1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành chỉ huy tham mưu lục quân theo tiếp cận năng lực ở các trường sĩ quan lục quân trong bối cảnh hiện nay

248 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân theo tiếp cận năng lực ở các trường sĩ quan Lục quân trong bối cảnh hiện nay
Tác giả Phạm Quốc Tuấn
Người hướng dẫn PGS.TS Trần Hữu Hoan, PGS.TS Nguyễn Văn Phán
Trường học Học viện Quản lý Giáo dục
Chuyên ngành Quản lý Giáo dục
Thể loại Luận án Tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 248
Dung lượng 1,28 MB

Nội dung

Đánh giá chung về thực trạng quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉhuy tham mưu lục quân theo tiếp cận năng lực ở các Trường Sĩ quan Lục quân...1312.6.1.. Quán triệt chủ trương của Đ

Trang 1

HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

- -PHẠM QUỐC TUẤN

QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH CHỈ HUY THAM MƯU LỤC QUÂN

THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC

Ở CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN LỤC QUÂN

TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

- -PHẠM QUỐC TUẤN

QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH CHỈ HUY THAM MƯU LỤC QUÂN

THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC

Ở CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN LỤC QUÂN

TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

Trang 3

Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tác giả Các số liệu, kết quả nêu trong luận án này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Việc tham khảo các nguồn tài liệu trong luận án được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo theo đúng quy định.

Tác giả luận án

Phạm Quốc Tuấn

Trang 4

Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG viii

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ x

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH CHỈ HUY THAM MƯU LỤC QUÂN THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Ở TRƯỜNG SĨ QUAN LỤC QUÂN TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 8

1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 8

1.1.1 Công trình nghiên cứu về đào tạo trong cơ sở giáo dục đại học theo tiếp cận năng lực 8

1.1.2 Công trình nghiên cứu về quản lý đào tạo theo tiếp cận năng lực trong cơ sở giáo dục đại học 9

1.1.3 Nhận xét chung về các công trình nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo của luận án 16

1.2 Khái niệm công cụ của đề tài 18

1.2.1 Quản lý 18

1.2.2 Quản lý đào tạo 18

1.2.3 Đào tạo, quản lý đào tạo trình độ đại học 19

1.2.4 Năng lực 20

1.2.5 Đào tạo theo tiếp cận năng lực 21

1.2.6 Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành chỉ huy tham mưu theo tiếp cận năng lực 22

1.3 Bối cảnh hiện nay và những yêu cầu đặt ra trong đào tạo ở các Trường Sĩ quan Lục quân 23

1.3.1 Bối cảnh quân sự - quốc phòng hiện nay 23

1.3.2 Những yêu cầu trong đào tạo theo tiếp cận năng lực ở các trường Sĩ quan Lục quân 27

1.4 Đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy Tham mưu lục quân theo tiếp cận năng lực ở Trường Sĩ quan Lục quân 29

1.4.1 Ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân trong Trường Sĩ quan Lục quân 29

1.4.2 Đặc điểm đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân ở Trường Sĩ quan Lục quân 30

Trang 6

1.4.4 Cấu trúc khung năng lực đào tạo sĩ quan ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân

40

1.5 Mô hình lý thuyết quản lý đào tạo và hoạt động đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân theo tiếp cận năng lực ở Trường Sĩ quan Lục quân 46

1.5.1 Mô hình lý thuyết quản lý áp dụng vào quản lý đào tạo ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân 46

1.5.2 Hoạt động đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân tại trường Sĩ quan Lục quân theo tiếp cận năng lực 49

1.6 Nội dung quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy Tham mưu lục quân trong trường Sĩ quan Lục quân theo tiếp cận năng lực 52

1.6.1 Phân cấp quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy tham mưu lục quân ở các Trường Sĩ quan Lục quân theo tiếp cận năng lực 52

1.6.2 Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân trong Trường Sĩ quan Lục quân theo tiếp cận năng lực 55

1.7 Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy Tham mưu lục quân theo tiếp cận năng lực ở Trường Sĩ quan Lục quân 62

1.7.1 Bối cảnh quân sự trong tình hình mới 62

1.7.2 Hệ thống văn bản pháp quy về quản lý chương trình đào tạo 62

1.7.3 Nhận thức, năng lực của cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên, học viên trong quản lý thực hiện chương trình đào tạo theo tiếp cận năng lực 63

1.7.4 Năng lực của cán bộ quản lý và nhận thức của giảng viên các trường Sĩ quan quân đội về đào tạo trình độ đại học ngành CHTMLQ 64

1.7.5 Nội dung chương trình đào tạo ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân 65

1.7.6 Sư phối hợp giữa nhà trường với đơn vị trong tổ chức đào tạo sĩ quan Chỉ huy Tham mưu lục quân 65

1.7.7 Cơ sở vật chất, thiết bị và các điều kiện phục vụ cho đào tạo 65

Kết luận chương 1 67

Chương 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH CHỈ HUY THAM MƯU THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC TẠI CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN LỤC QUÂN 68

2.1 Khái quát về Trường Sĩ quan Lục quân Việt Nam 68

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển các Trường Sĩ quan Lục quân 68

2.1.2 Sứ mạng, nhiệm vụ của Trường Sĩ quan Lục quân 70

2.1.3 Quy mô đào tạo 73

Trang 7

2.2 Tổ chức khảo sát thực trạng 76

2.2.1 Mục tiêu 76

2.2.2 Phạm vi và đối tượng khảo sát 76

2.2.3 Nội dung khảo sát 77

2.2.4 Quy trình tổ chức khảo sát 77

2.2.5 Phương pháp điều tra khảo sát 77

2.2.6 Thang đánh giá và cách thức xử lý số liệu 78

2.3 Thực trạng hoạt động đào tạo ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân theo tiếp cận năng lực tại các Trường Sĩ quan Lục quân 79

2.3.1 Thực trạng công tác tuyển sinh đào tạo ngành Chỉ huy Tham mưu lục quân theo tiếp cận năng lực tại các Trường Sĩ quan Lục quân 79

2.3.2 Thực trạng thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân theo tiếp cận năng lực 82

2.3.3 Thực trạng sử dụng phương pháp đào tạo ngành Chỉ huy Tham mưu lục quân theo tiếp cận năng lực tại các Trường Sĩ quan Lục quân 89

2.3.4 Thực trạng học tập, rèn luyện của học viên ngành Chỉ huy Tham mưu lục quân theo tiếp cận năng lực 92

2.3.5 Thực trạng cơ sở vật chất đảm bảo đào tạo ngành Chỉ huy Tham mưu lục quân theo tiếp cận năng lực 95

2.3.6 Thực trạng thực hiện kiểm tra - đánh giá kết quả đào tạo ngành Chỉ huy Tham mưu lục quân theo tiếp cận năng lực 97

2.3.7 Tổng hợp kết quả thực trạng các nội dung đào tạo ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân theo tiếp cận năng lực tại các trường Sĩ quan Lục quân 100

2.4 Thực trạng quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân theo tiếp cận năng lực tại các Trường Sĩ quan Lục quân 102

2.4.1 Thực trạng quản lý tuyển sinh ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân theo tiếp cận năng lực 102

2.4.2 Thực trạng quản lý mục tiêu đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân 105

2.4.3 Thực trạng quản lý nội dung chương trình đào tạo ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân theo tiếp cận năng lực 106

2.4.4 Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên tham gia đào tạo ngành Chỉ huy Tham mưu lục quân theo tiếp cận năng lực tại các Trường Sĩ quan Lục quân 111

Trang 8

2.4.6 Thực trạng quản lý kiểm tra - đánh giá kết quả học tập ngành Chỉ huy Tham mưu theo tiếp cận năng lực tại các Trường Sĩ quan Lục quân 117

2.4.7 Thực trạng quản lý sự phối hợp giữa nhà trường với các đơn vị thực tập 120

2.4.8 Thực trạng quản lý cơ sở vật chất và các điều kiện đảm bảo đào tạo ngành Chỉ huy Tham mưu lục quân theo tiếp cận năng lực tại các Trường Sĩ quan Lục quân 122

2.4.9 Thực trạng quản lý kết quả đầu ra trong đào tạo ngành Chỉ huy Tham mưu lục quân theo tiếp cận năng lực tại các Trường Sĩ quan Lục quân 125

2.4.10 Tổng hợp kết quả đánh giá thực trạng các nội dung quản lý đào tạo ngành Chỉ huy tham mưu Lục quân theo tiếp cận năng lực ở các trường sĩ quan lục quân 128

2.5 Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân theo tiếp cận năng lực tại các Trường Sĩ quan Lục quân 129

2.6 Đánh giá chung về thực trạng quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy tham mưu lục quân theo tiếp cận năng lực ở các Trường Sĩ quan Lục quân 131

2.6.1 Ưu điểm và hạn chế 131

2.6.2 Nguyên nhân của thực trạng 133

Kết luận chương 2 135

Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH CHỈ HUY THAM MƯU LỤC QUÂN THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Ở CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN LỤC QUÂN TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 136

3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 136

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 136

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển 136

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 136

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 137

3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 137

3.2 Biện pháp quản lý đào tạo trình độ đại học ngành CHTMLQ theo tiếp cận năng lực ở các Trường Sĩ quan Lục quân trong bối cảnh hiện nay 138

3.2.1 Biện pháp 1 Chỉ đạo xây dựng, cụ thể hóa khung năng lực đào tạo sĩ quan ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân trình độ đại học ở các Trường Sĩ quan Lục quân 138

3.2.2 Biện pháp 2 Tổ chức phát triển chương trình, nội dung đào tạo ngành Chỉ huy Tham mưu lục quân theo tiếp cận năng lực 146

Trang 9

ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân theo tiếp cận năng lực ở các trường Sĩ quan

Lục quân 149

3.2.4 Biện pháp 4 Tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tác nghiệp cho cán bộ quản lý, giảng viên thực hiện quản lý đào tạo và giảng dạy ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân theo tiếp cận năng lực 153

3.2.5 Biện pháp 5 Tổ chức các hoạt động học tập, rèn luyện cho học viên ở các trường Sĩ quan Lục quân theo hướng phát triển năng lực của học viên, phù hợp với điều kiện của nhà trường 157

3.2.6 Biện pháp 6 Chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất, đảm bảo điều kiện đào tạo ngành Chỉ huy Tham mưu lục quân đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực học viên và yêu cầu của chiến tranh hiện đại 162

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 165

3.4 Khảo nghiệm mức độ cấp thiết, tính khả thi các biện pháp 165

3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 165

3.4.2 Nội dung và phương pháp khảo nghiệm 165

3.4.3 Đối tượng khảo nghiệm 166

3.4.4 Kết quả khảo nghiệm 166

3.5 Thử nghiệm biện pháp 170

3.5.1 Mục đích thử nghiệm 170

3.5.2 Giả thuyết thử nghiệm 170

3.5.3 Nội dung thử nghiệm 170

3.5.4 Tiêu chí và thang đánh giá thử nghiệm 171

3.5.5 Phạm vi, đối tượng và khách thể tham gia thử nghiệm 171

3.5.6 Phương pháp, cách thức tổ chức thử nghiệm 172

3.5.7 Tiến hành thử nghiệm tại Trường Sĩ quan Lục quân 1 173

3.5.8 Phân tích kết quả thử nghiệm 174

Kết luận chương 3 180

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 181

1 Kết luận 181

2 Kiến nghị 182

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 184

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 185 PHỤ LỤC

Trang 10

Bảng 2.1 Danh mục ngành đào tạo tại Trường Sĩ quan Lục quân 73

Bảng 2.2 Số lượng tuyển sinh đào tạo ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân 73

Bảng 2.3 Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên 75

Bảng 2.4 Kết quả tốt nghiệp ngành CHTMLQ của Trường SQLQ 1 76

Bảng 2.5 Số lượng khách thể khảo sát 77

Bảng 2.6 Thang đánh giá mức độ thực hiện 78

Bảng 2.7 Thực trạng công tác tuyển sinh đào tạo ngành CHTMLQ theo tiếp cận năng lực 79

Bảng 2.8 Thực trạng mức độ thực hiện mục tiêu đào tạo ngành CHTMLQ theo tiếp cận năng lực 82

Bảng 2.9 Thực trạng thực hiện nội dung, chương trình đào tạo ngành CHTMLQ theo tiếp cận năng lực 85

Bảng 2.10 Thực trạng phân bổ chương trình đào tạo ngành CHTMLQ trong các trường SQLQ 87

Bảng 2.11 Thực trạng đáp ứng nội dung đào tạo ngành CHTMLQ theo tiếp cận năng lực 88

Bảng 2.12 Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học ngành CHTMLQ 89

Bảng 2.13 Thực trạng thực hiện phương pháp dạy học Phù hợp với từng nội dung dạy học 90

Bảng 2.14 Thực trạng học tập, rèn luyện của học viên ngành CHTMLQ 93

Bảng 2.15 Thực trạng các điều kiện bảo đảm đào tạo ngành CHTMLQ theo tiếp cận năng lực 95 Bảng 2.16 Thực trạng thực hiện hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả đào

Trang 11

Bảng 2.17 Thực trạng thực hiện KT - ĐG kết quả đào tạo ngành CHTMLQ

99 Bảng 2.18 Kết quả thực trạng các nội dung đào tạo ngành CHTMLQ ở các

trường SQLQ 101 Bảng 2.19 Thực trạng quản lý tuyển sinh đào tạo trình độ đại học ngành

CHTMLQ theo tiếp cận năng lực 102 Bảng 2.20 Thực trạng quản lý mục tiêu đào tạo trình độ đại học ngành

CHTMLQ 105 Bảng 2.21 Thực trạng quản lý nội dung chương trình đào tạo ngành

CHTMLQ theo tiếp cận năng lực 106 Bảng 2.22 Thực trạng quản lý nội dung chương trình đào tạo ngành

CHTMLQ theo tiếp cận năng lực 109 Bảng 2.23 Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên tham gia

đào tạo ngành CHTMLQ 111 Bảng 2.24 Thực trạng quản lý học tập, rèn luyện của học viên ngành

CHTMLQ theo tiếp cận năng lực 114

Bảng 2.25 Thực trạng quản lý kiểm tra - đánh giá kết quả học tập ngành

CHTMLQ theo tiếp cận năng lực 118 Bảng 2.26 Thực trạng quản lý sự phối hợp giữa nhà trường với các đơn vị

thực tập 120 Bảng 2.27 Thực trạng quản lý CSVC và trang thiết bị trong đào tạo ngành

CHTML 123 Bảng 2.28 Thực trạng quản lý kết quả đầu ra trong đào tạo ngành

CHTMLQ 126 Bảng 2.29 Kết quả thực trạng quản lý hoạt động đào tạo ngành CHTMLQ

theo tiếp cận năng lực tại các trường SQLQ 128

Trang 12

Bảng 3.1 Cụ thể hóa Khung năng lực đào tạo sĩ quan ngành Chỉ huy Tham

mưu lục quân trình độ đại học 140

Bảng 3.2 Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất 167

Bảng 3.3 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất 168

Bảng 3.4 Sự tương quan về tính cấp thiết và tính khả thi các biện pháp 169

Bảng 3.5 Kết quả đánh giá thực trạng chương trình đào tạo ngành CHTMLQ ở trường SQLQ trước thử nghiệm 175

Bảng 3.6 Kết quả đánh giá ban đầu của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng với những công việc thực hiện điều chỉnh CTĐT ngành CHTMLQ ở 2 trường Sĩ quan Lục quân 175

Bảng 3.7 Tổng hợp kết quả khảo sát về mức độ phát triển năng lực nghề nghiệp của học viên tại Trường Sĩ quan Lục quân 1 177

Trang 13

Hình 1.1 Mô hình quản lý đào tạo theo quá trình 47

Hình 1.2 Quản lý đào tạo theo mô hình CIPO 47

Hình 1.3 Mô hình quản lý theo kết quả 48

Hình 1.4 Cấu trúc nội dung chương trình đào tạo ngành CHTMLQ 57

Biểu đồ 2.1 Thực trạng quản lý tuyển sinh đào tạo ngành CHTMLQ theo tiếp cận năng lực tại các trường SQLQ 103

Biểu đồ 2.2 Thực trạng quản lý mục tiêu đào tạo ngành CHTMLQ tại các trường SQLQ 105

Biểu đồ 2.3 Thực trạng quản lý nội dung chương trình đào tạo ngành CHTMLQ tại các trường SQLQ 107

Biểu đồ 2.4 Thực trạng quản lý hoạt động của giảng viên ngành CHTMLQ 112

Biểu đồ 2.5 Thực trạng quản lý học tập, rèn luyện của học viên ngành CHTMLQ theo tiếp cận năng lực 115

Biểu đồ 2.6 Thực trạng quản lý kiểm tra - đánh giá kết quả học tập ngành CHTMLQ 119

Biểu đồ 2.7 Thực trạng quản lý sự phối hợp giữa nhà trường với các đơn vị thực tập 121

Biểu đồ 2.8 Thực trạng quản lý CSVC, trang thiết bị trong đào tạo ngành CHTMLQ 124

Biểu đồ 2.9 Thực trạng quản lý kết quả đầu ra trong đào tạo ngành CHTMLQ theo tiếp cận năng lực 126

Biểu đồ 3.1 Sự tương quan giữa tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất 169

Trang 14

Biểu đồ 3.3 Kết quả khảo sát về mức độ phát triển năng lực cho học viên

178

Trang 15

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Trong các giai đoạn của lịch sử nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

là hai nhiệm vụ không tách rời nhau; truyền thống hàng nghìn năm dựng nước

và giữ nước của dân tộc đã minh chứng điều đó Quan điểm chỉ đạo của Đảng

có giá trị đối với ĐT nguồn nhân lực trình độ ĐH trong và ngoài quân đội,trong đó có ĐT ngành CHTMLQ Quán triệt chủ trương của Đảng, trong đổimới ĐT sĩ quan ngành CHTMLQ trình độ ĐH cần hướng đến phát triển NLcủa người học, thể hiện trong toàn bộ quá trình quản lý và hoạt động ĐT, từcông tác tuyển sinh, tổ chức ĐT đến đánh giá kết quả; đổi mới mục tiêu, CT,nội dung, phương pháp và đó chính là tiếp cận NL trong ĐT ngành CHTMLQtrình độ ĐH

Tiếp cận NL không chỉ đơn thuần là phát triển NL, mà trước hết là dựavào NL người học để có tác động quản lý nhằm tạo ra sự phát triển NL củachính họ Như vậy, ĐT nguồn nhân lực đặc thù ngành CHTMLQ trình độ ĐHkhông nằm ngoài kết quả nghiên cứu lý luận chung đó; và kết quả nghiên cứu

lý luận tiếp cận NL trong ĐT trình độ ĐH, là cơ sở cho nghiên cứu làm rõ lýluận về ĐT và QLĐT ngành CHTMLQ trình độ ĐH theo tiếp cận NL

Những năm qua, các Trường SQLQ đã tập trung hoàn thiện CT, nộidung, phương pháp ĐT và các điều kiện đảm bảo đáp ứng yêu cầu ĐT đặc thùngành CHTMLQ trình độ ĐH; quán triệt chủ trương của Đảng, Bộ Giáo dục

và ĐT (GD&ĐT), Bộ Quốc phòng nhằm nâng cao hiệu quả QLĐT, đáp ứngyêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT tại các trường SQLQ và yêu cầucủa chiến tranh hiện đại trong bối cảnh hiện nay Trong quá trình đổi mới, cácTrường luôn kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển nhân tố mới, tiếpthu có chọn lọc kinh nghiệm thế giới; tổ chức ĐT bảo đảm tính hệ thống, phùhợp với đối tượng học viên, nhiệm vụ của quân đội trong tình hình mới

Tuy nhiên, do nguyên nhân khách quan và chủ quan nên công tácQLĐT trình độ ĐH ngành CHTMLQ theo tiếp cận NL ở các trường SQLQcòn những hạn chế nhất định trong các khâu: quản lý tuyển sinh, phát triển

Trang 16

CT, nội dung và phương pháp ĐT; chất lượng ĐT toàn diện về QS, chính trị,chuyên môn, thể lực chưa thật đáp ứng yêu cầu cao của nhiệm vụ xây dựngquân đội trong tình hình mới; chưa chú trọng đúng mức tính đặc thù củangành CHTMLQ và yêu cầu ĐT tài năng QS; chưa quan tâm thích đáng đếnphối hợp ĐT và gửi GV đi ĐT ở nước ngoài; đội ngũ GV đầu đàn, có trình độchuyên môn cao ngày càng thiếu hụt; điều kiện và phương tiện kỹ thuật phục

vụ dạy và học còn chưa đáp ứng yêu cầu của hiện đại hóa

Là cán bộ QLĐT trong cơ sở GDĐH quân đội, với những lý do trên,

tác giả chọn vấn đề: “Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành CHTMLQ theo tiếp cận năng lực ở các trường Sý quan Lục quân trong bối cảnh hiện nay” để nghiên cứu trong khuôn khổ luận án tiến sĩ ngành Quản lý giáo dục

với mong muốn tìm ra các biện pháp QLĐT có tính khoa học, thực tiễn vàkhả thi nâng cao chất lượng và hiệu quả ĐT sĩ quan CHTMLQ ở các trườngSQLQ hiện nay

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về QLĐT trình độ đại họctheo tiếp cận NL trong các cơ sở giáo dục đại học; phân tích, đánh giá thựctrạng ĐT và QLĐT trình độ đại học ngành CHTMLQ theo tiếp cận NL trongcác trường SQLQ, luận án đề xuất một số biện pháp QLĐT trình độ đại họcngành CHTMLQ theo tiếp cận NL trong các trường SQLQ, nhằm góp phần

ĐT lực lượng sĩ quan đáp ứng với yêu cầu bối cảnh hiện nay để thực hiện tốtnhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu: Hoạt động ĐT trình độ đại học trong cơ sở

giáo dục đại học quân đội

3.2 Đối tượng nghiên cứu: QLĐT trình độ đại học ngành CHTMLQ theo

tiếp cận NL ở các Trường SQLQ

4 Câu hỏi nghiên cứu

4.1 Bối cảnh quận sự hiện nay cũng như bối cảnh đổi mới giáo dục đặt

ra những yêu cầu mới nào về NL của SQQĐ, yêu cầu đối với QLĐT đội ngũ

Trang 17

SQQĐ? Dựa trên cơ sở lý luận nào để khung NL ĐT sĩ quan ngành CHTMLQlàm cơ sở cho hoạt động ĐT và quản lý hoạt động ĐT ngành này?

4.2 QLĐT trình độ đại học ngành CHTMLQ theo tiếp cận NL, cần thayđổi quản lý các khâu trong hoạt động ĐT thế nào, để ĐT ra sản phẩm đáp ứngyêu cầu của quân đội trong bối cảnh hiện nay ?

4.3 Việc nhận diện được những điểm mạnh, hạn chế của ĐT và QLĐTngành CHTMLQ trong các Trường SQLQ Việt Nam để làm cơ sở thực tiễn đềxuất các biện pháp QLĐT trình độ đại học ngành CHTMLQ trong các trường sĩquan trong bối cảnh hiện nay là vấn đề cần thiết ?

5 Giả thuyết khoa học

Quản lý đào tạo ngành CHTMLQ trình độ đại học theo tiếp cận NL ởcác Trường SQLQ những năm qua, bên cạnh những ưu điểm đạt được từ chỉđạo công tác tuyển sinh đến quản lý kết quả đầu ra theo yêu cầu về NL củaSQLQ cấp phân đội thì trong QLĐT theo tiếp cận NL còn không ít hạn chế,bất cập từ quản lý tuyển sinh, thực hiện chương trình, nội dung và phươngpháp ĐT, đến đảm bảo điều kiện và quản lý đánh giá kết quả đầu ra… dẫnđến NL của học viên sau tốt nghiệp chưa như mong muốn Do vậy, để khắcphục hạn chế, bất cập đó, việc nghiên cứu đề xuất biện pháp QLĐT trình độđại học một cách có hệ thống, có cơ sở KH, phù hợp với điều kiện và gópphần nâng cao chất lượng ĐT sĩ quan CHTMLQ ở các trường Trường SQLQđáp ứng yêu cầu về NL chỉ huy đơn vị cấp phân đội trong chiến tranh hiện đại

và hội nhập giáo dục QS tiên tiến trên thế giới

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về QLĐT trình độ đại học ngànhCHTMLQ theo tiếp cận NL trong bối cảnh hiện nay

6.2 Phân tích, đánh giá thực trạng QLĐT trình độ đại học ngànhCHTMLQ theo tiếp cận NL ở các trường SQLQ hiện nay

6.3 Đề xuất một số biện pháp QLĐT trình độ đại học ngành CHTMLQtheo tiếp cận NL ở các trường SQLQ trong bối cảnh hiện nay

6.4 Tổ chức khảo nghiệm tính cấp thiết, tính khả thi và thử nghiệm mộtbiện pháp đề xuất trong luận án

Trang 18

7 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

7.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu đề

xuất biện pháp QLĐT trình độ đại học ngành CHTMLQ theo tiếp cận NL ởcác Trường SQLQ trong bối cảnh hiện nay

7.2 Giới hạn địa bàn nghiên cứu: Luận án nghiên cứu thực trạng

QLĐT trình độ đại học tại 2 Trường Trường SQLQ (Trường Trường SQLQ 1

và Trường Trường SQLQ 2)

7.3 Giới hạn khách thể khảo sát: Luận án tập trung khảo sát các khách

thể sau: Lãnh đạo nhà trường (Hiệu trưởng và phó HT các Trường SQLQ) CBquản lý (Trưởng, Phòng, Khoa, Ban, Bộ môn…) GV và học viên của haiTrường SQLQ 1 và Trường SQLQ 2, lãnh đạo và CB một số đơn vị quân đội

8.1.1 Tiếp cận NL: Tiếp cận dựa vào NL định hướng cho luận án, xác

định NL người học cần đạt phù hợp với yêu cầu ĐT và có căn cứ để đánh giá

kết quả ĐT theo tiếp cận NL dựa trên quá trình ĐT và quy trình QLĐT.

8.1.2 Tiếp cận quá trình (nội dung) hoạt động: (Process approach)

Tiếp cận quá trình trong tiếng Anh được gọi là Process approach.Phương pháp tiếp cận quá trình là cách tiếp cận để xác định và quản lý cácquá trình một cách có tổ chức và đặc biệt là quản lý tương tác giữa các quátrình trong quản lý ĐT của một tổ chức giáo dục

Để tổ chức hoạt động một cách hiệu quả, việc xác định và quản lý tất

cả các quá trình có liên quan và tương tác với nhau là cực kỳ quan trọng.Phương pháp tiếp cận quá trình giúp định rõ và quản lý các quá trình đượctriển khai trong tổ chức một cách có hệ thống, đồng thời tập trung vào quản

lý sự tương tác giữa các quá trình để đạt được hiệu quả cao nhất trong quản

lý ĐT của nhà trường

Trang 19

8.1.3 Tiếp cận chức năng quản lý: Quản lý là một hoạt động thực hiện

các chức năng như: kế hoạch; tổ chức; chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá Cácchức năng này trong mỗi hoạt động phải được thực hiện nghiêm túc thì quátrình ĐT vận hành mới có kết quả

8.1.4 Tiếp cận kết quả đầu ra: Tiếp cận nghiên cứu dựa trên kết quả

đầu ra là phương pháp tập trung vào việc xác định và mô tả rõ ràng những kếtquả dự kiến mà người học mong muốn đạt được sau mỗi giai đoạn HT trongmột môn học cụ thể hoặc sau khi hoàn thành CTĐT ngành CHTMLQ Để ápdụng phương pháp này, việc xây dựng chuẩn đầu ra của CTĐT/khung nănglực của sĩ quan ngành CHTMLQ là cần thiết Các chuẩn đầu ra này sẽ tạo nềntảng cho việc quản lý và tổ chức quá trình ĐT ở trình độ đại học trong cácTrường Sĩ quan Lục quân, đặc biệt là trong bối cảnh giáo dục hiện nay

8.2 Phương pháp nghiên cứu

8.2.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Phân tích, tổng hợp, và hệ thống hóa các kiến thức chính từ các nghiêncứu, tác phẩm nổi bật trong và ngoài nước, cũng như các văn kiện của Đảng,Nhà nước, và Quân đội có liên quan đến đề tài nhằm xây dựng cơ sở lý luậncho vấn đề nghiên cứu là một quá trình quan trọng

8.2.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động thực hiện quá trình

ĐT của các trường SQLQ có đáp ứng được chuẩn đầu ra đã được xây dựng vàphổ biến

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Được sử dụng để thu thập ý kiến

của về các vấn đề liên quan đến QLĐT theo tiếp cận NL, liên quan đến luận án,đặc biệt là CB quản lý nhà trường, các phòng ban và GV trong các trường SQLQnhằm khảo sát thực trạng ĐT và QLĐT trong các trường SQLQ theo tiếp cận

NL trong giai đoạn hiện nay

- Phương pháp phỏng vấn: Trực tiếp trò chuyện, điều tra sâu đối với

một số đối tượng để có thông tin nhằm đánh giá kết quả hoạt động ĐT vàquản lý hoạt động ĐT trong các trường sĩ quan theo tiếp cận NL

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm đào tạo: Thông qua nghiên cứu

Trang 20

về quản lý ĐT, hiệu suất giảng dạy của GV, kết quả HT và rèn luyện của sinhviên, cùng với việc phân tích hồ sơ và văn bản ĐT trong ngành CHTMLQ ởtrình độ đại học, ta có thể hiểu rõ hơn về bản chất và đặc điểm của quá trình

ĐT từ góc độ tiếp cận năng lực Dựa trên những thông tin này, chúng ta có thể

đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp để cải thiện chất lượng ĐT

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Nghiên cứu, phân tích kinh

nghiệm QLĐT ngành CHTMLQ trình độ đại học ở các trường SQLQ

- Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm: Nhằm kiểm chứng nhận

thức và thực tế sinh động về tính cấp thiết, khả thi và tính hiệu quả của cácbiện pháp đề xuất

8.2.3 Nhóm các phương pháp hỗ trợ

- Phương pháp chuyên gia: Hỏi ý kiến từ các chuyên gia, nhà nghiên

cứu KH Giáo dục (KHGD) và các Quản lý Giáo dục (QLGD) có kinh nghiệmtrong lĩnh vực ĐT và quản lý ĐT theo tiếp cận năng lực, cả về mặt lý luận vàthực tiễn, nhằm hỗ trợ việc đề xuất các biện pháp mang tính KH cao hơn

- Phương pháp phân tích dữ liệu: Luận án sử dụng các công thức toán

học, phần mềm SPSS để lượng hóa kết quả nghiên cứu từ các phương phápkhác; đồng thời sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp, phương pháp

so sánh trong quá trình nghiên cứu thực trạng ĐT và QLĐT ở các trườngSQLQ theo tiếp cận NL trong bối cảnh hiện nay

9 Luận điểm để bảo vệ

- Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành CHTMLQ theo tiếp cận NL ởcác trường SQLQ nhằm hướng đến chất lượng ĐT SQLQ của quân đội có đủ

NL KH QS đáp ứng yêu cầu bối cảnh QS, chiến tranh hiện đại

- Đào tạo trình độ đại học ngành CHTMLQ theo tiếp cận NL ở cáctrường SQLQ yêu cầu cần đổi mới hình thức, phương pháp quản lý các khâutrong hoạt động ĐT phù hợp với yêu cầu thực tiễn

- Nhận diện được những ưu điểm, hạn chế trong QLĐT trình độ đại họcngành CHTMLQ theo tiếp cận NL ở các trường SQLQ sẽ giúp nhà trường tìm

ra các biện pháp QLĐT phù hợp, khả thi, từ đó sẽ nâng cao chất lượng ĐT độingũ sĩ quan đáp ứng yêu cầu chỉ huy đơn vị lục quân trong chiến tranh hiện đại

Trang 21

- Việc đề xuất và triển khai áp dụng các biện pháp QLĐT theo tiếp cận

NL sẽ góp phần nâng cao chất lượng ĐT sĩ quan CHTMLQ, tạo ra một lựclượng sĩ quan CHTMLQ đáp ứng các yêu cầu của quân đội trong thời kỳ mới

10 Những đóng góp mới của luận án

10.1 Về lý luận

- Khung lý thuyết về QLĐT trình độ đại học ngành CHTMLQ theotiếp cận NL được xây dựng trong luận án góp phần bổ sung, làm phong phúthêm cơ sở lý luận về QLĐT trong các trường ĐH nói chung

- Khung NL ĐT sĩ quan ngành CHTMLQ được đề xuất trong luận án làtài liệu tham khảo hữu ích cho các trường SQQĐ nói chung, trường SQLQ ởViệt Nam nói riêng

10.2 Về thực tiễn

- Kết quả đánh giá thực trạng ĐT và QLĐT ngành CHTMLQ ở cáctrường SQLQ giúp lãnh đạo, CB quản lý của nhà trường nhận diện được điểmmạnh và hạn chế của hoạt động lãnh đạo, QLĐT của trường, từ đó xác địnhđược hướng cải tiến công tác QLĐT của nhà trường

- Hệ thống biện pháp QLĐT trình độ đại học ngành CHTMLQ được đềxuất trong luận án là tài liệu tham khảo hữu ích với lãnh đạo, CB quản lýtrong các trường SQQĐ nói chung hiện nay

11 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo

và các phụ lục, luận án được trình bày trong 3 Chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉhuy tham mưu lục quân theo tiếp cận năng lực ở Trường Sĩ quan Lục quântrong bối cảnh hiện nay

Chương 2: Thực trạng quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huytham mưu lục quân theo tiếp cận năng lực ở các Trường SQLQ hiện nay

Chương 3: Biện pháp quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huytham mưu lục quân theo tiếp cận năng lực ở các Trường Sĩ quan lục quântrong bối cảnh hiện nay

Trang 22

Chương 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC

NGÀNH CHỈ HUY THAM MƯU LỤC QUÂN THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Ở TRƯỜNG SĨ QUAN LỤC QUÂN

TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Công trình nghiên cứu về đào tạo trong cơ sở giáo dục đại học theo tiếp cận năng lực

Trong những năm gần đây, để nâng cao chất lượng ĐT, nhiều nhànghiên cứu giáo dục trên toàn cầu đã tập trung vào nghiên cứu về quản lý quátrình ĐT, trong đó có nhiều nhà nghiên cứu đồng thuận rằng quản lý ĐT theotiếp cận năng lực là cần thiết Các nghiên cứu về tiếp cận năng lực trong ĐTnghề đã được phát triển mạnh mẽ từ những năm 1990, đặc biệt là tại Mỹ, Anh,

Úc, New Zealand, và xứ Wales Sự phát triển này được thúc đẩy bởi quan điểmrằng tiếp cận năng lực là cách tiếp cận có ảnh hưởng nhất để cân bằng giáo dục

và ĐT với nhu cầu thực tế của người lao động, đồng thời chuẩn bị cho lựclượng lao động phù hợp với nền kinh tế toàn cầu trong thế kỷ 21

Khi tổng hợp các lý thuyết về tiếp cận dựa trên năng lực trong giáo dục

và ĐT, Paprock (1996) đã chỉ ra những đặc điểm cơ bản của tiếp cận này: đặtngười học vào trung tâm của quá trình HT, đáp ứng các yêu cầu của chínhsách, hướng đến cuộc sống thực tế, linh hoạt và năng động, và xác định rõ ràngtiêu chuẩn năng lực Các đặc điểm này dẫn đến những ưu điểm của tiếp cậnnăng lực như: tạo điều kiện cho HT cá nhân hóa, tập trung vào kết quả đầu ra,linh hoạt trong việc đạt được kết quả dựa trên điều kiện và khả năng của từng

cá nhân, và giúp xác định rõ ràng những gì cần đạt được và tiêu chuẩn đolường kết quả [96]

Các mô hình năng lực và việc xác định các năng lực đang được sử dụngnhư công cụ quan trọng để phát triển chương trình giáo dục và ĐT tại một sốquốc gia trên thế giới, nhờ vào những đặc điểm và ưu điểm của tiếp cận nănglực Trong nghiên cứu về phát triển chương trình ĐT dựa trên mô hình năng

Trang 23

lực, Boyatzis et al cùng với Whetten và Cameron (1995) đã nhấn mạnh ba nộidung chính cần thiết, bao gồm: 1) Xác định các năng lực; 2) Phát triển các nănglực; và 3) Đánh giá các năng lực một cách khách quan [108]

Trong các cơ sở giáo dục trên thế giới và Việt Nam, một số các nhàKHGD trên thế giới đã nghiên cứu về quản lý quá trình ĐT trong nhà trường

để nâng cao chất lượng ĐT; theo đó, nhiều nhà KH cho rằng QLĐT theo tiếpcận NL có rất nhiều những ưu việt để mang lại kết quả cao trong nhà trường Trong GDĐH, mục tiêu hướng đến là NL nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp chongười học; đó là các phẩm chất, đặc điểm, kỹ năng và kiến thức tạo nên NLnghề nghiệp vừa tổng quát vừa chuyên biệt Tác giả John W Burke (1995)trong tài liệu “Giáo dục và ĐT dựa vào NL thực hiện” đã trình bày nhữngkhởi điểm của ĐT dựa trên NL thực hiện, quan niệm về NL thực hiện và tiêuchuẩn NL thực hiện, về vấn đề đánh giá dựa trên NL thực hiện và điều chỉnh,cập nhật CTĐT theo hướng phát triển NL người học

Trong cuốn “Các kỹ thuật đánh giá dựa trên NL thực hiện” (1995), tácgiả Shirley Fletcher tập trung phân tích sự khác biệt, tính ưu việt về ĐT dựavào NL ở Anh và Mỹ, các nguyên tắc và TH đánh giá theo tiêu chuẩn và sửdụng đánh giá dựa vào NL, việc thiết lập các tiêu chí cho quá trình triển khaithực hiện ĐT, thu thập bằng chứng cho đánh giá NL thực hiện Tuy nhiên, tácgiả tập trung nhiều vào nghiên cứu đánh giá dựa trên NL thực hiện, một khâuquan trọng của quá trình ĐT [97]

Sau đó, trong công trình“Thiết kế ĐT dựa trên NL thực hiện” (1997),tác giả Shirley Fletcher đề cập và phân tích cơ sở KH của việc xây dựng cáctiêu chuẩn ĐT, cũng như kỹ thuật phân tích nhu cầu người học và phân tíchcông việc, xây dựng CT theo mô đun [97]

Ở một số nước châu Á như Singapore, Ấn Độ, Philippines, Malaysia,…phương thức ĐT dựa vào NL thực hiện cũng đã được vận dụng ở các mức độkhác nhau trong CTĐT theo NL thực hiện cho các trường chuyên nghiệp,trường nghề và trường kỹ thuật [107]

Tác giả Thomas Deissinger và Slilke Hellwig, nhà KH Đức (2011),trong tài liệu: “Structures and functions of competency-based education and

Trang 24

training” (Cấu trúc và chức năng của ĐT dựa vào NL) đã đưa ra các quanđiểm về cấu trúc và chức năng của CTĐT dựa vào NL thực hiện Việc xâydựng CTĐT và kiểm định CT trước khi đưa vào thực thi [106]

Tác giả Leesa Wheelaha trong công trình “The problem withcompetency - based training, Educating for the knowledge economy: criticalperspectives?” (Vấn đề về ĐT dựa vào NL trong nền kinh tế tri thức: các triểnvọng?) [99] đã phát triển quan điểm thực tế khác về ĐT dựa vào NL, đó làkiến thức của người học phải được đặt vào vị trí trung tâm của ĐT, song ĐTdựa vào NL nếu chỉ kiến thức thì chưa đủ

CT được phát triển theo tiếp cận NLTH có một số kế hoạch như: ĐTnghề, xây dựng đội ngũ GV, tuyển dụng GV trợ giảng, xây dựng cơ sở vậtchất, đây là kết quả nghiên cứu của tác giả Tian Ye, nhà KHGD Trung Quốc đã

đề cập đến CT phát triển NL thực hiện cho GV trong các cơ sở ĐT nghề ở BắcKinh, Trung Quốc, đây là một trong những dự án đặc biệt của chính quyền địaphương nhằm mục đích cải thiện việc giảng dạy ở bậc chuyên nghiệp

Qua khái quát một số công trình nghiên cứu cho thấy, ĐT dựa và NL,

NL thực hiện là một xu hướng đã được nhiều quốc gia, nhiều nhà KH quantâm nghiên cứu ở nhiều góc độ, mức độ khác nhau; và cách tiếp cận này đượcứng dụng vào ĐT, dạy học ở các trường ĐH, cao đẳng, chuyên nghiệp và dạynghề LT về ĐT theo tiếp cận NL dựa vào NL, NL thực hiện được vận dụngphù hợp điều kiện hoàn cảnh của các nước, kể cả trong các trường ĐH trongquân đội

Như vậy, ĐT, xây dựng CTĐT theo tiếp cận NL ở trường ĐH là cơ sởcủa QLĐT theo hướng tiếp cận này; và kết quả các công trình nghiên cứu vềQLĐT trình độ ĐH theo tiếp cận NL cũng trên cơ sở của ĐT ĐH được dựatheo hướng tiếp cận này

1.1.2 Công trình nghiên cứu về quản lý đào tạo theo tiếp cận năng lực trong cơ sở giáo dục đại học

Trang 25

Năm 1997, Shirley Fletcher trong cuốn “Desiging Competence Basedtraining” – ”Thiết kế CTĐT dựa trên NL” [97], tác giả đã đã đề cập đến cơ sở

KH để thiết lập tiêu chuẩn ĐT, các kỹ thuật phân tích nhu cầu người học vàcông việc, xây dựng mô đun dạy học và khung CTĐT

Những ưu điểm, đặc tính của QLĐT theo tiếp cận NL, các mô hình NL,những NL đầu ra được xác định và sử dụng như là công cụ để phát triển CTgiáo dục, ĐT của một số nước trên thế giới

Các kết quả nghiên cứu trên là tiền đề lý luận hết sức quan trọng trongnền giáo dục mới; và có ý nghĩa phương pháp luận trong QLĐT theo tiếp cậnNL; và đó là cơ sở lý luận quan trọng, cần kế thừa và phát triển trong thực tiễnQLĐT trình độ ĐH theo tiếp cận NL, kể cả trường quân đội Ở Việt Nam trongmột vài năm gần đây, trong các cơ sở GDĐH trong các nước đã có nhiều côngtrình luận án về QLĐT theo tiếp cận NL, NL thực hiện đã được công bố, tácgiả có thể đề cập đến một số công trình nghiên cứu sau:

Trang 26

Một số luận án tiến sĩ liên quan đến công tác QLĐT như: luận án củaNguyễn Ngọc Hùng (2006) với đề tài “Quản lý dạy học TH theo tiếp cận NL

TH cho sinh viên sư phạm kỹ thuật”: Tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận củaquản lý dạy học TH (QLDHTH) theo tiếp cận NL thực hiện (NLTH) cho sinhviên sư phạm kỹ thuật, trong đó trình bày rõ thực trạng quản lý dạy học TH ởcác trường SPKT như: vấn đề ĐT GV nêu rõ những yếu kém và nguyên nhânảnh hưởng đến kết quả ĐT Từ đó đưa ra các giải giáp đổi mới quản lý mụctiêu CT DHTH tiếp cận NLTH; đổi mới quản lý cho đội ngũ GV chuyên ngành

kỹ thuật; đổi mới luyện tập cho sinh viên SPKT [40]; Luận án của Đào ThịThanh Thuỷ (2012), QLĐT nhân lực kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển cáckhu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm miền Trung” [69], Luận án đã đề xuất

6 giải pháp: 1) Xác định nhu cầu ĐT NLKT của các KCN; 2) Lập kế hoạch vàthiết kế ĐT; 3) Tổ chức liên kết ĐT giữa Nhà trường và Doanh nghiệp trongKCN; 4) Đánh giá kết quả ĐT và giới thiệu việc làm cho HS/SV tốt nghiệp; 5)Thiết lập mối liên kết giữa các CSDN trong cùng địa bàn, địa phương; 6)Thành lập Hội đồng điều phối ĐT NLKT cấp vùng Những giải pháp này gópphần đổi mới công tác quản lý đào tạo nghề từ vi mô đến vĩ mô, với mục đíchđào tạo đáp ứng nhu cầu về NLKT cho nhu cầu phát triển của các KCN vùngKTTĐ miền Trung; luận án của Phạm Minh Phương (2013) về “QLĐT nhânlực tại doanh nghiệp may Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” [61] Nhữngluận án này đã trình bày cơ sở lý luận và thực trạng của QLĐT nhân lực nóichung và QLĐT nghề nói riêng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tácdạy nghề và đưa ra một số giải pháp góp phần đổi mới công tác quản lý nhànước, QLĐT và quản lý dạy học nghề, với mục đích “sản phẩm của quá trìnhĐTN” đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, thị trường lao động và xã hội Cáctác giả Phùng Xuân Nhạ và Vũ Anh Dũng (2011) trong sách “Xây dựng và tổchức CTĐT ĐH và sau ĐH theo cách tiếp cận CDIO” [53] đã đề xuất quy trìnhxây dựng CTĐT theo tiếp cận CDIO

Trang 27

Nghiên cứu về quản lý thực hiện CTĐT, tác giả Sái Công Hồng (2014)

“Quản lý CTĐT ĐH ngành quản trị kinh doanh ở ĐH Quốc gia Hà Nội theotiếp cận đảm bảo chất lượng của mạng lưới các trường ĐH khu vực Đông Nam

Á (AUN)” [35] đã đề xuất 4 giải pháp nhằm tăng cường quản lý thực hiệnCTĐT theo tiếp cận đảm bảo chất lượng; đó là: giải pháp tăng cường về chấtlượng GV; giải pháp về hoàn thiện chính sách quản lý chất lượng; giải pháp vềtăng cường cơ sở vật chất, trang TBDH; giải pháp về tăng cường hoạt độngđảm bảo chất lượng bên trong

Luận án của Lê Thị Hồng Hạnh với đề tài ”QLĐT nghiệp vụ sư phạmtheo tiếp cận NL cho SV các trường ĐH vùng đồng bằng sông Hồng” (2019),dựa vào mô hình QLĐT CIPO, tác giả phân tích các nội dung QLĐT NVSPcho sinh viên gồm 4 nội dung: 1) Quản lý các yếu tố đầu vào (công tác tuyểnsinh, phát triển CTĐT NVSP, quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng ĐTNVSP ; 2) Quản lý các yếu tố quá trình ĐT NVSP (mục tiêu, nội dung, hìnhthức phương pháp ĐT NVSP, quản lý KTĐG kết quả ĐT NVSP; 3) Quản lýcác yếu tố đầu ra; và 4) Tác động của bối cảnh đến QLĐT GV, ĐT NVSP; từ

đó đề xuất 6 giải pháp QLĐT NVSP theo tiếp cận NL cho sinh viên các trường

ĐH vùng đồng bằng sông Hồng [31]

Luận án tiến sĩ ”QLĐT GV nghệ thuật trình độ ĐH theo tiếp cận NLthực hiện trong bối cảnh đổi mới giáo dục Việt Nam hiện nay” do tác giả

Hà Thanh Hương thực hiện (2016) [33], đã đề xuất xây dựng khung NL ĐT

GV nghệ thuật; làm rõ các nội dung QLĐT GV nghệ thuật theo tiếp cận NLthực hiện, từ khâu quản lý công tác tuyển sinh, thực thi CT, phương thứcquản lý hoạt động dạy học, kiểm tra - đánh giá, quản lý kết quả đầu ra củaquá trình ĐT

Trang 28

Tác giả Bùi Xuân Việt trong công trình nghiên cứu luận án tiến sĩ với đềtài ”QLĐT GV giáo dục quốc phòng và an ninh theo tiếp cận NL” tác giả đã đãtập trung phân tích nội dung QLĐT GV giáo dục quốc phòng an ninh gồm 7vấn đề: 1) Quản lý công tác tuyển sinh; 2) Quản lý mục tiêu, nội dung CTĐT;3) Quản lý hình thức, phương pháp giảng dạy; 4) Quản lý hoạt động HT, rénluyện của sinh viên; 5) Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá ĐT; 6) Quản lý cơ

sở vật chất và các điều kiện đảm bảo ĐT; và 7) Quản lý kết quả đầu ra của quátrình ĐT Trên cơ sở đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu, tác giả đề xuất 6giải pháp QLĐT GV giáo dục quốc phòng và an ninh theo tiếp cận NL [81]

Luận án tiến sĩ ”Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá thành quả HT theotiếp cận NL trong Học viện Quân đội Việt Nam” của Phạm Văn Phong đã đềcập đến vấn đề kiểm tra đánh giá thành quả HT của học viên sĩ quan trong cáchọc viện quân đội theo tiếp cận NL, với những đặc thù trong hoạt động QLĐTtrong các cơ sở GDĐH quân đội Tác giả xác định được khung NL của họcviên sĩ quan trình độ ĐH trong Học viện quân đội; đồng thời phân tích đặc thùquá trình dạy học theo tiếp cận NL của học viên sĩ quan, trong đó tập trungphân tích vị trí, vai trò, đặc trưng, hình thức kiểm tra đánh giá thành quả HTcủa học viên sĩ quan trong quá trình ĐT và vai trò, nhiệm vụ của CB quản lý,

GV, học viên trong quá trình chuyển từ ĐT theo tiếp cận nội dung sang tiếpcận NL Trên cơ sở đánh giá thực trạng của vấn đề nghiên cứu, tác giả luận án

đề xuất 7 giải pháp quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá thành quả HT theo tiếpcận NL trong Học viện quân đội: 1) Nâng cao nhận thức của CB quản lý, GV

về khung NL của học viên sĩ quan theo CTĐT ĐH; 2) Tổ chức xây dựng kếhoạch KTĐG thành quả HT theo tiếp cận NL cho từng môn học; 3) Tổ chứcxây dựng ngân hàng câu hỏi đáp án theo tiếp cận NL; 4) Tổ chức tập huấn kỹnăng kiểm tra đánh giá thành quả HT cho các môn học; 5) Tổ chức bồi dưỡng

KT, KN chuyên sâu về kiểm tra đánh giá thành quả HT theo tiếp cận NL cho

GV, CB quản lý; 6) Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm trađánh giá thành quả HT cho CB quản lý, GV; và 7) Xây dựng qui trình tổ chứckiểm tra đánh giá thành quả HT của người học theo tiếp cận NL trong Học việnquân đội [62]

Trang 29

Khi bàn về “Quản lý phát triển NL GV mẫu giảng theo tiếp cận pháttriển kỹ năng nghề đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non”[52], tác giảPhạm Thị Loan đã đưa ra cách tiếp cận mới đối với vấn đề quản lý phát triển

NL cho GV mầm non, cách tiếp cận kỹ năng nghề đáp ứng yêu cầu đổi mớigiáo dục

Tác giả Lại Đức Hậu với đề tài: Quản lý thực hiện CTĐT ngànhCHTMLQ ở các trường quân đội” [32] đã chỉ ra các yếu tố cơ bản trong thiết

kế CT, các nội dung cơ bản trong quản lý thực hiện CT ngành CHTMLQ trongcác trường Quân đội và đề ra 6 biện pháp quản lý thực hiện CT trong QLĐT,việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng ĐTGV nói riêng đềugắn với việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, quản lý chất lượng giáodục, kiểm định chất lượng, CTĐT phải gắn với Chuẩn đầu ra Một số côngtrình nghiên cứu chỉ bàn đến tiếp cận chất lượng tổng thể (TQM), chưa bàn đếntiếp cận NL trong QLĐT ở ĐH Kết quả nghiên cứu các công trình KH trên về

lý luận, thực tiễn và giải pháp, là một trong những căn cứ KH, định hướng choviệc kế thừa, phát triển và tiếp cận vấn đề nghiên cứu nhằm giúp cho xây dựng

cơ sở lý luận về QLĐT trong các lĩnh vực khác nhau, kể cả các trường ĐHtrong quân đội

Luận án tiến sĩ do tác giả Nguyễn Tân Đăng thực hiện với đề tài

“QLĐT cử nhân ngành An toàn thông tin ở các trường ĐH Việt Nam đáp ứng nhu cầu xã hội” (2021) đã xây dựng khung lý thuyết về QLĐT cử nhân ngành

An toàn thông tin, tác giả tập trung phân tích 4 nội dung QLĐT: 1) Quản lý đầu vào (tuyển sinh, CTĐT, các điều kiện phục vụ ĐT như CSVC, đội ngũ, tài chính); 2) Quản lý quá trình (quy trình tổ chức ĐT, hoạt động dạy, hoạt động

HT và quản lý đánh giá kết quả HT); 3) Quản lý đầu ra; và 4) Tác động bối cảnh đến QLĐT ngành An toàn thông tin đáp ứng nhu cầu xã hội Trên cơ sở

khung lý thuyết, đánh giá thực trạng, luận án đề xuất 7 giải pháp QLĐT cửnhân ngành Anh toàn thông tin trong các trường ĐH Việt Nam đáp ứng nhucầu xã hội

Trang 30

Tác giả Đỗ Văn Hiếu trong luận án tiến sĩ “ Quản lý thực tập của sinhviên Học viện An Ninh Nhân dân theo tiếp cận CIPO” (2016) đã vận dụng môhình CIPO vào quản lý thực tập nghiệp vụ cho sinh viên ngành An ninh, tácgiả đã phân tích các nội dung quản lý thực tập của sinh viên ngành An ninh

gồm 4 nội dung: 1) Quản lý các yêu tố đầu vào của quá trình thực tập; 2) Quản lý các yếu tố quá trình thực tập; 3) Quản lý các yếu tố kết quả của quá trình thực tập; và 4) Điều tiết ảnh hưởng của bối cảnh đến quá trình thực tập,

và đề xuất được 6 biện pháp quản lý thực tập của sinh viên Học viện An ninhNhân dân theo tiếp cận CIPO

Như vậy, tùy theo cách tiếp cận khác nhau, từ kết quả nghiên cứu cáccông trình KH trên các tác giả về cơ bản thực hiện hiện nghiên cứu bằng cách

hệ thống, khái quát hóa cơ sở lý luận về QLĐT theo hướng nghiên cứu, đưa racác khái niệm, đặc điểm, nội dung QLĐT và những kinh nghiệm, yếu tố tácđộng đến QLĐT Trên cơ sở đó, khảo sát, phân tích đánh giá thực trạngQLĐT, nhất là thực trạng vấn đề chất lượng ĐT của các nhà trường, rút ranhững ưu điểm, hạn chế, tồn tại trong QLĐT; từ đó đề xuất biện pháp, giảipháp có tính khả thi trong QLĐT ở cơ sở giáo dục hiện nay Tuy nhiên, một

số công trình nghiên cứu chỉ bàn đến tiếp cận chất lượng tổng thể (TQM), bànđến tiếp cận NL trong QLĐT một ngành cụ thể ở các cơ sở giáo dục đại họcnhưng còn vắng bóng nghiên cứu trong lĩnh vực đặc thù như đối với các cơ sởgiáo dục đại học thuộc lực lượng vũ trang Kết quả nghiên cứu các công trình

KH trên về lý luận, thực tiễn và giải pháp, là một trong những căn cứ KH,định hướng cho việc kế thừa, phát triển và tiếp cận vấn đề nghiên cứu nhằmgiúp cho xây dựng cơ sở lý luận về QLĐT trong các lĩnh vực khác nhau, kể cảcác trường ĐH trong quân đội

Trong quân đội những năm gần đây, kết quả nghiên cứu cho thấy một

số tác giả đã nghiên cứu và bảo vệ thành công đề tài luận án tiến sĩ ngànhQLGD về QLĐT, quản lý dạy học với nội dung khác nhau như: Tác giả BùiXuân Việt (2019) nghiên cứu về: QLĐT GV giáo dục quốc phòng và an ninhtheo tiếp cận NL; Tác giả Phạm Văn Thuận (2019) nghiên cứu về: Quản lýhoạt động thực tập của học viên ở các trường SQQĐ theo hướng phát triển

Trang 31

NL; Tác giả Nguyễn Thế Vinh (2018) nghiên cứu về: Quản lý hoạt động HTcủa học viên ở các trường SQQĐ theo hướng phát triển NL [81], [74], [84]

Kết quả các công trình nghiên cứu về QLĐT theo tiếp cận NL trong cáchọc viện, nhà trường quân đội cho thấy: Trong QLĐT, mục tiêu hướng đến là

NL nghề nghiệp cho người học; do đó việc QLĐT dựa vào chuẩn theo tiếpcận NL là xu thế tất yếu được vận dụng trong thực tiễn ĐT trong quân độihiện nay Mặt khác, các kết quả nghiên cứu đã xác định các NL cần hìnhthành, phát triển cho học viên trong quá trình ĐT và chỉ rõ hướng tiếp cậntrong xây dựng CTĐT nhằm thực hiện mục tiêu này Các kết quả nghiên cứuchỉ rõ: QLĐT theo hướng phát triển NL của người học, nhất là trong ĐT sĩquan các trường ĐH quân đội là đòi hỏi cấp thiết; nó là tiền đề hết sức quantrọng trong nghiên cứu về tổ chức QLĐT theo hướng phát triển NL củangười học ở nhà trường quân đội hiện nay, nhất là đối với trường ĐT SQLQbậc đại học

Các công trình nghiên cứu trên, tùy theo mục đích, đối tượng nghiêncứu để xây dựng cơ sở lý luận về QLĐT, nhất là khái quát các nội dung quản

lý, các yếu tố tác động đến QLĐT; từ đó, khảo sát, phân tích đánh giá thựctrạng QLĐT của các nhà trường, rút ra nguyên nhân hạn chế, tồn tại tạo cơ sởthực tiễn cho việc đề xuất biện pháp, giải pháp có tính khả thi trong QLĐT ởnhà trường ĐH trong quân đội theo tiếp cận NL; hoặc theo hướng phát triển

NL người học Như vậy, kết quả các công trình nghiên cứu về QLĐT theotiếp cận NL đã trở thành xu thế trong ĐT trình độ đại học cả trong và ngoàiquân đội QLĐT theo tiếp cận NL đòi hỏi phải giải quyết nhiều vấn đề, nó lànhững căn cứ KH để nghiên cứu vận dụng trong QLĐT trình độ đại họcngành CHTMLQ ở các trường SQLQ theo tiếp cận NL

1.1.3 Nhận xét chung về các công trình nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo của luận án

1.1.3.1 Nhận xét chung về các công trình nghiên cứu

Qua tổng quan các công trình nghiên cứu về ĐT, QLĐT theo tiếp cận

NL cho thấy, nhìn chung các công trình nghiên cứu đã tập trung xây dựng cơ

sở lý luận về QLĐT, làm rõ bản chất, mục tiêu, nội dung, nguyên tắc, phương

Trang 32

pháp QLĐT như: quản lý nội dung, CTĐT, quản lý hoạt động giảng dạy của

GV, hoạt động HT của sinh viên, học viên; quản lý cơ sở vật chất, trang thiết

bị ĐT, quản lý kết quả ĐT Những kết quả nghiên cứu trên là cơ sở lý luậnhết sức quan trọng trong nghiên cứu, vận dụng vào thực tiễn QLĐT trình độđại học ngành CHTMLQ ở các trường SQLQ theo tiếp cận NL trong bối cảnhhiện nay

Qua việc khái quát một số công trình nghiên cứu liên quan đến luận án,tác giả nhận thấy ĐT theo NL là một phương thức ĐT không mới đối với thếgiới và Việt Nam; nhiều công trình nghiên cứu đã triển khai có hiệu quả trongthực tiễn ĐT Một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam đề cập đến quanđiểm, định hướng chung, ĐT GV phổ thông, ĐT GV giáo dục quốc phòng anninh, hoặc tập trung nghiên cứu vận dụng trong một phạm vi hẹp, một khâucủa quá trình ĐT như dạy học, kiểm tra - đánh giá Những ưu điểm của tổchức ĐT theo NL, NL thực hiện cần được vận dụng rộng rãi trong các cơ sởgiáo dục đại học, kể cả trong ĐT trình độ đại học ngành CHTMLQ ở cáctrường SQLQ trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay

1.1.3.2 Hướng tiếp tục nghiên cứu của luận án

Một là, các công trình đã đề cập đến tính đặc thù của QLĐT ở trường

ĐH theo tiếp cận NL, luận án sẽ tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, pháp lý

và thực tiễn để đề xuất khung NL ĐT sĩ quan ngành CHTMLQ để làm cơ sởphát triển CTĐT, triển khai tổ chức ĐT ngành này để ĐT đội ngũ sĩ quanngành CHTMLQ đáp ứng sứ mệnh của trường SQLQ và đáp ứng yêu cầu QStrong thời kỳ mới

Hai là, Xác định khung lý luận về QLĐT trình độ đại học ngành

CHTMLQ trên cơ sở yêu cầu của bối cảnh, đặc điểm của ngành ĐT , đặc thùcủa sĩ quan CHTMLQ Dựa vào khung lý luận, luận án đánh giá thực trạngvấn đề nghiên cứu để nhận diện được điểm mạnh, hạn chế của QLĐT trình độđại học ngành CHTMLQ ở các trường SQLQ hiện nay Phân tích sự phân cấpQLĐT trong các trường Sỹ quan Quân đội, xác định và phân tích các yếu tốkhách quan, chủ quan tác động đến QLĐT trình độ đại học ngành CHTMLQtrong các trường SQLQ trong bối cảnh hiện nay

Trang 33

Ba là, Luận án đề xuất giải pháp QLĐT trình độ đại học của một ngành

cụ thể, ngành CHTMLQ trong trường SQLQ theo tiếp cận NL; điều đó đặt racho luận án phải tiếp tục nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất

hệ thống giải pháp KH, khả thi, đồng bộ cho vấn đề QLĐT trình độ đại họcngành CHTMLQ theo tiếp cận NL ở các trường SQLQ, nhằm góp phầnnâng cao chất lượng ĐT sĩ quan CHTMLQ ở các trường SQLQ, đáp ứng yêucầu nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và bảo vệ tổ quốc trong bối cảnh mới

1.2 Khái niệm công cụ của đề tài

1.2.1 Quản lý

Khái niệm về quản lý được các nhà KH quan tâm và đưa ra nhiều nhậnđịnh khác nhau; Theo tác giả Nguyễn Đức Chính (2017) đã đưa ra nhận định:

“Quản lý là sự tác động có hướng đích của chủ thể quản trị lên đối tượng quản

lý nhằm đạt được những kết quả cao nhất với mục tiêu đã định trước”

"Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo những nỗ lực cá nhânnhằm đặt được các mục đích của nhóm ” đó là nhận định của nhóm tác giảKoontz H., O'donnell C., Weihrich H

Tương tự như vậy, theo một nhận định khác: "Quản lý là quá trình đạtđến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng tối đa các chức năng kế hoạchhóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra" được đưa ra ý kiến bới nhóm tác giả NguyễnQuốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc;

Có thể tổng kết như sau: Quản lý được định nghĩa là quá trình ảnh hưởngcủa chủ thể quản lý đến nhóm được quản lý thông qua việc áp dụng các chứcnăng, công cụ và phương pháp quản lý phù hợp nhằm tận dụng hiệu quả nhấtnhững ưu điểm và cơ hội của tổ chức để đạt được các mục tiêu đã đề ra

1.2.2 Quản lý đào tạo

Quản lý đào tạo là các chủ thể quản lý thực hiện các chức năng củaquản lý tác động đến các thành tố, từng khâu của quá trình ĐT bao gồm: Mụctiêu ĐT; Nội dung ĐT; Phương pháp ĐT; Đội ngũ QLĐT - GV; Đối tượng

ĐT - Người học; Hình thức tổ chức ĐT; Điều kiện ĐT; Môi trường ĐT; Bộmáy tổ chức ĐT và Quy chế ĐT, đó là nhận định của tác giả Nguyễn Vũ BíchHiền [25]

Trang 34

Quản lý đào tạo là quá trình chủ thể quản lý tác động theo mục tiêu cụthể, được lập kế hoạch rõ rang và cần được tổ chức thực hiện theo kế hoạch đãđược đặt ra quản lý chặt chẽ để đảm bảo cho quá trình ĐT được vận hành đúngmục tiêu ĐT đã định; đồng thời thông qua các chức năng quản lý để tác độngvào các thành tố của quá trình ĐT

Như vậy, sau khi phân tích các khái niệm và các nhận định trên, tác giả

luận án thống nhất sử dụng khái niệm QLĐT như sau: QLĐT là hoạt động của chủ thể quản lý tác động đến từng thành tố, từng khâu của quá trình hoạt động ĐT để đạt được mục tiêu chung đã được đặt ra thông qua các chức năng của quản lý và bằng những phương pháp quản lý phù hợp trong ĐT.

1.2.3 Đào tạo, quản lý đào tạo trình độ đại học

Theo các tác giả Nguyễn Minh Đường, Nguyễn Ngọc Quang, Đặng

Quốc Bảo, Trần Kiểm “ĐT là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm hình thành và phát triển hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ… để hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân, tạo điều kiện cho họ có thể vào đời hành nghề một cách có năng suất và hiệu quả” Sự thống nhất của các nhà

KH khi quan niệm về ĐT là: Về cơ bản, ĐT bao gồm giảng dạy, HT và kiểmtra đánh giá trong nhà trường, gắn với giáo dục đạo đức, nhân cách; và nó làmột quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm hình thành cho ngườihọc các tri thức, kỹ năng, thái độ một cách có hệ thống để chuẩn bị cho ngườihọc thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận được một công việc nhấtđịnh Đào tạo có thể được hiểu như một quá trình giáo dục chuyên sâu, nhằmcung cấp cho người học kiến thức và kỹ năng chuyên môn cần thiết, nhằmphục vụ cho nhu cầu công việc và phát triển chuyên sâu trong lĩnh vực cụ thể.Đào tạo nhằm mục đích trang bị cho học viên những kỹ năng, hiểu biết sâurộng, phù hợp với yêu cầu của ngành nghề, từ đó họ có thể tham gia và đónggóp vào sự phát triển của cộng đồng và xã hội Quá trình đào tạo được coi làviệc thực hiện mục tiêu giáo dục mới, được tổ chức và triển khai dưới điềukiện có sẵn các nguồn lực cần thiết

Trong luận án, tác giả mô tả ĐT như là một quá trình tổ chức có mụctiêu nhằm phát triển hệ thống KT, KN, kỹ xảo, và thái độ để hoàn thiện nhâncách cho mỗi cá nhân, tạo điều kiện cho họ có thể thực hành nghề nghiệp một

Trang 35

cách hiệu quả Trình độ đại học được định nghĩa cụ thể trong Khung Trình độquốc gia của Việt Nam, được quy định trong Quyết định số 1982/QĐ-TTgngày 18/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ.Trong quy định đã đưa ra cấu trúcgồm 8 bậc trình độ: Bậc 8 tương đương với trình độ Tiến sĩ; Bậc 7 tươngđương với trình độ Thạc sĩ; Bậc 6 tương đương với trình độ Đại học; Bậc 5tương đương với trình độ Cao đẳng; Bậc 4 tương đương với trình độ Trungcấp; Bậc 3 tương đương với trình độ Sơ cấp III; Bậc 2 tương đương với trình

độ Sơ cấp II; Bậc 1 tương đương với trình độ Sơ cấp I Trình độ đại học, đượcquy định tương đương với Bậc 6 trong Khung trình độ Quốc gia Việt Nam

Đào tạo trình độ đại học là quá trình có mục tiêu và tổ chức tại cáctrường ĐH, nhằm xây dựng và phát triển hệ thống KT, KN, kỹ năng thựchành, và thái độ cần thiết để hoàn thiện nhân cách nghề nghiệp của mỗi cánhân Quá trình này tạo điều kiện cho học viên có thể áp dụng hiệu quả nhữngkiến thức và kỹ năng đã học được trong quá trình ĐT, đặc biệt là ở trình độđại học

Đào tạo trình độ đại học là hoạt động có tổ chức để truyền tải hệ thốngtri thức, kỹ năng, kỹ xảo cho người học, trên cơ sở đó hình thành và phát triểnnhân cách nghề - một đội ngũ nhân lực chất lượng cao cho xã hội

QLĐT trình độ đại học được hiểu là quản lý các thành tố quá trình ĐTcủa một ngành ĐT/khóa ĐT, trong đó gồm từ các khâu tuyển sinh, tổ chứcquá trình ĐT, phát triển chương trình, cơ sở vật chất để thực hiện ĐT

1.2.4 Năng lực

Theo quan điểm của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Thế giới(OECD), Năng lực (NL) được định nghĩa là khả năng của cá nhân để đáp ứngcác yêu cầu phức tạp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong các tình huống

cụ thể Tác giả Nguyễn Công Khanh (2012) cũng nhấn mạnh rằng NL là khảnăng tổng hợp KT, KN và các thuộc tính tâm lý cá nhân như sự hứng thú,niềm tin, ý chí, và các yếu tố khác

Điểm chung các khái niệm về NL là: NL là tổ hợp các KT, KN, thái độkết hợp với nhau thành một hệ thống có quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau và

có những đặc điểm sau:

Năng lực thể hiện qua hành vi cụ thể, có thể đo được, đánh giá được;

Trang 36

Từ các quan niệm trên, tác giả cho rằng: NL là tổ hợp KT, KN, phẩmchất, thái độ của con người, đảm bảo cho con người hoàn thành có hiệu quảcông việc, hoạt động mà cá nhân đang tiến hành.

1.2.5 Đào tạo theo tiếp cận năng lực

Tác giả R.E Norton (1987), tại Hội thảo khu vực về ĐT GV dạy nghề

kỹ thuật đã trình bày quan điểm về tiếp cận NL trong tổ chức ĐT Đó là:

Các NL cần trang bị được xác định rõ ràng, thẩm định và công bố chongười học trước khi tổ chức ĐT;

Chương trình đào tạo (dạy học) được thiết kế dựa trên sự phát triển cánhân (NL cá nhân);

Các tiêu chuẩn và điều kiện đánh giá kết quả ĐT (HT) được quy định

cụ thể và được công bố trước, công khai;

Đánh giá NL người học dựa trên kết quả thực hiện công việc và đủbằng chứng khẳng định mức độ đạt được [104]

Tài liệu “Evaluation of Competency Based Vocational EducationBBB-12, 921 - Giáo dục nghề nghiệp dựa trên đánh giá NL thực hiện” các tácgiả Buttram Joan L, Kershner, Rioux, S.Dusewi (1985) đã nêu sự khác biệttiếp cận NL với tiếp cận truyền thống trong giáo dục, đó là: Các NL mà ngườihọc tiếp thu được lựa chọn cẩn thận dựa trên yêu cầu tại nơi làm việc; Kiếnthức và kỹ năng được tích hợp trong ĐT; Tài liệu HT trình bày rõ ràng các

NL người học cần đạt được;

Tác giả Đỗ Ngọc Thống cho rằng tiếp cận NL trong phát triển ĐTnghiêng nhiều về quan điểm thiết kế chương trình, là phương pháp luận củaviệc xây dựng chương trình chứ không phải là một phương pháp cụ thể nào

đó Cách tiếp cận sẽ định hướng cho toàn bộ các thành tố của ĐT: từ xácđịnh mục tiêu, chuẩn chương trình đến lựa chọn các môn học; từ việc xácđịnh phương pháp, hình thức tổ chức đến KT - ĐG kết quả ĐT [66]

Tác giả Đặng Thành Hưng [43]: tiếp cận NL trong ĐT là cách tiếp cậnđảm bảo cho ĐT vừa tập trung phát triển NL của sinh viên, vừa làm điều đódựa vào NL nền tảng của sinh viên Trong kinh nghiệm của sinh viên luôn cósẵn hoặc tiềm tàng những tiền đề và điều kiện bên trong của NL; và ĐT cần

Trang 37

phải dựa vào đó để phát triển người học; do vậy tiếp cận NL không chỉ đơnthuần một chiều là phát triển NL, mà trước hết là dựa vào NL người học

Từ các đặc điểm trên cho thấy, ĐT theo tiếp cận NL có những ưu thế cơ

bản như: nó cho phép người học cá nhân hóa việc học nhằm bổ sung nhữngthiếu hụt của bản thân để hoàn thành nhiệm vụ HT; đồng thời quan tâm đếnkết quả đầu ra của nhà trường, linh hoạt trong việc đạt tới kết quả đầu ra theocách thức riêng phù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh cá nhân; tạo khả năng đểxác định rõ ràng những gì cần đạt được và những tiêu chuẩn cho việc đolường các kết quả

Như vậy theo nghĩa chung nhất: ĐT theo tiếp cận NL là quá trình hoạtđộng có mục đích, có tổ chức nhằm hình thành và phát triển hệ thống tri thức,

kỹ năng, kỹ xảo, thái độ… tập trung phát triển NL người học và dựa theo NLnền tảng mỗi cá nhân, tạo điều kiện cho họ có thể thực hành nghề có hiệu quả.Xác định mỗi cá nhân luôn sẵn có hoặc tiềm tàng những tiền đề và điều kiệnbên trong của NL, vì vậy chủ thể ĐT cần dựa vào đó để phát triển NL cần đạt

và lựa chọn cẩn thận, thẩm tra lại và công bố công khai Trong xây dựngCTĐT theo tiếp cận NL, cần xác định lý thuyết tích hợp với thực hành kỹnăng, các kiến thức thiết yếu được học để hỗ trợ cho thực hiện kỹ năng nghềnghiệp; tài liệu HT là yếu tố then chốt để hỗ trợ cho chiếm lĩnh kiến thức và

kỹ năng nghề nghiệp Các phương pháp ĐT phải thuần thục, kiến thức và kỹnăng của người học cần được đánh giá trước khi học; HT phải theo sự pháttriển của cá nhân, sử dụng nhiều học liệu trong ĐT; ĐT theo tiếp cận NLđược hoàn thành dựa trên kết quả đầu ra về NL của người học

1.2.6 Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy tham mưu lục quân theo tiếp cận năng lực

Từ các khái niệm công cụ trên có thể khái quát: QLĐT trình độ đại học

theo tiếp cận NL: Là tổng thể những tác động có mục đích, có tổ chức và kế

hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý (toàn bộ quá trình và hoạt

động ĐT), nhằm dựa vào NL nền tảng của người học để ĐT và phát triển NL

đó trong ĐT và tương lai, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu ĐT của nhà trường vànhu cầu xã hội

Trang 38

Từ quan niệm về QLĐT trình độ đại học theo tiếp cận NL như trên, có

thể khái quát: QLĐT trình độ đại học ngành CHTMLQ ở trường SQLQ theo tiếp cận NL là tổng thể những tác động có mục đích, có tổ chức và kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý, nhằm phát triển NL toàn diện của học viên trong ĐT và tương lai, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu ĐT của nhà trường, nhiệm vụ của quân đội trong tình hình mới.

1.3 Bối cảnh hiện nay và những yêu cầu đặt ra trong đào tạo ở Trường

Sĩ quan Lục quân

1.3.1 Bối cảnh quân sự - quốc phòng hiện nay

Trải qua 30 năm thực hiện Cương lĩnh 1991 và đặc biệt là 10 năm thựchiện Cương lĩnh 2011, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trênnhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực quốc phòng Tuy tình hình chung đấtnước đang ổn định, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều yếu tố chưa ổn định Với vịtrí địa lý thuận lợi nằm giữa khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á, Việt Namđóng vai trò quan trọng về mặt chính trị và kinh tế ở châu Á - Thái BìnhDương; trở thành "cầu nối" quan trọng giữa các quốc gia trong khu vực Do

đó, nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước lớn, đều mong muốn tăng cường hợptác với Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để hợp tác trên nhiều lĩnh vực Tuynhiên, cùng với những cơ hội đó cũng đi kèm nhiều nguy cơ và thách thứctiềm ẩn

Trong những năm vừa qua vấn đề chấp chủ quyền biển đảo có diễnbiến phức tạp, vấn đề nổi cộm về “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, sự suythoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong đội ngũ lãnh đạo, CB ngàycàng biểu hiện Trong bối cảnh thế giới và khu vực đang chứng kiến nhiềubiến động phức tạp, đặc biệt là tình hình biển Đông ngày càng phức tạp hơnvới những thách thức mới Tất cả những tình hình này đặt ra nhiều vấn đềquan trọng đối với việc triển khai và hoàn thiện mục tiêu bảo vệ Tổ quốctrong thời gian tới

Thứ nhất, Mặc dù Cương lĩnh và các văn kiện, Nghị quyết của Đảng đã

đề ra mục tiêu bảo vệ Tổ quốc rõ ràng và chuẩn xác, nhưng khi thực hiệntrong thực tế, vẫn còn nhiều tình huống phức tạp và khó lường Theo đánh giátình hình chung trên thế giới và khu vực, có thể dự báo một số vấn đề quan

Trang 39

trọng liên quan tới an ninh quốc phòng như: Chiến tranh xâm lược quy mô lớn; Chiến tranh công nghệ cao; Các tình huống an ninh phi truyền thống; Chiến tranh thông tin, chiến tranh mạng; Chiến tranh trên vùng trời; Chiến tranh biển đảo, biên giới; Xâm phạm chủ quyền, lợi ích quốc gia - dân tộc, xâm chiếm biển đảo, biên giới bằng các biện pháp phi vũ trang hoặc vũ trang với những mức độ khác nhau; Diễn biến hòa bình, bạo loạn chính trị, “cách mạng màu” phát triển thành bạo loạn vũ trang, can thiệp QS, lật đổ; Đây là

các vấn đề được Đảng và Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm trong giaiđoạn hiện nay, đòi hỏi phải tiếp tục tính đến các giải pháp cụ thể, trong đó cóđặc biệt liên quan tới nguồn nhân lực được ĐT khi thực hiện nhiệm vụ quốcphòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc

Thứ hai, thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển KT-XH đồng hành với nhiệm

vụ bảo vệ Tổ quốc Hiện nay, Việt Nam đang tiến hành phát triển nền kinh tếthị trường theo hướng xã hội chủ nghĩa một cách tích cực và tự chủ, đồng thờităng cường quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng Điều này đặt ranhững thách thức mới và yêu cầu mới Để đáp ứng các yêu cầu này, Đảng vàNhà nước Việt Nam đang tiến hành điều chỉnh hệ thống luật pháp để phù hợpvới các quy định và tiêu chuẩn quốc tế, cũng như thực hiện các cam kết trongcác hiệp định thương mại tự do mới nhằm thu hút đầu tư nước ngoài Tất cảnhững nỗ lực này đều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các vấn đề liênquan đến quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội Vì vậy, khi triển khaiđồng thời hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và phát triểnkinh tế thì nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc gặp nhiều khó khăn phức tạp cần đượcquan tâm đúng mức và xử lý kịp thời

Thứ ba, trong bối cảnh công nghệ phát triển, việc ứng phó với chiến tranh công nghệ cao đang trở thành một vấn đề nổi cộm Các cuộc chiến tranh

ở các quốc gia như Irac, Kosovo, Afghanistan, Syria đã dẫn đến việc sử dụngngày càng phổ biến các loại vũ khí công nghệ cao Điều này làm nền tảng chocác cuộc chiến tranh tiếp theo, trong đó việc sử dụng vũ khí công nghệ cao sẽtrở nên phổ biến hơn Đồng thời, sự phát triển của cách mạng công nghiệp lầnthứ tư đã đưa vào ứng dụng trong mục đích QS các công nghệ mới như trí tuệ

Trang 40

nhân tạo, rô-bot hóa, công nghệ hóa sinh, tạo ra những loại vũ khí mới vớitính năng và tác dụng nguy hiểm, khó lường.

Sự phát triển này cũng đồng nghĩa với việc sự xuất hiện và tham giacủa nhiều binh chủng, lực lượng mới, khiến cho cục diện chiến trường thayđổi Chiến trường không còn giới hạn rõ ràng, không phân biệt rõ ràng giữahậu phương và tiền tuyến, thời gian chiến tranh kéo dài, gây tốn kém nhiềukhí tài, vật chất, tổn thất lớn

Trong khi vũ khí hạt nhân đã được kiểm soát một cách nghiêm ngặt,những loại vũ khí công nghệ mới lại gây ra những hậu quả nghiêm trọng màchưa có giải pháp kiểm soát chặt chẽ Điều này đồng thời tạo ra sự chênh lệchngày càng tăng về sức mạnh QS giữa các quốc gia phát triển và các quốc giađang hoặc kém phát triển

Thứ tư, Biển, đảo được coi là lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, và

việc bảo vệ chủ quyền tại các khu vực này đóng vai trò quan trọng trongviệc xây dựng, phát triển và bảo vệ lãnh thổ của Việt Nam Các khu vực nàybao gồm vùng đất liền, không gian trên không, vùng biển, thềm lục địa, cácđảo, quần đảo, bãi đá ngầm mà Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền,

và quyền tài phán

Biển Đông là một trong những tuyến đường hàng hải quan trọng và sôiđộng nhất trên thế giới, đồng thời là khu vực chiến lược về quốc phòng, anninh, và kinh tế Nó cũng là nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, lợi thủysản và có tiềm năng du lịch lớn Do vị trí quan trọng này, Biển Đông đang thuhút sự chú ý của nhiều quốc gia lớn và trở thành một điểm nóng trên thế giớingày nay

Cả Mỹ và Trung Quốc đều có những chiến lược riêng tại khu vực BiểnĐông Sự can thiệp của các quốc gia khác như Nga, Nhật Bản, Úc… cũng làmcho tình hình tại Biển Đông trở nên phức tạp hơn, có nguy cơ xảy ra xung đột

do những mục tiêu và lợi ích khác nhau của các quốc gia này và đặc biệt làvới Việt Nam An ninh và chủ quyền biển đảo tại khu vực này đang gặp đedọa, và điều này đặt ra một thách thức cấp bách đối với nhiệm vụ quốc phòng

và an ninh của Việt Nam

Ngày đăng: 03/04/2024, 16:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w