Quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường đại học kỹ thuật y – dược đà nẵng theo học chế tín chỉ

26 1 0
Quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường đại học kỹ thuật y – dược đà nẵng theo học chế tín chỉ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phạm vi về đối tượng khách thể nghiên cứ - Để đánh giá thực trạng trạng hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng, luận văn tập trung khảo sát trên các nhóm

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN NGỌC TOÀN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y – DƯỢC ĐÀ NẴNG

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học TS NGUYỄN THANH HÙNG

Phản biện 1: PGS TS Trần Văn Hiếu Phản biện 2: TS Bùi Việt Phú

Luận văn được bảo vệ trước hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản lý giáo dục họp tại Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng vào ngày 24 tháng 5 năm 2020

Có thể tìm thấy luận văn tại:

- Thư viện Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng

- Khoa Tâm lý giáo dục, Trường ĐH Sư phạm - Đại học Đà Nẵng

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Đào tạo theo học chế tín chỉ lần đầu tiên được tổ chức tại Trường Đại học Harvard, Hoa kỳ vào năm 1872, sau đó lan rộng ra khắp Bắc Mỹ và thế giới Theo đánh giá của Tổ chức ngân hàng thế giới (World Bank), thì đào tạo theo học chế tín chỉ, không chỉ có hiệu quả đối với các nước phát triển mà còn rất hiệu quả đối với các nước đang phát triển Đây là phương thức đào tạo theo triết lý “Tôn trọng người học, xem người học là trung tâm của quá trình đào tạo”

Đào tạo theo học chế tín chỉ tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển năng lực của người học Quá trình học tập là sự tích lũy kiến thức của người học theo từng học phần Đào tạo theo tín chỉ là phương thức đào tạo tiên tiến, vì thế nó đòi hỏi sự đổi mới trong phương pháp dạy và học, từ cách tiếp cận nội dung sang tiếp cận phương pháp Vì vậy, vấn đề tự học vừa là một điều kiện tiên quyết, vừa là một yêu cầu bắt buộc khi tiến hành đào tạo theo học chế tín chỉ

Tư tưởng Hồ Chí Minh bàn về việc “lấy tự học làm gốc” đã được

nhân dân ta luôn coi trọng Điều 5 của Luật Giáo dục 2005 [18] quy

định: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”; “… đảm bảo thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh phát triển phong trào tự học, tự đào tạo…”; “… tạo ra năng lực tự học sáng tạo của mỗi học sinh”

Ở nước ta, trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ từ năm học 1993-1994 và đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 đã được Chính phủ phê duyệt đã khẳng

Trang 4

định: “… xây dựng học chế tín chỉ thích hợp cho giáo dục đại học ở nước ta và vạch ra lộ trình hợp lý để toàn bộ hệ thống giáo dục đại học chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ…” Cho đến nay, các trường đại học trong toàn quốc đã và đang chuyển đổi sang đào tạo theo học chế tín chỉ với lộ trình và bước đi hợp lý

Trường Đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng năm học 2014 - 2015 thực hiện chuyển đổi sang đào tạo theo học chế tín chỉ với nhiều khó khăn và thuận lợi Về mặt thuận lợi: Trường có đầy đủ các văn bản hướng dẫn của các cấp, có được sự quan tâm giúp đỡ kịp thời của đơn vị chủ quản Bên cạnh đó còn có những khó khăn: Đội ngũ GV chuyên môn còn thiếu, cơ sở vật chất còn hạn chế… Đối với đào tạo theo học chế tín chỉ, vấn đề tự học, tự nghiên cứu của SV được coi là nhân tố quan trọng hàng đầu, quyết định việc đẩy mạnh chất lượng đào tạo của Nhà trường Kinh nghiệm từ những năm đầu đào tạo tín chỉ cho thấy cần có sự đổi mới trong công tác quản lý dạy và học nhằm hướng tới nâng cao chất lượng đào tạo Từ những lý do như trên, tác giả lựa chọn

đề tài: Quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng theo học chế tín chỉ

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý HĐTH của SV trường Đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý HĐTH của SV, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Hệ thống hoá cơ sở lý luận về HĐTH và quản lý HĐTH của SV

3.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý HĐTH của SV trường Đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng

3.3 Đề xuất các biện pháp quản lý HĐTH của SV Trường Đại

Trang 5

học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4.1 Khách thể nghiên cứu

- HĐTH của SV trường đại học

4.2 Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý HĐTH của SV

Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng

5 Giả thuyết khoa học

HĐTH của SV Trường Đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng không được tổ chức và quản lý tốt Nâng cao hiệu quả tự học của SV Trường Đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng theo học chế tín chỉ là việc làm cấp thiết Nếu áp dụng một cách đồng bộ, khoa học và hợp lý các biện pháp quản lý HĐTH của SV theo học chế tín chỉ sẽ nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường

6 Phạm vi nghiên cứu

6.1 Phạm vi về địa bàn nghiên cứu

Đề tài tập trung khảo sát giảng viên và sinh viên trong Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng

6.2 Phạm vi về đối tượng khách thể nghiên cứ

- Để đánh giá thực trạng trạng hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng, luận văn tập trung khảo sát trên các nhóm đối tượng khách thể như sau:

+ Giảng viên và cán bộ quản lý các khoa, phòng trong Trường

Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng

+ Sinh viên năm 1 đến năm 4 tất cả các khoa trong Trường Đại

học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng

- Số lượng đối tượng khách thể điều tra:

+ Giảng viên và cán bộ quản lý Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng: 90

+ Sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng: 696

Trang 6

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận 7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 7.2.2 Phương pháp phỏng vấn

7.2.3 Phương pháp quan sát

7.2.4 Phương pháp thống kê toán học

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương sau đây:

Chương I: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tự học của sinh viên ở trường đại học

Chương II: Thực trạng quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng theo học chế tín chỉ

Chương III: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng theo học chế tín chỉ

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC

1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Trong lịch sử phát triển giáo dục, ngay từ thời cổ đại, các nhà giáo dục lỗi lạc và tiêu biểu của nhân loại đã nhận ra tầm quan trọng của tự học Song trong từng giai đoạn lịch sử nhất định, tự học được nghiên cứu đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau

1.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài 1.1.2 Các nghiên cứu trong nước

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài

Trang 7

1.2.1 Khái niệm sinh viên 1.2.2 Khái niệm tự học

1.2.3 Khái niệm hoạt động tự học 1.2.4 Khái niệm học chế tín chỉ 1.2.5 Khái niệm quản lý giáo dục

1.2.6 Khái niệm quản lý hoạt động tự học của sinh viên 1.2.7 Khái niệm quản lý HĐTH của SV theo học chế tín chỉ

1.3 Lý luận về hoạt động tự học của sinh viên theo học chế

Phương pháp nghe giảng và ghi chép; phương pháp thảo luận, phương pháp ôn tập; phương pháp luyện tập; phương pháp thực nghiệm, làm thí nghiệm; phương pháp mô hình hóa; phương pháp tự kiểm tra

1.3.4 Các hình thức hoạt động tự học của sinh viên theo học chế tín chỉ

Đọc sách và tài liệu tham khảo tại thư viện hoặc ở nhà; học theo hình thức nhóm; tự học trên lớp có sự hướng dẫn của GV; học trực tuyến trên mạng internet; tự học với các phần mềm và mô hình; tự học thông qua việc tham dự các hội nghị, hội thảo; làm đề cương ôn tập cho học phần; thực hiện các bài tập thực hành tại phòng thực hành của khoa, bộ môn

1.3.5 Thời gian và địa điểm hoạt động tự học của sinh viên theo học chế tín chỉ

Trang 8

1.3.5.1 Thời gian tự học của sinh viên 1.3.5.2 Địa điểm tự học của sinh viên

1.3.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học của sinh viên theo học chế tín chỉ ở trường đại học

1.3.6.1 Yếu tố khách quan

Phương pháp dạy học, sự hướng dẫn, giúp đỡ của GV khi tự học; môi trường học tập; tài liệu tham khảo và các điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ học tập

1.6.1.2 Yếu tố chủ quan

Tự ý thức của SV về vài trò của HĐTH; động cơ, hứng thú học tập của SV; xây dựng kế hoạch, nội dung tự học; xây dựng phương pháp tự học phù hợp cho bản thân, sự phối hợp hiệu quả giữa các hình thức tự học; tự kiểm tra, đánh giá kết quả tự học

1.4 Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tự học của sinh viên theo học chế tín chỉ

1.4.1 Vai trò của quản lý hoạt động tự học của sinh viên 1.4.2 Quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động tự học của sinh viên

1.4.3 Quản lý nội dung hoạt động tự học của sinh viên

Xây dựng lại hệ thống nội dung đã học trên lớp; tập trung vào các bài tập cá nhân của SV; yêu cầu SV trình bày các chủ đề trước lớp trong các buổi thảo luận; giao các chủ đề để thảo luận nhóm theo nội dung học phần; hướng dẫn cho SV nội dung tự học như sách, tài liệu, CD tham khảo…

1.4.4 Quản lý tổ chức hoạt động tự học của sinh viên

Tổ chức cho SV trao đổi, thảo luận về phương pháp tự học; tổ chức các câu lạc bộ học tập cho SV theo chuyên môn; tổ chức triển khai các dự án học tập; tổ chức các hoạt động trải nghiệm về chuyên môn

Trang 9

1.4.5 Quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động tự học của sinh viên

1.4.6 Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động tự học của sinh viên

1.4.7 Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tự học của sinh viên theo học chế tín chỉ

1.4.7.1 Yếu tố thuận lợi

Nhận thức đúng đắn của đội ngũ CBQL và GV về công tác quản lý HĐTH của SV; phương pháp giảng dạy của GV;n ội dung học tập ngày càng phong phú, đa dạng; các điều kiện phục vụ hoạt động dạy học ngày càng hoàn thiện; phương pháp tự học của SV ngày càng đa dạng

1.4.7.2 Các yếu tố khó khăn

Quản lý xây dựng kế hoạch tự học của SV chưa được thực sự quan tâm; nhận thức của SV về vai trò và động cơ của tự học chưa cao; chỉ mới quan tâm đến cơ sở vật chất trên lớp chưa quan tâm đến việc đảm bảo các phương tiện phục vụ HĐTH; phương pháp kiểm tra, đánh giá HĐTH của SV chưa hiệu quả

Tiểu kết chương 1 CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y - DƯỢC ĐÀ NẴNG

Trang 10

2.1.3 Mục tiêu chiến lược phát triển trong bối cảnh mới của

2.1.7 Các danh hiệu thi đua, khen thưởng của Nhà trường 2.1.8 Phân tích quy mô và chất lượng đào tạo của Trường

2.2 Khái quát quá trình khảo sát thực trạng

2.2.1 Mục đích khảo sát

Đánh giá thực trạng quản lý HĐTH của SV trường Đại học ký thuật Y – Dược Đà Nẵng, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý HĐTH cho SV, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của

Nhà trường

2.2.2 Đối tượng khách thể khảo sát

Giảng viên các khoa, cán bộ quản lý trong Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng : số lượng 90

Sinh viên năm 1 đến năm 4 tất cả các khoa trong Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng: số lượng 696

2.2.3 Nội dung khảo sát

Đối với SV:

Nhận thức về vai trò của HĐTH của SV; Thực trạng về phương pháp HĐTH của SV; Thực trạng về hình thức HĐTH của SV; Thực trạng về địa điểm HĐTH của SV; Thực trạng về thời gian HĐTH của SV; Thực trạng về cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ HĐTH của SV; Các yếu tố ảnh hưởng đến HĐTH của SV

Đối với GV và CBQL:

Thực trạng nhận thức của giảng viên và cán bộ quản lý về vai trò của quản lý HĐTH của SV; Thực trạng về quản lý việc xây dựng kế

Trang 11

hoạch HĐTH của SV; Thực trạng về quản lý nội dung HĐTH của SV; Quản lý việc tổ chức thực hiện HĐTH của SV; Thực trạng về quản lý các phương tiện phục vụ HĐTH của SV; Thực trạng về quản lý tổ chức kiểm tra, đánh giá HĐTH của SV; Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý HĐTH của SV

2.2.4 Phương pháp khảo sát

Phỏng vấn bằng bộ câu hỏi tự điền

2.3 Thực trạng hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà nẵng theo học chế tín chỉ

2.3.1 Thực trạng nhận thức về vai trò hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng theo học chế tín chỉ

Kết quả khảo sát cho thấy dù SV đã nhận thức được vai trò của HĐTH nhưng chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của HĐTH đối với bản thân sau khi rời ghế Nhà trường Điều này đòi hỏi Nhà trường phải có những biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của SV về vai trò và tầm quan trọng của HĐTH, giúp SV có cái nhìn đầy đủ, toàn diện hơn về HĐTH, từ đó SV sẽ cảm thấy hứng thú hơn trong học tập, phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu, nâng cao hiệu quả HĐTH

2.3.2 Thực trạng về phương pháp hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng theo học chế tín chỉ

Có nhiều phương pháp tự học để SV lựa chọn trong quá trình học tập của mình, Tuy nhiên SV vẫn còn lúng túng trong việc lựa chọn phương pháp HĐTH phù hợp Qua đó, đòi hỏi Nhà trường cần chú trọng hơn trong việc nghiên cứu, vận dụng một cách đa dạng các phương pháp học tập cho SV, bên cạnh đó có cần có những biện pháp thay đổi phương pháp giảng dạy tích cực trong GV để giúp hiệu quả HĐTH của SV được nâng cao

2.3.3 Thực trạng về hình thức hoạt động tự học của sinh viên

Trang 12

Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng theo học chế tín chỉ

Qua kết quả nghiên cứu, đòi hỏi Nhà trường cần có những biện pháp phối hợp tổ chức nhiều hơn các hình thức tự học cho SV nhằm giúp SV sử dụng tối đa các hình thức HĐTH, tạo động cơ, hứng thú, nâng cao hiệu quả tự nghiên cứu, tự khám phá trong học tập

2.3.4 Thực trạng về địa điểm hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Y- Dược Đà Nẵng theo học chế tín chỉ

Thực trạng khảo sát cho thấy, hầu hết SV chưa ý thức được việc học mọi lục mọi nơi rất có ý nghĩa trong việc nâng cao tri thức Qua đó, Nhà trường cần chỉ đạo các tăng cường những hoạt động thu hút SV tham gia tự khám phá, nghiên cứu khoa học, đầu tư về không gian tự học dành riêng cho SV và có sự giám sát Có như vậy SV mới có nhiều sự lựa chọn về không gian, địa điểm học tập thích hợp để phục vụ HĐTH, tự nghiên cứu của mình

2.3.5 Thực trạng về thời gian hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng theo học chế tín chỉ

Đa số SV sử dụng thời gian HĐTH từ 02 giờ /ngày Điều này cho thấy SV có ý thức đối với HĐTH Tuy nhiên tỷ lệ SV dành thời gian cho HĐTH từ 3 giờ/ngày là tương đối ít Nguyên nhân là do chương trình học, thói quen học tập của và các yếu tố ảnh hưởng khác

2.3.6 Thực trạng về cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng theo học chế tín chỉ

Phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ cho HĐTH là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập nói chung và HĐTH nói riêng Trong những năm qua, Nhà trường đã trang bị các cơ sở vật chất thiết yếu để đảm bảo cho các hoạt động học tập Cơ sở vật chất của trường đại học thể hiện ở số lượng phòng học, trang thiết bị phòng học và phương tiện phục vụ giảng dạy, phòng thực hành, thí nghiệm, thư

Trang 13

viện và các tiện ích khác hỗ trợ SV trong học tập Kết quả nghiên cứu cho thấy phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ HĐTH của Nhà trường còn hạn chế, bên cạnh đó, đặc thù của SV Y - Dược là học thực hành chiếm phần lớn thời gian nhằm để hoàn thiện các kỹ năng, thao tác trong công tác chăm sóc sức khỏe người bệnh, việc đầu tư các trang thiết bị thực hành, thí nghiệm là yêu cầu cấp thiết trong việc nâng cao hiệu quả công tác đào tạo của Nhà trường nói chung và HĐTH của SV nói riêng Ngoài ra, các trang thiết bị ở giảng đường cũng cần được chú trọng đầu tư nhằm giúp việc giảng dạy và học tập đạt hiệu quả, tạo hứng thú học tập cho SV

2.3.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng theo học chế tín chỉ

HĐTH của SV chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như sự nhận thức về vai trò đối với HĐTH của SV, sự giúp đỡ, hướng dẫn của GV trong quá trình tự học, các phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ HĐTH hay sự định hướng trong kế hoạch và nội dung tự học của SV

Ngoài những yếu tố thuận lợi nêu trên, thì HĐTH của SV cũng chịu ảnh hưởng của những yếu tố khó khăn như SV chưa biết cách xây dựng phương pháp tự học phù hợp cho bản thân, chưa phối hợp hiệu quả giữa các hình thức tự học, phương tiện đồ dùng và tài liệu phục vụ tự học chưa được đảm bảo, chưa xác định rõ động cơ của việc tự học hay chưa biết cách tự kiểm tra, đánh giá kết quả tự học Nhà trường cần có biện pháp khắc phục những yếu tố khó khăn nói trên để nâng cao hiệu quả tự học của SV đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ

2.4 Thực trạng quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng theo học chế tín chỉ

2.4.1 Thực trạng nhận thức của giảng viên và cán bộ quản lý về vai trò của quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng theo học chế tín chỉ

Ngày đăng: 03/04/2024, 09:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan