1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Thuyết minh dự án hợp tác xã canh nông

88 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thuyết Minh Dự Án Hợp Tác Xã Canh Nông
Trường học trường đại học
Chuyên ngành canh nông
Thể loại dự án
Năm xuất bản 2023
Thành phố phú yên
Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 24,02 MB

Nội dung

Hotline:09187553560936260633 Chuyên thực hiện các dịch vụ Tư vấn lập dự án vay vốn ngân hàng Tư vấn lập dự án xin chủ trương Tư vấn lập dự án đầu tư Tư vấn lập dự án kêu gọi đầu tư Tư vấn giấy phép môi trường Lập và đánh giá sơ bộ ĐTM cho dự án Thiết kế quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1500 Tư vấn các thủ tục môi trường

Trang 2

DỰ ÁN

HỢP TÁC XÃ CANH NÔNG VÂN HÒA

Địa điểm: Tỉnh Phú Yên

CHỦ ĐẦU TƯ

Giám đốc

………

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC 2

CHƯƠNG I MỞ ĐẦU 5

I GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ 5

II MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN 5

III SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ 6

IV CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ 10

V MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN 11

5.1 Mục tiêu chung 11

5.2 Mục tiêu cụ thể 11

CHƯƠNG II ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN 13

I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN 13

1.1 Điều kiện tự nhiên 13

1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 15

II ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG 18

2.1 Tổng quan du lịch Việt Nam năm 2022 18

2.2 Xu hướng du lịch nông nghiệp trải nghiệm 19

III QUY MÔ CỦA DỰ ÁN 21

3.1 Các hạng mục xây dựng của dự án 21

3.2 Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư (ĐVT: 1000 đồng) 23

IV ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 26

4.1 Địa điểm xây dựng 26

4.2 Vị trí, nguồn gốc, hiện trạng đất đai cần cải tạo 26

4.3 Hình thức đầu tư 27

V NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO.28 5.1 Nhu cầu sử dụng đất 28

Trang 4

5.2 Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án 28

CHƯƠNG III PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ 29

I PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 29

II PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ 30

2.1 Khu nông nghiệp 30

2.2 Khu du lịch 38

CHƯƠNG IV CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN 51

I PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG 51

1.1 Chuẩn bị mặt bằng 51

1.2 Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư: 51

1.3 Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật 51

II PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 51

2.1 Các phương án xây dựng công trình 51

2.2 Các phương án kiến trúc 52

III PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN 54

3.1 Phương án tổ chức thực hiện 54

3.2 Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý 54

CHƯƠNG V ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 56

I GIỚI THIỆU CHUNG 56

II CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG 56

III NHẬN DẠNG, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG 57

3.1 Giai đoạn thi công xây dựng công trình 57

3.2 Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng 59

IV PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN VỀ QUY MÔ, CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT 62

Trang 5

V BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU MÔI TRƯỜNG 63

5.1 Giai đoạn xây dựng dự án 63

5.2 Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng 68

VI KẾT LUẬN 71

CHƯƠNG VI TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN 72

I TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN 72

II HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰÁN 74

2.1 Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án 74

2.2 Dự kiến nguồn doanh thu và công suất thiết kế của dự án: 74

2.3 Các chi phí đầu vào của dự án: 75

2.4 Phương ánvay 75

2.5 Các thông số tài chính của dự án 75

KẾT LUẬN 78

I KẾT LUẬN 78

II ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ 78

PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH 79

Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án 79

Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm 80

Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm 81

Phụ lục 4: Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm 82

Phụ lục 5: Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án 83

Phụ lục 6: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn 84

Phụ lục 7: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu 85

Phụ lục 8: Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV) 86

Phụ lục 9: Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) 87

Trang 6

CHƯƠNG I MỞ ĐẦU

I GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ

Tên doanh nghiệp/tổ chức: CÔNG TY ………

Mã số doanh nghiệp: ……… - do Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh cấp Địa chỉ trụ sở:

Thông tin về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/tổ chức đăng ký đầu tư, gồm:

“Hợp tác xã canh nông Vân Hòa ”

Địa điểm thực hiện dự án:ThTỉnh Phú Yên.

Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: 10.443,0 m2 (1,04 ha).

Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác

Tổng mức đầu tư của dự án: 5.005.710.000 đồng

(Năm tỷ, không trăm linh năm triệu, bảy trăm mười nghìn đồng)

Trang 7

khách/năm Dịch vụ nhà hàng ăn uống, cà phê 11.680,0 lượt khách/năm

Cho thuê dụng cụ cắm trại 5.110,0 lượt khách/năm

Bán hàng lưu niệm, đặc sản nông trại 5.840,0 lượt khách/năm

Trồng cây ăn trái, xen canh rau củ và hoa 40,8 tấn/năm

II SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ

Phú Yên nhiều tiềm năng phát triển kinh tế

Cũng như các tỉnh Vùng duyên hải miền Trung khác, Phú Yên là địaphương nằm ở khu vực nam Trung bộ, nơi hội tụ đủ các tiềm năng và lợi thếphát triển kinh tế, nhất là phát triển ngành du lịch và dịch vụ

Phú Yên có bãi biển dài 189 km, với hơn 20 danh lam thắng cảnh cấpquốc gia cùng với sân bay cách trung tâm thành phố Tuy Hòa khoảng 5km Bêncạnh đó, Khu Kinh tế Nam Phú Yên là một trong những Khu kinh tế ven biểnđược Chính phủ lựa chọn đầu tư, với lợi thế sân bay nằm trong Khu kinh tế,cảng biển Vũng Rô và trong tương lai sẽ là cảng nước sâu Bãi Gốc, Khu Kinh tếPhú Yên sẽ là địa điểm tốt nhất để các nhà đầu tư lựa chọn

Phú Yên phát triển du lịch trở thành kinh tế mũi nhọn

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ 17, nhiệm kỳ2020-2025, Tỉnh ủy Phú Yên vừa ban hành Chương trình hành động về đầu tưphát triển du lịch giai đoạn 2021-2025, phấn đấu trở thành ngành kinh tế mũinhọn của tỉnh vào năm 2030

Riêng trong giai đoạn 2021-2025 Phú Yên duy trì tốc độ tăng trưởngkhách du lịch tăng trưởng trên 14% năm, trong đó khách quốc tế tăng 15- 20%năm, doanh thu du lịch tăng trên 14% năm, công suất sử dụng buồng trung bìnhđạt khoảng 61% năm, số lao động trực tiếp trong lĩnh vực du lịch tăng trưởngbình quân 4% năm

Trang 8

Phấn đấu đến năm 2030, du lịch Phú Yên trở thành ngành kinh tế mũinhọn: Tỷ trọng đóng góp của hoạt động du lịch vào GRDP của tỉnh từ 10% trởlên, doanh thu du lịch khoảng 12.600 tỷ đồng.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Trần Hữu Thế, để đạt các mục tiêutrên, Tỉnh ủy Phú Yên đề ra các giải pháp tập trung lập quy hoạch, huy động cácnguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ du lịch

Tập trung huy động các nguồn lực xã hội cùng với ngân sách nhà nướctriển khai lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết tại một số khu vực trọngđiểm như vịnh Xuân Đài, Bãi Môn-Mũi Điện-Vũng Rô, cao nguyên Vân Hòa;quy hoạch chi tiết, phân khu chức năng tại các khu di tích, danh thắng

Lập quy hoạch chi tiết, đầu tư hạ tầng thiết yếu để hình thành các khu dulịch ẩm thực mang thương hiệu, đặc trưng Phú Yên tại các khu vực trên địa bàn

TP Tuy Hòa, Đầm Ô Loan, Vịnh Xuân Đài, Đầm Cù Mông, Vũng Rô… Ưu tiênthu hút đầu tư hình thành một số khu du lịch tạo điểm nhấn của Phú Yên mangtầm quốc gia, quốc tế tại vịnh Xuân Đài, Gành Đá Đĩa, vịnh Vũng Rô, caonguyên Vân Hòa

Tập trung hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện để thúc đẩycác dự án du lịch lớn đã và đang nghiên cứu triển khai, sớm hoàn thành, đưa vàohoạt động như các dự án du lịch tại vịnh Xuân Đài, đầm Ô Loan, gành Đá Đĩa,đèo Cả-Vũng Rô, các dự án du lịch ven biển thành phố Tuy Hòa

Tỉnh Phú Yên khuyến khích, hỗ trợ đầu tư phát triển loại hình du lịchcộng đồng, du lịch nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ, hướng dẫn người dân trựctiếp tham gia vào hoạt động du lịch và hưởng lợi từ du lịch

Đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch; xây dựng một số sảnphẩm du lịch mang đặc trưng của Phú Yên Xây dựng, phát triển sản phẩm dulịch có chất lượng, đa dạng, đặc trưng, có khả năng cạnh tranh cao, phù hợp nhucầu thị trường, dựa trên nền tảng các giá trị về tự nhiên, di tích lịch sử, danhthắng, truyền thống văn hóa của địa phương

Trang 9

Tập trung phát triển du lịch biển đảo, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, dulịch thể thao, du lịch cộng đồng, lấy du lịch sinh thái, du lịch sinh thái làm mũinhọn; kết hợp hình thành và phát triển một số loại hình du lịch chuyên đề; pháttriển sản phẩm du lịch theo hướng xanh, sạch, bền vững, chất lượng.

Tỉnh cũng sẽ huy động nhiều nguồn lực đầu tư để nâng cao chất lượng sảnphẩm du lịch chủ yếu, hình thành một số sản phẩm du lịch cao cấp, mang tínhđặc trưng của từng khu vực, địa bàn Hình thành các tuyến du lịch nối liền giữamiền biển, đảo với các tỉnh Tây Nguyên; hình thành mạng lưới không gian dulịch duyên hải Nam Trung Bộ-Tây Nguyên; phát triển lữ hành quốc tế, đa dạngcác hình thức du lịch lữ hành nội địa

Du lịch kết hợp

Nước ta hiện là một nước nông nghiệp, trong quá trình xây dựng đất nướcĐảng và nhà nước ta đang phát triển theo hướng công nghiệp, hiện đại hóa.Trong những năm gần đây nền kinh tế- xã hội nước ta đã phát triển một cáchmạnh mẽ Các ngành công nghiệp, dịch vụ và công nghệ phát triển đa dạng Tuynhiên, đối với Việt Nam nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng trong đótrồng trọt và chăn nuôi đóng vai trò quan trọng thiết yếu Đặc biệt những nămgần đây thời tiết khắc nghiệt, dịch bệnh hoành hành, giá cả mặt hàng nôngnghiệp và chăn nuôi bấp bênh Đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn, lươngthực, thực phẩm không cung cấp đủ cho thị trường nội địa dẫn đến ảnh hưởngđến vấn đề an ninh lương thực của đất nước Chính vì vậy, sản xuất nông nghiệpluôn được các cấp lãnh đạo và cơ quan nhà nước quan tâm, đặc biệt là vấn đềđầu tư và tiếp cận các công nghệ, kỹ thuật tiến bộ trong trồng trọt và chăn nuôitừng bước nâng cao năng xuất Đồng thời với nhiều chính sách ưu đãi đầu tư củanhà nước trong các ngành sản xuất nông nghiệp đã tạo điều kiện cho ngành kinh

tế này phát triển và từng bước đi vào hiện đại

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cơ sở sản xuất và kinh doanh được xây dựng tựphát, không đăng ký, nhân giống và sản xuất không theo hệ thống, không đượckiểm tra, kiểm soát Các khâu trong sản xuất còn thiếu tính liên kết, chưa gắnsản xuất với chế biến với thị trường Thường xuyên mất cân đối giữa cung –cầu; giá cả phụ thuộc vào thương lái; hiệu quả trồng trọt chưa cao Trang trại hộgia đình còn nhiều nên việc áp dụng công nghệ cao, tiên tiến còn gặp khó khăn.Chưa có cơ chế, chính sách riêng cho việc xây dựng và phát triển các chuỗi liên

Trang 10

kết trồng trọt - tiêu thụ sản phẩm do đó đã gây ra trở ngại lớn đến các hoạt độngcần kinh phí để triển khai xây dựng chuỗi liên kết Vì vậy việc thành lập một hệthống nông nghiệp tập trung hiện nay hoặc kết hợp nông nghiệp với du lịch làmột nhu cầu thiết yếu, đảm bảo cho việc quản lý, kiểm soát cũng như phát triểnmôi trường trồng trọt chuyên nghiệp, làm gia tăng giá trị cho ngành nôngnghiệp, tăng thu nhập cho người nông dân.

Về du lịch kết hợp: Theo quan điểm của Thủ tướng đưa ra vào ngày21/12/2022 về du lịch đó là: cung cấp những dịch vụ mà khách du lịch cần chứkhông chỉ cái chúng ta sẵn có Đồng thời, xác định phát triển du lịch là tráchnhiệm của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành và toàn xã hội dưới sựlãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy đảng, sự quản lý thống nhất của Nhànước; phát huy mạnh mẽ vai trò động lực của doanh nghiệp và cộng đồng dân

cư Phát triển ngành du lịch những năm mới đây theo tinh thần tạo đột phá, pháttriển cả du lịch quốc tế và nội địa, phát triển du lịch xanh, bền vững Phát triển

du lịch Việt Nam phải đặt trong tổng thể phát triển du lịch của thế giới và khuvực Phát triển du lịch luôn gắn với kinh tế, văn hóa, thể thao, lịch sử, truyềnthống dân tộc, đất nước, con người Việt Nam; với bảo vệ môi trường và thiênnhiên; giải quyết vấn đề lao động, việc làm và an sinh xã hội; bảo đảm quốcphòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội Việc phát triển du lịch phải chú trọng tínhchuyên nghiệp, hiện đại, đa dạng, bản sắc độc đáo riêng có của Việt Nam; phảikiên định mục tiêu nhưng hết sức linh hoạt, thích ứng, luôn đổi mới sáng tạo,gắn kết chặt chẽ với quá trình chuyển đổi số, giải quyết các khó khăn, thách thứcmới Định vị thương hiệu du lịch quốc gia gắn với lịch sử, truyền thống, bản sắcvăn hóa dân tộc

Về đầu tư phát triển du lịch: tăng cường "đầu tư phát triển các khu du lịch,đầu tư phát triển khu du lịch sinh thái, du lịch văn hóa " Như vậy, du lịch cộngđồng khai thác tiềm năng văn hóa địa phương mang tính phát triển bền vững chongành du lịch nước nhà

Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án “Hợp tác xã canh nông Vân Hòa”tại Tỉnh Phú Yênnhằm phát huy được tiềm năng

Trang 11

thế mạnh của mình, đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạtầng kỹ thuật thiết yếu để đảm bảo phục vụ cho ngànhdu lịch của tỉnh Phú Yên.

 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm2020của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của QuốcHộinước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hộinước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 củaQuốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thunhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;

 Nghị định số 31/2021/NĐ-CPngày 26 tháng 03 năm 2021Quy định chitiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổsung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;

 Nghị định số 10/2023/NĐ-CP ngày 03 tháng 04 năm 2023 của Chính phủsửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;

 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021về quản lý chiphí đầu tư xây dựng;

 Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm

2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanhnghiệp;

 Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19 tháng 05 năm 2021 của Bộ Xâydựng ban hành QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạchxây dựng;

 Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xâydựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

 Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng quy định tạiPhụ lục VIII, của thông tư số 12/2021/TT-BXDngày 31 tháng 08 năm 2021 của

Trang 12

Bộ Xây dựngban hành định mức xây dựng;

 Quyết định 510/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 19 tháng 05 năm 2023

về Công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộphận kết cấu công trình năm 2022

IV MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN

IV.1 Mục tiêu chung

Phát triển dự án “Hợp tác xã canh nông Vân Hòa” theohướng chuyên

nghiệp, hiện đại, cung cấp sản phẩm, dịch vụ chất lượng, có năng suất, hiệu quảkinh tế cao nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩmngànhdu lịch và nôngnghiệp,đảm bảo tiêu chuẩn, an toàn vệ sinh thực phẩm, phục vụ du khách trong

và ngoài nước, đáp ứng nhu cầu thị trường góp phần tăng hiệu quả kinh tế địaphương cũng như của cả nước  

 Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái củakhu vực tỉnh Phú Yên

 Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế,đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế củađịa phương, của tỉnh Phú Yên

 Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định chonhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoámôi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án

IV.2 Mục tiêu cụ thể

 Phát triển mô hìnhnông nghiệp kết hợp du lịch, dịch vụ chuyên nghiệp,hiện đại,góp phần cung cấp sản phẩm nông sản, dịch vụ du lịch chất lượng, giátrị, hiệu quả kinh tế cao

 Cung cấp dịch vụ du lịch bao gồm dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, giảitrí,…, kết hợp tham quan, check in phong cảnh, nông trại,… làm đa dạng hơn vềsản phẩm của ngành du lịch tỉnh Phú Yên

 Cung cấp sản phẩmnông sản (rau, củ, quả và cá) cho thị trường khu vựctỉnh Phú Yên và khu vực lân cận

 Dự án thiết kế với quy mô, công suất như sau:

Dịch vụ nhà hàng ăn uống, cà phê 11.680,0 lượt

khách/năm

Trang 13

Cho thuê dụng cụ cắm trại 5.110,0 lượt khách/năm

Bán hàng lưu niệm, đặc sản nông trại 5.840,0 lượt khách/năm

Trồng cây ăn trái, xen canh rau củ và hoa 40,8 tấn/năm

 Mô hình dự án hàng năm cung cấp ra cho thị trường sản phẩm đạt tiêuchuẩn và chất lượng khác biệt ra thị trường

 Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nângcao cuộc sống cho người dân

 Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn và tỉnh PhúYênnói chung

Trang 14

CHƯƠNG II ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN

I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN

Trang 15

Hòa, phía Tây giáp Đắk Lắk và Gia Lai, phía Đông giáp Biển Đông Phú Yên có

vị trí địa lý và giao thông tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội

Phú Yên nằm ở miền Trung Việt Nam, tỉnh lỵ Phú Yên là thành phố TuyHòa, cách thủ đô Hà Nội 1.160 km về phía nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh

560 km về phía bắc và cách Đà Nẵng 438 km về phía nam theo đường Quốc lộ1A

Diện tích tự nhiên: 5.045 km², chiều dài bờ biển: 189 km

Phú Yên có vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên đa dạng, có biển, đồng bằng,trung du và miền núi tạo cho tỉnh nhiều lợi thế, đó cũng là nguồn lực cần thiết đểphát triển kinh tế xã hội và thu hút đầu tư

Hướng Tây giáp với tỉnh Đăk lăk và Gia Lai, trong các tỉnh duyên hảiNam Trung bộ, Phú Yên là nơi có vị trí thuận lợi nhất xây dựng tuyến đường sắtlên Tây Nguyên và kết nối với các quốc gia lận cận, xây dựng tuyến đường ốngchuyển tải xăng dầu từ cảng Vũng Rô đi các tỉnh Tây nguyên

Hướng Nam giáp với tỉnh Khánh Hòa, nằm sát cạnh Đặc khu kinh tế BắcVân Phong và đường hầm Đèo Cả vừa mới hoàn thành, tạo ra thế gắn kết bềnvững giữa Nam Phú Yên với Bắc Khánh Hòa, thuận lợi cho KKT Nam Phú Yênphát triển tăng tốc,

Hướng Bắc giáp tỉnh Bình Định, vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung màtrực tiếp gắn liền với thành phố Quy Nhơn, cảng Quy Nhơn, thuận lợi để cáckhu công nghiệp Đông Bắc Sông Cầu đầu tư phát triển

Hướng Đông là Biển Đông, vùng biển có khả năng khai thác hiệu quảkhoảng 6.900 km2, là ngư trường đánh bắt lớn với nhiều loài hải sản có giá giátrị kinh tế cao: Tôm, mực, cá,… Bờ biển dài 189 km với nhiều đầm, vịnh đẹp tựnhiên và hoang sơ, có nhiều đảo nhỏ nhiều khu vực có rạn san hô; là lợi thế đểphát triển tổng thể kinh tế biển: nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, du lịch sinh thái,kinh tế hàng hải, sản xuất muối sạch tập trung…

Địa hình

Trang 16

Phú Yên có 3 mặt là núi, phía Bắc có dãy Đèo Cù Mông, phía Nam là dãyĐèo Cả, phía Tây là mạn sườn đông của dãy Trường Sơn, và phía Đông là biểnĐông.

Phú Yên được biết đến nơi có đồng bằng Tuy Hòa, được xem là vựa lúacủa miền Trung

Trong 6 tháng đầu năm 2023, các khu vực của nền kinh tế cơ bản ổn định

và có mặt phát triển ở một số lĩnh vực, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh PhúYên (GRDP) dự ước đạt 6,9% trong đó khu vực nông - lâm - thủy sản phát triển

ổn định, sản phẩm chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp tăng khá góp phần tăngtrưởng của khu vực này tăng 3,91%; khu vực công nghiệp tiếp tục có bước tăngtrưởng, tăng trưởng chính là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm52,08% của khu vực công nghiệp) tăng 12,35% góp phần vào tăng trưởng củakhu vực công nghiệp tăng 10,76%; khu vực xây dựng có khởi sắc, các chủ đầu

tư, nhà thầu đẩy nhanh tiến độ dự án chuyển tiếp, hoàn tất các thủ tục để khởicông các dự án, nhất là việc phối hợp tập trung thực hiện công tác bồi thường,giải phóng mặt bằng, tái định cư và khởi công dự án tuyến đường bộ cao tốc Bắc

- Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025, đoạn qua địa phận Phú Yên, đây là dự

án trọng điểm quốc gia có quy mô lớn góp phần vào tăng trưởng của khu vựcxây dựng, tăng 14,63%; khu vực dịch vụ tiếp tục duy trì ổn định với mức tăngtrưởng 5,82% trong đó một số ngành có giá trị tăng thêm cao so với mức tăngchung như dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 18,91% là nhóm ngành tăng cao nhất,vận tải kho bãi tăng 11,75%, hoạt động tài chính ngân hàng và bảo hiểm tăng

Trang 17

9,37%, bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô xe máy tăng 7,97% riêng y tế vàhoạt động trợ giúp xãhội giảm 2,58%, thông tin và truyền thông giảm 4,31%;Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 1,76% Trên địa bàn tỉnh hiện naychưa có nhiều doanh nghiệp chủ lực, quy mô lớn để tạo đột phá về thu ngânsách, đồng thời tỉnh tiếp tục áp dụng chính sách điều chỉnh mức thuế bảo vệ môitrường với xăng, dầu, mỡ nhờn nhằm góp phần bình ổn giá xăng dầu trong nước.

Tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 25,29% (giảm 0,71 điểmphần trăm so với cùng kỳ); khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm 28,55% (tăng1,64 điểm phần trăm so với cùng kỳ); khu vực dịch vụ chiếm 42,36% (giảm 0,64điểm phần trăm so với cùng kỳ); thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm3,8% (giảm 0,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ)

Sản xuất nông - lâm - thủy sản cơ bản ổn định và đảm bảo an sinh xã hội.Tổng giá trị sản xuất nông - lâm - thuỷ sản (giá so sánh 2010) đạt 6.922,3 tỷđồng, tăng 4% so cùng kỳ Diện tích gieo trồng cây hàng năm 6 tháng đầu nămđạt 105.463 nghìn ha, giảm 0,3% so với cùng kỳ ; trong đó diện tích gieo trồnglúa vụ Đông Xuân đạt 26.722 ha (diện tích sử dụng giống lúa đạt tiêu chuẩn là20.693 ha, đạt 77,4% diện tích toàn tỉnh), giảm 0,1% so với cùng kỳ Năng suấtlúa vụ Đông Xuân đạt 73,7 tạ/ha, tăng 8,3 tạ/ha, sản lượng tăng 12,7% so vớicùng kỳ; sản lượng đạt 196,96 ngàn tấn tăng 22,79 ngàn tấn, tăng 13,1% so vớicùng kỳ Hiện nay, toàn tỉnh đang xuống giống gieo sạ lúa vụ Hè thu với diệntích khoảng 24.500 ha

Hoạt động thương mại ổn định và có mặt phát triển Công tác dự trữ vàcung ứng hàng hóa trước, trong và sau các dịp Lễ, Tết được triển khai thực hiệntốt, thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh được duy trì, lưu thông thông suốt;nhiều doanh nghiệp, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bán lẻ đã tổ chứccác chương trình khuyến mãi nhằm kích cầu tiêu dùng, ngoài ra, đã tổ chứcnhiều hoạt động nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm hàng hóa, sử dụng dịch vụ củangười dân Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng thực hiện23.682,8 tỷ đồng, đạt 51,4% kế hoạch, tăng 12,7% so với cùng kỳ Tổng kim

Trang 18

ngạch xuất khẩu đạt 113,6 triệu USD, bằng 47,3% kế hoạch năm, giảm 5,8% sovới cùng kỳ Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 61,9 triệu USD, bằng 37,7% kếhoạch, giảm 20,4% so với cùng kỳ.

Tỉnh đã tổ chức các chương trình nhằm quảng bá hình ảnh, tiềm năng dulịch, giới thiệu nét văn hóa đặc sắc của địa phương nhằm kích cầu du lịch, nhất

là tổ chức Tuần Văn hóa - Du lịch Phú Yên 2023 với chủ đề “Phú Yên - Điểm đến hấp dẫn và thân thiện” khởi động mùa du lịch Phú Yên năm 2023 Đồng

thời, tham gia và tổ chức một số hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch trong vàngoài tỉnh Tổng lượt khách du lịch đến Phú Yên đạt 1.521.000 lượt, gấp 2,7 lần

so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế đạt 9.110 lượt, gấp 3,8 lần so với cùngkỳ; tổng doanh thu từ khách du lịch đạt 2.756 tỷ đồng, gấp 2,8 lần so với cùng

kỳ Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch từng bước hoàn thiện, đáp ứng cơbản nhu cầu của du khách đến Phú Yên

Dân cư

Dân số Phú Yên là 872.964 người (2019) trong đó thành thị 28,7%, nôngthôn 71,3%, lực lượng lao động chiếm 71,5% dân số Tỷ lệ đô thị hóa đạt 38,5%(tính đến năm 2020)

Phú Yên còn là quê hương của nhiều dân tộc cùng chung sống tạo nên sự

đa dạng về phong tục, truyền thống văn hóa, lễ hội, với những sắc thái văn hóariêng: Hát tuồng, hát bài chòi, hò bá trạo, lễ hội cồng chiêng, lễ hội mừng nhàmới, lễ hội Cầu ngư… đặc biệt là hai nhạc cụ độc đáo: đàn đá và kèn đá có niênđại cách nay khoảng 2.500 năm Tất cả những điều này tạo cho tỉnh một tiềmnăng lớn về du lịch sinh thái và văn hóa truyền thống

Nhân lực, lực lượng lao động dồi dào, tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm61% tổng lao động đang làm việc trong nền kinh tế Trên địa bàn có các trườngđại học Phú Yên, đại học Xây dựng Miền Trung, cao đẳng Công nghiệp TuyHòa, cao đẳng Nghề, cao đẳng Y tế, học viện Ngân hàng - Phân viện Phú yên,các trường dạy nghề… Hằng năm đào tạo trên 2.500 lao động kỹ thuật cho tỉnh

và khu vực

Trang 19

II ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG

II.1 Tổng quan du lịch Việt Nam năm 2022

Năm 2022, du lịch Việt Nam phục hồi mạnh mẽ Khách nội địa đạt 101,3triệu lượt, trong khi inbound là 3,66 triệu lượt Doanh thu toàn ngành đạt 495nghìn tỷ đồng (Vượt kế hoạch đặt ra hơn 23%)

Khách quốc tế đến Việt Nam

Nguồn: Tổng cục thống kê

Với những thông số khả quan như trên, mục tiêu 2023 du lịch Việt Namđặt mục tiêu kỳ vọng với:

 Mục tiêu tổng lượt khách: 110 triệu lượt

 Khách du lịch nội địa: 102 triệu lượt, tương đương 2022

Trang 20

 Khách du lịch quốc tế: 08 triệu lượt (tăng hơn gấp đôi)

 Tổng thu từ du lịch: 650.000 tỷ đồng (tăng 31%)

Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) dự đoán năm 2023 sẽ có 1,5 – 1,6 tỷlượt khách đi du lịch Còn theo Economist Intelligence Unit (EIU), dự báo lượngkhách du lịch toàn cầu sẽ tăng trưởng 30%

Theo khảo sát của Skyscanner, trong những người được hỏi có đến 45%cho biết có dự định đi du lịch nhiều hơn

Euromonitor International, công ty số 1 về nghiên cứu thị trường nhậnđịnh du khách sẽ chi tiêu 1,4 nghìn tỷ USD trong năm 2023 Họ còn nhận định

du lịch quốc tế sẽ tăng trưởng đến 40%

Theo booking.com, có đến 74% khách du lịch Việt Nam nói có nhu cầu

và vẫn muốn đi du lịch trong năm nay

Các xu hướng du lịch năm 2023

 Du khách sẵn sàng chi tiêu cho những trải nghiệm du lịch cao cấp

 Nhu cầu đi du lịch chăm sóc sức khỏe toàn diện (wellness) và chữa lànhtiếp tục tăng

 Xu hướng du lịch một mình (solo travel) lên ngôi

 Du lịch theo nhóm nhỏ vẫn được lựa chọn

 Tham gia nhiều hơn các yếu tố trải nghiệm trong chuyến đi

 Ưu tiên chọn những điểm đến đặc sắc mang tính bản địa, gần gũi thiênnhiên

 Các dịch vụ trọn gói tại điểm đến mang đến sự tiện lợi cho du khách

 Xu hướng du lịch cắm trại, tham gia các hoạt động sinh tồn

 Đến những nơi độc đáo, tách biệt để “ngắt kết nối”

 Những người trẻ tuổi có xu hướng đi du lịch kết hợp làm việc từ xa

 Kinh tế khó khăn nên thắt chặt chi tiêu, tối ưu các chi phí

 Xu hướng du lịch MICE, kết hợp các sự kiện hoặc các giải đấu

 Xu hướng chọn các điểm đến từ những cảm hứng phim ảnh

I.3 Xu hướng du lịch nông nghiệp trải nghiệm

Du lịch nông nghiệp kết hợp giáo dục có thể được hiểu là một loại hình dulịch phục vụ du khách dựa trên nền tảng của hoạt động sản xuất nông nghiệp vớimục tiêu giải trí hoặc giáo dục Khách du lịch nông nghiệp sẽ được trải nghiệmcác hoạt động như tham quan trang trại nuôi trồng các sản phẩm nông nghiệp,

Trang 21

thu hoạch trái cây hoặc rau, tìm hiểu về động thực vật hoặc tham gia quá trìnhsản xuất nông nghiệp Du khách sẽ được tương tác và học hỏi nhiều hơn từ thiênnhiên

Việc đa dạng hóa các loại hình kinh doanh sẽ tạo thêm một nguồn thunhập cho nông dân, bên cạnh trọng tâm sản xuất nông nghiệp Đặc biệt, vàonhững thời điểm không phải vụ thu hoạch hoặc mùa màng kém, giảm giá, hoạtđộng du lịch nông nghiệp sẽ là một cách cải thiện thu nhập của các trang trại

Ngoài ra, du lịch nông nghiệp còn mang lại lợi ích về mặt văn hóa xã hộinhư duy trì và quảng bá lối sống nông thôn, nâng cao nhận thức về các phongtục tập quán và bảo tồn các phương thức canh tác truyền thống mang tính đặctrưng của địa phương

Theo một báo cáo của Fortune Business Insights, quy mô thị trường dulịch nông nghiệp toàn cầu trị giá 69,24 tỷ USD vào năm 2019 và dự kiến đạt117,37 tỷ USD vào năm 2027, với tốc độ tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) là7,42% trong giai đoạn dự báo 2020 – 2027

Xu hướng du lịch xanh đang nhận được sự chú ý nhiều hơn từ du kháchcũng như các nhà làm du lịch trong những năm gần đây là một dấu hiệu tốt chotiềm năng phát triển của du lịch nông nghiệp Du khách ngày càng mong muốn

có những trải nghiệm độc đáo, được tham gia vào việc học hỏi, sáng tạo trongcác chuyến đi của mình và đóng góp cho các hoạt động bảo tồn hơn là chỉ nghỉdưỡng đơn thuần Do đó, các hình thức du lịch bền vững, các điểm đến và hoạtđộng thân thiện với môi trường mà du lịch nông nghiệp là một điển hình sẽ cótiềm năng phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai

Ngoài ra, chính phủ các nước cũng đang ngày càng quan tâm nhiều hơnđến du lịch nông nghiệp, đặc biệt là các quốc gia châu Á Chẳng hạn như tạiThái Lan, Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã cùng với Bộ Du lịch và Thể Thao đãphối hợp chặt chẽ trong nhiều hoạt động thúc đẩy du lịch nông nghiệp của nướcnày Hay chiến dịch “It’s more fun in Philippine farms” (2017) nhằm mục tiêuquảng bá du lịch nông nghiệp của Philippines là những hoạt động đáng chú ýcủa loại hình du lịch này trong những năm qua

Trang 22

III QUY MÔ CỦA DỰ ÁN

III.1 Các hạng mục xây dựng của dự án

Diện tích đất của dự án gồm các hạng mục như sau:

Bảng tổng hợp danh mục các công trình xây dựng và thiết bị

T

Diện tích

Tần g cao

Diện tích sàn ĐVT

Trang 23

Diện tích

Tần g cao

Diện tích sàn ĐVT

Trang 24

III.2 Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư(ĐVT: 1000 đồng)

tích

Tầng cao

Diện tích sàn ĐVT

Số lượng Đơn giá

Thành tiền sau VAT

Trang 25

TT Nội dung Diện

tích

Tầng cao

Diện tích sàn ĐVT

Số lượng Đơn giá

Thành tiền sau VAT

1 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả

5 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền

Trang 26

TT Nội dung Diện

tích

Tầng cao

Diện tích sàn ĐVT

Số lượng Đơn giá

Thành tiền sau VAT

11 Chi phí báo cáo đánh giá tác động môi

Ghi chú: Dự toán sơ bộ tổng mức đầu tư được tính toán theo Quyết định 510/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 19 tháng 05 năm

2023 về Công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2022, Thông tư

số 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng và Phụ lục VIII về định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng của thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 08 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành định mức xây dựng.

Trang 27

IV ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

IV.1 Địa điểm xây dựng

Dự án“Hợp tác xã canh nông Vân Hòa” được thực hiệntại Tỉnh Phú Yên.

Vị trí thực hiện dự án

IV.2 Vị trí, nguồn gốc, hiện trạng đất đai cần cải tạo

a Vị trí khu vực xin cải tạo: Thuộc thửa đất số 40, 140 tờ bản đồ địa chính số 30tại thôn Hòa Bình, xã Sơn Định, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên

- Diện tích xin cải tạo: 10.220,0m2, được giới hạn bởi các điểm khép góc cótọa độ hệ VN2000 kinh tuyến trục 108o múi chiếu 3o như sau:

b Nguồn gốc đất đai khu vực cải tạo: Nhà nước công nhận quyền sử dụngđất như giao đất không thu tiền sử dụng đất

c Ranh giới, hiện trạng khu đất:

- Phía Đông giáp đất sản xuất nông nghiệp;

- Phía Tây giáp đường ĐT643;

- Phía Nam giáp đất sản xuất nông nghiệp;

- Phía Bắc giáp đất sản xuất nông nghiệp

Hiện trạng mặt bằng khu đất: Đất đang trồng keo, mặt bằng khu đất có độcao lớn so với mặt đường ĐT643

Tình trạng sử dụng đất: Không xảy ra tình trạng tranh chấp

IV.3 Hình thức đầu tư

Dự ánđượcđầu tư theo hình thức xây dựng mới

V NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO V.1 Nhu cầu sử dụng đất

Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất

Trang 28

V.2 Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án

Các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, vật tư xây dựng đều có bán tại địaphương và trong nước nên các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện làtương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời

Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động sau này, dự kiến sửdụng nguồn lao động của gia đình và tại địa phương Nên cơ bản thuận lợi choquá trình thực hiện

Trang 29

CHƯƠNG III PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNHLỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG

NGHỆ

I PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình

II PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ II.1 Khu nông nghiệp

II.1.1 Trồng xen canh cây ăn trái và rau màu

Trồng cây xen canh là một phương pháp được áp dụng trong mọi phươngpháp sản xuất nông nghiệp bền vững hiện nay Phương pháp xen canh là kỹthuật trồng các cây có những đặc điểm khác nhau lên trên cùng một diện tíchđất Mục đích của phương pháp này sẽ giúp cho các cây trồng có thể hỗ trợ lẫnnhau Hạn chế thấp nhất tình trạng sâu bệnh gây hại cho cây trồng

Không chỉ giúp cho cây trồng kiểm soát được sâu bệnh gây hại, màphương pháp này còn giúp cho cây trồng có thể loại trừ đi cỏ dại, bảo vệ đất vàđồng thời phục hồi hàm lượng các chất hữu cơ có trong đất Đặc biệt, nếu nhưcây trồng không may mắn gặp phải tình trạng sụt giá, rủi ro về chất lượng hoặcbiến động thị trường Thì những sản phẩm xen canh còn lại sẽ hỗ trợ một phầnkinh tế rất nhiều

Một số nguyên tắc cần chú ý khi trồng xen canh

 Để tận dụng được được tối đa các lợi ích của kỹ thuật trồng xen canh, đacanh nhà vườn cần chú ý một số nguyên tắc như:

 Các loại cây trồng xen có yêu cầu chất dinh dưỡng khác nhau

 Các loại cây trồng xen có bộ rễ phân bố ở các lớp đất khác nhau (khônggian rễ khác nhau)

 Các loại cây trồng xen có chiều cao cây khác nhau (tán không giao nhau)

 Các loại cây trồng xen có thời gian sinh trưởng và thu hoạch khác nhau

Trang 30

 Các loại cây trồng xen cùng họ không có đặt tính tương đồng trên cùngmảnh ruộng (cùng độ cao, thời gian sinh trưởng, không gian rễ…).

 Các loại cây trồng xen không đối kháng nhau

 Các loại cây trồng xen nên là các loài kết hợp tốt được với nhau

 Các loại cây trồng xen có các vai trò chức năng khác nhau nên được trồngchung với nhau: cây ăn quả, cây sinh khối, cây lấy gỗ, cây che phủ đất…

Ví dụ: không trồng xen canh đậu đỏ, đậu đen, đậu xanh, đậu nành cùngmột vườn vì các loại cây cùng họ, có cùng độ cao, cùng không gian tầng rễ,cùng thời gian phát triển, nhu cầu dinh dưỡng cũng khá tương đồng

Bằng cách phát triển vườn cây ăn trái xen canh rau màu, vừa phục vụ tạichỗ cho du khách, bày bán cho người đi đường, vừa đưa đi tiêu thụ ở các chợ,

dự án có nguồn thu nhập khá ổn định

Trái đỏ đặc trưng của vùng đất Phú Yên

Trang 32

Một vài loại cây ăn trái khác thích hợp trồng

II.1.2 Nuôi cá thương phẩm

Thả cá giống:

Trước khi thả cá giống cần tắm nước tiệt trùng phòng bệnh cho cá

Thao tác thả cá cần nhẹ nhàng để cá quen dần với nước ao

Không đứng trên bờ vứt cá xuống ao để cá khỏi bị choáng

Cách cho cá ăn

Cho ăn bằng khung tre nổi: để thức ăn xanh: (Cứ 100 m2 ao thì làm 1m2khung tre)

Trang 33

- Thả cỏ rau, bèo vào khung tre nổi cố định để cá ăn tập trung, dễ làm vệsinh và vớt bã cũ thừa.

- Khung tre cho cá ăn cần đặt cách bờ ao 1 - 2 m

- Trước khi cho ăn thức ăn mới phải vớt thức ăn cũ thừa lên bờ rồi chothức ăn mới vào khung

Cho ăn bằng giàn máng: (đối với thức ăn tinh)

Giàn chỉ cách đáy ao khoảng 50 cm cách bờ 1 mét.Cứ 100 m2 ao cần 1m2 giàn

Khi cho cá ăn, thức ăn tinh phải nhào nước cho dẻo, viên thành viên chovào giàn chìm vào trong giàn để tiện theo dõi xem mức thức ăn cho cá ngày hômtrước thừa hay thiếu và làm vệ sinh giàn cho tiện Máng thường xuyên được vệsinh sạch sẽ và để cố định

Nếu ao không thuận tiện cho việc nuôi mè, trôi, trắm, chép thì phải cải tạolại nuôi trê phi lai hoặc nuôi ếch, lươn

Lựa chọn thức ăn cho đàn cá cần phải phù hợp theo độ tuổi, nên sử dụngtoàn bộ thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn viên các tháng đầu và cuối, còn nhữngtháng giữa vụ cho ăn thức ăn tự chế từ nguồn phụ phẩm tại chỗ và rau Cá nhỏcho ăn thức ăn có hàm lượng đạm cao và giảm dần khi cá lớn Cá nhỏ cho ăn vớilượng 5 - 7% trọng lượng thân, cá lớn cho ăn 2 - 3% trọng lượng thân

Thăm ao hàng ngày

Mục đích của thăm hàng ngày:

- Để kiểm tra bờ ao, đăng cống để kịp thời tu bổ khi hỏng, nhất là vàomùa mưa lũ, mức nước ao

Đặc biệt vào những tháng chuyển mùa và chuyển trời: Theo dõi màu nước

ao, để kịp thời điều chỉnh lượng thức ăn

- Cần thường xuyên quan sát tình trạng cá: Cá gầy yếu là cá đói Cần tănglượng thức ăn và phân bón trong ngày

- Cá bơi yếu, tản mạn, dựa sát vào bờ là cá yếu, bị bệnh Cần kiểm tra kỹtìm nguyên nhân gây bệnh Nếu cá mắc bệnh cần thay nước ao và chữa bệnh cho

cá bằng thuốc

Trang 34

- Cá nổi đầu lâu, lờ đờ, tản mạn là cá thiếu ô xy trầm trọng Cần cấp nướccho ao đến khi cá trở lại hoạt động bình thường hoặc chuyển nhanh cá sang ao

có nước mới sạch

Thời gian thăm ao: nên thăm vào buổi sáng

Thu hoạch cá

Nên 6 tháng đánh tỉa thà bù và thu hoạch vào những ngày cuối năm

Mục đích đánh tỉa thả bù là thu hoạch những con đã đủ lớn

Phòng và chữa bệnh cho cá

Tìm hiểu nguyên nhân cá có bệnh.

- Do môi trường: Nhiệt độ , độ pH, hàm lượng ô xy không thích hợp

- Chế độ chăm sóc không đảm bảo: Mật độ, chế độ ăn, đánh bắt khôngphù hợp

- Do các sinh vật trong nước gây bệnh hoặc do bị thiếu vitamin và lây lanbệnh từ cá khác sang

Phòng bệnh cho cá:

Đối với cá, việc chữa bệnh rất khó khăn nên cần phòng bệnh là chính

Ao nuôi cá: Đúng tiêu chuẩn kỹ thuật

Trước khi nuôi cá, cần tẩy dọn ao bằng vôi bột, nước ao cần bảo đảm tínhchất lý, hóa, sinh vật học Nguồn nước ao phải sạch, không ô nhiễm và không cómầm bệnh Ao bảo đảm độ sâu, có hệ thống cấp thoát nước tiện lợi

Tắm cho cá trước khi thả cá giống vào ao nuôi

Tắm bàng dung dịch muối ăn (NaCl) hoặc bằng thuốc tím để phòng bệnhcho cá

Nồng độ muối cần dùng từ 2% - 3% ( 2 - 3 kg muối hòa tan với 100 lítnước)

Tắm trong vòng 5 - 10 phút Nếu dùng thuốc tím nồng độ là 1/50.000 đến1/100.000 (tức là l gram thuốc tím pha với 50 đến 100 lít nước)

Trang 35

Cách tắm: ngâm cả vạt cá cho vào dụng cụ đã pha sẵn dung dịch trongthời gian quy định Loại bỏ cá yếu, sau khi đã tắm cho cá xong rồi mới thả

Nuôi cá theo đúng quy trình kỹ thuật:

- Ao cá được chuẩn bị nuôi tốt Mật độ cá thả vừa phải

- Cho cá ăn đầy đủ theo quy định

- Quản lý chăm sóc cá trong ao thường xuyên

- Trừ độc thức ăn và nơi cá đến ăn

- Quan sát mang cá

- Quan sát nội tạng (mổ cá ra để quan sát)

Trang 36

Cá trắm nặng từ 3-5kg là thu hoạch

Trang 37

Cá mè nặng từ 1-2kg là thu hoạch

II.2 Khu du lịch

II.2.1 Khu lưu trú, nghỉ dưỡng

Kiến trúc xây dựng theo hướng phòng bungalow Các nhà nghỉ này được

bố trí rãi rác với các mạng lưới đường đi lại nội bộ gần gũi với môi trường sinhthái tự nhiên

Trang 38

Với lợi thế là không gian, cảnh quan môi trường trong lành là cơ sở đểphát triển khu nghỉ dưỡng với một không gian sống động, tươi mới nhưng cũngyên tĩnh và đầy trầm lắng Du khách sẽ được tắm mình trong không gian xanhmát của cây cỏ lẫn bầu trời trong lành, không ổn ào, không công việc, khôngkhói bụi, và sẽ hoàn toàn được thư giãn.

Trang 39

Mẫu kiến trúc mới lạ

Khu nhà bungalow - là loại nhà tiêu biểu của người Ấn Độ, tồn tại từ thế

kỷ thứ 17 Dự án còn tiến hành xây dựng các nhà ởđộc đáo và thú vị giúp khách

du lịch có thể có những trải nghiệm mới mẻ và riêng tư

Thiết kế phòng ngủ đẹp, tiện nghi, diện tích căn phòng phù hợp tuỳ theotổng diện tích, bên cạnh đó, việc bài trí nội thất hợp lý, màu sắc ấm áp, sử dụngtranh treo, lọ hoa, rèm cửa cũng góp phần tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu chongười sử dụng Không những thế du khách đến nghỉ dưỡng nơi đây sẽ trực tiếptrải nghiệm được làm ra những sản phẩm của mình và được trả phí cho nhữngsản phẩm ấy

Đi kèm với dịch vụ nghỉ dưỡng, dự án còn cung cấp cho du khách cácdịch vụ đi kèm giúp du khách có thể có 1 không gian nghỉ tiện nghi và đầy đủnhất.Với lợi thế là không gian, cảnh quan môi trường trong lành là cơ sở để pháttriển khu nghỉ dưỡng, kết hợp với các dịch vụ khác lý tưởng cho việc trảinghiệm hoặc những buổi picnic, dã ngoại,

Trang 40

Thân thiện với thiên nhiên

Nếu như những ngôi nhà bình thường sẽ được làm từ bê tông, cốt thép,nhà bungalow lại sử dụng hoàn toàn nguyên liệu tự nhiên để tạo sự thân thiệnvới môi trường Những ngôi nhà bungalow đa phần được tạo nên từ gỗ, ngoài ra

có thể dùng thêm các nguyên vật liệu khác như mây, tre, nứa

Ngày đăng: 03/04/2024, 10:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w