nguyenbinh.314@gmail.com

Trang 5

Chuyên đề 1

MOT SO VAN DE VE YÊU CẦU, ĐỊNH HUONG VA QUAN DIEM HOAN THIEN LUAT BAO VE MOI TRUONG 2014

1S Nguyễn Van Phương

Trường Đại học Luật Hà NộiEmail: nguyenvan_phuong56@yahoo.comDién thoai: 0912118129

Tom tat:

Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 (Luật BVMT năm 2014) chính thức có hiệu

lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 và thay thế cho Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 (Luật BVMT năm 2005) trước đó Đây là văn bản pháp luật đánh dấu sự nỗ lực, quyết

tâm của cơ quan chủ quản trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là Bộ Tài nguyên và Môi

trường và các cơ quan có liên quan đối với một đạo luật có tầm quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội gan với bảo vệ môi trường bền vững Tuy nhiên, trải qua quá trình tổ chức thực thi trên thực tế, Luật BVMT năm 2014 đã và dang chi ra những hạn chế nhất định trong quy định của pháp luật về van dé này.

Trong phạm vi chuyên dé, tác giả sẽ đánh giá khái quát về Luật BVMT năm 2014, từ đó chỉ ra các ưu điểm và hạn chế của Luật này so với nhu cầu bảo vệ môi trường, các quan điểm mới của Đảng, sự phát triển của đất nước về bảo vệ môi trường trong thời kì mới Trên cơ sở đó, tác giả chủ động đề xuất các yêu cầu, định hướng và quan điểm nhằm nhoàn thiện Luật BVMT năm 2014.

Từ khóa: Luật Bao vệ môi trường 2014, Yêu cau hoàn thiện, Quan điểm, định

hướng hoàn thiện

1 Đánh giá khái quát Luật Bảo vệ môi trường 2014

Luật BVMT năm 2014 thay cho Luật BVMT năm 2005 với nhiều quan điểm tiến bộ thé hiện Sự thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách mới, quan trọng của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường mới được ban hành tại thời điểm đó, thé hiện tại Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, đặc biệt là Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, đặc biệt là những quan điểm mới đã được ghi nhận trong các Văn kiện Đại hội Đảng XI Các quan điểm này là tiền đề, yêu cầu cần đáp ứng và cần được thé chế hóa băng pháp luật, trong đó có Luật BVMT Ví dụ như các định hướng phát triển và bảo vệ môi trường trong các Văn kiện của Đảng: Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền ving; Chú

Trang 6

trọng phát triển kinh tế xanh, thân thiện với môi trường; Thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững; từng bước phát triển năng lượng sạch, sản xuất sạch, tiêu dùng sạch; Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng

Trên cơ sở đó quan điểm, chủ trương, chính sách, quan trọng của Đảng, Luật BVMT năm 2014 đã đưa ra nhiều chính sách, cách tiếp cận đổi mới, từng bước đưa phương thức quản lý, giải quyết các vẫn đề về môi trường từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa, kiểm soát các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường để đóng gop cho tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững! va đã có những quy định tiễn bộ như: Ghi nhận quyền được sống trong môi trường trong lành là nguyên tắc của Luật, quy định Quy hoạch môi trường; quy định về ứng phó với biến đổi khí hậu (BDKH)

Từ khi Luật BVMT 2014 có hiệu lực đến nay, nhiều quy định hướng dẫn đã được ban hành và sửa đổi, bố sung với xu hướng ngày càng hoàn thiện hơn như những quy định về tích hợp các loại thủ tục hành chính trong DTM, xác nhận hoàn thành công trình BVMT, xác nhận điều kiện nhập khâu phế liệu và giấy phép xử lý chất thải hoặc những quy định về phí BVMT đối với nước thải.v.v

Luật BVMT 2014 và các quy định hướng dẫn đã góp phần kiềm chế việc gia tăng ô nhiễm môi trường, là công cụ pháp lý hữu hiệu góp phần BVMT hiệu quả hơn Công tác BVMT đã đạt được một số kết quả tích cực Nhận thức về trách nhiệm và hành động trong BVMT đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, thu hút được sự quan tâm của toàn xã hội Phương thức quản lý, giải quyết các vẫn đề về môi trường đã từng bước có sự thay đổi từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa, kiểm soát các du án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, nền kinh tế nước ta có bước phát triển bền vững, thân thiện hơn với môi trường”.

Tuy nhiên, sau 5 năm triển khai thực hiện, Luật BVMT năm 2014 cũng đã bộc lộ một số bất cập, hạn chế cần khắc phục Những bat cập hạn chế lớn nhất là:

Thứ nhát, Luật BVMT hiện hành chưa tiếp cận và cập nhật kịp với những thay đổi nhanh chóng của thực tiễn; cách thức quản lý còn mang nặng tính mệnh lệnh hành chính, chủ yếu dựa vào quy trình, thủ tục, chưa chú trọng quản lý theo mục tiêu và kết qua về BVMT; một số quy định mới chỉ ở mức khung, chưa quy định chi tiết nên chưa bảo đảm các yếu tố thực thi; nhiều nội dung về BVMT còn phân tán tại các luật khác nhau Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy việc quản lý môi trường phải gắn với kết qua, mục tiêu cuối cùng về BVMT, gắn trách nhiệm tuân thủ của doanh nghiệp kèm

1 Chính Phủ, Tờ trình số 252/TTr-CP Về dự án sửa đổi) ngày 23 tháng Luật Bảo vệ môi trường (ngày 23 tháng

5 năm 2020

? Lê Son, Sửa đổi toàn diện Luật Bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu của thực tiễn;

http://baochinhphu.vn/Hoat-dong-cua-lanh-dao-Dang-Nha-nuoc/Sua-doi-toan-dien-Luat-Bao-ve-moi-truong-dap-ung-yeu-cau-cua-thuc-tien/393685.vgp; Cap nhat ngay 23 thang 8 nam 2020

3 Chính Phủ, Tờ trình số 252/TTr-CP Về dự án Luật Bao vệ môi trường (sửa đồi) ngày 23 tháng 5 năm 2020

Trang 7

theo chế tài xử lý nghiêm khắc Bên cạnh đó, vẫn đề môi trường không có ranh giới cụ thé nên cần phải được tiếp cận một cách tổng thé, có hệ thống Trong khi đó, năm 1993 chúng ta mới có Luật BVMT đầu tiên, đến nay qua 02 lần sửa đổi nhưng nhiều nội dung về BVMT vẫn đang được quy định phân tán tại các luật khác nhau, chưa hướng đến mục tiêu tổng thể, chưa quán triệt chủ trương BVMT là một trong ba trụ cột của phát triển bền vững.

Thứ hai, Môi trường nước ta đang diễn biến ngày càng phức tạp; chất lượng môi trường tại một số nơi đã vượt ngưỡng cho phép, không còn khả năng tiếp nhận chất thải Đã xuất hiện những sự cô môi trường lớn, đặc biệt là sự cô môi trường do Formosa gây ra, đòi hỏi phải nhanh chóng thay đổi phương thức quản lý, kiểm soát về môi trường đối với các dự án đầu tư lớn, phức tạp, tiềm ân nguy cơ gây ô nhiễm môi

trường cao Bên cạnh đó, sự bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là đại dịch COVID-19 hiện

nay đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về van đề BVMT.

Thứ ba, Nhiều quan điểm, chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước về phát triển bền vững, BVMT đã được ban hành cùng với nhiều cam kết quốc tế có liên quan đến môi trường đã được Việt Nam tham gia (hiệp định CPTPP, EVFTA, v.v.) đặt ra yêu cầu cần sớm được thể chế hóa để tạo hành lang pháp lý triển khai thực hiện Thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ đã đặt ra cơ hội về đổi mới tư duy, cách thức trong quản lý môi trường, định hình các mô hình tăng trưởng mới cũng như những thách thức về sự dịch chuyên công nghệ cũ, ô nhiễm vào nước ta.

Các biểu hiện cụ thể của những nhược điểm này là:

Thứ nhất, Luật BVMT hiện hành chưa tiếp cận và cập nhật với những thay đôi nhanh của cơ chế thị trường; một số quy định mới chỉ ở mức khung, chưa bảo đảm các yếu tô thực thi Quản lý môi trường mới chi tập trung dé cao vai trò, trách nhiệm của Nhà nước, chưa làm rõ vai trò của người dân, doanh nghiệp, sự tham gia của tô chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội và cộng đồng trong BVMT, chưa huy động hiệu qua nguồn lực của xã hội cho BVMT, trong khi nguồn lực của Nhà nước chưa đáp ứng được yêu cau’.

Thứ hai, Luật BVMT hiện hành chưa dap ứng được đòi hỏi phải nhanh chong

thay đôi phương thức quản lý, kiểm soát về môi trường đối với các dự án đầu tư lớn, phức tạp, tiềm ân nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.

Thứ ba, Van đề BVMT không có ranh giới cụ thể nên cần phải được tiếp cận một cách tông thể Tuy vậy, nhiều nội dung về BVMT đang được quy định phân tán

Lê Sơn, Sửa đồi toàn diện Luật Bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu của thực tiễn; http://baochinhphu

vn/Hoat-dong-cua-lanh-dao-Dang-Nha-nuoc/Sua-doi-toan-dien-Luat-Bao-ve-moi-truong-dap-ung-yeu-cau-cua-thuc-tien/393685.vgp; Cap nhat ngay 23 thang 8 nam 2020

Trang 8

tại các luật khác nhau, chưa hướng đến mục tiêu tông thể, chưa quán triệt chủ trương BVMT là một trong ba trụ cột của phát triển bền vữngŠ.

Thứ tu, Luật BVMT hiện hành chưa đáp ứng được đòi hỏi được chủ trương cải

cách hành chính đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước Cách thức quan ly con mang nặng tính mệnh lệnh hành chính, chủ yếu dựa vào quy trình, thủ tục, chưa dựa vào kết quả, mục tiêu cuối cùng.

2 Một số yêu cầu đặt ra với việc hoàn thiện Luật Bảo vệ môi trường 2014 Đề khắc phục những hạn chế của Luật BVMT 2014, việc hoàn thiện Luật Bảo vệ môi trường 2014 cần đáp ứng những yêu cầu sau:

Thứ nhất, Luật BVMT cần có những quy định, nhóm quy định nhằm giải quyết những van dé bức súc về môi trường hiện nay và có thé xuất hiện trong tương lai trên cơ sở những chuyên biến về phát triển kinh tế - xã hội; Cần kết hợp việc sử dụng cách

thức quản lý, công cụ hành chính với việc tăng cường việc sử dụng các công cụ khác

như công cụ kinh tế, thông tin truyền thông và sử dụng sức mạnh của cộng đồng:

Thứ hai, các quy định của pháp luật cần quy định chỉ tiết, cụ thể nhăm bảo đảm các yêu tố thực thi; Các quy định này cũng cần phải được tiếp cận một cách tong thé, có hệ thống và hướng đến mục tiêu tổng thê và quán triệt quan điểm BVMT là một trong ba trụ cột của phát triển bền vững.

Thứ ba, phải nhanh chóng thay đổi phương thức quan lý, kiểm soát về môi trường đối với các dự án đầu tư lớn, phức tạp, tiềm ấn nguy cơ gây 6 nhiễm môi

trường cao.

Thứ tư, Luật BVMT cần thé chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước về phát triển bền vững, BVMT đã được ban hành cùng với những cam kết quốc tế có liên quan đến môi trường đã được Việt Nam tham gia (hiệp

định CPTPP, EVFTA, v.v.).

Thư năm, bên cạnh vai trò quản lý môi trường của Nhà nước cần làm rõ vai trò của người dân, doanh nghiệp, sự tham gia của tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội và cộng đồng trong BVMT, huy động hiệu quả nguồn lực của xã hội cho BVMT.

Thứ sáu, van đề BVMT không có ranh giới cụ thé nên cần phải được tiếp cận một cách tổng thể trong các quy định, các nhóm quy định.

Thứ bay, Luật BVMT phải dap ứng được đòi hỏi được chủ trương cải cách

hành chính, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trên cơ sở quản lý dựa vào kết

quả, mục tiêu cuôi cùng.

5 Lê Sơn, Sửa đổi toàn diện Luật Bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu của thực tiễn; http://baochinhphu

vn/Hoat-

Trang 9

dong-cua-lanh-dao-Dang-Nha-nuoc/Sua-doi-toan-dien-Luat-Bao-ve-moi-truong-dap-ung-yeu-cau-cua-thuc-Thứ tám, Luật BVMT phải đảm bảo được tính toàn diện, đồng bộ, thống nhất, khắc phục được sự phân tán, tạo nền tảng pháp lý vững chắc cho việc định hình chuyền đổi các mô hình kinh tế theo hướng bền vững:

Thứ mười, các quy định của Luật BVMT cần phù hợp với các nguyên lý, nguyên tắc vận hành của nền kinh tế thị trường có sự can thiệp của Nhà nước” Bởi trên thực tế, những quy định đi ngược với nguyên lý, nguyên tắc của nền kinh tế thị trường, nguyên tắc của sự can thiệp của nhà nước vào thị trường, vào quyên tự do kinh doanh và quyền về tai sản sẽ khó có thé phát huy hiệu quả trên thực tế và có thé đi ngược lại quan điểm phát triển bền vững.

3 Dinh hướng, quan điểm hoàn thiện Luật Bảo vệ môi trường 2014

Từ những yêu cầu trên, định hướng và quan điểm hoàn thiện luật BVMT 2014 bao gồm:

Thứ nhất, bảo vệ môi trường phải được đặt ở vi trí trung tâm của các quyết định phát triển; môi trường không chỉ là không gian sinh tồn của con người, mà còn là điều kiện, nền tảng, yếu tố tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững Không đánh đổi môi trường lay tăng trưởng kinh tế; thực hiện sàng lọc, lựa chọn đầu tư phát triển dựa trên các tiêu chí về môi trường Bảo đảm hài hòa lợi ích, tạo động lực khuyến khích các bên liên quan tham gia công tác BVMT°;

Thứ hai, bảo vệ môi trường phải lay bảo vệ sức khoẻ Nhân dân làm mục tiêu hàng đầu, bảo đảm mọi người dân đều có quyền được sống trong môi trường trong lành; dựa trên cơ sở phòng ngừa là chính, kết hợp với khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường”;

Thứ ba, với vai trò là một đạo luật cơ bản về BVMT, Luật BVMT phải đảm bảo được tính toàn diện, đồng bộ, thống nhất, khắc phục được sự phân tán, tạo nền tảng pháp lý vững chắc cho việc định hình chuyển đổi các mô hình kinh tế theo hướng bền ving’;

Thứ tw, tạo cơ sở pháp lý thực hiện các cam kết quốc tế, trách nhiệm được quy định trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới?.

Thứ năm, cần phải xác định rõ trách nhiệm của các chủ thể trong quá trình

Trang 10

Về nguyên tắc có thê thay, tat cả các chủ thé đều có nghĩa vụ phải BVMT Tuy nhiên, cần phải xác định rõ trách nhiệm của các chủ thé trong quá trình nay Chúng tôi

cho rằng, trách nhiệm BVMT thuộc về Nhà nước, các chủ nguồn thải, các tô chức, cá

nhân và cộng đồng Theo đó, Nha nước phải có trách nhiệm hàng đầu trong BVMT, bởi Nhà nước do nhân dân thành lập ra, nhân dân nộp thuế, nhân dân ủy quyền cho Nhà nước thay mặt mình dé quản ly xã hội, trong đó có quản ly nhà nước về môi trường !0

Luật BVMT phải làm rõ trách nhiệm của từng chủ thé, từng cơ quan quản lý Nhà nước dé làm rõ quy định “một việc chỉ giao cho một cơ quan chịu trách nhiệm”!!

Bên cạnh đó, Luật BVMT sửa đổi cần phải nâng cao vai trò của tô chức xã hội, cộng đồng trong BVMT và phải có cơ chế dé thực hiện vai trò này, góp phan bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành của người dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 201312.

Thứ sáu, với tình hình môi trường hiện nay và diễn biến có thé trong tương lai, cần nâng cao yêu cầu BVMT dé đáp ứng với nhu cầu BVMT cap bách hiện nay.

Việc nâng cao yêu cầu BVMT được thực hiện bỏi 02 nhóm van đề:

Một là, với những nhóm quy định đã được quy định trong Luật BVMT 2014,

cần xác định các nghĩa vụ của các chủ thể theo hướng nghiêm ngặt hơn nhưng không làm phát sinh thêm thủ tục hành chính Các nhóm quy định này có thể là các quy định về DTM, GPMT, quản lý chất thai, QCKTMT

Hai là, với những nhóm quy định chưa được quy định hoặc quy định chưa đầy đủ trong Luật BVMT 2014 thì cần bổ sung vào Luật BVMT sửa đổi Các nhóm quy định này có thể là kiểm toán môi trường, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, thị trường

phát thải; các công cụ kinh tế, các công cụ truyền thông và vai trò của tô chức chính trị

- xã hội, xã hội — nghề nghiệp và cộng đồng.

Trong nhóm quy định này, cần xác định những nội dung quy định mang tính bắt buộc và những nội dung quy định mang tính khuyến khích thực hiện.

Những nhóm quy định mới được đưa vào Luật BVMT sửa đổi cần có lộ trình thực hiện và để các chủ thể có thời gian “thích nghỉ” thì nên quy định mang tính khuyến khích, tùy nghi, chang hạn như những nhóm quy định về kiểm toán môi trường, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, thị trường phát thải.

10 Bùi Đức Hiến, Huỳnh Minh Luân, Một số vướng mắc, bat cập của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Tapchi Môi trường, số 11/2019) http://tapchimoitruong.vn/pages/article.aspx

11 Lê Sơn, Sửa déi toàn diện Luật Bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu của thực tiễn;

http://baochinhphu.vn/Hoat-dong-cua-lanh-dao-Dang-Nha-nuoc/Sua-doi-toan-dien-Luat-Bao-ve-moi-truong-dap-ung-yeu-cau-cua-thuc-tien/393685.vgp; Cập nhật ngày 23 tháng 8 năm 2020

12 Bùi Đức Hiển, Huỳnh Minh Luân, Một SỐ vướng mắc, bất cập của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Tap

chi Môi trường, số 11/2019) http://tapchimoitruong.vn/pages/article.aspx

Trang 11

Với nhóm quy định về các công cụ kinh tế, các công cụ truyền thông và vai trò của tô chức chính trị - xã hội, xã hội — nghề nghiệp va cộng đồng thì có thé quy định mang tính bắt buộc nhưng khi quy định trong Luật BVMT sửa đổi cần quy định mang tính nguyên tắc bởi cần có quy định hướng dẫn (Ví dụ như quy định về phí BVMT) hoặc có những nội dung không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật BVMT (ví dụ như cơ chế thực hiện quyền của tô chức chính trị - xã hội, xã hội — nghề nghiệp và cộng đồng) hoặc cần quy định cụ thể ở văn bản pháp luật khác (ví dụ như Thuế BVMT).

Trang 12

nan bk WO kè —

DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO Hién pháp năm 2013;

Luật Bảo vệ môi trường năm 1993; Luật Bảo vệ môi trường năm 2005; Luật Bảo vệ môi trường năm 2014;

Chính Phủ, Tờ trình số 252/TTr-CP Về dự án sửa đổi) ngày 23 tháng Luật Bảo vệ

môi trường (ngày 23 tháng 5 năm 2020);

Bùi Đức Hiện, Huynh Minh Luân, Mot sô vướng mac, bat cập của Luật Bảo vệ môi

trường năm 2014, Tạp chí Môi trường, số 11/2019; tr.30.

Lê Sơn, Sta đôi toàn điện Luật Bảo vệ môi trường dap ứng yêu câu của thực tiên;http://baochinhphu.vn/Hoat-dong-cua-lanh-dao-Dang-Nha-nuoc/Sua-doi-toan-dien-Luat-Bao-ve-moi-truong-dap-ung-yeu-cau-cua-thuc-tien/393685.vgp, truy cap

20/9/2020

Trang 13

Chuyên đề 2

QUY ĐỊNH CHUNG CUA LUẬT BAO VỆ MOI TRƯỜNG 2014

VÀ KIÊN NGHỊ HOÀN THIỆN

1S Nguyễn Văn Phương

Trường Đại học Luật Hà NộiEmail: nguyenvan_phuong56@yahoo.comDién thoai: 0912118129

Tóm tat:

Chuyên đề đánh giá khái quát về các quy định chung của Luật Bảo vệ môi trường 2014 dé chỉ ra các ưu điểm, và nhược điểm của chương | luật này so với như cầu bảo vệ môi trường, các quan điểm mới của Dang, sự phát triển của đất nước dé chỉ ra các ưu điểm và bất cap, hạn chế cần khắc phục Trên cơ sở đó, đề xuất các kiến nghị hoàn thiện Luật bảo vệ môi trường 2014 cũng như một số ý kiến đóng góp hoàn thiện Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đôi 2020.

Từ khóa: Luật Bảo vệ môi trường 2014, Những quy định chung, Dự thảo Luật

Bảo vệ môi trường sửa đổi 2020.

1 Đánh giá những quy định chung của Luật bảo vệ môi trường 2014

Chương I Luật BVMT 2014 gồm 07 điều liên quan đến phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ, nguyên tắc bảo vệ môi trường, chính sách của nhà nước về bảo vệ môi trường, những hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích và những hành vi bị nghiêm cắm.

1.1 Về phạm vi điều chỉnh (Điều 1)

Việc xác định chính xác phạm vi điều chỉnh sẽ xác định được cau trúc của Luật BVMT, có thé tránh được những chồng chéo, mâu thuẫn giữa Luật BVMT với các văn bản Luật khác, nhất là các Luật về tài nguyên, trong các quy định cụ thể Nó cũng hạn chế được những khoảng trống của pháp luật trong bảo vệ môi trường.

Điều 1 Luật BVMT 2014 quy định “Luật này quy định về hoạt động bảo vệ môi trường: chính sách, biện pháp và nguôn lực dé bảo vệ môi trường; quyên, nghĩa vụ và trách nhiệm cua cơ quan, tô chức, hộ gia đình và cá nhân trong bảo vệ môi trường”.

Có thê thấy răng, Luật BVMT 2014 đã liệt kê rõ hơn phạm vi điều chỉnh (về đối tượng phải bảo vệ môi trường) của Luật BVMT so với Luật BVMT 2005 Tuy nhiên, Điều 1 Luật BVMT 2014 không xác định đối tượng cộng đồng dân cư nhưng trong các quy định về quyên, nghĩa vụ của các chủ thé lại có nhóm đối tượng là cộng đồng dân cư, Ví dụ Điều 46 về Quyền và trách nhiệm của cộng đồng trong ứng phó

Trang 14

với biến đôi khí hậu; Điều 146 Quyên và trách nhiệm của cộng đồng dân cư Đây có lẽ là nhược điểm của Điều 1 Luật BVMT 2014.

1.2 Về đối twong áp dụng (Điều 2)

Điều 2 Luật BVMT 2014 quy định về đối tượng áp dụng như sau “Luật này áp dụng đối với cơ quan, tô chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời”

Luật BVMT 2014 quy định về đối tượng áp dụng đã liệt kê đối tượng áp dụng một cách ngắn gọn vẫn bao quát được hết các chủ thê được đề cập

Luật BVMT 2014 đã mở rộng phạm vi không gian áp dụng của Luật BVMT,

không chỉ trên “lãnh thổ” đất liền như Luật BVMT 2005 mà khái niệm “lãnh thổ” được giải thích là “bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời”.

Theo quy định tại Luật biển Việt Nam (năm 2012) thi vàng biển Việt Nam bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyên kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, được xác định theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thé mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.

Ving trời là khoảng không gian bao trùm trên vùng đất và vùng nước của quốc gia Trong các tài liệu, văn bản pháp lý quốc tế từ trước tới nay chưa quy định cụ thé và thống nhất về độ cao vùng trời quốc gia Trong thực tiễn mỗi nước quy định khác nhau Một số nước lay độ cao của tầng khí quyên làm giới hạn, một số nước lại lay độ cao quỹ đạo vệ tinh địa tĩnh!3.

Pháp luật Việt Nam cũng ghi nhận và khăng định chủ quyền của Việt Nam đối với vùng trời quốc gia trong nhiều luật, như Hiến pháp năm 2013, Luật Biên giới quốc gia năm 2003, Luật Hàng không dân dụng năm 2006 và Luật Biển Việt Nam năm

2012 Điều 1 Hiến pháp năm 2013 khăng định “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam là một nước độc lập, có chủ quyên, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất

liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.” Luật Biên giới quốc gia năm 2003 xác định rõ hơn vùng trời quốc gia của Việt Nam, quy định “Biên giới quốc gia trên không là mặt thang đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên vùng trời,” và không đặt ra giới hạn độ cao Điều 20 của Luật này nhắn mạnh “Tàu bay chỉ được bay qua biên giới quốc gia và vùng trời Việt Nam sau khi được các cơ quan có thâm quyền của Việt Nam cho phép, phải tuân thủ sự điều hành, kiểm soát và hướng

dẫn của cơ quan quản lý bay Việt Nam, tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và

điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.” Luật Hàng không dân dụng

13 Lanh thổ quốc gia và những chế định cơ bản trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982;

http://bienphongvietnam.vn/nghien-cuu-trao-do1/tu-lieu/1766-dddd.html

Trang 15

năm 2006 đề cập đến “vùng trời Việt Nam” và quy định thâm quyền quản lý hoạt động hàng không dân dụng trên vùng trời này Luật Biển Việt Nam năm 2012 khang định chủ quyền đối với vùng trời phía trên lãnh hải Điều 12 khoản 4 Luật này quy định

“Các phương tiện bay nước ngoài không được vào vùng trời ở trên lãnh hải Việt Nam,

trừ trường hợp được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam hoặc thực hiện theo điều ước quốc tế ma nước Cộng hoa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”1

Bằng việc giải thích “lãnh thé bao gồm đất liền, hải dao, vùng biển và vùng

trời”, Luật BVMT 2014 không chỉ mở rộng phạm vi không gian ap dung mà còn góp

phan bảo đảm tính thống nhất của hệ thông pháp luật Việt Nam, góp phan bảo vệ chủ quyền của đất nước.

Tuy nhiên, giống như Điều 1 Luật BVMT 2014 không xác định đối tượng áp dụng luật này bao gồm cả cộng đồng dân cư Đây có lẽ là nhược điểm của Điều 2 Luật BVMT 2014.

1.3 Về giải thích từ ngữ (Điều 3)

Điều 3 Luật BVMT 2014 quy định về việc giải thích 29 từ ngữ được sử dụng trong Luật BVMT 2014 so với 22 từ ngữ tại Điều 3 Luật BVMT 2005 Tuy nhiên, nhiều khái niệm còn được giải thích tại các quy định cụ thể, ví dụ Điều 43 về khái niệm “Năng lượng tái tạo”; Khoản 5 Điều 105 về khái niệm “Khắc phục ô nhiễm môi trường” Có lẽ các nhà làm luật cho rằng, vời những thuật ngữ chỉ sử dụng trong một hoặc một vài điều cụ thé thì không dé tại Điều 3 về giải thích từ ngữ chung mà giải thích ngay tại các điều đó.

1.4 Về các nguyên tắc bảo vệ môi trường (Điều 4)

Việc xác định các nguyên tắc bảo vệ môi trường (Điều 4 Luật BVMT 2014) thể

hiện "tư tưởng chính tri, pháp lý chi đạo quá trình xây dựng và ap dụng Luật BVMT",

với tư cách là một văn bản pháp luật Việc xác định nguyên tắc bảo vệ môi trường nhằm phục vụ cho mục đích xây dựng (hoặc sủa đổi) các quy định dé điều chỉnh các

mối quan hệ xã hội trong hoạt động bảo vệ môi trường Do đó, việc xác định chính

xác, đúng dan các nguyên tắc bảo vệ môi trường của Luật BVMT (với tư cách là “tư tưởng chính trị, pháp lý chỉ đạo quá trình xây dựng và áp dụng” các chế định, quy định cụ thé của Luật BVMT) bảo đảm cho việc lựa chọn những phương án phù hợp nhằm điều chỉnh những van dé cụ thé tại các chương tiếp theo của Luật BVMT.

Luật BVMT 2014 đã b6 sung một số nguyên tắc và nội dung mới của nguyên tắc BVMT tại Điều 4, gồm:

14 Trần Hữu Duy Minh, Các vùng trời: Vùng trời quốc gia, không phân quốc tế, vùng thông báo bay (FIR) và

vùng nhận dạng phòng không (ADIZ), Bài trình bày tại Hội thảo khoa học “Những vân đê pháp ly và thực tiênvề vùng nhận dạng phòng không trong luật quôc tê”, do Trường Đại học Luật Hà Nội tô chức, Hà Nội, ngày

17/5/2017

Trang 16

- Luật BVMT 2014 đã gắn vấn đề BVMT với việc bảo đảm quyền trẻ em và BVMT với mục đích bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành thông qua quy định tai Điều 4 khoản 2 như sau: “Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế, an sinh xã hội, bảo đảm quyền trẻ em, thúc đây giới và phát triển, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu dé bao dam quyền mọi người được sông trong môi trường trong lành”.

Việc xác định “Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với bảo đảm quyên trẻ em” đã thé hiện tư tưởng BVMT không chỉ nhằm bảo đảm cho bảo vệ chất lượng môi trường sống, bảo đảm cho sự phát triển của thế hệ hiện tại mà còn phải bảo đảm chất lượng môi trường sống và sự phát triển bền vững cho thế hệ tương lai.

Việc xác định nguyên tắc “Bảo vệ môi trường dé bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành” nhằm bao đảm thé chế quyền con người đã được ghi nhận trong Hiếp pháp 2013 và tư tưởng tất cả vì con người của hiện tại và

tương lai.

- _ Luật BVMT 2014 đã gắn van đề BVMT với việc bao đảm chủ quyền, an ninh quốc gia khi quy định: “bảo vệ môi trường bảo đảm không phương hại chủ quyền, an ninh quốc gia” Chi quyén quốc gia là quyền làm chủ một cách độc lập, toàn vẹn và đầy đủ về mọi mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp của một quốc gia trong phạm vi lãnh thé của quốc gia đó Trên thé giới, van đề bảo vệ môi trường và chủ quyền quốc

gia luôn được đặt ra trong những trường hợp ảnh hưởng môi trường xuyên biên giới.

Có những trường hợp các quốc gia phải lựa chọn một trong hai lợi ích: chủ quyền quốc gia hay BVMT hoặc vẫn đề BVMT, nếu được giải quyết sẽ ảnh hưởng tới chủ quyền quốc gia (như quyền tự quyết) Với nguyên tắc BVMT này, van đề BVMT có giới hạn là “bảo đảm không phương hại chủ quyền, an ninh quốc gia” Như vậy, các phương án quy định trong các chế định cụ thé với mục tiêu BVMT sẽ không được xây dựng và ban hành khi quy định đó làm “phương hại đến chủ quyền, an ninh quốc gia”.

- _ Luật BVMT 2014 bé sung nguyên tắc ưu tiên một số hoạt động BVMT khi quy định tại Điều 4 khoản 3 và khoản 6: “Bảo vệ môi trường phải dựa trên cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên, giảm thiêu chất thải” và “ưu tiên phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy

thoái môi trường”.

Vấn đề phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường trong thời kỳ đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang là một vẫn đề cần giải quyết một cách cấp bách Do đó, Luật BVMT xác định nguyên tắc ưu tiên lĩnh vực này là một điều hoàn

toàn hợp lý.

Mặc dù Điều 4 khoản 3 Luật BVMT 2014 không quy định ưu tiên giải quyết vấn đề “sử dụng hợp lý tài nguyên, giảm thiểu chất thải” Tuy nhiên, vấn đề này được

Trang 17

dé cập là một nguyên tắc độc lập cho thay tầm quan trong và “mức ưu tiên” mà Luật BVMT 2014 cần giải quyết so với các hoạt động BVMT khác.

- Luật BVMT 2014 đã xác định nguyên tắc “người nào được hưởng lợi từ môi trường phải trả tiền” khi quy định tai Điều 4 khoản 7: “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng thành phần môi trường, được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho bảo vệ môi trường” Việc xác định nguyên tắc này cho thấy các nhà làm luật đã sử dụng lợi ích kinh tế để định hướng hành vi của tổ chức và cá nhân Như vậy, pháp luật BVMT không chỉ “thuần túy” sử dụng công cụ hành chính, với tư cách sử dụng quyền lực nhà nước, trong BVMT mà đã từng bước sử dụng sức mạnh của nền kinh tế thị trường, sử dụng lợi ích kinh tế dé định hướng hành vi của tô chức, cá nhân.

Mặc dù là một nguyên tắc được kế thừa từ Luật BVMT 2005 nhưng theo quan điểm của tác giả thì nội dung được quy định tại Điều 4 khoản 8 Luật BVMT 2014 “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải khắc phục, bồi thường thiệt hại và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật” không phải là một nguyên tắc BVMT mà là một quy định cụ thể Bởi nguyên tắc pháp lý là "tư tưởng chính trị, pháp lý chỉ đạo quá trình xây dựng và áp dụng Luật BVMT" Khăng định này càng được củng cô khi Luật BVMT chỉ có 01 điều quy định về van đề này và cũng với nội dung không khác so với Điều 4 khoản 8 Cụ thê, tại Điều 160 khoản 1 quy định "Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm, suy thoái, sự cỗ môi trường, gây thiệt hại cho tô chức và cá nhân khác, có trách nhiệm khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại và xử lý theo quy định của Luật này

và pháp luật có liên quan”.

1.5 Về chính sách của Nhà nước về BVMT (Điều 5)

Với mục đích cập nhật, cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương, chính sách mới của Đảng đã được nêu tại Nghị quyết Dai hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, đặc biệt là Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về chủ động ứng phó với biến đồi khí hậu, tăng cường quan

lý tài nguyên và bảo vệ môi trường khi xây dựng Luật BVMT 2014 nên các chính sách

của Nhà nước trong BVMT (Điều 5) cũng thé hiện các chính sách mới của Dang Các chính sách mới được đề cập gồm: “Bảo tồn da dạng sinh học; bố trí khoản chi riêng cho bảo vệ môi trường trong ngân sách với tỷ lệ tăng dan theo tăng trưởng chung; Gan kết các hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên với ứng phó với biến đổi khí hậu, bao đảm an ninh môi trường” Một điểm đáng chú ý là từ chính sách “bồ trí khoản chỉ riêng cho sự nghiệp môi trường trong ngân sách nhà nước hằng năm” (Luật BVMT 2005) đã hình thành chính sách “bố trí khoản chi riêng cho bảo vệ môi trường trong ngân sách với tỷ lệ tăng dần theo tăng trưởng chung” Chính sách này đã thể hiện rõ

hơn việc thê hiện quan diém phát triên bên vững trong các chính sách của Nhà nước.

Trang 18

1.6 Về những hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích (Điều 6)

Trên cơ sở đường lỗi chính sách của Đảng và Nhà nước về BVMT, Luật BVMT 2014 đưa ra các hoạt động BVMT được khuyến khích tại Điều 6.

So với các hoạt động BVMT được khuyến khích của Luật BVMT 2005, Luật BVMT 2014 chỉ bồ sung một hoạt động xuất hiện nhu cầu giải quyết trong thời gian gần đây là: “Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu; phát triển, sử dung năng lượng sạch, năng lượng tái tạo” (khoản 4) Bên cạnh đó, thay vì biện pháp “tuyên truyền” của Luật BVMT 2005 thì Luật BVMT 2014 dé cập tới biện pháp “Truyền thông” (khoản 1) Ở đây không chỉ là van dé sử dụng thuật ngữ mà nội hàm của khái niệm truyền thông rộng hon khái niệm tuyên truyền.

Các hoạt động BVMT được khuyến khích tập trung vào 4 biện pháp bảo vệ môi trường chính là Biện pháp tổ chức chính trị, biện pháp kinh tế, biện pháp khoa học công

nghệ và biện pháp giáo dục Trong đó vai trò của biện pháp giáo dục cùng các hoạt động

liên quan đến biện pháp này có vai trò đặc biệt quan trong và chiếm phan lớn trong các hoạt động được khuyến khích Khi con người đã có ý thức tự giác thì việc bảo vệ môi trường sẽ dễ dàng thực hiện một cách có hiệu quả Xét về khía cạnh thực tế, các biện pháp và hoạt động trên đã, đang và sẽ tiếp tục được thực hiện trên phạm vi và quy mô rộng Có những kết quả đáng ghi nhận đã đạt được, song dé các hoạt động trên thực hiện được đúng mục đích của nó thì vẫn cần rất nhiều thời gian, công sức và sự phối hợp từ các cấp các ngành đến mỗi gia đình, nhà trường và cá nhân.

1.7 Về các hành vi bị nghiêm cam (Điều 7)

Điêu 7 Luật BVMT 2014 qui định 16 hành vi bị nghiêm cấm Nhìn chung các hành vì bị nghiêm cam khong có sự khác biệt nhiêu so với Luật BVMT 2005 Có 02 nội dụng có sự khác

biệt là:

1 Thay vì quy định cam: “Nhập khâu, quá cảnh chat thải đưới mọi hình thức” thì Luật BVMT 2014 quy định cam: “Nhập khâu, quá cảnh chat thải từ nước ngoài đưới mọi hình thức” Như vậy, Luật BVMT 2014 chi cam nhập khẩu quá cảnh chat thải từ nước ngoài Quy định này có thê hiểu là hành vi đưa chất thải từ các khu vực có quy chế hải quan đặc biệt (như khu chế xuất, khu đặc quyền kinh tế ) trên lãnh thổ Việt Nam vào khu vực khác thuộc lãnh thé Việt Nam theo pháp luật hải quản và pháp luật thương mại là hoạt động nhập khâu nhưng theo Luật BVMT 2014 không phải là hoạt động nhập khẩu và do đó không bị kiểm soát về BVMT 2 Điều 7 bồ sung quy định cam: “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vượt quá quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm của người có thâm quyền dé làm trái quy định về quản lý môi trường”.

Việc quy định hành vi bị cắm này là phù hợp với việc làm rõ hơn phạm vi và đối tượng áp dụng của Luật BVMT 2014 được quy định tại Điều 1 và Điều 2 Luật BVMT 2014 gồm cả cơ quan (nhà nước).

Trang 19

Tuy nhiên, một nhược điểm của việc quy định các hành vi bị cam theo Luật BVMT 2014 là các hành vi bị cam thực hiện không chỉ được quy định tại Diéu 7 nêu trên mà còn được quy định rải rác trong các quy định tại những chế định cụ thể tại các chương, mục, diéu cu thể

Các hành vi bị nghiêm cam được quy định ngoài Điều 7 Luật BVMT 2014 được thé hiện dưới 03 dạng là: i) Hành vi bị cấm; ii) Hành không được thực hiện (cũng với tinh chat là

hành vi bi cam) va ii) Chi được thực hiện một số hành vi (những hành vi con lại bị cam), Vi du

Khoản 2 Điều 42 Quan lý các chất làm suy giảm tang ô-đôn; Khoản 2 Điều 75 Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, Khoản 4 Điều 103 Quản lý và kiểm soát tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ, Khoản 2 Điều 57 Bảo vệ môi trường hồ chứa

nước phục vụ mục đích thủy lợi, thủy điện v.v

2 Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) và kiến nghị hoàn thiện về những

quy định chung

2.1 Về phạm vi điều chỉnh và doi twong điều chỉnh tại Điều 1 và Điều 2

Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) (sau đây gọi là Dự thảo) đã khắc phục được nhược điểm của Luật BVMT 2014 khi bổ sung “cộng đồng dân cư” là một đối tượng có quyền và nghĩa vụ trong BVMT.

Bên cạnh đó, Điều 1 thay cụm từ “Luật này quy định về hoạt động bảo vệ môi trường: chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường ” bằng cụm từ “Luật này quy định về hoạt động bảo vệ môi trường” có tính chất khái quát hơn Sự thay đổi này cũng dẫn đến các quy định về “Những hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích” tại Điều 6 Luật BVMT 2014 không được quy định tại chương 1 Dự thảo mà quy định trong các nội dung tương ứng tại các chương cụ thể.

2.2 Về giải thích từ ngữ tại Điều 3

So với 29 từ ngữ được giải thích tại Điều 3 Luật BVMT năm 2014, Điều 3 Dự thảo giải thích 46 từ ngữ Trong 46 từ ngữ này, có 25 từ ngữ đã được quy định tại Điều 3 Luật BVMT 2014 (có thể có sửa đổi nội dung), 04 thuật ngữ được đưa từ các định

nghĩa đã được quy định tại các văn bản hướng dẫn thi hành, 17 từ ngữ mới.

Việc bổ sung việc giải thích các thuật ngữ mới phản ánh sự mở rộng nội dung điều chỉnh của Dự thảo Thông qua việc bổ sung việc giải thích các từ ngữ mới có thé thay Du thao đã mở rộng nội ham của phạm vi điều chỉnh hơn so với Luật BVMT 2014 ví dụ như đối với các lĩnh vực kinh tế xanh, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên

Tuy nhiên, cũng cần xem lại một số định nghĩa được quy định tại Điều 3 gồm: Khoản 3: thuật ngữ “hoạt động bảo vệ môi trường” cần thêm “khai thác, sử dụng hợp lý, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên ” thay vì chỉ có “sử dụng hợp lý bảo tồn tài nguyên thiên nhiên ” vì khai thác tài nguyên thiên nhiên là một trong những

hoạt động rat cân được kiêm soát dé bảo vệ môi trường chứ không chi có việc sử

Trang 20

dụng tài nguyên thiên nhiên Rất nhiều chủ thê khai thác tài nguyên nhưng không sử

dụng tài nguyên.

Khoản 6 quy định về “ô nhiễm môi trường” nên thay từ “và” bằng từ “hoặc” và thêm cụ từ “bắt buộc áp dụng” sau cụm từ “tiêu chuẩn môi trường” Cụ thé dự thảo giải thích: “O nhiễm môi trường là sự biến đối các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật và tự nhiên”.

Kiến nghị sửa là “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc tiêu chuẩn môi trường bắt buộc áp dụng gây ảnh hưởng xấu đến con

người, sinh vật và tự nhiên”.

2.3 Về các Nguyên tắc bảo vệ môi trường tại Điều 4

Các nguyên tắc BVMT được quy định tại Điều 4 Dự thảo được quy định trên cơ sở các nguyên tắc BVMT đã được quy định tại Điều 4 Luật BVMT 2014 và có thê nói là đã viết cô đọng, xúc tích và rõ ràng hơn.

Điều 4 Dự thảo có đưa ra 01 nguyên tắc mới tại khoản 2: “Môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tổ tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững Bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế và được đặt ở vị trí trung tâm của các quyết định phát triển; không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế; thực hiện sàng lọc, lựa chọn đầu tư phát triển dựa trên các tiêu chí về môi trường”.

Nguyên tắc này đã xác định tầm quan trọng “đặc biệt” của môi trường và BVMT đối với phát triển kinh tế Nguyên tắc này giải thích rõ hơn quan điểm phát triển bèn vững, quan điểm dé giải quyết mối quan hệ giữa môi trường và phát triển, chống lại xu thế coi nặng van dé phát triển mà có thể bỏ qua van đề môi trường và BVMT hiện nay Đây là cơ sở để hình thành các cơ chế, chính sách và quy định mới mang tính đột phá, tạo nền tảng pháp lý cho việc hình thành và phát triển các mô hình tăng trưởng bền vững thông qua việc đây mạnh kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế

phát thải ít các-bon.

2.4 Về Chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường (Điêu 5) Điều 5 Dự thảo bé sung thêm 02 chính sách gồm:

12 Thực hiện sàng lọc dự án đầu tư dựa trên các tiêu chí về môi trường, quản lý môi trường liên thông các giai đoạn từ quy hoạch, chủ trương đến xây dựng và thực

hiện dự án.

13 Lồng ghép và thúc đây các mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế các-bon thấp trong việc xây dựng và thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,

Trang 21

chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội.

Việc bổ sung các chính sách này phù hợp với các nguyên tắc được quy định tại Điều 4 Dự thảo và việc mở rộng nội hàm của phạm vi điều chỉnh của Dự thảo.

2.5 Những hành vì bị nghiêm cắm (Điều 6 Dự thảo)

So với các hành vi bị nghiêm cam quy dinh tai Điều 7 Luật BVMT 2014, Điều

6 Dự thảo đã tập trung vào các hành vi thuộc lĩnh vực BVMT, đã loại bỏ những hành

vi đã bi cắm đã được quy định trong các văn bản luật khác (các luật về tài nguyên) và đã chuyển một số hành vi bị cắm trong các quy định cụ thé để quy định trong điều này, ví dụ: Nhập khẩu trái phép phương tiện, may móc, thiết bị đã qua sử dung dé phá đỡ, tái chế (quy định tại Điều 75 Luật BVMT 2014),

Tuy nhiên, Điều 6 mới chỉ quy định những hành vi bị nghiêm cam đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc sinh hoạt, mà chưa có những quy định “Cam” trong lĩnh vực quản lý nhà nước về môi trường Cần bổ sung nhiều quy định cắm trong lĩnh vực quản lý nhà nước, như: Cam lợi dụng chức vụ, quyến han dé làm sai lệch quy hoạch MT, cam trục lợi trong phê duyệt báo cáo DTM vv

Trang 22

%® ¬I CC an Đ C2 NK

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường

quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;

Hiễn pháp năm 2013;

Luật Bảo vệ môi trường năm 2005; Luật Bao vệ môi trường nam 2014;

Luật Biển Việt Nam năm 2012;

Luật Hàng không dân dụng năm 2006;

Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đôi;

Trần Hữu Duy Minh, Các vùng trời: Vùng trời quốc gia, không phân quốc tế, vùng

thông bao bay (FIR) va vùng nhận dạng phòng không (ADIZ), Bài trình bày tại Hội

thảo khoa học “Những vấn dé pháp lý và thực tiễn về vùng nhận dạng phòng không trong luật quốc tế”, do Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức, Hà Nội, ngày

17/5/2017.

Trang 23

Chuyên đề 3

QUY ĐỊNH VE UNG PHO VỚI BIEN DOI KHÍ HẬU

VÀ KIÊN NGHỊ HOÀN THIỆN

Ứng phó với biến đổi khí hậu hiện nay không còn là van đề quốc gia mà là van đề toàn cầu đặt ra nhu cầu bức thiết là phải tìm cho được giải pháp thích hợp dé thích ứng, giảm nhẹ những biến đổi khí hậu (BDKH)

Trong những năm gần đây, Việt Nam là quốc gia có sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế-xã hội, nhưng đồng thời cũng là một trong những quốc gia dễ, đang va sẽ tiếp tục bị ton thương nhất trước tác động của BĐKH Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đã được ban hành và điều chỉnh về ứng phó với biến đổi khí hậu Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cau phát triển kinh tế - xã hội trong nước và quá trình hội nhập quốc tế.

Từ khóa: Ứng phó với biến đổi khí hậu, kiến nghị hoàn thiện I Khái niệm ứng phó với biến đối khí hậu:

Ứng phó với biến đổi khí hậu là các hoạt động của con người nhằm thích ứng

và giảm nhẹ biến đổi khí hậu (BĐKH).

Thích ứng là một khái niệm rất rộng và khi áp dụng vào lĩnh vực BDKH nó được dùng trong rất nhiều trường hợp và được khái niệm khác nhau:

- Theo Ủy ban Liên chính phủ về Biến đối khí hậu (IPCC) cho rang: Khả năng thích ứng đề cập đến mức độ điều chỉnh có thể trong hành động, xử lý, cau trúc của hệ thống đối với những biến đổi dự kiến có thé xảy ra hay thực sự đã va đang xảy ra của khí hậu Sự thích ứng có thé là tự phát hay được chuẩn bị trước Như vậy, ở đây van đề thích ứng được nói đến chính là mức độ điều chỉnh với biến đổi cả về tính tự phát hay chuẩn bị trước.

- Nghiên cứu của Burton (1998) lại cho rang: Thích ứng với khí hậu là một quá

trình mà con người làm giảm những tác động bât lợi của khí hậu đên sức khỏe, đời

Trang 24

sống và sử dụng những cơ hội thuận lợi mà môi trường khí hậu mang lại Ở đây thích ứng là làm thé nào giảm nhẹ tác động BDKH, tận dụng những thuận lợi nếu có thể.

- Theo Thomas (2007) lại cho rằng: Thích ứng có nghĩa là điều chỉnh hoặc thụ

động, hoặc phản ứng tích cực, hoặc có phòng bị trước, được đưa ra với ý nghĩa là giảm

thiểu và cải thiện những hậu quả có hại của BĐKH Như vậy, thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị ton thương do dao động và BDKH hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó mang lại Thích ứng với khí hậu hiện nay không đồng nghĩa với thích nghi BDKH trong tương lai.

Tóm lại: Dé thích ứng với BDKH cần hiểu rõ khái niệm thích ứng, đánh giá các công nghệ và biện pháp khác nhau nhăm phòng tránh những hậu quả bất lợi của BDKH băng cách ngăn chặn hoặc hạn chế chúng, bang cách nhanh chóng tạo ra một sự thích ứng với BĐKH và phục hồi có hiệu quả sau những tác động hoặc băng cách

lợi dụng những tác động tích cực.

Khí hậu đã và đang biến đổi và có những tác động tiềm tàng, bất lợi đến phát triển, vì thế thích ứng với BĐKH trở nên ngày càng quan trọng.

II Thực trạng biến đối khí hậu ở VN

Việt Nam là quốc gia có sự tăng trưởng nhanh chóng trong lĩnh vực kinh tế-xã hội, nhưng đồng thời cũng là một trong những quốc gia dé bị tổn thương nhất trước tác động của BDKH, bao gồm nước biến dâng, hạn han gia tăng về thời gian cũng như

cường độ, lũ lụt và bão nhiệt đới.

Theo dự báo, đến năm 2050, tác động từ BĐKH sẽ gây thiệt hại từ 1-3% GDP

cả nước Trong hai thập ky trở lại đây, thiên tai đã gây thiệt hại khoảng 1-1,5% GDP

cả nước và trên 70% dân số phải đối mặt với các rủi ro từ thiên tai Trong tương lại, thiên tai và tác động BDKH có thé gây ảnh hưởng đến sự phát triển, cùng với đó là đe dọa đến sự an toàn của người dân [4, tr2]

Ở Việt Nam, sự ảnh hưởng bởi BDKH là rất lớn trên tất cả các vùng miền Tuy nhiên, khu vực sản xuất nông nghiệp và thủy sản lớn nhất cả nước là ĐBSCL Đây có thé nói là khu vực chịu thiệt hại kinh tế nặng nhất do tác động của BĐKH Theo tính toán của các nhà khoa học năm 2016, trong cả nước người dân trong độ tuổi lao động

là khoảng 54,5 triệu người, ở ĐBSCL khoảng 10,3 triệu người Đây cũng là khu vực

đóng góp trên 13% GDP cả nước trên lĩnh vực thủy sản, tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng khoảng 11%/năm Trong bối cảnh như vậy, BDKH gây ảnh hưởng lớn đến các hoạt động kinh tế trong khu vực, cùng với đó, người dân cũng chịu ảnh hưởng từ tác động BDKH, đặc biệt là người dân sống tại khu vực ven biển [2, tr.3].

Trang 25

Về hạn hán, xâm nhập mặn: Thực tế vào năm 2016-2017 vào mùa khô, đợt han hán kỷ lục kéo dài đã khiến ĐBSCL thiệt hại hàng 15 nghìn tỷ đồng cho ngành sản

xuất nông nghiệp, gần nửa triệu hộ gia đình thiếu nước sạch, thiếu hụt lương thực,

hàng nghìn người dân phải di chuyển đến khu vực đô thị dé tìm việc làm, giỗng cây lúa giảm diện tích do thiếu nước, thay vào đó là chuyển sang trồng các loại cây cần ít nước hơn Trong giai đoạn 2016-2020, hạn han và xâm nhập mặn có thể khiến Việt Nam gặp khó khăn trong thực hiện mục tiêu hé hoạch phát triển kinh tế Các mục tiêu này gồm tăng trưởng kinh tế GDP từ 6,5-7%/năm giảm số hộ nghèo từ I-1,5%/năm.

Tuy nhiên, do tác động của BĐKH các hiện tượng cực đoan dẫn tới tăng trưởng kinh

tế 6 tháng đầu năm 2016 GDP đạt 5,5 tỷ thấp hơn nhiều so với con số 6,5 % vào năm 2015, tăng trưởng GDP trung bình năm 2016 đạt 6,2% thấp hơn mục tiêu 6,7% của

Chính Phủ.

Về xói mòn bờ biển: Việt Nam là một trong những quốc gia dé bị ton thương nhất từ hiện tượng nước biển dâng Theo dự báo, nếu không có các giải pháp thích ứng, vùng sinh sống của khoảng 12 triệu người sẽ phải đối mặt với tình trạng ngập lụt vĩnh viễn, chủ yếu tại 02 khu vực đồng băng trũng thấp ĐBSCL có thé bi mat một nửa diện tích đất do xói mòn do hiện trạng khai thác cát tràn lan Hiện tại vùng ĐBSCL đã xác định được 562 khu vực xói mòn, với tổng chiều dài 786 km Trong đó có 55 khu vực đặc biệt nguy hiểm với tổng chiều dài 173km, 140 khu vực nguy hiểm với tông chiều dài 97 km, 367 khu vực xói mòn ở mức độ trung bình với tổng chiều đài 516 km.

Các tinh ven biển là khu vực chịu anh hưởng nặng nề nhất bởi tác động của hiện tượng nước biển dâng, có thé kê đến xâm nhập mặn và lũ lụt Mức độ xâm nhập mặn có thể thay đổi tuỳ theo các điều kiện khí hậu như cường độ dòng nước Bên cạnh đó, lũ lụt cũng gây ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng nguồn nước, dẫn tới thay đổi hệ sinh thái và làm tăng tinh trạng di cư người dân.

Từ thực trạng biến đôi khí hậu nêu trên, dự báo những tác động như sau:

- Theo báo cáo của các tổ chức thế giới (IPCC) năm 2013, nhiệt độ tại các tỉnh khu vực phía Nam, cụ thể là khu vực ĐBSCL sẽ gia tăng, dẫn tới hạn hán trong mùa khô và gia tăng lượng mưa trong mùa mưa Tình trạng mưa tại các tỉnh thành miền trung và miền bắc có thể làm gia tăng nguy cơ lũ lụt tại các tỉnh thành miền Nam Sự thay đôi về nhiệt độ và lượng mưa trung bình năm của các tỉnh có sự khác nhau Sự thay đổi đó sẽ làm tăng tần suất các hiện tượng thời tiết cực đoạn như lũ lụt, hạn hán, dẫn đến hiện tượng nước biển dâng, có khả năng gây ra ngập úng hoặc gia tăng độ mặn của nước Dự kiến đến giữa thé ky 21 nhiệt độ trung bình năm sẽ tang từ 1,3 -1,4 độ C, va đến cuối thế kỷ 21 nhiệt độ trung bình năm sẽ tăng thêm 1,7 độ C Các khu định cư và hệ sinh thái của Việt nam đang bị tàn phá do các hiện tượng thời tiết cực đoan đến từ tác động của BĐKH, đảm bảo tiếp cận nguồn nước sạch đang trở thành ưu tiên cấp

Trang 26

thiết Tác động BĐKH làm thay đổi nhiệt độ, lượng mưa va nước biển dâng, đặt ra

những rủi ro cho các khu định cư và môi trường sinh thái Thực trạng BĐKH nêu trên

là thách thức to lớn cho các nhà quản lý, cần thiết phải tìm ra giải pháp để thích ứng

với BĐKH.

HI Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu - Việt Nam tham gia các cam kết quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu:

Việt Nam đã sớm tham gia Công ước khung của Liên hiệp quốc (LHQ) về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) UNFCCC được ký kết vào ngày 09/5/1992, có hiệu lực điều kiện từ ngày 21/3/1994 Chi 20 ngày sau khi UNFCCC được ký kết, Việt Nam đã tham gia UNFCCC (ngày 01/6/1992) và sau đó phê chuẩn UNFCCC vào ngày 16/11/1994 Năm 2015, Việt Nam đã phê chuẩn Ban sửa đôi, bố sung Doha vào Nghị định thư Kyoto nhằm đóng góp vào việc thiết lập cơ sở pháp lý toàn cầu về kiểm soát, giảm

phát thải khí nhà kính.

Là một trong các bên không thuộc Phụ lục I của UNFCCC, Việt Nam chưa có

nghĩa vụ phải cam kết giảm phát thải định lượng các khí nhà kính theo quy định của Nghị định thu Kyoto Tuy nhiên, Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác tham gia UNFCCC phải thực hiện một số nghĩa vụ chung như: (i) xây dung Thông báo quốc gia về biến đổi khí hậu; (ii) kiểm kê quốc gia các khí nhà kính từ các nguồn do con người gây ra và lượng khí nhà kính được hấp thụ bởi các bé hap thu; (iii) đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với các lĩnh vực kinh tế - xã hội và xác định các vùng, lĩnh vực dé bị tốn hại bởi biến đổi khí hậu, nước biển dâng: (iv) xây dựng và thực hiện các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu; (v) xây dựng và thực hiện các chương trình, phương án giảm nhẹ phát thải khí nhà kính khi nhận được sự hỗ trợ đầy đủ về vốn và chuyền giao công nghệ từ các nước phát triển và các tô chức quốc tế; (vi) tiến hành các hoạt động nghiên cứu va quan trắc những vấn đề/yếu tô liên quan đến khí hậu và biến đổi khí hậu; và (vii) cập nhật, phô biến các thông tin nhăm nâng cao nhận thức của các nhà hoạch định chính sách và công chúng về biến đổi khí hậu, cơ chế phát triển sạch (CDM).[3]

- Quy định của pháp luật Việt Nam về ứng phó với biến doi khí hậu

Từ năm 2005 trở lại đây, Quốc hội đã quan tâm hơn đến việc xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật về ứng phó với biến đồi khí hậu Một số luật liên quan đã được ban hành như: Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004; Luật Dé điều năm 2006; Luật Da dạng sinh học năm 2008; Luật Sử dung năng lượng tiết kiệm và hiệu

quả nam 2010; Luật Tài nguyên nước năm 2012; Luật Phòng, tránh thiên tai nam

2013; Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) năm 1994 (sửa đổi, bố sung vào các năm

2005, 2014); Luật Khí tượng thủy văn năm 2015; Việt Nam cũng đã xây dựng và ban

Trang 27

hành các quy hoạch, kế hoạch như: Chiến lược quốc gia về BĐKH; Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH giai đoạn 2012 - 2015; Kế hoạch hành động quốc gia về BDKH giai đoạn 2012 - 2020; Chương trình hành động quốc gia về “Giảm nhẹ phát thải KNK thông qua nỗ lực hạn chế mat rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các-bon rừng” giai đoạn 2011 - 2020; xây dựng cập nhật kịch bản BĐKH và nước biển dâng tạo cơ sở cho các bộ, ngành và địa phương triển khai thực hiện Đã huy động được sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, thực hiện cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, cũng như bước đầu thực hiện một số dự án ưu tiên, cấp bách về ứng phó với BĐKH ở nhiều địa phương trên cả nước

Luật BVMT năm 2014 đã dành riêng 01 chương (Chương IV) quy định về biến đổi khí hậu với 10 điều, 24 khoản, từ điều 39 đến điều 48 Bên cạnh đó còn một số điều trong Luật BVMT cũng quy định về ứng phó biến đổi khí hậu như: khoản 4 Điều 6 Luật BVMT xác định hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, khoản 2 Điều 147 quy định chi phí ứng phó với biến đổi khí hậu là một trong những nội dung chi đầu tư phát triển BVMT ; khoản 1 Điều 39 Luật BVMT yêu cau mọi hoạt động BVMT phải gắn kết hài hòa với ứng phó biến đổi khí hậu.

Tại Hiến pháp năm 2013, Việt Nam đã xác định trách nhiệm của Nhà nước chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu tại điều 63 Nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu phải được thể hiện trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển một số ngành, lĩnh vực thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược Điều này thể hiện sự quan tâm của Nhà nước ta đôi với ứng phó với biến đổi khí hậu.

Có thể nói những văn bản pháp luật trên đã cơ bản tạo khung pháp lý về ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam và mặc dù đã đạt được một số kết quả bước dau, nhưng công tác ứng phó BĐKH; thúc day tăng trưởng xanh, phat thải ít các-bon ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, thách thức như: cơ chế điều phối, cơ chế giải quyết vấn dé liên ngành, liên vùng trong ứng phó với BĐKH; cơ chế, chính sách thúc day sự tham gia của tư nhân, cộng đồng trong ứng phó với BĐKH Bên cạnh đó, chính sách, hoạt động ứng phó với BDKH quốc gia còn chịu nhiều tác động chung từ chính sách BĐKH toàn cầu Nếu như trước đây, thực hiện nguyên tắc trách nhiệm chung nhưng có phân biệt, các quốc gia đã phát triển phải chịu trách nhiệm lịch sử trong việc cắt giảm phát thải KNK, thì nay xu thế chung cho thấy các quốc gia không phân biệt trình độ phát triển đều phải thực hiện nghĩa vụ cắt giảm phát thải KNK, nhất là các cam kết phát thải KNK ngày càng siết chặt hơn đối với các quốc gia đang phát triển Cho nên, nếu các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam không có lựa chọn phù hợp, hài hòa chính sách quốc gia với quốc tế, thì khó vượt qua những rào cản, thách thức mới

đang hình thành Việc chuyên hóa các cơ hội, tận dụng các cơ chê, chính sách mới vê

Trang 28

BĐKH toàn cầu, việc thay đổi tư duy, chuyển hóa thành động lực phát triển mới sẽ gặp nhiều khó khăn [2]

Nhu vậy, sau 5 năm ké từ khi ban hành Luật BVMT năm 2014 khung chính sách ứng phó với BDKH cần được bồ sung, hoàn thiện theo hướng vừa có văn bản pháp luật khung, vừa có các quy định chuyên ngành về biến đổi khí hậu dé giải quyết được những thách thức của BĐKH, tạo tính liên kết vùng trong ứng phó với BDKH, tận dụng những lợi thế, cơ hội BĐKH có thê mang lại cũng như thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.

IV Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về ứng phó với biến déi khí hậu 1 Về quan điểm hoàn thiện:

- Hoan thiện quy định pháp luật ứng phó với biến đổi khí hậu, chú trọng các định chế lồng ghép việc ứng phó với BĐKH vào các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển KT-XH, phát triển ngành

- Hoan thiện quy định pháp luật ứng phó với biến đổi khí hậu phải gắn với phát triển bền vững, tăng khả năng chống chịu của hệ thong xã hội va tự nhiên, tan dụng các cơ hội đo biến đổi khí hậu mang lại

- Hoan thiện khung pháp lý và cơ chế quản lý nhằm tạo môi trường thuận lợi, quy định trách nhiệm của các cấp chính quyền, tạo động lực khuyến khích sự tham gia của các thành phan kinh tế

- _ Xây dựng cơ chế phối hợp thực hiện chương trình trên toàn quốc, các vùng lãnh thổ, địa phương và trong các ngành; cơ chế phối hợp dựa trên các nguyên tắc sau: +

Có sự phân công nhiệm vụ minh bạch, rõ ràng giữa các bộ, ngành và các cấp; + Phát

huy tôi đa sự tham gia của doanh nghiệp, cộng đồng; + Có sự lồng ghép hợp lý việc ứng phó với BĐKH của Chương trình vào các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển KT-XH, phát triển các ngành và các địa phương

- Bao đảm, thực hiện cam kết quốc tế về BĐKH 2 Vé kiến nghị hoàn thiện:

2.1 Thiết kế quy định về ứng phó với biến đối khí hậu cần phải phù hợp, thong nhất và đồng bộ

Nội dung về ứng phó với biến đổi khí hậu được quy định tại Chương VI của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014, từ điều 39 đến điều 48 nặng về liệt kê mang tính hệ thống, chưa được thiết kế logic, phù hợp với lý luận về ứng phó với biến đổi khí hậu.

Xét về lý luận, ứng phó với biến đổi khí hậu được chia thành hai nội dung là thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu Vì thế, cần thiết thiết kế nội dung phù hợp trên cơ sở đi từ van dé bao quát chung, đến

các biện pháp ứng phó với BĐKH Trong đó tập trung theo hướng: giải thích khái

niệm, nội dung van dé, quy định trách nhiệm cho co quan quản ly nhà nước về BĐKH

Trang 29

Bên cạnh đó, các quy định, thiết chế tổ chức thực hiện ứng phó với biến đôi khí hậu trong Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014 sửa đôi cần phù hợp, thống nhất, đồng bộ với các quy định và thiết chế tổ chức tương tự trong Luật Tài nguyên, môi trường biên và hải đảo năm 2015; Luật Phòng chống thiên tai năm 2013 và phù hợp với các điều ước quốc tế có liên quan, như: Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu; Hiệp định đối tác toàn diện và tiễn bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam — châu Âu (EVFTA) góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam trong thời gian tới.

2.2 Hoàn thiện hệ thong tiêu chuẩn, quỹ chuẩn về mặt kỹ thuật:

Dé có thé giải quyết được vấn đề BĐKH, chúng ta cần phải cải tiến những tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật, nếu chúng ta chỉ đưa ra được những kế hoạch không thôi thì sẽ là không đủ mà cần phải có quá trình lồng ghép, tích hợp và được thực hiện ở các cấp độ từ chính phủ đến địa phương, nhà khoa học, cộng đồng và các nhà đầu tư kinh doanh 2.3 Lông ghép nội dung quan trọng của thỏa thuận Paris vào quy định ứng phó

với BĐKH Quy dinh vấn đề giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

Việc thông qua Thỏa thuận Paris đã mở ra một kỷ nguyên phát trién mới trên toàn cầu Đó là kỷ nguyên phát triển phát thải carbon thấp với các mô hình sản xuất, tiêu dùng thân thiện với môi trường; hạn chế, tiễn tới xóa bỏ sử dụng nhiên liệu hóa thạch, thúc đây phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.

Thực hiện lồng ghép nội dung quan trọng của thỏa thuận Paris vào quy định ứng phó với BĐKH xây dựng cơ sở nền tảng vững chắc hơn cho việc triển khai thực hiện thỏa thuận Paris Trong thời gian qua, Việt Nam đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về thực hiện thỏa thuận Paris, trong đó quy định 68 nhiệm vụ giảm nhẹ và thích ứng được phân bố cho các cơ quan trong giai đoạn 2016 - 2020 Hiện nay, Nghị

định quy định lộ trình và phương thức tham gia giảm nhẹ phát thải khí nhà kính toàn

cầu của Việt Nam đang trong quá trình xây dựng nhằm thiết lập nền tảng cho việc điều

phối hoạt động và xây dựng khung minh bạch tại Việt Nam.

Dé giảm nhẹ phát thai KNK quy định của pháp luật cần xác định:

- Các loại khí gây phát thải KNK gồm: khí chính là carbon dioxide (CO;), methane (CH¿) va nitrous oxide (N20) Các khí có hàm lượng thấp nhưng có tiềm

năng cao gây hiệu ứng nhà kính là hydrofluorocarbons (HFCs), perfluorocarbons(PFCs), sulphur hexafluoride (SFs) va nitrogen trifluoride (NF3).

- Cac giải pháp giảm nhẹ phat thải khí nhà kính theo hướng: Sử dụng các công

nghệ có mức phát thải thấp hơn so với hiện nay trong các hoạt động KT-XH và có những chính sách, các biện pháp quản lý dé thực hiện mục tiêu tăng cường bề hap thu khí nhà kính Quy định rõ trách nhiệm đối với cơ quan quản lý nội dung này.

Trang 30

Trên thực tế lĩnh vực Năng lượng Chiến lược của ngành Năng lượng là bảo đảm cung ứng đủ năng lượng cho phát triển KT-XH và dân sinh, trước hết là cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trên cơ sở phát triển khai thác đa nguồn các dang năng lượng sơ cấp nội địa Sử dụng có hiệu quả và hợp lý các dạng năng lượng trên cơ sở một hệ thống chính sách quản lý nhu cầu năng lượng Giảm các tác động môi trường của ngành năng lượng dam bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việc giảm nhẹ phát thải KNK trong ngành Năng lượng được thực hiện trong khuôn khổ các chương trình, kế hoạch và chiến lược phát triển năng lượng đồng thời là một bộ phận của Chương trình, thê hiện qua các nội dung: - Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng trong điều kiện BĐKH; - Sử dụng hiệu quả và hợp lý các nguồn tài nguyên năng lượng, phát triển và khai thác tôi đa thuỷ điện và khí; - Phát triển các dạng năng lượng mới: địa nhiệt, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng hạt nhân; - Xác định các tiêu chuẩn

khí thải, đánh giá lợi ích, chi phí môi trường các dự án năng lượng.

Thực hiện tốt những nội dung phát thải KNK sẽ mang lại nhiều hiệu quả về môi trường: 1) Thực hiện Chương trình sẽ góp phần cùng cộng đồng quốc tế bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất, giảm nhẹ BDKH, giảm nhẹ các tác hại do BDKH gây ra; 2) Kiểm soát được tốc độ tăng phát thải KNK, giảm nhẹ tác động của BĐKH đến môi trường sống của con người như: giảm thiểu ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước mặt và nước ngầm, sản xuất nông nghiệp an toan và sản xuất công nghiệp sạch hơn, giảm kha năng lây lan bệnh tật va 6 nhiễm sau thiên tai 3) Giảm nhẹ tác động của BĐKH đến các hệ sinh thái, duy trì và bảo tồn các sản phẩm và dịch vụ môi trường của hệ sinh thái, đặc biệt các khu rừng đầu nguồn phòng hộ và rừng ngập mặn ven bờ; giảm thiêu

được các thảm họa môi trường sau thiên tai.

2.4 Quy định lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư liên quan đến BĐKH vào kế hoạch hàng năm và 5 năm 2016-2020, 2020-2025 của các Bộ, ngành, địa phương và của cả nước; tích cực tham gia các chương trình quốc tế về ứng phó với BĐKH nhằm tận dụng sự hỗ trợ về tài chính, công nghệ, tăng cường năng lực triển khai các chương trình, dự án; mở rộng các hình thức đầu tư BOT, BTO, PPP và khuyến khích, huy động các tô chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp, đầu tư tài chính cho các chương trình, dự án ứng phó với BĐKH.

2.5 Cần xây dựng cơ chế đặc thù cho vùng và từng địa phương bị ảnh hưởng lớn của BĐKH, tà soát, điều chỉnh, b6 sung các quy hoạch và có cơ chế chính sách riêng,

đặc thù từng lĩnh vực cụ thé cho vùng ĐBSCL, hỗ trợ hộ nghèo và các đối tượng dễ bị

ảnh hưởng do BĐKH Cần có chính sách đào tạo nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách về công tác BĐKH đủ về số lượng và chất lượng Cần có chính sách ưu đãi, khuyến khích các hoạt động sản xuất xanh, thực hành tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nhiên liệu, giảm phát thải khí nhà kính, xử lý chất thải, đồng thời có những chế

Trang 31

tài nặng hơn, xử lý hành chính các loại hình sản xuất, sử dụng công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm, tiêu hao nhiên liệu, tôn thất năng lượng cao.

2.6 Quy định phân công rõ ràng nhiệm vụ, quyền hạn giữa chính quyén trung ương và chính quyền địa phương trong ứng phó biến đổi khí hậu Từng nội dung trong chương ứng phó với bién doi khí hậu can quy định rõ van đề này

Chính quyền trung ương có trách nhiệm chính trong xây dựng chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, kịch bản, biện pháp ứng phó với biến đôi khí hậu mang tính vi mô ở tam quốc gia; điều phối các hoạt động ứng phó với biến đôi khí hậu giữa các bộ, ngành, vùng, địa phương: cung cấp tài chính; hỗ trợ các địa phương trong ứng phó với biến đổi khí hậu.

Chính quyền địa phương là cơ quan thực hiện chính sách, pháp luật về ứng phó với biến đối khí hậu Cần tuyên truyền dé chính quyền địa phương thấy rõ được lợi ích, tac động của ứng phó với biến đổi khí hậu và trách nhiệm của họ trong ứng phó với biến đổi khí hậu Dé thu hút địa phương tham gia tích cực hon trong công tác ứng phó với biến đổi khí hậu cần quan tâm đến lợi ích của họ Quy định rõ quyền và nghĩa

vụ trong công tác ứng phó với BĐKH.

2.7 Thay bằng hop tác quốc tế cần quy định rõ việc thực hiện cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu do con người là nguyên nhân chính gây ra và tác động đến tất cả các quốc gia Vì vậy, các quốc gia cần cùng hành động, hợp tác chặt chẽ với nhau trong ứng phó biến đổi khí hậu; cùng có trách nhiệm, nghĩa vụ thực hiện các cam kết về giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu Quy định rõ trong điều luật về thực hiện cam kết quốc tế về BĐKH Trong các diễn đàn quốc tế, Việt Nam cần thé hiện nhất quán quan điểm: các quốc gia cần hành động một cách thiện chí, không nên vin vào bao đảm chủ quyền quốc gia dé lân tránh thực hiện các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu Dé ngăn ngừa “nhập khẩu” 6 nhiễm môi trường từ bên ngoài, cơ quan nha nước có thâm quyền cần từ chối công nghệ lạc hậu, chú ý chọn lựa và cấp phép nhập khâu công nghệ thân thiện cho môi trường Chúng ta nên ký kết các hiệp định đầu tư với các nước và khu vực có quy định: các nguyên tắc, tiêu chuẩn, yêu cầu về công

nghệ được cho là thân thiện với môi trường

Cộng đồng ASEAN đã có nhiều chiến lược, chương trình, sáng kiến và hành động hợp tác toàn khối, giữa các nhóm nước trong nội khối và hợp tác song phương về BVMT, ứng phó biến đổi khí hậu Việt Nam cần tiếp tục hợp tác song phương với các nước và đa phương với Cộng đồng ASEAN và các khu vực dé cùng thực hiện các chính sách, pháp luật quốc tế về ứng phó biến đổi khí hậu; trao đổi kinh nghiệm giữa

các nước trong ứng phó biên đôi khí hậu.

Trang 32

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014;

2 Chu Thanh Hương, Nguyễn Ngọc Phan: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam về ứng phó với biến đổi khí hậu;

3 Nguyễn Linh, Kết quả đạt được trong ứng phó bién doi khí hậu và bài học kinh

4 PGS.TS Nguyễn Đức Minh, Xây dựng chính sách, pháp luật và triển khai các hành động tng phó biến đổi khí hậu ở Việt Nam, Tạp chí lập pháp, tháng 10/2017;

http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.asx?tintucid=208092

Trang 33

Chuyên đề 4

QUY ĐỊNH VE ĐÁNH GIA MOI TRUONG CHIEN LƯỢC, DANH GIÁ TAC DONG MOI TRUONG, KE HOACH BAO VE MOI TRUONG

VA KIEN NGHI HOAN THIEN

Th.S Pham Thi Mai TrangTrường Đại học Luật Ha NộiEmail: maitrang136@gmail.comĐiện thoại: 0356107419

Tóm tắt:

Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 (Luật BVMT năm 2014) của Quốc hội được

ban hành vào ngày 23 tháng 06 năm 2014 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng

01 năm 2015 Tuy nhiên, trải qua hơn 5 năm xây dựng và tổ chức thực thi trên thực tế, Luật BVMT năm 2014 đã và đang bộc lộ những hạn chế trước những biến đổi không ngừng của chất lượng môi trường tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, cũng như trong khu vực và trên thế giới Do đó, việc nghiên cứu những vấn đề tồn tại của Luật BVMT năm 2014 là thực sự cần thiết nhằm tiến tới xây dựng Luật BVMT được sửa đồi, bố sung một cách toàn diện và khả thi hơn.

Trong phạm vi bài viết này, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu quy định pháp luật môi trường Việt Nam hiện hành về đánh giá môi trường chiến lược (DMC), đánh giá tác động môi trường (DTM) và kế hoạch bảo vệ môi trường (KBM); đánh giá những hạn chế trong quy định của pháp luật môi trường Việt Nam hiện hành về vấn đề này, từ đó chủ động đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật.

Từ khóa: Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), đánh giá tác động môi trường (DTM), kế hoạch bảo vệ môi trường (KBM), kiến nghị hoàn thiện

1 Thực trạng pháp luật môi trường Việt Nam hiện hành về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường

1.1 Quy định pháp luật môi trường Việt Nam hiện hành về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường

Thực tế chỉ ra rằng, các hoạt động phát triển kinh tế xã hội đã và đang khai thác

và sử dụng các lợi ích từ môi trường tự nhiên dé phục vụ cho hoạt động phát triển theo hướng ngày càng mở rộng về quy mô và mức độ sâu rộng hơn Do đó, nếu không có những quy định cu thé dé kiểm soát quá trình này tất yêu sẽ dẫn tới van đề lệch “cán cân phát triển ” khi các chính sách ưu tiên quá nhiều cho hoạt động phát triển kinh tế mà xem nhẹ hoặc bỏ qua các lợi ích về môi trường.

Đánh giá môi trường là thuật ngữ được sử dụng để chỉ các hoạt động phân tích, đánh giá những ảnh hưởng đến môi trường khi triển khai các hoạt động phát triển nhằm tìm kiém những giải pháp cân bằng một cách hài hòa nhất giữa 3 (ba) mục tiêu

Trang 34

lớn: đảm bảo phát triển kinh tế, đảm bảo an toàn an sinh xã hội và bảo vệ môi trường Thực tế chỉ ra rằng các hoạt động phát triển khi được triển khai thực hiện trên thực tế sẽ ảnh hưởng đến môi trường ở nhiều phương diện và các cấp độ khác nhau Hoạt động đánh giá môi trường nhằm xác định xem phạm vi và mức độ ảnh hưởng của các dự án đó ở mức độ chỉ tiết nhất dé từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục Có bao nhiêu các tác động tiêu cực thì phải có bấy nhiêu các giải pháp nhằm giảm thiêu và loại trừ các ảnh hưởng tiêu cực đó Nếu các giải pháp đưa ra tương xứng với các ảnh hưởng đã được nghiên cứu trước đó và đảm bảo sẽ ngăn chặn, giảm thiểu được các tác động xấu của hoạt động phát triển thì dự án mới được cho phép triển khai thực hiện trên thực tế.

Đánh giá môi trường được triển khai thực hiện thông qua 3 (ba) hình thức bao gồm: đánh giá môi trường chiến lược (DMC), đánh giá tác động môi trường (DTM) và kế hoạch bảo vệ môi trường (KBM) Cụ thé:

1.1.1 Đánh giá môi trường chiến lược

Danh gia môi trường chiến lược (PMC): Là việc phan tích, dự báo các tác động đến môi trường của các dự án, chiến lược, quy hoạch (C.Q.K) dé đưa ra các biện pháp nhằm giảm thiêu tác động bất lợi tới môi trường, đảm bảo phát triển bền vững Các C.Q.K là các hoạt động phát triển được tiễn hành ở phạm vi rộng, mang tính chất dài hạn, mức độ ảnh hưởng đến môi trường diễn ra trên diện tích lớn và tầm ảnh hưởng sâu rộng Các hoạt động phát triển này thường mang tính chất định hướng, đề ra mục tiêu, kế hoạch trong vấn đề bảo vệ môi trường đề thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định Đây có thể là các hoạt động phát triển được tiến hành trong phạm vi cả

nước, trong phạm vi một tỉnh hoặc trong phạm vi liên tinh.

1.1.1.1 Đối tượng thực hiện đánh giá môi trường chiến lược

Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật BVMT năm 2014, đối tượng thực hiện DMC được phân loại dựa trên các tiêu chí về tính chất, quy mô và mức độ tác động tới môi trường của các chiến lược — quy hoạch — kế hoạch (CQK) là các hoạt động phát triển kinh tế xã hội phải thực hiện DMC Theo đó, khoản 1 Điều 13 chỉ rõ tính chất của các CQK phải thực hiện ĐMC là các CQK được tiễn hành tại các vùng kinh tẾ - xã hội, vùng kinh tế trọng điểm, hành lang kinh tế, vành đai kinh tế; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính — kinh tế đặc biệt; khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu công nghiệp Có thể thấy, về bản chất các CQK là những hoạt động phát triển kinh tế xã hội lớn, mang tầm vĩ mô; do đó việc quy định và giải thích rõ tính chất, quy mô và mức độ tác động tới môi trường của các CQK theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật BVMT năm 2014 sẽ giúp các tổ chức và cá nhân thực thi pháp luật nắm được bản chất cũng như các loại hình CQK một cách đầy đủ và chỉ tiết hơn Đồng thời dé đáp ứng tình hình thực tiễn khi đã có các quy định cụ thé về quy hoạch bảo vệ môi trường và bảo đảm tính cần thiết, thực thi của một số báo cáo ĐMC, Luật

Trang 35

BVMT năm 2014 đã giao Chính phủ quy định chi tiết Danh mục các dự án phải thực hiện DMC (khoản 2 Điều 13) Van dé này hiện nay đã được cụ thé hóa tại Phụ lục I Mục I Nghị định 18/2015/ND — CP (được sửa đổi b6 sung bởi Phụ lục I Nghị định

40/2019/ND — CP).

Về quá trình thực hiện DMC, Khoản 2 Điều 14 Luật BVMT năm 2014 quy định: “2 Đánh giá môi trường chiến lược phải được thực hiện động thời với quá trình xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch” Cách thức quy định như vậy nhằm đảm bảo sự xuyên suốt, thống nhất trong quá trình tiến hành xây dựng các C.Q.K với quá trình tiến

hành đánh giá những tác động, ảnh hưởng của các C.Q.K đó tới môi trường Bởi C.Q.K

là những hoạt động phát triển kinh tế xã hội mang tầm chiến lược và dài hạn Việc tiễn hành đồng thời hoạt động xây dựng C.Q.K với quá trình ĐMC nhằm đảm bảo hoạt động PMC được tiến hành một cách chính xác, chỉ tiết, hiệu quả, tiết kiệm được thời gian và

chi phí cho chủ dự án Điều này cũng đã được khẳng định tại khoản 3 Điều 14 Luật

BVMT năm 2014: “3 Kết qua thực hiện đánh giá môi trường chiến lược phải được xem xét, tích hợp vào nội dung chiến lược, quy hoạch, kế hoạch ”.

1.1.1.2 Chủ thé có trách nhiệm thực hiện đánh giá môi trường chiến lược

Đối tượng của hoạt động DMC là các dự án, chiến lược, quy hoạch phát triển,

do đó cơ quan lập chiến lược, quy hoạch hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ lập chiến lược, quy hoạch (gọi chung là cơ quan lập chiến lược, quy hoạch) quy định tại Điều 14 Luật BVMT năm 2014 và nam trong Danh mục Chính phủ quy định tại Phụ lục I Mục

I Nghị định 18/2015/ND — CP có trách nhiệm thực hiện DMC va lập bao cáo DMC

(sửa đổi, bổ sung bởi Phụ luc I Nghị định 40/2019/ND — CP); đồng thời gửi hồ sơ dé nghị thâm định báo cáo ĐMC đến cơ quan có trách nhiệm tô chức thầm định quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật BVMT năm 2014 (quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 40/2019/ND — CP) Các chủ thé này là các chủ thé dé ra các chiến lược, quy hoạch bảo vệ môi trường (cơ quan quản lí nhà nước); do đó hơn ai hết họ hiểu rõ nhất các tác động đến môi trường mà các hoạt động phát triển trên gây ra; từ đó các biện pháp nhằm giảm thiểu và loại trừ các tác động tiêu cực cũng được đưa ra cụ thé hơn, chính xác hơn Báo cáo DMC được lập đồng thời với quá trình xây dựng C.Q.K.

1.1.1.3 Thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

Thâm định báo cáo đánh giá môi trường nói chung, báo cáo DMC nói riêng là trách nhiệm của các cơ quan quan lí nhà nước có thẩm quyền nhằm xem xét, thâm tra về mặt pháp lí cũng như những nội dung khoa học của báo cáo Hoạt động thầm định báo cáo ĐMC được quy định cụ thể tại Điều 16 và Điều 17 Luật BVMT năm 2014.

Về quá trình và thời gian tiễn hành thâm định báo cáo DMC, nếu như trước đây khoản 4 Điều 10 Nghị định 18/2015/ND — CP quy định theo hướng phân loại đối tượng, từ đó xác định nội dung và thời gian tiễn hành thẩm định thi nay Nghị định

Trang 36

40/2019/ND — CP tại khoản 3 Điều I đã quy định cụ thé về tiến trình tiến hành hoạt động thâm định báo cáo DMC theo hướng nội dung của quá trình thẩm định Đồng thời Điều 17 Luật BVMT năm 2014 cũng xác định rõ tính chất của hoạt động thâm định báo cáo DMC là căn cứ dé tiến hành phê duyệt C.Q.K Tuy nhiên khác với qua trình thẩm định báo cáo DTM, cơ quan thâm định báo cáo DMC không đồng thời là cơ quan phê duyệt báo cáo ĐMC đó mà chỉ có quyền “báo cáo bằng văn bản kết quả thẩm định cho cấp có thẩm quyên phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch” Quy định này đã góp phan làm rõ đặc trưng của hoạt động thâm định báo cáo DMC, là căn cứ cho hoạt động triển khai thực hiện trên thực tế được thống nhất và hiệu quả.

1.1.2 Đánh giả tác động môi trường

Đánh giá tác động môi trường (DTM): Là việc phân tích, dự bao các tác động

đến môi trường của dự án đầu tư cụ thé dé đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai thực hiện dự án đó So với hoạt động DMC, các hoạt động phat triển bắt buộc phải thực hiện DTM có phạm vi tiến hành hẹp hơn, mức độ ảnh hưởng đến môi trường cũng được giới hạn nhiều hơn Nếu như các hoạt động phát triển DMC là những hoạt động mang tính chất đường hướng, mục tiêu dài hạn thì các hoạt động phát triển phải thực hiện DTM là những hoạt động phát triển cụ thé và mang tính chất ngắn han hơn so với hoạt động phát triển phải tiến hành DMC Tính cụ thé của các hoạt động phát triển này được thể hiện ở thời gian, địa điểm, các yếu tố khác thuộc về nội dung của dự án như đơn vi thực hiện dự án, công suất, mức độ xả thải của dự án 1.1.2.1 Đối tượng thực hiện đánh giá tác động môi trường

Các đối tượng thuộc trường hợp phải thực hiện DTM theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật BVMT năm 2014 được quy định theo hướng ngắn gọn về hình thức nhưng đây đủ và hệ thống về nội dung Đối với các dự án thuộc nhóm dự án được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 18, pháp luật môi trường hiện hành đang quy định theo hướng phù hợp và có sự liên hệ với các quy định của pháp luật đầu tư nói chung Theo đó, Điều 17 Luật Dau tư công năm 2014 đã quy định cụ thé về thâm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội (khoản 1), Chính phủ (khoản 2), Thủ tướng Chính phủ (khoản 3) Bên cạnh đó, Luật Đầu tư năm 2014 cũng đã cụ thể hóa các dự án thuộc thâm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội được quy định tại Điều 30, thâm quyên quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ tại Điều 31 Nếu như trước đây, đặt trong bối cảnh khi pháp luật đầu tư — cụ thé là Luật Dau tư năm 2005 chưa có quy định cụ thé về thẩm quyền quyết định chủ trương dau tư; do đó các quy định về các dự án thuộc đối tượng phải thực hiện ĐTM theo hướng giải thích chỉ tiết từng nội dung, lĩnh vực Đến thời điểm Luật BVMT năm 2014 được ban hành và có hiệu lực thi hành trên thực tế, các quy định của pháp luật đầu tư về vấn đề này cũng đã được bồ sung và hoàn thiện Do đó, quy định này của Luật BVMT năm 2014 là

Trang 37

hoàn toàn phù hợp nhằm tạo sự thông nhất giữa các văn bản pháp luật hiện hành, xây dựng một hệ thống pháp luật môi trường cụ thé, xuyên suốt và minh bạch Đối với các dự án thuộc trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 18 Luật BVMT năm 2014, pháp luật môi trường hiện hành xác định trách nhiệm cụ thể quy định danh mục các dự án thuộc thâm quyền của Chính phủ (khoản 2 Điều 18) Dé cụ thé hóa quy định này, Phụ luc II Nghị định 18/2015/ND — CP đã quy định cụ thé về Danh mục các

dự án phải thực hiện DTM.

1.1.2.2 Chủ thé có trách nhiệm thực hiện đánh giá tác động môi trường

Đối tượng phải tiến hành hoạt động DTM là các dự án đầu tư cụ thé Bởi vậy chủ các dự án phát triển quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật BVMT năm 2014 va nằm trong Danh mục Chính phủ quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định sỐ

18/2015/ND — CP phải lập báo cáo DTM Báo cáo DTM được lập trong giai đoạn

chuẩn bị dự án.

Căn cứ xác định trách nhiệm lập báo cáo đánh giá môi trường được xem xét

dựa trên (1) mục đích, nội dung của dự an; (2) quy mô của dự án và (3) địa điểm thực

hiện dự án.

1.1.2.3 Nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường

Theo quy định tại Điều 22 Luật BVMT năm 2014, nội dung của báo cáo DTM

hướng tới các vân dé chi tiét và cụ thê trong quá trình đánh giá sự ảnh hưởng của các

dự án dau tư cụ thé tới môi trường tại nơi thực hiện dự án Dé đảm bảo cho việc thực hiện tốt các yêu cầu đặt ra đối với hoạt động DTM nói riêng và đánh giá môi trường nói chung, Nghị định 40/2019/ND — CP đặt ra các nội dung cụ thể đối với các yêu cầu trong báo cáo DTM về các biện pháp xử lí chất thải, chương trình quản lí và giám sát môi trường, phương án tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường (điểm a khoản 4 Điều 1) nhằm nâng cao tính khả thi của các nội dung trong báo cáo DTM, từ đó xác lập và đảm bảo thực hiện một cách có hiệu quả nghĩa vụ của chủ dự án được đề

cập tới trong báo cáo DTM trước đó.

Đặc biệt, so với Luật BVMT năm 2005, Luật BVMT năm 2014 đã quy định

tham van là một trong những nội dung bắt buộc của báo cáo DTM (khoản 8 Điều 23) trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 21 Luật BVMT năm 2014 Van dé này đã được cụ thé hóa tại Điều 21 Luật BVMT năm 2014 Việc luật hóa nghĩa vụ tham van Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án, các tổ chức và cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án là một điểm mới đáng ghi nhận của pháp luật môi trường hiện hành, phù hợp với yêu cầu tăng cường sự tham gia của xã hội dân sự, nâng

cao vai trò và hoạt động giám sát của người dân trong hoạt động bảo vệ môi trường,

thé hiện dân chủ hóa; đồng thời góp phan nâng cao trách nhiệm của mỗi chủ thé trong van dé bảo vệ môi trường nói chung Các quy định cụ thể về trình tự, thủ tục tham van,

Trang 38

hình thức tham vắn đã được quy định cụ thể trong các văn bản hướng dẫn thi hành, là cơ sở thực hiện quá trình tham van có hiệu quả trên thực tế Vấn đề này đã được cụ thé hóa tại khoản 4, 5, 6 Điều 12 Nghị định 18/2015/ND - CP và sửa đổi bổ sung tại điểm b khoản 4 Điều 1 Nghị định 40/2019/ND — CP Theo đó, so với quy định của

Nghị định 18/2015/ND — CP, quy định mới của pháp luật hiện hành đã đưa ra những

hướng dẫn cụ thê đối với những van đề môi trường có thé chịu tác động bởi quá trình xây dựng và vận hành dự án cần được đưa ra tham vấn như: nước thải, khí thải, bụi, chất thải rắn, chất thải nguy hại, sụt lún, sạt lở, bồi lắng, tiếng ồn, đa dạng sinh học Bên cạnh đó, Nghị định 40/2019/ND — CP đã bổ sung thêm quy định về việc thực hiện tham van báo cáo DTM đối với một số dự án đặc biệt, quy định thêm về các mẫu văn bản đề nghị cho ý kiến tham vấn của chủ dự án, mẫu văn bản phản hồi của Ủy ban nhân dân các cấp và các tô chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án, mẫu văn bản về ý kiến của các đại biểu tham dự cuộc họp tham vấn ý kiến của cộng đồng dân cư Có thé thấy, so với quy định về tham vấn ý kiến đối với báo cáo DTM tại Nghị định 18/2015/ND - CP, quy định sửa đôi của Nghị định 40/2019/ND — CP được quy định theo hướng cu thé va chi tiết hơn nhằm tăng cường tinh kha thi của hoạt động tham vấn cũng như đảm bảo tốt hơn việc thực hiện các yêu cầu trong quá trình thực hiện báo

cáo ĐTM của chủ dự án.

1.1.2.4 Tham định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường

Theo quy định của Luật BVMT năm 2014 và Nghị định 18/2015/ND — CP, thời

điểm chủ dự án trình báo cáo DTM lên cơ quan quản lí nhà nước dé nghị thâm định là thời điểm trước khi tiễn hành triển khai thực hiện dự án Quy định này vô hình chung gây nên sự mơ hồ và thiếu tính khả thi trong quá trình áp dụng nghĩa vụ về DTM với các hoạt động bảo vệ môi trường khác, từ đó dẫn tới cách áp dụng chồng chéo, không hiệu quả, mang tính hình thức Do đó, khoản 5 Điều | Nghị định 40/2019/ND — CP đã sửa đổi, bổ sung quy định theo hướng quy định cụ thê về thời điểm chủ dự án trình cơ quan nhà nước có thâm quyên thâm định báo cáo DTM tương ứng với các loại hình dự án đầu tư cụ thé bao gồm: (i) dự án khai thác khoáng sản, (ii) dự án thăm dò, khai thác dầu khí, (iii) dự án đầu tư xây dung, (iv) nhóm các dự án còn lại.

Về hình thức thẩm định báo cáo DTM, khoản 1 Điều 24 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 quy định: “J Thu rưởng hoặc người đứng dau cơ quan được giao thẩm định tổ chức việc thẩm định bdo cáo đánh giá tác động môi trường thông qua hội dong thẩm định hoặc thông qua việc lấy ý kiến các cơ quan, tô chức có liên quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định” Hướng dẫn thực hiện quy định này, khoản 5 Điều 1 Nghị định 40/2019/ND — CP đã quy định cụ thé về các trường hợp tiễn hành thâm định theo hình thức hội đồng thẩm định và thâm định theo hình thức lay ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan Nếu như trước đây, Nghị

Trang 39

định 18/2015/NĐ - CP quy định khái quát tại khoản 5 Điều 14, cụ thé: “Viéc tham định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án dé kịp thời ứng pho với thiên tai, dịch bệnh có thể được thực hiện thông qua hình thức lấy y kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan, không nhất thiết phải thông qua hội dong thẩm định” thì

với quy định của pháp luật hiện hành quy định này đã bị bãi bỏ Theo đó, trường hợp

tiến hành thâm định thông qua hình thức lay ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan sẽ do Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan được giao nhiệm vụ thâm định (sau đây gọi tắt là cơ quan thâm định) quyết định Trường hợp cần thiết, cơ quan thâm định có thể lây ý kiến của một số chuyên gia về môi trường và lĩnh vực liên quan đến dự án Cơ quan, tổ chức, chuyên gia được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời băng văn bản trong thời hạn tối đa 07 ngày làm việc, kế từ ngày nhận được văn ban lấy ý kiến kèm theo hồ sơ báo cáo ĐTM của dự án.

Đối với các dự án không thuộc đối tượng tiễn hành thâm định theo hình thức lấy ý kiến, việc thâm định báo cáo DTM được thực hiện thông qua hội đồng thấm định do Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan được giao nhiệm vụ thâm định thành lập với tông số ít nhất 07 thành viên tham gia Nội dung thâm định báo cáo DTM được quy định cụ thé tại khoản 7 Điều 14 Nghị định 18/2015/ND — CP (sửa đổi, bồ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 40/2019/ND - CP).

Các cơ quan có thầm quyền thấm định báo cáo DTM được quy định cụ thể tại Điều 23 Luật BVMT năm 2014 Đối với hoạt động phê duyệt báo cáo DTM, trong thời hạn 20 ngày ké từ ngày nhận được báo cáo DTM đã được chỉnh sửa theo yêu cầu của cơ quan thầm định, thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan có thâm quyền thâm định

có trách nhiệm ban hành quyết định phê duyệt báo cáo DTM theo Mẫu số 06 Phụ lục VỊ Mục I Phu lục ban hành kèm theo Nghị định 18/2015/ND — CP Trường hợp chưa

đủ điều kiện phê duyệt hoặc không phê duyệt, trong thời han 10 ngày làm việc, ké từ ngày nhận được hồ sơ dé nghị phê duyệt báo cáo DTM của chủ dự án, cơ quan thầm định phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lí do cho chủ dự án biết Đối chiếu với hệ thống pháp luật môi trường trước đây có thể thấy, Luật BVMT năm 2014 đã có sự điều chỉnh thời hạn phê duyệt báo cáo cho phù hợp hơn với thực tiễn (từ 15 ngày được quy định trong Luật BVMT năm 2005 lên 20 ngày như hiện nay) Đồng thời, đã làm rõ hơn giá tri của hoạt động DTM Cụ thể, khoản 10 Điều 14 Nghị định 18/2015/ND — CP sửa đổi bổ sung (khoản 4 Điều 1 Nghị định 40/2019/ND — CP) quy định “Kết quả thẩm định có giá trị làm căn cứ dé ban hành quyết định phê duyệt bdo cáo đánh giá tác động mồi trường ” Đồng thời, quyết định phê duyệt báo cáo DTM chính là căn cứ để quyết định chủ trương đầu tư; cấp, điều chỉnh giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác khoáng sản; phê duyệt kế hoạch thăm đò, kế hoạch phát triển mỏ; cấp, điều chỉnh giấy phép xây dung; cấp giấy chứng nhận dau tư Bên cạnh đó, khoản 12 Điều 14 Nghị

Trang 40

định 18/2015/ND — CP sửa đổi bổ sung (khoản 4 Điều 1 Nghị định 40/2019/ND — CP) cũng khăng định về giá trị của quyết định này, cụ thể “Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường có hiệu lực pháp lý bắt buộc thực hiện, là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyên kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các yêu cau về bảo vệ môi trường của dự án” Việc luật hóa giá trị của quyết định phê duyệt báo

cáo ĐTM như vậy bên cạnh khang định được vai trò và tam quan trọng của hoạt động

DTM, còn là cơ sở để xác định nghĩa vụ của chủ dự án cũng như cơ quan nhà nước có thâm quyên trong quá trình kiểm tra và giám sát dự án, dam bảo các dự án khi được cấp phép phải đáp ứng được các yêu cầu về môi trường đã được luật định.

Đề đảm bảo các nội dung của báo cáo ĐTM được triển khai và áp dụng một cách đầy đủ và hiệu quả trên thực tế, pháp luật môi trường Việt Nam hiện hành đã có quy định về hoạt động sau thấm định báo cáo DTM đối với trách nhiệm của chủ dự án (Điều 26, 27 Luật BVMT năm 2014) và cơ quan thâm định báo cáo DTM (Điều 28

Luật BVMT năm 2014)

1.1.3 Kế hoạch bảo vệ môi trường

Kế hoạch bảo vệ môi trường (KBM): Hiện nay chưa có định nghĩa chính thức về KBM Tuy nhiên xét về bản chất đây là hoạt động DTM ở mức đơn giản áp dụng đối với các dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện ĐTM và các phương án sản xuất kinh doanh dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư theo pháp luật đầu tư (Điều 29 Luật BVMT năm 2014) So với các hoạt động phát triển phải tiễn hành DTM thi các hoạt động phát triển phải lập KBM mặc dù cũng là những hoạt động phát triển cụ thê nhưng phạm vi của các hoạt động đó hẹp hơn; do đó mức độ ảnh hưởng đến môi trường ít sâu rộng hơn so với các hoạt động phát triển phải tiễn

hành DTM.

1.1.3.1 Đối tượng thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường

So với Luật BVMT năm 2005, Luật BVMT năm 2014 đã xây dựng một nội

dung mới trong các quy định về đánh giá môi trường Bên cạnh các hình thức đánh giá môi trường như ĐMC, ĐTM thì kế hoạch bảo vệ môi trường (KBM) là một nội dung mới được luật hóa Theo quy định tại Điều 29 Luật BVMT năm 2014, đối tượng phải

thực hiện KBM bao gồm:

“1 Dự án dau tư không thuộc đổi tượng phải thực hiện đánh gia tac động moi trường

2 Phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án dau tư theo quy định của pháp luật về dau tư”

Quy định này đã phần nào khắc phục được những hạn chế trong quy định của Luật BVMT năm 2005 trước đây, phù hợp với đặc điểm nổi bật của kinh tế xã hội Việt Nam là nền sản xuất quy mô nhỏ, phân tán Danh mục chi tiết các dự án phải thực hiện

Ngày đăng: 04/04/2024, 03:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w