1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận phương pháp tổ chức cho trẻ mầm non khám phá môi trường xung quanh biện pháp rèn luyện kỹ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi khám phá khoa học

64 14 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Biện Pháp Rèn Luyện Kỹ Năng Quan Sát Cho Trẻ 5-6 Tuổi Trong Hoạt Động Khám Phá Khoa Học
Tác giả Nguyễn Thị Yến Nhi
Người hướng dẫn Ths Trần Viết Nhi
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Huế
Chuyên ngành Giáo Dục Mầm Non
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2020
Thành phố Huế
Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 522,25 KB

Nội dung

Nhận thức của GVMN về sự cần thiết của việc rèn luyện kỹ năng quan sátcho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học...1.2.3.. Hiện nay, tại các trườngMN một phần do nhận th

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

 TIỂU LUẬN

Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

Ths Trần Viết Nhi Nguyễn Thị Yến Nhi

Trang 2

Để hoàn thành bài tiểu luận này, đầu tiên em xin chân thành gửi lời cám ơn tớiThạc sĩ Trần Viết Nhi - Giảng viên hướng dẫn bộ môn “Phương pháp cho trẻ mầmnon khám phá môi trường xung quanh” đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trongsuốt quá trình nghiên cứu đề tài Đồng thời em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đếncác thầy cô trong khoa Giáo dục Mầm non Trường Đại Học Sư Phạm Huế đã dìudắt, dạy dỗ em trong thời gian vừa qua.

Em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu cùng tất cả cácgiáo viên chủ nhiệm lớp mẫu giáo lớn trường mầm non Vạn Xuân đã tạo điều kiệngiúp em hoàn thành đề tài nghiên cứu này

Do năng lực bản thân còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót vàkhuyết điểm, em kính mong nhận được sự góp ý, chỉ dẫn của các thầy cô giáo để đềtài được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cám ơn!

Huế, tháng 11 năm 2020

Sinh viênNguyễn Thị Yến NhiTiểu luận Quản trị

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Nhận thức của GV về các thành tố tâm lí của kỹ năng quan sát Bảng 2.2 Nhận thức của GV về mục đích rèn luyện kỹ năng quan sát cho trẻ mẫugiáo 5-6 tuổi qua hoạt động KPKH Bảng 2.3 Phương pháp tổ chức hoạt động KPKH để rèn luyện kỹ năng quan sát chotrẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi Bảng 2.4 Phương tiện sử dụng để rèn luyện kỹ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6tuổi qua hoạt động KPKH Bảng 2.5 Hình thức tổ chức hoạt động KPKH nhằm rèn luyện kỹ năng quan sát chotrẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi Bảng 2.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của việc rèn luyện kỹ năng quan sátthông qua hoạt động KPKH cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi Bảng 2.7 Những khó khăn của GV trong việc rèn luyện kỹ năng quan sát qua hoạtđộng KPKH cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi Bảng 2.8 Những thuận lợi trong việc rèn luyện kỹ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo5-6 tuổi qua hoạt động KPKH

Tiểu luận Quản trị

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

2 Mục đích nghiên cứu

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4 Giả thuyết khoa học

5 Phạm vi nghiên cứu

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

7 Phương pháp nghiên cứu

8 Cấu trúc đề tài

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG QUAN SÁT CHO TRẺ 5-6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC

1.1 Cơ sở lý luận về rèn luyện kỹ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học

1.1.1 Lý luận về kỹ năng quan sát của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

1.1.1.1 Khái niệm kỹ năng quan sát

1.1.1.2 Các thành tố tâm lí của kỹ năng quan sát

1.1.1.3 Vai trò của kỹ năng quan sát đối với trẻ 5-6 tuổi

1.1.1.4 Đặc điểm kỹ năng quan sát của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

1.1.1.5 Quá trình hình thành kỹ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

1.1.2 Hoạt động khám phá khoa học với việc rèn luyện kỹ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

1.1.2.1 Khái niệm Hoạt động khám phá khoa học

1.1.2.2 Đặc điểm hoạt động khám phá khoa học của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non

1.1.2.3 Ưu thế của hoạt động khám phá khoa học đối với việc rèn luyện kỹ năng quan sát cho trẻ 5-6 tuổi

1.1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc rèn luyện kỹ năng quan sát cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học

Tiểu luận Quản trị

Trang 6

1.2 Thực trạng rèn luyện kỹ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt

động khám phá khoa học tại trường mầm non Vạn Xuân - Thành phố Huế

1.2.1 Vài nét sơ lược về trường mầm non Vạn Xuân - Thành phố Huế

1.2.2 Nhận thức của GVMN về sự cần thiết của việc rèn luyện kỹ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học

1.2.3 Thực trạng rèn luyện kỹ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học của GVMN

1.2.4 Đánh giá chung về thực trạng

CHƯƠNG 2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG QUAN SÁT CHO TRẺ 5-6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC

2.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

2.2 Biện pháp

2.2.1 Tạo hứng thú, thu hút sự chú ý của trẻ qua cách đặt câu hỏi và khuyến khích trẻ nêu câu hỏi

2.2.2 Thường xuyên sử dụng các đồ dùng trực quan, tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm bằng các giác quan

2.2.3 Tăng cường thiết kế và tổ chức các trò chơi rèn luyện kỹ năng quan sát cho trẻ

2.2.4 Tăng cường thực hiện thí nghiệm với sự tham gia của trẻ, đặt vấn đề giúp trẻ quan sát

2.2.5.Tranh thủ sự hỗ trợ, hợp tác của gia đình trong rèn luyện kỹ năng quan sát cho trẻ

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1 Kết luận

2 Kiến nghị

2.1 Về phía nhà trường

2.2 Về phía giáo viên

2.3 Về phía phụ huynh

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Tiểu luận Quản trị

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Đất nước đang không ngừng phát triển, xã hội ngày càng hiện đại do đó yêucầu trình độ học vấn của con người ngày càng cao Và giáo dục chính là nhân tốquan trọng quyết định điều đó, nhận thức được điều này Đảng và Nhà nước ta đãkhẳng định vai trò to lớn của giáo dục cho rằng đầu tư cho giáo dục chính là đầu tưcho sự phát triển, xác định “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu” (điều 4, LuậtGiáo dục 2019)

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói:

“Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”Đúng vậy, chăm sóc và giáo dục trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời là điều vôcùng quan trọng góp phần hoàn thành sự nghiệp đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ saunày trở thành người kế thừa, những con người của thế kỉ XXI Giáo dục MN là bậchọc đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển vềthể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em Và mộttrong những mục tiêu chung của giáo dục MN là giáo dục trẻ “Thông minh, hamhiểu biết, thích khám phá, tìm tòi, có một số kỹ năng sơ đẳng (quan sát, so sánh,phân tích, tổng hợp, suy luận ) cần thiết để vào trường phổ thông, thích đi học”Bản chất việc học ở trẻ em là thông qua sự bắt chước, khám phá, trải nghiệm, thựchành để hiểu về những sự vật, hiện tượng diễn ra xung quanh trẻ Hoạt động khámphá môi trường xung quanh sẽ tạo điều kiện cho trẻ thỏa mãn nhu cầu tìm tòi, khámphá của mình Khi trẻ được làm quen với môi trường xung quanh, trẻ sẽ được hòamình vào thế giới xung quanh từ đó việc tiếp thu những kiến thức và kỹ năng cầnthiết trở nên dễ dàng hơn

Hoạt động khám phá môi trường xung quanh trẻ ở trường MN trong đó hoạtđộng KPKH đóng vai trò không hề nhỏ cho sự phát triển toàn diện của trẻ Việc chotrẻ KPKH có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển nhận thức cho trẻ, tạo điềukiện hình thành kiến thức nền tảng, phát triển các giác quan và những kỹ năng nhậnthức ở trẻ Nhất là với trẻ 5-6 tuổi, khi mà phạm vi hiểu biết và học hỏi rộng hơn thìnhu cầu khám phá, tìm hiểu, lí giải cách thức hoạt động và tồn tại của sự vật cànglớn

Tiểu luận Quản trị

Trang 8

Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để rèn luyện kỹ năng quan sát của trẻ tronghoạt động KPKH Như chúng ta đã biết thì quan sát là một kỹ năng quan trọng là cơ

sở ban đầu để hình thành các kỹ năng nhận thức khác, quan sát là yếu tố đầu tiêngiúp trẻ tiếp nhận đặc điểm, hình ảnh của đối tượng mà trẻ tri giác được, đặc biệthơn là hoạt động này phù hợp với đặc điểm tư duy trực quan của trẻ Do đó việc rènluyện kỹ năng quan sát cho trẻ là vô cùng quan trọng

Tuy nhiên, trong thực tế việc rèn luyện kỹ năng quan sát cho trẻ trong các hoạtđộng còn chưa được chú ý, xem trọng ở các trường MN Hiện nay, tại các trường

MN một phần do nhận thức của GV, phần khác do cơ sở vật chất của trường chưađáp ứng đầy đủ đồ dùng, dụng cụ cho trẻ tìm hiểu, khám phá; các hình thức quan sátchủ yếu thông qua một số tiết học, về nội dung quan sát vẫn còn sơ sài, gò bó tronglớp học, cơ hội để trẻ tiếp xúc với vật thật, việc thật, được quan sát thực tế rất ít

Xuất phát từ những lí do trên, tôi nghiên cứu và chọn đề tài “Biện pháp rèn luyện kỹ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi khám phá khoa học” với mong muốn có

thể đưa ra được các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng quan sátcho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động KPKH

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng rèn luyện kỹ năng quan sát của trẻmẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động KPKH, đề tài xây dựng một số biện pháp rènluyện kỹ năng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động KPKH

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Quá trình rèn luyện kỹ năng quan sát của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường MN

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp rèn luyện kỹ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạtđộng KPKH

4 Giả thuyết khoa học

Kỹ năng quan sát ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có mối quan hệ chặt chẽ với các biệnpháp tác động đến trẻ của GVMN Nếu GV biết phối hợp sử dụng các biện pháp rènluyện kỹ năng quan sát cho trẻ theo hướng khai thác tiềm năng hoạt động KPKH và

Tiểu luận Quản trị

Trang 9

khả năng nhận thức của trẻ 5-6 tuổi một cách hợp lí thì mức độ kỹ năng quan sátcủa trẻ sẽ được nâng cao.

5 Phạm vi nghiên cứu

5.1 Phạm vi thời gian nghiên cứu

Tiến hành nghiên cứu trong 1 tháng

5.2 Phạm vi độ tuổi

Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về việc rèn luyện kỹ năng quan sát chotrẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động KPKH

Xây dựng các biện pháp rèn luyện kỹ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổitrong hoạt động KPKH

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

Sưu tầm phân tích tổng hợp các tài liệu, sách báo để nghiên cứu và đưa ra cơ

sở lý luận là các khái niệm có liên quan đến đề tài

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp quan sát

Tiến hành quan sát việc rèn luyện kỹ năng quan sát trong hoạt động KPKHcủa giáo viên và trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

7.2.2 Phương pháp điều tra

Điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến đối với các GV phụ trách lớp mẫu giáolớn (5-6 tuổi) ở trường MN Vạn Xuân – Thành Phố Huế để tìm hiểu nhận thức củagiáo viên về việc rèn luyện kỹ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi và thực trạngrèn luyện kỹ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động KPKH

7.2.3 Phương pháp trò chuyện

Trò chuyện với GV và trẻ để nắm bắt thêm những thông tin về lớp, trẻ; vềnhững thuận lợi khó khăn cũng như ý kiến đề xuất của GV về việc rèn luyện kỹnăng quan sát cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động KPKH

Tiểu luận Quản trị

Trang 10

7.2.4 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Tổng kết kinh nghiệm của GV trong việc rèn luyện kỹ năng quan sát cho trẻmẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động KPKH

7.2.5 Phương pháp thống kê toán học

Sau khi phát phiếu điều tra, tiến hành trắc nghiệm, xử lí số liệu khách quan

Từ đó thống kê kết quả nghiên cứu thực trạng của vấn đề, tìm hiểu nguyên nhân vàrút ra kết luận

Trang 11

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG QUAN SÁT CHO TRẺ 5-6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG KPKH 1.1 Cơ sở lý luận về rèn luyện kỹ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học

1.1.1 Lý luận về kỹ năng quan sát của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

1.1.1.1 Khái niệm kỹ năng quan sát

a Khái niệm kỹ năng

Có rất nhiều quan niệm khác nhau về kỹ năng Quan niệm thứ nhất cho rằng kỹnăng là mặt kỹ thuật thao tác

Tác giả Trần Trọng Thủy cho rằng kỹ năng là mặt kỹ thuật của hành động, conngười nắm được cách hành động tức là có kỹ thuật hành động, có kỹ năng [15].Theo T.A.Ilina, “Kỹ năng là những hành động thực hành mà trẻ có thể thựchiện được trên cơ sở những kiến thức thu nhận được và về sau những hành độngthực hành này lại giúp trẻ thu nhận những kiến thức mới” [12, tr.5]

Quan niệm thứ hai xem kỹ năng như là một năng lực của con người:

Tác giả Vũ Dũng đã định nghĩa: “Kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quảnhững tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiệnnhững nhiệm vụ tương ứng” [16]

Từ những khái niệm trên, ta có thể hiểu một cách chung nhất: Kỹ năng là năng lực thực hiện một hành động hay một hoạt động nào đó trên cơ sở nắm vững phương thức thực hiện và vận dụng những tri thức, vốn kinh nghiệm đã để đạt được mục đích đã xác định.

b Khái niệm quan sát

Theo từ điển Wikipedia: “Là việc thu lại hoạt động của các thông tin từ mộtnguồn chính Trong chúng sinh, quan sát sử dụng giác quan bằng (mắt) Trong khoahọc, quan sát cũng có thể liên quan đến việc ghi dữ liệu thông qua việc sử dụng cáccông cụ”

Theo B.U Lôginôva, A.K Matvreeva và P.G Xamarukôva [5, tr.46]: “Ở mức

độ phát triển cao, quan sát được xem như một hoạt động nhận thức mà trong hoạtđộng đó, trẻ tự xác định nhiệm vụ và cách thức quan sát”

Tiểu luận Quản trị

Trang 12

Theo tác giả Hoàng Thị Oanh và Nguyễn Thị Xuân [5, tr.44]: “Quan sát là quátrình nhận thức cảm tính tích cực, là tri giác một cách có mục đích, có kế hoạch, có

tổ chức đảm bảo hình thành và phát triển ở trẻ những biểu tượng đúng đắn về tựnhiên và xã hội”

Như vậy có thể hiểu: Quan sát là quá trình nhận thức cảm tính tích cực, là việc

sử dụng các giác quan để thu thập thông tin về đối tượng có mục đích, có kế hoạch.

Đó là hoạt động nhận thức phức tạp, có sự tham gia của tri giác, tư duy, lời nói, sự chú ý bền vững.

c Kỹ năng quan sát

Từ các khái niệm trên, có thể hiểu: Kỹ năng quan sát là khả năng tri giác một cách có chủ định, thấu đáo, toàn diện sự vật, hiện tượng trong thế giới xung quanh giúp trẻ khám phá đối tượng trên nhiều khía cạnh và nhận biết được bản chất của

sự việc, hiện tượng thông qua các giác quan.

1.1.1.2 Các thành tố tâm lí của kỹ năng quan sát

a Về cảm giác-tri giác của trẻ 5-6 tuổi

Đặc trưng nổi bật trong sự phát triển tâm lý của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo là trigiác phát triển mạnh và chiếm ưu thế trong hoạt động nhận thức Các quá trình nhậnthức như trí nhớ, tư duy, chú ý của trẻ đều phụ thuộc rất nhiều vào tri giác mà đốivới quan sát thì những hoạt động nhận thức trên không thể thiếu; tri giác ảnh hưởngrất lớn đến hiệu quả quan sát của trẻ, nếu tri giác của trẻ không tốt thì trẻ có thể gặpcác vấn đề trong việc chú ý thu nhận và ghi nhớ hình ảnh

Các loại tri giác nhìn, nghe, sờ mó của trẻ phát triển ở độ nhạy cảm, đặc biệt

là phân biệt âm thanh, ngôn ngữ, bao gồm các tri giác không gian, thời gian, chuyểnđộng cũng như tri giác vận động; giúp cho quá trình quan sát ghi nhận thông tin vềđối tượng đầy đủ hơn không chỉ bao gồm các thuộc tính, màu sắc mà còn có âmthanh, mùi vị, sự chuyển động và cách thức hành động của sự vật – hiện tượng.Khả năng tri giác của trẻ phát triển sẽ làm tăng số lượng đồ vật quan sát và cảcác chi tiết, dấu hiệu thuộc tính, màu sắc Nhờ đó mà trẻ hình thành biểu tượng đầy

đủ, tỉ mỉ hơn và có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc quan sát các đối tượng khácnhau; điều này phục vụ cho việc liên hệ, tìm hiểu mối quan hệ giữa các đối tượng

Tiểu luận Quản trị

Trang 13

Trẻ mẫu giáo thường tri giác các sự vật, hiện tượng theo nhu cầu, sở thích củabản thân, các đối tượng thường gặp hay do giáo viên yêu cầu Tính xúc cảm thểhiện rất rõ trong quá trình tri giác của trẻ Cũng như chú ý, tri giác của trẻ mangđậm tính cụ thể - trực quan nghĩa là trẻ thường tri giác những gì nổi bật, sinh động,hấp dẫn (màu sắc, âm thanh, hình ảnh ) Do việc tri giác của trẻ còn chưa có mụcđích rõ ràng chủ yếu phụ thuộc vào hứng thú của trẻ nên trẻ có thể sẽ bỏ qua cơ hộitri giác một số đối tượng cần thiết hoặc có thái độ hời hợt, thiếu tập trung khi bị épbuộc tiếp xúc với đối tượng đó; bên cạnh đó hình ảnh thu được cũng thiếu chínhxác, mơ hồ vì trẻ dễ bị thu hút bởi những thuộc tính nổi bật mà bỏ qua những đặctính khác của sự vật – hiện tượng.

b Đặc điểm phát triển trí tuệ của trẻ 5-6 tuổi

Trẻ biết ngắm nghía, phát hiện thuộc tính và các mối quan hệ đặc trưng của sựvật hiện tượng Trí tuệ phát triển giúp trẻ thiết lập các mối quan hệ và lập được kếhoạch hoạt động một cách khoa học và hiệu quả; những điều này giúp cho hoạtđộng quan sát trở nên thuận lợi hơn

Về tư duy, trẻ 5 – 6 tuổi tư duy trực quan hình tượng phát triển mạnh đã giúp trẻgiải quyết một số vấn đề khi tiếp xúc với đối tượng mới lạ, phức tạp hơn qua việcxâu chuỗi các tri thức nhận được trong quá trình hoạt động Trẻ cũng bắt đầu hìnhthành kiểu tư duy trực quan hình tượng mới – kiểu tư duy trực quan sơ đồ và xuấthiện một số yếu tố tư duy logic; nhờ đó mà trẻ có khả năng phán đoán, suy luậntrong quá trình quan sát và khái quát hóa các chi tiết, đặc điểm mà trẻ ghi nhậnđược từ đối tượng sau khi tiếp xúc; từ đó bắt đầu hình thành một số khái niệm đơngiản

Các thao tác so sánh sẽ làm quan sát trở nên tinh tế hơn và bước đầu dẫn đếnhình thành kĩ năng phân loại Trong quá trình so sánh trẻ có thể cần phải thực hiệnmột số thao tác đối chiếu như đặt cạnh, đặt chồng, sử dụng các đơn vị đo chuẩn (cânthăng bằng, thước đo…) hoặc các đơn vị đo không chuẩn (thước tự làm, vật mẫutrung gian…) để xác định sự giống nhau và khác nhau giữa các đối tượng so sánh.Việc này giúp củng cố và mở rộng kết quả quan sát, ngoài những đặc điểm thu nhậnđược nhờ quan sát thì trẻ có thể phát hiện thêm những đặc tính nhờ so sánh, so sánh

Tiểu luận Quản trị

Trang 14

không phải là mục đích mà là phương tiện để phát hiện ra những đặc tính mới củađối tượng, để làm giàu các liên tưởng.

Việc lựa chọn những vật cùng loại và xếp chúng vào một nhóm theo những dấuhiệu khác nhau như kích thước, hình dạng, màu sắc, cấu tạo, công dụng, đặc tính trong phân loại giúp cho quá trình quan sát của trẻ có định hướng, tiếp cận các đốitượng theo từng nhóm đã phân loại dựa trên đặc trưng của chúng có hiệu quả vàkhoa học hơn

Những suy luận của trẻ ở độ tuổi này giúp cho các quá trình quan sát được hệthống lại và có ý nghĩa khi trẻ nhận ra quy luật và hiểu rằng qui luật đó sẽ lặp lại ởnhững tình huống tương tự Ngoài ra các dự đoán và giả thuyết trong quá trình quansát sẽ khích thích, thúc đẩy trẻ tìm hiểu, khám phá, thực nghiệm để kiểm chứng

c Về sự chú ý của trẻ 5-6 tuổi

Ở lứa tuổi này, trẻ đã bắt đầu chuyển từ chú ý không chủ định sang chú ý cóchủ định Khối lượng chú ý tăng và sức tập trung chú ý trở nên bền vững hơn, đặcbiệt ở cuối giai đoạn 5 - 6 tuổi Theo A.V.Ddaparôjet: “Khả năng chú ý ở trẻ 5-6tuổi có thể kéo dài từ 35- 50 phút nếu đối tượng đó hấp dẫn, có nhiều thay đổi, kíchthích được sự tò mò, ham hiểu biết của trẻ” [3, tr.74] Trẻ có thể quan sát nhiều đốitượng cùng một lúc (từ 2-5 đối tượng), thời gian quan sát các đối tượng cũng dàihơn Tuy nhiên, nhìn chung với trẻ lứa tuổi mẫu giáo, chú ý không chủ định vẫnphát triển mạnh Khả năng phân phối sự chú ý này chưa bền vững, dễ dao động, đặcbiệt là trong những hoạt động quan sát qua tranh ảnh, mô hình Trẻ thường tập trung

và bị thu hút vào những gì mới mẻ, rực rỡ

Cần phải khẳng định rằng, chú ý đóng vai trò rất quan trọng trong quá trìnhquan sát; trẻ chỉ tập trung vào những thứ mới mẻ, rực rỡ sẽ làm giảm nhu cầu khámphá các đặc điểm khác của đối tượng, hơn nữa nếu bị thu hút bởi các tác động bênngoài, không chủ động nhận thức đối tượng thì hình ảnh thu được sẽ mơ hồ thậmchí là trẻ chẳng có ấn tượng gì về đối tượng Sự phát triển của chú ý có chủ địnhgiúp cho hoạt động quan sát có mục đích nhưng sự chú ý này lại dễ bị dao động nêntrong quá trình quan sát cần phải duy trì hứng thú ở trẻ, tránh cho mục đích của hoạtđộng quan sát không như mong đợi Ngoài ra việc tăng đối tượng và thời gian quansát giúp cho trẻ tri giác lâu hơn, nhận thức nhiều hơn đây là cơ hội tốt để phát triển

Tiểu luận Quản trị

Trang 15

khả năng quan sát, mở rộng vốn kinh nghiệm, sự hiểu biết của trẻ về thế giới xungquanh nhưng nếu không biết tận dụng hợp lí để tổ chức thì có thể xuất hiện hiệntượng nhàm chán vì trẻ phải quan sát trong thời gian dài hay hình ảnh thu đượcthiếu chính xác, thậm chí còn có sự lẫn lộn do quan sát nhiều đối tượng cùng lúc.

1.1.1.3 Vai trò của kỹ năng quan sát đối với trẻ 5-6 tuổi

a Hình thành biểu tượng chính xác về đối tượng

Đối với trẻ mẫu giáo, tư duy trực quan – hình tượng là phương thức cơ bản giúptrẻ làm quen thế giới xung quanh Kiểu tư duy này chủ yếu dựa trên hình ảnh củacảm giác và tri giác bằng nhiều con đường khác nhau có thể là trực tiếp qua các giácquan hay gián tiếp qua trí nhớ Đầu độ tuổi mẫu giáo, hình ảnh trong tư duy trẻmang tính chất cảm tính, trực giác, trẻ chỉ nhận thức được những thuộc tính bênngoài của sự vật hiện tượng qua tri giác Điều này sẽ khiến trẻ gặp khó khăn khi tìmhiểu những thuộc tính bản chất bên trong của sự vật hiện tượng

Kỹ năng quan sát sẽ giúp trẻ hình thành những biểu tượng chính xác, rõ ràng, tỉ

mỉ từ khái quát đến cụ thể của các sự vật, hiện tượng trong thế giới hiện thực kháchquan; trẻ không chỉ nắm được đặc điểm nổi bật bên ngoài của đối tượng mà còn đisâu tìm hiểu những chi tiết cụ thể, phát hiện tính chất và lý giải cách thức tồn tại của

sự vật hiện tượng Chẳng hạn việc làm bánh, trẻ nhỏ biết rằng bánh được làm bắtđầu từ bột sau khi được biến đổi thành chất lỏng, sau đó rắn lại và thành phẩm; việcchú ý quan sát quy trình làm bánh giúp cho hình ảnh và những sự kiện hiện trên não

bộ của trẻ, mỗi hoàn cảnh diễn ra giúp hình thành những khái niệm khoa học Vàcác kết quả của quá trình quan sát sẽ là nguồn tài liệu cung cấp cho quá trình nhậnthức lý tính, giúp trẻ dần dần chuyển từ tư duy cụ thể (trực quan - hành động trựcquan - hình tượng) sang tư duy trừu tượng

Việc tập trung quan sát có mục đích vào đối tượng giúp trẻ thu nhận được nhiềukiến thức về đối tượng Trong quá trình quan sát, trẻ sẽ có những thắc mắc về đốitượng, về mối quan hệ của đối tượng, trẻ không ngừng ở việc chỉ tìm hiểu đối tượng

mà còn xâu chuỗi những kiến thức, kinh nghiệm của mình để đặt ra câu hỏi và chủđộng khám phá nhằm tìm lời giải đáp, điều đó sẽ giúp trẻ khắc ghi đối tượng sâu sắchơn, biểu tượng hình thành chính xác, rõ ràng hơn

b Giúp trẻ tự tin giải quyết tình huống trong cuộc sống

Tiểu luận Quản trị

Trang 16

Kỹ năng quan sát sẽ giúp trẻ tự tin, từ khối lượng kiến thức mà trẻ thu đượcthông qua hoạt động quan sát sẽ trở thành vốn kinh nghiệm giúp trẻ có thể xử lí cácvấn đề tồn tại trong thế giới xung quanh Việc quan sát chi tiết đối tượng sẽ giúp trẻ

có những phân tích, suy luận về đối tượng đó từ đó phát triển khả năng suy luận củabản thân, việc này không chỉ mang đến lợi thế trong việc nắm bắt cụ thể một sự vậthiện tượng mà còn giúp trẻ giải quyết và vận dụng vào các tình huống có vấn đềtrong cuộc sống.Ví dụ như khi tìm hiểu về vật chìm vật nổi, trẻ có thể tự bảo vệ cơthể chúng với môi trường khi phát hiện ra vật nào có thể chìm, vật nào có thể nổi vàcách tạo ra vật chìm vật nổi được

c Là tiền đề cho sự hình thành các kỹ năng khác

Như chúng ta đã biết, nhận thức của trẻ mang nặng tính trực quan, nhờ trựcquan trẻ thu nhận thông tin về đối tượng, hình thành kiến thức về đối tượng đó Vàcác kỹ năng như: so sánh, phân tích, phân loại chỉ có thể diễn ra khi trẻ có biểutượng về các sự vật hiện tượng, đó là cơ sở để trẻ so sánh sự giống nhau và khácnhau giữa các đối tượng Trẻ không thể so sánh nếu nó không có kiến thức về các

sự vật hiện tượng, mà khối lượng kiến thức trẻ thu nhận được phần lớn là nhờ vàoquan sát Chẳng hạn: khi trẻ tìm hiểu về hoa mai hoa đào, nhờ vào quan sát trẻ cókiến thức về hoa mai, hoa đào biết được màu sắc, đặc điểm, hình dáng, Từ đó trẻ

so sánh 2 loại hoa đó dựa trên vốn kiến thức mình thu nhận được, trẻ biết hoa mai

và hoa đào giống nhau ở chỗ đều có 5 cánh, lá màu xanh, thân và cành màu đà,

và điểm khác nhau của 2 loài hoa đó là hoa mai có màu vàng, hoa đào có màu hồng.Như vậy, kỹ năng quan sát có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình pháttriển nhận thức của trẻ 5-6 tuổi: Đây là tiền đề hình thành các kỹ năng nhận thức ởtrẻ Sự phát triển kỹ năng quan sát còn có ý nghĩa quan trọng đối với việc chuẩn bịcho trẻ vào học lớp 1 phổ thông và cho cả quá trình học tập, nhận thức lâu dài củatrẻ sau này Bởi vì quan sát là cơ sở đầu tiên để nhận biết tích lũy những biểu tượng

cơ bản ban đầu của các sự vật hiện tượng, những biểu tượng đó sẽ được trẻ ghi nhớ

ở trong đầu, khi cần sẽ lấy ra sử dụng và tùy thuộc vào việc hướng dẫn, phươngpháp tổ chức thì sự ghi nhớ đó của trẻ cũng sẽ khác nhau

1.1.1.4 Đặc điểm kỹ năng quan sát của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Tiểu luận Quản trị

Trang 17

Trẻ có thể quan sát nhiều đối tượng cùng một lúc (2-5 đối tượng), thời gianquan sát các đối tượng cũng dài hơn so với các độ tuổi trước Tuy nhiên, nhìn chungvới trẻ lứa tuổi mẫu giáo, chú ý không chủ định vẫn phát triển mạnh Trẻ thường tậptrung và bị thu hút vào những gì mới mẻ, nổi bật, sinh động, hấp dẫn đối với trẻ.Trẻ thích thú, chủ động tiếp xúc, hoạt động khám phá với các đối tượng gần gũixung quanh Nhu cầu khám phá của trẻ rất mạnh mẽ.

Trẻ có vô vàn những câu hỏi, những thắc mắc về các sự vật, hiện tượng vàmong muốn được giáo viên, cha mẹ, những người lớn xung quanh giải đáp Việcđặt ra câu hỏi hoặc thầm đưa ra những suy luận của mình khi quan sát đối tượng,điều đó nói lên lòng hiếu kì muốn hiểu biết nhiều hơn, rõ hơn về những sự vật hiệntượng trong môi trường xung quanh: Đây là gì? Dùng để làm gì? Tại sao nó lại nhưthế? Do đâu mà có nhỉ?

Trẻ có thể nhận biết các thuộc tính của đối tượng khi được tiếp xúc, khám pháđối tượng bằng tất cả các giác quan (mắt nhìn, tay sờ, mũi ngửi, miệng nếm, tainghe), việc hành động với đối tượng sẽ kích thích và thỏa mãn nhu cầu khám phá.Trẻ có khả năng tổng hợp và khái quát hóa đơn giản những dấu hiệu bên ngoàicủa các sự vật, hiện tượng; so sánh sự khác nhau, giống nhau và phân loại, nhận biếtcác đối tượng đó dựa vào đặc điểm, những dấu hiệu đặc trưng mà trẻ đã thu nhậnđược trước đó

Khi tiến hành quan sát, trẻ có thể biết được, hiểu được mối quan hệ giữa các đốitượng với môi trường, cách thức tồn tại và quy luật vận động của sự vật hiện tượng.Trẻ lắng nghe và hiểu những gì giáo viên hướng dẫn, chúng theo dõi và hànhđộng theo những hành động của giáo viên, nếu như thấy thực sự cần thiết và hứngthú

Trẻ có thể phát hiện nội dung quan sát một cách nhanh chóng và sử dụng cácthao tác nhận thức, đặc biệt là các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh,khái quát hoá trong quá trình quan sát nhằm giải quyết các nhiệm vụ nhận thức

1.1.1.5 Quá trình hình thành kỹ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

a Quá trình hình thành kỹ năng

Các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều ý kiến về các giai đoạn hình thành kĩ năng

Tiểu luận Quản trị

Trang 18

+ K.K.Platonop và G.G.Golubev [8] đưa ra 5 giai đoạn hình thành kĩ năng vàcũng là 5 mức độ hình thành kĩ năng:

• Giai đoạn kĩ năng sơ đẳng: con người ý thức được mục đích hành động và tìmkiếm cách thực hiện hành động dựa trên vốn hiểu biết và kĩ xảo sinh hoạt đờithường Hành động được thực hiện bằng cách thử và sai

• Giai đoạn 2: biết cách làm nhưng không đầy đủ nghĩa là có hiểu biết vềphương thức hành động, sử dụng được các kĩ xảo đã có nhưng không phải là kĩ xảochuyên biệt dành cho hành động này

• Giai đoạn 3: có những kĩ năng chung nhưng còn mang tính riêng lẻ

• Giai đoạn 4: có kĩ năng phát triển cao, sử dụng sáng tạo vốn hiểu biết và các kĩxảo đã có, ý thức được không chỉ mục đích hành động mà còn cả động cơ lựa chọncách thức đạt mục đích

• Giai đoạn 5: Sử dụng sáng tạo các kĩ năng khác nhau

Ý kiến trên đã không đề cập đến vai trò của mẫu hành động hay sự hướng dẫncủa người có kiến thức, kĩ năng cao hơn đối với sự hình thành kĩ năng mà hai ông

đã đánh giá cao vai trò của tri thức và các kĩ xảo đã có

+ Trong luận án Phó Tiến sĩ, tác giả Trần Quốc Thành [8] đã nêu ra 3 giai đoạnhình thành kĩ năng:

• Giai đoạn nhận thức đầy đủ về mục đích, cách thức, điều kiện hành động

• Giai đoạn quan sát mẫu và làm thử theo mẫu

• Giai đoạn luyện tập để tiến hành các hành động theo đúng yêu cầu nhằm đạtmục đích đề ra

+ Theo Nguyễn Phụ Thông Thái [10], kĩ năng là mức độ lĩnh hội hoạt động, kĩnăng vẫn là hành động Sự hình thành kĩ năng sẽ qua các giai đoạn:

• Có tri thức về hành động (mục đích, cách thực hiện, các điều kiện hành động)

và những kinh nghiệm cần thiết

• Vận dụng tri thức, kinh nghiệm vào hành động và thực hiện hành động có kếtquả

b Quá trình hình thành và rèn luyện kỹ năng quan sát trải qua ba giai đoạn:

- Giai đoạn nhận thức:Là giai đoạn con người nhận thức đầy đủ mục đích, cáchthức, điều kiện hành động quan sát Ở giai đoạn này người ta chỉ nắm lý thuyết,

Tiểu luận Quản trị

Trang 19

chưa hành động thực sự Việc nắm lý thuyết cần thiết có thể do tự học hoặc dongười khác hướng dẫn.Giai đoạn này rất quan trọng bởi vì nếu không xác định mụcđích quan sát sẽ không có hướng hành động được Để hành động đạt kết quả conngười phải hiểu được các điều kiện cần thiết với hành động đó.

- Giai đoạn quan sát mẫu và làm thử: Là giai đoạn bắt đầu hành động Qua quansát mẫu từ người khác và trải nghiệm, người ta có thể hành động theo mẫu trên cơ

sở đã nhận thức đầy đủ về mục đích, cách thức, điều kiện hành động; cũng có thểngười ta từ từ hành động theo hiểu biết của mình hoặc kết hợp cả hai Ở giai đoạnnày hành động vẫn còn nhiều sai sót, các thao tác còn lúng túng, hành động có thểđạt kết quả ở mức thấp hoặc có thể không đạt kết quả

- Giai đoạn luyện tập: Cuối cùng muốn có kỹ năng quan sát con người phảiluyện tập Giai đoạn này các tri thức được củng cố nhiều lần, các thao tác được ônluyện có hệ thống, người ta có thể hành động độc lập, ít sai sót, các thao tác thuầnthục hơn, kết quả của hành động đạt được một cách chắc chắn hơn Kỹ năng chỉthực sự ổn định khi người ta hành động có kết quả trong những điều kiện khácnhau Việc luyện tập đạt được kết quả cao hay thấp phụ thuộc vào điều kiện luyệntập, đặc biệt là sự nỗ lực của cá nhân

1.1.2 Hoạt động khám phá khoa học với việc rèn luyện kỹ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

1.1.2.1 Khái niệm Hoạt động khám phá khoa học

a Khám phá khoa học

Khoa học là lĩnh vực hoạt động của con người nhằm tạo ra và hệ thống hóanhững tri thức khách quan về thực tiễn bao gồm cả hoạt động để thu thập kiến thứcmới và kết quả của các hoạt động ấy, đều đó có nghĩa là toàn bộ những tri thứckhách quan làm nên nền tảng của một bức tranh về thế giới khoa học theo từ điểnGiáo dục học của Nhà xuất bản từ điển Bách khoa định nghĩa [2, tr.214]

Theo Nguyễn Tấn Lê, có thể hiểu khái niệm khoa học như sau

(1) Khoa học là một hình thái ý thức xã hội, tồn tại mang tính độc lập tươngđối với các hình thái ý thức xã hội khác

(2) Khoa học là hệ thống những tri thức về mọi loại quy luật của vật chất và

sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy

Tiểu luận Quản trị

Trang 20

(3) Khoa học là một hoạt động xã hội nhằm tìm tòi, phát hiện quy luật của sựvật và hiện tượng và vận dụng các quy luật ấy để sáng tạo ra nguyên lý, các giảipháp tác động vào sự vật hoặc hiện tượng nhằm biến đổi trạng thái của chúng.Theo từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ biên: Khámphá là tìm thấy, phát hiện ra cái ẩn giấu, bí mật [4].

Theo Vũ Cao Đàm, khám phá là một hoạt động trong nghiên cứu khoa họcnhằm nhận ra cái vốn có (phát hiện) quy luật xã hội, vật thể / trường, hiện tượng vànhận ra cái vốn có (phát minh) quy luật tự nhiên; từ đó có thể tạo ra cái chưa từng

có mới về nguyên lý kỹ thuật và có thể áp dụng được (sáng chế )

Theo tác giả Trần Thị Ngọc Trâm và Nguyễn Thị Nga trong quyển “Các hoạtđộng KPKH của trẻ MN” thì khoa học là kiến thức, hiểu biết thế giới, là quá trìnhtìm hiểu, khám phá thế giới Khoa học với trẻ là quá trình tìm hiểu, khám phá thếgiới tự nhiên [14, tr.12] Từ đó, KPKH được xác định là hệ thống tri thức tích cực

có được thông qua quá trình tìm tòi, phát hiện, khám phá thế giới xung quanh

Như vậy có thể thấy rằng: KPKH là hoạt động nhận thức nhằm chiếm lĩnh hệ thống tri thức, là quá trình tìm tòi, phát hiện, khám phá thế giới xung quanh bằng các thao tác tư duy nhằm giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định, kết luận và mở rộng hiểu biết của cá nhân.

b Hoạt động khám phá khoa học

Dưới góc độ sinh học, hoạt động là sự tiêu hao năng lượng thần kinh và cơ bắpcủa con người khi tác động vào hiện thực khách quan để thỏa mãn nhu cầu nảy sinhtrong cuộc sống của họ

Tiếp cận khái niệm này dưới góc độ Tâm lý học, A.N Leonchiev cho rằng:

“Hoạt động là một quá trình thực hiện sự chuyển hóa lẫn nhau giữa hai cực: chủ thể

- khách thể (…) Ở cấp độ tâm lý học, nó là đơn vị của đời sống, mà khâu trung gian

là phản ánh tâm lý có chức năng hướng dẫn chủ thể trong thế giới đối tượng” [11,tr.124]

Mặc dù các khái niệm hoạt động được tiếp cận ở những góc độ khác nhau,nhưng có thể thấy rằng khái niệm “hoạt động” có những đặc trưng sau:

(1) Về mặt quá trình: Hoạt động là quá trình tác động qua lại giữa chủ thể vàkhách thể, xuất phát từ nhu cầu của chủ thể

Tiểu luận Quản trị

Trang 21

(2) Về sản phẩm: Kết quả của hoạt động thể hiện ở sự thay đổi của khách thể(sản phẩm) và sự phát triển tâm lý, nhân cách của chủ thể

Như vậy có thể hiểu khái niệm trên như sau: Hoạt động là một quá trình tácđộng, chuyển hóa qua lại giữa chủ thể - khách thể nhằm tạo ra sản phẩm cả về 2

phía khách thể và chủ thể Theo đó, hoạt động bên trong (phương tiện trung gian là

ngôn ngữ) thực chất là kết quả của quá trình chuyển hóa hoạt động bên ngoài vào(hoạt động vật chất) theo cơ chế nhập tâm (chuyển vào trong) Thông qua hoạtđộng, chức năng tâm lý của trẻ được hình thành và phát triển

Từ khái niệm “hoạt động”, “khám phá khoa học” chúng ta có thể hiểu: Hoạt động KPKH là hoạt động mà trong đó trẻ là chủ thể tích cực tìm tòi, khám phá, phát hiện những điều mới mẻ, thú vị về các sự vật, hiện tượng xung quanh Từ đó, góp phần làm giàu vốn kiến thức, kinh nghiệm cho trẻ; giúp trẻ rèn luyện, phát triển các quá trình nhận thức và hình thành thái độ tích cực cho trẻ đối với môi trường xung quanh.

1.1.2.2 Đặc điểm hoạt động khám phá khoa học của trẻ 5-6 tuổi ở trường MN

a Mục đích hoạt động KPKH

Đối với trẻ MN, học khoa học chủ yếu là học cách suy nghĩ chứ chưa phải làhọc những quy luật của khoa học Điều quan trọng là giáo viên giúp trẻ suy nghĩnhiều hơn về những gì chúng nhìn thấy và đang làm, kích thích trẻ quan sát, xemxét, suy luận, phỏng đoán về các sự vật và hiện tượng xung quanh [13,tr.66] Nhưvậy, mục đích của hoạt động KPKH là:

- Phát hiện các năng lực trí tuệ để trẻ có thể phát hiện vấn đề, tích lũy vốn hiểubiết và giải quyết các tình huống đơn giản xảy ra trong cuộc sống

- Hình thành thái độ tích cực đối với môi trường xung quanh

- Cung cấp hệ thống kiến thức đơn giản, chính xác, cần thiết về các sự vật, hiệntượng xung quanh [6, tr.25]

b Nội dung hoạt động KPKH

Theo chương trình giáo dục mầm non hiện hành (Thông tư số 28/2016) [1] thìnội dung tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi phải đảmbảo đạt được các mục tiêu trong lĩnh vực phát triển nhận thức Dựa vào đặc điểmtâm sinh lí của trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi và mục tiêu phát triển nhận thức cho trẻ thì

Tiểu luận Quản trị

Trang 22

những nội dung cần thiết cho việc tổ chức hoạt động KPKH cho trẻ 5 - 6 tuổi đượcthể hiện trong bảng sau:

- Một số mối liên hệ đơn giản giữa đặc điểm cấu tạo vớicách sử dụng của đồ dùng, đồ chơi quen thuộc

- So sánh sự khác nhau và giống nhau của đồ dùng, đồchơi và sự đa dạng của chúng

- Phân loại đồ dùng, đồ chơi theo 2 - 3 dấu hiệu

Đặc điểm, công dụng của một số phương tiện giao thông

và phân loại theo 2 – 3 dấu hiệu

3 Động vật và thực vật - Đặc điểm, ích lợi và tác hại của con vật, cây, hoa, quả.

- Quá trình phát triển của cây, con vật; điều kiện sốngcủa một số loại cây, con vật

- So sánh sự khác nhau và giống nhau của một số convật, cây, hoa, quả

- Phân loại cây, hoa, quả, con vật theo 2 – 3 dấu hiệu

- Quan sát, phán đoán mối liên hệ đơn giản giữa con vật,cây với môi trường sống

- Cách chăm sóc và bảo vệ con vật, cây

4 Một số hiện tượng

tự nhiên:

Thời tiết, mùa

Ngày và đêm, mặt trời,

- Sự khác nhau giữa ngày và đêm, mặt trời, mặt trăng

- Các nguồn nước trong môi trường sống

Tiểu luận Quản trị

Trang 23

- Một số đặc điểm, tính chất của nước

- Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệnguồn nước

Không khí, các nguồn ánh sáng và sự cần thiết của nóvới cuộc sống con người, con vật và cây

Một vài đặc điểm, tính chất của đất, đá, cát, sỏi

c Phương pháp tổ chức hoạt động KPKH

(1) Phương pháp trực quan

Sử dụng các phương tiện trực quan như đồ chơi, tranh ảnh, sự vật thật,… làmmẫu kèm với lời nói và cử chỉ để cho trẻ quan sát, nói, làm theo với mục đích rènluyện sự nhanh nhạy ở các giác quan của bé Là quá trình tổ chức trẻ tri giác trựctiếp các sự vật - hiện tượng xung quanh một cách có mục đích, có kế hoạch trongmột thời gian nhất định Phương pháp trực quan bao gồm: quan sát, sử dụng vậtthật, tranh ảnh, đoạn phim ngắn

Trong đó, quan sát là quá trình tổ chức trẻ tri giác trực tiếp các sự vật - hiệntượng xung quanh một cách có mục đích, có kế hoạch trong một thời gian nhấtđịnh Qua quan sát không chỉ giúp trẻ nhận biết các thuộc tính bên ngoài của sự vật

- hiện tượng mà còn giúp trẻ nhận biết được những biến đổi của hoàn cảnh xungquanh trong một quá trình Nội dung quan sát là những gì trẻ có thể nhận thức đượckhi tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên, với xã hội

(2) Phương pháp dùng lời:

Là phương pháp GV sử dụng lời nói truyền đạt cho trẻ những kiến thức.Phương pháp này được sử dụng nhằm mục đích: bổ sung làm chính xác biểu tượngcủa trẻ về sự vật - hiện tượng và các mối quan hệ diễn ra xung quanh trẻ mà trẻ đã

có được qua quan sát, sử dụng tài liệu trực quan Góp phần phát triển các quá trìnhtâm lí như chú ý, ghi nhớ, tư duy logic, tưởng tưởng, đồng thời phát triển ngôn ngữmạch lạc cho trẻ Phương pháp dùng lời bao gồm: Đàm thoại, kể chuyện- đọctruyện, nêu gương…

Tiểu luận Quản trị

Trang 24

Trong đó, đàm thoại là quá trình mà GV giao tiếp với trẻ bằng những câu hỏi đãlựa chọn về các sự vật - hiện tượng xung quanh nhằm đạt được các mục đích nhấtđịnh Nhằm kích thích hoạt động nhận thức của trẻ theo hướng cần thiết.

(3) Phương pháp thí nghiệm, thử nghiệm

Là quá trình tổ chức cho trẻ hoạt động thực tiễn tạo ra một kết quả nào đó nhằmkiểm tra những thuộc tính của sự vật hiện tượng xung quanh Các tình huống thínghiệm được tổ chức đặc biệt, khác với quan sát thông thường, làm cho trẻ nhìnthấy rõ hơn về sự liên hệ của chúng với môi trường sống Các thử nghiệm kích thíchtrẻ so sánh, lập luận, do đó chúng giúp phát triển khả năng quan sát, tri giác và tưduy

(4) Phương pháp sử dụng trò chơi

Là quá trình dạy học dưới hình thức trò chơi giáo dục, cho phép trẻ tiếp thunhững tri thức, những kĩ năng khác nhau mà không chủ định Ví dụ như trò chơiđóng vai, trò chơi có luật, trò chơi đố - mô tả…

d Hình thức tổ chức hoạt động KPKH

(1) Hoạt động học có chủ đích

Đây là hình thức quan trọng giúp trẻ làm quen với môi trường xung quanh.Thông qua đó mà tri thức được hình thành theo một trình tự nhất định dựa trên đặcđiểm lứa tuổi và điều kiện xung quanh Phát triển các quá trình nhận thức và khảnăng của trẻ theo một hệ thống và trình tự nhất định Giúp trẻ củng cố và hệ thốnghóa nội dung KPKH về môi trường xung quanh Một cách cụ thể, có hệ thống, cómục đích, kế hoạch và góp phần phát triển các năng lực, khả năng nhận thức và cácphấm chất tư duy, năng lực tập trung chú ý cách chủ định hơn

(2) Hoạt động vui chơi

Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo Đây làhoạt động phù hợp nhất với nhu cầu, khả năng và hứng thú của trẻ, tạo nên nét tâm

lí đặc trưng cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo Những phẩm chất tâm lí và những đặc điểmnhân cách của trẻ mẫu giáo hình thành và phát triển mạnh mẽ nhất trong hoạt độngvui chơi [9]

Thông qua hoạt động vui chơi, tạo điều kiện cho trẻ khám phá đặc điểm, tínhchất của sự vật hiện tượng Củng cố và mở rộng tri thức của trẻ về môi trường xung

Tiểu luận Quản trị

Trang 25

quanh nhằm hình thành biểu tượng chính xác, phong phú; tạo cơ hội được trảinghiệm, vận dụng tri thức về KPKH vào quá trình chơi, góp phần củng cố các kĩnăng nhận thức và lao động cho trẻ; đồng thời tạo cho trẻ cơ hội thể hiện tính tíchcực, sáng tạo hoạt động được tích hợp theo nội dung các chủ đề, chủ điểm giáo dục

và thỏa mãn nhu cầu nhận thức riêng của từng trẻ [7]

(3) Hoạt động ngoài trời

Là hình thức của hoạt động vui chơi, trong đó có nội dung KPKH Đối với trẻhoạt động ngoài trời là một hoạt động không thể thiếu vì trẻ sẽ được hít thở khôngkhí trong lành, được quan sát thế giới xung quanh khám phá những điều mới lạ từthiên nhiên giúp trẻ tăng thêm vốn sống và nhất là trẻ được tự do hoạt động Qua đótrẻ nhận thức được thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá vàquan tâm đến những gì xảy ra ở cuộc sống xung quanh mình Thông qua các hoạtđộng quan sát trò chuyện, các trò chơi vận động, chơi tự do sẽ giúp trẻ thoả mãnnhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu, khám phá của trẻ

(4) Hoạt động thăm quan, dã ngoại

Tham quan có thể coi là một hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xungquanh cách tích cực Thông qua hoạt động này giúp nâng cao sự hiểu biết của trẻ vềquê hương đất nước và biết thêm các danh lam thắng cảnh Tạo không khí vui tươi,phấn khởi cho trẻ, giúp trẻ thêm gắn kết đồng thời có được những sân chơi bổ ích,thiết thực, hình thành cho trẻ tình yêu đối với nét văn hóa truyền thống của dân tộc

Mở rộng vốn hiểu biết cho trẻ về cuộc sống xung quanh

(5) Hoạt động lao động

Hoạt động lao động đối với lứa tuổi mẫu giáo không nhằm tạo ra sản phẩm vậtchất mà được sử dụng như một phương tiện giáo dục Hoạt động lao động đối vớitrẻ mẫu giáo gồm: lao động tự phục vụ, lao động trực nhật, lao động tập thể

Trong quá trình tham gia vào lao động trẻ sẽ tích lũy kinh nghiệm lịch sử xã hộithông qua việc sử dụng các công cụ lao động, qua quá trình tạo ra sản phẩm laođộng Giúp trẻ thể hiện và rèn luyện các phẩm chất nhân cách quan trọng: kiên trì,

cố gắng, say mê, sáng tạo, hợp tác và chia sẻ…Đồng thời đây là hình thức gúp trẻtrải nghiệm thực tế hơn, thể hiện thái độ, xúc cảm, tình cảm của mình với thiênnhiên và môi trường xung quanh

Tiểu luận Quản trị

Trang 26

1.1.2.3 Ưu thế của hoạt động khám phá khoa học đối với việc rèn luyện kỹ năng quan sát cho trẻ 5-6 tuổi

Hoạt động KPKH là hoạt động có thể đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, khám phá thếgiới xung quanh của trẻ Trẻ em luôn phấn khích với khoa học, khi chúng thực hiệnnhững dự án khoa học, chúng không còn nghịch ngợm bởi vì chúng đã quá bận rộnvới việc tìm hiểu những thứ thú vị khác Và như chúng ta đã biết, để việc rèn luyện

kỹ năng quan sát đạt hiệu quả thì cần sự tập trung, chú ý của trẻ mà trẻ tập trung,chú ý khi nào? Khi mà chúng có hứng thú, có nhu cầu tìm hiểu về các sự vật hiệntượng đó và chính hoạt động KPKH sẽ thỏa mãn nhu cầu đó, trẻ bị hấp dẫn, thu húttrong quá trình khám phá, đó là cơ hội tốt để rèn luyện kỹ năng quan sát cho trẻ vìchúng luôn vui vẻ và tràn đầy năng lượng như Maria Montessori đã nói “Điều quantrọng đầu tiên trong sự phát triển của trẻ nhỏ là sự tập trung Đứa trẻ tập trung sẽ vôcùng vui vẻ”, lúc đó trẻ sẽ chủ động quan sát và việc ghi nhận kiến thức cũng dễdàng hơn

Nội dung KPKH vô cùng đa dạng, phong phú bao gồm những sự vật - hiệntượng gần gũi với trẻ và cả những sự vật - hiện tượng trẻ chưa có cơ hội nhìn thấy.Trẻ luôn muốn hoạt động với mọi sự vật - hiện tượng trong môi trường xung quanh:

“Trong mắt trẻ con, thế giới không chỉ có 7 kỳ quan mà có đến hàng triệu kỳ quan

lý thú cần khám phá” _Walt Streightiff, với những sự vật hiện tượng khác nhau thì

có những đặc trưng, những phương thức vận động không giống nhau chính vì điều

đó muốn hiểu rõ đối tượng buộc trẻ phải tri giác đối tượng một cách trọn vẹn, theodõi sự vận động, biến đổi liên tục của các sự vật hiện tượng, kết hợp phân tích, suyluận và ghi nhớ, các hoạt động này sẽ giúp cho kỹ năng quan sát của trẻ ngày càngthành thạo hơn

Hoạt động KPKH không giống như các hoạt động khác của trẻ Hoạt động nàygiúp trẻ có cơ hội được tham gia thực hành, tự mình trải nghiệm, trẻ hoạt động độclập, hành động và tương tác với đối tượng như: nghe, nhìn, cầm, nắm, sờ mó, ngửi, chính việc tiếp xúc trực tiếp này trẻ sẽ dễ dàng nắm bắt những đặc trưng của các sựvật hiện tượng đồng thời biểu tượng thu được cũng trở nên chính xác và sâu sắc hơnnhư người ta vẫn thường hay nói“Tôi nghe và tôi quên, tôi nhìn và tôi nhớ, tôi làm

và tôi hiểu”, ở độ tuổi này trí nhớ không chủ dịnh chiếm ưu thế nên trẻ thường nhớ

Tiểu luận Quản trị

Trang 27

nhanh nhưng chóng quên Vậy nên, việc tự hoạt động, trải nghiệm sẽ giúp cho kỹnăng quan sát trẻ nhạy bén và hình ảnh lưu giữ sâu sắc hơn.

1.1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc rèn luyện kỹ năng quan sát cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học

Sự hình thành và phát triển một kỹ năng bất kỳ luôn chịu sự chi phối, ảnhhưởng của các yếu tố nhất định Quá trình rèn luyện kỹ năng quan sát của trẻ mẫugiáo 5-6 tuổi chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau:

 Yếu tố thứ nhất: Đặc điểm tâm sinh lí trẻ

Với xu hướng giáo dục hiện nay “lấy trẻ làm trung tâm”, trẻ em là chủ thể củaquá trình nhận thức, vì vậy việc rèn luyện kỹ năng quan sát phụ thuộc vào: nhu cầuhứng thú và khả năng nhận thức của trẻ, bên cạnh đó số lượng trẻ trong một lớpcũng ảnh hưởng đến hiệu quả rèn luyện của mỗi cá nhân

Để tổ chức bất kì hoạt động nào thì hứng thú của trẻ là điều mà giáo viên phảiquan tâm hàng đầu Sự hứng thú tạo nên sự tích cực hoạt động khám phá và tích cựclĩnh hội kiến thức của đứa trẻ một cách chủ động và dễ dàng hơn

Trẻ 5-6 tuổi thuộc giai đoạn tư duy lôgic, trẻ có thông tin về một số sự vật, hiệntượng nào đó nhưng chưa khái quát, hiểu biết chưa đầy đủ, cụ thể về sự vật - hiệntượng đó Giai đoạn này, khả năng chú ý của trẻ đã tăng lên: Theo A.V Ddaparôjet:

“Khả năng chú ý ở trẻ 5-6 tuổi có thể kéo dài từ 35-50 phút nếu đối tượng đó hấpdẫn, có nhiều thay đổi, kích thích được sự tò mò, ham hiểu biết của trẻ”[3, tr.74].Cùng với sự phát triển của chú ý thì khả năng tập trung của trẻ cũng tăng lên, nănglực cảm giác- tri giác cũng nhạy bén hơn, có sự xuất hiện của trí nhớ có chủ định và

tư duy trực quan sơ đồ Giáo viên cần nắm được đặc trưng của mỗi giai đoạn pháttriển của trẻ để có kế hoạch và lựa chọn hình thức, phương tiện tổ chức rèn luyệncho phù hợp, trên cơ sở đó tạo mọi điều kiện thuận lợi cho trẻ tiếp xúc, trải nghiệm,phát huy tính tích cực của bản thân trẻ

Số lượng trẻ cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc rèn luyện kỹnăng cho trẻ Phụ thuộc vào số lượng trẻ mà giáo viên lựa chọn các phương thức tổchức rèn luyện khác nhau, sắp xếp và bố trí đối tượng nhằm đảm bảo cho tất cả trẻđều có cơ hội quan sát, hướng dẫn đảm bảo hiệu quả của từng cá nhân sau mỗi hoạtđộng

Tiểu luận Quản trị

Trang 28

 Yếu tố thứ hai: Điều kiện môi trường

٭ Môi trường vật chất

Điều kiện cơ sở vật chất của trường là một trong những yếu tố ảnh hưởng đếnviệc tổ chức rèn luyện kỹ năng quan sát cho trẻ Để kỹ năng quan sát phát triển thìcác đối tượng cần được trực quan, trẻ có cơ hội tiếp xúc, tương tác, hành động vớichúng, điều đó sẽ giúp trẻ xem xét đối tượng trên nhiều khía cạnh

Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, sự phát triển của hệ thống mạngcùng với những tiện ích phong phú đã tạo nên một cuộc cách mạng trong xã hội,trong mọi ngành nghề trong đó có giáo dục Chính vì vậy, ngay từ cấp học mầm nontrẻ đã được làm quen với công nghệ thông tin như một phần của hoạt động giáo dụckhông thể thiếu, công nghệ thông tin luôn mang lại nhiều điều kì thú và hữu íchtrong việc tiếp thu kinh nghiệm sống

٭ Môi trường tinh thần

Môi trường tinh thần ở đây bao gồm tất cả các mối quan hệ giúp trẻ hình thành

và phát triển nhân cách: giao tiếp giữa trẻ với người lớn (giáo viên, phụ huynh),giữa trẻ với nhau và giữa người lớn với nhau Cho trẻ hoạt động trong môi trường

an toàn, gần gũi với bạn bè, không khí lớp học vui tươi, chan hòa, gần gũi giữa cô

và trẻ Điều kiện thời tiết, khí hậu tốt nhằm đảm bảo sức khỏe cho trẻ và thực hiệnhoạt động khám phá của trẻ diễn ra một cách tốt nhất

Để giúp trẻ hoạt động tích cực, chủ động, các nhà giáo dục nên sử dụng môitrường với tư cách là yếu tố để điều chỉnh hành vi cá nhân bằng cách quan tâm đếnviệc tổ chức môi trường hoạt động cho trẻ, điều khiển hành vi, hoạt động của trẻthông qua môi trường Bởi môi trường giáo dục trong trường mầm non phải tạo cơhội cho trẻ tìm tòi, khám phá, phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống.Môi trường giáo dục phù hợp, đa dạng, phong phú sẽ gây hứng thú cho trẻ và cảgiáo viên, góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáoviên với trẻ và giữa trẻ với nhau

 Yếu tố thứ ba: Nhận thức và kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục của GVNgoài các yếu tố trên thì nhận thức của giáo viên cũng ảnh hưởng không nhỏ.Hiểu được mức độ quan trọng của kỹ năng quan sát thì giáo viên có thể lựa chọnphương thức, cách tổ chức, đặt ra các mục tiêu phù hợp với độ tuổi, đặc điểm của

Tiểu luận Quản trị

Trang 29

trẻ và địa phương mình; chú trọng chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, dụng cụ hơn đó cũng

là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của một tiết học Việc xem nhẹ

kỹ năng quan sát, không chú trọng rèn luyện và phát triển kỹ năng cơ bản này sẽgây ảnh hưởng đến các kỹ năng nhận thức khác cho nên nhận thức của giáo viên đốivới việc rèn luyện kỹ năng quan sát trong hoạt động khám phá khoa học thực sựquan trọng

Thông qua quá trình nghiên cứu đề tài cho thấy có rất nhiều yếu tố tác động đếnquá trình rèn luyện kỹ năng quan sát, mỗi yếu tố đều có những tác động khác nhautrong đó yếu tố thứ nhất: Trẻ, là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến quá trình rèn luyện

kỹ năng quan sát cho trẻ trong hoạt động khám phá khoa học, trẻ là chủ thể, là mụctiêu mà mọi hoạt động giáo dục hướng đến Vì vậy, chỉ khi trẻ có hứng thú, tậptrung chú ý và tích cực chủ động trong hoạt động thì việc rèn luyện kỹ năng quansát cho trẻ mới đạt hiệu quả cao

1.2 Thực trạng rèn luyện kỹ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học tại trường mầm non Vạn Xuân - Thành phố Huế

1.2.1 Vài nét sơ lược về trường mầm non Vạn Xuân - Thành phố Huế

1.2.1.1 Tình hình chung của nhà trường

- Trường Mầm non Vạn Xuân tọa lạc tại số 4, Nguyễn Phúc Tần, phường KimLong, Thành phố Huế Trường được thành lập theo Quyết định số 893/QĐ-TCCBngày 17 tháng 11 năm 1997 của Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế Khi chính thứcthành lập trường chỉ có 04 phòng học đến nay trường đã có 09 phòng học và cácphòng chức năng khác, đảm bảo đầy đủ các điều kiện phục vụ bán trú cho 07 lớpmẫu giáo và 02 nhóm nhà trẻ với tổng số từ 260-275 trẻ Trường có khuôn viên sânvườn rộng với 2842 m2, đáp ứng yêu cầu trong việc CSGD trẻ Cảnh quan sântrường luôn đảm bảo môi trường “Thân thiện - An toàn – Xanh - Sạch - Sáng”

- Nhà trường chủ yếu thu nhận là con em vạn đò và dân lao động nghèo của 04

tổ trong khu vực tái định cư phường Kim Long nên trình độ dân trí thấp so với cáckhu vực khác trong phường, kinh tế đã nghèo, trình độ học vấn dưới mức trungbình, một số người dân không biết chữ, cuộc sống tạm bợ nên việc quan tâm đến trẻchưa chú trọng đúng mức

Tiểu luận Quản trị

Trang 30

- Tổng số CB-GV-NV có 33 người, trong đó biên chế 26 CBGVNV (03 CBQL,

19 GV, 04 NV) Hợp đồng: 07 người (07 NV cấp dưỡng) được trả lương theo thỏathuận, tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bao hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, được bố tríđúng theo Thông tư số 06/2015/TTLT-BGD&ĐT-BNV, ngày 16 tháng 03 năm

2015 của Bộ GD&ĐT và Bộ nội vụ quy định về danh mục khung vị trí việc làm vàđịnh mức số lượng người làm việc trong các cơ sở GDMN công lập Đội ngũCBGVNV có đạo đức tốt, phẩm chất chính trị vững vàng, nhiệt tình trong côngviệc, có tinh thần trách nhiệm, tạo mối đoàn kết tốt và có chuyên môn khá vữngvàng; trình độ chuyên môn của giáo viên có 100% GV đạt chuẩn, trong đó 84,2%đạt trình độ trên chuẩn

1.2.1.2 Một số thành tích nổi bật của trường

- Trên 20 năm xây dựng và phát triển, được sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạocác cấp và với sự nỗ lực phấn đấu tích cực của đội ngũ nhà trường, Công đoàn, Chiđoàn, BĐDCMTE nên nhà trường đã đạt được những thành tích sau: Nhà trườngliên tục đạt được danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” từ năm học 2014-2015 đếnnay Tổ chức Công đoàn đạt “Công đoàn vững mạnh xuất sắc” Chi bộ liên tục 04năm (2014-2017) đạt “Chi bộ trong sạch vững mạnh”; năm 2016 trường được côngnhận lại đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 theo Quyết định số 2355/QĐ-UBND ngày05/10/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế

1.2.2 Nhận thức của GVMN về sự cần thiết của việc rèn luyện kỹ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học

Như chúng ta đã biết, giáo viên là người đóng vai trò quan trọng trong tất cả cáchoạt động giáo dục trẻ ở trường MN; vì vậy nhận thức của GV có ảnh hưởng rất lớnđến sự phát triển của trẻ, khi GV chú trọng, chuẩn bị chu đáo, có kế hoạch thì ngườiđược thụ hưởng sẽ là đứa trẻ và việc rèn luyện kỹ năng quan sát cho trẻ trong hoạtđộng KPKH thì nhận thức của GV cũng có ý nghĩa quan trọng như thế

Việc rèn luyện kỹ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có ý nghĩa lớn đốivới sự phát triển của trẻ Nhận thức được điều này, có 100% ý kiến cho rằng việcrèn luyện kỹ năng quan sát cho trẻ 5-6 tuổi là rất cần thiết và cần thiết; trong đó một

tỉ lệ lớn 77% cho rằng việc rèn luyện kỹ năng quan sát là rất cần thiết, còn lại 23%đánh giá là cần thiết Họ cho rằng việc trẻ sử dụng thành thạo kỹ năng quan sát giúp

Tiểu luận Quản trị

Trang 31

hình thành ở trẻ biểu tuợng chính xác, tỉ mỉ trong quá trình học tập, khám phá cũngnhư giúp cho trẻ giải quyết các vấn đề trong cuộc sống như theo chia sẻ của cô

Đ.T.N.P: “kỹ năng quan sát rất quan trọng với trẻ, giúp trẻ nắm bắt đặc điểm của

sự vật hiện tượng; tìm hiểu, khám phá mọi thứ xung quanh mình dễ dàng hơn” Kết

quả này cho thấy 100% GV được hỏi đều nhận thức rõ mức độ cần thiết của việcrèn luyện kỹ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động KPKH Thực

tế cho thấy, việc rèn luyện kỹ năng quan sát có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiếtcho trẻ nó cũng là một trong những mục tiêu chung của giáo dục MN để chuẩn bịcho trẻ vào phổ thông

1.2.3 Thực trạng rèn luyện kỹ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học của GVMN

a Các thành tố tâm lí của kỹ năng quan sát

Kết quả khảo sát về thành tố tâm lý của kỹ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6tuổi thông qua hoạt động KPKH thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.1 Nhận thức của GV về các thành tố tâm lí của kỹ năng quan sát

Tiểu luận Quản trị

Trang 32

b Vai trò của kỹ năng quan sát đối với trẻ 5-6 tuổi

Hầu hết GV đều cho rằng các vai trò rèn luyện kỹ năng quan sát mà đề tài đưa

ra là quan trọng Có 7 GV lựa chọn cả 3 vai trò, với vai trò thứ nhất và thứ hai có 3

GV lựa chọn (Hình thành biểu tượng chính xác về đối tượng và Giúp trẻ tự tin giảiquyết tình huống trong cuộc sống), 1 GV lựa chọn phương án thứ nhất (Hình thànhbiểu tượng chính xác về đối tượng) và 1 GV lựa chọn vai trò thứ ba (Là tiền đề cho

sự hình thành các kỹ năng khác) Trong đó, vai trò hình thành biểu tượng và giúp trẻgiải quyết các vấn đề được đánh giá cao, bên cạnh đó thì vai trò “Tiền đề cho sựhình thành các kỹ năng” chưa được GV quan tâm như các vai trò khác Qua đó, thểhiện về kiến thức và kết quả vận dụng luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu so với cácphương tiện thực hiện vai trò đó cụ thể ở đây là các giác quan và các kỹ năng nhậnthức

c Mục đích rèn luyện kỹ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Bảng số liệu dưới đây thể hiện các mục đích mà GV thực hiện trong quá trình tổchức hoạt động KPKH nhằm rèn luyện kỹ năng quan sát cho trẻ:

Bảng 2.2 Nhận thức của GV về mục đích rèn luyện kỹ năng quan sát cho trẻ

mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động KPKH

Ngày đăng: 30/01/2024, 10:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w