1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các biện pháp quản lý hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non

53 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 5,95 MB

Nội dung

Mặt khác trường mầm non cần tuyên truyền để các bậc phụ huynh cùng thấu hiểu và phối hợp về công tác nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe trẻ, chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ mầm non đó là vi

Trang 1

Kính thưa BGK, kính thưa toàn thể hội thi, lời đầu tiên cho phép tôi xin được gửi tới BGK, quý thầy cô giáo lời kính chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất Tôi xin tự giới thiệu tên tôi là: Nguyễn Thị Thu Phương, giáo viên trường MNTTNC Bò & Đồng cỏ Ba Vì Đến với hội thi ngày hôm nay tôi xin phép được

trình bày đề án: Cc biện php quản lý hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sứckhỏe cho trẻ mầm non.

MỞ ĐẦUI/ Qu trình thành lập và pht triển:

+ Trường Mầm non Trung tâm nghiên cứu Bò & Đồng cỏ Ba Vì được thành lập

theo quyết định số 1570 ngày 14/11/2000 của UBND Tỉnh Hà Tây (tiền thân làNhà trẻ Nông trường Ba Vì thành lập năm 1962 - do Nông trường Ba Vì quảnlý)

+ Trường có 2 điểm trường:

- Khu trung tâm: Thuộc thôn Hòa Trung – Xã Vân Hòa – Huyện Ba Vì – Thành Phố Hà Nội

- Khu lẻ: Thuộc thôn Việt Hòa – Xã Vân Hòa – Huyện Ba Vì – Thành Phố Hà Nội.

- Cả 2 khu được xây dựng, cải tạo khang trang sạch sẽ, có nhiều cây xanh bóng mát, có đầy đủ các trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi và nằm trong địa bàn khu dân cư rất thuận tiện cho phụ huynh đưa trẻ đến trường Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm ủng hộ tạo điều kiện về vật chất, tinh thần của các cấp lãnh đạo, các ban ngành đoàn thể của địa phương và sự phối kết hợp chặt chẽ của phụ huynh - Từ khi thành lập cho đến nay Trường Mầm non Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì không ngừng phát triển về số lượng, chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ ngày càng được khẳng định Số học sinh được tăng dần lên theo hàng năm Hàng năm, Ban Giám hiệu nhà trường đều đã tổ chức thực hiện đánh giá công tác phát triển số lượng, chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ: Đánh giá những mặt mạnh, yếu, đề ra các giải pháp khắc phục và rút kinh nghiệm cho năm học sau Nhiều năm liền tập thể Nhà trường đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” Tập thể Nhà trường vinh dự được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của UBND thành phố Hà Nội, Cờ thi đua xuất sắc của UBND Thành phố, được Chủ Tịch Nước tặng “ Huân

Trang 2

chương lao động hạng 3” và nhiều Giấy khen của UBND Tỉnh Hà Tây và UBND thành phố Hà Nội, của Sở GD&ĐT, của Huyện uỷ, UBND Huyện Ba Vì và các ban ngành đoàn thể khen tặng

- Trường đã được công nhận lại trường chuẩn Quốc gia mức độ I Kiểm định chất lượng giáo dục đạt cấp độ 2.

+ Vị trí địa lý của trường, tình hình kinh tế, chính trị xã hội của địa phương

- Trường MNTTNC Bò & Đồng cỏ Ba Vì là 1 trong 3 trường MN thuộc xã Vân

Hòa

- Vân Hòa là một xã miền núi cách trung tâm huyện Ba Vì khoảng 20km Phía

Bắc giáp xã Tản Lĩnh, phía Đông giáp xã Kim Sơn thị xã Sơn Tây, phía Tây giáp Vườn Quốc Gia Ba Vì, phía Nam giáp xã Yên Bài Tổng số diện tích đất tự nhiên: 3.290,98 ha Toàn xã có 14 thôn Dân số đông đúc, có 2 dân tộc sinh sống chủ yếu là Kinh, Mường và một số ít dân tộc khác cùng chung sống hòa thuận Tỷ lệ người dân tộc trong toàn xã khoảng 48%.

- Hoạt động kinh tế: Chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, là địa phương có tiềm năng và ưu thế phát triển kinh tế là du lịch và chăn nuôi bò sữa, chăn nuôi đà điểu Có các doanh nghiệp và một số doanh nghiệp du lịch đóng trên địa bàn xã Điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, song cấp ủy Đảng chính quyền địa phương luôn quan tâm tới sự nghiệp giáo dục.

+ Cơ cấu tổ chức của nhà trường:

+ Cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất nhà trường đang được đầu tư xây dựng sửa chữa theo tiêu chí trường chất lượng cao.

Số phòng học: 16 (Trong đó kiên cố: 16)

Có Khu hiệu bộ và các phòng chức năng; 02 sân chơi có đồ chơi ngoài trời; + Các tổ chức Đảng, đoàn thể:

Trang 3

- Chi bộ Đảng Nhà trường có 34 đảng viên, tổ chức Công đoàn cơ sở có 50

Công đoàn viên, Chi đoàn thanh niên có 18 đoàn viên

- Trường Mầm non Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì thực hiện chức năng, nhiệm vụ: Huy động, tiếp nhận và thực hiện chăm sóc giáo dục trẻ em trong độ tuổi Mầm non thuộc địa bàn các thôn: Thôn Hoà Trung, Xuân Hoà, Việt Hoà (xã Vân Hoà), Thôn Việt Long (xã Tản Lĩnh) ra lớp.

+ Đặc điểm tình hình nhà trường:

- Nhà trường có 02 điểm trường; 16 nhóm, lớp; 376 trẻ, Trong đó (nhóm trẻ: 05; Mẫu giáo: 11)

- Nhà trẻ: 100 trẻ/ 5 nhóm - Mẫu giáo 3 tuổi: 98/4 lớp - Mẫu giáo 4 tuổi: 100/4lớp - Mẫu giáo 5 tuổi: 78/3 lớp

- Đảm bảo diện tích phòng học 1,8 -2,2m2/trẻ; - Huy động 100% trẻ em 5 tuổi trên địa bàn ra lớp;

- 16/16 nhóm lớp thực hiện chương trình giáo dục Mầm non mới; - 100% các lớp đánh giá sự phát triển của trẻ theo mục tiêu giáo dục; - 85% các hoạt động giáo dục được ứng dụng CNTT.

- Duy trì nề nếp sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học để phát triển chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.

- Ứng dụng phương pháp dạy học tiên tiến Steam, dự án, Montessori vào hoạt động giáo dục trẻ Mầm non.

- 100% trẻ ăn bán trú, bếp ăn 1 chiều đúng tiêu chuẩn, đảm bảo VSATTP + Đa số phụ huynh có sự phối hợp với nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục nuôi dưỡng trẻ Tuy nhiên đặc thù địa bàn trường nằm cạnh các khu dân cư có điều kiện sinh hoạt khác nhau, phụ huynh đa phần là từ nơi khác chuyển đến, nghề nghiệp đa dạng, đa phần là ở lứa tuổi dưới 40 tuổi, có ít phụ huynh là gốc địa phương Chính vì vậy một số phụ huynh chưa hiểu hết đặc thù, vị trí địa lý của nhà trường nên trường gặp nhiều khó khăn khi phân lớp, tuyển sinh đầu năm học + Địa bàn tuyển sinh của nhà trường có nhiều trẻ tạm trú xin vào trường học nên số trẻ trong trường hàng tháng luôn không ổn định, tỷ lệ trẻ đi học chuyên cần

Trang 4

không cao Lý do: Phụ huynh hay thay đổi nơi tạm trú, vì thế trẻ chuyển trường về nơi ở mới Các dịp lễ, tết phụ huynh thường cho con nghỉ dài ngày tại quê và có nhiều trẻ đã chuyển trường, thôi học

II Sự cần thiết xây dựng đề n:

Trong công cuộc đổi mới đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, kinh tế - xã hội Việt Nam đã và đang có những chuyển biến tích cực, đời sống xã hội ngày càng được nâng cao

Yêu cầu phát triển đất nước đòi hỏi sự nghiệp giáo dục và đào tạo phải tạo ra thế hệ con người Việt Nam mới, có sự phát triển toàn diện về nhân cách phù hợp với truyền thống dân tộc và định hướng xã hội chủ nghĩa Đảng ta xác định phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển.

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng đầu tiên của ngành giáo dục và đào tạo Chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe trẻ ở trường mầm non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở các bậc học tiếp theo Giáo dục mầm non có mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng nhằm giáo dục toàn diện cho trẻ về thể chất, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ, là cơ sở để hình thành nên nhân cách con người mới và chuẩn bị những tiền đề cần thiết đặt nền tảng cho việc học tập ở cấp học tiếp theo, cho việc học tập suốt đời Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt” Chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục, nhất là ở bậc học mầm non là tiền đề quan trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước.

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nhu cầu gửi con vào các trường mầm non của nhân dân là rất lớn Người dân đã rất quan tâm đầu tư cho giáo dục Trên địa bàn Hà Nội nói chung và Xã Vân Hòa, Huyện Ba Vì nói riêng, nhu cầu và nguyện vọng gửi con ở bậc học Mầm non trong ngôi trường đầy đủ tiện nghi và chất lượng chăm sóc tốt ngày càng gia tăng Chính vì vậy mà quy mô giáo dục mầm non ngày càng tăng,

Trang 5

mạng lưới giáo dục mầm non được củng cố và phát triển rộng trong cả nước nói chung và trường Mầm non TTNC Bò & Đồng cỏ Ba Vì nói riêng.

Cùng với sự phát triển của sự nghiệp giáo dục, trường mầm non TTNC Bò & Đồng cỏ Ba Vì luôn nhận được sự quan tâm của UBND Huyện Ba Vì, UBND thành phố Hà Nội, tạo điều kiện phát triển quy mô trường, lớp chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ ngày một nâng cao Chính sách về hỗ trợ chi phí học tâ •p cho trẻ mầm non thuô •c các xã miền núi, hô • ngh‚o và hô • câ •n ngh‚o luôn đảm bảo đúng quy định Do đó mà chất lượng, nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ tại trường mầm non TTNC Bò & Đồng cỏ Ba Vì đã phát triển cả về số lượng và chất lượng

Tuy nhiên, công tác quản lý hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe trẻ mầm non của nhà trường vẫn còn hạn chế

Trang 6

Mặt khác theo như thực tế trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi vẫn còn Bên cạnh đó nền kinh tế, đời sống của một số bộ phận người dân cũng được nâng cao do đó phụ huynh học sinh lại thường quá quan tâm đến ăn uống của trẻ và chiều chuộng làm hết mọi việc cho trẻ Chính vì vậy, một xu hướng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ là bệnh thừa cân, béo phì Nó đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển chung của trẻ về nhận thức, tình cảm xã hội và một số bệnh khác Do vậy việc nghiên cứu quản lý hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong bối cảnh hiện nay đang diễn biến phức tạp ngày càng quan trọng và cấp bách hơn bao giờ hết: Đó là cần điều chỉnh chế độ ăn phù hợp, phối kết hợp giữa nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe để tạo ra các hoạt động khác nhau Sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe trẻ Mặt khác trường mầm non cần tuyên truyền để các bậc phụ huynh cùng thấu hiểu và phối hợp về công tác nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe trẻ, chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ mầm non đó là việc làm cần thiết để các cháu khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần.

Hiện nay, công tác nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe trẻ tại một số trường mầm non đang xảy ra không ít những bức xúc trong xã hội, trẻ đến trường không được nuôi dưỡng, chăm sóc đúng khoa học, đúng như cam kết của nhà trường với phụ huynh, một số trường hợp còn mang tính chất bạo hành trẻ trong khi nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ

Với trách nhiệm lớn lao của một người làm công tác quản lý làm thế nào để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ được tốt là nhiệm vụ quan trọng và cần phải có sự nỗ lực phấn đấu, quyết tâm cao của các nhà quản lý Cần chú trọng công tác chuyên môn, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe trẻ duy trì phát triển chất lượng giáo dục trong nhà trường ngày càng đi lên đáp ứng với yêu cầu sự nghiệp giáo dục mầm non trong thời đại ngày nay.

Từ những sự cần thiết đó việc xây dựng đề án: “Quản lý hoạt động nuôidưỡng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non trong bối cảnh hiện nay và tầm nhìn

Trang 7

đến năm 2030 tại trường mầm non TTNC Bò & Đồng cỏ Ba Vì” là cấp thiết

đóng góp trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn giúp nâng cao chất lượng giáo dục mầm non Huyện Ba Vì – Thành phố Hà Nội.

2 Căn cứ xây dựng đề n:

2.1 Căn cứ pháp lý

Căn cứ Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ Tám

Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về "Đổi mới căn bản, toàn diệngiáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điềukiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế"

Căn cứ Luật Giáo dục số 43 năm 2019 Theo điều 23 mục I chương 2,

Luật giáo dục có chỉ rõ: “Nội dung giáo dục mầm non phải đảm bảo phù hợp vớisự phát triển tâm sinh lý của trẻ em”.

Căn cứ Điều lệ trường mầm non ban hành k‚m theo Thông tư số 52/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ GDĐT tại Điều 3 nhiệm vụ và quyền hạn của trường mầm non

Căn cứ Thông tư số 51/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình giáo dục mầm non.

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14/6/2019; Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 08/9/2020 của Chính phủ quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non; Quyết định số 1677/QĐ-TTG ngày 03/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025; Quyết định số 1065/QĐ-BGDĐT ngày 19/4/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2018 - 2025.

Kế hoạch số 06/KH-UBND ngày 12/01/2021 của UBND Thành phố Hà Nội về phát triển giáo dục mầm non thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025.

Kế hoạch số 49/KH-UBND ngày 25/01/2021 của UBND huyện Ba Vì vê Kế hoạch Phát triển giáo dục mầm non huyện Ba Vì giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ kết quả thực hiện Kế hoạch số: …/KH-UBND ngày của UBND xã Vân Hòa về kế hoạch Phát triển giáo dục mầm non xã Vân Hòa giai đoạn 2021 – 2025.

Trang 8

Căn cứ kế hoạch số 105 ra ngày 6 tháng 10 năm 2020 của trường mầm non TTNC Bò & Đồng cỏ Ba Vì kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục mầm non trường mầm non TTNC Bò & Đồng cỏ Ba Vì giai đoạn 2021-2025 tầm nhìn 2030

2.2 Căn cứ thực tiễn

Căn cứ tình hình thực tế kết quả công tác nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe trẻ tại trường mầm non TTNC Bò & Đồng cỏ Ba Vì cho trẻ mầm non độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo từ những năm học trước và trong năm học 2023-2024.

Căn cứ vào nhu cầu của các bậc phụ huynh về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ để có chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp trẻ phát triển cân đối, khỏe mạnh về thể chất, tinh thần ngay từ những năm tháng đầu tiên của trẻ giúp trẻ phát triển toàn diện hoàn thành chương trình GDMN sẵn sàng bước vào lớp 1.

3 Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về Quản lý hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ tại trường mầm non TTNC Bò & Đồng cỏ Ba Vì, từ đó đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhằm góp phần khắc phục những yếu kém trong công tác quản lý để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường trong giai đoạn hiện nay và tầm nhìn chiến lược đến năm 2030.

4 Khch thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu:

Khách thể nghiên cứu: Các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ tại trường mầm non TTNC Bò & Đồng cỏ Ba Vì.

Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non trong bối cảnh hiện nay và tầm nhìn đến năm 2030 tại trường mầm non TTNC Bò & Đồng cỏ Ba Vì.

5 Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non, quản lý nhà trường, quản lý nâng cao chất lượng.

Trang 9

- Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non, xác định đúng nguyên nhân để có hướng đề xuất biện pháp quản lý hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non trong bối cảnh hiện nay và tầm nhìn đến năm 2030 tại trường mầm non TTNC Bò & Đồng cỏ Ba Vì.

- Nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non.

6 Phạm vi nghiên cứu:

- Đề án tập trung nghiên cứu giáo dục mầm non trong bối cảnh đổi mới và đánh giá thực trạng để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc sức khỏe trẻ mầm non trong bối cảnh hiện nay và tầm nhìn đến năm 2030 nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục mầm non.

7 Phương php nghiên cứu:

* Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu tài liệu, lý luận, các văn kiện của Đảng, chủ trương chính sách của nhà nước, của ngành của địa phương liên quan đến đề án Phân tích và khái quát chủ trương của Bộ GD&ĐT về hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe trẻ tại trường Mầm non.

Nghiên cứu biện pháp quản lý, hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe trẻ, nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý và nhu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non trong bối cảnh hiện nay và tầm nhìn đến năm 2030 tại trường Mầm non TTNC Bò & Đồng cỏ Ba Vì.

Trên cơ sở đó tiến hành phân tích, tổng hợp hệ thống tài liệu để xây dựng cơ sở lý luận làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu

* Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp quan sát:

Quan sát hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ trẻ của giáo viên trường mầm non TTNC Bò & Đồng cỏ Ba Vì.

Trang 10

Quan sát nghiên cứu hồ sơ của giáo viên, tổ nuôi dưỡng, y tế trường: Hồ sơ dinh dưỡng và đồ dùng phục vụ công tác nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe trẻ mầm non.

Phương pháp phỏng vấn:

Trao đổi với giáo viên, phụ huynh để hiểu được thực trạng công tác quản lý nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe trẻ mầm non tại trường mầm non TTNC Bò & Đồng cỏ Ba Vì Ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân thực trạng Từ đó tìm ra phương hướng và đề ra biện pháp khắc phục những hạn chế.

8 Cấu trúc của đề n:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, Đề án được trình bày 4 phần chính:

Phần thứ nhất: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non trong bối cảnh hiện.

Phần thứ hai: Thực trạng quản lý hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non và mục tiêu, định hướng phát triển.

Phần thứ ba: Giải pháp và kế hoạch thực hiện các giải pháp Phần thứ 4: Tổ chức thực hiện.

Phần thứ nhất

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NUÔI DƯỠNG, CHĂMSÓC SỨC KHỎE CHO TRẺ MẦM NON TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

1.1 Tổng quan nghiên cứu đề n.

Trang 11

Nghiên cứu về GDMN và QLGDMN, tăng cường nghiệp vụ quản lý và tăng cường năng lực quản lý của trường mầm non đã được quan tâm.

Chương trình Giáo dục mầm non được ban hành theo Thông tư số 51/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có những điểm mới đó là:

Chương trình giáo dục trẻ nhà trẻ và trẻ mẫu giáo được cấu trúc thành một chương trình chung với tên gọi: Chương trình giáo dục mầm non

Chương trình giáo dục mầm non cấp quốc gia mang tính chất khung Nội dung chương trình gồm những nội dung cốt lõi, cơ bản phù hợp theo từng độ tuổi.

Chương trình có độ mở, cho phép linh hoạt nhằm tăng cường tính chủ động của giáo viên trong việc lựa chọn những nội dung giáo dục cụ thể phù hợp với kinh nghiệm sống, khả năng của trẻ và điều kiện thực tế của địa phương;

Mục tiêu: Được xây dựng cho trẻ với độ tuổi nhà trẻ và cuối độ tuổi mẫu giáo theo lĩnh vực phát triển của trẻ nhằm hướng đến phát triển toàn diện về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm - xã hội, thẩm mĩ.

Chú trọng hình thành ở trẻ những chức năng tâm lí, năng lực chung của con người Phát triển tối đa tiềm năng vốn có, hình thành những kĩ năng sống cần thiết cho trẻ và phù hợp với yêu cầu của gia đình, cộng đồng, xã hội.

Nội dung giáo dục xây dựng theo các lĩnh vực phát triển của trẻ: Trong đó có 4 lĩnh vực phát triển với chương trình nhà trẻ và 5 lĩnh vực phát triển với chương trình mẫu giáo Nội dung chăm sóc giáo dục trẻ được đổi mới theo hướng đảm bảo tính tích hợp giữa nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe với giáo dục phát triển, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non hiện nay

Bổ sung một số nội dung thiết thực đảm bảo giáo dục trẻ toàn diện và gắn với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ Nội dung được xây dựng hướng tới thực hiện mục tiêu cụ thể, các hoạt động giáo dục được tổ chức lồng ghép, mang tính tích hợp giữa hoạt động trọng tâm với các hoạt động có tính chất bổ trợ, nhằm

Trang 12

mở rộng và thực hiện nội dung chủ đề có hiệu quả đáp ứng nhu cầu hứng thú và phù hợp với điều kiện cụ thể ở địa phương và nhóm lớp

Phương pháp giáo dục: Tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động với các hình thức đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu, hứng thú và hoạt động tích cực của trẻ.

Tạo cơ hội cho 100% trẻ được tham gia hoạt động, trải nghiệm, khám phá bằng vận động thân thể và các giác quan dưới nhiều hình thức.

Chú trọng đến việc trẻ “học như thế nào” hơn là “học cái gì”, coi trọng quá trình hơn là kết quả hoạt động, học một cách tích cực qua tìm hiểu, trải nghiệm, học thông qua sự hợp tác giữa trẻ với người lớn và giữa trẻ với trẻ.

Coi trọng tổ chức môi trường cho trẻ hoạt động: Tạo môi trường kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo và phát triển phù hợp với từng cá nhân trẻ; Xây dựng các khu vực hoạt động; tận dụng điều kiện, đồ dùng, nguyên vật liệu phế thải sẵn có của địa phương.

Phối hợp các phương pháp hợp lí nhằm tăng cường ở trẻ tính chủ động, tích cực tham gia hoạt động theo phương châm “học mà chơi, chơi mà học”;

Đánh giá sự phát triển của trẻ: Có sự phối hợp nhiều phương pháp, hình thức đánh giá

Quan sát, đánh giá trẻ hàng ngày, trên cơ sở đó giúp giáo viên kịp thời điều chỉnh kế hoạch giáo dục, tổ chức các hoạt động giáo dục tiếp theo cho phù hợp với hoạt động thực tế và với trẻ.

Những điểm mới trong cấu trúc cũng như nội dung của chương trình cho thấy chương trình được xây dựng theo hướng đổi mới đã giúp giáo viên có cái nhìn tổng thể về nội dung chương trình, những gì trẻ cần phát triển, cần được phát triển đồng bộ phù hợp với độ tuổi để trẻ phát triển một cách toàn diện.

Nội dung giáo dục trong chương trình được thể hiện và cấu trúc theo các mức độ phù hợp với các độ tuổi Qua đó, giúp giáo viên, các nhà quản lý nhận thấy được các mức độ nội dung khác nhau theo các độ tuổi, giáo viên sẽ chủ

Trang 13

động, linh hoạt hơn trong việc thực hiện nội dung chương trình, lựa chọn tích hợp nội dung giáo dục phù hợp với chủ đề và phù hợp với độ tuổi của trẻ

Để thực hiện chương trình này, đòi hỏi giáo viên phải luôn tìm ra cái mới để đáp ứng nhu cầu và hứng thú tìm tòi trải nghiệm của trẻ, giúp trẻ phát triển tốt theo yêu cầu của chương trình Đặc biệt, chương trình còn có thêm phần hướng dẫn dành cho trẻ khuyết tật, nội dung phối hợp với gia đình, nhà trường và cộng đồng, các kiến thức về nuôi dưỡng, chăm sóc Như vậy, chương trình giáo dục mầm non mới là một chương trình mềm dẻo và linh hoạt, có độ mở, giúp giáo viên linh hoạt lựa chọn nội dung, phương pháp phù hợp với khả năng của trẻ và tình hình thực tế của địa phương Chương trình giúp giáo viên liên tục được học hỏi và trau dồi kinh nghiệm, từ đó trở thành cá nhân năng động, tích cực, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển giáo dục

Đổi mới giáo dục mầm non và đổi mới chương trình giáo dục mầm non là tất yếu trong xu hướng đổi mới của giáo dục và đào tạo nói chung Đây là xu hướng tất yếu phù hợp với điều kiện của đất nước và trình độ của giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng của công tác giáo dục.

1.2 Hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ mầm non

1.2.1 Mục tiêu của giáo dục mầm non:

GDMN thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ từ ba tháng tuổi đến sáu

tuổi (Điều 23 - Luật Giáo dục năm 2019)

Mục tiêu của GDMN là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một

(Điều 23 - Luật giáo dục năm 2019) Luật Giáo dục chỉ rõ: Giáo dục mầm non là cấp học

đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam.

Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hòa, cân đối

Giàu lòng thương, biết quan tâm, nhường nhịn những người gần gũi, thật thà, lễ phép, mạnh dạn, hồn nhiên.

Trang 14

Yêu thích cái đẹp, biết giữ gìn cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp ở xung quanh.

Thông minh, ham hiểu biết, thích khám phá tìm tòi, có một số kĩ năng sơ đẳng.

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo chỉ rõ: Đối với giáo dục mầm non, giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp 1 Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015, nâng cao chất lượng phổ cập trong những năm tiếp theo và miễn học phí trước năm 2020 Từng bước chuẩn hóa hệ thống các trường mầm non Phát triển giáo dục mầm non dưới 5 tuổi có chất lượng phù hợp với điều kiện của từng địa phương và cơ sở giáo dục.

(trích Nghị quyết 29)

1.2.2 Nội dung hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ mầm non:

- Chế độ sinh hoạt: Khi xây dựng chế độ sinh hoạt cho trẻ mầm non thì

mục tiêu cuối cùng cần đạt đến đó là giúp cho trẻ phát triển hài hòa, cân đối về thể chất và tinh thần, hình thành ở trẻ thói quen tốt trong mọi hoạt động Vậy muốn đạt được mục tiêu đó thì chế độ sinh hoạt của trẻ phải được xây dựng hợp lý, dựa trên cơ sở những đặc điểm tâm lý, phù hợp với nhịp điệu sinh học của trẻ theo lứa tuổi và cá nhân trẻ Đảm bảo sự linh hoạt mềm dẻo, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường cũng như địa phương Đồng thời chế độ sinh hoạt của trẻ phải được thực hiện nghiêm túc và được quản lý chặt chẽ nhằm thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của trẻ như: Ăn, ngủ, vui chơi, học tập Khi trẻ thỏa mãn được những nhu cầu của bản thân mình thì sẽ đạt được những mục tiêu đề ra.

- Nuôi dưỡng: Đây là một khâu rất quan trọng bởi vì nó có ảnh hưởng trực

tiếp đến sức khỏe của trẻ và nó còn góp phần thực hiện mục tiêu bảo vệ sức khỏe cho trẻ Kế hoạch nuôi dưỡng trẻ là một phần không thể thiếu được trong kế hoạch năm học của nhà trường với mục tiêu cụ thể và biện pháp rõ ràng.

Trang 15

Trong trường mầm non, quy trình tổ chức nuôi dưỡng luôn được quản lý chặt chẽ cụ thể: Quản lý chặt chẽ số lượng Chỉ đạo tốt việc tính khẩu phần ăn cho trẻ theo nhu cầu khuyến nghị về năng lượng và các chất dinh dưỡng dành cho người Việt Nam của Bộ Y tế Ngoài ra nhà trường cũng thường xuyên theo dõi quá trình phát triển thể lực của trẻ để điều chỉnh chế độ ăn uống, đặc biệt đối với cán bộ y tế của nhà trường luôn có kế hoạch kiểm tra công tác nuôi dưỡng ở tất cả các khâu, tuyệt đối không để hiện tượng ngộ độc xảy ra trong trường mầm non.

- Chăm sóc dinh dưỡng: Trong thời gian trẻ ở trường, trẻ nhà trẻ cần được

ăn tối thiểu 2 bữa chính, một bữa phụ, đối với trẻ mẫu giáo 1 bữa chính, một bữa phụ và đảm bảo cung cấp năng lượng theo lứa tuổi và các chất cung cấp năng lượng nên có tỷ lệ cân đối, luôn cải tiến chế biến các món ăn phù hợp với khẩu vị của trẻ, tạo cho trẻ thói quen văn hóa vệ sinh trong ăn uống Thực hiện quy trình bếp một chiều, có hợp đồng thực phẩm và nguồn thực phẩm rõ ràng, đúng nơi quy định Có đủ nguồn nước sạch, đảm bảo để trẻ sử dụng Quản lý tốt công tác tổ chức bán trú, thường xuyên kiểm tra, theo dõi và bồi dưỡng để các cô nuôi dưỡng làm tốt công tác của mình Trẻ được theo dõi khám sức khỏe định kỳ, được theo dõi cân đo và đánh giá biểu đồ tăng trưởng (Trẻ dưới 24 tháng mỗi tháng 1 lần, trẻ 24 tháng trở lên mỗi quý 1 lần, trẻ 60 tháng theo dõi BMI), luôn đảm bảo lượng calo ở trường tối thiểu đạt tỷ lệ trong ngày cụ thể như sau:

Chất đạm (Protit) Cung cấp khoảng 13-20% Năng lượng khẩu phần ăn Chất béo (Lipit) Cung cấp khoảng 30-40% Năng lượng khẩu phần ăn Chất bột (Gluxit) Cung cấp khoảng 47-50% Năng lượng khẩu phần ăn Nước uống Khoảng 0,8-1,6 lít/trẻ/ngày (Kể cả nước trong thức ăn)

- Tuyên truyền cho các bậc phụ huynh về việc tiêm chủng đầy đủ cho trẻ không để xảy ra dịch bệnh trong trường mầm non.

- Chăm sóc vệ sinh: Trường mầm non cần trang bị đầy đủ đồ dùng cá nhân cho trẻ, các đồ dùng phải có ký hiệu riêng Thực hiện tốt các quy định vệ sinh như: Vệ sinh cá nhân trẻ, vệ sinh phòng/nhóm, đồ dùng đồ chơi đảm bảo môi trường xanh - sạch - đẹp.

Trang 16

- Chăm sóc giấc ngủ: Đảm bảo đủ các điều kiện vật chất (Giường, chiếu,gối, chăn, màn, đệm, xốp ) cho trẻ ngủ khi trẻ ở trường mầm non Đảm bảo

cho trẻ ngủ đủ giấc, phòng ngủ thoáng mát về mùa h‚ và ấm áp về mùa đông.

- Chăm sóc sức khỏe và bảo vệ an toàn cho trẻ: Đối với trường mầm non

thì nhiệm vụ hàng đầu đó là giúp cho trẻ luôn khỏe mạnh và an toàn Vì vậy hoạt động chăm sóc trẻ bao gồm thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ, tiêm chủng đầy đủ, phát hiện sớm và phòng chống dịch bệnh cho trẻ tại trường mầm non; Đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ; Giữ gìn môi trường sinh hoạt chung, dụng cụ ăn uống, đồ dùng, đồ chơi của trẻ sạch sẽ để phòng chống một số bệnh do virus gây ra, dễ lây lan và gây nguy hiểm tới tính mạng trẻ; Làm tốt công tác tuyên truyền hướng dẫn kiến thức chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho trẻ cho phụ huynh học sinh để giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, tỷ lệ trẻ mắc các bệnh thông thường ở trường mầm non.

Tuyên truyền với các bậc phụ huynh thực hiện nghiêm túc công tác phòng chống dịch bệnh, cúm mùa, một số bệnh về đường hô hấp, và một số bệnh theo mùa khác mà trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc phải nhất như đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch hoặc nước sát khuẩn Đặc biệt là thực hiện nghiêm túc việc rửa tay trước, sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh theo 6 bước của bộ y tế đã quy định.

Sử dụng bộ công cụ ASQ (theo Quyết định số 2254/QĐ-BYT ngày07/5/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành bộ công cụ Phát hiện sớm rối loạn phổtự kỷ ở trẻ em) để phát hiện và can thiệp sớm trẻ có biểu hiện rối loạn phổ tự kỷ

tới tất cả các nhóm lớp trong nhà trường và gia đình trẻ.

1.2.3 Yêu cầu của hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc trẻ mầm non:

* Chăm sóc trẻ

- Đảm bảo an toàn cho 100% trẻ về thể chất, tinh thần và tính mạng trẻ - Thực hiện nghiêm túc Quy chế nuôi dạy trẻ, duy trì nhật ký đón trả trẻ, quản lý trẻ mọi lúc, mọi nơi, đặc biệt lưu ý hoạt động đón, trả trẻ, chăm sóc bán

Trang 17

trú, hoạt động ngoài lớp học và trẻ mới đi học Không nhận trẻ ốm, trẻ không có trong danh sách lớp vào học

- Chăm sóc sức khỏe

+ Nghiêm túc thực hiện Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BGDĐT-BYTngày 12/5/2016 liên Bộ: Bộ GD& ĐT và Bộ Y tế về Quy định đánh giá công tác y tế tại các cơ sở GDMN.

+ Phân công giáo viên, y tế học đường phối hợp cùng y tế phường thực hiện công tác tiêm, theo dõi tiêm chủng và công tác phòng chống dịch bệnh tại cơ sở giáo dục mầm non theo qui định Quản lý hồ sơ sức khỏe trẻ tại phòng y tế của nhà trường.

+ Phân công cán bộ y tế phối hợp chặt chẽ với tổ dinh dưỡng, giáo viên trên lớp thực hiện các biện pháp can thiệp với trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, béo phì, thấp còi và trẻ khuyết tật học hòa nhập.

+ Thực hiện nghiêm túc chế độ chăm sóc sức khỏe, vệ sinh cho trẻ theo chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ và lịch vệ sinh hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng.

+ Tổ chức giấc ngủ cho trẻ cần có đủ trang thiết bị theo quy định, phù hợp theo mùa và đảm bảo vệ sinh Không cho trẻ nằm ngủ trên chiếu trải trực tiếp trên nền nhà, đặc biệt giáo viên cần trực, theo dõi và đảm bảo an toàn cho trẻ trong suốt giờ ngủ.

* Công tc nuôi dưỡng

- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

+ Thực hiện nghiêm túc việc ký kết hợp đồng thực phẩm an toàn, có giấy phép kinh doanh theo quy định, ghi rõ nguồn gốc từng loại thực phẩm, tên chủ hàng, số chứng minh thư, địa chỉ, điện thoại.

+ Thường xuyên kiểm tra chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, đơn giá thực phẩm.

- Đảm bảo chất lượng bữa ăn

+ Đảm bảo mức ăn như đã thỏa thuận, thống nhất và được phê duyệt + Thực đơn riêng của từng lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo Thường xuyên thay đổi, kết hợp món ăn trong ngày hợp lý, tăng cường rau xanh trong bữa ăn, không sử dụng thực phẩm chế biến sẵn trong bữa ăn của trẻ.

Trang 18

+ Tăng cường việc trồng rau, hoa quả sạch tại khu vực trường để cũng cấp cho trẻ, đảm bảo bữa ăn chất lượng và an toàn.

+ Tỷ lệ dinh dưỡng duy trì ở mức: P:14-16%; L: 24-26%; G: 60-62% (đối với trẻ nhà trẻ, lượng L có thể từ 26- 30%); (Nhu cầu Ca đối với trẻ 1- 3tuổi: 350mg/ ngày/trẻ; MG 4- 6 tuổi: 420mg/ ngày/trẻ; Nhu cầu B1 đối với trẻ 1-3 tuổi: 0,41g/ ngày/trẻ; MG 4-6 tuổi: 0.52mg/ngày/trẻ).

+ Đảm bảo luôn đủ nước uống, nước tinh khiết cần thử mẫu nước định kỳ, dùng cây hoặc bình nước nóng phải đảm bảo nhiệt độ nước an toàn và hướng dẫn trẻ sử dụng.

- Giao nhận thực phẩm hàng ngày:

+ Người giao hàng: Kí bàn giao số lượng thực phẩm giao cho trường.

+ Người trực tiếp nấu bếp: Nhận, kiểm tra chất lượng thực phẩm, ghi đúng

số lượng, chất lượng, thời gian và ký xác nhận vào sổ giao nhận thực phẩm + Quản lý kho: Có phiếu xuất, nhập lương thực, thực phẩm dự trữ trong kho phải phù hợp với thời gian, tránh thực phẩm để lâu không đảm bảo chất lượng, ghi rõ tên, loại thực phẩm, giá thực phẩm, tồn kho, cuối tháng kiểm kê hàng kho

+ Giáo viên mầm non: Phân công kiểm tra, giám sát việc giao nhận thực phẩm và định lượng khẩu phần ăn của trẻ, ký xác nhận tại sổ giao nhận thực phẩm

+ Kiểm tra: Tham gia kiểm tra (đột xuất) việc giao nhận thực phẩm và khẩu phần ăn cho trẻ, ký xác nhận kết quả kiểm tra.

+ Ban giám hiệu: Phân công ca trực để cùng nhận thực phẩm và ký xác nhận.

+ Kế toán: Tham gia giao nhận thực phẩm hàng ngày và ký xác nhận

- Chế biến thực phẩm và chia ăn:

+ Chế biến đúng thực đơn, kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đủ định lượng theo xuất ăn hàng ngày của trẻ.

Trang 19

+ Thực hiện nghiêm túc chế độ kiểm thực 3 bước và lưu mẫu thức ăn (TheoQuyết định số 1246/QĐ-BYT ngày 31/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế):

- Thực hiện nguyên tắc quản lý nuôi dưỡng

+ Thực hiện đúng quy định về hồ sơ, quy trình, nguyên tắc quản lý nuôi

dưỡng Nghiêm cấm vi phạm khẩu phần ăn của trẻ dưới mọi hình thức Thực hiện

nghiêm túc việc công khai thực đơn, thực phẩm, đơn giá hàng ngày.

+ Mở đủ theo mẫu các loại sổ sách nuôi dưỡng theo quy định, mỗi ngày in riêng 1 trang, có chữ ký các thành phần đầy đủ và cuối tháng đóng thành quyển, có đủ dấu giáp lai.

+ Hoàn thiện chứng từ tiền ăn của trẻ hàng ngày, thanh quyết toán tiền ăn của trẻ có thể theo tuần hoặc theo tháng Cuối tháng quyết toán tiền ăn trong tháng.

1.3 Quản lý hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ mầm non

1.3.1 Xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ mầm non

Trong tất cả các chức năng quản lý, chức năng lập kế hoạch đóng vai trò là chức năng đầu tiên, chức năng cơ bản để hoàn thành các chức năng khác, đây được coi là chức năng hạt nhân, quan trọng của quá trình quản lý Lập kế hoạch hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe trẻ là một chức năng quan trọng của công tác quản lý trường mầm non Bởi vì lập kế hoạch nuôi dưỡng chăm sóc sức khỏe trẻ mầm non tức là soạn thảo và thông qua những quyết định quản lý quan trọng nhất về nuôi dưỡng chăm sóc trẻ.

Cán bộ quản lý trường mầm non phải quan tâm đầy đủ các loại kế hoạch như: Kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn, kế hoạch tổng thể, bộ phận, kế hoạch cá nhân, trong đó phải đặc biệt chú trọng đến kế hoạch năm học Kế hoạch năm học là sự cụ thể hóa việc thực hiện nhiệm vụ năm học với các mục tiêu và biện pháp rõ ràng, đó cũng là cơ sở để xây dựng kế hoạch của từng bộ phận và xây dựng kế hoạch cá nhân Tuy nhiên, kế hoạch xây dựng phải bám sát vào chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ theo độ tuổi, bám sát vào chỉ thị nhiệm

Trang 20

vụ năm học của phòng GD&ĐT, hướng dẫn thưc hiện nhiệm vụ năm học, quy chế chuyên môn và lịch trình của các cấp quản lý.

Trước hết là lập kế hoạch chung theo giai đoạn, theo từng năm học Tiếp theo phải xác định được công tác trọng tâm hàng tháng Trên cơ sở kế hoạch năm để xác định nội dung công việc hàng tháng và các biện pháp thực hiện Nội dung công việc hàng tháng được hoàn thành thì kế hoạch năm học mới hoàn thành Trong kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe trẻ nội dung đặc biệt quan trọng là phải đưa ra các chỉ tiêu sát với thực tế, điều kiện của đơn vị, phù hợp với chỉ đạo của các cấp và có tính khả thi cao Đối với nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe trẻ, trong kế hoạch cần quan tâm các nội dung trọng tâm:

* Các chỉ tiêu cần đạt:

- Chỉ tiêu về suy dinh dưỡng của trẻ cuối năm học.

- Chỉ tiêu về huy động trẻ ra lớp và ăn bán trú tại trường lớp.

- Mức tiền ăn của trẻ, tỷ lệ calo và các chất Protit-Lipit-Gluxit đạt được theo khẩu phần ăn của trẻ.

- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Phòng chống dịch bệnh, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và đảm bảo an toàn về thể chất, tinh thần cho trẻ.

- Xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ nuôi dưỡng chăm sóc trẻ - Xây dựng góc tuyên truyền, Phối kết hợp với phụ huynh và các lực lượng xã hội trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe trẻ.

- Các biện pháp khả thi để đạt được các chỉ tiêu đề ra.

- Phân công trách nhiệm và tổ chức thực hiện kế hoạch hàng tuần, hàng

Trang 21

Quản lý công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc có vai trò vô cùng quan trọng dẫn đến chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc trẻ cao hay thấp Nội dung đó là:

- Quản lý xây dựng thực đơn, khẩu phần ăn cho trẻ.

Thực đơn chính là khẩu phần được tính thành lượng thực phẩm chế biến dưới dạng các món ăn, sau đó sắp xếp thành bảng các món ăn từng bữa ăn hàng ngày, hàng tuần Cho trẻ ăn theo thực đơn nhằm chủ động trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch ăn uống cho trẻ đáp ứng nhu cầu năng lượng, các chất dinh dưỡng trong khẩu phần, trên cơ sở sử dụng những thực phẩm có chất lượng, giá thành hạ ở địa phương.

* Yêu cầu đối với quản lý, xây dựng thực đơn:

+ Thực đơn cần đảm bảo các chất dinh dưỡng Bữa ăn chính phải có các thức ăn giàu Protein Kết hợp nhiều loại lương thực thực phẩm để đảm bảo đủ các chất bột đường, chất đạm, chất béo và vitamin, chất khoáng.

+ Thực đơn sử dụng cùng một loại thực phẩm cho tất cả các chế độ ăn (cảnhà trẻ và mẫu giáo) nhằm tiện lợi cho việc chế biến, tổ chức nấu ăn cho trẻ

cũng như việc tính khẩu phần ăn và cân đối lượng Protit-Lipit-Gluxit trong khẩu phần ăn của trẻ.

+ Thực đơn phải phù hợp theo mùa: Thực đơn phù hợp theo mùa sẽ giúp cho việc lựa chọn thực phẩm dễ dàng, giá thành không cao, đồng thời cũng đảm bảo hạn chế được thực phẩm không an toàn Xây dựng thực đơn theo 2 mùa, mùa đông và mùa h‚ để bố trí được các món ăn phù hợp kích thích nhu cầu ăn

của trẻ đồng thời cung cấp năng lượng (mùa đông ăn nhiều món ăn xào, rán,kho Mùa hè ăn nhiều món sốt, hấp, canh chua )

+ Thực đơn được xây dựng hàng tuần nhằm chủ động trong việc chế biến và cải tiến món ăn cũng như việc giám sát, kiểm tra của các cấp quản lý, theo dõi và phối kết hợp của các bậc cha mẹ trong việc tổ chức bữa ăn cho trẻ tại nhà + Thực đơn phải được thường xuyên cải tiến, thay đổi để tránh nhàm chán cho trẻ.

Trang 22

+ Khi xây dựng thực đơn cần ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm sẵn có ở địa phương như Sữa, các món ăn từ Đà điểu (Thịt trứng )

Quản lý xây dựng thực đơn, khẩu phần ở trường MN cần phải nắm được việc

chỉ đạo của các trường mầm non, đó là việc xây dựng thực đơn riêng cho độ tuổi đặc biệt là chế độ ăn đối với trẻ nhà trẻ; thực đơn thỏa mãn được các yêu cầu: Đảm bảo đủ định lượng khẩu phần, thường xuyên cải tiến thay đổi món ăn Sử dụng đa dạng các loại thực phẩm trong món ăn, kết hợp các món ăn trong bữa ăn hợp lý đồng thời phù hợp với mức đóng góp tiền ăn của trẻ.

- Quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ thực hiện công tác quản lý và nuôi dưỡng chăm sóc trẻ.

Xây dựng đội ngũ CBQL, GV, NV đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, vững vàng về chính trị, đặc biệt có đủ khả năng thực hiện tốt việc nuôi dưỡng chăm sóc, trẻ luôn là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng quản lý công tác nuôi dưỡng chăm sóc của trẻ tại trường mầm non.

+ Đối với CBQL nhà trường cần bồi dưỡng để nắm chắc nội dung quản lý công tác nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe trẻ, cách xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc theo phân cấp quản lý Tổ chức thực hiện kế hoạch và kiểm tra các hoạt động quản lý nuôi dưỡng chăm sóc sức khỏe cho trẻ, công tác xây dựng và chỉ đạo việc nuôi dưỡng chăm sóc sức khỏe trẻ Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nuôi dưỡng chăm sóc và công tác tham mưu, tuyên truyền phối kết hợp các lực lượng xã hội trong công tác nuôi dưỡng chăm sóc trẻ tại trường mầm non

+ Đối với GV, NV: Cần bồi dưỡng để nắm vững các nội dung nuôi dưỡng chăm sóc, trẻ ở độ tuổi mình phụ trách Kỹ năng thực hiện các thao tác nuôi dưỡng chăm sóc trẻ Khả năng tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ trẻ và nhà trường để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ tại nhóm Tham mưu, bảo quản, sử dụng hiệu quả trang thiết bị phục vụ nuôi dưỡng chăm sóc, trẻ tại nhóm, lớp.

Trang 23

- Quản lý công tác kiểm tra thực hiện công tác nuôi dưỡng chăm sóc trẻ - Quản lý việc cấp phát, sử dụng thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ công tác nuôi dưỡng chăm sóc trẻ.

- Cải tiến, đổi mới công tác nuôi dưỡng chăm sóc trẻ Trong đó, quan trọng nhất là tạo động lực và kích thích tinh thần lao động sáng tạo của đội ngũ CBQL, GV, NV trong đơn vị.

* Yêu cầu trong quản lý các hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc, trẻ

- Quản lý việc đảm bảo thực hiện các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe trẻ, đúng yêu cầu độ tuổi:

+ Đảm bảo tính toàn diện.

+ Đảm bảo đúng nội dung đã quy định của chương trình nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục mầm non.

- Bảo đảm không ngừng cải tiến và hoàn thiện các phương pháp nuôi dưỡng chăm sóc sức khỏe trẻ.

- Đảm bảo nâng cao chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc sức khỏe trẻ tại trường mầm non.

1.3.3 Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ mầm non

Trong quá trình quản lý hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc sức khỏe trẻ, BGH nhà trường có trách nhiệm tự kiểm tra hoạt động quản lý của mình Qua kiểm tra nắm được các thông tin cần thiết về mọi mặt của hoạt động quản lý cũng như tổ chức thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ tại nhà trường, từ đó phát hiện những sai sót để uốn nắn, điều chỉnh kịp thời qua kiểm tra cũng giúp ý thức trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên cũng được nâng lên, góp phần thúc đẩy việc nâng cao chất lượng công tác nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe trẻ Đồng thời, kiểm tra cũng giúp nhà trường xem xét một cách toàn diện để đưa ra các quyết định của mình cho phù hợp với thực tiễn quản lý.

Trong quá trình kiểm tra, cán bộ quản lý phải tuân thủ các nguyên tắc sau: Nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc đảm bảo tính kế hoạch, tính khách quan, nguyên tắc hiệu quả và nguyên tắc giáo dục Khi kiểm tra, cần phối kết hợp

Trang 24

nhiều phương pháp, hình thức kiểm tra khác nhau để đảm bảo cho việc đánh giá đúng đắn một vấn đề nuôi dưỡng chăm sóc sức khỏe trẻ Kiểm tra kế hoạch chỉ đạo quản lý, các văn bản hướng dẫn của các trường mầm non về công tác nuôi dưỡng chăm sóc sức khỏe tr Hồ sơ sổ sách quản lý nuôi dưỡng chăm sóc của trường; Kiểm tra dự giờ các hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cho trẻ, kiểm tra việc xây dựng kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của giáo viên qua các chủ đề giáo dục, kiểm tra đồ dùng phục vụ nuôi dưỡng, chăm sóc của giáo viên, nhân viên, nhà bếp, kiểm tra quy trình chế biến món ăn cho trẻ, giao nhận thực phẩm, tính khẩu phần ăn, quy trình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, lưu mẫu thức ăn, cân đo, theo dõi sức khỏe trẻ, theo dõi tiêm chủng, phòng dịch, công tác tuyên truyền qua các bài tuyên truyền, nội dung trong góc tuyên truyền; Thực hiện công khai tài chính thực đơn, tiền ăn của trẻ hàng ngày

1.3.4 Quản lý cơ sở vật chất phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sócsức khỏe trẻ mầm non

Cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ trong quá trình thực hiện Ban giám hiê •u nhà trường thường xuyên kểm tra cơ sở vâ •t chất, các trang thiết bị phục vụ công tác nuôi dưỡng chăm sóc trẻ và có kế hoạch bổ sung thay thế các thiê •t bị, dụng cụ không đảm bảo sử dụng, gây mất an toàn trong khi sử dụng như: Bếp ga công nghiệp, tủ hấp cơm, nồi xoong, bát thìa, chăn ga, gối, giường, nguồn nước sạch, thiết bị vệ sinh thiếu hoặc không hiện đại sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, thậm chí là không an toàn và đảm bảo vệ sinh cho trẻ

Bếp ăn được thiết kế theo quy trình bếp một chiều với đầy đủ các trang thiết bị, đồ dùng inox chất lượng cao và hiện đại, đảm bảo vệ sinh như: Máy tiệt trùng chén bát, máy hấp khăn, lò nướng, tủ mát, tủ lạnh, máy ép trái cây, máy xay sinh tố, máy xay thịt….

Tất cả quy trình và thao tác chế biến thức ăn cho trẻ đều đảm bảo vệ sinh và được giám sát bởi hệ thống camera Phụ huynh có thể tham quan trực tiếp

Trang 25

bếp ăn của trường vào bất cứ lúc nào Sau mỗi lần sử dụng được vệ sinh sạch sẽ và sấy khô, bảo quản đúng quy trình.

1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sứckhỏe trẻ mầm non trong bối cảnh hiện nay.

1.4.1 Những yếu tố chủ quan:

Sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có ảnh hưởng rất lớn tới công tác nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe trẻ Việc cho trẻ ăn ngủ tại trường do điều kiện kinh tế và nhận thức của mỗi gia đình, sự hiểu biết về kiến thức nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ còn số ít gia đình chưa thật sự quan tâm đến việc nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ khoa học mà chỉ quan tâm cho trẻ ăn no Ngược lại có rất nhiều gia đình để con ăn uống không khoa học, cho trẻ ăn quá nhiều theo ý thích dẫn đến trẻ mắc các bệnh về dinh dưỡng, thừa cân, béo phì.

Để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe trẻ trường mầm non trong bối cảnh hiện nay, một trong những việc làm cần thiết là đổi mới công tác quản lý trong nhà trường Muốn đổi mới quản lý cần bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên, cô nuôi tất cả không thể làm việc chỉ bằng kinh nghiệm mà cần phải bồi dưỡng, cập nhật những kiến thức, kĩ năng thực hành cần thiết để có thể hoàn thành nhiệm vụ đựơc giao.

Quản lý trường mầm non là một bậc học mang tính tự nguyện, nhà trường mầm non có 2 nhiệm vụ rất quan trọng, đó là: Nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe trẻ lứa tuổi mầm non, một lứa tuổi còn rất nhỏ cơ thể đang trong giai đoạn phát triển nên gần như phụ thuộc vào sự quan tâm của người lớn.

Vì vậy không chỉ cần có trình độ chuyên môn giỏi mà còn phải có khả năng quản lý tốt, bố trí sắp xếp mọi hoạt động một cách hợp lý.

Nội dung trọng tâm trong quản lý hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe trẻ ở trường mầm non là:

- Tổ chức tốt các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe trẻ ở trường mầm non - Tổ chức và lãnh đạo một tập thể giáo viên, nhân viên cùng thực hiện tốt nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe trẻ.

Trang 26

- Đảm bảo quản lý tài chính minh bạch, rõ ràng, công khai và dân chủ - Để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý công tác nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe trẻ ở trường mầm non, không thể sử dụng một biện pháp quản lý mà phải sử dụng tổng hợp nhiều biện pháp và các biện pháp phải được sắp xếp theo một hệ thống đảm bảo tính logic, có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.

1.4.2 Những yếu tố khách quan:

Trình độ, năng lực chuyên môn và nhận thức về tầm quan trọng việc thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ trường mầm non.

Sự biến động phức tạp của các dịch bệnh theo mùa của các loại động vật dẫn đến giá cả thực phẩm trên thị trường cũng biến động.

Cần đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe trẻ là những điều kiện thuận lợi để quản lý công tác nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe trẻ đạt hiệu quả.

Ngày đăng: 03/04/2024, 16:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w