Quan điểm của sinh viên về thực trạng sống thử trước hôn nhân trên địa bàn quận đống đa

26 1 0
Quan điểm của sinh viên về thực trạng sống thử trước hôn nhân trên địa bàn quận đống đa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đã có không ít những bài nghiên cứu và các bài báo viết về đề tài này với những quan điểm, góc nhìn khác nhau.Trong bài nghiên cứu “The changing meanings of cohabitation and marriage”, t

Trang 1

BỘ NGOẠI GIAOHỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO

BÁO CÁO NGHIÊN CỨUMÔN HỌC: XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ TÀI: QUAN ĐIỂM CỦA SINH VIÊN VỀ THỰC TRẠNGSỐNG THỬ TRƯỚC HÔN NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN

Trang 2

1.4 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu của đề tài4

2.2 Kết quả nghiên cứu Phân tích và xử lý số liệu9III NGUYÊN NHÂN, HỆ QUẢ VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP.181 Nguyên nhân dẫn đến lối sống thử của giới trẻ18

Trang 3

I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1 Tổng quan đề tài

Thế kỷ XXI được xem như là một kỷ nguyên đánh dấu bước ngoặt về kinh tế, khoa học và sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin cùng với sự giao lưu văn hóa được mở rộng, đặc biệt là sự du nhập những tư tưởng, lối sống phương Tây vào Việt Nam Trong số đó, “sống thử” đang được coi là một trào lưu phổ biến ở các quốc gia châu Á những năm gần đây, trong đó có Việt Nam Tuy nhiên, lối sống này đã phát triển ở châu Âu từ những năm 60,70 và trở nên phổ biến vào thập niên 90 của thế kỷ XX Đã có không ít những bài nghiên cứu và các bài báo viết về đề tài này với những quan điểm, góc nhìn khác nhau.

Trong bài nghiên cứu “The changing meanings of cohabitation and marriage”, tác giả Dorien Manting chỉ ra sự khác biệt giữa khái niệm sống thử và hôn nhân Cụ thể hơn, ở những thập niên 90 của thế kỉ XX, cuộc cách mạng về định nghĩa “sống thử” đã làm thay đổi phần lớn quan điểm của mọi người Theo đó, con số về người ủng hộ sống thử đã tăng từ 65% đến 85% “Sống thử được coi như một bài kiểm tra một mối quan hệ trước khi tiến đến hôn nhân, nhưng nó không được coi là một cam kết lâu dài.” Tuy nhiên, định nghĩa sống thử dần được thay đổi khi mà nhiều người chọn “sống thử” để trở thành “sống thật” Họ chọn sống thử để tránh đi sự ràng buộc của hôn nhân và sự tự do của bản thân.

Bài nghiên cứu từ trường đại học ở Denver, Colorado “New DU Study Highlights Risks of Living Together Before Engagement”của tác giả Galena Rhoades và Scott Stanley đưa ra quan điểm rằng việc khi sống thử trước hôn nhân với nhiều người cũng đồng nghĩa với nguy cơ ly hôn ngày càng cao Nếu một người có nhiều trải nghiệm sống thử, họ sẽ càng gặp khó khăn hơn trong việc tìm kiếm một bạn đời thực thụ Do đó, những ảnh hưởng từ những trải nghiệm sống thử trước đó có thể tác động đến quyết định bước vào một cuộc

Trang 4

hôn nhân, đồng nghĩa rằng họ sẽ không có quá nhiều quá trình tìm hiểu sâu về người bạn đời của mình, dẫn đến những cuộc hôn nhân chóng vánh.

Theo báo Người Lao Động: “sống thử, chịu trách nhiệm thật” tác giả Lương Anh đã phân tích về nhiều cuộc sống thử của các bạn trẻ trong độ tuổi từ 20-26 tuổi Tác giả đi sâu tìm hiểu về những góc khuất của họ khi bước vào trải nghiệm sống thử Phần lớn đều cho rằng sau một thời gian chung sống với nhau, các bạn trẻ đều gặp phải tình trạng “vỡ mộng” khi hình tượng về đối phương bị sụp đổ Những ảnh hưởng về mặt tâm lý kéo dài, những cuộc cãi vã xảy ra liên tiếp, những áp lực về tài chính,những khoảng lặng, khiến họ dần xa cách nhau, và cuối cùng lựa chọn dừng lại mối quan hệ.

Theo Báo Tuổi trẻ và Pháp luật: “GenZ nghĩ gì về sống thử trước hôn nhân”tác giả Đình Trung đã đem đến cái nhìn khách quan hơn khi đồng tình với lối “sống thử” của thế hệ trẻ ngày nay Dựa trên những ví dụ về những cặp đôi đã trải nghiệm sống thử, tác giả đưa ra quan điểm rằng sống thử có cả ý nghĩa tích cực lẫn tiêu cực Tuy nhiên, cái lợi lấn át cái hại hay ngược lại sẽ phụ thuộc vào nhận thức và hành động của các bạn trẻ.

Bài nghiên cứu “Timing iseverything:Pre-EngagementCohabitationand Increased Risk for PoorMaritalOutcomes”của một nhóm tác giả đến từ trường đại học của Denver,Colorado cũng nghiên cứu về đề tài này Nhóm các tác giả trong bài nghiên cứu về tình trạng chung sống cùng nhau trước khi đính hôn, sau khi đính hôn và sau khi đã kết hôn Qua những minh chứng về các cặp đôi trong cả ba giai đoạn trên, những cặp đôi có trải nghiệm chung sống khi chưa đính hôn đều gặp rất nhiều vấn đề cản trở và ảnh hưởng đến hôn nhân, trong khi đó các cặp đôi sau khi đính hôn hay kết hôn mới chính thức chung sống với nhau sẽ có nhiều tín hiệu tích cực hơn đối với cuộc hôn nhân của họ Nghiên cứu chỉ ra các cá nhân thường có xu hướng kết hôn đối với những người chưa từng có trải nghiệm sống thử với người khác giới, vì vậy việc sống thử trước hôn nhân sẽ đặt ra những câu hỏi rất lớn đối với những người đã từng trải nghiệm lối sống này Và theo đó, nhóm các tác giả đều ủng hộ quan điểm không nên sống thử trước

2

Trang 5

hôn nhân để giữ ngọn lửa cho cuộc sống hôn nhân sau này, cũng như hình thành được tính trách nhiệm khi bước vào cuộc sống hôn nhân chính thức.

Có thể thấy rằng, vấn đề “sống thử trước hôn nhân” ngày càng được xã hội quan tâm mạnh mẽ Tuy nhiên, mỗi tác giả nghiên cứu đều đi theo một hướng quan điểm riêng và những mốc thời gian riêng Bên cạnh đó, các minh chứng cụ thể giữa các bài nghiên cứu được lấy trên một phạm vi rộng rãi, thậm chí là so sánh lối sống thử ở nhiều quốc gia khác nhau Trong bài nghiên cứu này, em sẽ triển khai đề tài theo một phạm vi cụ thể hơn đó là quan điểm của sinh viên thuộc các quận trên địa bàn Hà Nội để đem đến những góc nhìn chân thực nhất về vấn đề này.

1.2 Tính cấp thiết của đề tài

Hôn nhân và gia đình từ lâu vẫn luôn là một trong những vấn đề quan trọng của xã hội con người Bởi như Friedrich Engels đã từng cho rằng gia đình “là sản vật của một chế độ xã hội nhất định, hình thức đó sẽ phản ánh trạng thái của chế độ xã hội đó”.

Ngày nay với sự phát triển của xã hội kéo theo những hệ tư tưởng phương Tây được du nhập vào nước ta qua quá trình giao lưu văn hóa đang trên đà diễn ra mạnh mẽ Do đó, những quan niệm về hôn nhân của con người hiện nay đang dần được “hiện đại hóa” qua xu hướng “sống thử trước hôn nhân” của giới trẻ Nếu như trước kia, Mạnh Tử dưới thời Nho giáo từng quan niệm rằng: “Nam nữ thụ thụ bất thân” - đây cũng là quan niệm ăn sâu vào suy nghĩ của người Việt qua hàng nghìn năm thì đến ngày nay, tư tưởng đó đã không còn bó buộc trong tư tưởng của con người, đặc biệt là giới trẻ.

Những năm gần đây, sống thử trước hôn nhân đang dần được giới trẻ “bình thường hóa” thành một lối sống thường ngày Tuy vậy, vấn đề này đang gây ra không ít tranh cãi trong xã hội Việt Nam, bởi nó được cho rằng không hợp với thuần phong mỹ tục, lối sống truyền thống của người Việt dẫn đến những hành vi, lối sống lệch lạc, đi ngược với quy chuẩn đạo đức.

Trang 6

Vậy, những thế hệ trẻ đang đánh giá ra sao về lối sống trào lưu này? Hiểu được tầm quan trọng của nhóm đối tượng sinh viên đối với xã hội và tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, em đã thực hiện nghiên cứu về quan điểm của sinh viên trên địa bàn Hà Nội về vấn đề “sống thử trước hôn nhân.”

1.3 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: nhằm cung cấp đánh giá, góc nhìn toàn diện về lối sống sống thử trước hôn nhân của giới trẻ ngày nay, đồng thời khái quát hóa các luồng ý kiến khác nhau về vấn đề này Từ đó, giúp cho mọi người có cái nhìn cởi mở, tích cực hơn về “sống thử” để có một lối sống lành mạnh, hài hòa; đồng thời cũng chỉ ra những hậu quả, tác hại của lối sống này để trang bị cho sinh viên nói riêng và mọi người nói chung những kiến thức cần thiết và hướng giải

Các trường đại học thuộc địa bàn Hà Nội.

1.5 Thao tác hóa khái niệm

Theo “Luật hôn nhân và gia đình”(2014): “Hônnhânlàquanhệgiữavợ vàchồngsaukhikếthôn”,là sự liên kết giữa một người đàn ông và người phụ nữ dựa trên nguyên tắc bình đẳng và tự nguyện theo quy định của pháp luật nhằm chung sống với nhau suốt đời và xây dựng gia đình hạnh phúc, dân chủ, hòa thuận và bền vững.

“Sống thử trước hôn nhân” là một cụm từ chỉ một hiện tượng xã hội, theo đó các cặp đôi có tình cảm về chung sống với nhau như vợ chồng, nhưng chưa

4

Trang 7

tổ chức lễ cưới đàng hoàng hay có sự thừa nhận của cơ quan pháp lý Họ sẽ chung sống với nhau trong một khoảng thời gian, nếu cảm thấy phù hợp thì cả hai sẽ tiến tới hôn nhân chính thức, còn nếu thấy không phù hợp thì họ sẽ chia tay nhau mà không có bất cứ sự ràng buộc nào.

“Sinh viên” trong phạm vi bài nghiên cứu này được hiểu là: công dân Việt Nam, sinh viên đang theo học tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội, có độ tuổi từ 18 đến 22 tuổi tính đến thời điểm nghiên cứu năm 2023.

1.6 Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi 1: Nhận thức và mức độ quan tâm của sinh viên đối với việc sống thử.

Câu hỏi 2:Tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân, hậu quả của việc sống thử của giới trẻ, từ đó đưa ra những kiến nghị và giải pháp phù hợp.

1.7 Phương pháp nghiên cứu

a Phươngphápphỏngvấn

- Phỏng vấn theo bảng hỏi: Đây là phương pháp chính được dùng để thu thập dữ liệu một cách khách quan nhất Dựa trên những thông tin từ các câu trả lời của người tham gia khảo sát trực tuyến của bảng hỏi liên quan đến vấn đề nghiên cứu trong khoảng thời gian từ ngày 5/11/2023 đến ngày 9/11/2023 (5 ngày) với kết quả thu được là 100 phản hồi.

- Ưu điểm:

+ Bảng hỏi giúp thu thập được thông tin từ một lượng lớn khách thể nghiên cứu (100 phản hồi khác nhau) trong thời gian ngắn (5 ngày).

+ Những câu hỏi đóng giúp quá trình phân tích thông tin trở nên nhanh chóng, thuận tiện, dễ khái quát hóa vấn đề.

+ Những câu hỏi mở giúp khai thác thông tin một cách cụ thể từ phía người được hỏi, từ đó tạo nên tính khách quan và đa dạng cho bài nghiên cứu.

Trang 8

+ Có tính chủ động trong quá trình thu thập thông tin, tiết kiệm thời gian hơn.

- Phỏng vấn sâu: sau khi tiến hành thu thập thông tin định lượng, em đã chọn 3 bạn sinh viên mang tính đại diện để tiến hành phỏng vấn sâu về quan điểm “Sống thử trước hôn nhân” Tất cả những người được chọn để phỏng vấn đều đã được trả lời bảng hỏi.

b Phươngphápphântíchtàiliệu

- Đây là phương pháp phụ góp phần xây dựng các lựa chọn cho phương pháp phỏng vấn theo bảng hỏi Đồng thời, em cũng tìm hiểu, chắt lọc thông tin trên các trang báo mạng, tạp chí, tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu của nhiều tác giả khác.

- Ưu điểm:

+ Giúp tiết kiệm thời gian

+ Thu lược lượng thông tin đa dạng từ quá khứ đến hiện tại, từ những thông tin cơ bản đến những thông tin mang chiều sâu.

II KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU2.1 Thiết kế bảng hỏi

a Lờimởđầu Xin chào mọi người,

Mình tên là Trần Phương Linh, hiện đang là sinh viên K50, khoa Chính trị Quốc tế và Ngoại giao tại Học viện Ngoại giao.

Như chúng ta đã biết, trong những năm gần đây, sống thử đang được coi là một “trào lưu” phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay, đặc biệt đối với những bạn học sinh, sinh viên Xu hướng này cũng đang được nhận được sự quan tâm rất lớn từ xã hội Hiện tại mình đang thực hiện nghiên cứu về đề tài “Vấn đề sống thử trước hôn nhân của giới trẻ hiện nay” Vì vậy, mình rất mong có thể nhận được những ý kiến phản hồi của các bạn để mình có thể hoàn thành tốt đề tài.

6

Trang 9

Mọi câu trả lời của bạn đều là những thông tin có giá trị và ý nghĩa đối với mình trong quá trình thực hiện khảo sát này.

b Câuhỏi

Trang 11

2.2 Kết quả nghiên cứu Phân tích và xử lý số liệu

a Hiệntrạngvấnđề

Xu hướng “sống thử trước hôn nhân” được cho là xuất hiện từ các nước phương Tây với sự khởi nguồn từ các quốc gia Bắc Âu vào những thập niên 90 của thế kỷ XX Tuy nhiên, trong một thập kỷ gần đây, thuật ngữ “sống thử” đang trở nên rầm rộ ở Việt Nam và hiện tượng sống thử này đang dần phổ biến đối với giới trẻ Rất nhiều bạn trẻ lựa chọn cách sống thử với người yêu, và thực

Trang 12

chất đây cũng giống như một mối quan hệ vợ chồng không chính thức Xét theo truyền thống đạo đức thì đây được coi là lối sống đi ngược lại thuần phong mỹ tục, gây nên nhiều hệ lụy và hình ảnh không đẹp về con người Việt Nam.

Thế nhưng, lối sống này đang trở nên rất phổ biến, đặc biệt ở những thành phố lớn, những khu công nghiệp mà đối tượng chủ yếu là sinh viên Phần lớn các bạn trẻ đều ủng hộ việc “sống thử trước hôn nhân” và cho rằng đây là một trải nghiệm tốt để họ có thể sống cuộc sống hôn nhân mà không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hay nghĩa vụ Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều sinh viên cho rằng đây là một lối sống thể hiện sự suy đồi về đạo đức cũng như lệch lạc trong nhận thức.

Liệu đây có thực sự là một lối sống văn minh hiện đại để tiến đến một cuộc hôn nhân viên mãn hay chỉ tiềm ẩn những tác hại, rủi ro khó lường? Phân tích số liệu dưới đây sẽ đem đến cái nhìn đa chiều, khách quan của sinh viên về vấn đề này, từ đó rút ra những nguyên nhân, hệ quả và đưa ra những giải pháp phù hợp.

b Kếtquảkhảosátvàphântíchsốliệu

b.1 Kết quả khảo sát qua phương pháp sử dụng bảng hỏi.

Theo như kết quả khảo sát, tỉ lệ sinh viên năm nhất chiếm đến 78%, theo sau đó là sinh viên năm ba với 9%, sinh viên năm cuối chiếm 8% và tỉ lệ sinh viên năm hai chiếm 5%.

10

Trang 13

Theo biểu đồ thống kê, người tham gia khảo sát là sinh viên nam chỉ chiếm 25%, tức là ¼ trên tổng số, còn lại phần lớn là sinh viên nữ.

Theo số liệu thống kê, phần lớn sinh viên nam tham gia khảo sát sống trọ cùng bạn bè và sống với gia đình, tỉ lệ người ở kí túc xá và sống một mình gần giống nhau tầm 13-14%, rất ít người chọn sống với người yêu.

Trang 14

Ngày nay, với sự phát triển của xã hội đồng nghĩa với việc giới trẻ có nhiều mối quan tâm lớn như sự nghiệp, địa vị xã hội hay là tiền bạc Bên cạnh đó, xã hội phát triển kéo theo tư tưởng của con người cũng được cởi mở và hiện đại hơn so với trước kia Mọi người dù nam hay nữ đều có quyền bình đẳng như nhau và quyền tự quyết định cuộc đời của mình Vậy nên, hôn nhân không còn là mối quan tâm hàng đầu của giới trẻ trong xã hội hiện đại.

Theo như số liệu khảo sát trong 100 người, có đến 23% ( tương đương với 23 người ) đánh giá mức độ cần thiết của hôn nhân chỉ chiếm 5/10 điểm, theo sau đó là khoảng 20% đánh giá sự cần thiết của hôn nhân ở mức độ 7-8 điểm Phần trăm còn lại là số nhỏ những người đánh giá hôn nhân ở mức độ cao như 9-10 điểm hay mức độ rất thấp như 1-3 điểm Qua đó, ta có thể thấy rằng, phần lớn các bạn trẻ ngày nay đều cho rằng hôn nhân là “một phần của cuộc sống”, chứ không phải là “ một phần không thể thiếu” trong cuộc sống Do đó, giới trẻ hiện nay có xu hướng lựa chọn bạn đời một cách kĩ lưỡng để có thể đi đến một cuộc hôn nhân, và “sống thử” với người yêu chính là một trong những lựa chọn phổ biến của giới trẻ hiện nay.

12

Trang 15

Do sự cởi mở trong lối sống và suy nghĩ như vậy, nên phần lớn sinh viên đều lựa chọn đồng tình với việc nên “sống thử” trước hôn nhân, tỉ lệ chiếm đến 53% Số người không tán thành với quan điểm này chiếm 35%, số ít còn lại chủ yếu họ đều đưa ra quan điểm trung lập, tức là không phản đối cũng không tán thành Việc có nên hay không nên sống thử với đối phương sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố và quyết định của người trong cuộc.

6 Hãy nêu một vài quan điểm của bạn về việc “sống thử” trước hôn nhân.

Một vài quan điểm của những bạn sinh viên tham gia khảo sát:

“Mình nghĩ sống thử trước hôn nhân là 1 điều nên làmvàcáccặpđôinếu cónhucầukhôngnênbịcấmcản hay chỉ trích vì việc sống thử với nhau Thứ nhất, vì khi cặp đôicónhucầusốngthửcónghĩalàhọđãđếngiaiđoạncó commitmentnhấtđịnhvớinhau,cókhả năng sẽ kết hôn và có trách nhiệm với bản thân và mối quan hệcủahọ.Vìvậy,nếucótìnhhuốngbấtngờxảyra(có thai trước hôn nhân, ) thì cũng phảivấnđềlớnvàhọvẫncóthểgiảiquyết được Thứ hai, khi sống chung với nhau sẽ cónhiềuvấnđềxảyra(xíchmích, khônghợpcáchsinhhoạt, ),thìsốngthửsẽlàkhoảngthời gian cho cặp đôi giảiquyếtcácvấnđềđó,thốngnhấtlạivớinhau, thông cảm cho nhau hoặc kết thúcmốiquanhệđó.”

Ngày đăng: 03/04/2024, 16:08

Tài liệu liên quan