KHÁI NIỆMTheo như từ điển Tiếng Việt thì “oan” được định nghĩa là “không làm mà phải chịu, bị quy tội không đúng, phải chịu sự trừng phạt một cách sai trái, vô lý”.Thuật ngữ “án oan” đượ
Trang 1BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA LUẬT QUỐC TẾ
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:
NHỮNG VẤN ĐỀ TRONG XỬ LÝ ÁN OAN TRONG TỐ TỤNG
HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Hải Duyên
Sinh viên thực hiện:
Trương Đình Hiếu
Hà Phương Linh
Bùi Thị Ngân Hà
:LQT50C10697 :LQT50C10736 :LQT50C10688 Lớp: LQT50C1(2)
HÀ NỘI - 2024
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Trang 3CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VẤN ĐỀ ÁN OAN TRONG TTHS
1 KHÁI NIỆM
Theo như từ điển Tiếng Việt thì “oan” được định nghĩa là “không làm mà phải chịu, bị quy tội không đúng, phải chịu sự trừng phạt một cách sai trái, vô lý” Thuật ngữ “án oan” được sử dụng trong TTHS nhằm để chỉ việc một người vô tội, hay có thể nói, trên thực tế, người đó không thực hiện bất cứ hành vi nào có thể bị cấu thành tội phạm nhưng vẫn bị cơ quan tiến hành tố tụng (THTT) sử dụng các hình thức ngăn chặn, bị khởi tố, điều tra, xét xử và thi hành án
Cụ thể hơn, một số nội dung liên quan đến vấn đề “án oan” chính là:
Thứ nhất, người bị khởi tố, bị tạm giam, nhưng sau đó vụ án được cơ quan THTT
ra quyết định đình chỉ điều tra, vì không thể chứng minh được công dân đó đã thực hiện hành vi phạm tội trong khi đã hết thời hạn tạm giam, hay hành vi của người
đó được chứng minh là không có tội/không bị cấu thành tội phạm, hoặc người đó chưa đủ tuổi để chịu trách nhiệm về mặt hình sự
Thứ hai, công dân bị truy tố ra tòa để xét xử nhưng toà án tuyên bố bị cáo vô tội hoặc toà án cấp trên huỷ bỏ bản án của tòa án cấp dưới và bị cáo được tuyên bố vô tội
Thứ ba, người có tội bị tòa kết án với một tội danh nặng hơn tội danh thực tế, vì thế mà bản án phải được sửa đổi lại với khung hình phạt nhẹ hơn so với ban đầu
1 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN VẤN ĐỀ “ÁN OAN”
2.1 NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN
Thiếu năng lực: Năng lực của cơ quan THTT còn tồn tại nhiều thiếu sót, lỗ hổng, chưa đủ trình độ để đáp ứng được các điều kiện trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm Các quy định về pháp luật hình sự vẫn chưa được các cán bộ hoàn toàn nắm chắc, chính vì vậy mà xảy ra việc các quyết định được đưa ra thiếu tính đúng đắn, các dữ liệu được phê chuẩn một cách thiếu chính xác; các yếu tố cấu thành tội phạm cũng chưa được nắm vững
Thiếu trách nhiệm: Các quy định về tố tụng vẫn chưa được thực hiện một cách đầy
đủ, chỉn chu, dẫn đến việc các chứng cứ thiếu đi tính khách quan, xác thực Các cán bộ trong cơ quan tố tụng không chịu khó tìm tòi, nghiên cứu, thay vào đó là vẫn còn tâm lý chủ quan, thậm chí là trông chờ vào sự thú tội của bị can, bởi vậy
mà chỉ để tâm, chú ý đến những chứng cứ không có lợi cho bị can mà không đánh
Trang 4giá đến các chứng cứ khác Các dữ liệu liên quan đến vụ án cũng bị phê chuẩn một cách thiếu chỉn chu, sơ sài, từ đó dẫn đến hậu quả là kết án oan, án sai cho người
vô tội
Nguyên tắc “suy đoán vô tội” chưa được quản lý và thực hiện một cách nghiêm túc Trong khoảng thời gian thu thập các chứng cứ, các cơ quan THTT có thái độ thiếu tôn trọng, xem nhẹ và bỏ qua tính pháp lý của trình tự thu thập và tổng hợp chứng cứ, và kết quả được thể hiện rõ ràng qua các chứng cứ thiếu xác thực, bất hợp pháp Đương nhiên, hậu quả chính là kết án oan, sai người không có tội Hành vi ép cung, bức cung, cưỡng bức để lấy lời khai của bị can, sử dụng nhục hình, vũ lực để ép buộc bị can thú tội, hay giam giữ người bất hợp pháp, dồn bị can vào bước đường cùng để họ đành phải thú tội để không bị “tra tấn, hành hạ” nữa vẫn còn tồn tại
2.2 NGUYÊN NHÂN KHÁCH QUAN
Tội phạm càng ngày càng nham hiểm, tinh vi, thủ đoạn khó lường và sẽ càng khó nhằn hơn cho các cơ quan THTT khi khoa học trở nên hiện đại và phát triển hơn, khi đó, tội phạm càng có nhiều phương tiện, nhiều hình thức “độc lạ” để thực hiện tội ác hơn, vì vậy, ta càng đòi hỏi và mưu cầu sự sáng suốt, chỉn chu cùng ý thức trách nhiệm và trình độ của cơ quan tiến hành tố tụng
Phạm vi hoạt động của tội phạm quá rộng, mạng lưới dày đặc của chúng lan rộng sang nhiều thành phố khác, thậm chí là sang các quốc gia khác, bởi vậy mà gây nên nhiều bất lợi trong việc tìm kiếm và xác thực các dữ liệu, chứng cứ để kết tội phạm nhân
Tội phạm có các mối liên kết, các mối quan hệ rộng rãi với nhiều bên, nhiều tổ chức, được bao che, bảo vệ, che đậy, tạo điều kiện để tội phạm lẩn trốn, đây cũng chính là lý do khiến việc tìm kiếm các nhân chứng, chứng cứ trở nên khó khăn, phức tạp hơn
II Thực trạng của vấn đề án oan trong TTHS
Tác động của việc kết án oan ở Việt Nam đã gây ra hậu quả sâu sắc cho những người trực tiếp liên quan nói riêng và dư luận nói chung Những vụ án này đã gây ảnh hưởng đến uy tín, nhân phẩm, sức khỏe, tài sản của người bị buộc tội oan Một
số vụ án đặc biệt nghiêm trọng đã gây ra sự phẫn nộ và hoang mang trong xã hội, làm xói mòn, dần mất niềm tin vào hệ thống tư pháp và luật pháp hiện hành từ công dân Việt Nam Một vụ án gây tranh cãi gay gắt trong cộng đồng là vụ án oan
Trang 5Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang, bị tù oan 10 năm Vụ án này đã trở thành một trong những trường hợp gây ra nhiều tranh cãi nhất trong dư luận lúc bấy giờ Ngoài ra còn có những vụ án oan khác cũng gây tranh cãi lớn không kém khi được tiết lộ trên các phương tiện truyền thông đại chúng, báo chí gây chấn động dư luận Điển hình như vụ Huỳnh Văn Nén - nạn nhân phải chịu hai bản án oan kéo 2
dài hơn 18 năm ở Bình Thuận Một vụ án đáng chú ý khác là trường hợp Nguyễn Minh Hùng - người hai lần bị tuyên án tử hình về tội buôn bán, tàng trữ 25 bánh 3
heroin Ngoài ra, vụ án Lệ Chi Viên - một bản án oan trong vườn vải đã kết liễu cuộc đời Nguyễn Trãi một cách bi thảm
Các hoạt động như điều tra, truy tố cũng như xét xử các vụ án hình sự ở Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo đúng người phải chịu trách nhiệm, luật pháp được tôn trọng và các quyền và lợi ích của tự nhiên cũng như nhân quyền được bảo vệ Hầu hết các trường hợp, vụ án bị oan đều được các cơ quan có thẩm quyền tố tụng đóng vai trò nòng cốt trong việc xem xét, kiểm tra kỹ lưỡng, tỉ
mỉ, phát hiện, khắc phục và xử lý phần lớn các sai trái còn tồn đọng trong xã hội Tuy nhiên, chúng ta đều thấy tình hình tội phạm ở Việt Nam những năm gần đây ngày càng phức tạp, có xu hướng tăng cao, dẫn đến số vụ, số người phạm tội cũng như mức độ nghiêm trọng của hành vi trái pháp luật ngày càng gia tăng Chúng ta cần phải thừa nhận rằng vấn đề tử vong oan uổng trong bộ luật TTHS hiện hành ở Việt Nam vẫn là vấn đề đáng quan tâm trong thời buổi hiện đại này Điều này nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp tục nỗ lực, cố gắng để giải quyết vấn đề này và đảm bảo rằng công lý được thực thi trong mọi trường hợp
Bằng cách phấn đấu vì sự công bằng và minh bạch, Việt Nam có thể củng cố, nâng cao hơn nữa hệ thống pháp luật và bảo vệ quyền lợi của công dân Để ứng phó với những điều trên, các cơ quan TTGS đã chủ động triển khai các biện pháp phòng ngừa tội phạm, bao gồm nâng cao công tác quản lý, điều hành, hướng dẫn kịp thời và giải quyết các thách thức, khó khăn gặp phải trong quá trình điều tra Ngoài ra, đã có nhiều nỗ lực, cố gắng nhằm tăng cường đào tạo, thúc đẩy phát triển và nâng cao kỹ năng tranh tụng của các công tố viên cũng như kiểm sát viên Những sáng kiến này không chỉ góp phần giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà còn góp phần tháo gỡ những tồn đọng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử
1 sinh năm 1961 tại Bắc Giang trú tại xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, Bắc Giang
2 trú tại xã Tân Minh, huyện Hàm Tân, Bình Thuận
3 sinh năm 1978 tại ấp Tân Tiến, Tân Lập, Tân Biên, Tây Ninh
Trang 6Bằng những cách đó, họ đã tìm ra sự thật, làm sáng tỏ những bất công đã tồn tại trong thời gian xét xử và mở đường lối cho một xã hội công bằng, bình đẳng và văn minh ở hiện tại và tương lai
Chúng ta cần tiếp tục phấn đấu, nỗ lực xây dựng một hệ thống pháp luật mà ưu tiên, đề cao sự công bằng, liêm chính và bảo vệ quyền cá nhân - là một nhiệm vụ quan trọng trong việc định hình nền tảng xã hội Bằng cách rút kinh nghiệm từ những sai lầm trong quá khứ, áp dụng các biện pháp cải tiến trong quy trình TTHS và đảm bảo xem xét kỹ lưỡng và tỉ mỉ từng trường hợp, chúng ta có thể tạo ra một hệ thống pháp luật linh hoạt và nhạy bén, nỗ lực giảm thiểu rủi ro, ngăn chặn những kết án sai trái trong tương lai và đồng thời thúc đẩy một xã hội coi trọng công lý và bình đẳng, làm tăng niềm tin của cộng đồng
Nhờ đó, nguy cơ bất công và kết án oan sai trong TTHS là mục tiêu quan trọng của hệ thống pháp luật Nó đã giảm đi một phần, mang lại sự bảo vệ cho tất cả những người tham gia, từ nạn nhân đến bị cáo Chính phủ và các cơ quan chức năng đã nỗ lực không ngừng để đảm bảo rằng pháp luật luôn công bằng, mọi sự oan ức đến cuối cùng cũng được làm rõ một cách minh bạch, lấy lại danh dự trong sạch và đền bù thiệt hại cho người bị kết án oan
III Tính cấp thiết của vấn đề án oan:
Bộ luật TTHS ra đời với nhiệm vụ đặc biệt quan trọng đó là phòng chống, ngăn chặn các hành vi phạm tội, xử lý công minh, không để lọt tội phạm, không xử oan người vô tội Tuy nhiên, trong quá trình điều tra và xử lý tội phạm, với áp lực phải chạy đua với thời gian, cùng nhiều nguyên nhân khác nhau, các cơ quan THTT đã có sự thiếu sót trầm trọng, gây nên oan cho người vô tội, làm thiệt hại về vật chất, tinh thần không chỉ cho người bị oan, mà còn làm ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan tư pháp và làm giảm lòng tin của người dân đối với Đảng, Nhà nước
Ngay trong Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002, Bộ Chính trị cũng ghi nhận thực trạng này: “Chất lượng tư pháp nói chung chưa ngang tầm với yêu cầu và đòi hỏi của nhân dân; còn nhiều trường hợp bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội, vi phạm các quyền tự do, dân chủ của công dân, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và cơ quan tư pháp”
Do đó, việc giải quyết án oan trong TTHS có tính cấp thiết vô cùng quan trọng trong Luật TTHS nói riêng và Luật pháp VN nói chung
Trước hết, việc này góp phần nhằm mục đích góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, cho thấy sự công bằng trong hệ thống pháp luật Việt Nam, cũng như xây dựng một hình ảnh tích cực về công lý và hệ thống pháp luật, không chỉ trong nước mà còn trên trường quốc tế Từ đây, tạo điều kiện cho công dân hiểu rõ hơn về cách hoạt động của bộ máy pháp lý,
Trang 7giúp mọi người hiểu rõ hơn về quyền và trách nhiệm của họ trong hệ thống pháp luật và tạo ra một xã hội có ý thức pháp lý
Bên cạnh đó, giải quyết án oan góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cũng như quyền được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật (dựa trên Điều 13 về nguyên tắc suy đoán vô tội trong Bộ luật TTHS năm 2015)
Không chỉ vậy, việc điều tra và giải quyết án oan không chỉ để sửa chữa sai lầm, khắc phục những thiệt hại đã xảy ra mà còn để lại những bài học quan trọng cho những người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự, đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm
Hơn cả, giải quyết được vấn đề án oan giúp xoa dịu vết thương tâm lí của nạn nhân vụ án oan, thể hiện sự quan tâm của Nhà nước với nhân dân, tăng cường niềm tin vào công lý và hệ thống pháp luật
Như vậy, TS.Hồ Sỹ Sơn (Viện Nhà nước và Pháp luật) nhấn mạnh, “oan sai trong TTHS dù ở mức độ nào cũng đều dẫn đến những hậu quả tiêu cực đối với cá nhân và gia đình của người bị oan, còn đối với xã hội, với Nhà nước, án oan , công bằng xã hội và phòng ngừa tội phạm”
Trang 8CHƯƠNG 2
CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ VẤN ĐỀ ÁN OAN TRONG TTHS
I Quy trình phát hiện và xử lý án oan trong TTHS
1.Khiếu nại
Trong quy trình phát hiện và xử lý án oan, bước đầu tiên chính là cơ quan THTT tiếp nhận
hồ sơ khiếu nại của công dân Căn cứ theo khoản 1, Điều 469 Bộ luật TTHS 2015, những người có quyền khiếu nại bao gồm:
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình
Trong trường hợp nộp đơn khiếu nại để kêu oan, các “quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng” được cho là “xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp” của công dân có thể là một trong các trường hợp sau: toà án kết án oan cho bị can, khi
bị can vô tội nhưng vẫn phải chịu toàn bộ trách nhiệm hình sự như người có tội; hoặc khi có tội nhẹ hơn nhưng bị kết tội nặng hơn và phải chịu bản án với khung hình phạt nặng hơn, Nói tóm lại, công dân hoàn toàn có quyền khiếu nại khi cảm thấy có sự bất thường trong công tác điều tra và xét xử của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chính mình
Về thời hiệu khiếu nại, theo khoản 1, Điều 471 Bộ luật TTHS 2015, được quy định như sau:4
Thời hiệu khiếu nại là 15 ngày kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi tố tụng mà người đó cho rằng có vi phạm pháp luật
Tức là, trong trường hợp phát hiện bị kết án oan, nạn nhân/người thân cận muốn kêu oan cho nạn nhân có thời hạn là 15 ngày để nộp hồ sơ khiếu nại và kêu oan sau khi được toà án kết án
Về quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, căn cứ theo Điều 472 Bộ luật TTHS 2015, quy định:
1 Người khiếu nại có quyền:
4 Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể
Trang 9a) Tự mình khiếu nại hoặc thông qua người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hoặc người đại diện để khiếu nại
b) Khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết vụ án hình sự;
c) Rút khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết khiếu nại;
d) Được nhận quyết định giải quyết khiếu nại;
đ) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật
2 Người khiếu nại có nghĩa vụ:
a) Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp các thông tin, tài liệu đó;
b) Chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực trước pháp luật
2 Tái thẩm
Căn cứ theo Điều 397 của Bộ luật TTHS 2015, tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã
có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện
có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà toà án không biết được khi ra bản án quyết định đó
Quá trình tái thẩm cũng tạo cơ hội để khám phá những khía cạnh mới hoặc có thể phát hiện ra thêm những thông tin chi tiết quan trọng có thể đã bị bỏ qua Điều này có thể giúp đưa ra quyết định chính xác hơn và đảm bảo công lý được thực hiện đúng mực Người bị kết án, cơ quan, tổ chức và mọi cá nhân có quyền phát hiện tình tiết mới của vụ án và thông báo kèm theo các tài liệu liên quan cho Viện kiểm sát hoặc Toà án Trường hợp Tòa án nhận được thông báo hoặc tự mình phát hiện tình tiết mới của vụ án thì phải thông báo ngay bằng văn bản kèm theo tài liệu liên quan cho Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm ra quyết định xác minh những tình tiết đó 5
Đôi khi, việc thu thập bằng chứng mới hoặc những tình tiết mới có thể là một quá trình đòi hỏi thời gian và công sức lớn - nơi mà việc sự chi tiết và công bằng trong quyết định pháp lý đang được ưu tiên Viện kiểm sát phải xác minh những tình tiết mới, khi xét thấy
5 trích khoản 1 điều 399 bộ luật tố tụng hình sự 2015
Trang 10cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm yêu cầu Cơ quan điều tra và chuyển kết quả xác minh cho viện kiểm sát.6
Nếu tái thẩm theo hướng có lợi cho người bị kết án thì không hạn chế về thời gian và được thực hiện cả trong trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ 7
Ngoài ra, sự tranh cãi và phản đối từ các bên liên quan cũng có thể xảy ra nếu tái thẩm theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được thực hiện trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 27 của Bộ luật hình sự 2015 và thời hạn kháng8
nghị không được quá 1 năm kể từ ngày Viện kiểm sát nhận được tin báo về tình tiết mới được phát hiện
Vì vậy, tái thẩm là một bước quan trọng không chỉ để đảm bảo công bằng và chính xác trong các quyết định của toà án mà còn xây dựng và củng cố lòng tin của công chúng đối với hệ thống pháp luật Nó mang lại cơ hội để kiểm tra lại bằng chứng và đảm bảo rằng quy trình pháp lý đã được tuân theo một cách đúng đắn
2 Gỡ bỏ bản án cho người bị oan
Hủy bản án căn cứ theo Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, theo khoản 1 điều 355, điều 388
và điều 402 quyết định của Tòa án là một biện pháp quan trọng không kém gì tái thẩm góp phần hạn chế tình trạng oan đối với các bản án, quyết định của Tòa án; nhằm đảm bảo tính đúng đắn trong thực tiễn áp dụng pháp luật
Huỷ bản án có thể áp dụng trong nhiều trường hợp, bao gồm việc phát hiện ra vi phạm quy trình xét xử, sự thiếu chính xác trong thu thập và đánh giá chứng cứ, hay thậm chí là
sự gian lận Qua việc hủy bản án, tòa án có thể khắc phục những sai sót đã xảy ra và đảm bảo rằng công lý được thực hiện đúng mực
Trên thực tế, trong quá trình xét xử, không phải lúc nào những bản án hay quyết định của Tòa án cũng hoàn toàn chính xác Không ít những bản án quyết định của tòa có những sai sót, gây oan, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
Vụ án Nguyễn Thanh Chấn là một ví dụ mẫu minh họa cho tầm quan trọng của quá trình tái thẩm Trong vụ án oan này, sự giải oan cho ông Chấn không phải đến từ các cơ quan
tố tụng mà là do sự thú tội của hung thủ Lý Nguyễn Chung Điều này đặt ra một loạt các9
6 trích khoản 2 điều 399 bộ Luật Tố tụng hình sự 2015
7 trích khoản 2 điều 401 bộ Luật Tố tụng hình sự 2015
8 thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự