1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Khoa: Nội luật hoá điều ước quốc tế tại Việt Nam hiện nay

178 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nội luật hoá điều ước quốc tế tại Việt Nam hiện nay
Tác giả Ts. Nguyễn Thị Hồng Yến, Ths. Phạm Vĩnh Hà, Ts. Nguyễn Thị Hồng Yến, Ths. Nguyễn Thị Tường Vân, Ts. Bùi Xuân Phái, Ths. Phạm Vĩnh Hà, Ths. Lại Thị Phương Thao, Ts. Trần Thị Quyên, Ts. Phí Thị Thanh Tuyên, Ths. Trần Thị Quyên, Ths. Nguyễn Thùy Linh, Ths. Nguyễn Thị Tường Vân, Ts. Nguyễn Văn Năm, Ths. Nguyễn Thùy Linh, Ts. Đoàn Thị Tố Uyên, Ths. Đỗ Quý Hoàng, Ts. Nguyễn Thị Thúy, Ths. Trần Thị Thu Thúy
Người hướng dẫn Ts. Trần Thị Hiền, Ts. Nguyễn Văn Năm
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Quốc tế
Thể loại Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Khoa
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 178
Dung lượng 48,36 MB

Nội dung

Trong khi việcchấp nhận hiệu lực pháp lý của điều ước được hiểu là hành vi của cơ quan nhà nước cóthâm quyền nhăm hoàn tất các thủ tục pháp lý trong nước và thông qua đó thê hiệnviệc quố

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

5"/⁄Ð

KỶ YÊU HỘI THẢO KHOA HỌC

Chủ trì : TS Trần Thị Hiền — TS Nguyễn

Văn NămThư ký : Th§ Nguyễn Thùy Linh

Hà Nội - 2021

Trang 2

DANH MỤC BAO CÁO HỘI THẢO CAP KHOANội luật hóa điêu ước quôc tê tại Việt Nam hiện nay”

STT Tên báo cáo Trang

Nội luật hóa điêu ước quốc tê dưới góc nhìn luật quôc té và những 1van dé cần tiếp tục giải quyết từ góc độ nghiên cứu của lý luận chung

I | về nhà nước và pháp luật

TS Nguyễn Thị Hong Vến & ThS Phạm Vĩnh Hà

Cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý của việc nội luật hóa điêu ước quốc 15

2 | tế ở Việt Nam hiện nay

TS Nguyễn Thị Hong Yén & ThS Nguyễn Thị Tường Vân

Sự cân thiết nội luật hóa các điêu ước quôc tê mà Việt Nam là thành 31

viên trong bôi cảnh xây dựng nhà nước pháp quyên và hội nhập quôc

3% tế

TS Bùi Xuân Phái

Hình thức và phương pháp nội luật hóa điều ước quôc tê - Lý luận, 40

4._ | quy định pháp luật và thực tiên ở Việt Nam hiện nay

ThS Pham Vinh Hà

Vai trò của nội luật hóa điêu ước quốc tê trong việc xây dựng và hoàn 53

5 | thiện hệ thong pháp luật Việt Nam hiện nay

ThS Lại Thị Phương Thao

Các yếu tô ảnh hướng dén hoạt động nội luật hóa điều ước quốc tê ở ó1

6 | Việt Nam hiện nay

1S Trần Thị QuyênNhững tác động của nội luật hóa điêu ước quốc tế lên hệ thông pháp 67

7 | luật Việt Nam hiện nay

TS Phí Thị Thanh TuyênCác yêu cầu đặt ra đối với việc nội luật hóa các điều ước quốc tế mà 80

g | Việt Nam là thành viên trong giai đoạn hiện nay

ThS Tran Thị QuyênNội luật hóa điều ước quôc tÊ ở một sô nước va những gợi mở cho 9]

Trang 3

ThS Nguyễn Thị Tường VânQuản lý nhà nước về điều ước quốc tế - Quy định pháp luật và thực` 109

I1 | tiên ở Việt Nam hiện nay

TS Nguyễn Văn Năm & ThS Nguyễn Thùy LinhQuy trình nội luật hóa điều ước quốc tế trong mối tương quan với quy 123

12 | trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay

TS Đoàn Thị Tổ UyênCác điều ước quốc tế về quyền con người và dấu ấn nội luật hóa trong 135

13 | pháp luật Việt Nam

ThS Đỗ Qui HoàngViệt Nam và việc nội luật hóa nguyên tắc xử lý hành chính đối với 149

14 | người dưới 1§ vi phạm phạm luật theo một số công ước quốc tế

1S Nguyễn Thị ThúyMột số giải pháp cho việc nội luật hóa các điều ước quốc tế mà 164

15 CHXHCN Việt Nam là thành viên gan với yêu câu hoàn thiện hệ

thống pháp luật Việt Nam hiện nay

ThS Tran Thị Thu Thúy

Trang 4

NỘI LUẬT HÓA DIEU UOC QUOC TE DƯỚI GÓC NHÌN LUẬT QUOC TE

VÀ NHUNG VAN DE CAN TIẾP TỤC GIẢI QUYẾT TỪ GÓC ĐỘ NGHIÊNCUU CUA LÝ LUẬN CHUNG VE NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

TS Nguyễn Thị Hồng Yến & NCS.ThS Pham Vinh Hà

Trường Đại học Luật Hà Nội

Tóm tắt: Bài viết khái quát khung lý thuyết về nội luật hóa diéu ước quốc tế đã đượcxây dựng trong khoa học luật quốc tế và trình bày những quan điểm tiếp cận mới củakhoa học lý luận chung về nhà nước và pháp luật nhằm góp phan tiếp tục hoàn thiệntri thức về hiện tượng pháp lý phức tạp nay

Từ khóa: điêu ước quốc tê, chuyên hóa, nội luật hóa, ap dụng trực tiép

L DIEU UOC QUOC TE VÀ VAN DE NỘI LUẬT HOA DIEU UOCQUOC TE DUOI GOC NHIN LUAT QUOC TE

1 Khái niệm Điều ước quốc tế

Khái niệm “điều ước quốc tế” được định nghĩa tại nhiều văn kiện pháp lý quốc tế vàvăn bản quy phạm pháp luật của các quốc gia Các định nghĩa này cũng có những khácbiệt nhất định Tuy nhiên, định nghĩa được công nhận rộng rãi là định của Công ướcViên năm 1969 về luật điều ước quốc tế (VCLT 1969)

Điều 1(2)(a), VCLT 1969 quy định: “Phù hợp với muc đích của Công ước này: (a)

“điều ước ` là một thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia vàđược pháp luật quốc tế điều chính, được thé hiện thông qua một văn kiện hoặc hai haynhiều văn kiện có liên quan, không phân biệt tên gọi của các văn kiện này là gì ”.“Phùhop với quy định này, pháp luật Việt Nam tại Khoản 1 Điều 2 Luật Điều ước quốc tếnăm 2016 cũng ghi nhận: “Điêu ước quốc té là thỏa thuận bằng văn ban được ký kết

nhân danh Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với

bên ký kết nước ngoài, làm phát sinh, thay đổi hoặc cham dứt quyên, nghĩa vụ củanước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế, không phụ thuộc

vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản

ghi nhớ, công hàm trao đôi hoặc văn kiện có tên gọi khác”

Tính đến nay đã có 116 quốc gia thành viên đã chấp thuận sự ràng buộc và trở thànhthành viên VCLT 7969” nên có thé khang định là định nghĩa điều ước quốc tế củaCông ước đã được ít nhất là 116 quốc gia chấp nhận Đồng thời, định nghĩa này cũng

' Vienna Convention on the Law of Treaties, opened for signature 23 May 1969, 1155 UNTS 331 (entered into

force 27 January 1980) art 2(1)(a).

? United Nation Treaty Collection, Vienna Convention on the Law of Treaties 1969 (06 October 2019)

<https://treaties.un.org/pages/V1ewDetalsIIIL.aspx?src=TREA TY

&mtdsg_no=XXII-1&chapter=23&Temp=mtdsg3 &clang= en>, ngày truy cập 22/5/2021

Trang 5

được các cơ quan tài phán quốc tế sử dung dé giải quyết các tranh chấp liên quan đếnxác định ban chất điều ước của các văn kiện quốc tế.” Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) đãkhang đinh khái niệm “điều ước quốc tế” quy định tại VCLT 1969 phan ánh tập quanquốc tế" và đây cũng là định nghĩa được các học giả thường xuyên viện dẫn khi trìnhbày các khía cạnh pháp lý của điều ước quốc tế." Thực tế này cho thấy định nghĩa điềuước quốc tế của VCLT 1969 đã được thừa nhận một cách rộng rãi như là một công cụchính thức dé phân biệt điều ước quốc tế giữa các quốc gia và các văn kiện không phảiđiều ước quốc tế.

Phần lớn các học giả trên thế giới đều cho rằng một văn kiện sẽ không được coi là mộtđiều ước quốc tế theo định nghĩa của VCLT 1969 trừ khi văn kiện này đáp ứng đượcbốn đặc điểm sau: (i) Phải là một thỏa thuận quốc tế; (ii) Phải được ký kết giữa cácquốc gia; (iii) Phải được thể hiện bang văn ban; (iv) Phải được pháp luật quốc tế điềuchỉnh." Trong đó, đặc điểm “thỏa thuận quốc tế” xác định hai đặc điểm của điều ướcquốc tế Trước hết, một văn kiện chỉ có thé là điều ước quốc tế nếu văn kiện này ghinhận sự trao đôi và thỏa thuận giữa hai chủ thể khác nhau Hơn nữa, quá trình trao đôi,thỏa thuận giữa các bên cũng phải được thể hiện thành các cam kết,” trong đó nêu rõquan điểm và mong muốn chung của các bên về một hoặc một số vấn đề cụ thể TạiHội nghị Viên về điều ước quốc tế, Tây Ban Nha cho rằng thuật ngữ “quốc tế” trongcụm từ “thỏa thuận quốc tế” là không cần thiết và có thé tạo ra cách hiểu khác nhau”

và đề nghị bỏ thuật ngữ nay.’ Thực tế cho thấy thuật ngữ “quốc tế” chính là ranh giớixác định phạm vi của các thỏa thuận có thê được coi là điều ước quốc tế, cả về van détính chất của chủ thê tạo thành điều ước, cả về nền tảng pháp lý tạo thành điều ước làpháp luật quốc tế

Đặc điểm “được ký kết giữa các quốc gia” giúp xác định chính xác chủ thể của điều

ước quôc tê Nêu như yêu tô “thỏa thuận quôc tê” chỉ quy định chung là các điêu ước

> Case concerning the Land and Maritime Boundary (Cameroon v Nigeria) (Judgment) [2002] ICJ Rep 303,

[263]; Case concerning Maritime Delimitation and Territorial Questions (Qatar v Bahrain) (Jurisdiction and Admissibility) [1994] ICJ Rep 12, [23].

* Case concerning the Land and Maritime Boundary (Cameroon v Nigeria) (Judgment) [2002] ICJ Rep 303,

[263]; Texaco v Lybian Arab Republic (1977) 53 ILR 389, 474.

” Duncan B Hollis, ‘A Comparative Approach to Treaty Law and Practice’ in Duncan B Hollis, Merritt R.

Blakeslee and Benjamin Ederington, National Treaty Law and Practice (Martinus Nijhoff Publishers, 2005) 9.

° Mark Eugen Villiger, Commentary on the 1969 Vienna Convention on the Law of Treaties (Martinus Nijhoff,

2009) 79-81; Anthony Aust, Modern Treaty Law and Practice (Cambridge University Press, 3rd ed, 2013) 18; Duncan B Hollis, ‘Defining Treaty’ in Duncan B Hollis (ed), The Oxford Guide to Treaties (Oxford University Press, 2012) 11, 12.

14-7 Duncan B Hollis and Joshua J Newcomer, "Political' Commitments and the Constitution’ (2009) 49(3)

Virginia Journal of International Law 507, 522; Jan Klabbers, The Concept of Treaty in International Law (Martinus Nijhoff Publishers, 1996), 51-53.

* Kal Raustiala, 'Form and Substance in International Agreements' (2005) 99(3) American Journal of

International Law 581, 592.

? Official Records of the First Session of the United Nations Conference on the Law of Treaties, UN Doc

A/CONF 39/11 (1969) 23[20] <https://undocs.org/en/A/CONF.39/11>; Official Records of the First and Second Sessions of the United Nations Conference on the Law of Treaties — Documents of the Conference, UN Doc A/CONE 39/11/Add.2 (1971) 111 <https://treaties.un.org/doc/source/docs/A_CONF.39_11 Add.2-E.pdf>.

Trang 6

quốc tế phải được các chủ thé đến từ ít nhất hai quốc gia xây dựng thì yếu t6 này đãnêu rõ VCLT 1969 chỉ điều chỉnh các thỏa thuận được các quốc gia xây dựng, khôngđiều chỉnh các thỏa thuận của các bên khác như doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủđến từ các quốc gia hoặc các tô chức quốc tế '”

Đặc điểm “được ký kết băng văn bản” tạo ra một tiêu chuẩn để xác định các điều ước

quốc tế; theo đó các văn kiện này phải được lập thành văn bản Tuy nhiên, tiêu chuẩnnày không nhằm mục đích bác bỏ giá trị pháp lý của các thỏa thuận không được lậpthành văn bản mà chỉ nhằm xác định các điều ước quốc tế nằm trong phạm vi điềuchỉnh của VCLT 1969.'' Cuéi cùng, đặc điểm về “được luật pháp quốc tế điều chỉnh”được coi là điều kiện quan trọng nhất dé phân biệt giữa các điều ước quốc tế và cácvăn kiện không phải điều ước '” Dặc điểm này trước hết được sử dụng dé hỗ trợ việcphân biệt điều ước quốc tế với các thỏa thuận khác được ký kết theo nội luật của cácquốc gia °

Ngoài các đặc điểm thiết yếu nêu trên, định nghĩa điều ước quốc tế của VCLT

1969 cũng đưa ra hai yếu tố không mang tính quyết định trong việc xác định bản chấtđiều ước một văn kiện quốc tế, bao gồm: (i) Tên gọi và hình thức thê hiện; và (ii) Sốlượng các văn ban cau thành điều ước Nói cách khác VCLT 1969 công nhận các vănkiện là điều ước quốc tế bất chấp tên gọi và số lượng văn bản cấu thành nếu các vănkiện này đáp ứng cả bốn yếu tố quan trọng phân tích ở trên Quy định mở này củaVCLT 1969 phần nào là nguyên nhân dẫn đến tranh chấp giữa các quốc gia trong việcxác định bản chất điều ước của các văn kiện quốc tế, đặc biệt là các văn kiện có tên gọigây tranh cãi như tuyên bố chung, thông cáo báo chí chung, công hàm, bản ghi nhớ,

biên bản

Sau khi trở thành thành viên của các điều ước quốc tế, vẫn đề của các quốc gia là phảitiễn hành thực hiện các nghĩa vụ phát sinh từ các điều ước đó Điều 26 Công ước Viênnăm 1969 về Luật điều ước quốc tế quy định: “Moi điều ước đã có hiệu lực đễu ràngbuộc các bên tham gia điều ước và phải được các bên thi hành với thiện ý” Điều này

có nghĩa rằng, các quốc gia khi đã ký và phê chuẩn các điều ước quốc tế phải có nghĩa

vụ thực hiện tự nguyện và có thiện chí, trung thực và đầy đủ các cam kết quốc tẾ, đồngthời không được viện dẫn đến các quy định khác biệt của pháp luật trong nước đề “giảithoát” mình khỏi các nghĩa vụ đã cam kết Như vậy, thực hiện một cách đầy đủ và

trung thực các cam kêt quôc tê được xác định là nghĩa vu bat buộc của các quôc gia

'° Philippe Gautier, ‘Article 2 - Convention of 1969’ in Oliver Corten and Pierre Klein (eds), The Vienna

Conventions on the Law of Treaties: A Commentary, Oxford Commentaries on International Law (Oxford University Press, 2011) 33, 35.

'! Mark Eugen Villiger, Commentary on the 1969 Vienna Convention on the Law of Treaties (Brill, 2009) 80 ' Duncan B Hollis, ‘Defining Treaty’ in Duncan B Hollis (ed), The Oxford Guide to Treaties (Oxford

University Press, 2012) 11, 25.

'3 Tan Brownlie, Principles of Public International Law (Oxford University Press, 7th ed, 2008) 607.

Trang 7

thành viên và “trir khi có một ý định khác xuất phát từ điều ước hoặc được quy địnhbằng một cách khác, thì một điều ước ràng buộc mỗi bên trong phạm vi toàn bộ lãnh

„14

thổ của bên đó ”'“ Quy định trên đây của Công ước Viên 1969 cũng cho thấy, phápluật quốc tế chỉ xác định nghĩa vụ phải đảm bảo thực thi các điều ước quốc tế trongphạm vi lãnh thô của các quốc gia thành viên, còn việc thực hiện các điều ước đó theocách thức như nào lại hoàn toàn do quốc gia thành viên đó tự quyết định, tiễn trình nàyđược các chuyên gia luật học gọi là chuyén hóa hay nội luật hóa DUOT vào pháp luậtquốc gia (incorporation, transformation hoặc reception)

2 Nội luật hoá - một trong những phương thức thực hiện điều ước quốc tếphố biến của các quốc gia

Chuyên hóa hay nội luật hóa điều ước quốc tế vào pháp luật quốc gia là hoạt độngquan trọng nhăm thực thi các điều ước quốc tế mà quốc gia là thành viên Về nguyêntắc, điều ước quốc tế chỉ có giá trị pháp lý và giá trị áp dụng trên lãnh thổ của quốc giathành viên khi được chuyển hóa vào nội luật Bằng hành vi “nội luật hoá”, các quyđịnh của điều ước quốc tế sẽ trở thành một bộ phận cau thành của pháp luật quốc gia’?Thực tiễn thực thi điều ước quốc tế tại các quốc gia cho thấy có hai cách thức quốc giathành viên có thể thực hiện dé thi hành các điều ước quốc tế đó là áp dung trực tiếp vànội luật hoá/chuyên hoá điều ước Trong đó:

- Ap dung trực tiếp: Điều ước quốc tế sau khi phat sinh hiệu lực sé được áp dụngtrực tiếp mà quốc gia đó không cần phải tiến hành nội luật hóa, tức là không cần banhành văn bản pháp luật mới hoặc bồ sung các văn bản pháp luật hiện hành dé chuyênhóa điều ước quốc tế thành nội luật Các cơ quan có thâm quyền trong nước áp dụngtrực tiếp các quy định của điều ước quốc tế trên lãnh thổ của mình Cách thức nàythường được áp dụng với các điều ước quốc tế chứa đựng những quy phạm pháp luậtquy định day du, rõ ràng, chỉ tiết về van đề mà điều ước quốc tế đó điều chỉnh

- Chuyển hóa/nội luật hoá điều ước quốc té vào pháp luật quốc gia: Việc chuyênhóa điều ước quốc tế vào pháp luật quốc gia nhăm đảm bảo để thực hiện điều ướcquốc tế một cách tốt nhất trong điều kiện quốc gia, chuyền tải đầy đủ nội dung củađiều ước quốc tế vào pháp luật quốc gia Có hai cách thức để chuyển hóa điều ướcquốc tế vào pháp luật quốc gia: (i) Ban hành văn bản pháp luật mới; (ii) Sửa đối, bổ

'# Xem thêm Điều 29 Công ước Viên 1969 về Luật Điều ước quốc tế

'S Xem Ngô Hữu Phước, Nội luật hóa các điều ước quốc tế về đầu tranh phòng, chống tội phạm vào pháp luật tư pháp hình sự của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật sỐ 6/2015, tr.77

'* Điều 25 Hiến Pháp CHLB Đức ghi nhận: “các nguyên tắc chung của luật quốc tế là một bộ phận cùa Luật

liên bang Chúng có uu thé hơn so với các luật và trực tiếp tạo ra các quyên và nghĩa vụ đối với mọi người trên lãnh tho liên bang” Xem http://www.iuscomp.org/gla/statutes/GG.htm

Điều 15 Hiến pháp của Liên Bang Nga quy định: “các nguyên tắc cơ bản và quy phạm của Luật quốc tẾ và các

DUQT của Liên bang Nga sẽ la một bộ phận cấu thành của hệ thong pháp luật quốc gia Trường hợp điều ước

quốc tế hoặc thỏa thuận khác của Liên bang Nga có những quy định khác biệt so với những quy định của pháp luật Liên bang thì các quy định của điều ưóc quốc tế sẽ được áp dung”.

Xem http://www.constitution.ru/en/10003000-02.htm

Trang 8

sung văn bản pháp luật hiện hành.

Trên thực tế vẫn tồn tại những quan điểm khác nhau về chuyên hóa/nội luật hóa điềuước quốc tế Có quan điểm cho rằng: nội luật hóa là quá trình pháp lý do cơ quan nhànước có thẩm quyên tiễn hành nhằm chấp nhận hiệu lực ràng buộc của các điều ướcquốc tế Như vậy, theo quan điểm nay thì nội luật hóa dường như được hiệu đồng nhấtvới các hành vi mà quốc gia tiễn hành nhăm chấp nhận giá trị hiệu lực ràng buộc vớimột điều ước quốc tế nhất định như hành vi ký chính thức, phê chuẩn, phê duyệt, thậmchí gia nhập điều ước quốc tế 17 Mặt khác, cũng có quan điểm lại cho rằng noi luậthóa và quá trình chấp nhận hiệu lực pháp lý của diéu ước quốc tế là hai khái niệmpháp lý khác nhau nhưng có mỗi quan hệ tương đối độc lập với nhau Trong khi việcchấp nhận hiệu lực pháp lý của điều ước được hiểu là hành vi của cơ quan nhà nước cóthâm quyền nhăm hoàn tất các thủ tục pháp lý trong nước và thông qua đó thê hiệnviệc quốc gia tham gia điều ước chấp nhận sự ràng buộc pháp lý của điều ước đối vớimình; thì nội luật hóa là quá trình co quan nhà nước có thâm quyên tiễn hành các hoạtđộng cần thiết dé chuyên hóa các quy phạm của điều ước quốc tế thành quy phạm củapháp luật quốc gia bang cách ban hành, sửa đồi, bố sung văn bản quy phạm pháp luậttrong nước để thực hiện Từ các quan điểm trên, tác giả thay rang hoạt động nội luậthóa được hiểu theo quan điểm thứ hai là hợp lý Theo đó, đây là quá trình dua nộidung các quy phạm điều ước quốc tế vào nội dung của quy phạm pháp luật trong nướcthông qua việc xây dựng, ban hành (sửa đổi, bồ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới) vănbản quy phạm pháp luật trong nước để có nội dung pháp lý đúng với nội dung của cácquy định của điều ước đã được ký kết hoặc gia nhập Š

Nhìn chung, đây là phương thức thực hiện khá phổ biến ở các quốc gia trên thế giới vì

nó vừa dam bao sự thống nhất, 6n định và đặc thù của hệ thống pháp luật quốc gia vừađảm bảo được nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của quốc gia trong quá trình thực hiệncác cam kết quốc tế nói chung” Tuy nhiên, khi tiến hành chuyên hoá điều ước cũngcần lưu ý rằng, hoạt động chuyển hóa/nội luật hóa điều ước quốc tế không bao hàm ýnghĩa rằng làm “biến đổi” hay “chuyển đổi” các quy phạm pháp luật quốc tế tré thanhquy phạm pháp luật quốc gia Vì mục tiêu chủ yếu của việc nội luật hóa DUQT lànhằm thực thi các cam kết quốc tế bằng mọi biện pháp mà quốc gia thành viên thấyphù hợp nhất, điều này cũng có thể hiểu là sự chuyên hóa/nội luật hóa nhăm làm cho

hệ thống pháp luật quốc gia trở thành một môi trường pháp lý thuận lợi và không cảntro việc thực thi các cam kết quốc tế một cách tận tâm, thiện chí, đồng thời vẫn đảmbảo được tính đặc thù và lợi ích của quốc gia thành viên Đồng thời, nội luật hóa cũng

' Các hành vi này bao gồm: ký, phê chuẩn, phê duyệt va gia nhập điều ước quốc tế

'S Viên Khoa học pháp lý, Báo cáo phúc trình đề tài “Nội luật hoá các điều ước quốc tế Việt nam ký kết và tham gia phục vụ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” TS Hoàng Phước Hiệp chủ nhiệm.

'' Như trên

Trang 9

không phải là điều kiện để điều ước quốc tế phát sinh hiệu lực đối với các quốc giathành viên bởi vì các điều ước quốc tế sẽ có hiệu lực khi:

(1) phải được ky kết trên cơ sở tự nguyện, bình dang;

(ii) — nội dung của điều ước không trái với các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế;(iii) Thâm quyền và trình tự thủ tục ký kết phải đúng theo quy định của các bên kếtước”,

Thời điểm bắt đầu có hiệu lực của điều ước do các bên kết ước thỏa thuận và thườngghi nhận rõ ràng, chính xác ở phần cuối cùng trong cơ cấu của điều ước quốc tế đó””

Từ những phân tích trên, theo tác giả, nội luật hóa điều ước quốc tế nên được hiểu làquá trình (không phải là hành vi) được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thâm quyềnnhằm “dua nội dung các quy phạm điều ước quốc tế vào nội dung của quy phạm phápluật trong nước thông qua việc xây dựng, ban hành (sửa đổi, bồ sung, bãi bỏ hoặc banhành mới) văn bản quy phạm pháp luật trong nước dé có nội dung pháp li tương thíchvới nội dung của các quy định của diéu ước đã được kí kết hoặc gia nhập ”.“”

IL TIEP TUC NGHIEN CUU VAN DE NOI LUAT HOA DIEU UOC

QUOC TE TỪ GOC ĐỘ CUA LY LUẬN CHUNG VE NHÀ NƯỚC VA PHÁP

LUAT:

1 Tình hình nghiên cứu về nội luật hóa điều ước quốc tế trong khoa học

pháp lý Việt Nam hiện nay:

Nhìn chung, van đề nội luật hóa DUQT đã và đang thu hút được sự quan tâm nghiêncứu của các học giả từ nhiều truyền thống pháp luật khác nhau, nhiều trường phái chủthuyết khác nhau trên thế giới Ở Việt Nam, nội luật hóa DUQT từ chỗ là đối tượngnghiên cứu đặc thù của công pháp quốc tế cũng dần được tiếp cận và phân tích dudilăng kính của nhiều ngành khoa học pháp lý khác như luật Hiến pháp, luật hình sự,

luật lao động, luật thương mại

Tuy nhiên một hạn chế dễ thấy là các khía cạnh lý luận của nội luật hóa DUQT mớichủ yếu được tiếp cận và xây dựng bởi công pháp quốc tế mà chưa được quan tâmđúng mức trong khoa học lý luận chung về nhà nước và pháp luật Khung lý thuyết vềnội luật hóa ĐƯQT dù đã hình thành nhưng còn nằm tản mạn trong nhiều công trìnhnghiên cứu khác nhau, chưa được trình bày chính thức trong bất cứ cuốn giáo trình

nào.

Xoay quanh nội hàm của khái niệm “nội luật hóa” đến nay vẫn còn nhiều tranh luận,thuật ngữ “nội luật hóa” do đó vẫn mang tính ước lệ khá cao, tồn tại nhiều cách diễnđạt tương đương hoặc gần nghĩa tùy từng góc độ tiếp cận Mối quan hệ giữa các thuật

la

33 66 33 66 pore)

ngữ “nội luật hóa”, “chuyên hóa”, “áp dụng trực tiêp” phụ thuộc rat nhiêu vào việc nha

ˆ Xem Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trinh Luật quốc tế, Nxb Công an nhân dân, 2017

*! Xem thêm các quy định có liên quan trong Công ước Viên 1969 về Luật Điều ước quốc tế

?“ Xem: Hoàng Phước Hiệp, tlđd.

Trang 10

nghiên cứu đứng trên quan điểm nhất nguyên hay nhị nguyên Ngay cả trên cùng mộtquan điểm tiếp cận, những biểu hiện thực tế của cái được gọi là “nội luật hóa” mà cáctác giả đưa ra cũng không hoàn toàn thống nhất.

Số lượng công trình đề cập đến nội luật hóa ĐƯỢT như một nội dung/ khía cạnh trongviệc giải quyết mối quan hệ pháp luật quốc gia - pháp luật quốc tế nhiều hơn hăn sovới sé công trình tiếp cận trực diện và coi nội luật hóa DUQT là đối tượng nghiên cứutrọng tâm Phần lớn các khoa học pháp lý chuyên ngành mặc nhiên thừa nhận sự tồntại của nội luật hóa DUQT khi vấp phải hiện tượng này trong thực tế Thuật ngữ “nội

99

luật hoa” thường được sử dụng như một khai niệm công cụ dé giải quyết các nội dungliên quan, thường được đặt trong những ngữ cảnh mà người đọc được coi là đã hiểu

nội dung, ý nghĩa của nó từ trước.

Các khoa học pháp lý chuyên ngành thường ít quan tâm đến khía cạnh các lý luận vềnội luật hóa DUQT mà hướng sự chú ý nhiều hơn vào các biêu hiện thực tiễn Một số

tác giả tập trung vào việc trình bày những thành tựu, những sự tương thích đạt được

nhờ quá trình nội luật hóa, số khác tập trung vào việc chỉ ra những nội dung sau nộiluật hóa mà còn chưa tương thích hoặc chưa hợp lý, thiếu tính khả thi Ở một sốchuyên ngành như hình sự, các tác giả có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến hiệntượng này do yêu cầu nội luật hóa trong lĩnh vực của họ có tính “bắt buộc đặc thù”

Dù được tiếp cận bởi nhiều chuyên ngành, nội luật hóa DUQT trong khoa học pháp lyViệt Nam mới chủ yếu được nhìn nhận như một phương thức dé thực thi các cam kếtquốc tế Hiện tượng này hiểm khi được nghiên cứu với tư cách là một phan (giao thoa)của hoạt động xây dựng pháp luật Rat ít công trình nghiên cứu đề cập đến quy trìnhnội luật hóa ĐƯQT và xem xét nó trong mối liên hệ với quy trình xây dựng pháp luậtcủa quốc gia Nhắn mạnh yêu cau cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia khimuốn nội luật hóa một DUQT nhất định nhăm đáp ứng các đòi hỏi quốc tế, songkhông nhiều công trình đề cập đến chiều tác động ngược lại: chủ động nội luật hóa cácDUQT nói chung cũng là một phương thức hiệu quả dé mỗi quốc gia hoàn thiện hệthống pháp luật của mình Nói cách khác, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứutoàn diện về sự liên hệ giữa nội luật hóa DUQT với việc xây dựng và hoàn thiện hệthống pháp luật Việt Nam, xem hoạt động này là nhu cầu của hoạt động kia

Một số công trình nghiên cứu đã quan tâm và đề cập đến những ảnh hưởng của nộiluật hóa DUQT ở cấp độ quốc gia, tuy nhiên các công trình này mới chủ yếu làm rõnhững tác động của hiện tượng nội luật hóa đến các quy phạm thực định của luật quốcnội Những phương diện tác động khác của quá trình nội luật hóa DUQT lên các thành

tố còn lại của hệ thống pháp luật (theo nghĩa rộng) ít hoặc chưa được luận giải thấu

đáo.

Trang 11

1 Hướng tiếp cận mới của lý luận chung về nhà nước và pháp luật về một sốkhía cạnh cần quan tâm của nội luật hóa điều ước quốc tế:

° Về nội hàm của khái niệm nội luật hóa điều ước quốc tế:

Mặc dù không được chính thức sử dụng trong Công ước Viên 1969 cũng như

trong các văn bản quy phạm pháp luật liên quan của Việt Nam” , thuật ngữ “nội luậthóa” (điều ước quốc tế hoặc pháp luật quốc tế) lại được nhắc tới thường xuyên trêncác diễn đàn khoa học pháp lý Ở Việt Nam, hiện nay cũng tồn tại một số cách quanniệm về nội luật hóa DUQT, trong số đó hay được viện dẫn nhất chính là định nghĩatheo quan điểm của TS Hoàng Phước Hiệp trình bày trong đề tài nghiên cứu khoa họccấp Bộ do ông làm chủ nhiệm ””

Một số tác giả lại tiếp cận nội luật hóa DUQT như một thuật ngữ thay thé, họ khôngđưa ra định nghĩa cụ thê mà “dẫn chiếu” khái niệm này tới những khái niệm khác được

họ xử lý sâu Theo đó, nội luật hóa sẽ được xem là cách gọi khác của việc chuyên hóaquy phạm DUQT vào hệ thống PLQG” hoặc được xem là cách áp dụng gián tiếpĐƯQT, đối lập với kha năng áp dụng trực tiếp” Vấn đề năm ở chỗ, bản thân cáchhiểu thé nào là áp dụng trực tiếp, thé nào là chuyển hóa ở mỗi tác giả đã không giốngnhau Bởi lẽ đó, theo chúng tôi dé xây dựng được định nghĩa chính xác nhất về nội luậthóa ĐƯQT cần sử dụng phương pháp tiếp cận đồng thời, nghĩa là cần có định nội hàmcủa cả những thuật ngữ liên quan như “chuyên hóa” và “áp dụng trực tiếp” dé làm hệquy chiếu

Nội luật hóa DUQT ngày nay cần được nhìn nhận như là một hiện tượng pháp lý vớinhững biểu hiện sống động có ý nghĩa trong cả đời sống thực tiễn cũng như dưới gócnhìn khoa học - thay vì chỉ được xem xét như là một quy trình kỹ thuật cứng nhắc.Chúng tôi mạnh dạn đưa ra một cách quan niệm tương đối mới mẻ dưới giác độ

nghiên cứu của lý luận chung:

“Nội luật hóa điều ước quốc tế là việc làm xuất hiện trong hệ thống pháp luật quốcgia những nguyên tắc, chế định hoặc quy phạm pháp luật có nội dụng tương thích vớinội dung của các diéu ước quốc tế mà quốc gia đó là thành viên cũng như tạo ra giátrị áp dụng cho các quy phạm điều ước quốc té trong môi trường luật quốc gia thôngqua một hoặc một số thao tác mang tính cá biệt của chủ thể trong nước có thẩm

quyên ”.

Hiến pháp năm 2013, Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015

(sửa đôi, bô sung năm 2020)

ˆ* Xem: Hoàng Phước Hiệp, tldd ".

? Hoàng Ngọc Giao (2005), “Bàn về việc thực thi điều ước quốc tế”, Nhà „ước và Pháp luật, số 3(203), tr

67-72.

°° Xem: Trần Thi Thu Phương (2013), “Áp dụng điều ước quốc tế trên lãnh thổ Việt Nam”, Luật học, (2), trang

64-72.

Trang 12

Theo cách tiếp cận này, nội luật hóa chính là chuyển hóa nhưng bao gồm cả sự chuyênhóa về tư cách (tạo ra giá trị áp dụng của bản thân quy phạm điều ước trong môitrường luật quốc gia trong trường hợp giá trị đó không mặc nhiên phát sinh) lẫn sựchuyên hóa thực chất (tạo ra những quy phạm nội luật để đưa nội dung của quy phạmđiều ước vào đời sống PLQG) Hiểu chuyển hóa theo nghĩa rộng cũng chính là hiểunội luật hóa theo nghĩa đầy đủ của nó.

Nội luật hóa ĐƯỢT theo cách hiểu này cũng không đối lập và khu biệt hoàn toàn vớikhái niệm “áp dụng trực tiếp” Có hai khả năng mà một ĐƯQT được áp dụng trực tiếpđối với các cá nhân, tổ chức trong nước Khả năng thứ nhất là điều ước đó có “hiệu lựcđương nhiên” do DUQT nói chung được thừa nhận là một bộ phận cầu thành của hệthống pháp luật (theo quan điểm nhất nguyên, không có ranh giới giữa cái gọi là hệthống pháp luật quốc gia và hệ thống pháp luật quốc tế do đó các ĐƯỢT được quốcgia ký kết cũng có giá trị như luật trong nước) Khả năng thứ hai là điều ước đó đượcquốc gia thành viên “cho phép” áp dụng trực tiếp theo cơ chế đơn lẻ, nghĩa là cơ quan

có thầm quyền phải ra một văn ban (thường đó chính là văn kiện phê chuẩn, phê duyệtđiều ước) dé tuyên bố rõ việc sẽ áp dụng trực tiếp phần nào của điều ước ”” Ap dụngtrực tiếp ở trường hợp thứ hai được xem là kết quả được tạo ra từ việc nội luật hóa

° Về các đặc điểm của nội luật hóa quốc tế:

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ "Nội luật hóa các điều ước quốc tế ViệtNam ký kết và tham gia phục vụ quá trình hội nhập kinh tế quốc tẾ” do TS Hoàng

Phước Hiệp làm chủ nhiệm (Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, năm 2007) là công

trình hiém hoi xay dung ly thuyét về các đặc điểm của nội luật hóa ĐUQT Tuy vậycác đặc điểm này dường như vẫn chưa đủ rõ dé giúp chúng ta nhận diện nội luật hóaDUOQT như một hiện tượng pháp lý độc lập, có sự khác biệt căn bản về chủ thể, mụcđích, tính chất với các hiện tượng pháp luật gần gũi, liên quan Hơn nữa, hai trong sốnhững đặc điểm được giới thiệu thực chất lại là đặc điểm của “văn bản nội luật hóa”.Theo chúng tôi, việc xây dựng các đặc điểm của nội luật hóa DUQT cần xuất phát từquan điểm nhìn nhận nội luật hóa là một hiện tượng đa diện và đa tư cách: vừa là một

biện pháp bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế, vừa là một biện pháp thực hiện các

cam kết quốc tế, vừa là một biện pháp bổ khuyết và hoàn thiện pháp luật quốc giađồng thời cũng là một biện pháp (góp phan) tạo ra sự tương thích giữa pháp luật quốcgia và pháp luật quốc tế

Tuy tồn tại trong nhiều mối quan hệ giao thoa song nội luật hóa ĐƯQT cần phải đượcphân biệt một cách tương đối với các hiện tượng/ quá trình pháp luật sau: sự chấp nhận

27 Khong phải văn kiện phê chuẩn, phê duyệt điều ước nào cũng chứa đựng nội dung này Do đó chúng tôi không

đồng tình với quan điểm cho rằng hành vi phê chuẩn, phê duyệt luôn có ý nghĩa chuyền hóa DUQT như trong dé

tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và pháp luật Việt Nam” do TS Hà Hùng Cường làm chủ nhiệm (Viện khoa học pháp lý, 1995).

Trang 13

giá trị pháp lý của điều ước quốc tế; sự hài hòa hóa pháp luật giữa các quốc gia; sựchuyên hóa pháp luật nước ngoài vào pháp luật trong nước; các hoạt động xây dựng vàhoàn thiện pháp luật của quốc gia như lập pháp, lập quy, pháp điển hóa, hợp nhất

hóa

e Về chủ thé của nội luật hóa điều ước quốc tế:

Ở bình điện quốc tế, chủ thé nội luật hóa DUQT phải là quốc gia thành viên của điềuước đó”Ÿ, sự chuyển hóa quy phạm điều ước dù bằng phương thức nào suy cho cùngđều nhằm thực thi một cách thực chất các cam kết mà quốc gia đã chấp nhận sự ràngbuộc Trong một số trường hợp đặc biệt (thường rơi vào các điều ước song phương),quốc gia kết ước có thê nhận được đòi hỏi phải tiến hành nội luật hóa theo một hìnhthức nhất định từ phía chủ thé còn lại (bên đối tác) Trong khi đó, các tổ chức quốc tế

về nguyên tắc sẽ không can thiệp vào công việc nội bộ của một quốc gia thành viên déyêu cầu, khuyến khích hay chỉ định cách thức nội luật hóa DUQT đối với quốc gia đó

Ở bình diện quốc gia, chủ thể nội luật hóa DUQT là những cá nhân, cơ quan, tô chứctrong nước có tham quyền liên quan đến các thao tác nội luật hóa được xác định trongPLQG Do pháp luật mỗi nước có quy định khác nhau về vấn đề ký kết, thực hiệnDUOQT nói chung và nội luật hóa DUQT nói riêng, theo một lẽ tat yêu, chủ thể nội luậthóa ở các nước không thể hoàn toàn giống nhau Một khó khăn nữa trong việc làm rõchủ thể của chuỗi hoạt động phức tạp này đó là việc không nhiều quốc gia xây dựngnội luật hóa thành một quy trình khép kín và độc lập, chủ thể nội luật hóa bởi vậy hiễmkhi được chỉ định một cách minh thị trong luật Nói cách khác, chủ thể nội luật hóaĐƯQT thường là những chủ thể có thẩm quyền lập pháp, hành pháp hoặc tư pháp

nhưng được giao thêm nhiệm vụ nội luật hóa trong phạm vi chức năng của mình chứ

không phải là một cơ quan chuyên trách về công tác nội luật hóa Từ giác độ lý luậnchung, chủ thé của nội luật hóa DUQT nên được phân loại thành từng nhóm tùy theovai trò như: chủ thể quyết định hình thức nội luật hóa, chủ thé trực tiếp tiến hành việcnội luật hóa, chủ thê gián tiếp tham gia vào việc chuyên hóa

“ Về nội dung của nội luật hóa điều ước quốc tế:

Theo chúng tôi, dù được triển khai theo hình thức, phương pháp nào thì nội luật hóaluôn bao gồm hai nội dung chính có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau: (i) phântích, đánh giá yêu cầu nội luật hóa và (ii) lựa chọn, tiến hành các thao tác chuyên hóa.Cần biết rằng, không phải DUQT nao và không phải nội dung nào của DUQT cũngđòi hỏi phải được nội luật hóa và hiệu lực của bản thân điều ước trong môi trường luậtquốc tế sẽ phát sinh theo những căn cứ khác không phụ thuộc vào việc nó có được nộiluật hóa bởi quốc gia thành viên hay không Do vậy, việc quan niệm nội luật hóa

* Việc một quốc gia không phải là thành viên của điều ước tiếp thu, thậm chí sao chép một số nội dung của điều

ước nao đó vào pháp luật nước mình cũng có thê xảy ra, tuy nhiên đây không được coi là biêu hiện của nội luật

hóa DUQT.

Trang 14

DUQT chỉ bao gồm các thao tác thực tế nhằm mục đích chuyên hóa tinh than, nộidung của các quy phạm điều ước vào luật quốc gia là không đầy đủ Việc phân tíchmột cách chính xác yêu cau nội luật hóa giúp quốc gia vừa đảm bảo được tính thốngnhất, khoa học của HTPL (tránh tạo ra những quy phạm “thừa”, không có đối tượng

tác động thực tế), vừa đảm bảm sự tiết kiệm, giảm tải được áp lực cho công tác lập

pháp, lập quy, vừa tạo tiền dé dé lựa chọn được hình thức, phương pháp phù hợp nhấtgiúp việc nội luật hóa đạt được hiệu quả tối ưu Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở việcphân tích, đánh giá sự cần thiết nội luật hóa mà không đưa tới các thao tác chuyển hóatrên thực tế sẽ không làm phát sinh bắt cứ giá trị gì của quy phạm điều ước trong môitrường luật quốc gia

ĐỀ tạo ra sự tương thích giữa các quy phạm pháp luật quốc gia (và rộng hơn là các vănbản quy phạm pháp luật quốc gia) với tinh thần, nội dung của các ĐƯQT mà quốc gia

đó là thành viên, nhiều thao tác khác nhau có thé được chủ thé có thâm quyền cân nhắclựa chọn và sử dụng, bao gồm nhưng không giới hạn trong các phương án sau đây:Ban hành văn bản chuyên biệt điều chỉnh nội dung hoàn toàn mới; Ban hành văn bảnmới sửa đôi, bố sung một số nội dung của những văn bản hiện hành; Ban hành văn bảnmới bãi bỏ một số nội dung của những văn bản hiện hành; Đưa ra tuyên bồ chỉ rõ phầnnội dung của điều ước được áp dụng trực tiếp Các thao tác này không loại trừ lẫnnhau mà có thé được phối kết để tạo thành các hình thức, phương pháp đa dang phùhợp với từng trường hợp cần nội luật hóa, bằng cách này hay cách khác chúng giúpcho nội dung của các quy phạm điều ước tác động được đến quyền, nghĩa vụ pháp lýcủa các cá nhân, tổ chức trong nước

° Về hình thức và phương pháp nội luật hóa điều ước quốc tế:

Nội dung trọng tâm của nội luật hóa ĐƯỢT luôn là những thao tác nhằm chuyên hóacác quy phạm điều ước vào hệ thống pháp luật quốc gia, tuy nhiên công việc này ởmỗi nước được tiễn hành theo những mô hình khác nhau Bên cạnh đó, việc nội luậthóa các loại DUQT khác nhau đôi khi cũng đòi hỏi những mô hình tiến hành khácnhau tùy thuộc vào cách thức nó được hình thành và lĩnh vực mà nó điều chỉnh Dướigóc nhìn lý luận, các mô hình tiến hành này nên được gọi là các hình thức nội luật hóa.Hình thức nội luật hóa DUQT có quan hệ rất chặt chẽ với quy trình nội luật hóaDUQT (một lý thuyết được công pháp quốc tế khá quan tâm) tuy nhiên chúng khôngđồng nhất với nhau Nếu như quy trình nội luật hóa luôn bị chi phối bởi pháp luật thựcđịnh và liên quan tới các thủ tục cụ thể thì hình thức nội luật hóa có tính khái quát caohơn, gan với các nguyên tắc chung và các điều kiện/ trường hợp tiến hành chuyền hóa.Nói cách khác, quy trình nội luật hóa ĐƯQT ở các quốc gia không bao giờ hoàn toàngiống nhau đến từng khâu, từng bước nhưng có thể quy chúng về một số hình thứcnhất định căn cứ vào thao tác chủ đạo hay kết quả cuối cùng của hoạt động chuyên

Trang 15

hóa Có thê hiểu: hình thức nội luật hóa điều ước quốc tế là một dạng nội luật hóađiều ước quốc tế được phân biệt với dạng khác bởi một quy trình tương đối đặc thùcùng với sản phẩm đâu ra của nó.

Một số công trình nghiên cứu từ góc nhìn của luật quốc tế cũng đã đưa ra khái niệm

“kỹ thuật nội luật hóa””” Song cần lưu ý, “kỹ thuật” ban thân nó đã mang ý nghĩa quychuẩn, thường hàm chỉ những thao tác được tiến hành một cách thuần thục với tinhchuyên môn hóa cao Trong khi đó, không phải quốc gia nào cũng thiết kế nên những

kỹ thuật độc lập chỉ sử dung cho việc nội luật hóa DUQT Do vậy “kỹ thuật nội luậthóa” cũng như “quy trình nội luật hóa” đều là những thuật ngữ chỉ thích hợp khi tiếpcận ở bình diện một quốc gia cụ thể, với hệ quy chiếu là pháp luật thực định của quốcgia đó Dưới góc nhìn lý luận, chúng tôi tiếp cận ở mức độ khái quát cao hơn và đềxuất sử dụng thuật ngữ “phương pháp nội luật hóa”: Phương pháp nội luật hóa DUOT

là cách thức mà chủ thể có thẩm quyên áp dụng các kỹ thuật xây dựng pháp luật củaquốc gia lên những nội dung can chuyển hóa của diéu ước

° Về những tác động của nội luật hóa điều ước quốc tế lên hệ thống pháp luậtquốc gia:

Những tác động của hiện tượng nội luật hóa ở cấp độ quốc gia cần được xem xét đồngthời trên cả 3 khía cạnh: tác động của yêu cầu nội luật hóa, tác động của các thao tácnội luật hóa, tác động của các sản phẩm được tạo ra từ quá trình nội luật hóa Những

tác động này cũng không chỉ giới hạn ở những ảnh hưởng lên các văn bản nội luật hay

hệ thống quy phạm thực định của quốc gia Từ góc độ lý luận chung, hệ thống phápluật quốc gia CÓ thé được hiểu theo nghĩa rộng nhất, được hợp thành từ bốn trụ cột: Hệthống các văn bản quy phạm pháp luật; Các thiết chế bảo đảm cho việc thực thi phápluật; Công tác tô chức thi hành pháp luật; Nguồn nhân lực - việc đào tạo nguồn nhânlực làm công tác pháp luật và nghề luật” Các yếu tổ này ở những mức độ khác nhauđều chịu tác động từ việc nội luật hóa DUQT và bản thân chúng cũng có những ảnhhưởng ngược lại, tạo điều kiện hoặc gây ra những cản trở đối với việc nội luật hóa.Xem xét nội luật hóa DUQT trong sự liên hệ với hoạt động xây dựng và hoàn thiệnpháp luật quốc gia là một hướng nghiên cứu mới cho phép chúng ta nhìn nhận vấn đềmột cách toàn diện hơn, từ đó có thể xác định chính hơn những yêu cầu đặt ra đối vớihiện tượng phức tạp nay trong bối cảnh cụ thé của Việt Nam hiện nay

TÀI LIỆU THAM KHẢO

” Xem Báo cáo tong thuat Dé tai nghiên cứu khoa hoc cấp Bộ “Hoàn thiện quy trình, thủ tục và kỹ thuật nội luật

hóa điêu ước quôc tê mà Việt Nam là thành viên - Cơ sở lý luận và thực tiên”, trang 42.

°° Xem: Dinh Dũng Sỹ, “Quan niệm về một hệ thống pháp luật hoàn thiện”, Nghiên cứu lập pháp, số 18/2010,

tr.12-18.

Trang 16

1 Anthony Aust, Modern Treaty Law and Practice, Cambridge University Press,

5 Case concerning the Texaco v Lybian Arab Republic (1977) 53 ILR 389, 474.

6 Duncan B Hollis and Joshua J Newcomer, "Political' Commitments and the Constitution’ (2009) 49(3) Virginia Journal of International Law 507, 522

7 Duncan B Hollis, ‘A Comparative Approach to Treaty Law and Practice’ in Duncan B Hollis, Merritt R Blakeslee and Benjamin Ederington, National Treaty Law and Practice (Martinus Nijhoff Publishers, 2005) 9.

8 Duncan B Hollis, ‘Defining Treaty’ in Duncan B Hollis (ed), The Oxford Guide to Treaties, Oxford University Press, 2012

9 Hoang Ngọc Giao (2005), “Bàn về việc thực thi điều ước quốc tế”, Nhà nước

12 Kal Raustiala, ‘Form and Substance in International Agreements' (2005) 99(3)

American Journal of International Law

13 Mark Eugen Villiger, Commentary on the 1969 Vienna Convention on the Law

of Treaties, Martinus Nijhoff, 2009

14 Ngô Hữu Phước, Nội luật hóa các điều ước quốc tế về dau tranh phòng, chống

tội phạm vào pháp luật tư pháp hình sự của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Tạp

chí Nhà nước và Pháp luật số 6/2015

15 Tran Thị Thu Phương (2013), “Áp dụng điều ước quốc tế trên lãnh thổ Việt

Nam”, Ludt hoc, (2), trang 64-72.

16 Official Records of the First Session of the United Nations Conference on the

Law of Treaties, UN Doc A/CONF 39/11 (1969) 23[20]

<https://undocs.org/en/A/CONF.39/11>; Official Records of the First and Second Sessions of the United Nations Conference on the Law of Treaties — Documents of the

Conference, UN Doc A/CONF 39/11/Add.2 (1971) 111

<https://treaties.un.org/doc/source/docs/A_CONF.39_11_Add.2-E.pdf>.

Trang 17

17 Philippe Gautier, ‘Article 2 - Convention of 1969’ in Oliver Corten and Pierre Klein (eds), The Vienna Conventions on the Law of Treaties: A Commentary, Oxford Commentaries on International Law (Oxford University Press, 2011) 33, 35.

18 Dinh Dũng Sỹ, “Quan niệm về một hệ thong pháp luật hoàn thiện”, Nghiên cứulập pháp, số 18/2010, tr.12-18

19 | Trường Dai học Luật Hà Nội, Giáo frình Luật quốc tế, Nxb Công an nhân dân,

2017

20 United Nation Treaty Collection, Vienna Convention on the Law of Treaties

1969 (06 October 2019)

<https://treaties.un.org/pages/ViewDetailsIIl.aspx?src=TREATY 1&chapter=23&Temp=mtdsg3&clang= _en>, ngày truy cập 22/5/2021

&mtdsg_no=XXIII-21 _ Viện Khoa học pháp ly, Dé tài nghiên cứu khoa hoc cấp Bộ “Mối quan hệ giữađiều ước quốc tế của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và pháp luật Việt Nam”,

Trang 18

CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ CỦA HOẠT ĐỘNG NỘI LUẬT HOÁ

DIEU UOC QUOC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

TS Nguyễn Thị Hong Yến” & ThS Nguyễn Thị Tường Vân”

Tóm tat: Từ các chủ thuyết và quan điểm khoa học trên thé giới cũng như trong nước,nhóm tác giả làm rõ cơ sở khoa học cua hiện tượng nội luật hóa điều ước quốc té từ

đó khẳng định tính hiện thực và sự cần thiết của hoạt động này ở Việt Nam Trên cơ sởphân tích những quy định pháp luật liên quan, bài viết cũng bình luận về những ưuđiểm và khuyến khuyết về cơ sở pháp lý cho hoạt động nội luật hóa diéu ước quốc té ở

Việt Nam hiện nay.

Từ khóa: môi quan hệ giữa luật quốc gia và luật quốc tê, nhát nguyên luận, nhị nguyên luận, nội luật hóa.

L CƠ SO KHOA HOC CUA HOẠT ĐỘNG NỘI LUẬT HOA DIEU UOCQUOC TE TAI VIET NAM

1 Múi quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia trong điều chỉnh các quan

hệ quôc tê

Cơ sở khoa học đầu tiên cho việc nội luật hóa các quy định của DUQT vào hệ thốngpháp luật quốc gia chính là mối quan hệ giữa luật pháp quốc gia và luật pháp quốc tế”Hiện nay trên thế giới có hai trường phái khi đề cập đến mối quan hệ giữa ĐUQT và

hệ thống pháp luật quốc gia, đó là trường phái “nhất nguyên luận” (“monism”) và “nhịnguyên luận” (“dualism”) Trường phái nhất nguyên luận, bao gồm các nước nhưPháp, Bi, Nhật, Hà Lan, Nga, Thụy Sỹ cho rằng điều ước quốc tế và luật pháp củamột quốc gia là hai mặt thống nhất của hệ thống luật pháp, khi đã ký kết hoặc tham giaĐUỢQT thi có thé áp dụng trực tiếp quy định của DUQT trong nội bộ quốc gia, nhưngkhi cần thiết vẫn có thé ban hành nội luật dé thi hành” Như vậy, trường phái nhấtnguyên luận xác định cách thức nội luật hóa thông qua việc áp dụng trực tiếp ĐUQT.Trong khi đó, trường phái nhi nguyên cho rang luật quốc tế và luật quốc gia là hai hệthong pháp luật riêng biệt Không thé viện dẫn một DUQT trước Tòa án quốc gia, trừkhi điều ước đó đã được chuyển hóa vào nội luật bằng những quy định pháp luật trong

3' Bộ môn Công pháp quốc tế, khoa Pháp luật quốc tế, trường Đại học Luật Hà Nội.

3“ Vụ Luật pháp và điều ước quốc tế, Bộ Ngoại Giao

* Tom Ginsburg, Svitlana Chernykh, Zachary Elkins (2008) Commitment and Diffusion: How and Why

National Constitutions Incorporate International Law University of Illinois Law Review 201 Xem online tai https://chicagounbound.uchicago.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=2453 &context=journal_articles, truy cập ngày

5/6/2021; Nguyễn Quyết Thang, Bùi Trương Ngọc Quynh, Ban về khái niệm nội luật hóa va piíth thức nội luật

hóa quy dink của các điều ước quốc tế về phòng, chong tội phạm, Tạp chí khoa học quốc té, 2020, Vol 24 (1),

34 — 39 Xem online tại https://apps.agu.edu.vn/glkh/uploads/1587980981.pdf, truy cập ngày 5/6/2021

* Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật quốc tế, Nxb Công an nhân dân, 2012, tr.35-37

Trang 19

nước cụ thé Pháp luật quốc tế có giá trị ràng buộc giữa các quốc gia, nhưng dé ápdụng đối với các chủ thé trong mỗi quốc gia thì cần phải có sự chuyên đồi/nội luật hóavào hệ thống pháp luật trong nước Khi không có sự chuyền hóa, có thể xảy ra trường

hợp một hành vi được coi là phù hợp với quy định của pháp luật trong nước, nhưng lại

trái với pháp luật quốc tế, và trong trường hợp này, trường phái nhị nguyên cho phépcác tòa án áp dụng pháp luật quốc gia” Như vậy, có sự khác biệt cơ bản giữa haitrường phái về việc ban hành nội luật dé thực thi điều ước quốc tế: Đối với trường pháinhất nguyên luận, việc ban hành nội luật được tiến hành khi cần thiết, ví dụ như khiDUQT quy định cần phải ban hành nội luật dé thực hiện Trong khi đối với trườngphái nhị nguyên luận, việc ban hành nội luật là một yêu cầu bắt buộc đối với mọi điềuước trước khi có thể được thực hiện trong phạm vi quốc gia đó

Đối với các quốc gia theo trường phái nhất nguyên luận, một điều ước có thê có giá trịnhư nội luật và vì vậy có thể được áp dụng trực tiếp một phần hoặc toàn bộ Ngược lại,đối với các quốc gia thuộc trường phái nhị nguyên luận, DUQT không được áp dụngtrực tiếp Khi thực hiện nghĩa vụ theo điều ước, quy định của văn bản pháp luật doNghị viện ban hành sẽ được viện dẫn chứ không phải là quy định của điều ước Anhđược xem là nước “nhi nguyên luận” triệt để nhất, trong khi Thụy Sĩ là nước “nhấtnguyên luận” tiên tiễn nhất; các nước còn lại nằm giữa hai điểm cực của hai trườngphái, với những biến thé khác nhau.”

Thông thường, Hiến pháp của một quốc gia sẽ ghi nhận vị trí của điều ước quốc tếcũng như mỗi quan hệ giữa điều ước và hệ thống luật pháp quốc gia

Nga, Trung Quốc, Pháp, Hoa Kỳ, Áo, Nhật, Hà Lan, Thái Lan là các nước theo

thuyết nhất nguyên luận Tại các nước này, quy định của điều ước quốc tế có thé được

áp dụng trực tiêp sau khi điêu ước có hiệu lực đôi với quôc gia.

Điêu 5 Luật Liên bang về các điêu ước quốc tê của Liên bang Nga quy định như sau:

1 Theo Hién pháp Liên bang Nga, các điều ước quốc tế của Liên bang Nga cùng vớinhững nguyên tắc và qui phạm được thừa nhận rộng rãi của pháp luật quốc tế là một

bộ phận cau thành của hệ thong pháp luật Liên bang Nga

2 Nếu điều ước quốc tế của Liên bang Nga có những quy định khác với quy định củaluật trong nước thì áp dụng những quy định của điều ước quốc tế

°° Nguyễn Quyết Thăng & Bùi Trương Ngọc Quỳnh, Bàn về khái niệm nội luật hóa và cách thức nội luật hóa

quy định của các điều ước quốc tế về phòng, chong tội phạm, Tạp chí khoa học quốc tê, 2020, Vol 24 (1), 34 —

39 Xem online tai https://apps.agu.edu.vn/qlkh/uploads/1587980981.pdf, truy cập ngày 5/6/2021; Trường Đại

học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật quốc tế, Nxb Công an nhân dân, 2012, tr.35-37; Dang Minh Tuấn, Mối quan

hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia: nhìn từ góc độ hiến pháp trên thế giới và một số gợi mở cho việt nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 09 (241), 5/2013

°° Trang 80, Handbook of International Law, Anthony Aust, Cambridge University Press, 2005.

Trang 20

3 Những điều khoản trong các điều ước quốc tế của Liên bang Nga dã được công bốchính thức mà không đòi hỏi phải ban hành các văn bản trong nước để được áp dụng,

sẽ có hiệu lực trực tiếp ở Liên bang Nga Đề thực hiện những điều khoản khác trongcác diéu ước quốc tế, Liên bang Nga sẽ ban hành những văn bản pháp luật tương

”,

ứng.

Điều 55 Hiến pháp Cộng hòa Pháp quy định: “Các điều ước hoặc thỏa thuận được phêchuẩn hoặc phê duyệt theo đúng quy định, thì sau khi được công bố sẽ có giá trị pháp

lý cao hơn luật trong nước, với điều kiện điều ước hoặc thỏa thuận đó cũng được bên

ký kết kia tôn trọng, áp dung.”

Trái lại, Cô-Oét, Kê-nya, Hy Lạp, Anh, Ma-lai-xia, Băng-la-đét là những quốc gia

có cách tiêp cận nhi nguyên luận:

Điều 70 Hiến pháp Cô-Oét quy định rằng Hội đồng Bộ trưởng chuyển hóa quy địnhcủa luật pháp quốc tế vào nội luật băng Nghị định, và Nghị viện bằng luật Hiến phápCô-Oét còn quy định những loại điều ước cần phải được chuyên hóa bằng luật, gồmcác điều ước quốc tế về hòa bình và liên minh, điều ước liên quan đến lãnh thô, tài

nguyên thiên nhiên hoặc chủ quyên quôc gia, điêu ước vê thương mại

Điều 2 Khoản 6 Hiến pháp Kê-ny-a 2010 quy định rằng cần phải ban hành văn bản nộiluật để điều ước quốc tế có hiệu lực thi hành Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa lànếu không nội luật hóa thì Kê-ny-a không thi hành nghĩa vụ của mình Những nghĩa

vụ quốc tế, néu không nội luật hóa thì cũng vẫn được thực hiện trên bình diện quốc tế.Kenya hiện đang xem xét làm thé nào dé cải tiến việc nội luật hóa điều ước quốc tẾ,tranh không tạo ra quá nhiều luật công kênh, đồ sộ dé thực thi điều ước quốc tế Theo

hướng đó, luật Ké-ny-a sẽ chỉ chọn đưa vào luật của mình những quy định mang tính

chung chung, mơ hồ dé làm rõ hơn những quy định đó bang cách Nghị viện đưa ra giảithích về những quy định của điều ước chưa đủ rõ ràng, chỉ tiết

Điều 28 Hiến pháp Hy Lạp quy định rằng các điều ước quốc tế có hiệu lực đối với HyLạp sẽ trở thành một phần của luật pháp Hy Lạp và “sẽ có giá trị cao hơn những quyđịnh pháp luật trái với nó” Tổng thống được trao quyền phê chuẩn điều ước trên bìnhdiện quốc tế Sau khi Nghị viện chấp thuận điều ước thì Tổng thống vẫn có quyềnkhông phê chuẩn điều ước đó Luật phê chuẩn điều ước được Quốc hội thông qua vàTổng thống ky công bố Đối với các điều ước không cần phải phê chuẩn””, quyết địnhcủa Bộ trưởng liên quan được công bố trên Công báo của Hy Lạp là cơ sở để điều ước

có hiệu lực trong nước.

3” Điều 36 khoản 2 Hiến pháp Hy Lạp: điều ước về thương mại, thuế, hợp tác kinh tế, và tham gia vào tô chức

quôc tê và những loại điêu ước khác có điêu khoản nhượng bộ khác ảnh hưởng đên cá nhân.

Trang 21

Điều 76 (1) Hiến pháp Ma-lai-xi-a giao Quốc hội thâm quyền ban hành đạo luật nhằmthực hiện điều ước quốc tế Đề một điều ước có hiệu lực thi hành trong nước, Quốc hộiphải ban hành một đạo luật liên quan Có ba cách dé Quốc hội thực hiện quyền này:

° Ban hành một “đạo luật cho phép”, theo đó các điều khoản của điều ước quốc tếđược sao chép và đưa vào đạo luật Một số đạo luật được ban hành theo cách này là:Đạo luật Công ước Geneva năm 1962, sửa đôi năm 1993, tạo hiệu lực pháp lý cho bốnCông ước Geneva về bảo hộ các nạn nhân chiến tranh năm 1949: Đạo luật năm 1966

về các quyền ưu đãi ngoại giao, tạo hiệu lực pháp lý cho Công ước Viên về quan hệ

ngoại giao năm 1961

° Xây dựng luật nhăm thực hiện các nghĩa vụ quy định trong điều ước quốc tế, vàthường không đưa vào luật mọi quy định của một điều ước;

° Chuyên hóa bằng cách sửa đổi pháp luật hiện hành dé đảm bảo thực hiện nghĩa

vụ quy định trong điêu ước quôc tê mà không đê cập đên bât kỳ điêu ước cụ thê nảo Tương tự, các điêu ước quôc tê mà Bru-nây là thành viên cũng được chuyên hóa vào

pháp luật giỗng như cách Ma-lai-xia tiến hành

Qua đây có thể thấy, các quốc gia theo nhị nguyên luận đề cao vai trò lập pháp gầnnhư tuyệt đối của cơ quan lập pháp, trong khi các quốc gia theo nhất nguyên luận đềcao hơn vai trò của cơ quan hành pháp trong việc ký kết, thực hiện DUQT

Như vậy, về cơ bản, mỗi học thuyết trên đây đều có những ưu, nhược điểm riêng Sẽkhông có một giải pháp cụ thé nào dé áp dụng chung cho tất cả các quốc gia mà việclựa chọn cách thức, biện pháp pháp nào là phù hợp với hệ thống pháp luật trong nướchoàn toàn tùy thuộc vào mỗi quốc gia”Ÿ Mặc dù còn những tranh luận liên quan đếnnội dung, tuy nhiên, không thé phủ nhận rằng các học thuyết nay đã tạo cơ sở lý luận

ban đầu cho việc khăng định sự tồn tại của mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc

gia sau này Nhìn chung, quan điểm phổ biến hiện nay về mối quan hệ về mối quan hệgiữa luật quốc tế và luật quốc gia cho rằng đây là hai hệ thống độc lập, song song tồntại nhưng có sự tác động qual lại lẫn nhau” Trong đó, luật quốc tế góp phần hoànthiện pháp luật quốc gia và hướng luật quốc gia đến các chuẩn mực chung được thừanhận rộng rãi Còn luật quốc gia có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành và pháttriển của luật quốc tế và là phương tiện dé thực hiện Luật quốc tế Việc giải quyết mỗiquan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia sẽ cho phép xác định rõ ràng hơn giá trị củađiều ước quốc tế so với các văn bản pháp luật quốc gia; đồng thời tạo cơ sở cho việcthực hiện điều ước quốc tế trong phạm vi lãnh thổ quốc gia

* Nguyễn Quyết Thắng & Bùi Trương Ngọc Quynh, Tldd

* Trường Dai học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật quốc tế, Nxb Công an nhân dân, 2012

Trang 22

1 Định nghĩa và vai trò nội luật hoá trong thực thi các điều ước quốc tế

Nội luật hoá điêu ước quôc tê là thủ tục do Luật quôc gia quy định đê đảm bảo cho điêu ước quôc tê được thực hiện một cách đây đủ trong điêu kiện quôc gia Liên quan đên cách hiệu về nội luật hoá, hiện van còn nhiêu ý kiên khác nhau, trong đó phô biên

có hai quan diém sau đây:

- Cách hiểu thứ nhất cho răng nội luật hóa là quá trình pháp lý do cơ quan nhà nước cóthầm quyền tiến hành nhằm chấp nhận hiệu lực ràng buộc của điều ước quốc tế Nhưvậy, theo quan điểm này thì nội luật hóa đường như đồng nghĩa với việc quốc gia chấpnhận hiệu lực pháp lý của điều ước Do đó, sau khi hoàn tất thủ tục pháp lý trong nướcchấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế thì các quy định của điều ước có giá trịpháp lý và được áp dụng trên lãnh thé quốc gia” Việc có thêm hoạt động lập pháptrong nước tiếp theo là hoàn toàn phụ thuộc vào cơ quan hành pháp Điều đó có nghĩa

là văn bản được ban hành bởi cơ quan nhà nước có thâm quyền chấp nhận sự ràngbuộc hiệu lực pháp lý của điều ước (văn bản phê chuẩn, phê duyệt ) được coi là vănbản nội luật hóa, làm cho điều ước quốc tế đó có hiệu lực thực thi như văn bản quy

phạm pháp luật trong nước.

- Cách hiểu thứ hai cho rằng nội luật hoá và quá trình chấp nhận hiệu lực pháp lý củađiều ước quốc tế là hai khái niệm pháp lý khác nhau và có mối quan hệ tương đối độclập với nhau: việc chấp nhận hiệu lực pháp lý của điều ước là hành vi của cơ quan nhànước có thâm quyền hoàn tat các thủ tục pháp lý trong nước và thông qua đó thé hiệnviệc quốc gia tham gia điều ước chấp nhận việc áp dụng các quy định của điều ước đóđối với mình Trong khi đó, nội luật hoá là quá trình cơ quan nhà nước có thẩm quyềntiến hành các hoạt động cần thiết dé chuyên hóa các quy phạm của điều ước quốc tếthành quy phạm của pháp luật quốc gia bằng cách ban hành, sửa đôi, b6 sung văn banquy phạm pháp luật trong nước dé cho nội dung của các quy định của điều ước quốc tếchiếm toàn bộ hoặc da số phần nội dung của quy phạm pháp luật trong nước Về mặtthời gian thì việc chấp nhận hiệu lực pháp lý (sự ràng buộc) của điều ước và việc nộiluật hoá có thé được tiến hành đồng thời, nhưng cũng có thé được tiến hành tại cácthời điểm khác nhau, tuỳ thuộc vào yêu cầu hiệu lực về thời gian của điều ước (khi

aN z 7 1A ` PA ` "` PA is z r 4]

điêu ước có lộ trình thực hiện) và điêu kiện cu thê trong nước khác.

Từ các quan điểm trên, nhóm tác giả thấy rằng hoạt động nội luật hóa được hiểu theoquan điểm thứ hai là hợp lý Theo đó, đây là quá trình đưa nội dung các quy phạm

“° Hoàng Phước Hiệp, Báo cáo phúc trình dé tài nghiên cứu khoa học cap bộ “Nội luật hoá các DUOT Việt Nam

kí kết và tham gia phục vụ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Hà Nội, 2007; Nguyễn Thị Hồng Yến, Đỗ Quí

Hoàng, Nội luật hóa diéu ước quốc tễ trong Luật kỷ két, gia nhập và thực hiện diéu ước quốc tế năm 2005 — thực

trạng và giải pháp, Tạp chí Luật học số tháng 10/2015

“| Như trên

Trang 23

diéu ước quốc tế vào nội dung của quy phạm pháp luật trong nước thông qua việc xâydung, ban hành (sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới) văn bản quy phạm phápluật trong nước dé có nội dung pháp lý ding với nội dung của các quy định của diéuước đã được ký kết hoặc gia nhập” Điều này là phù hợp với quy định tại Khoản 5Điều 5 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2020 của Việt Nam, theo đómột trong những nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật là

“khong làm can trở việc thực hiện các diéu ước quốc té mà Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam là thành viên ”.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, hoạt động chuyên hóa/nội luật hóa DUQT không baohàm ý nghĩa rằng làm “biến đổi” hay “chuyên đổi” các quy phạm pháp luật quốc tế rởthành quy phạm pháp luật quốc gia Vì mục tiêu chủ yếu của việc nội luật hóa DUQT

là nham thực thi các cam kết quốc tế bằng mọi biện pháp mà quốc gia thành viên thấyphù hợp nhất, điều này cũng có thể hiểu là sự chuyển hóa/nội luật hóa nhăm làm cho

hệ thống pháp luật quốc gia trở thành một môi trường pháp lý thuận lợi và không cảntrở việc thực thi các cam kết quốc tế một cách tận tâm, thiện chí, đồng thời vẫn đảmbảo được tính đặc thù và lợi ích của quốc gia thành viên Đồng thời, nội luật hóa cũngkhông phải là điều kiện để điều ước quốc tế phát sinh hiệu lực đối với các quốc giathành viên bởi vì các điều ước quốc tế sẽ có hiệu lực khi: (i) phải được ký kết trên cơ

sở tự nguyện, bình đăng: (ii) nội dung của điều ước không trái với các nguyên tắc cơbản của Luật quốc tế; (iii) Thâm quyên và trình tự thủ tục ký kết phải đúng theo quyđịnh của các bên kết ước” Thời điểm bắt đầu có hiệu lực của điều ước do các bên kếtước thỏa thuận và thường ghi nhận rõ ràng, chính xác ở phần cuối cùng trong cơ câu

h a Ề kK Lk 4744

của điêu ước quôc tê doTM.

Nội luật hóa là một quy trình đòi hỏi sự tham gia của các cơ quan nhà nước có thầmquyền, quy trình này luôn đặt ra khá nhiều yêu cầu cho các chủ thé tiến hành nội luậthóa như tính chính xác, tính kịp thời, tính hợp hién ma vẫn đảm bảo được mục dichcuối cùng là thực thi hiệu quả các nội dung của điều ước quốc tế Như vậy, có thé thayquá trình nội luật hóa ngoài các yêu cầu về kỹ thuật và chuyên môn thì nó còn cónhững vai trò quan trọng đối với hoạt độngt hực hiện điều ước của các quốc gia thành

“3 Xem thêm Trường Dai học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật quốc tế, Nxb Công an nhân dan, 2012

* Xem thêm các quy định có liên quan trong Công ước Viên 1969 về Luật Điều ước quốc tế

Trang 24

thực thi và tuân thủ có hiệu quả các cam kết quốc tế mà quốc gia tự nguyện gánh vác.Vai trò này được thể hiện ở chỗ toàn bộ quá trình nội luật hóa phải đảm bảo không cản/rở quá trình thực thi điều ước quốc tế, muốn như vậy thì tổng thé các nguyên tắc vàquy phạm luật quốc gia điều chỉnh các vấn đề phát sinh từ quy trình, thủ tục và kỹthuật nội luật hóa điều ước quốc tế phải có nội dung quy định đảm bảo luật quốc giaphù hợp với nguyên tắc Pacta sunt servanda được ghi nhận trong Công ước Viên 1969

vê luật điêu ước quôc tê gitra các quôc gia.

- Đảm bảo tinh khả thi trong việc thực thi các cam kết phát sinh từ điều ước quốcté: quy trình nội luật hóa điều ước quốc tế sẽ hoạch định từ góc độ pháp ly một lộ trìnhday đủ và hoàn chỉnh dé đưa các quy định của điều ước quốc tế vào hệ thống pháp luậtquốc gia, bao gồm các giai đoạn, các bước có tính thủ tục pháp lý kế tiếp nhau mộtcách logic cùng với sự tham gia của các cơ quan nhà nước có thầm quyền dựa trênnguyên tắc phối hợp có sự chỉ đạo chung Các giai đoạn nội luật hóa này thê hiện tínhthủ tục và kỹ thuật chuyên môn cao và đồng thời vẫn đảm bảo được yếu tố chung dành

cho các loại điêu ước quôc tê khác nhau.

- Đảm bảo tinh công khai, minh bach và rõ rang nội dung pháp lý của các diéuUOC quoc tế: Trong thực tiễn của luật quốc tế hiện đại, không có quy định cụ thé, rõràng nào yêu cầu một điều ước quốc tế phải công khai, chứ không được là một điềuước quốc tế “bí mật”, đây là sự tôn trọng chủ quyền quốc gia trong quan hệ quốc tế

Về nguyên tắc, việc đăng ký hay không đăng ký theo thủ tục nêu trên hoàn toàn khôngảnh hưởng đến hiệu lực của điều ước quốc tế Tuy nhiên, theo luật quốc tế hiện đại,việc không đăng ký theo quy định trên sẽ triệt tiêu quyền được viện dẫn các điều ướcquốc tế không đăng ký trước các cơ quan của Liên hợp quốc trong những trường hợpcần thiết” Tính công khai của điều ước quốc tế còn được khang định thông qua thủtục đăng ký và công bố điều ước quốc tế mà quốc gia quy định trong pháp luật củamình Ví dụ: Trong thời hạn quy định kê từ ngày có hiệu lực, điều ước quốc tẾ củaViệt Nam sẽ được đăng trong công báo của nước CHXHCN Việt Nam'” Việc đảmbảo tính công khai, minh bạch các nội dung của điều ước quốc tế sẽ góp phần quantrọng trong việc hỗ trợ và củng cô vững chắc sự hiện diện chính thức của điều ướcquốc tế không chỉ trong không gian quốc tế mà còn cả trong môi trường pháp lý quốc

gia.

H CƠ SỞ PHAP LY CUA HOAT DONG NỘI LUAT HOA DIEU UOCQUOC TE TAI VIET NAM

“3 Khoản 2 Điều 102 Hiến chương Liên hợp quốc ¬

là Trường Dai học Luật Hà Nội, Giáo frình Luật quốc té, Nxb Công an nhân dân, 2012, Hà Nội, tr.101

Trang 25

1 Nguyên tắc Pacta sunt servanda - cơ sở pháp lý quốc tế về nội luật hoáDUOT

Luật pháp quốc tế không quy định về cách thức một quốc gia thực hiện nghĩa vu củamình theo điều ước quốc tế Điều 26 Công ước Viên năm 1969 về Luật điều ước quốc

tế chỉ quy định chỉ quy định nghĩa vụ thiện chí thực hiện DUQT và các quốc giakhông thê viện dẫn nội luật là lý do không thi hành một điều ước (Điều 27) Theo đó:

“Mọi điều ước đã có hiệu lực đễu ràng buộc các bên tham gia diéu ước và phải đượccác bên thi hành với thiện ý” Điều này có nghĩa rang, các quốc gia khi đã ký và phêchuẩn các điều ước quốc tế phải có nghĩa vụ thực hiện tự nguyện và có thiện chí, trungthực và đầy đủ các cam kết quốc tế, đồng thời không được viện dẫn đến các quy địnhkhác biệt của pháp luật trong nước dé “giải thoát” mình khỏi các nghĩa vụ đã cam kết

Như vậy, thực hiện một cách đầy đủ và trung thực các cam kết quốc tế được xác định

là nghĩa vu bắt buộc của các quốc gia thành viên và “trừ khi có một ý định khác xuấtphái từ điều ước hoặc được quy định bằng một cách khác, thì một điều ước ràng buộcmỗi bên trong phạm vi toàn bộ lãnh tho của bên đó ”” Việc một quốc gia làm thé nào

dé thực hiện điều ước quốc tế, áp dụng trực tiếp hay ban hành nội luật dé thực hiệnđiều ước, sẽ phụ thuộc vào quy định pháp luật của chính quốc gia đó Vấn đề nội luậthóa điều ước quốc tế liên quan mật thiết đến vẫn đề mối quan hệ giữa điều ước quốc tế

và hệ thống pháp luật quốc gia

2, Quy định về nội luật hoá trong hệ thông pháp luật Việt Nam

2.1 Vé mối quan hệ giữa DUOT và các VBOPPL trong nước

Hiến pháp Việt Nam không có quy định về vị trí của điều ước quốc tế trong hệ thốngpháp luật, cũng như cách thức thực hiện điều ước quốc tế Điều 12 của Hiến pháp

2013 nêu nguyên tắc “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuân thủ Hiénchương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

thành viên `.

Thực tiễn công tác ký kết, thực hiện ĐUỢỌT từ trước đến gần đây cho thấy Việt Namnghiêng về cách tiếp cận nhất nguyên luận, đa SỐ ĐƯỢT có thê được thi hành tại ViệtNam mà không cần có bước “thông qua luật” hoặc một quy trình gián tiếp nào kháccủa cơ quan lập pháp hay tư pháp Nghị quyết số 71/2006/NQ-QH về phê chuẩn Nghịđịnh thư gia nhập Hiệp định thành lập t6 chức thương mại thé giới là một trong số ítcác quyết định phê chuẩn, phê duyệt có quy định rõ về việc áp dụng trực tiếp cũng nhưviệc rà soát pháp luật Việt Nam để sửa đôi, bô sung, ban hành mới, trước thời điểmLuật 2016 được thông qua Do đó, đối với Việt Nam, việc dùng thuật ngữ “noi luật

“7 Xem thêm Điều 29 Công ước Viên 1969 về Luật Điều ước quốc tế

Trang 26

hóa ” đề nói về cách thức thực hiện DUQT có lẽ phù hợp hơn thuật ngữ “chuyén hóa”.Việc “nội luật hóa ” theo nghĩa rộng như đề cập tại phần 1 trên đây, sẽ là hành vi chấpnhận sự ràng buộc của DUQT đối với quốc gia (quyết định phê chuẩn, phê duyệt, gianhập, hoặc hy hữu là quyết định ký DUQT) Trong phạm vi phân tích cơ sở pháp lýcủa việc “nội /uật hóa” DUQT trong bài này, việc nội luật hóa sẽ mang nghĩa hep làsửa đôi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiệnDUOQT, không phải nghĩa “ndi luật hoa” trong ngữ cảnh thuyết nhất nguyên luận.Pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế năm 1989 cũng không có quy định

về vị trí của điều ước quốc tế trong hệ thống pháp luật Khoản 1 Điều 11 Pháp lệnh

1989 nêu nguyên tắc “Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nghiêm chỉnh tuân thủdiéu ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết”, trong khi khoản 6 Điều 11 quy định nếu việcthực hiện điều ước quốc tế đòi hỏi phải bồ sung, sửa đổi hoặc ban hành văn bản phápluật thì cơ quan cấp ngành hữu quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trìnhkiến nghị về việc bồ sung, sửa đổi hoặc ban hành văn bản pháp luật đó Như vậy,Pháp lệnh 1989 cũng chưa xác định vị trí của điều ước quốc tế trong hệ thống phápluật Việt Nam, nhưng có quy định về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật khicần thiết dé thực hiện DUQT

Đến Pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế năm 1998, Điều 3 nêu mộttrong những nguyên tắc ký kết là “phù hợp với các quy định của Hiến pháp nướcCHXHCN Việt Nam” Điều 25 khoản 5 quy định về nghĩa vụ của cơ quan đề xuất kýkết, cơ quan nhà nước hữu quan tự mình hoặc kiến nghị về việc sửa đối, bố sung, huỷ

bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật dé thực hiện DUQT Như vậy, tuy nhắcđến Hiến pháp nhưng Pháp lệnh vẫn chưa có quy định về mối quan hệ giữa DUQT vapháp luật quốc gia Việc quy định nguyên tắc ký kết DUQT phải phù hợp với các quyđịnh của Hiến pháp cũng không giúp xác định được nguyên tắc xử lý trong trường hợpĐƯỢT và quy định của Hiến pháp có mâu thuẫn và sẽ tùy thuộc vào việc giải thíchnguyên tắc ký kết này cũng như quyết định chính trị tại thời điểm xảy ra tình huống.Tuy nhiên, trên thực tế, trong thời gian hiệu lực của Pháp lệnh 1998 chưa từng xảy ratình huống nao như vậy

Luật ký kết, gia nhập và thực hiện DUQT 2005 tiến một bước xa hơn, dành Điều 6 déquy định về mối quan hệ giữa DUQT và quy định của pháp luật trong nước:

“1 Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và diéu ước quốc tế mà Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì

áp dung quy định của điều ước quốc tế

Trang 27

2 Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải bảo đảm không làm cản trở việc

thực hiện diéu ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có

quy định về cùng một van de.

3 Căn cứ vào yêu câu, nội dung, tính chất của điều ước quốc tế, Quốc hội, Chủ tịch

nước, Chính phủ khi quyết định chấp nhận sự ràng buộc của diéu ước quốc tế đồngthời quyết định áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế đó đối với

cơ quan, tô chức, cá nhân trong trường hợp quy định của điều ước quốc tế đã au rõ,chi tiết dé thực hiện; quyết định hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc banhành van bản quy phạm pháp luật dé thực hiện điều ước quốc tế đó ”

Quy định tại Điều 6 tuy không nêu rõ mối quan hệ giữa DUQT và hệ thống pháp luậtquốc gia như một số quốc gia khác””, chỉ quy định về nguyên tắc áp dụng pháp luật

trong trường hợp có mâu thuẫn giữa DUQT và nội luật

Luật ĐƯQT 2005 tiếp tục quy định về việc sửa đôi, bố sung, bãi bỏ hoặc ban hành vănbản quy phạm pháp luật dé thực hiện điều ước quốc tế, trong đó quy định chỉ tiết vềnghĩa vụ đánh giá mức độ tương thích giữa DUQT với pháp luật Việt Nam, đề xuấtsửa đôi, bố sung, bãi bỏ hoặc ban hành VBQPPL một cách xuyên suốt, từ lúc trình đềxuất đàm phán, ký (Điều 14), quyết định đàm phán, ký DUQT (Điều 11 khoản 3,khoản 4) đến lúc trình phê chuẩn, phê duyệt DUQT (nội dung Tờ trình, hồ sơ trình tạiĐiều 40 và Điều 46) Luật phát triển quy định về Kế hoạch thực hiện DUQT (Điều71), yêu cầu cơ quan đề xuất ký kết trình Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện saukhi DUQT có hiệu lực, trong đó có nội dung kiến nghị hoặc tự mình sửa đôi, bố sung,

bãi bỏ hoặc ban hành VBPPL.

Kế thừa quy định của Luật DUQT 2005, Điều 6 Luật Điều ước quốc tế 2016 tiếp tụcnêu nguyên tắc trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế có quyđịnh khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế, nhưng

bồ sung nội dung Hiến pháp có giá trị tối thượng trong mọi trường hợp; kế thừa quyđịnh về sửa đổi bổ sung, bãi bỏ hoăc ban hành VBQPPL để thực hiện DUQT; đồngthời có điều chỉnh liên quan đến việc áp dụng trực tiếp DUQT

Cũng theo các quy định này, việc áp dụng trực tiếp DUQT chỉ giới hạn trong haitrường hợp Trường hợp đầu tiên là khi có sự khác nhau của quy định DUQT vàVBQPPL về cùng một van dé thì sẽ áp dụng DUQT (Khoản 1, Điều 6) Nói cách kháctrong trường hợp không có sự khác nhau thì ĐƯQT không được áp dụng trực tiếp.Trường hợp thứ hai, được quy định ở Khoản 3, là khi có quyết định cho phép áp dụngtrực tiếp DUQT của cơ quan nha nước có thâm quyền Dé DUQT có thé được áp dụng

* Ví dụ như Hoa Kỳ quy định: Điều ước quốc tế là luật pháp ứối /ðượng của quốc gia.

Trang 28

trực tiếp trong trường hợp này, ba điều kiện sau phải được thoả mãn: (1) thời điểm raquyết định áp dụng trực tiếp là khi thể hiện sự đồng ý chịu ràng buộc, (2) quy định củaĐUỢQT phải đủ rõ và chỉ tiết dé thực hiện, (3) có quyết định cho áp dụng trực tiếp củaQuốc hội, Chủ tịch nước hay Chính phủ.

Như vậy, nếu chiếu theo cơ sở khoa học nêu trên, Việt Nam đang kết hợp áp dụng cả

thuyết nhất nguyên luận và nhị nguyên luận Việt Nam xác định hiệu lực pháp lý cua

ĐUỢQT và mở ra khả năng áp dụng trực tiếp (theo thuyết nhất nguyên luận) trong khitrên thực tế tuyệt đại đa SỐ ĐƯỢT chỉ được áp dụng gián tiếp thông qua quá trình nộiluật hoá bằng việc bãi bỏ, sửa đổi, bố sung hay ban hành VBQPPL (theo thuyết nhịnguyên luận) Xét về góc độ lý luận và thực tiễn, cách kết hợp như vậy thuận tiện vàhợp lý hon vì một số lý do sau””:

Thứ nhất, Việt Nam cho phép việc áp dụng ĐƯỢT được linh hoạt theo cả hai cách,gián tiếp và trực tiếp

Thứ hai, với trình độ và kiến thức về luật pháp quốc té của các cơ quan, tô chức, cánhân liên quan hiện nay còn hạn chế thì việc mở rộng áp dụng trực tiếp DUQT sẽ cóthé gây nhiều khó khăn, thậm chí dẫn đến giải thích và áp dụng sai DUQT

Thứ ba, các khó khăn của việc áp dụng trực tiếp DUQT lại là ưu điểm của việc ápdụng gián tiếp DUQT Việc nội luật hoá các DUQT vào trong VBQPPL sẽ giúp chocác cơ quan, tô chức và cá nhân dễ tiêp cận, hiêu đúng hơn các quy định của DUQT.Thir tu, mặc du có một số quốc gia theo thuyết nhất nguyên luận, cho phép áp dungtrực tiếp DUQT như pháp luật quốc gia nhưng hau hết đều chỉ giới hạn trong một sốloại DUQT Do đó, việc duy trì hai trường hop áp dụng trực tiếp như Việt Nam hiệnnay là phù hợp với thực tiễn quốc tế

2.2 Vẻ nguyên tắc ký kết và thực hiện DUOT

Luật DUQT năm 2016 là bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật điềuchỉnh các công tác liên quan đến lĩnh vực DUQT ở Việt Nam Luật được xây dựngtrên cơ sở phù hợp với Hiến pháp 2013, kế thừa những nội dung còn thích hợp củaPháp lệnh kí kết và thực hiện ĐƯQT năm 1998, Luật ký kết, gia nhập và thực hiệnđiều ước quốc tế năm 2005, đồng thời về cơ bản bảo đảm sự tương thích với Công ướcViên năm 1969 về luật DUQT mà Việt Nam là thành viên từ ngày 05/10/2001 Luật

quy định cụ thé về các nguyên tắc, thâm quyên, trình tự, thủ tục, việc quản lí nhà nước,

cơ chế phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trong công tác điều ước quốc tế; đặc biệt,với các quy định về tuân thủ điều ước, mối quan hệ giữa DUQT với pháp luật trong

® Trần Hữu Duy Minh, Hiệu lực pháp lý và việc áp dụng điều ước quốc tế ở Việt nam, Tạp chí Luật học SỐ

3(189), tháng 3/2016, tr.38-46

Trang 29

nước, việc bảo đảm thực hiện DUQT

Điều 3 Luật DUQT 2016 quy định, việc ký kết và thực hiện DUQT:

1 Không trai với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2 Tôn trọng độc lập, chủ quyên, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không sử dụng hoặc de

dọa sử dụng vũ lực, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đăng, cùng

có lợi và những nguyên tắc cơ bản khác của pháp luật quốc tế

3 Bao dam lợi ích quốc gia, dân tộc, phù hợp với đường lôi doi ngoại của nước Cộng

hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

4 Tuân thủ điều ước quốc té mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành

viên.

Điều này được giải thích là, ngay tại thời điểm ký kết ĐƯQT, việc xem xét nội dungcủa ĐƯQT phù hợp với các quy định của Hiến pháp là yêu cầu bắt buộc Trên thực tế,một số quốc gia trên thé giới thừa nhận DUQT có giá trị pháp lý cao hơn Hiến phápquốc gia Chính vì vậy, khi thực thi điều ước, các quốc gia này sẽ tiến hành sửa đổiHiến pháp dé đảm bảo mức độ tương thích của hệ thống pháp luật quốc gia Điều nàyđôi khi tạo ra sự xáo trộn rất lớn cho hệ thong pahps luật của các quốc gia vì hién pháp

là văn abnr có giá trị pháp lý cao nhất và có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thànhhay ôn định của các văn bản quy phạm khác Dé tránh trường hợp này, Điều 3 củaLuật DUQT năm 2016 của Việt Nam đã xác định rõ, việc ký kết ĐƯQT không tráivới Hiển pháp Việt Nam Néu DUQT mà Việt Nam là thành viên có những quy địnhkhác biệt với các văn bản QPPL khác của quốc gia thì nguyên tắc chung là ưu tiên ápdụng các ĐƯỢT.

Đối với quá trình thực thi DUQT, khoản 5 Điều 5 Luật Ban hành văn bản quy phạmpháp luật năm 2015 cũng khắng định rõ: việc ban hành các văn bản quy phạm phápluật mới phải "không làm can trở việc thực hiện điễu ước quốc té mà Cộng hoà xã hộichủ nghĩa Việt Nam là thành viên" Đây cũng là một nguyên tắc quan trọng nhằm đảmbảo cho việc thực hiện các nghĩa vụ pháp lý quốc tế phát sinh từ điều ước quốc tế được

thực hiện nghiêm túc tại Việt Nam.

2.3 Về cách thức nội luật hoá diéu ước quốc té

Điều 6 Luật DUQT quy định: “Căn cứ vào yêu cẩu, nội dung, tinh chất của diéu ướcquốc tế, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ khi quyết định chấp nhận sự ràng buộccủa diéu ước quốc tế đồng thời quyết định áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phanđiều ước quốc tế đối với cơ quan, tô chức, cá nhân trong trường hợp quy định của

điêu uoc quốc tê đã du rõ, đủ chỉ tiết dé thực hiện; quyêt định hoặc kiên nghị sửa doi,

Trang 30

bồ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật dé thực hiện DUOT do”.Như vậy, Việt Nam ghi nhận cả hai cách thức thực hiện DUQT (áp dụng trực tiếphoặc áp dụng gián tiếp DUQT), đồng thời cũng ghi nhận trách nhiệm của Quốc hội,Chủ tịch nước và Chính phủ trong việc xem xét và quyết định cách thức thực hiện đốivới từng loại điều ước khác nhau, trong đó, chỉ những điều ước nào quy định đã đủ rõ,

đủ chỉ tiết mới tiễn hành áp dụng trực tiếp

Bên cạnh đó, Luật DUQT cũng quy định phương pháp thực thi và nội luật hoá DUQT,theo đó việc thực thi DUQT cần tuân thủ các quy định tại Điều 6 Luật DUQT Theo

đó, trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và DUQT mà Việt Nam là thànhviên có quy định khác nhau về cùng một van đề thì áp dụng quy định của DUQT

Ngoài ra, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải bảo đảm không làm cản trở

việc thực hiện DUQT mà Việt Nam là thành viên có quy định về cùng một vấn dé.Trường hợp DUQT có quy định trái hoặc chưa được quy định trong văn bản quy phạmpháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc DUQT ma dé thực hiện cầnsửa đôi, bố sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủyban thường vụ Quốc hội thì DUQT đó phải được trình Ủy ban thường vụ Quốc hộicho ý kiến trước khi đàm phán, kí hoặc gia nhập; trong trường hợp đàm phán, kí hoặcgia nhập DUQT có quy định trái với văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội thì Ủy

ban thường vu Quoc hội báo cáo trình Quôc hội cho ý kiên.

Khoản 1 Điều 14 Luật DUQT cũng ghi nhận: Cơ quan đề xuất kí kết có trách nhiệmkiến nghị về việc áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần DUQT hoặc sửa đổi, bốsung, bãi bỏ, ban hành văn bản quy phạm pháp luật dé thực hiện DUQT Nhu vậy, nếuviệc thực hiện nghĩa vụ pháp lí quốc tế phát sinh từ DUQT mà cần phải sửa đổi, bổsung pháp luật hiện hành thì cơ quan đề xuất việc kí kết ĐƯQT sẽ phải chủ động phốihợp với Bộ ngoại giao, Bộ tư pháp dé kiến nghị cơ quan nhà nước có thâm quyên thực

hiện việc này.

Liên quan đến việc sửa đổi, bô sung, bãi bỏ hoặc ban hành VBQPPL để thực hiệnDUOQT, Luật 2016 có điểm khác so với Luật 2005 là quy định ngay từ khâu đề xuấtđàm phán, ký về dự kiến Kế hoạch thực hiện ĐUOT, trong đó có nội dung đề xuất vềsửa đôi, ban hành VBQPPL đề thực hiện DUQT Dự kiến Kế hoạch thực hiện DUQT

đi theo từng khâu của quá trình ký kết DUQT, từ đề xuất đàm phán, ký, đến quyếtđịnh đàm phán, ký, quyết định phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập chứ không chờ sau

khi DUQT có hiệu lực mới được xây dựng và trình phê duyệt như quy định của Luật

2005 Điểm mới này nhằm khắc phục bất cập trong việc thi hành ĐUQT theo Luật

2005, do nhiều cơ quan không thực hiện việc trình Kế hoạch thực hiện sau khi DUQT

có hiệu lực Điều 14 của Luật cũng quy định về nghĩa vụ xin ý kiến Ủy ban Thường vu

Trang 31

Quốc hội trong trước khi quyết định ký điều ước quốc tế có quy định khác hoặc chưađược quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội, quy định trái pháp lệnh, nghị quyếtcủa Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc điều ước quốc tế mà việc thực hiện cần sửa đổi,

bô sung, bãi bỏ, ban hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủyban thường vụ Quốc hội

Kế thừa Luật DUQT 2005, Luật DUQT 2016 cũng quy định cụ thé về nội dung Quyếtđịnh phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập DUQT cần có: quyết định áp dụng trực tiếp toàn

bộ hoặc một phần DUQT, quyét định hoặc kiến nghị sửa đôi, bố sung, bãi bỏ, banhành VBQPPL để thực hiện ĐƯQT

Đề thực hiện được quy định của Luật DUQT, Luật Ban hành VBQPPL cũng phải cónhững quy định tương ứng về việc ban hành VBQPPL nhằm thực hiện DUQT

Điều 156 khoản 5 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định nguyên tắc ápdụng DUQT tương tự như khoản 1 Điều 6 của Luật DUQT 2016, đồng thời quy định

thêm: Việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trong nước không được cản trở việc thực hiện diéu tớc quoc tê mà Cộng hoa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Xuyên suốt Luật BHVBQPPL hiện hành, van đề sửa đôi, bố sung, bãi bỏ VBQPPL déthực hiện DUQT được quy định cụ thé, chi tiết, từ căn cứ dé nghị xây dựng luật, pháplệnh (Điều 32 Văn bản hợp nhất Luật BHVBQPPL năm 2020 - VBHN) của cơ quan,

tô chức, đại biéu Quốc hội (Điều 32, 33 VBHN), đến quá trình lập đề nghị xây dựngluật, pháp lệnh (Điều 34, 36, 39 VBHN), việc điều chỉnh chương trình xây dựng luật,pháp lệnh (Điều 51 VBHN), quá trình xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết, căn cứ

xây dựng các văn bản dưới luật như Nghị định, Quyết định của Thủ tướng, Thông tư,

“ kiến nghị sửa đổi, bồ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật dé

thực hiện điểu tước quoc tể`.

Trang 32

Như vậy Luật Điều ước quốc tế 2016 cùng với Luật ban hành văn bản quy phạm phápluật 2015, Luật sửa đổi năm 2020 đã tạo cơ sở pháp ly day đủ, toàn điện cho việc sửađổi, bổ sung, bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật nhằm thực hiện điều ước quốc tế.

3 Một số van đề cần làm rõ trong Luật ĐUQT về nội luật hoá

Một là, số lượng các quy định về nội luật hóa trong Luật DUQT còn rất hạn chế, chỉ

năm rai rac trong một sô điêu khoản nhat định.

Hai là, luật DUQT chưa có sự phân định rõ ràng về những loại điều ước nào sẽ tiếnhành áp dụng trực tiếp và loại điều ước nào sẽ tiễn hành nội luật hóa, việc quy địnhchung chung là áp dụng trực tiếp với các điều ước quy định đã du chi tiết là khá mo

hô, vì không chỉ rõ mức độ chi tiệt cân thiệt của điêu ước dé có thê áp dụng trực tiép.

Ba là, đó là sự thiếu văng các quy định về quy trình nội luật hóa, co quan chịu tráchnhiệm thực hiện nội luật hóa và van đề kiểm tra, giám sát đối với quá trình nội luậthóa điều này tất yếu dẫn tới sự thiếu thống nhất hoặc chồng chéo trong quá trìnhthực hiện nội luật hóa Theo quan điểm của tập thé tác giả, do phương thức nội luậthóa là cách thức được sử dụng chủ yếu và phố biến trong việc triển khai thi hành cácđiều ước quốc tế tại Việt Nam Chính vì vậy, cần có những quy định cụ thể hơn vềvan đề nội luật hóa, thậm chí có thé xây dựng thành một chuyên mục riêng nhằm ghinhận một cách chính thức về quy trình, thủ tục, thầm quyền và các vẫn đề khác liênquan đến nội luật hóa điều ước quốc tế Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cơquan nhà nước trong việc xác định và áp dụng cách thức thực hiện điều ước cho từngloại điều ước khác nhau, tránh tâm lý lúng túng, “chờ đợi” văn bản hướng dẫn trong

quá trình thực hién

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Dang Minh Tuấn, Mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia:nhìn từ góc độ hiến pháp trên thé giới và một số gợi mở cho Việt Nam, Tạp chí Nghiêncứu lập pháp số 09 (241), 5/2013

2 Handbook of International Law, Anthony Aust, Cambridge University Press,

2005.

3 Hoàng Phước Hiệp, Báo cáo phúc trình dé tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “Nộiluật hoá các ĐUOT Việt Nam kí kết và tham gia phục vụ quả trình hội nhập kinh tễquốc tế”, Hà Nội, 2007

4 Nguyễn Quyết Thắng, Bùi Trương Ngọc Quynh, Ban về khái niệm nội luật hóa

và cách thức nội luật hóa quy định của các diéu ước quốc tê về phòng, chong toi

Trang 33

phạm, Tạp chí khoa học quốc tế, 2020, Vol 24 (1), 34 — 39 Xem online tại

https://apps.agu.edu.vn/qlkh/uploads/1587980981.pdf, truy cập ngày 5/6/2021

5 Nguyễn Thị Hồng Yến, Đỗ Qui Hồng, Nội luật hĩa diéu ước quốc té trongLuật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005 — thực trạng và giảipháp, Tạp chí Luật học số tháng 10/2015

6 Tom Ginsburg, Svitlana Chernykh, Zachary Elkins (2008) Commitment and

Diffusion: How and Why National Constitutions Incorporate International Law.

University of Illinois Law Review 201 Xem online tại

https://chicàounbound.uchIcào.edu/cø1/viewcontent.cø1?article=2453&contexft=Jour nal_articles, truy cập ngày 5/6/2021;

7 Tran Hữu Duy Minh, Hiệu lực pháp lý và việc áp dung điều ước quốc tế ở ViệtNam, Tạp chí Luật học sé 3(189), thang 3/2016, tr.38-46

8 Trudng Dai học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật quốc tế, Nxb Cơng an nhân dân,

2012, tr.35-37

Trang 34

SỰ CAN THIET NỘI LUẬT HÓA CAC DIEU UOC QUOC TE MÀ VIỆTNAM LA THANH VIEN TRONG BOI CANH XAY DUNG NHA NUOC PHAP

QUYEN VA HOI NHAP QUOC TE

TS.GVC Bui Xuan Phai

Khoa Pháp luật Hanh chính — Nhà nước

Trường Đại học Luật Hà Nội

Tóm tắt: Toàn câu hóa là xu thé tất yếu mà nhân loại bắt buộc phải trải qua Trong

“cuộc chơi” toàn cau này phải có “luật chơi” mà không quốc gia nào có thé đứngngoài nên điễu ước quốc tế phải được ký kết Tuy nhiên, mỗi quốc gia có thé tham gia

ở những mức độ khác nhau về phạm vi, về nội dung hay lĩnh vực và mỗi quốc gia ấylại có những đặc thù mà các điều ước họ tham gia là thành viên không thé điều chỉnhtrực tiếp được Đứng trước việc phải thực hiện các cam kết quốc té, của việc cụ thểhóa các điều ước quốc tế theo đặc thù của quốc gia tham gia, việc nội luật hóa cácdiéu ước quốc tế là hết sức cân thiết vì lợi ich của cộng đồng quốc tế và của chính cácquốc gia thành viên Việt Nam là thành viên của nhiều điều ước quốc tế, đang tiễnhành xây dựng nhà nước pháp quyên với mục tiêu cao nhất là thực hiện quyển conngười nên cũng năm trong quá trình do Bài viết sẽ lý giải về sự cân thiết của việc nộiluật hóa điều ước quốc tế ở Việt Nam trong bồi cảnh xây dựng nhà nước pháp quyén

và hội nhập quốc tê.

Từ khóa: nội luật hóa, điểu ước quốc tê, nhà nước pháp quyên, quyên con người, hội

nhập quốc tế

NOI DUNG:

Nội luật hóa điêu ước quôc tê là gì? Tai sao phải nội luật hóa điêu ước quôc tê, đặc biệt trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyên và hội nhập quôc tê? Nêu không tiên hành nội luật hóa điêu ước quôc tê thì sẽ ra sao? Nó có thê mạng lại những lợi ích gi? là những câu hỏi cân được giải đáp.

1 Nội luật hóa điều óc quốc tế là gì?

Ở Việt Nam, nội dung chuyền hóa điều ước quốc tế vào pháp luật quốc gia được quy

định cụ thể từ năm 2005 với việc Quốc hội thông qua Luật ký kết, gia nhập và thực

hiện điều ước quốc tế với 2 hình thức chuyền hóa là áp dụng trực tiếp và nội luật hóa.Điều ước quốc tế là sản phẩm có thé được hình thành từ hoạt động đàm phán, thỏathuận, ký kết hay được sự phê chuẩn của các chủ thể của quan hệ quốc tế Sản phẩmnày hình thành do nhu cầu của các chủ thể quan hệ quốc tế nhằm ràng buộc họ với

Trang 35

nhau và tự ràng buộc chính mình trong việc thực hiện các cam kết về nghĩa vụ dé đảmbảo các lợi ích của mỗi bên Điều ước quốc tế khi cĩ hiệu lực sẽ trở thành nguồn chopháp luật trong các quan hệ quốc tế, đồng thời cũng là nguồn pháp luật của mỗi quốcgia trên cả hai phương diện là nguồn nội dung và nguồn hình thức Với tư cách lànguồn nội dung, điều ước quốc tế chứa đựng những căn cứ cho các bên tham gia dựavào để xây dựng pháp luật (chuyển hĩa và nội luật hĩa) Với tư cách là nguồn hìnhthức, điều ước quốc tế chứa đựng những căn cứ pháp lý trực tiếp để các chủ thể áp

dụng pháp luật dựa vào đĩ dé thực hiện pháp luật hoặc ra phán quyết Tuy nhiên,

khơng phải khi nào điều ước quốc tế cũng cĩ thê là nguồn hình thức và cĩ thể áp dụngtrực tiếp Mỗi chủ thể quan hệ quốc tế khi tham gia vào điều ước quốc tế cũng cĩnhững điều kiện hay đặc điểm riêng biệt của mình Mặt khác, các điều ước quốc tếnhiều khi quy định mang tính nguyên tắc cho xử sự của các bên tham gia, do vậy việc

áp dụng trực tiếp là khĩ khả thi Từ đây, nội luật hĩa các điều ước quốc tế trở thànhđịi hỏi bắt buộc đối với các bên tham gia

Vậy nội luật hĩa điều ước quốc tế là gì? Cĩ những quan niệm về nội luật hĩa điều ướcquốc tế khác nhau đã xuất hiện ở Việt Nam trong thời gian gần đây Chăng hạn: “Nĩiluật hĩa là quá trình đưa nội dung các quy phạm điều ước quốc tế vào nội dung củaquy phạm pháp luật trong nước thơng qua việc xây dựng, ban hành (sửa đổi, bồ sung,bãi bỏ hoặc ban hành mới) văn bản quy phạm pháp luật trong nước để cĩ nội dụngpháp lý ding với nội dung của các quy định của diéu ước đã được kỷ kết hoặc gianhập ”.`" hay: “Nội luật hĩa là chuyển hố quy định trong điều ước quốc tế thành quyphạm pháp luật cĩ giá trị bắt buộc thực hiện đối với tổ chức, cá nhân ở một quốcgia.””" Tuy cách diễn đạt khác nhau nhưng nĩi chung nội luật hĩa là hoạt động củamột nhà nước thành viên của điều ước quốc tế thực hiện trách nhiệm của mình trong

việc làm cho điều ước quốc tế mà mình tham gia thỏa thuận, cam kết, phê chuẩn trở

thành những quy định cụ thé cho các chủ thé chịu sự điều chỉnh thực hiện cho phù hopvới điều kiện của mình trong thực tế qua những quy trình nhất định

ps Sw can thiết của việc nội luật hĩa các điêu ớc quốc tê trong điêu kiện hội nhập quốc té nĩi chung hiện nay

°° Viên Khoa học pháp ly - Bộ Tư pháp, năm 2007, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ "Nội luật hĩa

các điều ước quốc tế Việt Nam kỷ kết và tham gia phục vụ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” (do TS Hồng Phước Hiệp làm chủ nhiệm),

51 https://luatminhkhue.vn/nọ-luat-hoa-la-gi -quy-dinh-ve-noi-luat.aspx, truy cập ngày 31/5/2021

Trang 36

Toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế không còn là những quan điểm còn được tranh cãi mà

đó đã là điều hiển hiện trên thực tế Các quốc gia dù muốn hay không thì cũng phảitham gia một cách trực tiếp, chủ động hoặc bị động dưới dạng tiếp nhận sự “tan công,xâm nhập” của toàn cầu hóa Xu hướng của toàn cầu hóa là ngày càng nhanh hơn vềtốc độ, rộng hơn về quy mô, phạm vi, đa dạng hơn về các lĩnh vực vực Nội luật hóacác điều ước quốc tế ngày nay không chỉ là sự ràng buộc các bên tham gia mà trởthành nhu cầu tự thân của các bên tham gia Theo Công ước Viên về Luật Điều ướcquốc tế năm 1969, một trong những nghĩa vụ cơ bản của quốc gia thành viên khi thamgia là phải thi hành các điều ước một cách thiện chí và đảm bảo rằng các quy địnhpháp luật trong nước không cản trở việc thi hành Do đó, nội luật hóa rất cần được tiễnhành vì nhiều lý do Đó là:

2.1 Xu hướng toàn cẩu hóa trong các quan hệ quốc tế ngày càng nhanh hơn Điềunày làm cho các chủ thê trong quan hệ quốc tế cũng luôn phải bám sát và vận độngtheo Không còn chuyện quốc gia này y vào sức mạnh của mình áp đặt cho quốc giakhác trong các quan hệ quốc tế và buộc các quốc gia yêu thế phải tuân thủ một chiềunhư trước đây Dé có thé theo kịp sự biến đổi nhanh của quá trình này, các quốc giaphải chấp nhận tham gia “cuộc chơi chung” mà không thê đứng ngoài cuộc với nhữnglợi ích và nghĩa vụ nhất định Cuộc chơi nào cũng có những quy tắc, có “luật chơi” màcác bên tham gia nó phải tuân thủ nếu không muốn bị loại bỏ Mặt khác, người ta chi

có thể “chơi chung” với người nào biết tuân thủ “luật chơi”, chịu sự ràng buộc bởi cácquy tắc hay chuẩn mực đó Hơn nữa, khi tham gia vào các điều ước quốc tế, các chủthể tham gia phải xác định mình có được lợi ích gì từ việc tham gia đó nên khi thựchiện các điều ước quốc tế, họ phải chứng minh rang mình là người có thé tin được Délàm được những việc này, việc nội luật hóa các điều ước quốc tế là việc buộc phải thựchiện Nó không chỉ là sự bắt buộc từ các đối tác, các bên tham gia mà còn là nhu cầu

tự thân của các chủ thé tham gia

2.2 Xu hướng toàn cau hóa trong các quan hệ quốc tế ngày càng rộng hon

Thế giới ngày càng trở nên “phang” hon, các quan hệ quốc tế trở thành đa chiều vàkhông chỉ bó hẹp trong phạm vi giữa các quốc gia láng giềng hay khu vực nữa Việctiếp nhận các quan hệ từ xa có thé đáp ứng được tốt hơn các nhu cầu của mỗi quốc gia

Do vậy các quốc gia có thé tìm đến nhau dé kết hợp với nhau, không chỉ là một mà cóthể có nhiều quốc gia khác nhau Đây chính là xu hướng toàn cầu hóa không thê đảongược trong quan hệ quốc tế hiện đại Trước đây, hầu hết các điều ước quốc tế được

ký kết là điều ước song phương, các bên tự cam kết các điều khoản dé áp dụng trựctiếp, chăng hạn như các hiệp định về biên giới lãnh thổ mà không cần chuyên hóa hayphải nội luật hóa Nhưng quá trình hội nhập quốc tế vừa sâu, vừa rộng ngày nay giữa

Trang 37

các quốc gia không thể tiếp tục duy trì theo cách này Từ đây, các công ước quốc tếcũng hình thành với sự cam kết hoặc phê chuẩn của các quốc gia thành viên tham gia.Trước cộng đồng quốc tế, các quốc gia cần phải thể hiện rõ thiện chí của một thànhviên tham gia bằng cách tôn trọng các công ước này Có các hình thức tôn trọng là trựctiếp thực hiện các công ước đó khi có các điều khoản rõ ràng Nhưng cũng có điềukhoản mới dừng lại ở trạng thái quy định chung mang tính nguyên tắc đòi hỏi phảiđược cụ thê hóa, làm cho rõ ràng để có thể áp dụng được Việc này chỉ có thé thựchiện được khi các công ước được các quốc gia tiến hành chuyên hóa, “nội luật hóa”khi xây dựng, sửa đổi, thay thế các chuẩn mực riêng cho quốc gia mình trên cơ cácnguyên tắc chung được thê hiện trong các công ước (được coi là nguồn nội dung củapháp luật cho quốc gia).

2.3 Xu hướng toàn cẩu hóa trong các quan hệ quốc tế ngày càng da dạng, phong phúhơn Các lĩnh vực mà các quốc gia tham gia trong quan hệ quốc tế rất đa dạng và

phong phú Ban đầu, để đảm bảo chủ quyên, an ninh biên giới, sự ôn định chính trị

trong các quan hệ quốc tế, các quốc gia thường tham gia vào các hoạt động đàm phán

về đường biên giới trên đất liền, trên biển làm căn cứ khắng định chủ quyền quốcgia Điều này giúp tạo ra sự ôn định trong quan hệ quốc tế Tuy nhiên, các cam kết nàythường được áp dụng trực tiếp vì các điều khoản (chủ yếu là cam kết song phương)được quy định khá chi tiết nên nhu cau về nội luật hóa hầu không như không cần đặt

ra Tuy nhiên, vừa để nâng tầm quan hệ quốc tế, vừa mong muốn mang lại các lợi íchthiết thực cho mình, các quốc gia đã tham gia nhiều hơn vào các lĩnh vực của đời sốngdân sự, kinh tế, văn hóa, thé thao, du lịch và đặc biệt là vấn đề quyền con người Điều này làm cho các điều ước ngày càng trở nên đa dạng và phong phú hơn Ở cáclĩnh vực này, phần lớn có sự tham gia của nhiều quốc gia (quan hệ đa phương) Chính

vì thế, các điều ước quốc tế thường mang tính nguyên tắc, thé hiện quan điểm của cácquốc gia tham gia hơn là các quy định chi tiết do mỗi quốc gia tham gia lại có nhữngđặc thù của mình như trình độ phát triển của các thành viên không giống nhau, nênmỗi quốc gia tham gia có thé thực hiện điều ước với những lộ trình khác nhau Changhạn, khi Việt Nam tham gia các điều ước quốc tế trong lĩnh vực thương mai, lộ trìnhgiảm thuế là sự cam kết riêng dé tiến dần tới các chuẩn mực chung của các bên Quátrình này bắt buộc Việt Nam phải có những quy định cụ thé, chi tiết cho từng giai

đoạn, từng đối tượng

2.4 Xu hướng ràng buộc nhau giữa các chủ thê của quan hệ quốc té ngày càng trở nên chặt ché hon.

Mỗi quốc gia thành viên khi đàm phán, thỏa thuận và sau đó là ký kết, phê chuẩn các

điêu ước quôc tê nào đó mà mình tham gia chăc chăn đã có sự đánh giá cái được, cái

Trang 38

mat, quyền và nghĩa vụ của minh trong các điều ước quốc tế đó Vi vậy, việc tôntrọng, tuân thủ và thực thi trên thực tế các điều ước quốc tế là nghĩa vụ được nhiên Đềthực thi được các điều ước quốc tế này, đặc biệt là các điều ước quốc tế đa phương,ngoài việc nghiên cứu, áp dụng trực tiếp các quy định đã rõ ràng, chi tiết, cụ thể, cácquốc gia thành viên phải chuyên hóa các điều khoản mang tính nguyên tắc và các quanđiểm tiếp cận khi ký kết, phê chuẩn điều ước đó vào nội dung pháp luật quốc gia Khitiễn hành nội luật hóa, các quốc gia thành viên phải trung thành với tinh thần của điềuước mà mình đã cam kết Việc nội luật hóa đó sẽ giúp cho các điều khoản trở nên cụthể và có thê thực hiện được bởi các đối tượng điều chỉnh của mỗi quốc gia tham gia

đó Điều này là sự khăng định việc bảo đảm thực hiện các cam kết đã được tôn trọngtrên thực tế, nhờ đó các bên còn lại có điều kiện dé giám sát các hoạt động tiếp theo,quốc gia được đánh giá có tận tậm thực hiện các cam kết quốc tế như một thành viên

có trách nhiệm Cũng nhờ việc nội luật này, các quan hệ quốc tế phức tạp có sự thamgia của nhiều bên sẽ bảo đảm cho các quốc gia yếu thế có cơ chế quốc tế đa phương hỗ

trợ một cách có hiệu quả hơn.

3, Sw can thiết cua việc nội luật hóa điều ước quốc tê của Việt Nam trong điều kiện hiện nay.

Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam đã tiếp tục khang định: “7 Nhà nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, doNhân dân, vì Nhân dân ”” Việc khang định này không chỉ là một tuyên bố trước quốcdân đồng bào và cộng đồng quốc tế mà còn là sự khang định cam kết và trách nhiệmcủa Nhà nước CHXHCN Việt Nam trong sự ràng buộc về việc tuân thủ pháp luật,trong đó có pháp luật của chính mình và có cả cam kết quốc tế, đặc biệt là Công ướcquốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã sớm phê chuẩn Mặt khác, Thực hiệnnhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và pháttriển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tácquốc tế theo tinh thần của Hiến pháp ”, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namhiện nay đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 180 quốc gia trên thế giới” ViệtNam hiện cũng là thành viên hoặc có quan hệ đối tác với nhiều tô chức quốc tế quantrọng và có uy tín trên thế giới, từng bước phát huy trách nhiệm cộng đồng quốc tế,góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiễn bộ xã hội của nhânloại Những kết quả này là thành tựu của cả một quá trình nỗ lực bền bỉ trong công tácđàm phán, ký kết các điều ước quốc tế đa phương cũng như song phương Ngược lại,

” Điều 2, Khoản 1, Hiến pháp năm 2013 của Nước CHXHCN Việt Nam

"3 Điều 12 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013

'“ Theo số liệu trên trang thông tin điện tử Bộ Ngoại giao

http://www.mofa.gov.vn/vi/cn_vakv/ truy cập ngày 20/3/2020.

Trang 39

vị thế quốc tế như ngày nay của Việt Nam được quốc tế công nhận chính là điều kiệnthuận lợi để Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp tục day mạnh việc xúc tiến,

tham gia các điêu ước quôc tê mới, mở rộng các quan hệ quôc tê.

Như vậy, việc nội luật hóa có thể góp phần quan trong vào việc nâng cao vị thế củaViệt Nam trên trường quốc tế, đồng thời điều đó cũng sẽ mang lại những lợi ích thiếtthực cho Việt Nam Điều này được lý giải cụ thé bởi các lý do sau đây:

Thư nhất, có thê nói khi xây dựng nhà nước pháp quyền, điều đặc biệt cần nhân mạnhchính là việc thực hiện quyền con người ở mức độ tốt nhất có thé của một quốc gia,

trong đó nhà nước bị ràng buộc không bởi pháp luật chỉ của chính mình mà còn bị

ràng buộc bởi các điều ước quốc tế Sau khi Việt Nam chính thức phê chuẩn các Côngước quốc tế về quyền con người, cụ thể, ngay trong năm 1982, Việt Nam đăng ký trởthành thành viên của 4 công ước quốc tế quan trọng của Liên hiệp quốc về quyền conngười bao gồm: Công ước về các quyền dân sự và chính trị (1966); Công ước về cácquyền kinh tế, xã hội và văn hóa (1966); Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệtđối xử với phụ nữ (1979); Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc(1969), các công ước quốc tế quan trọng khác liên quan đến nhân quyền như: Côngước về quyền trẻ em (1989) và hai nghị định thư bổ sung về trẻ em trong xung đột vũtrang và chống sử dụng trẻ em trong các hoạt động mại dâm và tranh ảnh khiêu dâm;Công ước về quyền của người khuyết tật (2006); Công ước chống tra tấn và các hìnhthức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người, hay sau khitrở thành thành viên Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) năm 1994, Việt Nam đã thamgia 20 công ước về quyền lao động như Công ước về tuổi tối thiểu của trẻ em đượctham gia vào lao động công nghiệp; Công ước về trả công bình đẳng giữa lao độngnam và nữ; Công ước về không phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp; Côngước về lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc; Công ước về chính sách việc làm; Côngước về lao động hàng hải v.v thì vẫn đề quyền con người trên nhiều lĩnh vực đã chínhthức được quốc tế hóa Đứng trước các yêu cầu của việc thực hiện các công ước này,việc nội luật hóa chúng để cho chúng có hiệu lực thực tế ở Việt Nam đã đòi hỏi quátrình xây dựng pháp luật đã bám sát vào các điều khoản mà Công ước này với nhữngđạo luật mới cùng các quy định chi tiết từ Hién pháp - văn bản pháp lý quan trọng nhấtcủa đất nước- đến các bộ luật lớn như Bộ dân sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật tố tụng hình

sự qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung đã cụ thé nhiều điều khoản của các Công ước này Năm 2019, Quốc hội đã thông qua Bộ luật Lao động (sửa đổi) với nhiều quy định mớibảo đảm tốt hơn quyền của người lao động và gia nhập Công ước 98 của Tổ chức Laođộng quốc tế (ILO) về quyền thương lượng tập thé là sự khang định cam kết của

Việt Nam về van đê thực hiện quyên con người trước cộng đông quôc tê Như vậy,

Trang 40

việc xây dựng nhà nước pháp quyền gắn với yêu cầu của việc thực hiện quyền conngười không thé tách rời việc thực hiện các công ước quốc tế về quyền con người vàviệc nội luật hóa chúng Điều này cũng giúp cho việc thực thi các điều ước quốc tếmột cách thực chất, đồng thời là cơ sở dé các tổ chức quốc tế giám sát và công nhận

việc thực thi các cam kết quôc tê vê quyên con người cua Việt Nam.

Thứ hai, quá trình hội nhập quốc tế là sự phát triển tất yếu của xã hội hiện đại mà hầunhư quốc gia nào cũng lựa chọn tham gia Điều này mang lại nhiều lợi ích to lớn chocác thành viên tham gia trên hầu hết các lĩnh vực như đã phân tích ở mục 2.4 trên đây.Trong các lĩnh vực, có thê nói ngoại giao là lĩnh vực tiên phong trong quan hệ quốc tế.Khi đó, nội luật hóa trở thành phương thức không thể thiếu được để củng cố và pháttriển quan hệ ngoại giao Trong khuôn khổ UPR lần thứ nhất vào năm 2009, Nhà nướcViệt Nam đã chấp thuận các khuyến nghị liên quan đến việc đảm bảo cho các tổ chức

xã hội dân sự hình thành va phát triển như xây dựng hệ thống luật pháp trong nước vàđảm bảo thực thi các biện pháp phù hợp theo hướng thực hiện các công ước quốc tế vềquyền con người mà Việt Nam tham gia; tiếp tục các nỗ lực dé cải thiện các quyềnchính trị cũng như các quyên kinh tế, xã hội và văn hóa theo các tiêu chuẩn quyền conngười đã được toàn thé giới công nhận; tăng cường nỗ lực gắn kết tat cả các tổ chức xãhội và chính trị phù hợp để thúc đây và bảo vệ quyền con người; tăng cường hợp tácvới các thủ tục đặc biệt của LHQ; thúc day cac quyén tu do co ban; tién hanh nhữngbước cần thiết dé đảm bảo các công dân có thé thụ hưởng đầy đủ các quyền tự do biéuđạt; đảm bảo đầy đủ quyền tiếp nhận, tìm kiếm và truyền bá thông tin và ý tưởng theođiều 19 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị; tăng cường các nỗ lựctrong lĩnh vực tự do dân sự và chính trị, bao gồm tự do biểu đạt, tự do báo chí và tự dotôn giáo."

Thứ ba, nội luật hóa các điều ước quốc tế là việc làm cần thiết để chứng minh tráchnhiệm thực hiện các cam kết quốc tế một cách thực chất Cùng với quá trình tham giacác điều ước quốc tế dé hiện thực hóa các đòi hỏi của hội nhập quốc tế, Việt Nam đãphải cân nhắc các lợi ích có thể đạt được nhưng đồng thời cũng phải xem xét kỹ càngkhả năng của mình trước các đối tác cho thay minh có đủ điều kiện dé tận tâm thựchiện các cam kết Điều này phải được chứng minh trên thực tế băng việc thực hiện cácđiều ước quốc tế Nội luật hóa chính là một bước quan trọng để các cam kết có điềukiện được hiện thực hóa ở từng quốc gia thành viên của điều ước

Thứ tw, nội luật hóa nêu được tiễn hành một cách khéo léo, có thé đóng vai trò là mànglọc, là chiếc van điều tiết giúp chúng ta giữ vững chủ quyền quốc gia đồng thời vẫnđảm bảo lợi ích thành viên khác của điều ước Trong một số trường hợp, ngay khi

55 Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 7(321), T9/2016, tr 38

Ngày đăng: 04/04/2024, 02:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w