1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt quản lý đào tạo trình độ đại học ngành chỉ huy tham mưu lục quân theo tiếp cận năng lực ở các trường sĩ quan lục quân trong bối cảnh hiện nay

28 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Quán triệt chủ trương của Đảng, trong đổi mới đào tạo sĩ quan ngành Chỉ huy tham mưu Lục quân trình độ ĐH cần hướng đến phát triển năng lực của người học, thể hiện trong toàn bộ quá trìn

Trang 1

HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

-˜˜˜ -PHẠM QUỐC TUẤN

QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌCNGÀNH CHỈ HUY THAM MƯU LỤC QUÂN

THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC

Ở CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN LỤC QUÂN TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 9.14.01.14

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 PGS.TS Trần Hữu Hoan2 PGS.TS Nguyễn Văn Phán

Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Thị Tính,

Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên

Phản biện 2: PGS.TS Trần Thị Tuyết Oanh,

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Phản biện 3: TS Trịnh Văn Cường, Học viện Quản lý Giáo dục

Luận án được bảo vệ tại hội đồng chấm Luận án Tiến sĩhọp tại Học viện Quản lý giáo dục

Vào hồi giờ ngày tháng năm 2024

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

- Trung tâm Thông tin thư viện Học viện Quản lý giáo dục

Trang 3

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Trong các giai đoạn của lịch sử nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ không tách rời nhau; truyền thống hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc đã minh chứng điều đó Quan điểm chỉ đạo của Đảng có giá trị đối với đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học trong và ngoài quân đội, trong đó có đào tạo ngành Chỉ huy tham mưu Lục quân (CHTMLQ) Quán triệt chủ trương của Đảng, trong đổi mới đào tạo sĩ quan ngành Chỉ huy tham mưu Lục quân trình độ ĐH cần hướng đến phát triển năng lực của người học, thể hiện trong toàn bộ quá trình quản lý và hoạt động đào tạo, từ công tác tuyển sinh, tổ chức ĐT đến đánh giá kết quả; đổi mới mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp và đó chính là tiếp cận năng lực (NL) trong ĐT ngành CHTMLQ trình độ đại học.

Tiếp cận năng lực không chỉ đơn thuần là phát triển năng lực, mà trước hết là dựa vào năng lực người học để có tác động quản lý nhằm tạo ra sự phát triển năng lực của chính họ Như vậy, đào tạo nguồn nhân lực đặc thù ngành CHTMLQ trình độ đại học không nằm ngoài kết quả nghiên cứu lý luận chung đó; và kết quả nghiên cứu lý luận tiếp cận NL trong đào tạo trình độ ĐH, là cơ sở cho nghiên cứu làm rõ lý luận về đào tạo và quản lý đào tạo ngành CHTMLQ trình độ đại học theo tiếp cận năng lực

Những năm qua, các Trường sĩ quan Lục quân đã tập trung hoàn thiện chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo và các điều kiện đảm bảo đáp ứng yêu cầu ĐT đặc thù ngành CHTMLQ trình độ ĐH; quán triệt chủ trương của Đảng, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Bộ Quốc phòng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT tại các trường SQLQ và yêu cầu của chiến tranh hiện đại trong bối cảnh hiện nay Trong quá trình đổi mới, các Trường luôn kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm thế giới; tổ chức ĐT bảo đảm tính hệ thống, phù hợp với đối tượng học viên, nhiệm vụ của quân đội trong tình hình mới.

Tuy nhiên, do nguyên nhân khách quan và chủ quan nên công tác quản lý ĐT trình độ ĐH ngành CHTMLQ theo tiếp cận NL ở các trường SQLQ còn những hạn chế nhất định trong các khâu: quản lý tuyển sinh, phát triển chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo; chất lượng đào tạo toàn diện về quân sự, chính trị, chuyên môn, thể lực chưa thật đáp ứng yêu cầu cao của nhiệm vụ xây dựng quân đội trong tình hình mới; chưa chú trọng đúng mức tính đặc thù của ngành CHTMLQ và yêu cầu đào tạo tài năng quân sự; chưa quan tâm thích đáng đến phối hợp đào tạo và gửi giảng viên đi đào tạo ở nước ngoài; đội ngũ giảng viên (GV) đầu đàn, có trình độ chuyên môn cao ngày càng thiếu hụt; điều kiện và phương tiện kỹ thuật phục vụ dạy và học chưa đáp ứng yêu cầu của hiện đại hóa

Là cán bộ quản lý đào tạo trong cơ sở giáo dục đại học quân đội, với những lý do

trên, tác giả chọn vấn đề: “Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy Tham mưuLục quân theo tiếp cận năng lực ở các Trường Sĩ quan Lục quân trong bối cảnh hiệnnay” để nghiên cứu trong khuôn khổ luận án tiến sĩ ngành Quản lý giáo dục với mong

muốn tìm ra các biện pháp quản lý đào tạo có tính khoa học, thực tiễn và khả thi nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo sĩ quan CHTMLQ ở các trường SQLQ hiện nay.

Trang 4

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về quản lý ĐT trình độ ĐH theo tiếp cận năng lực trong các cơ sở giáo dục đại học; Phân tích, đánh giá thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo trình độ đại học ngành CHTMLQ theo tiếp cận năng lực trong các trường sĩ quan lục quân, luận án đề xuất một số biện pháp quản lý đào tạo trình độ đại học ngành CHTMLQ theo tiếp cận năng lực trong các Trường SQLQ, nhằm góp phần đào tạo lực lượng sĩ quan đáp ứng với yêu cầu bối cảnh hiện nay để thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu: Hoạt động đào tạo trình độ đại học trong các cơ sở giáo dục

đại học quân đội

3.2 Đối tượng nghiên cứu: Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành CHTMLQ theo tiếp

cận năng lực ở các Trường Sĩ quan Lục quân.

4 Câu hỏi nghiên cứu

4.1.Bối cảnh quận sự hiện nay cũng như bối cảnh đổi mới giáo dục đặt ra những yêu cầu mới nào về NL của SQQĐ, yêu cầu đối với QLĐT đội ngũ SQQĐ? Dựa trên cơ sở lý luận nào để khung NL ĐT sĩ quan ngành CHTMLQ làm cơ sở cho hoạt động ĐT và quản lý hoạt động ĐT ngành này?

4.2 QLĐT trình độ đại học ngành CHTMLQ theo tiếp cận NL, cần thay đổi quản lý các khâu trong hoạt động ĐT thế nào, để ĐT ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu của quân đội trong bối cảnh hiện nay ?.

4.3 Việc nhận diện được những điểm mạnh, hạn chế của ĐT và QLĐT ngành CHTMLQ trong các Trường SQLQ Việt Nam để làm cơ sở thực tiễn đề xuất các biện pháp QLĐT trình độ đại học ngành CHTMLQ trong các trường sĩ quan trong bối cảnh hiện nay là vấn đề cần thiết ?

5 Giả thuyết khoa học

Quản lý ĐT ngành CHTMLQ trình độ đại học theo tiếp cận năng lực ở các Trường SQLQ những năm qua, bên cạnh những ưu điểm đạt được từ chỉ đạo công tác tuyển sinh đến quản lý kết quả đầu ra theo yêu cầu về NL của sĩ quan lục quân cấp phân đội thì trong quản lý ĐT theo tiếp cận NL còn không ít hạn chế, bất cập từ quản lý tuyển sinh, thực hiện chương trình, nội dung và phương pháp ĐT, đến đảm bảo điều kiện và quản lý đánh giá kết quả đầu ra… dẫn đến năng lực của học viên sau tốt nghiệp chưa như mong muốn Do vậy, để khắc phục hạn chế, bất cập đó, việc nghiên cứu đề xuất biện pháp quản lý đào tạo trình độ đại học có cơ sở khoa học, phù hợp, khả thi và góp phần nâng cao chất lượng ĐT sĩ quan CHTMLQ ở các trường SQLQ đáp ứng yêu cầu về năng lực chỉ huy đơn vị cấp phân đội trong chiến tranh hiện đại và hội nhập giáo dục quân sự tiên tiến trên thế giới.

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về đào tạo và quản lý đào tạo trình độ đại học ngành CHTMLQ theo tiếp cận năng lực trong bối cảnh hiện nay

6.2 Phân tích, đánh giá thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo trình độ đại học ngành CHTMLQ theo tiếp cận năng lực ở các trường SQLQ hiện nay.

6.3 Đề xuất hệ thống biện pháp quản lý đào tạo trình độ đại học ngành CHTMLQ theo tiếp cận năng lực ở các trường SQLQ trong bối cảnh hiện nay.

6.4 Tổ chức khảo nghiệm tính cấp thiết, tính khả thi và thử nghiệm một biện pháp.

Trang 5

7 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

7.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu quản lý đào tạo trình

độ đại học ngành CHTMLQ theo tiếp cận năng lực ở các Trường SQLQ.

7.2 Giới hạn địa bàn nghiên cứu: Luận án nghiên cứu thực trạng quản lý đào tạo trình độ

đại học tại 2 Trường SQLQ (Trường Trường SQLQ 1 và Trường SQLQ 2).

7.3 Giới hạn khách thể khảo sát: Luận án tập trung khảo sát các khách thể sau: Lãnh đạo

nhà trường (Hiệu trưởng và phó HT), CBQL (Trưởng, Phòng, Khoa, Ban, Bộ môn…) giảng viên và học viên của hai Trường SQLQ 1 và Trường SQLQ 2 Lãnh đạo và cán bộ một số đơn vị quân đội sử dụng học viên trường sĩ quan lục quân

8.1.2 Tiếp cận quá trình (nội dung) hoạt động 8.1.3 Tiếp cận chức năng quản lý

8.1.4 Tiếp cận kết quả đầu ra

8.2 Phương pháp nghiên cứu

8.2.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết8.2.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi- Phương pháp phỏng vấn

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm đào tạo- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

- Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm8.2.3 Nhóm các phương pháp hỗ trợ

- Phương pháp chuyên gia

- Phương pháp phân tích dữ liệu

9 Luận điểm để bảo vệ

- Quản lý ĐT trình độ ĐH ngành CHTMLQ theo tiếp cận NL ở các trường SQLQ hướng đến chất lượng ĐT SQLQ của quân đội đáp ứng yêu cầu chiến tranh hiện đại

- Đào tạo trình độ đại học ngành CHTMLQ theo tiếp cận năng lực ở các trường SQLQ cần đổi mới phương thức quản lý đào tạo phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

- Nhận diện được những ưu điểm, hạn chế trong quản lý đào tạo trình độ đại học ngành CHTMLQ theo tiếp cận năng lực ở các trường SQLQ sẽ giúp nhà trường tìm ra các biện pháp quản lý đào tạo phù hợp, khả thi, từ đó sẽ nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu chỉ huy đơn vị lục quân trong chiến tranh hiện đại.

- Việc đề xuất và áp dụng các biện pháp quản lý đào tạo theo tiếp cận năng lực sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo sĩ quan CHTMLQ, tạo ra một lực lượng sĩ quan CHTMLQ đáp ứng các yêu cầu của quân đội trong thời kỳ mới.

Trang 6

10 Những đóng góp mới của luận án

10.1 Về lý luận

- Khung lý thuyết về quản lý đào tạo trình độ đại học ngành CHTMLQ theo tiếp cận năng lực được xây dựng trong luận án góp phần bổ sung, làm phong phú thêm cơ sở lý luận về quản lý đào tạo trong các trường đại học nói chung

- Khung năng lực đào tạo sĩ quan ngành CHTMLQ được đề xuất trong luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho các trường sĩ quan quân đội nói chung, trường sĩ quan lục quân ở Việt Nam nói riêng

10.2 Về thực tiễn

- Kết quả đánh giá thực trạng đào tạo và quản lý ĐT ngành CHTMLQ ở các trường SQLQ giúp lãnh đạo, CBQL của nhà trường nhận diện được điểm mạnh và hạn chế của quản lý ĐT của trường, từ đó xác định được hướng cải tiến quản lý ĐT của nhà trường

- Hệ thống biện pháp quản lý đào tạo trình độ đại học ngành CHTMLQ được đề xuất trong luận án là tài liệu tham khảo hữu ích với lãnh đạo, cán bộ quản lý trong các trường sĩ quan quân đội nói chung hiện nay.

11 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục; luận án được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý đào tạo trình độ đại học ngành CHTMLQ theo tiếp cận năng lực ở Trường Sỹ quan Lục quân trong bối cảnh hiện nay.

Chương 2: Thực trạng quản lý đào tạo trình độ đại học ngành CHTMLQ theo tiếp cận năng lực ở các Trường Sỹ quan Lục quân hiện nay.

Chương 3: Biện pháp quản lý đào tạo trình độ đại học ngành CHTMLQ theo tiếp cận năng lực ở các Trường Sỹ quan Lục quân trong bối cảnh hiện nay.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH CHỈ HUY THAM MƯU LỤC QUÂN THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Ở TRƯỜNG

SĨ QUAN LỤC QUÂN TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Công trình nghiên cứu về đào tạo trong cơ sở giáo dục theo tiếp cận năng lực 1.1.2 Công trình nghiên cứu về quản lý đào tạo theo tiếp cận năng lực trong cơ sở

Khái niệm về quản lý được các nhà khoa học quan tâm và đưa ra nhiều nhận định khác nhau; Theo tác giả Nguyễn Đức Chính (2017) đã đưa ra nhận định: “Quản lý là sự tác động có hướng đích của chủ thể quản trị lên đối tượng quản lý nhằm đạt được những kết quả cao nhất với mục tiêu đã định trước”

Có thể hiểu: Quản lý là quá trình tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý bằng việc vận dụng các chức năng, công cụ và phương pháp quản lý phù hợp nhằm sử dụng hiệu quả nhất những điểm mạnh và cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra.

Trang 7

1.2.2 Quản lý đào tạo

Quản lý đào tạo là hoạt động của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý để đạt được mục tiêu chung của quá trình đào tạo thông qua các chức năng của quản lý và bằng những phương pháp quản lý phù hợp trong đào tạo.

1.2.3 Đào tạo, quản lý đào tạo trình độ đại học

Trình độ đại học, được quy định tương đương với Bậc 6 Đào tạo trình độ ĐH là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức ở trường đại học nhằm hình thành và phát triển hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ… để hoàn thiện nhân cách nghề nghiệp cho mỗi cá nhân, tạo điều kiện cho họ có thể thực hành nghề đào tạo ở trình độ ĐH có hiệu quả

Quản lý đào tạo trình độ đại học được hiểu là quản lý các quá trình đào tạo của một ngành đào tạo/khóa đào tạo, trong đó gồm từ các khâu tuyển sinh, tổ chức quá trình đào tạo, phát triển chương trình, cơ sở vật chất để thực hiện đào tạo…

1.2.4 Năng lực

Năng lực là tổ hợp kiến thức, kỹ năng, phẩm chất, thái độ của con người, đảm bảo cho con người hoàn thành có hiệu quả công việc, hoạt động mà cá nhân đang tiến hành.

1.2.5 Đào tạo theo tiếp cận năng lực

Đào tạo theo tiếp cận năng lực là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm hình thành và phát triển hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ… tập trung phát triển năng lực người học và dựa theo năng lực nền tảng mỗi cá nhân, tạo điều kiện cho họ có thể thực hành nghề có hiệu quả.

1.2.6 Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân theo tiếpcận năng lực

Quản lý ĐT trình độ ĐH ngành CHTMLQ ở trường SQLQ theo tiếp cận NL: Là tổng thể những tác động có mục đích, có tổ chức và kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý, nhằm phát triển năng lực toàn diện của học viên trong ĐT và tương lai, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường, nhiệm vụ của quân đội trong tình hình mới.

1.3 Bối cảnh hiện nay và những yêu cầu đặt ra trong đào tạo ởcác Trường SQLQ

1.3.1 Bối cảnh hiện nay về Quân sự - Quốc phòng liên quan đến ĐT ở trường SQLQ1.3.2 Những yêu cầu trong đào tạo theo tiếp cận năng lực ở cáctrường SQLQ

1.4 Đào tạo trình độ ĐH ngành CHTMLQ theo tiếp cận NL ở các Trường SQLQ

1.4.1 Ngành Chỉ huy tham mưu Lục quân trong các Trường Sĩ quan Lục quân1.4.2 Đặc điểm đào tạo trình độ đại học ngành CHTMLQ ở trường SQLQ

1.4.3 Chương trình đào tạo ngành CHTMLQ trong các trường sĩ quan lục quân

1.4.3.1 Mục tiêu đào tạo ngành Chỉ huy tham mưu lục quân1.4.3.2 Yêu cầu đào tạo ngành Chỉ huy tham mưu lục quân1.4.3.3 Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

1.4.3.4 Mô tả khái quát nội dung chương trình đào tạo1.4.3.5 Về vị trí công tác sau tốt nghiệp

1.4.4 Cấu trúc khung năng lực của sĩ quan chỉ huy tham mưu lục quân

1.4.4.1 Cơ sở xây dựng khung năng lực

1.4.4.2 Cấu trúc khung năng lực đào tạo sĩ quan ngành CHTMLQ

Cấu trúc khung năng lực của sĩ quan CHTMLQ gồm có 6 tiêu chuẩn (nhóm năng

lực) cụ thể là: 1) Phẩm chất chính trị, đạo đức, nghề nghiệp, lối sống; 2) NL vận dụng

Trang 8

kiến thức quốc phòng an ninh; 3) NL quản lý, chỉ huy, tham mưu; 4) Kiến thức, NL chuyênmôn; 5) NL vận dụng thực tiễn và nghệ thuật QS và 6) Phát triển nghề nghiệp, phát triểnbản thân Các nhóm năng lực được thể hiện cụ thể về kiến thức, kỹ năng và thái độ

1.5 Lý thuyết về quản lý đào tạo và hoạt động đào tạo trình độ đại học ngành Chỉhuy Tham mưu lục quân theo tiếp cận năng lực ở Trường SQLQ

1.5.1 Một số mô hình lý thuyết áp dụng vào quản lý đào tạo ngành CHTMLQ

Một số mô hình trong quản lý đào tạo đã được nghiên cứu và vận dụng trong giáo dục và đào tạo như sau:

1.5.1.1 Mô hình quản lý đào tạo theo quá trình1.5.1.2 Mô hình CIPO

1.5.1.3 Mô hình quản lý đào tạo dựa trên kết quả

1.5.2 Hoạt động đào tạo trình độ đại học ngành CHTMLQ tạitrường SQLQ theo tiếp cận năng lực

1.5.2.1 Tổ chức tuyển sinh

1.5.2.2 Tổ chức thực hiện nội dung chương trình đào tạo1.5.2.3 Thực hiện phương pháp dạy học

1.5.2.4 Thực hiện các hình thức dạy học của giảng viên 1.5.2.5 Thực hiện các hình thức kiểm tra, đánh giá 1.5.2.6 Hoạt động học tập và rèn luyện của sinh viên

1.5.2.7 Cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ cho đào tạo

1.6 Nội dung quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy Tham mưu lục quântrong trường Sĩ quan Lục quân theo tiếp cận năng lực

1.6.1 Phân cấp quản lý đào tạo trình độ đại học ngành CHTMLQ ở các Trường Sĩquan Lục quân theo tiếp cận năng lực

1.6.2 Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành chỉ huy tham mưutrong các trường sĩ quan lục quân theo tiếp cận năng lực

1.6.2.1 Quản lý công tác tuyển sinh

Quản lý công tác tuyển sinh thực hiện trên cơ sở ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp để khuyến khích, thu hút những thí sinh ưu tú Cử cán bộ, GV có kinh nghiệm lâu năm tham gia ĐT, xây dựng bộ phận, đơn vị giúp việc cho Ban Giám hiệu thực hiện tuyển sinh Quản lý việc thực hiện quy trình, chất lượng công tác xét tuyển “đầu vào” Công tác sơ kết, tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm tuyển sinh được đánh giá nghiêm túc định kỳ.

1.6.2.2 Quản lý thực hiện nội dung chương trình đào tạo

Quản lý mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo ngành CHTMLQ theo tiếp cận NL hướng đến đào tạo đội ngũ giáo viên có đủ năng lực cấp thiết đảm nhiệm giảng dạy Hiện nay, Bộ Quốc phòng xây dựng và tổ chức quản lý và thực hiện mục tiêu, nội dung đào tạo ngành CHTMLQ tại các cơ sở đào tạo để tạo ra sản phẩm cuối cùng.

1.6.2.3 Quản lý hoạt động giảng của giảng viên và học tập, rèn luyện của học viên

- Về quản lý hoạt động giảng của giảng viên: Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên về phương pháp dạy học CHTMLQ, bảo đảm phát huy tính tích cực kết hợp thực hiện phân hoá sao cho phù hợp với thực tế cơ sở vật chất của cơ sở đào tạo cũng như

điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đơn vị.

- Về quản lý học tập và rèn luyện của học viên:

Quản lý phương pháp học tập của học viên; quản lý thực hiện chế độ nề nếp, kỷ luật và thái độ học tập của học viên; quản lý các hoạt động vui chơi, giải trí trong các giờ nghỉ,

Trang 9

ngày nghỉ; quản lý việc phân tích đánh giá kết quả học tập của học viên; quản lý việc phối hợp giữa các lực lượng tham gia quản lý học tập của học viên.

1.6.2.4 Quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học viên

Quản lý kiểm tra, đánh giá đào tạo ngành CHTMLQ theo tiếp cận năng lực không chỉ yêu cầu người học nhớ lại, tái hiện lại tri thức, để có điểm cao, mà phải hướng đến

đánh giá chính xác chuẩn đầu ra của quá trình đào tạo đã được xác định trước; Công tác

khảo thí, tổ chức thi được tiến hành chặt chẽ, nghiêm túc.

1.6.2.5 Quản lý phối hợp đào tạo giữa nhà trường với đơn vị thực tập theo hướng pháttriển năng lực thực hiện nhiệm vụ chỉ huy đơn vị của học viên

Quản lý và tổ chức hoạt động liên kết trong đào tạo giữa nhà trường với đơn vị thực tập theo hướng phát triển năng lực thực hiện nhiệm vụ chỉ huy đơn vị của học viên ngày càng có vai trò quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo; và nó là yếu tố then chốt để nâng cao chất lượng đào tạo, nhất là trong bối cảnh mới hiện nay.

1.6.2.6 Quản lý kết quả đầu ra ngành CHTMLQ các trường Sĩ quan Lục quân

Quản lý đánh giá kết quả đầu ra của ĐT ngành CHTMLQ theo tiếp cận năng lực, bảo đảm đánh giá với tổ hợp về kiến thức, kỹ năng, thái độ, phẩm chất và năng lực của người GV theo mô hình đã xác định Việc tham gia vào quá trình này của các cấp quản lý có giá trị như công đoạn kiểm tra chất lượng sản phẩm của quá trình đào tạo và khả năng thích ứng của người học trong ĐT học viên ngành CHTMLQ theo tiếp cận năng lực.

1.6.2.7 Quản lý cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ cho đào tạo

Các điều kiện đảm bảo đào tạo ngành CHTMLQ có ý nghĩa quan trọng, tạo môi trường thực hiện có hiệu quả đào tạo Nhất là đào tạo ngành CHTMLQ theo tiêu chuẩn

năng lực không thể đào tạo theo kiểu “dạy chay, học chay”, không có vật chất bảo đảm

cho huấn luyện.

1.7 Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo trình độ đại họcngành CHTMLQ theo tiếp cận năng lực ở trường SQLQ

1.7.1 Bối cảnh quân sự trong tình hình mới

1.7.2 Hệ thống văn bản pháp quy về quản lý chương trình đào tạo

1.7.3 Nhận thức, trình độ của cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên, học viên trongquản lý thực hiện chương trình đào tạo theo tiếp cận năng lực

1.7.4 Năng lực của cán bộ quản lý và nhận thức của giảng viên các trường sĩ quanquân đội về đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy tham mưu Lục quân

1.7.5 Nội dung chương trình đào tạo ngành Chỉ huy tham mưu lục quân

1.7.6 Hoạt động phối hợp giữa nhà trường với đơn vị trong tổ chức ĐT sĩ quanCHTMLQ

1.7.7 Cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ cho đào tạo

Kết luận chương 1

Chương 1 của luận án đã tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về đào tạo và quản lý đào tạo theo tiếp cận năng lực; và xác định những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu Kết quả nghiên cứu chương này đã làm rõ những vấn đề lý luận về quản lý đào tạo trình độ đại học ngành CHTMLQ theo tiếp cận năng lực ở các trường quân đội; đề xuất hướng khung năng lực đào tạo sý quan CHTMLQ; và làm rõ các khái niệm, đặc điểm; và bối cảnh hiện nay và những yêu cầu đặt ra trong đào tạo trình độ đại học ngành

Trang 10

CHTMLQ ở các trường SQLQ hiện nay Phân tích các nội dung quản lý ĐT trình độ ĐH ngành CHTMLQ ở trường SQLQ

Chương 2

CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH CHỈ HUY THAM MƯU LỤC QUÂN

THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC TẠI CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN LỤC QUÂN2.1 Khái quát về trường sĩ quan lục quân Việt Nam

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển các trường sĩ quan lục quân2.1.2 Sứ mạng, nhiệm vụ của các trường sĩ quan lục quân

2.1.3 Quy mô đào tạo

2.1.4 Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên2.1.5 Kết quả giáo dục và đào tạo

2.2 Tổ chức khảo sát thực trạng

2.2.1 Mục tiêu

Nhận diện được những ưu điểm, hạn chế của thực trạng quản lý ĐT trình độ đại học ngành CHTMLQ ở các trường SQLQ Việt Nam, đây là cơ sở thực tiễn đề xuất biện pháp đổi mới trong quản lý ĐT nhằm nâng cao chất lượng ĐT sĩ quan tại các trường hiện nay

2.2.2 Phạm vi và đối tượng khảo sát

Trong điều kiện và khả năng nghiên cứu, luận án nghiên cứu thực trạng về đào tạo và quản lý đào tạo ngành Chỉ huy tham mưu Lục quân tại 2 trường sĩ quan lục quân

Tổng số khách thể khảo sát là: 692 tại 2 trường SQLQ, trong đó có 12 lãnh đạo, 60CBQL, 160 giảng viên, 320 học viên và 140 cán bộ các đơn vị cơ sở

2.2.3 Nội dung khảo sát

Luận án tiến hành khảo sát phân tích thực trạng theo 3 nội dung sau:

- Thực trạng đào tạo trình độ ĐH ngành sĩ quan CHTMLQ tại 2 trường SQLQ; - Thực trạng quản lý ĐT trình độ ĐH ngành sĩ quan CHTMLQ tại 2 trường SQLQ; - Đánh giá mức độ tố ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý đào tạo trình độ đại học ngành CHTMLQ ở trường SQLQ

2.2.4 Quy trình tổ chức khảo sát

- Xây dựng phiếu hỏi khảo sát, câu hởi phỏng vấn;

- Gửi các phiếu khảo sát và thu nhận lại các phiếu khảo sát - Tổng hợp và xử lý số liệu, thông tin khảo sát.

- Phân tích, đánh giá kết quả thu thập qua khảo sát.

2.2.5 Phương pháp điều tra khảo sát

2.2.6 Thang đánh giá và cách thức xử lý số liệu

2.2.6.1 Tiêu chí đánh giá và thang đánh giá

Trong đó: x1,x2, …, xn là n phần tử trong tập mẫu; ai là trọng số của phần tử xi N là tổng số số lượng phần tử trong mẫu.

Trang 11

+ Xếp hạng mức độ cao, thấp của giá trị điểm trung bình đánh giá, sử dụng hàm xếp hạng Rank (xi, x1 xn) xếp thứ tự phần tử xi trong tập n phần tử theo thứ tự.

Phiếu điều tra được gửi đến đối tượng khảo sát từ tháng 1/2020 đến tháng 9/2020 và thu hồi các ý kiến, phiếu điều tra trong tháng 9/2020.

2.3 Thực trạng hoạt động đào tạo ngành CHTMLQ theo tiếp cận năng lực tại cáctrường Sĩ quan Lục quân

2.3.1 Thực trạng công tác tuyển sinh ĐT ngành CHTMLQ theo tiếp cận năng lực

Kết quả khảo sát cho thấy, công tác tuyển sinh đào tạo ngành CHTMLQ theo tiếp cận năng lực tại các trường sĩ quan lục quân ở mức độ trung bình, điểm trung bình giao động từ 2,30 đến 2,55 Nội dung thực hiện tốt nhất là về tổ chức tuyển sinh đảm bảo theo quy chế của Bộ GD&ĐT và quy định của Bộ Quốc phòng, điểm trung bình là 2,55, xếp bậc 1/8, trong đó có 250/692 (36,1%); ý kiến đánh giá tốt, 95/692 (13,7); ý kiến đánh giá khá, 132/692 (19,1); ý kiến đánh giá trung bình và 215/692 (31,6%); ý kiến đánh giá yếu.

2.3.2 Thực trạng thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo ngànhCHTMLQ theo tiếp cận năng lực.

Bảng 2.1 Thực trạng thực hiện chương trình đào tạo ngành CHTMLQ 2 Đảm bảo sự cân đối giữa thời gian

học lý thuyết và thực hành trên thao trường.

SL 210 130 246 106

2,64 4 % 30,3 18,8 25,5 15,3

3 Khối kiến thức và kỹ năng chung SL% 31,8220 21,4148 32,7226 14,298 2,71 2 4 Khối KT và kỹ năng chuyên ngành SL% 27,5190 23,1160 31,2216 18,2126 2.60 5 5 Khối kiến thức và kỹ năng cứng SL 210 140 250 92 2,68 3

Khi được hỏi, nhiều ý kiến cho rằng, nội dung, chương trình vẫn chưa thực sự chú trọng đúng mức cả về nội dung và phân bổ thời gian cho việc đào tạo hình thành, phát triển năng lực ngành CHTMLQ cần thiết cho học viên sau khi tốt nghiệp có năng lực tốt đáp ứng yêu cầu giảng dạy ngành CHTMLQ, cũng như trước yêu cầu chuẩn năng lực ngành CHTMLQ.

2.3.3 Thực trạng sử dụng phương pháp đào tạo ngành CHTMLQ theo tiếp cận năng

Kết quả khảo sát cho thấy, mức độ sử dụng các phương pháp dạy học của GV ở mức độ trung bình, điểm TB 2,49 Phương pháp thuyết trình là phương pháp được thực hiện tốt

Trang 12

nhất, điểm TB là 2,58, trong đó có 24,6% đánh giá tốt, 31,8% đánh giá khá, 20,5% đánh giá TB và 23,1% ý kiến đánh giá yếu.

2.3.4 Thực trạng học tập, rèn luyện của học viên ngành CHTMLQ

Học viên ngành CHTMLQ được học tập, rèn luyện trong môi trường đặc thù quân sự Học viên vừa phải học tập, vừa phải rèn luyện tính tổ chức, tính kỷ luật, tư thế, tác phong quân sự, học tập và rèn luyện trong khuôn khổ, các nội quy, quy định, giờ giấc, kỷ luật của quân đội nên còn gặp nhiều khó khăn cần có sự giúp đỡ, định hướng cho học viên.

2.3.5 Thực trạng cơ sở vật chất đảm bảo đào tạo ngành CHTMLQ theo tiếp cận NL

Điều kiện bảo đảm trong quá trình đào tạo ngành CHTMLQ theo tiếp cận năng lực hiện nay được đánh giá ở mức độ trung bình, điểm trung bình 2,38

2.3.6 Thực trạng kiểm tra - đánh giá kết quả đào tạo ngành CHTMLQ theo tiếp cậnnăng lực tại các trường SQLQ

Trong đó nội dung “Công tác kiểm tra, đánh giá đã tiếp cận theo năng lực và pháthuy tác dụng” là nội dung xếp thứ 5/5, điểm trung bình là 2,26, trong đó 21,7% đánh giá

tốt; 17,5% đánh giá khá; 34,8% đánh giá trung bình và 34,8% ý kiến đánh giá loại kém.

2.3.7 Tổng hợp kết quả thực trạng các nội dung hoạt động đào tạo trình độ đại họcngành CHTMLQ

2.4 Thực trạng quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy Tham mưu lục quântheo tiếp cận năng lực tại các trường sĩ quan lục quân

2.4.1 Thực trạng quản lý tuyển sinh ngành CHTMLQ theo tiếp cận năng lực tại cácTrường SQLQ

Biểu đồ 2.1 Thực trạng quản lý tuyển sinh đào tạo ngành CHTMLQ

2.4.2 Thực trạng quản lý mục tiêu đào tạo trình độ đại học ngành CHTMLQ

Kết quả khảo sát cho thấy, quản lý mục tiêu đào tạo ngành CHTMLQ theo tiếp cận

Trang 13

năng lực tại các trường SQLQ đạt ở mức khá, điểm trung bình đạt 2,60 Trong đó nội dung được đánh giá tốt nhất là xác định vị trí việc làm sau tốt nghiệp của học viên, có 36,1% ý kiến đánh giá tốt, 18,6% ý kiến đánh giá khá, 23,8% ý kiến đánh giá trung bình và 21,4% ý kiến đánh giá kém.

2.4.3 Thực trạng quản lý nội dung, CT ĐT ngành CHTMLQ theo tiếp cận năng lực

Thực tế những năm qua, cùng với xây dựng chương trình chuẩn cho ĐT ngành CHTMLQ, các cơ sở ĐT ngành CHTMLQ tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy môn học, chủ động chỉ đạo các khoa GV bám sát chương trình kế hoạch ĐT, thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng, nâng cao chất lượng bài giảng Song, kết quả khảo sát cho thấy, mức độ sử dụng các phương pháp dạy học của GV ở mức độ trung bình, điểm TB 2,49 Phương pháp thuyết trình là phương pháp được thực hiện tốt nhất, điểm TB là 2,58, trong đó có 24,6% ý kiến đánh giá tốt, 31,8 ý kiến đánh giá khá, 20,5 ý kiến đánh giá trung bình và 23,1% ý kiến đánh giá yếu

2.4.4 Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên tham gia đào tạongành CHTMLQ theo tiếp cận năng lực tại các trường SQLQ

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, nội dung 6 về công tác bồi dưỡng phương pháp giảng dạy cho giảng viên theo tiếp cận năng lực cũng không được đánh giá cao: có 26,0% ý kiến đánh giá mức TB và 23,0% ý kiến đánh giá yếu Nhiều cán bộ, giảng viên cho rằng, việc bồi dưỡng phương pháp giảng dạy có lúc vẫn mang tính hình thức, chưa chú trọng đầy đủ bồi dưỡng nâng cao NL sư phạm, năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho giảng viên.

2.4.5 Thực trạng quản lý hoạt động học tập, rèn luyện của học viên ngànhCHTMLQ

Một số nội dung chưa được đánh giá cao như: “Hiệu quả công tác quản lý các hoạt động học tập rèn luyện của học viên”, điểm trung bình 2,55, xếp bậc 6/7, trong đó có 30,3% ý kiến đánh giá tốt, 23,4% ý kiến đánh giá khá, 17,3% ý kiến đánh giá trung bình và 28,9% ý kiến đánh giá kém Nội dung “Cán bộ quản lý, giảng viên định hướng mô hình năng lực học viên trường sĩ quan lục quân cho học viên là nội dung được đánh giá thấp nhất, có 27,5% ý kiến đánh giá tốt, 20,5% ý kiến đánh giá khá, 26,0% ý kiến đánh giá mức trung bình, 26,0% ý kiến đánh giá yếu.

2.4.6 Thực trạng quản lý kiểm tra - đánh giá kết quả học tậpngành CHTMLQ theo tiếp cận năng lực tại các trường SQLQ

Hai nội dung được đánh giá thấp nhất là Nội dung 2 về hệ thống câu hỏi, đề thi đã cơ bản phù hợp hướng tới mục tiêu hình thành năng lực của người học viên trường sĩ quan lục quân, điểm trung bình 2,34, xếp bậc 7/7, có 21,7% ý kiến đánh giá tốt, 22,0% ý kiến đánh giá khá, 24,6% ý kiến đánh giá mức trung bình, 31,8% ý kiến đánh giá yếu; nội dung 3 về Đầu tư trong việc xây dựng, chuẩn bị câu hỏi, đáp án, ngân hàng đề thi theo tiếp cận năng lực, điểm trung bình 2,37, xếp bậc 6/7, có 23,1% ý kiến đánh giá tốt, 23,8% ý kiến đánh giá khá, 19,8% ý kiến đánh giá mức trung bình, 33,2% ý kiến đánh giá yếu.

2.4.7 Thực trạng quản lý sự phối hợp giữa nhà trường với các đơn vị thực tập

Kết quả khảo sát cho thấy, nội dung 1 về “Xây dựng kế hoạch phối hợp ĐT giữa nhà trường với các đơn vị” được đánh giá cao nhất, điểm trung bình 2,60, xếp bậc 1/6, có 30,3% ý kiến đánh giá tốt, 22,0% ý kiến đánh giá khá, 24,6% ý kiến đánh giá mức trung

Trang 14

bình, 23,1% ý kiến đánh giá yếu.

2.4.8 Thực trạng quản lý cơ sở vật chất và các điều kiện đảm bảo đào tạo ngànhCHTMLQ theo tiếp cận năng lực tại các trường SQLQ

Biểu đồ 2.2 Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị trong đào tạo ngành CHTMLQ

2.4.9 Thực trạng quản lý kết quả đầu ra trong đào tạo ngành CHTMLQtheo tiếp cận năng lực tại các trường SQLQ

Biểu đồ 2.3 Thực trạng quản lý kết quả đầu ra trong đào tạo ngành CHTMLQ theo tiếp cận năng lực tại các trường SQLQ

Nội dung được thực hiện yếu nhất là “Ban hành chuẩn đầu ra ngành CHTMLQ”, điểm trung bình 2,07, xếp bậc 6/6 Có 13,0% ý kiến đánh giá tốt, 19,5% ý kiến đánh giá khá, 28,9% ý kiến đánh giá mức trung bình, 38,6% ý kiến đánh giá yếu.

2.4.10 Tổng hợp kết quả đánh giá thực trạng các nội dung quản lý đào tạo ngànhCHTMLQ theo tiếp cận năng lực ở các trường SQLQ

Bảng 2.2 Thực trạng quản lý hoạt động đào tạo ngành CHTMLQ

Nội dungĐiểm TBchungThứbậc

1 Thực trạng quản lý tuyển sinh ngành CHTMLQ theo tiếp cận năng lực tại 2.41 8

Ngày đăng: 03/04/2024, 16:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w