LỜI CAM ĐOANTác giả xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Nghiên cứu yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến hành vi ra quyết định của nhà đầu tư cá nhân trên thị trườngchứng khoán Việt Nam”
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA TÀI CHÍNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU YẾU TỐ TÂM LÝ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI RA QUYẾT ĐỊNH CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thu Trang
Lớp : K22TCI
Khóa học: : 2019-2023
Mã sinh viên : 22A4011017
Giảng viên hướng dẫn : TS Phạm Tiến Mạnh
Hà Nội, tháng 05 năm 2023
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Nghiên cứu yếu tố tâm
lý ảnh hưởng đến hành vi ra quyết định của nhà đầu tư cá nhân trên thị trườngchứng khoán Việt Nam” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập, dưới sự hướngdẫn và chỉ bảo của TS Phạm Tiến Mạnh Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong
đề tài này là trung thực Các số liệu báo cáo trong bảng biểu phục vụ việc nhận xét,đánh giá các chỉ tiêu trong đề tài được chính tác giả thu thập và thống kê từ cácnguồn hợp lệ khác nhau và được ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo Các sốliệu, thông tin, trích dẫn sử dụng trong khóa luận có nguồn gốc rõ ràng, trích dẫntheo đúng quy định Nếu có phát hiện bất kỳ sự gian lận nào, tác giả xin hoàn toànchịu trách nhiệm về nội dung bài khóa luận tốt nghiệp của mình
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2023
Sinh viên
Nguyễn Thị Thu Trang
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm và lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhấttới Học viện Ngân Hàng, các thầy cô và đặc biệt là các thầy cô khoa Tài chính đãcho em một quãng thời gian học tập, trau dồi kiến thức trong suốt bốn năm sinhviên vô cùng ý nghĩa và đáng nhớ Thầy cô đã luôn nhiệt tình giảng dạy, chia sẻkiến thức và đồng hành cùng chúng em trong suốt quãng thời gian qua
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn đến TS Phạm Tiến Mạnh, giảng viên đãhướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp Cảm ơn thầy đã luôn hỗ trợ hếtmình và luôn cố gắng giải đáp tất cả những thắc mắc về kiến thức cũng như luônđồng hành cổ vũ, động viên tinh thần trong suốt quá trình làm bài của em Cảm ơnthầy đã dành thời gian góp ý, chỉnh sửa cho bài nghiên cứu được hoàn thiện mộtcách đầy đủ và chỉn chu nhất Em luôn biết ơn và trân trọng những lời chỉ bảo vàhướng dẫn tận tình của thầy giúp em có những hành trang quý giá không chỉ trongbài nghiên cứu này mà còn là trong suốt quá trình học tập và làm việc sau này của
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2023
Sinh viên
Nguyễn Thị Thu Trang
Trang 4CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÂM LÝ HÀNH VI NHÀ ĐẦU TƯ CÁ
1.1 Tâm lý hành vi của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán 4
1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý, hành vi giao dịch của nhà đầu
1.2 Các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến hành vi giao dịch của nhà đầu tư cá
1.3 Các nghiên cứu thực nghiệm về yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến hành vi
1.3.2 Các nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam 21
Trang 52.2 Dữ liệu nghiên cứu 24
2.3.2 Cơ sở lý thuyết của các hệ số trong đánh giá mô hình 26
4.2 Kiến nghị giải pháp kiểm soát tâm lý trong quá trình ra quyết định đầu
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC BẢNG
Bảng 3 2: Hệ số Outer Loadings (đã loại bỏ các biến không hợp lệ) 40Bảng 3.3: Hệ số Cronbach’s alpha và Composite reliability 41Bảng 3.4: Hệ số Cronbach’s alpha và Composite reliability 42
Bảng 3.6: Hệ số tải chéo Crossing Loading và hệ số tải ngoài 43
Bảng 3.8: Hệ số R bình phương và R bình phương hiệu chỉnh 45
LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, thuật ngữ “chứng khoán” hay “thị trường chứng khoán” đã dần trởnên phổ biến trong đời sống xã hội nói chung và đời sống kinh tế nói riêng Tuy
Trang 8nhiên, TTCK Việt Nam so với thế giới vẫn được coi là một thị trường non trẻ Theo
đó, từ năm 1980 trở lại đây, nền kinh tế nước ta có sự chuyển mình quan trọng vềbản chất: chuyển từ nền kinh tế tập trung – bao cấp thành nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa Dẫn theo đó, khu vực kinh tế tư nhân được phát triển
cả về số lượng lẫn quy mô, tạo tiền đề hình thành nên TTCK tự do, hiện đại Song,phải đến năm 1996, Chính phủ ban hành Nghị định số 75-CP về việc thành lập Ủyban Chứng khoán Nhà nước năm 1998, với sự ra đời của Nghị định số 48/1998/NĐ-
CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán, TTCK tại Việt Nam mới chính thức
đi vào hoạt động Ngoài ra, đến khi Luật chứng khoán đầu tiên của nước ta được rađời vào năm 2007, hoạt động của TTCK mới chính thức được hoạt động dựa trênmột khung pháp lý cơ bản đầy đủ
Căn cứ các thông tin nêu trên, có thể rút ra rằng TTCK của Việt Nam còn vôcùng mới mẻ, kéo theo đó là việc các NĐT, đặc biệt là các NĐT cá nhân cũng khó
có được những nhận thức, tư duy thực sự hiệu quả khi tham gia thị trường Thựctiễn cho thấy NĐT cá nhân là chủ thể dễ bị “tổn thương” nhất trên TTCK Bởi lẽ,phần lớn họ là những người chưa trang bị đủ kiến thức, tư duy đầu tư đúng đắn, dễ
bị dao động, thậm chí thao túng bởi những thông tin liên quan tới thị trường Dưới
sự tác động bởi các yếu tố khách quan lẫn yếu tố chủ quan của chính NĐT, việcgiao dịch của các chủ thể này bị chi phối tương đối lớn bởi các hiện tượng tâm lýsai lệch, dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi ra quyết định đầu tư Trong khi
đó, NĐT cá nhân lại đóng vai trò vô cùng lớn đối với TTCK Theo thống kê năm
2021, dù thị trường đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề của Đại dịch Covid-19, tạiViệt Nam, NĐT cá nhân chiếm tới xấp xỉ 90% tổng lượng giao dịch trên TTCK,khiến chỉ số tăng của VN-Index đạt khoảng 20% Trong khi đó, giao dịch của NĐT
cá nhân tại Hàn Quốc và Đài Loan trong cùng năm là 75% và 70%; mức tăngtrưởng của thị trường hai quốc gia này chỉ đạt 10% (Diệu Thanh, 2021)
Từ số liệu nêu trên, có thể thấy một chủ thể góp phần tối quan trọng vào sựtăng trưởng của TTCK nhưng lại có hành vi ra quyết định phụ thuộc vào các trạngthái tâm lý sai lệch thì hoàn toàn có thể dẫn tới khả năng gây ra những đe dọa mất
ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh tài chính không được bảo đảm Hậu quả này sẽ xảy
ra khi xuất phát từ những tâm lý sai lệch, phần đông các NĐT cá nhân đưa ra những
Trang 9quyết định đầu tư phản khoa học, trái với thực tiễn thị trường và dẫn đến gây hạicho TTCK.
Nhận thức được vấn đề như trên, tác giả quyết định thực hiện đề tài “Nghiêncứu yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến hành vi ra quyết định của nhà đầu tư cá nhân trênthị trường chứng khoán Việt Nam” để làm rõ các yếu tố tâm lý ảnh hưởng lớn tớihành vi quyết định đầu tư của NĐT cá nhân, từ đó rút ra kiến nghị để khắc phụcnhững mặt tiêu cực, phát huy những mặt tích cực của các loại tâm lý nêu trên, nhằmmục đích trang bị cho NĐT các kiến thức, kỹ năng mới khi tham gia TTCK
Thứ ba, từ thực tiễn và kết quả nghiên cứu, đưa ra những kiến nghị, đề xuất vềbài học cho các NĐT cá nhân trong việc hình thành trạng thái tâm lý đúng đắn, hiệuquả khi tham gia giao dịch trên thị trường; cũng như các kiến nghị khác về chínhsách và hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trên TTCK
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Thứ nhất, về đối tượng nghiên cứu, đề tài nghiên cứu các yếu tố tâm lý ảnhhưởng đến hành vi ra quyết định của NĐT cá nhân trên TTCK Việt Nam Trong đó,bài viết tập trung làm rõ các yếu tố này ảnh hưởng ra sao đối với hiệu quả của quyếtđịnh đầu tư của các NĐT
Thứ hai, về phạm vi nghiên cứu, đề tài nghiên cứu tâm lý của các NĐT trênTTCK ở Việt Nam tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (sànHOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (sàn HNX)
4 Phương pháp nghiên cứu
Những phương pháp định tính và định lượng được kết hợp sử dụng trong bàibao gồm phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê mô tả, điều trathông qua bảng hỏi và khảo sát thực tế đối với 203 NĐT cá nhân
5 Những đóng góp mới của khóa luận
Trang 10Đề tài chỉ ra những yếu tố tâm lý và mức độ tác động của chúng tới hành vi raquyết định của NĐT cá nhân trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và đềxuất những kiến nghị cụ thể đối với các chủ thể trong xã hội, đặc biệt là các chủ thểtham gia TTCK
6 Kết cấu của khóa luận
Đề tài này được cấu thành bởi các chương và luận điểm như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tâm lý hành vi nhà đầu tư cá nhân trên TTCKChương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Kết luận và khuyến nghị
Trang 11CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÂM LÝ HÀNH VI NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1.1 Tâm lý hành vi của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán
1.1.1 Các khái niệm liên quan
1.1.1.1 Chứng khoán và thị trường chứng khoán
Chứng khoán theo Luật Chứng khoán 2019 quy định, được gọi là các công cụhay tài sản tài chính bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền,chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu kí và các loại chứngkhoán khác do Chính phủ quy định Chứng khoán được thể hiện bằng hình thứcchứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử (Nguyễn Thanh Phương, 2017,tr.29), thể hiện quyền sở hữu hợp pháp của người sở hữu (hay còn gọi là NĐT) vớicác tài sản đó Chứng khoán là một loại hàng hóa đặc biệt, được giao dịch trênTTCK từ những người có nguồn vốn nhàn rỗi với mục đích tạo ra giá trị và thu lạilợi nhuận trong tương lai
TTCK được chia làm hai loại là thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp “Đây
là thị trường để giao dịch, mua bán các loại chứng khoán giữa những cá nhân, tổchức tham gia vào thị trường (Nguyễn Thanh Phương, 2017, tr.21) Họ trao đổicung- cầu các chứng khoán nợ và chứng khoán vốn Trên thị trường, các tổ chứctham gia giao dịch bao gồm tổ chức phát hành, các NĐT chứng khoán,…
1.1.1.2 Nhà đầu tư cá nhân và tâm lý hành vi
* Nhà đầu tư cá nhân:
Một trong những chủ thể tham gia và đóng vai trò quan trọng, đảm bảo tínhthanh khoản của thị trường là các NĐT cá nhân Theo khoản 16 Điều 4 Luật Chứngkhoán 2019, nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư trên thị trường chứngkhoán Như vậy, có thể hiểu NĐT cá nhân là các cá nhân/thể nhân có hoạt động đầu
tư trên TTCK Họ, cùng với các NĐT tổ chức, là một trong các chủ thể tham giaTTCK với mục đích sinh lời
NĐT cá nhân có một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, mức độ đa dạng hóa danh mục đầu tư cũng như khối lượng và giá trịgiao dịch nhỏ hơn nhiều so với NĐT tổ chức Bởi lẽ, các tổ chức, đặc biệt là các tổchức kinh tế, trên TTCK thường tập hợp những người có chuyên môn về đầu tư nên
Trang 12thường có chiến thuật, phương pháp đầu tư hiệu quả hơn những cá nhân trên cùngthị trường Mặt khác, các tổ chức có nguồn lực tài chính (nguồn vốn), về mặt bằngchung, dồi dào hơn từng cá nhân cụ thể Do đó, khối lượng và giá trị giao dịch củacác cá nhân trên TTCK cũng nhỏ hơn so với tổ chức.
Thứ hai, các NĐT cá nhân thường có kiến thức tài chính về chứng khoán hạnchế Theo đó, kiến thức tài chính về chứng khoán ở đây được hiểu là sự hiểu biết vềTTCK và trong lĩnh vực kinh doanh, tài chính doanh nghiệp Về mặt bằng chung,NĐT cá nhân, khi tham gia đầu tư, chưa trang bị đầy đủ các kiến thức nói trên, ví
dụ như chưa thực sự hiểu biết về thị trường mình tham gia (TTCK), chưa có nhữngkiến thức vĩ mô, vi mô về lĩnh vực kinh tế - tài chính nói chung và lĩnh vực đầu tưchứng khoán nói riêng (TS Đặng Công Hoàn, 2022) Điều này khiến những NĐT
cá nhân dễ trở thành đối tượng dễ bị “dẫn dắt” bởi những tâm lý sai lệch trong quátrình đầu tư chứng khoán
Thứ ba, các NĐT cá nhân thường không có chiến lược đầu tư dài hạn và tuânthủ các nguyên tắc đầu tư cụ thể Họ dễ chạy theo xu hướng đám đông và ảnhhưởng từ bên ngoài, từ đó, tiến hành giao dịch theo những thông tin chưa đượckiểm chứng (Tấn Minh, 2022) Cộng với sự thiếu hiểu biết về đầu tư chứng khoán,đặc điểm này khiến NĐT cá nhân xa rời khỏi những chiến lược, chiến thuật đầu tưbài bản và những tư duy đầu tư đúng đắn
* Tâm lý hành vi
“Hiện tượng tâm lý là hiện tượng có cơ sở tự nhiên là hoạt động thần kinh vàhoạt động nội tiết, được nảy sinh bằng hoạt động sống của từng người và gắn bómật thiết với các quan hệ xã hội” (Giáo trình Tâm lý học đại cương của Trường Đạihọc Luật Hà Nội) Thêm vào đó, “hành vi là xử sự của con người trong một hoàncảnh cụ thể, biểu hiện ra bên ngoài bằng lời nói, cử chỉ nhất định Hành vi có thểchỉ đơn thuần chứa đựng những nội dung kỹ thuật Song, trong nhiều trường hợp,hành vi có thể vượt xa khỏi các giới hạn kỹ thuật, mang những ý nghĩa tích cựchoặc tiêu cực về mặt xã hội Lúc này, hành vi đã chứa đựng những nội dung xã hộisâu sắc và được hiểu dưới một khái niệm mới: cách cử sự Cách xử sự là nhữnghành vi thể hiện quan điểm, thái độ của chủ thể đối với người khác, với xã hội, với
Trang 13các chuẩn mực đạo đức của xã hội” (trích Giáo trình Tâm lý học đại cương- Nhàxuất bản Công an nhân dân, tr.81).
Mối quan hệ giữa tâm lý và hành vi được thể hiện theo cơ chế các hiện tượngtinh thần nảy ra trong đầu óc con người (tâm lý) gắn liền và điều hành mọi hànhđộng (biểu hiện của hành vi con người) Nói cách khác, tâm lý là nguyên nhân cònhành vi là kết quả các hiện tượng tâm lý
1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý, hành vi giao dịch của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán
về tiêu dùng giảm sút dẫn tới doanh thu giảm Bên cạnh đó, lạm phát tăng làm chiphí đầu vào tăng, ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận doanh nghiệp Điều này làm cho
cổ phiếu của doanh nghiệp trở nên kém hấp dẫn đối với NĐT Việc kiểm soát lạmphát luôn là một trong những mục tiêu quan trọng trong việc điều hành kinh tế vĩ
mô của mỗi quốc gia Kinh tế có ổn định và phát triển bền vững, NĐT mới có thểyên tâm đầu tư trên thị trường tài chính và đặc biệt là thị trường chứng khoán
Thứ hai, yếu tố lãi suất: Theo kết quả của nhóm tác giả nghiên cứu, yếu tố vĩ
mô (trong đó bao gồm yếu tố lãi suất) có ảnh hưởng lớn nhất tới việc quyết địnhđầu tư chứng khoán của các NĐT trên thị trường (TS Phùng Việt Hà, Ngô ThịHồng Ngọc, Vũ Văn Thế, Hồ Diễm Quỳnh, 2022) Lãi suất giảm là một tín hiệutích cực trên TTCK bởi khi lãi suất giảm sẽ làm giảm áp lực trả lãi, các công ty cóthể dễ dàng huy động vốn, sử dụng đòn bẩy tài chính để thúc đẩy, phát triển kinhdoanh, gia tăng lợi nhuận và làm giá cổ phiếu tăng Ngược lại khi lãi suất tăng,doanh nghiệp khó khăn hơn trong việc tiếp cận tới các nguồn vốn, áp lực trả lãi lớn,
Trang 14chi phí dùng cho sản xuất kinh doanh cũng tăng khiến lợi nhuận kinh doanh giảm.
Từ đó khiến giá cổ phiếu giảm
Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa cũng có tác động khôngnhỏ đến tâm lý hành vi của NĐT trên TTCK Chính sách tài khóa và tiền tệ là công
cụ điều hành, quản lý kinh tế vĩ mô, giúp nền kinh tế ổn định và phát triển “Các cúsốc trong quyết định chính sách tiền tệ ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến tâm lý NĐT” (AKurov, 2010) Việc thực hiện chính sách tiền tệ thông qua điều chỉnh mức cungtiền, lãi suất bằng nhiều công cụ khác nhau nhằm tác động tới lượng cung tiền và sốnhân tiền, tác động trực tiếp đến các lĩnh vực lưu thông tiền tệ, đồng thời thông quatác động đến tỷ giá hối đoái bằng cách sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối Việc tỷ giátăng hay giảm cũng có bất lợi đối với từng mô hình kinh doanh công ty Tỷ giá tăng
sẽ có tác động tiêu cực đến những doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu nước ngoài.Ngược lại khi tỷ giá giảm, lại có tác động không tốt đến các doanh nghiệp xuấtkhẩu Điều này sẽ ảnh hưởng đến hành vi NĐT khi tham gia vào các mã cổ phiếucủa những doanh nghiệp liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu
Ngoài ra, cũng còn những yếu tố vĩ mô khác trên TTCK có tác động đến tâm
lý đầu tư của các NĐT như tỷ lệ thất nghiệp, chính sách tài khóa, tăng trưởngGDP,
* Yếu tố vi mô:
Bao gồm các yếu tố về ngành và lĩnh vực như: tiềm năng tăng trưởng, mức độcạnh tranh, tỷ suất sinh lời và tỷ lệ rủi ro của ngành Trước khi chọn một mã cổphiếu cụ thể, các NĐT có xu hướng xem xét triển vọng của ngành, đánh giá về tiềmnăng của ngành đó trong thời gian tới so với các ngành khác, đánh giá tỷ suất sinhlợi của ngành cũng như mức độ rủi ro đi kèm để có cái nhìn tổng quát về thị trường,
về ngành mà bản thân lựa chọn đầu tư
Thêm vào đó, yếu tố đến từ bản thân doanh nghiệp, về hiệu quả hoạt độngcũng như mức độ cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong ngành là một trongnhững yếu tố then chốt dẫn đến các quyết định của NĐT như các dự án đang và sắptriển khai, tình hình doanh nghiệp, bộ máy lãnh đạo của công ty, báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh, truyền thông, v.v…là các yếu tố giúp NĐT quan tâm và cânnhắc Có thể chỉ ra rằng, tám yếu tố có ảnh hưởng lớn đến quyết định đầu tư là: hiệu
Trang 15quả hoạt động trong quá khứ của cổ phiếu công ty, sự ổn định của công ty, thiện chícủa công ty, danh tiếng của công ty trong ngành, cổ tức đã trả, thu nhập dự kiến củacông ty và cổ tức dự kiến (Lingesiya Kenghataran, 2019) Có thể thấy, đây là nhữngyếu tố đến từ nội tại của doanh nghiệp và có ảnh hưởng lớn đến hành vi ra quyếtdịnh đầu tư của các NĐT trên thị trường.
b, Yếu tố chính trị, văn hóa, xã hội
Các yếu tố chính trị, văn hoá, xã hội là các yếu tố có tính ảnh hưởng nhất địnhtới tâm lý NĐT trên TTCK, cụ thể như sau:
Một là, các yếu tố chính trị: Đặc trưng của chính trị là sự áp đặt quyền lực của
Nhà nước (hoặc các chủ thể gắn với quyền lực nhà nước) lên các mặt của đời sống
xã hội, trong đó, có TTCK Khi một mệnh lệnh chính trị được ban hành hoặc khitình hình chính trị có biến động, TTCK cũng sẽ có những sự biến động theo Nhậnthức được điều này, các NĐT cá nhân cũng sẽ xuất hiện các tâm lý tác động đếnhành vi đầu tư khi gặp các sự kiện này Trong các nghiên cứu về yếu tố chính trịảnh hưởng đến thị trường chứng khoán, từ đó tác động lên tâm lý nhà đầu tư, nhìnchung chúng đều khẳng định tầm quan trọng của yếu tố chính trị và thể chế trongquyết định đầu tư Một môi trường chính trị pháp luật tốt sẽ tạo điều kiện có lợi chođầu tư và tăng trưởng kinh tế (Globerman và Shapiro (2003), Daniel Kaufmann vàcộng sự (2008), Shaomin Li và Larry Filer (2007)
Hai là, văn hoá, xã hội cũng ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động giao dịch
chứng khoán của NĐT Trong một nghiên cứu của Lucey, ông đã phân tích ảnhhưởng của yếu tố xã hội đối với việc định giá cổ phiếu Những người có tâm trạngtốt đưa ra quyết định tích cực hơn” (Lucey, 2005) Từ việc định giá cổ phiếu, NĐT
sẽ đưa ra quyết định lựa chọn cổ phiếu hay nói cách khác chúng ảnh hưởng tới hành
vi ra quyết định đầu tư của các NĐT trên thị trường Thêm vào đó, sự kiện văn hoá,
xã hội sẽ tác động tới nhận thức, từ đó hình thành nên các hiện tượng tâm lý củaNĐT trên TTCK Ví dụ, các hoạt động của một người nghệ sĩ đại diện nhãn hàng vềbản chất là hoạt động văn hoá, xã hội Song, nếu xảy ra bê bối, tâm lý NĐT có thểtrở nên tiêu cực đối với chứng khoán của doanh nghiệp mà người nghệ sĩ này đạidiện,
c, Thông tin trên Internet
Trang 16Tin tức là một trong những yếu tố quan trọng mà hầu hết các NĐT đều rấtquan tâm Việc tiếp nhận và chọn lọc thông tin trên Internet giúp NĐT có thêmnhận thức, đánh giá về bức tranh toàn cảnh hay cụ thể từng doanh nghiệp một cách
rõ nét, giúp NĐT có thêm dữ kiện để đưa ra quyết định Tuy nhiên, thông tin trênInternet cũng có những ảnh hưởng tiêu cực như: có những thông tin không chínhxác, mang tính chất định hướng dư luận, hoặc mang tính Fomo1, … làm ảnh hưởngđến hành vi giao dịch của NĐT bị sai lệch, hiệu quả đầu tư bị giảm sút Một trongnhững ví dụ điển hình có thể kể đến thông qua sự kiện bán tháo cổ phiếu của Tậpđoàn Vingroup – Công ty Cổ phần (gọi tắt là Tập đoàn Vingroup) trong tình trạngthông tin thất thiệt tràn lan trên internet Theo đó, ngày 10/7/2022, trên mạng xã hộixuất hiện tin đồn Chủ tịch Tập đoàn Vingroup bị “cấm xuất cảnh” Các NĐT nóichung và NĐT cá nhân nói riêng đã xuất hiện tâm lý hoang mang và bất an Điềunày khiến khối lượng bán nhóm cổ phiếu họ Vingroup tăng đáng kể, khiến nhóm cổphiếu giảm sâu Đến chiều ngày 11/7/2022, khi Bộ Công an khẳng định thông tinnói trên là thất thiệt, các cổ phiếu họ Vingroup mới thu hẹp đà giảm (Sơn Nhung,2022)
1.1.2.2 Các yếu tố chủ quan
Các yếu tố thuộc về bản thân NĐT bao gồm: giới tính, độ tuổi, kiến thức, mụctiêu lợi nhuận, khẩu vị rủi ro, tính cách và thu nhập của NĐT
Thứ nhất, yếu tố giới tính: đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sự khác biệt về
giới tính có thể dẫn đến sự khác biệt tương đối trong quan điểm, hành vi ra quyếtđịnh đầu tư trên thị trường “Nữ giới ngại rủi ro hơn nam giới” (Bernasek & Shwiff,2001), (Powell & Ansic, 1997), (Jianakoplos & Bernasek, 1998) Họ có xu hướngđầu tư ổn định, dễ quản lý, mức độ chấp nhận rủi ro cực thấp bởi vậy hành vi đầu tưcủa họ khá thận trọng Ở nam giới họ ưa thích mạo hiểm và có sự tự tin thái quá nênđôi khi hiệu quả đầu tư không cao Với phụ nữ, họ rất cẩn thận và an toàn vì vậy họnghiên cứu rất kĩ mỗi khi quyết định đầu tư Kết quả là nữ giới thường giao dịch íthơn, tuy nhiên mặt bằng chung lại có hiệu quả tốt hơn Nhìn chung, sự khác biệt vềgiới tính có ảnh hưởng khá lớn đến hành vi giao dịch của các NĐT trên thị trường.Ngày xưa, phụ nữ đầu tư rất ít, nhưng ngày nay số lượng nữ giới tham gia đầu tư
Trang 17ngày càng tăng lên Điều đó chứng tỏ suy nghĩ và hành vi của họ cũng có nhiềuthay đổi đáng kể trong lĩnh vực này.
Thứ hai là yếu tố độ tuổi: nghiên cứu về tâm lý học cho thấy “Có ít các NĐT
lớn tuổi bị cuốn vào các hoạt động đầu tư mạo hiểm trên TTCK” (Alok Kumar,2008) Người lớn tuổi thường có xu hướng thích sự an toàn, khẩu vị rủi ro thấp Bêncạnh đó, khả năng tiếp nhận những thông tin và cập nhật kiến thức mới là vô cùnghạn chế nên họ thường có xu hướng đầu tư các tài sản có mức độ an toàn cao, có rất
ít NĐT lớn tuổi đầu tư mạo hiểm trên thị trường, họ thận trọng với quyết định đầu
tư của mình, chính vì thế thường bỏ lỡ những cơ hội đầu tư tốt Ngược lại, nhữngNĐT trẻ tuổi lại có xu hướng chấp nhận rủi ro cao để mang lại lợi nhuận cao hơn
Thứ ba, kiến thức NĐT: Trước đây, khi TTCK còn khá mới lạ, đối tượng các
NĐT tham gia hầu hết đều là những người có vốn hiểu biết và có kiến thức trên thịtrường Tuy nhiên, vài năm gần đây khi làn sóng uptrend vào thời điểm đại dịchCovid-19 đã thu hút rất nhiều NĐT thiếu kiến thức, thấy lợi nhuận cao nên lao vàothị trường, nghe theo những nguồn thông tin không tin cậy thay vì trang bị kiếnthức đẩy đủ Kết quả là, rất nhiều NĐT thất bại và mất rất nhiều tiền khi thị trường
có nhiều biến động không mấy tích cực Điều này chứng tỏ, kiến thức của NĐT cóảnh hưởng trong quyết định đầu tư và hành vi giao dịch của họ “Hiểu biết tài chínhảnh hưởng đến quyết định đầu tư” (Van Rooij, Lusardi, Dan Alessie, 2011) “Những người có hiểu biết về tài chính cao sẵn sàng tham gia vào thị trường chứngkhoán và thị trường tài chính” (Bucher-Koenen, Lusardi, Alessie, & van Rooij,2017) Hiểu biết về tài chính là một yếu tố thiết yếu hình thành hành vi tài chính củamột NĐT Những người có kiến thức, có sự hiểu biết sẽ tin vào lựa chọn của mình,không bị chi phối bởi đám đông hay những lời đồn đại, họ biết nắm bắt cơ hội vàhành động đúng lúc
Thứ tư, mục tiêu lợi nhuận và khẩu vị rủi ro: “Rủi ro của một dự án đầu tư ảnh
hưởng đến quyết định đầu tư của cá nhân” (Streidwolf, Engelhard Gift, 2018) Nóicách khác, mục tiêu lợi nhuận và khẩu vị rủi ro có tác động lớn tới tâm lý và khảnăng đưa ra quyết định của các cá nhân NĐT Bản thân hai khái niệm này cũng cómối quan hệ tương tác với nhau Theo đó, khả năng sinh lời cao luôn đi kèm với rủi
ro lớn Khi mục tiêu sinh lời càng lớn thì đồng nghĩa rằng NĐT phải có khả năng
Trang 18chịu đựng những rủi ro đi kèm Tùy vào mục tiêu lợi nhuận, khả năng chịu đựng rủi
ro, NĐT sẽ hình thành nên lối giao dịch riêng, quyết định lựa chọn các tài sản saocho phù hợp khi tham gia đầu tư trên TTCK
Thứ năm, thu nhập và nghề nghiệp NĐT: Những NĐT cá nhân tham gia
TTCK thường có nguồn vốn nhàn rỗi, mong muốn có thu nhập thụ động từ cáckhoản đầu tư Bởi vậy, thu nhập có ảnh hưởng không nhỏ đến hành vi giao dịch của
họ Theo kết quả nghiên cứu của Streidwolf, Engelhard cho thấy hầu hết nhữngngười được hỏi đều đồng ý rằng thu nhập ảnh hưởng đến đầu tư của họ, chi phí đầu
tư là một yếu tố quan trọng trong quyết định đầu tư cá nhân (Streidwolf, Engelhard,2018) Thu nhập ổn định, nguồn vốn nhàn rỗi lớn, NĐT có xu hướng đầu tư nhiềuhơn, giao dịch nhiều, khối lượng giao dịch cũng lớn hơn và khả năng chấp nhận rủi
ro cũng khác so với những người có thu nhập thấp và khoản tiền để dành cho đầu tưcủa họ hạn chế Bên cạnh đó, tính chất công việc cũng ảnh hưởng đến hành vi giaodịch, những NĐT có công việc bận rộn, đầu tư chứng khoán không phải nghềnghiệp chính cũng như không có nhiều thời gian để theo dõi tin tức thường xuyên
sẽ có những hành vi giao dịch khác so với những NĐT làm việc liên quan tớichuyên ngành chứng khoán, họ thường giao dịch ít hơn
Thứ sáu, tính cách, tâm trạng, cảm xúc: Tính cách, tâm trạng, cảm xúc là một
trong những gốc rễ của các hiện tượng tâm lý, hành vi nói chung Thông thường,việc có tâm trạng tốt sẽ làm giảm sự thận trọng khi đưa ra quyết định đầu tư, tức làtâm trạng của NĐT có quyết định không nhỏ đối với tâm lý e ngại rủi ro (Kliger &cộng sự, 2003) Theo lẽ này, buồn, vui, thất vọng, hay sự háo thắng, nhút nhát, cótác động rất lớn, định hình tâm lý đầu tư và hành vi đầu tư Ví dụ, người có tínhcách tự cao dễ mang tâm lý tự tin thái quá, ngược lại, người nhút nhát, an toàn lạithường mang tâm lý bi quan, sợ rủi ro khi giao dịch trên thị trường Mặt khác, mộtngười trong tâm trạng không ổn định cũng sẽ dễ dẫn đến các tâm lý gây ra sai lầmtrong hoạt động đầu tư Đầu tư chứng khoán cần sự logic, tỉnh táo khi đánh giáthông tin và đưa ra quyết định Trong khi đó, trạng thái buồn, vui, khiến conngười khó đạt được những yêu cầu nói trên
1.1.3 Lý thuyết tài chính hành vi
Lý thuyết tài chính học hành vi ra đời vào những năm 1990, được nghiên cứu
Trang 19từ hai nhà tâm lý học Daniel Kahneman và Amos Tversky, nó là sự kết hợp giữatâm lý học và tài chính Lý thuyết nghiên cứu và giải thích các yếu tố tâm lý conngười và ảnh hưởng của chúng đến hành vi, lựa chọn quyết định đầu tư của cácNĐT, nhà phân tích, nhà quản trị danh mục, Giả thiết tài chính hành vi là cácNĐT trên thị trường không hoàn toàn suy nghĩ và hành động hợp lý, chưa thực hiệnviệc tối đa hóa lợi nhuận trong một thị trường hiệu quả Họ thường có xu hướng lựachọn theo cảm xúc, dễ đặt niềm tin sai lầm, gây thua lỗ và ảnh hưởng tiêu cực đếnthị trường
“Lý thuyết tài chính học hành vi dựa trên nền tảng: tâm lý học nhận thức vàcác hạn chế của đầu tư chênh lệch Các học thuyết căn bản của tài chính hành vi đềudựa trên tâm lý con người để giải thích những bất thường xảy ra” (Giáo trình Quảntrị danh mục đầu tư của Học viện Ngân Hàng, tr.207)
Tài chính hành vi bao gồm học thuyết thiên lệch về nhận thức và các hạn chếđối với việc đầu tư chênh lệch giá Do bài viết có đối tượng nghiên cứu là tâm lýcủa NĐT trên TTCK nên bài viết chỉ chú trọng nghiên cứu học thuyết thiên lệch vềnhận thức (là cơ sở lý luận cho đối tượng nghiên cứu) Theo đó, con người có cácdạng hành vi thiên lệch về nhận thức tiêu biểu như sau:
Một là giải quyết vấn đề dựa trên kinh nghiệm: NĐT thường dựa khá nhiều
vào kinh nghiệm đầu tư của bản thân để phân tích và đưa ra lựa chọn, giải quyết vấn
đề Ví dụ, NĐT thường đối chiếu lại với những tình huống đã từng xảy ra trong quákhứ để nhìn nhận và đánh giá sự việc hiện tại, hoặc dựa vào những thông tin mà bànthân tự thu thập được để đưa ra quyết định đầu tư Mặc dù, điều đó giúp NĐT có thểnắm bắt và giải quyết vấn đề nhanh chóng nhưng đôi khi lại không hiệu quả vớinhững trường hợp xảy ra những tình huống và chuyển biến ngoài kiểm soát Hậuquả là NĐT có thể đưa ra quyết định không chính xác và không đem lại lợi nhuậntối đa
Hai là tự tin thái quá: xảy ra khi NĐT tự tin mù quáng vào những lập luận, suy
nghĩ cảm tính về năng lực, kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm của bản thân có thểkiểm soát được tình huống và đưa ra được những quyết định đúng đắn hoặc quá lạcquan về tương lai Những NĐT như vậy thường có xu hướng đánh giá quá cao khảnăng của mình mà phớt lờ những rủi ro
Trang 20Thứ ba, kế toán theo tâm lý: đề cập đến suy nghĩ, quan điểm của mọi người về
tài chính, nó mang tính chủ quan và thường gây kết quả bất lợi Nhiều người thườngtách bạch các khoản tiền và nghĩ làm như vậy sẽ dễ dàng quản lý được dòng tiềnsong điều đó chưa thực sự hợp lý Với những NĐT này, họ thường dùng nhận thức
về kế toán, tài chính của mình để đưa ra những quyết định Tuy nhiên, vì mang tínhchủ quan nên trong quá trình đầu tư, họ sẽ có những nhận thức sai lệch về tiền vàlợi nhuận của các khoản đầu tư Ví dụ, một NĐT chứng khoán đang sở hữu nhữngdanh mục đầu tư cổ phiếu gồm: một cổ phiếu đang lãi và một cổ phiều đang lỗ.Thông thường, kế toán theo tâm lý thường lựa chọn bán cổ phiếu có lãi thay vì các
cổ phiếu lỗ Bởi lợi ích thuế nhận được cũng như xét về lợi nhuận thì cổ phiếu thua
lỗ đang là một khoản đầu tư kém hơn
Thứ tư, lập khung tư duy: đặc tính này được hiểu là NĐT không bao quát cả
tình hình và chỉ tập trung vào một vấn đề hạn hẹp mà bản thân đang suy nghĩ và cốgắng đưa ra quyết định tối ưu cho khuôn khổ đó
Thứ năm, tư duy đại diện ngắn hạn: Những NĐT này thường có xu hướng
đánh giá, nhận định không đúng tác động của dài hạn Họ thường dựa vào nhữngkinh nghiệm ngắn hạn, gần đây để tác động trong dài hạn
Thứ sáu, tư duy bảo thủ: thị trường luôn có nhiều biến động mới mẻ song
NĐT thường phản ứng khá chậm, thậm chí từ chối tiếp nhận thông tin mới Hiệntượng này phản ánh lối tư duy cũ, dựa trên các thông tin cũ và không kịp hoặckhông chịu đổi mới để phù hợp với những điều kiện mới Điều này dẫn đến hậu quảrằng, khi thị trường biến đổi đủ lâu để NĐT cảm thấy cần thay đổi, họ sẽ có nhữngphản ứng thái quá theo hướng tiêu cực
Cuối cùng là hiệu ứng ngược vị thế: đây là hiệu ứng trong đầu tư khi các NĐTthường tránh ghi nhận thua lỗ mà chỉ sẵn sàng ghi nhận lợi nhuận Họ chỉ chấp nhậnlợi nhuận nhỏ nhưng không chấp nhận khoản lỗ nhỏ
Ví dụ, NĐT đang nắm giữ một cổ phiếu X, khi cổ phiếu đó có dấu hiệu giảm,NĐT thường sẽ hành động là duy trì gồng lỗ với hy vọng cổ phiếu sẽ bật tăng trởlại Trong khi đó, khi cổ phiếu đó tăng, NĐT lại vội vàng quyết định ghi nhận lãi.Đôi khi chỉ cần lãi rất nhỏ và họ cũng quyết định bán CP mà đáng lẽ phương án tốtnhất là nên giữ lại cổ phiếu đem lại lợi nhuận tốt và cắt lỗ nó khi có những diễn biến
Trang 21xấu đi Tuy nhiên, tâm lý con người luôn dẫn dắt đến những hành động phi logic vàthiên lệch về nhận thức.
1.2 Các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến hành vi giao dịch của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán
1.2.1 Tâm lý tự tin thái quá
“Tự tin thái quá là một trạng thái tâm lý phổ biến ở các NĐT trên TTCK
“Quá tự tin xảy ra khi mọi người đánh giá quá cao kỹ năng, kiến thức và độ chínhxác của họ về thông tin hoặc quá lạc quan về tương lai và khả năng kiểm soát tìnhhuống” (Camerer & Lovallo, 1999; Hirshleifer, 2001; Glaser & Weber, 2007) Sự
tự tin thái quá được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, xuất phát từ quanđiểm, suy nghĩ và cách nhìn nhận vấn đề của mỗi NĐT về thị trường Hay hiểu theomột cách dễ hiểu, tâm lý tự tin thái quá là sự khác biệt giữa niềm tin của NĐT vềnăng lực của mình và năng lực thực sự của họ
Tâm lý thái quá được chia thành hai loại: một là, đánh giá quá cao bản thân họ
so với người khác đánh giá, luôn có suy nghĩ rằng khả năng, thành tích, mức độkiểm soát hơn người khác hoặc xác suất đầu tư thành công của họ vượt trội hơn
Hai là, đánh giá khả năng cao hơn mức trung bình Trong đó, mọi người thường
đánh giá bản thân có kiến thức thực tế cao hơn mức trung bình hoặc có quan điểmkhông thực tế
Tâm lý tự tin thái quá trong nhiều trường hợp đầu tư đều không tối ưu đượclợi nhuận Odean (1988) chỉ ra rằng: “các nhà đầu tư quá tự tin có xu hướng tin rằng
họ vượt trội so với người khác về khả năng lựa chọn tốt nhất chứng khoán cũng nhưthời điểm tốt nhất để tham gia và thoát khỏi TTCK Tuy nhiên, trung bình họthường nhận được tỷ suất sinh lợi thấp hơn tỷ suất sinh lợi trung bình của thịtrường” Tâm lý này rất dễ khiến con người có thái độ bất chấp trong đầu tư, dễcuốn vào đầu tư mù quáng mặc dù đang thua lỗ nhưng không biết điểm dừng và khithua lỗ quá lớn dần dần sẽ chuyển sang trạng thái bi quan (nội dung này sẽ đượcphân tích kỹ tại mục 1.2.5) Bên cạnh đó, cũng có một số ý kiến khác cho rằng “cácnhà đầu tư quá tự tin có thể kiếm được lợi nhuận kỳ vọng cao hơn hoặc tiện ích kỳvọng lớn hơn so với các NĐT hợp lý vì sự tự tin quá mức đóng một vai trò quan
Trang 22trọng trong việc tăng khối lượng giao dịch” (Kyle và Wang, 1997).
Nhìn chung, TTCK luôn biến động không ngừng, chứa rất nhiều điều bất ngờtrong quá trình đầu tư Vì thế, ngoài việc luôn cập nhật các kiến thức mới, các nhậnđịnh về thị trường NĐT nên trao đổi kĩ hơn với các NĐT khác hay các chuyên gia
để có góc nhìn đa dạng hơn, từ đó tìm ra phương án tối ưu cho chiến lược đầu tưcủa mình
1.2.2 Tâm lý bầy đàn
“Hành vi hay tâm lý bầy đàn là hành vi của một nhà đầu tư bắt chước hànhđộng của các nhà đầu tư khác hoặc theo sự chuyển động của thị trường thay vì dựavào thông tin chiến lược của riêng họ” (Bikhchandani và Sharma, 2001) Tâm lýnày rất phổ biến trên thị trường, sở dĩ các NĐT có những hành vi và quyết định đầu
tư theo số đông như vậy vì họ luôn mặc định trong đầu những NĐT khác biết đượcnhững thông tin mà mình chưa biết nên họ hành động theo vì nghĩ rằng đi theo sốđông sẽ an toàn hơn Tâm lý sợ hãi khi hành động riêng lẻ hay không muốn đingược lại số đông đã dẫn tới việc các cá nhân bắt chước nhau, hầu hết tất cả nhữnghành vi giao dịch đều bị chi phối bởi người khác và từ những nguồn tin fomo trêncác trang mạng xã hội làm họ dễ bị cuốn vào “trò chơi làm giá” của các tổ chức, có
xu hướng hành xử sai trong hoặc cùng một thời điểm, tạo thành một tổ chức lớn, tácđộng mạnh mẽ đến thị trường, khiến giá cổ phiếu không phản ảnh đúng giá trị thựccủa nó
Một số biểu hiện của dạng tâm lý này:
Thứ nhất, tham gia chứng khoán “theo mốt”: NĐT trên thị trường rất đa
dạng, họ đến từ các ngành nghề, tầng lớp khác nhau trong xã hội Bởi vậy, sự hiểubiết của họ với thị trường cũng có nhiều sự khác biệt Có nhiều người tham gia đầu
tư xuất phát bởi sự ảnh hưởng của những người thân xung quanh như: gia đình, bạn
bè, đồng nghiệp trong công ty,…thấy họ đầu tư cũng đầu tư theo, muốn được thểhiện bản thân hoặc bị cuốn theo vì thấy sinh lời cao, kiếm tiền dễ dàng Họ lao vàothị trường khi còn rất nhiều lỗ hổng kiến thức, thiếu thông tin đáng tin cậy Mộtlượng lớn NĐT mới liên tục tham gia mua bán, trao đổi cổ phiếu theo số đông đãkhiến giá cổ phiếu tăng mạnh, tạo bong bóng trên thị trường
Thứ hai, NĐT phản ứng thái quá trên quy mô toàn thị trường: Vào một số
Trang 23thời điểm, toàn bộ thị trường đều tràn ngập trong sắc xanh hoặc đỏ, tăng giảm điểmvới biên độ kịch trần hoặc sàn Tức là, số đông NĐT trên thị trường đang “bắtchước” nhau cùng mua/bán chứng khoán trên thị trường tại cùng một thời điểm Sự
“bắt chước này” xuất phát chính từ tâm lý bầy đàn, khi mà NĐT thấy NĐT khácgiao dịch và làm theo hành vi giao dịch này, dần dần dẫn đến một khối lượng lớncùng mua/bán làm thị trường biến động lớn
Thứ ba, trường hợp đối với các nhà tư vấn, quản lý chuyên nghiệp trong lĩnh
vực đầu tư chứng khoán trong một số thời điểm nhất định, có xu hướng thuận theođám đông để đưa ra phân tích, đánh giá thị trường Bởi lẽ, nếu các khuyến nghịkhông tuân theo xu hướng nói trên, khả năng tư vấn, quản lý của họ sẽ bị đánh giátiêu cực bởi khách hàng của họ và họ lo sợ các NĐT sẽ rời bỏ
1.2.3 Tâm lý lạc quan quá mức
“Sự lạc quan đến trong con người khi anh ta đánh giá thấp những điều tiêu cựcxảy ra và sẽ luôn hy vọng kết quả thuận lợi” (Lipkus, Martz, Panter, Drigotas &Feagane, 1993) Năm 1980, Weinstein đã tiến hành một nghiên cứu về những ngườilạc quan và kết luận rằng “họ tin rằng họ có thể thu được kết quả tích cực từ khoảnđầu tư của mình so với đồng nghiệp” Lạc quan quá mức phản ánh rằng mọi thứ đềutốt hơn so với phân tích Lạc quan thái quá bắt nguồn từ việc quá tự tin và niềm tinrằng các sự kiện và diễn biến trên thị trường sẽ diễn ra tốt hơn thực tế Những NĐT
có tâm lý lạc quan là những người luôn có suy nghĩ tích cực về các mặt vĩ mô, vi
mô trên thị trường như: sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, tình hình ngành cónhiều tiềm năng, triển vọng về công ty, … Và họ nghĩ rằng một vài những thông tinxấu, những chuyển biến sẽ không ảnh hưởng nhiều đến quyết định cũng như kết quảđầu tư của họ
Sự lạc quan có thể giúp con người có những cảm xúc tích cực, nhưng sự lạcquan thái quá hoặc lạc quan không thực tế có thể sẽ phải trả giá Những lầm tưởng
về tình hình thị trường sẽ dẫn NĐT đến những hành vi và quyết định sai lầm Họ cốchấp trong suy nghĩ và hành động bởi tâm lý này và khi không đạt được như kìvọng, mục tiêu đề ra, họ sẽ trở nên bi quan và cảm thấy bị mất uy tín trong xã hội
Xa hơn, tâm lý này còn gây lãng phí cả về thời gian và tiền bạc nếu như cứ theođuổi những mục tiêu phi thực tế, chấp nhận vào những dự án đầu tư có NPV âm
Trang 24hoặc các tài sản có tính rủi ro cao
1.2.4 Tâm lý tiếc nuối
Là một tâm lý thường gặp đối với các NĐT trên TTCK “Hối hận là cảm xúc
tự trách bản thân dựa trên so sánh, trải qua khi mọi người nhận ra hoặc tưởng tượngrằng tình hình hiện tại của họ sẽ tốt hơn nếu họ quyết định khác trong quá khứ”
“Tiếc nuối có khả năng khiến các nhà đầu tư trở nên quá bảo thủ và đánh giá thấprủi ro đối với thị trường do liên tục thua lỗ và có thể dẫn đến tình trạng bầy đàn”(Pompian và Wood, 2006)
Một NĐT thành công là một NĐT có kỷ luật và tuân thủ theo kỷ luật về chốtlời hay cắt lỗ Điều này sẽ không tránh khỏi tâm lý tiếc nuối khi thị trường có nhữngphản ứng tích cực hơn sau khi NĐT đưa ra quyết định mua hay bán Bản chất, conngười luôn lưỡng lự và luôn cố né tránh những kết quả mang tính quyết định vì họ
sợ rằng đó chưa phải là phương án tốt nhất để tối đa hóa lợi nhuận hoặc giảm thiểurủi ro NĐT luôn cảm thấy khó quyết định khi nếu bán cổ phiếu thì giá cổ phiếutăng, vừa mua vào thì giá cổ phiếu giảm Đó là nguyên nhân hình thành tâm lý tiếcnuối của con người Trong nhiều trường hợp để tránh rơi vào tâm lý này, họ thường
cố gồng lỗ đủ lâu để đợi tín hiệu tích cực hơn, không muốn thừa nhận thua lỗ haynắm giữ trạng thái lãi quá lâu vì lo sợ bỏ lỡ khoản lợi nhuận tiềm năng Chính vìthế, tâm lý tiếc nuối – nó vừa là rào cản vừa là thách thức bản lĩnh của NĐT trongnhững lần đưa ra quyết định then chốt Đồng thời, mở ra cho NĐT có thể tìm kiếm
và đầu tư vào những cơ hội khác nhiều triển vọng hơn
1.2.5 Tâm lý bi quan
Bi quan là thái độ tuyệt vọng, luôn suy nghĩ về những chuyện tiêu cực “Cácnhà đầu tư bi quan tin rằng các sự kiện trong tương lai sẽ tệ hơn và tiêu cực hơn”(Tôn Hoàng Thanh Huế, 2014) “Các nhà đầu tư bi quan có thể thích đầu tư vào mộttài sản kém thanh khoản hơn là đầu tư vào một tài sản thanh khoản Những người biquan thường tập trung vào những mặt tiêu cực của vấn đề và nhìn đâu cũng thấy tồitệ” (Alexdaner Ludwig và Alexander Zimper, 2006) Tâm lý này có thể xuất phát từnhững trải nghiệm không tốt trong quá khứ đến từ thất bại nhiều lần trong đầu tư
Trang 25hay ảnh hưởng từ những người xung quanh qua các quan điểm, câu chuyện của họmang đậm tính bi quan sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý Thêm vào đó, yếu tố về lòngtin như niềm tin tiêu cực, suy nghĩ tự phân tích và cho rằng mọi việc sẽ tồi tệ hơn,ảnh hưởng bởi truyền thông và xuất phát từ chính bản thân NĐT như lo âu, tự ti,trầm cảm, …
Trên TTCK, tâm lý bi quan xảy ra khi thông tin về bức tranh vĩ mô, vi môkhông mấy khả quan, có nhiều biến động và một phần đến từ tâm lý ngại rủi ro, sợthua lỗ Trong đầu tư, hầu hết mọi người đều không thích trải nghiệm của sự thua lỗmất mất chính vì thế những NĐT này thường dễ dàng bán chứng khoán với xuhướng tăng điểm vì họ sợ giá sẽ giảm nhanh chóng Việc đưa ra quyết định, lựachọn luôn trong trạng thái lo sợ rằng bản thân có thể mắc sai lầm nên đôi khi khôngtối đa hóa được lợi nhuận hoặc ngăn cản đến với những cơ hội tốt chỉ vì những nỗi
sợ hãi và tiêu cực
Tâm lý bi quan nếu có tính hệ thống và được tạo bởi số đông NĐT sẽ khiếnthanh khoản thị trường rất yếu, khối lượng giao dịch ảm đạm Điều này có tác độngtrực tiếp đến sự phát triển của TTCK và nền kinh tế, tài chính
1.2.6 Tâm lý ngại rủi ro
Đây là một loại tâm lý rất dễ gặp phải ở các NĐT trên TTCK Ngại rủi ro làmột xu hướng phòng tránh rủi ro “Định nghĩa ngại rủi ro mô tả NĐT chọn cách bảotoàn vốn hơn các khoản đầu tư mang lại mức lợi nhuận tiềm năng cao hơn trungbình” (James Chen, 2022) Theo đó, hiện tượng tâm lý này phản ánh xu hướng sợđương đầu với rủi ro của NĐT cá nhân Hiện tượng này có nhiều điểm tương đồngvới tâm lý bi quan Tức là, NĐT ngại rủi ro thường mang tâm trạng tiêu cực, tậptrung nghĩ về việc rủi ro sẽ xảy ra Từ đó, họ trở nên lo âu, tập trung quá mức vàorủi ro thay vì tiềm năng đầu tư, dễ dẫn đến các đánh giá và đưa ra quyết định sailầm Những người mang tâm lý này thường đầu tư vào những chứng khoán tươngđối an toàn, ví dụ như trái phiếu, các loại cổ phiếu trả cổ tức đều đặn, Người mangtâm lý ngại rủi ro thường đầu tư sai lầm là vì trên TTCK, lợi nhuận luôn đi kèm vớirủi ro, nói cách khác, lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn và ngược lại Do đó,nếu NĐT e ngại rủi ro xảy ra, khả năng cao họ sẽ bỏ lỡ rất nhiều cơ hội có được lợinhuận đầu tư lớn
Trang 261.2.7 Tâm lý tư duy chắp vá
Tâm lý này được hiểu là khi đưa ra quyết định đầu tư ban đầu dựa theo nhữngthông tin có sẵn, sau đó lại nhận được những thông tin khác và chúng có ảnh hưởngđến những quyết định ban đầu, thay vì phân tích, đánh giá, xem xét những thông tinmới thì NĐT lại chú tâm đến việc chỉnh sửa thông tin cũ Theo Tversky vàKahneman: “Hiệu ứng mỏ neo là một xu hướng nhận thức khiến mọi người phụthuộc quá nhiều vào thông tin đầu tiên họ nhận được khi đưa ra quyết định, cho dùthông tin đó có đúng hay không” (Tversky và Kahneman, 1974) Điều đó làm choNĐT không có cái nhìn tổng quát, chính xác và đầy đủ về các thông tin mới Đâyđược coi là tâm lý tư duy lối mòn và phiến diện trong cách nhìn nhận và phân tíchvấn đề
Dạng tâm lý này dễ bị nhầm lẫn với tâm lý bảo thủ trong đầu tư chứng khoánbởi NĐT đều tập trung chú ý vào những thông tin cũ Điểm khác biệt nằm ở điểm,NĐT có tâm lý tư duy chắp vá sẵn sàng tiếp nhận thông tin mới song họ vẫn cóniềm tin vào các thông tin, tình hình cũ, dẫn đến sai lầm trong hoạt động đầu tư.Mặt khác, tâm lý bảo thủ của NĐT phản ánh sự từ chối tiếp nhận thêm thông tin củathị trường
1.3 Các nghiên cứu thực nghiệm về yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến hành vi giao dịch của nhà đầu tư cá nhân
1.3.1 Các nghiên cứu thực nghiệm nước ngoài
Đề tài nghiên cứu “Relationship Between Behavioral Biases and InvestmentDecisions: The Mediating Role of Risk Tolerance” (Saloni Raheja, 2019) tập trungnghiên cứu mối quan hệ giữa các xu hướng hành vi, khả năng chấp nhận rủi ro củacác nhà đầu tư và mối quan hệ giữa các xu hướng hành vi và quyết định đầu tư củacác NĐT Dữ liệu được thu thập từ 500 NĐT thông qua LSC Securities Ltd bằngcách sử dụng bảng câu hỏi Đồng thời, dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các tạp chí,sách, trang web và qua các tài liệu tham khảo Kiểm định hồi quy bội được áp dụngthông qua SPSS để kiểm tra tầm quan trọng của mối quan hệ giữa các biến F.Hayes đã được sử dụng để kiểm tra sự hòa giải giữa các thành kiến hành vi (sự tựtin thái quá, bảo thủ, tâm lý bầy đàn và tâm lý tiếc nuối) và các quyết định đầu tư.Nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa các khả năng chấp nhận rủi ro, xu hướng
Trang 27hành vi và quyết định đầu tư có ý nghĩa thống kê Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng
có một mối quan hệ giữa các quyết định đầu tư với xu hướng tự tin thái quá và xuhướng tiếc nuối Do đó, những thành kiến về hành vi có thể giải thích tốt hơn cácquyết định đầu tư thông qua khả năng chấp nhận rủi ro Nghiên cứu giúp các NĐT
cá nhân đầu tư theo mức độ chấp nhận rủi ro và xu hướng hành vi của họ
Bài nghiên cứu “Decision-Making in the stock market: Incorporating Psychology with Finance” (Abhijeet Chandra, 2008) đã tìm hiểu tác động của các
yếu tố hành vi – tâm lý đến việc ra quyết định của NĐT Nghiên cứu dựa trên dữliệu thứ cấp liên quan đến đầu tư, tài chính và kinh tế có sẵn trên Internet, các ấnphẩm trước đây của tác giả và một số ấn phẩm khác Thông tin sau đó được tíchhợp để hiểu mối quan hệ qua lại giữa nhận thức của NĐT về rủi ro, các yếu tố hành
vi và quá trình ra quyết định hành vi của TTCK Ấn Độ Kết quả chỉ ra rằng tâm lý,tình cảm ảnh hưởng tương đối lớn đến quyết định đầu tư Các yếu tố ảnh hưởng nóitrên có thể là lòng tham, sự sợ hãi, mâu thuẫn về nhận thức, phương pháp giải quyếtvấn đề dựa trên kinh nghiệm, tính toán trí óc, sự tham khảo, đầu tư đánh bạc,…Những yếu tố hành vi này được tính đến như những yếu tố rủi ro trong khi đưa raquyết định đầu tư Các nhà cố vấn, các chuyên gia tài chính phải kết hợp các vấn đề
về hành vi như các yếu tố rủi ro để xây dựng các chiến lược đầu tư hiệu quả cho cácNĐT
Đề tài “Interaction between demographic and financial behavior factors in terms of investment decision making” (Gunay, S.G, Demirel, E., 2011) đã thực hiện
điều tra khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của các NĐT cá nhân và tổchức Trong bài, tác giả đã chỉ ra các hành vi tài chính ảnh hưởng đến quyết địnhđầu tư như: tính toán trí óc (mental accounting bias), lạc quan thái quá (optimismbias), tự tin thái quá (overconfidence bias), sai lệch trong nhận thức (cognitivedissonance bias), sai lệch trong tình huống điển hình (representative bias), sai lệchneo tham chiếu và hiệu chỉnh, sai lệch do ác cảm với sự hối tiếc Kết quả cụ thểrằng sự thiên vị về hành vi của cá nhân đầu tư với mâu thuẫn về nhận thức chiếm67%, lạc quan thái quá 39%, tính đại diện 33%, sự hối tiếc 32%, tự tin thái quá26%
Trang 28Baiq Fitri Arianti trong đề tài nghiên cứu “The influence of financial literacy, financial behavior and income on investment decision” nhằm mục đích phân tích và
đo lường ảnh hưởng của hiểu biết tài chính, hành vi và thu nhập của NĐT đối vớicác quyết định đầu tư Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là định lượng phươngpháp nghiên cứu mô tả Dữ liệu nghiên cứu đến từ thu thập số liệu 29.231 sinh viên
và kỹ thuật lấy mẫu là ngẫu nhiên bằng cách sử dụng công thức Slovin Dữ liệu thuthập từ bảng hỏi từ 100 sinh viên, sử dụng phân tích thống kê mô tả, kiểm tra chấtlượng dữ liệu, kiểm tra giả định cổ điển, kiểm tra hồi quy tuyến tính bội, kiểm tra F
và t, hệ số xác định trên phầm mềm SPSS phiên bản 22 Kết quả cho thấy rằng hiểubiết về tài chính không có ảnh hưởng đáng kể đến các quyết định đầu tư, trong khihành vi tài chính và thu nhập có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định đầu tư
1.3.2 Các nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam
Đề tài nghiên cứu “Xây dựng chỉ số tâm lý để đo lường yếu tố tác động lên tâm lý nhà đầu tư ở Việt Nam” (Phan Thị Nhã Trúc, 2019) đã sử dụng phương pháp
phân tích thành tố và bình phương nhỏ nhất để xác định mối tương quan giữa biếnchỉ số tâm lý thị trường và các biến thành tố để thực hiện kiểm định giả thuyết Cácthành tố tác động lên tâm lý NĐT được đo lường bởi doanh thu, phần bù cổ tức,giao dịch của chứng chỉ quỹ đóng, số lượng cổ phiếu phát hành lần đầu, số lượng cổphiếu mới
Bài nghiên cứu đã tiến hành thu thập dữ liệu lấy từ giá đóng cửa của 341 công
ty niêm yết trên TTCK từ 2005-2017 Nghiên cứu sử dụng Phân tích thành tố dựavào các biến cấu tạo nên tâm lý NĐT Từ đó tạo ra một biến mới là tập hợp của cácbiến tác động lên nó, biến mới được định nghĩa là biến chỉ số tâm lý thị trường.Tiếp theo, nghiên cứu sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) để xácđịnh mối tương quan giữa biến chỉ số tâm lý thị trường và 5 biến thành tố để thựchiện kiểm định giả thuyết với mô hình nghiên cứu:
SENTt= 0.1268TURN+ 0.121DIV2+ 0.061CEFD-0.168NIPOs+2.31S+ ε(i,t) Trong đó: TURN, DIV, CEF, NIPOs, S lần lượt là: thanh khoản thị trường;phần bù cổ tức; giao dịch của chứng chỉ quỹ đóng và các quỹ hoán đổi danh mục;
số lượng cổ phiếu phát hành lần đầu tiên trên thị trường; số lượng cổ phiếu mới.Nghiên cứu đã chỉ ra rằng mối quan hệ giữa tâm lý NĐT và các thông tin liên
Trang 29quan đến phát hành mới, thông tin cổ tức, thông tin các quỹ đầu tư và khối lượnggiao dịch.
Bài nghiên cứu “Behavior Pattern of Individual Investors in Stock Market” (Lưu Thị Bích Ngọc, 2013), đã điều tra các yếu tố tâm lý ảnh hưởng tới quyết định
của NĐT cá nhân tại các Công ty chứng khoán Tp Hồ Chí Minh Theo đó, tác giả
đã gửi bảng câu hỏi trực tiếp đến các NĐT, từ 300 bảng câu hỏi được gửi đi, có 188câu hỏi hoàn chỉnh được gửi lại với tỷ lệ phản hồi là 63% Phương pháp nghiên cứu,
kỹ thuật thống kê bao gồm: Phân tích nhân tố: rút gọn các biến quan sát thành mộttập nhân tố ngắn gọn và ý nghĩa đồng thời sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha- thước
đo đo lường độ tin cậy của thang đo mà tác giả sử dụng Nghiên cứu đã chỉ ra một
số yếu tố tâm lý của NĐT cá nhân tại TTCK Tp Hồ Chí Minh tác động sâu sắc đếnquyết định của các NĐT cá nhân trên thị trường như: tâm lý bày đàn, tâm lý lạcquan, tâm lý tự tin thái quá, tâm lý đầu tư con bạc,…
Ngoài ra, đề tài nghiên cứu“Tác động của các yếu tố hành vi đến quyết định
và hiệu quả đầu tư của NĐT cá nhân trên thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh” (Võ Thị Hiếu, Bùi Hữu Phước, Bùi Nhất Vương, 2020) có mục đích
khám phá các nhân tố hành vi ảnh hưởng đến quyết định đầu tư và hiệu quả đầu tưcủa NĐT cá nhân qua Tác giả đã sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp từ
411 NĐT cá nhân tại TTCK Tp Hồ Chí Minh, sau đó sử dụng phân tích hồi quy bộiqua phần mềm SPSS 20.0 đã đưa ra kết quả của một số yếu tố tiêu biểu ảnh hưởngđến quyết định đầu tư của các NĐT cá nhân trên thị trường bao gồm hiệu ứng neoquyết định, sự tự tin thái quá, khuynh hướng sẵn có, tâm lý bầy đàn (hiệu ứng đámđông) và tình huống điển hình Bên cạnh đó, nghiên cứu còn chỉ ra rằng nam giới cókinh nghiệm đầu tư cao hơn những NĐT nữ ít kinh nghiệm và những NĐT càng lớntuổi có khuynh hướng đầu tư ít hiệu quả hơn các NĐT trẻ tuổi
Trang 30KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong Chương 1, tác giả đã đề cập đến những khái niệm liên quan đến đốitượng nghiên cứu của bài như TTCK, nhà đầu tư cá nhân, tâm lý hành vi của NĐTtrên thị trường Từ đó chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý, hành vi giao dịch của
họ Với cơ sở nghiên cứu là Lý thuyết tài chính hành vi, tác giả đã đưa ra nhữngtâm lý ảnh hưởng đến hành vi giao dịch của NĐT như: tâm lý tự tin thái quá, tâm lýbầy đàn, lạc quan quá mức, tiếc nuối, tâm lý bi quan, ngại rủi ro và tâm lý tư duychắp vá Đồng thời, nghiên cứu các thực nghiệm trong nước và nước ngoài với cùng
đề tài, tác giả đã tìm ra những mặt hạn chế và tìm ra hướng đi mới, phát triển về đềtài tâm lý này, giúp NĐT có thể cân bằng cảm xúc, đem lại hiệu quả tốt hơn khitham gia thị trường
Trang 31CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 2.1 Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu đề tài được thực hiện qua 5 bước sau:
Bước 1: Tác giả tìm hiểu và xác định đề tài nghiên cứu dựa trên một số yếu tố,điều kiện nhất định, ví dụ như có thể thu thập số liệu, tìm kiếm thông tin và các tàiliệu tham khảo cũng như tìm ra tính mới của đề tài nghiên cứu Thêm vào đó, yếu tốchủ quan liên quan đến từ năng lực và kiến thức của bản thân là một trong nhữngyếu tố quan trọng để lựa chọn đề tài phù hợp
Bước 2: Sau khi lựa chọn đề tài nghiên cứu, cần tiến hành tìm hiểu các nghiêncứu thực nghiệm trước đó ở trong và ngoài nước Đọc kĩ nội dung của các bàinghiên cứu đó để nắm vững kiến thức, cách thức triển khai và các phương pháp mànhững người đi trước đã áp dụng Sau đó, chỉ ra được ưu điểm và những mặt cònhạn chế của các phương pháp nghiên cứu trong đề tài trước Từ đó khắc phục và tìm
ra tính mới trong bài khóa luận nghiên cứu của bản thân
Bước 3: Lập đề cương chi tiết và lên kế hoạch cụ thể như timeline hoàn thànhtừng phần Chuẩn bị và tiến hành làm bảng hỏi khảo sát để thu thập dữ liệu nghiêncứu Đồng thời tìm kiếm các thông tin, tài liệu trích dẫn cho các chương để bàinghiên cứu tăng thêm tính thuyết phục và có cơ sở
Bước 4: Từ những nghiên cứu đi trước, tác giả sẽ tìm tòi và lựa chọn các biến
và mô hình phù hợp với đề tài Sử dụng phần mềm SmartPLS4 để chạy mô hình vàtiến hành phân tích nghiên cứu
Bước 5: Dựa trên những kết quả đã có được ở bước 4, tác giả sẽ phân tích,đánh giá các kết quả Từ đó đối chiếu, so sánh với kết quả của các nghiên cứu thựcnghiệm trước Điều đó làm nổi bật tính mới mà tác giả nghiên cứu trong bài viếtnày
Bước 6: Từ tác động của những yếu tố phân tích ở trên, đưa ra khuyến nghịcũng như giải pháp phù hợp để khắc phục lỗ hổng, cải thiện được thực trạng về vấn
đề nghiên cứu trong bài
2.2 Dữ liệu nghiên cứu
Sử dụng kết quả thu thập được từ bảng hỏi khảo sát làm dữ liệu nghiên cứu.Bảng khảo sát thu thập được 216 NĐT tham gia đánh giá khảo sát Tuy nhiên có 13
Trang 32trường hợp phản hồi không thỏa mãn yêu cầu của form khảo sát sẽ bị coi là phiếukhông hợp lệ Thông qua kết quả khảo sát thì có 203 NĐT tham gia phản hồi hợp lệ
và sử dụng được kết quả làm dữ liệu nghiên cứu
Trong phiếu khảo sát, đối tượng tham gia là các NĐT cá nhân trên TTCK ViệtNam bao gồm hai sàn là Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở giao dịchchứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) Dựa vào các mối quan hệ cá nhân,những người có link khảo sát sẽ giới thiệu cho những người khác để tham gia.Những người tham gia khảo sát là những NĐT đã có ít nhất 6 tháng kinh nghiệmtrên TTCK và vẫn đang đầu tư vào cổ phiếu trong Quý 1 năm 2023 Bảng câu hỏiđược thiết kế nhằm khảo sát và đánh giá thông tin về các yếu tố tâm lý ảnh hưởngđến hành vi giao dịch của các NĐT Các thang đo được sử dụng trong từng nhómcâu hỏi đối với mỗi tâm lý NĐT là thang điểm 5 Trong đó:
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp nghiên cứu
Sau khi thu thập và tổng hợp các dữ liệu trong bảng khảo sát Tác giả sẽ tiếnhành nghiên cứu bằng cách sử dụng phần mềm SmartPLS4 để đo lường, lượng hóacác ảnh hưởng yếu tố tâm lý đến hành vi giao dịch của các NĐT cá nhân trên thịtrường Để kiểm định dữ liệu, mô hình và các biến độc lập, phụ thuộc có tốt và cómối liên hệ chặt chẽ không, tác giả tiến hành đánh giá mô hình đo lường và mô hìnhcấu trúc Trong đánh giá mô hình đo lường, ta kiểm định các thông số về chất lượngbiến quan sát (sử dụng outer loading), độ tin cậy thang đo Reliability (Cronbach’sAlpha và chỉ số CR), kiểm tra tính hội tụ Convergence (AVE) và tính phân kìDiscriminant (Cross Loading) Sau đó tiến hành đánh giá mô hình cấu trúc gồm có:phân tích Bootstrap, đánh giá hiện tượng đa cộng tuyến (VIF), đánh giá các mốiquan hệ tác động (p-values), mức độ giải thích của biến độc lập cho biến phụ thuộc(R bình phương và R bình phương hiệu chỉnh), và giá trị Effecrt size (f bìnhphương) Thêm vào đó phân tích hồi quy để xác định mức độ ảnh hưởng của các
Trang 332.3.2 Cơ sở lý thuyết của các hệ số trong đánh giá mô hình
2.3.1.1 Đánh giá mô hình đo lường
Mô hình đo lường (Measurement model) hay còn gọi là mô hình bên ngoàiOuter model của các biến nghiên cứu, nó biểu thị mối quan hệ giữa các biến nghiêncứu và biến quan sát Mục đích khi đánh giá mô hình đo lường để tìm ra các biếntốt, biến không đạt yêu cầu để loại bỏ, từ đó hoàn thiện mô hình đáp ứng yêu cầucho bài nghiên cứu
Để đánh giá mô hình đo lường, ta phải dựa vào các hệ số sau:
Thứ nhất, xét về chất lượng biến quan sát cần xét đến hệ số Outer loading hay
còn gọi là hệ số tải ngoài Nó được dùng để đánh giá chất lượng của các biến quansát của một nhân tố dạng thang đo kết quả Về bản chất, Outer loading chính là cănbậc hai trị tuyệt đối giá trị R bình phương phép hồi quy tuyến tính từ biến tiềm ẩn
mẹ lên biến quan sát con Hair và cộng sự (2014) cho rằng: “hệ số tải ngoài cần lớnhơn hoặc bằng 0.708 biến quan sát đó đạt chất lượng” Tuy nhiên, các nhà nghiêncứu đã đặt ngưỡng 0.7 để dễ dàng ghi nhớ hơn Nếu biến quan sát có Outer loadingdưới 0.7 sẽ bị loại bỏ khỏi mô hình nghiên cứu
Thứ hai, để đánh giá độ tin cậy của thang đo cần xét qua hai chỉ số chính là
Cronbach Alpha và Composite Reliability Với Cronbach’s Alpha, đây là một thước
đo đo lường độ tin cậy của thang đo mà mình sử dụng, tức là tính nhất quán, logic
và mối liên hệ chặt chẽ bên trong của một nhóm với nhau như thế nào, chúng phải
có sự tương quan chặt chẽ với nhau và cũng giải thích một khái niệm Nó đánh giámức độ tin cậy và phù hợp của các giá trị đang sử dụng trong thang đo “Một thang
đo tốt nên có độ tin cậy Cronbach’s Alpha từ 0.7 trở lên” (Nunnally, 1978), Hair vàcộng sự (2009) cũng đồng tính với quan điểm đó Tuy nhiên, ở một số nghiên cứumang tính chất khám phá sơ bộ, ngưỡng 0.6 cũng có thể chấp nhận được và không
bị loại trừ Đối với bài nghiên cứu này, tác giá sẽ sử dụng ngưỡng 0.7 làm ngưỡng
để đưa ra đánh giá
Với hệ số Composite Reliability (viết tắt là CR), là độ tin cậy tổng hợp “Hệ
số này có ưu điểm vượt trội hơn so với Cronbach’s Alpha do đánh giá độ tin cậycao hơn, dùng để đo lường cho tính nhất quán nội bộ của các chỉ báo trong mộtthang đo” (Netemeyer và cộng sự, 2003) Cũng giống như Cronbach’s Alpha, “giá
Trang 34trị của chúng cần bằng hoặc lớn hơn 0.7” (Bagozzi&Yi, 1988) Ở một số nghiêncứu, “giá trị này đòi hỏi phải nằm từ khoảng 0.7-0.9 để được chấp nhận” (Nunnally
và Bernstein, 1994) Tuy nhiên nếu hệ số đạt cao quá (> 0.95) khả năng cao có thể
mô hình đang trùng lặp biến quan sát có chứa nội dung như nhau Ngược lại, nếugiá trị thấp quá dưới 0.6 lại chưa đảm bảo độ tin cậy nhất quán (Hair và cộng sự, APrimer on Partial Least Squares Structural Equation Modeling, 2014) , cần xem xét
để loại bỏ các biến không phù hợp để đảm bảo thang đo đạt độ tin cậy và ý nghĩa
Thứ ba, kiểm định tính hội tụ Convergence, giá trị hội tụ là việc các biến quan
sát của một biến tiềm ẩn có tương quan thuận với nhau không và mức độ của chúngnhư thế nào Để đánh giá giá trị hội tụ, ta sử dụng giá trị phương sai trích trung bìnhAVE (Average Variance Extracted) tức là tổng giá trị trung bình của bình phương
hệ số tải chuẩn hóa của các biến quan sát trong một biến tiềm ẩn chia cho số lượngbiến quan sát
“Giá trị AVE từ 0.5 trở lên cho thấy biến tiềm ẩn sẽ giải thích nhiều hơn phânnửa phương sai các biến quan sát của nó, lúc này thang đo có tính hội tụ tốt Ngượclại AVE nhỏ hơn 0.5 nghĩa là trung bình có nhiều sai số vẫn còn tồn tại trong cácbiến quan sát hơn là phương sai được giải thích bởi biếm tiền ẩn” (Hair và cộng sự,2021)
Thứ tư, đánh giá tính phân biệt qua bảng Cross Loading trong SmartPLS.
Đánh giá tính phân biệt là việc xem xét rằng một khái niệm nghiên cứu có phải duynhất và phản ánh khác biệt so với các khác niệm nghiên cứu khác trong mô hìnhhay không Cross loading là hệ số tải chéo của các biến quan sát Với tiêu chí đánhgiá, tất cả các hệ số tải ngoài của biến quan sát trong nhân tố mẹ đều phải lớn hơn
Trang 35hệ số tải chéo của biến quan sát đó với các nhân tố khác trong mô hình
Khi đánh giá mô hình đo lường, kiểm định từng chỉ số Nếu đến chỉ số nào cóbiến bị vi phạm và bị loại bỏ khỏi mô hình nghiên cứu, cần phải thay đổi lạiDiagram, xóa các biến đó và chạy lại PLS-SEM Althorihm Sau đó kiểm tra lại cáchthông số Lưu ý các thông số hiện màu xanh là đạt yêu cầu của phần mềmSmartPLS, màu đỏ là dấu hiệu của việc biến đó đã vi phạm ngưỡng và cần xem xétloại bỏ
2.3.1.2 Đánh giá mô hình cấu trúc
Mô hình cấu trúc tên tiếng anh là Structural model hay còn gọi là mô hình bêntrong Inner model Mô hình cấu trúc hiển thị các mối quan hệ đường dẫn giữa cácbiến nghiên cứu
Để đánh giá mô hình cấu trúc, cần phải chạy và phân tích Bootstrap, đánh giáhiện tượng đa cộng tuyến, đánh giá các mối quan hệ tác động, mức độ giải thích củabiến độc lập cho biến phụ thuộc và giá trị f bình phương
Thứ nhất, đa cộng tuyến là hiện tượng xảy ra khi mối tương quan cao giữa hai
hay nhiều biến độc lập trong mô hình, điều này sẽ gây dư thừa thông tin, sai lệchkết quả của mô hình Để đánh giá hiện tượng đa cộng tuyến, ta thường xem xét đếnchỉ số VIF mục Inner VIF values Inner VIF values đánh giá hiện tượng đa cộngtuyến giữa các biến tiềm ẩn Theo Hair và cộng sự (2019), nếu VIF từ 5 trở lên môhình khả năng cao sẽ có hiện tượng đa cộng tuyến và ngưỡng đánh giá được tổnghợp bảng sau:
VIF < 3 Không có hiện tượng đa cộng tuyến
3 ≤ VIF ≤ 5 Có thể gặp hiện tượng đa cộng tuyến
VIF ≥ 5 Khả năng xuất hiện đa cộng tuyến rất cao
Thứ hai, đánh giá các mối quan hệ tác động dựa vào kết quả sử dụng của phân
tích Bootstrap phần Path Coeffecients Để đánh giá chúng, cần quan tâm đến 2 giátrị Original Sample và P-values Trong đó, Original Sample là hệ số tác động chuẩnhóa, p-values là mức ý nghĩa của kiểm định t, giá trị sig so sánh với mức ý nghĩa,thường khi so sánh mức ý nghĩa sẽ thường lấy ngưỡng là 0.05, 0.1 hay 0.01 (thôngthường là sử dụng 0.05) ứng với độ tin cậy tương ứng là 95%, 90%, 99% Khi giátrị của p-values < mức ý nghĩa (0.05), ta có thể kết luận mối tác động đều có ý
Trang 36nghĩa thống kê Trường hợp giá trị p-values > mức ý nghĩa (0.05) tức là mối tácđộng của biến không có ý nghĩa thống kê Tuy nhiên, sẽ không loại biến ra khỏi môhình nghiên cứu, phần lọc các biến chất lượng và tốt sẽ thực hiện ở đánh giá môhình đo lường ở phần trên.
Hệ số Original Sample là hệ số tác động chuẩn hóa Beta được dùng trongphương trình hồi quy chuẩn hóa Hệ số này sử dụng phổ biến để kết luận thứ tự tácđộng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc nhờ sự đồng nhất về đơn vị và độ lệchchuẩn các biến tham gia vào mô hình Từ đó có thể đánh giá biến độc lập sẽ có tácđộng và ảnh hưởng như thế nào đến biến phụ thuộc
Thứ ba, xét mức độ giải thích của biến độc lập cho biến phụ thuộc dựa vào hệ
số R bình phương và R bình phương hiệu chỉnh Nó giúp đánh giá mức độ phù hợpcủa mô hình nghiên cứu với ý nghĩa là các biến, đồng thời hệ số sẽ giải thích nhân
tố đó phụ thuộc bao nhiêu phần trăm trong quá trình nghiên cứu Tuy nhiên, ưu tiên
sử dụng hệ số R bình phương hiệu chỉnh do nó đã bỏ qua một số chỉ số thổi phồng
về mức độ phù hợp mô hình, giá trị của chúng sẽ có kết quả sát và phù hợp hơn Giátrị R bình phương và R bình phương hiệu chỉnh đều chưa có nghiên cứu nào đặt rangưỡng cụ thể phù hợp với mô hình nhưng hệ số này càng lớn, tiến gần về 1 càngcho thấy các biến độc lập giải thích cho biến phụ thuộc càng nhiều Ngược lại, hệ sốnày càng nhỏ chứng tỏ các biến độc lập giải thích cho biến phụ thuộc càng ít vàkhông có nhiều ảnh hưởng
Thứ tư, giá trị Effect size (f bình phương) là hệ số đánh giá hiệu quả hoạt độngcủa từng biến độc lập lên biến phụ thuộc Giá trị này khá tương đồng và giống với
hệ số Original Sample nhưng với hệ số hồi quy chuẩn hóa chỉ đánh giá được tácđộng mạnh hay yếu, còn mức độ tác động là bao nhiêu thì hệ số này chưa giải thíchđược Bởi vậy, f bình phương có những ưu điểm vượt trội hơn
Cohen (1988) đã đưa ra bảng chỉ số f Square với các ngưỡng tương ứng sau:
Trang 37d2.4 Mô hình nghiên cứu
2.4.1 Mô hình nghiên cứu
Các biến trong kiểm định được biểu diễn như sau:
(2011)
Võ Thị Hiếu, Bùi HữuPhước, Bùi Nhất Vương,(2020)
(2011)
(2014)
Võ Thị Hiếu, Bùi HữuPhước, Bùi Nhất Vương,2020
(2008)
Mô hình kiểm định sự tin cậy thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alphađược xây dựng từ 7 nhóm nhân tố trên với 22 biến quan sát tương ứng với các câuhỏi trong bảng hỏi
*Phân tích hồi quy:
Phương trình hồi quy bội biểu diễn mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụthuộc như sau:
Y = β1 + β2OV + β3HB + β4OP + β5RE + β6PS + β7AN + β8RI + ℇRI + ℇ
Trong đó: OV, HB, OP, RE, PS, RI là các biến độc lập được dùng thang đoScale-Likert 5 điểm
Y: biến phụ thuộc thể hiện hành vi giao dịch của NĐT cá nhân
2.4.2 Các biến độc lập
OV: viết tắt của từ Overconfidence, là tâm lý tự tin thái quá Như Kyle vàWang (1997), Hirshleifer và Luo (2001), và Wang (2001) đã chỉ ra rằng các NĐTquá tự tin có thể tồn tại trên TTCK, đóng một vai trò quan trọng làm tăng khối
Trang 38lớn đến hành vi ra quyết định giao dịch của các NĐT trên thị trường.
HB: viết tắt của Herd Behavior - tâm lý bầy đàn TTCK ngày càng phát triển
và là kênh đầu tư hấp dẫn của nhiều đối tượng Một số lượng không nhỏ các NĐTtham gia thị trường trong khi kiến thức còn hạn chế Bởi vậy, họ dễ ảnh hưởng bởiyếu tố bên ngoài, bất kể ai đưa ra nhận định nào cũng thấy đúng và thực hiện đầu tưdẫn đến kết quả đầu tư không như kỳ vọng Khi hiện tượng này lan rộng, nó sẽ ảnhhưởng trực tiếp đến hành vi của NĐT Hệ số của biến HB càng lớn tức là mức độảnh hưởng của nó đến biến phụ thuộc Y càng nhiều
OP: là tâm lý lạc quan quá mức (Excessive optimism) : Tâm lý lạc quan quámức rất dễ làm cho NĐT khó kiểm soát khi thị trường có nhiều biến động và dẫnđến những quyết định sai lầm Khi tâm lý lạc quan tăng lên đồng thời sẽ làm hành
vi đầu tư của NĐT có nhiều ảnh hưởng và tác động của chúng đến quyết định cànglớn
RE: là tâm lý tiếc nuối Trên thị trường tài chính,đặc biệt là TTCK, tâm lý nàychi phối rất mạnh mẽ tới các quyết định của NĐT Khi đó, nhiều quyết định mangcảm tính cá nhân nhiều hơn là theo sự mách bảo của lý trí Tâm lý tiếc nuối luônkhiến NĐT rơi vào tình trạng đắn đo, không dám đưa ra quyết định dứt khoát trướccác cơ hội đầu tư do họ không chắc chắn vào quyết định bản thân và thường luôntrong trạng thái lo lắng, tiếc nuối các cơ hội đã qua Sự tiếc nuối càng nhiều, quyếtđịnh càng chi phối và tác động mạnh tới hành vi ra quyết định của các NĐT
PS: viết tắt của từ Excessive pessimistic- tâm lý bi quan Đây là một dạng tâm
lý rất phổ biến của NĐT trên thị trường Một NĐT quá bi quan về thị trường, nhìnđâu cũng thấy tiêu cực, không thấy điểm sáng cũng như cơ hội mới trên thị trường,
họ sẽ giao dịch ít hơn và dần rút khỏi kênh đầu tư này, dẫn tới quyết định của họmang lại kết quả không như mong đợi, mức sinh lời thấp Khi hệ số PS càng tăngcao tức là tâm lý bi quan càng lớn, tác động của hệ số lên biến phụ thuộc (Y) cànglớn
RI: Psychology of risk- tâm lý ngại rủi ro, mức chịu đựng rủi ro thấp và sợmất mát, thua lỗ Tâm lý này có tác động rõ rệt đến hành vi NĐT, ví dụ như: cácNĐT sẽ xây dựng danh mục và đầu tư vào những cổ phiếu, những khoản đầu tư cómức độ an toàn lớn, có thanh khoản cao, trái ngược hẳn với những NĐT ưa mạo
Trang 39H1 H5
hiểm, có hệ số rủi ro cao, họ thường quan tâm nhiều đến các khoản đầu tư sinh lờicao đồng thời rủi ro cũng lớn Khi tâm lý ngại rủi ro tăng lên, điều này ảnh hưởngtrực tiếp đến hành vi ra quyết định của NĐT NĐT có khẩu vị rủi ro thấp sẽ hứngthú với tài sản an toàn, tỷ suất sinh lời cũng ít hơn so với những NĐT có mức chịurủi ro tốt
AN: là tư duy chắp vá (hay tư duy neo vào các thông tin cũ) AN là viết tắt của
“Anchoring” (tâm lý neo) Tư duy chắp vá là cách tư duy, phân tích các vấn đề vàthông tin theo lối mòn, không phản ảnh đầy đủ thông tin mới để đưa ra quyết địnhđầu tư mà chắp vá thông tin, sửa và bổ sung dựa trên những gì đã thu thập trước đó
Hệ số AN càng cao chứng tỏ NĐT đang bị rối bởi những thông tin mới, họ chưa thểđưa ra được nhận định và đánh giá phù hợp cho những trường hợp này ở thời điểmđầu tư Điều đó dẫn tới chất lượng giao dịch, ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi giaodịch của các NĐT trên thị trường
2.5 Giả thuyết nghiên cứu
Các giải thuyết nghiên cứu như sau:
H1: Nhân tố tâm lý tự tin thái quá có tác động đến hành vi ra quyết định củacác NĐT cá nhân trên TTCK
H2: Nhân tố tâm lý lạc quan quá mức có tác động đến hành vi ra quyết địnhcủa các NĐT cá nhân trên TTCK
H3: Nhân tố tâm lý bầy đàn có tác động đến hành vi ra quyết định của cácNĐT cá nhân trên TTCK
H4: Nhân tố tâm lý tiếc nuối có tác động đến hành vi ra quyết định của cácNĐT cá nhân trên TTCK
H5: Nhân tố tâm lý bi quan có tác động đến hành vi ra quyết định của cácNĐT cá nhân trên TTCK
H6: Nhân tố tâm lý ngại rủi ro có tác động đến hành vi ra quyết định của cácNĐT cá nhân trên TTCK
H7: Nhân tố tâm lý tư duy chắp vá có tác động đến hành vi ra quyết định củacác NĐT cá nhân trên TTCK
Trang 40và mô hình cấu trúc thông qua các hệ số đánh giá Cơ sở lý thuyết của các hệ sốnày, tác giả đã trình bày rất kỹ ở trong chương Đồng thời, tác giả cũng đưa ra môhình nghiên cứu, các biến độc lập và phụ thuộc cùng với giả thuyết nghiên cứu đểbiểu diễn mối quan hệ giữa các biến trong bài Đây chính là tiền đề giúp đánh giá vàđưa ra kết luận ở chương sau.
Tâm lý tư duy chắp vá
Tâm lý lạc quan quá
mức
Tâm lý bầy đàn
Tâm lý tiếc nuối
Tâm lý ngại rủi ro
Quyếtđịnhđầu tư