1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Khoa: Khía cạnh tâm lý trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự - Lý luận và thực tiễn

92 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khia Cạnh Tâm Lý Trong Hoạt Động Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Hình Sự - Lý Luận Và Thực Tiễn
Tác giả PGS.TS. Đặng Thanh Nga, TS. Trần Thị Thanh, ThS. Phan Kiều Hạnh, PGS.TS. Đặng Thị Vân, TS. Nguyễn Đắc Tuân, TS. Chu Văn Đức, ThS. Nguyễn Thị Hà
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Thể loại Kỷ yếu hội thảo khoa học
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 72,21 MB

Nội dung

Hoạt động thiết kế của Hội đồng xét xử bắt buộc phải bao gồm: xác định rõ các đặcđiểm và thành phần của mô hình vụ án đã xảy ra - đối tượng cần được xác minh công khaitại phiên toà; xác

Trang 1

BỘ TƯ PHÁPTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

HỘI THẢO KHOA HOC CAP KHOA (Tat cả các bài đăng déu được phản biện độc lập)

HÀ NỘI, NGÀY 12 THÁNG 11 NĂM 2021

Trang 2

MỤC LỤC KỶ YÊU HỘI THẢOKhia cạnh tâm lí trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự -

lí luận và thực tiễnSTT CHUYEN DE TRA

3 | Tâm lý của kiêm sát viên khi tham gia phiên tòa xét xử sơ thầm vụ án hình sự ce)

TS Tran Thi ThanhDai hoc Kiểm sát Hà Nội

4 | Khia cạnh tâm lý trong hoạt động tranh tung của luật su tại phiên tòa xét xử sơ|_ 33thấm vu án hình su

ThS Phan Kiều Hạnh Truong ĐH Luật Hà Nội

-5 | Đặc điểm tâm lý của bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thâm vụ án hình sự 44

PGS.TS Đặng Thị Van

-Trường ĐH Luật Hà Nội

6 | Đặc điểm tâm lý của bị hại tại phiên tòa xét xử sơ thâm các vụ án hình sự 54

PGS.TS Đặng Thị Vân

- Tran Thị Hong —TAND TP Hà Nội

7 | Đặc điêm tâm lý của bị hại trong những vụ án mua bán người tại phiên tòa 63

TS Nguyễn Đắc Trường ĐH Luật Hà Nội

Tuân-8 | Loi khai của người làm chứng tại phiên tòa xét xử sơ thâm vụ án hình sự nhìn từ 1

góc độ tâm ly học

TS Chu Văn Đức Truong ĐH Luật Hà Nội

-9 | Oan sai trong xét xử vụ án hình sự nhìn từ góc độ tâm lý học 84

ThS Nguyễn Thi Hà Truong ĐH Luật Hà Nội

Trang 3

-CÁU TRÚC TÂM LÝ CỦA HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ

SƠ THAM VU AN HÌNH SỰ

PGS.TS Đặng Thanh Nga Trưởng Đại học Luật Hà NộiTóm tat: Bài viết tập trung làm rõ đặc điểm đặc thù của các chức năng tâm lýtạo nên cấu trúc tâm ly của hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, đó là hoạt độngnhận thức, hoạt động thiết kế, hoạt động giáo dục, hoạt động tổ chức và hoạt độngchứng nhận.

Từ khoá: Cầu trúc tâm lý; hoạt động xét xử; hình sự

Tu góc độ tâm lý, hoạt động xét xử sơ thâm vụ án hình sự có nhiều đặc điểmgiống với hoạt động điều tra vụ án hình sự, đều là một dạng hoạt động tâm lý xã hội,được cấu trúc bởi các thành tô nhận thức, thiết kế, giáo dục, giao tiếp, tổ chức vàchứng nhận Tuy nhiên, sự kết hợp của các thành tố này có tinh đặc thù Trong bài viếtnày, tác giả xin đề cập đến cấu trúc tâm lý của hoạt động xét xử sơ thâm vụ án hình sự.

2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1 Hoạt động nhận thức trong xét xử sơ thẩm vu án hình sự

2.1.1 Khái niệm hoạt động nhận thức, mục dich và các giai doan của hoạtđộng nhận thức trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Hoạt động nhận thức là quá trình tâm lý phản ánh hiện thực khách quan và bản thâncon người thông qua các cơ quan cảm giác và dựa trên những hiểu biết vốn liếng kinh

nghiệm đã có của bản than,

Trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, hoạt động nhận thức là cơ bản và chủ yếu, thìđến giai đoạn xét xử vụ án hình sự, hoạt động thiết kế lại là cơ bản và chủ yeu Vi muc dichcuối cùng ma giai đoạn xét xử hướng tới là đưa ra được bản án va quyết định về vụ án chínhxác, đúng pháp luật Dé đạt được mục đích này, Hội đồng xét phải thông qua hoạt độngthiết kế là chủ yếu Tuy nhiên, Hội đồng xét xử chỉ có thể thực hiện hoạt động thiết kế sau

0 Đặng Thanh Nga (Chủ biên), Gido trinh Tam lý học tu pháp, Nxb Tư pháp, 2019, tr.48.

Trang 4

khi đã thực hiện hoạt động nhận thức trên cơ sở xem xét, đánh giá các chứng cứ đã được Cơquan điều tra thu thập Mục đích chính của hoạt động nhận thức trong giai đoạn xét xử làtiếp nhận các chứng cứ dé thực hiện hoạt động thiết kế.

Thông qua hoạt nhận thức trong giai đoạn xét xử sơ thâm vụ án hình sự, Hội đồngxét xử có thể đạt được các mục đích sau đây:

- Xác minh, thu thập, bô sung các chứng cứ liên quan đến vụ án;

- Phân tích, đánh giá các chứng cứ để làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án;

- Tìm hiểu thái độ, hành vi xử sự của bị cáo, bị hại, người làm chứng và của nhữngngười tham tố tụng khác;

- Nắm bắt đặc điểm tâm lý của bị cáo, bị hại, người làm chứng và của những ngườitham tố tụng khác;

- Đưa ra các cách thức, phương pháp tác động tâm lý đến bị cáo, bị hại, người làmchứng và của những người tham tổ tụng khác

Dé dat được các mục đích trên, đòi hỏi Hội đồng xét xử cần tiến hành hoạt độngnhận thức thông qua các giai đoạn: Giai đoạn 1 Hội đồng xét xử tri giác các sự việc, sự kiện liên quan đến vụ án bằng các giác quan; giai đoạn 2 Hội đồng xét xử thiết lập và tìm ra các cách thức phương hướng xác minh, thu thập, bổ sung các chứng cứ liên quan đến vụ án; giai đoạn 3 Hội đồng xét xử xây dựng mô hình tư duy năng động về vụ án đã xảy ra trên cơ

sở các chứng cứ buộc tội cũng như gỡ tội đã được xác minh đầy đủ, khách quan tại phiêntoà.

2.1.2 Đặc điểm của hoạt động nhận thức trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sựĐặc điểm của hoạt nhận thức trong xét xử vụ án hình sự biểu hiện ở chỗ tài liệu của

Cơ quan điều tra giúp cho Hội đồng xét xử hình dung được mô hình vụ án Trên cơ sở tàiliệu này, Hội đồng xét xu co thé nhận thức các tình tiết của vụ án một cách dé dang hơn.Tuy nhiên, Hội đồng xét xử cần coi mô hình này chỉ là khả năng có thể xảy ra chứ chưađược khăng định một cách chắc chăn Bởi vì, kết luận của Cơ quan điều tra mới chỉ mangtính chất sơ bộ, nó có thé thay đôi vì những lý do khác nhau như có sự thay đối lời khai củangười làm chứng, bị hại, bị cáo, sự thiếu sót của Điều tra viên Chính vì vậy, đòi hỏi Hộiđồng xét xử phải có sự độc lập khi xem xét, đánh giá các chứng của vụ án và nhất thiết phảixác minh, kiêm tra lại mô hình này tại phiên tòa một cách toàn diện, công khai, khách quan,

đúng pháp luật.

Hoạt động nhận thức của Cơ quan điều tra tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xét

xử của Toà án, đồng thời không làm giảm đi tầm quan trọng và trách nhiệm của Toà án đốivới việc xác minh, thu thập các chứng cứ của vụ án Xét hỏi về các chứng cứ của vụ án làgiai đoạn quan trọng và độc lập trong hoạt động xét xử được tiến hành theo nguyên tắc côngkhai, bằng lời nói và trực tiếp Đây chính là yêu tố tìm kiếm của hoạt động nhận thức Mặc

dù phần công việc này cần được thực hiện ở giai đoạn điều tra, nhưng theo quy định củapháp luật tố tụng thì Toà án không bị tước quyền này, thậm chi còn có nghĩa vụ bố sungchứng cứ, theo quy định tại khoản 6 Điều 252 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015: “Trưởnghop Toà án đã yêu cau Viện kiểm sát bồ sung chứng cứ nhưng Viện kiểm sát không bồ sungđược thì Toà án có thể tiễn hành xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để giải quyết vụ an”

Đối với hội đồng xét xử điều quan trọng không chỉ là dé nghiên cứu các chứng cứcủa vụ án, cũng nhưng đặt ra các giả thuyết khác có thê xảy ra, lý giải các sự việc mà điều tra viên đã chưa cân nhắc đến hay đơn giản là đã bỏ qua Mà điều quan trọng là đòi hỏi hội

Trang 5

đồng xét xử phải có sự hoài nghi về giả thuyết của cơ quan điều tra, thử nghiệm lại tínhchắc chắn và xác thực của nó thì mới có thê xác minh được sự thật khách quan của vụ án.

Hoạt động nhận thức của Tòa án không chỉ hướng đến nghiên cứu các chứng cứ mà còn nghiên cứu cả các nguôn chứng cứ Tại Tòa án, phân lớn thông tin được thu thập thông qua lời khai của bi cáo, người làm chứng, bi hại và những người khác Thông qua cách khai báo của họ về các tình tiệt của vụ án, có thê đánh giá được bản chat của sự việc, hoặc thu thập được các thông tin cân thiệt từ thái độ cảm xúc của họ Hội đông xét xử cân phải bình

tinh, sáng suôt trước những tac động từ bên ngoài, phải nhận biệt được những tình huông

ngụy trang, giả tạo hoặc khai man của bị cáo, người làm chứng và những người khác Bên cạnh đó, cân phải chú ý đên những kinh nghiệm xã hội của họ Thông qua ngôn ngữ của họ, Hội đông xét xử có thê đánh giá được thái độ của họ, mục đích mà họ đặt ra Đê phân tích tâm ly tại phiên tòa, đòi hỏi Hội đông xét xử không chỉ có hiệu biệt sâu sac ve pháp luật, ma còn phải có hiệu biệt vê tâm ly con người, hiệu biết vê các quy luật của hoạt động nhận thức.

Việc thực hiện hoạt động nhận thức của Toà án phụ thuộc vào một số yếu tố sauđây:

- Tính day và tính kỹ lưỡng của việc thu thập thông tin, tài liệu, đồ vật cần thiết tronggiai đoạn điêu tra nhăm xây dựng mô hình vụ án đã xảy ra;

- Tính đầy đủ trong việc nghiên cứu tai liệu điều tra và tính có kế hoạch trong viécthâm tra các tai liệu này của Toa án;

- Điều kiện bên ngoài, như hành vi, cử chỉ, thái độ của những người tiến hành hành

tô tụng khác va của những người tham gia tô tụng; bau không khí tam lý của phiên toa;

- Tính đầy đủ và chính xác của việc nghiên cứu các nguồn chứng cứ;

- Tính đầy đủ và chính xác trong nhận thức của các thành viên Hội đồng xét xử;

- Tính tập thê khi thực hiện hoạt động nhận thức;

- Tính liên tục trong thực hiện hoạt động nhận thức??).

2.2 Hoạt động thiết kế trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

2.2.1 Khái niệm, mục đích và các bước của hoạt động thiết kế trong Xét xiv so’tham vu an hinh sw

Hoạt động thiết kế là tong hop các thao tác tư duy nhằm xác lập kế hoạch hành động

dé đạt các mục đích đã dự định®'.

Thông qua hoạt động thiết kế, Hội đồng xét xử có thé đạt được mục đích là kế hoạchhoá cho hoạt động xét xử vụ án như: xét hỏi tại phiên toà, tranh luận tại phiên toà, nghị án

và tuyên án Dé đạt được các mục đích này, Hội đông xét xử phải tiên hành hoạt động thiệt

kê thông qua ba bước: Dự đoán, lập kê hoạch, ra quyêt định.

- Dự đoán là hoạt động tư duy đặc biệt của Hội đồng xét xử nhằm dự đoán trướcdiễn biên, kêt quả của quá trình xét xử vụ án Hoạt động dự đoán của Hội đông xét xử có các hướng cơ bản như: Dự đoán đường lôi xét xử vụ án; dự đoán trước về những hành vi và cách xử sự của ban thân Hội đông xét xử; dự đoán trước vê những hành vi và cách xử sự của bị cáo, bị hại, người làm chứng và những người tham gia tô tụng khác và dự đoán trước

2 JJyop A B., Cyde6nas ncuxonoeua, Mnnek, 1975, C 367 -371.

® Dang Thanh Nga (Chu biên), Sđd, tr.55.

Trang 6

những hành vi chống đối, phản ứng của những người tham gia tô tụng và những người đến

sự phiên toà.

- Lập kế hoạch là việc vạch các phương hướng và các bước hành động cụ thé dé datđược các hoạt động đã dự định, cũng như xác định các phương tiện, điều kiện cần thiết déthực hiện các hoạt động này ĐỀ đạt được mục đích của hoạt động xét xét sơ thâm vụ ánhình sự, Hội đồng xét cần lập kế hoạch cho các hoạt động như: xét hỏi tại phiên toà, tranhluận tại phiên toà, nghị án và tuyên án.

- Ra quyết là việc hình thành một quyết định, hoặc một ban án cụ thé về vụ án trên

cơ sở xem xét, hoặc so sánh đối chiếu các chứng cứ của vụ án đã được xác minh, làm rõmột cách công khai trực tiếp tại phiên toà với các điều luật cụ thé sao cho phù hợp với diễnbiến của quá trình t6 tụng

2.2.2 Đặc điểm của hoat dong thiét ké trong xét xử sơ thâm vụ an hình sự

Bản chất của hoạt động thiết kế trong xét xử vụ án hình sự là ra bản án và các quyếtđịnh về vụ án Tất cả các hoạt động còn lại của Toà án đều phụ thuộc vào nhiệm vụ cơ bảnnày.

Đề thực hiện hoạt động thiết kế một cách có hiệu quả, đòi hỏi Toà án phải tạo ra cácđiều kiện đặc biệt sau đây:

- Quyết định mang tính tập thé;

- Đảm bảo không có sự can thiệp đến việc ra các quyết định;

- Luật pháp đảm bảo quyền tự do ý kiến cá nhân của Thâm phán, Hội thẩm nhân dân là cơ sở của mỗi quyết định;

- Xét xử liên tục“).

Hoạt động thiết kế do từng thành viên của Hội đồng xét xử thực hiện một cách riêngbiệt, nhưng kết quả của hoạt động này nhất thiết phải mang tinh tập thé, đó là đặc điểm đặctrưng hoạt động thiết kế của Toà án Hoạt động thiết kế của Tòa án đòi hỏi mỗi thành viêncủa hội đồng xét xử phải có thái độ nghề nghiệp đối với trách nhiệm của mình, đó là: ý thứcpháp luật cao, hiểu biết sâu sắc về trách nhiệm đối với những hành động của mình, đối vớitất cả những hậu quả của các quyết định.

Hoạt động thiết kế của Hội đồng xét xử bắt buộc phải bao gồm: xác định rõ các đặcđiểm và thành phần của mô hình vụ án đã xảy ra - đối tượng cần được xác minh công khaitại phiên toà; xác định sự tương quan giữa sự kiện này với cau thành tội phạm (thực hiệnmột việc mà pháp luật hình sự câm không được phép làm hoặc không thực hiện một việc

mà pháp luật hình sự buộc phải làm, mặc dù có nghĩa vụ phải làm và có điều kiện để thựchiện nghĩa vụ đó); hiểu biết nhân cách của bị cáo; thái độ của họ đối với vụ án và đối vớinhững người khác

Hoạt động thiết kế của Tòa án không chỉ ra bản án xác định bị cáo có phạm tội haykhông phạm tội, mà còn phải xác định loại, mức hình phạt đối với bị cáo, và thậm chí còngiải quyết những van đề liên quan đến thủ tục chấp hành hình phạt

Đặc điểm của hoạt động thiết kế của Tòa án biểu hiện ở chỗ, quyết định cuối cùng

có thê cân nhắc đến những tình tiết, chứng cứ chưa được ghi nhận trong hoạt động chứng minh Đó là, hành vi của bị cáo tại phiên tòa, thái độ ăn năn, hối hận của bị cáo về hành vi

® JJyop A B., Sdd, C 372.

Trang 7

phạm tội được chú ý tới Tat cả những điều này không thé không ảnh hưởng đến việc xácđịnh mức hình phạt đối với bị cáo của Tòa án.

Hoạt động thiết kế của Tòa án bao gồm một số hành động cơ bản liên hệ lẫn nhauthực hiện một cách liên tục, đó là :

- Làm sáng tỏ đầy đủ và kiểm tra kỹ lưỡng toàn bộ các tình tiết có liên quan đến vụ

án và liên quan đến việc ra quyết định;

- Nhất thiết phải lắng nghe ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, ngườitham gia tranh luận tại phiên toà về toàn bộ các tình tiết, chứng cứ liên quan đến vụ án déđánh giá khách quan, toàn diện sự thật của vụ án;

- Từng thành viên của Hội đồng xét xử đưa ra ý kiến cá nhân của mình về vụ án;

- Thảo luận tập thé về toàn bộ các chứng cứ đã được làm sáng tỏ, cuối cùng thongnhất dé ra ban án, quyết định về vụ án)

Hoạt động thiết kế trong xét xử sơ thâm vụ án hình sự hướng tới lập kế hoạch vàđảm bảo quá tiếp nhận thông tin, sao cho thông tin này được đánh giá và điều chỉnh mộtcách day đủ, toàn diện tại phiên toà Lập kế hoạch dự kiến phân bồ thời gian tiếp nhận cácchứng cứ tại phiên toà theo tính chất phức tạp và môi quan hệ giữa chúng

Trong một số trường hợp, Tòa án ra quyết định tiến hành những hoạt động chưađược thực hiện ở giai đoạn điều tra (triệu tập thêm người làm chứng, mời thêm người giámđịnh tham gia phiên tòa ) và ra quyết định trong trường hợp phát sinh những trở ngại khithực hiện hoạt động nhận thức, như người làm chứng được triệu tập nhưng không có mặt tại Toa án, bi cáo vi phạm trật tự phiên toa

Ngoài ra, hoạt động thiết kế của Tòa án còn hướng tới đảm bảo và kiểm tra việc thựchiện của các cơ quan hữu quan đối với quyết định của Tòa án

2.3 Hoạt động giáo dục trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

2.3.1 Khái niệm và mục đích của hoạt động giáo dục trong xét xử sơ thẩm vu ánhình sự

Hoạt động giáo dục là quá trình tác động có hệ thống và có mục đích đến tâm lý củangười bị giáo dục dé luyện tập cho họ những thói quen cũng như những phẩm chat tâm lý

mà người giáo dục mong muôn!®),

Hoạt động xét xử vụ án hình sự không chỉ hạn chế ở việc truy cứu trách nhiệm hình

sự đối với bị cáo, xác định loại và mức hình phạt tương xứng với tính chất, mức độ nguyhiểm cho xã hội của hành vi phạm tội mà còn hướng đến giáo dục bị cáo, đồng thời giáodục mọi công dân có ý thức tuân thủ pháp luật và tham gia vào hoạt động dau tranh phòngchống tội phạm Ngoài ra, còn tác động giáo dục đến bị hại, người làm chứng và nhữngngười tham gia tố tụng khác nhằm giúp họ có thái độ đúng đắn trong việc khai báo tại phiêntoà.

2.3.1 Đặc điểm của hoạt động giáo dục trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Tòa án cần giáo duc cho mọi người có mặt tại phiên tòa y thức tôn trọng đối với hoạtđộng xét xử Chính vì vậy, Toà án cần phải cân nhắc kỹ lưỡng cách xử sự của mình đối với

© 1.1 IHnxaHnos, /202ÒwuwecKđñ ncuxonoeua, Y4eOuuK 711 By30B, Mocxsa, 3EPLIAJIO-M,

2006, C.164.

) Dang Thanh Nga (Chu biên), Sdd, tr.62.

Trang 8

bất cứ hành vi vi phạm nào chống đối lại Toà án và cản trở hoạt động xét xử Tác động giáodục của Tòa án đến bị cáo không chỉ diễn ra trong thời gian xét xử tại phiên tòa mà cònđược tiếp tục sau khi đã tuyên án, tức là trong suốt thời gian cải tạo người phạm tội.

Tác động giáo dục của Tòa án là hình thức tác động đặc biệt, đó là giáo dục thông

qua chính phiên tòa xét xử Hoạt động giáo dục của Tòa án được thực hiện trong phiên tòa,

cụ thê là: giáo dục thông qua hoạt động xét xử một cách công khai, trực tiếp; giáo dục thôngqua tính công bang, khách quan, chính xác, cụ thé trong xét xử; giáo dục băng thái độ, hành

vi, ứng xử của bản thân các thành viên của Hội đồng xét xử và các thành viên khác; giáodục thông qua tính độc lập và nhất quán của các thành viên của Hội đồng xét xử; giáo dụcthông qua tính nghiêm trang của phiên tòa.

Thâm phán, Hội thâm nhân dân, Kiểm sát viên và Luật sư cần ý thức được rằng mọihoạt động của họ phải luôn hướng tới đảm bảo thực hiện cả chức năng giáo dục Họ phải tácđộng đến bi cáo dé bị cáo nhận thức được lỗi của minh và mong muôn sửa chữa lỗi lầm đó

Ho cần phải tác động đến tat cả những người có mặt tại phiên toà dé hình thành ý thức tôntrọng pháp luật cho những người này, đồng thời chỉ ra các biện pháp dau tranh phòng chồngtội phạm.

Tác động giáo dục của Toà án được thé hiện ngay cả khi tuyên án Đề làm được việcnày, đòi hỏi bản án mà Toà án tuyên phải công bằng, đáp ứng với yêu cầu của pháp luật làhình phạt đã tuyên phải tương xứng với tính chất và mức độ nguy cho xã hội của hành viphạm tội Bản án phải được diễn đạt, đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu va được tuyên án một cáchcông khai nhằm mục đích giáo dục chung đối với mọi công dân

Hoạt động giáo dục còn được thực hiện ngoài phiên tòa, như thông qua các cuộc nóichuyện giữa bị cáo với thân nhân của họ, với người đại diện của các cơ quan, tổ chức

2.4 Hoạt động giao tiếp trong xét xử sơ thâm vụ án hình sự

2.4.1 Khái niệm, các thành phan của hoạt động giao tiếp và các yếu tô ảnh hướng đến quá trình giao tiếp trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mỗi quan hệ giữa con người với con người màqua đó nảy sinh sự tiếp xúc tâm lý và biểu hiện ở quá trình thông tin, hiểu biết, rung cảm,

ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau?)

Hoạt động giao tiếp nói chung và hoạt động giao tiếp trong xét XỬ so thẩm vụ ánhình sự nói riêng đều bao gồm các thành phan cơ ban như: Các nguôn truyền đạt thông tin;

hệ thống truyền đạt thông tin; hệ thống tiếp nhận thông tin; sự kiểm soát quá trình truyền dat thông tin; xử ly thông tin.

Hoạt động giao tiếp tâm lý tại phiên toà xét xử vụ án hình sự là một quá trình phứctạp Quá trình này phụ thuộc vào các yêu tố: Mức độ nhận thức mục đích giao tiếp của Hộiđồng xét xử, Kiểm sát viên, Luật sư, bị cáo, bị hại, người làm chứng và những người thamgia tố tụng khác; kinh nghiệm, thói quen thực hiện vai trò xã hội trong giao tiếp của Hộidong xét xử, Kiểm sát viên, Luật sư va những người tham gia tố tụng khác; thái độ đối vớiviệc thực hiện vai trò xã hội trong giao tiếp; các đặc tính giao tiếp của Hội đồng xét xử,Kiểm sát viên, Luật sư và những người tham gia tố tụng khác; chất lượng của thông tintruyền đạt tại phiên toà; sự chuẩn bị cho hoạt động giao tiếp tại phiên toà; thời gian của hoạtđộng giao tiếp tại phiên toà

Ø Đặng Thanh Nga (Chủ biên), Sdd, tr.65.

Trang 9

2.4.2 Đặc điểm của hoạt động giao tiếp trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Hoạt động giao tiếp của Tòa án có những đặc điểm tâm lý đặc trưng Các chủ thé tham gia giao tiếp tại phiên tòa có quyền lợi riêng của mình Quyền lợi của một số người tham gia tại phiên tòa có thể trùng với mục đích và định hướng chung hoạt động của Tòa

án Trong trường hợp này, môi quan hệ giữa Tòa án với những người tham gia tại phiên tòa không mang tính chất xung đột Nhưng quyền lợi của một số người tham gia có thể không trùng với mục đích và nhiệm vụ của Tòa án là xác minh các tình tiết của vụ án Trongtrường hợp như vậy, mối quan hệ của Tòa án với những người này mang tính chất mâuthuẫn thê hiện ở hành vi của họ chống đối lại hoạt động xác minh sự thật của Tòa án Trongtình huỗng này, cần thiết phải tác động tâm lý đến họ để thay đổi mục đích của họ Tácđộng tâm lý đến người làm chứng khai không đúng sự thật hay từ chối không khai báo là

một trong những yêu tố cần thiết của hoạt động giao tiếp của Tòa án.

Tại phiên tòa, hoạt động giao tiếp của Tòa án là hoạt động giao tiếp nhiều chiều, cónhiều mối quan hệ khác nhau, cụ thé có ba loại mối quan hệ:

- Loại thứ nhất có thé gọi là “mối quan hệ theo chiều dọc” Bao gồm các mối hệ củaThâm phán với những người tham gia tố tụng (với Kiểm sát viên, Luật sư, các bị cáo, bị hại,những người làm chứng, người giám định ), cũng như mối quan hệ của Tòa án với nhữngngười đến dự phiên tòa

- Loại mối quan hệ thứ hai được xếp theo “chiều ngang” Đó là mỗi quan hệ giữacác thầm phán và các hội thâm nhân dân, giữa kiểm sát viên và các luật sư, giữa nhữngngười làm chứng, giữa các bị hại, giữa những người giám định, và giữa những người tham gia tố tụng khác, giữa những người đến tham dự phiên tòa.

- Loại mối quan hệ thứ ba xuất hiện giữa các bị cáo trong các vụ án đồng pham®,Tính đặc thù của hoạt động và giao tiếp tại phiên toà đòi hỏi Thâm phán cần thiếtphải rèn luyện pham chat giao tiếp Hành vi, diện mạo của Thâm phán phải làm cho banthân họ cảm thây tự tôn trọng minh và dé tat cả những người có mặt tại phiên toà phải tin

tưởng vào quyên hạn, năng lực và kỹ năng giải quyết các vụ án phức tạp cũng những quyết

định số phận con người A.V Dulov viết: “Điều cơ bản trong phong cách giao tiếp của mộtTham phan không phải là mong muốn trở nên dễ chịu trong giao tiép (một nụ cười nhẹnhàng, một cái nhìn nhân từ, thiện cảm, v v v.), mà là kỹ năng thê hiện băng vẻ bề ngoàikhả năng, mong muốn xem xét một cách thấu đáo các tình tiết của vụ án, sự tập trung nỗ lực

tư duy và ý chí Chính điều này gây ra sự kính trọng đối với Tham phán nói riêng và Hộiđồng xét xử nói chung, kích thích tất cả các những người tham gia trong quá trình này trìnhbày một cách kỹ lưỡng, chỉ tiết các sự kiện, đánh giá của họ, cũng như sự hiểu biết của họ

về các sự kiện nhất định Trong các phâm chất giao tiếp của Thâm phán, không được phép

có những biểu hiện quá khích, cau kinh, thô lỗ, nhạo bang, khuyên ran quá mức”),

Một đặc điểm quan trọng trong hoạt động giao tiếp của Hội đồng xét xử là sự tácđộng qua lại giữa các thành viên của Hội đồng xét xử Thâm phán chủ tọa phiên tòa làngười điều hành tất cả các hoạt động diễn ra tại phiên tòa Tuy nhiên, quyền hạn của Thâmphán chủ tọa phiên tòa không được làm mắt đi tính độc lập, tính bình dang của các thànhviên khác của Hội đồng xét xử Phong cách lãnh đạo của Thâm phán chủ tọa phiên tòa phải

®' Tleremmu b, Bonpocol ncuxonoeuu 6 ÒẴ#1€IbHocmu cyòa // Cos roctumna 1971 Ne 16, C 8.

® JJyop A B., Sdd, C 402.

Trang 10

mang tinh dân chủ Sự trao đôi các ý kiến cần phải mang tinh chất xây dựng, không được bỏqua bắt cứ tình tiết nào của vụ án Uy tín của Thâm phán chủ tọa phiên tòa không được lẫn

át ý kiến độc lập của các thành viên khác của Hội đồng xét xử Quan điểm cá nhân của mỗithành viên của Hội đồng xét xử được pháp luật đảm bảo

Tham phán chủ tọa phiên tòa cần thiết phải điều khiển các mối quan hệ trên, hướngcác mối quan hệ này theo chiều hướng thống nhất là nhăm xác minh tính khách quan đúngđắn của các chứng cứ và ra các quyết định đúng pháp luật, có tính thuyết phục

2.5 Hoạt động tô chức trong xét xử sơ thấm vụ án hình sự

2.5.1 Khái niệm hoạt động tổ chức

ĐỀ xác minh, thu thập, bô sung các chứng cứ và ra được bản án, quyết định về vụ ánchính xác, đúng pháp luật đòi hỏi Thâm phán chủ toạ phiên toà cần phải tiến hành hoạtđộng tô chức Hoạt động tô chức của chủ toạ phiên toà đóng vai trò điều hành toàn bộ quátrình xét xử sơ thẩm vụ án hình sự Nó bao gồm các bước như xác định nhiệm vụ, phươngpháp, phương tiện thực hiện hoạt động xét xử và phân công người tham gia trong từng giai đoạn của qua trình xét xử vụ an.

Hoạt động tổ chức là hoạt động hướng đến tạo điều kiện tối ưu dé thực hiện cácdạng hoạt động còn lại, cũng như định trước nhiều kế hoạch hoạt động1®

2.5.2 Đặc điểm của hoạt động tổ chức trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sựHoạt động tô chức trong giai đoạn xét xử sơ thâm vụ án hình sự có những đặc điểmđặc trưng sau đây:

-Hoạt động tổ chức của chủ toa phiên toà tiễn hành một cách đồng bộ nhiều kếhoạch, như: kế hoạch xác minh, thu thập, bố sung chứng cứ; kế hoạch tiếp nhận chứng cứ,tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án; kế hoạch phân tích các chứng cứ, ra quyết định;

- Tính chất tìm kiếm trong hoạt động nhận thức là đặc điểm quan trọng trong hoạtđộng xét xử Hoạt động này chỉ có thé đạt hiệu quả cao khi nó được tô chức kỹ lưỡng vàchủ toạ phiên toà phải có năng lực tô chức;

- Trong giao tiếp tại phiên toà rat dé nảy sinh các tình hung xung đột, dé khắc phụcnhững tình huống này, đòi hỏi chủ toạ phiên toà cần phải xây dựng kế hoạch hành độngchặt chẽ;

- Các chủ thé tham gia trong xét xử vụ án hình sự với các mục đích khác nhau Do

đó, dé mỗi người thực hiện tốt chức năng của mình thì đòi hỏi chủ toạ phiên toà có khảnăng tổ chức phối hợp tất cả các hoạt động giữa kiểm sát viên, Tham phán, Hội thâm nhân

dân, Luật sư, Ciám định viên và những người có chức năng liên quan;

- Trong một thời gian ngăn, Hội đồng xét xử phải giải quyết nhiều nhiệm vụ tư duykhác nhau Các nhiệm vụ này chỉ được giải quyết một cách có hiệu quả khi chủ toạ phiêntoà có khả năng tổ chức điều hành phiên toà một cách khoa học,

Hoạt động tổ chức của chủ toa phiên toà trong xét xử vụ án hình sự được tiễn hành

theo các bước sau đây:

- Xác định các nhiệm vụ cần giải quyết trong quá trình xét xử vụ án hình sự;

- Tiến hành điều khiển các thủ tục bắt đầu phiên toà;

(0 Đặng Thanh Nga (Chủ biên), Sđd, tr.78.

(0) Đặng Thanh Nga (Chủ biên), Sđd, tr.79.

Trang 11

- Điều khiển quá trình xét hỏi tại phiên toà;

- Điều khiển quá trình tranh luận tại phiên toà;

- Chu trì việc nghị án và tuyên án.

2.6 Đặc điểm của hoạt động chứng nhận trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sựHoạt động chứng nhận là hoạt động ghi nhận và công nhận các sự VIỆC, sự kiện đã thu thập được trong quá trình nhận thức và được thê hiện dưới hình thức điêu luật quy

dinh”)

Hoạt động chứng nhận giúp cho Toà án ghi nhận và công nhận các chứng cứ của vụ

án đã được xác minh, thu thập, bô sung trực tiệp tại phiên toà Ví dụ: biên bản phiên toa,

biên bản nghị án, bản án và quyết định của Toà án.

Trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, hoạt động chứng nhận nhăm đạt được các mụcđích sau đây:

- Ghi chép lại diễn biến và kết quả của quá trình xét xử vụ án hình su;

- Tạo cơ sở đề tiền hành các giai đoạn tố tụng;

- Đảm bảo thực hiện quyền hạn của những người tiến hành tô tụng:

` Tong két va danh gia cac két quả của hoạt động xét xử vụ án hình sự trên cơ sở sosánh đôi chiêu nó với các điêu luật tương ứng.

Các phương pháp chứng nhận, đó là: phương pháp lưu trữ thông tin trong hồ so; phương pháp mô tả, ghi biên bản; sử dụng các giấy tờ khác như bản án, quyết định.

3 KET LUẬN

Như vậy, thông qua các hoạt động nhận thức, thiết kế, giáo dục, giao tiếp, tổ chức

và chứng nhận, Toà án tiến hành xác minh, kiêm tra các chứng cứ của vụ án một cách trựctiếp công khai tại phiên toà Trên cơ sở đó, Toà án đưa ra bản án, quyết định đúng đăn, xét

xử đúng người, đúng tdi, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô

tội, bảo vệ công lý, quyên con người.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

2 Đặng Thanh Nga (Chủ biên), Gido trinh tam ly học tư pháp, Nxb Tư pháp, Ha Nội, 2019.

3 Jyop A B., Cyoe6naa ncuxonoeua, Munck, 1975.

4 IlerennH b, Bonpocot ncuxonozuu 6 deamenbHocmu cyòa // CoB !OCTHHMA.

Trang 12

NHỮNG KHÍA CẠNH TÂM LÝ TRONG XÉT HỎI

TẠI PHIEN TOA HÌNH SỰ SƠ THÁM

PGS.1S Đặng Thanh Nga Trường Đại học Luật Hà Nội

Tóm tat: Bài viết tập trung làm rõ những đặc điểm tâm lý đặc trưng trong xéthỏi nói chung và xét hoi bị cáo, người bị hại, người lam chứng nói riêng tại phiên toà.

Từ khoá: Khia cạnh tam lý, xét hoi, tại phiên toà, hình sự, sơ thẩm

1 ĐẶT VAN DE

Xét hỏi tại phiên toà là một phần của của quá trình xét xử sơ thâm vụ án hình

sự, mà trong đó, Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của các đương sự trực tiếp xét hỏi bị cáo và những người tham gia tố tụng khác nhằm xem xét công khai những chứng cứ thu thập được trong giai đoạn điều tra vàchứng cứ mới dé chứng minh vụ án

Xét hỏi tại phiên toà là giai đoạn trung tâm của hoạt động xét xử và cũng là giaiđoạn quan trọng nhất để xác định sự thật vụ án, có những câu hỏi và những câu trả lờitại phiên toà không khác với những câu hỏi và câu trả lời ở giai đoạn điều tra, nhưng

nó có một ý nghĩa vô cùng quan trọng ở chỗ: việc hỏi và trả lời được diễn ra công

khai, nó là hình thức kiểm nghiệm kết quả điều tra của Cơ quan điều tra Ngoài việcxét hỏi, Hội đồng xét xử còn xem xét vật chứng, xem xét hiện trường xảy ra vụ án vànhững nơi khác, công bố các tài liệu v.v Tuy nhiên, hoạt động xét hỏi nói chung vàxét hỏi bi cáo, bi hại, người làm chứng là hoạt động thé hiện tinh công khai, minh bach

của Toà án trong hoạt động xét xr

Trong xét hỏi tại phiên toà, Hội đồng xét xử phải xác định đầy đủ những tìnhtiết về từng sự việc, từng tội trong vụ án và từng người Để đánh giá các chứng cứ đãthu được trong tài liệu điều tra một cách toàn diện, đòi hỏi Hội đồng xét xử phải trựctiếp tri giác tat cả các nguồn chứng cứ, kiểm tra độ tin cậy của các nguôồn này cũng nhưphân tích mối liên quan và ý nghĩa của chúng.

© Định Văn Qué, Xét hoi tai phiên toa hình sự sơ thẩm - Những vấn đề lý luận và thực tiễn,

https://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=jag=&esrc=s&source=web&cd=&cad=r Ja&uact=8&ved=2ahUKEwiG2uydwM7zAhVuFgYKHegbDPkOFnoECAkOAO&url=ht tps%3A%2F%2Ftapchitoaan.vn%2Fbai-viet%2Fphap-luat%2Fxet-hoi-tai-phien-toa-

hinh-su-so-tham-nhung-van-de-ly-luan-va-thuc-tien&tusg=AOvVaw29sC8OLXbIzDP7cxKRxFJM, truy cập ngày 15 thang 8 năm 2021.

Trang 13

2 NỘI DUNG

2.1 Đặc điểm tâm lý đặc trưng trong xét hỏi tại phiên tòa

Xét hỏi tại phiên toà được bắt đầu bằng việc Kiểm sát viên công bố bản cáotrạng và trình bày ý kiên bô sung nêu có Sau đó, Hội đông xét xử, Kiêm sát viên, Luật

sư xét hỏi bi cáo, bi hại, người làm chứng và lăng nghe kêt quả giám định Kêt hợp với việc xét hỏi, Hội đông xét xử xem xét những vật chứng có liên quan đên vụ án.

Việc xét hỏi tại phiên toà có ý nghĩa quyết định đối với việc hình thành các

quyêt định của Hội đông xét xử Các thành viên tham gia tranh luận chỉ có thé dựa vào

các tài liệu trong giai đoạn xét hỏi tại phiên toà Trên cơ sở các chứng cứ đã được xem xét, đánh giá một cách đây đủ tại phiên toà khi nghị án Hội đông xét xử mới đưa ra ban án, quyêt định.

Trong xét hỏi tại phiên toà, các thành viên tham gia xét hỏi đều có quyền bìnhđăng trong việc trình bày chứng cứ, đưa ra các yêu cầu và tham gia tranh luận trướctoà Thực tế cho thấy, mỗi bên tham gia chỉ quan tâm và cô gắng khai thác những tình tiết phù hợp với lợi ích của mình.

Giao tiếp trong xét hỏi tại phiên toà là giao tiếp tâm lý nhiều chiều cùng một lúc

có nhiêu thành viên tham gia, trong khi đó lợi ích của các bên thường mâu thuần nhaunên rất có thể nảy sinh những tình huống căng thang và xung đột Chu toa phiên toagiữ vai trò chủ đạo, điều khiến việc xét hỏi, quyết định người hỏi trước, hỏi sau theothứ tự hợp lý Vai trò của Hội đồng xét xử được thể hiện ở những khía cạnh sau đây:

- Hội đồng xét xác định mục đích cần đạt được trong xét hỏi, như xác định cáctình tiét vê từng việc, từng tội trong vụ án và từng người.

- Hội đồng xét xử xác định phương pháp, kế hoạch dé nghiên cứu, kiểm tra

những chứng cứ tại phiên toà một cách trực tiếp và có hiệu quả nhất.

- Chủ toạ phiên toà phải chủ động điều khiển các mối quan hệ giữa nhữngngười tham gia tố tụng trong khi xét hỏi Chủ toạ phiên toà cần có thái độ mềm mỏng, lịch sự song cũng phải tỏ ra cương quyết khi thấy cần thiết để xoá bỏ những xung đột

có thê xảy trong xét hỏi

- Chủ toạ phiên toà cần có khả năng kiềm chế xúc cảm của mình và chủ độngtạo ra bầu không khí làm việc nghiêm túc giữa những người tiễn hành tố tụng vànhững người tham gia tố tụng tại phiên toà Cách ứng xử của chủ toạ phiên toà quyếtđịnh bầu không khí của phiên toà, cũng như tinh thần, thái độ hợp tác của những ngườitiễn hành tố tụng khác và những người tham gia té tụng

- Chủ toạ phiên toà chủ động duy trì trật tự phiên toà và lường trước những diễn

biến khác nhau có thể xảy ra tại phiên toà để có những phương án phù hợp

Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự thì chủ toạ phiên toà vừa đảm nhiệm xét hỏi vừa điều khiến việc xét hỏi và trách nhiệm chứng minh tội phạm bắt đầu ngay từ giai đoạn xét hỏi bằng việc hỏi của chủ toạ phiên toà và các thành viên của Hội đồng xét xử Dé thực hiện trách nhiệm xác định day đủ, khách quan các tình tiếtbuộc tội cũng như gỡ tội, thì Hội đồng xét xử nên chăng chỉ gợi vấn dé và lắng nghekhông nên tham gia hỏi từ đầu đến cuối hay hỏi dé kết tội Trách nhiệm xác định cáctình tiết buộc tội thuộc về Viện kiểm sát nên tại phiên toà Kiểm sát viên cần hỏi dé kếttoi Người bào chữa thực hiện chức nang gỡ tội, nên họ hoi để gỡ toi Người bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự thì họ nên bởi để bảo vệ quyén và lợi

ích hợp pháp của bị hại, đương sự.

Trang 14

Xét hỏi tại phiên toà khác với xét hỏi tại giai đoạn điều tra ở chỗ có đặc điểmđặc trưng Có ba dạng xét hỏi, đó là: xét hỏi cơ bản, xét hỏi chéo, xét hỏi bàn cờ.

Bản chất của xét hỏi cơ bản là Hội đồng xét xử và những thành viên khác tham

ra xét hỏi từng người (bị cáo, bị hại, người làm chứng, người giám định) nhằm làmsáng tỏ những tình tiết của vụ án mà họ quan tâm Trinh tự xét hỏi được pháp luật tôtụng quy định chủ toạ phiên toà hỏi trước, sau đó quyết định dé Thâm phán, Hội thâmnhân dân, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền va lợi ich pháp củađương sự thực hiện việc hỏi Chu toa phiên toa có quyền đưa ra câu hỏi trong bất kỳthời gian nào trong xét hỏi tại phiên toà và có quyên bác những câu hỏi không liênquan đến vụ án

Xét hỏi chéo là trong đó những người tham gia xét hỏi lần lượt đưa ra các câu hỏi cho một người về một tình tiết hay tình tiết tương tự nhằm mục đích xác minh, làm

rõ hoặc bồ sung lời khai của họ Nhờ việc xét hỏi chéo, Hội đồng xét xử và nhữngngười tham gia xét hỏi có thé điều tra đầy đủ hơn các tình tiết của vụ án, b6 sungnhững thiếu sót trong các lời khai, kiếm soát chúng, chi tiết hoá và cụ thé hoá nhữngđiểm không rõ ràng trong các lời khai, có tác dụng làm sáng tỏ các sự kiện hay các sựviệc một cách chính xác tại phiên toà.

Xét hỏi chéo thường được sử dụng trong tất cả các trường hợp khi lời khai củangười bị xét hỏi có những mâu thuẫn, không chính xác, khi có những mối nghi ngờ vềtính đầy đủ, tính trung thực, tính chính xác của lời khai Việc xét hỏi chéo tạo điềukiện vạch ra những mâu thuẫn trong các lời khai, phát hiện ra những nhằm lẫn trongcác lời khai, làm chính xác thêm những tình tiết và vạch trần sự khai gian dối)

Việc xét hỏi chéo chỉ có thể được sử dụng sau khi người bị xét hỏi đã trình tất

cả những điều mà họ biết và trả lời tất cả các câu hỏi được đặt ra bằng cách xét hỏi cơbản Thông thường, Kiểm sát viên hay Luật sư hỏi trước, sau đó đến những ngườitham gia khác Hiệu quả của việc xét hỏi chéo phụ thuộc vào sự phối hợp giữa Hộiđồng xét xử với những người tham gia

Bản chất của xét hỏi bàn cờ biểu hiện ở chỗ, khi xét hỏi một người đồng thờiđặt ra những câu hỏi cho những người khác về những tình tiết và sự việc đã nói đếntrong thời gian xét hỏi cơ bản Mục đích của xét hỏi bàn cờ là xác nhận hay bác bỏ những lời khai do những người khác thông báo nhận được trong quá trình xét hỏi cơbản một người nhất định Nó có thê tiến hành xét hỏi bị cáo, bị hại, người làm chứng

và người giám định Khi xét hỏi bị cáo, đồng thời đặt câu hỏi cho bị hại, người làmchứng và người giám định Nếu xét hỏi bị hại thì đồng thời đặt câu hỏi cho bị cáo,

người làm chứng và người giám dinh®).

Xét hỏi bàn cờ chỉ có thể tiến hành đối với những người trước đây đã bị xét hỏitại phiên toa, tức là chi sau khi xét hỏi cơ bản Không được vi phạm trình tự xét hỏitheo quy định của luật tố tụng hình sự

2 ApoItKep JI E Taxmuxa u aymuxa cyde6nozo donpoca M., 1969 C 22.

) T, Ƒ IIInxaHnos, JOpuduyeckaa ncuxonoeua, VeỐnnK 11 By30B, MocKpa, 3EPI[AJIO-M,

2006, C.171.

Trang 15

Trong xét hỏi tại phiên toà, việc xác định lời khai gian đối có ý nghĩa quantrọng đối với nguyên tắc khách quan của hoạt động xét xử Có hai dạng khai báo giandối: Khai báo gian dối thụ động và khai báo gian dối chủ động.

Khai báo gian dối thụ động là việc che đậy các tình tiết của vụ án băng cách imlặng hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn

Khai báo gian dối chủ động là việc làm sai lệch các chứng cứ bằng cách chủđộng làm sai các sự việc về không gian, thời gian, đưa ra những tình tiết sai với bản

chất của sự việc và bổ sung thêm những tình tiết, sự kiện mới Việc khai báo ) gian dối

và đưa những chứng cứ giả với mục đích làm cho Hội đồng xét xử bị nhằm lẫn, nhằmmục đích vụ lợi, lần tránh sự trừng phat và do bi de doa, khống chế hoặc bị dụ dỗ

Lời khai gian dối được hình thành thông qua các giai đoạn: xác định mục đích,

ý nghĩa của lời khai gian dối; hình thành lời khai man dựa trên những yếu tố có thật đãxảy ra; lưu giữ trong trí nhớ lời khai gian dối; trình bày lời khai trước đó trước Toà án

Một số dấu hiệu đặc trưng cho tính chất gian dối trong lời khai: sự nghèo nàn

về cảm xúc khi khai báo; tính thiếu hệ thống và thống nhất của các chứng cứ, khôngthê hiện tự nhiên mà gượng ép khi khai báo các thông tin đó; ngôn ngữ khai báo khôngphù hợp với các đặc điểm tâm ly của cá nhân người khai báo; trong lời khai thê hiện sự

am hiểu qua mức về tình tiết mà họ đang che giâu; sự lặp lại giông nhau ở một số đối tượng khai báo; không thé chi tiết hoá được sự kiện mà đối tượng đã mô tả; mâu thuẫntrong lời khai giữa các đối tượng khác nhau; sự tích cực biện hộ cho bản thân; né tránhtrả lời những câu hỏi thắng; không xác định được cụ thê bối cảnh khi tri giác sự việc

Loại trừ việc khai bao gian dối còn có thê băng cách thu thập thông tin từ nhiềunguồn khác nhau, xét hỏi lại đối tượng với sự thay đôi về hệ thống câu hỏi nhằm củng

cô, cụ thé hoá, đặt van dé và kiểm tra.

Trong quá trình xét hỏi tại phiên toà, để tác động tâm lý đến đối tượng có ýđịnh làm sai lệch sự thật khách quan, Hội đồng xét xử và Kiểm sát viên có thé đưa ranhững câu hỏi mang tính bất ngờ, gây xúc động mạnh cho đối tượng, có thể bằng cáchđưa ra những vật chứng, kết luận giám định mà đối tượng không lường trước được và

có thể xét hỏi chéo hoặc xét hỏi bàn cờ Những biện pháp dùng thông tin hỗ trợ cũng

có những tác dụng nhất định, đó là nhắc lại những tình tiết đã được làm rõ, dựa vàonhững tình tiết gây xúc động mạnh, những sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với đốitượng, cũng như củng cô những mối liên hệ ngược trong vỏ não về các sự việc dé kíchthích sự tái hiện những thông tin cần thiết.

2.2 Đặc điểm của xét hỏi bị cáo

Việc xét hỏi bị cáo tại phiên toà là nội dung quan trọng nhất trong việc xét hỏitại phiên tòa Bởi lẽ, bị cáo là đối tượng chính của việc xét xử, là người thực hiện hành

vi phạm tội, biết rõ nhất những nội dung, các tình tiết liên quan đến vụ án và phải chịuhình phạt.

Xét hỏi bị cáo là một trong những phương tiện xác minh các tình tiết của vụ áncủa Toà án Việc xét hỏi bị cáo và việc khai báo của bị cáo thực chất là buộc tội họ,đồng thời như là phương tiện quan trọng để bị cáo bảo vệ các lợi ích của mình Sửdụng quyền để khai báo tại phiên toà, tùy thuộc vào quan điểm của mình đã lựa chọn

mà bị cáo có thể khai báo trung thực tạo điều kiện cho Tòa án xác minh sự thật kháchquan các tình tiết của vụ án, nhưng có thể họ mong muốn cản trở hay gây khó khăncho việc làm sáng tỏ các tình tiết này trong bất kỳ trường hợp nảo

Trang 16

Đề việc xét hỏi bi cáo tại phiên toà được bảo đảm dân chủ, khách quan, côngminh, theo đúng tỉnh thần cải cách đòi hỏi chủ toạ phiên toà phải có kinh nghiệm, kỹnăng Thực tiễn xét xử cho thấy, nhiều Hội đồng xét xử khi xét hỏi bị cáo đã định kiến

san hoặc theo hướng buộc tội hoặc theo hướng gỡ tội, thông qua việc xét hỏi những

người dự phiên toà biết trước Hội đồng xét xử sẽ ra bản án như thế nào đối với bị cáo.Việc xét hỏi tại phiên toà là một nghệ thuật, đòi hỏi các thành viên trong Hội đồng xét

xử, nhất là chủ tọa phiên tòa phải khách quan, không thành kiến hoặc định kiến trước,không quy chụp (hoặc đặt câu hỏi theo kiểu bức cung hoặc mớm cung); không giải thích về hành vi của bị cáo có phạm tội hay không phạm tội, các tình tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với bị cáo; không làm cho bị cáo hoặc nhữngngười tham gia phiên toà biết được ý định của chủ tọa phiên tòa khi chưa tuyên

an Khi tham gia xét hỏi bị cáo, Kiểm sát viên cần phải có thái độ bình tĩnh, không

“đao to, búa lớn” đe doa bị cáo, không cứng nhắc phụ thuộc hoàn toàn vào đề cươngxét hỏi mà cần linh hoạt, chủ động, nhanh nhạy đưa ra những câu hỏi phù hợp với tìnhhình diễn biến của phiên toà, chú ý chỉ hỏi những nội dung mà trước đó Hội đồng xét

xử chưa hỏi hoặc đã hỏi nhưng chưa rõ rằng, trên co sở đó kịp thời bổ sung vào ban dự thảo luận tội nhăm bảo đảm cho việc luận tội có tính thuyết phục cao.

Lời khai báo trung thực của bị cáo sẽ làm giảm bớt khó khăn cho quá trình xácminh các tình tiết của Toà án và nhằm tìm ra sự thật Điều này có thé lý giải được visao Toà án luôn mong muốn nhận được những lời khai đúng sự thật từ bị cáo

Điều quan trọng không phải là việc bị cáo xác nhận lời khai của mình đã đượcđưa ra trong giai đoạn điều tra, mà quan trọng là tại phiên toà bị cáo khai báo đúng sựthật Tính đúng đắn của những lời khai được xác định không phải phù hợp với những lời khai tại giai đoạn điều tra mà phải phù hợp với sự thật khách quan của vụ án Nếu trong quá trình xét xử có giả thiết cho rằng bị cáo đưa ra những lời khai man một cách

rõ rệt, thì Hội đồng xét xử cần thiết tác động tâm lý đến họ dé làm thay đôi thái độ của

họ và từ đó họ có thái độ thành khẩn khai báo

Phụ thuộc vào quan điểm mà bị cáo đã lựa chọn, trong quá trình xét hỏi tạiphiên toà có thể sử dụng các phương pháp khác nhau để hỏi bị cáo Chăng hạn,phương pháp hỏi đối với bị cáo nhận tội hay phủ nhận tội của mình; phương pháp hỏi

đối với bị cáo nhận tội của mình tại giai đoạn điều tra nhưng tại Toà án lại phủ nhận

tội của mình sẽ là khác nhau.

- Đối với việc xét hỏi bị cáo nhận tội của mình, người ta lựa chọn các phươngpháp hỏi bảo đảm cho sự làm sáng tỏ tất cả các tình tiết của vụ án một cách đầy đủ, toàn diện và khách quan Mặc dù, bị cáo đã nhận tội, biết được nguyện vọng muốn giảm nhẹ tội của họ, nhưng vẫn cần thiết tiến hành xét hỏi dé làm sang tỏ một cách chitiết hoàn cảnh phạm tội, động cơ phạm tội, nhóm đồng phạm Việc làm sáng tỏnhững điều này là cần thiết để kiểm tra lời khai của bị cáo bằng các bằng chứng khác,cũng như đối với việc chứng minh hay không có sự tự buộc tội Đặc trưng cơ bản củaxét hỏi bị cáo mà bị cáo nhận tội của mình là sự chi tiết hoá lời khai, thu thập chứng cứmột cách tôi da trong quá trình xét hỏi

Khi xét hỏi bị cáo nhận tội, cần phải tìm hiểu lý do phạm tội, hoàn cảnh phạmtội của bị cáo Những thông tin về đặc điểm tội phạm giúp cho việc xác định các điềukiện hình thành ý định phạm tội ở bị cáo và đặc điểm tâm lý của họ

4 Dinh Văn Qué, tlđd

Trang 17

- Các phương pháp xét hỏi bị cáo không nhận tội cần hướng đến việc làm sáng

tỏ và đối chiếu các sự kiện riêng lẻ trong lời khai của bị cáo và cuối cùng kết hợp với các chứng cứ khác đề thuyết phục Tòa án tin bị cáo có phạm tội hay không phạm tội.

Khi xét hỏi bị cáo trong trường hợp này, cần thiết phải chỉ tiết, làm rõ lời khaicủa họ và đối chiếu chúng với các chứng cứ khác của vụ án trong quá trình xét hỏi

Xét hỏi bị cáo không nhận tội và có những mâu thuẫn trong lời khai của bị cáo,

thì Hội đồng xét xử và Kiểm sát viên thường tiễn hành hình thức xét hỏi chéo, nhờphương pháp này có thé nhận được những thông tin phù hợp từ bị cáo, và kiểm tra các

sự kiện mà bị cáo đã khai báo.

Trong trường hợp này, Hội đồng xét xử và Kiểm sát viên thường sử dụngphương pháp đặt và thay đổi van dé tư duy dé tác động tâm lý đến bị cáo khi xét hỏi

Cụ thê là, đặt cho bị cáo một loạt câu hỏi chỉ tiết, bất ngờ dé phát hiện sự thiếu rõ ràngcủa các thông tin về vụ án mà bị cáo đã khai báo Thông qua sự tác động này, bị cáo sẽthay đổi quan điểm trước đây của mình và đưa ra những lời khai đúng sự thật

Đề nhận được lời khai trung thực, người xét hỏi phải biết khêu gợi những phâmchất tích cực ở bị cáo Các thẩm phán có kinh nghiệm thường thuyết phục cho bị cáohiểu rằng trong quá khứ họ đã làm việc một cách trung thực, đã có danh tiếng là mộtngười dũng cảm, trung thực, tận tâm, và bây giờ họ đã có một cơ hội để sửa chữa.Chính việc thuyết phục này giúp cho bị cáo từ bỏ thái độ ngoan cô không nhận tội vàtrở nên thành khẩn khai báo sự thật với Tòa án Bằng VIỆC thuyết phục của mình, cácthầm phán cần chứng minh rằng thực sự họ không có thành kiến và thù địch với bị cáo,

họ muốn giúp để bị cáo sửa chữa và hiểu răng mình không phải là người bỏ đi đối với

xã hội và Tòa án có chú ý cân nhắc đến tất cả công lao của bị cáo

- Phương pháp xét hỏi trong trường hợp bị cáo nhận tội trong giai đoạn điều tranhưng tại phiên toà họ lại phủ định tội có đặc trưng nhất định Trong trường hợp nhưvậy, trước tiên cần phải làm sáng tỏ nguyên nhân của sự thay đổi lời khai và xác định chính xác những thay đôi này là gì? Không biết nguyên nhân thật sự của sự thay đôi của các lời khai, thì không thể lựa chọn phương pháp xét hỏi hiệu quả.

Sự thay đổi lời khai của bị cáo có thể do các nguyên nhân khác nhau gây ra:muốn trốn tránh trách nhiệm, mong muốn làm giảm bớt tội của mình, đồ lỗi cho mộtngười nào đó Đối với hoạt động xét xử có hai chiều hướng đều nguy hiểm còn đượcnhận thấy trong thực tế: tin một cách mù quáng những lời khai của bị cáo tại Toà án và

bỏ qua các lời khai trong giai đoạn điều tra, thiếu tin tưởng một cách vô căn cứ lời khaitại Tòa án và cường điệu hoá tầm quan trọng của những lời khai trong giai đoạn điều

tra.

Khi xét hỏi các bị cáo có sự thay đôi lời khai của họ tại Tòa án, Hội đồng xét xửcần phải cụ thé và chi tiết hoá một cách cần thận những lời khai mới cua họ So sánhchúng với những lời khai mà bị cáo đã khai báo với Điều tra viên, cần phải đặc biệtchú ý đến các tình tiết, mà thông qua các tình tiết này có thé biết rõ rằng chỉ có bị cáo

là người tham gia phạm tdi.

Đối với bị cáo từ chối lời khai của mình, Hội đồng xét xử có thé xét hỏi chéo,hay xét hỏi bàn cờ hoặc tiến hành đối chất giữa bị cáo với những bị cáo khác, vớinhững người làm chứng, với bị hại một cách hợp lý.

- Xét hỏi bị cáo là người đưới 18 tuổi có đặc điểm đặc trưng nhất định Sau khilàm sáng tỏ các thông tin về cá nhân của bị cáo, một loạt các sở thích, hứng thú của họ,

Trang 18

chủ toạ phiên toà mới hỏi bị cáo có thú nhận là mình có tội hay không và yêu cau họkhai báo về những lời buộc tội Sau khi bị cáo kê lại một cách tự do, Hội đồng xét xu

và những người tham gia khác đặt câu hỏi Điều quan trọng là các câu hỏi phải rấtngăn gọn, chính xác và rõ ràng, trong mọi trường hợp không phải là những câu hỏi mớn cung Nếu bị cáo thú nhận là mình có tội, Hội đồng xét xử phải đặt câu hỏi cho bị cáo làm rõ, chỉ tiết hoá và kiểm tra, nhờ những câu hỏi này cho phép nhận được nhữngbăng chứng có thật dé kiểm tra lời khai

Đôi khi bị cáo là người dưới 18 tuôi thú nhận là mình phạm tội nhưng thực ra

họ không phạm tội mà để che giấu vai trò thực sự của người phạm tội là người lớn Vìvậy, câu hỏi cân phải hướng đến làm sáng tỏ các tình tiết của tội phạm, mà những tình tiết này chỉ có người thực hiện tội phạm một cách thực sự mới có thé khai báo được.

Khi bị cáo không nhận là mình có tội, sau khi bi cáo kê lại một cách tự đo, Hộiđồng xét xử cần đặt cho họ những câu hỏi nhằm cụ thé hoá và chính xác hoá Chủ toaphiên toà nên kiên nhẫn giải thích cho bị cáo tại sao họ phải khai báo trung thực Nếuđiều này không có tác dụng, Tòa án có thể sử dụng các chiến thuật đã đề cập ở phầntrên dé làm rõ những lời khai giả dối của bị cáo

2.3 Đặc điểm của xét hỏi bị hại, người làm chứng

Xét hỏi bị hại và người làm chứng tại phiên toà có các đặc điểm tâm lý đặc thù.Các đặc điểm này thể hiện ở chỗ, trong điều kiện toà án xét xử công khai, người làmchứng và bị hại cần phải đưa ra lời khai sau một thời gian khá lâu sau khi khai báo ởgiai đoạn điều tra Một số tình huống tâm ly nảy sinh, đòi hỏi Hội đồng xét xử, Kiểmsát viên, người bảo chữa cũng như những người tham gia khác cần tính đến khi xemxét vụ án Thứ nhất, thuộc tính trí nhớ của con người là sự quên Con người hầu nhưthường xuyên không nhớ lại được đầy đủ và chính xác cái gì đó, và trong trường hợpkhác có thể không nhớ được những gì mà mình đã từng biết Do đó, đòi hỏi Hội đồngxét xử và những người tham gia tố tụng cần phải tác động tâm lý đến người làmchứng, bị hại dé giúp ho nhớ lại những sự kiện, tình tiết mà họ đã quên có ý nghĩa đốivới việc xét xử vụ án Các câu hỏi cần được cấu trúc theo cách mà mỗi câu hỏi trước

và câu hỏi tiếp theo phải có tính kết nối logic dé đảm bảo cho câu trả lời của người tralời tái hiện lại bức tranh hoàn chỉnh về sự kiện mà họ đã biết

Nếu phát hiện thấy những mâu thuẫn đáng ké trong lời khai của người làmchứng, bị hại, Hội đồng xét xu có quyền công bố lời khai do họ đã đưa ra trong giaiđoạn điều tra Nhưng điều này chỉ nên thực hiện sau khi đã xét hỏi một cách toàn diện

và kỹ lưỡng người làm chứng, bị hại và đã làm rõ những mâu thuẫn này

Tuy nhiên, trong thực tế, không ít trường hợp, khi Hội đồng xét xử xác định bất

kỳ mâu thuẫn nào trong lời khai của người làm chứng, bị hại được đưa ra trước toà án

và tại Cơ quan điều tra, thì ngay lập tức chủ toạ phiên toà công bồ lời khai của họ tại

Cơ quan điều tra và cỗ gắng thuyết phục rằng họ đã khai báo sự thật với Điều tra viên, nhưng họ lại đưa ra lời khai mâu thuẫn với Toà án Băng phương pháp này, thường có thé loại bỏ những điểm thiếu chính xác trong lời khai của người làm chứng, bị hại có thiện chí khai báo nhưng do đã nhằm lẫn hoặc quên một số tình tiết của vụ án Tuynhiên, phương pháp loại bỏ mâu thuẫn này là không phô biến Áp dụng phương phápnày, Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bảo chữa xuất phát từ giả thuyết cho rằng lời khai được đưa ra trong giai đoạn điều tra là lời khai đáng tin cậy Nhưng lời khai doĐiều tra viên ghi lại, vì nhiều lý do có thé không chính xác Ngoài ra, không thé gắnliền lời khai của người làm chứng, bị hại chỉ với những tình tiết mà họ đã trình bày

Trang 19

trong giai đoạn điều tra Người làm chứng, bị hại có thê đã quên thuật lại với Điều tra viên điều gì đó hoặc nhớ lại các chỉ tiết mới của sự kiện sau khi đã lấy lời khai Họ có thê làm rõ thêm lời khai đã đưa ra trước đó trước toà.

Nhu vậy, việc công bồ lời khai của người làm chứng, bị hại tại phiên toà nhưmột phương pháp chiến thuật xét hỏi có thê sử dụng trong thực tiễn xét xử, nhưngkhông thé coi đây là phương pháp chiến thuật xét hỏi hữu hiệu duy nhất trong trườnghợp phát hiện những mâu thuẫn trong lời khai Việc công bồ lời khai rất hữu hiệu khi

Toà án làm sáng tỏ lý do thực sự của những mâu thuẫn L.E.Aroskev viết: “Cuối cùng

— có thé được giải thích bởi thực tế là a) người làm chứng đưa ra lời khai gian doitrong quá trình điều tra và quyết định nói sự thật trước Toà án; b) người làm chứngtrước toà đưa ra lời khai gian dối, nhưng trước đó đã nói sự thật; c) Điều tra viên ghilại lời khai của người làm chứng không chính xác; d) sau một thời gian ké từ thời điểmlấy lời khai tại giai đoạn điều tra hoặc trong xét hỏi, người làm chứng đã quên một sốchỉ tiết của sự việc; đ) người làm chứng chịu sự tác động của môi trường và cácphương tiện truyền thông (đài phát thanh, báo, truyền hình); e) trong quá trình xét hỏitại phiên toà đã diễn ra sự hồi tưởng và sự cản trở đã xảy ra trong khi lây lời khai trước

đó tại giai đoạn điều tra; h) người làm chứng tiếp nhận thông tin mới từ một số nguồn

nao đó và do đó sửa đổi lời khai đã đưa ra trước day”.

Nếu người làm chứng, bị hại không thể nhớ được những tình tiết mà Toà ánquan tâm thì cần xét hỏi họ những tình tiết liên quan trực tiếp đến những tình tiết đã xảy ra trước hoặc sau đó.

Cần lưu ý rằng, những mâu thuẫn trong lời khai của người làm chứng, bị hại cóthé là kết quả của sự nhằm lẫn của họ Dé loại bỏ mẫu thuẫn này, cần giúp họ bằngcách đưa ra những câu hỏi mang tính gợi mở dé họ có thể nhớ lại một cách chính xácnhững sự kiện, tình tiết mà Toa án và những người tham gia tô tụng quan tâm Trongnhững trường hợp như vậy, thì phương pháp xét hỏi hữu hiệu là chia nhỏ sự kiện déđặt những câu Điều này giúp cho người làm chứng, bi hại nhớ lại một sự kiện, qua đóliên tưởng đến sự kiện khác

Trong thực tế, có một chiên thuật khá hữu hiệu trong những trường hợp này làđưa ra các câu hỏi gắn với một số sự kiện trong cuộc đời của người bị xét hỏi Điềunày cho phép người làm chứng, bị hại làm rõ nguyên nhân của nhằm lẫn Ví dụ: nếu đang nói vê một ngày cụ thé, thì có thé tìm hiểu xem có bat kỳ sự kiện nào trong cuộc

song của họ diễn ra trước hoặc sau ngày này, ngày chính xác mà họ có nhớ rõ hay

không Việc đưa ra các đồ vật, hình ảnh, anh chụp, sơ đồ có liên quan đến sự kiện màngười làm chứng, bị hại khai báo giúp họ nhớ lại và làm rõ những tình tiết mà Toà ánquan tâm là rất hữu ích

Khi xét hỏi người làm chứng, bị hại nên cho họ xem những tải liệu mâu thuẫn

với khai của họ và nghe băng ghi âm lời khai của họ Điều này sẽ giúp cho họ nhớ lạicác tình tiết thực tế của vụ án và kê về nó một cách day đủ hơn, và nó sẽ buộc ngườilàm chứng khai báo giả dối phải đưa ra lời khai trung thực

Nhìn chung, việc xét hỏi người làm chứng, bị hại cỗ ý đưa ra những lời khaigian đối, gây ra những khó khăn tâm lý nhất định Đối với những người này, khi xéthỏi cần sử dụng nhiều phương pháp chiến thuật khác nhau như: so sánh, làm rõ, ké chi

®) Aponkep JI E Sdd C 94.

Trang 20

tiết Các cách xét hỏi chéo, đối chất trực tiếp đề vạch trần những người làm chứng khaibáo gian đối, có lời khai đầy mâu thuẫn, không đủ chính xác, không dựa trên sự thật

mà dựa trên điều phỏng đoán hoặc điều giả đối là hiệu quả Cũng có hữu hiệu khi xéthỏi không tập trung vào các tình tiết chính do người làm chứng khai gian dối đưa ra,

mà tập trung vào các tình tiết phụ, người làm chứng không thê thấy trước được Cáccâu trả lời cho những câu hỏi như vậy giúp vạch trần người làm chứng khai báo giandối, họ thường không thê tránh được mâu thuẫn và lúng túng khi khai báo

Việc xét hỏi người làm chứng, bị hại là người dưới 18 tudi đặc biệt khó khăn Những vi phạm nhỏ nhất trong chiến thuật xét hỏi những người này của Toà án và những người tham gia tại phiên toà đều có thé dẫn đến lời khai sai sự thật Toà án phảitính đến việc những người làm chứng, bi hại là người dưới 18 tuổi có thé dé dang chapnhận dé nghị, họ có thể hiểu và giải thích sai một sô sự kiện Vì vậy, khi xét hỏi cân hỏi những câu hỏi làm rõ, chỉ tiết hoá và kiểm tra từng tình tiết của vụ án.

Việc xét hỏi những người được nêu trên rất phức tạp do tác động của tìnhhuống tại phiên toà đến họ Về vấn đề này, Bộ luật tố tụng hình sự quy định thêm một

số điều kiện bảo đảm cho việc xét hỏi tiến hành một cách hiệu quả Như xét hỏi ngườilàm chứng là người dưới 18 tuổi thì tuỳ trường hợp có thé yêu cầu cha mẹ, người đỡđầu hoặc thầy cô giáo giúp đỡ dé hỏi Toà án có quyền sự dụng sự hiện diện của nhữngngười này dé thiết lập sự tiếp xúc tâm ly với người làm chứng là người dưới 18 tuôi Khi xét hỏi người làm chứng, bị hại là người dưới 18 tuổi, trước tiên nên yêu cau họ

kế về ban thân (cho biết họ và tên, trường học, lớp học, địa chỉ nhà, nơi làm việc củacha mẹ v.v ) Sau đó, chủ toạ phiên toà có thê hỏi người làm chứng, bị hại một sốcâu hỏi về các chủ đề gần gũi với họ mà không liên quan đến vụ án Những chủ đề gầngũi với người dưới 18 tudi có thé là: trường học, học tập, bạn cùng lớp, thé thao,những người xung quanh, bạn bè, các sở thích Chỉ sau khi chủ toa phiên toà cảm thayrằng thông qua cuộc nói chuyện về các chủ đề gần gũi đã làm người làm chứng, bị hại

là người đưới 18 tuổi có thiện cảm với minh, có thé dần dần chuyên sang làm rõ cácvan đề có liên quan đến các tình tiết của vu án Sau sự ké chuyện tự do của người làmchứng, bị hại, có thể đặt những câu hỏi rõ ràng và cụ thể cho họ Chủ toạ phiên toà cónghĩa vụ ngăn chặn mọi mưu toan đặt câu hỏi mớm cung của những người được chỉ định Việc xét hỏi người làm chứng, bị hại là người dưới 18 tuổi cần có thé càng ngắn càng tốt và không gây mệt mỏi.

3 KET LUẬN

Nhu vậy, xét hỏi tại phiên toà hình sự sơ thẩm là giao tiếp tâm lý nhiều chiều.Chủ toa phiên toà đóng vai trò vừa xét hỏi vừa điều khiển việc xét hỏi và trách nhiệmchứng minh tội phạm bắt đầu ngay từ giai đoạn xét hỏi bằng việc hỏi của chủ toạ phiêntoà và các thành viên của hội đồng xét xử Dé thực hiện trách nhiệm xác định đầy đủ,khách quan các tình tiết buộc tội cũng như gỡ tội, thì hội đồng xét xử nên chăng chỉgợi vấn đề và lắng nghe không nên tham gia hỏi từ đầu đến cuối hay hỏi để kết tội Trách nhiệm xác định các tình tiết buộc tội thuộc về Viện kiểm sát nên tại phiên toà

Kiểm sát viên cẩn hỏi để kết tội Người bào chữa thực hiện chức năng gỡ tội, nên họ

hỏi dé gỡ tội Người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự thì họ nên

hỏi dé bảo vệ quyên và lợi ich hợp pháp của những người này Trong xét hỏi tại phiên

toà, Hội đồng xét xử và những người tham gia tố tụng khác thường xét hỏi theo ba dạng: xét hỏi cơ bản, xét hỏi chéo, xét hỏi bàn cờ Trong quá trình xét hỏi tại phiêntoà, phụ thuộc vào quan điểm mà bị cáo đã lựa chọn, Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên,

Trang 21

Luật sư có thé sử dụng các phương pháp khác nhau dé hỏi bị cáo, như: phương pháp

hỏi đối với bị cáo nhận tội hay phủ nhận tội của mình; phương pháp xét hỏi đối với bị cáo nhận tội của mình tại giai đoạn điều tra nhưng tại Toà án lại phủ nhận tội củamình Đồng thời, cũng có phương pháp xét hỏi trong trường hợp phát hiện người làm

chứng, bị hại có mâu thuẫn trong lời khai Ngoài ra, việc xét hỏi bị cáo, người làm

chứng va bị hại là người dưới 18 tuôi thì Hội đồng xét xử, những người tham gia tốtụng cần có phương pháp xét hỏi phù hợp với tâm sinh lý của lứa tuổi này

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Dinh Văn Qué, Xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm - Những van dé lý luận

và thực tiễn,

https://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=j &q=&esrc=s&source=web&cd=&cad=r ja&uact=8&ved=2ahUKEwiG2uydwM7zAhVuFqY KHesbDPkQFnoECAkOAO& url=https%3A%2F%2Ftapchitoaan.vn%2Fbai-viet%2F phap-luat“o2F xet-hoi-tai- phien-toa-hinh-su-so-tham-nhunø-van-de-ly-luan-va-thuc-

tien&usg=AOvVaw29sC8OLXbIzDP7cxKRxFJM, truy cập ngày 15 thang 8 nam 2021.

2 Apouxep JI E Taxmuxa u 9muxa cyòeØHoeo Oonpoca M., 1969 C 22.

3 TV I HInxaHnoB, HOpuduueckaa ncuxonoeus, YaeOuuk n1 By30B, MocKBa,

3EPHAJIO-M, 2006, C.171

Trang 22

TAM LY CUA KIEM SÁT VIÊN KHI THAM GIA PHIÊN TOA

XÉT XU SƠ THÂM VU AN HINH SỰ

TS Tran Thi Thanh!Tóm tắt: Kiểm sát viên khi tham gia phiên tòa xét xử vu án hình sự với vai tro

là đại diện Viện kiểm sát nhân dân nhằm thực hiện chức năng thực hành quyên công

to và kiểm sát hoạt động xét xử của Toa an Việc làm rõ tâm lý cua Kiểm sát viên khitham gia hoạt động này giúp cho Kiểm sát viên có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về tâm lý củabản thân nhằm giảm bớt sự căng thang, tự tin, chủ động trong quá trình thực hiệnchức năng của mình tại phiên tòa xét Xử sơ thẩm vu án hình sự Bệnh cạnh đó, việc timhiểu tâm lý của Kiểm sát viên khi tiễn hành hoạt động này có ý nghĩa trong công tácbôi dưỡng về kiến thức tâm lý, kỹ năng đối đáp, tranh luận khi tham gia phiên tòa xét

xử sơ thẩm vụ án hình sự

Từ khóa: Tam lý cua Kiểm sát viên; phiên toà; xét xu sơ thẩm, vụ an hình sự.

1 Một số khái niệm co bản

1.1 Khái niệm phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Theo từ điển Luật học: xét xử là hoạt động xem xét, đánh giá bản chất pháp lýcủa vụ việc nhăm đưa ra một phán xét về tính chất, mức độ pháp lý của vụ việc, từ đónhân danh Nhà nước đưa ra một phán quyết tương ứng với bản chất, mức độ trái hay

không trái pháp luật của vụ việc”.

Cũng theo từ điển Luật học: "xét xử sơ thẩm có nghĩa là lần đầu tiên đưa vụ án

"3 Tuy nhiên cách hiéu này còn chưa toàn diện.

ra xét xử tại một Tòa án có thâm quyên

Trên thực tê không phải tât cả phiên xét xử sơ thâm vụ án hình sự đêu là lân đâu tiên,

ví dụ có những phiên tòa xét xử sở thâm lại do Tòa án câp trên hủy bản án đê điêu tra, truy tô, xét xử lại hoặc chỉ xét xử lại.

Theo quy định tại Luật tổ chức Tòa án 2014 (Điều 2) và chương XXI, (Điều

268, 269 và 272) Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì Tòa án có thâm quyền xét xử sơthâm vụ án hình sự là Tòa án nhân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân

sự khu vực và Tòa án quân sự cấp quân khu Cơ sở pháp lý làm phát sinh việc xét xử

sơ thâm vụ án hình sự là quyết định truy tô của Viện kiểm sát hoặc quyết định của Tòa

án cấp phúc thâm, giám đốc thầm hoặc tái thẩm vẻ việc hủy bản án để xét xử lại

Từ những khái niệm về xét xử, xét xử sơ thâm có thé đưa ra định nghĩa kháiquát về phiên tòa sơ thấm hình sự như sau: Phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự làphiên họp do Tòa án có thẩm quyên mở ra lan đầu, với sự tham gia đây đủ của nhữngngười tham gia tô tung để xem xét, đánh giá một cách khách quan, công khai cácchứng cứ do cơ quan điều tra, Viện kiểm sát thu thập trong quá trình điều tra, truy tố

! Bộ môn tâm lý học, Khoa Tội phạm học và Điều tra tội phạm, Đại học Kiểm sát Hà Nội.

? Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2006), Tir điển Luật học, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr.869.

3 Viện khoa học pháp ly — Bộ Tư pháp , Sđd, tr.?

Trang 23

theo các thủ tục, trình tự do pháp luật quy định, đồng thời Tòa án sẽ có phán quyết về

sự việc phạm tội, người phạm lội, việc áp dụng hình phạt, các biện pháp tư pháp.

Từ định nghĩa trên thể thấy phiên tòa xét xử sơ thâm vụ án hình sự có một sốđặc điểm riêng nhằm đề phân biệt với các phiên tòa khác như:

Thứ nhất, xét xử sơ thâm vụ án hình sự là giai đoạn tô tụng hình sự có tính bắtbuộc đối với các vụ án hình sự, đồng thời các thủ tục tố tụng tại phiên tòa cũng mangtính bắt buộc và được tiễn hành theo một trình tự nhất định theo Luật tố tụng hình sự;

Thứ hai, tất cả các tài liệu, chứng cứ do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát thuthập trong giai đoạn điều tra, truy tố và các chứng cứ khác có được thông qua hoạtđộng xét xử đều được xem xét một cách công khai, toàn diện tại phiên tòa sơ thầmhình sự với sự có mặt day đủ của những người tham gia tô tụng

Thứ ba, xét xử sơ thâm vụ án hình sự có kết quả là một bản án, quyết định côngminh, có căn cứ và đúng pháp luật.

Thứ tư, xét xử sơ thâm vụ án hình sự góp phần duy trì, bảo vệ công lý, khôiphục công băng xã hội, bảo vệ quyền lợi của công dân

1.2 Khái niệm Kiểm sát viên

Theo Điều 74 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014: Kiểm sat viên làngười được bồ nhiệm theo quy định của pháp luật dé thực hiện chức năng thực hànhquyên công tố, kiểm sát hoạt động tr pháp Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm củaKiểm sát viên được quy định cụ thé tại Điều 83 Luật tô chức Viện kiểm sát nhân dân2014.

Trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, Kiểm sát viên cùng một lúc thực hiện hainhiệm vu là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động xét xử Ở giai đoạn nay débảo vệ Cáo trạng mà Viện kiểm sát đã đề nghị truy tố đòi hỏi Kiểm sát phải có những

kỹ năng nghề cần thiết như đối đáp, thuyết phục, kỹ năng tranh luận, tranh tụng Đềlàm tốt chức năng, nhiệm vu của ngành trong tat cả các giai đoạn từ tiếp nhận tổ giác,tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, đến điều tra, truy tố, xét xử đòi hỏi Kiểm sátviên phải có sự am hiểu về đặc điểm tâm lý của các chủ thể tiến hành tố tụng khác(như Điềutra viên, Tham phán, Thư ky Tòa án) và các chủ thé tham gia tố tụng (như bị

can, bị cáo, người làm chứng, người bị hại ) và sử dụng có hiệu quả các biện pháp

tác động tâm lý đến những chủ thể này

Nhiệm vụ cụ thể của Kiểm sát viên khi tham dự phiên tòa xét xử sơ thầm vụ ánhình sự được thé hiện ở Hướng dẫn số 09/HD -VKSTC ngày 06/01/2020 về công tácthực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự năm 2020 Theo đó, dé hoàn thànhtốt khâu công tác này cần tập trung thực hiện những nội dung trọng tâm sau:

4 Nguyễn Van Chung (2015), Luận văn thạc sĩ: thủ tục to tụng tai phiên tòa xét xử sơ thẩm theo luật tố tụng hình

sự Việt Nam trước yêu câu cải cách tu pháp, Thư viện Khoa Luật — Dai học quốc gia Hà Nội.

Trang 24

- Trước khi tham gia phiên tòa, Kiểm sát viên phải nghiên cứu kỹ hồ sơ, nắmchắc nội dung của vụ án, các chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội, dự kiến các vẫn đềcần hỏi, nội dung tranh luận và đối đáp, các tình huống tố tụng có thé phát sinh tạiphiên tòa;

- Tại phiên tòa, Kiểm sát viên chủ động xét hỏi, tranh luận để làm rõ các tìnhtiết của vụ án, các vẫn đề mới phát sinh (nếu có), xác định các nội dung liên quan đểđịnh hướng tranh luận, làm rõ hành vi phạm tội của bi cáo;

- Sau khi kết thúc phiên tòa, Kiểm sát viên tiếp tục kiểm sát chặt chẽ bản án,quyết định của Tòa án để phát hiện vi phạm pháp luật (nếu có), chú ý đối chiếu nộidung bản án và nội dung tuyên án của Hội đồng xét xử tại phòng xử án bảo đảm tínhthống nhất, công khai và đúng quy định của pháp luật; kiên quyết kháng nghị hoặc đềxuất kháng nghị phúc thâm khi có căn cứ;

- Đối với những vụ án nghiêm trọng, phức tap, du luận quan tâm, lãnh đạo Việncần chú ý lựa chọn Kiểm sát viên có năng lực, kinh nghiệm kiểm sát xét xử và kỹ năng

xử lý tình huống trực tiếp tham gia phiên tòa; với những vụ án Viện kiểm sát cấp trênthực hành quyền công tố và kiêm sát điều tra sau đó phân công Viện kiểm sát cấp dướithực hành quyền công tổ và kiểm sát xét xử cần thực hiện cơ chế biệt phái Kiểm sátviên của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc cùng Kiểm sát viên Viện kiểm sát cấpdưới thực hành quyền công tô tại phiên tòa;

- H6 sơ kiểm sát xét xử sơ thâm được thiết lập đầy đủ, đúng quy định củaNgành, phản ánh đầy đủ, rõ ràng thao tác nghiệp vụ, quản lý của Kiểm sát viên và lãnh

đạo Viện;

- Lãnh đạo Viện kiểm sát các cấp tiếp tục chú trọng chỉ đạo ứng dụng côngnghệ thông tin vào hoạt động thực hành quyền công tổ và kiểm sát xét xử hình sự nhưcông bồ tài liệu, chứng cứ bằng hình ảnh tại phiên tòa, thực hiện việc “số hóa hồ sơ vụ

án).

Nhu vậy, trong bài viết này Kiểm sát viên được hiểu là người được bồ nhiệmchức danh Kiểm sát viên theo quy định của pháp luật dé thực hiện chức năng thựchành quyên công to, kiểm sát hoạt động tư pháp Kiém sát viên bao gồm các ngạch:Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp và Kiểm sát viênViện kiểm sát nhân dân tối cao

Từ những khái niệm liên quan đã phân tích bên trên, có thé hiểu /âm I) củaKiểm sát viên khi tham dự phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là hiện tượng tinhthân phan anh sự tác động của những sự vật, sự việc dién ra trước và trong phiên toaxét xử sơ thẩm hình sự, định hướng, diéu khiển, điều chỉnh hoạt động, hành vi cuaKiểm sát viên

Š Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (2020), ##ướng dan số 09/HD -VKSTC ngày 06/01/2020 về công tác thực hành quyên công to và kiểm sát xét xử hình sự, Hà Nội.

Trang 25

Và trong thực tế dé phân tích tâm lý của chủ thé tiến hành hay chủ thể tham giaphiên tòa xét xử sơ thâm vụ án hình sự thường phân tích ở ba yếu tố: nhận thức, trangthái cảm xúc, hành vi xử sự Vì thế, trong bài viết này khi nói về tâm lý của Kiểm sátviên tham dự phiên tòa xét xử sơ thâm vụ án hình sự cũng phân tích ở ba yếu tố trên.

2 Đặc điểm tâm lý của Kiểm sát viên khi tham gia phiên tòa xét xử sơthâm vụ án hình sự

Tâm lý của Kiểm sát viên khi tiến hành chức năng, nhiệm vụ của mình nóichung và khi tham gia phiên tòa xét xử vụ án hình sự nói riêng bị ảnh hưởng bởi tínhchất, đặc điểm trong hoạt động nghề của họ Bởi nghề Kiểm sát viên ngoài những đặcđiểm chung của hoạt động nghề nghiệp công chức, viên chức nói chung, nghề nghiệpcủa Kiểm sát viên còn có những đặc điểm riêng Cụ thé:

Một là, hoạt động nghề nghiệp của Kiểm sát viên gan với hoạt động thực hiệnchức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân là thực hành quyền công t6 và kiểmsát hoạt động tư pháp Trong đó, thực hành quyền công tố là hoạt động xác định tộiphạm và người phạm tội, truy tố, buộc tội người phạm tội theo các quy định của phápluật Hoạt động thực hành quyền công tố được tiến hành từ khi có tố giác, tin báo vềtội phạm hoặc kiến nghị khởi tố của cơ quan, tổ chức Hoạt động này được diễn ratrong quá trình xem xét các quyết định khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sựnhằm phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh người phạm tội theo đúng quy định phápluật Đề thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố, Kiểm sát viên phải có kiếnthức pháp luật, năng lực chuyên môn, nghiệp vu, lòng dũng cảm, tinh thần kiên quyếtdau tranh chống tội phạm Bên cạnh đó, Kiểm sát viên còn thực hiện chức năng kiểmsát hoạt động tư pháp Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp là chức năng kiểm sátviệc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát đối với các chủ thể tiến hành hoặc tham giavào việc tiếp nhận, giải quyết tin báo, t6 giác tội phạm và kiến nghị khởi tố, giải quyếtcác vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự, các việc khác theo quy định củapháp luật, thi hành án, giải quyết các khiếu nại, tố cáo về hoạt động tư pháp theo quyđịnh của pháp luật Để thực hiện tốt chức năng này Kiểm sát viên không phải chỉ cần

am hiểu sâu sắc pháp luật, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ mà còn phải "công minh,chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm ton" như lời Bác Hồ đã dạy;

Hai là, hoạt động nghề nghiệp của Kiểm sát viên là hoạt động thực hiện theonguyên tắc đặc thù, nguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành kiểm sát.Khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn theo quy định của pháp luật và chịu sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểmsát nhân dân nơi mình công tác;

Ba là, hoạt động của Kiểm sát viên thường xuyên có mối quan hệ phối hợp vớicác chủ thê khác trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, các vụ án hành chính, vụviệc dân sự và những việc khác theo quy định của pháp luật và các chủ thê thi hành ánhình sự, thi hành án dân sự.

Trang 26

Bốn là, hoạt động nghề nghiệp của Kiểm sát viên gắn với việc thực hiện cácquyền và nghĩa vụ nhất định do pháp luật quy định dé bảo vệ quyền con người và côngdân Do vậy, Kiểm sát viên cần phải có thái độ khách quan, thận trọng khi xem xét,giải quyết các vụ việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình, bảo đảm không làm oan

người vô tội, tôn trọng va bảo vệ lợi ich hợp pháp của các cá nhân trong xã hộiô.

Khi tham gia thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại phiên tòa xét xử sơthâm vụ án hình sự Kiểm sát viên thường có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về cả nội dung vàhình thức khi tham dự phiên tòa xét xử vụ án hình sự Tuy nhiên cũng có những Kiểmsát viên chưa chủ động, chưa tích cực và chưa làm hết trách nhiệm trong việc tranhluận với các chủ thể tham gia tố tụng nhằm tìm ra sự thật khách quan của vụ án Trongkhi tham dự phiên tòa xét xử vụ án hình sự, Kiểm sát viên có một số đặc điểm tâm lý

về vụ án để chỉ ra những điểm thừa, thiếu trong việc thu thập thông tin chứng cứ về vụ

Cơ quan điều tra chuyên sang Nhưng khi đến giai đoạn xét xử tại phiên tòa, cụ thểtrong khi tiễn hành hoạt động xét hỏi, tranh luận Kiểm sát viên phải trực tiếp bảo vệCáo trạng và đưa ra phần luận tội của mình Đồng thời tại phiên tòa xét xử vụ án hình

sự, Kiểm sát viên phải đối đáp, tranh luận với Luật sư bào chữa của bị cáo Đề làm tốtđược nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiêm sát hoạt động xét xử đòi hỏi Kiểm sátviên phải nắm rõ các tình tiết của vụ án, và những quy định của pháp luật liên quanđến vu án Việc năm rõ về tính tiết của vụ án được Kiểm sát viên chuẩn bị kỹ lưỡng từkhi được phân công giải quyết vụ án hình sự Việc chuẩn bị các nội dung kỹ lưỡng khitham gia phiên tòa xét xử sơ thâm vụ án hình sự giúp Kiểm sát viên tự tin trong đối

‘Cao Minh Công (2015), Giáo trình đạo đức người cán bộ kiểm sát, NXB Chính trị quốc gia

— Sự thật, Hà Nội, tr.168.

Trang 27

đáp, tranh luận tại Tòa và phần luận tội sẽ có sức thuyết phục đối với phía bào chữa vàHội đồng xét xử.

Thứ hai, về trạng thái tâm lý của Kiểm sát viên khi tham gia phiên xét xử sơthẩm vụ án hình sự

Khi tham gia phiên xét xử sơ thấm vụ án hình su, dù có sự chuẩn bị kỹ lưỡngthì ở Kiểm sát viên vẫn có sự căng thăng nhất định trong tâm lý Sự căng thắng nàythường diễn ra trong cả quá trình giải quyết vụ án hình sự Tuy nhiên, sự căng thăng có

sự gia tăng hơn khi Kiểm sát viên tham gia phiên tòa xét xử vụ án hình sự Nhất lànhững vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, nhiều bị cáo, vụ án có sự quan tâm đặc biệtcủa dư luận giai đoạn xét xử Có thé nói, khi tham gia phiên tòa xét xử sơ thâm vụ ánhình sự là giai đoạn mà chức năng thực hành quyền công tổ và kiểm sát hoạt động tupháp của Kiểm sát viên được thê hiện rõ ràng nhất Tâm lý căng thăng thường xuấthiện với các lý do sau:

+ Trong giai đoạn xét xử, Kiểm sát viên căng thắng trong việc phải huy động trítưởng tượng và tư duy cao dé dự kiến các tình huống trong quá trình xét xử, tao tâmthế vững chắc khi tham gia phiên tòa Đồng thời, Kiểm sát viên còn chịu áp lực nhấtđịnh khi trực tiếp ngồi công tố tại phiên tòa với sự chứng kiến, tham gia của rất nhiềungười Do đó, Kiểm sát viên phải trang bị đủ kiến thức và tâm thế để hạn chế tối đanhững yếu tố tiêu cực, không thuận lợi;

+ Ngoài ra, tâm lý căng thắng của Kiểm sát viên còn bị tác động bởi nhữngngười tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo tại phiên tòa Họ là nhữngngười có am hiểu sâu sắc về pháp luật cũng như những tình tiết của vụ án Do vậy, họcũng đưa ra những lập luận sắc bén nhằm phản bác lại quan điểm luận tội của Kiểmsát viên Trong khi đó trên thực tế có những địa phương có rất nhiều vụ án nhưng sốlượng Kiểm sát viên lại ít nên một Kiểm sát viên cùng một lúc phải giải quyết nhiều vụ

án Vì thế khó tránh khỏi những thiếu sót, trong khi đó Luật sư bào chữa họ đượcquyền lựa chọn bào chữa hay không bào chữa trong vụ vụ án hình sự nào đó, nên việcnghiên cứu hồ sơ vụ án của họ kỹ lương hơn và luôn cô tìm những thiếu sót của Kiểmsát viên dé tranh luận Chính điều này cũng tạo ra một áp lực dẫn đến sự căng thăngtrong tâm lý của Kiểm sát viên

Thứ ba, vê hành vi xứ sự của Kiém sát viên khi tham gia phiên tòa xét xử sơ thám vụ án hình sự

Với tư cách đại diện Viện kiểm sát thực hiện quyền công tố và kiểm sát xét xửtại phiên tòa xét xử vụ án hình sự, Kiểm sát viên luôn giữ hành vi, cử chỉ phù hợp vớicác bên cùng tham gia tiễn hành tô tụng và những người tham gia trong phiên Téa xét

xử Về hành vi xử sự và cách xưng hô, giao tiếp tại phiên tòa của Kiểm sát viên đãđược quy định cụ thé trong quyết định số 46/QD — Viện kiểm sát nhân dân tối caongày 20 tháng 02 năm 2017 Trên thực tế, những Kiểm sát viên có kinh nghiệm lâunăm thường có hành vi xử lý khéo léo, tự tin hơn khi tranh luận với Luật sư bào chữa

Trang 28

tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự Tuy nhiên, với những Kiểm sát viên trẻ, mới được

bố nhiệm thì kinh nghiệm tranh luận với Luật sư bào chữa chưa nhiều dẫn đến tìnhtrạng khi tranh luận với Luật sư và bị cáo chưa có sức thuyết phục, thậm chí còn nétránh, ngại tranh luận.

Đề thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, Kiểm sát viên có sự chủ độngtrong việc trình bày Cáo trạng, chủ động đặt các câu hỏi khi tham gia xét hỏi nhằmmục đích làm rõ cau thành tội mà Viện kiểm sát dé nghị truy tô Tat cả những điều nàynhằm mục đích để cho Hội đồng xét xử và toàn bộ những người tham dự, theo dõiphiên tòa xét xử thấy rằng việc truy tổ như vậy là đúng người, đúng tội, đúng phápluật, không làm oan người vô tội và không bỏ lọt tội phạm Đồng thời, sự chủ động, tựtin của Kiểm sát viên khi tiến hành quyền buộc tội cũng khang định vị thé, vai trò củangười đại diện cơ quan buộc tội Trường hợp, tại phiên tòa xét xử sơ thấm vụ án hình

sự có sự tham gia của Luật sư bào chữa thì Kiểm sát viên cũng chủ động tranh luận,đối đáp với Luật sư bào chữa về những vấn đề mà họ không đồng tình hoặc có quanđiểm khác Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn một số Kiểm sát viên không nam vữngcác quy định của pháp luật, dẫn đến tranh luận nhưng không có căn cứ, không phảnbác được quan điểm phản biện của Luật sư, bị cáo, không được Hội đồng xét xử chấpnhận Phong cách, thai độ của một số Kiểm sát viên khi tranh luận còn tỏ ra lo lắng,thiếu bình tĩnh, dẫn đến hạn chế khả năng tranh luận

Đề thực hiện tốt chức năng kiểm sát xét xử, Kiểm sát viên thé hiện sự khéo léo,nhạy bén vừa đảm phiên tòa được diễn ra theo đúng trình tự tố tụng quy định, đồngthời thể hiện được mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan tiến hành hoạt động tưpháp Ví dụ, trong phiên tòa xét xử sơ thâm vụ án hình sự có những lỗi nhỏ, không làmảnh hưởng đến chất lượng phiên tòa xét xử, cũng như không vi phạm nghiêm trọngnhững quy định theo luật tố tụng hình sự thì Kiểm sát viên sẽ không trực tiếp yêu cầutại tòa khi phiên xét xử đang diễn ra Mà Kiểm sát viên tông hợp thành những yêu cầu

để chuyển đến cơ quan Tòa án rút kinh nghiệm sau khi phiên tòa xét xử kết thúc Hoặctrong trường hợp tại phiên xét xử vụ án hình sự xuất hiện tình tiết mới, chứng cứ mớilàm thay đôi ban chất của vụ án, hoặc xét thấy bị cáo vô tội thì Kiểm sát viên tham giaphiên tòa xét xử sơ thầm vụ án hình sự chủ động xin ý kiến Lãnh đạo Viện kiểm sát déđưa ra quyết định phù hợp

Diễn biến tâm lý của Kiểm sát viên thé hiện rõ nhất khi tham gia hoạt động xéthỏi và tranh luận của phiên xét xử sơ thấm vu án hình sự

* Tâm lý của Kiểm sát viên khi tham gia xét hỏi tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ

án hình sự

Kiểm sát viên tham gia xét hỏi tại phiên tòa nhằm kiểm tra lại các tài liệu,chứng cứ có trong hồ sơ vụ án Thông qua việc hỏi để khang định, chứng minh các tàiliệu, chứng cứ được thu thập có trong hồ sơ vụ án đã đảm bảo tính hợp pháp về mặtnội dung cũng như về mặt hình thức và để bảo vệ quan điểm truy tô đã thê hiện trong

Trang 29

bản cáo trạng Phạm vi xét hỏi của Kiểm sát viên bao gồm mọi khía cạnh liên quanđến vụ án, đó là những chứng cứ, tình tiết xác định có tội và chứng cứ, tình tiết xácđịnh vô tội; những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo, nhânthân của bị cáo, nguyên nhân và điều kiện phạm tội Đối tượng mà Kiểm sát viên xéthỏi trong giai đoạn xét hỏi tại phiên tòa xét xử bao gồm bị cáo, bị hại, người làmchứng Và dé làm tốt hoạt động xét hỏi tại phiên tòa xét xử, Kiểm sát viên luôn có sựchuẩn bị kỹ lưỡng về các câu hỏi bằng việc chuẩn bị đề cương xét hỏi, cách thức đặtcâu hỏi và sắp xếp các câu hỏi nhăm đạt mục đích bảo vệ cáo trạng mà Viện kiểm sát

đã truy tố và làm rõ cấu thành tội mà bị cáo bị buộc tội Ngoài ra Kiểm sát viên cũngluôn chuẩn bị trạng thái tâm lý và hành vi xử sự cho phù hợp với các tình huống có thểxảy ra khi tham gia xét hỏi tại phiên tòa Cụ thé:

- Trường hợp bị cáo không trả lời, Kiểm sát viên tiếp tục hỏi nhưng người khác(người làm chứng, bị hại hoặc bị cáo khác) sau đó quay lại hỏi tiếp bị cáo và kèm theocông bó, trình chiều những tài liệu chứng cứ đã thu thập được trong quá trình điều tra,truy tố dé dau tranh với bị cáo;

- Trường hợp bị cáo không nhận tội hay phản cung, Kiểm sát phải bình tĩnh sửdụng các chứng cứ khác trong hồ sơ vụ án và các tài liệu đã xét hỏi tại phiên tòa déđấu tranh, thuyết phục bị cáo Nếu bị cáo cho rằng bị bức cung, ép cung nhục hình thìphải làm rõ việc có bị bức cung, nhục hình hay không Đồng thời Kiểm sát viên cầnhỏi người làm chứng về tình tiết liên quan đến câu hỏi đã hỏi bị cáo, sau đó Kiểm sátviên cho xem các tài liệu, vật chứng dé bác bỏ lời khai không chính xác của bị cáo

Vi dụ: Trong một vu án “gây rỗi trật tự công cộng” có liên quan đến tôn giáo,các bị cáo đã hô hào, lôi kéo và kích động hàng nghìn người theo đạo thiên chúa tậptrung nhiều ngày liên tục tại một khu đất để biéu tinh gây sức ép với chính quyềnnhằm mục đích đòi đất và nhiều yêu sách khác? với động cơ mục đích đó, các bị cáo

đã có hành vi lập ban thờ nhỏ bằng gỗ, để ảnh (Đức Chúa) lên rồi kê ban thờ ở mộtgóc khu dat trống, sau đó tuyên truyền, kêu gọi giáo dân tập trung đến đó dé “hành lễ”.Tai cơ quan điều tra các bị can chỉ khai lý do “ ba con giáo dân đi lễ dé cầu nguyện”hoặc “cứ ở đâu có ảnh Đức chúa là các con chiên phải cầu nguyện” Không thừa nhậnhành vi gây rỗi trật tự, an ninh tại địa phương ? Trong trường hợp này, tại phiên tòakiểm sát viên đã đặt câu hỏi:

+ Trước khi xảy ra vụ án, hàng ngày hoặc hàng tuần, bị cáo (các bị cáo) thường

+ Việc lập bàn thờ để ảnh Đức Chúa xuống mặt đất có phải là hành động kính

Chúa không? Khi các bị cáo im lặng, thì kiểm sát viên nói ngay: đề nghị đồng chí thư

Trang 30

ký ghi vào biên bản phiên tòa việc các bị cáo không trả lời câu hỏi của đại diện Viện

kiểm sát ? ( tran áp về mặt tâm lý) Ngoài ra còn công bố các hình anh, băng hìnhquay các khâu hiệu đòi chính quyền trả đất? Mà các bị cáo sử dụng trong quá trìnhbiéu tình dé chứng minh tội phạm

Như vậy, có thể thấy khi tham gia xét hỏi các đối tượng bị xét hỏi tại phiên tòaxét xử tâm ly chung của Kiểm sát viên là thoải mái, tự tin dé thực hiện tốt chức năngbuộc tội của mình.

* Tâm lý của Kiểm sát viên khi tham gia tranh luận tại phiên tòa xét xử sơ thẩm

vụ an hình sự

Tranh luận là một phần (một giai đoạn) của quá trình xét xử sơ thâm hình sự,trong đó Kiểm sát viên trình bày luận tội và nếu bị cáo, người bào chữa và nhữngngười tham gia tố tụng khác trình bày ý kiến về luận tội và đưa ra đề nghị thì Kiểm sátviên phải đối đáp tranh luận đối với từng ý kiến nhằm làm rõ các tình tiết khách quancủa vụ án Như vậy, tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử sơ thâm hình sự,bao gồm: Kiểm sát viên trình bày lời luận tội đối với bị cáo; Kiểm sát viên đối đáptranh luận với từng ý kiến, đề nghị của bị cáo, người bào chữa và những người thamgia tố tụng khác, nếu họ có ý kiến về luận tội của Kiểm sát viên và đưa ra đề nghị củamình.

Trước hệt, luận tội của Kiém sát viên tại phiên tòa xét xử sơ thâm vụ án hình

SU,

Việc luận tội của Kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử là tiếp tục thực hành quyềncông tố Nhà nước dé bảo vệ quan điểm truy tố thé hiện trong bản cáo trạng Nhưngkhác với bản cáo trạng, luận tội của Kiểm sát viên phải căn cứ vào những chứng cứ, tảiliệu đã được kiểm tra tại phiên tòa để phân tích những chứng cứ buộc tội, những chứng

cứ gỡ tội đối với bị cáo, mức độ, hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra, nhữngcăn cứ kết tội đối với bị cáo, nguyên nhân, điều kiện, động cơ, mục đích phạm tội của

bị cáo; phân tích, đánh giá các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bịcáo Luận tội phải lập luận thé hiện đầy đủ quan điểm buộc tội và chứng cứ, tài liệuchứng minh hành vi phạm tội của bị cáo, phải đáp ứng được những yêu cầu, đề nghịcủa bị cáo, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự đã nêu ra trong giaiđoạn xét hỏi Đề đưa ra bản luận tội hợp tình, hợp lý đòi hỏi Kiểm sát viên có sự nhậnthức đầy đủ về nội dung vụ án cũng như quy định của pháp luật, đồng thời có sự linhhoạt với những diễn biến thực tế tại phiên tòa Trên thực tế cũng có những Kiểm sátviên vì tâm lý không vững vàng và sự chuẩn bị chưa kỹ lưỡng dẫn đến khi đưa ra luậntội chưa sát với tính chất hành vi của tội phạm gây ra và chưa thuyết phục được Hộiđồng xét xử cùng như những người tham dự, theo dõi phiên tòa xét xử

Hai là, đôi đáp tranh luận của Kiêm sát viên khi tham gia phiên tòa xét xử vụa

án hình sự;

Trang 31

Việc đối đáp tranh luận của Kiểm sát viên đối với từng ý kiến, đề nghị của bịcáo, người bao chữa và những người tham gia tố tụng khác là rất quan trọng vì khi đốiđáp tranh luận, Kiểm sát viên phải phân tích lý lẽ, phải lập luận, phải đưa ra được cácquy định của pháp luật và các chứng cứ, tài liệu đã được kiểm tra công khai tại phiêntòa dé chứng minh phản bác lại những ý kiến không phù hợp của bị cáo, người baochữa và những người tham gia tố tụng khác đã nhận xét về luận tội để bảo vệ tính cócăn cứ và tính hợp pháp quan điểm truy tố của Viện kiểm sát Thông qua việc đối đáptranh luận, những chứng cứ, quan điểm về việc giải quyết vụ án do bên buộc tội và bên

bị buộc tội đưa ra nhằm làm sáng tỏ các tình tiết khách quan của vụ án, góp phần cùngvới Hội đồng xét xử giải quyết vụ án Một phiên tòa có thé hiện tính chất tranh tụnghay không, phụ thuộc phần lớn vào vai trò của Kiểm sát viên thực hành quyền công tốtại phiên tòa thực hiện việc đối đáp tranh luận với bị cáo, người bào chữa và nhữngngười tham gia tô tụng khác

Dé làm tốt việc tranh luận tại tại phiên tòa, Quy chế 505 quy định: Kiểm sátviên phải chuẩn bị và dự kiến được những van dé cần tranh luận Công tác chuẩn bịtrước càng công phu sẽ giúp cho Kiểm sát viên chủ động hơn, bình tĩnh tự tin hơntrong đối đáp tranh luận Muốn vậy, phải nghiên cứu thật kỹ hồ sơ vụ án, tìm ra nhữngvan đề còn mâu thuẫn, chuẩn bị các tài liệu văn bản có liên quan về chuyên môn, hồ sơkiểm sát phải lập đúng theo quy định, trích cứu tài liệu và sao chụp day đủ, ghi rõ bútlục dé khi đối đáp tranh luận có thé trích dẫn chính xác” Đối với bi cáo và người bàochữa của bị cáo thường bào chữa theo nhiều hướng trong đó có việc đưa ra chứng cứ

và căn cứ pháp lý chứng minh bị cáo không phạm tội như cáo trạng truy tố Đây làtrường hợp khó khăn nhất khi đối đáp tranh luận tại phiên tòa Dé đối đáp tranh luậntrong tình huống này, Kiểm sát viên phải đưa ra được những chứng cứ tài liệu trong hồ

sơ vụ án đã được kiểm tra tại phiên tòa, những căn cứ pháp luật, lý luận về tội phạm déchứng minh Va quan trong nhấst, Kiểm sát viên phải giữ được tâm lý bình tinh, tự tin,chủ động và kiên định với kết quả truy tố của mình Trong thực tế, có những vụ án cónhiều Luật sư bào chữa cho một bị cáo tạo ra không ít áp lực cho Kiểm sát viên khi đốiđáp tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự Vì thế việc duy trì trạng thái tâm lý ôn định désáng suốt đối đáp, tranh luận với người bao chữa là chìa khóa giúp Kiểm sát viên bảo

vệ thành công luận tội của mình.

Tóm lai, tâm lý của Kiểm sát viên khi tham gia phiên tòa xét xử sơ thâm vụ ánhình sự được thê hiện ở sự nhận thức sâu sắc về pháp luật, và hiểu rõ về các tình tiếttrong vụ án hình sự Kiểm sát viên cũng chủ động về hành vi xử xự đối với các chủ thêtiễn hành tố tụng và chủ thể tham gia nhằm thực hiện tốt chức năng thực hành quyềncông tố và kiểm sát xét xử khi tham gia phiên tòa xét xử sơ thâm vụ án hình sự Khi

7 Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2017), Quy chế công tác thực hành quyên công to, kiểm sátxét xử vụ án hình sự (Ban hành kèm theo Quyết định số 505/QĐ-VKSTC ngày 18/12/2017của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao), Hà Nội

Trang 32

tham gia hoạt động này, Kiểm sát viên dù có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhưng không tránhkhỏi tâm lý căng thăng, nhất là khi phải tranh luận, đối đáp với Luật sư bào chữa củacác bên.

3 Kết luận

Tâm lý của Kiểm sát viên khi tham gia phiên tòa xét xử vụ án hình sự thể hiệnqua các mặt như nhận thức, trạng thái tâm lý, và hành vi xử sự là nội dung đóng vai tròquan trọng cho sự thành công của việc thực hiện chức năng thực hành quyền công tổ

và kiểm sát hoạt động xét xử tại phiên tòa xét xử sơ thâm vụ án hình sự Sự hiểu biếtsâu sắc về những quy định của pháp luật và về vụ án là kim chỉ nam giúp Kiểm sátviên thực hiện quyền buộc tội của mình, đồng thời nó quy định hành vi xử sự củaKiểm sát viên tại phiên tòa Sự chuẩn bị tốt các nội dung nói chung và chuẩn bị tâm lýcủa chính Kiểm sát viên nói riêng khi tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sựgiúp Kiểm sát viên bớt áp lức trước những tình huống phát sinh, đồng thời chủ độngtrong việc đối đáp, tranh luận với Luật sư bào chữa

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Cao Minh Công (2015), Giáo trình đạo đức người cán bộ kiểm sát, NXBChính trị quốc gia — Sự thật, Hà Nội

2 Nguyễn Văn Chung (2015), Luận văn thạc sĩ: thủ tục tô tụng tại phiên tòaxét xử sơ thẩm theo luật to tụng hình sự Việt Nam trước yêu cau cải cách tư pháp, Thưviện Khoa Luật — Đại học quốc gia Hà Nội

3 Nguyễn Xuân Hưởng (2017), Tác động tâm lý của Kiểm sát viên trong giảiquyết vụ án hình sự - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Thư viện Đại học Kiểmsát Hà Nội.

4 Viện khoa học pháp lý — Bộ Tư pháp (2006), Tir điển Luật học, NXB tưpháp, Hà Nội.

5 Viện kiểm sát nhân dân (2014), Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân, NXBchính tri, Hà Nội.

6 Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2020), /#ớng dân số 09/HD -VKSTC

về công tác thực hành quyên công to và kiểm sát xét xử hình sự, Hà Nội

7 Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2017), Quy chế công tác thực hành quyêncông tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự (Ban hành kèm theo Quyết định số 505/QD-VKSTC ngày 18/12/2017 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao), Hà Nội

Trang 33

KHÍA CẠNH TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG TRANH TỤNG

CUA LUẬT SƯ TẠI PHIÊN TOA XÉT XU SƠ THAM VU ÁN HÌNH SỰ

ThS Phan Kiéu HanhKhoa Pháp luật Hình sự Trường Đại học Luật Hà NộiTóm tắt Trong hoạt động tô tụng hình sự, Luật sư đóng vai trò hết sức quantrọng, góp phan tìm ra sự thật khách quan của vụ án; tránh oan, sai; công ly đượcthực thi đúng pháp luật; quyền con người được bảo dam Vai trò của luật su được théhiện trong các giai đoạn tổ tụng hình sự, nhưng ở giai đoạn xét xứ, vai trò của luật suđược thể hiện rõ nét và toàn diện nhất Luật sư dù với vai trò người bào chữa hayngười bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp thì déu là “chỗ dựa tinh thân ”cho bị cáo, giúp

bị cáo 6n định tâm lý Dong thời luật sư còn cân bình tĩnh, sáng suốt trình bày nhữnglập luận, lý lẽ tranh luận “sắc bén” với các bên trong hoạt động tranh tụng nhằm bảođảm thực hiện tốt nguyên tắc tranh tụng tại phiên toà Do a6, khía cạnh tâm ly tronghoạt động tranh tung của luật su tại phiên tòa hình sự là một trong những van dé cannghiên cứu và tìm hiểu dé nhận định những đặc trưng tâm ly, yếu to ảnh hưởng và chiphối tâm lý của họ, từ đó góp phân cải thiện chất lượng tổng thể của các phiên tòahình sự thông qua việc trau dôi và điều chỉnh phẩm chất tâm lý của luật sư

Từ khóa: tâm lý, hoạt động tranh tụng, luật sư, phiên tòa hình sự

1 Luật sư và các đặc trưng tâm lý của luật sư trong hoạt động tranh tụngtại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Ở Việt Nam luật sư được hiểu theo quy định trong Điều 2 Luật Luật sư 2015:

“là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện

dịch vụ pháp lý theo yêu cẩu cua cá nhân, cơ quan, tô chức”Š Điêu kiện hành nghé

luật sư là được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư

Khi hành nghề luật sư, luật sư cần tuân thủ theo 5 nguyên tắc:

(1) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật

(2) Tuân theo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam

(3) Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan.

(4) Sử dụng các biện pháp hợp pháp dé bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp phápcủa khách hàng.

(5) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp luật sư

Như vậy, có thê thấy luật sư không những là người phải bảo đảm thực hiện tốtnguyên tắc tranh tụng tại phiên toà, góp phần quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụtuân thủ pháp luật Mà còn là người phải bảo đảm tốt hơn quyền bào chữa của bị can,

8 Luật Luật sư số 03/VBHN-VPQH ngày 31/12/2015

Trang 34

bị cáo, các đương sự khác, đồng thời giúp các cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện, sửachữa những thiếu sót, làm rõ sự thật khách quan, xét xử đúng người, đúng tội, đúngpháp luật Thông qua hoạt động bào chữa, tranh tụng tại Tòa án, luật sư đã góp phầnlàm giảm thiểu các vụ án oan, sai, nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác tư phápnói chung, hoạt động xét xử nói riêng, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Trong hoạt động tranh tụng tại phiên tòa nói chung, phiên tòa hình sự nói riêng,tòa án giữ vai trò trung gian, là trọng tài cho “cuộc đấu” giữa bên buộc tội (Cơ quanđiều tra và cơ quan công tố) và bên bị buộc tội (Luật sư bào chữa và thân chủ của họ)trên con đường tìm công lý Do đó, tranh tụng được hiểu là các hoạt động được thựchiện bởi các bên tham gia tố tụng (bên buộc tội và bên bị buộc tội) có quyền bình đẳngvới nhau trong việc thu nhập và đưa ra chứng cứ để bảo vệ các quan điểm và lợi íchcủa mình và phan bác lại các quan điểm và lợi ích của phía đối lập, đưới sự điều khiến,quyết định của Tòa án với vai trò trung gian, trọng tài Vì vậy, với tư cách là luật sưtham gia tô tụng trong vụ án hình sự, luật sư cần phải quan tâm theo dõi sát sao đối với

bị can mà được thân chủ (gia đình bị can yêu cầu bào chữa) từ giai đoạn điều tra, truy

tố và xét xử; đặc biệt là bào chữa cho bị cáo trước toà ( hầu như các luật sư đều cócùng một quan điểm, tìm mọi chứng cứ dé “gỡ tội” cho bị cáo ma mình bào chữa)

Từ những luận giải trên cho thay hoạt động nghé luật gắn liền với sự phức tạp

và đa dang của tâm lý con người (vừa phải đảm bảo quyên lợi cho thân chủ, vừa phảiđảm bảo đúng quy định của pháp luật, vừa phải giao tiếp với các bên liên quan đến vụán) Do đó, học giả Đài Loan, ông Cai Dunming đã cho răng: luật sư khi tham gia hoạtđộng tranh tụng tại tòa án hình sự cần có mười phẩm chất và điều kiện tâm ly sau: (1),nhân từ; (2), tự chủ; (3), khiêm tốn; (4), tinh anh; (5) , Siéng nang; (6), trung thành;(7), đũng cảm; (8), hy sinh; (9), im lặng; (10), suy tu!® Các phẩm chat và điều kiệntâm ly nay của người luật sư được thé hiện cụ thé qua những phẩm chat xã hội (daođức- chính tri): thế giới quan, niềm vui, lý tưởng, lập trường, thái độ chính trị, thái độlao động; Pham chat cá nhân (hay đạo đức tư cách); Pham chất ý chí: tinh ky luật, tính

tự chủ, tính mục đích, tính quả quyết, tính phê phán Tâm lý học quy những pham chattâm lý này vào những hoạt động có chủ đích của con người, những phẩm chất tích cựcđóng vai trò chủ đạo trong hành vi của con người Hay có thé nói, tâm lý là động lựcnội tâm chi phối từ nhận thức, thái độ đến hành vi của các chủ thể trong hoạt động.Việc xây dựng lược đồ nhân cách lý tưởng và nơi cư trú tâm hồn của các luật sư dựatrên khuôn khổ cơ bản của pháp nhân, thé nhân dao đức và thé nhân kinh tế đã trởthành một yêu cau cấp thiết của nền tư pháp hiện đại và một xã hội pháp quyền Vìvậy, đặc trưng tâm lý của luật sư trong hoạt động tranh tụng sẽ được thể hiện trên cả

ba phương diện: nhận thức, đời sống tình cảm và ý chí Cụ thể như sau:

Một là, tâm lý vững vàng, trung thành được thể hiện qua thé giới quan đúngdan (phẩm chất xã hội)

? Trường Dai học Luật Hà Nội, Giáo trình Tâm lý học tư pháp, NXB Công an Nhân dân

'0 Amrit Kharel (2018), The Concept of Legal Profession, SSRN Electronic Journal, January 2018, Nepal

Trang 35

Sự quan tâm, tình cảm, ý chí và các phẩm chất tâm lý khác của con người đềudựa trên một hiện tượng tâm lý thê hiện trong quá trình bộ não con người phản ánh sựvật khách quan Hiện tượng tâm lý này bị giới hạn và chi phối bởi nhân sinh quan vàcách nhìn cuộc sống Vì vậy, xác lập một thế giới quan đúng đắn là điều kiện tiênquyết dé trau đồi những phẩm chat tâm lý tốt đẹp!! Biểu hiện quan trọng của thé giớiquan đúng đắn của luật sư trong hoạt động tranh tụng tại phiên tòa hình sự (với tưcách là người bào chữa cho bị cáo hay người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bịhại, đương sự trong vụ án hình sự) được thé hiện qua việc sử dụng các biện pháp hợppháp dé bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng (khoản 4 Điều 5 LuậtLuật sư năm 2006, sửa đồi, bổ sung năm 2012), nhưng cũng bảo đảm quá trình xét xử

vụ án diễn ra đúng quy định, bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật Với mục

tiêu đúng dan như vậy sẽ nảy sinh hiện tượng tâm lý tích cực Pham chat tâm lý tíchcực này sẽ thúc day mục tiêu hoàn thành tốt công việc Ngược lại, khi pham chất tâm

lý của luật sư không đáp ứng được yêu cầu đạt được mục đích của bản thân thì thé giớiquan có vai trò điều chỉnh phẩm chất tâm lý

Hai là, tam lý chủ động, tự tin, sang suốt được thé hiện qua trình độ nhận thức.(phẩm chất cá nhân)

Pham chat tâm lý của một người không thé tách rời với mức độ hiểu biết về sựvật khách quan Mọi người có mức độ hiểu biết khác nhau về cùng một sự vật, sởthích, do đó cảm xúc và ý chí của họ cũng khác nhau Vì vậy, muốn trau dồi sự chủđộng, tâm lý vững vàng, tinh anh đòi hỏi người luật sư phải có hiểu biết đúng đắn, sâusắc và toàn diện về những sự vật khách quan có liên quan Hay có thé nói, phẩm chattâm lý của một luật sư không thé tách rời sự hiểu biết về nghề nghiệp va sự hiểu biết

về công việc Chỉ khi hiểu đầy đủ và hiểu đúng ý nghĩa của nghề nghiệp mình đangtham gia và trách nhiệm mà mình đảm nhận, thì người luật sư mới có hứng thú, tìnhcảm và ý chí đối với nghề nghiệp mà mình đang tham gia Từ đó, có thê thấy: luật sưtrong hoạt động tranh tụng tại phiên tòa hình sự phải có sự ồn định tâm lý để bình tĩnh,sáng suốt trình bày và phải “phát huy năng lực, sử dụng kiến thức chuyên môn, các kỹnăng nghé nghiệp can thiết hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyên và lợi ích của kháchhàng ”12 Tâm lý bình tĩnh, sáng suốt sẽ là yếu tô giúp luật sư có những lập luận, lý lẽtranh luận “sắc bén” với các bên, nhất là với bên công tố, bên người tham gia tố tụng

có quyền lợi đối lập nhau

Nghề luật sư là một nghề có tính đặc thù là cung cấp dịch vụ pháp lý cho kháchhàng Một người bị truy t6 ra trước tòa án có nghĩa là người đó sẽ phải chịu sự phánxét của pháp luật về số phận pháp lý gắn liền với các chế tài nghiêm khắc Dịch vụpháp lý mà luật sư cung cấp cho khách hàng cũng gắn liền với sinh mệnh của họ Mộtluật sư có trách nhiệm và kỹ năng hành nghé tốt, có thé tìm thấy trong hồ sơ những

HM Nguyễn Quang Uan: Giáo trình Tâm lý học đại cương, NXB Đại học Sư phạm, 2014;

!2 Quy tắc 5 của Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.

Trang 36

điểm sáng còn ấn khuất giữa bề bộn các tài liệu, chứng cứ có giá trị pháp lý giúp chothân chủ của mình được hưởng sự công minh của pháp luật.

Ba là, ý chi của luật sư trong hoạt động tranh tụng là một hành động có kếhoạch

Ý chí là một pham chất nhân cách, ý chí thể hiện năng lực thực hiện nhữnghành động có mục đích, đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn Tính mục đích

là phẩm chất đặc biệt quan trọng của ý chí luật sư Tính mục đích của ý chí cho phépngười luật sư điều chỉnh hành vi hướng vào mục đích bảo vệ thân chủ và đảm bảo quyđịnh pháp luật Ngoài tính mục đích, tính quyết đoán là khả năng để luật sư đưa rađược những quyết định kịp thời, đứt khoán trên cơ sở tính toán cân nhắc kỹ càng, chắcchan

Xem xét quá trình tâm lý này trong hoạt động tranh tụng của luật su, có théthấy rằng ý chí của luật sư trong hoạt động tranh tụng là một hành động có kếhoạch Dé đạt được mục đích đã định, hành vi ý chí không chi thé hiện ở việc khắcphục những khó khăn bên trong mà còn thé hiện ở việc luật sư khắc phục những khókhăn bên ngoài Khắc phục khó khăn bên trong là việc luật sư dau tranh chống lại sựcăng thăng, mệt mỏi, một số vấn đề tiêu cực ; khắc phục khó khăn bên ngoài là giảiquyết những vấn đề khách quan trong quá trình thực hiện kế hoạch với tinh thần kiênquyết, kiên trì, tháo gỡ vướng mac, nỗ lực hết minh dé đạt được mục tiêu Tat cả cáchành động trong quá trình này đều được hướng dẫn và kiểm soát bởi ý chí, chứ khôngphải là tự do tùy tiện.

Khách hàng đến với luật sư trước hết vì họ đang ở vi thế cần được hỗ trợ pháp

lý trước các cơ quan tiến hành tố tụng hoặc trước đối phương của mình; sau nữa vì họcần tìm một sự bảo đảm về mặt tinh thần vì họ tin ở khả năng chuyên môn của luật sư,

ở nghề nghiệp mà xã hội đã phân công chứ không phải tin và nhờ luật sư làm cầu nốicho các cơ quan liên quan Vì vậy ngoại trừ những trường hợp mà Luật hoặc các vănbản điều chỉnh nghề Luật sư cho phép thì luật sư không thể từ chối yêu cầu giúp đỡcủa khách hàng nếu luật sư cảm nhận rằng vụ án, vụ kiện nay phức tạp hay vụ án vukiện kia có tính nhạy cảm, và nếu nhận giải quyết thì sẽ ảnh hưởng đến công việc củaminh trong tương lai Luật sư cũng không thé từ chối việc bào chữa cho một bị cáotrước Tòa án vì cho rằng các yếu tô cầu thành tội phạm đã hội đủ, vì như vậy luật sư

đã vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội mà Luật hình sự đã dành cho tất cả mọi người

và vô tình luật sư đã thay Tòa án quyết định Do đó, trong các trường hợp trên, ý chíkhông cho phép luật su tự ý từ bỏ chức năng cao quý ma xã hội đã trân trọng dành cho

mình3.

Bon là, khả năng kiểm soát cảm xúc của luật su

Cảm xúc là phản ứng, là sự rung động của con người trước tác động của yêu tốngoại cảnh Theo cuốn sách “Khám phá tâm lý học” của Don Hockenbury và Sandra

!3 Học viện Tư pháp (2018), Giáo trình luật sư và nghề luật sư, tai bản lần thứ nhất, có sửa đổi, bổ sung, NXB Tu

pháp, Hà Nội

Trang 37

E Hockenbury, cảm xúc là một trạng thái tâm lý phức tạp bao gồm ba thành phầnriêng biệt: trải nghiệm chủ quan, phản ứng sinh lý và phản ứng hành vi hoặc biéu cảm.Những cảm xúc tích cực như niềm vui, tình yêu và kết quả bất ngờ từ phản ứng củachúng ta đối với các sự kiện mong muốn Các cá nhân trải qua một cảm xúc tích cực

có thê cảm thấy yên bình, hài lòng và bình tĩnh Kết quả là, nó có thể khiến bạn cảmthay thỏa mãn và hai lòng Cảm xúc tích cực đã được chứng minh là có thé làm chonhững thách thức khó khăn cảm thấy có thê đạt được hơn Ngược lại, những cảm xúctiêu cực như giận dữ, sợ hãi và buồn bã có thé xuất phát từ những sự kiện không mongmuốn Những sự kiện này có thể bao gồm việc không nghe ý kiến của bạn, thiếu kiểmsoát đối với môi trường bên ngoài của bạn và tương tác khó chịu với đồng nghiệp,khách hàng và cấp trên Cảm xúc tiêu cực đóng một vai trò lớn trong quá trình xungđột!“ Vì vậy, quản lý cảm xúc đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với tâm lý của luật

sư trong hoạt động tranh tụng Bởi, thực tế là những cảm xúc xuất hiện trước nhậnthức (tức là trước những suy nghĩ) Cảm xúc ảnh hưởng và kích hoạt các phản ứnghành vi ngay lập tức trong vài giây Cảm xúc hỗ trợ việc ra quyết định, phục vụ nhưmột nguồn động lực để lựa chọn và có hành động phù hợp Do đó, trong quá trìnhtham gia tranh tụng, nếu luật sư quản lý được cảm xúc sẽ đưa ra được những suy nghĩ,quyết định đúng đắn

2 Yếu tố ảnh hưởng đến tâm ly của luật sư trong hoạt động tranh tung taiphiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Luật sư là một nghề chịu áp lực rất lớn từ các bên liên quan như: đối đầu trựctiếp với công tố viên, với luật sư đối lập, thậm chí cả thâm phán và hội thẩm Luật sưcũng phải chịu những thành kiến và áp lực dư luận từ công chúng mà bản án có thémang lại Điều này đòi hỏi luật sư trong quá trình tư duy phải trau dồi những phẩmchất tâm lý tốt, vững vàng, vượt qua những rào cản tâm lý và tư duy không lành mạnh

Trong tố tụng hình sự, toà án nhân dân là cơ quan xét xử trung tâm của nhànước, có nhiệm vụ tô chức và chủ tọa các phiên tòa Trọng tâm của việc xét xử hình sựnam ở việc xét xử tại toà án, tức là dưới sự bảo trợ của thâm phán, các bên bào chữađến toà án và công dân lắng nghe (trừ những vụ án không được xét xử công khai).Luật sư cần sắp xếp băng chứng, kiểm tra chéo và tranh luận, và tái tạo quá trình pháttriển của vụ án Trong tô tụng hình sự, mục đích t6 tụng cua các bên bao chữa có thêhiểu là đánh bại bên kia, ngoài ra còn mang tính đối kháng, còn có thé là áp dụng cáchành vi tiêu cực, từ đó làm suy giảm tiễn độ suôn sẻ của các hoạt động tố tụng và tínhcông bằng của phiên tòa Hơn nữa, trong phiên tòa, những người tham gia tố tụngkhác, bao gồm luật sư, nhân chứng, người bị hại và người thân của họ, có tâm lý khácnhau, do đó có những hành vi khác nhau tại phiên tòa Dẫn đến, trong hoạt động tranh

'4 Đã xem: “Khám phá tâm lý học” của Don Hockenbury và Sandra E Hockenbury, tái bản 1998

Trang 38

tụng tại phiên tòa hình sự, tâm lý của luật sư chịu tác động của các yếu tố bên trongphiên tòa như:

(1) Quan điểm của thẩm phan

Theo quan điểm tâm lý, phiên tòa hình sự là một quá trình đặc biệt mà thẩmphán phải hiểu được các tình tiết của vụ án, phải tô chức và chỉ đạo tốt phiên tòa, tuântheo hệ thống tổ tụng tranh tung và các quy luật tâm lý Với tư cách là mắt xích trungtâm trong quá trình tố tụng hình sự của tòa án nhân dân, các phiên tòa được sử dung déxem xét và đánh giá chứng cứ trước tòa nhằm tạo cơ sở cho việc điều tra các tình tiếtcủa vụ án và áp dụng pháp luật Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử, một số thầm phánhình sự chưa nhận thức được vai trò quan trọng của hoạt động xét xử tại toà án và có thái độ thụ động làm cho hoạt động xét xử tại toà án trở thành một hình thức đơnthuần Trong hoạt động xét xử toà án không phối hợp thé hiện được hai yếu tố mangười thầm phán cần có là “lực” và “tâm”, dẫn đến hỗn loạn và mắt trật tự trong phiêntòa, hoặc phiên tòa kết thúc một cách vội vàng; Một số thâm phán hình sự thậm chíđưa ý nghĩ chủ quan của mình áp đặt vào phiên tòa, thê hiện ở việc trước khi xét xử đãhình thành định kiến riêng, thành kiến riêng Khiến cho, trong quá trình điều trần, đưa

ra những giả định chủ quan, thiếu hiểu biết về quyền tố tụng của các bên nên khó pháthiện ra những tình huống mới, van dé mới Dẫn đến ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý củaluật sư khi tham gia tô tụng, cũng như vi phạm luật tố tụng hoặc sai sót trong xử lý,bởi định kiến của luật sư về vụ án trước khi xét xử có thể được coi là kết luận củaphiên tòa.

Luật sư Nguyễn Minh Tâm: “Zhdm phán, công tô và luật sư déu là những người hành nghề

luật, cùng có một mục dich chung là bảo vệ công lý, bảo vệ tính nghiêm minh của pháp luật, chỉ có

sự khác biệt về tính chất nhân danh để hành nghề Sự khác biệt ấy có thể là yếu lô tác động đến tâm

ly cua môi người khi thực hiện nhiệm vụ cua mình tại phiên tòa Vượt qua cải rào can tâm lý ay, chung ta sẽ có cách nhìn ban chat về hoạt động xét xử và bào chữa, bảo vệ quyên lợi hợp pháp của

những người, vì một lý do nào đó phải ra trước vành móng ngựa dé chịu sự phán xét của pháp luật"

Nguồn: Luật sư Nguyễn Minh Tâm: Đôi điều tâm sự về nghề luật su trong tranh tụng hình sự, 2020,https://Isvn.vn/doi-dieu-tam-su-ve-nghe-luat-su-trong-tranh-tung-hinh-su.html

(2) Tam ly cua than chu

Trang 39

Trong các phiên tòa hình sự, các bên bào chữa đều ăn miếng trả miếng vớinhau, trong hầu hết các trường hợp, bị cáo và nạn nhân hoặc người nhà của họ cónhững cảm xúc đối lập rõ ràng, thậm chí xung đột rất gay gắt và mất kiểm soát Hoặc

có thé tình tiết một số vụ án hình sự vốn đã phức tap, lại có nhiều tranh chấp giữa cácbên bào chữa khiến nhiệm vụ xét xử của Tòa án rất nặng nề Đây là yếu tố thườngxuyên xảy ra, tác động rất mạnh đến tâm lý của luật sư trong hoạt động tranh tụng tại

các phiên tòa hình sự Do đó, đòi hỏi luật sư phải bình tĩnh, có tư duy rõ rang va logic

chặt chẽ, có thể nắm bắt các điểm chính, phân biệt mức độ ưu tiên và duy trì phánđoán cũng như suy nghĩ độc lập của mình.

(3) Sự kiểm soát tâm lý của luật sư

Nếu hai yếu tố: quan điểm thâm phán và tâm lý của thân chủ là hai yếu tổ kháchquan tác động đến tâm lý của luật sư trong hoạt động tranh tụng thì sự kiểm soát tâm

lý của luật sư tại phiên tòa chính là yếu tố chủ quan bên trong của tâm lý người luật sư.Nếu người luật sư kiểm soát được tâm lý sẽ tránh được các trường hợp như:

+ Luật sư cô tình thé hiện bản thân trước tòa để nổi tiếng hoặc vì những lý dokhác, hoặc muốn áp đảo bên phản đối, thậm chí cả thâm phán với giọng điệu hunghăng (tư duy kiêu ngạo và lạc quan mù quáng) dẫn đến việc xét xử mất trật tự, kémhiệu quả.

+ Luật sư có trình độ tư duy không rõ ràng về phiên tòa, do đó khi tham giatranh tụng sẽ dẫn đến tâm lý lúng túng, khó thực hiện đúng và hoàn thành nhiệm vụđảm nhận Điều này dẫn đến dần dần không kiểm soát được trật tự các tình tiết của vụ

án từ ngoài vào trong, từ nông hơn đến sâu hơn Trường hợp này xảy ra đối với cácluật sư thường bắt chước và tham khảo các luật sư khác dưới ảnh hưởng của các kiểuhành vi tiếp xúc hàng ngày, kiểu suy nghĩ và phương pháp giải quyết vẫn đề trong mộtthời gian dai Tâm ly bay đàn khiến luật sư rơi vào tình trạng chạy theo xu hướng mộtcách mù quáng, dẫn đến hạn chế và lệch lạc tư duy của luật sư

+ Luật sư thiếu sự chuẩn bị tâm lý, khi xảy ra tình huống bat ngờ thi ling tung.Tuy nhiên, đây không phải do trở ngại tâm ly, mà do ảnh hưởng của kiến thức, kinhnghiệm bản thân, tức là có những định kiến nhất định, luật sư bị hạn chế trong việcgiải quyết các vụ việc, suy nghĩ khó thoát ra khỏi vòng vây cố hữu khi gặp vấn đề(hình thành một tư duy cỗ định) Do đó, ảnh hưởng lớn đến việc phân tích, xác địnhbăng chứng và sự kiện liên quan, đặc biệt nồi bật trong các phiên tòa hình sự

(4) Tác động của nên kinh tế thị trường

Trong vòng vận hành của nên kinh tê thị trường với sự lên ngôi của đông tiên đôi khi khách hàng chỉ coi luật sư như là người cung câp dịch vụ trên cơ sở yêu câu của họ Di xa hơn nữa một so ít khách hàng lại muôn xem luật sư như một cái cau nôi

Trang 40

giữa họ đối với một vài người liên quan Vì thế một số khách hàng thường sử dụng từ

“THUÊ LUAT SU” mỗi khi có yêu cầu luật sư cung cấp dịch vụ Đây là yếu tố anhhưởng không nhỏ đến tâm lý của luật sư trước khi nhận bào chữa Trong trường hợpnày, mối quan hệ giữa khách hàng và luật sư trở thành một quan hệ “gần như có tínhbán buôn” Ở góc độ khách hàng vì nghĩ đến bán buôn nên tâm lý của khách hàngphần đông đều muốn có sự bảo đảm thành quả từ phía luật sư cung cấp dịch vụ cho họ;nhưng luật sư thì không được quyền cam kết về thành quả mà mình chắc chắn sẽ manglại cho khách hàng như các quan hệ dân sự khác Do đó, đòi hỏi luật sư phải giải thích

và thuyết phục cho khách hàng hiểu được điều này

3 Một số biện pháp khắc phục tâm lý của luật sư trong hoạt động tranh tụng tạiphiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Phẩm chất tâm lý tích cực của luật sư là cơ sở cho một vụ án tốt Loại bỏ ràocản tâm lý và khắc phục tư duy xấu là cách duy nhất để nắm bắt vụ việc và phục vụcác bên bằng chính sự nhiệt tinh và tự tin của luật sư Do đó, dé khắc phục một số hạnchế trong tâm lý của luật sư trong hoạt động tranh tụng tại phiên tòa hình sự cần thựchiện một số biện pháp sau:

Thứ nhất, luật sư can nâng cao phẩm chat xã hội thông qua xây dung thé giớiquan vững vàng để làm tốt vai trò của người bào chữa hay người bảo vệ quyên, lợi íchhợp pháp của thân chủ

Thế giới quan thé hiện cái nhìn bao quát về thế giới trong ý thức của mỗi conngười Bao gồm thế giới bên ngoài, con người và mối quan hệ giữa con người với thếgiới đó Nó chính là kim chỉ nam cho mọi thái độ và hành vi của con người đối với thếgiới bên ngoài Tất cả hoạt động của con người đều bị chi phối bởi một thế giới quannhất định Những yếu tô chính cau thành nên thế giới quan của luật sư đó là tri thức, lýtrí, niềm tin và tình cảm Chúng liên kết với nhau thành một thé thống nhất và chi phốiđến cả nhận thức lẫn hành động thực tiễn của người luật sư Do đó, vai trò của thế giớiquan rat quan trong, là một trong những tiêu chí chủ yếu dé hình thành nhân cách luật

sư toàn diện.

Hoạt động tô tụng hình sự gồm các giai đoạn: Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử

và thi hành án Mỗi giai đoạn tô tụng hình sự đều quan trọng và góp phan giải quyết vụ

án khách quan, đúng pháp luật Trong các giai đoạn này, có thể nói rằng, giai đoạn xét

xử vụ án hình sự là quan trọng nhất, khi tất cả tài liệu, chứng cứ hợp pháp của cơ quantiễn hành tố tung; lời khai của người tham gia tố tụng và các tài liệu, chứng cứ hợppháp, lời biện hộ của người bào chữa hay người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đềuđược đưa ra xem xét, đánh giá, tranh luận, làm rõ tại phiên tòa làm căn cứ dé Hội đồngxét xử đi đến quyết định bị cáo có phạm tội hay không phạm tội? nếu có thì phạm tộidanh gì? Mức nào của khung hình phạt về tội đó? Luật sư tham gia vào giai đoạn xét

xử dù với tư cách là người bào chữa cho bị cáo hay người bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp cho bị hại, đương sự trong vụ án hình sự thì cũng phải sử dụng các biện pháp hợppháp dé bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng , bảo đảm quá trình

Ngày đăng: 04/04/2024, 02:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w